![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Chuyện Linh Tinh | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 121 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | ||||||||||||||||||||||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||
Động Thiên Cung rực rỡ sắc màu
Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 01/Nov/2009 lúc 10:19pm |
|||||||||||||||||||||||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Nov/2009 lúc 6:04am |
|||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||
'Ngôi nhà điên' ở Đà Lạt
![]() Biệt thự Hằng Nga hay còn gọi là Crazy house (Ngôi nhà điên), một công trình kiến trúc đặc biệt tại thành phố Đà Lạt vừa được People’s Daily bình chọn là một trong 10 ngôi nhà kỳ dị nhất thế giới. Đây là một trong những quần thể kiến trúc đặc biệt và lạ mắt, được xây dựng từ năm 1990 trên khuôn viên rộng gần 1.900 m2 thể hiện nội dung: trong lòng các gốc cây và các phiến đá bị cưa cụt con người vẫn có thể tạo ra những gian phòng ấm cúng, tiện nghi, thậm chí cả những tòa lâu đài huyền bí và hấp dẫn. Công trình này ban đầu có tên là biệt thự Hằng Nga, sau đổi thành Crazy house, Ngôi nhà mạng nhện hay Ngôi nhà kỳ dị vì tên gọi cũ bị một số nơi khác sử dụng theo. Crazy house đã gây tranh cãi trong giới kiến trúc và các cơ quan chính quyền cũng như sự chú ý đặc biệt của du khách trong suốt 18 năm qua. Nó không theo trường phái kiến trúc nào, hoàn toàn tự do như chính chủ nhân của nó. Trông ngôi nhà như những gốc cây, hang động giữa rừng già nhưng bên trong lại có những căn phòng đủ tiện nghi như một khách sạn hạng sang. Ngôi nhà hấp dẫn du khách bởi những ô cửa lồi, lõm, những góc cạnh, đường cong uốn lượn, những hình thù kỳ lạ... Phá cách với lối kiến trúc theo trường phái thể hiện cá tính, ngôi nhà trông tựa như những gốc cây hoặc một phần cơ thể của những con thú hoang dã. Những ô cửa sổ lồi lõm xếp đặt có vẻ thiếu “ngăn nắp” nhưng nhìn kỹ thì như những con mắt của thú rừng. Từ trên cao, du khách có thể ngắm nhìn khu vườn trong biệt thự qua một tấm mạng nhện khổng lồ bằng sắt ở ngay lối vào. Bước tiếp qua những bậc thang xoắn quấn quanh gốc cây, du khách được chiêm ngưỡng và khám phá những căn phòng ấm cúng với hình thù đặc trưng của thiên nhiên như hốc cây, thân tre, quả bầu, cọp, gấu, đại bàng, kangaroo, chim trĩ...
Các căn phòng được thiết kế gọn trong hai thân cây cổ thụ (bằng bê tông), tạo cảm giác như đang lạc vào khu rừng kỳ lạ và bí hiểm. Đêm về, nếu ngủ trong các căn phòng này, nhìn thẳng lên trần nhà có thể thỏa thích ngắm nhìn trăng sao... Một du khách nước ngoài đã ghi vào sổ lưu niệm rằng đây là tòa lâu đài độc đáo, khác thường và hoang tưởng nhất Việt Nam, nếu không nói là của vùng Đông Nam Á. Tiến sĩ - kiến trúc sư Đặng Việt Nga, chủ nhân ngôi nhà thì chia sẻ, thiên nhiên đang bị tàn phá từng ngày, bằng tiếng nói của kiến trúc, chị muốn kéo con người trở về với thiên nhiên, gần gũi và yêu mến nó chứ không phải hủy diệt... Biệt thự Hằng Nga cũng thể hiện sự sáng tạo, phong cách sống và làm việc của chị. Đó là ở mỗi con người đều có lòng khát khao hướng đến độc lập và tự do. Kiến trúc sư Đặng Việt Nga tốt nghiệp ĐH Kiến trúc Matxcơva (1959-1965), từ 1969 đến 1972 tiếp tục học và lấy bằng tiến sĩ tại Nga. Bà sống và làm việc tại Đà Lạt từ năm 1983 đến nay. Bà cho biết rất yêu Đà Lạt. Chính phong cảnh đẹp, không khí trong lành, con người hiền hòa và sự yên tĩnh nơi đây đã ảnh hướng lớn đến quyết định thực hiện ngôi nhà. Bà muốn ở lại đây đến cuối đời và thực hiện ước mơ của mình bằng sự đam mê trong sáng tạo nghệ thuật kiến trúc. Năm nay đã ngoài tuổi 70, nhưng bà Việt Nga vẫn tâm huyết để theo đuổi những ý tưởng “lập dị” của mình. Bà đang tiếp tục hoàn thiện các hạng mục dở dang như: nhà rông Tây Nguyên với nhiều màu sắc sặc sỡ dựa theo mô-típ trang phục của phụ nữ các dân tộc, hệ thống cầu thang dây leo, phòng triển lãm tranh, ảnh, kiến trúc của các nghệ sĩ Lâm Đồng bên trong dãy núi. Bà mong ước mở rộng diện tích quần thể kiến trúc này lên 9.000 m2, biến nơi đây thành khu bảo tồn thiên nhiên thực thụ, xen lẫn những công trình kiến trúc đặc trưng của núi rừng Đà Lạt. Để thực hiện được ý tưởng này, bà cho biết cần một số vốn khoảng 100 tỷ đồng. Yêu thiên nhiên và đam mê sáng tạo nghệ thuật kiến trúc, sống với tâm huyết và ước mơ cho đời bằng chính sự nổ lực không mệt mỏi và tài năng của mình, tiến sĩ – kiến trúc sư Đặng Việt Nga luôn tìm ra một lối đi riêng cho mình, dám nghĩ dám làm , cống hiến và góp phần tô đẹp thêm cho cao nguyên Đà Lạt. Theo Ngôi sao Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Nov/2009 lúc 11:27pm |
|||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||
![]()
Theo: vnexpress.net Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Nov/2009 lúc 11:14pm |
|||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||
Độ sâu luồng vào cảng đạt hơn 22m, có chỗ tới gần 40m, luôn ổn định, không bị phù sa bồi lấp, tiết kiệm đáng kể chi phí cho công tác nạo vét luồng cảng. Với những ưu thế đó, việc xây dựng cảng Vân Phong có thể tiết kiệm hàng tỷ USD. Nhân dịp này, TT&VH xin giới thiệu một số hình ảnh thiên nhiên kỳ thú của vịnh Vân Phong. ![]() Các chuyên gia của Hiệp hội Du lịch Thế giới (OMT), Chương trình Phát triển du lịch Liên Hiệp Quốc (PNUD) và Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam (IRDT) đã thừa nhận rằng: Vân Phong có đủ các điều kiện tối ưu để phát triển du lịch. Trong dự án VIE89/003, OMT ghi rõ: “Bán đảo vịnh Vân Phong, là một trong những thắng cảnh nghỉ ngơi đẹp nhất trong khu vực Châu Á và Viễn Đông, vượt xa Phuket (Thái Lan) và có thể so sánh được với bãi biển tuyệt mỹ ở Sierra Leone (châu Phi). Vịnh Vân Phong là một trong những nguồn dự trữ của ngành du lịch nghỉ ngơi nhiệt đới...”. Cảnh sắc nơi đây rất đẹp và môi trường thiên nhiên còn nguyên sơ, trong lành; hầu như không có dấu chân người. Mắt thường có thể nhìn thấy ở độ sâu hàng chục sải nước dưới biển cả. ![]() Đi thuyền trên vịnh Vân Phong chẳng khác nào đang lạc vào vùng đảo vịnh Hạ Long. Mỗi mũi đá nhô lên mặt biển mang theo một hình tượng thiên tạo mà người dân nơi đây đã đặt cho những cái tên ngộ nghĩnh nhưng rất thực với hình dáng như: Mũi ông Nghê – bà Nghê, có hình tượng con heo với truyền thuyết bà Nghê vì giận chồng bỏ nhà ra đi, mang theo con heo mãi mãi còn nằm trên biển. Mũi Đá Thẻ, cấu tạo bởi những phiến đá phẳng phiu vuông vắn như tấm thẻ bài. Mũi Đá Tàu, trông như mũi một con tàu sừng sững nhô ra biển. Mũi Đá Nạng, trông giống như một con cá nạng khổng lồ đang bơi lội. ![]() Mũi Hòn Tai, trông giống như một đầu người có hai tai. Mũi Hòn Trào, luôn luôn có sóng vỗ vào làm trào bọt biển trắng xoá trên mũi đá. Đặc biệt, bỗng dưng xuất hiện hai đảo đá nhỏ nhô lên trên mặt biển nằm chỉ cách nhau khoảng chừng 100 mét mà cấu tạo màu sắc của đá hoàn toàn trái ngược nhau; một có màu đen tuyền gọi là Hòn Khô Đen và một có màu trắng gọi là Hòn Khô Trắng. Mũi Cột Buồm, trông giống như cột buồm nhô cao. Mũi Eo Gió quanh năm suốt tháng gió luồn vào thổi không bao giờ dứt. Mũi Hòn Chồng, có những tản đá chồng chất lên nhau như non bộ. Mũi Học Trò, trông giống như các cô cậu học trò đang ngồi học. Mũi Hòn Dù, trông giống như chiếc dù che nắng. Mũi Hòn Vung, trông giống như chiếc nắp vung của nồi đất. Ngoài ra, trên các đỉnh núi, các gành đá còn xuất hiện nhiều con vật hình tượng như: Đôi con cóc, con ếch đen bóng… ![]() Có khối đá được chồng chất lên nhau bởi những tảng đá có kích cỡ khác nhau về hình khối nhưng rất đều đặn, tưởng chừng như do chính bàn tay con người xếp đặt, chứ không phải tự nhiên của thiên tạo. Ấn tượng nhất là khối đá khổng lồ cao bằng toà nhà hơn hai tầng chồng chất lên nhau một cách ngoạn mục, cho ta có cảm giác như lo sợ sẽ bị sụp đổ trước sóng biển đập vào tung toé. Điểm đặc biệt của khối đá này là cho ta những hình tượng khác nhau về một con người khi thay đổi góc nhìn. ![]() Hướng Đông Bắc vịnh, trên mặt biển xuất hiện một cụm đá màu xám đen như một hòn non bộ khổng lồ. Những khối đá ấy nhô cao lên trên mặt biển như những cánh buồm khổng lồ của Nhà hát Con Sò (The Opera House) ở thành phố Sydney nước Úc (một kỳ quan thế giới về kiến trúc hiện đại). Dân gian quen gọi là “Mũi Cột Buồm”. ![]() Nhìn từ hướng Nam thì trông như đầu của một quan đại thần đang đội mũ cánh chuồn. Đến gần, trông như gương mặt của mụ phù thuỷ hay ác quỷ. Nhìn thẳng từ hướng chính Đông, trông như một người vượn đang cõng con trên lưng hoặc trông như đầu một con chó khổng lồ. Chếch một tí về hướng Đông Bắc lại trông giống như một vị quan võ tướng đang chắp tay sau lưng, đứng oai nghiêm trước những môn sinh. Nhìn từ hướng Bắc thì trông như khuôn mặt của người mẹ hiền đang quấn khăn trên đầu. Nhìn từ hướng Tây Bắc thì tuyệt đẹp, chẳng khác nào đầu và khuôn mặt dễ thương của nàng công chúa. ![]() (*)Trung tâm Quản lý Di tích - Danh lam thắng cảnh Khánh Hoà
Nguyễn Văn Thích Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Nov/2009 lúc 10:36am |
|||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||
Những lối về ấu thơ
Bóng thời gian thoi đưa...
Còn một chút hương xưa Níu đời nhau gói lại Thương biết mấy cho vừa? ![]() Tôi ở Sài Gòn hơn mười năm, vậy mà thật lạ, trong những giấc mơ của tôi chưa bao giờ xuất hiện những con đường thành phố, mà luôn luôn, là những con đường đất quê nhà. Trong giấc mơ của tôi, những con đường không bao giờ thay đổi. Từ những đám cây bụi hàng rào cho đến những vạt cỏ dại ven đường.
![]() Nơi tôi lớn lên vốn là một giáo khu, vị linh mục già đầu tiên đã chia đất theo mô hình văn minh nhất cho đến nay, những lô đất vuông vức, và những con đường thẳng tắp cắt nhau theo hình bàn cờ. Tuổi thơ tôi lặn lội trên những con đường ấy, đến trường, đến nhà thờ, đến nhà bạn, nhà dì, nhà bà ngoại… Những con đường rợp bóng cây xanh, mượt mà cỏ dại, gió thổi êm êm giữa những xóm thôn tĩnh lặng yên bình. Cát miền duyên hải trắng mịn dưới chân. ![]() Mỗi lần về quê, tôi vẫn thường một mình đi bâng quơ khắp các ngả, từ nhà bước ra rồi rẽ dọc, rẽ ngang, rẽ vô tình tuỳ hứng. Vậy mà rẽ đến đâu cũng chạm vào ký ức.
Con đường này thân thuộc lắm những đêm tôi đi xem ti vi ké ở xóm trên. Những ngày chưa có điện, cả xóm có độc một chiếc tivi đen trắng, xem bằng bình ắc quy. Tội cho chủ nhà, cứ bảy giờ tối dù chưa kịp ăn cơm xong cũng phải mở cổng đón khách, người lớn trẻ con ngồi từ trong phòng khách tràn ra đến ngoài hàng rào, mê mẩn với phim hoạt hình Hãy đợi đấy, đến Maika, Con bạch tuộc, Tình sử Angelic…Tôi xem phim xong có khi mười một giờ đêm. Mọi người túa ra thật đông rồi rẽ dần các ngả, tan dần những tiếng lao xao, tôi đơn độc một mình trên đường về, sợ ma ghê lắm nên không dám đi chậm. Co cẳng chạy mà có cảm giác tim mình không nằm trong lồng ngực, chân mình không chạm đất, nhảy qua cục đá này, tránh bụi cây chỗ này, tránh hố sụt bên kia…hoàn toàn theo quán tính. Tôi thuộc lòng từng hòn đá, từng vết đất nứt toác, từng hố sâu trên con đường đất đã bị mưa xói thành lồi lõm. Đêm không trăng, không sao, trời đen kịt, bóng tối lấp đầy sau lưng trước mắt, những cành xoài hai bên đường rủ xuống đầu, gió thối sau lưng như ai đuổi. Con đường ban ngày quen thuộc vậy, ban đêm vẫn sợ…Những đêm có trăng có khi càng sợ, bởi bóng lá rung rinh tứ phía. Có những đêm mưa, đường trơn ướt, đất hoá nhão. Một chiếc dép bị đất sét níu lại dứt không ra, tôi không dám dừng lại để gỡ, vẫn phóng như bay về nhà…Sáng mai đi tìm thì nước đã cuốn dép trôi nơi nào. Con đường này, suốt tuổi thơ tôi đã giữ lại đến bốn năm chiếc dép như vậy. Ấy thế mà đêm nào tôi cũng đi xem tivi. Từ đây rẽ phải là con đường tôi theo đám bạn hàng xóm đi đập chuồn chuồn. Mùa mưa, chuồn chuồn bay ngay vai tôi thành từng đàn rập rờn đông đặc. Chúng tôi hái cỏ bó thành bó như chổi, vừa chạy vừa đập tới tấp vào không trung, chuồn chuồn thi nhau rớt xuống đất, bọn con trai đem về cho gà ăn. Cũng con đường ấy, những ngày mưa, lũ trẻ chúng tôi chạy ùa ra tắm, thỉnh thoảng lại ghé vào nhà ai đó có máng nước, tranh nhau chỗ đứng cho nước xối. Rồi rủ nhau đi bắt ễnh ương. Con đường đất đọng nước thành nhiều vũng nhỏ. Ễnh ương và ếch nhái không biết từ đâu trôi về trong đó. Sau mỗi cơn mưa đầu mùa lại nghe chúng kêu gào ỏm tỏi… ![]() Nếu rẽ trái ngay ngã tư này, sẽ là con đường dẫn xuống ruộng lúa, tôi hay đi dọc theo đó hái lá về cho thỏ ăn. Rồi có khi quên mất nhiệm vụ mà lang thang theo chúng bạn hái lá để chơi đá gà, hái những hạt nổ hoa tím bỏ vào miệng nhấm nghe nổ tách, tìm bắt những con cào cào châu chấu giấu mình trong cỏ. Ham chơi đi lạc, có lần tôi lạc vào một đám ruộng trồng hoa cúc, cúc tím, cúc đỏ…đẹp ngỡ ngàng như chốn thiên đường…Tôi ngồi đó ngắm suốt cả chiều, để cả nhà đổ tìm khắp chốn.
![]() Những con đường dọc ngang vuông vức, xanh mát và vắng người. Tôi có thể nhặt nhạnh thời thơ ấu của mình ở bất kỳ ngã tư nào. Đây là con đường đầy những cây dầu mà người lớn cảnh cáo là có trái độc, phải tránh xa. Những đêm trung thu, đôi khi không có đèn ông sao, lũ trẻ nghèo hái trái dầu khô xỏ thành dây rồi đốt. Còn con đường này có bãi cát trắng tinh. Những đêm trăng sáng cả xóm tụ tập về đó. Người lớn tụm năm tụm ba trò chuyện mùa màng. Trẻ con chơi rồng rắn lên mây, giật cờ…ngay giữa ngã tư, cười la khản giọng, đêm về ngủ tha hồ nói mớ. Thắng trước mặt là con đường có nhiều cây chùm rụm. Mùa thi, tôi bận học bài nên không đưa bò ra ruộng ăn cỏ, chỉ tranh thủ chiều dắt bò dọc hàng rào cho nó gặm ít lá xanh. Ông hàng xóm tếu tạo chọc “mi cứ cho Bò mi ăn chay rứa răng hắn có sức cày?”… ![]() Những con đường xóm đều có bề ngang bằng nhau, trừ con đường chính dẫn từ Quốc lộ vào nhà thờ, ngang qua trường tiểu học của tôi có bề ngang tới hai mươi lăm mét. Vì vậy tên của nó là…đường Hăm lăm. Nó đủ rộng cho xe cộ, phơi phóng khoai lúa và cả chơi đùa. Trên con đường đó tôi theo bà đi lễ những sáng mờ sương, đeo cặp sau lưng đến trường mỗi ngày. Buổi chiều, sau khi giúp mẹ nấu cơm xong, tôi thường chạy xuống đường Hăm lăm để chơi với chúng bạn trong khi đợi ba đi rẫy về trên chiếc cộ bò quen thuộc. Tôi có thể nhận ra con bò nhà mình và chiếc nón của Ba tôi từ rất xa. Ba ngồi trước, tay vung vẩy cây roi. Con bò vàng dù vậy vẫn lững thững đi không vội vã. Những cây mía non lòa xoà ra phía sau.
![]() Khi ba đến gần, tôi sẽ chào đám bạn và sung sướng nhảy lên cộ bò, ngồi lọt thỏm giữa rơm rạ, cày cuốc, thúng mủng, và bi đông nước. Cùng ba về nhà. Lòng rộn rã niềm vui hầu như không lý do, tôi nghe bụng đói, và mơ màng nghĩ về chén cơm nóng hổi với món trứng chiên mẹ đã dọn ở nhà. ![]() Tôi nhớ những chiều ấy biết chừng nào. Ráng vàng ráng đỏ hắt lên từ phía núi. Và gió lồng lộng thổi từ phía biển. Bầu trời trên đầu ngả màu lam đậm, sâu thẳm. Mùi củi cháy trong bếp nhà ai lách tách. Và đâu đó giữa những vòm cây vươn lên một sợi khói xám mỏng manh.
![]() Một lần, ba tôi bảo rằng cứ theo đường này đi về phía Tây mãi sẽ gặp núi. Đi về phía Đông mãi là gặp biển. Tôi gật gù nói lớn lên con sẽ đi hết đường này, từ biến đến núi. Ấy vậy mà tôi chưa đi trọn con đường quê mình – để đến núi và đến biển – thì đã vội rẽ theo đường quốc lộ để đi xa… ![]() Có phải vì vậy mà những con đường ấy cứ theo tôi mãi…
Trong những giấc mơ, tôi vẫn thường thấy mình lon ton như trẻ nhỏ, tha thẩn đâu đó bên những rào chùm rụm quê nhà. Đặng Nguyễn Đông Vy Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Nov/2009 lúc 10:47pm |
|||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 16/Jan/2008 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1332 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||
Chùm rụm: Một loại cây mọc dại ở rừng, trái nhỏ mọc thành chùm, khi chín có màu đỏ, vị ngọt. Là cây trà Phúc Kiến - trồng làm hàng rào, cành mềm, lá bóng, tạo dáng chim thú kiểng (mấy con nai trong công viên), hoa bi nhỏ trắng (thơm nhẹ), thân gỗ xốp, nhẹ và sạch (khiêng tới khiêng lui dễ dàng). Rễ rất sạch lại không bám đất; đưa đi xa rửa rễ rất dễ dàng.
Bọn trẻ nít bây giờ mê game, mê truyện tranh, mê Internet...hơn mê những trò chơi dân gian nhiều thích thú. Cũng một phần do đất mỗi ngày mỗi eo hẹp, đâu còn cái sân đình rộng mát, đâu còn những cánh đồng thơm mùi rơm rạ sau mỗi mùa gặt lúa, đâu còn những mảnh sân nhà thơm mùi khói bếp...để tụi nhỏ vui đùa. Mỗi thời mỗi khác, ngày xưa cái gì cũng thiếu thốn, trong cảnh khốn cùng bọn chúng tôi vẽ ra lắm trò để chơi ở mảnh sân đầu làng quanh gốc đa già rũ bóng...
Xóm nghèo ngày ấy...
Thương quá tuổi thơ tôi!
Đó là bài đồng dao ngộ nghĩnh chẳng biết do ai sáng tác, bọn tôi cứ thay phiên nhau mà đọc đến nằm lòng. Thuở ấy, xóm nghèo, không có tivi, điện thì bữa có bữa không chỉ có đèn dầu và nến là trụ vững. Cái đèn hột vịt nho nhỏ với cái bóng đèn bé xíu, mỗi buổi chiều Má sai sang nhà dì Sáu Lựu mua nửa lít dầu "hỏa" (nói theo giọng Bắc 75 của dì) về thắp cả đêm. Mỗi tối, bọn trẻ tụi tôi cứ tụm năm tụm ba ở một góc trụ cờ trước trường bà Bì nghêu ngao hát những bài đồng dao không bao giờ kết thúc. Vừa hát, vừa biểu diễn theo lời. Chị Thùy làm chị, con bé My làm Em. Cái gì chị cũng giành phần thắng, cô em thì toàn bẽn lẽn đi sau trừ phi câu...gần cuối. Chẳng biết ai ác nghiệt bày ra câu hát đó, mỗi lần tới câu đó, chị Thùy cứ lắc đầu nguầy nguậy mặc cho bọn chúng tôi hò hét khản cả cổ chỉ chẳng biết phải...diễn tả làm sao.
Một lũ con nít ngồi thành vòng tròn, thẳng 2 cái cẳng ra. Cử 1 đứa làm quản trò vừa vỗ từng cái chân vừa đọc:
Chữ "này" vừa dứt, cái chân đứa nào vô phước bị dính phải thì tự động bị què 1 chân phải co lại. Cứ thế mà xoay vòng tròn. Đứa nào bị...què cả 2 chân thì bắt ra ngoài kia mà nhảy lò cò như con choi choi cho bọn tôi cười hả hê sung sướng.
Buồn đời thì đi chơi...núp! Nửa đêm nửa hôm, nhiều lúc có trăng thì không sao, những lúc trời tối đen như đêm ba mươi, cả một đám con nít lẫn người lớn chia làm hai phe. Một phe trốn và một phe tìm. Phe trốn thì cứ chui vô trong bụi, băng rào chui vào những lồng giá của nhà Dì Bảy Trầu (Dì Bảy nổi tiếng với cái miệng lúc nào cũng đỏ lòm vì...bã trầu. Dì ăn cả ngày cả đêm không ngán. Thời bao cấp xà phòng giặt gội quí hiếm, phải giặt toàn bằng nước tro lóng cặn hay gội bằng cái hộp xà bông hiệu con vịt nên đầu đứa nào đứa nấy trứng với chí không. Chí thì có chí mén với chí đực. Dì Bảy Trầu ham bắt chí, cứ cho tiền tụi tôi ngồi để giữa trưa dì ngồi trước hiên nhà ngay bụi tre mà bắt. Bắt được con nào dì bỏ vào miệng cắn 1 cái...cụp rồi ngậm một đống nửa tiếng sau nhổ ra cái...bẹt nhìn mà rợn cả người. Chẳng hiểu ngon lành gì mà lại...ham.), hoặc trốn vào cái vườn rộng mênh mông của ông Hai Côn, hay ẩn mình cái vườn xoài sau lưng nhà chị Hà nổi tiếng có Ma vì nghe đâu mấy chục năm trước có người bị trói vào cột xoài bị đánh cho tới chết. Thế mà chẳng ai...sợ!
Có lần nửa đêm tôi theo chị Hoàng, chị Hằng chơi núp. Chui vào nhà ông Hai Côn quậy quọ om sòm. Ông Hai thức dậy la làng la xóm, cả bọn băng rào mà chạy. Tôi bị một sợi dây kẽm gai móc vào chân mày phía sau đuôi mắt, máu chảy ướt cả một cái áo nâu. Chị Hằng chị Hoàng hoảng loạn ẵm tôi về nhà lấy rượu xứt vào cầm máu. Sáng ra tôi vừa đi vừa lấy tay che che cái chân mày, Ba nhìn thấy rách hỏi tại sao tôi bảo...té! Hú hồn chứ không là hai bà chị yêu dấu ăn đòn nát đít. Cho tới tận bây giờ, phía đuôi chân mày mắt trái, vẫn còn cái thẹo dài- chứng tích của một thời kiêu hùng nhất của riêng tôi.
Tôi thương cho cái tuổi thơ ngày xa xăm ấy-một phần đời đã gắn chặt vào tôi và những đứa bạn thiếu thời...Mười năm...Hai mươi năm...thời gian trôi đi vùn vụt, giữa những quay cuồng cơm áo gạo tiền, đôi lúc, có lần, tôi ngoái đầu nhìn lại, những kỉ niệm ngày xưa ùa về rưng ức, để rồi nghe kí ức của mình rung động, nghe bồi hồi cảm xúc dâng tràn lên khóe mắt, lên sống mũi cay nồng...
Nguyễn Hữu Tài
Sinh tại thôn 6, Thị trấn Ninh Hòa. Cựu học sinh trường Đức Trí, Ninh Hòa 1 (Trường Tàu), và PTTH Nguyễn Trãi. Tốt nghiệp tại Đại học: University of Maryland, Baltimore County (UMBC),ngành Công Nghệ, Thông Tin và Địa Lý. Hiện cư ngụ tại Hoa K.
|
|||||||||||||||||||||||||||
hoangngochung@ymail.com
|
|||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||
Con sông quê hương
Dòng sông Long chảy qua Nghi Xuân (Hà Tĩnh), quê hương cụ Nguyễn Du giống như con rồng nhỏ uốn mình. Phong cảnh và cuộc sống đôi bờ Long Giang đẹp như một bức tranh. Làn nước trong xanh mát rượi lững thững ôm lấy những quả đồi chảy về vùng quê thanh bình này. Ven bờ sông, phù sa bồi đắp nên cánh đồng màu mỡ và những bãi cỏ xanh mướt. Người dân đôi bờ sông Long bao đời gắn bó với con sông, với bao kỉ niệm vui buồn. Họ nương tựa vào dòng sông, gắn bó với những mùa lật đất gieo hạt và quăng chài bắt cá.
Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 10/Nov/2009 lúc 10:20am |
|||||||||||||||||||||||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23742 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||
Màu xanh Cù Lao Chàm
![]()
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Nov/2009 lúc 10:28pm |
|||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|||||||||||||||||||||||||||
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||
<< phần trước Trang of 121 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |