“Muốn
quay về nhưng cách trở núi non/Đường xa lắm em ơi xa ngàn dặm” - đó là
hai câu trong một bài thơ nhớ nhà, nhớ quê quay quắt của một người Việt
sống bất hợp pháp trong rừng Calais (Pháp) mà nhà báo Việt kiều Võ
Trung Dung đã gặp.
Tôi
lái ô tô rời thủ đô Paris lúc hừng đông và mất 3 giờ 30 phút vượt đoạn
đường 230km để tìm gặp những người Việt di cư lậu đang tìm đường sang
Anh. Những ngày cuối tháng 11, nhờ khí hậu vùng biển nên mùa thu ở vùng
Calais vẫn còn ấm áp. Đến làng Téteghem, không xa thành phố cảng
Dunkerque, thủ phủ của vùng Calais, tôi tìm thông tin bước đầu từ bà
chủ tiệm bánh mì ở góc phố.
“Bà
có biết những người Việt di cư lậu đang sống ở đâu không?”. Bà chủ tiệm
nhanh nhảu: “Có chứ. Hồi sáng tôi còn trông thấy họ cách đây 3km. Thấy
họ đang bị lạnh. Tôi có cho họ vài ổ bánh mì. Tôi cũng biết có những
người Việt ở Angres, hơi xa hơn. Tôi nghĩ ở đó còn đông hơn. Trông họ
tội quá! Sống trong rừng mùa này chắc là cực lắm...”. Thế là tôi lên xe
trực chỉ Téteghem, rồi sau đó đi Angres.

Nhà báo Võ Trung Dung làm việc chính tại Paris (Pháp), từ 20 năm qua anh đã làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Anh
là nhà báo chuyên về phóng sự ảnh và phim phóng sự. Võ Trung Dung đã có
nhiều tác phẩm xuất bản ở Pháp, Ý, Đức, Mỹ, Nhật, Hong Kong và VN. Ba năm gần đây, anh chú tâm vào các đề tài liên quan
đến những ảnh hưởng của môi trường với cuộc sống con người trên thế giới, và những làn sóng di dân vì ảnh hưởng từ khí hậu. |
Trên
đường đi, bên trái là cánh đồng củ cải, bên phải là con đường ngập bùn
len lỏi giữa những hàng cây lúp xúp. Nhắm theo hướng những túi nilông,
vỏ chai nước vứt lăn lóc bên đường, tôi lái xe xuống con đường mòn, đi
vào nơi cách đường nhựa khoảng 300m.
Thấp
thoáng phía xa hai bóng người đang ôm mấy bó cây khô làm củi. Trông
thấy tôi họ bỏ chạy thật nhanh. Tôi tiếp tục đi ngang qua một cái lều.
Bên trong không một bóng người. Hẳn họ cũng không ở xa nơi đây vì còn
thấy mấy chiếc bàn chải đánh răng trên một bàn gỗ thấp. 16 chiếc cả
thảy. Cũng dễ dàng nhìn ra những cái mền gấp trong góc căn lều tạm bợ.
“Có
người đến, có người đến!”. Tôi nghe loáng thoáng tiếng người nói bằng
tiếng Việt. Tôi cứ theo hướng có tiếng người mà đi. Trước mắt tôi giờ
đây là khu vực có nhiều căn lều tạm bợ. Không một bóng người. Nhưng hai
nồi cháo gà nghi ngút khói trên hai cái bếp tạm nấu bằng củi.
“Anh chị ơi, tôi là người Việt mình nè!”, tôi hét lên.

|
Ngày mai sẽ ra sao? Đó là tâm trạng của hai người đàn ông trong ảnh cũng như nhiều đồng hương khác sống trong rừng Calais (Ảnh: Võ Trung Dung) |
Tiếng
bước chân giẫm trên lá khô sột soạt vọng lại. Những bóng người rón rén
xuất hiện. Cả nam lẫn nữ. Họ vội lấy tay che mặt khi trông thấy chiếc
máy ảnh lủng lẳng trước ngực tôi. Tôi vội trấn an ngay: “Anh chị đừng
sợ. Tôi chỉ muốn đến hỏi chuyện. Tôi chỉ chụp ảnh khi nào anh chị đồng
ý...”.
Cuộc
chuyện trò của chúng tôi thường bị ngắt quãng bởi những đợt ho. Thời
tiết lạnh của miền bắc nước Pháp, khí trời ẩm ướt cùng điều kiện sống
thiếu vệ sinh đã mài mòn sức khỏe họ nhanh chóng. Thật khó tưởng tượng
cảnh người ta phải sống trong những điều kiện tồi tệ thế này ở nước
Pháp. Tôi từng thấy những cảnh sống như vậy ở nhiều nơi khác trên thế
giới, nhưng là ở những quốc gia đang bị chiến tranh như Sudan, Iraq
hoặc Palestine...

|
Một phụ nữ đang nấu cơm cho cả nhóm trên cái bếp tạm bợ trong khu rừng hoang Calais (Pháp) |

|
Bên ngoài một căn lều vừa tạm bợ vừa dơ bẩn. Có khoảng 7-12 người Việt ở Téteghem và 27-40 người ở Angres |

|
Họ phải đi lấy nước từ những họng nước công cộng dùng rửa đường, chữa cháy |

|
Một nhóm người Việt trên xe buýt trở về khu rừng hoang Calais sau khi đi siêu thị. Họ phải tính toán, dè sẻn từng xu |

|
Hai
thanh niên phá tung một tấm pallet gỗ tạp để làm củi đốt. Đêm đến họ
không có điện, không có đèn, chỉ có cách đốt gỗ tạp lấy ánh sáng và
sưởi ấm |

|
Hai
người trong nhóm ôm bánh mì xin được trong làng băng qua cánh đồng về
khu lều. Dân cư trong làng khá tốt bụng, mọi người thường đi ngang đưa
đồ ăn cho người Việt |

|
Cộng
đồng người Việt ở thành phố Dunkerque biết những người Việt này ít ăn
món Tây nên đem gạo và nước mắm đến cho. Ba người Việt nấu cơm trưa cho
mọi người tại rừng hoang Téteghem |

|
Đàn ông thường giết thời gian bằng những bàn cờ tướng |

|
Ăn mì qua bữa, tối đến họ sẽ đi bộ 3,4km đến khu đậu xe tải rồi tìm đường sang Anh |
Buổi
chiều, một người đàn ông đến nói với tôi tối đó anh “nhảy” xe tải để
sang Anh. Anh nhờ tôi chụp lại bài thơ anh viết và gửi qua mail để anh
gửi về gia đình, anh dặn nếu anh không quay lại thì nhờ tôi email cho
gia đình anh. Sau đó tôi quay lại và không gặp anh nữa nên đã gửi mail
nhưng mail bị trả lại. 
Tết đến rồi em ơi anh nhớ lắm Mắt anh vọng về thèm khát của quê
hương Anh muốn làm Tôn Ngộ hóa núi sơn Biến một phép về nơi xứ mẹ Nhưng ảo tưởng bao giờ làm được thế Nên anh đành chấp nhận phải xa quê Xa quê hương xa cả bạn bè Ngày gặp lại bao giờ chẳng biết Quê hương ta chắc dạo này đổi mới Những cành đào đâm lá đã ra hoa Và toàn đất nước Việt Nam ta Cảnh nhộn nhịp nhà nhà vui đón tết Còn riêng em dạo này tha thiết Cảnh vắng chồng buồn bã sớm hôm Có chi vui cho khuây khỏa nỗi buồn Ai an ủi em cũng thắp đèn thổi
lửa Bóng hình em bấm từng giờ, từng lửa Anh ra đi gánh nợ em mang Lúc chia tay anh quá vội vàng Không cùng em tâm sự lời sau trước Và nơi đây anh sống xa đất nước Nỡ lòng nào không thương vợ nhớ con Muốn quay về nhưng cách trở núi non Đường xa lắm em ơi xa ngàn dặm Có nhiều đêm em mơ màng thức trắng Ngủ đi em cho giấc ngủ ngon lành Ngủ đi em đừng thao thức năm canh Chiếc giường nhỏ một nửa còn trống trải Chỗ em nằm chỗ trống lại bỏ không Nằm ôm con em lại nghĩ
tới chồng Rồi em khóc nước mắt tràn gò má Nhưng em ơi nhà mình còn nghèo quá Nên anh đành chấp nhận kiếp làm thuê Biết ra đi là cực khổ trăm bề Bao khó nhọc em nào đâu có biết Có nhiều đêm em làm về mệt quá Anh ước sao trúng giải sang số thì em ơi sóng đã vỡ bờ Chúng bắt anh vào tù mà nghỉ Nghĩ về em mà anh ngồi cười mỉm Tiếng nước ngoài khó giải cùng em Đời cho anh cái phận cu ly. Trời cho em cái phận nô tì Cô chủ nhỏ trong phim em đã biết Hẹn gặp
lại ngày đó em yêu!
http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=350267&ChannelID=89
|
Theo Võ trung Dung
