![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Lịch Sử - Nhân Văn | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
Trang of 2 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | ||||||||
Hoang Ngoc Hung
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 14/Jun/2007 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 234 |
![]() ![]() ![]() Gởi ngày: 06/Jul/2007 lúc 5:48am |
||||||||
.
THÁI HOÀNG THÁI HẬU TỪ DŨ
Bà là người con gái đất Gò Công, lúc ban đầu vào Huế làm cung nữ hầu vua Thiệu Trị. Nhà vua ngự giá Bắc tuần, nàng theo giúp việc hàn mặc, nổi tiếng thông minh và linh hoạt. Sau đó nàng được phong cấp lên Hoàng hậu, rồi Hoàng thái hậu, sau cùng là Thái Hoàng Thái hậu. Nghe nói bà Từ Dũ còn là người đưa giống cá thát lát từ quê nhà ở Nam bộ ra gây giống ở thành phố Huế; cá sinh sôi đến ngày nay đầy hồ đầy sông.
Ở Huế bà nổi tiếng là một bà thái hậu rất thương dân. Hằng năm đến lễ mừng thăng cấp, mừng thọ của bà, bà đều tìm cách thoái thác hoặc trì hoãn, thực chất là sợ khổ dân. Triều đình Huế mỗi khi phải lo liệu việc cho bà đều lấy làm e ngại, vì rất khó thuyết phục bà. Tục truyền rằng một lần bà xem diễn tuồng hát bội tại Duyệt Thị Đường. Sau vở diễn, bà cho gọi đội trưởng đội Võ Can, mặt hầm hầm sắc giận:
-Ông tướng trong ấy có đủ tài đủ phép, muốn làm gì thì làm, cớ chi còn bắt Phàn Lê Huê phải "tru huynh diệt phụ". Đó là đại tội bất hiếu bất đễ, ông không biết sao? Viên đội trưởng sợ quá, thanh minh: -Dạ bẩm, đó là bản tuồng do người Tàu viết ra. Họ viết sao, con cứ thế đem diễn lại. -Người Tàu khác, người mình khác. Những chuyện đại nghịch như vậy, lần sau cấm diễn trên sân khấu. Thái hậu bèn truyền lấy bản chính của vở tuồng chuyển cho vua Tự Đức đọc để chữa lại những chỗ trái đạo. Vua Tự Đức lo xa, bèn cho thu hồi hết mọi bản tuồng lưu hành trong dân gian về sửa chữa cẩn thận trước khi phân phối lại bản thảo cho các đoàn tuồng không biết, vẫn cứ tiếp tục diễn những kịch bản chưa được vua phê duyệt. Vì thế trong giới hát tuồng mới nảy sinh vấn đề phân biệt "Bản Kinh" và "Bản Tuồng" như ta đã biết. Dù sao, tên tuổi của Thái hậu Từ Dũ vẫn nổi lên như một gương sáng "bảo vệ văn hoá dân tộc", dẫu phải chống lại thứ văn hoá của một lân quốc mà từ trước đến nay các vua chúa ta đều chịu ảnh hưởng. Hồi ấy người Pháp cho bắc lại cây cầu Trường Tiền bằng sắt và bắt dân phải nộp thêm thuế, nói là lấy kinh phí làm cầu. Bà Từ Dũ tự nguyện thay mặt cho dân viết một lá đơn xin quan Tây miễn thuế. Viên khâm sứ Pháp lúc bấy giờ muốn chứng tỏ là ta cũng làu thông tiếng Việt, bèn phê vào đơn bằng mấy câu vè, đại thể: ...Ngày xưa vua Việt cầm quyền Trước đây, dân Huế có lưu hành bài vè "Bà Từ Dũ xin thuế cho dân". Nhân đức của bà đã đi vào lòng người là vậy. Còn thành phố Sài Gòn- một thành phố nhượng địa của Pháp, cũng có một nhà hộ sinh lớn mang tên bà; ở Gò Công thì lại có "khu lăng mộ Hoàng gia", gồm có mộ của ông Phạm Đăng Hưng là thân sinh của bà và nhà thờ họ Phạm, tức là họ của bà Từ Dũ. Tôi có đến thắp hương tại khu lăng mộ Hoàng gia ở Gò Công Đông, thấy hầu hết các em gái đều mặc áo dài trắng, còn lại là đồng phục chỉnh tề chắc là học sinh của một nhà trường nào đó cũng đến thắp hương. Lòng tôi dạt dào niềm biết ơn Thái hậu Từ Dũ, người con gái quê Nam Bộ, lại ra tận Huế làm dâu, dám quên mình là bậc "mẫu nghi thiên hạ", cúi mình đi xin thuế cho dân. Chỉ việc đó, thiết tưởng Thái hậu Từ Dũ cũng đáng được ghi tạc vào tượng đồng bia đá, lưu một tiếng thơm là "gái nước Việt" để lại cho muôn đời sau. Huế nguyên xưa là đất kinh đô nước Việt, nên những người tài giỏi trong nước tập trung về đấy nhiều lắm; chỉ nói riêng về danh nhân phái nam đáng dựng tượng cũng không kể xiết. Dĩ nhiên không thể nào thiếu tượng của vua Quang Trung, của Hồ Chủ tịch và cụ Phan Bội Châu. Nhưng ở đây chỉ bàn về tượng của phái nữ trong năm nhân vật tiêu biểu nhất đã từng dựng nghiệp trên đất Huế. Ôi! một dòng sông như sông Hương mà không có những tượng đài, khác chi một con người đã quên mất gốc rễ, một thành phố không có ký ức. |
|||||||||
![]() |
|||||||||
Hoang Ngoc Hung
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 14/Jun/2007 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 234 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||
.
|
|||||||||
![]() |
|||||||||
nqtuan2910
Groupie ![]() ![]() Tham gia ngày: 24/Oct/2007 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 65 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||
Xin quí vị thân hữu Gò-Công:
- Danh xưng là Thái Hậu Từ Dụ; chớ không phải Thái Hậu Từ Dũ, nhiều người cứ lộn hoài Từ Dũ, nên thành thói quen của dân gian. Các bậc cao niên của ngánh Họ Phạm ở Gò-Công thường nhắc cho con cháu chắt chít cho biết rõ như thế ! Cũng như ở ngoài Quảng-Nam, căn cứ July của Mỹ dân địa phương quen gọi là Chu-Lai. Quí thân hữu Gò Công góp ý nói cũng phải. Thành thật cảm ơn nhã ý đóng góp. Chỉnh sửa lại bởi nqtuan2910 - 09/Nov/2007 lúc 6:26am |
|||||||||
nqtuan2910
|
|||||||||
![]() |
|||||||||
Hoang Ngoc Hung
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 14/Jun/2007 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 234 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||
danh xưng là Thái Hậu Từ Dụ; chớ không phải Thái Hậu Từ Dũ, nhiều người cứ lộn hoài Từ Dũ. Khi post bài nên ghi lại cho đúng là Từ Dụ. Cảm ơn nhé. nqtuan2910@yahoo.com.vn Thưa cụ nqtuan2910 !. Từ Dụ không phải là danh xưng mà là "thuỵ hiệu 諡號" cụ ạ.trong văn hóa Á Đông là tên được đặt cho những người quá cố, thường là vua chúa; trong Phật giáo, thuỵ hiệu là tên hiệu của người đã mất, vì cảm niệm đức hạnh của họ mà người đời sau truy tặng. Lúc một người sắp qua đời thì người khác đem tính hạnh của người sắp chết ấy so sánh rồi đặt cho một tên mới. Trong trường hợp này, sau khi Đức bà mất, người bấy giờ không gọi tên Đức bà (Phạm Thị Hằng - Nguyệt) nữa mà gọi là Đức bà Từ Dụ.
Nhưng xin cụ nqtuan2910 đừng phật ý khi người đời vẫn dùng Từ Dũ thay cho Từ Dụ, vì các lý do sau đây:
Tới nay, người Việt đã quen nói và viết "Từ Dũ" rồi; nói bệnh viện Từ Dụ thì không chỉ dân Sài Gòn mắc cười đâu. ![]() Mấy vụ nhầm này xảy ra rất nhiều quanh ta – như "cọng" (cọng hoà) với "cộng" (hoà), "gởi" với "gửi",…"từ" với "tự". Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 2006) không có chữ "cọng hoà" mà chỉ có "cộng hoà" thôi – nhưng ở Nam phần mà viết Cộng hoà (đúng từ điển) thì nhiều người thấy ngộ lắm đó và vì vậy cứ Cọng hoà mà xài (người viết cọng hoà là không “lộn” đâu cụ nqtuan2910 ạ!)
2. VÌ SỰ QUÝ MẾN ĐỨC BÀ GÒ CÔNG (TỪ DỤ): Người Huế gọi Đức bà Phạm Thị Hằng là Từ Dũ mà không nói Dụ vì chúng tôi quý mến Đức bà Gò Công này - nên tránh nói đúng thuỵ hiệu của bà, dù triều đình chỉ cấm gọi tên (kiêng huý) chứ không cấm gọi hiệu. Hơn nữa, về tiếng Huế, khi chúng tôi phát âm Dụ là "dễ ợt" (thiên về dấu nặng hơn là dấu ngã - ăn cỗ thì gọi là ăn cộ) nên chẳng việc gì mà phải uốn giọng từ tiếng Dụ qua tiếng Dũ (vừa sai chữ vừa trái thói quen) - dân Huế xưa đã làm điều này chỉ vì lòng yêu kính Đức bà Gò công. Kiểu nói và viết này (Từ Dũ) đã đi vào văn bản (công văn, sách, báo,…), vào thói quen và cái “nhầm cố ý” này đã theo những người Huế đến các nơi khác - làm cho nơi khác...lộn theo từ đó đến nay. Mọi sự "nhầm" cố ý của người Huế ở đây chỉ vị sự yêu kính Đức bà Phạm Thị Hằng đó thôi. Cụ nqtuan2910 ơi! Người Huế tui không lộn mô.
Trong tiếng Hán có 6 chữ Dụ và 6 chữ Dũ, ngay cả khi ta viết đúng thuỵ hiệu của Đức bà Phạm Thị Hằng (Từ Dụ) thì cũng chẳng có gì phiền, bởi vì giữa “dũ” và “dụ” có những nghĩa rất gần nhau như sau:
Chúng ta là “nạn nhân” của truyền thống, của cộng đồng; cái lượng (số đông) và cái tình (sự kính yêu – đạo lý) là những ràng buộc (quy định bất thành văn) mà ta phải theo; huống hồ “dụ” và “dũ” khi ghép với “Từ” đều cho ra những nghĩa và ý hết sức đáng quý. Tóm lại. Kính mong cụ nqtuan2910 tiếp tục nhắc nhở nhẹ nhàng cho em cháu chú ý, nhưng cũng đừng phiền trách khi người ta vẫn tiếp tục gọi hiệu của Đức bà là Từ Dũ cụ nhé.
Chỉnh sửa lại bởi Hoang Ngoc Hung - 17/Nov/2007 lúc 7:56pm |
|||||||||
![]() |
|||||||||
nqtuan2910
Groupie ![]() ![]() Tham gia ngày: 24/Oct/2007 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 65 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||
Chào anh HN Hùng, - Hoan hô anh Hùng đã góp ý và dẫn giải rất hay, Tuấn nghe lời anh liền nhưng đừng kêu bằng cụ già lắm giảm tuổi thọ, tội nghiệp Tuấn (tuổi chắc cở anh...) đồng hương quê nội ngoại gốc Gò-Công nè. Nay mới 54 tuổi con ngựa. Tuấn cũng chu du khắp Gò-Công, Tân-An để sưu tầm gia phả của nội ngoại.
- Tuấn là cháu nội ô. Phán Thặng ở Long Chánh; là cháu ngoại ô. Cả Thanh ở Bình Hưng-Thành Công (Bình Phú Đông) Gò-Công.
- Ông bà Tuấn gốc ở Hội-An Quảng Nam, vào Nam-Việt thời ông Sơ. Có một lần đi công tác cả tháng, về xây dựng nhà hàng ở Cẩm-Kim, Tuấn tìm được nhà thờ tộc Họ Phan văn ở Cẩm-Nam để truy tìm gốc tổ nhưng chưa kết nối, đọc phả ở ngoài đấy thấy thiếu một vài chi mất tích vào gia-định. Cách viết phả rất hay của Miền-Trung mà Tuấn học tập được. Phổ biến 117 quyển (gồm họ Phan, Nguyễn văn, Nguyễn Duy, Lê văn, Huỳnh văn, Phạm Đăng...) viết lại theo dàn bài của cha tôi và sưu tầm thêm.
Thấy bài viết về Gò-Công của anh nhiều lắm ! Có dịp làm quen với anh nhé !
Thân mến, nqtuan2910
Chỉnh sửa lại bởi nqtuan2910 - 09/Nov/2007 lúc 7:52am |
|||||||||
nqtuan2910
|
|||||||||
![]() |
|||||||||
Hoang Ngoc Hung
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 14/Jun/2007 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 234 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||
Cùng quý Gò Công cả đó mà!
Anh Tuấn ơi ! Nếu có về Miền Trung thì báo tin cho nhau nhé!
Email: gauco_56@yahoo.com
MP: 0989 077 120
Nhà giáo Hoàng Ngọc Hùng.
|
|||||||||
![]() |
|||||||||
Hoang Ngoc Hung
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 14/Jun/2007 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 234 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||
Biết trả lời sao
Sáng tác: Duy Khánh Trình bày: Hoàng Oanh Thâu âm trước 1975 Có người gặp tôi hỏi sao lâu rồi không về thăm quê miền Trung Dù thương vẫn thương nhưng non nước chưa yên lành, quê hương còn nghiêng ngả, biết trả lời sao? Biết trả lời sao cho em ấm đôi vành môi khi gió mưa trong đời mang bao ấm êm xa rồi gieo bao tiếng ca u hoài Những đêm canh dài, biết trả lời sao? Nhớ về thần kinh với bao tâm tình gửi về thương thương người em, Giờ xa vẫn xa đi cho nước non quê nhà thân trai tình đôi ngả, biết trả lời saỏ Biết trả lời sao khi chinh chiến đang tràn lan gieo tóc tang điêu tàn vai mang chí trai tang bồng quê hương khắc ghi trong lòng, Đã thương nhau rồi biết trả lời sao? Hôm xưa mình bên nhau vầng trăng lồng bóng nước sông sâu Đôi bóng chung đầu mong sao duyên mãi xanh màu mong tình dài thương mến lâu Hôm xưa mình xa nhau Đường về chiến tuyến gió mưa sâu Đôi bóng đôi đầu cho nhau mãi tiếng kinh cầu Xin cuộc đời luôn có nhau Khi biết rằng đời trai chinh chiến không hẹn trở lại ngày mai chung tình đôi thì em hỡi em bao nhiêu ước mơ trong đời như mây chiều trôi nổi như mộng tàn thôi Biết trả lời sao đêm đêm núi cao rừng sâu theo bước chân quân hành đi cho nước non thành bình Mai đây có ai thương mình Chí trai công thành Xin trả lời sau. Mời click và thưởng thức:
|
|||||||||
![]() |
|||||||||
Phanthuy
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 01/Jun/2007 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 960 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||
Hoan hô các thầy các cụ các anh ! Người nào viết cũng hay quá , có tình cảm quá làm PT cảm động thực sự. Cám ơn thầy Hùng đã cho những mẩu chuyện về bà Từ Dũ thật quí cùng lời dẫn giải rất hợp lý rất bổ ích giúp chúng ta thêm kiến thức. Cám ơn " cụ"Tuấn ( hi hi hi ) đã hết sức vui vẻ tế nhị và anh Trần Kim Báu lúc nào cũng chăm lo về vấn đề nhạy cảm... nhưng thực sự PT rất muốn xem tấm hình ấy, với tính cách lịch sử mà , đâu ai phê bình gì được phải không anh Báu?
|
|||||||||
PhanThuy-CA
|
|||||||||
![]() |
|||||||||
Phanthuy
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 01/Jun/2007 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 960 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||
PT copy được bức hình Hoàng Thái Hậu Từ Dụ từ trang web của NQ Tuấn hay quá. Xin phép được post lên nha Q.Tuấn. Cám ơn .
![]() |
|||||||||
PhanThuy-CA
|
|||||||||
![]() |
|||||||||
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 16/Jan/2008 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1332 |
![]() ![]() ![]() |
||||||||
.Nguyễn Nhược thị- Hạnh thục ca
Làm lễ Tấn tôn Từ Dụ Thái Hậu.
.
Tấn tôn lo việc lớn lao,
Gửi rằng: "Di chiếu chúc trao lời vàng. Bấy nay quốc sự vân mang, Để lâu chậm trễ không an tấc lòng." Phán rằng: "Ấy hãy thong dong, Phải lo việc nước cho xong mới đành." Vua tôi tâu gửi hết tình, Xin cho việc ấy cử hành trước đi. Hết lời khôn lẽ cố vi, Tháng ba năm Dậu cát kỳ tấn tôn. Dụ rằng: "Bày việc thêm buồn, Rằng noi lề trước, nhịn tuồng đa nghi Các nơi lễ phẩm tha đi, Lễ lòng cũng chẳng chút gì dụng đâu." Nghe truyền tôi chúa lo sầu, Tái tam lạy lục xin thâu tốn thành. Lượng trên người chẳng vui tình, Dẫu nhiều hay nhẽ chẳng đành doãn du. Vì lời di chúc phải cho, Ân ban cứ lệ, đàm phu xa gần. Bốn phương trăm họ vui mừng, Chúc cầu thánh thọ muôn xuân tuổi dài. |
|||||||||
hoangngochung@ymail.com
|
|||||||||
![]() |
|||||||||
Trang of 2 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |