Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: Mời Đối Ẩm - Kết ThâmTình Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Chủ đề: Mời Đối Ẩm - Kết ThâmTình
    Gởi ngày: 23/Mar/2010 lúc 11:23pm
 
 
 
Mời Đối Ẩm - Kết ThâmTình
 
Xin lên tiếng trước, kẻo bà con đồng hương và thân hữu tưởng lầm mk ... tài giỏi ! Tongue
"Mời đối ẩm" là mk mời dùm cho anh Nguyễn Thanh Nhàn ,  anh Cả đồng môn của của mk , khóa 1- CTKD , VĐH Dalat .
( Khi mk hỏi ý ,  anh Nhàn vui vẻ chịu ngay)
 
" Phong Kiều Dạ Bạc " , bài viết của anh Nguyễn Thanh Nhàn đã đăng trên forum cựu sinh viên VĐH ĐL ( TNIC ) khá lâu . Sau, anh Nhàn có gửi lên Web Mỏ Cày.
Hôm nay , với đề tài này, anh Nhàn một lần nữa lên tiếng trên TNIC.
KSNS ( Khách Sạn Ngàn Sao ) liền góp tiếng .
 
'KSNS' là nick của một  Thụ Nhân khóa 10, anh chàng này thích ngao du sơn thủy ,  và  may mắn được thỏa ước nguyện. KSNS đi hết  5 châu ( dĩ nhiên gồm cả Châu Phi ) .  Bản chất phóng khoáng , thích... "màn trời chiếu đất" nên lấy nick "Khách Sạn Ngàn Sao" .  Hiện nay định cư tại Anh Quốc .
 
 
Đọc các bài viết trao đổi qua lại về bài "Phong Kiều Dạ Bạc" , mk thấy thích , dù hiểu ... chẳng bao nhiêu( !!! ).
Xin gửi lên DĐ Gò Công , mong Quý Thầy Cô và Quý Anh Chị , những ai yêu thích loại hình văn học này tham gia cho vui.
 
Trân trọng,
mk
 
 
 
Copy từ TNIC :
( xin đọc  bài dưới cùng trước )
 
 
Wed, March 24, 2010 8:40:52 AM
From : KSNS <khachsanngansao...>
Subject:  Huyền thoại hồ đồ: Phong Kiều Dạ Bạc


KSNS đồng ý với anh Nhàn rằng trăng trong thơ Trương Ý Tôn là trăng hạ tuần. tức trăng sau rằm vì quạ kêu là thường đã bước sang canh năm (giờ Dần). Trong khi đó, trăng trong thơ thầy trò vị sư kia là trăng thượng tuần vì rằng sơ tam sơ tứ đây là ngày mồng ba mồng bốn chứ không thể là canh ba canh tư do mảnh trăng thầy trò sư ông này diễn tả là nửa như cái liềm nửa như cánh cung là tượng trăng mùng ba mùng bốn (mùng ba câu liêm, mùng bốn lưỡi liềm) trong khi trăng hạ tuần tương đương (trăng đêm 28 & 29) cũng lưỡi liềm và cánh cung nhưng ngược lại.

Vì thế, tích này là tích dỏm như lời anh Nhàn nói là rất hợp lý.

Tuy nhiên, cụm từ ' dạ bán chung thanh' có chút không nhất thiết là tiếng chuông nửa đêm mà có lẽ phải hiểu là nửa tiếng chuông đêm (dạ là đêm; bán là một nửa; chung thanh là tếng chuông) vì rằng trong văn phạm chữ Hán, tĩnh từ đứng trước danh từ như trong tiếng Anh (mỹ nữ = beautiful woman) chứ không phải đi sau danh từ như trong tiếng Việt và tiếng Pháp (trời xanh = le ciel bleu). Do vậy, 'dạ bán' không đúng văn phạm Hoa ngữ.

KSNS tạm dịch bài thơ Phong Kiều dạ bạc, cả tựa lẫn thơ như sau:

Đêm tàn bến cầu phong

Trăng tà quạ réo sương đầy trời
Sầu ngỏ cùng phong với đèn chài
Ngoài thành Cô Tô Hàn Sơn Tự
Nửa tiếng chuông đêm vọng thuyền ai.

KSNS



 
DDa.o kha? dda.o phi thu*o*`ng dda.o
Danh kha? danh phi thu*o*`ng danh (La~o Tu*?)

o kh o phi th ng o
Danh kh danh phi th ng danh (Lão T )



From: nhan nguyen <... >
Sent: Tue, March 23, 2010 3:21:47 PM
Subject:  Huyền thoại hồ đồ: Phong Kiều Dạ Bạc


 

Huyền thoại hồ đồ: Phong Kiều Dạ Bạc.

 

Quí tặng những bạn mê thơ Đường và những nguời thích lấy sự hợp lý làm căn bản

Thưa quí bạn cách đây mấy năm trên diễn đàn này tôi đã phân tích sự sự lếu láu trơ trẻn của huyền thoại  gắn liền với bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế. Huyền thoại đó chế tạo rằng khi Trương Kế làm hai câu đầu

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngư hoả đối sầu miên

Đến đây thì Truơng Kế chưa tìm đuợc ý tiếp bỗng nghe tiếng chuông từ xa vọng đến, tiếng chuông này đột nhiên làm Truơng Kế sang tác liền đuợc hai câu

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Hôm sau Trương Kế lên lễ chùa, tạ Phât  về tiếng chuông mầu nhiệm giúp hoàn hảo bài thơ của mình, mới vỡ lẻ rằng tối qua sở dĩ có tiếng chuông đó là vì hai ông sư làm thơ, ông đầu nhìn thấy trăng chợt ngâm

Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung

Bán tự ngân câu bán tự cung

Tới đây thì ông bí, chợt chú tiểu ứng tiếp.

Nhất phiến ngọc hồ phân luỡng đoạn

Bán trầm thuỷ để bán phù không

Hai ông mừng quá vội vào chùa dộng chuông cám ơn Phật.

Từ ngày giai thoại này xuất hiện,  thiên hạ đủ mọi trình độ, đủ mọi đẳng cấp, đủ mọi vai vế,  a dua nhau ca ngợi không tiếc lời mà quên đi một phi lý, một   thô thiển trầm trọng là trăng của Trương Kế thấy là trăng gần sáng, trăng của hai ông sư thấy là trăng đầu hôm làm sao tiếng chuông thần thoại đó kết nối đuợc hai khung cảnh.

Phát hiện cái trơ trẻn trong sư lắp ráp hồ đồ, tôi miệt thị những hạng nguời cứ nói cho đã cái miệng mà không biết mình nói đúng hay nói sai

( Xin xem phần phụ chú A đoạn kế tiếp )

Rồi thoãng ít lâu sau, vô tình tôi đọc lời bàn của thiền sư Nhất Hạnh về bài thơ của Trương Kế trong tuyển tập Thà Một Bè Lau.

Thiền sư giãi nghĩa sơ tam sơ tứ là canh ba canh tư, thay vì trước đây nhiều nguời diễn giãi sơ tam sơ tứ là mùng ba mùng bốn

Vừa đọc đến đây tôi đã hốt hoãng, bây giờ nguời hồ đồ chính lại là tôi. Cái tội biết một mà không biết hai. Sơ tam sơ tứ có thể vừa là mùng ba mùng bốn, cũng có thể là canh ba canh tư,

Nhớ lại bàiviết… Bút sa gà chết- Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy,

Cái tội  ngoa ngôn lộng ngữ,   xấu hổ vô cùng

Nhưng canh ba canh tư là mấy giờ? Thông thuờng có câu: Nữa đêm giờ tí canh ba. Hoặc  : Đêm năm canh ngày sáu khắc. Và nếu giờ tí là từ 11 giờ đến một giờ hoặc từ 12 giờ đến hai giờ, thì trong ý bài thơ này canh ba canh tư ỡ khoãng ba giờ sáng.

 ( Xin xem phụ chú phần B )

 

Ngày nọ đi làm sớm, ra ngoại ô trên một đoạn đuờng thẳng chính xác từ đông chạy qua tây, tôi thấy mặt trăng to tròn thật đẹp vàng ửng  truớc mặt  ở đầu ngọn cây. Tôi nhẫm tính hôm đó ngày rằm.

Ngày  rằm buổi tối trăng tròn mọc sau hoàng hôn, buổi sang  trăng  tròn ở phía tây truớc bình minh.

Tôi nhớ đến bài thơ của Truơng Kế. Hai chữ câu đầu là “Nguyệt lạc” chìa khoá của bài thơ là trăng lặn.

Trong tập Thả một bè lau thiền sư giãi thích sơ tam sơ tứ là canh ba canh tư là khoãng ba giờ sáng. Chữ thì đúng,  nghĩa thì đúng mà thực tế thì  không đúng. Không bao giờ có cảnh trăng lặn lúc ba giờ sáng ở hình dáng luỡi liềm.

Rốt cuộc tôi vẫn đúng,

Nam mô A Di Da Phật

Tôi đúng nhưng tôi không dám nghĩ  là thiền sư sai.

Thiền sư đạo cao đức trọng, uyên bác uyên thâm chỉ cần thoáng tập trung là thầy thấy ngay cái phi lý.của  đoạn thơ này . Thật ra thầy chỉ muốn nói về tuơng quan giữa  nhân và duyên, sẳn có câu chuyện của bá tánh truyền tụng thôi thì cứ xài luôn cho đở mất thì giờ. Thầy hơi xui, ma quỉ rình rập giữa kẻ hở của nhân và duyên để chìa vô tay  thầy một tài liệu giả.  Thầy mà còn bị ma quỉ thấu cấy, nói chi đám chúng  sanh lóc cóc leng cheng !!.

Trở lại vầng trăng Trương Kế, nhân  tìm  đuợc chu kỳ của tuần trăng, cũng xin vài phút để luận bàn về bốn chữ sơ tam sơ tứ

Những số trong mỗi ô tạm chấp nhận như là mùng một mùng hai mùng ba vì đây là hình ảnh măt trăng tính theo ngày duơng lịch.

Nếu sơ tam sơ tứ là ngày mùng ba mùng bốn thì trăng có hình luỡi liềm ờ hình số 3 và số 4 trăng này sẽ lặn mất ở huớng tây vài giờ sau tối.

Thời gian của mặt trăng đi vòng quanh trái đất là 29. ngày rưỡi;  vì vậy có một đêm không có trăng vào đêm 30.  Chính xác vòng quay của mặt trăng quanh trái đất chỉ  27 ngày, nhưng do ánh sáng đi theo đuờng cong, nên khi trăng đã khuất rồi mà vẫn còn thấy trăng, và khi trăng chưa hiện vẫn đã thấy trăng.

Vì vòng quay có 27 ngày nên mỗi ngày trăng mọc chậm hơn  30 phút.

Ngày rằm trăng tròn nhất. Truớc rằm trăng mỗi ngày một đầy đặn sau rằm trăng mỗi ngày mỗi khuyết.

Nêu một thi sĩ đi ngắm trăng vào đêm 14 hoặc đêm rằm thì trăng sáng suốt đêm.

Còn như sơ tam sơ tứ là canh ba canh tư và chờ trăng có hình ảnh giống bán tự ngân câu bán tự cung thì phải vào đêm 27, 28 âm lịch. Và lúc đó là trăng mọc chứ không phải trăng lặn. Chìa khoá chính trong bài Phong Kiều Dạ Bạc là Nguyệt lạc. chứ không phải nguyệt thượng.

Tóm lại dù lắp ráp với cách giãi thích nào thì cái đuôi sơ tam sơ tứ vẫn lòi ra một sự lố bịch thô thiển.

Dù lố bịch thô thiển mà bao đời nay vẫn đuợc ca ngợi như là một thứ thuợng đẳng văn chuong. .

Vậy trong nhiều truờng hợp cái mà mọi nguời hùa nhau chấp nhận có phải là chân lý hay không?  Hay chỉ là sản phẩm của một thứ lộng giả thành chân.

Cứ dựng lên một chuyện bá láp rồi hùa nhau ca tụng tất nhiên thánh cũng phải lầm

Nguyễn Thanh Nhàn

 
 
 
 
Phụ chú A

Phong Kiều Dạ Bạc

Điều mà ngàn năm trước rồi ngàn năm sau, bá tánh hùa nhau một cách suy nhĩ, chưa hẳn điều suy nghĩ đó là đúng.
Chẳng hạn như giai thoại chung quanh bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc
.

Ở thị trấn Tô Châu bên Tàu có một nơi danh lam thắng cảnh gọi là bến Phong Kièu, vào mùa thu dọc hai bên bờ có hơn ba trăm cây phong chuyển màu đỏ ối, tục truyền do một người tên là Phạm Sung mang từ Phúc Kiến về trồng để ghi dấu thời gian ông giữ chức Tham Nghị tại đây.

Tại đây cũng có một ngôi chùa cổ, trước đó có tên là chùa Diệu Lợi. Sang đời Đường vào những năm niên hiệu Trinh Nguyên, khoãng triều đại Phùng Hưng ở Việt Nam , có hai nhà sư Hàn San và Thập Đắc đến trụ trì rồi từ đó đổi tên là chùa Hàn San.

Chùa Hàn San và bến Phong Kiều thật sự đi vào văn học sử khi nhà thơ Trương Kế làm bài thơ tứ tuyệt với tựa đề Phong Kiều Dạ Bạc.
Trương Kế làm bài thơ này hồi nào cũng không ai biết. Sau khi ông chết, trong tập thơ mõng để lại, người ta phát hiện ra bài Phong Kiều Dạ Bạc:

Nguyệt Lạc Ô Đề Sương Mãn Thiên
Giang Phong Ngư Hoả Đối Sầu Miên
Cô Tô Thành Ngoại Hàn Sơn Tự
Dạ Bán Chung Thanh Đáo Khách Thuyền.
.

Theo Trần Trọng San, bản dịch của Tản Đà như thế này:

Trăng tà, tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.


( Ghi Chú: Bản dịchnày bỏ sót ba chữ Sương MãnThiên = Sương đầy trời
Ô Đề= Tiếng quạ kêu, tiếng chim kêu khi trời gần sáng.
Khoãng vài chục năm gần đây có cách giãi thích: Ô Đề là tên một làng nhỏ tên thôn Ô Đề ?
Mãn Thiên = một ngọn núi tên núi MãnThiên .)

Bài thơ quá tuyệt vời đến nổi về sau bao văn nhân thi sĩ đến bến Phong Kiều đều lấy ý từ bài Phong Kiều Dạ Bạc mà tiếp tục làm đề tài ngâm vịnh.

Lại có giai thoại:
Trương Kế khi đến bến Phong Kiều nữa đêm tức cảnh mới làm được hai câu:
Nguyệt Lạc Ô Đề Sương Mãn Thiên
Giang Phong Ngư Hoả Đối Sầu Miên

đến đây thì ông ngọng, bỗng chợt nghe tiếng chuông chùa vọng tới, loáng liền trong ý nghĩ ông mừng quá sáng tác tiếp hai câu thơ còn lại.

Hôm sau ông sắm sửa đến viếng chùa luôn tiện cãm tạ tiếng chuống tối hôm trước.Lúc đó ông lại biết thêm rằng, đêm hôm trước thầy trò của vị sư trên chùa tình cờ cùng sáng tác và ráp nhau thành một bài thơ toàn hão nên đã giộng dộng chuông cãm ơn Trời Phật

Bắt đầu bằng việc nhà sư thấy nữa vầng trăng rồi tức cảnh:
Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tự ngân câu, bán tự cung

Mồng ba mồng bốn trăng còn mờ
Nữa giống cái móc bạc, nữa giống như cánh cung )

Tới đó thì ông bí, chú tiểu đứng bên cạnh liền ứng khẩu

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn
Bán trầm thuỷ để, bán phù không

( Một mặt hồ phân mặt trăng làm hai phần
Nữa chìm dưới nước, nữa trôi trên trời).

Ráp đuợc bài thơ này sư tiểu mừng quá vội vào giộng dộng chuông kính Phật..Hên là tiếng chuông đúng vào lúc Trương Kế bí ý.

Giai thoại này ai đặt ra thì không biết, nhưng câu cú thượng thừa. nên hàng trăm năm nay, hàng muôn hàng vạn người tâm đắc nhưng không thấy ai nêu lên một sự phi lý hơi lộ liễu.

Sự phi lý rằng:

Bài thơ của Trương Kế nói về chuyện quá nữa khuya, trăng tàn, ngày sắp đến.
Giai thoại ráp nối mở đầu bằng câu:
Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung.,


Mặt trăng quay quanh trái đất 29 ngày rưỡi, do vậy mỗi ngày trăng mọc chậm khoãng nữa tiếng. Những người sống nghề sông nước đều luôn biết rằng ngày mai nước lớn tới chấn này sẽ chậm hơn nữa giờ.. Và vì sự quay chậm, mỗi ngày lấn hơn một chút nên đến tối 30 âmlịch hoàn toàn không có trăng.
Sang mồng một, khi mặt trời chưa kịp lặn trăng đã xuất hiện cao ở khoãng đầu ngọn cây ở cuối chân trời, mõng và cong chưa tới nữa vòng tròn.
Mùng hai mặt trời chưa lặn trăng hiện rõ và cao hơn ngày hôm qua, hình dáng giống võ một miếng dưa hấu đã bị cạp hết phần đỏ.
Mùng ba mùng bốn trăng cao hơn . Phần đỏ chưa bị cạp dầy lên nhưng không quá một phần tư đường kính tưởng tượng.Và vào ngày mồng ba mồng bốn khoãng mười giờ đêm là trăng lặn đã mất rồi.

Hỏi vậy cái cảnh trăng mà Trương Kế thấy là trăng gần sáng . Trăng của ai ông thầy chùa thấy là trăng đầu hôm. Nếu hai ông sư mà lắp ráp được bài thơ rồi giộng chuông liền. Thì trăng đó không phải là trăng Trương Kế thấy. Nếu hai ông thầy làm thơ xong liền vô ngũ rồi tới khuya tỉnh dậy thấy có lỗi với Trời Phật bèn ra giộng chuông. , thì lúc đó trăng của hai ông sư thấy đã lặn mất rồi, không phải trăng của Trương Kế thấy

Một sự lắp ráp gượng gạo mà thân hào nhân sĩ hàng trăm năm nay vẫn nhắm mắt ca ngợi.
Ngạn ngữ phương tây có câu: “Nuôi con cừu cho cừu ăn cỏ để lấy lông trên mình nó dệt thành len”.
Ý nói là nguyên liệu thô thành sản phẩm giá trị

Nghe là một chuyện, lập lại có nên không là một chuyện
Hay dở khác nhau ở chổ này..


NguyễnThanh Nhàn K1

 

 

Phụ chú phần B

Nói Về Bài Thơ
PHONG KIỀU DẠ BẠC

Thích Nhất hạnh



 


Một hôm thi sĩ Trương Kế ngồi làm thơ trong thuyền trên sông gần thành Cô Tộ Làm được hai câu thì bí:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, 
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên. 
(Trăng lặn, có tiếng quạ kêu, sương rơi đầy trời; Những cây phong ở bờ sông, đèn của người đánh cá ban đêm; Trước cảnh đó lòng phát sinh một mối hoài cảm, chạnh buồn (đối sầu riêng)).
Lúc đó trên chùa Hàn Sơn (Hàn Sơn và Thập Đắc ) là một cặp thi sĩ Phật tử rất nổi tiếng ngày xưa) ở thành phố Cô Tô, thầy trụ trì sau giờ thiền tọa, thấy trăng đẹp thầy cũng làm thợ Làm được hai câu thơ thì thầy cũng bí:
Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tơ ngân câu bán tợ cung
(Đầu canh ba canh tư trăng mơ hồ; Nửa giống cái liềm bằng bạc, nửa giống cái vòng cung.) 
Làm không xong bài thơ, thầy đi bách bộ. Chú tiểu thông minh và tài ba đã làm giúp thầy hai câu sau cho tròn bài thơ:
Thùy bã kim bôi thân lưỡng đoạn, .
Bán trầm thủy để bán phù không
Hai câu sau này ta thường dịch là:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in dưới nước nửa cài trên không.
Thầy trụ trì nói: Hay quá, hay hơn hai câu của thầy nữạ Hai thầy trò quá vui: Để ăn mừng bài thơ của mình, thôi có lầu chuông mới xây xong mình hãy lên thỉnh đại hồng chung.  Thường người ta chỉ thỉnh chuông lúc 4 giờ rưỡi sáng (công phu khuyạ) Đây là đúng nửa đêm mà lại đi thỉnh chuông ? Cặp thầy trò này hình như cũng ham chơi lắm ? Lúc ấy thi sĩ Trương Kế đang ngủ gục dưới thuyền nghe chuông giật mình thức dậỵ Tiếng chuông làm thức dậy trong ông một ý tưởng và ông làm tiếp bài thơ:
Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự 
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Thi sĩ Tản Đà dịch cả bài:
Trăng tà tiếng quạ kêu sương 
Lửa chài cây bên sầu vương giấc hồ 

Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Hai thầy trò kia bây giờ không biết ở đâủ Nhìn cho kỹ có thể mình cũng còn thấy họ đâu đâỵ

Trích Đoạn: Thả Một Bè Lau (Trang 157) HT. Thích Nhất Hạnh

 





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/Mar/2010 lúc 11:35pm
mk
IP IP Logged
trankimbau
Moderator Group
Moderator Group


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 424
Quote trankimbau Replybullet Gởi ngày: 24/Mar/2010 lúc 7:33am
 
  Một chiếc khăn tơ. Một chiếc khăn tơ. Vậy thôi, lấy gì làm đẹp. Sao không thêu lên ấy có thể là cặp chim, bông hoa, nhành trúc... khăn dễ nhìn hơn?
Văn chương thi phú cũng vậy, cũng cần có những giai thoại cho mặt nước lung linh hơn và cho hậu thế tốn nhiều giấy mực hơn. Không phải chỉ có một "Phong Kiều dạ bac" mà còn biết bao PKDB khác. Thành thử bàn là bàn cho vui, cho có cành mai trên chiếc khăn tơ ấy mà. Chớ chuyện:
  "Giang sơn một gánh giữa đồng
 Thuyền quyên ứ hự anh hùng nhớ chăng"
của ngài Uy Viễn Tướng Công đó làm sao để xác minh? Mà muốn xác minh chắc cũng hao nhiều giấy mực chớ không phải chơi.
 Trở lại chuyện Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế. Bài thơ không có vấn đề. Vấn đề là chỗ Trương Kế có lên chùa vào ngày hôm sau không. Thức gần hết đêm, phải ngủ chớ. Cứ coi như nôn nóng tạ ơn thì gật gà gật gưởng đi lễ Phât cũng được. Ai dè lại gặp Thầy trụ trì cũng không thèm ngủ, hai bên nhiều chuyện mới ra cớ sự nầy.
 Trăng của Trương Kế là "nguyệt lạc", là trăng "rụng" và trăng không còn là trăng nữa. "Sương mãn thiên" mà. Ai hỏng biết, gần sáng, trên mặt sông, sương dày dữ lắm. Chỉ cần "giang biên" thôi cũng đủ mờ mịt rồi huống chi "mãn thiên"?
 Nhưng lại có Mãn Thiên viết hoa, dịch là ngọn núi Mãn Thiên. Vậy thì sương trên núi Mãn Thiên hay sương đầy trời đây?
 Nếu là sương đầy trời thì mặt hồ cũng bị sương phủ mờ mịt che mất vầng trăng rọi bóng xuống, lấy đâu mà hai vị trụ trì thấy nửa vầng trăng mà mần thơ. Sự lẫn lộn nầy mới là vấn đề tranh cãi.
 Lại có Ô ĐỀ viết hoa, dịch là thôn Ô ĐỀ.
 Nếu là Mãn Thiên và Ô ĐỀ thì thơ Trương Kế có gì hay?
 Trăng lặn ở làng Ô Đề, sương trên núi Mãn Thiên. Có thêm thắt, nhưn nhị nầy vì có người không chịu thêu mai trên khăn tơ mà chi muốn thêu trúc.
 Giống như "cành lê trắng điểm một vài bông hoa", nhân có chữ "lê" thì chộp đại để chứng minh Nguyễn Du hoài Lê đó mà.
 Thời đại thơ Đường thịnh hành, có nhiều người bỗng dưng trở thành thi sĩ, nhưng chắc gì thơ họ còn hay đến hôm nay mặc dù được in thành sách hay đi vào văn học Trung Hoa. Chẳng hạn bài thơ của Giã Đảo, cũng 4 câu mà ngay câu đầu đã lãng xẹt. Vậy mà ông phải suy nghĩ tới 3 năm mới làm được
   "Nhất cú tam niên thành"
 Một câu làm mất ba năm! Câu gì vậy? Thì là câu nầy. Cai công phu suy nghĩ 3 năm để làm được câu như vậy thì thật là hỡi ơi. Nêu thi sĩ ta bây giờ dám phang ra:
    "Ba mươi năm làm câu thứ nhất"
   Thử có ai dám ghi vào văn học câu thơ nầy không? Không bị ăn cà chua là may lắm rồi.
 Vậy thì cứ xem thơ là khăn tơ. Giai thoại là người muốn thêu hoa gấm trên khăn tơ ấy, ai thêu giống gì cũng được, màu gì cũng xong, thây kệ, mình cứ ngăm khăn tơ cho vui thôi. Được không?
kb
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 24/Mar/2010 lúc 9:23am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ trankimbau

 
 
 Vậy thì cứ xem thơ là khăn tơ. Giai thoại là người muốn thêu hoa gấm trên khăn tơ ấy, ai thêu giống gì cũng được, màu gì cũng xong, thây kệ, mình cứ ngăm khăn tơ cho vui thôi. Được không?
 
 
 
'Không được !' anh Báu ơi  .Smile
 
Nếu trả lời 'được' , cuộc đối ẩm chỉ đến đây thôi sao ?
Hãy cho người cơ hội "thêu lên ấy có thể là cặp chim, bông hoa, nhành trúc... khăn dễ nhìn hơn" chứ.
Thây kệ , cũng là cho vui mà thôi nhé .
Chưa kể phần nội dung khác trong bài viết của anh Báu , nhiều thú vị.
mk chờ các vị khác lên tiếng , nhất là anh Nhàn.
 
Mong anh Nhàn đừng... tâm đắc "Nhất cú tam niên thành" hay "Nhất cú tam thập niên thành" nhé !
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 27/Apr/2010 lúc 2:20am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 25/Mar/2010 lúc 7:04am
 
 
 
Deleted 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Jul/2010 lúc 8:47pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2010 lúc 7:23pm
 
 
Mời cả nhà đọc bài "góp tiếng" về tác phẩm Phong Kiều Dạ Bạc ,  của Khách Sạn Ngàn Sao ( KSNS )
mk
 
 
 
 
Bài của GS Báu cũng đồng ý với anh Nhàn rằng giai thoại trùng hợp bối cảnh làm thơ của Trương Kế và thầy trò ông sư là phi lý. Vì thế, cũng chẳng có bất đồng.

Tuy nhiên, GS Báu có nói đề cập Ô Đề và Mãn Thiên là hai danh từ riêng. KSNS đã dùng chữ Hán Ộ Đề Thôn (烏 啼 村) và Mãn Thiên Sơn (滿 天 山) search cả google.com lẫn baidu.com cũng không thấy có nơi nào mang hai tên đó cả. Vì thế, khả năng hai từ này là danh từ riêng rất thấp.

Hơn nữa, sương là gì? Sương (霜) là hơi nước đọng lại thành giọt nhỏ rơi xuống.
Sương mù là do Bạch Đầu Sương (sương trắng) tan thành mù bốc lên.
Sương mai (sượng lộ) hay hạt móc là do nhiệt độ mặt đất về đêm hạ thấp nên hơi nước bám vào cây cỏ đọng lại thành từng hạt quanh cành cậy ngọn cỏ.
Vì thế, nếu là sương trên núi Mãn Thiên thì chắc Trương Kế không thấy được. Trăng hạ tuần sắp lặn không đủ sáng để thấy sương mù trên núi.
Đó là chưa nói thành Cô Tô và Hàn Sơn Tự nằm ở Tô Châu, nằm ở đồng bằng duyên hải ở hạ lưu sông Dương Tử (tỉnh Giang Tô, TQ).
KSNS đã hơn một lần đi du lịch Tô Châu nhưng không nói có núi ở Tô Châu, có hồ nước lớn, có hoa viên mang màu sắc cổ điển rất đẹp. 
Lúc đi KSNS có chụp hình Hàn Sơn Tự nhưng lâu quá khó tìm lắm, trên mạng có mấy tấm rất đẹp, KSNS gởi  xem cho vui.

Giai thoại là cái người sau dệt nên để cho ra vẻ mình cũng biết chút ít đó mà. Người xưa không còn nữa thì ai ngồi đây mà cãi ? Nhưng giai thoại về Phong Kiều Dạ Bạc là phi lý rành rành.
 

 
KSNS


DDa.o kha? dda.o phi thu*o*`ng dda.o
Danh kha? danh phi thu*o*`ng danh (La~o Tu*?)

o kh o phi th ng o
Danh kh danh phi th ng danh (Lão T )


 
 
"Lúc đi KSNS có chụp hình Hàn Sơn Tự nhưng lâu quá khó tìm lắm, trên mạng có mấy tấm rất đẹp, KSNS gởi  xem cho vui."
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2010 lúc 8:43pm
 
 
Vị trí Hàn Sơn Tự  tại  Tô Châu
( KSNS copy từ net )
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2010 lúc 2:11am
 
 
Anh Phạm Văn Bân là Thụ Nhân- K7 (bạn cùng lớp với mk ) , đọc bài viết về "Phong Kiều dạ Bạc"  của anh Nguyễn Thanh Nhàn ( đã post lên forum của VĐH DaLat, khoảng 2006) , anh Bân tham gia 'góp tiếng' vì đúng sở trường của "chàng'  .
 
mk xin gửi cả nhà cùng đọc , xem như  phong phú thêm cho mục "Đối Ẩm" này.
 
mk
 
 
 

Hi anh Nhàn,

 

Cám ơn anh gửi cho coi bài Phong Kiều Dạ Bạc cùng nỗi buồn rất thành thực của anh. 

Tuy nhiên, xin giỡn với anh cho vui : anh ôm thơ đường, thơ muối làm gì cho mệt vậy?  Smile

 

Điều mà anh nghĩ là anh nhầm lẫn không phải là vô căn cứ.  Có lẽ anh suy nghĩ dựa vào câu dịch của Cụ Trần Trọng San:

 

Mồng ba, mồng bốn, trăng mờ

Nửa dường móc bạc nửa như cung trời

Một bình ngọc trắng chia hai

Nửa chìm đáy nước nửa cài từng không
 

(Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung

Bán tự ngân câu bán tự cung

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn

Bán trầm thủy để bán phù không)

Từ "Mồng ba, mồng bốn, v.v." anh mới suy nghĩ  đến các vô lý của bài thơ.  Thực ra, do bài thơ quá nổi tiếng nên mọi người tha hồ giả sử, chẳng biết trúng trật ra sao cả!  Thí dụ, có người nói Hàn San là tên của vị sư ở chùa Hàn San nên kiêng gọi tên tục (kỵ húy).   Tên chùa Hàn San còn có nghĩa là núi lạnh.  Nếu chữ lạnh viết hoa thì có thể hiểu đó là danh từ riêng: cái núi có tên là Lạnh, giống như núi Thái, sông Tiền, sông Hậu.

 

Người ta suy diễn lung tung là vì tiếng Hán có quá nhiều tiếng đồng âm, dị nghĩa và vì chữ Hán viết kiểu ô vuông, không có các quy ước chữ hoa và chữ thường như Anh, Pháp.  Có một bản dịch ra tiếng Anh: Hàn San được dịch là Cold Mountain (theo quy ước tiếng Anh thì viết hoa như thế để chỉ là danh từ riêng).  Trên một tờ báo Việt ngữ xuất bản ở Mỹ, có người vội dựa vào tin tưởng "Hàn San là tên của nhà sư" để chỉ trích bản dịch tiếng Anh sai.  Thực ra, bản tiếng Anh không sai nếu đối chiếu với nguyên bản chữ Hán viết: 寒山 寺, tức là hàn san tự, nghĩa là chùa núi lạnh.  Ở đây, cần hiểu biết về tập quán, nguyên tắc dịch, chữ Hán, chữ Anh, v.v.  Vị nào viết trên báo đó đã quá vội để tán nhảm!  Dưới đây là nguyên văn bài thơ:

 

楓 橋 夜 泊

                        張 機

 

月 落 烏 啼 霜 滿 天

江 楓 漁 火 對 愁 眠

姑 蘇 城 外 寒 山 寺

夜半 鐘 聲 到 客 船

 

 

Tiếng Hán Việt:

 

Phong Kiều Dạ Bạc

                  Trương Kế

 

nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

giang phong ngư hỏa đối sầu miên

cô tô thành ngoại hàn san tự

dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

 

1) Bản dịch tiếng Anh của Witter Bynner:

 

A night mooring near Maple Bridge
                                                Zhang Ji


While I watch the moon go down, a crow craws through the frost
Under the shadows of maple trees a fisherman moves with his torch
And I hear, from beyond Su Chou, from the temple on Cold Mountain
Ringing for me, here in my boat, the midnight bell.

 

2) Bản dịch của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu:

 

Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

3) Bản dịch của Trần Trọng San:

 

Quạ kêu, trăng lẩn sương trời
Buồn hiu giấc ngủ lửa chài, bến phong
Đêm Cô Tô vẳng tiếng chuông
Chùa Hàn San đến thuyền sông Phong Kiều

 

4) Cụ Trần Trọng Kim viết trong cuốn "Đường Thi" như sau:


"Cô Tô thành là thành Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô, gần Thượng Hải, có một con sông ra đó từ Trường Giang.  Trên bờ con sông ấy có cái chùa tên gọi Hàn Sơn Tự, cách Tô Châu độ 10 dặm Tàu, tức là 6,7 cây số.  Chùa ấy thấp nhỏ, chẳng có cái gì đặc biệt.  Ở cái vườn sau chùa có cái gác chuông và cái chuông.  Có lẽ thi nhân đời Đường nghe tiếng chuông đánh ở chỗ ấy.  Cảnh vật biến thiên, nay người du lịch đến đây không thấy cây phong đâu cả, vào chùa thì thấy bài thơ này do Khang Hữu Vi đời Thanh mạt viết ra, chữ to ba, bốn tấc, khắc ở trên bia.

Bài thơ này hay ở âm điệu, ít khi làm được như thế.  Tả tâm tình một người khách xa, đêm nằm một mình trên chiếc thuyền, nghe tiếng chuông chùa xa xa."  Và dịch theo thể lục bát như sau:

Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.

 

Kết luận:

 

Đúng như Cụ Trần Trọng Kim nhận xét: "Bài thơ này hay ở âm điệu, ít khi làm được như thế."  Về ý thơ, vẫn là một ý thơ tiêu biểu của loại thơ Đường nhưng độc đáo là khi ngâm; mà phải ngâm bằng tiếng Quan thoại mới được.  Do đó, các cố gắng dịch ra tiếng Việt, tiếng Anh chỉ có tác dụng giải nghĩa; còn phần hay nhất của bài thơ là âm thì không làm sao mà thay thế được.

 

Dưới đây là phần âm Quan thoại (rất tiếc là tôi không biết cách bỏ ký hiệu dấu cho bốn âm quan thoại; nếu tò mò thì nhờ người Trung quốc đọc bài thơ thì sẽ biết).

 

Pinyin:

feng qiao ye bo

                zhang ji

 

yue luo wu ti shuang man tian

jiang feng yu huo dui chou mian

gu su cheng wai han shan si

ye ban zhong sheng dao ke chuan.

 

 

Ghi chú thêm:

 

Mặt trăng là thuộc tinh (satellite) duy nhất của trái đất, bắt đầu mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây.  Từ trái đất, người ta thấy mặt trăng là vật sáng nhất trong màn đêm dày đặc của vũ trụ; thực ra, mặt trăng không tự phát sáng mà chỉ phản ảnh ánh sáng nhận được từ mặt trời.  Mặt trăng quay theo một trục tưởng tượng có chu kỳ 29.5 ngày.  Đây là thời gian để mặt trăng hoàn tất một vòng quay quanh mặt trời, gọi là a lunar day.  Cách nay khoảng 4,000 năm, lịch pháp của người Trung quốc - bằng cách nào đó - đã nhận biết chính xác chu kỳ này nên gọi một tháng âm lịch là một nguyệt .  Họ cũng gọi một ngày là một nhật  vì trái đất quay quanh mặt trời chỉ mất 24 giờ là  hoàn tất một vòng quay.

Vì mặt trăng nằm trong quỹ đạo của trái đất nên người ta có thể thấy mặt trăng dưới nhiều hình dạng khác nhau.  Người ta cảm thấy dường như mặt trăng thay đổi từ hình lưỡi liềm đến hình tròn và sau đó lại biến ngược lại thành hình lưỡi liềm.  Thực ra, mặt trăng không thay đổi hình dạng; chỉ vì con người ở trái đất thấy các dạng khác nhau của mặt trăng qua hiện tượng phản chiếu ánh sáng mặt trời của mặt trăng mà thôi.  Một chu kỳ mặt trăng gồm bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn khoảng bảy ngày: trăng mới mọc hay trăng non (new moon), phần tư thứ nhất (first quarter), trăng tròn hay còn gọi là trăng rằm (full moon) và phần tư cuối (last quarter).  Sau đêm đầu tiên của trăng mới mọc, một hình lưỡi liềm rất mỏng xuất hiện mà hai đầu quay về hướng Đông.  Mỗi đêm sau đó, trăng đầy dần, hai đầu lưỡi liềm dần dần quay về hướng Tây.

 

Từ thời xa xưa, áp dụng nguyên tắc ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa và thổ), Trung quốc làm lịch theo sự kết hợp 10 thiên can (giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm và quý) và 12 địa chi (tý, sửu, dần, mẹo, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất và hợi).  Cách gọi tên các năm là do kết hợp luân phiên các thiên can và địa chi với nhau.  Thí dụ:

 

*Năm 2004: Giáp Thân

*Năm 2005: Ất Dậu

*Năm 2006: Bính Tuất

*Năm 2007: Đinh Hợi (Tết rơi vào ngày 18 tháng 2, 2007 Dương lịch)

*Năm 2008: Mậu Tý (Tết rơi vào ngày 7 tháng 2, 2008 Dương lịch)

*Năm 2009: Kỷ Sửu (Tết rơi vào ngày 26 tháng 1, 2009 Dương lịch)

 

Thêm một chút "mê tín, dị đoan cho vui:

 

Số lẻ thuộc dương: tý, dần,  thìn, ngọ, thân, và tuất.  Số chẵn thuộc âm: sửu, mẹo, tỵ, mùi, dậu và hợi.  Từ đó, suy ra các tuổi hạp và không hạp như sau:

 

*Hạp: Tý và Sửu, Thìn và Dậu, Tỵ và Thân, Dần và Hợi, Mẹo và Tuất.

*Không hạp: Tý và Ngọ, Sửu và Mùi, Dần và Thân, Mẹo và Dậu, Thìn và Tuất, Tỵ và Hợi.

 

(Lưu ý: khác nhau giữa Tàu và Ta: Tàu dùng Thố (con thỏ) và Ta dùng Mẹo (con mèo), có lẽ vì con thỏ phổ biến ở Tàu và con mèo phổ biến ở Ta).

 

Tàu cũng chia một ngày ra 12 khoảng cách bằng nhau.  Mỗi khoảng cách vì vậy bằng 2 giờ (double-hour : giờ kép), thay vì 24 giờ như dương lịch.  Giờ kép thứ nhất bắt đầu từ 11 giờ đêm trước và lấn sang một giờ đầu tiên của ngày hôm sau.  Giờ kép thứ  hai từ 1-2 a.m., giờ kép thứ  ba từ  3-4 a.m., v.v.  Giờ kép không đánh số từ 1 đến 12 mà gọi theo tên của 12 địa chi, gồm có: tý, sửu, dần, mẹo, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất và hợi.  Trong chu kỳ 12 năm, họ dùng 12 con vật để tượng trưng: thử (chuột), ngưu (trâu), hổ (cọp), thố (thỏ), long (rồng) , xà (rắn), mã (ngựa), dương (dê), hầu (khỉ), kê (gà),  cẩu (chó), và trư (heo).

Phạm Văn Bân

Fan Wen Bin

范 文 彬

 

mk
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.254 seconds.