Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: Mất hay còn Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 2 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Hoa Xuan
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 01/Feb/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 54
Quote Hoa Xuan Replybullet Chủ đề: Mất hay còn
    Gởi ngày: 22/Mar/2009 lúc 9:25pm
 Ký ức tuổi thơ bao giờ cũng trong sáng và in sâu trong lòng mỗi người.Nhớ và nhắc lại cùng với cảm xúc về quê hương luôn làm cho người xa xứ nghe lòng ấm lại.
       Tuổi thơ của tôi có một dòng sông,
       Dù chỉ là cuối một con kinh nhỏ,
       Vừa đủ nên thơ,đi xa đủ nhớ,
       Nhớ lối tìm về chốn cũ Gò Công.

       Sông nhỏ của tôi nước đầy thật êm,
       Lá rơi nhẹ cũng làm thành gợn sóng,
       Gọi bên nầy bên kia nghe tiếng vọng,
       Nắng xế chiều che mát cả hai bên.

       Nhớ trong lòng..nhớ không thể nào quên,
       Dù xa...Xa lắm
                 Hàng dừa nước một bên bờ tĩnh lặng,
                 Nửa bên sâu nước đủ một tay chèo,
                 Nước lớn nhảy bờ cát bụi cuốn theo,
                 Nước ròng khô cạn lôm xôm cá nhảy.
                 Phía bên nầy ô rô liền một dãy,
                 Lá có gai hoa trắng nở mùa khô,
                 Vài bụi lát mọc sát ở ven bờ,
                 Chỗ cạn giữa sông có vài cây bần ổi
Thời gian trôi...
        Tôi đã không còn dòng sông dễ thương,
        Lề đường gần bờ nhiều cây mắc cở,
        Hoa tím mỏng manh mấy cây trái nổ,*
        Còn chăng con đường tìm lại quê hương?

        Tiếc nhớ thật nhiều về một khúc sông,
        Nước mặn nhạt hai mùa mát dịu ,
        Hàng cây nhỏ in bóng mặt trời chiều,
        Gió thổi hiu hiu

        Chim sẻ bay về tổ,cò trắng bay ngang ,
        Chim bay về tổ có đàn.
                 Trong tôi vẫn nghĩ còn có dòng sông,
                 Để giống truyện thơ,để say trong nhạc,
                 Để giữ kỷ niệm không phai,không mất,
                 Như tôi bây giờ luôn nhớ Gò Công.

*Hoa dại màu tím,trái nhỏ cứng khi giàkhô cứng ,gặp nước tự bung ra gây tiếng nổ


HP
IP IP Logged
đông quyên
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 04/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 267
Quote đông quyên Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2009 lúc 8:25am
 
 
        Dòng sông em không trườn ra biển lớn
        Chỉ treo nghiêng nỗi nhớ tháng ngày xa
        Chút đơn sơ cũng đủ thành sóng gợn
        Nhưng ru tình ly khách rất thiết tha
 
        Ta đã thấy dòng sông trong lòng em
        Bóng Mẹ, tình Cha và ngôi nhà cổ
        Con chim sẻ nằm bơ vơ trong tổ
        Nên tin rằng, em, không thể nào quên
 
        Rất chân tình, ta muốn bơi dòng sông em
        Chỗ cạn, chỗ sâu suốt hai mùa mặn nhạt
        Bỗng ngại ngần, nước sông em trong vắt
        Mà thân ta, cát bụi lấm lem
 
        Hãy giữ dòng sông muôn đời nước chảy
        trong hồn em như tiếng hát quê hương
        Có một ngày,
        Sông vượt đến đại dương!
bx
IP IP Logged
Hoa Xuan
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 01/Feb/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 54
Quote Hoa Xuan Replybullet Gởi ngày: 09/Apr/2009 lúc 8:12am
     Cánh diều tuổi thơ.
 Chiều hai hôm trứớc ,trời ấm và có gió ,tôi thấy hai đứa trẻ cạnh nhà chơi thả diều ở trước sân.Diều nhỏ ,dây ngắn , diều lên cao nhất cở gấp ba bốn lần chiều cao của chúng thì chúng đã phải quay đầu lại để đổi huớng chạy.Cứ diều lên thì reo vui , diều xuống thấp thì lại bắt đầu cố gắng như lúc mới bắt đầu.Hai đứa trẻ cứ chạy tới chạy lui , tuổi nhỏ,không gian hẹp nhưng niềm vui của chúng trông thực sự thỏa thuê rất dễ thương.Nhìn chúng chơi , tôi nhớ đến trò chơi thả diều của trẻ con ở quê mình....
 Hồi tôi còn nhỏ, xã Long Thuận tức TX Gò Công bây giờ còn ít nhà cửa và xe cộ; trẻ con có thể chọn mấy con đường vắng xe để thả diều.Trở ngại duy nhất là chạy cách nào cho diều khỏi vướng dây điện hay kẹt trên các cành cây hai bên đường.Cứ đến mùa khô ,từ khoãng trước Tết khi bắt đầu có hơi gió chướng cho đến hết hè thì trẻ con có thể rủ nhau chơi diều.Mấy anh con trai lớn có thể đi xa ra đồng trống để thả diều bay cao , đám nhỏ hơn chỉ chơi quanh xóm.
Riêng phần tôi , "ngắm diều"
là chính ! cứ nhìn thấy dây diều căng dần đưa cánh diều lên cao là tôi cũng đủ có cảm giác căng thẳng theo , tôi cũng hồi hộp lo âu vì sợ diều lại bị xuống thấp hoặc là dây bị đứt rồi diều bay đi mất. Vui hơn là làm diều: tôi tìm xin nón lá cũ ,chọn mấy vòng nan to làm khung diều , để dành giấy có hình màu trong mấy cuốn Thế giới Tự do để dán thân và đuôi-Chỉ cần ra dáng con diều là thích còn làm sao cho cân bằng để diều bay cao thì...chịu thua. Khi làm xong diều cũng chỉ để "ngắm" vì không dám xin ba mẹ tiền mua dây , có dây cũng chưa chắc dám đem ra "thả" ngoài đường vì mắc cỡ với mấy "con diều thứ thiệt".
  Tới thời các con tôi , ít thấy chúng chơi diều.Đến mùa , hiếm hoi lắm mới thấy được một hai cánh diều bay cao trên bầu trời từ ai đó ở ngoài đồng ruộng.Đôi khi cũng có mấy đứa vào sân vận động để thả diều vì không dám đi xa về vùng đồng ruộng hoặc đi xa hơn nữa.
  Thú chơi thả diều của trẻ con quê
mình bây giờ có còn không? Có còn không những khoãng trời trong xanh với những đôi mắt trẻ thơ với ước mơ bay cao ,bay cao hơn, bay cao nữa...
  Ở đâu , lúc nào ,ai cũng thấy vui khi nhìn hình ảnh cánh diều đang dần lên cao ....cánh diều ước mơ ,
cánh diều trong bầu trời sáng trong, cánh diều trong gió dịu êm .


Chỉnh sửa lại bởi Hoa Xuan - 09/Apr/2009 lúc 8:20am
HP
IP IP Logged
đông quyên
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 04/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 267
Quote đông quyên Replybullet Gởi ngày: 09/Apr/2009 lúc 9:23am
 
 
 
      "...Tiếng sáo ngọc, đôi chiếc diều thả chậm
           Giờ xa cách chắc lòng ta buồn lắm
           Biết làm sao đời là cuộc đổi thay
           Thân con người rày đó với mai đây
           Có được hưởng gì đâu mong vĩnh viễn..."
 
                    * Giã Từ Trường Cũ, tác giã Hường Hoa; Người dạy cho tôi: CÔ THU BA. Năm Đệ Ngũ, lớp học tạm nằm sau phòng Giám Thị trường Trung Học Gò Công.


Chỉnh sửa lại bởi đông quyên - 09/Apr/2009 lúc 9:25am
bx
IP IP Logged
Hoa Xuan
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 01/Feb/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 54
Quote Hoa Xuan Replybullet Gởi ngày: 11/Oct/2009 lúc 12:21pm
      Học trò lên tỉnh đi thi .

  Một người bạn đã nhắc với tôi kỷ niệm về những kỳ thi trong đời ...Đầu tiên là kỳ thi tú tài 1 ,rồi tú tài 2....  Thời của chúng tôi thì kỳ thi Tiểu Học và Trung Học Đệ Nhất cấp đã không còn nữa -điểm thi trong lớp Nhứt và lớp đệ Tứ được dùng làm điểm để duyệt xét tốt nghiệp và xếp hạng .
  Học trò ở Gò Công và các vùng lận cận Mỹ Tho như Châu Thành , Cai Lậy , Cái bè..đều phải về Mỹ Tho để thi -mỗi năm được tổ chức 2 lần . Điều này là cả một mối lo lớn không riêng của học trò đi thi mà là của cả cha mẹ ,của gia đình .
  Lên tỉnh đi thi ...Áo quần ,sách vở ,khăn gói lên đường ...thường thì  có mẹ cha anh chị đi theo...chẳng là lều chỏng như ngày xưa nhưng đi thi tỉnh xa là một mong chờ bao năm của học trò trung học tỉnh nhỏ .
  ....
  Chắc ít có thí sinh nào được như bạn tôi vì bạn đúng là được ba mẹ cưng chiều số một , đi thi Tú tài 1 bạn được ở khách sạn lớn và ăn cơm tiệm . Con đường gần vườn hoa Lạc Hồng có nhiều hàng quán nên tối nào bạn tôi cũng được nghe nhạc tới nửa đêm . Giờ ôn bài ít hơn giờ nghe nhạc nhưng kết quả là bạn tôi vẫn đỗ cao nên kỳ thi Tú tài 2 lại cũng được như vậy ...vì để được tiếp tục may mắn như lần đầu .Tôi còn chưa hỏi là vào năm cuối bậc Trung Học , sắp được làm cậu tú kép , bạn tôi đã có hình bóng của ai đó trong tim chưa , để thi vị hóa nhưng đêm dài khách sạn , nghe tình ca mà mơ chuyện tương lai !
  Thật là không bút giấy nào viết được hết những suy nghĩ trong đầu của những cô cậu tú tương lai lúc đó...chân thì rụt rè chuẩn bị để bước qua một giai đoạn mới của cuộc đời mà lòng thì vui buồn lẫn lộn , lo âu , suy tính rối bời . Trước mắt là cánh cửa mới rộng mở đón vào đời , sau lưng là bao kỷ niệm của thời trung học tươi vui , ... khi thì thấy thật người lớn , sẳn sàng đứng thẳng và vững vàng đi tới , khi thì ngược lại thấy thật nhỏ bé , cần thiết phải có những bàn tay nâng đở , những bờ vai bên cạnh.
 Bạn đã làm tôi nhớ những kỷ niệm của mình , thật đúng lúc tôi cũng đang nhớ về những kỳ thi của học trò Gò Công xưa khi được nhìn lại hình ảnh của bắc Chợ Gạo , bắc Chợ Gạo năm 1969 . Đối với tôi lúc đó hình ảnh Bắc Chợ Gạo gắn liền với Mỹ Tho , còn bắc Cầu Nổi thì gắn liền với Saigon ; cứ đi ngang qua bắc tới bờ bên kia là như đã xa Gò Công rồi , xa về 2 hướng khác nhau ; một về phía tây và một về phía bắc của Gò Công .
  Gò Công - Mỹ Tho cách nhau hơn 30 cây số mà đối với tôi hồi đó thật xa xôi , đơn giản là vì tôi chưa tới đó - chỉ nghe kể là trên Mỹ tho cái gì cũng lớn : chợ lớn , nhà hàng lớn , rạp hát lớn , nhưng quan trọng nhất là trường học không những lớn mà còn nhiều . Hồi nhỏ - 6.7 tuổi gì đó - tôi nhớ có theo cậu mợ tôi ngồi xe hơi một lần đi ngang bắc Chợ gạo , đi bộ xuống cầu để qua bắc Chợ Gạo , mãi lo sợ nhìn mực nước mấp mé sát ván cầu dưới chân , tôi chưa dám hỏi câu nào thì đã qua tới bờ bên kia ; chờ chuyến về nhìn cho tường tận nhưng vì say xe hạng nặng , lên tới chợ Cũ tôi không ăn được hủ tiếu mì mà còn yếu xìu nằm dài nhắm mắt , thế là không được nhìn bắc Chợ gạo lần nữa trên chuyến về...Vậy là Mỹ tho đối với tôi thật là xa  trong khi các bạn tôi lên xuống Mỹ Tho hoài - đùa bảo là đi "Mỹ" - đứa thì kể chơi ở vườn hoa Lạc hồng , đứa thì theo anh chị đi Mỹ tho rồi còn tới chổ ông Đạo Dừa , còn tôi thì để được đi Mỹ Tho tôi chỉ còn chờ tới các kỳ thi , và tôi chờ ...
  Chờ đến hết đệ nhất cấp thì kỳ thi trung học được bãi bỏ , vừa mừng vừa tiếc rẻ vì nếu đi thi trên tỉnh về thì nhận bằng cấp chắc oai hơn một chút ! Đành chờ thêm 2 năm nữa để thi tú tài 1 ! Chờ để nhìn tường tận bắc Chợ Gạo , chiếc bắc nhỏ chở xe và khách đi bộ ngang qua kinh Chợ Gạo , di chuyển không có động cơ mà chỉ nhờ vào sức kéo tay của con người .Dân Gò Công , vậy mà tôi chỉ đi ngang bắc Chợ Gạo vỏn vẹn có 3 lần . Muốn mô tả lại cách chuyển vận của bắc Chợ Gạo , tôi phải nhờ bạn tôi nhắc lại.

   "Cách vận chuyển của bắc Chợ Gạo như sau :  người ta căng một sợi dây cáp  bằng sắt , đường kính dây cáp khoảng 1 inch ngang dòng sông, người làm việc trên phà  dùng một dụng cụ đặc biệt giống như một thanh gỗ 2x4, ngắn khoảng 3 feet,  một đầu vừa bằng đường kính của sợi cáp , gài thanh gỗ lên sợi cáp và dùng sức người đẩy hoặc kéo tựa lên sức căng của sợi dây cáp mà đưa phà đi tới hay đi lui tùy theo ý muốn của người vận hành phà . Khi có tàu thuyền muốn đi ngang , người ta thả cọng dây cáp xuống nước , ở hai đầu bến phà có hai ống sắt lớn có tay quay dùng để kéo lên hoặc thả dây cáp xuống ( dây cáp cuốn vào ống sắt này giống như sợi chỉ cuốn vào cái ống chỉ ).Cách vận hành này rất nguy hiểm, khi dây cáp đứt , người vận hành sẽ bị quật , cuốn bởi dây cáp , thương tật là chuyện thường . Nguy hiểm hơn , phà có thể bị chao nghiêng làm xe và người trên phà ngã đổ , phà bị lệch trọng tâm có thể lật úp xuống nước "

  Bà ngoại tôi đã căn dặn " Đi ngang bắc con nhớ niệm Phật.." vì bà nhớ tới các tai nạn đã xảy ra . Xe đò Mỹ Tho loại nhỏ thôi nhưng có khi bắc sửa chữa thì khách bộ hành phải đi xe chuyền , khi thì đi xe lam , khi thì các chủ xe liên kết nhau để đón khách ở 2 bên bờ  . Tới năm tôi đi thi tú tài 2 thì đường Gò Công -Mỹ tho được Mỹ viện trợ kinh phí làm rộng thêm , tráng nhựa và kế hoạch xây cầu ngang qua kinh bắt đầu thực hiện .Lần thứ hai đi thi - lần cuối đi   qua bắc Chợ Gạo - cô học trò lên tỉnh đi thi vẫn chỉ biết đi theo ông cậu bà con bên ngoại  ( có con học cùng năm với tôi )  tiện thể , cậu ruột tôi đã gửi gắm dắt tôi đi và gửi ở nhả người anh bà con bên ngoại mới liên lạc được vài năm.
  Cũng là để may mắn như bạn tôi , cả hai lần lên tỉnh đi thi tôi đều được ở cùng một nơi ...nhưng không được ở khách sạn như bạn mà là  căn gác thấp của một ngôi nhà lợp tôn , nằm trên con đường đi từ trường Nguyễn đình Chiểu , con đường nối dài , nhỏ dần , ngang qua một cây cầu thì tới nơi ( tôi không nhớ tên đường là gì ) Gác thấp , có một đêm  bên ngoài trời mưa nặng hạt , tiếng mưa rơi đập mạnh trên mái tôn ...không ngủ được tôi đã ngồi bó gối mà liên tưởng đến căn gác nghèo của các văn sĩ ,  thi sĩ , nhạc sĩ...hình ảnh có trong các bài hát , bài thơ , tiểu thuyết .
  Nhờ đi thi , tôi mới được biết Mỹ Tho - nhưng cả hai lần cũng chỉ biết những con đường ngang qua Bắc Chợ Gạo , về chỗ trọ , đến trường thi ...Rồi trở về sau khi thi xong , cũng y như vậy , tôi hãy còn như cô học trò nhà quê lên tỉnh ; cũng còn  lớ ngớ , lơ ngơ .
  .....
  Nhìn lại hình ảnh Bắc Chợ Gạo năm 1969 , tôi nhớ đúng là năm mà lần đầu tiên tôi đã xa nhà đi thi trên tỉnh lớn , gợi nhớ lại biết bao ký ức xưa cũ .Chỉ đi khỏi Gòcông ngang qua bắc Chợ Gạo mà tôi thấy  như là một chuyến đi xa , xa lắm - vì chuyến đi thật quan trọng - đi thi để lấy bằng Tú Tài 1 - cái bằng cấp được coi là chiếc chìa khóa mở được nhiều cánh cửa vào đời . Các bạn tôi : đứa tính làm cô giáo tiểu học  , đứa muốn làm y tá nếu thi đậu ; đứa thì ba má tính gả lấy chồng nếu hỏng thi ; còn đám con trai thì ngâm nga câu : " Rớt tú tài anh đi trung sĩ "
  Bắc Chợ Gạo giờ đã không còn nhưng những ký ức cũ có được  thì không mất trong mỗi người  nếu như đã từng biết đến bến bắc này  . Riêng với tôi , cứ nhìn hình ảnh bắc Chợ Gạo thì tôi nhớ ngay tới hai lần  đi thi của mình , cũng như biết bao học sinh Gò Công hồi đó - học trò lên tỉnh đi thi - đi từ Gò Công .
 
  Hình ảnh người học trò lên tỉnh đi thi dễ thương , hiền lành làm sao ! Học trò Gò Công bây giờ thi tú tài tại trường nhưng cũng phải đi thi đại học ở Saigon , Cần thơ , Mỹ Tho...hay đâu đâu nữa ! Tâm trạng thí sinh cũng không khác nhau nhiều ! Cũng lo âu , cũng suy tính , cũng lơ ngơ , cũng nhà quê hơn dân thành phố lớn , và chắc chắn một điều là trước và sau các kỳ thi thì cũng là khoảng thời gian chờ đợi thật nặng nề , hồi hộp đến vỡ cả tim .   
  Viết đến đây , tôi lại chợt nhớ đến trong một lần cắm trại Tết của trường Trương Định năm nào , trường đã cho học sinh tham dự cuộc thi văn thơ và câu đối trong bối cảnh xưa...cũng lều chõng , cũng khăn xếp áo dài  , cũng có  tiểu đồng  mang giấy bút đi theo... . Học sinh đã tham gia tích cực dưới sự hướng dẫn của các thầy cô dạy văn , rất dễ thương .
   Bất cứ vào thời đại nào , việc học tập và thi cử chỉ khác nhau ở chương trình , phương tiện , cách thức mà thôi . Học trò đi thi thì bao giờ cũng có mục đích như nhau : để tiến thân trong cuộc sống , để đo lường các thử thách , để tìm kinh nghiệm cho bản thân , để xác định bằng một kết quả và để có dịp mình nhìn lại chính mình .
   Còn học thì còn thi ....dù ở trường học hay trường đời !

***Viết để cùng đóng góp và cảm ơn Liêm Nguyễn , Thông Lộ đã cho xem ảnh bắc Chợ Gạo năm 1969 . Cám ơn bạn Thái Nguyễn đã cùng nhớ về các nội dung .

Chỉnh sửa lại bởi Hoa Xuan - 12/Oct/2009 lúc 9:18am
HP
IP IP Logged
Hoa Xuan
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 01/Feb/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 54
Quote Hoa Xuan Replybullet Gởi ngày: 02/May/2010 lúc 12:24pm
    Hồi đó .
  Không biết từ lúc nào , tôi đã bỏ được thói quen dùng hai chữ "hồi xưa" khi nhắc đến những chuyện xảy ra trước tháng 4 năm 1975 - và cũng không hiểu tại sao  trước đây tôi lại cố ý dùng sai từ khi nói chuyện như vậy , dùng cụm từ chỉ thời gian đáng ra chỉ được dùng khi kể chuyện cổ tích hoặc là những chuyện gì xưa ...xưa lắm .
  Và tôi đã sửa đổi ...Thật thú vị khi nói "hồi đó". Vừa đủ hiểu là chuyện trong quá khứ , vừa tự giải quyết cho mình khỏi phải loay hoay moi óc xác định rỏ thời gian - chỉ là một yếu tố phụ bên cạnh các nội dung cần phải được ghi nhớ , nhớ thật nhiều , nhớ thật lâu ...
  Hồi đó , nửa phần trước của thập niên 70 . Không thoát khỏi những cái lo chung , tuổi của những thanh niên cách đây 35 năm đủ suy nghĩ để hiểu , để lo ...và cũng không thiếu tình cảm để thương cho cuộc sống , để tiếc nuối một thời với bao dự định tương lai chưa kịp thực hiện và rất bối rối lo âu trước các con đường trước mặt . Gò Công hồi đó là một trong các tỉnh miền Nam bình yên nhất ...trong khi trên trang đầu của các nhật báo đều in hình bản đồ Việt Nam có tên các tỉnh miền Trung  với một thời gian dài sống  trong máu lửa kinh hoàng , các tỉnh sát biên giới phía tây thì tình hình ngày càng căng thẳng ...
  Hồi đó ... tôi có 3 ngày đầu tuần đi dạy ở một trường quận cách nhà hơn 10 cây số , sáng sáng cũng được nhìn bản đồ  VN treo trong phòng nơi các thầy cô chuẩn bị tới lớp , nghe mấy anh dạy sử địa nói về hoàn cảnh địa lý của mấy tỉnh được nhắc tên trên báo , nghe mấy chị vui gượng tính chuyện mỗi kỳ lương chắc phải trích tiền ra mua chiếc nhẩn vàng 24 làm của , "chạy giặc" có chút đỉnh hộ thân . Nhóm trẻ thân nhau , sau giờ dạy lớp quây quần bàn luận , có dịp là ngồi lại với nhau như sợ rằng không còn thời gian gần được nhau . Những chuyến về tỉnh lảnh lương phụ trội , hẹn nhau ở các quán bánh canh Cầu Tàu , cá nướng ở góc đường Miểu Bà ...Đường đi ngắn thì muốn dài thêm , nghỉ dừng chân bên đường chụp vài tấm ảnh - chuyện mà trước đây chưa lần nghĩ tới . Lần hẹn thứ nhì của năm 75 - tháng 4 , rơi vào ngày 30 . Hai ngày trước đó tôi còn ở Saigon , thi xong ở Khoa Học đi xem đường vào Saigon đầy  xe hàng chở người , rất nhiều thùng phuy chứa cát . Muốn trở về Gò Công thì nghe đường Mỹ tho - Saigon bị  gián đoạn , bao nhiêu chuyền xe đều đổ dồn về ngả Cầu Nổi . Tôi chui lên được xe qua cửa sổ là nhờ cô bạn quen từ GC đi lên giử lại chổ , khởi hành từ sáng sớm nhưng mãi đến hơn 4 giờ chiều mới tới GC vì kẹt ở bến phà Cầu Nổi . Ngày 30 đúng hẹn , tôi chuẩn bị món bánh xèo - theo đề nghị của cả nhóm từ trước - trong tâm trạng lo âu vì đâu cách gì liên lạc được với nhau . Tôi không nhớ rõ đã chiên sẵn bao nhiêu cái bánh trên dĩa , phần thêm dọn ở mâm , vàng thơm bên rau xanh và nước mắm ớt đỏ tươi với các tép chanh nổi trên mặt . Vừa đứng ở bếp vừa mở radio nghe tin tức thời sự...
  Khi bản tin cuối cùng vừa đọc xong , tôi dụi tắt củi trong bếp , chảo nóng vẫn còn đặt trên lò than đỏ rực  cho tới lúc than tắt hẳn , chảo nguội dần .
  Tội nghiệp các dĩa bánh nguội lạnh rối khô khốc , hơi dầu mỡ làm no hay nổi lo sợ đầy ắp , cả nhà tôi  không người nào đụng tới . Bạn xa Chợ gạo bị ngăn đường , bạn Hòa Đồng không dám ra khỏi nhà , ở  Hòa Bình cũng vậy , gần nhất là tại chợ Gò Công còn không dám ra khỏi nhà nói chi xa hơn ! Hôm sau có xe lam chạy , chị bạn tôi phải đích thân ngồi xe xuống tận nhà tôi để báo tin thầy cô giáo phải trình diện trong ngày 1 tháng 5 để bắt đầu nhưng ngày lao động sau đó .

  Chỉ sau một ngày , mọi chuyện trở thành chuyện hôm qua , chuyện của năm trước , chuyện của quá khứ . Sau cái chớp mắt mọi chuyện thay đổi nhanh như trở bàn tay , tay úp tay ngữa , tay trắng tay đen . Vậy là tôi đã xa ngôi trường đầu tiên nơi tôi lần đầu bước lên bục giảng , rất sớm để tự đặt mình trong cái khuôn mẩu sư phạm mà tôi đã chọn , rất vui với các đồng nghiệp lúc nào cũng lịch sự và thân thiện với cô giáo trẻ , rất gần với các học sinh trường quận rất hiền . Vậy là hình ảnh hàng dương trên lối vào trường đã đi vào ký ức , vậy là thôi không còn nhìn được cây phượng già ở sau trường nở hoa muộn , không còn có được cái suy nghĩ ầm áp khi nhìn thấy trái phượng khô còn trên cành khi hoa mùa sau đã nở rộ - nhìn ngắm lâu đã làm tôi liên tưởng đến hình ảnh hai thế hệ trước và sau đang đi cùng nhau , cùng nhau trong một khoảng không gian thật bình an .
  Và cũng sau ngày đó món bánh xèo trong ký ức của tôi luôn xuất hiện cùng với các hình ảnh và tình cảm khác nhất là vào những ngày cuối tháng tư , năm nào cũng nhớ dù có khi chỉ nhớ thoáng qua . Chỉ có nhóm bạn thân xưa thì vắng nhau dần rồi xa nhau lâu , vướng bận đời thường đã làm thưa dần rồi mất luôn  những thăm hỏi mà hồi đó rất nghèo các phương tiện để liên lạc .

  Giờ chỉ còn nhớ trong kỷ niệm , còn trong các tấm ảnh ngày xưa . Tôi vẫn còn nhớ hàng dương trên lối vào trường , nhớ cây phượng ở sau trường , nhớ khoảng sân rộng với từng cụm phòng học cách xa nhau ( nên 5 phút đổi giờ ai cũng ra đứng ở cửa lớp nhìn qua lại , vẩy tay cười với nhau )
  Thời gian qua , cảnh và người đều xa .
 
  Trong những cái nhớ chung rất đáng trân trọng luôn có bao nỗi bâng khuâng với chuyện mất còn làm ray rứt lòng thật sâu đậm không nguôi còn có những cái riêng rất nhỏ , rất đời thường không thể nào quên . Nhớ cảnh , nhớ người ...thôi cũng vui vì thấy còn cả trong  tim , con tim còn đầy ắp tình quê - một điều biết rất rỏ là không mất .
  
  




Chỉnh sửa lại bởi Hoa Xuan - 03/May/2010 lúc 8:10am
HP
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/May/2010 lúc 6:50pm
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/May/2010 lúc 6:52pm

tom-12-01-town-233x234.jpg

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/May/2010 lúc 6:53pm

TongyvienCH.jpg

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 02/May/2010 lúc 6:54pm

town01-550.jpg

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Trang  of 2 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.129 seconds.