Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Anh Hùng Tử, Khí Anh Hùng Bất Tử!!!” Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
tuavanle
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 30/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 335
Quote tuavanle Replybullet Chủ đề: Anh Hùng Tử, Khí Anh Hùng Bất Tử!!!”
    Gởi ngày: 27/Oct/2010 lúc 2:03pm
“Anh Hùng Tử, Khí Anh Hùng Bất Tử!!!”

Sau hoà ước Quí-mùi (1883) chấp nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc-kỳ, Vua Việt-Nam kêu gọi dân chúng nổi lên chống Pháp. Ðề-Ðốc Trương-Văn-Thám đã hưởng ứng phong trào này và nổi dậy chống Pháp chiếm giữ các vùng Bắc-Giang, Thái-Nguyên và Hưng-Hóa. Dân chúng gọi ông là Ðề-Thám.

Pháp đem quân đánh mãi mà không được nên năm 1894, Pháp phải xử hoà với ông, cho ông cai quản 22 xã trong vùng Yên-Thế, Ðề-Thám lập căn cứ ở Chợ-Gò. Dân chúng gọi ông là con "Hùm thiêng Yên-Thế". Nhưng hai năm sau thì Ðề-Thám lại nổi lên đánh Pháp, tới năm 1898 thì Pháp lại xin ký hoà ước nhường cho ông thêm nhiều quyền lợi nữa. Ðề-Thám sống yên cho tới năm 1905 thì lại nổi dậy đánh Pháp một lần nữa (những tấm hình ông chụp với gia đình là trong khoãng nầy).
Năm 1908, Ðề-Thám quyết định đánh một cú lớn để chiếm thành Hà-Nội nên đã âm mưu với nhiều người đầu bếp để bỏ thuốc độc (bột datura) cho 200 lính Pháp giữ thành ăn, nhưng vì liều thuốc hơi yếu nên lính Pháp chỉ bị lảo đảo chứ không chết, cuộc âm mưu bất thành.

Ðầu năm 1909, quân đội Pháp quyết định mở chiến dịch lớn để tấn công Ðề-Thám trong tận sào huyệt, Ðề-Thám thua nên bỏ trốn vào rừng. Pháp ra giải thưởng 25.000 đồng cho ai bắt hay giết được Ðề-Thám. Có ba tay lãng tử người Tàu vì ham tiền nên tìm đến Ðề-Thám để xin gia nhập rồi thừa lúc ban đêm ông ngủ mà xúm đến chặt đầu ông đem về lãnh thưởng ngày 10 tháng 2 năm quí-sửu (18-3-1913), chấm dứt một cuộc kháng chiến trường kỳ trên một phần tư thế kỷ.

 

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/de-tham1.jpg

Anh hùng Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)

The%20image%20“http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/de-tham2.jpg”%20cannot%20be%20displayed,

%20because%20it%20contains%20errors.

Ðề-Thám và mấy người con cháu (giữa 1898 và 1905)

The%20image%20“http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-anh-hung.jpg”%20cannot%20be%20displayed,%20because%20it%20contains%20errors.

 Những bạn cách mạng của Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)

The%20image%20“http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/Nhom_De_Tham.jpg”%20cannot%20be%20displayed,%20because%20it%20contains%20errors.

Những bạn cách mạng của Ðề-Thám

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-gia-dinh.jpg

Ðại gia đình của Ðề-Thám trước khi bị bắt hết

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-gia-dinh1.jpg

Ðại gia đình của Ðề-Thám trước khi bị bắt hết

The%20image%20“http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-gia-dinh1.jpg”%20cannot%20be%20displayed,%20because%20it%20contains%20errors.

Gia đình cha vợ của Ðề-Thám bị bắt

The%20image%20“http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/Beau_pere_DeTham_arrete.jpg”%20cannot%20be%20displayed,%20because%20it%20contains%20errors.

Cha vợ của Ðề Thám bị bắt

The%20image%20“http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/YenThe_3e_femme_de_De_Tham.jpg”%20cannot%20be%20displayed,%20because%20it%20contains%20errors.

Thi Nho, người vợ thứ 3 của Ðề Thám bị bắt

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/TheMui_2e_femme_CaRinh_1911.jpg

The Mui, người vợ thứ 2 của Cả Rinh (con nuôi của Ðề Thám)

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/TheMui_2e_femme_CaRinh.jpg

The Mui bị bắt

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/YenThe_deux_prisonniers_1911.jpg

Yên Thế, 2 nghĩa quân bị bắt (1911)

 

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-ba-bieu.jpg

Anh hùng Ba-Biêu, cánh tay mặt của Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-chua.jpg

 

Ngôi chùa tuyên thệ của nhóm Ðề-Thám

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-dau-hang.jpg

                                                    Một nghĩa quân và Quynh, con rể của Ðề Thám ra hàng
The%20image%20“http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/YenThe_Cho_Go.jpg”%20cannot%20be%20displayed,%20because%20it%20contains%20errors.
Cho Go, repaire de De Tham
The%20image%20“http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-can-cu1.jpg”%20cannot%20be%20displayed,%20because%20it%20contains%20errors.
Một thành lũy của Ðề-Thám
The%20image

%20“http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-can-cu2.jpg”%20cannot%20be%20displayed,%20because%20it%20contains%20errors.
Phía trong của thành lũy
The%20image%20“http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/de_tham_fortin.jpg”%20cannot%20be%20displayed,%20because%20it%20contains%20errors.
Phía trong của thành lũy
The%20image

%20“http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-don-linh.jpg”%20cannot%20be%20displayed,%20because%20it%20contains%20errors.

 

 

Một đồn lính Pháp trong vùng Yên-Thế

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-phap5.jpg

Ðường hào của quân đội Pháp để chống lại Ðề-Thám

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-phap6.jpg

Pháp đang xây dựng một đồn lính trong vùng Yên-Thế

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-phap4.jpg

The%20image%20“http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-tu-thuong.jpg”%20cannot%20be%20displayed,%20because%20it%20contains%20errors.

Vận tải một tử thương (1909)

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-tu-tuong1.jpg

Chôn cất một lính Pháp tử trận (1909)

The%20image%20“http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-bi-thuong.jpg”%20cannot%20be%20displayed,%20because%20it%20contains%20errors.

Chuyên chở một thương binh (1909)

The%20image%20“http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-bi-thuong2.jpg”%20cannot%20be%20displayed,%20because%20it%20contains%20errors.

Thương binh Pháp (1909)

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/YenThe_cuisine_en_plein_vent_4.jpg

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-kham-sai.jpg

Khâm-Sai Lê-Hoàn, kẻ thù truyền kiếp của Ðề-Thám

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yenthe_nhom_pham-que-thang.jpg

Nhóm quân của Phạm Quế Thắng

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-hoi-cung.jpg

Một người trong nhóm Ðề-Thám đang bị hỏi cung

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-tu-nhan.jpg

Bị bắt làm tù binh

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-tu-nhan1.jpg

Một người trong nhóm Ðề-Thám bị bắt

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-con-dao2.jpg

Tù binh Ðề-Thám trên hải cảng  Alger trước khi vào tù ở Guyane

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-con-dao1.jpg

Tù binh Ðề-Thám trên hải cảng  Alger trước khi vào tù ở Guyane

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-tu-hinh.jpg

Những anh hùng của nhóm Ðề-Thám bị xử tử (1908)

The%20image%20“http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/yt-dau-lau.jpg”%20cannot%20be%20displayed,%20because%20it%20contains%20errors.

Thủ cấp của những anh hùng nhóm Ðề-Thám

The%20image%20“http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/Yenthe_thu_cap.jpg”%20cannot%20be%20displayed,%20because%20it%20contains%20errors.

Thủ cấp của một anh hùng nhóm Ðề-Thám

 

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/dau-doc21908.jpg

Tù nhân bị bắt trong vụ "Ðầu Ðộc" (1908)

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/dau-doc11908.jpg

Bị xử trảm (1908)

http://nguyentl.free.fr/autrefois/resistance/dau-doc31908.jpg

 
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 27/Oct/2010 lúc 7:34pm
 
Cám ơn Lê Tua
Tài liệu này hay quá.  Hình ảnh thật quý  .
Nhìn trong hình, xã hội VN nghèo khổ thật chạnh lòng  .
Những người yêu Tổ Quốc, yêu Đồng Bào, sẵn lòng hy sinh , đáng khâm phục  .
Khi sa cơ thất thế cả họ hàng bị vạ lây , bị tù đày , xử tử  .
Biết trước, mà các Vị ấy vẫn không nao núng , quyết lòng tham gia khởi nghĩa.
Quả thật "Anh Hùng Tử, Khí Hùng Bất Tử” !
 
mk
mk
IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 27/Oct/2010 lúc 8:58pm




Anh HùngTử, Khí Hùng Bất Tử


Trình bày : Nhóm Hợp Ca Nhật Trường

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 27/Nov/2010 lúc 4:28am

Nói chuyện về “dân khí” với cháu ngoại cụ Phan Châu Trinh

Năm nay bà Lê Thị Kinh, cháu ngoại chí sĩ Phan Châu Trinh đã 87 tuổi, nhưng suy nghĩ về vận nước ở người đàn bà này vẫn đau đáu như chính ông ngoại bà hồi khởi xướng phong trào Duy Tân hơn 100 năm trước.

 
Bà Lê Thị Kính bên chiếc tủ lưu niệm cụ Phan Chu Trinh. Ảnh: Hồ Trung Tú

Bà Lê Thị Kính (còn gọi là Phan Ngọc Minh, sinh năm 1925) là con gái của cụ Phan Thị Châu Liên (cụ Châu Liên là trưởng nữ của cụ Phan Chu Trinh), vào Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1945, học và dạy ở trường Đại học Kinh tế Hà Nội, sau đó làm hiệu phó trường Đại học Công nghiệp nhẹ; năm 1975, bà được giữ chức vụ trưởng vụ Ngoại giao, theo dõi hệ thống các tổ chức quốc tế. Từ năm 1982-1990, bà là Đại sứ Việt Nam tại Ý kiêm nhiệm một số nước tại vùng Địa Trung Hải. Hiện bà Lê Thị Kinh đang sống tại số nhà 72 Phan Chu Trinh (TP Đà Nẵng).

Năm nay bà Lê Thị Kinh, cháu ngoại chí sĩ Phan Châu Trinh đã 87 tuổi, nhưng suy nghĩ về vận nước ở người đàn bà này vẫn đau đáu như chính ông ngoại bà hồi khởi xướng phong trào Duy Tân hơn 100 năm trước. Như bất cứ ai khác khi nói về cụ Phan, chúng tôi lại mở đầu về nâng dân trí; chấn dân khí và hậu (trong hùng hậu) dân sinh.

 

Bà Lê Thị Kính: Đừng nên nói chung chung và máy móc như thế. Dân Trí và Dân Sinh ở mức độ nào đó đã là khá rồi. Cụ Phan thời đó thèm lắm cái dân trí và dân sinh bây giờ. Thế giới hiện nay cũng đã đánh giá ta khá cao về dân trí và dân sinh. Chấn dân khí mới là điều quan trọng bây giờ. Lịch sử đang đặt trên vai chúng ta hôm nay một nhiệm vụ chẳng nhẹ nhàng chút nào so với các cụ thời ấy.

Mỗi thời, mỗi giai đoạn của lịch sử đều có vấn đề của mình, những nhiệm vụ không dễ dàng buộc con người của giai đoạn ấy giải quyết. Những năm đầu thế kỷ các cụ đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Khi chủ trương “ỷ Pháp” Phan Châu Trinh không hề có ý chịu khuất phục kẻ thù, mà cùng với tư tưởng duy tân và bất bạo động, cụ muốn tìm một con đường thành công mà ít phải đổ máu. Lúc đó là lúc mà “cả nước như đang ngủ mê tiếng thở như sấm”. Ông cùng các bạn của mình mang trống tân học, mõ dân quyền đi cổ động duy tân chẳng khác nào “gõ trán xách tai người mà đánh thức dậy”.

Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là cả một nghệ thuật lèo lái con thuyền đất nước. Mỗi thời có mỗi cái khó. Cái khó bây giờ cũng không hề kém cái khó của những năm gian khó nhất. Nó buộc chúng ta phải giải quyết và rõ ràng là chẳng dễ dàng một chút nào. Có thể thất bại, có thể thành công nhưng hậu thế sẽ chỉ ghi nhận những tấm lòng vì dân vì nước, không màng đến sự lưu danh mà hành xử.

Hồ Trung Tú: Các cụ ngày xưa trong vai trò người dân mất nước dễ có điều kiện để nhận ra cái trách nhiệm mà lịch sử đặt lên vai. Cái khó của thời này và trách nhiệm lịch sử của thời này là gì, thưa bà?

Bà Lê Thị Kinh: Thời của các cụ là thời mà lòng yêu nước được thể hiện trong sự khắc khoải của mỗi con người về một con đường cứu nước, đưa đất nước thoát khỏi cảnh lầm than, lạc hậu; thời mà những ý tưởng về sự canh tân nó cũng hăm hở, sôi nổi và mạnh mẽ như những đạo quân khiến kẻ thù phải run sợ. Thời mà, chỉ chuyện cắt tóc cho ngắn thôi đã khiến kẻ thù đem quân đàn áp, hàng trăm người bị bắt bớ, tù đày. Thời mà mỗi cơ sở sản xuất kinh tế là mỗi trung tâm tập hợp những người yêu nước, quyết một lòng làm cho dân cường nước thịnh chứ không vì sự giàu có của bản thân. Thời các cụ, tinh thần yêu nước nó thể hiện cụ thể ở trong mỗi người dân. Có những câu ca bài vè cụ thể mà tôi còn nhớ như “Mua hàng ngoại hóa giúp Tây đánh mình” nó rất thiết thực và cụ thể. Nghe nói đang có phong trào người Việt dùng hàng Việt tôi rất mừng.

Hồ Trung Tú: Thưa bà, có thể bà không để ý nhưng bây giờ thì người ta chỉ nhắm đến lợi nhuận. Một ví dụ, có thể là không chính xác lắm, như chuyện để được làm đại lý bán buôn cho một sản phẩm nước ngoài, người ta đã không ngần ngại hại nhau để giành lấy là nhà độc quyền phân phối. Chẳng ai nghĩ đến chuyện thay vì giành quyền đại lý, ta thử sản xuất mặt hàng ấy xem sao?

Bà Lê Thị Kinh: Trong Tỉnh Quốc Hồn Ca, Phan Châu Trinh viết:

Mau mau đi học lấy nghề

Học rồi ta sẽ đem về dạy nhau

Tôi già rồi, đã hơn 85 tuổi, nhưng vẫn không sao hiểu được cái chuyện bây giờ người ta vẫn thích buôn bán hơn là chuyện sản xuất. Chiếc xe máy, chiếc điện thoại di động có khó đến mức không thể đi học rồi về làm hay không? Ngay trên tivi xem phim hằng ngày, mình không làm được thì đi học về mà làm. Mà cũng không thể hiểu được, ngay như chuyện Vinashin, nhà nước đổ tiền vào cho sản xuất mà cũng không chịu dồn sức cho sản xuất mà lấy vốn đi làm dịch vụ cho mau có lãi. Sao kỳ vậy tôi không hiểu!

Coi công chức như chiếc dép xài

Quyền cao lộc trọng mấy ngài

Bỏ quan bỏ chức ra ngoài (để làm) công thương

Thế nhưng từ rất lâu chuyện trở thành người nhà nước là mơ ước của nhiều thế hệ trẻ, đến bây giờ hình như cũng chưa thuyên giảm.

Nhu cầu của con người ta xét cho cùng đâu có bao nhiêu. Ăn ở, đi lại xét cho cùng ra, đâu có hết tiền tỷ. Người có trăm tỷ rồi sao không nghĩ như các cụ ngày xưa đã từng chung vốn làm ăn, vực dậy một ý thức tự hào dân tộc. “Một chủng tộc muốn được như một chủng tộc văn minh chỉ có tự lập, tự cường. Không mở mang dân trí, không để dân giàu thì không có con đường nào đạt đến tự trị” (Thư Phan Châu Trinh gửi Nguyễn Ái Quốc ngày 18.12.1922).

Ngày xưa cụ nói trong Pháp Việt liên hiệp hậu chi tân: “Trong thế giới ngày nay, ngu thì phải chết”. Theo ông, người lãnh đạo quốc dân phục hưng lại đất nước phải là những kẻ sĩ đại chí, phải lấy việc lợi hại trong nước làm việc lợi hại của mình. Đó không những là con người có chí lớn mà quý ở chỗ biết thời thế, ở trong nước thì xem địa vị của nước mình ra thế nào. Ở nước ngoài thì xem địa vị liệt cường ra sao. Đem ra tính toán không sai một hào, một ly.

Thôi, dừng lại ở đây đi. Phong trào Duy Tân đã 107 năm rồi, tôi chỉ mong sao công cuộc chấn dân khí mà các cụ ngày xưa không tiếc thân mình để thực hiện đến bây giờ lại được khơi dậy. Nó lụi tàn hoặc mờ nhạt ở chỗ nào thì phải tìm cho ra rồi cùng nhau mà thắp lên, mà đốt lên cho “rạng rỡ nước non này”.

 

 

Được biết, mặc dù đã gần 90 tuổi, sau khi hoàn thành cuốn “Phan Châu Trinh, những tư liệu chưa công bố” với rất nhiều tài liệu mới bà tìm được trong các thư khố Pháp, từ năm 2005 đến nay bà lại bắt tay vào làm cuốn sổ tay, nhật ký của nhà văn Phan Tứ. Sinh thời nhà văn Phan Tứ nổi tiếng là người ghi chép cuộc sống, nhật ký vào sổ tay rất tỉ mỉ; thế nhưng ít ai ngờ rằng vì lý do bí mật, ông đã chép sổ tay bằng bốn thứ ngôn ngữ là tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Lào và tiếng Nga. Suốt trong những năm 1961 đến 1967 Phan Tứ hoạt động ở chiến trường khu 5 và ông ghi chép chi tiết cuộc sống vào gần 40 cuốn sổ tay, hơn 3.000 trang đánh máy. Đọc dịch, hiệu đính, lược bỏ, bà như bị cuốn vào cuộc sống của chiến trường Trung Trung Bộ trong những năm ác liệt ấy. Lặng lẽ làm suốt 5 năm qua, giờ thì bản thảo đã gần xong với 1.400 trang A4, và chờ nhà xuất bản nào đó nhận in.

“Không phải vô cớ mà gần đây các nhật ký chiến tranh được chú ý đến nhiều. Cuộc chiến tranh của chúng ta là quá vĩ đại, nhà văn nào đi nữa cũng sẽ không phản ánh được hết cuộc chiến ấy, chỉ có các sổ tay, nhật ký viết ngay dưới tầm đạn lửa mới may ra thỏa mãn được người đọc. Giờ nó như là những tư liệu lịch sử, những địa chí, ký sự cần thiết cho mọi người”, bà nói.

Hồ Trung Tú

 
Bà Lê Thị Kính thăm vua Tây Ban Nha


Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 27/Nov/2010 lúc 5:17am
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.109 seconds.