Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: VĂN HÓA PHONG TỤC VIỆT- NGÀY TẾT Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 2 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Chủ đề: VĂN HÓA PHONG TỤC VIỆT- NGÀY TẾT
    Gởi ngày: 24/Jan/2011 lúc 9:09pm
TẤT NIÊN- CHỢ TẾT
 
ThingsAsian:%20A%20Tat%20Nien%20party%20in%20Hoi%20An%20Market ThingsAsian:%20Making%20friends%20at%20the%20Tat%20Nien%20party%20in%20Hoi%20An%20Market

A Tất Niên party in Hội An Market

 
Bạn bè, đồng nghiệp, hay bạn hàng thường họp mặt lại với nhau trước khi chia tay về ăn Tết tổ chức một bữa tiệc được gọi là tất niên. Trong bữa tiệc mọi người chúc Tết lẫn nhau và cùng chung vui trong bữa tiệc cuối trước thềm năm mớị
Buổi học cuối cùng trong trường lớp thường thì học trò biếu Tết thầy và thầy gởi lời chúc Tết đến gia đìn học sinh. Đôi khi có chút bánh mứt để tăng thêm phần ngọt ngào của buổi học cuối cùng. Thầy trò ngồi nhắc lại những chuyện trong năm qua và nói về Tết. Nhiều khi học trò còn đốt pháo mừng thầỵ

CHỢ HOA NGÀY TẾT SÀI GÒN

CHO%20HOA%20NGAY%20TET-SAI%20GON%20-%20IMGZHR0YLPO2M.jpg
Tết đến. mọi người đều sắm sửa cho năm mới vì vậy, nói đến Tết là phải nhắc đến phiên chợ Tết. Phiên chợ họp thường vào ngày 28-29 tháng chạp. Trong phiên chợ này, cha mẹ thường dẫn con cái đi sắm sửa quần áo đồ dùng cho Tết như tranh pháọ Vì vậy, phiên chợ này được gọi là phiên chợ trẻ con. Phiên chợ Tết là phiên chợ họp sau phiên chợ trẻ con, hay là phiên chợ cuối cùng của năm. Trong phiên chợ này người bán hàng thì ráng bán hết những mặt hàng mình đang có, hay người mua hàng thì ráng mua những gì mình thiếu cho Tết. Phiên chợ này rất đông ngườị Người người nườm nượp tranh nhau mua hàng hoặc bán hàng. Nhiều chợ lớn ở Sài Gòn, những lúc này trong chợ không có chỗ đi, chỉ toàn chen lấn. Không khí lại càng thêm nhộn nhịp tấp nập.
 
Tiểu Điệp


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Jan/2011 lúc 10:30pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Jan/2011 lúc 9:56pm
VÀI TỤC LỆ TRONG ĐÊM GIAO THỪA
 
 
Trong đêm giao thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, ta có những tục lệ mà cho đến nay cũng còn nhiều người giữ.

—Lễ Chùa, đình, đền: Sau khi cử hành xong lễ giao thừa, người ta kéo nhau đi lễ ở các chùa chiền, đình, đền để cầu phúc cầu may, để xin Phật Thần phù hộ cho năm mới gia đình và bản thân được nhiều phước lành và may mắn đến. Bên cạnh đó người ta còn đi xin quẻ đầu năm để có thể biết trước năm mới sẽ ra saọ
—Xuất hành: Khi đi lễ người ta thường hay chọn giờ, chọn hướng để xuất hành. Họ tin rằng nếu đi đúng giờ và đúng hướng ra khỏi nhà thì năm mới sẽ gặp lành nhiều mà dữ thì ít. Ngày nay ở Sài gòn, việc chọn giờ chọn hướng không còn được dùng nhiềụ Ở các đình chùa, đêm giao thừa thường đông các thiện nam tín nữ trong những bộ áo quần đủ màu đến lễ báị
 

—Hái lộc: Bên cạnh đi lễ đình chùa, lúc trở về người ta còn có tục hái cành cây hay cành hoa khi xuất hành về. Hái lộc có ngụ ý là m lấy lộc của Trời Đất, Phật Thần ban cho về nhà. Trước đình chùa thường có những cây to cành lá um tùm như cổ thụ, cây bồ đề.... Mỗi người bẻ một nhánh gọi là cành lộc. Họ đem cành lộc về cắm trên bàn thờ cho đến khi tàn. Cành lộc tượng trưng cho điềm tốt lành, may mắn, phúc lộc của năm mớị
—Hương lộc: Có nhiều người không hái lộc trong lúc xuất hành, họ xin lộc tại các đình chùa bằng cách đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn trước bàn thờ, rồi mang về nhà cấm lên bình hương của bàn thờ Tổ Tiên, hoặc các vị Thần khác ở nhà. Ngọn hưong tượng trưng cho sự phát đạt thành công của năm mớị Xin hương lộc tức là xin Phật Thần phù họ cho công việc làm năm được tốt lộc quanh năm. Nếu trên đường đưa hương về nhà, gió thổi mạnh làm bốc cháy hương thì người ta tin đó là một điềm tốt, may mắn cho cả năm.
—Xông nhà là người đầu tiên bước vào nhà trong năm mớị Ta tin người dễ vía xông nhà thường mang tốt đẹp quanh năm đến cho gia đình. Vì vậy, thường khi họ đi lễ về thì đã sang năm mới, họ tự xông nhà của mình để tránh những người khác mạnh bóng vía đem diều xấu đến cho năm mớị Nhưng có thể trong nhà không ai có vía dễ thì có thể nhờ một người trong làng xóm, hay thân bằng cố hữa tốt vía sớm ngày mồng Một Tết xông nhà trước khi có khác đến.
 

—
Đốt pháo: Đêm giao thừa, mọi nhà đều đốt pháọ Dân ta tin đốt pháo để trừ ma quỷ. Theo tục người ta truyền thì có giống ma núi được gọi là Sơn tiêu, khi đến gần người thì người đau bệnh, vì vậy đốt pháo để tránh xạ Nhiều gia đình bắt đầu đốt pháo từ buổi chiều giao thừa, khi bắt đầu cúng gia tiên. Phần lớn dân ta hiện nay không phải đốt pháo để trừ ma quỷ mà chính tiếng pháo giúp vui cho ngày Tết, làm gia tăng thêm sự hân hoan, phấn khởi của mọi ngườị Xua tan những phiền muộn của năm cũ. Tiếng pháo làm cho ngày xuân thêm tưng bừng và năm mới thêm nhộn
Tiểu Điệp


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Jan/2011 lúc 10:12pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Jan/2011 lúc 10:15pm
TẾT NGUYÊN ĐÁN
 
 
Tết Nguyên Đán là lễ tết đầu tiên của một năm. Tết được bắt đầu từ lúc giao thừa cùng với lễ trừ ti.ch. Theo chữ Hán Nôm, Nguyên có nghĩa là bắt đầu, Đán là buổi sớm maị Tết Nguyên Đán tức là tết bắt đầu đầu năm, mở đầu cho mọi công an việc làm với tất cả mọi cảnh vật đều mới mẻ đón xuân sang.
Năm mới đến, những sự may mắn mới đến, và bao nhiêu điều lo âu phiền toái của năm cũ đều theo năm cũ mà đi hết.
Theo sử của Trung Quốc, Tết Nguyên Đán có từ đời nhà Hạ và lấy tên mười hai chi đặt cho mười hai tháng.
Tháng Dần là tháng Giêng được chọn là tháng đầu năm.
Đến đời nhà Ân, thay đổi là tháng Sửu làm đầu năm. Nhưng khi đến nhà Chu thì sửa lại tháng Tý. Rồi đến đời Tần Thủy Hoàng lại sửa chữa lấy tháng Hợị Nhưng khi đến đời vui Hán Vũ Đế thì đầu năm lại vào tháng Dần như ban đầụ Và từ đó đến nay không còn sửa nữạ
Tết Nguyên Đán đến, mùa đông vừa qua, tiết lạnh cũng hết, ngày xuân ấm áp tới, đem lại hoa cỏ đua tươi khiến cho con người cũng như biến đổi cả tâm hồn sau một năm dài làm lụng vất vả.
Người người vui vẻ đón xuân mới, lòng chứa chan hy vọng ở những sự may mắn mớị Ai ai cũng vui, nên không ai bảo ai, gặp nhau người ta đều cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.
 Tiểu Điệp
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Jan/2011 lúc 10:26pm
NHỮNG TỤC LỆ NGÀY TẾT
 
 
Người dân Việt quanh năm làm ăn vất vả không ngừng nghỉ. Chỉ có ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, chơi xuân. Cảnh xuân đầy đủ sắc hoa, tiếng pháo nổ rền để những mảnh giấy đỏ hồng khắp phố. Ở miền Bắc và miền Trung còn có thêm mưa xuân, khí trời ấm lại, hương vị xuân đến với mọi ngườị Mọi người đón Tết một cách nhiệt tình, nồng nàn, và trịnh tro.ng. Vì vậy việc sửa soạn cho ngày Tết được tiến hành rất công phụ
Dân ta thường sửa soạn cho ngày tết bắt đầu từ tháng chạp (tháng 12 âm lịch). Nhà nào cũng lo mua gạo nếp, mua đậu xanh để gần đến ngày gói bánh chưng, bánh tét. Họ còn muối dưa hành vào đầu tháng nàỵ Bên cạnh đó, họ đi chợ sắm sửa những vật dùng cho ngày Tết. Họ mua sẵn gà, hương để cúng cũng như biếụ Bánh mứt, hoa quả được mua một phần, còn phần thì gởi biếu những người mình chịu ơn. Như học trò biếu thầy cộ
Không những lo sửa soạn các vật dụng, dân ta còn lo sắm một bộ quần áo Tết. Đặc biệt là các cô gái mới độ xuân thì, ngày xuân là dịp các cô chưng diện để cho mọi người ngắm nhìn đặc biệt là các cậu con trai mới vừa đôi mươi đang tìm hồng nhan tri kỷ.
Ở các làng mạc, không những các gia đình sửa soạn ngày Tết cho họ mà còn cho cả làng. Họ tính việc mở hội làng đầu năm, hay việc cúng Tết ở đình.
Tết là bắt đầu của một năm mớị Dân ta tin rằng phải đón Tết trong một khung cảnh sáng sủa, sạch sẽ, đẹp đẽ.Vì vậy trước ngày Tết, nhà nào cũng lo lau quét nhà cửa, trang hoàng trong nhà. Họ lau chùi các vật trên bàn thờ. Các đồ bằng đồng thì đem đi đánh bóng. Án thư, mâm quả đều đem đi rửa sạch. Bên cạnh đó còn có cả câu đối đỏ. Bàn thờ được chùi rửa và rồi còn được cắm thêm hoa, bỏ thêm quả.
Trên các tường, ngoài cổng được treo tranh tết, tranh đàn gà mẹ con, tranh lý ngư vọng nguyệt, tranh hứng dừa, tranh thầy đồ, đám cưới chuột, tranh tiến tài, tiến lộc, hay tranh gà gáy sáng...
Từ nhà ra đến ngoài đường, đâu đâu ai cũng háo hức đón Tết. Mọi người gặp nhau trao cho nhau những câu chúc tốt đẹp.
Tiểu Điệp


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Jan/2011 lúc 10:31pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jan/2011 lúc 9:36pm
CHÚC TẾT& NHỮNG ĐIỀU KIÊNG TRONG NGÀY TẾT
 
 
Sáng ngày mồng một, những vị trưởng lão thường ngồi ở nhà chính để con cháu đến mừng chúc Tết. Con cháu chúc tết các cụ năm mới mạnh khỏe và bình yên, an khang. Các cụ chúc Tết các cháu năm mới thêm tuổi thêm khôn ngoan, học hành tấn tớị Trong lúc chúc Tết các cháu thường dâng cho các cụ những món quà nhỏ. Và các cụ cũng mừng tuổi cho các cháu bằng những bao lì xì đo đỏ xinh xinh. Phong tục này được duy trì cho đến nay từ nhà giàu sang cho đến những nhà nghèo đều có chút đỉnh để mừng Tết cho nhaụ Bên cạnh đó, cha mẹ thường lì xì cho con cáị Cô, dì, chú, bác lì xì cho các cháụ Khi các em nhỏ đến mừng tuổi những người bạn của cha mẹ, chủ nhà cũng lì xì cho các em.
Những điều kiêng trong ngày Tết
- Kiêng quét nhà
- Kiêng mặc áo trắng sợ có điều tang tóc
- Kiêng nói tiếng khỉ, sợ làm ăn xuị
- Kiêng nói những điều tục sợ điều xấu xa
- Kiêng nhắc đến chuyện chết chóc.
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jan/2011 lúc 9:41pm

CÂY ĐÀO VÀ CÂY NÊU

 
 
Chơi cành đào
Trong ngày Tết, dân Việt thường hay có cành đào cắm trong nhà. Màu đỏ nhạt của hoa đào rất hợp với cảnh xanh tươi của mùa xuân. Theo tục lệ, dân ta còn tin rằng cành đào có thể trừ được ma quỷ. Trong Nam, cây đào hiếm, nên dân Việt thường cắm cành maị

 


Sự tích cây nêu
Cây Nêu được trồng để trừ ma quỷ
Tục truyền ngày xưa, khi đến Tết, ma quỷ thường đến quấy phá dân gian. Dân gian chịu không nổi đành đi kêu đức Phật. Phật liền ra tay bắt bọn ma quỷ quấy nhiễu dân gian. Ma quỷ sợ hãi, không còn dám quấy nhiễu dân chúng nữa, nhưng chúng hỏi là ở đâu là đất của Phật để chúng tránh xạ Phật trả lời:
---- Ở đâu có phướn, có chuông, có khánh đấy là đất của Phật.
Ma quỷ lại hỏi địa giới của Phật đến đâu và lấy gì phân biệt:
Phật trả lời là ở đâu có vết vôi trắng là địa giới của Phật.
Sau đó, ngày Tết người ta dựng cây, trên ngọn nên có treo khánh sành và phướn giấy, và ở trước nhà có rắc vôi bột thành hình cung tên để trừ ma quỷ. Ma quỷ thấy cây nêu và vôi trắng không dám phạm tới vì sợ Đức Phật. (Trích dẫn "Phong tục Việt Nam" của Toan Ánh).


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Jan/2011 lúc 9:44pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jan/2011 lúc 9:58pm

ÔNG TÁO VỀ TRỜI

 

Chiều thứ Tư 26-1-2011 là ngày 23 tháng Chạp. Theo tục lệ thì ngày đó người ta đưa ông Táo.

Ông Táo tức Táo Quân, tức Vua Bếp. Chuyện xưa kể rằng: Có một người đàn bà kia vì không đồng ý với người chồng đang chung sống nên bỏ đi lấy người khác. Người chồng cũ một hôm tìm đến  thăm hỏi người vợ cũ, nhằm lúc người chồng mới đi săn vắng nhà nên hai người kể lể chuyện tình xưa nghĩa cũ với nhau. Trong lúc đó, bỗng người chồng mới đi săn trở về. Sợ bị bắt gặp trong cái cảnh ấy có thể gây sự hiểu lầm, người vợ liền giấu anh chồng cũ vào đống rơm. Người chồng mới vô tình đốt rơm thui thịt rừng làm bữa khiến người chồng trước bị chết thiêu. Đau lòng vì thấy chồng cũ bị chết vì mình, người vợ nhảy vào đống lửa chết theo. Tuy không hiểu nguyên do, người chồng mới thấy vậy cũng nhảy vào đống lửa cùng chết với vợ. Cả ba cùng chết chung trong một đống lửa.

Việc đến tay Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngài thương tình phong cho cả ba làm Vua Bếp để cùng chung sống với nhau. Mỗi năm cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch thì Vua Bếp về trời để trình tấu với Ngọc Hoàng các chuyện trần gian.

st
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Jan/2011 lúc 8:52pm
GỬI TẾT- BIẾU TẾT
 
 
Hằng năm, con cháu ở đều phải gởi Tết đến nhà trưởng, người có trách nhiệm lo việc hương đèn cho những bậc đã qua đờị Con cháu ở xa gởi Tết để người trưởng có thể lo việc cúng vái trong những ngày Tết cho các bậc khuất núị
Con cháu gởi Tết để tỏ lòng nhớ ơn và kính mến tổ tiên. Phong tục này làm cho mối liên lạc giữa con cháu, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc xa gần được gần nhau hơn.
Bên cạnh gửi Tết, dân ta còn có tục biếu Tết. Đây là dịp để những người mang ơn tỏ lòng tri ơn đối với ân nhân. Quà biếu chủ yếu là tấm lòng chân thành của người biếụ
Thường thì học trò biếu Tết thầy của mình, con bệnh biếu Tết ông lang, người nợ biếu Tết chủ nợ, dân biếu Tết quan, bạn bè biếu Tết lẫn nhau để bày tỏ thân tình. Ngoài ra còn có con rể biếu Tết cha mẹ vợ để cảm tạ người đã sinh ra vị hôn thê của mình.
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Jan/2011 lúc 9:11pm
VUI XUÂN QUÊ TA
 
Đối với phương Tây, ngày Noel là ngày lễ quan trọng nhất. Nhưng đối với dân Việt ta, ngày lễ tết Nguyên Đán là ngày trọng đại nhất trong năm.
Tết là dịp cho dân ta cám ơn trời đất đã ban phúc cho mỗi gia đình làm ăn khắm khá trong một năm vừa quạ Họ có những lễ cúng ông bà trời đất để cám ơn cũng như cầu cho mọi điều năm mới đều may mắn. Chuyện lành sẽ đến, chuyện dữ biến đị
Đó cũng là dịp cho mọi người cám ơn nhau trong suốt một năm trời sinh hoạt chia sẻ những vui buồn với nhaụ Anh em đến chơi với nhau, uống chén rượu sen, rượu cúc, hoặc chén nước trà tàu, trà sen, hút điếu thuốc lào, uống rượu sâm banh, hoà với vài ba hạt dưa, ăn vài miếng mứt.
Bạn bè thăm nhau, mỗi người đưa một danh thiếp đỏ đề mấy chữ tă.ng. Ngày xưa lễ bái thì nhiều, do xu hướng ngày một phát triển, lễ bái đã bị gạt bỏ hết.
Phần lớn các gia đình ăn Tết ba hôm, nhưng có gia đình chỉ mừng Tết một hôm, và cũng có những gia đình mừng Tết đến bảy hôm.
Các gia đình thì ngày Tết con cái sum vầy vui Tết, đem biếu Tết các món ngon vật lạ, nếu cha mẹ đã qua đời con thứ thường đến
nhà con trưởng để góp phần làm mâm lễ cúng cha mẹ tổ tiên.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Jan/2011 lúc 9:12pm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2011 lúc 12:37am
.
 
 
 
TẾT VỚI NGƯỜI HUẾ...

Ăn Tết Nguyên đán không phải là phong tuc riêng của Huế. Tuy nhiên, Tết Huế có những nét riêng thú vị. Là kinh đô xưa, Huế còn giữ được nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết.

Trước tiên, là ở phần lễ nghi, cúng kiếng. Nếu ở ngoài Bắc, người ta coi lễ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là nghi lễ khởi sự cho một cái Tết nên tổ chức rất trọng thị, thì ở Huế lễ cúng ông Táo có phần đơn giản hơn.

Đối với nhiều gia dinh người Huế, ngày 23 tháng Chạp đơn thuần là chỉ là ngày thay cát lư hương, quét dọn bàn thờ gia tiên, và tiễn ba ông đầu rau bằng đất nung trên trang bếp ra chân ngôi miếu hay gốc cổ thụ nơi đầu xóm để thay bằng ông Táo mới.

Cái không khí Tết thực sự cảm nhận được phải từ sau ngày 25 tháng Chạp, khi các phường hội thợ thuyền làm lễ cúng tổ nghề, cũng là lễ cúng tất niên, dù một số nghề vẫn tiếp tục hoạt động cho tới tận phút giao thừa như thợ may hay thợ cắt toc.

Trước Tết, người Huế có thói quen đi thăm các phần mộ tổ tiên. Sau khi quét dọn bàn thờ, thay cát mới cho lư hương và đánh bóng những bộ tam sự, ngũ sự trên bàn thờ gia tiên, mọi người chuẩn bị hương hoa đi thăm viếng phần mộ những người thân đã quá vãng. Họ đến đó, dọn dẹp vệ sinh, cham soc những luống hoa, bụi cỏ nơi phần mộ, rồi thắp mấy nén nhang mời người quá cố về ăn Tết với gia dinh.

Với những người còn giữ những liên hệ ruột rà nơi quê quán thì lúc này chính là dịp họ trở về thăm bà con nơi quê cũ, biếu người này hộp trà, người kia quả mứt để đón Tết. Đành rằng, người xứ quê có thể mua sam thật dễ dàng những thứ ấy nơi chợ huyện, chợ làng, nhưng họ thật sự quý trọng những món quà này bởi đó là tấm lòng của những người ly hương nhưng không ly tổ.

Và họ cũng hào hiệp đáp lễ người miệt phố bằng dăm ba ký nếp, cân đậu hay nhành mai chúm chím nụ vàng, lòng những mong cái Tết nơi phố phường sẽ thấm đẫm tình quê hương bản quán.

Với các bà, các chị, Tết là dịp để họ trổ tài nữ công gia chánh. Ngày trước, dường như người ta tự làm tất cả các món ăn mặn ngọt, chay tịnh... mà không phải mua thứ gì. Tết Huế có hàng trăm món ăn: mặn thì có bánh tét, dưa món, thịt bò dầm nước mắm, giò heo bó, chả thủ, nem tré, kim chi chuối chát, hành muối, kiệu chua... ngọt thì đủ loại mứt bánh: mứt gừng, mứt dừa, mứt khoai lang, mứt bí đao, mứt hạt sen, mứt me, mứt cóc, mứt xoài, bánh in, bánh thuẫn, bánh dẻo, bánh bó, chè xanh đánh, chè đông sương, chè khoai tía... Đồ ăn mặn có món gì thì đồ chay có món đó.

Huế vốn noi tieng với các món cỗ chay cao cấp trong cung đình xưa và hầu hết các bà nội trợ đất thần linh đều biết nấu được một, hai món chay đặc sắc. Nhờ thế mà cỗ chay ngày tet rất phong phú và đặc sắc. Ngày nay, tuy hàng quà bánh trái tràn ngập chợ Tết nhưng đa phần phụ nữ Huế vẫn thích tự mình làm các món nhắm như thịt dầm, kim chi và đặc biệt là dưa món, thứ không thể thiếu trong Tết Huế.

Sự cúng kiếng trong ngày tet ở Huế mới thực sự cầu kỳ. Trước Tết có cúng ông Táo, cúng tổ nghề, cúng tất niên, cúng lên nêu, cúng rước ông bà về ăn Tết, cúng thần Hành khiển (thần coi sóc trong năm), cúng giao thừa.

Từ sáng Mồng Một Tết trở đi phải cúng ông bà ngày 3 bữa, ngày Sóc cúng chay, ngày thường cúng mặn. Đến chiều mồng Ba phải làm cỗ cúng đưa (tiễn ông bà về lại cõi trên). Tiếp theo là cúng đầu năm, cúng sao, cúng rằm Nguyên tiêu...

Cũng chính nhờ cổ tục này mà người Huế dù đi làm ăn xa ở trong Nam ngoài Bắc, Tết đến, cũng tranh thủ về với gia dinh, không chỉ để được sum họp với người sống mà còn như muốn tìm trong không khí thành kinh, linh thiêng ấy hình ảnh của những người thân đã khuất bóng.

Đêm giao thừa là lúc gia dinh đoàn viên. Khác với ngoài Bắc, o Hue khong co tuc hai loc dau nam nên người Huế không ra khỏi nhà trước và sau khi giao thừa. Nhờ thế mà cây cối trong các đền chua ở Huế vẫn giữ nguyên lộc biếc suốt cả mùa xuân.

Mấy năm gần đây, nhà nước có tổ chức cầu truyen hinh đêm giao thừa nên một bộ phận cư dân Huế, nhất là lớp trẻ, đã "biệt" ra khỏi nhà vào đêm trừ tịch, song ít ai trở về nhà sau lúc giao thừa. Ấy là bởi cái tục đạp đất. Người Bắc cũng có lệ xông đất, nhưng dân Huế đã gọi rất đúng tên cổ tục này: đạp đất.

Không ai muốn về nhà sau giao thừa bởi họ muốn tránh việc đạp đất nhà mình. Người ta mong người đến đạp đất nhà mình vào sáng Mồng Một Tết là những người có chức sắc, có học vấn, hay là người nhẹ vía, để tài lộc, may mắn sẽ theo họ đến với gia dinh suốt cả năm sau đó.

Nhiều gia dinh ở Huế còn "ra lệnh" cho con cái, đứa nào nặng vía thì sáng Mồng Một Tết không được dậy sớm, có thức giấc cũng phải nằm yên, chờ đứa khác nhẹ vía hơn, đã được cha mẹ dặn trước từ đêm giao thừa, đặt chân xuống đất trước. Lúc đó, những đứa khác mới được ra khỏi giường.

Người Huế thường dành ngày Mồng Một Tết để đi viếng mộ tổ tiên, thăm nhà thờ họ tộc, thăm ông bà, cha mẹ, chúc Tết thầy dạy nghề, dạy chữ... Sang Mồng Hai, mồng Ba, mới tính đến chuyện thăm viếng đồng nghiệp, bằng hữu. Ngày nay, tệ "viếng xếp vi tiên" cũng có le lói ở một đôi nơi, nhưng nếp lễ nghĩa xưa vẫn là phổ biến.

Nói đến Tết, tất phải nói chuyện chơi. Dân Huế xưa chơi Tết thật lắm trò. Không kể những trò trong cung vua phủ chúa, trò vui nơi thôn dã cũng đã phong phú. Trò chơi tập thể có hội bài chòi, đu tiên, đua ghe, đấu vật...

Nơi đầu đường, góc phố có các trò bài vụ, bầu cua tôm cá...; trong mỗi nhà thì có hội bài tới, xăm hường, tứ sắc, bài cẩu... Sau này, đu tiên vắng bóng, bài chòi chỉ còn lại nơi thôn dã, nhưng hội đua ghe trên song Huong và vật võ làng Sình (Phú Mậu, Phú Vang) vẫn duy trì đều đặn. Hàng năm, trong công viên Thương Bạc vẫn diễn ra hội hợ với các trò vui xuân có thưởng và trong các gia dinh người Huế tiếng gieo xúc xắc của trò xắm hường vẫn rộn vang trong ba ngày tet.

Tết ở Huế còn là dịp để muôn hoa khoe sắc. Ngoài làng Chuồn chuyên nghề làm trướng liễn để treo ngày tet, Huế còn có làng Thanh Tiên chuyên làm hoa giấy. Từ giữa tháng Chạp, hoa giấy nơi đây theo chân dân làng đi lam dep khắp chốn thành kinh. Nhưng đẹp nhất vẫn là những đoá hoa đến từ những làng hoa ven song Huong: hoa huệ Nguyệt Biều, hoa cúc Bãi Dâu, thược duoc Phú Thượng, hoa mai Dương Xuân...

Tất cả đều tụ hội về công viên Phu Van Lau cả tuần trước Tết, để từ đó tỏa ra lam dep cho mọi miền, mọi nhà của xứ Huế trong dịp Tết. Khoảng chục năm trở lại đây, đi chợ hoa đã trở thành một thói quen của người Huế. Đến chợ hoa, nếu tinh ý, bạn sẽ nhận ra tính cách, khiếu thẩm mỹ, trình độ học vấn và cả sự sang hèn của những hạng người mua hoa và thưởng hoa. Đó cũng là một thú vui của Tết Huế vậy.

Một số chùm ảnh Tết Huế:



Bài chòi ở Cau Ngoi Thanh Toan


Ông đồ già


Vật làng Sình


Hoa giấy Thanh Tiên

Trò chơi giân dan


Hoa mai


Hoa đào


Hình ảnh quen thuộc ngày gần Tết


Cúc vàng ngày xuân


hoa Sứ Huế

Chợ Đông Ba xưa mình qua...


Bánh chưng ...


Và điều chờ đợi nhất : bắn pháo hoa đêm giao thừa Tiễn đưa 1 năm cũ có buồn có vui... hứa hẹn 1 năm mới nhìu vui hơn và ít buồn lại ..
Ngô Quỳnh Tiên




Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 01/Feb/2011 lúc 12:38am
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Trang  of 2 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.117 seconds.