Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Việt âm văn uyển Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 3 phần sau >>
Người gởi Nội dung
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 31/Jan/2008 lúc 10:18pm
Than goi anh HP,
Rat tiec la hom toi sang VA anh lai co viec phai ve VN gap. Neu khong hom do minh da gap nhau, ngoi lam bao xuan Mau Ty.
Neu anh hoc chung voi anh 13 va VV Kỷ, nhu vay  thi toi thuoc ve dang em cua anh do.
Nghe noi cach day may nam, BS Kỷ co sang HTD , anh co gap khong?
Tham anh va chuc gia dinh anh nam Mau Ty nhieu dieu tot dep, nhat la suc khoe doi dao.
15
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
HEICHPE
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 17/Sep/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 474
Quote HEICHPE Replybullet Gởi ngày: 31/Jan/2008 lúc 11:03pm
Anh Muoi Lam men:
Cam on anh tra loi ngay. Thua anh, ngay anh Bac Si Ky den VA, toi co den gap anh kY tai nha nguoi em la Ty, luc do vo chong Ty o gan toi. Thoat dau luc gap, anh Ky khong nhan ra toi, ke ca ten toi. Thoi gian qua dai, lam sao ma nho het. Ngoi noi chuyen l luc, nhac lai ky niem xua nhu toi cung thuong noi voi anh Thong, la anh Muoi Ba da hoc chung voi toi, Anh Ky nho lai thuo hoc nam do 1948-49 ve sau len Sai gon, moi nguoi moi nga, Thoi chung toi Go Cong minh chua co Trung Hoc nen hoc sinh phai di ve Sai Gon hay MyTho. Noi chuyen voi anh Ky cung vui. Khi anh Ky sap tro ve VN, thi anh Ky co den tham toi. Ke ra thi ban be qua lau, khong gap nhau lam sao nho het, chi co vai dac diem, nhu Ky va Mau la chi em hoc chung va lai la con cua ong thay V V Giap nua, thi lam sao ma khong nho, toi co nghe Ty noi gio day anh Ky muon qua My, vi da nghi huu, o My anh Ky co nguoi con gai o California, khong biet anh ay da doan tu voi cac con ben nay chua. Nam chung toi hoc chung, co ca anh em cua Bachus Ngo va nguoi em la Hóa sau la Thieu ta Khong quan,(nghe dau con o lai VN) , anh Ngọ la Hien Binh truoc khi sap nhap voi Canh Sat. Sau nay khong biet di ve dau.
Tham anh va gia dinh.
HP


Chỉnh sửa lại bởi HEICHPE - 31/Jan/2008 lúc 11:08pm
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2008 lúc 6:02am

HỒNG ĐỨC

 
HNH giới thiệu:
Đã có không ít công trình nghiên cứu về "Vần của Tiếng Việt", tuy nhiên, nếu tác giả là người Việt xa xứ thì càng quý báu- không phải ai đi xa cũng "mất tiếng". Nhân này lễ Tạ Ơn tại  Mỹ, Hồng Đức/Vũ Hồng Phúc có bài "Các vần tiếng Việt"- theo cách sắp vần của Unicode (nay trích đoạn cuốicủa công trình này):

Theo cách sắp thứ tự của Unicode, các dấu âm (dấu mũ, dấu trăng và râu) được kể là các dấu phụ nên bảng vần được liệt kê theo thứ tự sau:

a, ac, âc, ăc, ach, ai, am, âm, ăm, an, ân, ăn, ang, âng, ăng, anh, ao, ap, âp, ăp, at, ât, ăt, au, âu, ay, ây,

e, ê, ec, êc, êch, em, êm, en, ên, eng, ênh, eo, ep, êp, et, êt, êu,

i, ia, ich, iêc, iêm, iên, iêng, iêp, iêt, iêu, im, in, inh, ip, it, iu,

o, ô, ơ, oa, oac, oăc, oach, oai, oăm, oan, oăn, oang, oăng, oanh, oao, oap, oat, oăt, oay, oc, ôc, ơc, oe, oen, oeo, oet, oi, ôi, ơi, om, ôm, ơm, on, ôn, ơn, ong, ông, oong, op, ôp, ơp, ot, ôt, ơt,

u, ư, ua, ưa, uân, uât, uây, uc, ưc, uê, uêch, uênh, ui, ưi, um, ưm, un, ưn, ung, ưng, uơ, uôc, ươc, uôi, ươi, uôm, ươm, uôn, uơn (*), ươn, uông, ương, ươp, uôt, uơt, ươt, ươu, up, ưp, ut, ưt, ưu, uy, uya, uych, uyên, uyêt, uyêt, uyn, uynh, uyp, uyt, uyu,

y, yêm, yên, yêng, yêt, yêu. ...

________________________________________________
(*) về vần "uơn", ngoài các quý danh đã đựoc dẫn chứng trên đây, cháu đích tôn của chủ quán chè HUỜN CHÂU - Gò Công - cũng đã có bài viết về chữ "HUỜN" này http://diendan.edu.net.vn/forums/37/295688/ShowThread.aspx.
Tóm lại, vần "UƠN" là có thật trong tiếng Việt, hơn nữa, là một vần độc đáo trong phương ngữ Nam phần nói chung và Gò Công nói riêng.



 



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 13/Feb/2008 lúc 8:17am
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2008 lúc 9:52am

LINH TINH PHẠM HÚY GÂY CƠ SỰ (hay là “đọc theo …Đàng nào”)

 

  1. Chúa Nguyễn Phướnc Chu, Nguyễn Tùng - Chu/Châu và Tùng/ Tòng: Ngô Tùng Chu --> (đàng Ngoài) phải đọc trại đi thành Châu và Tòng (đàng Trong) vì tên chúa Nguyễn Phước Chu, Nguyễn Tùng. Phan Chu Trinh (đàng Ngoài) --> Phan Châu Trinh (đàng Trong).
  2. Chúa Nguyễn Hoàng - Hoàng/Huỳnh và Hoàn/Huờn: Hoàng (đàng Ngoài) --> Huỳnh (đàng Trong) vì tên chúa Nguyễn Hoàng. Hoàn (đàng Ngoài) --> Huờn (đàng Trong). Hoàng và Hoàn ở đàng Trong phát âm như nhau. Trên bàn cờ tướng trong Nam ghi là "Hạ thủ bất huờn" chứ không phải là "... bất hoàn". Tiệm bán thuốc "Cao đơn huờn tán" chứ không phải "Cao đơn hoàn tán".
  3. Hoàng từ Cảnh - Cảnh/Kiểng: Cảnh (đàng Ngoài) --> Kiểng (đàng Trong) vì tên của Hoàng tử Cảnh. Trước đây trong Nam gọi là "cây kiểng" thay vì "cây cảnh"; "lính kiểng" chứ chưa nghe ai gọi là "lính cảnh".
  4. Chúa Nguyễn Phúc Đảm - Đảm/Đởm: Đảm (đàng Ngoài) --> Đởm (đàng Trong) vì tên của chúa Nguyễn Phúc Đảm.
  5. Chúa Nguyễn Phúc Ánh - Phúc/Phước: Phúc (đàng Ngoài) --> Phước (đàng Trong). Trước đó thì Phước dành riêng cho Hoàng tộc, sau qui định lại là Phúc. Do đó, có thể thấy lúc thì ghi là Nguyễn Phúc Ánh, lúc thì Nguyễn Phước Ánh.
  6. Chúa Nguyễn Phước Nguyên - Nguyên/Nguơn: Nguyên (đàng Ngoài) ---> Nguơn (đàng Trong) vì tên của chúa Nguyễn Phước Nguyên. Trước đây Nam phần cũng từng gọi là Tết Nguơn đán, rằm Thượng Nguơn, Trung Nguơn, Hạ Nguơn... Miền Tây còn có một xã tên là xã Vĩnh Nguơn.

 xem thêm: http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/344401.aspx



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 01/Feb/2008 lúc 10:22am
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2008 lúc 9:57am

Người  Việt, nhất là các phật từ thường truyền khẩu:

Rằm tháng Giêng, ai có tiền thì quảy,

Rằm tháng Bảy, người quảy kẻ không,

Rằm tháng Mười, mười người mười quảy.

Ba ngày rằm nầy c̣òn gọi là  Thượng nguơn, trung nguơn và hạ nguơn, hay  Thượng nguyên, trung nguyên và hạ nguyên.

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Đào Cốc Lã
Newbie
Newbie
Avatar

Tham gia ngày: 31/Jan/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 2
Quote Đào Cốc Lã Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2008 lúc 12:58pm
Gởi mấy thầy bài này đọc cho vui cuối năm

Lịch sử

Tiếng Việt là ngôn ngữ có nguồn gốc bản địa, xuất thân từ nền văn minh nông nghiệp tại nơi mà ngày nay là khu vực phía bắc lưu vực sông Hồng và sông Mã của Việt Nam.

Theo A. G. Haudricourt giải thích từ năm 1954, nhóm ngôn ngữ Việt-Mường ở thời kỳ khoảng Công nguyên là những ngôn ngữ hay phương ngữ không thanh điệu. Về sau hệ thống thanh điệu xuất hiện và có diện mạo như ngày nay, theo quy luật hình thành thanh điệu. Sự xuất hiện các thanh điệu, bắt đầu khoảng thế kỷ thứ 6 (thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam) với ba thanh điệu và phát triển ổn định vào khoảng thế kỷ 12(nhà Lý) với 6 thanh điệu. Sau đó một số phụ âm đầu biến đổi cho tới ngày nay. Trong quá trình biến đổi, các phụ âm cuối rụng đi làm thay đổi các kết thúc âm tiết và phụ âm đầu chuyển từ lẫn lộn vô thanh với hữu thanh sang tách biệt.

Ví dụ của A.G. Haudricourt.

Đầu công nguyên (không thanh)

Thế kỉ 6 (ba thanh)

Thế kỉ 12 (sáu thanh)

Ngày nay

Pa

pa

pa

ba

sla, hla

hla

la

la

Ba

ba

La

La

pas, pah

pả

bả

slas, hlah

hlà

lả

lả

bas, bah

las, lah

pax, pa?

slax, ba?

Hlá

bax, ba?

pạ

bạ

lax, la?

lạ

lạ

 Ảnh hưởng từ miền nam Trung Hoa

Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường từ khi lập quốc. Có 6 âm sắc chính là: không, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. Bắt đầu từ khi Trung Quốc có ảnh hưởng tới Việt Nam, tiếng Việt có rất nhiều âm mà không có trong tiếng Trung Hoa; "đ". Trong quá trình phát triển đã du nhập thêm những từ ngữ Hán cổ như đầu, gan, ghế, ông, , cậu..., từ đó hình thành nên hệ thống Hán-Việt trong tiếng Việt bằng cách đọc các chữ Hán theo ngữ âm hiện có của tiếng Việt (tương tự như người Nhật Bản áp dụng kanji đối với chữ Hán và katakana với các tiếng nước ngoài khác). Số lượng từ vựng tiếng Việt có thêm hàng loạt các yếu tố Hán-Việt. Như là tâm, minh, đức, thiên, tự do... giữ nguyên nghĩa chỉ khác cách đọc; hay thay đổi vị trí như nhiệt náo thành náo nhiệt, thích phóng thành phóng thích... Hoặc được rút gọn như thừa trần thành trần (trong trần nhà), lạc hoa sinh thành lạc (trong củ lạc, còn gọi là đậu phộng)...; hay đổi khác nghĩa hoàn toàn như phương phi trong tiếng Hán có nghĩa là "hoa cỏ thơm tho" thì trong tiếng Việt lại là "béo tốt", bồi hồi trong tiếng Hán nghĩa là "đi đi lại lại" sang tiếng Việt thành "bồn chồn, xúc động".... Đặc biệt là các yếu tố Hán-Việt được sử dụng để tạo nên những từ ngữ đặc trưng chỉ có trong tiếng Việt, không có trong tiếng Hán như là các từ sĩ diện, phi công (dùng 2 yếu tố Hán-Việt) hay bao gồm, sống động (một yếu tố Hán kết hợp với một yếu tố thuần Việt). Nói chung tỉ lệ vay mượn tiếng Hán trong tiếng Việt rất lớn (khoảng 50%) nhưng đại đa số những từ đó đều đã được Việt hóa cho phù hợp với nhận thức của người Việt. Do vậy tiếng Việt vừa giữ được bản sắc riêng của mình trước ảnh hưởng của văn hóa Hán, vừa lợi dụng được những thành tựu ngôn ngữ trong tiếng Hán để tự cải tiến mình.

Kể từ đầu thế kỷ thứ 11, Nho học phát triển, việc học văn tự chữ Nho được đẩy mạnh, tầng lớp trí thức được mở rộng tạo tiền đề cho một nền văn chương của người Việt bằng chữ Nho cực kỳ phát triển với cái áng văn thư nổi tiếng như bài thơ thần của Lý Thường Kiệt bên sông Như Nguyệt (sông Cầu). Cùng thời gian này, một hệ thống chữ viết được xây dựng riêng cho người Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết được phát triển, và đó chính là chữ Nôm. Nhờ có chữ Nôm, văn học Việt Nam đã có những bước phát triển rực rỡ nhất, đạt đỉnh cao với Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tiếng Việt, được thể hiện bằng chữ Nôm ở những thời kỳ sau này về cơ bản rất gần với tiếng Việt ngày nay. Tuy hầu hết mọi người Việt đều có thể nghe và hiểu văn bản bằng chữ Nôm, chỉ những người có học chữ Nôm mới có thể đọc và viết được chữ Nôm.

Chữ Nôm được chính thức dùng trong hành chính khi vua Quang Trung lên ngôi vào năm 1789.

Ảnh hưởng của Pháp

Kể từ khi Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ thứ 19, tiếng Pháp dần dần thay thế vị trí của chữ Nho như là ngôn ngữ chính thức trong giáo dục, hành chính và ngoại giao. Chữ Quốc ngữ, vốn được tạo ra bởi một số nhà truyền giáo Tây phương, đặc biệt là linh mục Alexandre de Rhodes (tác giả cuốn Từ điển Việt-Bồ-LaNgữ pháp tiếng An Nam năm 1651), với mục đích dùng ký tự Latinh để biểu diễn tiếng Việt, ngày càng được phổ biến, đồng thời chịu ảnh hưởng bởi những thuật ngữ, từ ngữ mới của ngôn ngữ Tây phương (chủ yếu là từ tiếng Pháp) như phanh, lốp, găng, pê đan... và tiếng Hán như chính đảng, kinh tế, giai cấp, bán kính... Tờ Gia Định báo là tờ báo đầu tiên được phát hành bằng chữ Quốc Ngữ vào năm 1865, khẳng định sự phát triển và xu hướng của chữ Quốc Ngữ như là chữ viết chính thức của nước Việt Nam độc lập sau này.

 Thời kỳ 1945 cho đến nay

Chữ Quốc Ngữ đã được sử dụng trong bản Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch ************ đọc, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chữ Quốc Ngữ là chữ ghi âm, chỉ sử dụng 27 ký tự Latin và 6 dấu thanh, đơn giản, tiện lợi và có tính khoa học cao, dễ học, dễ nhớ, thông dụng; thay thế hoàn toàn tiếng Pháp và tiếng Hán vốn khó đọc, khó nhớ, không thông dụng với người Việt.

Trong thời kỳ đất nước chia cách sau Hiệp định Giơnevơ, sự phát triển tiếng Việt giữa miền Bắc và miền Nam có chiều hướng khác nhau. Vì lý do chính trị và kinh tế, chính quyền miền Bắc có mối quan hệ sâu xa với Trung Quốc, và sự hiện diện của các chuyên viên nhân sự Trung Quốc đưa nhiều từ Bạch Thoại (ngôn ngữ nói của Trung Quốc) vào ngữ vựng tiếng Việt. Những từ này thường có gốc Hán-Việt, nhưng thường đổi ngược thứ tự hay có nghĩa mới. Tại miền Nam, sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ đã đem một số từ tiếng Anh vào ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày.

Sau khi thống nhất vào năm 1975, quan hệ Bắc Nam được kết nối lại. Gần đây, sự phổ biến của các phương tiện truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc đã làm tiếng Việt được chuẩn hóa một phần nào.

Thanh điệu

Dấu của tiếng Việt

Dấu

Chữ mẫu

ngang

a

huyền

à

sắc

á

hỏi

ngã

ã

nặng

Trong tiếng Việt có sáu thanh: ngang (không dấu: a), huyền (nghiêng trái: à), sắc (nghiêng phải: á), hỏi (dấu hỏi: ả), ngã (dấu ngã: ã) và nặng (dấu chấm: ạ). Tất cả các dấu đều được đặt trên nguyên âm, riêng dấu nặng được đặt dưới nguyên âm.

chị huyền mang nặng ngã đau

anh ngang sắc thuốc hỏi đầu bớt chưa

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn âm, nhưng những từ ghép cũng có nhiều. Nguyên âm đôi và nguyên âm ba rất thông thường. Tiếng Việt có nhiều giọng địa phương, trong đó có giọng Bắc (điển hình là giọng Hà Nội), giọng Trung (điển hình là giọng Huế) và giọng Nam (điển hình là giọng Sài Gòn) là ba phân loại chính. Những tiếng địa phương này khác nhau ở giọng điệu và từ địa phương. Thanh hỏi và thanh ngã ở miền Bắc rõ hơn ở miền Nam. Giọng Huế khó hiểu hơn những giọng khác vì có nhiều từ địa phương. Cách đọc tiêu chuẩn hiện nay được dựa vào giọng Hà Nội.

 Ngữ pháp

Bài chi tiết: Ngữ pháp tiếng Việt

 Chữ viết và cách viết

Một trang Từ điển Việt-Bồ-La

Hiện nay, tiếng Việt dùng hệ chữ viết như ký tự Latin gọi là chữ Quốc Ngữ. Theo tài liệu của những nhà truyền giáo Bồ Đào Nha lúc trước, chữ Quốc Ngữ phát triển từ thế kỷ thứ 17, do công của một nhà truyền giáo người Pháp tên là Alexandre de Rhodes (1591–1660). Sau cuộc xâm lăng của người Pháp giữa thế kỷ thứ 19, chữ Quốc Ngữ trở nên thịnh hành và hầu như tất cả các văn bản viết đều dùng nó. Trước đó, người Việt dùng hai loại chữ viết là chữ Nho (chữ Hán đọc theo cách Việt Nam – ngôn ngữ hành chính) và chữ Nôm (mô phỏng chữ Nho để viết chữ thuần Việt – ngôn ngữ dân gian).

Ngày nay, chữ Nho và chữ Nôm không còn thông dụng ở Việt Nam; chữ Nôm đã bị mai một nhiều.

 Thư pháp

Cùng với chữ Hán và chữ Hàn, chữ viết tiếng Việt cúng được nhiều người yêu thích thư pháp nâng lên thành một nghệ thuật.

Có thể nói, thư pháp chữ Việt đầu tiên được viết là thư pháp chữ Nôm. Dần dần, cùng với việc chữ Nôm bị thay thế bởi chữ quốc ngữ, do nhu cầu treo chữ trong nhà, người ta đã khởi xướng thư pháp chữ quốc ngữ.

 Chính tả

Những quy tắc chính tả dưới đây đã được tham khảo rất nhiều qua những thảo luận về chính tả tiếng Việt, thậm chí đã quay ngược lại lịch sử từ năm 1902 khi Hội nghị Khảo cứu Viễn Đông được tổ chức tại đây, vấn đề về chữ Quốc Ngữ đã được Uỷ ban Cải cách Chữ Quốc Ngữ đề nghị lên chính phủ Toàn quyền lúc bấy giờ. Từ đó tới nay, đã có rất nhiều thảo luận được tổ chức nên đã giúp quy tắc chính tả tiếng Việt dần được điển chế hoá tới một mức độ khả quan hơn. Song song đó, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự chuẩn hoá của mã chữ Unicode đã mang tính quyết định trong việc hệ thống hoá những quy tắc về chính tả tiếng Việt.

Các định nghĩa

Các định nghĩa sau quan trọng cho việc xây dựng các quy tắc chính tả:

Âm tiết

Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất trong ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, một âm tiết bao giờ cũng được phát ra với một thanh điệu, và tách rời với âm tiết khác bằng một khoảng trống. Trên chữ viết, mỗi âm tiết tiếng Việt được ghi thành một "chữ" và đọc thành một "tiếng". Ví dụ: hoa hồng bạch gồm 3 chữ, 3 tiếng hoặc 3 âm tiết.

Nguyên âm

Các nguyên âm là a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ưy. Trong đó, các nguyên âm có dấu phụ là ă, â, ê, ô, ơư.

Bán nguyên âm

Chỉ có 3 trường hợp của oa, oe, uy thì có ou là bán nguyên âm, đóng vai trò đệm cho nguyên âm. Có nghĩa là ou không được xem là nguyên âm trong tổ hợp 3 âm tiết trên.

Phụ âm

Các phụ âm là b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.

Tổ hợp phụ âm

Các phụ âm ghép chuẩn là ch, gh, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr, giqu. Ngày nay, các tổ hợp phụ âm không được nhìn là chữ riêng khi sắp xếp theo chữ cái, cho nên những từ điển mới bỏ ch ở giữa caco, nhưng một số từ điển cũ, như là Từ-Điển Thông-Dụng Anh-Việt Việt-Anh của Nguyễn Văn Khôn năm 1987, bỏ ch đằng sau co.

Chú ý: giqu là tổ hợp bán phụ âm. Tại đây, iu không là nguyên âm, mà chỉ là một bộ phận của phụ âm bất khả phân li.

 Đặt dấu thanh

Có nhiều quan điểm khác nhau về việc vị trí đặt dấu thanh, một trong các quan điểm đó như sau:

  1. Với các âm tiết [-tròn môi] (âm đệm /zero/) có âm chính là nguyên âm đơn: Đặt dấu thanh điệu vào vị trí của chữ cái biểu diễn cho âm chính đó. Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng...
  2. Với các âm tiết [+tròn môi] (âm đệm /w/, được biểu diễn bằng "o, u") có âm chính là nguyên âm đơn thì cũng bỏ dấu thanh điệu vào vị trí chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: hoà, hoè, quỳ, quà, quờ, thuỷ, nguỵ, hoàn, quét, quát, quỵt, suýt...
  3. Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi:
    • Nếu là âm tiết [-khép] (nguyên âm được viết là: "iê, yê, uô, ươ"; âm cuối được viết bằng: "p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i") thì bỏ dấu lên chữ cái thứ hai trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: yếu, uốn, ườn, tiến, chuyến, muốn, mượn, thiện, thuộm, người, viếng, muống, cường...
    • Nếu là âm tiết [+khép] (nguyên âm được viết là: "ia, ya, ua, ưa") thì nhất loạt bỏ dấu vào vị trí chữ cái thứ nhất trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: ỉa, tủa, cứa, thùa, khứa...
  4. Phân biệt vị trí đặt dấu thanh điệu ở tổ hợp "ua" và "ia":
    • Với "ia" thì thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái "g" ở đầu âm tiết. Có "g" thì đặt vào "a" (già, giá, giả...), không có "g" thì đặt vào "i" (bịa, chìa, tía...). Trường hợp đặc biệt: "gịa" (có trong từ "giặt gịa" và đọc là zịa [ʐie6]).
    • Với "ua" thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái "q". Có "q" thì đặt vào "a" (quán, quà, quạ...), không có "q" thì đặt vào "u" (túa, múa, chùa...). Hoặc để giản tiện cho việc làm bộ gõ, có thể coi "qu" như là một tổ hợp phụ âm đầu tương tự như "gi, nh, ng, ph, th"... Khi đó, sẽ coi "quán, quà, quạ"... như là những âm tiết có âm đệm /zero/.

Trong đời sống, hiện vẫn tồn tại hai cách đặt dấu thanh trong tiếng Việt. Ví dụ "hòa" là một cách đặt dấu thanh khác cho "hoà", trong đó "hòa" còn gọi là cách đặt dấu thanh "cũ". Bảng sau liệt kê các trường hợp mà hai cách đặt dấu thanh khác nhau:

Mới

òa, óa, ỏa, õa, ọa

oà, oá, oả, oã, oạ

òe, óe, ỏe, õe, ọe

oè, oé, oẻ, oẽ, oẹ

ùy, úy, ủy, ũy, ụy

uỳ, uý, uỷ, uỹ, uỵ

Những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "mới" cho rằng vì oa, oe & uy phiên âm theo IPA(International Phonetic Alphabet) à là wa, we & wi nên phải bỏ dấu vào vần a, e và i tương đương.

Trong khi đó những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "cũ" thì cho rằng cách lí luận như trên là thiếu cơ sở vì IPA là để biểu thị cách phát âm chứ không phải biểu thị cách viết do đó không thể dùng để quyết định là cách bỏ dấu kiểu "mới" là đúng hơn. Thêm vào đó, IPA mới chỉ được phát triển vào cuối thế kỉ 19, trong khi chữ Quốc Ngữ đã được phát triển hoàn toàn độc lập và không ngừng thay đổi từ thế kỉ 17. Do đó, theo những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "cũ" việc dùng IPA để quyết định xem tiếng Việt phải bỏ dấu thế nào là bất hợp lí. Những người này còn cho rằng mặc dù IPA là phương pháp biểu thị cách phát âm phổ dụng nhất nhưng không có nghĩa là cách biểu thị cách phát âm duy nhất cũng như không phải là cách biểu thị cách phát âm chính xác nhất vì vậy không có lí gì lại sử dụng nó làm chuẩn để quyết định cách bỏ dấu tiếng Việt mà không phải là một trong các phương pháp biểu thị cách phát âm khác.

Hơn nữa, theo như những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "cũ" thì việc dùng IPA để quyết định cách tiếng Việt bỏ dấu là thiếu thống nhất vì lẽ IPA là phương pháp phiên âm quốc tế do đó nếu nó có thể áp dụng trong tiếng Việt để làm chuẩn mực cho vị trí bỏ dấu theo cách lí luận của những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "mới" thì cũng phải áp dụng được cho toàn bộ các ngôn ngữ khác trên thế giới. Tuy nhiên, cách lí luận đó lại không thể giải thích thỏa đáng việc tại sao chữ C trong tiếng Catalan (phiên âm IPA là /k/ hoặc /s/) lại có thể được bỏ dấu để trở thành Ç (phiên âm IPA là /s/). Những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "cũ" còn cho rằng lí luận như những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "mới" là sử dụng một số ngôn ngữ nhất định để làm chuẩn mực cho toàn bộ các ngôn ngữ khác bởi vì đúng là ở một số ngôn ngữ thì không thể bỏ dấu trên chữ w, nhưng ở một số ngôn ngữ (ví dụ như tiếng Wales thì chữ w hoàn toàn có thể được bỏ dấu), do đó, bỏ dấu kiểu "cũ" vẫn dựa chính xác theo cách phát âm.

Trên quan điểm ngôn ngữ là do con người tạo nên và luôn biến đổi theo nhu cầu của con người, những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "cũ" còn chỉ trích những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "mới" là đang cố phức tạp hóa tiếng Việt, gây khó khăn không cần thiết nhất là trong giảng dạy học sinh tiểu học cũng như trong việc phát triển thuật toán và xử lí tiếng Việt trên máy vi tính. Họ còn cho rằng, thêm một quy tắc như trên không đem lại gì cho tiếng Việt nói chung và chữ Quốc Ngữ nói riêng do đó là hoàn toàn không cần thiết. Họ lấy dẫn chứng cho quan điểm của mình là việc chữ Quốc Ngữ từ khi được phát triển vào thế kỉ 17 đến nay đã trải qua rất nhiều thay đổi, bổ sung có và loại bỏ cũng có.

Quy tắc sử dụng chữ I và Y

Trừ tên riêng, đề xuất tương đối hợp lí cách dùng hai chữ i-ngắny-dài hiện nay như sau:

  • Đối với các âm tiết có phụ âm đầu /ʔ/, âm đệm /zero/, âm chính /i/ và âm cuối /zero/, thì có hai cách viết:
    1. Dùng "i" trong các trường hợp từ thuần Việt, cụ thể là: i - i tờ; ì - ì, ì ạch, ì à ì ạch, ì ầm, ì oạp; ỉ - lợn ỉ, ỉ eo, ỉ ôi; í - í a í ới, í oắng, í ới; ị - ị, béo ị
    2. Dùng "y" trong các trường hợp còn lại (thường là từ Hán-Việt), ví dụ: y - y tế, y nguyên, y phục; ỷ - ỷ lại; ý - ý nghĩa, ý kiến...
  • Đối với các âm tiết có âm đệm /zero/ và âm chính /ie/ thì dùng "i". Ví dụ: ỉa, chịa, đĩa, tía... kiến, miền, thiến... Trừ trường hợp có âm đầu /ʔ/ và âm cuối không /zero/ thì dùng "y": yếm, yến, yêng, yêu...
  • Đối với các âm tiết có âm đệm /w/, âm chính là /i/ hoặc /ie/ thì dùng "y". Ví dụ: huy, quý, quýt... khuya, tuya, xuya... quyến, chuyền, tuyết, thuyết...
  • Việc biểu diễn nguyên âm /i/ trong các trường hợp còn lại (âm đệm /zero/) thì dùng "i". Ví dụ: inh, ích, ít... bi, chi, hi, kì, khi, lí, mì, phi, ti, si, vi... bình, chính, hít, kim, lịm, mỉm, nín, phình, tính, sinh, vinh...
  • Việc biểu diễn âm cuối /-j/ không có gì thay đổi, vẫn dùng "y" trong các trường hợp có nguyên âm chính ngắn: (bàn) tay, (thợ) may, tây, sấy... và dùng "i" trong các trường hợp còn lại: (lỗ) tai, (ngày) mai, cơi, coi, côi...

Dấu hỏi hay dấu ngã

Tiếng Việt có 6 thanh là ngang (hoặc không) – huyền – ngã – hỏi – sắc – nặng. Đối với một số người, việc phân biệt hai thanh hỏingã khá phức tạp

Đào Cốc Lãng Tử này trở lại diễn đàn hơi nhanh, nên sẵn dịp xin chúc quí bạn Nam kỳ một năm mới vui khỏe và hạnh phúc hẹn năm sau có dịp gặp lại. Hy vọng là không đề cập đến vấn đề Ngôn ngữ học nữ. "Không lấy chi tiét để kết luận tổng quát" 

Bái kiến
Thà lầm lỗi với một người quân tử, mà chớ sai hỏng với kẻ tiểu nhân
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2008 lúc 3:17pm
Chao ơi, thấy mấy Sư-tổ viết bài về văn-chương VN mà tôi "ớn xương sống". Tôi đọc tiếng Việt mà hiểu được là mừng rồi. Đánh máy tiếng Việt phải bỏ dấu lại là 1 cực-hình nữa! Nhất là muốn viết chữ "nguơn" thì phải sữa, chứ đánh theo software nầy là 2 chữ u và o đều có râu cả (thành ra chữ "ngươn" đó).
Tôi có một điều thắc mắc nầy xin hỏi các ngài: dấu "gạch nối"(-) hay "trait d'union" đã được bỏ đi từ lúc nào và lý-do là tại sao vậy.
Xin các cô thầy thứ lỗi cho câu hỏi ngớ-ngẩn của người học trò nầy.
Cám ơn (hay cảm ơn) các sư-tổ (chứ không phải tổ sư đâu nha).
Kính bái.
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
OngNoi
Newbie
Newbie
Avatar

Tham gia ngày: 07/Nov/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 7
Quote OngNoi Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2008 lúc 6:58pm
Mười ngàn chử "Nguơn"
 
Tam nguơn hay Tam Nguyên là ba khoảng thời gian dài, được gọi là: Thượng ... Thượng Nguơn: là nguơn Tạo hóa, ấy là nguơn Thánh đức, tức là nguơn Vô tội. ...
caodaism.org/CaoDaiTuDien/t/t1-132.htm
 
 
IP IP Logged
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2008 lúc 7:26pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Đào Cốc Lã

~::Trích Dẫn nguyên văn từ Phanthuy

Cám ơn anh Mười Lăm ,  PT có sơ sót về tên của ông Huỳnh Đình Nguơn , đúng là họ Huỳnh . Nhưng anh Lộ Công có thấy trong báo Xuân năm nay của Hội Thân hữu HTD bài viết về những nhân vật tiêu biểu của Gò Công , người viết( hay đánh máy) viết sai tên ông Huyện này là Huỳnh Đình Nguồn ( 2 lần ) Thực ra là Nguơn ( giống như đọc Tết Nguơn đán  vậy)  chứ không phải là Ngươn , cũng chẳng phải Nguồn.
Thì ra bà Đốc phủ Hải là con gái của ông Huyện Nguơn à? Hay quá !
Thưa PT
Trong tiếng Việt hình như không có vần "uơ" nên ông này không thể là tên Nguơn được và cũng không ai gọi là Tết Nguơn đán cả, mà gọi là Tết Nguyên Đán cô giáo ngày xưa bây giờ lại viết lộn rồi, cuối năm sửa sắc đẹp lại cho PT chút vậy chắc là không giận.
Độc Cô Lãng Tử xin bái chào. để tiếp tục ngao du sơn thủy, có dịp sẻ trở lại
 
Ngay sau ý kiến trên đây của Đào Cốc Lãthì HEICHPE, Phan Thủy, lo cong đã có phản hồi xoay quanh 2 ý :
1. tiếng Việt hình như không có vần "uơ"
2. không ai gọi là Tết Nguơn đán
Nhờ đó, chúng ta thấy việc xài vần uơn ở Gò Công là có từ...phia!. Và có lẽ đây là chuyện của bản địa Gò Công".
Nhưng do 2 cách nói của Đà Cốc Lã :
       Một là, "tiếng Việt hình như không có..."
       Hai là, Không ai gọi là Tết Nguơn đán
 
Nên thầy giáo Hùng*Phù thủy Gò Công) đã tham gia một cách dè chừngbằng cách khen người xa xứ mà vẫn giỏi tiếng Việt nè, đưa bài của tác giả Hồng Đức ở Mỹ để minh họa nè(ổng cố tình tìm cho ra "Việt kiểu viết về Tiếng Việt" để khen ngợi đây mà; khg đưa nguyên xi dài dòng mà chỉ đưa "đoạn cuối bài" liên quan đến "vần" thôi. Theo tôi, như vậy là vừa phải - không dư. Ngoài ra, còn dẫn chứng về vụ "kiêng húy" và thêm 3 câu ca dao về 3 cái tết quen thuộc của bà con phật tử. Như vậy là "nhiều" nhưng lại "gọn".
 
Nào dè cụ Đào Cốc Lã bê nguyên bài Lịch sử dài quá mạng lên đây, làm bây tui muốn hụt hơi. Lại còn không ghi "Nguồn trích" - chẳng biết tác giả là ai. Như vậy là không hay cụ Đào uơi !  Tuy nhiên, khi call thầy Hùng (0989 077 120) thì ổng nói "cụ Đào Cốc Lã cố tình nói thiếu để anh chị em bàn thêm cho nó vui vậy thôi"; loiquan tui chưng hững hỏi "sao thầy lại nghĩ vậy" thì ổng nói "dân Đào Cốc là giỏi lắm, đây lại là ...lãng tử nữa - thì lại càng biết nhiều". Ngạc nhiên, tui gặn hỏi thêm nhưng phù thủy ta hẹn dịp khác sẽ kể, lại còn nhận xét là "diễn đàn Thân hữu GC càng ngày càng vui".
Mà loiquan tui cũng thấy diễn đàn...vui thiệt heng !
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
lão gia gia
Newbie
Newbie
Avatar

Tham gia ngày: 01/Feb/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 5
Quote lão gia gia Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2008 lúc 7:56pm
Gia Gia suất khẩu thành thơ
Ngọc Hùng sóm sếp p o s t bái Báo Som
Thủy kia tỏ ra hiếu kỳ
Cong lên phán bản bài này quá sai
Lão Cóc chui ra cữa nhà
Nói đi nói lại cũng là chữ UƠ
Híp Bi đánh chín chữ mò
viết bài không dấu, ai mò được ai
Thủy ra dao kéo chửa bài
Hùng kia a â ắc ừ nữa trang
Cóc Lão ra tay nguyên bài
Lịch sữ 10 đời cũng gì chử UƠ
Locong hạ kiếm bái thầy
Nội kia lên chức Ông già dạy ai
Google 1 đóng u ờ
Cù Lao Lợi Quan chạy vào chia vui
cười to lớn tiếng.. diễn đàng vui heng......
 
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 3 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.160 seconds.