Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Nghĩa trang hoạn quan duy nhất ở Việt Nam Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Chủ đề: Nghĩa trang hoạn quan duy nhất ở Việt Nam
    Gởi ngày: 21/Oct/2011 lúc 11:12pm

Các%20thái%20giám%20phục%20vụ%20trong%20Đại%20nội.%20Ảnh%20chụp%20lại%20từ%20ảnh%20sưu%20tập%20của%20nhà%20nghiên%20cứu%20Phan%20Thuận
Các thái giám phục vụ trong Đại nội.
Ảnh chụp lại từ ảnh sưu tập của nhà nghiên cứu …



Nghĩa trang hoạn quan duy nhất ở Việt Nam

Vietnamnet – 22-10-2011


Những ngôi mộ cô đơn, lặng lẽ nơi bốn bức tường của nghĩa trang cũng chính là cuộc đời của các hoạn quan khi xưa.



Những nầm mồ hoang lạnh xanh màu thời gian của các thái giám

Những%20nầm%20mồ%20hoang%20lạnh%20xanh%20màu%20thời%20gian%20của%20các%20thái%20giám


Dẫu không có gì là vĩnh cửu và sẽ đi vào quên lãng bởi thời gian nhưng nhìn cảnh tượng 25 nấm mồ của các Thái giám trơ trọi phủ kín rêu phong và ít người lai vãng, vẫn không chút chạnh lòng thầm trách hậu thế đã hững hờ...

Cuối đời, các Thái giám triều Nguyễn phải cư trú ở một ngôi nhà phía bắc hoàng thành gọi là Cung Giám viện. Họ không có con nối dõi, do đó không có người chăm lo hương hỏa khi đã chết. Càng trở về già họ càng ý thức rõ về điều đó.

Người xưa vốn rất coi trọng nghĩa vụ truyền giống, phê phán, kết tội nặng những kẻ tuyệt chủng: Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại (Có ba điều bất hiếu, lớn nhất là không có con nối dõi tông đường). Vì thế họ bị người đời coi thường, khinh rẻ.

Sống với mặc cảm ấy nên họ luôn bị dằn vặt. Đối với tổ tiên, cha mẹ, họ tự coi mình là tội nhân bất hiếu; đối với bản thân, họ không thoát khỏi cái cảnh trăm năm cô đơn, và đến khi nhắm mắt, sẽ trở thành loài ma lang thang, không nơi nương tựa.

Vào những đêm trăng đẹp, nhân công việc nhàn rỗi, các Thái giám trải chiếu ngồi trò chuyện với nhau. Câu chuyện của họ trở nên rầu rĩ, thê lương; "là chim thì phải biết bay, qua chiều mới tới tối; là ngựa là phải có bờm, cơn gió thì ắt có trái mùa". Đó là quy luật tự nhiên. Còn các Thái giám triều Nguyễn sau khi chết không có người chăm lo, thờ tự. Họ khóc và nước mắt cứ thế tuôn rơi.

Thế là họ cùng tìm cách giải quyết. Các Thái giám chọn chùa Từ Hiếu làm nơi lo hậu sự cho mình. Chùa Từ Hiếu nằm ở thôn Dương Xuân Thượng II (xã Thủy Xuân, TP Huế, Thừa Thiên - Huế), là ngôi chùa cổ vào loại đẹp bậc nhất xứ Huế.

Cổng chùa Từ Hiếu

Cổng%20chùa%20Từ%20Hiếu

Phía trước chùa có dòng suối nhỏ chảy róc rách, núi Ngự Bình trấn phía Đông Nam, phía Tây Bắc có dòng sông Hương uốn quanh. Chùa được dựng năm 1841 do nhà sư Nhất Định làm trụ trì.

Các Thái giám triều Nguyễn cùng nhau quyên góp tiền bạc, ruộng đất để tôn tạo, mở rộng chùa Từ Hiếu. Ngoài cúng tiền bạc, ruộng đất vào chùa, họ còn soạn văn, khắc bia chùa và cúng tiền câu đối. Bên cạnh đó các Thái giám triều Nguyễn còn thu hút nhiều khoản công đức khác cúng dâng chùa từ triều đình như Vua, Hoàng thái hậu...

Từ đây chùa Từ Hiếu là nơi lo nhang đèn cho họ khi chết, khi sống họ có thể đi lánh mình, ra vào có bầu bạn tâm sự, ốm đau có thể chăm sóc lẫn nhau, chết và táng được đưa tiễn cùng nhau. Cũng từ đây người ta gọi chùa Từ Hiếu là chùa Thái giám, và đây cũng là nghĩa trang Thái giám duy nhất của Viêt Nam.

Cách ngôi chính điện của chùa Từ Hiếu khoảng 50m về phía bên trái là khu mộ của Thái giám triều Nguyễn. Số mộ đếm được là 23 ngôi, có 2 ngôi mộ gió chưa có Thái giám được chôn. Trong đó, 21 ngôi còn nguyên vẹn, có bia khắc tên tuổi, quê quán, pháp danh, chức vụ và ngày mất.

Rõ ràng nhất là bia số 22 (ở dãy trong cùng) có khắc: Hoàng triều Cung Giám viện, quảng vụ Nguyễn Hầu, người ở thôn Nhi, xã Hoàng Công, tổng Hoàng Công, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội. Mất ngày 15 tháng giêng năm Khải Định thứ V (1920).

Các ngôi mộ có 3 dãy, hàng thứ nhất mộ to, hàng thứ ba mộ nhỏ hơn hàng thứ hai vì được xếp theo chức vụ của quan Thái giám xưa. Những ngôi mộ này được bao bọc bởi một dãy tường rào cao 1,78 m, dài 26,3 m, rộng 19,5 m với kiến trúc la thành hình chữ nhật bao ôm xung quang diện tích 1.000 m².

Cổng chính giữa có đặt một tấm bia đá được dựng từ năm 1901 do Cao Xuân Dục soạn, ghi lại những tâm sự của Thái giám triều Nguyễn: "Trong khi sống chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên lặng, khi đau ốm chúng tôi đến lánh mình và sau khi chết được an táng cùng nhau. Sống hay chết ở đây chúng tôi đều được yên tĩnh”.

Ngày giỗ chung cho các Thái giám triều Nguyễn là vào ngày rằm tháng 11 hàng năm. Nhưng có một điều đặc biệt là dù các ngôi mộ vẫn đứng đó bao nhiêu năm tháng theo sự biến đổi của thời gian nhưng rất ít người biết đến sự tồn tại của nghĩa trang này, các ngôi mộ rêu phong phủ kín, không gian vắng lặng không một bóng người qua lại.

Mặc dù nằm trong khuôn viên chùa Từ Hiều nhưng khách thập phương chỉ quan tâm đến cúng bái, hành hương và không ai để ý đến các ngôi mộ này. Theo trụ trì bây giờ của chùa Từ Hiếu cho biết, nếu không có các sư của chùa quét dọn và hương khói thì chắc các ngôi mộ này đã bị hủy hoại theo thời gian rồi. Những ngôi mộ mang số kiếp cô đơn, lặng lẽ nơi bốn bức tường của nghĩa trang này cũng chính là cuộc đời của các hoạn quan khi xưa.

(Theo GĐ&XH)

http://vn.news.yahoo.com/ngh%C4%A9a-trang-ho%E1%BA%A1n-quan-duy-nh%E1%BA%A5t-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam.html



mk
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 22/Oct/2011 lúc 11:16pm

 THÁI GIÁM TRIỀU NGUYỄN - ĐỜI VÀ CHÙA

Huỳnh Huyền & Hoàng Hùng

 
Thái giám có thời Tây Chu ở Trung Quốc (1066 - 770 TCN), Việt Nam cũng lập hệ thống thái giám và tùy hưng thịnh từng triều đại và đức vua mà số lượng, quyền lực, cấp bậc của thái giám mạnh hay yếu.
 
Vị thái giám nổi danh trong sử Việt mà tên tuổi gắn với trận tuyến phòng thủ sông Như Nguyệt trong cuộc chiến chống quân Tống (1075 - 1077) và bản tuyên ngôn "Nam quốc sơn hà" là danh tướng Lý Thường Kiệt.
 
Lý Thường Kiệt là hoạn quan 3 triều Lý (Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông). Sau khi đánh bại nhà Tống, chiến thắng quân Chiêm, ông mất tại quê nhà, hưởng thọ 86 tuổi, kết thúc cuộc đời của một vị thái giám có đóng góp to lớn với đất nước. 
  T
riều Nguyễn cũng chọn thái giám để giám sát và hầu hạ đội ngũ phi tần, cung nữ, hoàng hậu, công chúa...

TỪ HIẾU - PAGODE DES EUNUQUES (CHÙA CỦA NHỮNG THÁI GIÁM)

Đầu thế kỷ XIX, tại vùng núi xã Dương Xuân ở Huế (nay là thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) có một thảo am mang tên An Dưỡng Am phong cảnh hết sức nên thơ do Hoà thượng Nhất Định lập.

Hoà thượng Nhất Ðịnh là người con có hiếu, có lần mẹ già bị bệnh nặng, hàng ngày ông lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người ái ngại khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai, thiền sư vẫn chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ già ăn. Câu chuyện vang đến tai vua Tự Đức vốn rất hiếu thảo với mẹ, vua rất cảm phục trước tấm lòng của sư Nhất Định nên ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Chùa được mang tên Từ Hiếu từ đó. Trong tấm bia ghi lại quá trình xây dựng chùa giải thích:

  • Từ: là đức lớn của Phật, nếu không từ thì lấy gì tiếp độchúng sinh cứu giúp vạn loại.
  • Hiếu: là đầu hạnh của Phật, nếu không hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời.

 

    Năm 1848, chùa tổ chức lễ khánh thành, có mặt tham dự của vua Dực Tông, Đức bà Từ Dũ (Dụ) và các quan đại thần.

    Đến thời vua Thiệu Trị (1843), Thái giám Châu Phước Năng đứng ra vận động các Thái giám  triều Gia Long, Minh Mạng và dân chúng đóng góp xây dựng thảo am An Dưỡng thành một ngôi chùa khang trang.

    Đến triều Thành Thái nhiều Thái giám khác lại quyên góp tiền bạc tu sửa thêm một lần nữa. Họ hiến hết cho chùa Từ Hiếu số ruộng Giám Điền mà trước đây nhà vua đã cấp cho họ ở gần quán Linh Hựu thuộc phường Tây Linh.

    Từ đó ruộng Giám Điền trở thành ruộng Hiếu Điền. Do các Thái giám trùng tu và hiến ruộng đất để canh tác, chùa Từ Hiếu còn được xem như chùa của Thái Giám.

          .

            Nhà sư Thích Nhất Hạnh (húy Nguyễn Xuân Bảo) xuất gia ở chùa Từ Hiếu, thọ giáo với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật, tốt nghiệp Viện Phật học Bảo Quốc Huế. Là lãnh đạo tinh thần của chùa Từ Hiếu và một số tu viện liên qua. Ông là tổ của nhánh Từ Hiếu đời thứ 8 của dòng Liễu Quán trong đời thứ 42 của phái thiền Lâm Tế . Ngày 1 tháng 5 năm 1966 tại chùa Từ Hiếu, Thiền sư Chân Thật trao ấn khả cho Thích Nhất Hạnh để từ đây ông trở thành một thiền sư,...
            Tập%20tin:Cổng%20chùa%20Từ%20Hiếu.jpg
             
            Tập%20tin:Tu%20Hieu%20Pagoda.jpg
             
             
            Tập%20tin:VN%20Hue7%20tango7174.jpg


            Người Thái giám được thờ trân trọng nhất tại chùa Từ Hiếu là tả quân Lê Văn Duyệt. Ở khu nhà hậu có án thờ cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông.
             

            Án thờ tả quân thái giám Lê Văn Duyệt trong chùa Từ Hiếu
             
            Trong khuôn viên chùa hiện nay còn thấy được 20 ngôi mộ của các Thái giám có công với chùa. Ngôi mộ nào cũng được dựng bia ghi rõ tên họ và chức tước của người quá cố.
             

            Khu nghĩa địa hoạn quan sau chùa Từ Hiếu
             
             

            1 ngôi mộ hoạn quan có chức vị cao
             
            Trước đây các nhà nghiên cứu Pháp gọi chùa Từ Hiếu là Pagode des Eunuques (chùa của các Thái giám hay chùa của các Hoạn quan).

            Tuy là người để vua sai vặt nhưng trong lịch sử phong kiến Việt Nam có những thái giám được triều đình trọng dụng và nhờ có tài, họ nổi tiếng trong chuyện triều chính như Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832). Ông là công thần trụ cột của triều Nguyễn, nhà quân sự tài ba, không những giữ vững bờ cõi miền Nam mà còn phát huy uy lực với các nước láng giềng, tạo quan hệ buôn bán với người Tây ở Gia Định.

            Tuy nhiên, sau khi ông mất, nhiều người ghen ghét đố kỵ đã dựa vào việc con nuôi của ông là Lê Văn Khôi khởi binh chống Nguyễn mà ông bị kết án 7 tội trảm, 2 tội xử giảo, một tội phát quân, cho san bằng và xiềng mộ. Mãi đến thời vua Tự Đức ông mới được phục hồi danh dự.

            Thời vua Minh Mạng (1820-1841), nhằm tránh tình trạng thái giám nổi loạn chuyên quyền trước đó, vua đã ban hẳn một chiếu chỉ riêng dành cho thái giám. Họ chỉ chuyên việc hầu hạ, sai khiến, không được tham dự việc triều chính, không được phẩm hàm quan chức. Ai vi phạm phải trừng trị nặng, không khoan tha…

            Thai%20giam
            Chùa Từ Hiếu, nơi mà các thái giám đóng góp công đức để được lo hương khói lúc qua đời.

             Khi vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, chính thức lên ngôi, việc tuyển thái giám không còn nữa. Các thái giám được tuyển từ những đời vua trước đó sống ở trong cung chỉ lo việc quét dọn sân vườn, chơi cây cảnh chứ không phải lo việc “chăn gối” cho vua.

            Khi về già hoặc đau ốm, các thái giám không được ở trong nội cung. Hết thời gian phục vụ, họ nhận lương của triều đình và chuyển ra ngoài hoàng thành, cư trú tại một căn nhà gọi là Cung giám viện. Để chống chọi lại sự cô quạnh, nhiều thái giám đã kết nghĩa anh em hoặc nhận con nuôi. Số khác chọn cách lấy vợ, do mất khả năng sinh con, họ lấy phụ nữ già để bầu bạn những tháng ngày cuối đời. Số ít thái giám may mắn hơn thì về quê sống với họ hàng.

            Thai%20Giam
            Nghĩa trang thái giám với diện tích gần 1.000 m2, rất ít người qua lại.

            Trong xã hội phong kiến, thái giám không thuộc về một giai cấp nào, gần như suốt đời chỉ ở trong cung cấm. Chính vì thế mà theo hai nhà nghiên cứu Huế, tên tuổi của thái giám triều Nguyễn ít khi được nhắc đến. Những sách sử viết về thái giám cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó chủ yếu viết bằng tiếng Pháp. Những gì của thái giám triều Nguyễn còn lại cho đến ngày nay chỉ là nghĩa trang tại chùa Từ Hiếu (xã Thủy Xuân, thành phố Huế).

            Trong cuốn sách giới thiệu về chùa Từ Hiếu ghi rất rõ nguồn gốc việc thái giám được chôn cất tại đây. Lo lắng sự cô đơn nơi mộ phần khi nằm xuống, dưới thời vua Thiệu Trị (1807-1847), thái giám Châu Phước Năng đã đứng ra quyên tiền trùng tu chùa Từ Hiếu, ngôi chùa cổ cách thành phố Huế chừng 5 km, và chọn nơi đây làm nơi yên nghỉ. Từ đó, các thái giám đã công đức tại chùa sau khi chết được nhà chùa mai táng và cúng giỗ.

            Trong khuôn viên nhà chùa, nghĩa trang thái giám nằm ở phía bên trái, cách chùa khoảng 30 m với diện tích gần 1.000 m2. 23 ngôi mộ được chôn theo 3 hàng, ở giữa có tấm bia khắc ghi công lao đóng góp của các thái giám

            Tập%20tin:Lang%20Thai%20giam%20trong%20khuon%20vien%20chua%20Tu%20Hieu.jpeg
             
            ĐỜI THÁI GIÁM
            .
            Thai%20giam
            Thái giám trong cung vua Nguyễn (ảnh chụp tại nhà Tả Vu - Đại nội Huế)

            Tại các vùng nông thôn Thừa Thiên Huế ngày nay vẫn còn nhắc câu tục ngữ: "Vui như làng đẻ được ông Bộ". Ông Bộ tức là người con trai có bộ phận sinh dục khiếm khuyết, bán nam bán nữ, lớn lên không có khả năng quan hệ với phụ nữ.

            Gia đình nào may mắn “đẻ được ông Bộ” thì phải khai báo ngay với làng để các cơ quan hữu trách cấp trên sẽ bẩm báo với bộ Lễ, bộ sẽ cho nuôi nấng đứa trẻ theo nghi lễ trong cung, khi khôn lớn bộ sẽ đưa đứa trẻ vô Nội làm Thái giám phục vụ công việc thường ngày trong cung cấm.
            Làng nào đẻ “ông Bộ” sẽ được tha thuế trong ba năm. Vì thế mà dân làng vui mừng khi biết địa phương mình vừa có “ông Bộ”. Thành ngữ "Đẻ ông Bộ cho làng nhờ" cũng để nói về việc này. Chợ Dinh(Huế), phía bến đò chợ Dinh, cũng từng có ông Bộ.


            Những người mới sinh đã “bán nam bán nữ” gọi là “giám sanh” (mới sinh ra đã giám). Nhiều người đàn ông vì sinh kế tự nguyện cắt bỏ cái “của quí” của mình để được tiến vào Cung làm Thái giám, thì gọi là “Giám lặt”. Người làm Thái giám trong Cung gọi là hoạn quan. Hoạn có nghĩa là làm tôi tớ. Nhưng do cái tên hoạn quan làm cho người ta hiểu từ hoạn là thiến. Ví dụ như hoạn heo có nghĩa là cắt bỏ cái tinh hoàn của heo.


            Thái giám là người được cấu tạo không bình thường về mặt tâm sinh lý nên nét mặt nhợt nhạt, vóc dáng mảnh mai, giọng nói khao khao, bộ điệu rụt rè, tính tình nhút nhát khác với người bình thường. 

            Công việc đặc biệt nhất và nặng nề nhất của các Thái giám là việc sắp đặt cho việc ân ái của nhà vua. Ban đêm, sau giờ vua làm việc, đọc sách, làm thơ, hoặc xem Hát bội, Thái giám đệ lên vua một cái khay đựng các phiến thạch ghi tên các bà phi tần của vua. Vua đọc và chọn những phiến thạch ghi tên người vua muốn gặp.

            Thái giám có bổn phận đem miếng phiến thạch được chọn treo trước cửa phòng của người được chọn. Người được chọn mừng rỡ “đội ơn mưa móc” liền đi tắm và xức loại nước hoa do các bà tự tạo. 

             Tắm rửa trang điểm xong bà choàng lên mình một tấm vải lớn và ngồi chờ Thái giám đến vác bà lên điện Càn Thành để được vua dùng.

            Trong lúc vua “ngự dâm” Thái giám phải ghi chép tên tuổi người đươc vua ân ái, ngày giờ ngự dâm để báo cho Quốc sử quán ghi vào sổ để theo dõi những chuyện về sau.

            Việc chọn lựa người để ân ái là do vua quyết  định. Nhưng các Thái giám cũng có nhiều “mánh khóe” để có thể “tiếp thị” với nhà vua nên chọn bà nào. Do đó nhiều Thái giám rất được các bà đút lót quà bánh để được vua “sủng ái” nhiều lần. Có nhiều bà khinh thường Thái giám nên suốt đời chưa bao giờ được nhìn thấy mặt vua.

            Tuy tất cả đều là tôi tớ nhưng đội ngũ Thái giám cũng được phân chia (kể từ thời Minh Mạng) làm 5 bậc (ngũ đẳng). Mỗi bậc đều được lãnh tiền và gạo khác nhau.

            Ví dụ thời Duy Tân (1912), lương đồng niên của Thủ đẳng: Quảng vụ 540 đồng, Điền sự 384 đồng; Thứ đẳng: Kiếm sự và Phụng nghi 324 đồng; Trung đẳng: Thừa vụ 376 đồng, Điền thắng 264 đồng; Á đẳng: Cung vụ và Hộ Thắng 204 đồng; Hạ đẳng: Cung phụng và Thừa tá 180 đồng. (Theo BAVH, 1918)

            Về  trang phục của Thái giám cũng giống như các quan khác đều có lễ phục và thường phục. Lễ phục của Thái giám bằng lụa màu lục (verte) dành cho những vị có đẳng cấp cao, và màu xanh da trời (bleu) dành cho những người đẳng cấp thấp.

            Trước ngực áo Thái giám có thêu một cái hoa màu lục trên nền đỏ để phân biệt với các quan văn thêu chim muông và quan võ thêu con thú bốn chân (quadrupède). Mũ quan Thái giám không có cánh chuồn. Thường phục của Thái giám là áo dài đen, quần trắng, đầu bịt khăn đóng màu đen.    

            Thái giám là những người thân cận nhất của vua và biết rõ đời tư của vua. Để tránh sự lộng quyền của các Thái giám, nhà Nguyễn dùng Thái giám để sai vặt chứ không cho dự vào chính sự.

            Nhà Nguyễn đã có một bài học rút ra từ cận thần Thái giám Lê Văn Duyệt thời Nguyễn sơ.

            Lê Văn Duyệt là một thái giám được ở chỗ màn trướng của Nguyễn Vương (sau này là vua Gia Long), có công lớn trong việc khôi phục lại sơn hà của nhà Nguyễn.

            Về sau Lê Văn Duyệt với chức vụ Tổng trấn đã quyết định nhiều việc quan trọng ở Gia Định Đồng Nai ngoài ý muốn của vua. Điều đó làm cho các vua đầu triều Nguyễn, đặc biệt là vua Minh Mạng hết sức bất bình.

            Để tránh sự lộng quyền của Thái giám cho muôn đời sau, vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836), vua Minh Mạng cho dựng tại Văn thánh Huế một tấm bia khắc rõ chủ trương chỉ dùng Thái giám để “sai khiến truyền lệnh trong chốn nội đình mà thôi, không được dự một chút nào mọi việc triều chính bên ngoài. Ai phạm phải điều này đều bị trừng trị nặng không chút khoan tha”.

            Từ đó công việc của thái giám chủ yếu để vua sai vặt và quan trọng nhất là làm liên lạc cho vua và các bà vợ trong việc “chăn gối”. Khi vua có ý ngủ với bà vợ nào thì thái giám sẽ nhận lệnh vua đến thông báo cho bà vợ đó. Việc tuy đơn giản nhưng thái giám phải tuyệt đối giữ bí mật để không xảy ra việc đố kỵ giữa các bà vợ.

            Hàng đêm, thái giám lặng lẽ đến phòng bà vợ được vua chọn ngủ để hộ tống bà đến cung vua. Trong lúc vua và vợ ân ái, thái giám đứng canh gác. Khi cuộc vui đã tàn, thái giám lại hộ tống vợ vua về cung. Công việc trong đêm được các thái giám làm một cách lặng lẽ và mọi hoạt động trong cung cấm diễn ra bình thường vào sáng sớm hôm sau.

             
             Vết tích của Thái giám qua tấm bia bên trái trong bi đình ở Võ Miếu Huế. Tấm bia này khắc bài dụ vua Minh Mạng ngày 17-03-1836 nói rằng các thái giám trong nội cung không được liệt vào hạng người có thể tiến thân.
             
            Tập%20tin:Võ%20miếu2.jpg
            Võ Miếu
             
             
            Cung Giám Viện - dành cho thái giám nghỉ khi ốm - nay ở góc đường Đoàn Thái Thân và Đoàn Thị Điểm (Huế)


            Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 22/Oct/2011 lúc 11:55pm
            hung0989077120@ahoo.com
            IP IP Logged
            hoangngochung
            Senior Member
            Senior Member


            Tham gia ngày: 27/Nov/2010
            Đến từ: Vietnam
            Thành viên: OffLine
            Số bài: 513
            Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 22/Oct/2011 lúc 11:50pm

            Hoạn quan

            .
                TS. Nguyễn thị Chân Quỳnh          
              23/05/2006 

            I.- Những hoạn quan ở nước ta
              * Đời Lý
                  Lý Nhân Nghĩa
                  Lý Thường Kiệt
              * Đời Trần
            .     Phạm Ứng Mộng
              * Đời Lê
                  Lương Đăng
                  Hoàng Công Phụ
                  Phạm Huy Đỉnh
                  Hoàng Ngũ Phúc
              * Đời Nguyễn
                  Lê văn Duyệt
            II.- Chức vụ và phẩm phục
              A/ Chức vụ
              B/ Phẩm phục
                  * Đời Trần
                  * Nhà Lê
                  *Thời nhà Nguyễn
            III.- Đời sống
              * Tướng mạo và tính tình
              * Cung giám viện
              * Chùa Từ Hiếu
              * Nghĩa địa
              * Tháp Bồ Đề
            IV.- Chú thích

             

            Sử sách của ta chỉ chép tỉ mỉ từ đời Lý, trước đó nước ta có hoạn quan hay không thì không rõ, nhưng xét ra có lẽ chế độ hoạn quan của ta bắt chước Trung quốc.

            Theo các sách Chu lễ Kinh lễ thì đời nhà Chu các hoạn quan chỉ giữ việc quét dọn, canh phòng, hầu hạ trong cung cấm, thường được gọi là Tư nhân, hay Yêm doãn (yêm = thiến, doãn = trưởng quan) sau mới đổi ra hoạn quan nghe tôn quý hơn. (Ở Việt Nam thường gọi là : nội thị, quan thị, nội giám, ông Giám, ông Bõ, ông Bộ [Huế]).

            Tuy tổng số có thể lên đến 3000 người, nhưng chỉ một số ít được giữ việc chuyển đạt mệnh lệnh của vua đến các phi tần. Những người này đều có tên khắc chữ vàng trên thẻ ngọc. Mỗi khi vua muốn triệu ai thì chọn thẻ giao cho viên nội giám giữ việc ấy để đem đèn đến treo trước cửa người cung phi được chọn. Cô này thấy hiệu bèn trang điểm rồi trút bỏ xiêm y, viên nội giám dùng một cái áo choàng rộng màu đỏ bọc lại rồi ẵm đến tận cung vua. Sau đó viên này phải ghi rõ ngày giờ vào sổ để nếu sau có sinh con trai thì đó là bằng chứng.

            Theo ông Hoàng Xuân Hãn thì từ cuối đời Hán hoạn quan mới tiếm quyền trong triều, nắm giữ cả văn ban lẫn võ ban, kết giao với các đại thần, gây vây cánh...

            Năm 1653, vua thấy hoạn quan lũng đoạn triều chính thái quá bèn ra sắc lệnh không cho những người này làm quan quá tứ phẩm, cấm dự bàn quốc sự, cấm không đuợc giao hảo với các đại thần, nếu không sẽ bị họa phân thây. Tuy nhiên, trên thực tế, đạo luật này ít khi được áp dụng.
             

            I.- Những hoạn quan ở nước ta

            * Đời Lý

              Lý Nhân Nghĩa.

            Nói đến hoạn quan đời Lý ai cũng nghĩ ngay đến Lý Thường Kiệt nhưng viên hoạn quan đầu tiên được nêu tên trong sử lại là Lý Nhân Nghĩa.

            Năm 1028, vua Lý Thái Tổ băng hà, thái tử Phật Mã lên ngôi, ba vương là Đông Chính, Dực Thánh và Vũ Đức mưu phản, đem quân mai phục trong Long Thành và ngoài cửa Quang Phục. Thái tử biết có biến sai vệ sĩ phòng giữ và sai bọn hoạn quan đóng các cửa điện, nhưng dùng dằng không nỡ quyết liệt với anh em. Nội thị Lý Nhân Nghĩa xin ra đánh, tâu : "Nay ba vương làm phản thì là anh em hay cừu địch ?...Tiên đế cho điện hạ là người có đức, có thể nối được chí nên lấy thiên hạ phó thác cho điện hạ, nay giặc đến tận cửa cung mà ẩn nhn như thế thì đối với sự phó thác của tiên đế ra sao ?". Thái tử lẳng lặng hồi lâu nói : "Vì ta muốn giấu tội ác của ba vương cho tự ý rút quân để trọn nghĩa anh em". Sau thấy ba vương đánh gấp, thái tử liền ủy cho bọn Lý Nhân Nghĩa và cung quan là Dương Bình, Quách Thịnh, Lý Huyền Sư, Lê Phụng Hiểu đánh dẹp. Hiểu giết được Vũ Đức, còn Đông Chinh và Dực Thánh chạy thoát.

            Đến tháng tư năm 1028, vua Thái Tông đi đánh phủ Trường Yên, cũng giao cho Lý Nhân Nghĩa ở lại giữ kinh sư, phòng Khai quốc vương làm phản (1).

            Xem thế đủ biết Lý Nhân Nghĩa không phải loại hoạn quan nô bộc mà là người có quyền can gián vua và rất được vua tín nhiệm.

             

            Lý Thường Kiệt (1019-1105).

            Lý Thường Kiệt quê ở Thăng Long, húy là Tuấn, tự là Thường Kiệt. Người cha sung chức Sùng ban lang tướng. Năm Thường Kiệt 13 tuổi thì mồ côi cha. Người chồng của cô là Tạ Đức thấy có chí bèn gả cháu gái là Thuần Khanh và dậy cho binh thư Tôn Ngô. Trước năm 1040 Thường Kiệt cũng được học đạo Nho.

            Nhờ phụ ấm, lúc đầu giữ một chức quan nhỏ là Kỵ mã hiệu úy. Năm 23 tuổi (1041) sung chức Hoàng môn chỉ hậu, khi ấy đã là hoạn quan. Có hai thuyết nói về việc Thường Kiệt tự hoạn :

            - Vì vua thấy Thường Kiệt mặt mũi đẹp đẽ nên cho 30.000 quan, bảo tự hoạn để vào cung hầu hạ ;

            - Vua Thái Tông đánh Chiêm Thành bắt được Nùng Trí Cao lại tha về. Thường Kiệt can ngăn, vua cho là thất lễ bắt phải tĩnh thân, sau đó triệu cho vào hầu cận.

            Thuyết đầu có lẽ có lý hơn vì em ông là Thường Hiến cũng là hoạn quan, chẳng lẽ vua cũng bắt tự hoạn chỉ vì Thường Kiệt "thất lễ" ? Ông Hoàng Xuân Hãn còn vạch ra rằng từ khi bình Chiêm, tha Nùng Trí Cao đến khi bắt Thường Kiệt tự hoạn rồi lại trọng dụng chỉ vỏn vẹn có mấy tháng, thời gian hơi ngắn để làm đủ từng ấy chuyện.

            Vào cung chưa được một kỷ (12 năm) Thường Kiệt được thăng Đô Tri, coi tất cả mọi việc trong cung cấm.

            Năm 1054, vua Lý Thánh Tông lên ngôi, Thường Kiệt sung chức Bổng hành quân quốc Hiệu úy, rồi Kiểm hiệu Thái bảo, một chức rất cao tại triều.

            Năm 1601, vua sai ông dẹp loạn ở cõi Tây nam, Man Lào.

            Năm 1069, vua Thánh Tông thân chinh đánh Chiêm Thành, phong ông làm Đại tướng, cho em ông là Thường Hiến giữ chức Tân kỵ vũ úy. Thường Kiệt bắt được Chế củ, Củ dâng đất chuộc tội được tha về. Thường Kiệt thăng Phụ quốc Thái phó (chức thứ ba trong hàng Tể chấp) Đao Thụ Nam bình Tiết độ sứ (chức thứ hai trong hàng tướng) Thượng Trụ quốc, Khai quốc công, Thiên tử nghĩa nam (hàng vương). Sau lại thăng Thái Úy Đồng Trung Thư môn hạ Bình chương sự (chức thứ hai sau Thái sư Lý Đạo Thành) trông nom quốc chính.

            Năm 1072, Thánh Tông mất, Nhân Tông là con Ỷ Lan Thái phi lên ngôi. Lý Đạo Thành ở ngôi Tể tướng đã 18 năm, nay làm Phụ chính, tôn Thượng Dương Thái hậu lên chấp chính nhưng Thường Kiệt lại tôn phò Ỷ Lan, chia thành hai phe. Bốn tháng sau phe Thường Kiệt thắng, Lý Đạo Thành bị giáng chức.

            Năm 1073, vua Nhân Tông ban cho Thường Kiệt chức Đôn quốc Thái úy, Đại tướng quân, Đại Tư đồ coi việc văn võ kiêm cả chức cấm quan.

            Năm 1075, nhà Tống định thôn tính nước ta, Thường Kiệt biết ý đón đánh, Tống quân thất bại phải lui về.

            Năm sau nhà Tống sang báo thù, nhưng thủy quân không tinh nhuệ bằng quân Nam, lại thất bại lần nữa. Thường Kiệt không muốn chiến tranh kéo dài, dùng biện sĩ dàn hòa. Năm 1077 Tống lui binh, tổn thất binh sĩ, tiền của rất nhiều mà chỉ chiếm được có 5 châu miền rừng núi. Thường Kiệt lại dùng mưu kế chiếm lại 5 châu, khi thì dùng vũ lực, lúc xúi dân cướp phá, hoặc giảng hòa đòi đất...

            Khi đánh Tống, ông làm bài thơ khuyến khích quân sĩ, nay còn lưu truyền :

            Nam quốc sơn hà, Nam đế cư,
            Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
            Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
            Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

            dịch nghĩa :

            Sông núi nước Nam, Nam đế ở,
            Phận định nghìn xưa tại sách Trời.
            Như bọn giặc nào sang cướp lấn,
            Là thua tan hết lũ bay coi.

             

            (Đại Việt sử lược, tr. 159)

            Năm 1082, vua Nhân Tông trưởng thành, tự cầm quyền chính, cho Thường Kiệt ra trấn giữ Thanh Hóa trong 19 năm.

            Đến 1101, Thường Kiệt được triệu về kinh coi hết các việc trong ngoài cung điện.

            Năm 1104, Chiêm Thành quấy nhiễu miền nam, Thường Kiệt lúc ấy đã 85 tuổi, kéo quân vào, quân Chiêm vội lui, Thường Kiệt cũng không đuổi theo. Vua chế bài hát tán dương công trạng Thường Kiệt, lại ban thêm chức tước.

            Năm 1105, Lý Thường Kiệt mất ở kinh đô, thọ 86 tuổi. Mộ táng ở làng Yên Lạc, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Được truy phong Nhập nội điện, Đô tri Kiểm hiệu Thái úy, Bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công, cho thực ấp vạn hộ(2).

            * Đời Trần

                Phạm Ứng Mộng

            Sử chép năm 1253, vua Trần Thái Tông một hôm chiêm bao thấy thần nhân trỏ vào một người bảo có thể làm Hành khiển (chức Tể tướng thứ hai, chế độ nhà Lý dành cho hoạn quan). Đến năm 1254, một hôm đi chơi ngoài thành, vua gặp một người giống hệt người trong mộng bèn cho 400 quan tiền, bảo tự thiến để vào hầu, đặt tên là Ứng Mộng. Sau quả nhiên làm đến chức Hành khiển(3).

            Theo Samuel Baron(4) thì đời Trần có một trong ba hoạn quan danh tiếng tên là " Ong Ja Tu Lea " (" Ong Ja " trỏ vào người đáng kính) nổi tiếng vừa nhờ tài trí, thăng chức mau chóng, vừa vì cái chết bi thảm. Chính ông là người vua Trần đã thấy trong mộng và cho tiền để tự hoạn, sau làm quan càng ngày càng quyền cao, chức trọng, được mọi người kính nể, xu nịnh, sợ hãi còn hơn sợ vua. Do đó vua chán ghét, cuối cùng hạ lệnh xử tử bốn ngựa phanh thây, đem xác đốt thành tro, đổ xuống sông. Như thế thì " Ong Ja Tu Lea " hẳn là Phạm Ứng Mộng, song không thấy sử chép Phạm Ứng Mộng còn có tên là " Tu Lea ", và cũng không thấy nói Phạm Ứng Mộng bị xử tử.

            * Đời Lê

                Lương Đăng.

            Tháng giêng năm 1437, Vua Lê Thái Tông sai Hành khiển Nguyễn Trãi cùng với Lỗ bộ ty giám Lương Đăng đốc làm loan giá, nhạc khí, dậy tập nhạc và múa. Đến tháng 5, Nguyễn Trãi tâu : " Bọn thần sở kiến không giống nhau, thần xin trả lại mệnh ấy ". Lương Đăng dâng nhạc mới bắt chước quy chế của nhà Minh, định các nghi thức đại triều. Vua theo đề nghị của Lương Đăng, sai chép lại các nghi thức ấy treo ở ngoài cửa Thừa Thiên. Vua lễ yết Thái miếu, các quan mặc triều phục làm lễ bắt đầu từ đấy.

            Bọn hành khiển Nguyễn Trãi, Tham Tri hạ tịch Nguyễn Tuyển, Đào Công Soạn, Nguyễn văn Huyến, Tham nghị Nguyễn Liễu tâu : " Đặt lễ, làm nhạc, được như Chu Công thì mới không có ai chê trách. Nay sai kẻ hoạn quan Lương Đăng một mình định lễ nhạc, cả nước chẳng nhục lắm ư ? Lễ nhạc của y không bằng cứ vào đâu, như đánh trống là báo giờ ra chầu buổi sớm, nay vua ra chầu rồi mới đánh trống. Theo quy chế xưa, lúc vua ra, bên tả đánh chuông hoàng chung, rồi 5 chuông bên hữu ứng theo. Nay vua ra chầu đánh 108 tiếng chuông, đó là số nhà sư lần tràng hạt... Làm xe thì đằng trước có m, đằng sau mở cửa, nay mở cửa ở đằng trước, quy chế đời xưa như thế sao ?... ".

             Đăng tâu : " Thần không có học thuật, không biết quy chế đời xưa, nay làm ra chỉ biết hết kiến thức của thần, việc nên thi hành hay không là quyền ở bệ hạ, thần đâu dám chuyên ".

            Nguyễn Liễu nói : " Từ xưa chưa có hoạn quan nào chuyên phá hoại thiên hạ như thế ". Hoạn quan Đinh Thắng từ bên trong mắng ra : " Hoạn quan làm gì mà phá hoại thiên hạ ? Nếu phá hoại thiên hạ thì chém đầu ngươi trước ". Bèn giao Liễu cho hình quan xét tội, xét án xong, tội đáng chém, vua đặc chỉ cho thích chữ vào mặt, lưu ra viễn châu(5).

            Vua coi chầu lúc ra lúc vào có đập roi dẹp đường bắt đầu từ đấy.

            Tháng 10, Lương Đăng thăng chức Đô giám. An phủ sứ Lạng Sơn, Bùi Cầm Hổ can : " Tiên đế thấy Lương Đăng biết chút chữ nghĩa cho làm nội nhân Phó chưởng, nhưng rồi thấy hắn chỉ khúm núm bề ngoài, không thẳng thắn, không thể gần gũi được mới cho ra làm văn đội. Thế mà nay cho lên chức quan to, xin bệ hạ nghĩ lại "(6).

            Lương Đăng làm quan to nhưng không tham dự triều chính, không kết bè đảng nắm giữ quyền uy, không giết hại ai, chỉ vì đặt quy chế lễ nhạc không giống với Trung Quốc mà bị các đại thần xúm nhau lại chê trách.

             

              Hoàng Công Phụ

            sinh quán ở Thăng Long, đẻ ra đã có khuyết tật. Năm 14 tuổi vào hầu trong phủ Chúa Trịnh, dần dần được Chúa tin dùng, uy quyền tột bậc.

            Năm 1739, Trịnh Giang nghe lời Hoàng Công Phụ triệu sĩ tử vào thi ở phủ đường, cho Trịnh Tuệ đỗ Tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh. Không đầy vài năm Tuệ làm đến chức Tham tụng đứng đầu các quan trong phủ chúa.

            Trịnh Giang mắc bệnh kinh quy, sợ sấm sét, Phụ sai đào hầm làm cung Thưởng Trì cho ở, không ra đến ngoài nữa, nói vì dâm dục quá nên ác báo. Rồi Phụ cùng Trịnh Tuệ và đồ đảng chuyên quyền, giết hại đại thần không kiêng kỵ sợ hãi ai, phủ dịch nặng nề, lòng dân oán thán. Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển ở Hải Dương xui dân làm loạn, người các xứ Đông, Nam, Bắc theo rất nhiều.

            Năm 1740, Thái phi Vũ Thị, mẹ Trịnh Giang và Trịnh Doanh, muốn triệt bớt uy quyền của Phụ, cho Doanh lập " Phủ đề nhiếp ". Phụ ghét Doanh sáng suốt, quả quyết, chỉ cho ở nhà nhỏ phía nam phủ chúa, lại cấm các quan không được dùng chữ " Bẩm " khi tâu với Doanh mà phải dùng chữ " Thân " (=Trình).

            Khi tin cáo cấp về Nguyễn Tuyển đến kinh, Phụ nghĩ Tuyển trước ở nhà mình, có quen biết, muốn thân đi vỗ yên, đem hết binh lính bản bộ theo, bỏ kinh thành trống. Bọn Nguyễn Quý Kính muốn ép Doanh lên ngôi. Nội giám Phan Lại Hầu lên tiếng hặc, Tào Thái đem sắc chỉ của vua đến, Phan đứng cạnh la trách. Đô đốc Đồng tri Trịnh Khuông mắng là vô lễ, sai giam ngục. Nguyễn Công Thái truyền ý chỉ của Thái phi, Khuê quận công Giáp Nguyễn Khoa (hoạn quan) lên lầu nổi hiệu trống, các quan lạy mừng Doanh lên ngôi.

            Năm 1761, Doanh đặc biệt thưởng công mười người phò lập mình, trong số đó có Giáp Nguyễn Khoa Khuê quận công được ruộng thái ấp để hưởng lộc.

            Không thấy sử chép số phận Hoàng Công Phụ ra sao(7).

             

                Phạm Huy Đỉnh ( ?- 1776)

             người xã Cao Mỗ huyện Thần Khê. Khi Trịnh Sâm còn là Thế tử, Chính phi của Trịnh Doanh là Nguyễn Thị Vinh, ngăn không cho Sâm ngồi cùng mâm với Thái tử Lê Duy Vĩ để giữ lễ vua tôi. Sâm căm giận Thái tử, sau khi lên cầm quyền, năm 1769, mưu với Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Huy Đỉnh vu cho Thái tử thông dâm với cung nhân của Trịnh Doanh, sai Đỉnh đem thân binh đi bắt. Thái tử biết, trốn vào tẩm điện của vua. Đỉnh đến Đông cung không tìm thấy, đi thẳng vào điện vua kể tội Thái tử, điệu về phủ Chúa. Sâm sai lập án, bắt vua ký, giáng Thái tử làm thường dân, giam lại. Năm 1771, lại vu cho bọn Trần Trọng Lâm, Nguyễn Hữu Kỳ...muốn cướp ngục đem Thái tử ra. Sâm sai tra tấn, Vũ Bá Xưởng đau quá nhận bừa. Thái tử bị ghép tội xử giảo.

            Năm 1773, Đỉnh thăng chức Thự phủ sự (Tể tướng) phủ Chúa. Lê Quý Đôn tuy tài giỏi, nhưng cả Trịnh Doanh và Trịnh Sâm đều không trọng dụng, phải kết giao với Đỉnh, sau được giữ chức Bồi tụng (Phó Tể tướng).

            Sâm lại nghe Hoàng Ngũ Phúc cho Đỉnh làm Hiệp đốc suất đạo Thanh Hoá, tước Công hai chữ (nhỏ hơn tước Công một chữ, như Bằng Công thì cao hơn Bằng Trung Công), phong là Đại vương.

            Năm 1776, Thự phủ sự Thiều quận công Phạm Huy Đỉnh mất ở Nghệ An, truy phong Phúc thần.

            Đỉnh là người có tính đố kỵ, hà khắc, thâm độc, nhiều lần gây ra những vụ án lớn như vụ giết Thái tử Duy Vĩ (8).

             

               Hoàng Ngũ Phúc (1713 - 1776)

             người xã Phụng Công, huyện Yên Dũng, xứ Kinh Bắc. Lúc trẻ tự hoạn để được vào hầu trong cung.

            Năm 1740, giữ chức Tả Thiếu giám, tước Việp Trung hầu.

            Năm 1743, đề xuất 12 điều quân pháp, được Trịnh Doanh cho thi hành.

            Từ 1744 đến 1750, cùng Phan Đình Trọng dẹp loạn Nguyễn Hữu Cầu, thu phục lại Kinh Bắc. Cầu phải chạy vào Nghệ An. Phúc được phong Trấn thủ Kinh Bắc kiêm thống lĩnh Bắc đạo, tước Việp quận công.

            Năm 1751 đánh Nguyễn Doanh Phương, bắt được ở Lập Thạch, công bậc nhất, được phong Đại Tư đồ, Trấn thủ Sơn Nam.

            Đến 1765 được ban kim bài khắc bốn chữ " Dự quốc đồng hưu " (cùng hưởng yên vui, sung sướng với nước).

            Năm 1769 cùng Trịnh Sâm và Phạm Huy Đỉnh vu tội cho Thái tử Duy Vĩ rồi đem giết.

            Đến 1774, xin về hưu, được ban cho hiệu Quốc lão.

            Sau Sâm lại triệu ra phong Thượng tướng, sai đem 36000 quân thủy bộ đánh dẹp miền Nam, Phúc luôn luôn thắng trận, tiến đến Phú Xuân, bắt được Trương Phúc Loan, chúa Nguyễn phải bỏ chạy.

            1775 tiến vào Quảng Nam, chiếm được hai đồn Câu Dê và Trung Sơn rồi mới cho quân tạm nghỉ.

            Vì mắc bệnh tê liệt, được trở về Thăng Long. Trên đường về kinh sư, mất ở trên thuyền tại Vĩnh Dinh (Nghệ An) năm 1776.

            Hoàng Ngũ Phúc tư thế oai phong, quân lệnh nghiêm minh, hành quân rất có kỷ luật. Khi chiếm được Phú Xuân, Phúc thu nhặt những thứ quý giá dâng chúa Trịnh, còn thì niêm phong.

            Thuộc hạ Thế trung hầu Hoàng Đình Thể cướp của dân, Phúc sai Uông Sĩ Điển tra hỏi, đem trả lại dân rồi không bàn đến chuyện thưởng công đánh được Lũy Thầy.

            Với Nguyễn Nhạc, Phúc tỏ ra viên tướng biết quyền bính, thay triều đình làm tờ hiểu dụ, ban cho Nhạc mũ áo...

            Khi Phúc đi Nam chinh, Sâm mấy lần gửi trát thăm hỏi, đưa chỉ dụ khen, thưởng vàng bạc, quần áo đồ dùng, sâm quý vài mươi lạng, cho chạy ngựa trạm đem đến. Lại thăng cho làm Đại Trấn thủ Thanh Hoá...

            Phúc ốm nặng còn gửi khải về tâu bàn với Chúa khoan đánh Quảng Nam, hãy cho quân sĩ nghỉ ngơi vài năm, Sâm nghe theo.

            Khi Phúc mất, Sâm bãi chầu.

            Phúc có tiếng là người cẩn trọng, việc lớn nhỏ trong quân đều tự mình xem xét, dụng binh không cậy may rũi, xử sự quả quyết, trung tín, rất được lòng người. Nguyễn Hữu Chỉnh coi Phúc là quan thầy.

            Phúc không có con, nuôi người cháu là Hoàng Đình Bảo (tức quận Huy) làm con nuôi. Bảo lại lấy con gái chúa Trịnh Doanh. Vây cánh, thuộc hạ của Phúc đầy triều, quyền uy lừng lẫy đến nỗi dân chúng đồn là Phúc muốn cướp ngôi để lập " Triều đình Hoàng thị " sau này truyền cho Bảo, đặt ra những lời sấm truyền :

            " Thổ sất vân yểm nguyệt " = con rể là đám mây che mặt trăng (chỉ chữ " tế " = con r, tức Hoàng Đình Bảo).

            " Hoàng hoa nhật điệu hương " = hoa vàng càng ngày càng tỏa hương thơm (chỉ chữ " Việp ", tức Hoàng Ngũ Phúc).

            Còn có câu " Một lợn đuổi đàn dê " vì Bảo tuổi hợi (con lợn) còn Sâm và Khải đều tuổi mùi (con dê) ; Bảo trước tên là Đăng Bảo, có thể hiểu là "lên ngôi vua ", Phúc muốn tránh hiềm nghi cho đổi ra Tố Lý, sau mới đổi lại thành Đình Bảo.

            Phúc là một viên tướng lỗi lạc, chiến công, danh vọng nhiều, đối với chúa Trịnh tỏ ra hết lòng trung trực, duy có chuyện nhúng tay vào vụ giết Thái tử Duy Vĩ là một hành động không được quang minh.

            Sau khi chết được truy tặng Thượng đẳng Phúc thần(9).

             

            * Đời Nguyễn

                Lê văn Duyệt (1763 - 1832)

            sinh quán làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi.

            Năm 1780, Nguyễn Ánh biết Duyệt có khuyết tật, sung làm Thái giám nội dinh.

            Năm 1800, Duyệt dùng hỏa công đốt thuỷ trại Tây Sơn ở cửa bể Thị Nại, thu phục Qui Nhơn.

            1812, làm Tổng trấn Gia Định cho đến 1816 thì về kinh.

            1820 lại ra giữ chức Tổng trấn Gia Định cho tới khi mất.

            Duyệt là một viên tướng tài, giúp Chúa Nguyễn Ánh đánh Trịnh, dẹp Tây Sơn, biết quyền biến.

            Tuy có tính trực ngôn nhưng ngoại giao cũng khôn khéo. Khi sứ Xiêm đến Hà Tiên, năm 1820, không chịu trình quốc thư, lời lẽ có chỗ không hợp lệ, triều đình giao cho ông tuỳ nghi hành sự, ông bắt bẻ, sứ Xiêm phải nhận lỗi và nhất nhất vâng lời. Sứ Xiêm đem vàng bạc tặng, ông không nhận(10).

            Là một nhà chính trị xuất sắc, ông rất được lòng dân, người ta tôn xưng ông là Đức Thượng công.

            Cả hai vua Gia Long và Minh Mệnh đều biệt đãi ông. Khi cha ông tạ thế, năm 1827, triều đình không những gia phong chức tước, ban tiền bạc, còn sai quan đến tế và 300 lính hộ tang. Khi ông ốm ở Gia Định, cũng được tạm nghỉ việc để điều dưỡng, lại cho phép con ông là Kiêu kỵ đô uý Lê văn Yến đi thăm nom.

            Theo người Pháp thì khi vua Gia Long mất, ông có ý muốn tôn phò dòng chính thống, hậu duệ của Hoàng tử Cảnh, lại khi vua Minh Mệnh lên cầm quyền, ông khuyên can không nên bạc đãi những công thần người Pháp nên bị vua để bụng ghét. Sau khi ông mất, năm 1833, vua giao cho triều đình nghị tội mưu phản, san bằng ngôi mộ, dựng bia đeo xiềng mang hàng chữ " Quyền yêm Lê văn Duyệt phục pháp xử " (= tên hoạn quan Lê văn Duyệt chịu phép nước ở đây). Sau dân chúng đổ cho là vì xúc phạm đến mộ phần của ông nên Trời ra tai, nên đến 1835, vua Tự Đức cho ông phục chức Vọng các công thần Chưởng tả quan, Bình tây tướng quân, tước quận công và được thờ trong miếu Trung Hưng công thần.

            Lăng ông ở Gia Định (11).


              II.- Chức vụ và phẩm phục

                  A/ Chức vụ

            Trên nguyên tắc, hoạn quan chỉ giữ những công việc hầu hạ trong cung. Michel Đức Chaigneau kể khi lên 8 tuổi được triệu vào cung gặp hoàng hậu và các phi tần của vua Gia Long, do một viên hoạn quan dẫn đường. Viên này mặc một chiếc áo ngắn màu lam, quần lụa trắng, chít khăn rộng bản, cung kính đi sau một quãng chứ không dám đi ngang hàng. Lần thứ nhì, khoảng hai chục tuổi, sau khi ở Pháp trở lại Việt Nam, Michel Đức lại được vua Minh Mệnh triệu vào cung hỏi han chuyện nước Pháp. Michel Đức liếc thấy trong phòng có một bọn " đầy tớ " chừng 15-20 tuổi, đứng ở góc phòng, tựa lưng vào tường đợi lệnh. Hễ vua ra hiệu thì lập tức quỳ dâng điếu thuốc lá đã châm sẵn và trước khi dâng phải hút thử vài hơi...

            Theo S. Baron, chúa Trịnh rất ưa hoạn quan. Những người này sau khi phục vụ độ 8 năm trong triều liền được cất nhắc ra giữ những chức quan trọng, có khi lấn át cả các đại thần có thực tài.

            Riêng chúa Trịnh Khải thì sự liên hệ với quan hoạn không phải là ít. Nguyên mẹ Trịnh Khải là Dương thị Ngọc Hoan không được Trịnh Sâm ưa. Một hôm nằm mơ thấy thần nhân cho một tấm đoạn có vẽ đầu rồng, tỉnh dậy kể cho hoạn quan Khê Trung hầu Chu Xuân Đán nghe. Hầu cho là điềm sinh quý tử, có ý giúp đỡ. Khi Sâm cho đòi Ngọc Khoan (cũng có chỗ chép là Ngọc Hoàn) vào chầu, Hầu giả cách nghe nhầm đưa Ngọc Hoan tới, Sâm không nở đuổi về, sau trách mắng thì Hầu đem chuyện kể lại, Sâm nín lặng. Sau đó Ngọc Hoan có thai sinh ra Trịnh Khải nhưng Sâm vẫn không ưa, trù trừ không muốn lập làm thế tử, chỉ định cho hoạn quan Nguyễn Phương Đỉnh làm Bảo phó... Khi Trịnh Khải mưu cướp ngôi Trịnh Cán, Sâm sai Ngô Thời Nhậm cùng bọn hoạn quan Ngạn Trung Hầu, Đường Trung Hầu, Án Trung Hầu cùng tra án(12).

            Người ta trách hoạn quan chỉ nhờ xiểm nịnh được lòng vua chúa, rồi nắm quyền chính, tác oai tác phúc...song ta đã thấy Lương Đăng làm quan to nhưng không hề tham dự quốc sự, gây bè đảng làm mưa làm gió, mà chỉ hoàn tất việc quy định mũ áo và lễ nhạc, song vẫn bị các đại thần chê trách.

            Trong Vũ Trung Tuỳ Bút có Tả Chí Hầu cũng là hoạn quan có thực tài, hiểu thuật bóp gân xương, biết hát xướng, xem tướng, vẽ truyền thần giỏi.

            Những hoạn quan tiến cống cho Trung Quốc có một số được sử sách nhắc đến :

            Minh Thái Tổ bắt ta cống nộp sư sải, gái đẹp biết đấm bóp và hoà giả (hoạn quan), sau thả sư và gái đẹp về chỉ giữ lại hoạn quan và đãi rất hậu. Năm 1405, Minh Thành Tổ mưu đồ xâm lăng, sai bọn hoạn quan Nguyễn Toán, Nguyễn Trung, Từ Cá, Ngô Tín đi sứ, dò xét địa hình nước ta. Bọn này dặn họ hàng hễ quân Minh tràn sang thì dựng cờ biên rõ là thân thuộc của nội quan nào thì sẽ thoát nạn. Hồ Hán Thương biết chuyện sai giết hết thân thuộc bọn Nguyễn Toán (13).

            Tuy nhiên, những người bị tiến cống cho Trung Quốc không phải toàn bọn bán nước lập công mà còn có những người có biệt tài như Trần Vũ và Nguyễn An.

            Minh sử chép rằng niên hiệu Vĩnh Lạc, Minh Thành Tổ ra lệnh lùng bắt những văn nhân Giao Chỉ cất nhắc cho giữ chức Tri huyện hay Tri phủ, lập tuyển bọn trung quan (hoạn quan) lấy người ngay thẳng, trung hậu, mẫn cán, thông suốt, cho hầu nội cấm sảnh. Trần Vũ được tuyển vào hầu Tuyên Công, thăng chức Thái giám, sau cho đổi tên thành Vương Ngọc Cận, đi theo vua đánh Cao Hú (tức con Minh Thành Tổ, làm phản) có công to được ban đai ngọc, yên vàng, ngựa tốt, vàng lụa...lại đúc bốn quả ấn vàng khắc những chữ " Trung can nghĩa đảm " (lá gan trung thành, quả mật nghĩa khí), " Kim điêu quý khách " (quý khách đội mũ điêu vàng, tức mũ hoạn quan có con ve bằng vàng), " Trung thành tự lệ " (tự mài dũa lòng trung), " Tâm tích song thanh " (bụng dạ và hình tích đều trong sáng).

            Theo Hoàng Minh thông ký có Nguyễn An trải 5 đời vua Minh (Thái Tông, Nhân Tông, Tuyên Tông, Anh Tông và Cảnh Tông) là người giản dị, khắc khổ, cứng rắn, liêm khiết, giỏi về mưu mẹo, tính toán, rất sở trường những công việc xây dựng. Việc tu tạo thành Bắc kinh 9 cửa, 2 cung, 3 điện, 5 phủ, công đường, nha môn 6 bộ và các trường xưởng, nhà trạm, An đều thân hành xếp đặt, tỏ ra rất có công lao. Các tơ tào trong bộ Công chỉ việc theo kế hoạch của An mà làm. Bình sinh được vua ban cho thứ gì đều đem nộp lại kho công không sót một li (14).

            Thời nhà Nguyễn, vua Minh Mệnh thấy các hoạn quan đời trước chuyên quyền, lũng đoạn triều chính (có người nói vì vua ghét Lê văn Duyệt) nên năm 1836 hạ lệnh từ nay hoạn quan không được giữ những chức phẩm như các quan đại thần, làm quan cũng không được quá tứ phẩm. Sắc lệnh này được khắc bia đá để trước Quốc Tử Giám, đến năm 1918 vẫn còn ở cạnh Văn Miếu.

            Vua lại đặt ra những chức tước riêng biệt dành cho hoạn quan :

            Hạng Chức Lương tháng

            Bát gạo quan tiền

            Hạng nhất Thủ đẳng Quảng Vụ và Điển sự Thái giám 48 72

            Hạng nhì Thứ đẳng Kiểm sự và Phụng nghi Thái giám 36 60

            Hạng ba Trung đẳng Thừa vụ và Điển thảng Thái giám 36 48

            Hạng tư Á đẳng Cung sự và Hộ Thảng Thái giám 24 36

            Hạng năm Hạ đẳng Cung phụng và Thừa biện Thái giám 24 24

            3 hạng trên có quyền xin chức Nhiêu phụ cho cha, và chức Miễn nhiêu cho an hem hay cháu trai, hạng 4 và 5 chỉ được xin Miễn nhiêu.

            Vua Thành Thái không ưa hoạn quan nên thay thế bằng cung nữ. Khi vua ngự thiện (ăn) thì đầu bếp dâng mỗi người một món, đưa cho Thị vệ đem đến cho nội giám, những người này lại chuyển giao cho cung nữ quỳ dâng(15).

              B/ Phẩm phục

                  * Đời Trần

            Sách Toàn Thư chỉchép hoạn quan đời Trần mặc áo xanh và từ 1306 dùng quần hai ống chứ không dùng xiêm nữa.

            Trong An nam chí lược (tr. 222) Lê Tắc viết cặn kẽ hơn :

            Các nội quan Thượng phẩm đội mũ dương thường đính ong bướm vàng, mặc phẩm phục. Bình thường thì đội khăn nhung mầu tía xen mầu biếc, làm 6 tua kết sau khăn ; đai thắt ngang để tỏ vẻ quan quý.

            Hạng Trung phẩm mũ áo sắc chế hơi giảm. Thường phục thì khăn kết tua mầu tía.

            Hạ phẩm đội mũ dương thường tía, áo tía ; khăn ngày thường có tua đen, dát ngọc, vàng, đồi mồi.

            Không dùng hốt.

            Chắp tay lạy vua.

                  * Nhà Lê

            quy định y phục hoạn quan rất rõ ràng. Theo Lê triều chiếu lịnh thiện chính thì các chức Tổng Thái giám, Đô Thái giám, Quản đốc ty nội giám, tước quận công ăn mặc như sau :

            - Vào chầu vua đội mũ cánh chuồn, mặc áo mầu hồng, bố tử thêu hổ báo (như các hoàng tử, vương tử tước quận công), đai dát đồi mồi bịt bạc, chân đi hia tất.

            - Vào chầu phủ Chúa đội mũ ô sa(16) áo lam có vạt che sau, giây lưng kép dát ngọc.

            - Đưọc đem theo hai người hầu.

            - Khi đi đường khăn chít một, võng ba đòn sơn đen, yên ngựa sơn tía thếp thau.

            Đi ra ngoài thành thêm một lọng mầu xanh, vẽ hoa xanh có ngù rủ.

            - Áo mặc thường, bằng gấm vóc các mầu, hòm áo sơn son thếp vàng một vạch, hòm mũ sơn đen thếp chỉ vàng.

            Cấm không được vẽ rồng, phượng, kỳ lân.

            Mâm, án thư bằng tre đan, thếp chỉ bạc

            Bát đĩa Tầu bịt thau.

                 *Thời nhà Nguyễn

            theo sắc lệnh của vua Minh Mệnh thì mũ áo hoạn quan như sau :

            - Áo mầu lục cho các quan cao cấp, mầu lam cho những người chức thấp, bố tử mầu đỏ thêu hoa xanh lục.

            Các Thái giám thời xưa đeo một vòng lụa trắng rủ xuống hai bên ngực đến tận thắt lưng, sau này chỉ đeo một thẻ bài ngà khắc rõ chức phận.

            - Mũ Thái giám bằng phẳng ở trên đỉnh và hình bầu dục (khác với mũ các quan triều hình tròn và nóc khum khum) có dát vàng bạc theo chức tước và đính một quả bông.

            Theo Hậu Hán chí, thời xưa mũ hoạn quan có tua vàng điểm một con ve sầu và một cái đuôi chuột, ngụ ý rằng ve sầu thanh khiết chỉ sống toàn bằng sương sớm, còn chuột thì có thể len lỏi vào tất cả những chỗ rất kín đáo trong thâm cung.

            Viên hoạn quan mà Crawfurd đã gặp năm 1822 (có lẽ là Lê văn Duyệt ?) tuy giữ chức " Governor " (Tổng trấn ?) nhưng ăn mặc rất đơn giản : áo lụa trắng trơn và khăn nhiễu cũng mầu trắng.

             

            III.- Đời sống

            Hoạn quan có hai loại :

            - Một loại sinh ra đã có khuyết tật hay bị tai nạn, như chó cắn, mà thành tật. Người xưa tin rằng những người này có số làm quan to.

            - Loại thứ nhì tự hoạn hay do cha mẹ đem con ra thiến.

            Hạng thứ nhất, khi đứa trẻ sinh ra thấy có tật, thì gia đình hay xóm làng liền khai trình xin cho lớn lên được sung chức nội thị. Khoảng 10 tuổi đứa trẻ được tiến cung, giao cho các hoạn quan già huấn luyện công việc chầu hầu trong cung.

            Hạng thứ nhì thì từ triều Lý đã có lệnh nghiêm cấm : Năm 1162, xuống chiếu kẻ nào tự thiến xử 80 trượng, thích 23 chữ vào mặt.

            Quốc triều hình luật thời Lê cũng chép : " Ai tự hoạn xử tội lưu, ai thiến hộ hoặc chứa chấp giảm tội một bậc, xã quan không phát giác xử tội đồ (giam cầm làm khổ sai)(17).

            Sở dĩ có lệnh nghiêm cấm như thế vì hoạn quan có thể giữ những chức vụ trọng yếu, có nhiều quyền uy, giúp đỡ gia đình hay xóm làng được nên nhiều người ham. Lê triều chiếu lịnh thiện chính cho biết các nội giám sung chức Thái bảo, Thái sư, Thiếu sư, Thái phó, Thiếu phó với tước quận công thì 8 người con được phong là Quan viên tử, 7 người cháu được phong là Quan viên tôn(18).

            Đọc đến đây hẳn ai cũng lạ : đã là hoạn quan sao lại có con ? Hiển nhiên trường hợp này xẩy ra đủ nhiều để có cả một đạo luật dành cho con cháu hoạn quan. Cương mục chẳng hạn chép năm 1480 khi Nghi Dân nổi loạn, nội quan Thị hậu Phó chưởng Đào Biểu tử tiết, gia sản bị sung công. Khi Thánh Tông lên ngôi, truy tăng Đào Biểu một tư, ban cho 5 mẫu tư điền để cúng tế, lại trả điền sản bị tịch thu trước cho vợ con(19).

            Có lẽ những người này, như Lý Thường Kiệt, đã lấy vợ trước khi tự hoạn, hoặc cũng muốn có gia đình riêng, lấy một cung nữ đã bị thải hay lấy con nhà hàng phố rồi nuôi con nuôi. A. Laborde kể chuyện ở Huế xưa có một thiếu phụ lấy chồng hoạn quan nhưng ngây thơ không hiểu chồng mình bất bình thường, mãi đến khi chồng chết, đi cải giá mới rõ và đem chuyện mình tâm sự với một vài người bạn.

            Cũng theo Laborde, có một viên Đội Thị vệ bị án tử hình vì ăn ở với một hoạn quan và...sinh ra một đứa con !

            Chúa Trịnh dùng tới 4-5000 hoạn quan nhưng đến đời vua Thành Thái nhà Nguyễn vì không ưa hoạn quan nên số người hầu cận vua trước có 15 sau chỉ còn 9. Đến năm 1918 lại có lệnh cấm bổ dụng thêm hoạn quan mới, những người cũ cho tiếp tục giữ chức.

             

             * Tướng mạo và tính tình

            dáng điệu ẻo lả như phụ nữ, và tính tình khó thương, ngạo mạn, vô lễ...dường như để bù lại những mặc cảm tự ty. Sau đây là hoạn quan nhìn qua con mắt các chứng nhân Việt cũng như ngoại quốc :

            - Năm 1778, Chapman, một người do công ty Ấn độ của Anh gửi sang, đã gặp ở Huế một viên hoạn quan giữ chức " Quan Tam Quon ", quyền uy vượt cả viên " Viceroy " (Tổng trấn ?). Viên này có tánh hay hoạnh hoẹ, khinh người. Trước hết bắt Chapman phải đứng chờ ngoài cổng cả nửa giờ mới cho vào nhà. Vào rồi cũng không thèm ra tiếp ngay, chỉ ở trong nhà hỏi vọng ra mấy câu, mãi sau mới cho cuốn rèm lên và Chapman thấy dưới ánh nến vàng vọt một đống thịt lù lù, dị dạng, người có vẻ thấp lùn, má xệ xuống...Khi Chapman phàn nàn những người dưới quyền mình bị ngược đãi, viên Tổng trấn xin lỗi rằng ông không có quyền hành gì, mọi sự cứ điều đình thẳng với viên hoạn quan. Viên này tỏ ra rất vô lễ, chửi rủa và còn sai đem tặng vật của Chapman, một chiếc đồng hồ, ra trả lại nói rằng đồng hồ đã vỡ, trở nên vô dụng(20).

            Ngày 2/9/1822, Crawfurd đã gặp một hoạn quan giữ chức " Governor of Saigon " (có lẽ là Lê văn Duyệt ?) và tả một cuộc gặp gỡ khá tường tận : " Giữa phòng, trên một cái sập cao hơn thường lệ, là viên " Tổng trấn " ( ?) đang ngồi chễm chệ. Chúng tôi tiến lên cúi chào, ông ta cứ ngồi yên không đáp lễ. Sau đó người ta chỉ cho chúng tôi ngồi xuống dẫy ghế bên phải ông ta, ghế bên trái dành cho viên quan cao cấp bậc nhì trong phòng, những người khác đứng đằng sau hoặc ngồi trên một cái sập khác. Viên " Tổng trấn " già là một hoạn quan nhưng nếu không biết trước thì không thể đoán ra. Tuy cằm ông ta không có râu và giọng nói yếu ớt như đàn bà, nhưng chưa tới mức khiến người ta phải nghi ngờ. Ông ta có vẻ không quan tâm mấy tới y phục, chỉ mặc một áo lụa trắng trơn và đội một chiếc khăn nhiễu rộng bản cũng mầu trắng ". Crawfurd đem lễ vật ra tặng nhưng viên " Tổng trấn " từ chối nói rằng hai bên đang ở thế điều đình, tặng lễ vật bây giờ quá sớm, ông không thể nhận. Crawfurd rất phục tư cách viên " Tổng trấn " khi đem ông ta ra so sánh với các quan chức người Xiêm. Nhưng vừa về đến nhà thì thấy "Tổng trấn" sai người đem thực phẩm tới tặng : trâu, dê, lợn, gạo vv... và nhân thể cho biết lúc nẫy quan " Tổng trấn " không tiện nhận quà trước mặt công chúng nhưng ngài rất vui lòng nhận mấy khẩu súng và cái ống viễn kính mà Crawfurd định biếu(21).

            Phạm Khắc Hòe, trong Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc kể rằng tháng 8 năm 1945, khi ông đi chào bà Từ cung để ra Hà Nội, thì đột nhiên một viên Thái giám già chạy đến trước mặt sụp lạy. Viên này mặt xanh như tàu lá, đầu bạc, cằm không râu, má nhăn nheo, miệng xệ xuống, mắt rưng rưng, cất giọng khàn khàn hỏi về số phận của mình sẽ được định đoạt ra sao? có được lĩnh lương tháng 8 hay không ? sau này sẽ làm gì ?... Hỏi ra mới biết viên này do cha mẹ thiến từ năm 12 tuổi, đời vua Thành Thái, đã gần 50 năm. Khi mới vào cung được học Tứ thư, Ngũ kinh, tập làm việc vặt, đến 20 tuổi sung chức Thừa Biện Thái giám, năm 1945 giữ chức Phụng nghi Thái giám. Nhiệm vụ chính là chuyển đạt mệnh lệnh của vua tới phi tần và khi vua ngự tới bà nào thì ghi chép ngày giờ cho đúng để phòng việc tranh chấp về sau. Từ khi vua Khải Định mất thì không phải làm việc này nữa, chỉ còn nhiệm vụ chầu hầu bà Từ cung, giúp đỡ các phi tần trong việc cúng bái, tu hành và liên lạc với bên ngoài.

            Năm 1958, cụ Vương Hồng Sển đi thăm lăng Diên Thọ (Gia Long) nhằm ngày lễ Thanh minh, tình cờ được chứng kiến một buổi tế lễ và liếc thấy nơi gian nhà sau chỗ tế có một nhóm quan thị "rất đông", mặc áo màu lam, đang đứng chờ tế lễ xong thì chia phần, có người đã già sụm, kẻ còn sồn sồn, người nào cằm cũng nhẵn thín không một sợi râu.

            Hoạn quan không phải người nào cũng xấu xí, ẻo lả. Trong Vũ Trung tuỳ bút, Phạm Đình Hổ cho biết Tả Chí Hầu, nội thị thời Trịnh Khương (Giang) "tướng mạo hùng vĩ, phảng phất giống Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc".

            A. Laborde đã chụp được ảnh một viên hoạn quan 62 tuổi, một trong những người có địa vị quan trọng hồi đầu thế kỷ XX, trông coi một cái lăng, giữ gìn đồ thờ cúng và phát lương cho 9 người cung nhân già ở đó. Tiếc rằng Laborde không cho in ảnh viên hoạn quan mà chỉ cho biết mặt mũi viên này giống mặt bà già, vú cũng xệ xuống như ngực bà già.

             

            * Cung giám viện

            Khi các hoạn quan không phải hầu chầu thì có quyền rút về Cung giám viện. Viện này gồm 9 gian, cũng là nơi ăn học của các nội giám trẻ và là chỗ trú ngụ của gia đình hoạn quan tới thăm. Năm 1918, viện đã đổ nát chỉ còn nhà bếp, một cái miếu thờ thần và cái cổng mang hàng chữ " Cung giám viện môn ".

             

            * Chùa Từ Hiếu

             

            Chùa xây trên một chiếc đồi nhỏ, trên đường đi đến lăng Tực Đức, khuất sau một lùm cây. Khung cảnh rất tĩnh mịch và tuyệt đẹp có suối chảy, có thông reo, chim hót, dế kêu. Bia dựng ở cổng chùa cho biết đây thuộc làng Dương Xuân, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên, núi Ngự Bình ở phía Đông Nam, Hương Giang ở Tây Bắc.

            Chùa do thiền sư Nhật Định tạo dựng, sau có ba viên nội giám về hưu đến trú và xin được triều đình trợ cấp nhiều tiền. Đến 1893, các hoạn quan tự đóng góp tiền xây lại chùa, mở rộng ra và dùng làm nhà dưỡng lão cùng nơi thờ cúng những hoạn quan đã mất. Bia dựng ở chùa ghi : " Khi còn sống chúng tôi đến chùa tìm yên tĩnh, khi ốm đau chúng tôi về đây dưỡng bệnh và sau khi chết chúng tôi cùng được chôn cất với nhau ở đây. Dù sống hay chết, chùa cũng là nơi yên nghỉ của chúng tôi " (22)
              
             

             

            * Nghĩa địa

            Ngay cạnh chùa là nghĩa địa của hoạn quan. Những ngôi mộ ở đây được xây cất cân đối nhau chung quanh một cái sân gạch. Năm 1918, khi Laborde tới thăm, có tất cả 18 ngôi mộ nhưng chỉ có 9 ngôi đã xây, những cái kia còn để ngỏ.

            * Tháp Bồ Đề

            Trước cửa chùa có tháp Bồ đề do thiền sư Từ Hiếu xây từ năm 1896 với sự giúp đỡ của các hoạn quan, xin được tiền trợ cấp của Thái phi. Tháp dựng để chứa những pho tượng vỡ hay những quyển kinh đã cũ nát mà người ta không được vứt đi, phải để cho chúng tự mục nát dần. Tháp chỉ có một cửa ở từng thứ hai, muốn ném bỏ vật gì vào tháp phải bắt thang.


             

             

            Tháng giêng, 1994

            IV.- Chú thích

            1. Toàn Thư I, tr. 190.

            Đại Việt Sử lược tr. 117 chép là cửa Quảng Phúc, chứ không phải Quang Phục, nằm ở phía tây Long Thành, cửa Đại Hưng phía nam, cửa Tường Phù phía đông, cửa Diệu Đức phía bắc.

            2. Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt

            3. Cương Mục V, tr. 30 và Toàn Thư II, tr. 25

            4. S. Baron, tr. 64

            5. Đến 1442, Đinh Thắng cũng bị giết vì trước khi chịu tử hình Nguyễn Trãi tỏ ý hối tiếc đã không nghe lời Đinh Thắng, Đinh Phúc.

            6. Cương Mục IX, tr. 67 và Toàn Thư III, tr. 112-125.

            7. Cương Mục XVII, tr. 31 và Tục Biên tr. 159 và Vũ Trung tuỳ bút.

            8. Cương Mục XIX, tr.32 và Tục Biên tr. 329.

            Hoàng Lê nhất thống chí chép là Nguyễn Quang Đỉnh.

            9. Tục Biên tr. 329-404, Cương Mục XIX, tr. 56-7.

            10. Nếu Lê văn Duyệt đúng là viên "Governor" của Saigon mà Crawfurd đã gặp năm 1822 thì sự thanh liêm, không nhận lễ vật, chỉ là bề ngoài. (Xin xem phần III, Đời sống).

            11. Đại Nam thực lục chính biên V, tr. 132.

            Laborde, " Les eunuques à la cour de Huê ", BAVH

            Nguyễn Huyền Anh, Việt Nam danh nhân tự điển.

            12. Hoàng Lê nhất thống chí, tr. 17.

            13. Toàn Thư II, tr. 216.

            14. Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, tr. 254-56.

            15. P. Pasquier, L?Annam d'autrefois, tr. 81.

            16. Mũ ô sa kết bằng tóc có thêu chữ nổi màu đen (Lê triều chiếu lịnh thiện chính, 199).

            17. Quốc triều hình luật, tr. 119.

            18. Lê triều chiếu lịnh thiện chính, tr. 29.

            19. Cương Mục X, tr. 63-4.

            20. A. Lamb, tr. 112-18.

            21. Crawfurd, tr. 216-17.

            22. A. Laborde, " Les eunuques à la cour de Huê ".

             

            V.- Sách tham khảo :

            - BARON Samuel, Description du royaume du Tonkin, traduit par H. Deseille.

            - CHAIGNEAU Michel Đức, Souvenirs de Huế, Paris 1867.

            - CHAPMAN " The Chapman mission, 1778 ", trích trong The mandarin road to old Huế của A. Lamb, London, Chatto & Windus, 1970.

            - CRAWFURD John, Journal of an Amb***y from the Governor General of India to the Courts of Siam and Cochinchina. London: Henri Colburn, 1828.

            - HOÀNG Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, Saigon, Viện Đại học tái bản lần thứ nhất, 1966.

            - LABORDE A., Les eunuques à la cour de Huế, Bulletin des amis du vieux Huế, N°2, 5è année, Avril-Juin 1918.

            - LÊ Quý Đôn, Kiến văn tiệu lục, Hà Nội : KHXH, 1977.

            - NGÔ Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Hà Nội, KHXH, 1993.

            - NGÔ Thì Chí, Hoàng Lê nhất thống chí, bản dịch của Ngô Tất Tố. Saigon : Phong trào Văn hoá tái bản, 1969.

            - NGUYỄN Huyền Anh, Việt Nam danh nhân từ điển, Zieleks, 1981.

            - PASQUIER P., L'Annam d'autrefois, Paris : Société des éditions, 1929.

            - PHẠM Đình Hổ, Vũ Trung tuỳ bút, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến dịch, Đông Nam Á tái bản.

            - PHẠM Khắc Hoè, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt bắc, Huế : Thuận Hoá, 1987.

            - TÔN NỮ Quỳnh Trân chủ biên, Những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. ************ : Văn hoá Thông tin, 1993.

            - TRƯƠNG Hữu Quýnh, PHAN Đại Doãn, Danh nhân lịch sử Việt Nam, I, Hà Nội : Giáo dục, 1987.

            - VƯƠNG Hồng Sển, Hơn nửa đời hư. ************ : Tổng Hợp, 1993.

            1. Đại Nam thực lục chính biên, Hà Nội, Viện Sử học, 1962-78.

            2. Đại Việt sử ký tục biên. Hà Nội : KHXH, 1991. Dịch giả : Ngô Thế Long, Nguyễn Kim Hưng.

            3. Đại Việt sử lược. Dịch giả : Nguyễn Gia Tường. ************, 1993.

            4. Khâm định Việt sử Thông giám cương mục. Hà Nội : Viện sử học biên dịch, 1960.

            5. Lê triều chiếu lịnh thiện chính. Saigon. Trường Luật khoa, 1961. Dịch giả : Nguyễn Sĩ Giác.

            6. Quốc triều hình luật, Hà Nội : Pháp lý, 1991. Dịch giả : Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhị.

            .
             
            Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Chân Quỳnh
            hung0989077120@ahoo.com
            IP IP Logged
            mykieu
            Senior Member
            Senior Member


            Tham gia ngày: 10/Jun/2009
            Thành viên: OffLine
            Số bài: 3471
            Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Oct/2011 lúc 1:18am


            Cám ơn Thầy Hoàng Ngọc Hùng. Bài sưu tầm thật đầy đủ về Hoạn Quan nước ta ngày xưa .
            MK một lần đến Chùa Từ Hiếu, nhưng thật tiếc, không biết khu nghĩa trang Thái Giám cận bên để thăm viếng, thắp một nén hương, xem như hoài niệm một đời và một thời của những quan nhà Nguyễn cam mang danh phận Thái Giám.

            mk









            Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/Oct/2011 lúc 4:47am
            mk
            IP IP Logged
            mykieu
            Senior Member
            Senior Member


            Tham gia ngày: 10/Jun/2009
            Thành viên: OffLine
            Số bài: 3471
            Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Jun/2013 lúc 12:31am
            Bí ẩn về những nữ thái giám trong cung cấm Trung Hoa

            (Phunutoday) - Xưa nay, nói đến các thái giám, người ta thường nghĩ đến những người đàn ông bị thiến sống trong hoàng cung của triều đình phong kiến Trung Quốc. Thế nhưng, trên thực tế, trong chế độ phong kiến Trung Hoa còn có rất nhiều các nữ thái giám. Để biến người con gái bình thường thành nữ thái giám, một phương pháp vô cùng tàn bạo đã được tiến hành: người ta dùng gậy nhỏ đập vào bụng người phụ nữ để cho dạ con sa xuống, không thể thụ thai, mang thai và sinh đẻ được.

            Từ truyền thống hoạn quan


            Chữ Hán, có hơn ba mươi từ ngữ dùng để chỉ hoạn quan, nên thường giải thích hoạn quan là thái giám. Nhưng kỳ thực, khái niệm về hai từ này có chỗ khác biệt. Mới đầu, hoạn quan không nhất thiết phải là người bị thiến. Trong lịch sử Trung Quốc cổ xưa đã có hoạn quan. "Hoạn quan" chỉ là danh xưng chỉ chung những quan viên phục dịch, hầu hạ hoàng đế và gia tộc trong hoàng cung.

            Từ thời Tây Chu đã xuất hiện hoạn quan và được gọi là tự nhân, hoặc hạng nhân, yêm doãn, nội tiểu thần. Đến thời Chiến Quốc, nước Triệu có Hoạn giả lệnh coi về hoạn quan. Nước Tần có hoạn quan đảm nhận chức Xa phủ lệnh. Sau khi Tần thống nhất Trung Nguyên, hoạn quan có người làm đến Thừa tướng, gọi là Trung thừa lệnh. Thời Tây Hán có những hoạn quan đảm nhận các chức Hoàng môn lệnh, Dịch đình lệnh.

            Cho đến đầu đời nhà Đông Hán, khi Lưu Tú quang phục lại Hán thất, mới ban lệnh hoạn quan tất yếu phải là người đàn ông bị thiến. Từ ngữ "thái giám" xuất hiện sớm nhất vào đời Đường Cao Tông Lý Trị năm Long Sóc nhị niên, tức năm 662, khi đem thay đổi danh xưng "Điện trung tỉnh", cơ cấu chuyên lo việc xa giá, y phục trong hoàng cung thành "Trung ngự phủ", và cải "Giám thành trung ngự" thành "thái giám" và "thiếu giám". Đến đầu đời nhà Minh thiết lập "Nhị thập tứ nha môn", mỗi nha môn đặt ra một thái giám giữ ấn tín phục dịch hoàng đế cùng gia thuộc, và người được giữ chức thái giám tất yếu phải là hoạn quan.

            Tượng%20nữ%20thái%20giám.
            Tượng nữ thái giám.



            Từ đấy, "thái giám" thành danh xưng chuyên chỉ hoạn quan. Đến giữa thời kỳ nhà Minh, quyền thế của thái giám được mở rộng thêm ra. Thái giám có quyền làm sứ giả, trông coi quân đội, coi xét quan lại, dân tình nên trở thành lộng quyền. Đến đời nhà Thanh, xét thấy sự chuyên quyền và tệ hại của thái giám mới đặt ra chức "Tổng quản Thái giám" làm thủ lãnh, lệ thuộc vào "Nội vụ phủ" và giới hạn tước vị đến "tứ phẩm" để nhằm làm giảm quyền lực của thái giám.

            Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc ra đời hoạn quan ở Trung Quốc có ba nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, hoạn quan là những tội phạm, tù binh hoặc phản nghịch bị cắt sinh thực khí. Thư hai, hoạn quan là cống phẩm của địa phương tiến cống vào cung đình. Thứ ba, đó là những người đàn ông tự nguyện xin thiến làm hoạn quan để mưu cầu phú quý. Loại trừ những người bị khiếm khuyết khi sinh ra, đa phần hoạn quan đều phải trải qua những thủ thuật hết sức đau đớn gọi là tịnh thân.

             Việc tịnh thân được diễn ra cụ thể như thế nào, sử sách Trung Quốc xưa ghi lại cũng bất nhất. Nhưng nhìn chung, để từ một nam giới bình thường thành một quan hoạn, người đàn ông phải trải qua những nỗi đau đến tàn khốc bậc nhất trong cuộc đời của mình. Lịch sử Trung Quốc đã ghi lại một số cách thức để tạo ra một hoạn quan cho triều đình. Cách thức đầu tiên được gọi với tên “cắt tận gốc”.

            Thực hiện phương pháp này, người ta dùng dao sắc hoặc một vật dụng kim loại như kiếm hoặc rìu cắt đứt tận gốc dương vật của nam giới, bao gồm cả phần âm kinh và dịch hoàn. Cách thức này được miêu tả như một hình thức vô cùng tàn bạo. Những người sau khi sử dụng phương pháp này đều rất đau đớn, thậm chí có thể bị hôn mê kéo dài. Cách thứ hai mà người Trung Quốc sử dụng đó là chỉ cắt bỏ dịch hoàn bằng một con dao sắc. Cách thức này nhân đạo ở chỗ, sẽ không cắt hết toàn bộ cơ quan sinh dục.

            Mặc dù vậy những người bị cắt bỏ dịch hoàn cũng sẽ không thể quan hệ tình dục và có con. Ngoài hai phương pháp tịnh thân trên, có nhiều gia đình chuẩn bị việc tịnh thân cho con mình tương lai sẽ làm thái giám ngay từ khi còn nhỏ. Một bà mụ sẽ được gia đình thuê để có thể chăm sóc đặc biệt cho đứa trẻ ngay từ khi còn nằm trong nôi.

            Mỗi ngày ba lần, bà mụ sẽ nắn bóp dịch hoàn đứa trẻ. Lực bóp cũng tăng thêm khi đứa trẻ đó lớn. Chính vì thế cơ quan sinh dục của đứa bé dần dần bị hủy hoại. Khi lớn lên, không những mất khả năng sinh dục mà dương vật còn teo dần khiến đứa trẻ có nhiều nữ tính, không có yết hầu, hai vú nhô cao, mông nở, giọng nói lanh lảnh, dáng điệu ẻo lả và trở thành “ái nam, ái nữ”.

             Theo sách “Mạt đại thái giám bí văn” còn liệt kê một phương pháp thiến nữa là "thằng hệ pháp", tức dùng dây cột chặt dịch hoàn của đứa bé, lâu dần thực khí mất công năng, bị chết đi. Hoặc cho đứa trẻ uống một thứ thuốc tê gọi là ma tuý dược, rồi dùng kim chích hoài vào dịch hoàn đứa trẻ khiến cho sinh thực khí không còn công năng nữa.

            Thông thường, số người bị nhiễm trùng dẫn tới tử vong do tịnh thân trước khi trở thành quan hoạn không phải là ít. Vào đời vua Tuyên Đức thời nhà Minh, khi tiến hành tĩnh thân cho 1.565 nam giới để thành hoạn quan phục vụ trong triều đình, đã có gần 400 người chết ngay sau đó do bị nhiễm trùng hoặc không cầm được máu. Cũng vào những đời vua tiếp theo, rất nhiều trẻ em nam đã không được sống đến ngày trở thành những viên quan trong nội đình như bố mẹ chúng mong muốn.

            Theo sử sách ghi lại, trung bình có ít nhất 20% số người được tịnh thân đã chết trước khi nhìn thấy lầu son gác tía nơi cung vua, phủ chúa. Do đó, ở những đời hoàng đế sau này, người ta đã bắt người làm tịnh thân cùng gia đình phải cam kết về mạng sống hoặc không kiện cáo nếu cuộc phẫu thuật thất bại.

            Không những thế, trước khi tiến hành, người có ý định tịnh thân được đặt nằm nghiêng trên một cái giường thấp, sau đó được hỏi lần cuối cùng có hối hận gì với quyết định trở thành hoạn quan hay không. Nếu người đó trả lời không thì một người sẽ giữ chặt bụng người đó, hai người khác banh hai chân ra giữ cho khỏi cục cựa.

            Nếu gia đình và bản thân người tịnh thân đều đồng ý thì cuộc tịnh thân mới được tiến hành. Băng vải được quấn chặt ở bụng dưới và hai đùi và bệnh nhân được cho uống một thang thuốc mê (ma phế thang), bộ phận sinh dục của y được chà xát bằng nước ngâm ớt. Cả dương vật lẫn dịch hoàn được cắt xoẹt bằng một nhát dao sát tận đáy, một nút bằng kim loại cắm ngay vào lỗ sinh thực khí và vết thương được băng chặt bằng giấy bản, bên ngoài quấn vải thật chặt. Người thái giám lập tức được những “đao tử tượng” dìu đi quanh phòng trong hai, ba giờ liền trước khi được quyền nằm nghỉ. Người đó vừa đau đớn, vừa khát nước nhưng không được ăn uống và tiểu tiện trong ba ngày. Sau thời điểm ba ngày, vải băng được cởi ra.

            Nếu bệnh nhân có thể đi tiểu được ngay thì vụ giải phẫu thành công, người bị thiến đã qua được thời kỳ nguy hiểm. Còn nếu như người thái giám không tiểu tiện được có nghĩa là đường sinh thực khí đã bị thu hẹp hay bịt kín. Lúc này, người thái giám không may chỉ còn có con đường là nằm chờ chết.

            Có hai thứ bắt buộc gia đình người tịnh thân phải đem đến cho đao phủ. Thứ nhất là một cái đầu lợn hoặc gà kèm theo rượu. Hai là ba mươi cân gạo, vài chục bắp ngô, vài cân hạt vừng cùng vài tờ giấy to bản. Trong những vật phẩm này, gạo và ngô để những người tịnh thân ăn đủ trong vòng một tháng khi nghỉ ngơi tại chỗ. Vừng được rang lên rồi nghiền nhỏ, trở thành một thứ thuốc giữ ấm cho cơ thể theo bài thuốc cổ xưa.

            Nữ
            Để biến người con gái bình thường thành nữ thái giám, người ta dùng gậy nhỏ đập vào bụng người phụ nữ để cho dạ con sa xuống, không thể thụ thai, mang thai và sinh đẻ được.


            Còn giấy to bản sẽ được dùng để bịt kín cửa sổ, tránh gió lùa khi bệnh nhân vẫn phải nằm một chỗ. Còn đối với đao phủ, trước khi tiến hành tịnh thân cho bất kỳ ai, họ đều phải chuẩn bị hai quả mật lợn tươi và một ít cần sa thối. Mật lợn có tác dụng chống sưng viêm, được đao phủ bôi vào vết thương ngoài của người tịnh thân.

            Còn cần sa thối được cho bệnh nhân uống trước khi tiến hành tịnh thân, có tác dụng như một chất gây mê khiến con người sẽ không cảm thấy đau đớn khi quá trình tịnh thân diễn ra. Khi tiến hành tịnh thân xong, các đao phủ cũng sẽ cho bệnh nhân uống tiếp cần sa thối để giảm thiểu sự bài tiết qua đường sinh dục. Chi phí cho việc tịnh thân đều phải do gia đình của thái giám tương lai chi trả.

            Tuy nhiên, thường thì những gia đình nguyện tiến con trai vào cung đều là người nghèo. Vì thế nếu không có tiền chi trả ngay cho đao phủ, khoản nợ này sẽ được ghi lại, để đến khi thái giám tương lai vào cung sẽ trả dần. Thêm một điều đặc biệt nữa là tất cả dương vật bị cắt của người tịnh thân đều được đao phủ giữ lại. Những bộ phận này được gọi với cái tên “bảo vật”. Những “bảo vật” này được bảo quản cẩn thận rồi được bán lại cho chủ nhân khi có yêu cầu, thường thì bảo vật sẽ trở về với chủ trước khi các thái giám xuống mồ.

            Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết, sở dĩ các quan thái giám muốn lưu lại “bảo vật” của mình do nguyên nhân sau: Một là, khi chết, những quan thái giám muốn được toàn thây để khi đầu thai vào kiếp khác, nếu có trở thành đàn ông họ cũng sẽ vẫn được nguyên vẹn. Hai là, theo truyền thống của người Trung Quốc, việc cắt đi một phần thân thể do cha mẹ sinh ra sẽ mang tội bất hiếu. Bởi vậy, để tỏ lòng thành kính và hiếu nghĩa với cha mẹ, khi chết, những vị thái giám cũng không muốn thân thể mình thiếu bất cứ bộ phận nào.

            Cứ như vậy, cùng với triều dài của thời đại phong kiến Trung Quốc, thủ thuật tịnh thân để trở thành quan thái giám trong triều đình Trung Hoa cũng đã có lịch sử hàng nghìn năm. Năm 1996, thái giám Tôn Diệu Đình, vị hoạn quan cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa đã qua đời, đặt dấu chấm hết cho hiện tượng hoạn quan của Trung Quốc.

            Vốn chỉ là quan trong nội đình, không có quyền can dự chính sự, nhưng là người hầu cận thường ngày gần nhất của hoàng đế, được hoàng đế tin dùng, nên có khả năng lộng quyền, nắm được đại quyền chính trị, thậm chí có thể phế lập hoàng đế. Dưới các triều Đông Hán, Đường, Minh, Thanh đều từng xảy ra những việc hoạn quan chuyên quyền làm bậy. Được xem là cuộc sống có thể một bước lên ngôi cao quyền lực nhưng thực sự cuộc sống của những người hoạn quan phải trải qua rất nhiều những đau khổ, bất hạnh.

             Một hoạn quan đã miêu tả lại những ngày tháng được cho là cực hình nhất của ông, trước khi trở thành người giúp việc cho hoàng đế Quang Tự - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc: “Đi được là một điều may mắn, bởi vì có những người đã không thể đứng lên để bước đi sau lần phẫu thuật tàn khốc đó. Họ đã chết do không thể tiểu tiện được sau ba ngày hoặc do bị nhiễm trùng quá nặng.

            Đó là những tháng ngày đau đớn và bi thảm nhất trong cuộc đời tôi… Khi bước những bước chân đầu tiên của cuộc đời quan hoạn, sự đau đớn như từng vết dao cứa vào thân thể và xuyên lên tận óc. Mồ hôi cùng với nước mắt đã hoà vào nhau và ướt đẫm trên đôi chân…”.

            Và nỗi đau của những nữ thái giám

            Mặc dù, nam thái giám là lực lượng chủ yếu và rất có thế lực, thậm chí các thái giám như An Đức Hải, Lý Liên Anh đã làm loạn cả hậu cung nhà Thanh, nhưng việc sử dụng nữ thái giám để quản lý hậu cung vẫn là một cách lựa chọn được coi là sáng suốt của các hoàng đế. Vì vậy, bên cạnh các nam hoạn quan như truyền thống, trong một số triều vua, người ta thấy xuất hiện cả các nữ thái giám. Nếu như các nam thái giám phải chịu tịnh thân, tức là phải chịu đau đớn để cắt bỏ sinh thực khí trước khi vào cung, thì đối với các nữ thái giám, việc tác động làm họ trở thành một phụ nữ không hoàn chỉnh có vẻ phức tạp hơn nhiều.

            Đã có nhiều giả thuyết về giải pháp “hoạn” con gái thành những nữ thái giám được đưa ra như khâu hẹp hay làm biến dạng sinh thực khí... Song giả thuyết có vẻ hợp lý nhất là giả thuyết đã được nhà văn Lỗ Tấn gọi là “u bế” trong tác phẩm “Bệnh hậu tạp đàm”.

            Đây là một biện pháp rất tàn bạo: người ta dùng gậy nhỏ đập vào bụng người phụ nữ để cho dạ con sa xuống, không thể thụ thai, mang thai và sinh đẻ được. Trong xã hội phong kiến xưa kia, nhất là ở Trung Quốc - một xã hội nổi tiếng về trọng nam khinh nữ, thì việc phụ nữ làm quan rất hiếm. Việc trong hậu cung xuất hiện những nữ thái giám, rõ ràng là xuất phát từ việc các hoàng đế đề phòng những nam thái giám ở cạnh họ mà thôi. Nếu không thì đâu đến lượt phụ nữ được vào cung làm quan.

            Nữ quan tức nữ thái giám theo cách gọi của dân gian đã có từ rất sớm. Đời Hán có tài nữ Ban Chiêu nổi tiếng, đến đời Tống thì có nữ Tiến sỹ Lâm Diệu Ngọc, đời Đường có nữ Hiệu thư Tiết Đào, đời Minh có “Nữ năng nhân” Vạn Quý Nhi. Họ đều là các nữ quan trong cung và đều là các nữ thái giám. Lịch sử của nữ quan ở Trung Quốc có từ rất lâu. Trong quy định về chế độ quan chức đời Chu cách đây 3.000 năm đã thấy ghi về nữ quan. Trong sách “Chu lễ Thiên quan” có mục “Nữ lại” trong đó ghi rõ: Nữ lại là chức lễ chủ quản vương hậu, nắm nội trị, nội chính trong cung. Nhà Chu đặt ra tám chức nữ quan.

            Đời Hán có các nữ quan: Ngự trưởng, Cung trưởng, Trung cung học sự lại. Đến đời Đường hoàn thiện hơn, có tới sáu nữ Thượng quan, bao gồm: Thượng cung, Thượng nghi, Thượng phục, Thượng thực, Thượng tẩm, Thượng công, ngoài ra còn có Tư ký, Điển ký, Chưởng ký... tổng cộng có tới 200 nữ quan.

            Đến đời Tống có Tư quan lệnh, 6 Thượng thư, 24 tư chính, châu lại... Sang triều Minh thì chế độ nữ quan còn hoàn thiện hơn cả đời Đường. Nữ quan hoàn toàn khác với các cung phi. Diện mạo, sắc đẹp không phải là thứ chủ yếu ở họ, họ vào cung không phải để làm phi tần cho hoàng đế, ban đầu cũng không có quan hệ tình dục với hoàng đế.

            Như thời Minh, nhiều nữ quan khi được vào cung tuổi đã khoảng 30 đến 40, đều sống độc thân. Nhiệm vụ của nữ quan cũng rất tạp nham: người thì nắm văn ấn, chuyên ghi chép việc ăn ngủ nghỉ của hoàng đế theo giờ giấc, kể cả việc “lâm hạnh” với ai, tình hình thụ thai của phi tần. Có người phụ trách việc dọn dẹp vệ sinh. Có người lại chuyên phụ trách việc truyền thụ kỹ xảo giường chiếu cho hoàng đế, tiến hành dạy dỗ chuyện phòng the bằng cách tự lấy mình để dẫn dắt cho các hoàng thái tử.

            Dĩ nhiên, khi các hoàng thái tử nổi hứng thì các nữ quan có thể trở thành công cụ tình dục cho họ, có người thậm chí trở thành hoàng phi...

            Một số nữ quan còn đóng vai trò quản lý đời sống tình dục trong cung. Tuy thế lực không mạnh như hoạn quan, nhưng một khi nữ quan và hoạn quan cấu kết với nhau thì lại có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí gây nên họa trong cung. Đời Minh, công chúa sau khi lấy chồng phải vào ở tại Thập vương phủ trong cung.

            Khi đó, hoàng đế cử đến cho con gái một nữ quan già luôn ở bên cạnh để hầu hạ. Nữ quan này gọi là “quản gia bà”, có quyền quản lý khá lớn. Phò mã ở ngoài cung muốn vào vui vầy với vợ là công chúa ở trong cung, luôn phải đối mặt với một vật cản lớn là “quản gia bà”, phải hối lộ cho bà ta nhiều tiền bạc mới được vào, vì nếu không có lời truyền cho phép ra ngoài cổng thì phò mã không thể vào với vợ được. Vì thế đã xảy ra nhiều chuyện bất hạnh.

            Người chồng của công chúa em gái hoàng đế Minh Thần Tôn, do hối lộ không đáp ứng yêu cầu của “quản gia bà” nên không được bà ta cho vào với vợ, kết cục mắc chứng suy nhược thần kinh mà chết khiến công chúa phải ở góa cả đời. Một lần, công chúa yêu của Minh Thần Tôn cho gọi phò mã vào cung nhưng khi đó viên nữ quan quản lý lại đang mải uống rượu vui thú với tay hoạn quan mà bà ta đem lòng yêu.

            1
            Hình ảnh trong cung cấm Trung Hoa

            Đợi mãi không thấy nữ quan truyền đạt cho vào, phò mã cứ vào với vợ. Sau đó, khi biết chuyện, nữ quan rất tức giận, bèn giả cớ say rượu, lôi phò mã khỏi giường và đuổi cổ ra ngoài cung rồi mắng mỏ công chúa một hồi. Công chúa rất tức, định sáng hôm sau sẽ bẩm báo với cha mẹ, nhưng không ngờ nữ quan lại cáo hơn, “kẻ ác đi cáo giác trước”.

            Bởi vậy, khi công chúa mới gặp mẹ chưa kịp mở miệng đã bị bà chửi cho một trận. Phò mã sau khi bị đuổi khỏi cung, định vào để thanh minh với nhạc phụ, nhạc mẫu, nào ngờ tay hoạn quan “bồ” của nữ quan đã cử người đợi sẵn đánh cho một trận tơi tả. Vụ việc được làm to chuyện, phò mã bị buộc tội vô lễ, bắt đi học lại lễ nghi phép tắc và phạt ba tháng không được vào cung với vợ. Bà nữ quan được điều đi giữ chức khác, còn gã hoạn quan thì chẳng hề hấn gì. Còn có một loại nữ quan khác trong cung là những nữ y, gọi là “y bà”.

            Trong cung cũng có các quan ngự y nam, nhưng họ chỉ khám bệnh cho cánh đàn ông là chính, khi khám bệnh cho phụ nữ họ phải khám gián tiếp. Vì vậy, các nữ lang y được tuyển chọn vào cung để khám bệnh, điều trị cho hoàng hậu, phi tần và các công chúa... Nhìn chung, những nữ y được tuyển chọn vào cung đều có tố chất cao, thái độ làm việc nghiêm túc. Họ dùng y thuật của mình để giúp điều trị những chứng bệnh khó nói cho cánh phụ nữ trong cung, giúp họ kìm nén, chế áp tình dục, có khi lại giúp tăng cường dục tính, dưỡng thai, thậm chí phá thai. Tuy nhiên, xét trong sử sách Trung Quốc thì không thấy có ghi chép chuyện nữ y can thiệp chuyện chính trị cung đình hay gây nên đại loạn.

            Đình Minh


            Bí ẩn về những nữ thái giám trong cung cấm Trung Hoa - Phụ nữ ...




            mk
            IP IP Logged
            Gởi trả lời Gởi bài mới
            Bản in ra Bản in ra

            Chuyển nhanh đến
            Bạn không được quyền gởi bài mới
            Bạn không được quyền gởi bài trả lời
            Bạn không được quyền xoá bài gởi
            Bạn không được quyền sửa lại bài
            Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
            Bạn không được quyền cho điểm đề tài

            Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
            Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

            This page was generated in 0.145 seconds.