![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Lịch Sử - Nhân Văn | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
Người gởi | Nội dung | |||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() Gởi ngày: 21/Oct/2011 lúc 11:12pm |
|||||
![]() Các thái giám phục vụ trong Đại nội. Ảnh chụp lại từ ảnh sưu tập của nhà nghiên cứu … Nghĩa trang hoạn quan duy nhất ở Việt NamVietnamnet – 22-10-2011Những ngôi mộ cô đơn, lặng lẽ nơi bốn bức tường của nghĩa trang cũng chính là cuộc đời của các hoạn quan khi xưa. Những nầm mồ hoang lạnh xanh màu thời gian của các thái giám Cuối đời, các Thái giám triều Nguyễn phải cư trú ở một ngôi nhà phía bắc hoàng thành gọi là Cung Giám viện. Họ không có con nối dõi, do đó không có người chăm lo hương hỏa khi đã chết. Càng trở về già họ càng ý thức rõ về điều đó. Người xưa vốn rất coi trọng nghĩa vụ truyền giống, phê phán, kết tội nặng những kẻ tuyệt chủng: Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại (Có ba điều bất hiếu, lớn nhất là không có con nối dõi tông đường). Vì thế họ bị người đời coi thường, khinh rẻ. Sống với mặc cảm ấy nên họ luôn bị dằn vặt. Đối với tổ tiên, cha mẹ, họ tự coi mình là tội nhân bất hiếu; đối với bản thân, họ không thoát khỏi cái cảnh trăm năm cô đơn, và đến khi nhắm mắt, sẽ trở thành loài ma lang thang, không nơi nương tựa. Vào những đêm trăng đẹp, nhân công việc nhàn rỗi, các Thái giám trải chiếu ngồi trò chuyện với nhau. Câu chuyện của họ trở nên rầu rĩ, thê lương; "là chim thì phải biết bay, qua chiều mới tới tối; là ngựa là phải có bờm, cơn gió thì ắt có trái mùa". Đó là quy luật tự nhiên. Còn các Thái giám triều Nguyễn sau khi chết không có người chăm lo, thờ tự. Họ khóc và nước mắt cứ thế tuôn rơi. Thế là họ cùng tìm cách giải quyết. Các Thái giám chọn chùa Từ Hiếu làm nơi lo hậu sự cho mình. Chùa Từ Hiếu nằm ở thôn Dương Xuân Thượng II (xã Thủy Xuân, TP Huế, Thừa Thiên - Huế), là ngôi chùa cổ vào loại đẹp bậc nhất xứ Huế. Cổng chùa Từ Hiếu ![]() Phía trước chùa có dòng suối nhỏ chảy róc rách, núi Ngự Bình trấn phía Đông Nam, phía Tây Bắc có dòng sông Hương uốn quanh. Chùa được dựng năm 1841 do nhà sư Nhất Định làm trụ trì. Các Thái giám triều Nguyễn cùng nhau quyên góp tiền bạc, ruộng đất để tôn tạo, mở rộng chùa Từ Hiếu. Ngoài cúng tiền bạc, ruộng đất vào chùa, họ còn soạn văn, khắc bia chùa và cúng tiền câu đối. Bên cạnh đó các Thái giám triều Nguyễn còn thu hút nhiều khoản công đức khác cúng dâng chùa từ triều đình như Vua, Hoàng thái hậu... Từ đây chùa Từ Hiếu là nơi lo nhang đèn cho họ khi chết, khi sống họ có thể đi lánh mình, ra vào có bầu bạn tâm sự, ốm đau có thể chăm sóc lẫn nhau, chết và táng được đưa tiễn cùng nhau. Cũng từ đây người ta gọi chùa Từ Hiếu là chùa Thái giám, và đây cũng là nghĩa trang Thái giám duy nhất của Viêt Nam. Cách ngôi chính điện của chùa Từ Hiếu khoảng 50m về phía bên trái là khu mộ của Thái giám triều Nguyễn. Số mộ đếm được là 23 ngôi, có 2 ngôi mộ gió chưa có Thái giám được chôn. Trong đó, 21 ngôi còn nguyên vẹn, có bia khắc tên tuổi, quê quán, pháp danh, chức vụ và ngày mất. Rõ ràng nhất là bia số 22 (ở dãy trong cùng) có khắc: Hoàng triều Cung Giám viện, quảng vụ Nguyễn Hầu, người ở thôn Nhi, xã Hoàng Công, tổng Hoàng Công, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội. Mất ngày 15 tháng giêng năm Khải Định thứ V (1920). Các ngôi mộ có 3 dãy, hàng thứ nhất mộ to, hàng thứ ba mộ nhỏ hơn hàng thứ hai vì được xếp theo chức vụ của quan Thái giám xưa. Những ngôi mộ này được bao bọc bởi một dãy tường rào cao 1,78 m, dài 26,3 m, rộng 19,5 m với kiến trúc la thành hình chữ nhật bao ôm xung quang diện tích 1.000 m². Cổng chính giữa có đặt một tấm bia đá được dựng từ năm 1901 do Cao Xuân Dục soạn, ghi lại những tâm sự của Thái giám triều Nguyễn: "Trong khi sống chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên lặng, khi đau ốm chúng tôi đến lánh mình và sau khi chết được an táng cùng nhau. Sống hay chết ở đây chúng tôi đều được yên tĩnh”. Ngày giỗ chung cho các Thái giám triều Nguyễn là vào ngày rằm tháng 11 hàng năm. Nhưng có một điều đặc biệt là dù các ngôi mộ vẫn đứng đó bao nhiêu năm tháng theo sự biến đổi của thời gian nhưng rất ít người biết đến sự tồn tại của nghĩa trang này, các ngôi mộ rêu phong phủ kín, không gian vắng lặng không một bóng người qua lại. Mặc dù nằm trong khuôn viên chùa Từ Hiều nhưng khách thập phương chỉ quan tâm đến cúng bái, hành hương và không ai để ý đến các ngôi mộ này. Theo trụ trì bây giờ của chùa Từ Hiếu cho biết, nếu không có các sư của chùa quét dọn và hương khói thì chắc các ngôi mộ này đã bị hủy hoại theo thời gian rồi. Những ngôi mộ mang số kiếp cô đơn, lặng lẽ nơi bốn bức tường của nghĩa trang này cũng chính là cuộc đời của các hoạn quan khi xưa. (Theo GĐ&XH) http://vn.news.yahoo.com/ngh%C4%A9a-trang-ho%E1%BA%A1n-quan-duy-nh%E1%BA%A5t-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam.html |
||||||
mk
|
||||||
![]() |
||||||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|||||
THÁI GIÁM TRIỀU NGUYỄN - ĐỜI VÀ CHÙAHuỳnh Huyền & Hoàng Hùng Thái giám có thời Tây Chu ở Trung Quốc (1066 - 770 TCN), Việt Nam cũng lập hệ thống thái giám và tùy hưng thịnh từng triều đại và đức vua mà số lượng, quyền lực, cấp bậc của thái giám mạnh hay yếu.
Vị thái giám nổi danh trong sử Việt mà tên tuổi gắn với trận tuyến phòng thủ sông Như Nguyệt trong cuộc chiến chống quân Tống (1075 - 1077) và bản tuyên ngôn "Nam quốc sơn hà" là danh tướng Lý Thường Kiệt. Lý Thường Kiệt là hoạn quan 3 triều Lý (Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông). Sau khi đánh bại nhà Tống, chiến thắng quân Chiêm, ông mất tại quê nhà, hưởng thọ 86 tuổi, kết thúc cuộc đời của một vị thái giám có đóng góp to lớn với đất nước.
Triều Nguyễn cũng chọn thái giám để giám sát và hầu hạ đội ngũ phi tần, cung nữ, hoàng hậu, công chúa...
TỪ HIẾU - PAGODE DES EUNUQUES (CHÙA CỦA NHỮNG THÁI GIÁM) Đầu thế kỷ XIX, tại vùng núi xã Dương Xuân ở Huế (nay là thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) có một thảo am mang tên An Dưỡng Am phong cảnh hết sức nên thơ do Hoà thượng Nhất Định lập.
Hoà thượng Nhất Ðịnh là người con có hiếu, có lần mẹ già bị bệnh nặng, hàng ngày ông lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người ái ngại khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai, thiền sư vẫn chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ già ăn. Câu chuyện vang đến tai vua Tự Đức vốn rất hiếu thảo với mẹ, vua rất cảm phục trước tấm lòng của sư Nhất Định nên ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Chùa được mang tên Từ Hiếu từ đó. Trong tấm bia ghi lại quá trình xây dựng chùa giải thích:
Đến thời vua Thiệu Trị (1843), Thái giám Châu Phước Năng đứng ra vận động các Thái giám triều Gia Long, Minh Mạng và dân chúng đóng góp xây dựng thảo am An Dưỡng thành một ngôi chùa khang trang. Đến triều Thành Thái nhiều Thái giám khác lại quyên góp tiền bạc tu sửa thêm một lần nữa. Họ hiến hết cho chùa Từ Hiếu số ruộng Giám Điền mà trước đây nhà vua đã cấp cho họ ở gần quán Linh Hựu thuộc phường Tây Linh. Từ đó ruộng Giám Điền trở thành ruộng Hiếu Điền. Do các Thái giám trùng tu và hiến ruộng đất để canh tác, chùa Từ Hiếu còn được xem như chùa của Thái Giám. .
Người Thái giám được thờ trân trọng nhất tại chùa Từ Hiếu là tả quân Lê Văn Duyệt. Ở khu nhà hậu có án thờ cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông. ![]() Án thờ tả quân thái giám Lê Văn Duyệt trong chùa Từ Hiếu Trong khuôn viên chùa hiện nay còn thấy được 20 ngôi mộ của các Thái giám có công với chùa. Ngôi mộ nào cũng được dựng bia ghi rõ tên họ và chức tước của người quá cố.
![]() Khu nghĩa địa hoạn quan sau chùa Từ Hiếu ![]() ![]() 1 ngôi mộ hoạn quan có chức vị cao Trước đây các nhà nghiên cứu Pháp gọi chùa Từ Hiếu là Pagode des Eunuques (chùa của các Thái giám hay chùa của các Hoạn quan).
Tuy là người để vua sai vặt nhưng trong lịch sử phong kiến Việt Nam có những thái giám được triều đình trọng dụng và nhờ có tài, họ nổi tiếng trong chuyện triều chính như Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832). Ông là công thần trụ cột của triều Nguyễn, nhà quân sự tài ba, không những giữ vững bờ cõi miền Nam mà còn phát huy uy lực với các nước láng giềng, tạo quan hệ buôn bán với người Tây ở Gia Định. Tuy nhiên, sau khi ông mất, nhiều người ghen ghét đố kỵ đã dựa vào việc con nuôi của ông là Lê Văn Khôi khởi binh chống Nguyễn mà ông bị kết án 7 tội trảm, 2 tội xử giảo, một tội phát quân, cho san bằng và xiềng mộ. Mãi đến thời vua Tự Đức ông mới được phục hồi danh dự. Thời vua Minh Mạng (1820-1841), nhằm tránh tình trạng thái giám nổi loạn chuyên quyền trước đó, vua đã ban hẳn một chiếu chỉ riêng dành cho thái giám. Họ chỉ chuyên việc hầu hạ, sai khiến, không được tham dự việc triều chính, không được phẩm hàm quan chức. Ai vi phạm phải trừng trị nặng, không khoan tha…
Khi vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, chính thức lên ngôi, việc tuyển thái giám không còn nữa. Các thái giám được tuyển từ những đời vua trước đó sống ở trong cung chỉ lo việc quét dọn sân vườn, chơi cây cảnh chứ không phải lo việc “chăn gối” cho vua. Khi về già hoặc đau ốm, các thái giám không được ở trong nội cung. Hết thời gian phục vụ, họ nhận lương của triều đình và chuyển ra ngoài hoàng thành, cư trú tại một căn nhà gọi là Cung giám viện. Để chống chọi lại sự cô quạnh, nhiều thái giám đã kết nghĩa anh em hoặc nhận con nuôi. Số khác chọn cách lấy vợ, do mất khả năng sinh con, họ lấy phụ nữ già để bầu bạn những tháng ngày cuối đời. Số ít thái giám may mắn hơn thì về quê sống với họ hàng.
Trong xã hội phong kiến, thái giám không thuộc về một giai cấp nào, gần như suốt đời chỉ ở trong cung cấm. Chính vì thế mà theo hai nhà nghiên cứu Huế, tên tuổi của thái giám triều Nguyễn ít khi được nhắc đến. Những sách sử viết về thái giám cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó chủ yếu viết bằng tiếng Pháp. Những gì của thái giám triều Nguyễn còn lại cho đến ngày nay chỉ là nghĩa trang tại chùa Từ Hiếu (xã Thủy Xuân, thành phố Huế). Trong cuốn sách giới thiệu về chùa Từ Hiếu ghi rất rõ nguồn gốc việc thái giám được chôn cất tại đây. Lo lắng sự cô đơn nơi mộ phần khi nằm xuống, dưới thời vua Thiệu Trị (1807-1847), thái giám Châu Phước Năng đã đứng ra quyên tiền trùng tu chùa Từ Hiếu, ngôi chùa cổ cách thành phố Huế chừng 5 km, và chọn nơi đây làm nơi yên nghỉ. Từ đó, các thái giám đã công đức tại chùa sau khi chết được nhà chùa mai táng và cúng giỗ. Trong khuôn viên nhà chùa, nghĩa trang thái giám nằm ở phía bên trái, cách chùa khoảng 30 m với diện tích gần 1.000 m2. 23 ngôi mộ được chôn theo 3 hàng, ở giữa có tấm bia khắc ghi công lao đóng góp của các thái giám ĐỜI THÁI GIÁM
.
Tại các vùng nông thôn Thừa Thiên Huế ngày nay vẫn còn nhắc câu tục ngữ: "Vui như làng đẻ được ông Bộ". Ông Bộ tức là người con trai có bộ phận sinh dục khiếm khuyết, bán nam bán nữ, lớn lên không có khả năng quan hệ với phụ nữ. Gia đình nào may mắn “đẻ được ông Bộ” thì phải khai báo ngay với làng để các cơ quan hữu trách cấp trên sẽ bẩm báo với bộ Lễ, bộ sẽ cho nuôi nấng đứa trẻ theo nghi lễ trong cung, khi khôn lớn bộ sẽ đưa đứa trẻ vô Nội làm Thái giám phục vụ công việc thường ngày trong cung cấm. Thái giám là người được cấu tạo không bình thường về mặt tâm sinh lý nên nét mặt nhợt nhạt, vóc dáng mảnh mai, giọng nói khao khao, bộ điệu rụt rè, tính tình nhút nhát khác với người bình thường. Công việc đặc biệt nhất và nặng nề nhất của các Thái giám là việc sắp đặt cho việc ân ái của nhà vua. Ban đêm, sau giờ vua làm việc, đọc sách, làm thơ, hoặc xem Hát bội, Thái giám đệ lên vua một cái khay đựng các phiến thạch ghi tên các bà phi tần của vua. Vua đọc và chọn những phiến thạch ghi tên người vua muốn gặp. Thái giám có bổn phận đem miếng phiến thạch được chọn treo trước cửa phòng của người được chọn. Người được chọn mừng rỡ “đội ơn mưa móc” liền đi tắm và xức loại nước hoa do các bà tự tạo. Tắm rửa trang điểm xong bà choàng lên mình một tấm vải lớn và ngồi chờ Thái giám đến vác bà lên điện Càn Thành để được vua dùng. Trong lúc vua “ngự dâm” Thái giám phải ghi chép tên tuổi người đươc vua ân ái, ngày giờ ngự dâm để báo cho Quốc sử quán ghi vào sổ để theo dõi những chuyện về sau. Việc chọn lựa người để ân ái là do vua quyết định. Nhưng các Thái giám cũng có nhiều “mánh khóe” để có thể “tiếp thị” với nhà vua nên chọn bà nào. Do đó nhiều Thái giám rất được các bà đút lót quà bánh để được vua “sủng ái” nhiều lần. Có nhiều bà khinh thường Thái giám nên suốt đời chưa bao giờ được nhìn thấy mặt vua. Tuy tất cả đều là tôi tớ nhưng đội ngũ Thái giám cũng được phân chia (kể từ thời Minh Mạng) làm 5 bậc (ngũ đẳng). Mỗi bậc đều được lãnh tiền và gạo khác nhau. Từ đó công việc của thái giám chủ yếu để vua sai vặt và quan trọng nhất là làm liên lạc cho vua và các bà vợ trong việc “chăn gối”. Khi vua có ý ngủ với bà vợ nào thì thái giám sẽ nhận lệnh vua đến thông báo cho bà vợ đó. Việc tuy đơn giản nhưng thái giám phải tuyệt đối giữ bí mật để không xảy ra việc đố kỵ giữa các bà vợ. Hàng đêm, thái giám lặng lẽ đến phòng bà vợ được vua chọn ngủ để hộ tống bà đến cung vua. Trong lúc vua và vợ ân ái, thái giám đứng canh gác. Khi cuộc vui đã tàn, thái giám lại hộ tống vợ vua về cung. Công việc trong đêm được các thái giám làm một cách lặng lẽ và mọi hoạt động trong cung cấm diễn ra bình thường vào sáng sớm hôm sau. Vết tích của Thái giám qua tấm bia bên trái trong bi đình ở Võ Miếu Huế. Tấm bia này khắc bài dụ vua Minh Mạng ngày 17-03-1836 nói rằng các thái giám trong nội cung không được liệt vào hạng người có thể tiến thân.
Võ Miếu
![]() Cung Giám Viện - dành cho thái giám nghỉ khi ốm - nay ở góc đường Đoàn Thái Thân và Đoàn Thị Điểm (Huế) Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 22/Oct/2011 lúc 11:55pm |
||||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||||
![]() |
||||||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|||||
![]() Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Chân Quỳnh
|
||||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||||
![]() |
||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
|||||
Cám ơn Thầy Hoàng Ngọc Hùng. Bài sưu tầm thật đầy đủ về Hoạn Quan nước ta ngày xưa . MK một lần đến Chùa Từ Hiếu, nhưng thật tiếc, không biết khu nghĩa trang Thái Giám cận bên để thăm viếng, thắp một nén hương, xem như hoài niệm một đời và một thời của những quan nhà Nguyễn cam mang danh phận Thái Giám. mk Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/Oct/2011 lúc 4:47am |
||||||
mk
|
||||||
![]() |
||||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
|||||
Bí ẩn về những nữ thái giám trong cung cấm Trung Hoa
(Phunutoday) - Xưa nay, nói
đến các thái giám, người ta thường nghĩ đến những người đàn ông bị thiến
sống trong hoàng cung của triều đình phong kiến Trung Quốc. Thế nhưng,
trên thực tế, trong chế độ phong kiến Trung Hoa còn có rất nhiều các nữ
thái giám. Để biến người con gái bình thường thành nữ thái giám, một
phương pháp vô cùng tàn bạo đã được tiến hành: người ta dùng gậy nhỏ đập
vào bụng người phụ nữ để cho dạ con sa xuống, không thể thụ thai, mang
thai và sinh đẻ được.
Không những thế, trước khi tiến hành,
người có ý định tịnh thân được đặt nằm nghiêng trên một cái giường thấp,
sau đó được hỏi lần cuối cùng có hối hận gì với quyết định trở thành
hoạn quan hay không. Nếu người đó trả lời không thì một người sẽ giữ
chặt bụng người đó, hai người khác banh hai chân ra giữ cho khỏi cục
cựa.
Đợi mãi không thấy nữ quan truyền đạt cho vào, phò mã cứ vào với vợ. Sau đó, khi biết chuyện, nữ quan rất tức giận, bèn giả cớ say rượu, lôi phò mã khỏi giường và đuổi cổ ra ngoài cung rồi mắng mỏ công chúa một hồi. Công chúa rất tức, định sáng hôm sau sẽ bẩm báo với cha mẹ, nhưng không ngờ nữ quan lại cáo hơn, “kẻ ác đi cáo giác trước”. Bởi vậy, khi công chúa mới gặp mẹ chưa kịp mở miệng đã bị bà chửi cho một trận. Phò mã sau khi bị đuổi khỏi cung, định vào để thanh minh với nhạc phụ, nhạc mẫu, nào ngờ tay hoạn quan “bồ” của nữ quan đã cử người đợi sẵn đánh cho một trận tơi tả. Vụ việc được làm to chuyện, phò mã bị buộc tội vô lễ, bắt đi học lại lễ nghi phép tắc và phạt ba tháng không được vào cung với vợ. Bà nữ quan được điều đi giữ chức khác, còn gã hoạn quan thì chẳng hề hấn gì. Còn có một loại nữ quan khác trong cung là những nữ y, gọi là “y bà”. Trong cung cũng có các quan ngự y nam, nhưng họ chỉ khám bệnh cho cánh đàn ông là chính, khi khám bệnh cho phụ nữ họ phải khám gián tiếp. Vì vậy, các nữ lang y được tuyển chọn vào cung để khám bệnh, điều trị cho hoàng hậu, phi tần và các công chúa... Nhìn chung, những nữ y được tuyển chọn vào cung đều có tố chất cao, thái độ làm việc nghiêm túc. Họ dùng y thuật của mình để giúp điều trị những chứng bệnh khó nói cho cánh phụ nữ trong cung, giúp họ kìm nén, chế áp tình dục, có khi lại giúp tăng cường dục tính, dưỡng thai, thậm chí phá thai. Tuy nhiên, xét trong sử sách Trung Quốc thì không thấy có ghi chép chuyện nữ y can thiệp chuyện chính trị cung đình hay gây nên đại loạn. Đình Minh Bí ẩn về những nữ thái giám trong cung cấm Trung Hoa - Phụ nữ ... |
||||||
mk
|
||||||
![]() |
||||||
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |