Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Oct/2011 lúc 7:55am
50 Quán Cơm (giết) sinh viên Sài gòn trộn đầy hóa chất
SÀI GÒN- Khu Làng Ðại Học Thủ Ðức, Sài Gòn có tới 50 quán cơm sinh viên bao quanh, với giá chưa tới 10 ngàn đồng (khoảng 50 cent) một dĩa cơm trắng với ba món canh, xào, mặn.


Thức ăn được chế biến từ hóa chất. (Hình: báo Người Lao Ðộng)


Nếu không tìm cách lẫn vào bếp để quan sát, người ta sẽ không hiểu tại sao chủ quán có thể lời khi bán cơm phần cho sinh viên với giá “cực rẻ” như vậy.
Một ký giả của báo Người Lao Ðộng tìm cách giả dạng nhân viên phụ việc tại một quán cơm để thu thập tại chỗ thủ thuật chế biến thức ăn của các vị chủ quán. Thì ra họ đã mua thực phẩm ôi thiu bị bỏ đi ở các chợ mang về để chế biến lại cho ngon lành nhờ gia vị và các loại hóa chất khử mùi, tẩy màu... Họ còn dùng cả các loại hóa chất làm cho gạo và các loại thực phẩm nở một thành hai.
Theo báo Người Lao Ðộng, họ đã sử dụng một chất bột trắng hòa tan trong nước. Bất cứ thực phẩm nào từ gạo đến thịt heo, thịt gà, thịt bò được ngâm trong nước bột này trong vài phút đồng hồ sẽ nở ra to gấp đôi. Còn các loại thịt sống bị thiu thối sẽ bốc mùi thơm lừng và đổi từ màu tái đen sang màu đỏ tươi nhờ rắc vào một ít bột đỏ.
Một bí quyết khác được các chủ quán sử dụng tối đa là không bỏ bất cứ thức ăn thừa nào của khách hàng. Họ gom lại để dành chế biến ngay món khác. Những miếng thịt luộc dư thừa có thể được bằm nhuyễn quấn lá lốt để nướng thành bò lá lốt thơm ngon...
Còn với các loại rau cải đã bị vàng úa, chủ quán cũng tận dụng hết mà không bỏ sót một tí nào. Họ chẻ nhỏ, rửa sơ rồi trút một ít hóa chất làm rau tươi rói trở lại và biến thành một món xào hấp dẫn.
Họ còn làm món nước mắm không khác các nhà sản xuất nước mắm “hàng loạt.” Họ đổ một ít nước mắm có sẵn vào sô, cho một ít tương ớt rồi đổ vào nước lạnh, một ít hóa chất, biến thành xô nước mắm ngậy mùi hấp dẫn.
Xuan cuc Dinh*Nguyen van Loc
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Oct/2011 lúc 7:58am
Mưa lâu, nhà thầu… lộ mặt
- Sau cơn mưa lớn vào ngày 13/10, hàng loạt điểm ngập mới đã phát sinh trong nghi vấn về sự ẩu thả của các dự án có chức năng cải thiện hạ tầng đô thị.
lutsaigon%201
Mưa to, đường tử thần xuất hiện
Sáng 13/10, tại TP.HCM, cơn mưa tầm tã kéo dài hơn 2g đã gây ngập nhiều tuyến đường trong thành phố. Trong các tuyến đường bị ngập, đường Phan Đình Phùng (P.2, Q.Phú Nhuận) đang trong tình trạng rất nguy hiểm.
Trong khi Chương trình chống ngập trọng điểm đang trễ hẹn thì Dự án nâng cấp đô thị đã kịp khiến người dân TP.HCM ở nhiều nơi lâm vào cảnh… chạy trời không khỏi nước.
Sau cơn mưa, đường lại 'gớm'
Theo số liệu mới nhất của Trung tâm chống ngập TP.HCM, cho đến thời điểm hiện tại toàn thành phố còn 45 điểm ngập, giảm 13 điểm so với thời điểm đầu năm 2011. Tuy nhiên, tình trạng phát sinh các điểm ngập mới vẫn liên tục xảy ra.
Điển hình như cơn mưa tầm tã kéo dài hơn 2 giờ vào sáng ngày 13/10, tại TP.HCM, đã gây ngập nhiều tuyến đường trong thành phố.
lutsaigon%202
Người dân sụp hố té ngã mỗi khi mưa lớn tại TP.HCM là chuyện không hiếm
Cơn mưa một lần nữa biến nhiều tuyến đường cả vùng ven lẫn trung tâm TP.HCM như Luỹ Bán Bích, Trường Chinh, Bà Hom, Phan Đình Phùng… trở thành cạm bẫy với người dân khi lưu thông.
Theo ghi nhận của VetNamNet, trong cả ngày sau cơn mưa lớn, mặt đường Phan Đình Phùng bị bong tróc thảm hại.
Suốt từ đoạn chân cầu Kiệu đến đoạn giáp ngã tư Phú Nhuận, mặt đường xuất hiện hàng loạt vết nứt và hố sâu hoắm gây nguy hiểm cho người đi đường.
Khoảng một giờ sau khi xảy ra hiện tượng trên, công nhân đã có mặt dùng xe ba gác chở đá đến san lấp các 'hố tử thần'.
Tuy nhiên, dưới áp lực nước quá lớn phun ra từ các đường ống lên mặt đường, các vết nứt có nguy cơ tạo ra hố sâu vẫn tiếp tục xuất hiện.
Có nơi, một xe ba gác chở đầy đá không đủ để san lấp buộc phải mở nắp cống thoát nước giữa lòng đường và dựng hàng loạt cọc và biển báo nguy hiểm.
Cùng chung số phận với đường Phan Đình Phùng là đường Bà Hom, quận 6 nối vòng xoay Phú Lâm với Liên tỉnh lộ 10.
Anh Lê Duy Tùng (24 tuổi), lưu thông qua tuyến đường này cho biết: “Đã hơn 1 tuần nay, cứ sau trận mưa lớn là nhiều đoạn trên đường Bà Hom lại trở thành “biển nước” khiến người điều khiển xe máy rồng rắn nhau… dắt bộ. Nghe nói tuyến đường này nằm trong khu vực thi công sự án nâng cấp đô thị mà tôi không hiểu sao các ông ấy càng nâng thì đường lại càng ngập”.
Ngoài đường Phan Đình Phùng, đường Trường Chinh đoạn từ giao lộ Trường Chinh- Cộng Hoà đến đoạn Trường Chinh - Lý Thường Kiệt tuy không ngập sâu đến nỗi làm chết máy xe, nhưng lại khiến các hộ dân sinh sống hai bên đường 'lãnh đủ' vì nước ngoài đường bị bánh xe ô tô qua lại hất vào.
Chống ngập, ngập thêm
Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng ban Quản lý hệ thống thoát nước của Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TP.HCM cho hay: “Một số nhà thầu hiện nay khi thi công đã xâm hại vào hệ thống cống thoát nước. Trung tâm đã thị sát và phối hợp thanh tra chuyên ngành lập biên bản nhiều trường hợp, yêu cầu khắc phục, song hết thời hạn quy định, một số chủ đầu tư, nhà thầu vẫn chây ỳ không thực hiện. Việc này khiến cho sau mỗi trận mưa lớn một số tuyến đường lại ngập nặng”.
lutsaigon3
'Tác phẩm' của cơn mưa ngày 13/10 hay sự cẩu thả của đơn vị thi công?
Nhận được kiến nghị của trung tâm về vấn đề này, UBND TPHCM đã chỉ đạo xử lý rốt ráo các vị trí thoát nước bị xâm hại nhưng đến nay nhiều đơn vị xâm hại hệ thống thoát nước vẫn làm ngơ.
Cũng theo đánh giá của trung tâm điều hành chương trình chống ngập TP.HCM, đứng đầu danh sách gây ngập phải kể đến là Dự án nâng cấp đô thị vốn được triể khai từ năm 2004.
Dự án này bắt đầu trong sự kỳ vọng và tán thành của người dân thành phố nhưng sau một thời gian đi vào thi công đã cho thấy hàng loạt kịch bản đáng buồn.
Theo đó, trong quá trình thi công dự án, các đơn vị thi công đã bơm nước lẫn bùn đất vào hệ thống thoát nước, làm hư hỏng hầm ga, cắt đứt các cống băng. Ngoài ra sau khi thi công, các đơn vị còn không nạo vét tuyến cống hiện hữu…
Kết quả là 21 vị trí cống thoát nước không thoát nước được, gây ngập hàng loạt ở nhiều nơi mỗi khi mưa lớn.
Cùng kịch bản thi công gây ngập, dự án vệ sinh môi trường thành phố lưu vực Nhiêu Lộc -Thị Nghè cũng khiến xuất hiện 13 vị trí ngập trên địa bàn quận 1, quận 3, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận...
Điển hình như trên đường Hai Bà Trưng (quận 1), tuyến đường tiếp nối với đường Phan Đình Phùng về hướng quận Phú Nhuận, Gò Vấp, đơn vị thi công cũng đã từng làm sụp cống vòm và thay thế bằng tuyến cống D600 dẫn đến giảm tiết diện dòng chảy và gây ngập.
Tuy nhiên, nói đi cũng cần phải xét lại, trên thực tế các dự án chống ngập tại TP.HCM cũng gặp không ít khó khăn do nguồn vốn đầu tư quá lớn.
Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TP.HCM, tổng vốn đầu tư dự kiến cho các dự án chống ngập trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011 - 2015 vào khoảng 14.000 tỷ đồng, nhưng ngân sách thành phố mới cân đối được khoảng 1.000 tỷ đồng.
Vừa qua, sau khi xem xét nắm bắt tình hình, UBND TP.HCM đã triệu tập các Ban ngành trực thuộc báo cáo tiến độ triển khai Chương trình chống ngập trên địa bàn thành phố ngay trong tháng 10.
Hy vọng, chỉ có những biện pháp xử lý quyết liệt với nhà thầu thi công vi phạm, may ra người dân thành phố mới thôi lâm vào cảnh khốn khổ mỗi khi mưa xuống.
Quốc Quang
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2011 lúc 1:18am

Người đàn ông nghèo và chiếc xe tự chế đưa đón học sinh.

 

Ngày 8 lượt đi và về, anh Nguyễn Văn Hùng đã đưa rước trên dưới 20 học sinh nghèo đi học nhờ chiếc xe lam cà tàng tự chế của mình.

11h trưa, thấp thoáng thấy bóng chiếc xe từ xa, một số em reo lên thích thú, đợi chiếc xe dừng hẳn lại rồi lần lượt leo lên ngồi. “Còn một bạn nữa phải không?”, anh Hùng kiểm soát lại số lượng rồi đến cổng trường đợi bé Thanh Thủy ra để dắt lên xe. Xong đâu đấy, anh cẩn thận gài sợi dây xích phía sau thùng xe lại rồi lên xe đưa các em về từng nhà. Tiếng cười, tiếng nói của các em rôm rả cả trưa nắng.

Người dân ấp 7, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TPHCM thời gian gần đây không ai còn xa lạ với hình ảnh người đàn ông trung niên lái chiếc xe tự chế đều đặn đưa đón học trò nghèo trường tiểu học Xuân Thới Thượng đến lớp. Tấm lòng của người đàn ông nghèo bệnh tật làm bao người cảm phục.

Chiếc%20xe%20đưa%20đón%20học%20sinh%20nghèo%20đã%20trở%20nên%20quen%20thuộc%20với%20người%20dân%20ấp%207.%20Ảnh:%20Lê%20Phương
Chiếc xe đưa đón học sinh nghèo đã trở nên quen thuộc với người dân Xuân Thới Thượng, Hóc Môn. Ảnh: Lê Phương.

Anh Hùng cho biết anh đã ấp ủ ý tưởng làm chiếc xe đưa đón học sinh lâu lắm rồi, khi mà thấy con mình và mấy đứa nhỏ trong xóm đi học, từ nhà đến trường gần 3km, thêm cái cặp sách nặng cũng 3 kg, mà chỉ biết cuốc bộ, phải lang thang dưới trời nắng. Phần vì không có điều kiện sắm xe, phần vì sức khỏe không cho phép nên đến năm học này mong muốn của anh mới thực hiện được.

“Phần lôi xe đã tốn 2 triệu, tiền trang trí lại xe, thêm các phụ kiện linh tinh phải thêm 1 triệu nữa, may là có một người quen cho mượn tiền trả góp nên mới tiến hành mua được, vừa kịp đưa các cháu đến trường ngay dịp khai giảng”, anh Hùng chia sẻ. Mới đầu vợ anh không đồng ý với việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” này nhưng sau khi thấy việc làm của chồng đem lại niềm vui cho nhiều người, chị rất hạnh phúc.

Xóm anh Hùng đa số là lao động nghèo, nghề nghiệp không ổn định, nhiều em lớn học hành không tới nơi tới chốn, phải bỏ học đi làm giữa chừng. Bố mẹ các em có người làm hồ, người bán vé số, nhặt ve chai,… Anh trầm ngâm: “Ráng giúp được phần nào thì giúp để các cháu nhỏ được đến trường, được dạy dỗ, giáo dục cho có hiểu biết với người ta, chứ đời mình cũng vì không học hành đàng hoàng, lúc nhỏ bị bạn bè lôi kéo, phải vào tù ra tội mấy lần khổ lắm”.

Chị Lê Thị Thanh, phụ huynh của bé Thanh Thủy bộc bạch: “Năm nay bé Thủy vào lớp 1, bữa hè hai vợ chồng cũng bàn tính dữ lắm mà chưa biết tìm cách nào để đưa đón bé đi học, khi biết anh Hùng làm chiếc xe này vợ chồng mừng quá chừng”. Nhà chị Thanh chỉ có một chiếc xe đạp để chồng vừa đi làm hồ vừa kết hợp đưa đón đứa con trai lớn học lớp 3, chị thì vừa ở nhà nhận hàng về may gia công vừa trông coi đứa nhỏ, có muốn đưa đón con cũng không biết đi bằng gì.

Các%20em%20nhỏ%20rất%20thích%20thú%20vì%20phần%20mái%20che%20giúp%20che%20mưa%20nắng%20được%20anh%20Hùng%20thiết%20kế%20ngộ%20nghĩnh,%20bắt%20mắt,%20“cho%20nó%20đẹp%20giống%20xe%20cưới”.%20Ảnh:%20Lê%20Phương
Các em nhỏ rất thích thú vì phần mái che giúp che mưa nắng được anh Hùng thiết kế ngộ nghĩnh, bắt mắt, “cho nó đẹp giống xe cưới”. Ảnh: Lê Phương

Gánh nặng học phí, sách vở, quần áo cho con đã trở thành nỗi trăn trở của nhiều gia đình nghèo mỗi mùa tựu trường. Với nhiều người đi làm cả ngày, không có thời gian cũng như phương tiện để đưa đón con đi học thì chiếc xe của anh Hùng là vô cùng quý giá.

Chị Đỗ Thị Thu, mẹ của bé Đặng Thanh Hiếu, học sinh lớp 4 bộc bạch: “Nhà có 2 đứa lớn nghỉ học cả rồi, đứa lớp 9 đi học cũng trông chờ vào chiếc xe đưa đón học sinh của nhà trường chứ nếu sắm chiếc xe đạp đơn giản giờ cũng tiền triệu rồi, mà mấy đứa nhỏ đi ra ngoài đường cũng dễ bị trấn lột nữa, còn cu Hiếu thì may nhờ chiếc xe anh Hùng nên đỡ phải đi bộ la cà như mấy năm trước, đường sá xe cộ đông đúc để cháu đi bộ cũng nguy hiểm lắm. Anh Hùng chạy xe cẩn thận nên ai cũng yên tâm”.

* Chuyến xe đưa đón học sinh nghèo

Mang trong mình căn bệnh nan y, anh Hùng luôn tâm niệm mình còn khỏe ngày nào thì sẽ cố gắng hết sức để làm được nhiều việc có ích cho mọi người. Trước kia anh hay dùng chiếc xe gắn máy để chạy xe ôm kiếm tiền, vì vậy khi chế chiếc xe thành xe đưa đón học sinh này thì cũng đồng nghĩa với việc không thể chạy xe ôm được nữa. Vợ anh và đứa con gái sinh năm 2007 cũng bị bệnh không thể chữa được, cả nhà sáu miệng ăn với bao thiếu thốn bộn bề nhưng vẫn không làm anh từ bỏ ý định làm công việc nhỏ để “để đức cho con cái” này.

Anh%20Hùng%20và%20con%20gái%20trong%20“căn%20nhà%20tình%20cảm”,%20theo%20cách%20gọi%20của%20anh,%20được%20che%20mưa%20nắng%20bằng%20những%20tấm%20bạt%20xanh.%20Ảnh:%20Lê%20Phương
Anh Hùng và con gái trong “căn nhà tình cảm”, theo cách gọi của anh, được che mưa nắng bằng những tấm bạt xanh. Ảnh: Lê Phương.

“Biết là loại xe này dùng để chở người thì không an toàn lắm nên tôi đã cố gắng hết sức để làm cho nó thật chắc chắn”, anh Hùng tâm sự. Cứ 5h sáng anh thức dậy, cơm nước xong là đi kiểm tra kỹ lưỡng lại xe, siết chặt ốc vít, tra dầu nhớt cho xe để chuẩn bị đưa các cháu đi học. Với tiền công mỗi chuyến xe là 500đ một học sinh, anh phải chạy vạy làm thêm nhiều việc ở ngoài để có tiền đổ xăng, dầu nhớt bù vào. Hiện nay, buổi sáng xe chở 6 cháu, buổi chiều là 11 cháu.

Hỏi xe có giấy phép gì không, anh thú thực là cái Chứng minh nhân dân của anh bị mất hơn 10 năm rồi, sau bao lần đi lại để xin cấp vẫn chưa được, muốn đăng ký gì cũng khó lắm, chỉ mong sớm làm lại được để có nhắm mắt cũng đàng hoàng là một công dân. Hỏi về ước mơ, anh trầm tư: “Tôi không mong gì hơn là có nhiều tiền mua được chiếc xe nhỏ nhỏ khoảng mười mấy chỗ để đưa đón học sinh nghèo miễn phí thôi”.

Trời tháng 8 đổ nắng. Chiếc xe với phương châm “Vì tương lai các cháu, An toàn là trên hết” vẫn đều đặn đi về, chở theo bao tình thương, sự sẻ chia để ước mơ con chữ được chắp cánh từ những cảnh đời nghèo.

Lê Phương

http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/08/nguoi-dan-ong-ngheo-va-chiec-xe-tu-che-dua-don-hoc-sinh/


Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 16/Oct/2011 lúc 1:19am
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Oct/2011 lúc 7:31am
THỪA THIÊN SAU CƠN BÃO LŨ
 

TT Huế: Nguy cơ biển “nuốt” làng sau bão

(Tamnhin.net) -Tại Thừa Thiên - Huế, mưa lớn trong mấy ngày qua làm ngập lụt trên diện rộng, mực nước các con sông sau khi đạt đỉnh trên báo động III trong ngày 17/10 đã xuống dần, tuy rất chậm. Mưa lũ đã làm ngập, gây sạt lở và hư hỏng nhiều tuyến đường.

THUA%20THIEN%203 

Bờ biẻn Hương Trà và thị trấn Thuận An tỉnh Thừa Thiên Huế đang xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Những người sống ở đây đang hết sức lo lắng với thực trạng khi mà mới bắt đầu mùa bão biển đã lấn làng.
Thua%20thien%201
Điểm sạt lở này chỉ còn cách phá Tam Giang 70m và có nguy cơ mở một cửa biển mới.
Dân thấp thỏm lo âuTheo thống kê của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Thừa Thiên-Huế, đợt mưa bão vừa qua, đã làm sạt lở khá nặng và ăn sâu vào bờ tại một số khu vực thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà. Tại khu vực Cồn Đâu và thôn Thái Dương Hạ Nam, xã Hải Dương, bờ biển xâm thực sâu vào đất liền có chiều dài gần 300m rộng từ 15 đến 20m, uy hiếp hơn 200 hộ dân đang sinh sống tại khu vực này.
Theo quan sát của chúng tôi, nhiều mảng rừng phi lao phòng hộ gần 20 năm tuổi đã bị sóng biển đánh bật gốc hơn một nửa. Đặc biệt việc sạt lở này có nguy cơ mở thêm một cửa biển mới thông với phá Tam Giang khi khoảng cách giữa biển và phá chỉ còn khoảng 70m.
Tình trạng sạt lở này đã làm cho người dân không khỏi thấp thỏm. Chị Nguyễn Thị Tám - một người dân sống trong vùng sạt lở lo lắng : “mới đầu mùa bão mà đã sạt lở thế này thì vài cơn bão nữa chắc nhà cửa cũng bay hết”.

thua%20thien%202 Những cây dương chắn sóng bị bật gốc nằm la liệt ven bờ biểnTrao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Minh, Trưởng thôn Thái Dương Hạ Nam cho biết: Nếu tình trạng sạt lở này vẫn còn tiếp diễn thì không lâu nữa con đường bê nối liền giữa trục đường chính dẫn vào thôn Thái Dương Hạ Nam với tuyến đường vào trung tâm UBND xã Hải Dương sẽ bị biển nuốt chửng, lúc đó xóm Cồn Đâu sẽ trở thành một ốc đảo.
Tại thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An, nước biển tràn sâu vào đất liền có nơi lên đến 25m, chiều dài hàng trăm mét. Nhiều cây dương hơn 20 năm tuổi bị sóng đánh bật gốc tạo thành những hố sâu. Nhiều diện tích đất trồng trọt bị sóng biển “nuốt chửng” chỉ trong một thời gian ngắn.
Ông Lê Xuân Hựu, trưởng thôn Hải Tiến cho hay: “Mùa bão năm nào cũng xảy ra tình trạng sạt lở nhưng gần đây tình hình càng nghiêm trọng. Cả thôn có 650 hộ thì 450 hộ đã bị ảnh hưởng. Bờ kè quanh biển chỉ dài khoảng 200m với chúng tôi khi mùa mưa bão năm nay đang còn rất dài. Người dân lúc nào cũng sống trong tình trạng lo âu khi thực trạng này vẫn đang diễn ra...”
Tại các xã Phú Thuận, Phú Hải và thị trấn Thuận An, thực trạng cũng tương tự như ở xã Hải Dương, huyện Hương Trà. Hàng ngàn mét khối đất đá, cây cối ven bờ đã bị nước biển cuốn trôi trong những trận bão lũ vừa qua.
Chính quyền nói gì?
Trao đổi về vấn đề di dời dân và khắc phục sạt lở, ông Nguyễn Xuân Hải, Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An nói: “Do thị trấn không được quyền cấp đất tái định cư, chúng tôi chỉ giải quyết tái định cư cho một số hộ thuộc diện đặc biệt nguy hiểm sát mép bờ biển.
Trong năm 2010,  chúng tôi đã bố trí được 36 hộ tại khu vực Bàu Sen, còn lại 100 hộ ở hai khu vực xóm Đá và xóm Đuồi, khi mùa mưa bão về buộc phải thực hiện phương án sống chung với lũ. Tuy nhiên nếu bờ biển tiếp tục sạt lở như thế này chúng tôi phải xin ý kiến của lãnh đạo cấp trên để dời khẩn cấp các hộ dân này ra khỏi vùng nguy hiểm.”
Ông Hải còn cho biết, sẽ đề nghị Sở NN&PTNT tỉnh hỗ trợ giống cây dương liễu để trồng tại các khu vực ven bờ biển chắn sóng. Bên cạnh đó sẽ vận động người dân dùng đá để đắp thành bờ kè hình vòng cung chạy dọc những đoạn bờ biển bị sạt lở.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã chỉ đạo chính quyền địa phương tại huyện Hương Trà, thị trấn Thuận An và huyện Quảng Điền cùng người dân cần chủ động kịp thời di dời người dân đến nơi an toàn khi có tình trạng xâm thực bờ biển và thiên tai xảy ra.
Trong thời gian tới, tỉnh TT-Huế sẽ có những giải pháp cụ thể hơn, vấn đề này không thể giải quyết trong mùa mưa bão năm nay được.
Được biết, dự án về xây dựng kè chống xói lở tại cửa biển Thuận An giai đoạn 2 đã được phê duyệt với tổng kinh phí 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay đang gặp khó khăn về nguồn về nguồn vốn.

Bài và ảnh: Xuân Hà
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2011 lúc 4:36pm


TP.HCM sẽ có “buýt đường sông”?

Tuổi Trẻ – 25-10-2011

TT - UBND TP.HCM vừa đồng ý về chủ trương để các đơn vị liên quan khảo sát, lập dự án xây dựng hai tuyến vận chuyển hành khách công cộng bằng đường sông trên địa bàn TP (buýt đường sông).

Trao đổi về vấn đề này, ông NGUYỄN KIM TOẢN - giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật (đơn vị đề xuất dự án) - cho biết thêm.

- TP.HCM có lợi thế với gần 8.000km sông, kênh rạch băng khắp TP với nhiều tuyến sông, kênh có thể khai thác vận tải hành khách đường thủy kết hợp du lịch. Chúng tôi đã đề xuất và được UBND TP chấp thuận chủ trương nghiên cứu để thí điểm xây dựng hai tuyến buýt đường sông với chiều dài khoảng 11km mỗi tuyến: tuyến số 1 từ bến Bạch Đằng (Q.1) đi Linh Đông (Q.Thủ Đức) và tuyến số 2 từ bến Bạch Đằng đi Q.8.

UBND TP đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải TP phối hợp với các sở ngành và UBND các quận huyện nghiên cứu dự án buýt đường sông. Thời gian trình dự án chậm nhất là ngày 31-12-2011.

* Ý tưởng xây dựng buýt đường sông từng được đưa ra nhưng không thành công. Liệu dự án lần này có khả thi không, thưa ông?

- Từ đầu những năm 1990, các chuyên gia của Sở Giao thông công chính TP (nay là Sở Giao thông vận tải TP) đã đề xuất lập các tuyến buýt đường sông nhưng không thực hiện được vì nhiều lý do như chưa có cơ chế đầu tư thích hợp, quy hoạch tổng thể bố cục không gian TP chưa phù hợp để phát triển buýt đường sông, chưa có những tiện nghi thu hút hành khách...

Đến nay những trở ngại trên đã giảm bớt, thay vào đó là những yếu tố thuận lợi như nhu cầu vận tải bằng đường sông của người dân tăng cao, các khu đông dân cư dọc sông Sài Gòn gia tăng, đường Võ Văn Kiệt đã làm xong, tạo thuận lợi phát triển buýt đường sông trên kênh Bến Nghé - Tàu Hủ...

Hiện một số doanh nghiệp đã khai thác dịch vụ “taxi đường sông” từ bến Bạch Đằng (Q.1) chở nhân viên các công ty đi làm ở Nhơn Trạch (Đồng Nai), Bà Rịa-Vũng Tàu... nhưng hạn chế của “taxi đường sông” là giá vé cao.

* Như vậy làm sao để giá vé buýt đường sông thấp, trong khi chi phí vận hành phương tiện thủy cao hơn khá nhiều so với đường bộ?

- Giá vé buýt đường sông sẽ cao hơn buýt đường bộ do các loại chi phí đều cao hơn. Ví dụ xe 40-45 chỗ trên đường bộ chạy 100km tiêu hao gần 30 lít dầu, trong khi một tàu có sức chở tương đương phải tiêu hao gần 200 lít dầu vì được gắn hai động cơ. Rồi chi phí đầu tư ban đầu, chi phí bảo trì bảo dưỡng... phương tiện thủy cũng cao hơn xe chạy trên đường bộ.

Tuy nhiên khi xây dựng biểu đồ giá vé, chúng tôi phải tính tới sự tương quan với buýt trên bờ. Vé xe buýt có trợ giá trên bờ hiện nay là 4.000-5.000 đồng/lượt, vé không trợ giá khoảng 10.000 đồng/lượt. Buýt đường sông nếu được Nhà nước hỗ trợ thì giá vé chỉ dao động 10.000-15.000 đồng/lượt.

Ngoài ra, đi buýt đường sông hành khách sẽ giảm được khoảng cách đi lại, tiết kiệm thời gian... Hiện nay, nếu một nhân viên nhà ở trung tâm TP.HCM tới nhà máy tại Nhơn Trạch (Đồng Nai) bằng đường bộ phải mất bốn giờ (nếu kẹt xe), trong khi đi bằng đường thủy chỉ mất 45 phút.

* Nếu đề án được thông qua, hai tuyến buýt đường sông sẽ được thực hiện như thế nào?

- Kinh phí của dự án hơn 100 tỉ đồng, trong đó 70% là vốn vay. Dự kiến thời gian đầu chúng tôi sẽ đầu tư tám tàu có sức chứa 80 ghế/tàu (mỗi tuyến buýt đường sông có bốn tàu). Trong giờ thấp điểm có thể đưa những tàu có sức chở nhỏ hơn (đã có sẵn) vào vận hành. Chúng tôi tính toán với 50% công suất, mỗi ngày hai tuyến buýt đường sông sẽ vận chuyển gần 5.000 khách, đáp ứng một phần nhu cầu đi lại của người dân TP.

Buýt đường sông sẽ hoạt động từ 7g đến 18g mỗi ngày với ba loại hình để hành khách lựa chọn: buýt cắm cờ xanh sẽ đi qua tất cả các bến, buýt cắm cờ vàng chỉ đi qua 1/2 số bến và buýt cắm cờ đỏ (có thời gian di chuyển nhanh nhất) chỉ dừng ở hai đầu trạm. 16 bến của buýt đường sông (dự kiến có bốn bến trung tâm và 12 bến nhỏ) sẽ khai thác thêm các dịch vụ tiện ích tại bến và tính toán kết nối hạ tầng với giao thông công cộng đường bộ (xe buýt, taxi...) để tăng cường khả năng kết hợp và phục vụ hành khách tốt nhất.

Tuyến buýt đường sông số 1 có lộ trình từ bến Bạch Đằng đi theo sông Sài Gòn, qua kênh Thanh Đa đi tiếp ra sông Sài Gòn đến khu vực Linh Đông (Q.Thủ Đức), chiều dài khoảng 11km, có tám bến lên xuống và hai bến đầu - cuối, thời gian tàu chạy khoảng 29 phút.

Tuyến số 2 (Bạch Đằng - Q.8) có lộ trình xuất phát từ bến Bạch Đằng đi theo sông Sài Gòn qua kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hủ đến khu vực Q.8 gần cầu Lò Gốm trên đường Võ Văn Kiệt, chiều dài khoảng 11km, có năm bến lên xuống và hai bến đầu cuối, thời gian hành trình khoảng 30 phút.

BÁ SƠN thực hiện

http://vn.news.yahoo.com/tp-hcm-s%E1%BA%BD-c%C3%B3-bu%C3%BDt-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-s%C3%B4ng-010200767.html



mk
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Oct/2011 lúc 12:27pm
KHÁM PHÁ HANG ĐỘNG MỚI Ở BẮC KẠN

Một hang động mới với hệ thống nhũ đá, thạch thủy tự nhiên nhiều màu sắc huyền ảo chưa từng thấy vừa được phát hiện ngay trong lòng núi đoạn qua đèo Áng Toòng (xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn).
Nhóm PV Tuổi Trẻ đã đi tìm hiểu và thật sự ngỡ ngàng vì vẻ đẹp của nó...



Một vòm động với những nhũ đá tuyệt đẹp - Ảnh: Việt Dũng


Một dải thạch nhũ đẹp lạ lùng - Ảnh: Khiết Hưng


Hang động này hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách ưa mạo hiểm bởi hệ thống các ngóc ngách vô cùng hiểm trở, chui xuống tận đáy sông Cầu...
Ngỡ ngàng
Ông Nguyễn Duy Nghĩa - phó trưởng phòng quản lý di tích và danh thắng Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn, một trong những chuyên gia đầu tiên khảo sát hang động - dẫn chúng tôi đến cửa hang và “bàn giao” cho anh Nông Văn Lễ - người dân tộc Tày, ở xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, một thanh niên bản địa thông thạo địa hình hang - dẫn tiếp xuống “âm ti”.

Theo ông Nghĩa, hang được phát lộ ngày 28-7-2011. Sau khi nổ mìn phá đá trên đoạn đèo Áng Toòng để thi công làm quốc lộ 3B (từ quốc lộ 3 đi huyện Na Rì), các công nhân đã phát hiện một động đá hun hút ăn sâu vào lòng núi. Sửng sốt bởi vẻ đẹp kỳ ảo của hệ thống những thạch vân, nhũ đá tuyệt đẹp, một số công nhân đã tiến vào tìm hiểu. Biết tin, một vài thợ chuyên săn tìm vàng ở địa phương cũng đã nhanh chân tìm đến “khai phá” hang động với mục đích tìm vàng.


Mạo hiểm leo xuống một hang động âm sâu xuống lòng đất - Ảnh: Việt Dũng

Lễ bảo chính anh là người đầu tiên dám chui xuống mò mẫm từng ngóc ngách tối um trong hang để khám phá những hang động với những thạch nhũ, thạch thủy tuyệt đẹp, những đụn nước đùn lên từ dưới các khe đá, nước rỉ ra từ những vách đá bên trên...

Do chưa được bảo vệ, một số thạch nhũ, thạch thủy đã bị phá hủy và có người mang những tảng nhũ ra ngoài bán kiếm vài ba triệu đồng... Cũng chính vì thế, đơn vị thi công đã tạm san đất đá lấp gần kín cửa hang. Nhưng với những gì được chứng kiến, chúng tôi vẫn sững sờ.

Ngay từ cửa hang là một động lớn khá rộng rãi, vòm núi cao cùng những thạch nhũ đẹp huyền ảo do vẫn còn ánh sáng tự nhiên le lói hắt vào. Xung quanh động có ít nhất ba cửa hang lớn và rất nhiều cửa hang nhỏ chỉ đủ một người chui lọt tỏa đi khắp các hướng.

Lễ buộc đoạn dây thừng to dài 50m xuống và từ đó chúng tôi bắt đầu khám phá một trong những ngách mà theo anh dài khoảng 350m, chênh chếch lao sâu xuống đáy sông Cầu với độ cao chênh lệch so với bên ngoài khoảng 60m. Đã khám phá nhiều hệ thống hang động, trong đó có Pu Sam Cáp - “đệ nhất hang động Tây Bắc” ở Lai Châu, nhưng phải thừa nhận chúng tôi vẫn bị choáng ngợp vì vẻ đẹp đến ngỡ ngàng.

Càng vào sâu trong ngách, nhiều đoạn phải bò trườn qua các khe đá, nhiều đoạn lại phải bám dây tụt tít xuống. Đá trong hang không trơn trượt dù rất ướt, nhiều tảng vẫn còn “tuyết” xốp do “mồ hôi đá” tiết ra ngưng lại. Vào sâu được nửa đường, một số thành viên đã chào thua bởi mức độ mạo hiểm. Nhưng cuối cùng chúng tôi cũng đến điểm cuối cùng, được cho đẹp nhất trong hang.




Đó là một động có khoảng vòm rộng hơn 20m, vòm trần cao 7m với hệ thống đá trắng và nhiều hình dáng tạo hình tự nhiên khác nhau. Trên lưng chừng vách hang có nhiều hồ treo, giếng trời với những “túi nước” mát lạnh, trong vắt luôn được bổ sung bởi những giọt nước tí tách nhỏ từ các thạch nhũ xuống, khi chụp lên ảnh cực đẹp.

Đặc biệt có rất nhiều thạch nhũ tự nhiên như những chiếc lá mỏng xếp chồng lên nhau, khi dùng ngón tay búng nhẹ tạo ra âm thanh không khác gì đàn đá. Lễ bảo đây chưa phải là điểm cuối cùng, bởi xung quanh vẫn còn rất nhiều ngóc ngách chưa biết dẫn đi đâu, tới đâu...


Leo xuống đoạn hang động đầu tiên - Ảnh: Việt Dũng



Hứa hẹn đầy tiềm năng


Theo ông Nghĩa, sau khi phát hiện hang động, tỉnh đã tiến hành khảo sát ban đầu và có biện pháp bảo vệ, tránh tình trạng người dân đập phá các thạch nhũ. Tại hang đá thứ hai, lòng hang có đoạn rộng, đoạn hẹp, đi lại khó khăn do có một giếng trời sâu gần 20m tại điểm đầu của hang. Tuy nhiên, qua được đoạn này mới thưởng thức hết vẻ đẹp huyền ảo của thiên nhiên.

Kết quả khảo sát ban đầu của các đơn vị chức năng thuộc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch cho thấy hang động khá kỳ lạ, chứa nhiều loại đá khác nhau như đá xanh, đá vôi, trong khi những hang đá thường thấy ở VN chỉ có một loại đá. Chính vì thế, thạch vân, thạch nhũ trong hang chứa nhiều màu sắc khác nhau, từ nhũ vàng đến trắng trong, trắng đục tạo thành những mảng màu rực rỡ, huyền ảo.




Càng đi sâu vào lòng hang, các loại thạch nhũ càng nhiều, đặc biệt có loại thạch thủy như nhựa trắng đang chảy và thạch nhũ dạng sợi như những dây đá màu trắng dài hàng mét từ vòm hang rủ xuống. Trên vách hang, nhiều đoạn nhũ tạo thành những hình thù lạ mắt, thể hiện sự kỳ lạ của thiên nhiên. Đáng chú ý, lòng hang không có chút bùn đất và đáy hang có những mảng thạch vân hình xoáy ốc, được thiên nhiên khéo léo sắp xếp như một bức tranh thủy mặc.

Một tác phẩm của thiên nhiên trong hang mới ở Bắc Kạn - Ảnh: K.Hưng
















Ông Nghĩa cho biết chưa dám so sánh trên quy mô cả nước vì còn cần sự đánh giá của các cơ quan chuyên môn cấp quốc gia, nhưng tại Bắc Kạn thì có thể nói đây là hang động đẹp và kỳ lạ nhất từ trước tới nay. Ngay sau khi khảo sát, ông đã có một báo cáo gửi Sở Văn hóa - thể thao và du lịch để cơ quan này báo cáo UBND tỉnh.

Theo đánh giá của ông Nghĩa, vị trí, địa thế của hang rất có tiềm năng du lịch, nhất là du lịch mạo hiểm bởi hang chỉ cách trung tâm thị xã chưa đầy 15km. Trong hang động không khí đủ thoáng, đảm bảo đủ oxy cho nhiều người, có nhiều ngách hẹp dẫn đến các hang khác và có thể tạo thành một hệ thống hang động hoàn mỹ, hấp dẫn du khách.

Cũng theo ông Nghĩa, hiện UBND tỉnh Bắc Kạn đã có công văn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục khảo sát để có biện pháp bảo vệ, phát huy món quà quý của thiên nhiên này.

ĐỨC BÌNH - TUẤN THÀNH - MINH QUANG


Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2011 lúc 10:29am

NHỮNG KHOẢNH KHẮC Ở VN.


Đường chân trời rực sáng khi bình minh ló dạng, trẻ thơ đùa nghịch trong ánh chiều tà... là những khoảnh khắc ấn tượng trong ngày trên khắp mọi miền đất Việt.



Cánh đồng ở Châu Đốc, An Giang, rực sáng lúc bình minh. Ảnh: Đinh Ngọc Trung.



Cháu bé nhảy xuống dòng sông ở Mỹ Tho trong ánh mặt trời đỏ rực. Ảnh: Jamie Mellor.



Trẻ em nô đùa trên triền đê làng Phú Lãng, Bắc Ninh. Ảnh: Shotgun911.



Người dân ở buôn Jun, Dak Lak, chèo thuyền về sau một ngày đánh bắt cá. Ảnh: Trần Việt Dũng.



Con thuyền cô độc trên hồ Lak khi chiều dần tắt nắng. Ảnh: Trần Việt Dũng.



Cất vó trên sông Tha La, Châu Đốc, An Giang, trong mùa nước nổi. Ảnh: Bienla.



Đàn trâu cặm cụi trở về nhà dưới nắng chiều ở Nhơn Trạch, Đồng Nai. Ảnh: Adegsm.



Hoàng hôn trên hồ ở Ban Mê Thuột. Ảnh: Đinh Ngọc Trung.



Cô gái H'mong mơ màng dưới ánh chiều tà. Ảnh: NaPix.



Chim sải cánh trở về tổ. Chụp ở TPHCM. Ảnh: Adegsm.


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 26/Oct/2011 lúc 10:30am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Oct/2011 lúc 12:19pm
Bông súng mùa nước nổi




Miền Tây những ngày này bước vào mùa nước nổi, đây là dịp người dân bản xứ khai thác hiệu quả sản vật để chế biến những món ăn ngon trong đó không thể không kể đến món bông súng.



Hái bông súng mùa nước nổi.


Bông súng là loài cây dại mọc nơi ao hồ hoặc ở những thửa ruộng thấp vào mùa nước nổi ở miền Tây. Loài cây này vươn lên theo nước lũ, nước càng dâng cao thì cuống lá, cọng càng dài. Lá trải rộng trên mặt nước và hoa màu trắng hay màu hồng vươn lên khỏi mặt nước trông rất đẹp.


Cứ vào mùa lũ người dân ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp lại sang các cánh đồng giáp biên giới Campuchia để hái bông súng đồng mang về tiêu thụ cho cả đồng bằng sông Cửu Long.



Chị Ngô Thị Đậu, ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang, cho biết gia đình chị có 5 người mỗi buổi sáng chạy chiếc võ lãi sang đồng Campuchia để hái bông súng, chiều đưa về chợ bán mỗi ngày kiếm từ 200 đến 300 nghìn đồng.



Hàng năm vào nước lũ kéo dài 4-5 tháng, bông súng mọc và trổ bông rất đẹp, làm trắng xóa cả cánh đồng bao la. Súng là loại "thủy mộc" không ai gieo hoặc chăm sóc mà vẫn xanh tốt. Nước lũ lên tới đâu bông súng sẽ mọc nhoi lên mặt nước theo tới đó. Thông thường nước lũ miền Tây ngập trên cách đồng khoảng 4-5 m, thì cọng bông súng cũng mọc dài theo cỡ đó.

Bông súng dài quá, để dễ di chuyển người dân phải khoanh tròn lại cứ 10 sợi vào một bó.


Đưa bông súng từ ghe lên bờ để bán.


Em Huỳnh Bích Trân, ở Tân Hồng - Đồng Tháp chở bông súng trên xe đạp bán dạo các nơi. Mỗi ngày em bán trên 100 bó bông súng, giá mỗi bó 2.000-3.000 đồng.



Nếu vận chuyển bằng xe ba gác thì bông súng không phải cuộn tròn.


Thông thường bông súng chỉ lấy cọng làm món ăn. Hái bông súng là nhổ cọng hoa bó lại mang về. Cọng bông súng thường to, mọng nước có thể làm được nhiều món ăn mang đậm hương vị đồng quê.


Mặt mà bông súng kho.


Dân dã nhất là bông súng muối làm dưa dùng để kho với cá, thịt rất ngon. Khi ăn thực khác sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh trong từng cọng bông súng muối vừa dai vừa mặn mà. Bên cạnh món bông súng múi thì món gỏi (nộm) bông súng cũng dễ làm nhưng lại là lạ thơm ngon. Để có món gỏi trước tiên cọng bông súng tước vỏ, rửa sạch ngắt thành đoạn ngắn, vắt chanh vào trộn đều cho mềm rồi gắp ra đĩa. Dầu ăn phi hành chín thơm cho thêm ít da heo xắt lát nhỏ và tôm khô, thêm chút gia vị cho thật thấm rồi chan đều lên đĩa gỏi.
Sau đó rắc một ít đậu phộng rang giã nhỏ và vài cọng rau thơm. Chuẩn bị một chén nước mắm ớt tỏi tùy khẩu vị là đã có món gỏi bông súng ngon tuyệt. Ăn món gỏi bông súng, người ăn cảm nhận được vị ngọt của phù sa và mát lành của sông nước đồng quê trong từng cọng bông súng. Nếu có thêm vị cay cay nồng nồng của đế nếp Gò Đen nữa thì món gỏi bông súng đã để lại trong lòng thực khách một hương vị nhớ đời của đặc sản miền Tây.



Ngon ngọt với gỏi bông súng.


Dù không được xếp vào những món ăn quý tộc, nhưng bông súng luộc chấm mắm kho đã có mặt từ rất sớm trong bữa ăn của đại bộ phận dân nông thôn miệt vườn. Đây là món ăn dễ làm, không tốn kém nhiều lại mang đậm hương vị đồng quê từ các thứ dùng làm món nên để lại ấn tượng sâu đậm trong ký ức người dân quê, đặc biệt với những ai lần đầu thưởng thức.
Có thể nói vị ngọt mát lạnh, giòn tan đã tạo nên một cảm giác dung dị, thư thái cho những ai thưởng thức những món ăn được chế biến từ bông súng. Với mỗi người nơi thôn quê bông súng như là món quà đặc biệt mà thiên nhiên ưu đãi cho con người sống nơi đồng nội, bởi nơi nào có nước là có bông súng.
:hoa:

Gia Bảo  

 
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Nov/2011 lúc 7:14am
An Giang mùa nước nổi
Cây Thốt Nốt
Cây thốt nốt đan xen với ruộng lúa là hình ảnh đặc trưng của vùng An Giang
và các tỉnh lân cận Cambodia. Thốt nốt đực cho đường, Thốt nốt cái cho quả Hài hòa Nhưng đến mùa nước lũ Bắt cá Linh, đặc sản của mùa nước nổi Hái bông Điên Điển trên kinh Vĩnh Tế Xem cách bắt cá (kéo Dớn) của người địa phương Rừng tràm Trà Sư Tham quan rừng Tràm Trà Sư Rừng tràm Trà Sư, nhìn từ tháp cao 24m. Các đốm trắng phía xa là Cò đang bay về tổ Thăm dớn cá Kéo dớn cá
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 02/Nov/2011 lúc 8:21am
.
 
Mấy cảnh nầy đẹp quá Lan Huynh ơi.
Cám ơn nhiều lắm.
15.
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.316 seconds.