Người gởi |
Nội dung |
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
|
 Chủ đề: DẠ CỔ HOÀI LANG Gởi ngày: 26/Mar/2008 lúc 9:49pm |
Có lẽ ReGoCong49 là người đầu tiên giới thiệu Dạ cổ hoài lang ở Diễn đàn này (http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=764); đây là bài "vọng cổ nguồn" nhiều người biết và đưa bài "vọng cổ nguồn" về Diễn đàn GC không chỉ là sở thích mà còn là nhiệm vụ - bởi xứ Gò Công cũng là một trong những cái nôi vọng cổ và đờn ca tài tử. Sau đây, xin gởi thêm một đôi điều:
***
Dạ cổ hoài lang là một bản nhạc cổ do nghệ sĩ Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) sáng tác vào năm 1918, nói về tâm sự người phụ nữ nhớ chồng lúc về đêm. Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài vọng cổ đầu tiên. Bài Vọng cổ hiện nay lên tới 32 nhịp.
Ông Cao Văn Lầu lấy vợ mười năm mà không có con, bị cha mẹ bắt phải lấy vợ khác. Vì buồn phải xa vợ cũ, ông tạo ra bản nhạc 20 câu gọi là "Dạ cổ hoài lang". Sau đó ít lâu thì vợ ông thụ thai. Bản nhạc đó sau được đổi thành "Vọng cổ hoài lang" có nghĩa rộng hơn là trông mối tình xưa mà nhớ đến chồng.
Có một tích khác là ông Cao Văn Lầu đã sáng tác bản nhạc này để tiếp đoàn nghệ sĩ từ miền Trung, do đó dùng âm của bài Hành Vân là nhạc miền Trung.
Hoài là nhớ, lang là người thanh niên, hoài lang là nhớ chàng, dạ là đêm, cổ là trống, dạ cổ là nghe tiếng trống về đêm (鼓 cổ, nghĩa là trống hoặc đánh trống).
Bài này được đưa lên sân khấu lần đầu bởi gánh hát Năm Tú ở Mỹ Tho, rồi sau đó được sử dụng rộng rãi, nhất là trong tuồng cải lương. Bài hát được biến đổi sang "Vọng cổ hoài lang" và về sau được đơn giản hóa bằng cái tên "Vọng cổ".
Đến năm 1926 thì bản nhạc được chuyển thành nhiều nhịp; nhịp đôi ca theo hơi Bắc với ảnh hưởng bản Hành Vân. Sau, tăng lên nhịp bốn. Đầu thập niên 1940, bài Vọng cổ được tăng lên nhịp tám và 5 năm sau tăng lên nhịp 16.
Bản Dạ cổ hoài lang sử dụng thang âm lên tới 7 cung, thuộc hệ thang âm Ai, Oán.
(từ điển mở)
Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 27/Mar/2008 lúc 4:07am
|
hoangngochung@ymail.com
|
|
IP Logged |
|
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
|
 Gởi ngày: 26/Mar/2008 lúc 9:57pm |
“Nam bộ đất và người” – hay câu chuyện về Cao Văn Lầu |
|
|
Di ảnh cụ Cao Văn Lầu |
(VietNamNet) - Nam bộ là mảnh đất có quá trình hình thành và phát triển trẻ nhất so với Bắc bộ và Trung bộ (xưa nay quen gọi hai miền: Nam và Bắc). Công cuộc “Nam tiến” khởi công từ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (còn gọi là Kính) từ năm 1698. Kể từ đó lịch sử khai hoang lập ấp mở rộng diện tích đất nước kéo đến tận cùng đất Mũi Cà Mau.
Nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển Nam bộ là một trong những công trình khởi xướng của Hội Khoa học Lịch sử thành phố ************. Mỗi bài viết trong tập sách phản ảnh một phần về đất nước, con người gắn liền với phong tục tập quán, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng… của người Nam bộ. Nhiều bài viết về Sài Gòn (TP.HCM), Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp Mười, Bình Dương, Bình Phước, Đồng bằng sông Cửu long, Hà Tiên (Kiên Giang), Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Trà Vinh, Long An, Đồng Nai với 51 bài viết. Đáng chú ý có hai bài viết về lịch sử và cũng là cái nôi văn hóa rất đặc trưng Nam bộ đó là loại hình nghệ thuật Cải lương bản Dạ cổ hoài lang gắn liền với tên tuổi Cao Văn Lầu.
|
Bìa sách "Nam bộ đất và người" |
Trần Đức Thuận với “Cuộc đời Cao Văn Lầu và nguyên nhân ra đời bản Dạ cổ hoài lang” đã khắc họa chân dung Cao Văn Lầu, người sinh ra trong gia đình ông Cao Văn Giỏi (Chín Giỏi), “gồm hai ông bà và sáu đứa con” – một trong “20 gia đình nông dân ở Thuận Lễ (Tân An) vì không chịu nổi cảnh hà khắc ở địa phương nên đã lìa bỏ quê hương dìu dắt về phía Nam để tìm nơi sinh sống” đến Gia Hội (Bạc Liêu), khi ấy Cao Văn Lầu 4 tuổi. Năm 1900, vì gia đình túng quẫn, Cao Văn Lầu được cha gửi đến “Sư trụ trì chùa Vĩnh Phước An” cho Hòa thượng Minh Bảo, “ngày ngày tụng kinh kệ, đêm đêm học chữ Nho”. Năm 1913 ông cưới vợ là cô Trần Thị Tấn. Trong khoảng thời gian này, ông đã “sáng tác được một bản ngắn mang tên là Bá điểu sau đổi lại Thu phong gồm tám câu nhịp 4, bản này sau đó được soạn giả Trịnh Thiên Tư đặt lời ca Mừng khi gặp bạn, ghi lại trong sách Ca nhạc cổ điển” được thầy là Nhạc Khị ghi nhận. Năm 1917 ông đã sáng tác thêm một nhạc khúc gồm 22 câu rất độc đáo, nhưng chưa kịp sửa chữa để trình thầy thì gặp chuyện buồn. Người vợ trẻ từ lúc về nhà chồng đến nay đã tròn ba năm mà chưa có dấu hiệu thai nghén, đã bị đuổi ra khỏi nhà vì tội “thất xuất”. Thương vợ, ông đã lén gặp bà và sau đó ông sửa chữa lại 22 câu do ông sáng tác trước đây, rồi bỏ bớt còn 20 câu nhịp đôi và “tiếp tục đặt lời ca theo đúng chủ đề Chinh phụ vọng chinh phu do thầy đã chọn. Đặt được vài câu thì hình bóng của người vợ hiền lại lóe lên rõ mồn một trong tâm trí, ông than vãn dặn dò: “Lòng dầu say ong bướm, xin cũng đừng phụ nghĩa tào khang” … Sư Nguyệt Chiếu sau đó lý giải và đặt tên: “Cái chủ đề Chinh phụ vọng chinh phu mà nhạc sư (Nhạc Khị) đưa ra để làm kim chỉ nam cho các đồ đệ sáng tác là căn cứ vào nội dung của bản Nam ai Tô Huệ chức cẩm hồi văn, theo nội dung này thì nàng Tô Huệ đêm đêm ngồi dệt gấm, hễ nghe tiếng trống vọng về lại liên tưởng đến hình bóng của chồng. Bản nhạc và lời ca của chú Lầu tuy cũng còn vài điểm bất nhất nhưng cái chung vẫn diễn tả được tâm tư của nàng Tô Huệ. Vậy cứ theo tích này mà đặt tên chung cho cả bản nhạc và lời ca của cháu là Dạ cổ hoài lang”.
“Từ đó đến năm 1974, Cao Văn Lầu tiếp tục sáng tác thêm được 10 bản nữa… riêng bản Dạ cổ hoài lang không dừng lại ở nguyên dạng như các bản cổ nhạc khác mà dần dần biến đổi hình thức, phát triển thành bản Vọng cổ làm thay đổi một phần lớn bộ mặt Cải lương. Sau đó “được phát triển thành nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32… và được gọi tên là Vọng cổ một bản trụ cột của cải lương Nam bộ. Tác giả Trần Phước Thuận đã xác định: “Ngày 15 tháng 8 (âm lịch) năm Mậu Ngọ (nhằm ngày 19-09-1918) là ngày ra đời của bản Dạ cổ hoài lang”.
|
Nam bộ xanh tươi và trù phú. |
Vài nét về sự ra đời nghệ thuật cải lương với Vọng cổ để hiểu thêm về bi kịch tình yêu đã hình thành một Dạ cổ hoài lang trở nên bất hủ chính là vì mối tình chung thủy của Cao Văn Lầu – ông tổ của cải lương dường như lay động đất trời, nên “Một thời gian sau người vợ trẻ lại báo tin – nàng đã có thai, đây là cái tin vui có thể nói là vui nhất trong đời của nhạc sĩ Cao Văn Lầu”.
Tập sách “Nam bộ đất và người” (tập 2) dày gần 480 trang do nhóm tập thể Phó giáo sư Huỳnh Lứa, Tiến sĩ: Đặng Văn Thắng, Hồ Hữu Nhựt, Quách Thu Nguyệt, Trần Thị Mai do Hội Khoa học Lịch sử thành phố ************ phối hợp cùng Nhà xuất bản Trẻ thực hiện. Trong đó có nhiều bài viết phong phú về sử liệu của những nhà nghiên cứu sử, văn học dân gian… về “Đất Hà Tiên và dòng họ Mạc"; Những nhận định về “Họ Mạc đúc tiền”; "Địa đạo Củ Chi – Huyền thoại làng ngầm"… hay về “Nhà thơ mù yêu nước đất Đồng Nai anh dũng"; "Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố ************ tham gia xây dựng Đắc Lắc" (Nam Tây Nguyên)… hay về văn hóa tín ngưỡng như: “Yếu tố văn hóa Việt trong trang trí tại các cơ sở tín ngưỡng của người Hoa ở thành phố ************"; "Đền thờ Bác Hồ ở Nam bộ"; "Múa dân gian các tộc người Mạ, Chơ Ro, Xtiêng vùng Đông Nam bộ”… hay văn hóa sông nước Cần Thơ, Đồng Tháp Mười…
|
|
hoangngochung@ymail.com
|
IP Logged |
|
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
|
 Gởi ngày: 26/Mar/2008 lúc 10:03pm |
Nghệ sĩ Hương Lan ca bài Dạ cổ hoài lang:
.
Lời bài ca
- Từ là từ phu tướng,
- Bảo kiếm sắc phong lên đàng.
- Vào ra luống trông tin chàng.
- Năm canh mơ màng.
- Em luống trông tin chàng,
- Ôi gan vàng quặn đau.
- Đường dù xa ong bướm,
- Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang.
- Đêm luống trông tin bạn,
- Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu.
- Vọng phu vọng luống trông tin chàng.
- Sao nỡ phũ phàng...
- Chàng là chàng có hay?
- Đêm thiếp nằm luống những sầu tây.
- Bao thuở đó đây sum vầy,
- Duyên sắc cầm lạt phai.
- Là nguyện cho chàng
- Hai chữ an bình an.
- Trở lại gia đàng,
- Cho én nhạn hiệp đôi.
Ký âm cổ nhạc
(theo loại đàn dây Bắc)
- Hò lìu xang xê cống
- Líu cống líu cống xê xang
- Xừ xang xê hò líu cống xê xang hò
- Liu xế xang xự xề xang lìu hò
- Xừ liu xáng ũ liu cống xề
- Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
- Hò lìu xang xang xế cống
- Xê xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
- Xừ xang xế, líu xê xang xư’'
- Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
- Xừ, xê líu xừ, líu cống xê, líu hò
- Liu xề xang xự cống xê xang lìu hò
- Xừ xang xừ cống xế
- Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
- Xừ xang xề hò líu cống xế xang hò
- Lưu xáng xàng, xề liu xề xáng ú liu
- Hò xự cống xê xang hò
- Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
- Xừ xang xế, hò líu cống xê xang hò
- Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
|
hoangngochung@ymail.com
|
IP Logged |
|
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
|
 Gởi ngày: 26/Mar/2008 lúc 10:05pm |
Hoàng Đế của nhạc tài tử cải lương |
|
Từ trong quá khứ đến hiện tại, bản vọng cổ luôn được xem là bản chủ lực của nhạc tài tử cải lương. Cho đến nay nó như một vị hoàng đế trong các cuộc chơi đờn ca tài tử và cả trên sân khấu cải lương.
|
Cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892 - 1976) |
Ai cũng biết bản vọng cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác tại thị xã Bạc Liêu .Ban đầu có tên Dạ cổ, kế đó là Dạ cổ hoài lang và nay là bài vọng cổ, với từng giai đoạn được nới rộng tiết tấu.
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh năm 1892, tại làng Thuận Lễ, tổng Cửu Cư hạ, nay là xã Thuận Mỹ - Châu Thành - Long An. Ông mất ngày 13.08.1976 (âm lịch) tại thị xã Bạc Liêu mà ông chọn làm quê hương thứ hai, nơi đã khai sinh ra bản vọng cổ. Thân phụ của ông cũng là nghệ nhân – Hương nhạc chỉ huy ban nhạc lễ trong làng, tên là Cao Văn Giỏi (Chín Giỏi). Ở vào cái thời mà thực dân và phong kiến đàn áp dân nghèo, người mang nặng kiếp tằm nghiệp dĩ đều phải chịu cảnh đói khổ, lúc đó, gia đình ông phải rời nơi chôn nhau cắt rốn (Long An) dạt về phía Nam, ghé nhiều nơi ở Nam kỳ lục tỉnh và cuối cùng dừng lại ở Bạc liêu. Tại đây, Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) thọ giáo thầy đờn Nhạc Khị, một thầy đờn giỏi nổi tíêng khắp Nam kỳ lục tỉnh, đứng đầu nhóm tài tử Bạc Liêu, người đời tôn ông là hậu tổ tài tử cải lương. Sau một thời gian học đờn tranh và kìm, ông Sáu Lầu trở thành học trò xuất sắc nhất trong nhóm các môn đệ của thầy Nhạc Khị. Sáu Lầu thầm yêu cô Hai Thân (con gái thầy Nhạc Khị), nhưng vì nhà nghèo không tiền cưới nên cô Hai Thân phải đi lấy chồng. Câu chuyện tình yêu của Sáu Lầu và Hai Thân theo thời gian chỉ còn là kỷ niệm. Gia đình cưới một người con gái cùng quê cho Sáu Lầu nhưng trớ trêu thay, đã ba năm mà nàng không sinh nở, trong khi cha mẹ Sáu Lầu luôn mong có đứa cháu nội. Hồi đó quan niệm “Tam niên vô tử bất thành thê” rất khắc nghiệt. Cha mẹ Sáu Lầu buộc ông thôi vợ để cưới người khác và cho vợ ông được trở về nhà cha mẹ đẻ.
Sáu Lầu vẫn chung thủy với vợ. Đêm đêm một mình chăn đơn gối chiếc ông nằm nghe tiếng trống chùa Vĩnh Phước vọng lại đến não lòng. Ông liên tưởng đến tình cảm của vợ chồng ông chẳng khác gì thiếu phụ trông chồng như Hòn Vọng Phu, cùng lúc cảnh đất nước đang bị thực dân phong kiến thống trị. Đêm khuya thanh vắng ôm đờn mà giải bày tâm sự, ông nhớ đến điệu Nam ai với bài Tô Huệ Chức cẩm hồi văn và dựa theo tứ đó sáng tác bản Dạ cổ. Từ câu chuyện tình yêu và nỗi khổ của mình, nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã nâng lên thành tâm trạng chung, tư tưởng nghệ thuật chung của dân tộc lúc bấy giờ để môi người cùng chia sẻ.
...Từ là từ phu tướng Bảo kiếm sắc phong lên đàng ...Trở lại giang đàng Cho én nhạn hiệp đôi ớ... ơ
Đó là buổi bình minh của bản vọng cổ. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác giai điệu này khoảng cuối năm 1918, đến năm 1919 thì được phổ biến trong giới tài tử Bạc Liêu. Cũng năm ấy ông lén đến thăm vợ và mấy tháng sau được vợ báo tin bà đã có thai. Cha mẹ ông vui mừng và rước vợ ông về đoàn tụ. Kết quả bào thai ấy là cậu bé Cao Kiến Thiết ra đời (hiện nay là cán bộ về hưu).
|
NSƯT Lệ Thủy, một giọng ca vọng cổ ngọt ngào của sân khấu cải lương |
Từ sau năm 1920 thì bản Dạ cổ hay Dạ cổ hoài lang được phổ biến càng ngày càng rộng khắp miền Tây Nam Bộ, với từng thời gian và tiết tấu được tăng thêm: nhịp đôi, nhịp tư, nhịp tám, nhịp 16, và đến nay là bản vọng cổ nhịp 32. Các cuộc đờn ca tài tử nào cũng không thể thiếu vắng bản vọng cổ, với hơi điệu Nam ai oán, vừa trữ tình lãng mạn, có chút buồn man mác…Ngay khi SKCL ra đời không lâu thì các tác giả tiền bối đã đưa bản vọng cổ vào cải lương và thịnh hành từ sau năm 1930. Càng về sau bản vọng cổ được đưa vào cải lương với số lượng nhiểu hơn, được tách rời từng câu cho phù hợp với tình huống, hoàn cảnh kịch như có lớp chỉ câu 1+2, có lớp 15+16, có màn 3+4 hoặc 1+6… Các tác giả còn viết trọn bài theo các loại nhịp, gọi là bản lẻ và thường xuất hiện trên các hãng băng đĩa, đài phát thanh và các cuộc đờn ca tài tử. Từ cuối thập niên 50 đến nay, nhiều tác giả còn ghép bản vọng cổ với ca khúc tân nhạc, gọi là tân cổ giao duyên rất ăn ý và nhiều tác phẩm đã làm say mê lòng người không ít.
|
NSƯT Bạch Tuyết, ca vọng cổ chân phương nhưng lôi cuốn... |
Bản vọng cổ đã có sức sống mãnh liệt trong lòng công chúng, nó chiếm lĩnh tình cảm tất cả các tầng lớp từ trí thức, đến những người bình dân nhất. Nhiều vị tướng lĩnh, tiến sĩ, giáo sư, bác sĩ ca vọng cổ rất hay và hầu hết dân chúng ở vùng ĐBSCL ca rành "sáu câu vọng cổ". GSTS Trần Văn Khê, có lần thuyết trình về cái đẹp của âm nhạc Việt Nam tại TPHCM đã nói “bản vọng cổ rất đa dạng về phong cách và phong phú về tư tưởng nội dung. Chỉ có câu chữ nhạc trong khuôn khổ nhất định mà mỗi người đờn nghe khác nhau về âm sắc, người ca nhiều hơi, kỹ thuật giọng điệu cũng khác nhau, người viết lời khác nhau tạo hương sắc bản vọng cổ muôn màu muôn sắc tuyệt vời. ”Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đến Việt Nam nghe bản vọng cổ rồi bảo Vọng cổ chỉ từng ấy câu, mà quá nhiều lời văn, nội dung cỡ nào cũng dung nạp được và nghe hoài không thấy chán. Và, một nghệ sĩ miền Bắc đã tâm đắc: Nam Bộ có bản vọng cổ vượt thời gian và không gian, thể loại hay mà người ca cũng hay, nhất là miền Tây Nam Bộ sờ đâu cũng đụng ca vọng cổ hay! Phải chăng sự thăng hoa ấy của bản vọng cổ đã đạt đến đỉnh điểm của nó trong lòng mọi tầng lớp công chúng và nó cũng đã vượt đại dương đến nhiều nước trên thế giới.
Cũng chính bản vọng cổ đã khẳng định sức sống và vị trí của mình bởi tính chất đa dạng: hỉ, nộ, ái, ố... Đặc điểm này đã nhanh chóng chắp cánh cho nhiều lớp nghệ sĩ nổi danh. Cô Ba Đắc, Năm Nghĩa, Tư Sạng, cô Ba cần Thơ, Năm Trà Vinh... Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn, tiếp nối những sầu nữ Út Bạch Lan, Thanh Nga, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ, Tấn Tài, Minh Cảnh, Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Sang, Phương Quang, Thanh Tuấn, Vũ Linh… Nhờ những câu vọng cổ cải lương hay trên SKCL sàn diễn mà nhiều nghệ sĩ được khán giả coi như thần tượng, họ luôn mong chờ cho nghệ sĩ xuống hò vọng cổ để vỗ tay tán thưởng… Vọng cổ đã làm "cho xiêu lòng chị cho dày duyên em" là thế. Có thể nói không một vở cải lương nào mà không có ít nhất vài câu vọng cổ, vì nó như là máu thịt.
Cứ đến mùa Trung Thu hàng năm ở Bạc Liêu lại tổ chức kỷ niệm ngày mất của nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người đã để lại cho nghệ thuật dân tộc một di sản độc đáo, một bản sắc văn hoá của cả nước nói chung và phía Nam nói riêng.
ĐỖ DŨNG |
|
hoangngochung@ymail.com
|
IP Logged |
|
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
|
 Gởi ngày: 26/Mar/2008 lúc 10:08pm |
|
hoangngochung@ymail.com
|
IP Logged |
|
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
|
 Gởi ngày: 26/Mar/2008 lúc 10:13pm |
Thành Lộc - Dạ cổ hoài lang
|
|
 |
Thành Lộc trong Dạ cổ hoài lang (ảnh: T.L) |
"Đối với nghệ sĩ, gặp được một vai hay như bắt được vàng. Với tôi, vai ông Tư trong Dạ cổ hoài lang còn hơn thế nữa, là kim cương trong đời...".
NSƯT Thành Lộc bâng khuâng nói như thế khi nhắc đến vai diễn mà anh đã đóng hơn 300 suất tại Sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần (nay là Nhà hát Sân khấu nhỏ TP.HCM).
Bây giờ, Dạ cổ hoài lang vẫn được diễn thường xuyên với các nghệ sĩ khác đóng vai ông Tư, nhưng dấu ấn Thành Lộc đã khắc sâu trong tâm trí khán giả, và không thể phủ nhận chính anh đã mở một đường dây kịch bản dễ thương đến như thế để làm nền cho bạn diễn sau này.
Bắt đầu là một kịch bản của Thanh Hoàng dự trại sáng tác do Hội Sân khấu và Đài truyền hình TP.HCM (HTV) tổ chức. Khi đạo diễn Công Ninh đưa kịch bản cho Thành Lộc thì câu đầu tiên Lộc hỏi là: "Nó được giải mấy?". Công Ninh đáp: "Giải 4". "Ừ, giải 4 thì tui nhận, còn giải nhất, giải nhì thì không". Sao lạ vậy ? Thành Lộc cười: "Đề tài tác phẩm đoạt giải nhất, nhì thường khô khan, nhân vật không thực. Khi đọc Dạ cổ hoài lang tôi thấy nó rất "đời", rất "người" nên tôi nhận liền".
Quả nhiên, Dạ cổ hoài lang trở thành một hiện tượng của sân khấu TP.HCM, có người mua vé xem đi xem lại mấy lần mà nước mắt vẫn tuôn trào. Thập niên 80, 90 thế kỷ trước, hoàn cảnh người dân TP.HCM rất giống với kịch bản, nhiều gia đình rơi vào cảnh xuất ngoại chia lìa, nên câu chuyện trên sân khấu đã xoáy sâu vào trái tim người ta. Nó còn là chuyện dị biệt văn hóa, nỗi đau của người Việt Nam nơi đất khách, làm rung động tâm hồn khán giả. Thậm chí, không cần đi ra nước ngoài, những người bỏ quê lên thành phố lập nghiệp cũng tìm thấy trong Dạ cổ hoài lang những rưng rưng hoài niệm về một vùng quê bình yên có lũy tre xanh, có dòng sông nhỏ, có con đò chông chênh, có câu hò ngọt lịm mỗi hoàng hôn. Thế là người ta khóc...
Riêng Thành Lộc khóc vì một hoài niệm nữa: "Tôi bắt gặp nhân vật ông Tư sao mà giống ba tôi. Ông sống hoài cổ, và một chút bảo thủ. Tôi là lớp diễn viên hồi mới giải phóng nên có những quan điểm sống, quan điểm làm nghề khác với ông, thành ra hai cha con cứ hay tranh luận gay gắt, y như mâu thuẫn giữa ông Tư và đứa cháu trong vở. Tôi đã diễn với vốn sống từ ba tôi, có những câu thoại, những động tác tôi cố tình lặp lại hình ảnh của ông. Thí dụ, dáng đi dáng đứng, hoặc gặp bất kỳ người nào đến chơi là bắt ngồi nghe ông kể chuyện quá khứ, hoặc khi cãi không lại tôi thì ông cười hề hề nhẫn nhịn...".
Ba của Thành Lộc là NSND Thành Tôn, một cây cổ thụ trong làng hát bội. Ông sống thọ 84 tuổi. Những ngày cuối đời, ông vẫn say mê nghề hát đến quên cả bệnh tật. Trong căn phòng nhỏ, khi học trò đến hỏi về những vai diễn thì ông lập tức nhảy khỏi ghế, đứng lên múa những động tác vũ đạo, quay tít người trong cái khoảng không chưa đầy 4 mét vuông. Múa xong, ông lăn ra thở hổn hển nhưng nét mặt tràn đầy sung sướng. Thậm chí, khi ông nằm ở Bệnh viện Nguyễn Trãi, nghệ sĩ Kim Thanh đến hỏi về vai Châu Xương, ông liền nhảy xuống giường múa ngay một lớp. Và đúng một tuần sau ông ra đi vĩnh viễn. Trái tim nghệ sĩ ấy đập cho đến phút cuối cùng với nghệ thuật. Đó chính là chất liệu để Thành Lộc sáng tạo lớp diễn tuyệt vời cho cái chết của ông Tư.
Trong kịch bản, ông Tư chết trên giường bệnh, có một bác sĩ người Mỹ giả làm con trai ông đến đưa tiễn. Nhưng Thành Lộc phản đối: "Tôi không thích có người nước ngoài chen vào tâm hồn người Việt. Bi kịch này là do chính người Việt gây ra thì không ai có quyền chen vào giải quyết. Tôi muốn ông Tư phải đứng cao hơn nỗi đau, chết trong sự thăng hoa chứ không phải chết trong nỗi đau. Như ba tôi, chết trong sự thăng hoa nghệ thuật. Vì vậy, tôi để cho ông Tư leo lên sân thượng, là một điểm cao, và chết trong niềm hạnh phúc khi đối diện đất trời bao la. Như thế, giá trị của bi kịch mới đẩy lên tuyệt đỉnh".
Quả thực cái chết ấy đã đóng lại vở diễn như một giọt nước mắt hóa thạch trong lòng khán giả, mãi mãi không quên mảnh ván mong manh bắc cầu đưa ông già lên hòa nhập cùng tuyết và gió, để tâm hồn ông thoát khỏi thể xác già nua bay về với quê cha đất tổ, trẻ trung như ngày ấy ngồi bên bờ sông hát bài Dạ cổ hoài lang chờ cô thôn nữ... Cái chết ấy lại làm hồi sinh một cái gì đó thật mãnh liệt trong lòng khán giả, hình như là tình yêu Tổ quốc, hình như là văn hóa dân tộc, mà không cần phải dùng những lời đao to búa lớn.
Thật xứng đáng khi Dạ cổ hoài lang đoạt cùng lúc 5 huy chương vàng (HCV) trong Hội diễn Sân khấu nhỏ TP.HCM năm 1995 (HCV cho cả vở, và 4 HCV cho 4 nghệ sĩ Thành Lộc, Việt Anh, Hồng Vân, Quốc Thảo). Sau vở này, Thành Lộc được phong Nghệ sĩ Ưu tú, 5B nâng cấp thành Nhà hát Sân khấu nhỏ, và khán giả đổ xô đi tìm lại bài Dạ cổ hoài lang, còn nghệ sĩ đổ xô đi hát Dạ cổ hoài lang tại các tụ điểm, sân khấu. Một "cú hích" mạnh đến thế!
Nhưng còn một "cú hích" khác cũng mạnh không kém, là chinh phục khán giả phía Bắc. Thật sự, sau giải phóng rất ít đoàn hát ra Bắc biểu diễn, và khán giả cũng như nghệ sĩ phía Bắc cũng không đánh giá cao mảng kịch nói phía Nam. Nhưng khi Dạ cổ hoài lang Bắc du, suất nào cả khán phòng cũng vừa vỗ tay vừa khóc. Thành Lộc còn nhớ nghệ sĩ Lan Hương lên sân khấu ôm anh mà khóc như đứa trẻ. Còn NSND Đào Mộng Long thì bay bổng đến nỗi lạc đường về, lên tận mãi Công viên Lê Nin rất xa nhà của cụ.
Hạnh phúc vậy thì thôi!
Hoàng Kim |
|
hoangngochung@ymail.com
|
IP Logged |
|
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
|
 Gởi ngày: 26/Mar/2008 lúc 10:18pm |
Eleanor học "Dạ cổ Hoài Lang"
|
|
Eleanor Clapharm với niềm đam mê nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. | Sau thành công của đêm diễn tuồng, chèo, cô gái người Úc Eleanor Clapham sẽ chinh phục thêm một lĩnh vực sân khấu cổ truyền Việt Nam nữa: Nghệ thuật cải lương.
Từ Hà Nội, Eleanor vào miền Nam để học cải lương và tổ chức một đêm diễn tuồng, chèo, cải lương vào tháng 5 tới tại Sài Gòn.
Bài học đầu tiên của Eleanor trong cải lương sẽ là trích đoạn Dạ cổ Hoài Lang.
Cô sẽ được Nghệ sỹ ưu tú Vương Hà kèm cặp. Ngoài những giờ học với nghệ sỹ Vương Hà, Eleanor sẽ còn học thêm về vũ đạo cơ bản trong nghệ thuật cải lương.
Theo TP |
Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 26/Mar/2008 lúc 10:20pm
|
hoangngochung@ymail.com
|
IP Logged |
|
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
|
 Gởi ngày: 26/Mar/2008 lúc 10:25pm |
Một giọng nữ miền Trung (Quảng Nam hay Quảng Ngãi?) ca Dạ cổ hoài lang
|
hoangngochung@ymail.com
|
IP Logged |
|
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
|
 Gởi ngày: 26/Mar/2008 lúc 10:27pm |
Thanh Hoàng viết kịch bản Dạ cổ hoài lang tập 2
Ôm ấp ý tưởng thực hiện vở Dạ cổ hoài lang phần 2 và 3 từ nhiều năm qua, tác giả Thanh Hoàng cho biết anh đã chính thức đăng ký với ban giám đốc Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TP.HCM việc triển khai viết và dàn dựng vở kịch Dạ cổ hoài lang tập 2.
Vở Dạ cổ hoài lang đã tồn tại trên sàn diễn 13 năm, đoạt HCV tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995, bốn nghệ sĩ: Thành Lộc, Việt Anh, Hồng Vân, Quốc Thảo và tác giả Thanh Hoàng đều đoạt HCV cá nhân. Tính từ 1995 đến nay, vở Dạ cổ hoài lang đã diễn hơn 500 suất và có nhiều ê-kíp diễn viên tham gia như: Lê Vũ Cầu, Thanh Hoàng (vai ông Tư), Hồng Vân, Phương Linh, Ngọc Trinh (vai cô gái), Quốc Thảo, Cao Minh Đạt (vai chàng trai), duy nhất chỉ có NSƯT Việt Anh đóng vai ông Năm.
Tác giả Thanh Hoàng (ảnh) cho biết tập 2 của Dạ cổ hoài lang là cảnh ông Tư đem hài cốt của người bạn quá cố đáng thương về quê hương, nhân vật Nguyễn (con ruột của ông năm) sẽ xuất hiện. Nguyễn xóa bỏ hận thù, quay về với quê hương và đứng ra tác hợp cho con gái mình với chàng thanh niên sinh ra trên đất Mỹ nhưng hết lòng yêu quê hương đất nước.
Được biết vở Dạ cổ hoài lang tập 2 ngoài ê-kíp diễn viên cũ tham gia như: Thành Lộc, Việt Anh, Hồng Vân, Quốc Thảo thì vở kịch còn có thêm nhiều ê- kíp diễn viên mới tham gia, nhằm tạo thêm đất diễn cho các diễn viên trẻ.
Theo Người Lao Động
|
hoangngochung@ymail.com
|
IP Logged |
|
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
|
 Gởi ngày: 26/Mar/2008 lúc 10:33pm |
.Nghệ sĩ Ngọc Giàu ca Dạ cổ hoài lang:
|
hoangngochung@ymail.com
|
IP Logged |
|