![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Quê Hương Gò Công | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 2 |
Người gởi | Nội dung | |||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|||
![]() ![]() |
||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||
![]() |
||||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Tìm Về Xứ Kiểng Nam Bộ
![]() . . Kiểng cổ là một loại hình nghệ thuật có từ ngàn xưa với nhiều kiểu
tạo hình đa dạng. Trong đó, kiểng cổ Gò Công là đại diện tiêu biểu với
rất nhiều tác phẩm được uốn dáng theo lối “chiếc chi nghị diện” Tam Cang
Ngũ Thường hay Tam Tòng Tứ Đức. Nói kiểng cổ là nói về cách uốn theo kiểu truyền thống chứ không phải là nói về tuổi thọ của cây, nhưng sở dĩ gọi là kiểng cổ vì để phân biệt với bonsai. Vùng đất lành của nghệ thuật kiểng cỔ
Theo đó, thế Tam Cang Ngũ Thường tiêu biểu cho đạo làm người của phái nam. Tam Cang gồm quân thần cang, phu thê cang và phụ tử cang. Ngũ Thường gồm: nhân - nghĩa - lễ - trí - tín. Những đức tính trên được lấy từ hình tượng của vua Tự Đức – một vị vua anh minh và là người con hiếu thảo được người dân Gò Công tôn thờ. Riêng đối với cây kiểng theo lối Tam Tòng Tứ Đức, các nghệ nhân xưa phỏng theo hình tượng của Hoàng hậu Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức) – một bậc mẫu nghi thiên hạ với phẩm hạnh cao quý thời phong kiến. Đặc biệt, vùng đất Gò Công còn có Lăng Hoàng Gia đời vua Thiệu Trị và Hoàng hậu Từ Dũ đã yên nghỉ nơi này. Nguyên nhân thứ hai mà các nghệ nhân cho rằng kiểng cổ Nam Bộ xuất phát từ vùng đất Gò Công là cây mai nu. Muốn kiểng cổ Nam Bộ đẹp và ra dáng thì phải chơi bằng cây mai nu. Điều đặc biệt là chúng chỉ trồng được ở vùng đất Gò Công, cụ thể là ấp Thạnh Lạc Đông, xã Thanh Nhựt, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang). Nếu mang cây mai nu sang các địa phương khác thì cây sẽ không ra nu hoặc nếu có ra cũng rất ít. Ở ấp Thạnh Lạc Đông, chúng có mặt ở khắp nơi và hầu như nhà nào cũng trồng vài cây kiểng cổ. Theo nghệ nhân Trương Thành Tấn thì cây mai nu xuất phát từ gia đình ông Hai Đại vào thế kỷ 18. Khi ông Đại mất đi, vườn cây từ đó cũng hoang tàn. Sau này, người dân mang cây về trồng và dần lan truyền ra khắp xứ Gò Công. Sau năm 1975, vùng đất Gò Công vẫn còn những cặp kiểng cổ mai nu trên 100 năm. Đây cũng chính là một trong những yếu tố để các nghệ nhân tin rằng vùng vùng đất này là đại diện tiêu biểu và là nơi xuất phát của kiểng cổ Nam Bộ. Kiểng cổ - đậm đà triết lý sống Kiểng cổ là bộ môn nghệ thuật độc đáo có thể thưởng ngoạn qua mọi thời đại. Nó có dụng ý nhắc nhở con người rèn luyện đạo đức và góp phần giáo dưỡng con cháu mai sau. Mỗi thành phần trong cây đều tìm ẩn triết lý sống và có riêng một giá trị nhất định. Kiểng cổ được sửa nắn cành nhánh rất công phu, số tàng và nhánh theo đúng quy định, không thiếu cũng không thừa. Các tác phẩm đều lấy 3 – 5 làm căn bản do xuất phát từ nguyên lý “âm dương ngũ hành”, chuộng số lẻ hơn số chẵn. Xét về cấu trúc của cây siêu phong Tam Cương Ngũ Thường, phần gốc được uốn 45 độ so với mặt đất, thân uốn cong vào trục chính tâm, riêng phần ngọn uốn lượn nhẹ và cũng được đưa về phần chính tâm của gốc. Cây tử (cây con) xuất phát từ gốc cha và hợp thành một góc khoảng 90 độ, chiều cao của cây con không được vượt quá tàng thứ 2 của cây cha và uốn hơi cong theo chiều ngược lại của cây cha. Tuy vậy, hình dáng ngày nay cũng đã có chút thay đổi so với trước kia. Cây Tam Cang Ngũ Thường ngày xưa cả cây mẫu và cây tử đều thẳng vì theo quan niệm của ông cha ta thì làm trai phải ngay thẳng, cương trực, chứ không có hình dáng cong như ngày nay. Cây
cha (cây mẫu) có 5 cấu trúc tàng và được gọi tên lần lượt từ dưới lên
là: phủ địa – nghinh sương – yểm tâm – nghinh phong và nghinh thiên.
Tàng thứ nhất uốn về phía phải, tàng thứ 2 cũng nằm cùng phía tàng thứ
nhất vì nếu tàng thứ 2 uốn về bên trái thì sẽ gần ngọn cây con, che
khuất và làm cây con thấp lùn. Tàng thứ 3 được uốn vào phía bên trái để
che chở cho cây con. Tàng thứ 4 tiếp tục bên phải theo chiều đối xứng.
Đoạn thân trên cùng thẳng đứng theo trục tâm và tàng ngọn được hình
thành. Theo các nghệ nhân, để hoàn thành một tác phẩm như vậy thì ít
nhất phải mất 25 năm. Cây con (cây tử) cấu trúc có 3 phần: tàng thứ nhất uốn về phía bên trái tạo nét cân bằng với cây cha; tàng thứ 2 uốn về phía bên phải theo lối chiếc chi và tàng thứ 3 là tàng ngọn. Cành ở cây kiểng cổ được uốn theo lối “chiếc chi nghị diện” tức là có văn có võ hài hòa, cành được xếp đặt ở phần lồi của thân và được uốn theo kiểu đối nhau. Tàng lá được cắt tỉa thành những dĩa mỏng hình tròn hay hình trái tim. Nếu là cây kiểng Tam Tòng Tứ Đức thì trước kia tàng cây mẹ cắt hình tròn, tàng cây con cắt hình vuông thể hiện “mẹ tròn con vuông”, nhưng ngày nay hầu như tất cả các tàng đều được cắt hình tròn, ngọn lá phần cao nhất của cây được tính là tàng ngọn.
Kiểng cổ Nam Bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng lão giáo. Qua quá trình tạo dáng cây kiểng cổ, các nghệ nhân luôn muốn gửi gắm tinh thần của mình vào từng chậu cây và tán lá nhằm mục đích sửa mình và giáo dưỡng con cháu. Cây có ngọn quy cán (hồi đầu - ngoái đầu nhìn lại) thể hiện sự không quên nguồn cội, còn kiểu Tam Cang Ngũ Thường hay Tam Tòng Tứ Đức thể hiện đạo làm người ở nam và nữ thật rõ ràng. Du lịch. |
||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||
![]() |
||||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|||
![]() |
||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||
![]() |
||||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 23/May/2012 lúc 1:56am |
||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||
![]() |
||||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Ông Phan Văn Dũng bên tấm bia bị thất lạc 140 năm |
||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||
![]() |
||||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|||
GIAI THOẠI VỀ VÕ SƯ GÒ CÔNG ĐIỄN TRAI
|
Hàng trăm cô gái đi tập võ để gặp Hồng Long Một buổi chiều Gò Công nắng vàng trên Trường Đua lấp loáng, tôi may mắn có cơ duyên được ngồi với các võ sĩ từng làm nên tiếng tăm của võ đường Triệu Tử Long. Trong lúc cao hứng, võ sĩ Trần Bình Long, người học trò ưu tú của võ sư Hồng Long đã kể những chuyện kỳ thú về dung mạo và tài ăn nói của thầy mình. Được biết, thuở trước, Hồng Long rất hiếm khi thượng đài. Nhưng một khi ông lên sới thì hàng trăm, hàng nghìn cô gái chen chúc đi mua vé. Trước đó, nơi đấu võ đường như chỉ có cánh đàn ông quan tâm, nhưng khi có Hồng Long thì khác. “Nhan sắc” của ông đã khiến không ít cô gái cũng tập tành đến khán đài hay vào võ đường của ông để luyện tập. |
Ngày ấy, thầy trò Hồng Long đánh đâu thắng đó nên chẳng mấy chốc tên tuổi đã vang danh từ Nam ra Bắc. Chưa muốn dừng lại, với học vấn và tài thương thảo, Hồng Long không ít lần thuyết phục được Tổng cục võ thuật cho học trò của mình đấu với các võ sĩ nước ngoài. Ông muốn giới thiệu võ thuật cổ truyền Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Sau giải phóng, võ đường Triệu Tử Long do Hồng Long tiếp quản liên tục phát triển, mang tầm ảnh hưởng không nhỏ đối với nền võ thuật miền Tây Nam Bộ. Với sự thông minh trời phú, Hồng Long không ngừng học hỏi, tìm hiểu kiến thức võ thuật của nhiều môn phái khác nhau. Từ đó, dựa trên cái nền của võ Gò Công mà sáng tạo, cải tạo nên những chiêu thức vô cùng ảo diệu.
Năm 30 tuổi, Hồng Long được mời về làm huấn luyện viên võ thuật cho Sở Thể Dục - Thể thao tỉnh Tiền Giang (nay là Sở VH, TT&DL). Lớp vận động viên dưới tay Hồng Long “thiện chiến” vô cùng. Chẳng mấy chốc võ thuật Tiền Giang được bạn đồng môn trên khắp dải đất hình chữ S nghe danh thán phục. Đây được đánh giá là giai đoạn đỉnh cao nhất của võ thuật cổ truyền tỉnh Tiền Giang. Võ đường Triệu Tử Long dưới “bàn tay” của vị chưởng môn Hồng Long “thanh sắc, thao lược toàn tài” chính là trang vàng son, rực rỡ nhất của lịch sử võ kinh xứ Gò Công.
Hồng Long (phải) trên võ đài
Nổi danh “người đẹp Gò Công”
Người ta biết đến Hồng Long không chỉ vì tài năng mà còn ông nổi tiếng thanh sắc hơn người. Để tìm hiểu thực hư về cái danh truyền tụng “người đẹp Gò Công”, chúng tôi đã tìm về xứ võ kinh đất Tiền Giang, nơi Hồng Long sinh ra và lớn lên. Không quá khó để hỏi về Hồng Long vì người dân quanh đây hầu như ai cũng từng nghe danh tiếng.
Theo lời thầy giáo Nguyễn Văn Chính, giáo viên trường THPT Bình Long (huyện Gò Công Tây), người từng là môn đồ của Hồng Long thì: Thời còn trẻ Hồng Long cao gần 1m80, da trắng, mắt sáng, sống mũi cao thanh tú, khuôn miệng hay cười. Tuy ngày đêm luyện võ nhưng lạ là sắc vóc, cốt cách Hồng Long không hề “gân guốc” như những võ sĩ khác. Ông viết chữ đẹp, nói chuyện hay, khiến cho người đối diện rất dễ sinh lòng cảm mến. Các học trò của Hồng Long giờ vẫn còn lưu giữ “bút tích” do ông ký tặng.
Ông Lê Minh Trang, môn sinh của Hồng Long cho biết: “Với thanh sắc và tài mạo như Hồng Long mà theo nghiệp võ thì quả thật xưa nay hiếm”. Và cũng chính Lê Minh Trang đã từng tuyên bố rằng: “Với tài mạo, cách ăn nói của mình, Hồng Long hoàn toàn có thể “điều khiển” được hơn 40.000 khán giả tại sân vận động Cộng Hòa (nay là SVĐ Thống Nhất). Khi ông thượng đài, mọi chiêu thức, câu nói của ông mọi người đều chăm chú nghe”. Vì thế, chẳng ngẫu nhiên mà đại hội Thể Dục - Thể Thao năm ấy, Hồng Long được chọn là người cầm cờ dẫn đầu đoàn diễu hành trong lễ khai mạc.
Nhưng với người tài hoa, số phận thường rất truân chuyên. Đến năm 2001 khi đang tập tenis cùng bạn bè thì võ sư Hồng Long đột ngột ngã quỵ do cơn tai biến. Tai nạn này đã khiến ông bị liệt toàn thân nhưng đầu óc vẫn còn rất minh mẫn, sáng suốt. Có điều, từ đó người ta không còn được gặp Hồng Long nữa. Cửa nhà ông luôn đóng im ỉm, kể cả những người thời xưa từng là học trò của Hồng Long cũng họa hoằn lắm mới được gặp mặt hỏi han.
Chúng tôi ghé ngôi nhà nhỏ của ông cạnh Ao Trường Đua, nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu buồn bã của người thân võ sư Hồng Long. Nhìn căn nhà cửa khép, vắng lặng như tờ bỗng miên man buồn khi nhớ lại lúc Bình Long kết thúc câu chuyện. Ông thở dài, cám cảnh cho thầy mà than: “Còn đâu thời oanh liệt”.
Được biết, ở Gò Công có hệ phái Lâm Sơn phát nguồn từ lực lượng kháng chiến của Trương Định. Sau nhiều thế hệ, hệ phái này phân mảnh thành nhiều chi phái, trong đó có hệ phái võ Gò Công. Sư tổ của hệ phái võ này là võ sư Triệu Tử Long (tên thật là Phạm Văn Chí, bố của Hồng Long). Tương truyền rằng, ông là người đi học võ từ nghĩa quân của Trương Định. Sau khi nghĩa quân thất bại, Tử Long về mai danh ẩn tích tại vùng Gò Công. Ngoài ra, ông còn đi học nhiều thầy võ khác để cuối cùng chọn lọc, sáng tạo ra bài quyền, thế đánh riêng cho hệ phái võ Gò Công sau này. Nhiều võ sư đã thành danh từ võ đường Gò Công như võ sư Hồng Long, võ sư Sơn Long (tên thật Phạm Văn Chơi), võ sư Hồng Yên (tên thật Nguyễn Văn Yên), võ sư Hồng Cầm (tên thật Nguyễn Thanh Hồng), võ sư Trần Bình Long (tên thật Nguyễn Văn Mừng), võ sư Hắc Long, võ sư Ngọc Long, võ sư Huỳnh Long... |
TRẦN THÀNH MỸ
DÂN QUÊ MÌNH
Gái quê tôi không tô son điểm phấn,
Nhưng mặn mà tình nghĩa thủy chung.
Da sẫm màu vì gồng gánh tam tùng,
Tay khéo léo quyết tâm khâu tứ đức.
Trai quê tôi đậm đà tri thức,
Hai chữ hiếu trung giữ vẹn cương thường.
So với người tuy chẳng để phô trương,
Giữ truyền thống đôi vai luôn gánh vác.
Quê tôi nắng cháy da mưa dầm tang tác,
Vừa trưởng thành thường quảy gánh ra đi.
Lập nghiệp xa cho thoả chí nam nhi,
Có xa xứ tình quê là tất cả.
Con cái quê tôi sao mà thân thương lạ,
Đất khô cằn vẫn bám lấy không quên.
Mồ cha ông chứng tích dấu ơn trên,
Gương sử sách ấp ủ hồn dân tộc.
Dân quê tôi không sang vì bổng lộc,
Không màng chi « gió độc » miệng đời.
Cứ « gồng co » vì tình nghĩa thế thời,
Nêu chí khí giống Tiên Rồng đất Việt.
Tổ tiên mình bậc anh hùng nữ kiệt,
Từng đứng lên khơi ngọn lửa đấu tranh.
Con cháu quê ta thức thời đức hạnh,
Luôn chung lòng theo vết bước cha ông.
10 - 07
<< phần trước Trang of 2 |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |