Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: CẢI LƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 2
Người gởi Nội dung
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 16/May/2012 lúc 8:19pm

Hát cải lương bằng tiếng Anh: Khán giả tây vẫn... không hiểu

Lần đầu tiên chuyển ca từ của vở cải lương “Mệnh đế vương” sang tiếng Anh, bên cạnh những góp ý tích cực thì nhược điểm lớn mà các khán giả “ngoại” cho biết là vở diễn quá dài và nhiều phần dịch không… hiểu.

Ưu ái khán giả “nội” nhưng Nhà hát Cải lương Hà Nội cũng không ngừng tìm kiếm khán giả “ngoại” cho bộ môn nghệ thuật truyền thống này.  Mà tất nhiên, để khán giả “ngoại” hiểu và yêu cải lương thì chỉ cần một bước chuyển từ cải lương tiếng Việt sang cải lương tiếng Anh là đủ đáp ứng được yêu cầu. Nhưng câu chuyện đằng sau sự chuyển đổi này là muôn vàn khó khăn.

PV đã có cuộc trò chuyện cùng NSƯT Trần Quang Hùng, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội, xung quanh dự án.

“Mệnh đế vương”- vở diễn đầu tiên được dịch sang tiếng Anh

Thà muộn còn hơn không làm gì

Sau khi thực hiện vở “Mệnh đế vương” bằng tiếng Anh, khán giả nước ngoài đã nhận xét ra sao về cách làm mới của Nhà hát, thưa ông?

- Lần đầu tiên thực hiện việc chuyển lời ca từ của vở cải lương “Mệnh đế vương” sang tiếng Anh, chúng tôi đã rất chú ý tới những nhận xét của khán giả nước ngoài bằng việc thực hiện các cuộc phỏng vấn ngắn. Và bên cạnh những góp ý tích cực thì nhược điểm lớn mà các khán giả “ngoại” cho biết là vở diễn quá dài và nhiều phần dịch không… hiểu.

Vì lẽ đó mà lần thử nghiệm thứ 2 này, Nhà hát đã thay thế bằng một chương trình ngắn nhưng nhiều tiết mục?

- Không chỉ vậy đâu, chúng tôi còn đưa nhiều loại hình nghệ thuật khác nhưng vẫn nằm trong kịch hát dân tộc như quan họ, trống hội, múa Chăm… để khắc phục nhược điểm của lần thử nghiệm đầu tiên. Và phần dịch thì chúng tôi đã nhờ một người không chỉ am hiểu về nghệ thuật truyền thống mà còn hàng ngày hàng giờ làm việc và tiếp xúc với người nước ngoài để chuyển lời của các trích đoạn được rõ nghĩa nhất. Điều quan trọng là làm thế nào để các du khách nước ngoài hiểu được những gì đang diễn ra trên sân khấu.

Nếu chỉ dịch đơn thuần như thế, liệu có ảnh hưởng tới khả năng cảm nhận của khách nước ngoài về cải lương?

- Không nên hiểu một cách máy móc rằng việc dịch chỉ giải nghĩa ngôn ngữ của lời thoại trên sân khấu. Khi bắt tay vào thực hiện dự án này, chúng tôi đã tính đến việc thưởng thức nghệ thuật của du khách sẽ bị ảnh hưởng do chú tâm nghe lời thoại.

Nhưng có lẽ cũng nên chấp nhận điều này. Bởi với điện ảnh thì việc theo dõi một bộ phim có phụ đề rõ ràng khiến cho khán giả không thể toàn tâm toàn ý thưởng thức tác phẩm. Chúng tôi đã khắc phục nhược điểm này của việc nghe cải lương có thuyết minh bằng cách “dịch có tình cảm”. Người thuyết minh sẽ không dịch đều đều mà cũng có ngữ điệu lên xuống để giúp khán giả hình dung được câu chuyện kịch tính trên sân khấu.

Được ra đời trong bối cảnh như hiện nay, ông có cho rằng cách làm này là mới ?

- Qua nhiều kênh thông tin thì văn hóa nước ngoài đã có mặt trong đời sống của người dân Việt. Thế nhưng, ngay tại Việt Nam, lại có rất nhiều người nước ngoài lưu trú, sinh sống và học tập. Vì thế, thiết nghĩ tại sao chúng ta không quảng bá văn hóa nước Việt đến người nước ngoài? Tôi cho rằng, cách làm của Nhà hát Cải lương Hà Nội trong thời điểm này là lạc hậu, là muộn màng. Nhưng thôi, thà muộn còn hơn là không làm gì cả.

Tìm khán giả “mới” để giữ khán giả “cũ”

Bên cạnh lý do muộn, còn nguyên nhân nào khác để Nhà hát quyết tâm thực hiện dự án này?

- Tận mắt tôi đã từng chứng kiến có du khách nước ngoài đã bỏ tiền túi ra mua vé vào xem vở diễn. Nhưng do bất đồng ngôn ngữ nên chỉ xem được chừng mươi phút là họ bỏ ra về. Nên bên cạnh những lý do quảng bá văn hóa thì còn lý do khác nữa là để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người nước ngoài. Chúng tôi muốn tìm kiếm khán giả mới cho bộ môn nghệ thuật cải lương.

Ông có tán đồng với ý kiến cho rằng: Việc tìm kiếm khán giả “mới” chứng tỏ nghệ thuật cải lương đang dần mất đi khán giả “cũ”?

- Tôi nghĩ ý kiến trên mới chỉ đúng một phần. Khán giả trong nước không quay lưng lại với cải lương. Mà các nhà hát nên năng động để giữ chân khán giả trước sự đòi hỏi và phát triển ngày nay. Chỉ với những cách làm hay và hấp dẫn mới thu hút sự chú ý của khán giả.

Nhà hát chúng tôi hướng đến khán giả “mới” là các du khách nước ngoài thực chất là để giữ chân khán giả “nội”. Bởi nó đánh vào tâm lý hiếu kỳ của người Việt. Một vở diễn mà thu hút được nhiều khán giả nước ngoài đến xem thì chắc hẳn khán giả “nhà” không thể làm ngơ.

Tuy đang trong giai đoạn thể nghiệm nhưng ông có tin dự án sẽ thành công?

- Ban lãnh đạo Nhà hát và các anh nghệ sỹ đang trên con đường mày mò, tự suy nghĩ, tự bàn và tự làm. Chúng tôi không đặt nhiều kỳ vọng lớn trong dự án nghệ thuật. Còn kết quả đến mức độ nào thì chúng tôi đều sẵn sàng đón nhận. Nhưng tôi nghĩ, hãy cứ làm và mạnh dạn làm thì mới “phát lộ” ra nhiều ý tưởng hay và nghệ thuật cải lương sẽ phát triển.

Xin cảm ơn ông!

Theo ANTĐ
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 16/May/2012 lúc 8:21pm
ngày 17 và 18-2-2012.



Du khách Mỹ Carol Orgen kiến nghị: “Điều quan trọng là ngoài nội dung của một tiết mục (dịch cho tôi biết nghệ sĩ đang hát gì), nên chăng nhà hát có phần giới thiệu trước về nghệ thuật cải lương hoặc tập trung giới thiệu một số vở cải lương nổi tiếng, kinh điển. Làm vậy có thể giúp chúng tôi tránh nhầm lẫn với những loại hình nghệ thuật đã được xem ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc phân biệt được cải lương với quan họ, dân ca, chèo, ca trù”.

Thạc sĩ Phạm Thị Xuân Hồng (phải) dịch tiếng Anh song song với phần biểu diễn bằng tiếng Việt của các nghệ sĩ cải lương tại Nhà hát cải lương Hà Nội - Ảnh: Nga Linh

Khác với lần đầu (phần dịch được thu sẵn vào đĩa CD và mở song song với diễn viên trình diễn trên sân khấu), lần này khán giả được nghe nội dung tiếng Anh qua giọng dịch của thạc sĩ Phạm Thị Xuân Hồng.

Công tác tại Tổ chức quốc tế Healthright, là con gái nhà viết kịch cải lương Hoàng Luyện, chị được ban giám đốc Nhà hát cải lương Hà Nội lựa chọn, ngồi ở một vị trí cách biệt, cao hơn sân khấu, với kịch bản đã thuộc nằm lòng để hoàn thành phần việc của mình.

Chia nhiệm vụ đêm 17-2 thử nghiệm phục vụ khán giả Việt, đêm 18-2 phục vụ nhóm lữ khách nước ngoài, thực đơn cải lương tiếng Anh gồm sáu tiết mục, trong đó điểm nhấn là vở Kẻ trộm đêm giao thừa (tác giả: nhà văn Nguyễn Thu Phương, đạo diễn: NSƯT Chí Trung, âm nhạc: Đào Trung). Chuyện kể về một tên trộm quyết định hoàn lương sau khi được bà già mù, người bị mất trộm, cho thêm đồ cúng mang về ăn tết với gia đình.

Tuy nhiên, một số ý kiến từ hội đồng thẩm định dự buổi tổng duyệt cho rằng giới thiệu đến khán giả quốc tế câu chuyện về một “tên trộm trong đêm giao thừa” có thể gây ấn tượng xấu.

Một số khán giả lớn tuổi còn lưu lại sau khi phông màn đã khép góp ý với nhà hát nên chăng “chọn giới thiệu những tác phẩm tinh hoa của nghệ thuật cải lương, thay vì xây dựng một chương trình nghệ thuật tổng hợp, đầy đủ màn trống hội, hát dân ca Lý ngựa ô, múa Chăm, múa sáo... không liên quan đến cải lương”. 

Đạo diễn - NSƯT Trần Quang Hùng, giám đốc Nhà hát cải lương Hà Nội, cho biết nhà hát sẽ cân nhắc, điều chỉnh và lựa chọn chính xác hơn sau khi khảo sát nhu cầu khán giả qua hai đêm thử nghiệm.

NGA LINH



Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 16/May/2012 lúc 8:29pm
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 07/Jul/2012 lúc 4:17am

Hoa ô môi...
Hana Hime




Tên Việt: ô môi
Tên Hoa : 大果鐵刀木(đại quả thiết đao mộc)
Tên Anh :CARAO, STINKING TOE
Tên Pháp: c***ier
Tên khoa học: C***ia grandis L. [Bactyrilobium molle Schrader, C. brasiliana Lam., C. mollis Vahl.>
Họ: Vang (Caesalpiniaceae)


Mô tả:

Cây gỗ trung bình, cao 10 - 20 m, phân cành lớn, mọc ngang thẳng, vỏ thân nhẵn, những cành non có lông màu rỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá kép lông chim với 8 - 20 đôi lá phụ dạng thuôn dài tròn cả hai đầu, dài 7-12 cm, rộng 4-8 cm, có phủ lông mịn, màu xanh bóng, gân rõ. Cụm hoa nở rộ khi lá rụng, dạng chùm dài mang hoa lớn, xếp thưa, màu hồng đậm, thõng xuống. Hoa màu hồng tươi mọc thành chùm ở những kẽ lá đã rụng. Quả hình trụ dẹt dài 40-60 cm, cong như lưỡi liềm, đường kính 3-4 cm, có 50-60 ô, mỗi ô chứa một hạt dẹt màu vàng cứng, quanh hạt có cơm màu nâu đen, vị ngọt, mùi hắc.

Phân bố:

Cây có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ, được trồng làm cây lấy bóng mát, hoa đẹp ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, ô môi trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam.

Công dụng:

_ Cây làm cảnh vì hoa đẹp.
_ Cơm quả dùng ăn chơi hoặc ngâm rượu làm thuốc có tác dụng giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, chữa đau lưng, đau xương, nhức mỏi.
_ Hạt ô môi ngâm nước nóng tới khi lớp vỏ cứng bong mềm ra, lấy nhân bên trong, đem nấu với nước đường cho mềm, dùng trong chè giải khát, tương tự như các loại hạt trong sâm bổ lương.
_ Cao cơm quả ô môi là thuốc kích thích tiêu hóa, nhuận tràng.
_ Lá ô môi dùng tươi đem giã nát, xát vào những vết hắc lào, lở ngứa, có thể chữa khỏi. Lá ô môi sắc nước làm thuốc cũng có công dụng chữa đau lưng, nhức mỏi như cơm quả.

Với nhiều công dụng làm thuốc, cây ô môi còn được ví như là Canh ki na của Việt Nam, khiến nhiều người lầm tưởng cây ô môi là cây Canh ki na. Ô Môi có một điểm đặc biệt là từ hoa đậu trái đến trái chín là giáp năm, tức phải 12 tháng mới thu hoạch. Hình ảnh dưới đây cho thấy hoa ô môi nở lúc bấy giờ sẽ cho trái chín năm sau !


 




Trong trái tim tôi nỗi nhớ nhà
Nhớ ô môi nở đẹp Tha La
Nhớ từng hàng dậu, ngôi đình cũ
Nhớ tiếng chuông rung, nhạc thánh ca

Anh đã về thăm xóm Đạo chưa?
Sông xanh in bóng những tàn dừa?
Ô môi, ngũ sắc, vườn hoa trái
Vẫn nở hoa tươi mặc nắng mưa?

Nguyên Đỗ


 

















Thuở còn bé chắc cũng biết qua trái Ô Môi, một loại quà bình dân thường hay bày bán trước cửa trường. Trái Ô Môi có vỏ cứng và kích thước bằng khỏa cây Italian Sausage. Thường được róc vỏ ,chỉ chừa lại 2 đường song song hai bên. Ăn có vị hăng nồng và chua chua.







Tuy nhiên hoa Ô Môi lại rất đẹp,khi nở rộ trông thật rực rỡ và đỏ thắm như hoa phượng.



Vẫn khựng lại một sân trường áo trắng,
Cây phượng hè hoa đỏ rụng vai ai...
Cắn mảnh đầu trái ô môi đen đắng,
Bỗng giật mình không lẽ nắng vàng phai.
(Ô môi - ĐTK)







Trái ô môi

Có người không thích trái ô môi. Trái gì mà dài thậm thượt, sần sùi, gút mắc, cong cong, đen đúa, cứng đờ như thanh gỗ, chẳng có mỹ quan.

Làng tôi xưa kia hầu như không có ô môi. Vậy mà không biết từ đâu, mấy chị tôi cứ vài hôm đùm túm về mấy trái. Buổi trưa rảnh rỗi "các bà" vạt trái ô môi, vạt sạch vỏ cứng quanh trái, chừa lại hai sống hai bên, rồi đẩy nhẹ hai sống so le, gỡ ra từng tấm tròn tròn như đồng tiền thời ấy, xúm nhau ăn ngon lành, ném hạt ra sân.

Có lần các chị tôi nài nỉ: "Em ăn thử đi! Ngon lắm!". Hết chị này đến chị khác dỗ dành, chừng như trái ngon này em mình chưa được ăn là điều thiệt cho em, mà lỗi là ở các chị. Người dỗ nhiều nhất là chị Sáu, người chị tôi thương mến hơn các chị kia. Nể chị, hôm ấy tôi nhíu một tấm "tiền ô môi" ngần ngại đưa vào mồm. Rờn rợn một mùi hương kỳ lạ. Chị Sáu động viên: "Hay quá, ăn đi em, ngon lắm, thơm lắm". Lạ thật, cái mùi hăng hăng, khăm khắm qua rất nhanh, đầu lưỡi còn lại vị ngọt bùi bùi và mùi thơm kín đáo ở lại trong cổ rất lâu. 


Tôi bắt đầu biết ăn ô môi từ trưa hôm ấy.

Thì ra trái ô môi bán ở chợ, người ta mang ra từ những làng quê Bảy Núi.
Khi đã bén mùi rồi không dễ gì quên.

Hôm về An Giang dự trại sáng tác văn học, đang ngồi trên xe mười hai chỗ, thình lình Huỳnh Thanh Diệu chồm lên, chỉ tay phía trước: "Cây ô môi kìa".



Cây ô môi đối với tôi bây giờ quen thuộc quá. Những năm kháng chiến, qua nhiều làng quê An Giang, Ðồng Tháp, ô môi mọc hàng hàng hai bên kinh trên những gò đất cũ. Có lạ là sao Diệu có vẻ thảng thốt khi thấy ô môi?. "Hoa ô môi đẹp lắm, trái ăn thú vị vô cůng. Ở quę em, mấy ông giŕ còn ngâm rượu ô môi trị thận suy, và đau gân cốt". Tôi bật cười, Diệu ríu rít như trẻ con: "Em nói vậy không phải sao? Ở quę em cňn có những cặp vợ chồng, thuở nhỏ cùng nhau chơi búng hạt ô môi, chơi lò cò với hạt ô môi, rồi sinh tình cảm...". Diệu đột ngột thở dài: "Nhưng bây giờ đâu còn nữa, gần như tuyệt chủng rồi!




Mùa hoa ô môi thắm nhất, đẹp nhất vào tháng tư, sau vài cơm mưa đầu mùa. Trong nắng chói chang bờ kinh làng này sang xóm khác rực lên cái mầu hồng tím làm vợi đi cái oi ả của đồng bằng. Cái mầu tím ngát ô môi đầy đặn mọi cành. Tưởng chừng chỉ có hoa, không thấy lá. Mùa hoa dài hàng tháng. Ô môi có cái dáng sắc quyến rũ của anh đào Ðà Lạt, Long Thành, một chút đào thắm đào phai miền bắc. Cuối xuân, ô môi nở đỏ bờ kênh, gò đất làm đẹp xóm làng, làm vui bờ kênh vắng vẻ. "Sau mùa hoa, ô môi lại cho trái ngọt... Ô môi hương vị đậm đà..." (Trần Hữu Huệ - An Giang). Tác giả này còn viết những dòng nhiều cảm xúc: "Ngày nay người ta quên mất vẻ đẹp hiếm có của hoa ô môi... Nếu được về lại tôi sẽ trồng hàng trăm hàng nghìn cây ô môi dọc đường đến quê tôi...".




Ðầu xuân 1973, chúng tôi hành quân, cuối xuân về đến Sở Thượng Giang - con sông biên thùy hai nước Việt Nam-Combodia. Mấy hôm sau lại ra Thường Lạc, Thường Phước, Thường Thới,...hoang tàn, ngổn ngang vết tích chiến tranh. Chợt đằng trước, ngay đầu Mương Kinh - Thường Thới, sừng sững một gốc ô môi, cành đỏ đầy hoa trong nắng sớm.



Một ý thơ chợt đến bất ngờ: "Làng xưa đổ nát, long đong. Ô môi hoa muộn vẫn hồng cuối thôn". Giữa Trường Sơn tình cờ gặp lại mai vàng, về đến quê hương buổi đầu tiên, tái ngộ hoa ô môi. Tôi có cảm giác mùa xuân chưa hết, mùa xuân đang cùng tôi đến khắp chốn làng quê.

Nhà quay phim Ðồng Anh Quốc, quê ở Giang Thành, nhiều ngày về An Giang làm phim với tôi, thỉnh thoảng anh buông ra câu nói không vui: "Tôi lo rồi đây giống cà-na không còn nữa". Anh lẩn thẩn gì vậy? Lo thì cũng lắm thứ lo, lo mất giống cà-na, thật ít người nghĩ tới. Cà-na giống cây mọc ở bìa làng vùng sông nước, trái nhọn hai đầu như quả trám. Trái cà-na còn sống chát chát, chua chua, khi chín hơi thơm, hơi ngọt. Mùa nước dâng, bọn nhóc chúng tôi xưa, thường bơi ra rặng cà-na, trèo lên cây rung cành, trái chín rụng lều bều mặt nước. Lại lao ào xuống nước tranh nhau nhặt, ăn chơi.


 


Bây giờ tôi mới cảm nhận cái lo của nhà quay phim có lý, cái ái ngại của Huỳnh Thanh Diệu có tình. Người lo mất bóng loài cây gan lì trong sóng nước, người nuối tiếc một sắc hoa. Ô môi, cà-na không chỉ là hai loài thực vật, trái có vị ngọt, chát, chua. Mà còn là bóng dáng, vẻ đẹp làng quê và ký ức tuổi thơ.



BÊN RẶNG Ô MÔI

Nghệ sĩ Tấn Tài ca:
http://www.youtube.com/watch?v=3kWvqd19u_U&feature=relmfu 


Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 07/Jul/2012 lúc 4:20am
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 23/Sep/2012 lúc 7:24pm

22 năm, nghệ sĩ Thành Được về Việt Nam


Thành%20Được%20&%20Phùng%20Há%20bên%20mộ%20NS%20Ba%20Vân

Thành Được & Phùng Há bên mộ NS Ba Vân


 Nghệ sĩ Thành Được sinh năm 1938 tại Sóc Trăng.Ông vào nghề năm 12 tuổi và đoạt HCV giải Thanh Tâm năm 1967 với vai tướng cướp Thy Đằng (vở Tiếng hạc trong trăng). Năm nay ông tròn 70 tuổi, qua 58 năm theo nghề nhưng giọng ca và phong cách diễn xuất của ông vẫn còn phong độ.

Nghệ sĩ  Thành Được được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cấp phép tổ chức biểu diễn tại Việt Nam. Ông Phan Quốc Hùng, Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, cho biết live show của Thành Được sẽ diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình (TPHCM) vào tháng 7. Trong đêm diễn tại Nhà hát Hòa Bình, ông sẽ diễn lại các trích đoạn: Nửa đời hương phấn, Khi hoa anh đào nở, Thúc Sinh – Thúy Kiều...

Nhớ khi được tin nam nghệ sĩ Thành Được có mặt tại Sài Gòn vào đêm 29.12.2005...đêm hôm trước cứ đi ra, đi vào...hồi hộp không biết gặp nghệ sĩ Thành Được sẽ nói gì, sẽ làm gì...hay là cùng nghệ sĩ Thành Được ca cho vui nhỉ. Sáng sớm đầu năm mới, mặc lên mình bộ đồ vừa mới ũi lòng lâng lâng thả honda từ Quận 7 lên Gò Vấp, sau khi thắp 12 cây hương cho các nghệ sĩ đã quá cố và ra viếng thăm nghĩa trang nghệ sĩ cho hết thời gian...rồi quay vào ngồi nhìn ra cổng chùa nghệ sĩ để chờ...Hơn 11h vẫn chưa thấy, nên lấy xe ra ngoài vòng vòng chút thì chợt có điện thoại nghệ sĩ Thành Được vừa tới chùa nghệ sĩ.

Tốc hành từ Sài Gòn vòng lên, thì cuộc hội ngộ đầy xúc động giữa một bên đã ngấp nghé tròn 1 thế kỷ , người hậu sinh cũng quá 70...nước mắt của cả hai sau bao nhiêu năm tưởng chừng không còn gặp lại, nghệ sĩ Phùng Há bấy lâu nay tuổi cao sức yếu, nên chỉ quanh quẩn trong nhà có người dìu, nay Cô như được tiếp sức mạnh đã hớn hở buộc người nhà dẫn cô cùng nghệ sĩ Thành Được đi thăm mộ nghệ sĩ, còn nghe mãi lời cô nói trong sự xúc động có pha lẩn niềm vui:


"Tưởng là đến chết không gặp nữa rồi"

Thương biết bao nhiêu dáng của Cô cứ đòi leo qua hàng rào sắt, bước thấp bước cao ra nghĩa trang không được bằng phẵng.

Đã 22 năm qua (từ năm 1984), hôm nay nghệ sĩ Thành Được mới được hát cùng những đồng nghiệp, bạn diễn của mình. Dù nay đồng nghiệp, bạn diễn đã ra người thiên cổ. Còn nghe đâu đây câu vọng cổ trước mộ của Cậu 10 -
Út Trà Ôn, tiếng gọi thống thiết "Hoàng Giang ơi! Thành Được về thăm anh đây"; "Chị Như ngọc ơi...", rồi Chú dừng chân trước mộ của NS Đức Lợi mà cảm thương cho số phận hẩm hiu đời nghệ sĩ về chiều...thương người nghệ nhân 8 trống đã từng may cho mình những trang phục đẹp trên sân khấu...cũng không quên hai người Thầy: SG Hà Triều - Hoa Phượng, đã chắp cánh cho Thành Được bay thật cao trên vòm trời nghệ thuật.

Và rồi, bước chân ấy cuối cùng phải dừng chân bên ngôi mộ của người bạn diễn - bạn đời một thời trên sân khấu Thanh Minh - nữ
nghệ sĩ Thanh Nga. Đốt nén nhang, nước mắt Chú rưng rưng khấn nguyện, trầm ngâm thật lâu bên ngôi mộ của người nghệ sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh...rồi cất tiếng hát nghẹn ngào:

Mưa Rừng ơi! Mưa Rừng

Giọt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì...

Bao nhiêu năm nay, biết bao nghệ sĩ, khán giả đã viếng thăm cố nghệ sĩ Thanh Nga...hôm nay người mà cô trông chờ nhất cũng đã về bên cô rồi đó.

...Thế đấy, thời gian tôi gặp Chú cũng chỉ ngắn ngũi bấy nhiêu, cũng không trò chuyện gì được nhiều, nhưng thế cũng đã mãn nguyện lắm rồi...Chúc chú luôn mạnh khoẻ để thực hiện được những gì chú đang ấp ũ.


Bên mộ nghệ sĩ Thanh Nga

Người sống và người đã khuất bổng vui lên



ca vọng cổ trước mộ NS Út Trà Ôn



bên mộ HT Hoa Phượng

Bầu Thoại ( trung ứng )- Chú Ba Toản ( Trọng tài rất lâu năm của Gò Công ) và


Nguồn

Cải lương Việt Nam và : http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=1924&PN=2




Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 23/Sep/2012 lúc 7:38pm
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 2
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.113 seconds.