![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Quê Hương Gò Công | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
Người gởi | Nội dung | ||||||
Nhân Kiệt
Newbie ![]() Tham gia ngày: 23/Mar/2013 Thành viên: OffLine Số bài: 32 |
![]() ![]() ![]() Gởi ngày: 28/Mar/2013 lúc 3:17am |
||||||
Đi qua miền đất “khát”Trời tháng ba, nắng như đổ lửa. Trên các cánh đồng lúa trơ gốc rạ, đất khô nứt nẻ. Nước dưới kinh trục xuống thấp, nước xanh lè. Khó khăn về nước sản xuất cho cây lúa vừa mới đi qua, người dân xứ Gò tiếp tục đối mặt với cơn “khát” nước sinh hoạt. THÁNG BA CÒN CHẮT CHIU Chúng tôi về Gò Công Đông trong một ngày cuối tháng 3. Nguồn nước sinh hoạt của người dân nơi vùng sâu, vùng xa của huyện biển đã và đang cạn dần, chỉ còn lại ao tù, nước kinh ô nhiễm nặng. Chị Dương Thị Ngọc Ny, cán bộ xã Tân Tây, than: “Nhà của tôi ở cách cơ quan vài cây số. Ao nhà đã cạn nước cách nay hơn 1 tháng rồi. Kinh gần nhà cũng cạn. Mỗi ngày đi làm, vợ chồng tôi phải mang theo 2 can nhựa vô cơ quan lấy nước về xài”.
Đi qua các cánh đồng ngai ngái mùi rạ khô, trong cái nắng như “cháy da, cháy thịt”, dưới những tán cây cằn cỗi vì thiếu nước, có ai không cảm nhận được cuộc sống cơ cực của người dân nơi đây. Mỗi mùa khô đến, lo “khát” là nỗi ám ảnh khôn nguôi của những người dân sống rải rác vùng ven biển, những nơi mà nguồn nước máy chưa đến được. Mọi sinh hoạt của người lớn, trẻ con trông chờ vào nguồn nước giếng đào, ao và kinh. Và tất nhiên khi khô hạn kéo dài, nước trong các ao, kinh cũng không còn trong và sạch như trước. “Nước kinh đã nhiễm phèn rất nặng cộng thêm thuốc trừ sâu, phân, các chất thải khác vứt xuống nên rất ô nhiễm và độc hại. Dù biết như thế nhưng ai cũng phải lấy lên xài. Không biết có phải do nguồn nước ô nhiễm hay không mà đứa con gái của tôi mấy ngày nay nổi ghẻ và ngứa quá chừng”- ông Hồ Trường Nhân, ngụ ấp 6, than thở. Chúng tôi đi tiếp về ấp 3, một trong những ấp khó khăn nhất về nước sinh hoạt của xã Tân Tây. Khi thấy có người dừng xe trước nhà và hỏi thăm về tình hình nước sinh hoạt, bà Nguyễn Thị Bạc buông câu: “Năm nào cũng vậy chứ đâu chỉ có năm nay. Ráng chịu đựng thôi, chứ còn biết làm gì bây giờ”. Nhà bà Bạc có 5 nhân khẩu, mọi sinh hoạt tắm rửa, giặt giũ đều từ ao nước ở sau nhà. Trước đó, gia đình bà có đào một cái giếng nhưng do nước giếng lúc mặn, lúc ngọt nên chỉ khi nào khó khăn lắm mới dùng đến. “Mùa khô ở đây ai cũng vậy, biết than ai. Không biết bao giờ mới hết cảnh này”- bà Bạc nói như than thở. Tìm hiểu thêm tình hình nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Tân Tây, chúng tôi được anh Trần Văn Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, xã có đến 59% hộ dân chưa kéo nước máy về nhà. Giải quyết nước cho những hộ dân này, đơn vị cấp nước đã mở 10 vòi nước công cộng cho người dân đến điểm gần nhất lấy về xài. Thế nhưng theo anh Lâm, hiện nay nước máy đã bị hơi “cứng”. Chưa biết tình hình nước cấp thời gian tới sẽ ra sao. “Hiện nay, đường ống dẫn nước BOO kéo xuống xã Tân Phước đang triển khai thi công. Đường ống này đi ngang qua địa bàn xã có thể nối với hệ thống cấp nước của xã. Khi đó, hy vọng tình hình sẽ khá hơn”- anh Lâm hy vọng.
Chúng tôi đi tiếp về các ấp Xóm Mới, Giá Trên, Giá Dưới của xã Kiểng Phước và một số khu vực xã Tân Phước. Hình ảnh người dân phải thuê xe chở nước về xài với giá hàng chục ngàn đồng một mét khối nước của mùa khô năm nào vẫn chưa qua đi. Tôi còn nhớ mùa khô năm 2011, tại ngã tư Kiểng Phước, lãnh đạo tỉnh và huyện đã đi khảo sát và lên kế hoạch kéo tuyến ống nước vào khu vực này. Thế nhưng, đến mùa khô năm nay, người dân vẫn tất tả lo nước. Anh Đoàn Công Trường, ấp Xóm Mới, xã Kiểng Phước bức xúc: “Tôi nghe
nói chủ trương kéo ống nước từ ngã tư Kiểng Phước vào khu vực phía trong
này đã có lâu rồi nhưng đến giờ vẫn chưa thấy đâu. Hàng ngày, người dân
phải thuê xe ra ngã tư Kiểng Phước chở nước về xài. Mà giá thuê đâu
phải rẻ”. Nhìn những chuyến phà chòng chành theo con sóng, ít ai nghĩ rằng, phía bên kia dòng sông Cửa Tiểu thơ mộng và xanh trong kia - huyện Tân Phú Đông - các tuyến kinh nội đồng đã trơ đáy; cả những tuyến kinh trục, nước cũng đã chuyển màu từ lâu và đang cạn dần. Nhiều tháng qua, người dân cù lao phải “oằn mình” chống chọi với tình trạng thiếu nước ngọt. Căn nhà lọt thỏm giữa những cánh đồng xác xơ và trơ trọi, không có lu, không có bể chứa nước ngọt, gia đình chị Nguyễn Thị Biết, ấp Lý Quàn 1, xã Phú Đông, đào một khu đất cạnh nhà để lót ni lông trữ nước, đưa 2 đứa con thường xuyên “tản cư” về nội, ngoại. Ao “dã chiến” này cũng chẳng giữ nước được bao lâu, chị tiếp tục kéo ống bơm nước ngoài kinh về trữ trong ao. Rồi ao lại hết nước, chị kéo ống ra tận hộ có nước máy để mua về xài. Và giờ chị càng lo hơn khi nghe tin nguồn nước máy cũng sắp hết. “Nếu nguồn nước này hết, không biết từ đây đến khi mưa xuống, gia đình tôi lấy nước đâu để xài”- chị Biết lo lắng.
Ngược về các xã phía Tây, thỉnh thoảng tôi bắt gặp những chiếc xe thồ, xe máy chở các can nhựa chứa đầy nước xuôi ngược. Ao làng bỏ hoang ở xã Tân Phú nằm cạnh Tỉnh lộ 877B nước xanh lè, nhưng mỗi ngày “tiếp nhận” rất đông người đến lấy nước. Dù trời còn đang đứng bóng, nắng rát cả mặt người, ông Cao Văn Hai, ấp Kinh Nhiếm, xã Phú Thạnh, nhuễ nhại mồ hôi múc từng thùng nước từ ao đổ vào các can nhựa (mỗi can 30 lít). Hàng tháng nay, ngày nào ông cũng chở can nhựa đi lấy nước cách nhà trên cây số về tắm rửa, giặt giũ và cho vật nuôi uống. “Trời đang trưa nên ít người đi chở nước, một tí nữa nắng dịu xuống, người đến đây lấy nước nhiều lắm. Lúc đó, chú mặc sức mà chụp hình”- ông Hai nói. Men theo con đê trải đá xanh cặp sông Cửa Tiểu hướng về ấp Bà Lắm, xã Phú Thạnh. Bên ngoài là những đầm tôm đang vào mùa với tiếng máy quạt xập xình, nước văng tung tóe. Phía trong là những ruộng vườn khô nứt nẻ. Ông Thành, ấp Bà Lắm trầm ngâm: “Người dân ở đây còn phải chịu như thế này dài dài. Nằm trong vùng hẻo lánh, không biết bao giờ mới vào được nước máy. Nếu vô được, chắc gì nước máy có đủ để xài”. Theo thống kê, toàn xã Phú Thạnh còn 50% hộ chưa có nước máy sử dụng. Hiện tại, các ao, kinh, mương bị ô nhiễm nặng hoặc đã cạn kiệt, khó khăn về nước sinh hoạt là không thể tránh khỏi. “Mùa khô này, trên địa bàn xã được kéo thêm một số tuyến ống nước và mở vòi nước công cộng cho dân xài. Tuy nhiên, nước trong các ao trữ của trạm cấp nước tập trung đang xuống rất thấp. Nếu mưa trễ, khả năng nước máy cũng bị thiếu và thiếu nước gay gắt nhất khi bước vào tháng 4”- ông Lương Công Phú, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thạnh cho biết. Trao đổi với chúng tôi về nước sinh hoạt trên huyện cù lao, ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện, cho biết số hộ vào nước máy trên địa bàn huyện còn rất thấp, khoảng 35%. Bên cạnh những hộ chưa vào nước máy gặp khó khăn trong sinh hoạt, năm nay nguồn nước máy cũng không “dễ thở”. Hiện tại, mực nước ao trữ 6 ha ở Tân Thới cũng như các ao khác xuống rất nhanh. Những ngày tới, nắng nóng còn gay gắt hơn dẫn đến nước bốc hơi càng nhiều, người dân sử dụng nước tăng, nếu không có giải pháp, khả năng ao 6 ha chỉ đảm bảo cung cấp đến giữa tháng 4. Giải pháp cho vấn đề này, Sở NN&PTNT cho biết, đơn vị cấp nước sẽ tranh thủ những đợt giảm mặn trên sông để lấy nước bổ cấp cho ao 6 ha ở Tân Thới. Dẫu biết rằng đến hẹn lại “khát”, nhưng mỗi mùa khô qua, người dân xứ Gò lại phải “oằn mình” với “khát”. Tình cảnh đó vốn có từ lâu ở vùng đất giáp biển mà người dân nơi đây đời này qua đời khác đối mặt với thiên nhiên. Nhiều thập niên qua các cấp, các ngành đã nỗ lực “giải khát” cho miền đất “khát”. Song cứ đến hẹn lại lên tình cảnh “khát” vẫn là vấn đề nan giải. TÂN PHÚ Hình ảnh quen thuộc của người dân xứ Gò khi mùa khô đến
![]() ( Trích đăng tứ báo baoapbac.vn ngày 27/3/2013 ) |
|||||||
![]() |
|||||||
Nhân Kiệt
Newbie ![]() Tham gia ngày: 23/Mar/2013 Thành viên: OffLine Số bài: 32 |
![]() ![]() ![]() |
||||||
Nơi đầu sóng ngọn gió Tân Phú Đông đối phó với hạn, mặn
Trời tháng 3, mới vào đầu mùa khô chưa lâu nhưng những cơn gió mang theo hơi nóng như rang thổi bất tận qua những cánh đồng cỏ úa vàng vọt, héo hon của các xã Phú Thạnh, Phú Tân, Phú Đông (huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang). Kèm theo gió nóng và nắng oi bức thiêu đốt là nỗi lo về nước sinh hoạt, nước sản xuất khi các lòng kênh trong nội đồng đã hồ cạn trơ đáy và xung quanh bốn bề biển nước mặn vây quanh. Ông Lưu Văn Hải, Chủ tịch xã Phú Tân cho biết, trong mấy ngày qua, nhiều hộ dân của các ấp Cồn Cống, Phú Hữu không còn nguồn nước dự trữ đang phải nhờ vào nguồn bổ cấp từ các sà lan chuyển nước ngọt tận Long Uông (Gò Công Tây) bên đất liền qua với giá đắt đỏ: 85.000 đồng/m3. Mùa mặn năm nay đến sớm và dự báo còn kéo dài hơn năm trước, có thể đến tận tháng 5/2013, do vậy, chính quyền và nhân dân địa phương hết sức lo lắng. Ở huyện Tân Phú Đông năm nay mặn đến sớm hơn cùng kỳ năm trước gần cả tháng. Đến giữa tháng 12/2012, tất cả các cống trong khuôn khổ dự án thủy lợi Phú Thạnh, Phú Đông phải đóng ngăn mặn triệt để. Còn hiện tại, nước mặn từ biển Đông theo vàm Cửa Tiểu và Cửa Đại (sông Tiền) lấn sâu về thượng lưu từ 40 - 50 km, nghĩa là, huyện cù lao Tân Phú Đông đã bị mặn bao vây bốn phía. Theo thống kê, về sản xuất đã có khoảng 60 ha lúa vụ ba nông dân gieo sạ không tuân thủ lịch thời vụ khuyến cáo nên bị mất trắng, chỉ có một ít diện tích thu hoạch với năng suất thấp 2 - 3 tấn/ ha, không đủ bù lại chi phí sản xuất tối thiểu. Do đây là diện tích xuống giống tự phát, không theo qui hoạch và lịch thời vụ khoa học ngành chức năng đưa ra nên đành "tự làm tự chịu (!)". Lo lắng lớn nhất là nước sinh hoạt trong mùa khô 2013 dự đoán kéo dài hơn bởi nhiều yếu tố mà rõ nét nhất là hậu quả của biến đổi khí hậu, sự bất thường của thủy văn, quá trình xâm nhập mặn mỗi năm thêm phức tạp... Huyện Tân Phú Đông có trên 11.200 hộ với 6 đơn vị hành chính: Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh, Phú Đông, Phú Tân và Tân Thạnh. Tất cả đều nằm trên hệ cù lao, cồn bãi hạ lưu sông Tiền nổi tiếng là đò giang cách trở, thiên nhiên khắc nghiệt, bão tố vào mùa mưa và hạn mặn vào mùa khô. Theo khảo sát mới nhất, có khoảng 1.500 hộ dân Tân Phú Đông thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn 2013. Được biết, hiện trạng cấp nước sinh hoạt cho nhân dân nơi đây gồm 8 ao trữ nước có tổng dung lượng gần 210.000 m3, trên 24.000 m đường ống dẫn nước chính và trên 69.000 m đường ống nhánh đi vào phục vụ trực tiếp các khu dân cư. Trung bình mỗi ngày bà con địa phương cần từ 2.000 - 2.500 m3 nước sinh hoạt, lượng nước trữ trong các ao chứa kể trên chỉ đủ dùng đến đầu tháng 5 tới. Nếu đến giữa tháng 5, tình hình chưa được cải thiện, không có mưa trong khi trên các dòng sông mặn vẫn gay gắt, phải triển khai phương án điều sà lan chở nước ngọt từ đất liền, phía thượng lưu sông Tiền về cung cấp, giải quyết khẩn cấp cơn "khát" cho nhân dân huyện cù lao. Đó là phương án dự phòng khi diễn biến tình hình bất lợi có thể xảy ra trong những ngày tới. Còn đối với tỉnh, ngay từ trước mùa khô đã có những động thái tích cực trong việc giải cơn "khát" năm 2013. Cụ thể, tại huyện Tân Phú Đông sẽ mở tổng cộng 20 vòi nước công cộng phục vụ bà con nhân dân trong đó có 15 vòi nước cũ và thêm 5 vòi nước mới tại các địa bàn đặc biệt khó khăn theo đề nghị của huyện, đồng thời lắp thêm 3 trạm tăng áp tại Tân Thạnh, Phú Thạnh và Phú Đông. Trong số vòi nước mở theo dự kiến có 6 vòi ở Phú Tân, 7 vòi ở Phú Đông, 5 vòi ở Phú Thạnh, 2 vòi ở Tân Thạnh. Ngoài ra, để tăng diện phục vụ nhân dân, huyện Tân Phú Đông đề nghị tỉnh hỗ trợ lắp đặt thêm 21 tuyến đường ống cấp nước sinh hoạt, trong đó đã được phê duyệt 16 tuyến và thi công 10 tuyến. Theo ghi nhận của chúng tôi, trong những ngày đầu tháng 3/2013, tình hình khô hạn và xâm nhập mặn ở Tân Phú Đông mỗi lúc mỗi thêm gay gắt. Trong khi đó, một số công trình cấp nước sinh hoạt cho nhân dân thực hiện còn chậm nên chưa phát huy được tác dụng thiết thực đối với đời sống. Ví dụ như các trạm tăng áp có thể phải đến cuối tháng 3 mới đưa vào hoạt động toàn bộ. Trong khi đó, đường ống dẫn nước chính đưa nước từ các ao trữ phía thượng lưu về các xã hạ lưu giáp biển Đông có khẩu độ quá nhỏ không đủ tải lượng nước kịp thời phục vụ khi hạn mặn vào cao điểm. Có những thời điểm trong ngày ở các khu dân cư, nước máy chỉ chảy nhỏ giọt thậm chí lúc có lúc không (!). Đối với 20 vòi nước công cộng theo kế hoạch đến giờ này vẫn chưa được mở phục vụ nhân dân. Việc cấp nước cho nhân dân đến lúc cấp bách, khi hạn mặn mỗi lúc một thêm gay gắt và nguồn nước trữ trong nhiều hộ dân ở xa nguồn cấp, xa hệ thống ống nước đã vơi cạn. Thực tế cho thấy trong những ngày sắp tới, nhiều hộ dân phải đổi nước ngọt dùng với giá đắt đỏ chắc chắn tăng nhanh. Bà con đang mong mỏi các giải pháp cấp nước cho Tân Phú Đông nhanh chóng được triển khai đồng bộ và hiệu quả, kịp thời giải cơn "khát" nơi cù lao "đầu sóng, ngọn gió" này. Minh Trí Chỉnh sửa lại bởi Nhân Kiệt - 28/Mar/2013 lúc 7:13pm |
|||||||
![]() |
|||||||
Nhân Kiệt
Newbie ![]() Tham gia ngày: 23/Mar/2013 Thành viên: OffLine Số bài: 32 |
![]() ![]() ![]() |
||||||
Tân Phú Đông: Cây trồng "gồng mình" chịu hạn
Mùa khô, sản xuất nông nghiệp ở Tân Phú Đông gần như chựng lại. Trên những cánh đồng lúa trong vùng dự án Phú Thạnh - Phú Đông, mặt ruộng khô nứt nẻ xé toạc gốc rạ. Các kinh, mương nội đồng đã khô cạn từ lâu. Những vườn cây ăn trái, liếp màu đứng "trân mình" chờ mưa xuống.
Tại khu vực trồng nhãn tập trung ở ấp Bà Lắm, xã Phú Thạnh, tuyến kinh dọc đường lộ dẫn vào ấp cạn sát đáy, phèn xịt lên vàng quánh. Trên vườn nhãn, các mương đã phơi đáy từ lâu, đất khô trắng nứt ra từng vạt. "Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, vườn nhãn 2 ha của tôi không một lần được tưới nước thì làm sao không xơ xác cho được" - ông Lê Văn Thành, ấp Bà Lắm, xã Phú Thạnh vừa nói vừa chỉ tay về phía vườn nhãn cằn cỗi phía bên nhà. Trên đường hướng về vùng chuyên canh nhãn của xã Phú Thạnh trong những ngày cao điểm mùa khô, đường đá xanh bụi bay mù mịt, cái nóng hừng hực xông lên như muốn thiêu đốt người đi đường. Tuyến kinh dẫn, trữ nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp cho vùng giờ chỉ còn đọng lại vài vũng nước vàng như nghệ. Kinh không còn nước đồng nghĩa với việc 110 ha nhãn trong vùng phải chịu "khát". Theo ông Thành, hàng năm, ăn Tết Nguyên đán xong là mương, kinh dẫn nước ngọt cho khu vực này bắt đầu cạn hết cho đến khi mưa trở lại. Chịu "khát" từ 3 đến 4 tháng, cây trồng nào "cừ" đến mấy cũng phải xuống sức. "Mấy cây quýt, cam trồng xen trong vườn không chịu nỗi đã rũ lá mấy ngày qua. Còn nhãn xuống thấy rõ, lá xác xơ, ngưng ra hoa. Những cây đã ra hoa cũng rụng hết cho đến khi mưa trở lại. Do ảnh hưởng khô, hạn, cây trồng ở đây chỉ cho trái 1 vụ trong năm và vụ cho trái năng suất cũng không cao. Tuổi thọ của cây cũng ngắn hơn những cây cùng loại trồng ở nơi khác. Chúng tôi suy nghĩ mãi vẫn chưa biết trồng cây gì chịu hạn giỏi, hiệu quả cao ở vùng này" - ông Thành bày tỏ. Không riêng gì cây nhãn, những cây trồng vốn có khả năng chịu hạn rất tốt như cây dừa, sả ở vùng dự án cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Ông Lương Công Phú, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thạnh cho biết, mỗi mùa khô đến, các cống trong vùng dự án Phú Thạnh - Phú Đông đóng ngăn mặn mấy tháng trời. Nước trong kinh cạn hoặc bị nhiễm phèn nặng không thể dùng cho tưới tiêu. Năm nay, mặn đến sớm, tình hình khô hạn nghiêm trọng hơn mọi năm nên cây trồng cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn. "Trên địa bàn xã hiện còn chủ yếu nhãn, dừa và sả và chúng đang bị thiếu nước nghiêm trọng. Biểu hiện tác động rõ nhất của thiếu nước đối với nhãn và dừa là không thể đậu trái, cây suy rất nhanh. Còn cây sả thì bị teo thân, nhỏ bụi, thậm chí bị cháy lá. Do nắng gay gắt hiện nay, một số diện tích sả đã bị cháy lá"- ông Phú nói. Rời vùng dự án trữ ngọt, ngăn mặn Phú Thạnh - Phú Đông, chúng tôi đến các xã phía Tây, nơi chưa có hệ thống đê bao ngăn mặn. Tại đây, nước mặn tràn ngập vào các kinh, mương, liếp vườn cây ăn trái. Tại khu vực phía Nam Tỉnh lộ 877B của xã Tân Phú, nước mặn xâm nhập tận các mương, liếp mãng cầu. Dù rằng giải pháp cây mãng cầu ghép gốc bình bát của người dân cù lao đã giúp loại cây ăn trái có lợi thế cạnh tranh của huyện cù lao tăng khả năng chống chịu với hạn, mặn, song trước tình hình nắng nóng, mặn xâm nhập kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Ông Nguyễn Văn Bo, ấp Tân Ninh (xã Tân Phú), cho biết mùa khô, cây mãng cầu thường bị chựng lại không phát triển được, năng suất cho trái giảm đáng kể, một số cây còn bị suy kiệt. "Cây suy thấy rõ, tỷ lệ đậu hoa, cho trái rất thấp. Dù biết cây suy kiệt nhưng không ai dám bón phân cho cây do không có nước tưới. Kết quả, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5, cây mãng cầu giảm khoảng 50-60% năng suất cho trái so với mùa mưa; trái thu hoạch cũng nhỏ hơn rất nhiều so với mùa mưa. Riêng năm nay, cây mãng cầu giảm năng suất cho trái khoảng 30-40% so với mọi năm. Với tinh hình này, dự báo mùa khô năm nay, người dân trồng mãng cầy cầu giảm thu nhập rất đáng kể." - ông Bo nói. Còn anh Phạm Văn Dẫn cùng ấp Tân Ninh cho biết, không biết có phải do nước mặn hay không, từ trong Tết đến nay, vườn mãng cầu của anh chết khoảng 30% - 40%. Cây chết rất nhanh chỉ diễn ra trong khoảng 1 tuần. Khi lật gốc lên, bộ rễ bị thối hết. "Không riêng gì vườn của tôi, nhiều vườn mãng cầu nằm ngoài khu bao đê ở khu vực này cũng bị như thế. Trong khi đó, những vườn phía Bắc tỉnh lộ (không bị nước mặn xâm nhập), cây không bị chết" - anh Dẫn bày tỏ. Nói về những tác động của hạn, mặn đối với cây trồng ở Tân Phú Đông, ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết, cũng như mọi năm, hạn, mặn đã và đang tác động bất lợi đến đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng trên địa bàn huyện. Năm nay, hạn, mặn đến sớm và gay gắt hơn mọi năm, cây trồng bị ảnh hưởng bất lợi nhiều hơn. Mùa khô năm nay, huyện có 60 ha lúa sản xuất không tuân thủ lịch thời vụ và phần lớn số diện tích lúa này bị giảm năng suất và thất trắng. Hiện tại, trên địa bàn huyện có gần 3.000 ha dừa, trên 100 ha nhãn, trên 500 ha mãng cầu đang bị thiếu nước tưới. Ngoài ra, huyện còn có cây sả và một số diện tích cây trồng khác cũng trong tình trạng "khát". Ảnh hưởng của thiếu nước ngọt trong thời gian dài do hạn, mặn là cây trồng bị suy hoặc phát triển chậm; ngưng hoặc giảm năng suất cho trái. Trước diễn biến bất lợi của hạn, mặn, nhiều nông dân đã tranh thủ đào mương lấy đất bồi cho cây vừa giữ ẩm cho gốc, tích tụ nước ngọt còn lại trong mương.Tuy nhiên, giải pháp này chỉ "giải khát" nhất thời, không thể cứu cây trong tình trạng hạn, mặn kéo dài. Và cứ mỗi mùa khô lại đến, cây ăn trái nói riêng và cây trồng khác trên vùng cù lao nói chung lại phải "gồng mình" chờ mưa xuống. Tân Phú Chỉnh sửa lại bởi Nhân Kiệt - 28/Mar/2013 lúc 7:13pm |
|||||||
![]() |
|||||||
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |