Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Nov/2014 lúc 8:27am

Người khách trọ hữu tình nhưng bạc nghĩa

Rialto là một thành phố nhỏ khô cằn, thiếu nước, chỉ có 93,000 dân nằm trong quận San Bernadino, California, giữa hai freeway 15 và 25. Hơn một nửa dân cư ở đây là những người gốc Mễ di dân, một phần năm là dân gốc Phi Châu. Thu nhập bình quân mỗi người chỉ khoảng $13,375.00 mỗi năm, và 13% dân chúng ở đây sống dưới mức đói nghèo của nước Mỹ, trong khi tỷ lệ tội ác lại cao hơn những thành phố khác mà thành phố lại không đủ ngân sách thuê nhân viên cảnh sát. Rialto cũng có nhiều “group home kids” mà chúng ta gọi nôm na là “viện mồ côi”. Tại đây nhiều em học sinh bỏ học vì cha mẹ quá nghèo hay không biết Anh ngữ, phần lớn các em không có một máy computer ở nhà nên việc học rất khó khăn.

image
Gần đây, một nhóm người Việt gồm có bác sĩ, thầy cô giáo, sinh viên và tu sĩ cư ngụ trong vùng San Bernadino, đã chọn Rialto để thiết lập một trung tâm giáo dục, khởi đầu trong phạm vi nhỏ mang tên là H.O.M.E. tuy mang danh nghĩa là “Mái Ấm” nhưng theo các sáng lập viên đây là mấy chữ viết tắt của “House of Méditation & Education”. Theo người trưởng nhóm, họ muốn chọn Rialto là vì trong vùng, đây là một thành phố nghèo nhất trong vùng, nơi mà trẻ em lêu lổng, nghèo khó cần dân chúng góp tay với chính quyền địa phương để giúp đỡ. Trẻ em có thể đến đây học hay xử dụng computer, được hướng dẫn làm home work hay đọc sách. Sau giờ học ở trường, nếu trẻ em gọi nhau “Go home!” chính là về mái ấm này. Cha mẹ đi theo con cũng được dự phần chỉ dẫn về computer hay hỏi han việc học của con em. Tất cả đều do những thiện nguyện viên làm việc không công. Chính cô bác sĩ trưởng nhóm sau khi tốt nghiệp, chỉ muốn đi làm bán thời gian để còn thời gian lo cho... các em, cô đã trải qua mười lăm năm vất vả lo cho con ăn học, nay con đã vào đại học, là lúc cô muốn trả nợ đời. Trên nước Mỹ, bao nhiêu người trong chúng ta đã làm được những việc như thế?

Trong một buổi họp cộng đồng Việt Nam tại một địa phương miền trung Hoa Kỳ, một vị linh mục đã có can đảm phát biểu thẳng thắn với đồng hương như sau: “Trong thành phố này, người Mỹ: - giàu có hơn Quí Vị rất ít, - giàu có bằng Quí Vị không bao nhiêu, - nghèo hơn Quí Vị rất nhiều. Nhưng lòng bác ái của người địa phương rất rộng rãi, không có công tác từ thiện nào mà họ không góp công góp của, không như người Việt chúng ta.

-Thưa Cha! Vậy thì Cha nghĩ, 8 tỷ một năm gởi về Việt nam không phải là tiền từ thiện hay sao? Có điều chúng ta chỉ lo cho quê hương, họ hàng, còn ở đây chúng ta chỉ là người khách trọ.

Cộng đồng người Việt ở Mỹ đã gọi nhau quyên góp tài chánh, đem tiền về giúp Việt Nam đã quá nhiều, nhưng việc người Việt tỵ nạn giúp nước Mỹ thì quá ít, phải nói là rất vô tình. Những nghĩa vụ như tuân hành luật pháp, đi lính, đóng thuế, chúng ta đã làm đủ, nhưng hình như chúng ta vẫn sống trên đất Mỹ không gì khác hơn là một... du khách, hay là một người tình “vẫn đi bên cạnh cuộc đời” không hề lưu tâm để ý gì đến những chuyện chung quanh. Người Mỹ khen chúng ta thành công trong vấn đề học vấn và thương mãi. Có bằng cấp thì có job thơm, thương mãi thành công thì trở nên giàu có, điều đó có nghĩa gì với đất nước đã cưu mang chúng ta, nếu chúng ta chưa dùng sở học, sự giàu có để giúp đỡ, đền đáp được gì cho đất nước này. Ở nam Cali, nơi có người Việt tại quốc ngoại đông nhất, mỗi năm chúng ta lại thấy có một bữa cơm cho người khó khăn hay một buổi phát túi ngủ cho vài trăm người vô gia cư, có lẽ vẫn còn quá ít ỏi.

Sau nhiều cuộc chiến tranh có người Mỹ tham dự hay không, nước Mỹ đã giang tay đón nhận nhiều dân tộc đến sinh sống tại Hoa Kỳ. Ðể “trả ơn”, nhiều tổ chức Hồi giáo ở Mỹ đã quyên góp tiền gởi về ủng hộ cho khủng bố Al-Qaida, tổ chức đã muốn tận diệt nước Mỹ. Nhiều di dân Trung Cộng và cả Ðài Loan đã trở thành gián điệp cao cấp cung cấp cho quốc gia họ những bí mật về quốc phòng hay kinh tế của nước Mỹ, một cảnh “nuôi ong tay áo”. Những người này khi nhập tịch đã tuyên thệ trung thành với nước Mỹ cũng như chúng ta, nhưng xem việc nước Mỹ như việc của hàng xóm, không muốn can thiệp hay đóng góp, thậm chí cũng không muốn đi bầu cử.

Chúng ta đã thấy chính phủ Mỹ can thiệp cho nhiều người mang các sắc tộc khác nhau trong nhiều tình huống khó khăn, nguy hiểm, chỉ vì họ là công dân Mỹ. Cựu Tổng thống Bill Clinton vừa từ Bắc Hàn trở về Mỹ sau khi đã thành công trong việc cứu hai cô phóng viên Laura Ling gốc Trung Hoa, và Euna Lee, gốc Ðại Hàn. vì tội "xâm phạm lãnh thổ Bắc Hàn." Nếu các bạn là công dân đi du lịch, làm việc hay thậm chí buôn ma tuý, nước Mỹ chắc không bao giờ bỏ các bạn.

Ở quốc gia nào, việc mở rộng du lịch cũng nhắm mục đích thu ngoại tệ, nhưng trong phạm vi khách du lịch Việt Nam sang Mỹ thăm bà con, ít người đem tiền đến để giúp nước Mỹ phồn thịnh, mà ngày về túi đầy đô la nhờ viện trợ của các công dân Mỹ, trong khi công dân Mỹ thì dành dụm tiền đem về cố hương giải sầu. Rồi đây khi trái gió trở trời, chúng ta gặp hoạn nạn nước Mỹ đã bên cạnh chúng ta. Một tiếng kêu cấp cứu trong đêm, một cơn truỵ tim, một cơn bão lốc hay lụt lội, chúng ta đều được cứu giúp tận tình. Nước Mỹ cũng nghèo, cũng có nhiều vấn nạn nhưng quả thật lòng ta đôi khi cũng dửng dưng.

image
Chúng ta phát động nhiều lần quyên góp để giúp cho trẻ em nghèo ở Việt Nam , xem như bà con ruột thịt, mà quên người hàng xóm khốn khó bên cạnh chúng ta. Mỗi năm vào mùa lạnh, nhiều kẻ không nhà đã chết trên đường phố Los Angeles hay New York, nhiều trẻ em bụi đời, nhà tù thiếu niên không ai thăm viếng, những nhà dưỡng lão thiếu một lời hỏi han. Cộng đồng người Việt chưa hề thấy có một công tác xã hội nào hữu hiệu để giúp ngay nước Mỹ, nơi chúng ta đang sống. Chúng ta thường tự hào là người Việt trọng điều nhân nghĩa, sống có thủy có chung, nhưng nhiều khi vẫn cư xử như người khách trọ vô tình.


image

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2014 lúc 10:14am

Xin Cám Ơn Cuộc Ðời

Hoàng Thanh
thanksgiving
Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến. Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên khi nghe nói về Lễ Tạ On, tôi thầm nghĩ, "Dân ngoại quốc sao mà... "quởn" quá, cứ bày đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có dịp bán thiệp, bán hàng để nguời ta mua tặng nhau thôi, cũng là một cách làm business đó mà..."

Năm đầu tiên đặt chân dến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó đuợc nghỉ làm, và có một buổi tối quây quần ăn uống với gia đình.


Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu đuợc ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.

Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Duợc Sĩ. Tiệm thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi nguời làm không nghỉ tay, điện thoại lúc nào cũng reng liên tục, nên ai nấy cũng đều căng thẳng, mệt mỏi, dễ đâm ra quạu quọ, và hầu như không ai có nổi một nụ cuời trên môi.


Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm đó bà đã gần 80 tuổi, bà bị tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà co quắp, và bà lại đang điều trị ung thư ở giai đoạn cuối. Cứ mỗi lần bà đến lấy thuốc (bà uống hơn muời mấy món mỗi tháng, cho đủ loại bệnh), tôi đều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thuờng ráng cười vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi, còn bà tuy thoát chết nhưng lại bị tật nguyền, rồi từ đó bà bị bệnh trầm cảm (depressed), không đi làm được nữa, và từ 5 năm nay thì lại phát hiện ung thư. Mấy nguời làm chung trong tiệm cho biết là bà hiện sống một mình ở nhà duỡng lão.


Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm truớc ngày lễ Thanksgiving năm 1993, khi bà đến lấy thuốc. Bỗng dưng bà cuời với tôi và đưa tặng tôi tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cám ơn thì bà bảo tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc liền di.


Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:


Dear Thanh,

My name is Josephine Smiley, but life does not "smile" to me at all. Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I profit this Thanksgiving holiday to say "Thank you", Thanh.

Thank you, very much, for your smile...


Rồi bà ôm tôi và bà chảy nuớc mắt. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình uớt, nghe cổ họng mình nghẹn... Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ với một nụ cuời, mà tôi đã có thể giúp cho một con nguời có thêm nghị lực để sống còn.



Ðó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghia cao quý của ngày lễ Thanksgiving.



Ngày Lễ Tạ Ơn năm sau, tôi cũng có ý ngóng trông bà đến lấy thuốc truớc khi đóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ đến tìm gặp tôi. Cô đưa cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm truớc. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta đã có hứa là sẽ làm tròn uớc nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và nuớc mắt ràn rụa của tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn nghèo trên trang giấy:


My dear Thanh,

I am thinking of you until the last minute of my life.

I miss you, and I miss your smile...

I love you, my "daughter"...


Tôi còn nhớ tôi đã khóc sưng cả mắt ngày hôm dó, không sao tiếp tục làm việc nổi, và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, nguời "Mẹ American" đã gọi tôi bằng tiếng "my daughter"...


Truớc mùa Lễ Tạ Ơn năm sau đó, tôi xin chuyển qua làm ở một pharmacy khác, bởi vì tôi biết, trái tim tôi quá yếu đuối, tôi sẽ không chịu nổi niềm nhớ thương quá lớn, dành cho bà, vào mỗi ngày lễ đặc biệt này, nếu tôi vẫn tiếp tục làm ở pharmacy đó.


Mãi cho đến giờ, tôi vẫn còn giữ hai tấm thiệp ngày nào của nguời bệnh nhân này. Và cũng từ đó, không hiểu sao, tôi yêu lắm ngày Lễ Thanksgiving, có lẽ bởi vì tôi đã "cảm" được ý nghĩa thật sự của ngày lễ đặc biệt này.


Thông thường thì ở Mỹ, Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt. Mọi nguời đều mua một tấm thiệp, hay một món quà nào dó, đem tặng cho nguời mình thích, mình thương, hay mình từng chịu ơn. Theo phong tục bao đời nay, thì trong buổi họp mặt gia đình vào dịp lễ này, món ăn chính luôn là món gà tây (turkey).


Từ mấy tuần truớc ngày Lễ TẠ ƠN, hầu như chợ nào cũng bày bán đầy những con gà tây, gà ta, còn sống có, thịt làm sẵn cũng có... Cứ mỗi mùa Lễ Tạ Ơn, có cả trăm triệu con gà bị giết chết, làm thịt cho mọi người ăn nhậu.

Nguời Việt mình thì hay chê thịt gà tây ăn lạt lẽo, nên thuờng làm món gà ta, "gà đi bộ." Ngày xưa tôi cũng hay ăn gà vào dịp lễ này với gia đình, nhưng từ ngày biết Ðạo, tôi không còn ăn thịt gà nữa. Từ vài tuần truớc ngày lễ, hễ tôi làm được việc gì tốt, dù rất nhỏ, là tôi lại hồi huớng công đức cho tất cả những con gà, tây hay ta, cùng tất cả những con vật nào đã, đang và sẽ bị giết trong dịp lễ này, cầu mong cho chúng thoát khỏi kiếp súc sanh và được đầu thai vào một kiếp sống mới, tốt đẹp và an lành hơn.



Từ hơn 10 năm nay, cứ mỗi năm dến Lễ Tạ Ơn, tôi đều ráng sắp xếp công việc để có thể tham gia vào những buổi "Free meals" tổ chức bởi các Hội Từ Thiện, nhằm giúp bữa ăn cho những nguời không nhà. Có đến với những bữa cơm như thế này, tôi mới thấy thương cho những nguời dân Mỹ nghèo đói, Mỹ trắng có, Mỹ đen có, nguời da vàng cũng có, và có cả nguời Việt Nam mình nữa. Họ đứng xếp hàng cả tiếng đồng hồ, rất trật tự, trong gió lạnh mùa thu, nhiều nguời không có cả một chiếc áo ấm, răng đánh bò cạp...để chờ dến phiên mình được lãnh một phần cơm và một chiếc mền, một cái túi ngủ qua đêm.



Ở nơi đâu trên trái đất này, cũng luôn vẫn còn rất rất nhiều nguời đang cần những tấm lòng nhân ái của chúng ta...



Nếu nói về hai chữ "TẠ ƠN" với những nguời mà ta từng chịu ơn, thì có lẽ cái list của chúng ta sẽ dài lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi đời này mà không từng mang ơn một hay nhiều nguời khác. Chúng ta được sinh ra làm nguời, đã là một ơn sủng của Thuợng Ðế. Như tôi đây, có đuợc ngày hôm nay, ngồi viết những dòng này, cũng lại là ơn Cha, ơn Mẹ, ơn Thầy...

Cám ơn quê hương tôi - Việt Nam, với 2 mùa mưa nắng, với những nguời dân bần cùng chịu khó. Quê hương tôi - nơi đã đón nhận tôi từ lúc sinh ra, để lại trong tim tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm cả một thời thơ ấu. Quê huong tôi, là nỗi nhớ, niềm thương của tôi, ngày lại ngày qua ở xứ lạ quê nguời...

Cám ơn Mẹ, dã sinh ra con và nuôi dưỡng con cho đến ngày truởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, vai Mẹ oằn di, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt gần nửa thế kỷ qua...


Cám ơn Ba, đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên nguời. Cám ơn Ba, về những năm tháng cực nhọc, những chuỗi ngày dài đằng đẵng chạy lo cho con từng miếng cơm manh áo, về những giọt mồ hôi nhễ nhại trên lưng áo Ba, để kiếm từng đồng tiền nuôi con ăn học....


Cám ơn các Thầy Cô, đã dạy dỗ con nên nguời, đã truyền cho con biết bao kiến thức để con trở thành một nguời hữu dụng cho đất nuớc, xã hội...

Cám ơn các chị, các em tôi, đã sẻ chia với tôi những tháng ngày cơ cực nhất, những buổi đầu đặt chân trên xứ lạ quê nguời, đã chia vui, động viên những lúc tôi thành công, đã nâng đỡ, vực tôi dậy những khi tôi vấp ngã hay thất bại...


Cám ơn tất cả bạn bè tôi, đã tặng cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm - buồn vui - những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua đuợc. Nếu không có các bạn, thì có lẽ cả một thời áo trắng của tôi không có chút gì để mà luu luyến cả...


Cám ơn nhỏ bạn thân ngày xua, đã "nuôi" tôi cả mấy năm trời Ðại học, bằng những lon "gigo" cơm, bữa rau, bữa trứng, bằng những chén chè nho nhỏ hay những ly trà đá ở căn-tin ngày nào.


Cám on các bệnh nhân của tôi, đã ban tặng cho tôi những niềm vui trong công việc. Cả những bệnh nhân khó tính nhất, đã giúp tôi hiểu thế nào là cái khổ, cái đau của bệnh tật...


Cám ơn các ông chủ, bà chủ của tôi, đã cho tôi biết giá trị của đồng tiền,để tôi hiểu mình không nên phung phí, vì đồng tiền lương thiện bao giờ cũng phải đánh đổi bằng công lao khó nhọc...


Cám ơn những người tình, cả những nguời từng bỏ ra đi, đã giúp tôi biết đuợc cảm nhận được thế nào là Tình yêu, là Hạnh phúc, và cả thế nào là đau khổ, chia ly.


Cám ơn những dòng thơ, dòng nhạc, đã giúp tôi tìm vui trong những phút giây thơ thẩn nhất, để quên di chút sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương...


Cám ơn những thăng trầm của cuộc sống, đã cho tôi nếm đủ mọi mùi vị ngọt bùi, cay đắng của cuộc đời, để nhận ra cuộc sống này là vô thuờng... để từ đó bớt dần "cái tôi" - cái ngạo mạn của ngày nào...


Xin cám on tất cả... những ai đã đến trong cuộc đời tôi, và cả những ai tôi chưa từng quen biết. Bởi vì:



" Trăm năm trước thì ta chưa gặp,

Trăm năm sau biết gặp lại không?

Cuộc đời sắc sắc không không,

Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau..."


Và cứ thế mỗi năm, khi mùa Lễ Tạ Ơn dến, tôi lại đi mua những tấm thiệp, hay một chút quà để tặng Mẹ, tặng Chị, tặng những nguời thân thương, và những nguời đã từng giúp đỡ tôi. Cuộc sống này, đôi lúc chúng ta cũng cần nên biểu lộ tình thuong yêu của mình, bằng một hành dộng gì đó cụ thể, dù chỉ là một lời nói "Con thương Mẹ", hay một tấm thiệp, một cành hồng. Tình thương, là phải được cho đi, và phải đuợc đón nhận, bởi lỡ mai này, những nguời thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không?


Xin cho tôi đuợc một lần, nói lời Tạ Ơn: Cám ơn lắm, cuộc đời này...
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/Dec/2014 lúc 3:08am

Một Câu Chuyện Thật Đẹp

Xem silde xin click tại đây




Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 01/Dec/2014 lúc 3:10am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Dec/2014 lúc 8:40pm

Đạp Xích-lô


Trung đã cao lớn lại ham chơi thể thao và tập thể dục đều đặn nên anh ta rất “đô” con. Đi với tụi bạn đồng nghiệp người Pháp hay người da đen, Trung là người Việt Nam mà vóc dạc ngang ngửa với tụi nó. Có đứa nói giỡn: “Thằng này, nó ăn phở không mà nó lớn con như vậy. Nếu nó ăn bánh mì “xúc xích – phô mai” như mình chắc nó thành ông khổng lồ quá!”.

Cách đây hai năm, Trung về thăm Việt Nam. Đó là lần đầu tiên anh về. Tôi không có dịp gặp anh để hỏi thăm. Mãi đến gần đây tình cờ gặp nhau ở khu 13 Paris, anh mới kể cho tôi nghe chuyến về Việt Nam của anh lần đó. Tôi xin ghi lại chuyện nhỏ sau đây …

… Con qua Pháp với ba mẹ hồi con mới năm tuổi, bây giờ về, thấy cái gì cũng lạ! Cho nên con dành mấy ngày đầu để đi vòng vòng cho biết Sài gòn. Con nhờ anh tiếp viên của khách sạn kêu cho con một anh xích lô bao chạy một ngày.

Vậy là sáng hôm sau, đúng theo lời con dặn, anh tiếp viên gọi con dậy bằng điện thoại cho hay xích lô đang đợi, đồng thời cho biết luôn số tiền thuê bao. Con đếm số tiền rồi để riêng vào một túi quần, con muốn tránh móc bóp đếm tiền trước mặt mọi người sợ bọn lưu manh nó giựt. Con xuống tới quầy thì anh tiếp viên vui vẻ chỉ ra phía trước. Con cám ơn rồi bước ra ngoài.

Thấy con, ông xích lô đang ngồi chồm hổm trên vỉa hè vội vã đứng lên chấp tay chào. Tự nhiên, con khựng lại, mặc dù ông ta đang đón con bằng một nụ cười rạng rỡ.

Bác biết không? Ổng già khú, ốm nhom, nhỏ xíu. Cái nón vải đen ổng đội, đã rách bươm. Còn bộ đồ trên người ổng, con không biết tả làm sao cho bác thấy. Nó là cái áo bà ba xanh dương vá chầm vá đụp và không còn hai ống tay! Còn cái quần ka-ki là loại quần dài đã bị xé mất hai khúc ống cỡ ngang đầu gối, một bên cao một bên thấp.

Đó! Ông xích lô của con đó! Bác coi: con như vầy thì nỡ lòng nào lên ngồi cho ông già ốm nhom đó đạp xe đưa con đi. Mà liệu ổng có đạp nổi một ngày cho con xem chỗ này chỗ nọ không?

Con định hồi không đi nhưng nghĩ lại tội nghiệp ông già. Cái cười tươi rói của ổng cho thấy là ổng đang “ trúng mối lớn ”.

Con bước lại bắt tay ổng, móc túi đưa tiền, nói:

-“Đây, tiền công của bác trọn ngày nay đây!”.

Ổng mừng rỡ, móc trong lưng ra một túi vải miệng có dây rút, run run tay mở ra cho tiền vào.

Con hỏi:

- “Bác không đếm sao?”. Ổng cười, nhìn con:

-“ Khỏi! Hổng lẽ cậu như vầy mà đi ăn gian tui sao?”. Rồi ổng xăng xốm chạy lại kềm phía sau xe, mời:

-“Cậu lên ngồi, đi!”. Con lắc đầu:

-“Không! Bác lên ngồi đi, để tôi đạp!”. Nụ cười của ổng tắt mất:

-“Ủa! Gì kỳ vậy?”. Con giải thích:

- “Tôi như vầy mà để cho bác đạp, coi sao được!”.

Ổng vỗ vỗ lên yên xe:

“Tôi đạp được! Bảo đảm! Cậu đừng lo! Cậu lên ngồi đi!”.

Con nghĩ chắc ổng sợ con chê ổng rồi không đi, lấy tiền lại, nên con ôn tồn nói:

- “Bác yên tâm. Bác cứ giữ số tiền tôi đưa, rồi lên xe ngồi. Tôi đạp từ từ”.

Ổng bắt đầu nhìn con nửa ngạc nhiên nửa hốt hoảng. Để khỏi cù cưa, con bước lại đưa hai tay cặp eo ếch của ổng nhấc bổng lên đặt vào chỗ ngồi của khách. Ổng nhẹ đến nỗi cái xe không nhúc nhích! Rồi con trèo lên đạp đi. Ông già cứ nhìn ngược về phía sau, lo lắng:

-“Cậu liệu được không cậu?”. Con vui vẻ trả lời cho ông yên tâm:

-“Được mà … Dễợt hà!”.

Con men theo lề đường đạp chầm chậm để tránh luồng xe chạy ồ ạt trên lòng đường. Thiên hạ nhìn con chở ông già, cười nói chỉ trỏ. Ông già ngồi không yên, lâu lâu ngoáy nhìn lại coi con ra sao! Có lẽ vững bụng nên không nghe ổng nói gì hết.

Một lúc sau bỗng ổng la lớn:

-“Quẹo mặt! Quẹo mặt! Khúc này cấm xe xích lô!”. Từđó, ổng chỉ cho con chạy:

-“Từ từ … Đằng trước có xe đậu. Khi nào kềm bằng chân không nổi thì kéo thắng ở dưới đít ….”

Có lúc thấy con xiên xiên định quẹo vô một con đường nằm ngang, ổng la lên:

-“Đừng! Đừng! Đường cấm xe xích lô!” …

Và như vậy, con đạp đi loanh quanh, nhìn ngang nhìn ngửa, yên chí có ông già coi chừng đường nhắc trước con phải làm gì … làm gì … Gần trưa, con tấp vô một quán phở, nói:

-“Mình vô ăn cái gì đi”. Ổng nói:

-“Cậu vô ăn đi, tôi không đói”. Con kéo tay ổng để cùng đi vào tiệm, ổng rị lại:

-“Thôi mà cậu! Tôi lạy cậu mà cậu! Cậu để tôi ngồi ngoài này giữ xe!”. Rồi ổng gỡ tay con ra, bước lại vệ đường ngồi chồm hổm bên cạnh xe xích lô, vấn thuốc hút. Trong quán, con nhìn ông già mờ trong khói thuốc sao bỗng nghe bất nhẫn vô cùng. Không còn lòng dạđâu để ăn phở, con kêu tách cà phê uống đại rồi đi ra.

Thấy con, ổng quăng điếu thuốc, đứng lên vẻ ngạc nhiên:

-“Ăn gì mau vậy cậu?”. Con nói trớ:

-“Thấy không ngon nên không ăn”. Rồi con nói tiếp:

-“Bây giờ, tôi trả xe lại cho bác đó! Bác cứ giữ nguyên số tiền tôi đưa hồi sáng, đừng thắc mắc. Tôi đi bộ chơi lanh quanh được rồi”.

Nói xong con bước đi, lâu lâu ngừng coi cửa hàng này cửa hàng nọ. Thấy ông già cứ đạp xe rề rềđi theo, con bèn gọi một xe Honda ôm đang đợi khách ở ngã tư đường, trèo lên “ôm” đi thẳng!

Kể xong, Trung hỏi:

-“Nhà Nước đang có lịnh cấm sử dụng xe xích lô xe ba gác, không biết bây giờ ông già đạp xích lô sẽ sống làm sao, hả bác?”.

Tôi nói: “Ờ … ”. Rồi nín luôn. Một cách trả lời để không trả lời!

tieutu_sign

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Dec/2014 lúc 11:28am

Chợ trời

Tiểu Tử



Nói đến “chợ trời” chắc ai cũng biết. Ở đó, người ta bán đủ thứ, không cần xếp “ngành nghề” gì cả, hàm-bà-lằng ! “Thượng vàng hạ cám” gì đều ngang nhau hết. Rất bình đẳng, không “phân biệt giai cấp”, không “kỳ thị chủng tộc”. “Anh” ti-vi loại “xịn”, loại tổ bố, loại “made in Japan”, vẫn đứng cạnh “anh” quạt máy nhỏ xíu cỡ bằng bàn tay loại “không made in gì cả”. Những món hàng ăn cắp vẫn ngang nhiên… kề vai với những món hàng thuộc diện “bảo đảm có phắc-tuya đàng hoàng”. Và cùng đứng rất tự nhiên, không kênh kiệu tự tôn, không tự ti mặc cảm. Thậm chí đến đồ thiệt đồ giả cũng… đứng chung với nhau, lẫn lộn một cách rất hài hòa thân thiết ! Cái thế giới “chợ trời” đúng là cái thế giới lý tưởng bởi vì đã san bằng được giai cấp và mọi dị biệt đều được hòa đồng…

Vậy mà sau “ngày cách mạng thàng công”, chánh quyền cách mạng đã “cách mạng” chợ trời ráo riết. Nay càn quét chỗ này, mai càng quét chỗ kia. Chợ trời rách nát te tua, rồi mất dạng. Rồi hiện trở lại, rồi lại mất dạng… vv nhiều lần. Giống như trò cút bắt.

Chính trong thời gian kể trên, một hôm đi ngang Lăng Ông Bà Chiểu, tôi “được” một anh thanh niên kè theo hỏi nhỏ mà cặp mắt láo liên:

- Chú mua quần tây không chú ?

Thật bất ngờ và cũng thật bất thường làm tôi phải lấy ngay “tư thế cảnh giác”. Do bản năng và nhứt là do thói quen sau này – tôi muốn nói sau cuộc đổi đời vĩ đại – lúc nào cũng phải thủ thế, luôn luôn coi chừng lời ăn tiếng nói, luôn luôn coi chừng hành động của mình, luôn luôn coi chừng những người chung quanh… Bởi vì không biết lúc nào trắng lúc nào đen, không biết ai là ai nữa. Thấy chẳng còn ai tin ai nên tôi cũng chẳng dám tin ai. Vậy là lúc nào cũng có ngay một phản ứng rất… thời đại: nghi ngờ !

Tôi nghi gã thanh niên “có ý gì”. Bởi vì nói bán quần tây mà đi hai tay không, lại còn phì phà điếu thuốc đầu lọc mà chính bản thân tôi – công nhân viên với ngạch trật “kỹ sư bậc hai trên sáu” – không đủ tiền để mua hút ! Tôi vội nhìn quanh: chẳng còn ai hết ngoài tôi và gã. Vậy là ở đây không có loại “chợ trời mi-ni” để gã có lý do bắt mối chào hàng. Tôi nghiêm nghị trả lời:

- Không !

Gã vẫn đeo theo:

- Mua giúp con mà chú. Quần tây thứ tốt, loại đa-cờ-rong nhập cảng đàng hoàng.

Tôi làm thinh, tiếp tục bước đi và vẫn tiếp tục… thủ. Bỗng, gã đổi giọng than thở:

- Chú không biết chớ bây giờ chợ trời bị dẹp hết, còn chỗ đâu mà buôn bán. Dân chợ trời rã ra đi bán chui lẻ tẻ vẫn bị “cum” như thường. Khổ lắm chú ơi ! Bữa nay con lang bang xóm này cầu may mà sáng giờ chưa bán được cái quần nào hết. Chú mua giúp đi chú !

Tôi không cần quần nên không cần mua. Nhưng vẫn thắc mắc:

- Anh nói bán quần mà đi tay không, có thấy hàng họ gì đâu ?

Anh ta nhăn mặt:

- Trời ơi ! Cầm trong tay cho tụi nó thấy đặng mang họa à !

Rồi hắn dừng bước, để điếu thuốc lên khóe môi, một tay ôm vạt sơ-mi lên, một tay chỉ vào quần hắn đang mặc:

- Nè ! Quần đây nè ! Thiệt mà ! Chú coi đi !

Tôi thật ngỡ ngàng, không biết phải nói gì làm gì. Gã cầm lấy bàn tay tôi đặt lên hông gã:

- Đây ! Chú rờ coi ! Đa-cờ-rong thứ thiệt mà. Còn mới tinh hà !

Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng, tay mân mê một cách máy móc chéo vải quần của hắn. Thấy vậy, giọng hắn trở nên dồn dã:

- Để con cởi ra cho chú coi nghen !

Gã dọm mở nút quần, tôi cản lại:

- Đừng ! Đừng ! Tôi không mua đâu.

- Hay là chú muốn coi quần màu khác ? Cũng đa-cờ-rong.

Không đợi tôi trả lời, hắn phun mẩu thuốc trên môi, lẹ làng kéo phẹt-mơ-tuya xuống. Rồi một tay ôm vạt áo, một tay tuột quần khỏi mông, để lộ bên trong một cái quần khác màu sậm hơn ! Hắn xoay người qua xoay người lại để… bày hàng, rồi nói:

- Cái này “xịn” hơn. Đa-cờ-rong Mỹ mà. Chú rờ coi ! Bảo đảm chưa mặc lần nào hết !

Tôi bỗng thấy tội nghiệp anh ta vô cùng. Và tôi đoán rằng bên trong còn một cái quần thứ ba nữa, bởi vì tôi vừa nhận ra là anh ta ốm tong ốm teo, dư sức để mặc dễ dàng ba cái quần.

Tôi đặt tay lên vai gầy của hắn, thân mật:

- Chú không mua đâu. Đừng mất thì giờ. Tốt hơn cháu nên chào hàng người khác đi !

Trong lúc tôi bỏ đi, hắn còn nói vói theo:

- Chú chưa coi hết mà ! Còn một cái nữa nè !

Tự nhiên, hai chân tôi bước nhanh hơn, bước dài hơn. Làm như muốn chạy.

tieutu_sign

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Dec/2014 lúc 5:40pm

Lý do phi công trẻ thích lái máy bay bà già

Boldsky đã liệt kê những lý do khiến nam giới muốn kết hôn với người phụ nữ hơn tuổi.

1. Thông minh, trưởng thành

Những người phụ nữ hơn tuổi trưởng thành hơn, hiểu biết hơn và họ biết cách để giải quyết những bất đồng một cách êm thấm. Những cô gái ít tuổi hơn thường có tính cách trẻ con và chắc hẳn bạn sẽ cần mất thời gian làm lành sau mỗi lần tranh cãi.

2. Nhiều trải nghiệm

Đối với người phụ nữ nhiều tuổi, sức chịu đựng của họ cũng cao hơn vì họ đã có kinh nghiệm sống, ít bồng bột hơn.

3. Ổn định công việc

Một cô vợ ổn định công việc và cùng chồng chia sẻ kinh tế sẽ là lựa chọn tốt hơn đối với người đàn ông. Trên thực tế, sự độc lập về tài chính là một trong những lý do quan trọng khiến nam giới muốn kết hôn với phụ nữ hơn tuổi.

4. Kiên nhẫn, yêu thương và quan tâm

Tất cả chúng ta đều có lúc mắc sai lầm. Khi bạn phạm sai lầm, chắc hẳn bạn sẽ cần một người vợ thấu hiểu, chấp nhận và tha thứ cho bạn chứ không phải một người vợ chỉ biết tức giận và than vãn phải không?

5. Ít đòi hỏi

Bạn có cảm thấy mệt mỏi với những yêu cầu của cô bạn gái trẻ trung mỗi lần hẹn hò hay cả sau khi cưới?
Trong khi đó, đàn ông không phải ai cũng biết chiều và giỏi chiều. Họ cũng mệt mỏi với những cô nàng nhõng nhẽo, hay đòi hỏi. Do vậy, một số người đàn ông xác định lấy vợ hơn tuổi để không phải lo lắng, chiều chuộng vợ nhiều. Như vậy, họ sẽ có thêm nhiều thời gian yên tâm theo đuổi sự nghiệp và đam mê của mình.
st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Dec/2014 lúc 7:52am

Tôi rất tự hào khi được sống ở Mỹ

Gần đây tôi có đọc được một vài bài viết, nói về cuộc sống của người Việt trên đất nước Mỹ, khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Ở bất kỳ đất nước nào trên thế giới, con người cũng đều phải đi làm, để lo cho cuộc sống của mình. Những người lười biếng, thì cuộc đời của họ sẽ dậm chân tại chỗ !

Giầu và nghèo, thì không có nước nào mà không có hai tầng lớp này, bởi vì chẳng nơi nào chỉ có toàn người giầu, và chẳng nơi nào chỉ có toàn người nghèo cả.

Tôi đã theo cha mẹ qua Mỹ khi lên 10 tuổi, và bây giờ chỉ còn hai năm nữa, thì tôi được 30. Như vậy có nghĩa là, tôi đã sống ở Mỹ một thời gian khá dài. Phải nói rằng trong lòng tôi luôn cám ơn đất nước Mỹ, đã cho tôi cơ hội đến trường, mà không phải lo sợ không có tiền để đóng cho họ; cám ơn Mỹ, đã cho tôi cơ hội để cầm mảnh bằng kỹ sư trong tay, và cám ơn Mỹ, đã cho tôi cơ hội kiếm được một công việc làm khá tốt.


image
Tất cả những điều có được ngày hôm nay, là do sự cố gắng vươn lên của tôi. Muốn bước tới sự vinh quang, không phải là ngồi một chỗ, than thở hoặc lười biếng, mà có được.
Rất nhiều người Việt vượt biên qua Mỹ trước kia đã thành công, có nhà cửa, và có tương lai sự nghiệp vững chắc. Cha mẹ tôi khi đặt chân qua Mỹ cách đây 18 năm, cũng đã phải làm lại từ đầu. Ông bà không quản ngại làm việc siêng năng, để lo cho anh em tôi học nên người, nhưng không bao giờ than van rằng, đất nước Mỹ bắt họ phải làm việc, đầu tắt mặt tối.

Đất nước Mỹ không hề mang chúng ta sang đây, mà chính chúng ta tự đòi sang, vì thế nếu làm việc cực khổ, thì đừng bao giờ phiền trách họ, vì như thế là mình quá vô lý.

Nhiều người Việt khi mới đặt chân qua Mỹ, sau những ngày vượt biên nguy hiểm đầy gian nan, đã được chính phủ Mỹ nuôi dưỡng trong một chương trình trợ cấp, còn được gọi là welfare, vì có con nhỏ cho tới khi 18 tuổi, ngoại trừ độc thân thì chỉ được 24 tháng. Như vậy, đủ biết xã hội Mỹ đã tốt đến thế nào đối với chúng ta.

image
Người Việt ở Mỹ cũng có hai tầng lớp: một loại trí thức có văn bằng cầm trong tay, và một loại người không có mảnh bằng nào cả. Người có bằng cấp sẽ kiếm được công ăn việc làm tốt hơn, còn người không có bằng cấp thì phải làm nghề lao động. Dĩ nhiên lương sẽ không được trả cao.

Ở Mỹ, tôi đã nhìn thấy rất nhiều người cùng thế hệ với tôi, trở thành bác sĩ, kỹ sư, giúp ích cho đời sống mọi người. Đa số những người qua Mỹ  sau này, muốn làm giầu nhanh, nhưng không chịu học hành.

Cũng có nhiều người Việt ở Mỹ, từng làm giầu bằng nghề Nail. Tôi không quen biết ai trong ngành này, nhưng theo những nhận xét từ người lớn cho biết, họ kiếm tiền rất dễ dàng. Chính họ tự chọn làm nghề chà chân, sơn móng tay để kiếm tiền, chứ chính phủ Mỹ hay người Mỹ, không hề bắt họ làm như vậy. Nghề này ngồi trong bóng mát, và không quá khổ cực như những người phải làm việc ở ngoài đồng nhặt trái cây, giống như người Mễ, hoặc công nhân sửa đường phố, nên xin đừng than thở ! Mỗi lần tôi nghe ai than làm nghề nail thế này thế nọ, thì tôi không thể hiểu họ thực sự muốn gì !


image
Đôi khi, họ kiếm nhiều tiền hơn cả những người đã phải bỏ công ra ngồi học 4 năm trong đại học. Những người đi làm cho công ty Mỹ, luôn đóng thuế đàng hoàng, nhưng họ lại không.

Tôi rất ghét những người ăn cơm Mỹ, ở nhà Mỹ, kiếm tiền từ người Mỹ, nhưng luôn chê trách cuộc sống, và đất nước Mỹ. Những người chỉ biết đứng núi này trông núi nọ, không bao giờ thành công và hài lòng với những gì họ đạt được... Nếu thật sự ở Việt Nam tốt hơn trong mắt họ, thì họ nên về đó mà sống, sang Mỹ làm gì !...

Căn cứ theo báo cáo, cũng như từng đọc báo chí, thì tôi thấy cuộc sống ở VN, khó khăn gấp nhiều lần bên Mỹ. Thử hỏi một kỹ sư hóa học ra trường, kiếm được bao nhiêu tiền một tháng? Ngay cả tầng lớp trí thức như giáo sư, người đã cho sinh viên kiến thức, mà còn nghèo khổ đi làm thêm ban đêm, để có đủ tiền nuôi vợ con đó thôi.

Những người giầu bên VN, đa số là cán bộ cao cấp, con ông cháu cha, hoặc là những người buôn bán, ngoài ra số người nghèo, thì vẫn còn rất nhiều...

image
Chúng ta không thể nào so sánh cuộc sống của người Việt tại Mỹ, với cuộc sống của người Việt tại quê nhà được, vì đây là hai bối cảnh hoàn toàn khác nhau. Ở Mỹ làm việc cực nhọc, nhưng không cảm thấy bị gò bó, muốn nói gì hay đi đâu cũng được.
Ngoài ra luật phát của Mỹ luôn được tôn trọng, nên ý thức của con người rất cao, còn ở Việt Nam thì luật pháp chẳng bao giờ được người ta thực hành triệt để, vì ý thức của người dân quá thấp kém !

Người Mỹ rất lịch sự, mặc dù có một số người kỳ thị, nhưng khi gặp gỡ mình ngoài đường, họ luôn nói lời chào hỏi, dù không hề quen, điều này khiến cho người Việt ở Mỹ, cũng lịch sự theo.

Người Việt ở Mỹ, rất có lòng tốt đối với thân nhân còn sống ở bên Việt Nam. Dù giầu hay nghèo, họ đều cố gắng gởi tiền về VN, lo cho gia đình. Thử hỏi đa số những người bên VN, có dám cho tiền thân nhân của mình hay không, khi biết họ nghèo khổ...? Giỏi lắm, thì chỉ được vài bữa ăn là cùng. Tranh giành nhau từng thước đất, hoặc gia tài, thì có rất nhiều !

Con cái ở bên Mỹ, không bao giờ chờ đợi được chia gia tài, từ cha mẹ. Họ tự tạo cho mình một cuộc sống vững chắc riêng.
Mỗi người có một cuộc sống, đi kèm theo sự thành công hay thất bại. Mỹ chưa phải là thiên đường, nhưng nó đã giúp cho người Việt ở đây có rất nhiều cơ hội, mà nếu ở VN thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ có được, trừ khi họ có thân nhân làm trong guồng máy chính quyền.

Tôi không quên nguồn gốc mình là người Việt Nam, nhưng tôi cũng sẽ không làm kẻ vong ơn, ăn cơm, uống nước của Mỹ, nhưng luôn miệng chê bai Mỹ !


Tôi rất tự hào, khi được sống ở bên Mỹ.



Thuỵ Vân


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 12/Dec/2014 lúc 8:11am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Dec/2014 lúc 9:18am
Lòng thành thật của các ông   <<<<<


Hearts%20appearing%20in%20the%20air%20animated%20gif



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Dec/2014 lúc 9:33am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Dec/2014 lúc 11:01am
MỘT LỜI NGUYỆN GÂY KHÓ CHỊU
Xem slides xin click tại đây


Praying



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Dec/2014 lúc 11:03am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 25/Dec/2014 lúc 12:10pm
 
 
 


Cảm động con trai 85 tuổi chăm mẹ già 113 tuổi

Ngọc Diệp - Tổng hợp | 18/12/14 14:06
Hình ảnh cụ ông tóc bạc trắng vẫn ngày ngày chăm sóc, cõng mẹ trên lưng khiến nhiều người không cầm được nước mắt.

Vừa qua, trên các diễn đàn lan truyền bộ ảnh cảm động về tình cảm mẹ con. Người con trong bức ảnh này đã là cụ già 85 tuổi, đầu tóc bạc trắng nhưng vẫn ngày ngày chăm sóc người mẹ đã 113 tuổi. Cụ chăm sóc mẹ cẩn thận từ việc ăn uống, quạt cho mẹ ngủ, cõng mẹ trong việc đi lại... khiến nhiều người cảm động và nể phục.

Diễn đàn Beat bình luận: "85 tuổi đã lên chức cụ, đáng ra phải được cháu chắt chăm lo sức khỏe vậy mà giờ cụ phải lao động miệt mài chăm nom người mẹ của mình. Nghe cứ ngọt ngào như lời bài hát của Đất rừng phương Nam vậy đó...".

Trên một diễn đàn khác, bộ ảnh nhận được hơn 10.000 lượt like và hàng trăm chia sẻ, bình luận của dân mạng. Đa số đều tỏ ra kính phục với tấm lòng của cụ dành cho người mẹ. Bạn Liên Nguyễn bình luận: "Nhìn những hình ảnh giản dị này tự nhiên rơi nước mắt".

Bạn Trúc Vy thì: "Khi về già vẫn được chăm sóc cha mẹ thì đó là điều hạnh phúc. Thực sụ cảm động trước lòng hiếu thảo và tình thương của cụ dành cho mẹ. Chúc ông bà mãi mạnh khỏe sống với con cháu".

 

Được biết, cụ ông tên là Nguyễn Văn Đức (thường gọi cụ Năm Đức) hiện đang ở tại ấp An Ngải, xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Ông Năm Đức chưa bao giờ để mẹ phải chạnh lòng. Gia đình ông Đức cũng là tấm gương về đạo hiếu nổi tiếng khắp xứ dừa.

Từ trung tâm huyện Thạnh Phú về xã An Thạnh, không khó để chúng tôi tìm đến nhà ông Năm Đức . Bởi, ở đây chỉ cần nhắc đến tên ông hoặc hỏi “gia đình thượng thọ” thì già trẻ ai cũng biết. Ông Đức năm nay bước sang tuổi 85, vợ ông  - bà Phạm Thị Trù - cũng ngấp nghé bát tuần. Vì các con đều sinh sống ở xa nên trong nhà chỉ còn ông bà thay nhau chăm sóc người mẹ già đã 113 tuổi.

Người ta biết đến gia đình này không chỉ bởi cụ Trần Thị Nguy (mẹ ông Đức – PV) là một trong những cụ già sống thọ nhất Việt Nam, mà còn bởi truyền thống đạo hiếu - một nét đẹp mang giá trị nhân văn đã bị phai nhạt không ít trong xã hội hiện đại.

Nhìn ông Đức ngồi bón từng miếng cơm cho mẹ. Những cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần của ông đối với bậc sinh thành khiến ai được chứng kiến đều thực sự cảm động.

Ông Đức cho biết, đạo hiếu cũng là điều mà ông muốn các con nhìn vào cha mẹ để noi theo. “Các con tôi đều đã trưởng thành, có gia đình riêng và đi làm ăn xa, nhưng mỗi lần đến dịp lễ sum họp lại tụ về đầy đủ. Chứng kiến từ đời ông bà đến đời cha mẹ, gia đình luôn đầm ấm, còn vợ chồng tôi luôn săn sóc đấng sinh thành chu đáo, chúng sẽ lấy đó làm tấm gương để sống cho phải đạo”, ông tâm sự.


 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.457 seconds.