Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: HOA HẬU CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Chủ đề: HOA HẬU CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
    Gởi ngày: 01/Jul/2008 lúc 6:00am

Cô gái Tày nhận danh hiệu 'Hoa hậu các dân tộc VN'

Khuôn mặt trong sáng, chân chất của cô gái Tày Nguyễn Thị Hoàng Nhung, 21 tuổi, đến từ tỉnh Thái Nguyên, đã chinh phục Ban giám khảo và hàng nghìn khán giả, giành vương miện Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, tổ chức tại thành phố Đà Lạt, tối qua.
 
Hoàng Nhung hiện là sinh viên năm 3 khoa Quản lý du lịch, ĐH Văn hóa Hà Nội. Cô có phong cách trình diễn đa dạng: rất tự tin ở phần thiỨng xử, khỏe khoắn trong phần thi Trang phục thể thao, duyên dáng trongTrang phục dạ hội và đặc biệt gây ấn tượng với chiếc áo dài và cây đàn tính của dân tộc Tày trong phần thi Trình diễn trang phục truyền thống. Đây cũng là các phần thi chính ở vòng chung kết.

Co%20Gai%20Tay%20Doat%20Danh%20Hieu%20Hoa%20Hau%20Cac%20Dan%20Toc%20Vn
Hoa hậu các dân tộc Việt Nam Nguyễn Thị Hoàng Nhung trong phút đăng quang bên nguyên phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (trái) và bà Đoàn Thị Kim Hồng. Ảnh: Quỳnh Trang.
 
Nói về nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc mình trong phần thi ứng xử, Hoàng Nhung thể hiện rành mạch: "Dân tộc Tày có rất nhiều văn hóa đặc sắc, phong phú như: hát then, đàn tính... và lễ hội Lồng Tồng. Hội Lồng Tồng là ngày để các nam thanh nữ tú giao duyên với nhau và cũng là một dịp để mọi người cầu mong một năm mưa thuận gió hòa". Kết thúc phần thi, người đẹp này đọc truyền cảm hai câu thơ "Áo em thêu sợi chỉ hồng. Mùa xuân theo hội Lồng Tồng thêm vui". Hoa hậu này nhận thưởng 100 triệu đồng và một suất học bổng của ĐH Cambridge Singapore, trị giá 7.000 USD.

Danh hiệu Á hậu 1 cuộc thi thuộc về Trương Thị May, dân tộc Khmer, và Á hậu 2 là H'Rô Ni Buôn Ya, dân tộc Êđê.

Co%20Gai%20Tay%20Doat%20Danh%20Hieu%20Hoa%20Hau%20Cac%20Dan%20Toc%20Vn
Á hậu 1 Trương Thị May, dân tộc Khmer, An Giang với nét đẹp mặn mà. Ảnh: Quỳnh Trang.
 
 
Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam "bội thu" các danh hiệu và giải thưởng dành cho người đẹp. Ngoài 3 danh hiệu chính, Ban giám khảo trao thêm 4 danh hiệu:Hoa hậu thân thiện cho Lâm Bảo Trân, dân tộc Hoa; Hoa hậu du lịch làTrần Thị Kim Hoa, dân tộc Kinh; Hoa hậu tài năng làHoàng Thu Thảo, dân tộc Nùng; Hoa hậu miền sơn cước làKra Jan Jut Jui, dân tộc K’ho.

Ban giám khảo còn trao 10 giải thưởng mang tên các loài hoa, gồm: Người đẹp phong lan (chụp ảnh đẹp nhất): Siu Ngơi, dân tộc Jarai.Người đẹp hoa sen (khuôn mặt khả ái nhất): Vương Thị Hoa, dân tộc La Chí.Người đẹp hoa tulip (làn da đẹp nhất): Lò Thị Hà, dân tộc Thái.Người đẹp hoa đào (phong cách trình diễn hay nhất): Phạm Thị Thanh Phương, dân tộc Cha Lo. Người đẹp hoa mimosa (nụ cười đẹp nhất): Bùi Thanh Hương, dân tộc Mường.

Người đẹp hoa hồng (thân hình đẹp nhất): Mai Hải Anh, dân tộc Kinh.Người đẹp hoa hướng dương (góp phần tôn vinh văn hóa dân tộc): Thông Qua Thị May, dân tộc Chăm.Người đẹp hoa mai (trang phục ấn tượng nhất): Sương Thị Ngọc Thủy, dân tộc Khmer.Người đẹp hoa cẩm chướng (đôi mắt đẹp nhất): H'Duyên Niê, dân tộc Êđê.Người đẹp hoa cúc (năng động nhất): Trịnh Thị Hương, dân tộc Dao.

Co%20Gai%20Tay%20Doat%20Danh%20Hieu%20Hoa%20Hau%20Cac%20Dan%20Toc%20Vn
Nguyễn Thị Hoàng Nhung trên sân golf tại Đà Lạt.
Ảnh: Minh Quang.
 
 
Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức, là một trong các hoạt động của Festival Hoa Đà Lạt

năm 2007, cuộc thi thu hút 1.500 thí sinh, thuộc 35 dân tộc toàn lãnh thổ Việt Nam tham dự.

Trước khi bước vào đêm thi chung kết, 47 người đẹp đã tham gia nhiều phần thi khác tại thành phố hoa: cưỡi ngựa, đua xe đạp, nấu ăn, dệt vải, thêu thùa, bắn cung, thi áo tắm...

Tại đêm trao giải, Ban tổ chức cuộc thi trao tặng 300 triệu đồng cho Quỹ khuyến học và Ủy ban Dân số - Gia đình - Trẻ em tỉnh Lâm Đồng. Đây là số tiền thu được từ hoạt động từ thiện của các người đẹp trong cuộc thi.

(Theo VnExpress)
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2008 lúc 6:03am
ảnh bên lề cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2007

Ở bất kể một cuộc thi sắc đẹp nào, bên cạnh những ánh mắt trìu mến, những cử chỉ thân thiện dành cho nhau, những hình ảnh đẹp, những câu chuyện ’’đặc biệt’’ về chính các thí sinh, những người cùng đồng hành sẽ luôn gây được quan tâm.


Oái,%20sao%20’’con%20vịt’’%20này%20nặng%20thế%20nhỉ?
Oái, sao ’’con vịt’’ này nặng thế nhỉ?

Kra Jan Jut Jui - Người đẹp đến từ trại trẻ mồ côi

Là con thứ ba trong một gia đình 5 anh chị em, mồ côi cha từ nhỏ, mẹ quá vất vả không đủ sức nuôi dạy các con nên từ nhỏ Jui - cô gái có đôi mắt to đen láy, làn da màu đồng hun đã phải vào sống tại làng trẻ SOS cùng với người em gái của mình.

Jui từng vào Sài Gòn theo học 3 năm ngành Trung cấp Du lịch sau đó quay trở về mảnh đất Lâm Đồng để lập nghiệp (hiện Jui là lễ tân khách sạn Ngọc Lan - Đà Lat). Cô bảo nếu không có sự động viên của các cô chú và bạn bè ở khách sạn thì chưa chắc đã dám thử sức ở cuộc thi sắc đẹp này.

Jui nói mẹ rất cổ vũ tham gia cuộc thi bởi theo bà đây sẽ là một trong những cơ hội để cô thay đổi cuộc sống. Với riêng Jui thổ lộ rằng không hy vọng mình sẽ đạt được ngôi hoa hậu nhưng rất mong những kinh nghiệm từ cuộc thi sẽ giúp ích phần nào ước mơ trở thành nhà thiết kế thời trang sau này.

TS Thẩm Hoàng Điệp: Một số thí sinh lần đầu đi guốc cao gót!

TS nhân trắc học Thẩm Hoàng Điệp - người theo sát từ những vòng đầu cuộc thi bày tỏ rằng một trong những điều khiến bà thấy bất ngờ ở cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2007 là ý thức giữ gìn vẻ đẹp hình thể của nhiều thí sinh.

’’Có nhiều em vòng eo ở các vòng thi sơ khảo, bán kết các khu vực khá ’’to’’ nhưng sau khi nghe tôi tư vấn chế độ tập luyện về nhà thực hiện đến vòng chung kết toàn quốc đã giảm đi từ 3 đến 5 phân’’ - TS Hoàng Điệp nói.

TS Hoàng Điệp cũng bày tỏ sự ’’khâm phục’’ của mình về nhiều câu chuyện mà bà nghe chính các bạn thí sinh kể. Bên cạnh đó, có những câu chuyện rất vui như một số thí sinh ở dân tộc thiểu số thổ lộ rằng đây là lần đầu tiên họ đi một đôi guốc cao gót.

Chủm ảnh bên lề cuộc thi Hoa hậu các dân tộc VN:

Các thí sinh cho nhau xem lại ảnh chụp qua điện thoại.


Sao các thí sinh lại nằm úp thế này nhỉ? - À, thì ra là họ đang cùng nhau tập Yoga.

Các thí sinh chắc là cầu cho mình đoạt giải rồi, còn TS Kim Hồng (áo đỏ) không biết là cầu gì đây?!



Hoàng Nhung (Tày): Phải uống sữa để giữ sức khoẻ cho tốt!


Không biết là Nhung có đánh trúng vào lỗ không nhỉ?

Người thì tranh thủ nghỉ ngơi người thì ’trốn’’ đi gọi điện ’buôn chuyện’’

Nào, nhanh lên để vượt tiếp xe máy của anh kia nào..


Nụ cười tươi khi nhận được phần thưởng rất đặc trưng hoa của Đà Lạt

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2008 lúc 6:58am
Hoa hậu Việt Nam 1988 - 2006

Image%20Hosted%20by%20ImageShack.us

Bùi Bích Phương - Hoa hậu Việt Nam 1988

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2008 lúc 6:59am

Image%20Hosted%20by%20ImageShack.us

Nguyễn Diệu Hoa - Hoa hậu Việt Nam 1990

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2008 lúc 7:00am

Image%20Hosted%20by%20ImageShack.us

Hà Kiều Anh - Hoa hậu Việt Nam 1992

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2008 lúc 7:21am

 
Chung kết cuộc thi “Hoa hậu các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ 11-12 đến 21-12-2007 tại Festival hoa Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Trong số 52 thí sinh đua sắc đua tài, nhiều cô gái các dân tộc thiểu số vượt trội và có khả năng đoạt giải cao.
  Sau bức màn sân khấu cuộc thi ở vòng sơ kết, bán kết, nhiều thành viên của Ban tổ chức đã không cầm được những giọt nước mắt hạnh phúc khi cô gái 19 tuổi Đinh Thị Hoa Mơ, dân tộc Chứt (còn gọi là dân tộc Rục hay Arem) - một tộc người chỉ còn rất ít (khoảng 4.000 người), đang có nguy cơ “tuyệt chủng” vì kinh tế khó khăn, cư trú chủ yếu tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình - được vào vòng chung kết.

   Hoa Mơ hiện là sinh viên Trường Cao đẳng dạy nghề Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắc Lắc). Mơ cũng như một số cô gái dân tộc thiểu số khác, lúc đầu thật khó khăn khi tiếp xúc, thuyết phục cô đi dự thi “Hoa hậu các dân tộc Việt
”. Cô chỉ nói gọn một câu: “Thôi, thấy sao kỳ cục lắm”.
  Đạo diễn Bùi Quốc Bảo cho biết cũng như Hoa Mơ, nhiều gia đình từ chối cho con em mình “khoe người” trên sân khấu nhưng khi hiểu được ý nghĩa tôn vinh người phụ nữ Việt Nam tài, đức và xinh đẹp, nhằm mục đích giao lưu và giới thiệu văn hóa dân tộc thì họ đã xuôi lòng.

    Ở miệt rừng núi, vùng sâu vùng xa, các cô ít biết trình diễn trên sân khấu là gì, mặc đồ tắm trước đông người lại càng khó chịu, không ưa. Những đạo diễn chuyên nghiệp người Kinh và người dân tộc vào cuộc, giúp các cô gái quen dần và khi đã nhập vai thì thật ngạc nhiên, các em “mạnh mẽ” như Tây Nguyên hùng vĩ và thanh thoát, xinh đẹp như những bông hoa rừng. Đó là Dagout Brin (dân tộc K’Ho), Ka Hoa (Mạ), Kpă H’Min (Ja Rai), Châu Nữ Bích Liên (Chăm), Phan Thị Thanh Phương (Châu Ro), Bùi Thị Thu Ngọc (Mường), Đàm Thị Mỹ Trang (Tày) v.v... 

    Vào vòng chung kết, thí sinh Trương Thị May (dân tộc Khmer, sinh viên dự bị ĐH, 19 tuổi, cao 1,70m) là một cô gái ăn chay từ nhỏ, thông minh, thích nghe nhạc, đọc sách, tỏ ra rất tự tin sẽ đoạt giải cao.

    Nông Thị Thơ (dân tộc Nùng) rất cố gắng và có triển vọng, hay Lâm Bảo Trân (dân tộc Hoa, sinh viên Cao đẳng Sân khấu điện ảnh) 23 tuổi, cao 1,71m, thể hiện kiến thức và năng khiếu một cách thuyết phục.

    Nét đẹp chung nhất có thể cảm nhận được qua cuộc thi này là tất cả thi sinh đều thể hiện rõ niềm vui được giao lưu, học hỏi, bày tỏ tình đoàn kết giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt
.
    Sau bức màn nhung ở khu vực phía Bắc, các thành viên Ban tổ chức đã phải trèo đèo, vượt suối để có được 17 gương mặt đại diện 12 dân tộc vào chung kết ở Đà Lạt, đa số là những thí sinh người dân tộc thiểu số ở những vùng xa xôi của tỉnh Sơn La, Hà Giang, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Ninh Bình như: Lò Thị Hà (dân tộc Thái), Vương Thị Hoa (La Chí), Trịnh Thị Hương (Dao Thanh Phán), Nguyễn Thị Hương (Giấy), Lò Thị Ken (Lô Lô)…

   Khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng có 17 thí sinh thuộc 10 dân tộc thiểu số hiện diện, trong đó có H’Djuih Ê Ban (dân tộc Ê-đê), Hầu Thị Hải (Sán chỉ), Doãn Thị Thanh Hoa (K’tu), Ka Hương (Mạ), Kra Jan Jut Jui (K’ho), Hồ Thị Giang Lễ (Ba Na), Siu Ngơi (Gia Rai), H’Nghick Dơng Jki (M’nông, H’Thông (Lào)... 
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2008 lúc 7:23am

Hồn nhiên “Hoa hậu các dân tộc Việt Nam”

 

 

Nhóm thí sinh người dân tộc ít người trước giờ thi - Ảnh: H.Bình

Đêm 18-11 năm ngoái, vòng bán kết khu vực phía Nam cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đã diễn ra hào hứng tại Trường cao đẳng Sân khấu - điện ảnh Sài Gòn.

Hiếm có cuộc thi hoa hậu nào lại liên tục nhận được những tràng pháo tay thú vị, khích lệ như cuộc thi này, dầu mới chỉ ở vòng bán kết khu vực. Có sự hứng thú vì cuộc thi thu hút khá đông các thí sinh dân tộc từ Tày, Nùng, Châu Mạ, K’Ho, MơNông, Mường, Thái đến Khơme, Chăm, Hoa… đến từ những vùng Tây nguyên, biên giới, hải đảo, đồng bằng khắp cả nước.

Hầu hết các "sơn nữ", "thôn nữ" đều lần đầu bước lên sân khấu nên còn nhiều vụng về rất hồn nhiên. Có cô ra sân khấu đi như... hành quân, có cô vấp vì không quen đi guốc cao gót, có cô xoay người biểu diễn lúng túng như robot biết đi… Song chính sự hồn nhiên đầy hương đồng gió nội và chất hoang sơ của núi rừng này lại lấy được cảm tình của người xem. Khán giả liên tục vỗ tay cổ động, khích lệ mỗi khi các cô mắc lỗi. 

Thí sinh người Khơme nổi bật trong trang phục ấn tượng - Ảnh: Hòa Bình


Chương trình còn gây ấn tượng bởi màn trình diễn trang phục dân tộc của các thí sinh phong phú và khá ấn tượng. Một số thí sinh lại thể hiện phần trình diễn tài năng như hát - múa độc đáo. Nhiều thí sinh có thể hình tốt và lại là những gương mặt chưa dự thi sắc đẹp lần nào, trong đó ưu thế nghiêng hẳn về các thí sinh dân tộc Khơme do số lượng đông, chiều cao thể hình vượt trội, trang phục nổi bật. 

Trang phục thí sinh dân tộc Kinh - Ảnh: H.Bình

 

Thí sinh dân tộc Hoa - Ảnh: H.Bình


Ở buổi thi này, còn điều đáng ghi nhận là sự dàn dựng thể hiện rõ sự chuyên nghiệp, mới mẻ. Các bài hát - múa xen vào chương trình mới lạ và giàu màu sắc, tính dân tộc trong khi phần trình diễn áo tắm cũng sôi nổi, trẻ trung, tạo được điểm nhấn.

18/41 thí sinh đã được chọn vào vòng chung kết cuộc thi sẽ diễn ra ở Festival Đà Lạt vào tháng 12-2007. Cuộc thi thu hút gần 800 thí sinh tham gia ở vòng loại. Trước đó, đã có 17 thí sinh khu vực miền Bắc được chọn vào vòng chung kết toàn quốc tại Đà Lạt.

Theo TTO

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2008 lúc 7:25am

“Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2007”: Muốn đội vương miện phải biết… cưỡi ngựa!

 

 

Thiếu nữ Chăm ở làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận). Ảnh: HOÀNG QUỐC TUẤN

Với những tiêu chí chưa từng có ở bất kỳ một cuộc thi sắc đẹp nào như phải biết thêu, đan, nấu ăn ngon, biết leo núi và đặc biệt… phải thông thạo cưỡi ngựa, cuộc thi “Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2007” do Sở VH - TT Lâm Đồng, Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thương mại (CIAT) phối hợp tổ chức sẽ được coi là tâm điểm của Lễ hội Festival Hoa Đà Lạt 2007. PV đã trao đổi với tiến sĩ Đoàn Thị Kim Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội quảng cáo VN, Phó trưởng ban thường trực BTC cuộc thi.

- Những tiêu chí đưa ra như thí sinh ngoài việc không chỉ có sắc đẹp mà còn phải biết hát, múa, cắm hoa nghệ thuật, nấu ăn ngon, biết thêu, đan, dệt vải thổ cẩm, biết cưỡi ngựa, leo núi. Liệu có phải là quá khó khăn? 

- Mục tiêu của cuộc thi hướng tới cổ vũ các nữ công dân của 54 dân tộc Việt Nam với vẻ đẹp truyền thống kết hợp vẻ đẹp hiện đại, tài năng, trí tuệ; đồng thời là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm khơi dậy bản sắc văn hóa dân tộc, tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ các dân tộc thiểu số Việt Nam… Do vậy, đảm đang, tháo vát nội trợ, ca múa cũng như cưỡi ngựa, leo núi là một trong những tiêu chí không quá khó với phụ nữ các dân tộc.

- Đang có xu hướng tổ chức quá nhiều cuộc thi hoa hậu, người mẫu. Vậy “Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2007” có gì đặc biệt? 

- Đây không chỉ đơn thuần là một cuộc thi sắc đẹp, tìm kiếm vẻ đẹp hình thức bên ngoài mà mục đích chính nhằm tôn vinh, động viên, cổ vũ những người đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nếu các cuộc thi người đẹp trước đây thường thu hút đông đảo thí sinh ở thành thị, thì cuộc thi “Hoa hậu các dân tộc VN” lại hướng tới đối tượng là người đẹp của các vùng miền dân tộc như dân tộc Tày, Thái, Nùng, Êđê, Hoa, Chàm, Khmer… Vì vậy, sau khi trình bày ý tưởng, BTC đã nhận được sự ủng hộ của nhiều cơ quan như Chính phủ, Bộ VH-TT, Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Du lịch, Hội LHPN Việt Nam, Hiệp hội Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam.

Cuộc thi này cũng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Bằng chứng là Tổng Công ty dệt Phong Phú, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Phong Phú, Vina Capital, Thủ Đức House và Công ty R*** đã hỗ trợ tài chính cho cuộc thi. Phần thiết kế các trang phục cũng như cách trang điểm, các người đẹp dự thi sẽ nhận được sự tư vấn từ nhiều nhà thiết kế như Liên Hương, Ánh Linh, Việt Hùng, Xuân Thu…

- Ngoài danh hiệu hoa hậu, còn có nhiều danh hiệu khác?

- Bên cạnh phần thi năng khiếu, các thí sinh cũng phải trải qua các phần thi trang phục “Duyên dáng” với áo dài; phần thi tự chọn với sự xuất hiện của trang phục dân tộc cổ truyền của từng dân tộc… Qua vòng thi trang phục, khoảng mười hai thí sinh được chọn vào vòng thi ứng xử để từ đó chọn ra hoa hậu và các danh hiệu như “Hoa hậu nhân ái”, “Hoa hậu miền sơn cước”. Danh hiệu “Người đẹp Hoa Sen” sẽ dành cho thí sinh mặc trang phục dân tộc đẹp nhất, “Người đẹp Hoa Dã Quỳ” cho thí sinh có thể hình đẹp nhất...

Đêm chung kết cuộc thi “Hoa hậu các dân tộc VN” (22-12) sẽ là một ngày hội văn hóa của các dân tộc Việt Nam và làm đêm bế mạc của Lễ hội Festival Hoa Đà Lạt 2007 với sự hiện diện của dàn nhạc dân tộc Đức Dậu, dàn cồng chiêng Buôn Ma Thuột, chương trình ca nhạc đặc sắc của đoàn Việt Bắc, điệu múa Apsara của Đoàn Ca múa Ninh Thuận, cùng nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Quang Dũng, Mỹ Tâm... Đêm chung kết khép lại là hình ảnh diễu hành của đoàn voi đưa những người đẹp đoạt giải trên lưng qua các đường phố Đà Lạt với ngàn hoa rực rỡ.

- Xin cảm ơn bà!.

Theo SGGP

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2008 lúc 7:27am


Cuộc thi “Hoa hậu các dân tộc Việt Nam” lần đầu tiên được đầu tư rất qui mô. Đã có nhiều kỷ lục, nhiếu cái mới, đáng chú ý...

+ Sân khấu được thiết kế rộng lớn nhất từ trước tới nay với diện tích lên đến 500m2, chia làm nhiều cụm nhỏ hai bên. Mô hình sân khấu khá ấn tượng với sàn diễn cao hai tầng phỏng mô hình cao nguyên, có những dãy núi nhấp nhô làm bằng vải. Trên cao nguyên có mô hình nhà rông Tây Nguyên là những góc nhọn nhô cao, các góc nhọn này lại liên kết với nhau thành hình chiếc vương miện.

+ Sân khấu sử dụng dàn ánh sáng qui mô, hiện đại nhất từ trước tới nay với những chiếc đèn màu lên đến 4.000w. Dàn treo đèn có độ cao kỷ lục, lên đến 18m để đạt hiệu quả ánh sáng phủ trùm sân khấu. Kiến trúc sư Nguyễn Minh Tuấn cho ra đời một thiết kế màn hình lade lạ nhất từ trước tới giờ: vừa là màn hình chiếu hình ảnh động vừa là bậc thang lên xuống.

+ Lần đầu tiên tại một cuộc thi thí sinh tham gia nhiều hoạt động ngọai khóa và những cuộc thi thử mang tính quốc tế cao như: như thi leo núi, chạy bộ, đua ngựa…

+ Đêm chung kết cuộc thi vào đêm nay sẽ không có phần thi áo tắm vì thời tiết quá lạnh, thay vào đó là phần diễn trang phục thể thao với bốn bộ môn golf, bóng chuyền, thể dục nhịp điệu và quần vợt. Các thí sinh đã được thực hiện phần ghi hình trang phục áo tắm để chiếu lại trong cuộc thi.

 Sẽ có bảy thí sinh được chọn vào vòng thi ứng xử với cùng một câu hỏi. Theo ban tổ chức, câu hỏi liên quan đến bản sắc dân tộc nên không thể có trường hợp thí sinh trả lời sau bị ảnh hưởng thí sinh trả lời trước. Chương trình được phát sóng trực tiếp trên VTV1 trong 20g30ph, sẽ phát lại trên VTV4 phục vụ cộng đồng người Việt khắp thế giới.

+ Đây là cuộc thi qui tụ tới 48 dân tộc có mặt tại vòng lọai. 48 thí sinh thuộc 24 dân tộc được chọn thi chung kết trong đêm nay. 48 thí sinh này đã góp mỗi người một món quà lưu niệm mang đậm bản sắc văn hóa – lịch sử của dân tộc mình để bán đấu giá từ thiện. Ban tổ chức cho biết những món đồ có tính dân tộc cao thường được mua với giá rất cao. Cuộc bán đấu giá và quyên góp từ thiện tại chỗ này đã thu được gần 300 triệu đồng.

 ( Theo Tuổi trẻ)
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2008 lúc 7:28am

HOA KHÔI XỨ MƯỜNG

 
Hoa%20khoi%20xu%20Muong%20Ho%20Kieu%20Oanh%20Em%20chua%20nghi%20den%20quan%20lang
Hoa khôi Hồ Kiều Oanh.

Em mới đang là sinh viên năm thứ 2, tương lai còn đang rộng mở. Chỉ lo học đã đủ mệt rồi, còn đâu thời gian mà nghĩ tới "quan lang". Hồ Kiều Oanh tâm sự.

Gặp Hồ Kiều Oanh vừa chân ướt chân ráo xuống Hà Nội tiếp tục công việc học tập của một sinh viên năm thứ 2, mới thấy cô trẻ trung đúng với tuổi 20 khi không còn được trang điểm kỹ dưới ánh đèn sân khấu.

Oanh có thể kể một chút về bản thân mình?

Em sinh ra ở Hòa Bình, bố em là người dân tộc Kinh, mẹ là người dân tộc Mường. Nhà em ở khu phố Thái Lan thuộc xã Trung Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Học hết cấp 3 ở Kỳ Sơn, em ra Hà Nội theo học trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1.

Oanh biết về cuộc thi Người đẹp xứ Mường toàn quốc lần thứ nhất qua “kênh” thông tin nào?

Qua đài báo em chỉ biết là từ ngày 14 - 17/12 sẽ diễn ra Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường toàn quốc lần thứ nhất chứ không biết gì về cuộc thi Người đẹp xứ Mường. Chỉ đến khi cô giáo chủ nhiệm cấp 3 của em ở Kỳ Sơn xin số điện thoại di động ở nhà gọi ra Hà Nội cho em thông báo về cuộc thi thì em mới biết. Nhận được thông tin ngày mùng 6 thì mùng 7 em về Hòa Bình luôn. Vỏn vẹn chỉ có 1 tuần để đăng ký dự thi, tham gia sơ khảo và thi chung kết.

Ảnh%20minh%20họa

Người đẹp Hồ Kiều Oanh trong phần thi trang phục áo tắm. Ảnh: T.G.

Oanh đã tham gia một cuộc thi người đẹp nào chưa?

Em chưa tham gia một cuộc thi nào, kể cả ở những lĩnh vực ngoài sắc đẹp. Chính vì thế lần này em muốn tham gia cuộc thi Người đẹp xứ Mường để cho biết cảm giác thi thố thôi.

Khác với các phần thi người đẹp nằm trong hội diễn văn nghệ các năm trước, thiên về trang phục truyền thống, trong cuộc thi người đẹp xứ Mường lần này còn có thêm 2 phần thi khá mới mẻ là trang phục cách tân và trang phục áo tắm. 2 phần thi này có làm khó cho các thiếu nữ dân tộc như em không?

Phần thi trang phục cách tân thì hầu như các thí sinh dự thi chúng em ai cũng thích vì loại trang phục này vừa giữ được những nét đẹp của trang phục truyền thống, vừa có những nét cách tân cho phù hợp với cuộc sống hiện đại, làm cho người con gái Mường đẹp hơn trong mắt bạn bè các dân tộc khác.

Còn về phần thi áo tắm thì ngay từ đầu em đã biết có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Người thì phản đối kịch liệt vì cho rằng phần thi này làm hỏng hình ảnh truyền thống của người con gái Mường. Người thì ủng hộ vì cho đây là phần thi cần thiết để làm nên tầm vóc một cuộc thi hoa hậu trong xã hội hiện đại. Có người còn nói đùa rằng, con gái Mường tắm thì cứ mặc nguyên váy áo xuống suối, tắm đến đâu thì cuộn váy dần lên, và cuối cùng là cuốn gọn trên đỉnh đầu. Như vậy phần thi áo tắm phải thi ở suối với cách tắm đặc biệt thế mới đúng. Riêng với bản thân em thì em thấy phần thi áo tắm là một cơ hội để chúng em có thể khẳng định được vẻ đẹp của mình.

Gia đình có ủng hộ Oanh trong cuộc thi này không?

Có chứ! Gia đình, người thân và bạn bè rất ủng hộ em tham gia cuộc thi này, dù biết rằng cuộc thi có cả phần thi áo tắm. Mọi người đều thấy chuyện đó là rất bình thường.

Oanh có thường quan tâm tìm hiểu về những nét đẹp trong phong tục tập quán của dân tộc Mường không?

Vì em sớm ra thành phố đi học nên văn hóa Mường em không biết được tường tận như bà ngoại hay mẹ của em. Nhưng những nét đẹp trong văn hóa dân tộc Mường thì em vẫn được nghe bà ngoại và mẹ kể lại. Qua những câu chuyện được nghe từ thuở ấu thơ, em biết con gái Mường đã nổi tiếng là xinh đẹp, đặc biệt ở 4 vùng mường lớn như Bi, Vang, Thàng, Động. Và những người đẹp ở những xứ Mường này đều trở thành vợ của các vị quan lang quyền chức trong vùng.


Ảnh%20minh%20họa

Thế Hoa khôi xứ Mường Hồ Kiều Oanh đã có vị “quan lang” nào để ý chưa?

Chưa đâu! Vì em mới đang là sinh viên năm thứ 2 thôi mà. Chỉ lo học đã đủ mệt rồi, còn hơi đâu mà nghĩ tới “quan lang”.

Sau khi đăng cai ngôi vị cao nhất trong cuộc thi Người đẹp xứ Mường 2007, Oanh có dự định gì trong thời gian tới không?

Em dự định trong thời gian tới sẽ cùng với hai á khôi trong cuộc thi vừa qua sẽ tổ chức một chương trình làm từ thiện dưới sự bảo trợ của Sở Văn hóa Thông tin Hòa Bình. Chúng em sẽ trích một phần trong giải thưởng để tặng quà cho một số những gia đình người dân tộc Mường có công với cách mạng hay có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hy vọng việc làm của chúng em sẽ đem lại được một chút hơi ấm tới những người nghèo trong mùa đông giá lạnh này.

Là một người con của dân tộc Mường, Oanh nhận xét gì về Ngày hội Văn hóa Dân tộc Mường vừa diễn ra trong thời gian qua?

Em thấy đây thực sự là một chương trình lễ hội đặc sắc và ý nghĩa. Nhờ những chương trình lễ hội như thế này mà lớp trẻ chúng em có thêm cơ hội hiểu biết về nền văn hóa của dân tộc mình. Từ những hiểu biết đó, chúng em bước ra xã hội sẽ cảm thấy tự hào hơn, tự tin hơn.

Oanh đã có định hướng gì cho nghề nghiệp của mình trong tương lai chưa?

Trước đây, em đã vừa đi học vừa đi làm. Em học ở trường buổi sáng còn buổi chiều thì làm nửa ngày cho Công ty Nội thất An Phú Hưng. Em học ngành Kế toán nhưng ít ai biết rằng em đã từng thi vào khoa Diễn viên của trường Đại học Sân khấu Điện ảnh. Vì thế dù muốn lập nghiệp trên lĩnh vực kinh tế nhưng em cũng rất yêu nghệ thuật. Nếu có cơ hội làm nghệ thuật, em cũng sẽ thử sức mình.

Theo Nguyễn Thắng (GĐXH)



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 05/Jul/2008 lúc 7:33am
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.125 seconds.