![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 72 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23622 |
![]() ![]() ![]() |
Lá Rụng Nơi Thiên Đường![]()
Chuyện đáng suy gẫm ở tuổi già. Ngày này sớm muộn gì cũng đến với mọi người, - Này ông, – Gì, để tôi ngủ thêm tí nào – Dậy đi, chở tôi ra chợ hoa bằng xe đạp đi – Sao hôm nay bà lại giở giời thế này. Ra mua cái vé tàu điện ngầm mà đi chợ… Bà lão thân yêu ơi, cho tôi ngủ thêm tí nữa thôi mà…? Lèm bèm, năn nỉ đủ cách mà chả được, ông cũng đành dậy.
Hai ông già bà cả đèo nhau trên cái xe đạp của thằng cháu. Thời buổi động một tí là người ta đi tàu ngầm, ô tô, hai ông bà trên cái xe đạp làm bao nhiêu người đi bộ phải ngoái nhìn. – Lát ông phải mua hoa tặng tôi nhé. – Ừ, mua cho bà một củ khoai ngay đây. – Ơ, tôi bảo mua hoa cho tôi mà. – Mua cho bà củ khoai để bà ngồi ăn, đỡ ngồi réo sau lưng tôi nữa. Gió thổi dìu dịu theo những bánh xe quay. Tia nắng vàng chảy tràn những con phố thân thuộc. Bà dựa vào lưng ông, tận hưởng cảm giác bình yên thư thái. Những kỉ niệm xưa ùa về trong tâm trí, mờ ảo nhưng vẫn thật lung linh ấm áp. Những lần đưa đón, hẹn hò, giận dỗi… Ông im lặng, có lẽ ông cũng đang nhớ lại thuở đẹp đẽ xưa kia. Hai ông bà ra chợ hoa, xong cũng chả mua gì. Ông thì không có hứng thú với hoa hoét, bà thì xem xem ngắm ngắm xong rồi cũng chả chọn hoa nào. Chợt ông bật cười: – Cứ y như cách đây bốn chục năm ý nhỉ. Bà vẫn là cái đồ kiết xu như trước. – Còn ông gạch ngói bốn mươi năm vẫn chẳng mòn. Bà cười thật lớn. Nhưng thật sự bà đang cảm thấy rất mệt. Gần đây bà thường xuyên bị lả người và gầy đi rất nhiều. Chiếc lá vàng, chỉ chờ một cơn gió nhẹ để trở về với lòng đất… Hôm nay là sinh nhật ông vì thế mà bà “giở giời” như vậy. Ở cái tuổi răng đã lung lay cả hàm thế này nói đến chữ “sinh nhật” có vẻ không hợp, và ở tuổi này thì còn ai mà nhớ đến ngày sinh nữa đâu. Nhưng bà có một linh cảm, có lẽ đây là lần sinh nhật cuối cùng của ông mà còn có bà ở bên… – Cho ông hôm nay qua nhà mấy ông hàng xóm chơi điện tử đấy – Thật á, bà lão hôm nay được ăn củ khoai xong nên tử tế hẳn Bà dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng những món ăn ông thích nhất. Bà cũng ra hiệu bánh đặt một chiếc bánh gateau nho nhỏ. Cuối tuần, cả nhà đi vắng hết. Thế lại hay, bà muốn dành khoảng thời gian đặc biệt này với riêng mình ông. Đang chuẩn bị nốt nến để thắp bánh thì bà bỗng thấy tối sầm lại. Bà cố đi vào phòng, ra chiếc giường và nằm xuống nghỉ. – Bà nó ơi, hôm nay tôi đánh thắng to nhé, các lão ấy bị tôi cho ăn hành tơi tả. Không có tiếng trả lời, dự cảm chẳng lành, ông chạy ngay vào phòng của 2 người và thấy bà đang nằm đó. Trông bà rất yếu. – Bà nó ơi, bà sao thế? – Ông… tôi mệt lắm… Ông ra chỗ bếp mang bánh sinh nhật và nến vào đây. Lúc này ông mới nhớ ra hôm nay là sinh nhật mình. Ông cảm thấy điều gì đó không ổn, nhưng ông không hỏi nữa và ra bếp lấy bánh vào. – Giờ tôi mới nhớ ra hôm nay là sinh nhật tôi đấy. Bà cầu kỳ thế này. Bà nó ơi, bà nó thấy mệt lắm à, để tôi gọi bác sỹ đến xem nhé. Bà mỉm cười. – Ông ơi… Tôi thấy mình đã đến lúc lên thiên đường rồi. – Bà nói gì thế, đừng nói nữa! Chỉ vớ vẩn. Ông thấy sợ hãi khi nghe bà nói thế – Ông để tôi nói… Tôi làm những món ông thích nhất… và có cả bánh gateau nữa… Sinh nhật của ông lần cuối cùng mà tôi có thể ở bên… Tôi cảm thấy thật hạnh phúc khi có ông bầu bạn từng ấy năm…… Ông ở lại mạnh khỏe và chăm lo cho con cháu nhé… Nước mắt lăn dài. Ông biết là ngày này sẽ đến nhưng ông vẫn cảm thấy không trụ vững nổi khi đối mặt với giây phút đó. Ông cầm tay bà, run rẩy, và ông nói trong nước mắt. – Bà lão ơi, làm sao tôi có thể ở lại mà không có bà… – Tôi muốn… nghe… điều ước… trong sinh nhật… của ông… Ông nghẹn ngào và tưởng chừng trái tim mình cũng đang rời khỏi cơ thể để đi theo người vợ thân thương. – Gặp bà và chung sống với bà là mọi điều ước của tôi đã thành hiện thực rồi. Nếu có ước tôi chỉ ước được gặp bà sớm hơn, bà lão ạ. Bà nở nụ cười cuối cùng và nhắm mắt… Bà đã có một thiên đường ở trần thế này. Giờ chỉ là đi đến một thiên đường khác, và chờ ông ở đó… Nguyễn Hữu Quận - Sưu Tầm Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Jul/2016 lúc 7:34am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23622 |
![]() ![]() ![]() |
Cô Laura từ trên lầu bước xuống đã thấy mẹ ngồi thù lù nơi bàn ăn gần cửa sau, bà đang ngó xuyên qua cửa kính đăm đăm… * Bà Tư Nhiều ở Mỹ hơn 6 tháng thì văn phòng luật sư gởi thư cho cô
Laura thông báo là mục đích không thành. Thế là tan vỡ bao hi vọng của
cô Laura và làm cô tốn kém tiền bạc, khi thì vài trăm khi thì bạc ngàn,
đụng tới luật sư thì không tránh khỏi tốn tiền hao của là vậy, họ tính
tiền từ cuộc nói chuyện phone tham khảo hay khi cô thư ký đánh máy văn
bản. Thời giờ của họ tính ra tiền mà. Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23622 |
![]() ![]() ![]() |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Jul/2016 lúc 9:14am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23622 |
![]() ![]() ![]() |
NƯỚC MẮT CHẢY XUỐNG
![]()
Nhớ
một câu chuyện đăng trên báo về một bà mẹ làm ruộng ở một nơi xa xôi
nào đó để nuôi đứa con trai duy nhất đi học. Đến lúc đứa bé vào được lớp
cuối tiểu học thì bà mẹ bị đau cột sống không thể làm việc được. Đứa
con muốn bỏ học để làm việc giúp mẹ nhưng bà nhất định không chấp nhận
nên cuối cùng cậu bé “đành” phải cắp sách đi học.
Hằng tháng, bà mẹ đến trường để đóng học phí, thay vì tiền thì bà xin
góp gạo. Hiệu trưởng nhìn mớ gạo của bà, nhăn mặt vì gạo không những xấu
mà còn trộn lẫn đất cát, dặn lần tới phải đem gạo tốt hơn. Tháng sau
lại cũng thế. Lần này, thầy hiệu trưởng nói cho bà mẹ biết nếu lần tới
gạo còn quá tệ như thế, sẽ không nhận và cho con bà nghỉ học.
Tháng sau, bà mẹ lại đến với một bao gạo không hơn gì các lần trước.
Lần này thầy hiệu trưởng chưa kịp nói thì bà mẹ đã khóc và thú thật là
từ khi đau cột sống, bà không thể làm ruộng được mà đành phải đi xin gạo
các nhà lân cận, toàn là nhà nghèo, để đóng học phí cho con. Thầy hiệu
trưởng cảm động và bỏ qua, hứa sẽ giúp đỡ bà.
![]()
Ngày kết thúc niên học, đứa con trai bà đỗ đầu. Trong buổi lễ tốt
nghiệp, bà cũng được mời đến, nhưng bà chỉ dám ngồi vào dãy ghế cuối
phòng. Phụ huynh đến dự lễ, ai cũng trông thấy trong một góc ở bục gỗ
khán đài, có chất ba bốn bao bố nhỏ, không biết là gì. Thầy hiệu trưởng
xướng tên thủ khoa tốt nghiệp, chính là con của người đàn bà kia, và
thầy yêu cầu bà mẹ lên khán đài. Bà mẹ đi đứng có phần khó khăn, ngại
ngùng khép nép tiến lên. Thầy chỉ vào mấy cái bao bố, mở ra cho mọi
người xem và kể lại những công lao hy sinh của bà mẹ để mong con mình
được học hành tốt. Đứa con bây giờ mới vỡ lẽ ra, chỉ biết ôm lấy mẹ mà
khóc.
Người ta thường nói “Nước mắt chảy xuống” là thế. Phương Tây cũng có
câu “Nước mắt chảy xuống” không khác gì chúng ta. Nước mắt chỉ chảy
xuống, nên thường cũng có câu: “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con
nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày”. Thực ra không đến nỗi con cái nào cũng
thế, nhưng chung chung, đó là chuyện rất đời thường.
Khi
cha mẹ đã già thì lúc nào cũng rảnh rang, có thể dành cả quãng đời còn
lại cho con cái. Trái lại, lúc đó thì con cái vẫn còn phải bận rộn với
đời sống của chúng và còn phải lo cho con cái chúng trưởng thành, không
có dư thì giờ nhiều dành cho cha mẹ. Nước mắt chảy xuống là thế.
Người ta cũng thường nói “Hùm dữ không ăn thịt con”. Thường xảy ra
những trường hợp con cái từ bỏ cha mẹ, chứ hiếm khi có trường hợp cha mẹ
từ con. Phần đông con cái lúc còn trẻ thường cho cha mẹ thuộc về thế hệ
cũ, lạc hậu, nên thường bỏ ngoài tai những dạy bảo của cha mẹ. Con cái
có thể oán hận cha mẹ, từ bỏ cha mẹ, vì chưa đến cái tuổi để hiểu về
lòng dạ bậc sinh thành.
Ngược lại, cha mẹ giận những đứa con ngỗ nghịch những muốn từ bỏ, nhưng
khi có những bất hạnh xảy đến cho con cái, thì không những cha mẹ ân
hận, mà còn đau khổ, và luôn luôn dang tay ôm trọn chúng vào lòng. Người
ta bảo nước mắt chảy xuống là thế.
Một người chỉ có một đời
Nước mắt chảy xuống chia đời thành hai.
Cuộc
đời thứ hai là cuộc đời con cái mà mình phải dính liền với chúng. Con
cái dù có bao nhiêu tuổi thì vẫn còn là những đứa trẻ đối với cha mẹ,
vẫn luôn luôn nằm trong sự lo lắng của bậc cha mẹ. Ngược lại, khi cha mẹ
già yếu thì hầu như con cái chỉ có một bổn phận là lo tròn những nhu
cầu vật chất là chính. Phần biểu hiện tình cảm thì còn phải tùy thuộc
hoàn cảnh con cái có được tự do hay không để có thể thường xuyên ở gần
cha mẹ.
Ở
Âu Mỹ, chung chung, cái khó khăn nhất cho con cái là lúc cha mẹ về già
và cách giải quyết gần như duy nhất là những viện dưỡng lão mà có những
chỗ, như một nơi chốn để chờ đợi giây phút cuối cùng của cuộc đời. Sống
buồn bã, cô đơn vì phải xa cách con cái, mong ngày cuối tuần con cái vào
thăm viếng nếu chúng rảnh rỗi. Để cha mẹ già ở nhà là cả một vấn đề.
![]()
Con cái mỗi người ở một nơi, để cha mẹ ở nhà nào đây. Ban ngày ai cũng
phải đi làm việc, phải thuê người có chuyên môn săn sóc người già. Tối
đến, phải thay phiên nhau đến với cha mẹ. Những chuyện linh tinh tế nhị
con cái không ai dám mở miệng, nhưng bên trong thì đã có những mầm mống
phiền muộn, không bằng lòng nhau… Càng lâu, càng nhiều vấn đề.
Thực ra thì cũng là chuyện thường tình, vì con cái lúc còn nhỏ, đau yếu
thì không mẹ cũng có cha bên cạnh. Trừ những căn bệnh quái ác thì cũng
hết bệnh ở bệnh viện rồi cũng trở về nhà. Cha mẹ thì khác. Không những
lớn tuổi, thường có bệnh tật mà còn vì tuổi già sức yếu, đôi khi không
bệnh tật, cũng chỉ nằm hoài một chỗ chờ ngày ra đi mới là vấn đề. Con
cái còn gia đình, còn lắm việc phải lo toan, đâu thể dành hết thì giờ
cho cha mẹ được.
Có một điều khác biệt giữa những gia đình giàu có và nghèo khổ. Con cái
nhà nghèo thường biểu lộ lòng hiếu đạo với cha mẹ hơn là con nhà giàu,
vì dễ hiểu là cha mẹ nghèo lo cho con cái ăn học khó khăn trăm bề, nên
sự hy sinh của cha mẹ nghèo được con cái thấy rõ ràng, trong khi những
cha mẹ giàu có không cần phải lo lắng, và con cái cũng thấy như những
phương tiện được thụ hưởng là một điều tự nhiên mà thôi. Sự hy sinh của
bậc cha mẹ nghèo khó có thể nói là bao la như trời biển, đôi khi phải hy
sinh cả thân xác mình cho con cái được nên người. Đến khi con cái thành
đạt, cha mẹ có khi đã không còn.
Nước mắt chảy xuống là thế, vì trời sinh đã là thế. Bởi vậy, tốt hơn
hết, bậc cha mẹ không bao giờ nên nghĩ đến chuyện nhờ cậy con cái hay
quan tâm đến chuyện con cái có thể trả hiếu mình lúc tuổi già để khỏi
phải có những thất vọng về tình cảm. Không phải vì bất hiếu mà vì không
thể có hoàn cảnh thuận tiện để vẹn toàn mà thôi. Con cái thành đạt, thì
cha mẹ hãnh diện vì nuôi dạy con tốt. Con cái giàu có mà còn biết trân
trọng những món quà tặng của cha mẹ thì đó là hạnh phúc của cha mẹ.
Hãy
nên nghĩ đến chuyện lo cho nhau. Quen lo lắng cho nhau giúp cho bậc cha
mẹ vừa có thể chung vui hạnh phúc với con cái, mà lại được sự thanh
thản trong lòng trong giai đoạn tuổi già bóng xế, đỡ phải làm phiền con
cái. Ngược lại, con cái sẽ được thoải mái vì không quá băn khoăn về việc
lo cho cha mẹ. Con cái mình lớn lên có gia đình riêng của chúng, rồi
cũng sẽ có những suy nghĩ chẳng khác gì mình. Nước mắt cứ thế mà luân
lưu chảy xuống, đời này qua đời khác. Đó cũng là một thứ luân hồi của
cuộc đời vậy.
![]()
Con cái lúc đã lớn tuổi, hồi tưởng đến cha mẹ lúc còn sống, càng thấy
thương cảm, nhớ nhung, tiếc nuối vì có những điều làm cho cha mẹ không
được hài lòng, hay có những điều muốn làm cho cha mẹ vui lòng, nhưng đã
muộn rồi, không còn cơ hội để báo đáp. Càng thấy tiếc thương, ân hận thì
lại càng thấy tình thương bao la của bậc sinh thành.
Hiếu
đạo của con cái đối với cha mẹ, thực không thể nào so sánh, bù đắp lại
với tình thương của cha mẹ đối với con cái được. Nước mắt chảy xuống là
thế. Chuyện tự nhiên đời này tiếp diễn đời khác vẫn là thế, như một thứ
quy luật của cuộc sống, không có gì phải cố gắng thay đổi. Làm cha mẹ,
chỉ nên thương yêu con cái và không bao giờ nên nghĩ đến con cái sẽ trả
hiếu cho mình như thế nào, mới an lạc. Ấy là nước mắt chảy xuống. Ấy là
xuôi theo tự nhiên để được nhẹ nhàng thanh thản.
Hoàng Tá Thích. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23622 |
![]() ![]() ![]() |
Viện Dưỡng Lão và Viện Mồ Côi
Từ xưa đến nay, tôi chưa bao giờ có ý tìm lại cha mẹ. Tôi hiểu rằng
những đứa con lai, nhất là lai Mỹ đen như tôi, là những đứa con ngoài ý
muốn; hầu như ít khi biết thực sự cha của đứa trẻ là ai.
Tôi
đến Mỹ năm 20 tuổi và đi làm ngay góp phần nuôi 4 đứa em đi học. Sau 18
năm các em 2 đứa là bác sĩ, 2 đứa là kỹ sư; Tôi bị ba má nuôi đuổi ra
khỏi nhà vì gia đình sợ mang tiếng với suôi gia nhà trai nhà gái của 4
đứa em tôi. Tôi chưa được đến trường ngày nào trên đất Mỹ. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Aug/2016 lúc 7:38am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 30/Aug/2016 lúc 10:21am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Xế Chiều
Xế chiều rồi tôi vẫn nắm tay bà Kể từ khi tôi gọi bà là vợ Đã đi qua biết bao mùa hoa nở Những bổng trầm sắc thái của tình yêu.
Xế chiều rồi hai chiếc bóng liêu xiêu
Gợi tôi nhớ về một thời tuổi trẻ Nắm tay tôi, bà ngượng ngùng thỏ thẻ: “Người ta chịu rồi, còn hỏi làm chi”.
Xế chiều rồi tôi vẫn nắm bà đi
Dẫu chỉ là những bước cao bước thấp Nhớ khi xưa tôi nhắc nhiều, bà vấp Để bây giờ bà khập khểnh bước chân.
Xế chiều rồi tôi thấp thỏm băn khoăn
Mình đông con mà thân già cô quạnh Chúng giàu sang mà đẩy đùn, tị nạnh Đòi chia mảnh vườn hương hỏa tổ tiên.
Xế chiều rồi lòng tôi nặng ưu phiền
Mấy thằng con chỉ biết nghe lời vợ Chúng chỉ mong vợ con không đói khổ Tôi với bà mấy khi được quan tâm.
Xế chiều rồi, tôi lại nghĩ mông lung
Tôi đi trước hay là bà đi trước Nhỡ tôi đi rồi, ai dìu bà bước Tội nghiệp bà sẽ đơn chiếc, lẻ loi.
Xế chiều rồi, ráng giữ sức bà ơi
Tôi chỉ mong mấy đứa con tỉnh ngộ Chúng học lại những gì trong sách vở
Để đánh vần....“chữ hiếu”...kịp người ta!
![]() |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
CUỐI CÙNG CẢNH HOÀNG HÔN LẮNG ĐỌNG NHẤT VẪN LÀ.TỪ CỬA SỔ VIỆN DƯỠNG LÃO10 nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất thế giớiĐây là những nơi mà vẻ đẹp tự nhiên của ánh sáng góp phần tạo ra kết thúc hoàn hảo cho một ngày hè rực rỡ.1. Bãi biển Ipanema, Brazil![]() Ipanema là một bãi nổi tiếng tại Rio de Janeiro của Brazil. Nó nổi tiếng đến mức đã được lấy làm tên của một bài hát trong những năm 60. Nơi đây ngoài hoạt động lướt sóng thú vị, phong cảnh hoang dã, và tính văn hóa Brazil đặc trưng, nó còn là một trong những vị trí ngắm hoàng hôn đẹp nhất thế giới. Bạn có thể đạp xe dạo quanh đường bờ biển hay đi cáp treo lên Pao de Acucar để tận hưởng không khí thoáng mát ở đây. 2. Key West, Florida ![]() Hoàng hôn ở Key West tráng lệ đến mức có hẳn một lễ hội hàng đêm để ăn mừng nó. Vào buổi tối, người dân địa phương và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới tập trung ở quảng trường Mallory hai tiếng trước khi mặt trời lặn đến thưởng thức buổi trình diễn của các các nhạc sĩ địa phương, nghệ sĩ đường phố và ẩm thực địa phương. Khi đến giờ, mặt trời lặn sâu vào phía vịnh Mexico để lại những ráng màu hồng và cam tuyệt đẹp trong sự sững sờ ngưỡng mộ của đám đông. 3. Queensland, Úc ![]() Queensland thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến với bãi biển đầy ánh nắng mặt trời lộng lẫy của nó. Sau khi ngắm vẻ đẹp của rặng san hô nổi tiếng Great Barrier , du khách có thể quay trở lại bờ để thưởng thức cảnh quan tuyệt đẹp khi mặt trời bắt đầu lặn xuống. Vị trí đẹp nhất để ngắm hoàng hôn là từ đỉnh núi Tamborine. 4. El Porto, California ![]() Là một trong những bãi biển ở Nam California, El Porto nổi tiếng với những con sóng lớn và cảnh quan thiên nhiên đầy tự hào. Bãi biển này nằm trong hệ thống công viên của tiểu bang, tuy hạn chế khu vực thăm quan và tắm biển nhưng đây là một trong những nơi ngắm cảnh hoàng hôn đẹp nhất thế giới. 5. Santorini, Hy Lạp ![]() Kiến trúc đặc trưng và cảnh hoàng hôn không đâu có sẽ khiến bạn bị hút hồn. Santorini là một hòn đảo núi lửa nằm giữa Aegean với những bãi cát đen nổi tiếng. Nơi tốt nhất để ngắm hoàng hôn là thị trấn Oia hoặc trên một chiếc thuyền lướt giữa biển hoặc trên một vách đá. 6. Maldives ![]() Thiên đường nhiệt đới này được tạo thành từ hơn 1.000 hòn đảo. 200 hòn đảo trong số đó có dân ngụ cư và 105 hòn đảo được xây dựng thành các khu nghỉ dưỡng. Đặt giữa những rặng san hô, các bãi biển cát trắng và hoàng hôn ấn tượng, Maldives có những điều mà du khách không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. 7. Hẻm núi lớn Grand Canyon, Arizona ![]() Một trong những địa điểm thăm quan kỳ thú nhất của nước Mỹ, hẻm núi Grand Canyon thu hút khoảng năm triệu du khách mỗi năm. Một số người bị thu hút bởi khung cảnh thiên nhiên, các chuyến đi bộ khám phá, trong khi nhiều người khác đến đây vì vẻ đẹp lúc mặt trời xuống núi. 8. Bora Bora, Tahiti ![]() Nhắc đến Bora Bora, người ta lập tức nghĩ ngay đến một hồ nước trong vắt như tinh thể, những căn nhà nghỉ bằng gỗ nổi trên mặt nước với núi xếp hàng phía sau. Nhưng Bora Bora còn nổi tiếng với cảnh hoàng hôn đẹp như tranh vẽ. Bạn có thể ngắm từ trên đảo, hoặc ngồi trên du thuyền cùng một ly sâm panh và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên đang diễn ra trên làn nước. 9. Angkor Wat, Campuchia ![]() Ngôi đền lịch sử ở Siem Reap là một di sản thế giới UNESCO và một điểm du lịch hàng đầu của Châu Á. Du khách đến từ khắp nơi trên thế giới để tìm hiểu kiến trúc và tôn giáo từ thế kỷ 12 ở đây. Trong khi kiến trúc của Angkor Wat xứng đáng là một vẻ đẹp nổi bật nhất của đất nước Campuchia thì cảnh hoàng hôn bên ngoài đền cũng đáng được xếp vào vị trí thứ hai. 10. Dubrovnik, Croatia ![]() Một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất ở Địa Trung Hải, thành phố Dubrovnik của Croatia nhìn ra bờ biển Adriatic tặng cho du khách vẻ đẹp hoàn mỹ khi mặt trời chìm dần vào đường chân trời. Ngắm hoàng hôn đẹp nhất là khi đi bộ dọc theo các bức tường của thành phố cổ hoặc trên tuyến cáp treo Dubrovnik. ********* Hoàng hôn trong viện dưỡng lão ![]() Nắng ban mai tìm núi cao, biển rộng, Nắng hoàng hôn cần một chốn bình an |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
19 LỜI KHUYÊN ĐẮT GIÁ CỦA THẾ HỆ U-60 SẼ LÀM THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI BẠN
"Thời gian trôi qua nhanh như chớp mắt. Đừng kết hôn khi quá trẻ. Hãy tận hưởng cuộc sống. Đi du lịch. Làm nhiều điều thú vị" – đó là lời dặn đầy thấm thía của những người ngoài 60 tuổi với lớp trẻ. Gần đây, một câu hỏi được đặt ra cho những người trên 60 tuổi có nội dung như sau: "Ông, bà có lời khuyên gì cho những người trẻ, chỉ bằng một nửa tuổi của ông bà?". Tuy câu hỏi có vẻ đơn giản nhưng bạn đọc chắc hẳn sẽ rất bất ngờ với những câu trả lời. Chúng tôi khuyên các bạn hãy đọc và suy ngẫm những lời khuyên đáng quý này trước khi quá muộn! 1. Người ta luôn bảo "Hãy làm công việc mà bạn yêu thích!". Nhưng đó không phải lời khuyên đúng nhất. Công việc phù hợp là việc khiến bạn yêu thích trong vài ngày, có thể chịu đựng được trong hầu hết các ngày và vẫn đủ tiền chi trả sinh hoạt. Hầu như chẳng ai có được công việc khiến họ yêu thích hàng ngày cả. 2. Thời gian trôi qua nhanh như chớp mắt. Đừng kết hôn khi quá trẻ. Hãy tận hưởng cuộc sống. Đi du lịch. Làm nhiều điều thú vị. Dù bạn có đủ tiền bạc hay không, hãy soạn ba lô và tới bất cứ nơi nào bạn có thể. Khi chưa có người phụ thuộc, đừng mua sắm gì nhiều. Hãy đi ngắm nhìn thế giới. Mở những trang báo, diễn đàn du lịch và chọn một địa điểm. Rồi xách ba lô lên và đi! 3. Đừng nghiêm trọng hóa mọi thứ. Dù tình hình có vẻ tăm tối và tuyệt vọng, hãy cố gắng mỉm cười trước sự trớ trêu của cuộc đời. 4. Người bạn thực sự sẽ tới bên ta khi ta gọi họ lúc 2 giờ sáng. Số còn lại chỉ là người quen mà thôi. 5. Người quan trọng nhất trong đời bạn chính là người muốn chia sẻ cuộc đời của họ với bạn. Và hãy đối xử với họ đúng như vậy. 6. Con trẻ lớn rất nhanh. Hãy sống trọn từng khoảnh khắc bạn có với chúng. 8. Bạn có thể sống lâu, hoặc chết trẻ, điều này không ai biết chắc. Nhưng dù thế nào, hãy tin rằng sẽ đến lúc, bạn ước gì mình chăm sóc bản thân tốt hơn khi còn trẻ. 9. Khi bạn thấy cuộc sống quá ngột ngạt và quá sức chịu đựng, hãy trở về với khoảnh khắc hiện tại và tận hưởng mọi điều đẹp đẽ và dễ chịu. Hãy hít thở sâu và thư giãn. 10. Hãy ăn uống và tập thể dục như thể bạn là bệnh nhân tiểu đường bị đột quỵ. Và đó sẽ không bao giờ là tương lai của bạn. 12. Có lẽ lời khuyên này không được sâu sắc, nhưng rất quan trọng. Hãy chịu khó chăm sóc răng miệng tử tế. Các vấn đề răng miệng rất kinh khủng. 13. Đừng răm rắp nghe theo lời khuyên của người khác. Bạn hãy xin lời khuyên từ những người bạn kính trọng, rồi nhìn nhận tình hình của chính mình và đưa ra quyết định. Tóm lại là tự nghe lời khuyên từ chính mình. 14. Tiền bạc, vật chất chỉ là vật ngoài thân. Đừng quá chăm chăm vào vật chất, thay vào đó hãy quan tâm đến thời gian và trải nghiệm. 15. Hãy trân trọng những điều bé nhỏ và sống với hiện tại. Ngày nay, người trẻ dường như chỉ muốn được vui vẻ thật nhanh chóng. Sao ta không trân trọng từng khoảnh khắc bé nhỏ nhưng ý nghĩa? Chúng ta đâu được sống mãi trên hành tinh điên rồ nhưng tuyệt vời này? Và niềm vui có thể tiềm ẩn trong mọi hành động. Thay vì gửi tin nhắn, hãy nhấc điện thoại và gọi ai đó. Hãy gọi cho mẹ bạn và nói chuyện dông dài. Đó mới là những giây phút đáng trân trọng. 16. Hãy thanh toán hết nợ nần, đừng để mắc nợ. Số tiền lãi tôi phải trả hàng năm đã đủ để tôi sống sung sướng khi về già. 17. Ghen tuông phá hoại hạnh phúc. Bạn hãy tin tưởng người yêu, người vợ, người chồng. Nếu không tin họ, bạn còn tin ai đây? st. |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Buồn Cho Cái Tuổi Già!![]()
Lạc quan hay bi quan? Hay cần phải có cái nhìn triết lý?
Bài nên đọc để hiểu rằng mình chỉ nên lo cho con cái xong bổn phận
rồi thì đừng bao giờ trông cậy ở chúng điều gì. Mình hãy sẵn sàng khi
già không còn làm việc nổi thì vào nursing home như vậy thì mình sẽ
bớt khổ. Đời sống này ai cũng giống như vậy mà thôi! Mình cũng còn có
phúc hơn rất nhiều người là bên này mình được hưởng trợ cấp dù có làm
việc hay không cũng được và có cả housing nữa vậy thì chả nên bi quan
mà nên chấp nhận những gì cuộc đời đã dành sẵn cho mình rồi!.. Không
chừng tới khi già lại cùng các bạn đồng tuổi vào ở chung một
nursinghome thì lại còn vui nữa đấy! Mời quí vị đọc và nhớ để đời hai
thân già bớt khổ.....!!!!!
Quí
vị thấy những cặp vợ chồng có 9,10 người con, dù là kỹ sư, bác sĩ, họ
vẫn khổ vì con cái bạc bẽo!!!Nói chi quí vị chỉ có 4 hay 5 con! Chính
bản thân tôi đã gặp nhiều cha mẹ khổ vì sự bạc bẽo của con cái ở xứ
Mỹ này ! Con họ là những người có học, giầu có, nhưng họ vẫn phải đi
"share" phòng hay "get line" sau lưng tôi để xin nhà "low income"...
Bài đọc sau rất chính xác và thiết thực. Xin quí vị đọc và nhớ dùm tôi
cho đời mình bớt khổ vì chính những đứa con mà mình đã suốt đời hy
sinh cho chúng nên nguời. Tôi đã đọc được 1 bài rất hay : Nếu lỡ sanh
con thì : vui với con khi chúng còn nhỏ. Lo cho chúng hoc hành nên
người,và khi chúng trưởng thành, có gia đình rồi thì quên chúng đi để
sống. Và đây là điều quan trong : Đừng trông mong chúng báo hiếu , kẻo
thất vọng nặng nề...!!!!???(sách nói nhé)
Chính vì biết rõ điều này nên bản thân tôi, đã 73 xuân xanh, ngày ngày
đi phòng "gym" 3 tiếng để tập thể dục, bơi lội...vì bà xã đã bịnh rồi,
tôi bịnh nữa là chỉ còn nước dắt nhau vào "nursing home" thôi??? Thân
chào và chúc quí vị nhiều sức khỏe. Một bài rất hay, hãy ráng đọc cho
hết, đừng đọc nửa chừng rồi cho qua !!!rong truyện cổ, người ta có kể
chuyện một ông phú hộ và bốn người con trai. Khi bốn người con này lớn
lên lập gia đình, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho bốn
người con, phần còn lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi
vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ tìm vợ mới, lúc có con,
gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau
thuyết phục cha, về ở với mình, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng
để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Ðược ít lâu,
chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản cho chúng. Bùi tai và
thấy không cần giữ riêng cho mình một tài khoản nào, ông đồng ý đem
gia tài chia hết cho bốn đứa con. Sau đó ông đến ở với đứa con thứ
nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa
em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu
dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây
gậy cũng còn có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông
già xua đuổi những con chó, dò dẫm trên đường, tránh những vũng nước
và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngã. Câu chuyện này sao giống câu
chuyện của một bà mẹ ở Quận Cam.
Sau Tháng Tư 1975, hai vợ chồng đem một đàn con vượt biển sang Mỹ.
Trong nhiều năm, ông bà vừa nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài, dựng
vợ gả chồng cho con, vừa tậu được một căn nhà khang trang trong vùng
Bolsa. Sau khi người chồng qua đời ít lâu, bà vợ được con cái thuyết
phục nên bán ngôi nhà đi, chia đều cho các con rồi về ở với con cháu
cho đỡ cô đơn. Bà nghe theo, và cũng lần lượt ở với nhiều đứa con,
chịu cảnh bạc đãi và cuối cùng bà quyết định phải rời khỏi nhà những
đứa con ấy. May thay, trên đất Mỹ, bà già cô đơn này còn có chỗ nương
tựa, đó là một món trợ cấp nhỏ và ngôi nhà “housing” mà chính phủ đã
đành cho bà. Nếu ở một xứ sở khác, chắc bà cũng cần đến một cây gậy.
Những đứa con mua nhà mới có thể đã không tính đến một chỗ cho cha mẹ
già khi xế bóng, nhưng tôi biết nhiều bậc cha mẹ khi luống tuổi, con
cái lập gia đình đi xa cả rồi, mà vẫn giữ cái nhà cũ nhiều phòng, với ý
nghĩ dành cho con lúc trở về thăm viếng.
Tôi có một người bạn được con trai bảo lãnh sang Mỹ, nhưng chỉ ít lâu
sau cô con dâu muốn chồng bán căn nhà đang ở và đi mua lại một cái nhà
nhỏ hơn, lấy lý do để tiết kiệm cũng là lý do để cha mẹ chồng phải
dọn ra. Cha mẹ đối với con lúc nào cũng hết lòng. Mẹ có thể lăn vào lửa
để cứu con, cha có thể đổ mồ hôi nhọc nhằn để đứa con có được một nụ
cười hạnh phúc, nhưng những đứa con, khi đã có gia đình riêng của mình,
không giữ được sự chăm sóc, lo lắng cho đời sống của cha mẹ. Người mẹ
nào cũng mỗi đêm kéo chăn đắp cho con, sờ trán con, hạnh phúc theo từng
nụ cười của con, nhưng bây giờ con ở xa, thời giờ dùng để gọi về thăm
mẹ đôi khi cũng hiếm hoi. Ông Chu Dung Cơ nói về mối liên hệ giữa cha mẹ
già và con cái:
“Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn.
Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu
thấy là đủ. Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con
chẳng dễ chút nào. Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là
nhà cha mẹ. Ốm đau trông cậy vào ai? Nếu ốm đau dai dẳng có đứa con
hiếu nào ở bên giường đâu (cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử)”. Và lời
khuyên đối với các bậc cha mẹ là: “Khác nhau là như vậy! Người hiểu đời
coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ
báo đáp là tự làm khổ mình.”
Cũng có nhiều con cái nuôi cha mẹ. Luận Ngữ chép, Tử Du hỏi về đạo
hiếu. Khổng Tử đáp: “Ngày nay người ta cho nuôi cha mẹ là hiếu, nhưng
đến chó ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu nuôi mà không kính hiếu cha
mẹ thì có khác chi!” Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay
tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn, con cái có thể cho cha mẹ ăn uống,
hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc
về già. Người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông, cả hai đứa
con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng
điện thoại hỏi thăm ông. Tháng trước, ông bệnh, nằm nhà một tuần lễ mà
cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm. Ông nói thêm: “Chỉ trừ lúc nào
chúng cần nhờ đến ông việc gì đó”, và buồn bã kết luận: “Ở Mỹ này, có
chín đứa con, cha mẹ già bệnh cũng phải vào nursing home thôi!”
Tuy vậy, nursing home ở Âu Mỹ, mang tiếng là văn minh, hiện đại nhưng
liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi
già không? Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục
nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh
đập, đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước, hiếp
dâm, sờ mó, tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân Alzheimer.
Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế Minnesota cho ta thấy chỉ trong vòng 5
tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó
có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào miệng, bị
bóp ngực hay hạ bộ. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người
già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế! Vậy thì con cái có
hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi
họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu
tiểu không kiểm soát được. Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh
khỏe nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu
những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn.
Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi
là họ có những đứa con Việt Nam, nhất là những đứa con của một gia
đình nghèo khó, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt
thòi bất hạnh của cha mẹ.
st. |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 72 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |