![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Thơ Văn | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 201 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Feb/2017 lúc 7:26am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
ĐÁ GÀ
![]()
Tôi mê gà nòi từ hồi còn để chỏm, lúc nhỏ ông tôi nuôi gà đá, tôi lân
la bên ông hỏi hết chuyện nầy đến chuyện khác, đặc biệt những lần xổ gà
không bao giờ vắng mặt tôi. Sau màn xổ gà tới phê bình hay dở. Tôi
thường được ông giải thích tỉ mỉ, không cần biết tôi hiểu hay không.
Đặc biệt nhà không nuôi gà chạ (gà Tàu) vì ông tôi chê thịt gà tàu ăn
nhão nhẹt..
Đến khi ông mất, kế đó phải lo chạy giặc, giống gà nhà cũng mất luôn.
Trong lần chạy Tây tôi xin được một cặp gà nòi từ bác thầy giáo bạn với
ba. Tôi chăm sóc cặp gà tới lúc con mái đẻ trứng đầu tiên. Tôi mừng vô
hạn. Rủi thay con mái bị gió chết. Con trống mỗi ngày mỗi lớn với bộ
lông mã đỏ au, lông đuôi đen tuyền, ức ó…
![]()
Mấy bác lối xóm và cả ba tôi đều khen con gà vảy tốt, tướng tá đúng
sách vở. Xổ thử với con trống tàu của Dượng Bảy, lớn hơn nó gấp bội,
vậy mà trong vòng mười lăm phút nó đá con gà tàu mặt mày đầy máu và chạy
ra ngoài la oác oác…Ba tôi quyết định nuôi nó để đi đá độ.
Sau khi nuôi kỹ lưỡng, ba tôi và tôi ôm nó tới trường Cầu Kho, làng
Tân Hạnh để đá…Đồng trạng ( cùng sức nặng) với nó có hai ba con nhưng
chủ của các con gà vừa nói đều chạy ( không chịu đá vì sợ thua ). Hai
ba lần đến trường đều ế độ, ai cũng nói chân của nó vảy vi đều quá tốt (
chỉ dân chơi đá gà mới biết tốt xấu, còn tay ngang khó lòng hiểu được
). Ôm tới lui mãi cũng chán, ba tôi và các bác lối xóm quyết định đi
xa may ra đá được.
Chúng tôi chèo ghe đến Mù U trên đường đi Cần thơ, chủ trường gà là Đại
Úy Hồng Nam thuộc lực lượng Hòa Hảo. Gà Điều của tôi đụng độ với con
gà Xanh của một ông ở Vĩnh long. Hai bên sắp sửa chuốt cựa. Ông
Hai Ngà vừa đến trường gà gặp ba tôi rồi nhìn bà con, ông xin không đá
vì con gà Xanh là của cháu ông. Lại ế độ nữa, theo luật trường gà đụng
độ rồi vì bất cứ lý do gì không đá thì bên rút lui phải đền cho bên đối
thủ một phần mười tiền độ. Ví dụ hai bên đồng ý đá một ngàn đồng, bên
rút lui phải đền cho bên kia 100 đồng. Đáng lẽ tôi được hưởng mấy trăm
đồng, nhưng vì chỗ quen biết với ba tôi nên bên tôi không lấy tiền
phạt.
Chiều xuống sắp sửa ra về, Đại Úy Hồng Nam năn nỉ ba tôi bán gà Điều
của tôi cho ông với giá rất cao, nhưng tôi không nở bán.
Năm sau ba tôi cũng đem con Điều đến trường nhưng vẫn ế độ. Mưa xuống
gà đổ lông,ngưng đá vì hết mùa. Bác Út ở cách nhà tôi chừng một cây số,
mượn gà Điều của tôi về đổ mái, tôi sợ ông không chăm sóc tốt gà cưng
của tôi nên từ chối. Bác Út đem cặp gà giò nhà ông cho tôi để mượn nó.
Bác Út gây được bốn con trống, trong đó có con Điều chưn xanh. Mới
mười hai tháng tuổi gà Xanh đã ăn độ xuất sắc. Ông Hội Đồng Bản theo
tới nhà nài mua gà Xanh với giá cao. Bác Út bán gà,ông tới nhà và cho
tôi năm chục đồng lấy hên
![]()
Năm sau ông Hội đồng đi đá ở Sa đéc cũng ăn độ. Tháng kế ông đem gà qua
Mù U có Ba tôi và bác Út cùng đi, lần nầy tiền độ lên tới mấy chục
ngàn. Ba tôi và Bác Út về nhà vẫn nhắc mãi nước đá của con gà Xanh vừa
hãnh diện vừa tiếc rẻ. Tôi mê gà nhưng không đi đá nữa. Lúc sau nầy ít
trường gà, có lẽ vì tình trạng an ninh, gà nuôi phần nhiều để ăn thịt.
Giống gà của tôi bị bịnh toi, không còn con nào.
Khi tôi ra trường tự nhiên tôi hết mê đá gà, hay lúc này tôi dành nhiều
thì giờ đưa đón người yêu, cho nên giữa hai phải chọn một, rốt cuộc
tình nặng hơn nuôi và đá gà. Tôi nói với ba tôi:
-Con hết mê đá gà, con thấy tàn nhẫn quá.
Ba tôi không nói gì, một lát ba cho ý kiến: gà gặp nhau thì cũng đá
tranh hơn thua, đằng nầy mình cho hai con đồng tài đồng sức, con nào hay
thì thắng, chuyện cũng tự nhiên không thể nói là tàn nhẫn. Ngay chuyện
Quốc Cộng, một bên rình nổ súng, bên kia không hay biết, giết nhau kiểu
đó mới gọi là tàn nhẫn…Tôi không tranh luận với ba tôi. Ba tôi có
nhiều việc ông khó khăn, nhưng cãi lý ba tôi rất thoải mái, thậm chí tôi
có bồ ba tôi hỏi tôi cũng thú thật không giấu giếm.
Tôi không nhắc tới gà được ít năm, đến khi tôi đổi về Chợ lách, xung
quanh quận toàn gà nòi do các sư kê nuôi, phụ huynh học sinh phần đông
đều nuôi gà và đá gà. Lúc nầy tự nhiên tôi thich nuôi gà trở lại. có sư
kê còn dạy cho tôi coi vảy gà, chăm sóc gà thế nào để có thể đi đá.
Giờ rảnh tôi tìm mua giống gà tốt về nuôi, phần nhiều là gà trống, còn
gà mái dù họ nể lắm nhưng vẫn kiếm cớ từ chối không bán.
Sau cùng một anh bạn mới quen, biết tôi thích gà nòi, anh mời tôi về
nhà ăn cơm và bắt cho tôi một cặp gà, tôi bắt đầu gầy giống lại. Cũng
bắt đầu từ những năm nầy, thứ bảy chúa nhựt, tôi theo mấy ông bạn mới
đến trường gà coi chơi, nếu gà của họ đụng độ tôi cũng bỏ tiền vào hùn.
Mới tập tành còn lơ mơ đá theo sở thich, nhiều khi trái với ý kiến của
các ông bạn, vậy mà tôi thắng nhiều hơn thua. Mấy ông bạn miệng thì cho
là tôi được tổ đãi, chứ thâm tâm mấy ổng nghĩ là tôi đá gà theo kiểu
khùng điên.
Một ông sư kê nhà ở gần trường có hai cô con học với tôi, ông thấy tôi
thích đá gà nhưng là tay mơ nghĩa là chưa biết nhiều về gà, ông mời tôi
tới nhà dẫn tôi xem mấy con gà ông nuôi đi đá, ông chỉ tôi cách nuôi, từ
xổ gà, xem cựa, xem vẩy vi, có đêm tôi ở nhà ông cho đến chín giờ tối
để học những bí quyết về cách xem cựa của con gà có thể đá và hy vọng
thắng. Ông dạy tôi cách xem lông gà, xem cách ngủ của gà. Chẳng hạn
con gà định sáng mai đi đá, tối đến nó ngủ gác mỏ trong cánh, đem tới
trường mười con thua hết chín. Ngủ như thế chứng tỏ con gà bịnh, không
sung.
Sáng đem gà đi đá, người nuôi gà đá phải xem nó ngủ cách nào, nếu nó
rỉa lông, rỉa cựa, tức là nó như có linh tính là ngày mai nó sẽ đụng độ,
những con gà đó đem đến trường đá hy vọng nhiều phần thắng. Những bài
học ông sư kê truyền lại, tôi học kỹ và nhớ nằm lòng. Trong những năm
sau tôi thỉnh thoảng đi đến trường gà xem và học hỏi thêm.
![]() ![]()
Tôi đá “hàng sáo”, nghĩa là mình không có mang gà tới trường, xem
gà người khác đá, thích con nào thì đá theo bên đó, đá kiểu nầy mình có
thể, khi ở bên nầy, khi ở bên kia miễn tính sao mình được lợi. Đá gà
cũng giống như cá độ Football. Cái nào cũng có cái lợi và cái hại của
nó. Đá hàng sáo nhiều khi gà mình ưng ý lại đá quá tệ khiến thua tiền
lãng xẹt.
Từ khi nuôi gà đi đá, cả nhà ai cũng hoan nghinh, nhứt là các con tôi,
không phải vợ con đồng ý vì tôi đá giỏi, luôn thắng, mà vì mỗi lần tôi
đến trường gà, dù ăn hay thua, chiều về thế nào cũng có con gà thua làm
sẵn, bà vợ chỉ chặt xào nấu một chốc thì có món ăn ngon miệng, khi thì
gà cà ri, khi hầm, lúc kho, lòng gà thì xào chua lai rai cũng có lý
lắm. Ở trường gà những con gà thua độ bán từ bảy tám chục tới một trăm
đồng, tôi mua rồi mướn người làm ( có sẵn mấy bà buôn bán túc trực ở
trường gà) chừng năm đồng. họ làm sạch sẽ lông, chiều về mang chiến lợi
phẩm cho gia đình thưởng thức.
NHỮNG ĐỘ GÀ TÔI NHỚ MÃI KHÔNG QUÊN
![]()
1- VÂN TIÊN CHÉM CỐT ĐỘT
Gọi văn hoa một chút, sự thực là gà Điều mù đá với gà ô lông thép. Độ
nầy đá ở trường gà An Hữu, cách Bắc Mỹ thuận gần ba cây số.
Sáng thứ bảy tôi bận chuyện nhà, tới trường gà quá trưa. Chủ gà Ô từ
Cao lãnh xuống. Chủ gà Điều dường như từ Rạch Ruộng-An hữu. Con điều
hơi lớn xác hơn con ô. Chủ gà điều cho biết là gà điều bị mù hồi năm
trước sau khi thắng trận. Hai bên kèn cựa mãi sau cùng đồng ý đá. Tiền
đá độ ban đầu lên mười lăm ngàn, gà ô phủ sổ, nghĩa là trên mười lăm
ngàn bên gà điều thông báo cho chủ gà ô biết. Gà điều kêu sổ một chập
đủ tiền độ.
Đây là độ gà hy hữu, không ai dám bỏ tiền theo gà điều, đui mù lớ rớ e
bị chém chết. Nhìn vào tiền độ ai cũng biết gà ô thuộc loại gà
chiến,tướng tá dữ dằn như nhân vật Cốt Đột trong Lục Vân Tiên của cụ Đồ
Chiểu, ngoài tài còn bùa phép nữa. Chưa thả gà bên ô phóng ăn tám ( bên
ô đá hay phóng ăn tám nghỉa là ô thắng chỉ ăn tám trăm,ô thua người
phóng mất một ngàn, đây là hình thức chấp vì nghĩ con ô mạnh hơn gà
điều) rồi ăn bảy, hàng sáo không ai dám bắt, chỉ bên phe gà điều, dân
Rạch Ruộng bắt rất nhiều.
Khởi đầu gà ô nạp trước, anh điều có lẽ nghe hơi gió cũng nhảy lên
giương cựa hứng. Gà ô nóng nảy nạp tới tấp, gà điều dường như bị thương
nhẹ, hết dàn nạp, gà điều bắt bạc ăn sáu. Trong khi xâu vô tìm cắn đá,
con điều bị đá mé, gần mí mắt đổ máu. Bạc xuống ăn năm,rồi ăn tư, tôi
bắt liều một ngàn ăn tư (tức là tôi binh gà điều, nếu điều thua tôi mất
bốn trăm, nếu gà điều thắng tôi ăn trọn một ngàn )
Gà Điều bị nhiều đòn nữa, tôi cầm chắc thua rôi, thình lình con điều
chun dưới lườn gà ô thay vì lên đá dĩa, nó quay mỏ ra sau và cắn được
lông đuôi gà ô đá ba bốn đòn đến khi sứt lông. Miệng gà điều đầy lông,
nó rẩy ra ( động tác làm cho lông dính ở miệng văng ra ), anh cho nước
gà điều lượm sợi lông như thép cuốn tròn la lên: Gà điều nhổ sợi lông
tài của gà ô rồi. Bên gà điều vang lên bắt bạc ăn năm, ăn sáu,ăn bảy
cũng bắt luôn. Gà điều ra vài đòn hiểm nữa, gà ô bị thương nặng chưn
đứng không vững, gà điều bây giờ lấy lại thế thượng phong bên điều phóng
lại ăn tư rồi ăn ba, nó đá thêm vài đòn sấm sét nữa bạc xuống ăn một
rồi ăn năm lai. Chủ gà ô xin vớt một phân. Trận gà kết thúc, gà điều
thắng lớn.
![]() ![]()
Sau trận gà tôi dọ hỏi tìm hiểu tại sao gà mù lại dám mang đi đá độ,
chủ gà điều cho tôi biết nó đã ăn liên tiếp ba độ và độ nầy là thứ tư dù
bị mù.
Trên
đường về tôi nói với các bạn, nếu gà điều sáng mắt nó đã thua gà ô rồi,
đằng này vì mù quáng bất kể chết nó mò mẫm, nó rớ đúng cọng lông thép
tức lông tài của gà ô nhổ đi, mất lông tài nên gà ô phải thua. Hơn nửa
thế kỷ qua,tôi vẫn nhớ như in độ gà hy hữu tôi gặp lần đầu.
2- CHỦ GÀ QUÁ THAM NÊN BỊ THUA PHẢN
Độ gà diễn ra ở gần bến đò Đình Khao (Vĩnh long) vào mùng một Tết năm
1970. Buổi sáng tôi ở nhà cúng kiến, chạy vô Phú Quới mừng tuổi ông
bà,về nhà gần một giờ. Tôi chạy xe xuống trường gà, hôm nay rất đông
khách, nghe nói đã đá ba độ rồi và độ thứ tư đang làm cựa. Hai con gà
xáp chiến đều là gà điều: một con mồng dâu, con kia mồng trích.
Con mồng trích của ông Năm Lưu, người Tàu bán vải ở chợ Vĩnh long. Ông
Năm cỡ sáu mươi, người vui vẻ lanh lợi, đi đá chỗ nào cũng có mặt ông,
thường ông đá hàng sáo, ít khi đem gà nhà, có lẽ ông bận buôn bán không
rảnh để chăm nom. Lần nầy ông đem gà đến trường ai ai cũng đinh ninh gà
của ông Năm là gà chiến. Quả thật con điều trích của ông Năm đá rất
hay, gần cuối nước nhứt, con trích gây cho đối phương bị thương nặng.
Nghỉ xả hơi sang nước nhì gà trích càng thêm sung sức áp đảo gà mồng dâu
chỉ còn đứng chịu trận, gà mồng dâu đen đầu ho khẹt khẹt, chủ gà hết hy
vọng xin vớt một phân, trận đấu xem như kết thúc phần thắng nghiêng về
phía ông Năm Lưu.
Thay vì cho vớt giữ lịch sự, Ông Năm cương quyết không cho, đã vậy thì
cứ để đến khi nào con điều mồng dâu nằm chết hoăc la áo áo thì mới
thua, ôm gà ra và chung tiền. Bất ngờ gà sắp thua khạc ra máu bầm, đầu
từ từ đỏ trở lại, nó cắn vai gà trích và đá một đòn sấm sét, gà của ông
Năm giảy tê tê và chết tại trường. Ông Năm bị thua tiền mà còn bị dân
đá gà nặng nhẹ xiên xỏ đủ điều.
Dân đá gà có cái lịch sự đáng khen là khi gà không dậy nổi hoặc bạc
xuống năm lai, chủ gà xin vớt người ta luôn đồng ý. Vớt một phân, nghĩa
là nếu đá trong sổ một ngàn đồng, chỉ thua chin trăm đồng, một trăm
đồng vớt để cho chủ gà thua đi xe cộ, cơm nước. Đó là cách cư xử lịch
sự của dân đá gà.
3- SAO LẠI MUA GÀ MÁI
![]() ![]()
Một
hôm ông hàng xóm đến nhà năn nỉ tôi mua giùm ông con gà trống ó, ông
kẹt tiền nên bán, tôi xem tướng vảy vi,rồi đồng ý mua cho ông năm nghìn
đồng thời bấy giờ. Tôi nghĩ là tôi mua hơi đắt nhưng với lối xóm tôi
không bao giờ cò kè bớt một thêm hai. Tôi ôm gà về nhà, bà xã nhìn tới
nhìn lui rồi nói
-Sao anh lại mua gà mái?
Mấy bà lầm cũng phải, vì gà ó không có lông mã như các con gà khác,
đuôi cũng ngắn không dài thượt như gà điều, gà ô…v..v. Tôi hớt lông xổ
thử, nó té lên,té xuống, nhưng nó chuyên về đá vai, đá dĩa. Tôi kiên
nhẫn xổ lần nhì, nó đá khá hơn, mỗi lần xổ nó đều tiến bộ. Đến lúc sắp
đá đươc tức là đã nuôi kỹ lưỡng, các trường gà trong tỉnh và Sa đéc bị
cấm. Một chúa nhựt ba bốn ông bạn đem một số gà lại rủ tôi đá. Gà của
khách năm con cáp tới lui không được. Một người bạn bắt con ó của tôi
đá với gà của ông Thầy Thuốc Bắc ở dưới chợ. Tôi đồng ý, thả gà chừng
ba phút con ó chụp vai đá một đòn, gà ông thầy nằm mẹp..
Tôi toan ôm nó tắm rửa và vô nghệ. Ông Thầy Thuốc kêu tôi chồng độ đá
với con gà khác của ông. Tôi đồng ý, giống như độ trước con ó cũng xây
qua lại cũng ra một đòn vai, gà của ông Thầy trúng hang cua chết liền.
Tất cả bạn bè mới chú ý con gà ó của tôi. Gà ó còn ăn ba độ nữa cũng
một đòn đá vai.
4-CON GÀ DIỀU HẠI DÂN ĐÁ GÀ VĨNH LONG THUA CHÁY TÚI
Ông
Giáo Long ở An Thành nghe tiếng gà con kêu chít chít ở đống rơm cạnh
nhà do diều tha làm rớt, ông bắt đem vô nhà nuôi nấng kỹ lưỡng, không
lâu nó được nhận diện là con trống Xám oai vệ, biệt danh là gà Diều.
Trong dịp Tết xã An Thành mở trường gà cho bà con vui chơi, hàng xóm xúi
ông Long đem gà Xám đến trường thử tài. Gà Xám thả ngoài vườn, không
hớt lông, không vô ngãi nghệ.
Long mang nó đến trường, mấy tay sư kê thấy dễ ăn, vì gà Xám chưa xổ,
không ai biết nết đá của nó thế nào. Ông Long cũng tuyên bố là ông
không biết gốc gác của nó. Ai ưng thì đá lỡ nó chạy hoảng thì ráng
chịu. Đụng độ với nó là con ô mã lại. Làm cựa xong, gà ô phóng bạc ăn
sáu, đá chừng năm phút bạc xuông ăn hai rồi ăn một, khán giả xúi Long
xin vớt. Long không chịu, liền sau đó con Xám cắn được hầu con ô mã lai
đá một đòn, gà ô nằm tại chỗ. Long đem gà về bắt đầu hớt lông, vô
nghệ, tháng sau đem đến trường khác, gà Xám cũng đụng độ mau vì dáng lêu
khêu của nó ai cũng ham. Như độ trước, mới vô nó bị đá tơi bời, sau
cũng chỉ một đòn đá hầu, gà đối phương bay khỏi bồ và la áo áo liên hồi
![]()
Long với tôi là bạn, biết tôi nuôi gà đàng hoàng nên Long nhờ tôi nuôi
đem đi Sa Đéc đá. Gà Xám năm nay phát tướng,lông mướt,từ màu Xám đổi
sang bông, xổ thử hai lần tôi nhắn Long đi đá. Ngày đó dân đá gà Vĩnh
long chừng hai mươi người đi theo ủng hộ gà Diều. Ai cũng nghĩ đây là
dịp may. Gà Diều đụng độ liền, nó nạp một lúc gà đối phương phản công.
Bên đối phương phóng bạc bao nhiêu Vĩnh long đều bắt hết, hy vọng gà
Diều ra một đòn thôi. Chờ mãi đến lúc nó hết đứng nổi Long xin vớt một
phân. Gà Diều hại tụi tôi người thua hết tháng lương, người nửa tháng.
Ai có đi đá ngày đó đều sạch túi vì gà Diều. Hiện nay ở Mỹ có vài ba
vị chắc còn nhớ độ gà Diều năm nào !!
Nguyễn Thành Sơn
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Bó Hoa Ngày Valentine
![]()
Giờ ăn trưa tại hãng, anh Bông đọc ké tờbáo của ai đó coi xong đểlại
trên bàn. Hôm nay là ngày Valentine nên có riêng một bài về chuyện này,
số lượng thiệp gởi chúc nhau, chỉ đứng sau ngày lễ Christmas, quà tặng
Valentine thì đủ loại từ hột soàn cho đến những hộp kẹo chocolate, nhưng
hoa vẫn là món quà tặng nhiều nhất , thông dụng nhất. Những cửa hàng
bán hoa đang bận rộn vì những order của khách hàng, các nhân viên đang
lo cắm hoa, gói hoa, và các xe giao phát hoa đang chạy tất tả trên các
nẻo phố phường để giao hoa cho đúng hẹn. Bó hoa trong ngày lễ tình yêu
thật là trân trọng, thật là thắm tình.Thì ra có những người yêu nhau đến
thế! mà sao tỉ lệ li dị vẫn cao, lấy nhau và bỏ nhau dễ dàng? Người Mỹ
đã quen thuộc với truyền thống này, như một định luật không thể nào cãi
lại được. Còn người Việt Nam mình, không kể giới trẻ, những thế hệ tuổi
trung niên, ngay cả khi đã sống lâu năm ở Mỹ không phải ai cũng biết mua
hoa để tặng vợ trong ngày Lễ Tình Yêu, người Việt Nam mình vốn hay đơn
giản, xuề xoà. Bản thân anh Bông là bằng chứng cụ thể nhất, lấy vợ đã
10 năm nay, anh chưa tốn một đồng nào mua hoa tặng vợ, mà anh Bông yêu
chị Bông lắm chứ có ít đâu, gia đình lại hạnh phúc đề huề. Đọc những bài
báo ca tụng ngày lễ Valentine anh Bông thấy sốt ruột và cao hứng, anh
bỗng có ý nghĩ chiều nay khi tan làm về sẽ ghé vào một tiệm hoa mua
về tặng vợ cho có nghĩa tình và một chút lãng mạn như thiên hạ. Chắc chị
sẽ bất ngờ lắm? Càng bất ngờ càng vui. Anh sung sướng nghĩ thầm, chị
rất xứng đáng được nhận bó hoa trong ngày LễTình Yêu, chị vén khéo, lo
toan cho gia đình, chăm sóc cho con, cho chồng, không chê vào đâu được.
Bốn giờ chiều anh rời khỏi hãng, đi thẳng tới chợ Kroger gần nhà, trong này có bán sẵn nhiều loại hoa, tha hồ mà lựa chọn. Anh đứng lẩn quẩn bên một rừng hoa, hoa chưng bên ngoài và bên trong tủ kính làm anh… hoa cả mắt, không biết nên chọn loại nào? Màu nào? Hoa Hồng đỏ, Hồng vàng, Hồng trắng…tất cả đều tươi xinh. Anh chợt nhớ ra cách đây 10 năm, anh và vợ anh cũng đã vào tiệm hoa này trong một ngày Lễ Tình Yêu. Hồi đó anh chị mới cưới nhau, hai người đều nghèo xơ xác vì cả hai mới đến Mỹ, dù mua một bó hoa cũng chẳng nghèo thêm bao nhiêu, nhưng chị đã khăng khăng từ chối. Chị rất bình dân và thực tế, không màu mè hoa lá cành. Hồi chị còn ở Việt Nam , con nhà nghèo, đối diện với cuộc sống vất vả hàng ngày, thì cái chuyện mua hoa tặng nhau chỉ có trong tiểu thuyết và phim ảnh. Thế là đôi chim non thuở đó tung tăng dắt nhau vào chợ hoa để…ngắm suông, cũng lãng mạn và thắm tình biết bao! Họ cùng dí mũi vào tủ kính nhìn những bó hoa xinh đẹp, cùng chỉ trỏ, phê bình từng màu sắc, từng nụ hoa. Anh đã hỏi chị: - Em thích hoa nào? cứ chọn đi. - Nhưng không mua đâu nhé, chỉ tưởng tượng thôi. Chị ra điều kiện. Cuối cùng chị chỉ chọn một cánh hoa Hồng bọc trong giấy kiếng, đơn giản nhất và rẻ nhất. Anh phải kêu lên: - Tại sao em không chọn những bó hoa to và lộng lẫy kia? Ngay cả“mua hoa trong ý nghĩ” mà em cũng tiếc tiền nữa. - Em quen rồi anh ạ, chẳng việc gì phải tốn tiền để mua cái thứ chóng tàn phai ấy. Kể từ ngày đó, chuyện mua hoa tặng nhau trong ngày lễ Valentine cũng xa vời theo ngày tháng, cuộc sống thực tế bận rộn, rồi chị liên tiếp sinh ba đứa con, một mình anh đi làm nuôi cả nhà vì chị ở nhà trông con, nên cuộc sống vật chất càng khít khao, eo hẹp, và tâm hồn càng không có chỗ trống để nghĩ chuyện “vu vơ”. Thế mà hôm nay, tình cờbài báo đã khơi dậy trong lòng anh một tình cảm đã lắng chìm theo dòng thời gian, người vợ hiền ngoan ấy chỉ biết làm lụng, chỉ biết tiết kiệm, thì có lúc chị cũng khao khát được nghe từ anh những tình cảm lãng mạn, ấm nồng yêu thương trong ngày lễ Tình Yêu chứ. Anh băn khoăn ngắm đủ các bó hoa, sau cùng quyết định mua một bình hoa to, có 24 nụ Hồng đỏ đang e ấp. Anh hí hửng ra khỏi chợ, mặt anh ngẩng lên nhìn xung quanh như muốn khoe với mọi người rằng:“Ngày Lễ Tình Yêu này của tất cả mọi người yêu nhau, trong đó có cả tôi ”. Đẩy cửa bước vào nhà, người đầu tiên anh gặp là thằng Cu Tí, con trai lớn 8 tuổi, nó hỏi ngay: - Ai cho bố hoa đẹp thế? Tabi, con em nó 5 tuổi, cũng xúm vào hỏi: - Bố lượm được hoa này ở đâu? Và cô con gái út Betsy 3 tuổi thì cứ kéo tay anh xuống để được nghịch ngợm vào món quà xinh đẹp đó. Anh phải gạt lũ con ra, lườm chúng nó một cái đầy vẻ doạ nạt, rồi hiên ngang hỏi: - Mẹ đâu? - Em đây. Tiếng chị yếm và thánh thót vọng ra. Anh hồi hộp chờ đợi chị từ trong phòng ngủ đang bước đến gần, thấy chị khựng lại và mở to mắt nhìn bó hoa, anh phải phì cười: - Sao em nhìn bó hoa sững sờ và kinh ngạc như người ta vừa nhìn thấy đĩa bay xuất hiện vậy?. Em không biết à? Hôm nay là ngày Valentine, Lễ Tình Yêu đấy. - Chẳng liên quan gì đến em. Nhưng anh lấy bó hoa này ở đâu ? - Mẹ con em toàn hỏi những câu vô duyên, bó hoa chứ có phải rác đâu mà lấy về, nhặt về? - Ở với anh 10 năm, lần đầu tiên trông thấy một bó hoa xuất hiện, ai mà không ngạc nhiên? - Anh mua bó hoa này để tặng em . Thằng con lớn reo lên: - Con biết rồi, bố mua hoa tặng mẹ ngày Valentine. Anh sung sướng nhìn thằng con trai: - Con nói đúng đấy, cô giáo ở trường dậy con phải không? Chị sững sờ, không thể tin được: - Xưa nay mình có bao giờ tặng hoa tặng hoét cho nhau đâu, mà bây giờ anh bày đặt? Anh dịu dàng nói một câu đầy văn vẻ đã đọc được trong cuốn sách nào đó: - Thì hôm nay anh sẽ bắt đầu, vợ yêu quý của anh, anh mua bó Hồng này, nhân danh tình yêu, anh trân trọng tặng cho em. Tức thì chị thảng thốt kêu lên thật to làm 3 đứa con còn đang luẩn quẩn bên cạnh cũng phải giật mình không hiểu vì sao bố nó mang về nhà một bình hoa đẹp mà mẹ chẳng hài lòng: - Trời ơi! Anh đã mua bình hoa to tổ bố này để tặng cho em hả? Anh lại mang mớ văn chương trong sách vở ra: - Đúng thế, Em ơi, mỗi một nụ Hồng sẽ là ngàn lời tình ái của anh. Xin em hãy mở cửa trái tim mà đón nhận. Chị gạt đi và rên xiết: - Thôi anh đừng nói những lời vay mượn ấy nữa, em biết anh đọc nó ở đâu rồi. Tại sao anh lại lãng phí thế? Trời ơi, phải nói là hoang tàn mới đúng. Anh có biết là anh đã tiêu xài một cách hoang tàn lắm không? Rồi chị nhìn chăm chăm vào bó hoa, xót xa: - Bao nhiêu tiền bình hoa này? - Hơn 30 đồng tính cả thuế em ạ. Anh e dè đáp và chờ phản ứng của chị. Chị lẩm bẩm tính toán: - Bằng giá hai con vịt quay. Thà rằng anh mua hai con vịt quay về, cả nhà còn được ăn vào bụng. Bó hoa này vài bữa là héo tàn, là vứt vào thùng rác. - Nhưng nó có ý nghĩa, nó nói lên tình yêu của anh dành cho em. - Thế thì tại sao anh không nói toẹt vào mặt em đây, rằng anh vẫn yêu em, việc gì phải tốn 30 đồng mua bó hoa này để nhờ nó nói giùm cơ chứ? - Ai cũng đơn giản, thực tế như em thì người ta khỏi cần trồng hoa nữa. Hãy tưởng tượng thế giới không có hoa , chỉ toàn là đồ ăn, cụ thể là vịt quay như em vừa so sánh thì cuộc đời sẽ không còn chỗ nào cho trái tim mình trú ẩn cả. Chị vẫn lải nhải trách móc: - Ngày nào cũng gặp mặt, ăn chung bàn, ngủ chung giường 10 năm nay, anh khỏi nói em cũng biết anh yêu em thế nào rồi, không ngờ hôm nay anh nông nỗi dại khờ thế đấy. - Anh muốn được nông nỗi dại khờ vì em suốt đời. Câu nói của anh làm chị dịu lại, thương cảm nhìn chồng: - Thôi lỡ rồi. Năm sau anh mà mua hoa nữa thì đừng có trách em đấy. Chị nhận bình hoa và không quên than thở: - Vừa tốn tiền lại tốn cả công. Anh coi chừng con bé Betsy đấy, nó thấy hoa đẹp là nghịch ngợm cho mà xem, lại chảy máu tay vì gai, lại xảrác ra nhà. Tự nhiên muốn rước hoạ vào thân. Anh cam kết: - Được rồi, anh sẽ trông chừng nó. Cuối cùng bó hoa trong ngày Lễ Tình Yêu của anh cũng đến tay người vợ yêu dù thật là gay go, vất vả. Bó hoa đã được sửa sang lại cho ngay ngắn trong bình, để giữa bàn trong phòng khách, trông lộng lẫy và ấm cúng hẳn lên. Người đàn bà chưa bao giờ biết nhận hoa như chị, hôm nay được làm chủ một bình hoa Hồng đẹp, do ân tình của người chồng mua tặng, cũng thấy vui vui trong lòng, chị mỉm cười và ngọt ngào : - Cho em xin lỗi nhé, vì đã đón nhận món quà ý nghĩa của anh một cách phũ phàng. Anh sung sướng: - Em ạ,vợ chồng dù hạnh phúc đến đâu chẳng có lúc gây buồn phiền cho nhau, thì chỉ có một ngày này để nói lên sự quan tâm, thương yêu nhau thôi mà. Chị bỗng thắc mắc: - Nhưng xưa kia ông bà tổ tiên mình có tốn xu nào để mua hoa tặng cho nhau đâu, mà tình nghĩa vẫn bền chặt từ đời nọ đến đời kia? Còn ngày nay yêu nhau lắm mà li dị nhau càng nhiều. - Ừ nhỉ! Hãy tưởng tượng cụ đồ nho ngày xưa, mặc khăn đống áo dài đen, một tay cắp ô, một tay ôm bó hoa Hồng lộng lẫy về tặng vợ, bà đồ nho quần sắn ống thấp ống cao đang vất vả, đổ mồ hôi, nấu cám lợn trong bếp, khói lên mịt mù. Không biết bà sẽ phản ứng ra sao? Chị Bông đáp ngay: - Nếu dây thần kinh yếu thì bà đồ nho sẽ ngã lăn đùng ra vì kinh ngạc khi biết cụ ông mua hoa về tặng mình. Ngược lại, vẫn tỉnh táo thì bà sẽ mắng ông là đồ điên, đồ dở hơi, tiền mua hoa ấy, để mà mua rau, mua cám cho lợn ăn còn ích lợi hơn. Anh âu yếm trách khéo: - Kể chi tới bà đồ nho của thế kỷ trước, ngay bây giờ cũng có bà vợ trẻ đang sống ở xứ Mỹ văn minh đã dẫy nẩy lên khi chồng mang về một bó hoa trong ngày Lễ Tình Yêu đấy thôi. Chị nũng nịu: - Anh ơi, đừng trách em nữa, bây giờ thì em đã nhận món quà của anh bằng cả tấm lòng rồi. Anh Bông cao hứng: - Tại mình chưa khá giả, anh còn muốn mua hột soàn tặng em nữa kìa, món quà này thì không bao giờ héo tàn, cho em xài cả đời. Chị lườm yêu anh: - Thôi mà, đừng có vẽ vời, bó hoa này là vĩ đại với em lắm rồi. Kìa, cu Tí, Tabi, và Betsy, các con đừng có nghịch vào hoa của bố mua tặng mẹ nhé. Ba đứa trẻ không hiểu hết ý nghĩa của bó hoa trong ngày Valentine mà bố chúng vừa mang về, nhưng bây giờ thì chúng hiểu là mẹ đang vui vì bó hoa này, nên ngoan ngoãn gật đầu và chúng nhìn bó hoa trìu mến như bố mẹ đang trìu mến nhìn nhau.
Nguyễn Thị Thanh Dương Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 20/Feb/2017 lúc 11:23am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Một sớm nọ tôi có ý muốn viếng lại cái chợ Cầu Ông Lãnh, nơi mình
từng sống ba năm Tiểu học và những năm Trung học để tìm về một chút quá
khứ tuổi mới lớn. Sau khi lòng vòng trong những con đường tum húm của
khu Chợ Cháy trước đây vốn là khu bán guốc, bán gạo, bán đường đậu, bán
thuốc rê, bán nhang đèn…, nhìn chỗ những gian hàng sung túc ngày xưa bây
giờ bị xẻ thành hai, thành ba căn phòng nhỏ híu cho từng gia đình trú
ngụ tôi chắc lưỡi thầm than cho chuyện đời đổi thay tuột dốc. Tôi nói tới đây thì thằng Mắc mở mắt ra thiệt lớn, cặp mắt nó tới bây giờ hơi kéo mây vẫn còn màu xanh ngơ ngác của người có trộn chút máu phương Tây, biểu lộ một sự vui mừng tuyệt cùng: ‘Vậy tao nhìn ra được mầy rồi, mầy là thằng S. hồi đó tối tối mầy ngồi bán thuốc lẻ dưới đường trước quán cơm lòng bò của chú Ba Tiều.’ ‘Ừ chính thiệt là tao!’ Nhận ra lý lịch nhau rồi chúng tôi trao đổi về kỷ niệm cũ, thằng nào nhớ chuyện gì thì hào hứng kể ra, tranh nói cho hết chuyện như sợ thằng kia kể mất phần. Gần già rồi mà cảnh đời tuổi thơ của hai đứa hiện về liền xì bốc khiến hai ly cà phê đá vợ thằng Mắc đem tới mời nảy giờ tan ra nguội ngắt, mồ hôi ly tuông nhỏ giọt xuống cái bàn cũ kỹ trước mặt chúng tôi. Vui ớn gì! Chúng tôi vỗ vai nhau thân thiết như những ngày mới lớn, coi như không có khoản thời gian diệu vợi mấy mươi năm lướt xẹt qua đời mình. Vậy mà khi chia tay với thằng Mắc thì lòng tôi buồn rười rượi, bước ra chỗ lấy xe cách có mấy trăm thước mà chưn bước đi xiêu bồng… Nó nói con Tẻng ở Mỹ cũng hơn hai chục năm rồi, có nhà hàng lớn đại ở khu phố Lion miền Bắc Cali mà hình như là không được hạnh phúc, chồng nó nhậu lu bù, gan ruột phổi phèo u nần chẳng kể số gì hết! Buồn không phải vì nghe những chi tiết mình không muốn nghe về người xưa mà vì mấy chữ không được hạnh phúc từ miệng của người bạn trẻ thời đăng đẳng xa xưa. Đường Sàigòn đông như hội, xe gắn máy chạy loạn xạ như đạn bắn Tết Mậu Thân ở vùng quận Sáu mà tôi thì bất chấp, cứ miên man nghĩ về chuyện xưa. Những cái háy hó khinh bỉ hay những cái nhìn bằng con mắt hình mũi tên diệt thù bao nhiêu lần phóng vô mặt mà tôi thì cứ như người cõi trên hạ xuống trần coi thế sự để về tấu Ngọc Hoàng. ‘Tao qua đó làm công cho vợ chồng nó năm năm mà tụi nó đối xử còn hơn người dưng nước lạnh, bắt làm thêm nhiều giờ mà vẫn trả lương tối thiểu theo tiêu chuẩn ngày làm tám tiếng… Tánh tao ưa thương người, thấy mấy thằng Mỹ trắng, Mỹ đen ‘hôm-lết’ rách rưới đói khổ nên múc đồ ăn cũ ra cho. Ỷ mình làm anh tao không cần hỏi chủ, có lần nó thấy, nó xỉa xói là làm như vậy tụi ‘hôm-lết’ quen thói, kéo tới đông thì chủ nhà hàng có nước xập tiệm thôi, đồ cũ để o lại bán cũng được vậy! Tao quê với mấy cô bồi bàn kể gì… thiếu điều trốn vô ‘toi-lết’ gục mặt ở trỏng luôn. Buồn tủi quá tao về đây ở lì không thèm qua bển nữa, bỏ mẹ nó không thèm chờ lãnh tiền già. Thêm xốn mắt chuyện nó tính tiền gian lận khách hàng, mỗi người ít thì chừng 2, 3 đồng nhiều thì 1, 2 chục cộng với tiền thuế không bao giờ nạp đủ cho chánh phủ. Tao nói hoài là tích tiền thì tổn đức, nó bỏ ngoài tai lại còn chê tao cù lần, nhiếc móc nào là đạo đức cù bơ chẳng lo thân chừng sau nầy già nằm một chỗ than khổ chẳng có thằng cha con mẹ ‘hôm lết’ nào tới trả ơn…. Ờ há! Tôi rười rượi buồn vì mấy lời của thằng Mắc về con em nó. Như có một sự ngửa úp hai mặt đồng tiền đối với tánh tình trước đây và hiện giờ của người con gái tôi từng để ý. Chạy lòng vòng một đổi không biết đi đâu. Tôi quành lại Chùa Bà đường Nguyễn Công Trứ kêu một ly đá chanh của quán trước chùa. Xách cái ghế vô ngồi một mình tuốt trong sân, chỗ kế bên hồ nuôi rùa để thả ký ức về thời quá khứ. Sân chùa gần thế kỷ có lẽ, thênh thang phủ lớp gạch Tàu đỏ au phẳng phui và không một chút rêu xanh. Nơi đây có một lần duy nhứt tôi và con Tẻng đứng chen chưn nghe hát hội. Chúng tôi không có nhiều kỷ niệm nhưng một hai sự kiện xưa cũng đủ nhói tim khi nhớ về. Chiều hôm đó khi tiệm bán đường đậu của nó dọn hàng đóng cửa xong thì đằng chùa Bà vang dội tiếng ò-e của gánh hát Tiều cúng Bà. Thấy tôi lơn tơn đi tới, con nhỏ nói trỏng: Hát vui lắm. Rồi không rủ rê gì hết, nó đi thẳng về phía có tiếng đờn và tiếng chập chõa vang rền. Tôi như bị nam châm thu hút lẻo đẻo đi theo. Cũng chẳng nói gì với nhau, đi là đi vậy thôi, đứa trước đứa sau. Tới nơi, người chật cứng, hai đứa phải đi xát vô nhau. Tôi lần đầu tiên có cảm giác bay hồn về hơi nóng của người trang lứa khác phái. Con nhỏ mê hay làm bộ mê mà mắt chăm bẳm ngó lên sân khấu nghe đào kép Tiều i-ê. Tôi thì chẳng mê ca hát cù lần kiểu nầy, chẳng hiểu gì hết mê sao nỗi! Nhưng tôi phân tích thái độ của nó, chịu đứng trước mặt, gần xát đến nỗi truyền thân nhiệt vô bụng tôi, chắc là rồi đây tôi phải chịu nhục thêm nữa về những cái nhìn ác cảm của a-má nó. Bà ta hễ gặp tôi là phóng một tia mắt bén như dao cau vừa khinh khi vừa ghét bỏ rồi ngó qua chỗ khác liền. Nếu có nó ở gần đó thế nào bà ta cũng chưởi nó bằng mấy tràng tiếng Tiều khiến con nhỏ chù ụ mặt. Tính trong bụng nầy nọ như vậy tôi nắm một bàn tay buông thỏng của nó hồi nào không hay. Thằng Mắc hiện ra kêu em nó về, nói nhỏ với tôi giọng không có gì là mất thiện cảm: ‘A Chệt thì không sao, nhưng a-má không ưa mầy.’ Tôi gần như thẩn thờ cả tháng vì đi qua lại nhiều lần trước tiệm của nó đều không bao giờ thấy mặt, mà cũng chẳng còn thấy nó lượn qua cửa hàng của cô tôi để đi qua chợ hàng bông như thông thường. Biết được tôi mê conTẻng mà bị a-má nó làm kỳ đà cản mũi, thằng Mẹo chọc tôi: Thôi, bỏ qua đi Tám, để tao vô cho, nhà tao giàu hơn nhà mầy nhiều. Tôi tức mình muốn gây sự nhưng thấy bộ dạng dềnh dàng của nó thì nuốt nước miếng nhịn thua. Tuổi mới lớn cũng dễ quên. Với lại kỳ thi Tú Tài I trước mắt mới bắt đầu mà những bài Toán Lượng Giác thì không phải dễ nuốt, tôi quên lững con nhỏ một thời gian dài. Cho tới sau ngày tôi thi đậu đâu chừng một tháng thì thằng Mắc kêu tôi qua nhà nó chơi. Cũng là chuyện bình thường. Bạn mời thì đi. Đường quận Tư, Xóm Bến tàu vô trong thì lầy lội, nhà cửa cất sâu trong đất ruộng, đi vô nhà sình dính vô giày ‘san đan’ trĩu nặng như dính keo, chẳng khác nào có ai kéo trì xuống. Tôi vô cùng cảm động khi nó hiện ra với cái thau nước kêu tôi rửa cẳng rồi tự tay nó rửa giày tôi đem phơi. Con nhỏ nói sau nầy giàu nó sẽ không cất tiền trong nhà mà sẽ đắp đường sạch sẽ cho thiên hạ khỏi khổ. Tôi chịu cái lòng từ thiện của nó và nói bây giờ có tiền ít mà Tẻng có cho người nghèo không? Thằng Mắc cướp lời rằng trên đường từ chợ về lần nào nó cũng cho tiền ba bốn người ăn mày, trong xóm nầy ai cũng biết nó ưa bố thí. Tôi ngó trộm gương mặt nó. Tròn trịa và rực rỡ như tiên nữ. Nó vừa xối nước rửa tay tôi vừa hỏi nho nhỏ: Đẹp hơn con Tuyết, cháu ngoại bà bán nhang không? Những đứa bán giấy số rượt đuổi nhau kéo tôi về thực tại. Chộp ực ly đá chanh nhưng sao thấy nhạt phèo. Quá khứ là ký ức, là đời sống ảo, không hiện hữu. Ngay cả nhớ về quá khứ còn không thể làm được hoàn toàn huống gì đi tìm một chút gì đó mong còn lưu tồn của quá khứ. Tôi bỏ hẳn ý định khi trở lại Mỹ sẽ lái xe xuống San Jose gặp Tẻng mặc dầu từ thành phố Fresno xuống đó cũng chẳng bao xa. Tôi tưởng tượng ra mình và Tẻng như hai con kiến bò theo xương sống của một loài cá có xương tua tủa. Tẻng đã rẽ vô một xương rẽ nào đó, rồi gặp ngã rẽ nữa, ngã rẽ nữa…, còn tôi bò tới một nhánh nào khác rồi cũng rẽ và rẽ, và rẽ…. Làm sao hai đứa có thể găp nhau khi ở trên những nhánh xương khác nhau. Như hai phân tử máu chạy trong mạch của thân thể, khó gặp nhau vô cùng. Gặp nhau thì cả hai đã cũng đổi hình thay dạng quá nhiều, không còn ‘vô vướng bận’ và thanh khiết như ngày trước… Tôi nghĩ điều khiến mình rười rượi buồn là vì thâm tâm biết không thể nhảy vô quá khứ để tìm lại những gì thời gian đã làm cho biến mất. Điều làm tôi xiêu bồng là tiếc một lòng nhân hậu không được phát triển, cũng như cảm thấy bi thương cho người xưa cũ nay đắm chìm trong những tính toán lợi lộc lừa đảo nên sẽ chẳng bao giờ tìm thấy hạnh phúc, trong tâm hồn cũng như trong thực tế. Tôi hỏi một em bán giấy số có bộ mặt thông minh nhứt khi thấy nó cầm tập giấy số xòe rẽ quạt phất phất trước mặt như mấy bà xòe bài tứ sắc dùng bài quạt khi quá nực một câu làm em ngơ ngác: Có vé trúng đường về quá khứ không? Nó trả lời bằng bộ mặt thiểu não của người buôn bán ế ẩm, nảy giờ chú ngồi đây lâu quá, con đi qua lại ba vòng mà chú vẫn còn ngồi. Thôi mua cho con mấy tờ đi, biết đâu lại trúng độc đắc. Thằng nhỏ an ủi để tôi vui lòng mua thôi. Trúng độc đắc cũng như gặp được di vật mình ưa thích thời quá khứ, khó dàng trời mây! Dễ gì! Nguyễn Văn SâmChỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 21/Feb/2017 lúc 8:51am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Miếng Thịt Heo Ngày Tết ![]()
Càng gần đến tết buổi sáng gío càng hiu hiu và se se lạnh, cái lạnh hanh
khô làm bâng khuâng và nao nức lòng người. Tết đến, mùa Xuân về. Cửa
hàng cà phê của tôi nằm đối diện nhà máy Z751 cũng nao nức mở hàng từ
sáng sớm như thường lệ và chỉ đóng cửa sau chiều 30 tết cho đến ngày nào
công nhân nhà máy đi làm lại thì cửa hàng tôi mở cửa ngày ấy Anh Tê
quanh năm là người mở hàng cho tôi. Anh đạp xe từ Xóm Mới xuống vùng
Hạnh Thông Tây, khoảng hơn 7 giờ là anh đã có mặt ở hàng tôi mặc dù
nhà máy của anh 8 giờ mới bắt đầu làm việc. Sáng nay cũng thế, anh Tê
ngồi vào cái bàn góc tường để có chỗ dựa lưng và ngắn gọn gọi:
- Đen nhỏ! Tôi bưng ra ly cà phê đen nhỏ nóng hổi, anh bỏ vào thìa đường cát và nếm thử: - Hôm nay cà phê được đấy, ngon hơn hôm trước. Cà phê của tôi thường bị khách hàng chê nghe quen tai rồi. Nghe lời khen của anh tôi giật mình ngạc nhiên, cà phê hôm nay cũng như hôm qua, như những ngày trước không hề thay đổi. Chắc là hôm nay lòng anh Tê đang phơi phới yêu đời vì gío Xuân về nên anh cảm thấy ly cà phê ngon hơn, khác lạ hơn…Tôi không dám nói ra sự thật sợ làm mất đi của anh niềm vui bé nhỏ không mất tiền mua này. Anh Tê gật gù: - Cô cứ giữ loại này đi, loại trước họ pha cà phê với hột điệp rang hay bắp rang nhiều qúa uống chẳng ra mùi vị cà phê gì cả. Loại này chắc pha chế ít hơn. Tôi nói lửng lơ: - Thời buổi bao cấp này nằm mơ thì may ra mới có cà phê nguyên chất anh Tê nhỉ. Vì các hàng cà phê như tôi chỉ đi lấy mối ở những tiệm cà phê họ rang xay pha chế sẵn. Có trời mới biết họ đã pha chế những gì vào cà phê. Và tôi bào chữa cho cà phê của mình: - Hàng cà phê của tôi bán gía bình dân cho công nhân nhà máy, loại cao cấp thì ai đủ tiền mà uống. Thời buổi gạo muối là chính ly cà phê chỉ là hàng thứ yếu. Anh Tê lấy gói thuốc lá Hoa Mai bẹp dúm trong túí ra châm lửa một điếu thuốc, vừa rung đùi hút thuốc lá vừa nhâm nhi hụm cà phê, chuyện trò: - Hôm nay nhà máy có phân phố thịt heo tiêu chuẩn tết đấy cô Bông, 29 tết rồi còn gì. Tôi được một ký cho “mẹ nó” kho trứng.. Con đông cần nhất nồi thịt kho trứng cầm cự trong 3 ngày tết. Tôi đoán đã không sai, anh Tê đang hào hứng nghĩ đến cái Tết. Tôi vui vui: - Thế thì chiều nay tôi phải đón mua lại vài ký thịt, làm món thịt đông, món thịt kho trứng để ăn tết. Tiêu chuẩn hộ dân chỉ nửa ký mỗi hộ thấm vào đâu. Những công nhân nhà máy có người vẫn bán lại những tiêu chuẩn của mình, từ hàng thực phẩm đến hàng tiêu dùng..Họ là nhà khá gỉa chê thịt tiêu chuẩn không tươi ngon hoặc nghèo mạt rệp nhưng cần tiền phải nhịn ăn nhịn dùng bán đi. Tôi bán hàng ở đây nên quen biết nhiều công nhân viên nhà máy và thuận tiện mua lại những mặt hàng này. Anh Tê là thợ hàn trong lục quân công xưởng và được lưu dụng lại. Sau 1975 trại quân cụ này đổi tên là nhà máy Z751. Không biết cái vóc dáng nhỏ con gầy gò của anh là bẩm sinh cha mẹ sinh ra hay vì nhiều năm anh làm nghề hàn lao lực, hít mùi khí, muì khói, mùi lửa mà không tươi tốt con người lên được. Anh có mái tóc dày đã thế anh còn để dài bờm xơm phủ cả trán và gáy trông anh càng héo hon thêm. Anh Tê là khách hàng uống cà phê lâu năm, anh hơn tôi 5-6 tuổi nên anh và tôi thân tình như anh em, có lần tôi hỏi thẳng: - Anh Tê để mái tóc dài bù xù cho ra vẻ văn nghệ sĩ hả? Anh cũng trả lời thẳng chẳng cần dấu diếm chi: - Tiết kiệm tiền hớt tóc nên để dài thế đấy cô Bông ơi, vài tháng hớt một lần cho đáng. Tôi được thể hỏi thêm câu nữa: - Tại sao anh cứ mặc hoài một cái áo màu xanh? chắc anh yêu màu xanh thơ mộng? - Thơ mộng gì cô Bông ơi, tôi có vài ba cái áo mặc đi làm, cái áo xanh vải kaki bền nhất nên được mặc nhiều nhất. Thế nên hình ảnh anh Tê còm ròm, mái tóc dài phủ gáy và mặc áo màu xanh đã qúa quen mắt với tôi, anh có đạp xe cách xa nửa cây số tôi cũng nhận ra anh. Anh Tê có biệt tài đánh cờ tướng, anh nổi tiếng là tay cao cờ của vùng Xóm Mới. Anh mê đánh cờ tướng như người ta mê gái đẹp, rượu ngon.. Ở xóm tôi cũng có ông mê cờ tướng và cao cờ như anh Tê. Đó là ông Vị, Hai tâm hồn đồng điệu đã nghe danh nhau, đã tìm gặp nhau. Điểm hẹn là quán cà phê của tôi. Bàn cờ đầu tiên coi như buổi ra mắt để xem tài nghệ của nhau Sau đó họ đánh cờ ăn tiền cho hào hứng chứ thì giờ đâu mà đánh chơi. Hai người ngồi vào bàn cờ là quên hết trời đất xung quanh. Tài cán anh Tê và ông Vị ngang ngửa nên kẻ được người thua cũng ngang ngửa thay phiên nhau. Có hôm anh Tê thua trắng mấy bàn đã hết tiền túi còn phải trả thêm ông Vị cái lốp xe đạp tiêu chuẩn công nhân tiên tiến anh vừa được mua trong nhà máy với gía rẻ. Thế là chiếc xe đạp của anh mai mốt có mòn vỏ thì anh mua lốp chợ đen mà thay vào. Có hôm anh Tê thắng cuộc, tiền mặt từ trong túi ông Vị bay vào nằm căng túi anh Tê, anh nhảy phóc lên xe đạp về còn ông Vị thì lủi thủi lê bước về xóm mà trong lòng chắc còn cay cú . Khi anh Tê và ông Vị khai trận cờ tướng, dần dần rất nhiều người bu quanh để hồi hộp theo dõi từng quân cờ dưới bàn tay hai đấu thủ, cùng căng thẳng, cùng reo vui hay thất vọng theo quyết định từ trong mỗi bộ óc của hai danh thủ cờ tướng. Tôi bán thêm được nhiều ly cà phê và thuốc lá và tôi bỗng thấy hãnh diện vì cửa hàng của tôi là điểm hẹn của anh Tê, ông Vị và của nhiều người đến xem màn đấu cờ.. Tôi phục vụ hai danh cờ rất tận tình. Thời gian bắt đầu đánh cờ là sau khi anh Tê tan sở lúc 4 giờ chiều, thay vì về nhà thì anh tấp vào hàng tôi, ông Vị có hẹn trước sẽ ra đúng giờ không phí phạm tí thời gian nào. Những buổi đánh cờ kết thúc sớm thì bảy tám giờ tối, muộn thì chín mười giờ đêm, hàng quán tôi cũng rộn rịp theo giờ giấc của họ. Có lần hai cao thủ đang đánh cờ thì cúp điện, dĩ nhiên tôi vội đi châm đèn dầu nhưng anh Tê và ông Vị đã không kiên nhẫn chờ đợi nổi, họ…bật quẹt gaz lên soi bàn cờ để đi mỗi nước cờ, cứ thế cho đến khi tôi mang chiếc đèn dầu ra. Chiều nay tan sở tôi thấy những công nhân ai cũng xách một xâu thịt mặt tươi như hoa vì tết gần đến và vì có miếng thịt trong tay. Tôi cũng hớn hở đợi chờ và hỏi mua thịt nhưng không ai bán, hôm nay tôi vô duyên, có lẽ ai đó đã chặn mua thịt heo của công nhân từ ngay cổng nhà máy nên chẳng đến lượt tôi. Thế thì chiều nay 29 tết hay sáng mai 30 tết tôi phải mua thịt heo chợ đen tha hồ bị bà hàng thịt chém giá Anh Tê quẹo xe đạp vào cửa hàng tôi, miếng thịt heo một ký lô của anh treo tòn ten ở tay lái xe trông thật hấp dẫn, chốc nữa vợ anh sẽ vui mừng đón nhận miếng thịt này - Sao chưa về còn vào đây uống thêm ly đen nhỏ hả anh Tê? Anh dựng chiếc xe đạp vào khuất một góc sân: - Hôm nay chúng tôi có hẹn… - Ôi, tưởng gần tết anh tạm nghỉ cờ về nhà với vợ con chứ… Anh cởi miếng thịt và đưa cho tôi cùng với nụ cười: - Nhờ cô cất miếng thịt trong thùng đá cho tươi, tôi có về trễ mẹ nó cũng không xót xa miếng thịt, tôi làm vài ván rồi về nhà. Tết và cờ tướng không ảnh hưởng gì đến nhau. Ông Vị ung dung ra đến. Những cặp tình nhân hẹn hò nhau cũng chưa chắc đúng giờ đúng hẹn như hai ông cờ tướng này. Bàn cờ nhanh chóng được bày ra, khách hàng cũng dần dần bu quanh bàn cờ. Không biết có ma lực gì người ghiền đánh cờ đã đành, mà người xem cũng ghiền luôn. Chiều nay anh Tê là người thua đậm, cuộc cờ kết thúc sớm vì anh Tê không còn tiền để chơi tiếp. Anh Tê não nề đứng dậy, khi dắt xe đạp anh nói với tôi: - Miếng thịt heo tôi gởi cô đã…thuộc về ông Vị rồi, chốc cô đưa cho ông ấy. Anh Tê đạp xe đi. Ông Vị đến bên tôi: - Hôm nay tôi gỡ được mẻ thua lần trước, tôi chẳng cần miếng thịt heo này, tôi bán lại cho cô, cô cứ trả bằng giá từng mua là được dù lúc nãy hắn tính với tôi miếng thịt đắt gía lắm, tôi đang thắng nên nhường hắn chẳng kỳ kèo… Tôi mừng rỡ trả tiền miếng thịt cho ông Vị. Thế là tôi đã mua được một ký thịt gía rẻ bất ngờ. Nhưng niềm vui trong lòng tôi chợt tắt ngúm khi nhớ đến vẻ mặt hí hởn của anh Tê lúc sáng khoe sẽ được tiêu chuẩn ký thịt này cho vợ kho trứng ăn tết, vẻ mặt tươi hơn hớn lúc nãy khi anh nhờ tôi cất miếng thịt vào thùng đá cho tươi, là anh vẫn mong muốn sẽ mang miếng thịt về nhà cho vợ. Tôi lại nhớ đến vợ anh, đã quen vợ anh như thế nào. Tôi ở Hạnh Thông Tây thì đi chợ Hạnh Thông Tây, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn đạp xe đi chợ Xóm Mới vì khoảng cách không qúa xa, chỉ hơn một cây số. Sáng hôm Chủ Nhật tôi vừa đến đầu chợ Xóm Mới đã gặp cái dáng còm ròm với áo xanh quen thuộc của anh Tê bên một phụ nữ bán chuối.trên chiếc xe đẩy. Tôi đã dừng xe lại và hỏi thăm anh Tê, anh cho biết bao lâu nay vợ anh bán chuối kiếm thêm tiền cùng với lương công nhân của anh mới đủ nuôi con. thời gian này vợ mang thai đứa con thứ tư, để phụ vợ bớt nhọc nhằn những ngày chủ nhật hay ngày nghỉ nào anh cũng đi theo vợ bán chuối, đẩy xe chuối cho vợ. Hàng chuối là một chiếc xe đẩy tự chế có 3 bánh xe, trên mặt bày la liệt những nải chuối tiêu, vì không có mặt bằng bán hàng trong chợ nên mới có loại “cửa hàng di động” như thế này. Chị bán chuối thu tiền anh đẩy xe chuối kẻo đứng lâu một chỗ bị công an phạt.. Tôi quen chị Tê từ đó, rồi mỗi khi đi chợ Xóm Mới tôi đều tìm hàng chuối xe đẩy của chị Tê để mua chuối ủng hộ chị cũng như anh Tê đã uống cà phê ủng hộ hàng tôi suốt mười mấy năm qua. Hình ảnh chị Tê đôị chiếc nón là, mặc cái áo dài tay khoác ngoài để tránh nắng và gío bụi, bụng chị mang thai mấy tháng đã to lề mề đẩy xe chuối vòng vòng khắp mấy con đường quanh chợ Xóm Mới luôn làm tôi lao xao trong lòng chút cảm thương dù tôi cũng có nỗi chât vật của riêng mình. Như một chiếc lò so bật dậy tôi vội vàng chạy ra thùng đá lấy miếng thịt treo vào tay lái xe đạp và đạp hối hả đuổi theo anh Tê sau khi đã nhờ bà hàng xóm trông hộ cửa hàng. Tưởng anh đã đi khá xa nào ngờ tôi vẫn thấy anh Tê đang còng lưng đạp xe phía trước, tôi lao nhanh đến bên anh và chặn đầu xe, cả hai cùng dừng xe đạp lại. - Sao anh Tê đi chậm thế? chắc thua cờ không còn sức đạp xe về nhà hả? - Thắng thua là thường tình, chẳng qua là xe đạp tôi nãy giờ bị tuột xích mấy lần nên ì ạch mãi … Tôi nhìn chiếc xích xe đạp của anh, nó chùng xuống như cái võng lỏng le hèn gì không tuột xích mấy lần và hai cái vỏ xe của anh đã cũ mòn như con người anh. Anh Tê đọc được ý nghĩ trong đầu tôi, anh giải thích: - Hôm tôi thua cờ ông Vị phải bán đi cái vỏ xe, nhưng vài hôm sau tôi thắng lại, tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, có bao thứ cần tiêu thế là vẫn chưa thay được cái vỏ xe mới. Tôi lấy miếng thịt từ tay lái xe tôi treo vào tay lái xe anh: - Trả lại anh miếng thịt heo này. Anh Tê ngạc nhiên: - Ơ hay, tôi đã bảo cô là tôi gán miếng thịt này cho ông Vị rồi mà. Miếng thịt đã thuộc về ông Vị. - Bây giờ miếng thịt thuộc về tôi vì ông Vị đã bán cho tôi… Không để anh hỏi han thêm tôi hạ giọng năn nỉ: - Anh Tê, chiều nay tôi đã mua được mấy ký thịt của công nhân rồi nên không cần miếng thịt này nữa anh mang về cho chị làm món kho trứng ăn tết nhé... Anh Tê cương quyết từ chối: - Tôi cám ơn lòng tốt của cô nhưng tôi biết cô bán từng ly cà phê đen, từng ly trà đá, từng điếu thuốc lá lẻ sao tôi có thể nhận không ký thịt của cô được. Tôi năn nỉ tiếp: - Đúng thế, nhưng tôi không nghèo thêm nếu không có miếng thịt này. Bao nhiêu năm anh là khách hàng cà phê quen thuộc của tôi coi như đây là món qùa tết tôi thưởng cho anh có được không? - Không, cô có là giám đốc nhà máy của tôi đâu mà thưởng công cho tôi. Cô đừng…hoa mỹ thế. Tôi cũng cương quyết: - Vậy thì tôi biếu chị Tê và các cháu nhờ anh mang về giùm nếu không tôi nhất quyết không để anh ra về đâu. Nhìn vẻ mặt và giọng nói cương quyết của tôi anh Tê hơi ngần ngừ, tôi bồi thêm: - Anh yên chí đi miếng thịt này ông Vị bán cho tôi với gía rẻ, bây giờ tôi phải về bán hàng, chả lẽ đứng đây giằng co với anh mãi à. Nói xong tôi quay đầu xe đạp lại và đi luôn một lèo, anh Tê không có chỗ mà kêu ca từ chối nữa.. Năm 1991 gia đình tôi xuất cảnh sang Mỹ, tôi đã biệt tăm tin tức anh Tê. Mỗi khi Xuân về tết đến tôi đi chợ đứng bên quầy thịt ê hề hay lúc ngồi bên mâm cỗ thịt thà đầy đủ thỉnh thoảng tôi lại chạnh lòng nghĩ đến miếng thịt heo ngày tết của anh Tê thời kỳ bao cấp sau 1975 khi xưa.
Nguyễn Thị Thanh Dương Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 22/Feb/2017 lúc 9:36am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Một phiên gác đêmĐêm đã khuya, đường vắng không một bóng người. Chiếc xe tuần tiễu của cảnh sát chạy chầm chậm quanh thành phố một vòng rồi đổi hướng đi dọc theo bờ biển. Không thấy có gì khác lạ, viên cảnh sát dừng lại, cho xe tấp xe vào lề đường và bước xuống đi bộ. Đêm nay ông có nhiệm vụ kiểm soát an ninh ở khu vực này. Đây là khu bãi sau Vũng Tàu, một vùng biển rất đẹp, bãi cát sạch và nước biển xanh trong. Vào mùa hè, thiên hạ ra đây nghỉ mát đông lắm, nhưng ít ai dám bơi ra xa, vì nơi đây có sóng lớn nguy hiểm. Một lá cờ màu đen vẽ hình sọ người với hai khúc xương chéo nhau để cảnh báo du khách, thế mà vẫn có những người bất chấp hiểm nguy, cứ liều lĩnh bơi ra thật xa để chơi trò nhảy sóng, hoặc trượt ván nuớc. Đã xảy ra nhiều vụ chết đuối, nên người ta dựng một chòi canh để quan sát và báo động cho toán cứu cấp trên cái tàu đậu ở ngoài khơi, để kịp thời cứu những người đang bị sóng cuốn. Chòi cao độ bốn, năm mét, lên chòi phải dùng thang. Chòi xây trên một cái sàn bằng xi măng chống bởi bốn cái cột cũng bằng xi măng trông vững chắc, nhưng cái chòi lại nhỏ xíu, giống như một túp lều nhỏ, diện tích chưa tới bốn mét vuông, vừa đủ cho một người ngồi thoải mái để nhìn ra xa, dùng ống dòm quan sát. Chòi có mái che nắng làm bằng tôn, phủ một lớp sơn màu nâu , xung quanh là bốn bức vách gỗ chỉ cao tới ngực, phía trên tứ bề đều để hở. Một trong bốn bức vách để chừa một khoảng trống nhỏ làm cửa ra vào, duới chân cửa là một cái thang bằng sắt có tay vịn, nối liền với mặt đất. Bây giờ đang là mùa đông, không ai đi tắm biển vào thời tiết lạnh như thế này, nên chòi bỏ không. Viên cảnh sát nhìn đồng hồ đã hơn 11 giờ khuya, đang giờ giới nghiêm. Thành phố thời chiến tranh im lìm như thành phố chết, ngoài đường không một bóng người, những bóng điện đường toả ánh sáng vàng vọt càng tăng thêm vẻ thê lương. Xa xa, biển đang gầm thét, sóng lớn ầm ầm xô vào bờ, gió ào ạt đem theo hơi nước càng làm không khí thêm lạnh lẽo. Tay cầm cây đèn pin, ông bước những bước thong thả dọc theo bãi vắng. Ngang qua cái chòi, ông dừng lại, châm một điếu thuốc. Khói thuốc làm ông cảm thấy ấm hơn, ông nhìn bóng mình đổ dài trên bãi cát, rồi lại nhìn ra ngoài khơi. Biển cả mênh mông bây giờ trông giống như một khối đen khổng lồ đang dập dềnh lên xuống, nước triều lên làm mặt biển như bị nâng cao. Thiên nhiên về đêm đầy vẻ bí hiểm và đe dọa. Ông nghĩ giờ này mà được chui vào chăn ấm thì sướng biết mấy. Rồi ông lại tặc lưỡi nhủ thầm, cũng chỉ còn hơn một tháng nữa là mình sẽ đổi qua làm ca ngày, thôi ráng chịu khó thêm một thời gian ngắn nữa. Ở đồn cảnh sát này, người ta chia phiên làm đêm, mỗi người phải làm ca đêm hai tháng, sau đó đến lượt người khác. Năm nay, thời tiết mùa đông có vẻ khắc nghiệt hơn mọi năm. Ông quấn lại cái khăn quàng cổ cho bớt lạnh, thì bỗng nghe có tiếng trẻ khóc, tiếng khóc yếu ớt nghe như tiếng mèo kêu, chỉ vài giây rồi im bặt. Thoạt đầu ông cứ tưởng mình nghe lầm, có lẽ chỉ là tiếng gió. Nghe ngóng một hồi, không thấy động tĩnh gì thêm, ông dụi tắt điếu thuốc rồi lại tiếp tục nhiệm vụ tuần tiễu. Nhưng khi ông vừa dợm cất bước thì tiếng khóc lại cất lên, lần này rõ hơn, đó là tiếng khóc của một đứa bé sơ sanh chừng vài tháng tuổi. Ông nhìn quanh quất, không thấy ai cả, ông rợn người nghĩ đến chuyện ma quỷ. – Hừ, có lẽ nào… Như để trả lời, tiếng khóc lại vang lên ngằn ngặt, xen lẫn trong tiếng khóc là những tiếng nói ngắt quãng như xoa dịu, hay dỗ dành chẳng biết, nhưng rõ ràng là tiếng người. Ông định hướng và thấy những tiếng động đó phát ra từ phía cái chòi canh. Vội vàng đề cao cảnh giác, ông đặt tay lên báng súng, thận trọng bước tới. Khi còn cách cái chòi chừng vài thước, ông dừng lại quan sát. Chòi cao ngang cột điện, nên ánh đèn soi vào bên trong, cái chòi cũng sáng như có đèn. Ông nhìn thấy rõ có người đang ngồi gần cửa. Theo thói quen nghề nghiệp, ông lùi lại mấy bước, cất tiếng hô dõng dạc, ra lệnh: – Cảnh sát đây! Những người ở trên đó hãy xuống hết! Không có tiếng trả lời, cả tiếng trẻ khóc cũng im bặt dường như đang bị bịt miệng. Chờ thêm vài phút vẫn không thấy động tĩnh, ông dùng cán cây đèn bấm gõ mạnh vào cái thang sắt, nói lớn hơn: – Tôi lặp lại, đây là cảnh sát! Ra lệnh những người trên chòi phải xuống hết, nếu không tôi sẽ bắn. – Ấy chớ, đừng bắn! Tôi xuống ngay đây, ông cảnh sát. Tiếng một người phụ nữ kêu lên hốt hoảng. Tiếp theo là những tiếng khua động lịch kịch, và từ trên khung cửa, một người đàn bà xuất hiện, một tay bế đứa bé, tay kia vịn thang, run rẩy leo xuống. Ông sửng sốt nhận ra đó là một cô gái rất trẻ, chỉ chừng 17, 18 tuổi, trên khuôn mặt hốc hác, đôi mắt mệt mỏi vì thiếu ngủ đang mở to đầy vẻ sợ hãi. Cô ta mặc một cái áo lính đã cũ và bẩn thỉu, chân đi đôi dép nhựa, dáng nghèo khổ, lam lũ nhưng không có vẻ bất lương. Xuống tới mặt đất, cô ta vội ôm chặt đứa bé vào lòng để che cho nó khỏi lạnh. Ông hỏi: – Trên kia còn ai nữa không? Bấy giờ cô ta mới ngẩng lên, thấy trước mặt mình là viên cảnh sát già, tóc bạc hoa râm, trông có vẻ hiền lành, cô yên tâm và giọng đã hết run: – Dạ không! Chỉ có mình cháu và đứa bé. – Để tôi kiểm chứng lại đã. Ông nói và leo lên thang, tới lưng chừng, ông bật đèn pin, lia chùm ánh sáng rà một vòng khắp căn chòi nhỏ để kiểm soát. Không thấy có dấu hiệu gì khả nghi, ông đi xuống và dịu giọng hỏi: – Con ai thế? Không phải cô bắt cóc nó để đòi tiền chuộc đấy chứ? – Dạ cháu đâu dám. Đứa bé này là con của cháu. – Có gì chứng minh không? – Cháu sẽ cho nó bú, chắc nó cũng đang đói. Vừa nói, cô ta vừa vạch áo sửa soạn cho con bú. Ông vội vã xua tay: – Thôi khỏi, để lát nữa đi, tôi tin cô. Bây giờ cho tôi coi thẻ căn cước. – Thưa ông cảnh sát, cháu mới 17, chưa đến tuổi lấy thẻ căn cước. Nhìn khuôn mặt non choẹt của đứa con gái, ông cau mày thở dài: – Hừm! mới 17 tuổi mà đã bụi đời, bỏ nhà đi hoang? – Thưa ông, cháu đâu có bỏ nhà đi… – Nếu vậy tại sao cô lại ở đây giờ này? Cô có gia đình không? Nhà cửa, cha mẹ cô đâu? Cô gái cúi đầu buồn bã, ngần ngại một hồi, rồi mới bắt đầu kể: – Má cháu mất rồi, cháu ở với cha và mẹ ghẻ. Ba cháu làm nghề đi biển, lâu lâu mới về nhà, ổng chẳng bao giờ để ý đến cháu, phó mặc cháu cho mẹ kế muốn đối xử với cháu ra sao cũng kệ. Cháu học hết tiểu học thì phải ở nhà giữ em và làm việc nhà cho mẹ ghẻ cháu rảnh rang đi đánh bài. Cách đây mấy tháng, ba cháu bị tai nạn, hôm đó bão lớn lắm, ghe đánh cá của ba cháu bị lật, ba cháu bị sóng cuốn đi mất tích. Mẹ ghẻ cháu nói vận đen là tại cháu, bà không muốn chứa đứa con gái chửa hoang ở trong nhà xui xẻo, nên đuổi cháu đi… – Thì ra là vậy, thế cô không có chồng à? Cô gái cúi mặt giấu vẻ xấu hổ, ngượng ngùng, một lúc mới lí nhí nói: – Cháu có bạn trai, tụi cháu thương nhau, nhưng không có tiền làm đám cưới. – Cha đứa nhỏ đâu rồi? Anh ta phải có trách nhiệm chứ? – Anh ấy thương cháu lắm, nhưng chưa có điều kiện đem cháu theo. Anh Bình là lính, đang đi hành quân. – Cơ khổ, chưa có điều kiện lập gia đình mà lại để cho có con, tệ quá. Thế gia đình anh ta có biết việc này không? Họ khoanh tay làm ngơ à? – Anh Bình mồ côi cả cha lẫn mẹ từ thuở nhỏ, anh sống trong viện mồ côi, lớn lên đi lính nhảy dù, bây giờ là hạ sĩ nhất. Bình không có bà con thân thuộc nào hết. Viên cảnh sát thấy lòng se lại, cô gái này lâm vào đường cùng rồi, không biết nên giúp cô ta bằng cách nào? Nghĩ ngợi một hồi, ông thở dài: – Tội cho cô quá, nhưng cô không thể ở đây được. Tôi sẽ đưa cô vào viện tế bần, ở đó họ nuôi cơm, và có chỗ trú cho hai mẹ con. – Lạy ông đừng làm vậy, cháu chết mất. – Sao thế? Vì lẽ gì cô không muốn vào đó? Cho dù viện tế bần chẳng phải là một nơi sung sướng, thoải mái, nhưng ít nhất cô cũng có cơm ăn, và không phải ở ngoài trời những đêm lạnh như thế này. – Cháu còn tiền ăn. Trước khi theo đơn vị đi hành quân, Bình cho cháu một số tiền, và hẹn tết này về phép sẽ lo cho mẹ con cháu. Từ giờ đến tết cũng chỉ còn chưa tới một tháng nữa… Thấy ông làm thinh, cô năn nỉ: – Tiền anh ấy cho, cháu nhín nhút cũng còn lại chút ít, nhưng không đủ để mướn nhà. Xin ông cho cháu ở tạm đây ban đêm thôi, ban ngày cháu sẽ làm bất cứ việc gì người ta mướn để kiếm tiền nuôi con, trong khi chờ ba nó về. – Nhưng ở đây lạnh lắm, cô và đứa bé sẽ bị ốm mất. – Đỡ hơn là ở ngoài trời, vì dù sao mẹ con cháu cũng có được cái mái che, và bốn bức vách tuy thấp nhưng cũng chắn gió được phần nào, nếu nằm ngay xuống sàn. Ông cau mày, hoàn cảnh cô gái này đáng thương quá, nhưng ông không thể làm sai nguyên tắc. Buồn bã, ông lắc đầu: – Không được đâu, đây không phải là chỗ trú cho những người vô gia cư. Địa điểm này thuộc khu vực an ninh do tôi phụ trách, nếu có ai báo cáo có người ở lậu nơi đây, thì tôi sẽ bị khiển trách vì không làm tròn nhiệm vụ. Cô ta oà lên khóc: – Cháu không muốn ông bị rắc rối, nhưng quả thật cháu không biết phải làm thế nào… Bình không biết là cha cháu mới chết, và cháu bị đuổi ra khỏi nhà. Nếu cháu bị bắt vô viện tế bần thì anh ấy làm sao kiếm được cháu? Bình hẹn khi về phép sẽ tới đây tìm mẹ con cháu, vì trước kia tụi cháu vẫn hẹn hò ở chỗ này. Ngày nào cháu cũng bồng con ra đây chờ… Viên cảnh sát chợt thấy tim xao động, ông nhìn người mẹ trẻ đang ôm con đứng co ro trong gió lạnh, với vẻ thương cảm. Ông bối rối không biết phải hành động như thế nào? Hơn ba mươi năm tận tụy trong nghề cảnh sát, ông được tiếng là một người có tinh thần trách nhiệm, làm việc đúng nguyên tắc. Chưa bao giờ ông gặp một trường hợp khó xử như lần này. Đúng lý ra thì ông phải đưa cô ta về bót, và chắc chắn cô sẽ bị tống vào viện tế bần cùng chung với đủ mọi hạng người cặn bã của xã hội: những tên lưu manh, du thủ du thực, những gái điếm ăn sương, những tên ghiền ma túy, lưu manh, bụi đời… Viện tế bần tiếng là trạm cứu tế, nhưng thật sự chỉ là một trại giam lỏng, điều kiện sinh sống rất tồi tệ, luật lệ lại khắt khe nên chẳng ai muốn vô, những người vô gia cư vẫn thích ở bên ngoài, cho dù có bị đói khát. Làm vậy thì ông không nỡ, nhưng nếu làm ngơ cho cô ta ở trong cái chòi này là bất hợp pháp. Ông thừ người suy nghĩ, giữa lương tâm và chức nghiệp, ông không biết phải nghe theo bên nào. Cô gái này có vẻ lương thiện và ngây thơ rất đáng thương, cô ta chỉ có một hoài bão nhỏ là đợi người tình về, anh ta sẽ có kế hoạch để lo cho mẹ con cô. Một mối tình nghèo thật cảm động, và những lời van xin của cô làm ông mủi lòng, nên ông cứ đứng đó mà suy nghĩ, đắn đo cân nhắc mãi. Sau cùng lòng trắc ẩn đã thắng, ông nghĩ thầm cũng chỉ còn hơn ba tuần nữa, thôi thì hãy cho cô ta một cơ hội, biết đâu… Còn việc làm sai nguyên tắc, ta sẽ giải thích với cấp trên sau. Đứng thẳng người lên, ông nói: – Thôi được, tôi sẽ lờ đi cho cô, cô có thể ở đây cho tới hết ngày mùng 3 Tết. Đó là tất cả những gì tôi có thể giúp cô trong quyền hạn của tôi, sau đó tôi sẽ không nhân nhượng với cô nữa. – Cháu cũng chỉ xin có thế, cám ơn ông ngàn lần. Vừa nói cô ta vừa quỳ xuống, chắp tay lạy như tế sao. Ông bất nhẫn quay đi, nói: – Đứng lên đi! đừng làm thế. Cô có thể ở tạm lúc ban đêm, nhưng ban ngày cô phải rời khỏi đây trước khi trời sáng, kẻo mọi người qua lại sẽ thấy. – Dạ! cháu hứa sẽ ra đi thật sớm, cháu cũng giữ sạch sẽ, không xả rác và không để lại dấu vết gì, ông yên tâm. – Thôi bây giờ hai mẹ con lên chòi đi nghỉ đi. Nghĩ ngợi làm sao, ông cởi cái khăn len trên cổ, đưa cho cô ta: – Ở đây gió máy, cô hãy dùng tạm cái khăn quàng của tôi quấn cho cháu bé, đừng để nó bị lạnh. Rồi ông ra xe, lái tới một khách sạn đang xây cất ở gần đó, đi vòng ra phía sau, chỗ người ta để những vật liệu phế thải, ông tìm được mấy miếng giấy carton lớn. Quay trở lại cái chòi, ông đưa cho cô gái: – Cô lấy mấy tấm bìa cứng này, che lên chỗ trống để chắn gió. Nhớ dẹp đi khi trời sáng, đừng để người ta thấy. Đứa bé bỗng ré lên khóc làm ông giật mình, nghĩ ngợi một lúc, ông lục trong túi áo, lấy hết số tiền lẻ đưa cho cô ta: – Cầm đi, mai mua sữa cho đứa nhỏ, đừng để nó đói tội nghiệp. Nói xong, không cần nghe cô ta cám ơn, ông bỏ đi, lòng nửa vui, nửa buồn nhưng nhẹ nhàng thanh thản vô cùng. Từ đó, mỗi khi đi tuần ở khu vực này lúc ban đêm, ông vẫn nhìn thấy bóng hai mẹ con người đàn bà khốn khổ trong cái chòi bỏ hoang. * * * Một tuần trước tết nguyên đán, viên cảnh sát được nghỉ phép, ông đưa cả gia đình về quê vợ ở Bạc Liêu để ăn tết. Khi trở lại, ông không thấy hai mẹ con họ đâu nữa, căn chòi bỏ trống, mọi vật vẫn y như cũ. Cô ta đã giữ lời hứa, ra đi không một lời từ giã. Ông băn khoăn không biết số phận hai mẹ con họ ra sao, trôi nổi về đâu? Ông bồi hồi thương cảm một lúc rồi quay bước, ông phải tiếp tục nhiệm vụ. Thời gian qua, mọi việc chìm vào quên lãng, cho tới ba tháng sau, ông nhận được một bức thư gởi về ty cảnh sát Vũng Tàu, một bức thư rất đặc biệt, không có tên người nhận, ngoài phong bì chỉ đề có dòng chữ “Gởi người cảnh sát tuần tiễu khu bãi sau trong khoảng thời gian trước Tết.” gởi về ty cảnh sát Vũng Tàu, vậy mà cũng tới tay ông. Tò mò, ông mở phong bì, một lá thơ rơi ra: “Trại gia binh Long Bình ngày… tháng… năm 1969 Thưa ông cảnh sát, Cháu rất ân hận đã sơ ý không hỏi để biết tên ông, ân nhân của gia đình cháu. Chắc ông còn nhớ người thiếu phụ trẻ với đứa con nhỏ ông gặp trong cái chòi hoang ở bãi sau Vũng Tàu, cách đây vài tháng? Chính là cháu đó. Nhờ lòng nhân của ông, mẹ con cháu đã sống sót qua mùa đông. Chồng cháu đã về kịp lúc để lo cho mẹ con cháu. Anh Bình đã xin được một căn nhà ở trong trại gia binh và đón mẹ con cháu về, căn nhà tuy nhỏ nhưng rất ấm cúng. Trước khi rời khỏi nơi đây, vợ chồng cháu có đi tìm ông để từ giã, nhưng không được gặp, cầu mong thư này sẽ tới được tay ông, để ông được biết một tin vui về hai mẹ con cháu. Anh Bình và cháu mới làm hôn thú, và khai sanh cho đứa nhỏ. Bây giờ cuộc sống của vợ chồng cháu đã tạm thời ổn định, Bình có lương hạ sĩ, được thêm tiền trợ cấp vợ con, còn cháu buôn bán lặt vặt phụ thêm, nên cũng đủ sống. Gia đình cháu có được ngày nay, một phần cũng là nhờ ông đã cho cháu một cơ hội. Cháu rất mong được gặp lại ông, một người cảnh sát rất nhân từ, tốt bụng. Khi nào có dịp đi ngang qua trại gia binh ở dưới chân đồi Long Bình, cách Biên Hòa chừng một cây số, xin mời ông ghé chơi, nhà chúng cháu ở dãy H, nhà số 32, cho vợ chồng cháu được nói một lời tri ân. Cầu xin Phật trời phù hộ cho ông và gia đình ông được mọi điều tốt lành. Kính thư Nguyễn Thị Nhiên và chồng là Đỗ An Bình” Đọc xong lá thư, viên cảnh sát mỉm cười cảm động, không ngờ hành một vi nhân đạo nhỏ nhoi, không đáng gì lại có thể cứu vãn cuộc tình của hai người trẻ tuổi đáng thương. Ông nhủ thầm, bây giờ ta có thể yên tâm về họ, nhưng còn ta, danh dự của một người cảnh sát không cho phép ta nói dối, không thể cứ giấu nhẹm mãi chuyện này. Bổn phận của ta là phải báo cáo hết sự thật, rồi tới đâu thì tới, cho dù có bị khiển trách hay bị hình phạt nào chăng nữa, ta vẫn không buồn vì đã làm được một việc đúng với lương tâm. Nghĩ vậy, ông mạnh dạn cầm lá thư tới Ty Cảnh sát, xin gặp ông trưởng phòng. Chậm rãi ông kể lại hết sự việc, nghe xong, ông trưởng phòng tên Hoà cười ha hả, vỗ vai bạn mà rằng: – Nếu cậu cứ lờ đi không nói thì cũng chẳng ai biết, nhưng mà cậu đã tự ý khai ra… Hà hà! cũng tốt thôi, nhưng đã biết cậu vi phạm nội qui, thì tôi không thể không phạt cậu. Vì tinh thần tự giác, có thể cậu sẽ được hưởng trường hợp giảm khinh nếu báo cáo đúng hạn, đằng này để tới bây giờ là quá trễ. Tôi phạt cậu phải gác đêm hai tuần liền, bắt đầu từ thứ hai tới, thế cho một viên cảnh sát được nghỉ phép vì vợ đẻ. Thế nào? Có kêu ca oan ức gì không? Ông lắc đầu, cười ngượng nghịu: – Nếu đem lên bàn cân, thì hai tuần lễ phạt chắc chắn sẽ nhẹ hơn cái lá thư này nhiều. – Tôi cũng nghĩ thế. Cả hai cùng cười xòa, họ bắt tay nhau từ giã. Rời khỏi văn phòng, ông bước những bước nhẹ tênh trên hè phố. Ông phóng tầm mắt nhìn ra xa xa, cảnh vật hôm nay sao đẹp quá, chim chóc ca hót ríu rít, gió xôn xao và hoa cỏ dường như xanh tươi hơn mọi ngày. Mùa xuân đã về trên khắp nơi, thành phố biển dường như sinh động hẳn lên với những tiếng sóng rạt rào từ ngoài khơi xô vào bờ tung bọt trắng xoá, tiếng sóng nghe như tiếng reo vui, hay lòng ông đang vui? Ông nghĩ về đôi vợ chồng trẻ nọ, về cái gia đình nhỏ bé của họ và mỉm cười, thấy lòng ấm áp lạ thường. Phương Lan Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 23/Feb/2017 lúc 7:34am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 201 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |