Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Feb/2017 lúc 10:11am

BỆNH THẬN DO TIỂU ĐƯỜNG- UNG THƯ

1. Bệnh thận do tiểu đường


Thận của nhiều bệnh nhân tiểu đường dày thêm từ từ với thời gian và trở thành dần dần có sẹo. Các ống sinh niệu (nephron) –nhữngđơn vị chức năng và cấu trúc cơ bản của thận--trở thành rò rỉ và để cho albumin thoát theo nước tiểu ra ngoài (albumin là một protein do gan sản xuất).Sự tổn thương của thận có thể kéo dài nhiều năm trước khi bệnh nhân thấy có triệu chứng và mất khả năng lọc máu,
kiễm soát sự quân bình dịch chất của cơ thể và loại bỏ các chất thải
Đọc tiếp:

http://tintuccaonien.blogspot.ca/2016/09/benh-than-do-tieu-uong.html#more

2. Ung thư - chữa trị bằng chính bản thân người bệnh.

 Fr: Kim Oanh P* Khanh Nha

Hầu hết mọi người suy sụp về mặt tinh thần khi nghe mình mắc ung thư. Nhưng với chế độ ăn uống đúng, bệnh có thể thuyên giảm và cho kết quả kỳ diệu. Đó là kết quả tổng hợp của cả Việt nam và thế giới.
Đọc tiếp : 
http://www.songkhoe.net/song-hay/ung-thu-chua-tri-bang-chinh-ban-than-nguoi-benh-hay-bo-ra-1-phut-doc-bai-nay-truoc-khi-qua-muon.html
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23662
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Feb/2017 lúc 11:59pm

Đầu Năm Xông Đất Nhà Thương


Hình minh họa

Lời người viết: Xin chia sẻ với bạn đọc bốn phương một kinh nghiệm về phản ứng thuốc.

*****

Còn hơn tuần nữa là Tết mà ba tôi thình lình ngã bệnh phải vô nhà thương. Trong gia đình, Ba hay Má tôi mà bệnh lên một cái là chị em chúng tôi cũng bệnh theo. Ngày nào chúng tôi cũng thay phiên nhau đứa sáng đứa chiều túc trực bên ba để chăm sóc vỗ về và trấn an ông vì ông bị chứng hospital delirium, một trạng thái hỏang lọan tinh thần, đầu óc mụ mị, lẫn trí nói sảng trong thời gian nằm bệnh viện.

Cách nay ba tuần ba tôi bị sưng chân, hai ống chân sưng phù như chân tượng nặng nề rất khó xê dịch. Bác sĩ gia đình nghĩ là bị viêm nên cho uống trụ sinh. Sau một tuần, thấy không thuyên giảm, bác sĩ bèn đổi sang thuốc lợi tiểu, đồng thời gởi ông đi ultra sound thận.
Nhưng sau năm ngày uống thuốc lợi tiểu, ông bỗng thấy đau rát khắp người, môi sưng vù và lỡ loét. Ngoài ra trên tay và chân, nhiều nhứt là ở lưng xuất hiện những quầng đỏ giống như bị lửa làm phỏng. Em gái tôi, người săn sóc ông hằng ngày chưa kịp đưa ông đi bác sĩ khám, chỉ tạm thời thoa kem dị ứng thì qua ngày sau cả tấm lưng ông bị bong da rỉ nước rất dễ sợ. Hỏang quá, em tôi bèn kêu ambulance chở ông thẳng vào nhà thương cấp cứu. 

Tại đây, sau khi hội chẩn, các bác sĩ kết luận là ông bị thuốc phản ứng làm cháy da nhưng không biết chính xác thủ phạm là thuốc trụ sinh Augmentin Duo forte hay  là thuốc lợi tiểu Aldactone.
Ngay lập tức, họ cho làm blood transfusion để loại chất thuốc gây phản ứng trong cơ thể ông rồi sau đó gởi ông đến một bệnh viện có phân khoa chữa phỏng để điều trị. Hội chứng phỏng vì phản ứng thuốc này có tên là Stevens - Johnson Syndrome (tên của hai vị bác sĩ).

Ở phân khoa chữa phỏng, ông đuợc chữa trị y như một người bị phỏng, ông được quấn băng gần khắp cả người. Việc chữa trị sẽ không khó khăn lắm nếu như ông không bị “dị ứng” với nhà thương. Nhưng khổ nỗi với tình trạng hospital delirium trầm trọng của ông, ông đã gây phiền phức rất nhiều cho đội ngũ y tá săn sóc ông hằng ngày vì  ông luôn có ảo giác họ là những kẻ xấu muốn giết hại ông nên mỗi khi họ đến gần để đo áp huyết, lấy nhiệt độ hay lau mình, thay băng cho ông thì ông có phản ứng chống trả dữ dằn đối với họ như đánh, đá, phun nước bọt, vv. Do đó họ yêu cầu chúng tôi nên thường xuyên có mặt để nói cho ông biết là họ sắp làm gì để ông chịu nằm yên cho họ thi hành phận sự .

Nhưng cũng có lúc ông không nhận ra con cái, ông cứ nói sảng cho là chúng tôi hùa theo bọn người xấu làm hại ông và ông kêu cứu ầm ĩ. Đứa nào vuốt ve dỗ dành ông thì ông hất tay ra nói:
     - Tụi bây ác lắm, đừng có làm bộ vuốt vuốt, con mà muốn hại cha tưởng tao không biết à.

Những lúc như vậy thì chúng tôi cũng đành bất lực đứng xa ra mà nhìn. Vì miệng ông bị bỏng lỡ không thể ăn uống, họ phải chuyền ống dẫn thức ăn qua đường mũi vào dạ dày. Khó khăn lắm họ mới hòan tất được việc  này nhưng tối đó ông lên cơn hỏang lọan la hét om sòm, kêu cứu với người nhà hết người này tới người nọ rồi cuối cùng giựt đứt hết dây nhợ trên người báo hại hôm sau cả dàn y tá phải đè ông xuống gắn lại rồi sau đó thì phải cột hờ hai tay ông vào thành giường để ông không táy máy phá họai lần nữa. Hai chị em tôi đứng cạnh bên ông, hỗ trợ tinh thần ông suốt từ đầu đến cuối mà cảm thấy đầu óc căng thẳng mệt mỏi làm sao. Ấy vậy mà những người y tá không tỏ vẻ gì là khó chịu hay than phiền, trái lại còn luôn miệng nói “Sorry Papa” có lẽ vì họ đã quá quen thuộc với những tình huống bất trắc như vậy rồi. Chúng tôi thật hết sức biết ơn họ. Họ đúng là thiên thần, những thiên thần được gởi xuống thế gian cứu nhân độ thế, rất dịu dàng, nhẫn nại, tận tâm, làm tròn chức năng của mình đối với tất cả bệnh nhân bất kể chủng tộc hay giai cấp nào.      

Hôm mùng một tết vào thăm ông, tôi hỏi ông nhận ra tôi là ai không. Ông nhìn tôi một lát rồi lắc đầu. Tôi cầm tay ông thủ thỉ nói:
     - Con là con gái lớn của ba nè, đứa con mà ba thương nhứt nhà đó. Ba biết không,  bữa nay là mùng một Tết, ba lì xì cho con đi. Hồi xưa mỗi lần Tết, ba hay mua mấy cuồn giấy số để lì xì cho bà con hàng xóm lấy hên năm mới, ba nhớ hông. Tết vui lắm, có đốt pháo, múa lân, đi tới nhà ai cũng có bánh mứt, nước ngọt, trái cây ê hề nhưng ba chỉ thích lai rai cắn hột dưa thôi. Sáng mùng một mình đi mừng tuổi bà nội, sau đó xông nhà dì Ba, chị của má rồi ở đó ăn trưa với gia đình dì. Dì chiên bánh củ cải, bánh tét ăn với “xái thào cáo” (củ cải ngâm nước mắm đường) và dưa chua ngon lắm. Ba rất thích bánh củ cải của dì, nói dì làm ngon hơn của bà nội, ba nhớ hông? Món gì của dì, ba cũng khen ngon hơn của bà nội. Tụi con chọc ba nói là ba muốn nịnh chị vợ chớ gì.

Mặc cho tôi kể lể, ông cứ trơ trơ không biểu lộ cảm xúc gì làm tôi vô cùng lo lắng. Chẳng lẽ ba tôi đã mất trí rồi hay sao? Không thể nào, trước khi vào bệnh viện, ba vẫn bình thường, đâu có dấu hiệu gì là lú lẫn. Tại sao mới có mấy ngày mà ông trở thành như vậy. Tôi hy vọng đây chỉ là cơn loạn trí tạm thời do không thích nghi với môi trường bệnh viện và hậu quả của quá nhiều thuốc men theo lời các bác sĩ.

Mặc dù ông đã được cho uống antipsychotic,  thuốc  chống rối lọan thần kinh ngày hai lần nhưng với một liều lượng nhỏ thì không đủ giúp ông ổn định tinh thần. Bác sĩ không dám tăng liều mạnh hơn bởi vì sẽ ảnh hưởng đến bệnh Parkinson của ông. Do đó đêm nào ngủ được một chút, giựt mình thức dậy, ông cũng  kêu réo cả nhà và la hét dữ dội hoặc nói sảng làm những bệnh nhân ở các phòng lân cận không ngủ được. Đôi khi ban ngày ông cũng bị tình trạng này, lẩn thẩn nói bâng quơ chuyện gì đâu đâu. Chúng tôi thường nhắc ông những kỷ niệm cũ, nhưng nói một đường thì ông trả lời một ngả chẳng ăn nhập gì với nhau. Còn khi nào tỉnh táo, nhận ra được chúng tôi thì ông theo thói quen của người Tiều, câu đầu tiên của ông là:
      - Tụi con ăn cơm chưa? 
Thằng em nói:
     - Chưa ba, chút nữa về ăn, tụi con chưa đói đâu ba.
Ông bảo:
    - Con coi đồ ăn của nhà thương đem lại cho ba có món nào ăn được thì ăn đỡ đi, đồ ăn này bổ dưỡng lắm nhưng ba ăn không vô.
Quay qua thấy tôi đấm đấm cái lưng, ông hỏi:
      - Bộ con đau lưng lắm hả? Có uống thuốc hông? Thôi ngày mai khỏi vô thăm ba đâu. Ở nhà nghỉ đi, ba biết con nhiều công chuyện lắm mà.
Ba tôi là vậy đó, trong tiềm thức ông là lúc nào cũng lo cho con cái, sợ con đói con đau.   

Sau một tháng ở bệnh viện, tuy chưa bình phục hẳn nhưng bác sĩ đã cho về. Sau trận bị phản ứng thuốc này, ông rất yếu, nhìn ông như một cây khô không còn chút nhựa sống nào, như ngọn đèn đã cạn dầu sắp tắt tới nơi. Và ông vẫn chưa hết hỏang lọan. Ông cứ tưởng ông còn ở trong nhà thương, nửa đêm kêu thất thanh từng đứa cháu ngọai. Em tôi trên lầu chạy xuống nói:
      - Ba ơi! con nè ba, Lan nè, ba đang ở nhà chớ không phải nhà thương đâu. Giờ này mới nửa đêm, ba ngủ lại đi cho tụi con ngủ.
Ông hỏi lại:
      - Vậy hả? Ở nhà hả? Vậy con Mẩn và con Mai đâu?
Em tôi phải kêu tụi nhỏ dậy xuống cho ông thấy mặt thì ông mới tin và chịu ngủ lại.

Ba tôi năm nay đã 90. Tai ông đã điếc, mắt ông đã mù một bên vì bệnh macular degeneration (thoái hóa võng mạc do tuổi già), bên còn lại chỉ thấy mờ mờ. Ông lại bị bệnh Parkinson, căn bệnh này với thời gian sẽ dẫn đến tình trạng mất trí nhớ. Nếu ông phải sống thọ thêm nhiều năm nữa thì ông sẽ mù hòan tòan và mất trí vĩnh viễn. Cứ nghĩ tới là tôi không cầm được nước mắt thương xót cho ông. Càng thương tôi càng muốn ba tôi chết sớm được ngày nào hay ngày nấy cho đỡ bị hành hạ thân già. Đêm nào tôi cũng cầu xin ơn trên cho ba tôi sớm được mãn phần về quê yên nghỉ cho xong một kiếp người. 

Một kiếp người có được mấy ngày vui hưởng, còn lại chỉ tòan là đau thương và nước mắt! Ấy vậy mà không biết tại sao người ta lại muốn sống lâu, chúc nhau cứ chúc sống thọ? Từ ngàn xưa ai cũng đua nhau đi tìm thuốc trường sinh bất tử để khỏi chết, để được sống hòai, thử hỏi sống mà bệnh tật đui điếc bại xuội thì ham gì mà sống! Theo tôi thì  ai vô phúc mới phải sống thọ sống lâu trên đời!
Quý vị nghĩ sao?

 Người Phương Nam
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2017 lúc 7:13am

Đau Bao Tử Hay Đau Vùng Bụng 


Ðau bụng là một triệu chứng thông thường. Hầu như ai cũng bị ít nhất đau bụng vài lần mỗi năm. Ða số chỉ đau một lần rồi mất đi “chợt đến rồi đi” như bệnh giả đò. Tuy nhiên có nhiều người đau liên miên ngày này qua tháng nọ khiến cho long thể bất an, đời mất vui. Ðau bụng tuy thông thường xảy ra nhưng định bệnh hay là lý do làm đau bụng đôi khi rất khó đoán vì theo đông y thì bụng có “tam phủ, ngũ tạng”, còn theo tây y thì bụng chứa đựng nhiều bộ phận khác nhau: nào là bao tử (stomach), tụy tạng (pancreas), gan (liver), thận (kidneys), ruột non (small intestine), ruột già (large intestine), lá lách (spleen), và các bộ phận nhỏ và lủng củng khác. Vì thế cho nên khi định bệnh để tìm lý do làm cho đau bụng thường có thể là hơi khó mà ngay các bác sĩ đôi lúc sau khi khám bệnh và làm đủ mọi thử nghiệm, chụp hình cũng phải gãi đầu bấm độn vì không đoán ra bệnh. Các bộ phận trong bụng không có hệ thống thần kinh phức tạp như của da (Discrimation touch sense), cho nên khi đau bụng không nhất thiết là phải đau đúng chỗ theo vị trí của bộ phận “nằm đâu đau đó”.

Vì người Việt mình hay đau bao tử và bao tử là một bộ phận lớn trong bụng cho nên khi bị đau bụng là họ cho ngay là đau bao tử. Nhiều người khi đi khám bệnh đau bụng cứ khai với bác sĩ là mình bị đau bao tử mặc dầu chưa bao giờ thử nghiệm hay xác định bệnh bởi bác sĩ nào là mình bị đau bao tử thật sự hay có thể đau gì khác. Nên nhớ đau bao tử làm cho mình bị đau bụng nhưng đau bụng không có nghĩa là đau bao tử. Khi định bệnh đau bụng, bác sĩ thường dựa theo vị trí của chỗ đau, triệu chứng của cách đau, thời gian đau cũng như các triệu chứng phụ khác và để xác định bệnh bác sĩ có thể cần phải thử nghiệm hay chụp hình.
Bác sĩ thường chia vùng bụng ra thành bốn vùng chiến thuật để định bệnh: 



1. Ðau bụng phía trên phía trái – thường là đau bao tử, tụy tạng, thận trái và ruột:

• Ðau bao tử: thường là bệnh nhân cảm thấy đau xót xa giống như bị chà ớt, nóng bụng như phỏng lửa, hay thường cảm thấy đói, thường là đói đau nhiều hơn. Ăn vô giúp cho đỡ đau nhưng sau khi ăn cảm thấy đầy hơi sình bụng. Bệnh nhân có thể cảm thấy nhợn, đôi khi ói, thường là đau vào lúc đêm hay gần sáng. Họ có thể phải thức dậy để ăn cho bớt đau. Các đồ ăn như cà phê, trà, bạc hà, các chất chua cay có thể làm đau nhiều hơn. Muốn định bệnh này bác sĩ cần phải chụp hình bao tử, ruột với huỳnh quang (barium) hay nội soi (endoscopy).

• Ðau tụy tạng (pancreas): gồm có sưng hay ung thư tụy tạng. Thường là đau dữ dội và liên tục cả mấy tiếng đồng hồ đôi khi cả ngày. Ðau thường là bên trái và đau thấu ra sau lưng. Bệnh nhân có thể bị ói mửa, ăn không được và bị đau hơn sau khi ăn. Ðịnh bệnh bằng thử máu hay chụp hình CT scan hay siêu âm (ultrasound). • Ðau thận trái: thường là bắt đầu đau từ phía sau lưng trái và lan ra phía trước bụng bên trái. Ðau thận thường là đau rất dữ dội. Bệnh nhân có thể khụy xuống, không đi được và đau thường kéo dài vài tiếng đồng hồ. Bệnh nhân thường đi tiểu ra máu hay nóng sốt nếu bị đau sạn thận hay nhiễm trùng thận. 

2. Ðau vùng bụng trên bên phải và chấn thủy – thường gồm có đau túi mật, ống mật, đau gan, ung thư gan, đau ruột già, thận phải:

• Túi mật/Ống dẫn mật: bệnh này thường do sạn trong túi mật làm cho túi mật hay ống dẫn mật bị sưng, đóng nghẽn lại hay nhiễm trùng. Bệnh nhân thường hay bị đau thắt ở chấn thủy và vùng bụng bên phải. Ðau thường liên tục kéo dài vài tiếng đồng hồ và biến mất đi. Cơn đau thường tới rồi đi cách nhau vài ngày, vài tháng đôi khi cả vài năm. Bệnh nhân thường đau sau khi ăn một bữa ăn thịnh soạn với nhiều đồ ăn béo mỡ. Khi đau đôi khi bệnh nhân có thể bị ói mửa, nóng sốt và lạnh (triệu chứng bị nhiễm trùng) và vàng da (ống mật bị nghẽn lại). Bệnh này xác định bằng cách thử máu và siêu âm, chụp hình gan và hệ thống ống mật.

• Ðau gan/Ung thư gan: trái với quan niệm của số đông, sưng gan và chai gan ít khi làm đau. Ung thư gan cũng vậy. Thường bệnh nhân cảm thấy đau nhè nhẹ hay cảm thấy khó chịu, hay nằng nặng ở phía bụng phải. Sự khó chịu này thường kéo dài liên tục qua ngày tháng cho tới khi bệnh trở nặng mới làm đau, làm vàng da, ói mưœa. Ðịnh bệnh bằng thử máu và chụp hình bằng siêu âm hay CT scan.

• Ðau thắt ruột già: thường bệnh nhân cảm thấy đau quặn bụng như ruột bị cuốn lại, bụng bị sình, đầy hơi và có thể phùng to lên. Cơn đau thường đi chung và giảm bớt sau khi bệnh nhân đi cầu hay làm “sấm động Giang Nam” (tức phát trung tiện). Bệnh nhân thường hay có triệu chứng ỉa chảy, táo bón đi hùn chung với bệnh này. • Ðau thận phải: giống như đau thận trái nhưng cơn đau nằm ở vùng lưng và vùng bụng phải. 

3. Ðau bụng phía dưới trái – thường là vì đau sưng ruột già, co thắt ruột già, đau đường tiểu; phái nữ thì còn thêm xoắn buồng trứng, đau buồng trứng, đau tử cung (fibroid, endometriosis):

• Ruột già: gồm có bệnh co thắt ruột già hay còn gọi là rối loạn tiêu hóa, sưng màng ruột già (Diverticulitis, colitis) hay ung thư ruột già (colon cancer). Các bệnh đau ruột này rất trớ trêu không có một triệu chứng gì đặc biệt cả. Bệnh nhân bị đau quặn như đau đẻ cho tới sình hơi đầy bụng, ỉa chảy; đôi khi có các triệu chứng khác kèm theo như đi cầu ra máu, nóng sốt, phân bị thay đổi nhỏ đi.

• Ðau đường tiểu/Bọng đái: do nhiễm trùng đường tiểu hay sạn. Khi đau thường đau buốt cả vùng bọng đái tức giữa bụng phía dưới rốn. Bệnh nhân thường bị buốt khi đi tiểu, mót tiểu và đái dắt, đi tiểu ra máu. Bệnh này thường được định bệnh bằng cách thử nghiệm nước tiểu. Ðôi khi cần siêu âm thận và đường tiểu. 

• Buồng trứng: trứng rụng và bị xoắn lại hoặc bị bọc nước buồng trứng (Ovarian cyst) thường làm đau quặn và đau cấp kỳ. Bướu tử cung (uterus fibroid) và sưng màng tử cung (endometriosis) thì thường là đau đầy bụng, khó chịu và có thể đau lâu dài hơn và thường đau thay đổi có thể theo kinh nguyệt. Ung thư buồng trứng cũng là cho đau bụng dưới. 

• Ðau ruột thòng: thường là đau ở ngay háng và chạy xuống dưới ngọc hoàn (hòn bi). Ðau nhiều hơn khi cử động mạnh nhất là làm công việc sử dụng tới bắp thịt bụng như khuân vác nặng, ho, hắt xì hơi. 

4. Ðau bụng bên phải dưới – gồm các bệnh và triệu chứng như đau bụng dưới bên trái nhưng thêm vào đó là sưng ruột dư (appendicitis):

Ðau ruột dư: thường là đau cấp kỳ và đau bất thình lình. Bệnh nhân cảm thấy bị là đau quặn hoặc giống như bị vật gì đè lên bụng. Bắt đầu đau nhè nhẹ và cơn đau tăng theo thời gian. Ðôi khi cơn đau có thể bắt đầu từ chấn thủy hay giữa rốn rồi mới chạy xuống vùng bụng bên phải. Ðau ruột dư là đau cấp kỳ trong vòng 24-72 tiếng đồng hồ bệnh nhân sẽ bị đau nhiều hơn, bị nóng sốt và ói mữa. Bệnh nhân cần phải mổ cấp thời nếu không chỗ ruột dư sẽ bị thối và làm mủ hay bị bể ra thì khó mổ và chữa trị nhiều hơn. Ðịnh bệnh thường dựa vào khám bệnh của bác sĩ, thử máu, thử nước tiểu sẽ giúp phần định bệnh. Bệnh này đơn giản, dễ định bệnh nhưng cũng dễ định trật. Sưng ruột dư không có làm cho bị đau kinh niên.

Ða số đau bụng không có làm nguy hại cấp tính tới tính mạng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên nếu bị đau bụng lâu dài hay đau bụng mà có thêm các triệu chứng khác như xuống cân, nóng sốt, ói mửa, ói ra máu, đi cầu ra phân đen hay ra máu, hay bị vàng da thì nên tham khảo với bác sĩ liền. 

BS Trịnh Ngọc Huy
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23662
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Feb/2017 lúc 5:02am

Những người luôn trễ giờ là mắc bệnh về tâm thần?

image
Thú thật, tôi là người hay trễ giờ. Trên thực tế, tôi đã liên tục trễ hạn nộp bài viết này.

Tôi không phải là trường hợp duy nhất. Tất cả chúng ta đều từng bắt gặp một người như vậy: Một người trông trẻ thường xuyên đến trễ, một đồng nghiệp luôn lỡ tất cả thời hạn được giao, dù chỉ là vài tiếng, hoặc một người mà bạn luôn phải hẹn trước 30 phút so với giờ mà bạn muốn gặp.

Không có thói quen nào dễ làm người khác khó chịu bằng thói quen trễ hẹn.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người bạn và đồng nghiệp của bạn là những người ích kỷ.

Nghiên cứu về tâm lý đối với những người thường xuyên trễ hẹn cho thấy đây là dấu hiệu cho thấy một chức năng nào đó của não bộ đang không hoạt động bình thường. Thế nhưng bệnh này cũng có nhiều cách chữa.

Những người trễ hẹn không phải là thô lỗ hoặc lười biếng

Những định kiến về người trễ giờ thường là tiêu cực, ngay cả khi chúng không hoàn toàn chính xác.

"Rất dễ để xem họ là những người vô tổ chức, bừa bãi và không coi ai ra gì,” Harriet Mellotte, một chuyên gia về tâm lý tại London, nói. “Tôi thường rất khó chịu trước những người đi trễ.”

image

Thế nhưng nhiều người đi trễ vẫn rất có đầu óc tổ chức và muốn làm hài lòng bạn bè, gia đình cũng như sếp của mình. Những người thường xuyên đi trễ cũng hoàn toàn ý thức được rằng thói quen của họ có thể tác động xấu đến những mối quan hệ, sự nghiệp và thu nhập của mình.

“Dù có những người thích làm người khác phải đợi, đa số đều không muốn bị muộn,” Diana DeLonzor viết trong cuốn sách của mình, ‘Never Be Late Again’. “Thế nhưng bạn vẫn tiếp tục trễ giờ.”

Giải thích rồi lại giải thích

image

Những lời bào chữa cho việc đi muộn thường dễ được chấp nhận - ví dụ như là tai nạn hoặc bị ốm. Thế nhưng một số lý do khác lại khó chấp nhận hơn.

Có những người hay trễ giờ thường hay lý giải là do mình xem trọng những vấn đề to lớn hơn là đúng giờ, hoặc do có đồng hồ sinh học của loài cú - thích sống về đêm.

Joanna, một giáo viên ở London, nói bà nổi tiếng là đi muộn, nhưng điều này đôi khi là do sự khác biệt về nhận thức. “Một người bạn hẹn tôi là ‘hãy đến sau 7 giờ,’" bà nói. “Thế nhưng khi tôi đến lúc 8 giờ hoặc muộn hơn, họ sẽ khó chịu.”

Việc trễ hẹn thường xuyên có thể không phải là lỗi do bạn, mà rất có thể kiểu tính cách của bạn nó thế. Các chuyên gia cho rằng những người hay trễ giờ thường có cùng một số cá tính như lạc quan, khó tự chủ, hay lo lắng hoặc hay có thói quen tìm kiếm cảm giác mạnh. Những sự khác biệt về cá tính có thể tác động đến cách chúng ta trải nghiệm thời gian.

Vào năm 2001, Jeff Conte, một giáo sư về tâm lý tại Đại học Bang San Diego đã thực hiện một nghiên cứu trong đó ông phân loại những người tham gia thử nghiệm thành hai loại, Loại A (nhiều tham vọng, thích cạnh tranh), và Loại B (sáng tạo, thích khám phá, biết nhìn nhận).

Ông đã yêu cầu họ phán đoán một phút kéo dài trong bao lâu mà không cần đồng hồ. Những người thuộc Loại A cảm nhận 1 phút đã trôi qua sau 58 giây. Những người thuộc loại B cảm thấy một phút đã trôi qua sau 77 giây.

Bạn là kẻ thù của chính mình

image

Những người hay trễ giờ thường “tự đánh bại chính mình”, Tim Urban, một diễn giả trên TED và là người tự nhận mình hay trễ giờ, viết vào năm 2015.

Tất nhiên có những lý do khác khiến bạn trễ giờ, nhưng nhiều lý do trong số này là do chính bạn gây ra. Ví dụ như một số người thường chú ý quá nhiều đến chi tiết nhỏ, ví dụ như Joanna khi phải viết báo cáo ở trường.

“Tôi chưa bao giờ nộp báo cáo đúng hạn, và điều này làm người ta nghĩ rằng tôi không quan tâm,” bà giải thích. “Thế nhưng tôi dành hàng tuần để làm báo cáo, và tôi cố gắng viết một cách chi tiết nhất có thể về từng học sinh. Vậy nhưng điều này không được xem trọng khi báo cáo đến muộn.”

Đối với một số người, sự trễ giờ là “một biểu hiện cho vấn đề về tâm thần hoặc các hội chứng về thần kinh”, Mellotte nói.

“Nhiều người bị mắc bệnh hay lo lắng thường cố gắng tránh một số tình huống,” Mellotte nói.

“Những người không tự tin về mình thường đánh giá thấp công việc của mình và họ hay bỏ ra rất nhiều thời gian để kiểm tra chất lượng công việc.”

Điều chỉnh não bộ

Tiến sĩ Linda Sapadin, một nhà tâm lý học tại New York và tác giả cuốn How to Beat Procrastination in the Digital Age nói một số trường hợp hay trễ hẹn là do "có vấn đề trong cách suy nghĩ".

image
Có nhiều lý do khiến ta trễ giờ, nhưng những lời giải thích phân trần ít khi được thông cảm

Bà cho biết những người này thường tập trung vào mối lo ngại gắn liền với một sự kiện hoặc một thời hạn nào đó. Thay vì nghĩ ra cách để vượt qua nỗi lo này, họ lại biến chính nỗi lo đó thành nguyên nhân bào chữa. Ví dụ như khi bạn tự nhủ với mình rằng “tôi muốn tới sự kiện đó đúng giờ nhưng tôi lại không biết mặc gì; tôi muốn viết một bài luận nhưng tôi sợ rằng các đồng nghiệp sẽ không nghĩ là nó đủ tốt”, bà giải thích.

“Cái quan trọng là những gì đến sau từ ‘nhưng’ đó”, Sapadin nói. Bà hay đề nghị người khác hãy đổi từ ‘nhưng’ sang từ ‘và’.

Từ ‘Nhưng’ đại diện cho sự đối nghịch và chướng ngại, từ ‘Và’ đại diện cho sự kết nối và giải pháp, bà giải thích. "Điều này giúp các nhiệm vụ trở nên ít khó khăn hơn, và mối lo ngại không trở thành chướng ngại.”

DeLonzor đã bắt đầu học cách đúng giờ bằng việc xác định và thích nghi với điều làm bà đi trễ.

Bà nhận ra rằng bà thích cảm giác bị trễ và nhận ra rằng bà cần thay đổi điều mà mình thích.

image
Một nghiên cứu hồi 2001 nói rằng những tính cách khác nhau có thể khiến ta nhận thức về thời gian khác nhau

“Trong lúc cố gắng trở nên đúng giờ hơn, tôi bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của việc trở thành một người đáng tin cậy,” DeLonzor nói. “Vì vậy, tôi bắt đầu ưu tiên phát triển khía cạnh đó của chính mình.”

Bên cạnh đó, cũng có những người bạn hoặc những người thân cảm thấy thói quen này là không thể chấp nhận. Một số khách hàng của Sapadin đến gặp bà sau khi người thân của họ không thể chịu đựng thêm nữa.

Đối với những ai đang phải chờ đợi những người hay trễ giờ, bạn vẫn có thể kiểm soát tình hình.

“Thay vì giận dữ, bạn nên đặt ra những giới hạn,” bà nói. “Hãy nói với người kia rằng điều gì sẽ xảy ra nếu họ không đúng giờ.”

Hãy nói với người bạn hay trễ giờ rằng bạn sẽ đi xem phim mà không có họ nếu họ trễ hơn 10 phút. Hãy nói với người đồng nghiệp luôn trễ hạn nộp bài rằng phần đóng góp của anh ta sẽ không được kèm trong dự án, và sếp của bạn sẽ được thông báo về điều này.

Bản thân tôi đã thay đổi sau khi nhận phải phản ứng từ một người bạn tốt. Tôi đã đến trễ một tiếng cho cuộc chạy bộ chung trong công viên. Bà nói sẽ không lên bất kỳ một kế hoạch nào khác với tôi nữa. Và với quyết định đó, bà đã buộc tôi phải có trách nhiệm và tìm cách xác định những vấn đề dẫn tới cho sự trễ nải liên tiếp của tôi.

Có những thói quen vô cùng khó bỏ. Thế nhưng nếu tiếp tục trễ hẹn với ai đó, tôi sẽ cố gắng nhìn lại suy nghĩ của mình và tìm cách thay đổi nó, dù chỉ là một chút.



Laura Clarke

image
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Feb/2017 lúc 2:48am

Tại Sao Không Nên Ăn 3 Bữa Một Ngày?


Khi quyết định ăn hay không, hãy lắng nghe dạ dày của bạn chứ đừng nhìn đồng hồ bởi răm rắp thực hiện ngày đủ ba bữa chưa chắc đã tốt cho sức khỏe.


Theo nhà nghiên cứu lịch sử Abigail Carroll, những bữa ăn ngày nay xuất phát từ ảnh hưởng cấu trúc văn hóa của người di cư châu Âu tác động đến người Mỹ bản địa. Thói quen ăn ba bữa một ngày bắt nguồn từ sự áp đặt của người di cư Châu Âu khi họ đến Mỹ định cư. Những người bản địa Mỹ thường ăn bất cứ khi nào họ đói chứ không phải lúc đồng hồ chỉ giờ sáng, trưa hay tối. Sau cuộc cách mạng công nghiệp, con người bắt đầu biến bữa giữa ngày thành bữa trưa chính và bữa sau giờ làm thành bữa tối, rồi dành chỗ cho bữa ăn sau giấc ngủ vào buổi sáng.

Trong cuốn sách mới của mình tên là "Three Squares: The Invention of the American Meal", bà Carroll nói rằng người châu Âu định cư trên đất Mỹ ăn vào những giờ quy củ. Họ xem điều này là văn minh hơn người bản địa - những người ăn uống theo ý thích, dùng thực phẩm theo mùa và thi thoảng còn nhịn đói.

Đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc ăn uống đúng giờ, đủ bữa đảm bảo cho sức khỏe. Chẳng hạn, theo bà Carroll, bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng trong ngày có thể là hệ quả từ các chiến dịch quảng cáo của các công ty ngũ cốc và nước trái cây.

Thực tế, một nghiên cứu năm 2014 do Đại học Bath (Anh) cho thấy, một người dù ăn sáng hay không cũng chẳng ảnh hưởng đến tổng lượng calo họ tiêu thụ trong ngày. Những người ăn sáng nạp nhiều calo hơn người bỏ bữa nhưng lại loại bỏ lượng calo thừa vào cuối ngày, nghĩa là tổng lượng tiêu thụ calo như nhau.

Nghiên cứu mới cho thấy bỏ bữa và nhịn đói có thể thực sự có lợi cho sức khỏe, giúp giảm cân và củng cố hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu tương tự của Đại học Alabama (Anh) cho thấy ăn sáng hay không chẳng tạo sự khác biệt nào đến người ăn kiêng đang cố gắng giảm cân.

Thử nghiệm trên chuột cho thấy, những con chuột được nuôi bằng chế độ ăn giàu chất béo, với các bữa cách nhau tầm 8 tiếng, chẳng hạn từ 9h sáng tới 17h chiều sẽ khỏe mạnh và mảnh mai hơn so với những con chuột khác ăn cùng lượng thực phẩm như vậy nhưng các bữa ăn cách nhau ngắn hơn.

Một nghiên cứu đăng tải năm 2010 trên tạp chí dinh dưỡng của Anh cho thấy, một người dù ăn ba bữa lớn hay 6 bữa nhỏ hơn một ngày thì cũng không tạo sự khác biệt về tổng lượng calo họ nạp vào. Các nhà nghiên cứu thấy không có sự khác biệt giữa cân nặng hay nội tiết giữa hai nhóm. Năm ngoái, một nghiên cứu của Đại học Warwick cũng cho kết quả, không có sự khác biệt giữa những phụ nữ ăn hai bữa mỗi ngày và nhóm ăn năm bữa một ngày.

Nghiên cứu mới cho thấy, việc nhịn ăn có thể thực sự tốt cho sức khỏe. Phe ủng hộ chế độ ăn theo tỷ lệ 5:2, tức giới hạn thực phẩm chỉ 500 calo vào hai ngày trong một tuần, nói rằng việc hạn chế thức ăn này giúp giảm cân, tăng tuổi thọ và làm huyết áp thấp hơn.
Một nghiên cứu cho thấy nhịn đói hai ngày hay hơn nữa có thể giúp khởi động lại hệ thống miễn dịch, đặc biệt nếu nó đã bị hư hỏng do tuổi tác hay điều trị ung thư.

Valter Longo, một chuyên gia về tuổi thọ tại Đại học Southern California cho biết, khi bạn đói ngấu, cơ thể sẽ cố gắng tiết kiệm năng lượng. Một trong những việc nó có thể làm để tiết kiệm năng lượng là tái chế nhiều tế bào miễn dịch không cần thiết nữa, đặc biệt là những tế bào đã bị phá hủy.

Nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ra rằng, nhịn đói 2-4 ngày mỗi 6 tháng buộc cơ thể phải ở hình thức sinh tồn, sử dụng nguồn mỡ và đường dự trữ, phá bỏ những tế bào già cỗi. Cơ thể sau đó sẽ gửi một tín hiệu báo các tế bào gốc phải tái sinh và xây dựng lại toàn bộ hệ thống cơ thể.
st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23662
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2017 lúc 8:30am
Kiễng chân vài phút mỗi ngày:
Lưu thông khí huyết, dưỡng tim dưỡng thận








Trong việc dưỡng sinh giữ gìn sức khỏe, các chuyên gia Đông y rất chú trọng đôi chân, xem đó như là cửa ngõ của cơ thể, muốn có sức khỏe không thể không chăm sóc chân. Từ đó mà sinh ra nhiều bài tập với đôi chân, như kiễng chân, nhìn rất đơn giản nhưng lợi ích không ngờ.

Theo Đông y, vùng bàn chân có rất nhiều huyệt vị, mỗi huyệt vị lại liên quan đến các hoạt động khác nhau trong cơ thể. Thông qua việc kích thích các huyệt vị này có thể khiến khí huyết lưu thông, vừa phòng bệnh, vừa trị bệnh. Giống như nhiều người mệt mỏi, sau một hồi m***age chân liền thấy tỉnh táo khỏe mạnh trở lại.

Động tác kiễng gót chân không lạ với bất kỳ ai, nhưng khi tập luyện đều đặn lại trở thành một phương pháp dưỡng sinh vô cùng tốt. Mỗi ngày chỉ cần vài phút đồng hồ, giúp bạn có thể dưỡng thận, dưỡng khí huyết lại có thể dưỡng tâm!

Trong bộ sách “Dẫn Thư” nổi tiếng về các phương pháp tĩnh tọa để tăng cường sinh lực như Thiền và Yoga có nói đến “Đôn chủng dĩ lợi hung trung”. “Đôn chủng” ở đây chính là chỉ động tác kiễng chân, “hung trung” có thể giải thích thành “hướng vào trong lồng ngực” hoặc cũng có thể giải thích thành một khái niệm trừu tượng, ví dụ, chúng ta thường nói “trong lòng” hoặc trạng thái tinh thần “hướng nội”.





Bàn chân chứa rất nhiều huyệt đạo liên quan đến các bộ phận trong cơ thể (Ảnh: Internet)



Nhìn nhận từ góc đô kinh lạc, khi kiễng chân, động tác này kích thích 3 kinh huyệt chính ở chân bao gồm, Túc thái âm tì kinh, Túc quyết âm can kinh, Túc thiếu âm thận kinh. Trung y thường giảng “thận” là “Tiên thiên chi bản“ (Thận là nguồn gốc tiên thiên, là nguồn gốc của sự sống), Tỳ là “Hậu thiên chi bản” là nơi sinh hóa khí huyết, gan là “ bãi cực chi bản” tức là khu vực điều tiết khí huyết”, ba cơ quan này đều có tác dụng quan trọng lên khí huyết, nước bọt và tinh thần của con người, do đó, việc kích thích ba kinh huyệt này, rất có tác dụng đối với việc dưỡng sinh và tăng cường sức khỏe.

Động tác kiễng chân này, nếu làm được tốt, một mặt có tác dụng bảo vệ sức khỏe của tim và phổi, một mặt khác, có tác dụng giúp tinh thần tâm trí trở nên thông suốt, hòa ái, ví dụ như có tác dụng giúp giảm áp lực, thư giãn khi tinh thần bị áp lực lớn, giảm mệt mỏi buồn phiền, cũng có hiệu quả phòng bệnh nhất định đối với những loại bệnh lý thiên về trầm cảm u uất trong lòng.

>> Thận là cái gốc của cơ thể: Cách cân bằng và duy trì tinh khí để sống thọ

Lợi ích cụ thể của bài tập kiễng chân:

1. Dưỡng thận, dưỡng tinh

Nam giới hường xuyên kiễng chân giúp bổ thận, bài tiết thuận lợi, kèm theo đó sẽ có tác dụng bổ tinh, dưỡng tinh khỏe mạnh.

Phụ nữ kiễng chân và nhảy nhẹ thường xuyên làm tăng khả năng dẻo dai của cơ thể, dưỡng thận, bài tiết thuận lợi.

2. Giảm táo bón, phòng bệnh trĩ





Bài tập kiễng tốt cho cả nam lẫn nữ (Ảnh: Bigstock)



Khi kiễng chân, làm tăng các hoạt động co bóp của hậu môn, giúp bệnh nhân táo bón cải thiện tình trạng bệnh, thông ruột, dạ dày. Khi tập nếu kết hợp với co thắt cơ hậu môn thì hiệu quả càng nhanh chóng rõ ràng.

Người bị bệnh trĩ nên tập thường xuyên để hậu môn làm việc có quy luật, làm giảm bệnh trĩ.
3. Giảm bệnh bí tiểu, tiểu không hết

Theo y học cổ truyền, bệnh liên quan đến tiết niệu, bàng quang và tuyến tiền liệt đa phần xuất phát từ việc khí huyết không lưu thông tốt.

Gót chân là điểm đại diện thần kinh điều khiển của bàng quang, khi mát xa hay kiễng chân có thể giúp cho người bị các bệnh về bài tiết giảm triệu chứng bệnh đáng kể.

4. Kích thích thần kinh não bộ

Việc kích thích gót chân có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu não, khí huyết lưu thông tốt hơn.
Khi phải làm việc quá áp lực, học sinh phải học hành nhiều sẽ có cảm giác “bất lực” trí óc giống như muốn làm việc tốt hơn nhưng não không đủ khả năng để đáp ứng… Những lúc như vậy nếu đứng dậy và kiễng gót chân sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, đánh thức thần kinh não, đầu óc sáng suốt và minh mẫn hơn.

5. Thư giãn, giúp thần kinh bớt căng thẳng

Khi cuộc sống và công việc có nhịp độ quá nhanh sẽ làm cho các dây thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng, áp lực, khi thấy bồn chồn khó chịu trong người… Lúc này kiễng gót chân vào lúc này giúp bạn giải tỏa căng thẳng, giảm cường độ làm việc của hệ thần kinh.

6. Chống trầm cảm

Ngày nay, trầm cảm đã được xem là một loại bệnh nguy hiểm có tỉ lệ người mắc bệnh tăng lên nhanh chóng.

Mặc dù trầm cảm không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng lại gây phiền toái tới tinh thần và giảm chất lượng sống của người bệnh.

Kiễng chân giúp bạn lấy lại tinh thần, bổ sung kịp thời khí huyết lên não, giải tỏa căng thẳng, chống trầm cảm.

7. Ngăn ngừa và điều trị đột quỵ, dưỡng tim

Đột quỵ là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Nguyên nhân chính cũng là do thiếu máu lên não, khí huyết lưu thông kém hoặc xuất huyết não.

Những người thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu nên chú ý kiễng gót chân để tăng cường hiệu quả hồi phục bệnh.

8. Thon gọn cơ thể, làm nhỏ đôi chân





Kiễng chân giúp cải thiện cả trạng thái tinh thần và tăng cường thể lực (Ảnh: Shutterstock)



Kiễng chân để duy trì sự thăng bằng cho cơ thể, khi đẩy trọng lực về phía trước, bắp chân và đùi sẽ được kéo căng và đẩy lên cao, lâu dần sẽ làm cho chân thon gọn, săn chắc.

Kiễng chân còn giúp làm mềm các khớp, tăng sự dẻo dai cho hệ xương sống, tiêu hao mỡ giúp cơ thể thon gọn hơn.

9. Lưu thông máu, giảm sưng phù, tê chân

Khi chúng ta phải đứng hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế sẽ gây ra chứng mỏi chân, sưng phù hoặc tê chân. Những người tập kiễng chân một thời gian cũng sẽ giảm được bệnh thiếu máu lên não, ngồi xuống đứng dậy đột ngột bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai.


Cách thực hiện động tác kiễng chân

Tư thế chuẩn bị: Hai chân song song, mũi chân hướng phía trước hơi chếch ra ngoài, đầu gối buông lỏng, hơi chùng, toàn thân thả lỏng tự nhiên, bàn chân chạm đất.

Hai gót chân cùng đồng thời nâng lên khỏi mặt đất, hai bàn tay đặt nhẹ sau eo, người thẳng, ngực hơi ưỡn ra, bụng hóp lại, đồng thời hít không khí vào.

Phần cơ bắp ở lưng buông lỏng, gót chân nhẹ nhàng hạ xuống: Hạ xuống, nhưng cũng không hoàn toàn đặt hẳn cả bàn chân xuống mặt đất, đồng thời thở ra.

Làm lại 7 lần. Trở lại tư thế dự bị, khi gót chân đặt xuống đất cần khống chế cùng độ nhanh chậm, khi đặt xuống cần thật nhẹ nhàng, như thế sẽ làm giảm áp lực lên cột sống, giống như một phương pháp dưỡng sinh thời cổ đại gọi là “Chấn tủy pháp”.

Nhìn động tác thì đơn giản nhưng hiệu quả không ngờ tới. Với người bận rộn cũng có thể tập ngay tại văn phòng. Kiên trì thực hiện kiễng chân mỗi ngày cũng không phải là việc dễ dàng, nhưng nếu trường kỳ thực hiện sẽ điều dưỡng và giúp bình ổn khí huyết âm dương, bổ thận, kiện tỳ, mang lại hiệu quả rất lớn.
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2017 lúc 11:54am

10 bí quyết khiến người Đức trường thọ nhất thế giới


Người Đức có tuổi thọ cao (Ảnh: Internet)



Người Đức không chỉ nổi tiếng tinh thần thép và nghiêm túc như những cỗ xe tăng mà còn là một trong những dân tộc có tuổi thọ cao nhất trên thế giới, cao hơn 10 tuổi so với mức trung bình của toàn thế giới. Mười bí quyết dưới đây đã làm nên điều này.


Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới đã báo cáo thống kê y tế thế giới 2016 tại Geneva cho biết, tuổi thọ bình quân của người Đức lại lập kỷ lục cao mới: tuổi thọ bình quân toàn cầu là 71,4 tuổi, của Trung Quốc là 76,1 tuổi, của Đức là 81 tuổi. 130 năm trước, tuổi thọ trung bình của nam giới người Đức là 35 tuổi, ở nữ giới cũng không quá 38 tuổi. Trong vòng 100 năm ngắn ngủi, họ đã trở thành quốc gia nổi tiếng sống thọ.

Mười bí quyết trường thọ của người Đức được lưu truyền như sau:


1. Ba bữa trong ngày đều ăn tỏi


Bánh mì tỏi (Ảnh: Shutterstock)

Ở Đức, tỏi được dùng rất phổ biến, ví dụ như cho tỏi vào bánh mì, dùng tỏi chiên cá, uống rượu tỏi v.v. Trong siêu thị ở Đức đâu đâu cũng có thể thấy các món ăn làm từ tỏi.

Tỏi vừa có để điều vị, vừa phòng, được gọi là “chất kháng sinh tự nhiên”. Trong tỏi có chứa allicin có thể ức chế vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển. Ở thành phố Darmstadt, Lễ hội tỏi được tổ chức hằng năm đến nay đã có lịch sử hơn 100 năm, người tổ chức còn chọn ra những cô gái xinh đẹp để làm “Hoàng hậu tỏi”.



2. Uống trà xanh hoa quả


Trà xanh hoa quả giúp giảm nguy cơ mắc ung thư. (Ảnh: Internet)


Người Đức rất thích uống cà phê, khắp nơi đều có thể thấy các tiệm cà phê, nhưng hiện nay xu thế uống trà đã rất phổ biến. Họ còn cho thêm dâu khô vào trà xanh để thành trà xanh dâu, thêm lô hội để có trà xanh lô hội…

Uống nhiều trà xanh có thể phòng bệnh tim mạch, giảm nguy cơ mắc ung thư. Thường ngày uống trà xanh có thể kìm hãm oxy hóa phá hoại tế bào và các tổ chức trong cơ, giải độc cho gan, đồng thời ức chế sự lan rộng của ung bướu, giảm cơ hội di căn của tế bào ung thư.



3. Ăn cá vào mỗi ngày thứ sáu

Ăn cá vào thứ sáu đã trở thành thói quen ăn uống của cả người dân ở nước Đức.

Dù là nhà ăn ở công ty, trường học, nhà hàng hay trong gia đình bình thường, cá đều là món chính trên bàn ăn của người Đức.

Bởi vì nguyên nhân tôn giáo nên ở Tây Phương nhiều người không ăn thịt vào thứ sáu, họ chuyển sang ăn cá. Người Đức ý thức rằng ăn nhiều thịt đỏ không có lợi cho sức khỏe, vì thế ngày nay càng ngày càng có nhiều người Đức thích ăn cá, vừa vặn mượn ngày thứ sáu “cưỡng chế” ăn cá, trở thành một thói quen ăn uống của người Đức.



4. Uống sữa từ nhỏ, nấu ăn cũng dùng sữa

Lượng sữa mà người Đức tiêu thụ mỗi năm đứng đầu toàn thế giới.

Một người Đức tiêu thụ 85 lít sữa mỗi năm, nhiều nhất toàn thế giới. Từ nhỏ họ đã uống nhiều sữa, ngay cả nấu ăn cũng dùng sữa, vì thế người Đức hầu như không bị thiếu canxi. Tất nhiên so với người châu Á, thì người phương Tây có hệ men tiêu hóa sữa được duy trì lâu hơn và hoạt động tốt hơn.

Giá trị dinh dưỡng của sữa rất cao, ngoài protein ra thì còn có các chất béo, canxi, photpho v.v. Thông thường, một người trưởng thành một ngày uống từ 300 – 500 ml sữa một ngày là đủ.

Bữa sáng của người Đức không có nhiều loại, nhưng luôn đảm bảo dinh dưỡng cơ bản nhất đó là sữa và mật ong. Một bữa sáng đơn giản cho người Đức tinh thần tốt trong suốt một ngày.



5. Mỗi ngày “đứng nhiều hơn ngồi”

Ngồi lâu không có lợi cho sức khỏe.

Người ngồi lâu có nguy cơ mắc các bệnh ung thư đại tràng, ung thư nội mạc tử cung và ung thư phổi cao hơn những người ngồi ít.

Người Đức không thích “ngồi”, thường đứng làm việc, đứng họp, đứng giảng bài, như vậy có lợi cho việc giảm triệu chứng đau thắt lưng.



6. Đi bộ thường xuyên


Bia Đức nổi tiếng cùng lễ hội Oktoberfest (Ảnh: Internet)

Đức là quê hương của bia, nhưng “bụng bia” lại dần giảm theo năm tháng. 2/3 dân số Đức luyện tập thể dục ít nhất 2 lần một tuần, đa phần người trưởng thành đi bộ ít nhất 15 phút mỗi ngày. Đặc biệt, mỗi chủ nhật chính là “ngày đi bộ” của họ.

Đi bộ là cách rèn luyện để giảm cân nặng, bảo vệ chức năng tim mạch và đốt cháy calo tốt nhất. Mỗi ngày đi bộ 30 phút có thể giảm nguy cơ mắc các loại bệnh.



7. Không so đo về ăn mặc sẽ tự thả lỏng bản thân

Việc ăn mặc của người Đức rất tùy ý.

Trong mắt người Đức, ngôi nhà không có ảnh hưởng quá nặng đến gia đình và hạnh phúc. Vì vậy nhiều người sẽ không vay tiền mua nhà, tuy hoàn toàn không phải là mua không nổi. Thật ra, áp lực công việc của người Đức rất lớn, nhưng họ thường cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống, họ không muốn gánh nặng nợ nần, có rất nhiều người dứt khoát ở nhà thuê cả đời.

Việc ăn uống, trang phục ngày thường của họ rất tùy ý, không so đo. Tâm lý tích cực sẽ có được hai cái lợi lớn, một là tâm tình vui vẻ, hai là cơ thể khỏe mạnh. Về mặt ý nghĩa nào đó, tâm lý quyết định sức khỏe.



8. Biết nghỉ ngơi, không được làm phiền vào ngày nghỉ.

Người Đức cực kỳ xem trọng hoạt động nghỉ ngơi vào ngày nghỉ.

Người Đức rất cẩn thận tỉ mỉ trong công việc, nhưng cũng cực kỳ xem trọng nghỉ ngơi, cuối tuần là dành trọn cho bản thân. Dù nhiệt huyết với công việc thế nào thì cũng tin tưởng rằng chỉ khi nghỉ ngơi đầy đủ thì mới có thể tái nạp năng lượng, hồi phục sức sống. Họ cũng quan tâm đến thời gian nghỉ ngơi của người khác. Nếu như không có việc gì gấp thì bình thường sau 7 giờ tối và vào cuối tuần, ngày nghỉ họ sẽ không gọi điện thoại đến nhà người khác.



9. Không chấp nhận già, nghỉ hưu cũng không rảnh rỗi


Hài lòng với những gì mình đang có luôn là chìa khóa của hạnh phúc (Ảnh: Internet)

Nghỉ hưu là khởi đầu của một cuộc sống mới.

Người lớn tuổi ở Đức không chấp nhận già, có rất nhiều người chủ động hoãn nghỉ hưu. Trên đường phố Đức, có một số người lớn tuổi chuyên làm công việc chỉ đường cho người nước ngoài, đọc báo cho người mù, họ tìm thấy niềm vui từ những việc như vậy, cuộc sống của họ vì thế mà tràn đầy hạnh phúc.

Nghỉ hưu là khởi đầu của một cuộc sống mới, có thể tự do sắp xếp thời gian làm việc mà mình muốn làm. Bạn có thể hoàn thành những ước mơ chưa thực hiện được khi còn trẻ, có thể làm mới cuộc sống của mình bằng cách vẽ, chụp ảnh, đánh chữ, hưởng thụ “tuổi trẻ thứ hai” sau khi nghỉ hưu…



10. Không tự ý uống thuốc, uống thuốc phải nghiêm túc tuân theo lời dặn dò của bác sĩ.

“Thuốc có ba phần là độc”, không được lạm dụng thuốc.

Một trong những nguyên nhân cho việc hiện nay người bị bệnh thận ở Trung Quốc tăng cao là do bản thân họ lạm dụng thuốc. Còn người Đức từ trước đến nay chưa từng tự ý mua thuốc uống, dù là thuốc bổ cũng phải nghiêm túc tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.

Câu “thuốc có ba phần độc” cũng được sử dụng ở Đức, họ sẽ chỉ dùng thuốc khi không thể không dùng, sai thuốc, lạm dụng thuốc đều vô cùng nguy hiểm. Ngay cả với thuốc bổ, khi chúng ta uống một cách vô tội vạ thì có thể sẽ gây tổn thương gan và thận.
st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2017 lúc 2:07pm

Giảm cân với những nguyên liệu đơn giản trong nhà bếp

Thanh lọc cơ thể (detox) được xem là xu hướng làm đẹp và chăm sóc sức khỏe được rất nhiều chị em phụ nữ áp dụng hiện nay. Nó không những giúp loại bỏ các chất độc hại tích tụ lâu ngày trong cơ thể mà còn giúp hỗ trợ việc giảm cân vô cùng hiệu quả.



Nước detox giúp loại bỏ độc tố và giảm cân vô cùng hiệu quả.


Có thể nói cách nhanh nhất và đơn giản nhất để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể là uống nước và rất nhiều nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thói quen uống nhiều nước, thậm chí có nhiều người còn cảm thấy rất khó khăn trong việc này.


Vì vậy, thay vì uống nước lọc nhàm chán bạn có thể thêm vào đó một chút hương vị từ các loại nguyên liệu có sẵn trong bếp như chanh tươi, bạc hà, dưa chuột, gừng. Trong đó, mỗi loại này đều mang lại một công dụng khác nhau và đều rất tốt cho quá trình thanh lọc cơ thể và giảm cân của bạn.

Chanh có tác dụng giúp làm sạch và thải độc cơ thể rất hiệu quả. Vài lát chanh xắt mỏng để một bình lớn, hoặc ép nước cốt chanh tươi vào cốc của bạn.


Lá bạc hà rất tốt cho dạ dày và hỗ trợ bạn trong quá trình tiêu hóa.

Dưa chuột giúp bù đắp lượng nước và các vitamin cần thiết cho cho cơ thể, hơn nữa dưa chuột cũng có đặc tính chống viêm rất tốt.

Gừng rất tốt cho tiêu hóa, làm sạch ruột, ấm bụng và còn tốt cho cả dạ dày. Chỉ cần vài lát gừng mỏng cho vào nước sẽ giúp bình nước của bạn có hương thơm rất dễ chịu.


Để thực hiện điều này rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 trái dưa chuột, ½ trái chanh, vài lá bạc hà, vài lát gừng được cắt mỏng và 1 lít nước lọc. Sau khi sơ chế rửa, gọt, cắt các nguyên liệu này thành lát mỏng và cho chúng vào một chiếc bình thủy tinh lớn, đổ đầy nước và có thể để qua đêm trong tủ lạnh để các tinh chất có trong các nguyên liệu trên hòa lẫn vào nước tạo nên mùi vị thơm mát, dễ chịu. Uống ngay sau đó đều được.
st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Mar/2017 lúc 7:20am

Vitamin C Giúp Ngăn Ngừa Bệnh Gout


Theo kết quả của một công trình nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí y khoa Archives of Internal Medicine, những người bị bệnh gout (thống phong) nên ăn nhiều loại trái cây giàu vitamin C để ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh này. 

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học British Columbia ở Vancouver, Canada nhận thấy rằng những người đàn ông nào được uống bổ sung vitamin C hoặc ăn những loại thực phẩm chứa nhiều chất này, chẳng hạn như cam, quýt, kiwi, thanh long... sẽ có khả năng giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh gout.

Gout là một dạng viêm khớp (arthritis) khiến các khớp viêm sưng khi axit uric tích tụ nhiều ở những chỗ đó. Axit này có thể tạo thành những mảnh tinh thể nhỏ ở trong và xung quanh các khớp xương, gây ra cảm giác đau nhức dữ dội và viêm sưng.

Bệnh gout thường xảy ra ở những người đàn ông có độ tuổi từ 40 trở lên, nhưng đôi khi phụ nữ cũng mắc. Các nguyên nhân thông thường là do uống nhiều rượu, ăn nhiều các loại thực phẩm dễ tạo ra axit uric trong máu, chẳng hạn như thịt, cá, đồ biển, phomat, phủ tạng động vật.

Các nhà nghiên cứu trên cho rằng kết quả khảo sát của họ cho thấy vitamin C có tác dụng làm giảm lượng axit uric trong máu, do đó có thể dùng để ngăn ngừa chứng bệnh gây đau nhức này.
Một nhóm nhà nghiên cứu, do tiến sĩ Hyon Choi đứng đầu, đã khảo sát những số liệu về 46.994 người đàn ông tham gia công trình nghiên cứu ở Canada có tên là "Health Professionals Follow-up Study" từ năm 1986 tới 2006.

Mỗi thời kỳ 4 năm, những người đàn ông này phải trả lời một bảng câu hỏi, trong đó có kê khai số lượng vitamin C mà họ đã tiêu thụ qua thực phẩm hoặc uống những viên vitamin bổ sung. Cách 2 năm một lần, những người đàn ông đó báo cáo họ có xuất hiện những triệu chứng của bệnh gout hay không.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi so sánh với những người đàn ông tiêu thụ dưới 250mg vitamin C mỗi ngày, nguy cơ xuất hiện bệnh gout có những tỉ lệ khác nhau, cụ thể như sau:
Nguy cơ bị bệnh thấp hơn 17% ở những người tiêu thụ 500 - 999mg vitamin C mỗi ngày.

Nguy cơ bị bệnh thấp hơn 34% ở những người tiêu thụ 1.000 -1.499mg vitamin C mỗi ngày.
Nguy cơ bị bệnh thấp hơn 45% ở những người tiêu thụ 1.500mg vitamin C trở lên mỗi ngày.
Hầu hết những người tiêu thụ trên 500mg vitamin C mỗi ngày đã uống vitamin C bổ sung. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nếu hằng ngày tiêu thụ khoảng 500mg vitamin C sẽ giảm bớt được 15% nguy cơ mắc bệnh gout.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng vitamin C tỏ ra có hiệu quả trong việc làm giảm lượng axit uric trong máu, có lẽ bằng cách giúp thận dễ tái hấp thụ axit này để bài tiết qua nước tiểu, thay vì tích tụ trong các khớp xương và gây ra viêm sưng.

Tiến sĩ Choi cho rằng bệnh gout là loại bệnh viêm khớp thông thường, nhất là đối với đàn ông, và kết quả những cuộc khảo sát gần đây cho thấy tỉ lệ những người mắc bệnh này hiện đang gia tăng.

Theo các nhà nghiên cứu, mức an toàn để tiêu thụ vitamin C là không quá 2.000mg mỗi ngày.
st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Mar/2017 lúc 10:52am


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/Mar/2017 lúc 11:06am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.551 seconds.