![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 145 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
Lão Già![]()
Sao Lão dại thế, một mình lủi thủi dưới trời mưa, lê những bước
chân mệt nhọc nặng nề của ông cụ 84 tuổi giữa cô quanh. Lão không sợ nguy hiểm,
không sợ trơn trượt, không sợ té ngã, không sợ bị “Viêm Phổi vì Lạnh” à. Lão có
ý thức được Lão chỉ còn 1 lá phổi thôi đó. Một cơn gió độc sẽ đánh gục Lão bất
cứ lúc nào không hay. Sao Lão liều mạng thế? Sao Lão lại khờ dại mà ra đây để
làm gì? Sao không nằm trong phòng kia với chăn ấm nệm êm.
Chắc khi quyết định nhấc chân lên, lê bước trên con đường trơn trượt, nguy hiểm và cô độc này, tâm trí và con tim của Lão thổn thức lắm phải không? Trong tâm trí Lão chắc hẳn đang vang vọng những suy tư của một người mục tử lo lắng cho đàn chiên của mình phải không? Lão cũng khôn đấy, khi biết chạy đến cậy dựa vào Đấng mà Lão biết là có quyền năng trổi vượt hơn Lão. Chỉ có Đấng ấy mới có đủ sức mạnh và quyền năng để dẹp yên cái chồng chềnh mà nhân loại đang phải hứng chịu và con Virut nhỏ bé nhưng hung hăng. Nhưng có lẽ Lão cũng liều quá đấy, khi Đấng ấy đang ngủ say mà Lão dám chạy đến làm phiền. Chắc Lão tin tưởng tuyệt đối vào tình thương của Đấng ấy, tin tưởng vào tình yêu và sự bao dung của Đấng ấy lắm mới dám liều như vậy đúng không?
Tối hôm qua, khi chứng kiến Lão một mình trong cô vắng, bước lên cái khán đài
kia, tui cũng ngồi chắm chú lo lo lắng lắng, trầm tư, hồi hộp lắm Lão biết
không. Nhưng tui cũng thật sự khâm phục tấm lòng của Lão. Đặc biệt trong bài
chia sẻ, Lão đã làm cho tui bừng tỉnh để nhận ra lí do mà Lão xuất hiện ở đây.
- Lão đến đây để đánh thức Chúa: CHÚA ƠI, XIN CHÚA THỨC DẬY,
CHÚNG CON SẮP CHỊU KHÔNG NỔI. CON THUYỀN CHÚNG CON SẮP CHÌM RỒI.
- Lão đến đây để thắp lên hy vọng và đoàn kết: “Giữa cơn giông bão, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta, mời chúng ta tỉnh thức và khơi dậy tình đoàn kết và hy vọng để mang lại ổn định, nâng đỡ trong lúc này, khi mọi sự tưởng như bị sụp đổ.” Trong khi chúng ta đang ở trong vùng biển sóng gió, sợ hãi và lạc lối, Chúa thức dậy “để thức tỉnh và khơi dậy đức tin Phục Sinh của chúng ta.” - Lão đến đây để mời gọi con dân của Lão “Chúng ta tiếp tục con đường của mình, không bị xáo trộn, nghĩ rằng mình lành mạnh trong một thế giới bệnh hoạn. Bây giờ chúng ta ở trong biển động, chúng ta kêu nài: “Lạy Chúa, xin Chúa thức dậy!” - Lão đến đây để làm cho con người bừng tỉnh sau giấc mộng ngàn năm: Cơn bão vạch trần sự bấp bênh của con người và cho thấy các an toàn giả tạo và phù phiếm mà mỗi người chúng ta xây các dự án và thói quen của mình. Phải chăng Lão đã đúng khi nói “nhờ cơn bão này, các tô điểm của các khuôn mẫu bị rơi xuống, nó cho thấy không ai có thể tự đủ cho mình.Tín hữu kitô cần Chúa, vì một mình, họ đắm tàu. - Lão chỉ cho chúng ta dâu là neo đậu, đâu là bến đỗ, đâu là buồng lái của cuộc đời: Với Chúa, chúng ta có neo: nhờ thập giá của Ngài, chúng ta được cứu rỗi. Chúng ta có guồng lái: nhờ thập giá của Ngài, chúng ta được cứu chuộc. Chúng ta có một hy vọng: nhờ thập giá của Ngài, chúng ta được sửa mình, được ôm ấp để không có gì, không có ai tách chúng ta ra khỏi tình yêu cứu chuộc của Ngài.” - Lão cũng nhắc nhớ cho chúng ta về sự hiện diện của những diễn viên vô hình mà chúng ta đang mang ơn họ, những người thường bị lãng quên nhưng lại nâng đỡ cuộc sống hàng ngày của cộng đoàn: “Bác sĩ, y tá, nhân viên bán hàng, nhân viên bảo vệ, người chăm sóc tại gia, người vận chuyển, lực lượng an ninh, tình nguyện viên, linh mục, nữ tu và rất nhiều người khác.” Những diễn viên này không ở trang Nhất các báo, cũng không xuất hiện trong các màn trình diễn thời trang mới nhất. Vậy mà, “ngày hôm nay họ đang viết các sự kiện quyết định cho lịch sử chúng ta.” Theo Lão, họ hiểu “không ai có thể tự mình cứu mình.” - Lão cũng cho chúng ta trân trọng hơn “Có bao nhiêu người cha, người mẹ, người ông, người bà, các cô thầy giáo, bằng những cử chỉ đơn giản hàng ngày, đã biết đối diện, vượt qua cơn khủng hoảng, thích ứng với thói quen làm thế nào để đối phó và vượt qua khủng hoảng bằng cách điều chỉnh thói quen, ngước mắt nhìn lên và khuyến khích cầu nguyện. Có biết bao nhiêu người cầu nguyện, dâng hiến để cho tất cả mọi người được bình an!” - Lão tập tễnh chạy đến bên mẹ với tất cả niềm hi vọng: “Từ nơi nói lên đức tin vững chắc như đá tảng này của Thánh Phêrô, chiều nay tôi muốn phó dâng tất cả anh chị em cho Chúa, qua lời cầu bàu của Đức Mẹ, phần rỗi của dân Mẹ, là sao biển trong cơn bão, xin các Đấng che chở Rôma và toàn thế giới, xin tuôn xuống trên chúng con như vòng ôm an ủi, như phép lành của Chúa”.
- Rồi vội vã chạy đến bên Con của Mẹ với trọn sự phó thác: “Lạy Chúa, xin ban
phép lành cho thế giới, ban sức khỏe cho cơ thể và an ủi tâm hồn chúng con.
Chúa xin chúng con đừng sợ. Nhưng đức tin chúng con yếu đuối và chúng con sợ
hãi. Nhưng xin Chúa đừng để chúng con bị cơn bão cuốn đi. Xin Chúa tiếp tục
nói: ‘Các con đừng sợ’. Và cùng với Thánh Phêrô, chúng con dâng lên Chúa nỗi lo
âu của chúng con, vì Chúa chăm sóc chúng con.”
Chắc Lão mệt lắm phải không???? Nhưng cái mệt đó chẳng thấm vào đâu khi Lão
nhìn về cả nhân loại đang ngước mắt hướng nhìn về Lão với tất cả niềm hi vọng
và cậy trông. Lão biết Lão đang mang một sứ mạng lịch sử để cứu nguy cho cả
nhân loại.
Và cuối cùng, cả nhân loại vui sướng khi Lão thực hiện một hành động cao cả là
ôm lấy tất cả ân sủng của Thiên Chúa qua Thánh Thể để ném xuống nhân loại đang
ngụp lặn, đang chồng chềnh, đang quằn quại trong chết chóc đau thương để ươm mầm
cho bao hi vọng.
Có lẽ đây là giây phút đẹp nhất mà tui đã được chiêm ngưỡng trong cuộc đời
mình. Giây phút làm cho tui hồi hộp, miên man, và rồi vỡ òa trong sự thăng hoa
của cảm xúc, giây phút khó tả nhất cuộc đời tui. Giây phút tui cảm thấy được sự
đỡ nâng thực sự của Thiên Chúa trong nhân loại. Lão có biết, khi chiêm ngưỡng
giây phút Lão nâng hào quang lên là lúc tui bật khóc trong niềm hi vọng tột
cùng không.
Cám ơn Lão đã dẫn tui đi trọn vẹn cảm xúc của thân phận con người, cảm ơn Lão
đã gieo vào tâm trí tui một niềm hi vọng vô bờ. Đặc biệt cám ơn Lão đã “Liều Mạng
đánh thức giấc ngủ của Chúa” để chúng tôi được bình an.
LÃO LIỀU THẬT ĐẤY NHƯNG CŨNG CAN ĐẢM THẬT ĐẤY
TUI XIN NGÃ MŨ KÍNH PHỤC VÀ TẠ ƠN.
Paul Bằng, SVD
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
Cô gái Ba Na lớp 9
đã nuôi con người ta ![]()
14
tuổi, đang học lớp 9, cô gái người Ba Na ấy nhận nuôi một đứa trẻ sơ
sinh. 11 năm sau, cô nuôi tiếp một đứa nữa. Cô bảo hành trình làm mẹ của
mình đầy sóng gió, tuổi thơ cũng không được bình thường như bạn bè...
Y Byen hẹn gặp ở quán cà phê gần Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San (thành phố Pleiku, Gia Lai). Đó là nơi Y Byen làm việc nhiều năm nay, là nguồn thu nhập chính để Y Byen nuôi 2 cậu con trai "nhặt" về từ khi chúng là trẻ sơ sinh. “Con cái là cái duyên. Đến thì mình nhận. Mình chưa bao giờ hối hận khi nhận nuôi 2 đứa trẻ. Mình nghĩ mọi người chung tay làm việc tốt thì cả xã hội sẽ tốt hơn. Mình tin rằng khi làm việc tốt thì những điều tốt đẹp sẽ tự nhiên đến. "Mình nuôi em bé đi mẹ" 30 tuổi, chưa lấy chồng, Y Byen đã là mẹ đơn thân của hai đứa con - không phải con ruột mình. "Mình không có tuổi thơ bình thường như bạn bè" - Y Byen xúc động nói, đôi mắt ngập nước. Tuổi thơ không bình thường ấy bắt đầu từ lựa chọn của Y Byen, khi cô bé đang học lớp 9. "Hồi đó mình theo mẹ vào một ngôi làng ở xã Đê Ar (huyện Mang Yang) buôn bán. Bữa đó là ngày 29-2-2004. Mình đang chơi với mấy đứa nhỏ trong làng thì thấy có người chạy ra hốt hoảng bảo có chị kia đẻ xong chết, đứa con còn sống nhưng người nhà muốn chôn theo mẹ, có ai muốn nuôi không? Mình bảo: Mẹ ơi con thấy làm vậy ác quá. Mình nuôi em bé đi mẹ" - Y Byen hồi tưởng câu chuyện 16 năm trước. Đến nơi, thấy đứa trẻ sơ sinh nằm phơi ngoài nắng chang chang, rốn chưa cắt, Y Byen xót xa lấy áo cuốn đứa trẻ ôm vào lòng. Hai mẹ con Y Byen xin đi nhờ mấy lần xe mới về được nhà. Cô bé nhận là mẹ, đặt tên cho đứa bé là Y Son. Ngày mới có con, Y Byen thích lắm. Cô bé khoe hết người này người kia nhà có em bé. Đến khi gia đình họp bàn việc làm sao nuôi được đứa bé, lúc đó Y Byen bỗng thấy mình sẽ không còn được vui chơi như các bạn nữa. Cô bé phải gánh trên vai trách nhiệm chăm sóc đứa trẻ. Y Byen và anh hai thay phiên nhau vừa đi học vừa chăm con. Chiều học xong, Y Byen theo mẹ đi mót mủ cao su tới 19h-20h mới về, lấy tiền mua sữa cho con. "Phải làm mẹ từ nhỏ nên cuộc sống của mình khác người khác. Mình không có tuổi thơ được bay nhảy như bạn bè. Nhiều khi muốn đi chơi nhưng không được. Có đi chơi cũng không thoải mái như bạn bè, phải ẵm con, lưng cõng gùi mang theo sữa, mang theo cơm" - Y Byen thật tình bảo. Đi làm mướn Y Byen cũng địu con theo. Có lần Y Byen đi chăn bò thuê, sau lưng là gùi đựng sữa, cơm, áo quần; phía trước bụng địu con. Y Byen cẩn thận cầm cây dù che nắng cho con. Bất ngờ bị gió lớn thổi ngược hướng, hai mẹ con bị hất lăn xuống ruộng lúa ngập nước! "May mà địu con trước bụng, chứ sau lưng thì con ngạt nước mất rồi. Khi đó ngoài ruộng chẳng có ai hết, phải cố gắng mà bò dậy" - Y Byen rớm nước mắt kể. Có lần cha mẹ đi bán hàng xa cả tuần, gạo hết, nấu cơm chỉ được đúng một chén. Anh hai nhường cho Y Byen ăn. Byen vừa ăn cơm vừa ẵm con cho nó bú bình. Thằng nhỏ tè một phát trúng ngay chén cơm! Y Byen phải rửa cơm bằng nước lạnh rồi ăn tiếp. Rồi Y Byen nhớ hồi chưa làm lại nhà, chỉ che tấm bạt, nhiều đêm mưa ướt dột, mẹ cứ bảo Y Byen nằm bên trong để bà nằm ngoài, chịu ướt gánh hết nước mưa cho con gái và cháu ngoại nuôi Y Son. 25 tuổi, lần nữa làm mẹ của con người ta Khó khăn cứ thế cũng qua đi. 11 năm sau khi nhận nuôi Y Son, tháng 8-2015, ở tuổi 25, Y Byen lại nhận nuôi một đứa bé khác. Hôm ấy, ngồi trên xe sau khi đi diễn về, Y Byen nghe nói ở nghĩa địa làng Chuêt Ngol, xã Chư Ă (thành phố Pleiku) có đứa bé vừa bị vứt bỏ. Vừa về cơ quan, Y Byen chạy xuống nghĩa địa ngay, thấy đứa nhỏ vẫn còn máu me đỏ hỏn, toàn thân thâm bầm, đầu có 2 vạch lõm hẳn xuống! Y Byen cởi áo khoác cuốn thằng bé lại. Đứa nhỏ cứ khóc, Y Byen nói vu vơ: con ơi, mẹ đây rồi, con đừng khóc nữa. "Thiêng liêng lắm. Như kiếp trước mình là mẹ của bé vậy. Mình vừa nói vậy, cái tay nhỏ bé của con chụp lấy ngón út của mình, nắm chặt" - Y Byen kể. Từ đó, cô gái có thêm đứa con trai thứ hai. Cô đặt tên con là Y Sơn. Y Sơn sinh ngày 10-8-2015. Thằng bé đẻ non, lại bị viêm rốn. Y Byen mất một tháng đưa con đi chữa. "Làm mẹ rồi mới hiểu được. Như bây giờ ăn một miếng ngon cũng nghĩ tới con đầu tiên" - Y Byen nói. Thanh xuân của Y Byen không được như bạn bè. Nhiều lúc mệt mỏi quá, cô gái ấy chỉ biết khóc trong lòng, hai tay một bên con nhỏ, một bên con lớn và bốn bức tường. Chỉ có thể tự mình cố gắng đứng dậy Chưa chồng, lại mang ở đâu về 2 đứa bé đỏ hỏn nuôi, không phải ai cũng hiểu và trân trọng việc làm của Y Byen, kể cả người trong làng. Có người mỉa mai: nghèo mà còn nuôi con người ta... Có người còn bảo con của Y Byen mà nó không dám nhận đấy... "Mình như chiến sĩ thầm lặng, thanh minh làm gì" - Y Byen rắn rỏi nói. Có lần trời mưa, Y Byen chở con đằng trước, 2 bao cám đằng sau về cho heo ăn, bị trượt té. "Cứ nghĩ người sau đỡ hai mẹ con mình đứng dậy, nhưng không, họ chỉ cười! Trải qua nhiều sóng gió, mình nhận ra: không ai giúp mình ngoài bản thân mình. Chỉ có thể tự mình cố gắng đứng dậy, vượt qua mà thôi" - Y Byen cay đắng bảo. Để có tiền nuôi con, Y Byen chịu khó đi hát đám cưới. Một tháng kiếm được 1-2 triệu đồng, mùa cưới được 3 triệu đồng. Có lúc mệt mỏi kiệt quệ nhưng thấy các con ngây thơ, đáng yêu, cô lại cố gượng dậy. Cứ nghĩ mình phải khỏe thì lên sân khấu hát trọn 2 bài được 200.000 đồng mới có tiền mua sữa cho con. Y Byen còn nuôi 3 con heo nái. Vừa rồi dịch bệnh, heo chết, lỗ tiền cám, chưa kể công chăm. Năm nào Y Byen cũng phải vay ngân hàng. "Người ta có chồng cáng đáng cùng còn chật vật, huống gì mình chỉ có một mình" - Y Byen bảo. Chấp nhận làm mẹ 2 đứa trẻ, có lúc rung động với người khác, Y Byen cũng không thể sống vì hạnh phúc cho riêng mình. Tình yêu của cô gái ấy không được như bao người trẻ tuổi khác, có thương thì để trong lòng. Y Byen cứ nghĩ mình là mẹ đơn thân nuôi 2 đứa con, sợ làm người ta khổ theo. "Xấu cũng được, nghèo cũng được, chỉ cần là người tốt, thương mình, thương cả con mình. Nhưng khó gặp người như vậy lắm. Tụi nhỏ đã bị cha mẹ bỏ rơi từ lúc mới đẻ. Lỡ người đàn ông của mình không thương thật lòng, khi buồn họ xúc phạm con mình thì khổ cho con lắm" - Y Byen cười buồn hiu bảo. Cô gái Ba Na rạng rỡ hẳn khi nói đến hai con trai. Y Son giờ đã học lớp 9. Còn Y Sơn 5 tuổi, đang học mẫu giáo. "Bé lớn lúc gọi là mẹ, lúc gọi là chị. Còn bé nhỏ không gọi mẹ đâu, mà gọi mẹ mập không à. Y Sơn lanh hơn anh, nói nhiều. Mình mà bị gì, cu Sơn bảo mẹ mập ơi mẹ đau hả, con lấy dầu xoa cho mẹ nha. Cái tay nhỏ bé của con bóp bóp lên trán rồi thoa dầu cho mình, thích lắm. Có lần Y Sơn bảo mai mốt con làm công an kiếm tiền mua sữa cho mẹ mập. Chẳng cần gì lớn lao, nghe con nói vậy thôi, hạnh phúc lắm" - Y Byen mỉm cười kể. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
Chồng Bị Stress Hay Không, Cứ Nhìn Bà Vợ Thì Biết !!!![]() ![]() ![]()
Both men are 73 years old… no words necessary!
Lượm trên mạng
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
TÌNH NGƯỜI THỜI ĐẠI DỊCH COCID -19Những câu chuyện về tình người giữa đại dịch trên thế giới Với 1.626.609 trường hợp nhiễm virus corona và 108.995 ca tử vong được xác nhận trên toàn cầu, thật khó khiến chúng ta giữ vững được tinh thần. Nhưng cũng không tệ đến thế! Vẫn còn đây những mẫu tin ấm áp giữa thời virus corona, giúp khôi phục lòng tin của chúng ta vào nhân loại. Bored Panda đã tổng hợp một danh sách những câu chuyện về virus corona cảm động nhất, chứng minh tình yêu và lòng tốt vẫn đang tồn tại trong thời điểm khó khăn này. 1 . Một phụ nữ người Bỉ, Suzanne Hoylaerts, đã qua đời ở tuổi 90 vì COVID-19 sau khi từ chối dùng máy thở, bà đã nói với các bác sĩ của mình: “Hãy dành nó cho những người trẻ tuổi, những người đang cần nó nhất. Tôi đã có một cuộc đời đẹp rồi.” Bạn thấy đấy, không phải tất cả các anh hùng đều mặc áo choàng! (Ảnh: Arafatdotyeasin) 2.“Họ cần sự có mặt của tôi và tôi đồng ý. Khi bạn quyết định đời này sẽ làm một bác sĩ thì bạn phải có trách nhiệm với điều ấy. Tôi đã lập một lời thề y đức. Nếu bạn sợ lây bệnh thì tốt hơn hết đừng nên làm một bác sĩ.” – Giampiero giron, 85 tuổi. Ông ấy đã quá tuổi nghỉ hưu của mình nhưng vẫn quay lại để hỗ trợ trong thời điểm dịch bệnh này... Người đàn ông này đã từng là một huyền thoại khi thực hiện ca ghép tim đầu tiên ở Ý. 3.Một chàng trai nhập cư người Ả Rập sống ở Ý và sở hữu một cửa hàng trái cây. Anh ấy đang tặng trái cây miễn phí với dòng chữ: “Các bạn đã chào đón tôi vào đất nước của các bạn trong suốt 10 năm qua. Hôm nay tôi trả ơn này cho các bạn.” 4.Nhớ lại năm 2016, chúng tôi đã tài trợ cho một gia đình tị nạn nhập cư vào Canada. Ngày hôm nay, biết rằng chúng tôi đang tự cách ly, họ đã mang những túi thức ăn đến đặt trước hiên nhà tôi. Đậu, chà là, mì, đậu lăng, sốt mè, rau, thịt và cả kẹo cho lũ trẻ của chúng tôi nữa. Thật là tử tế … và tôi rất lấy làm biết ơn. 5..Hôm qua tôi đã gõ cửa phòng người thuê nhà của mình và bảo anh ấy có thể ở lại đó mà không cần phải trả tiền nhà trong 5 tháng tới. Anh ấy là một người tự doanh và phải nuôi 4 đứa trẻ. Không cần Thủ tướng Boris phải bảo, tôi vẫn biết đạo đức là gì. Này các bạn chủ nhà, nếu bạn có thể, hãy làm gì đó đi, và làm nhiều thêm nữa. 6.Đây là tôi và mẹ, bà ấy đã sống qua thời của Hitler, qua ca phẫu thuật hở van tim, đã bị thay thế xương 2 đầu gối và 2 bên hông. Vài tuần trước, bà ấy bị ngã gãy xương hông, 2 xương sườn và xương cột sống. Tuần vừa rồi, bà lại bị chẩn đoán nhiễm COVID-19 và phải mất một tuần điều trị tăng cường khi ở tuổi 86… Hôm nay bà đã khỏe mạnh hoàn toàn, đây là điều mà các kênh truyền thông nên quan tâm để truyền hy vọng đến với mọi người. ![]() (Ảnh: Richard Briley)7. 8 ngày trước chúng tôi sản xuất rượu Bourbon để kiếm sống. 5 ngày trước, chúng tôi phải ngừng sản xuất, tuân thủ theo yêu cầu của nhà nước. 4 ngày trước, chúng tôi học cách làm nước rửa tay diệt khuẩn. 3 ngày trước, chúng tôi đã hoàn thành một lô hàng kiểm thử.. Hôm qua chúng tôi bắt đầu đóng chai nước rửa tay diệt khuẩn và hôm nay chúng tôi đã giao 4.300 chai nước rửa tay đến bệnh viện Rochester, các văn phòng bác sĩ, các nhân viên y tế và nhân viên bưu điện. 8.Một người đàn ông ở Morristown, NJ đã đứng ngoài phòng cấp cứu cùng với tấm biển này. [Ảnh: Cảm ơn tất cả nhân viên cấp cứu đã cứu mạng vợ tôi. Tôi yêu tất cả các bạn.] Hãy nhớ nói lời cảm ơn đến những người ở tuyến đầu nhé!(Ảnh: reddit.com) 9.Hãy gặp gỡ Wynn, một chú chó phục vụ được huấn luyện bởi bác sĩ Ryan For (tổ chức huấn luyện chó CCI), đang an ủi các nhân viên y tế tuyến đầu trong trận chiến chống virus corona tại Denver. Chú chó giúp các bác sĩ và nhân viên giảm bớt căng thẳng với sự cống hiến của mình. Không phải tất cả các anh hùng đều mặc áo choàng.
10.[Ảnh: Gửi tất cả những khách hàng lớn tuổi của chúng tôi. Vui lòng cứ hỏi nếu bạn cần bất kỳ món đồ gì vì chúng tôi đã giữ riêng chúng lại cho bạn.] ![]() (Ảnh: boredpanda.com) 11.Đứa con học lớp 6 của tôi đã gửi email cho giáo viên toán của cháu để được giúp đỡ thế thầy ấy đã đến và giải quyết bài toán cho cháu trước hiên nhà chúng tôi.ỡ, vì thế thầy ấy đã đến và giải quyết bài toán cho cháu trước hiên nhà chúng tôi.
12.Tớ đang khóc tại siêu thị Winn Dixie. Người phụ nữ mặc quần jeans đã bước tới và thanh toán tiền hàng cho chàng trai trẻ đứng trước cô vì thẻ tín dụng của anh ấy bị từ chối, trong khi anh ấy đang hốt hoảng gọi điện tìm cách kiếm tiền để trả. Cô ấy nói: “Tất cả chúng ta đều từng có những lúc như thế này.” Mọi người thật tuyệt vời! 13.Những người theo đạo Sikh khắp thế giới mang những bữa ăn đến hàng ngàn người đang bị cách ly vì virus corona. Nhóm ‘Những người Úc mang khăn xếp’ cũng đã quyên tặng hơn 1,5 tấn thực phẩm. (Ảnh: Sikh Volunteers Australia) 14.CEO chuỗi nhà hàng Texas Roadhouse đã dành toàn bộ mức lương 6 chữ số (USD) của mình để chi trả cho các nhân viên tuyến đầu 15.Một bác sĩ đang phải điều trị cho những bệnh nhân tại một bệnh viện có nguy cơ cao ở Arkansas. Anh ấy đang sống xa gia đình và phải lái xe mất một giờ đồng hồ để về thăm đứa con nhỏ mới chập chững biết đi của mình. Đây là khoảnh khắc đặc biệt khi họ được gặp nhau. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
Quà Tặng Giữa Mùa Dịch![]()
Photo: Getty Images
“Thật xui xẻo! Đúng là thứ Sáu 13.” Sue tặc lưỡi, liếc nhìn kính
chiếu hậu. Viên cảnh sát bước xuống, đóng sập cửa xe, tiến về phía xe
cô. Dãy đèn xanh, đỏ trên mui xe tuần tra chớp sáng liên tục. Sue đặt
hai tay lên tay lái, cố tỏ ra bình thản. Viên cảnh sát hiện ra, ra dấu
cho cô hạ cửa kính xe xuống.
“Xin chào. Cô vui lòng cho xem bằng lái, giấy chủ quyền xe.”
Sue lúi húi mở túi xách tay trên ghế bên cạnh trong lúc viên cảnh sát
chống hai tay bên hông, mắt không rời động tác lục lọi túi xách của cô.
“Thẻ ID này là của tiểu bang M***achusetts,” Sue nói trong lúc đưa giấy tờ xe cho anh ta.
Viên cảnh sát nói cám ơn, liếc sơ qua tấm thẻ lái xe.
“Có chuyện gì cần mà cô lái xe xuyên bang đến Minnesota trong lúc có lệnh hạn chế đi lại?”
“Tháng nào tôi cũng đi Minnesota cả,” Sue trả lời. “Tôi có một việc làm
không chính thức trong một bệnh viện kiểm dịch ở Duluth.”
“Cô là bác sĩ?” viên cảnh sát nhướng mắt nhìn Sue. “Cô cũng điều trị cho người nhiễm coronavirus chứ?”
“Tôi làm việc ở khoa tim mạch,” Sue nói. “Khi có người nhiễm bệnh thì
tôi cũng chăm sóc. Tháng này có rất nhiều người bệnh, bác sĩ, y tá làm
đủ mọi việc.”
Viên cảnh sát gật gù.
“Cô chạy hơn 85 miles/giờ, vượt quá tốc độ quy định trên xa lộ này là 70 miles/giờ.”
“Oh…, vậy sao?” Sue làm ra vẻ ngạc nhiên. “Tôi thực tình không biết.”
“Cô ngồi yên đấy, đợi một lát.” Viên cảnh sát nói, quay đi, bước về chiếc xe tuần tra màu đỏ bordeaux vẫn đang chớp chớp đèn.
“Anh chàng trông cũng cao ráo, điển trai mà mặt mũi thì lại khó đăm đăm,
không có nổi một nụ cười,” Sue nghĩ bụng. Cô không lo lắm, anh ta sẽ
thấy là trước giờ cô chưa hề bị cái ticket nào. Xa lộ I-35 vắng hẳn
tiếng xe từ ngày dịch bệnh bộc phát, mọi khi thì xe cộ chạy vùn vụt mấy
làn đường. Một hàng chữ điện tử chạy nhấp nháy trên tấm biển lớn dọc xa
lộ, “Limit Travel - Stay Home - Save Lives - Beat Covid 19”. Đây là lần
đầu tiên Sue lái xe xuyên bang từ Boston đi Minnesota, trước giờ cô chỉ
đi máy bay nhưng vào mùa dịch này thì lái xe lại thoải mái hơn.
Viên cảnh sát quay trở lại, vẫn vẻ mặt lành lạnh.
“Cô chạy đi đâu mà nhanh thế?” anh ta hỏi.
“Tôi không biết mình đang chạy quá nhanh,” Sue lúng túng. “Tôi chỉ muốn
về nhà sớm để nghỉ ngơi và lấy lại sức sau những ngày làm việc khá căng
thẳng ở bệnh viện.”
“Đấy là lối suy nghĩ vô trách nhiệm”, viên cảnh sát lắc lắc đầu, nhìn
thẳng vào mắt Sue. “Cô muốn về sớm nhưng có sớm được đâu, cô đang phải
ngồi đây. Thế cũng là may cho cô đấy, cứ chạy xe với tốc độ ấy thì có
khi cô chẳng về tới nhà được đâu mà còn gây tai nạn dọc đường, và xe cứu
thương sẽ phải đưa cô trở vào bệnh viện. Khi ấy người ta sẽ phải điều
trị cho cô thay vì cô điều trị cho bệnh nhân,
trong lúc nhiều bệnh viện và nhiều người bệnh đang cần bác sĩ hơn bao
giờ hết. Nếu cô nghĩ cho người khác thì cô phải hết sức bảo trọng.”
Sue im lặng trong lúc anh ta tuôn ra một hơi dài. Cô từng nghe cách nói
này, nhưng đây lại là một viên cảnh sát nói với cô. Liệu anh ta có quyền
“lên lớp” cô như vậy? Sue vừa cố nén bực bội vừa cảm thấy lạ lùng.
“Cô không phải nhận giấy phạt đâu,” anh ta nói tiếp. “Tôi chỉ muốn nhắc cô như thế.”
“Cám ơn anh,” Sue bối rối. “Tôi xin lỗi…, thường thì tôi không chạy nhanh như vậy.”
Viên cảnh sát bước lại gần hơn, chìa ra vật gì đó, đưa qua cửa xe cho Sue.
“Cô giữ lấy cái này mà dùng.”
Sue đón lấy, cô nghĩ anh ta trả lại cô giấy tờ xe, nhưng không chỉ có vậy. Trong tay cô là một bọc gì cồm cộm.
“Không nên dùng lại những khẩu trang đã dùng rồi,” viên cảnh sát nói trong lúc Sue vẫn đang ngỡ ngàng.
Khi nhận ra trên tay mình là những chiếc khẩu trang y tế thì cô hiểu ra.
“Nhưng… đấy là của anh,” Sue ngập ngừng. “Anh cần nó mà.”
“Cô cần thứ này hơn tôi.”
Sue lặng người… Trong tay cô là 5 chiếc khẩu trang N95. Cô không biết
nói gì, nước mắt cô muốn ứa ra. Cô ngước nhìn viên cảnh sát. Trong làn
gió se se lạnh thổi vào qua cửa kính xe, cô thấy dường như mắt anh cũng
rưng rưng như mắt cô.
“Chúc cô một ngày bình an. Chạy xe cẩn thận nhé!” Viên cảnh sát quay lưng, bước vội đi.
Dãy đèn chớp chớp trên mui xe tuần tra phụt tắt, chiếc xe cảnh sát bò ra
đường lane ngoài cùng rồi phóng vụt đi. Sue vẫn còn ngồi đó, gục đầu
lên tay lái. Xa lộ vẫn trống vắng, mênh mông.
Bên dưới là những dòng Sue viết trong Facebook của cô :
![]()
Photo: Getty Images
Sau cùng thì tôi cũng biết tên anh ta, Bryan Swanson, một cái tên lạ
hoắc. Tôi đã kể lại trong Facebook câu chuyện về “món quà” đặc biệt tôi
nhận được ở anh. Câu chuyện được nhiều người chia sẻ và rồi cũng phổ
biến trong Facebook của Minnesota State Patrol (MSP), và tôi gặp lại
Bryan trong đó. Trông anh chàng tươi tỉnh chứ không còn bộ mặt hình sự
như hôm ấy.
Trong một video clip, khi được hỏi về 5 chiếc khẩu trang N95 đã cho đi,
Bryan nói đấy là chuyện nhỏ mà ai khác cũng làm như anh thôi. Bryan kể
lúc tôi mở túi xách để lấy giấy tờ xe, anh nhác thấy hai chiếc khẩu
trang đã dùng rồi và anh nghĩ tôi cần có khẩu trang mới. “Như thế tốt
cho cô ấy hơn,” anh nói với các đồng nghiệp. “Cô ấy có một gia đình, có
những người thân yêu luôn lo lắng mỗi khi cô ấy rời nhà đến làm việc ở
bệnh viện. Tôi cũng vậy, các bạn cũng vậy, chúng ta đều có những người
thân lo lắng mỗi khi chúng ta rời nhà vì công vụ. Mọi người đều cần được
chia sẻ.”
Một lần nữa, Bryan làm tôi muốn ứa nước mắt.
Bryan, tôi không hề quen biết anh chàng cảnh sát này. Anh ta cũng chẳng
nợ nần gì tôi, và tôi cũng chẳng yêu cầu anh giúp đỡ chuyện gì. Sao anh
ta làm vậy? Anh ta đâu cần phải làm vậy. Bryan nói tôi cần những khẩu
trang ấy hơn anh ta, điều
này không đúng. Trong lúc tôi làm việc trong điều kiện được bảo vệ, che
chắn cẩn thận thì anh tiếp xúc với đủ mọi đối tượng với nhiều rủi ro,
bất trắc. Anh phải cần những khẩu trang ấy hơn tôi chứ.
Bryan, tôi chắc mình chỉ gặp anh ta một lần duy nhất trên con đường đời.
Có những người ta chỉ gặp có một lần đâu đó trong đời này, nói dăm ba
câu chuyện rồi đường ai nấy đi và chẳng bao giờ còn gặp lại lần thứ hai.
Như cơn gió thoảng qua vậy.
Dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu nào là suy giảm. Mỗi ngày mỗi thêm những
tin xấu. Con virus ấy đã lấy đi mạng sống của không ít đồng nghiệp tôi,
những người tôi quen và không quen, những bác sĩ, y tá và nhân viên y tế
bị lây nhiễm trong lúc điều trị, chăm sóc người bệnh. Tôi có sợ không?
Sợ chứ. Ai mà chẳng sợ, nhưng không ai bỏ cuộc cả, trong lúc các thiết
bị và dụng cụ bảo hộ y tế như khẩu trang thì vẫn thiếu thốn, vẫn phải
dùng đi dùng lại.
Mọi người vẫn nói là chúng tôi đang ở những tuyến đầu. Chúng tôi có chọn
“tuyến đầu” này đâu. Nói cho cùng, chúng tôi đâu có sự lựa chọn nào.
Nếu có, chỉ là chúng tôi đã tự chọn lấy nghề nghiệp, tự chọn lấy công
việc mình yêu thích ngay từ những buổi đầu, và chúng tôi sẽ còn ở lại
mãi với công việc của mình. Chỉ đơn giản là vậy.
Những chiếc khẩu trang N95 mà tôi cầm trên tay hôm ấy là của Bryan, của
sở cảnh sát cấp phát cho anh để anh tự bảo vệ. Anh cầm lấy chúng, và anh
đưa cho tôi, nói rằng tôi cần chúng hơn anh. Những khẩu trang ấy là quý
như vàng trong lúc này đây. Ai cũng cần cả, Bryan à. Con virus ấy đâu
có chừa anh ra.
Mùa dịch này rồi sẽ đi qua. Nhiều người sẽ không bao giờ quên, là những
người phải chịu đựng những tổn thất vì nó, chịu đựng những mất mát, khổ
đau mà nó mang đến cho gia đình mình, cho những người thân yêu. Những
người sống sót qua mùa dịch này cho là mình may mắn. Có bao giờ họ nghĩ
rằng trong những may mắn của họ có một phần đến từ những người sẵn sàng
hứng chịu cái phần rủi ro.
Loài virus quỷ quyệt ấy vẫn không lấy đi được những tình cảm gắn bó và
tương trợ giữa những con người đang phải vật lộn, chống trả với chúng.
Hơn lúc nào hết, tôi cảm thấy bình thản khi đương đầu với những thử
thách của cuộc sống. Liệu có phải những chiếc khẩu trang tôi nhận được
nơi Bryan đã làm dịu bớt những căng thẳng và âu lo, tôi không biết chắc,
nhưng tôi tin rằng đi bên tôi vẫn không thiếu những người bạn đồng
hành.
Vẫn không thiếu những anh chàng Bryan như thế trong cuộc sống quanh ta.
Lê Hữu
(Viết phỏng theo bản tin NBC News, March 31, 2020)
Nguồn: diendantheky.net
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
Chuyện Một Người Mang Tên Nguyễn Thị Di Tản ![]() Tên tôi là Nguyễn thị Di Tản. Cái họ Nguyễn của tôi đã chứng tỏ tôi là người Việt Nam chính hiệu con nai vàng. Song có điều tôi là đứa bé Việt Nam chào đời ở một miền đất lạ xa – đảo Guam- một nơi chốn thật lạ lẫm với quê hương tôi. Theo lời mẹ tôi kể tôi chào đời vào những tháng ngày buồn thảm nhất của miền Nam Việt Nam. Tôi đã nằm trong bụng mẹ, theo mẹ trên con đường di tản của dân tộc tôi. Tôi đã là một chứng nhân của lịch sử. Tiếng khóc chào đời của tôi ở một quần đảo nơi quê người đã giúp mẹ tôi nhiều can đảm vượt qua những thử thách, gian truân của cuộc đời. Tôi đã là Nguyễn Thị Di Tản từ ngày ấy. Thế mà đã hơn một phần tư thế kỷ kể từ 30 tháng 4 năm ấy. Thế mà đã 35 năm qua… Đã 35 năm qua. Tôi đã lớn. Đã trưởng thành nơi miền đất tạm dung của một tỉnh lỵ miền Tây Canada. Thành phố Winnipeg buồn hắt hiu như tâm sự “Người di tản buồn” của mẹ. Mẹ rất yêu bản nhạc “Người di tản buồn” của Nam Lộc. Ngày còn bé, bằng bài hát ấy mẹ đã ru tôi ngủ. Riết rồi tôi quen với từng lời ca tiếng nhạc. Mẹ bảo đêm nào không nghe bài hát ấy tôi không ngủ. Đến lúc tôi bập bẹ biết nói mẹ dạy tôi hát. Tôi vừa quấn quít bên mẹ vừa đỏ đẻ hát: Chiều nay có một người đôi mắt buồn Chiều nay có một người di tản buồn Tôi
hát như sáo. Mẹ hát sao tôi hát theo vậy. Mẹ bằng lòng lắm. Dần dà tôi
có thể hát được cả bài. Bạn bè của mẹ đến nhà chơi mẹ,đem con sáo của mẹ
ra khoe. Mẹ bắt tôi hát. Mỗi lần hát xong các bác các cô, bạn của mẹ ai
cũng đều rươm rướm nước mắt. Có lần tôi thỏ thẻ hỏi mẹ “Sao con hát hay
mà mẹ với các bác lại khóc”. Mẹ ôm tôi vào lòng và nói “Bao giờ con lớn
con sẽ hiểu tại sao”. Cái trí óc non nớt ngày ấy của tôi mơ hồ cảm nhận
có một điều gì khác thường ở mẹ, một cái gì mất mát lớn lao trong đời
mẹ. Những lúc rảnh rỗi, sau giờ cơm chiều mẹ dạy tôi nói, tôi đọc: Đó
là câu chuyện ngày lên năm của tôi. Mãi cho đến những năm sau nầy tên
tôi vẫn là một đề tài cho lũ bạn chọc ghẹo. Cái chọc ghẹo cho vui chứ
không có một ác ý nào cả. Lúc tôi vào Highschool tôi đã lớn lắm rồi. Tôi
đã hiểu những u uất của đời me. Tôi thương mẹ hơn bao giờ hết. Thấm
thoát mà tôi đã là cô gái 18. Soi gương tôi cũng biết mình đẹp lắm. Mẹ
không cho tôi cắt tóc ngắn. Cả trường con gái mái tóc dài chấm lưng với
khuôn mặt Á Đông của tôi vẫn là một đề tài nổi bật nhất. Lại thêm cái
tên Di Tản nữa. Lúc nầy tôi không còn buồn mỗi lần bị giáo sư đọc trật
tên. Bạn bè tôi, những đứa quen nhau từ lớp mẫu giáo đến giờ được tôi
huấn luyện cách phát âm nên đọc tên tôi đúng lắm. Tụi nó bỏ dấu còn lơ
lớ nhưng tạm được. Nhưng mỗi lần bắt đầu một niên học mới, tên tôi lại
là một tràng cười cho lũ bạn cùng lớp mỗi khi các giáo sư mới gọi tên
tôi. Giáo sư nào cũng thế. Ngập ngừng một hồi lâu rồi mới đọc. Tôi cũng
không nín cười được cái giọng như ngọng nghịu của một giáo sư người
Canada đọc một cái tên lạ quơ lạ quắc chưa bao giờ thấy và gặp trong
lịch sử dân tộc. Trên tay cầm bài Test của tôi, ngập ngừng rồi vị thầy
gọi “Đai then”. Cả lớp ồ lên một loạt ” Oh, my god”. Vị giáo sư lúng
túng, đảo mắt nhìn quanh lớp. Cả lớp nhao nhao lên như bầy ong vỡ tổ.
Chừng như tụi nó thích những dịp như thế để câu giờ, “nhứt quỉ, nhì ma,
thứ ba học trò” mà. Con Linhda ngồi cạnh, hích nhẹ cùi chỏ vào tôi và
khẽ bảo: Lúc
nầy tôi không còn nhút nhát như ngày xưa nữa. Bạn bè tôi Tây Tàu,
Canadian nữa đều “cứu bồ” tôi mỗi lần có tình trạng như trên vừa xảy ra.
Dần dà mọi người gọi tên tôi rất ư là dễ thương. Đến bây giờ nhớ lại
những lời mẹ nói với tôi ngày nào, tôi hãnh diện vô cùng về cái tên mẹ
đã cho tôi. Tôi thương mẹ vô cùng. Cái đất nước Việt Nam khổ đau muôn
chiều đã gắn liền với mẹ tôi như hình với bóng trong cuộc đời lưu lạc xứ
người hơn một phần tư thế kỷ. Một điều mà tôi có thể khẳng định rằng
“dù hoàn cảnh có thể tách rời mẹ ra khỏi quê hương, nhưng không có một
hoàn cảnh nào tách rời quê hương ra khỏi tâm hồn mẹ được”. Mẹ sống như
chờ đợi, như mong mỏi một điều gì sẽ đến. Có lần tôi bắt gặp mẹ ngồi một
mình trong đêm, tay mân mê, vuốt ve bức ảnh bán thân của bố tôi. Mẹ vẫn
nuôi hy vọng Bố còn sống và sẽ có lần gia đình tôi laị đoàn tụ như xưa.
Nhưng định mệnh đã an bài. Sau khi nhờ một người bạn làm ở Usaid đưa mẹ
con tôi di tản. Bố hứa Bố sẽ gặp lại mẹ sau. Trong lúc dầu sôi lửa bỏng
Bố bảo sao, mẹ nghe vậy. Một mình mẹ bụng mang dạ chửa mẹ đã lên phi
cơ, theo đoàn người di tản và mong có ngày gặp lại Bố. Nhưng niềm hy
vọng đó đã vơi dần theo năm tháng cho đến một ngày mẹ được tin Bố đã nằm
xuống nơi trại cải tạo. Mẹ như điên loạn. Rồi mẹ tỉnh lại. Mẹ biếng
cười, biếng nói. Cuộc sống của Mẹ đã thầm lặng bây giờ càng thầm lặng
hơn xưa. Ngoài giờ ở sở. Về nhà cơm nước xong, trò chuyện với tôi đôi
lát rồi Mẹ vào phòng. Cái khoảng đời quá khứ ngày xưa. Những kỷ niệm
ngọc ngà ngày nào của Bố và Mẹ như chút dấu yêu còn sót lại. Thời gian
không làm nhạt nhòa mà ở Mẹ không một hình ảnh nào mà Mẹ không nhớ. Mỗi
lần nhắc tới Bố, Mẹ như trẻ lại. Mắt Mẹ long lanh ngời sáng. Mẹ kể cho
tôi nghe chuyện tình của cô sinh viên Văn khoa với chàng thủy thủ Hải
Quân. Tôi thuộc nhiều bài hát Việt Nam lắm nên tôi ghẹo Mẹ “Mẹ và Bố
giống em hậu phương còn anh nơi tiền tuyến quá”. Ngoài tình mẹ con ra,
tôi như một người bạn nhỏ để Mẹ tâm sự, để Mẹ trang trải nỗi niềm nào là
“con biết không Bố hào hoa và đẹp trai lắm .. v.v… và v.v…Tôi nịnh Mẹ: Hôm nay nhân ngày giỗ lần thứ 35 của Bố. Con muốn thưa với Bố một điều. Con cám ơn Bố Mẹ đã tạo cho con nên hình, nên vóc. Dù chưa một lần gặp mặt Bố. Dù bây giờ Bố đã nằm xuống. Bố đã đi thật xa, không có lần trở lại với Mẹ, với con. Song với con Bố vẫn là một hiện hữu bên con từng giờ, từng phút. Con nghĩ Bố đã che chở Mẹ con con hơn một phần tư thế kỷ nay. Xin Bố hãy giữ gìn, che chở Mẹ, con trong suốt quãng đời còn lại. Con mong làm sao ngày nao đất nước thật sự thanh bình Mẹ sẽ đưa con trở về thăm lại quê hương. Con sông xưa sẽ trở về bờ bến cũ. Ngày ấy ở một phía trời nào đó của quê hương con thấy bố mỉm cười và Bố nói với con .. Bố sung sướng lắm, con biết không ? Con yêu dấu !
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Apr/2020 lúc 8:28am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
Chào Đón Ngày Lễ Mẹ 10/5/2020
![]()
Từ
trước tới nay nhiều người thường nghĩ rằng bản năng mẫu tử (instinct
maternel) là một khả năng thiên phú và tự nhiên ở tất cả mọi người mẹ,
nhưng thực tế đôi khi không đúng như vậy ở một số người phụ nữ
Ngày Lễ Mẹ Trên Thế Giới
Ngày
Hiền Mẫu hay Ngày của Mẹ (Tiếng Anh: Mother's Day) đương thời được khởi
xướng bởi bà Anna Marie Jarvis tại thành phố Grafton, tiểu bang Tây
Virginia, Hoa Kỳ, để tôn vinh những người mẹ hiền, đặc biệt là trong
khung cảnh của mái ấm gia đình.
Theo truyền thống của Hoa Kỳ và đa số các quốc gia trên thế giới ngày nay, Ngày Hiền Mẫu được tổ chức hằng năm vào ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng 5. Một số nước khác cũng có các ngày lễ tương tự được tổ chức vào các ngày khác trong năm.(Wikipedia)
Ngày lễ Mẹ 10/may/2020 (second Sunday of may)-Tại các quốc gia sau đây https://www.officeholidays.com/holidays/mothers-day
About MoMother's Day
Not a public holiday, but a legal national holiday observed on the second Sunday in May in the United States.
Mother's Day is celebrated across the world, in more than 50 countries,
though not all countries celebrate it on the same day. Countries which
celebrate Mother's Day on the second Sunday of May include Australia,
Denmark, Finland, Italy, Switzerland, Turkey and Belgium. In Mexico and
many parts of Latin America, Mother's Day is celebrated on May 10th of
each year. In Thailand, it is celebrated on August 12th, the birthday of
the current Queen
Việt Nam Trước đây chỉ có ở miền Nam với Lễ Vu Lan, nhưng những năm gần đây do sự lan rộng của Internet và các phương tiện thông tin đại chúng, nó đã được phổ biến cả nước và được mọi người hưởng ứng. Vào ngày này, những người con nhớ ơn mẹ sẽ dành đến cho mẹ của mình những món quà ý nghĩa, từ vật chất đến tinh thần. Thông thường nhiều người chọn ngày Chủ Nhật thứ nhì trong tháng 5. Ngày dành cho các bà mẹ ở Việt Nam có khá nhiều, như Lễ Vu Lan, ngoài ra còn có các ngày dành cho phụ nữ như 8 tháng 3 (Quốc tế Phụ nữ), Ngày Phụ nữ Việt Nam.(Wikipedia) Bản năng mẫu tử hay tình mẫu tử
Các nhà tâm lý học nghĩ rằng danh từ bản năng rất đúng ở thú vật nhưng không mấy phù hợp ở người.
Thật
vậy tùy theo loài, để sinh tồn và duy trì nòi giống mà thú mẹ có những
cách nuôi dưỡng, săn sóc và bảo vệ thú con khác nhau.
Con người là một sinh vật thượng đẳng nên khác biệt hơn với thú vật. Ngoài bản năng ra chúng ta còn có tình yêu thương.
Tình mẫu tử là một tình yêu thương vô bờ bến, hoàn toàn trọn vẹn, nhằm mục đích thỏa mãn mọi nhu cầu và ý muốn của đứa con.
Tình mẫu tử ở người mẹ có thể đã nhen nhúm từ lúc đứa con chưa chào đời.
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình. Mẹ ước mong khi con ra đời con được mọi bề hạnh phúc.
Hạnh
phúc của con cũng chính là hạnh phúc của mẹ. Đó là chu trình cho và
nhận ở người mẹ mà các bác sĩ tâm lý nhi đồng (pédopsychiatre) gọi là
cycle du don.
La
maternité psychique, c'est cette dimension d'échange et de partage
d'univers de totalité que l'un et l'autre se donnent, se le donnant dans
le cadre de ce que l'on appelle dans ce livre, le cycle du don. («
Quand les femmes ne naissent pas mères » Jean Marie Del***us,
Pédopsychiatre).
Bản năng mẫu tử do thụ đắc?
Lúc
vừa mới sinh xong, người mẹ thật sự chưa có đủ thời gian để tìm hiểu và
cảm nhận được mùi da thịt cũng như tiếng khóc đặc biệt của con mình.
Trong
nhiều trường hợp, khoa học cho rằng bản năng mẫu tử được xây dựng từ
những tiến trình phức tạp của hệ thần kinh trung ương đồng thời cũng nhờ
vào khả năng tri giác đặc biệt của con người và thông qua một giai đoạn
học tập (apprentissage) bao gồm sự tiếp xúc trực tiếp, ôm ấp, cho bú,
chăm sóc và nuôi dưỡng đứa con mới sinh ra.
Bản năng mẫu tử do bẩm sinh?
Nếu
theo như lời truyền tụng trong dân gian, thì bất cứ người mẹ nào cũng
có thể dễ dàng nhận biết bằng trực giác đứa con mình sinh ra.
Phải chăng, có một sợi dây thiêng liêng vô hình gắn liền mẹ với con. Đó là bản năng mẫu tử.
Bản năng mẫu tử ở người mẹ là một vấn đề vô cùng phức tạp.
Một
khảo cúu đăng trong tập chí Nature cho biết rằng hormone Ocytocine ở
người mẹ lúc sanh nở cũng như lúc cho con bú đã dự phần quan trọng trong
mối dây tình cảm giữa mẹ và con. Đó là bản năng mẫu tử chăng?. Giả
thuyết nầy bị nhiều nhà khoa học chống đối.
http://www.journaldesfemmes.com/maman/magazine/1316108-ocytocine-a-origine-instinct-maternel/
Nhà khoa học Sarah Blaffer Hrdy,Hoa Kỳ thì cho rằng bản năng mẫu tử do môi trường và xã hội tạo ra.
Sarah
Blaffer Hrdy Anthropologue, primatologue et sociobiologiste, Sarah
Blaffer Hrdy, membre de l'Académie des sciences américaine est
professeur émérite à l'université de Californie-Davis..
Vào thế kỷ thứ 18 tại Âu Châu luật bắt buộc các sản phụ phải đi làm việc ngay khi họ vừa mới sanh xong. Sự kiện nầy khiến một vài loại hormones cá biệt không kịp xuất hiện ra để giúp vào việc xây dựng tình cảm gắn bó giữa mẹ và con.
Một
khảo cứu thực hiện tại Paris vào năm 1850 cho biết nếu để người mẹ cho
con bú trong vòng 18 ngày liên tục thì vấn đề bỏ con sẽ giảm đi được
10%.
Nếu nói rằng tất cả phụ nữ dều có bản năng mẫu tử một cách bẫm sinh vậy tại sao có nhiều bà mẹ, lại bỏ phế con cái, hành hạ chúng, đem cho cô nhi viện và thậm chí có khi còn đem bán con mình cho người khác. Ngày nay còn có vụ mang thai hộ, đẻ mướn thì thế nào là bản năng mẫu tử, thế nào là tình mẫu tử đây?
Cũng
có những người mẹ không có lương tâm, vô cùng tàn ác, nhẫn tâm giết
chết con của họ sinh ra, như trường hợp gần đây bên Pháp có vụ bà mẹ
giết 8 đứa con.
Thật khó hiểu!
Retour
sur les plus grandes affaires d'infanticide en France (20/03/2015)
http://www.sudouest.fr/2015/03/20/retour-sur-les-plus-grandes-affaires-d-infanticide-en-france-1865636-4758.php
Tình mẹ con theo lối Tây phương (Không phải ai cũng vậy hết)
*Con gái nghĩ gì về mẹ?
-2 tuổi : Mẹ ơi! mẹ ơi !
-3 tuổi : Mẹ ơi con thương mẹ quá xá nè.
-10 ruổi : Mẹ ơi, mẹ à bất cứ chuyện gì.
-16 tuổi :Trời đất ơi, mẹ làm con bực mình bực mẩy quá nè.
-18 tuổi : Con muốn đi ra khỏi nhà nầy ngay bây giờ đây nè.
-25 tuổi : Ờ, mà mẹ cũng… có lý hé.
-30 tuổi :Tui muốn trở về nhà mẹ tui quá.
-50 tuổi : Tui không muốn mất mẹ tui đâu.
-70 tuổi : Tui sẵn sàng trả bất cứ gì để có được mẹ ở bên cạnh tui..
Mẹ ơi, Mẹ à
*Mẹ nghĩ gì?
Mẹ ơi, mẹ chỉ là một người mẹ mà thôi…
Ừ
tao chỉ là một bà mẹ quèn, nhưng tao là cái đồng hồ báo thức, là đầu
bếp, là người nội trợ, người giúp việc, là cô giáo, là y tá, là nhà tâm
lý học, là một người bạn, một nhân viên an ninh, một nhà nhiếp ảnh, là
một tài xế taxi, là một nhà cố vấn, một người tổ chức sắp xếp mọi việc,
là một nhà trang trí, là một nhân viên giữ gìn trật tự, là một người trợ
giúp cá nhân, và cũng là một người khổ công dọn dẹp « tà ma quỷ quái »
dưới gầm giường…Tao làm ngày lẫn đêm. Tao ứng trực 24hr/24hr, 7ngày /7
ngày,. và cam tâm chịu đựng suốt đời. Tất cả gian khổ vừa kể mới chỉ nằm
trong khuôn khổ của cái job đầu tiên mà thôi.
Là người mẹ: có thể tôi không có ý nghĩa gì đối với quý bạn, nhưng tôi là tất cả đối với một người.
Một người mẹ lý tưởng?
Thú vật: tình mẫu tử hay hóa học?
Để
sinh tồn cũng như để duy trì nòi giống, thú cái được trang bị một hệ
thống (thị giác, khứu giác, thính giác) giúp nó nhận biết những thú con
do nó đẻ ra. Phải chăng đó là do tình mẫu tử hay là đó chỉ là do những
phản ứng hóa học?
Thú mẹ cần phải nhận biết con của nó để có thể săn sóc, nuôi dưỡng, cho bú và bảo vệ.
Ở
thú cái, phản xạ làm mẹ được khơi màu nhờ vào tác động của một số
hormone tiết ra,lúc giao hợp, lúc thụ tinh, lúc đẻ trứng ( rùa, chim…)
hay lúc sinh sản (thí dụ chó,mèo heo,bò…) hoặc khi có sự hiện diện của
thú mồ côi thuộc một chủng loại khác.
Ở
các loài côn trùng sống thành xã hội cao như loài ong và gồm có ong
chúa (để đẻ), ong đực để giao giống với ông chúa và ong thợ có bổn phận
chăm lo cung cấp thức ăn để nuôi dưỡng cho cả tổ ong mà đặc biệt là các
ong non hay ấu trùng (larves). Ong thợ chiếm đa số. Đó là những ong cái
nhưng không có khả năng sinh sản.
Nhờ vào các mùi hương đặc biệt có tên là phéromones xuất phát từ ong non nên các ong trưởng thành có thể xác định được vị trí, phái tính, cũng như giai đoạn tăng trưởng của thế hệ ong non để nuôi dưỡng. Ong chúa cũng tiết ra mùi hương đặc biệt QMB (Queen mandibular pheromone) lúc đang bay để quyến rủ các ong đực xáp lại phối giống.
A brood pheromone identified in honeybee larvae has primer and releaser pheromone effects on adult bees
Bees
are also well known for communicating through the use of pheromones.
Another widely identified chemical signal in bees is the Queen
Mandibular Pheromone (QMP). This pheromone ensures that the queen is the
only reproductive female in the hive by compromising the reproductive
systems of worker bees. It also provides an attractant signal to the
drones.
(Richard H. Porter et al Developmental Psychobiology)
Ở loài hữu nhũ Phéromones là những tính hiệu hóa học được cảm nhận tại một bộ phận đặc biệt gọi là voméronasal trong mũi.Từ đó, các tính hiệu được truyền về những trung khu đặc biệt trong não bộ.
Ở
người, phéromone hay là mùi đặc biêt tiết ra từ thân thể của đàn bà hay
của đàn ông. Chính hương tình nầy có khả năng kích thích, và gợi hưng
phấn ở người khác phái tính.
Sự tổng hợp phéromones ở ong non được chỉ định bởi những di thể (genes) cá biệt của loài.
Bản năng ong thợ nhận biết ấu trùng có thể được xem là lập tức hay bẩm sinh.
Ở
loài bò, hormones cũng đóng một vai trò quan trọng trong hành vi làm mẹ
của bò cái. Hormone oestradiol giúp co thắt âm hộ trong lúc đẻ.
Ở dê cái, sự kích thìch âm hộ lúc đẻ kéo theo sự tiết ra hai loại hormones
- noradrenaline, giúp dê mẹ ghi nhớ mùi dê con khi liếm .
-ocytocine
giúp tạo nên những dây liên lạc mẹ con cũng như giúp vào việc cho con
bú. Ocytocine cũng giúp trong việc gắn bó tình cảm giữa chó và chủ nó.
Chó và người, chuyện rơi nước mắt http://vietbao.com/p112a236935/cho-va-nguoi-chuyen-roi-nuoc-mat Mối dây liên lạc đặc biệt giữa thú mẹ và thú con được thiết lập rất nhanh chóng lúc thú mẹ vừa đẻ xong vì vậy việc gởi thú mồ côi vào chung bầy để bú là một vấn đề rất ư là khó khăn.
Ở
cừu, sau khi đẻ cừu cái biết nhận diện ngay những con nào là con của nó
vừa mới đẻ ra để săn sóc và cho bú đồng thời cũng để loại bỏ ra những
con khác bầy.
Khoa học gọi hiện tượng nầy la bonding, có được nhờ vào tác dụng của một vài loại hormones phối hợp với vài tính hiệu từ cừu con mà quan trọng nhất là mùi của nó.
Thú cái mới đẻ, đang cho bú hoặc trong thời gian nuôi con đều có bản năng mẫu tử rất nổi bật.
Để bảo vệ con, chúng có khuynh hướng thường hay tấn công hoặc cắn những ai muốn xáp lại gần chuồng vì vậy rất nguy hiểm.
Cũng như ở người, hiện tượng bỏ con, bỏ ổ ở thú vật cũng có thể xảy ra, tuy rằng rất hiếm thấy.
Hiện tượng mèo cái cắn chết con, ăn thịt con cũng đôi khi thấy xảy ra. Có một số giả thuyết như : đây có thể là một bản năng tự vệ của mèo mẹ vì nó cảm thấy bị đe dọa bởi mùi lạ khác thường ở mèo con (bị chúng ta sờ mó vào). Cũng có thể vì mèo con ốm yếu bệnh hoạn nên mèo mẹ cần phải cắn chết bớt đi?
Kết luận.
Bản năng mẫu tử hay tình mẫu tử, vấn đề còn nhiều tranh cãi.
Ngày
nay, trước sự bộc phát của phong trào và khuynh hướng mới về luyến ái
đồng giới tính, khó có ai biết được tương lai nhân loại sẽ đi về đâu./.
Tham khảo:
-La
relation mère-petit est-elle innée ou acquise ?
http://www.reflexiences.fr/dossier/142/la-relation-mere-petit-est-elle-innee-ou-acquise-/
-L’instinct
maternel existe-t-il vraiment?
http://www.psychologies.com/Famille/Etre-parent/Mere/Articles-et-Dossiers/L-instinct-maternel-existe-t-il-vraiment
Lesbian Mothering http://bls385americanmotherhood.blogspot.ca/2012/07/lesbian-mothering_31.html
Montreal
Nguyễn Thượng Chánh
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
MỘT CƠN SAY
Chúng tôi được mời đến dự bữa tiệc thôi nôi cháu ngoại của
một người bạn. Số người đến tham dự thật đông. Hai bên nội ngoại đầy đủ nên có
những người chúng tôi chưa quen, và họ cũng là lần đầu tiên chúng tôi gặp.
Vợ chồng chúng tôi được sắp ngồi ở dãy bàn chung một
nhóm, có xen lẫn một vài cặp là bạn bên sui gia của người bạn. Là một tiệc thôi
nôi, cũng là tiệc mừng cháu ngoại đầu tiên sinh nhật một tuổi, những món ăn thuần
tuý Việt Nam được gia chủ đãi như bánh hỏi heo quay, nem nướng, chạo tôm, vịt
quay, mì xào ... và vân vân ...
Chúng tôi nâng ly cùng nhau cụng vài ly bia, trong nhóm
không ai nhậu và không ai có khả năng uống bia rượu nhiều.
Tự nhiên trong câu chuyện, cũng là đề tài ăn nhậu, say xỉn
... và mỗi người đều bày tỏ ý riêng của mình. Đa số mấy bà không ai thích người
đàn ông của mình say xỉn.
Một chị trong nhóm nói: “Người đàn ông hơn nhau ở sự
nghiệp gia đình, chứ không phải ở chén rượu lon bia. Người ta sẽ không cười một
người nhậu kém, mà họ sẽ cười một người luôn để cho người thân của mình lo lắng”.
Một người khác nghe vậy cười hì hì ... nói : câu nầy
nghe quen quen nhe ... tôi cũng thấy nó trên Facebook, nhưng mà ... cũng có lý
lắm đó quí vị !
Thấy không ai có khuynh hướng nhậu nhẹt say sưa và có thể
bị dị ứng đề tài nầy, anh Phong người trong nhóm bên kia, có cô vợ khá trẻ hơn
nhóm chúng tôi ngồi kế bên, từ đầu đến giờ vẫn với lon cô ca trong tay, trong
khi mọi người đều uống bia hoặc rượu vang đỏ. Anh Phong tỏ vẻ trầm ngâm cất tiếng
nói :
Cơn say sưa, có thể khiến ta không kiểm soát được hành
vi, sanh ra làm những điều sai trái, tệ hại mà mình không ngờ tới. Tôi đã trải
qua kinh nghiệm bản thân. Quí vị có muốn nghe chuyện của tôi không? Nó đã cho
tôi một bài học nhớ đời. Tôi nhớ mãi không quên! Thấy mọi người đều yên lặng,
như đồng ý và cũng tò mò chờ đợi nghe câu chuyện của mình. Phong xoay qua người
ngồi bên cạnh giới thiệu:
Đây là bà xã của tôi, chúng tôi mới lấy nhau mấy tháng
nay. Tôi đã làm lại cuộc đời sau bao nhiêu năm tháng nhậu nhẹt, say sưa, và thất
bại cay đắng, vợ bỏ con xa !
Cầm lon Cô ca trong tay, Phong chậm rải hớp một ngụm như
để hồi tưởng lại quá khứ, rồi từ từ nói tiếp:
Tôi đến Úc hơn 30 năm. Lúc trước tôi cũng có một cuộc sống
rất tốt như mọi người. Qua một cơn say đã hủy diệt cuộc đời tôi! Không phải một
cơn say mà là nhiều cơn say, rồi cơn say ngày đó đã hủy đời tôi. Đến nay tôi vẫn
còn ghê tởm con người tôi, thái độ và cách cư xử đối với người vợ trước của tôi
thật sự đã hoàn toàn sai, nói chung cũng chỉ vì chén rượu ly bia. Sau nầy tôi rất
hối hận. Dù sao chuyện cũng đã lỡ và xảy ra nhiều năm rồi !
Chúng tôi lấy nhau hơn 10 năm, có một đứa con gái. Tôi
làm cho một hãng sản xuất xe hơi, vợ tôi may quần áo gia công ở nhà, cuộc sống
chúng tôi tương đối khá tốt, chúng tôi cũng mua được nhà. Tôi nghỉ hãng xe lãnh
được một số tiền tương đối lớn. Nghe bạn bè đề nghị, tôi hợp tác làm ăn, hùn chạy
Tắc Xi có thu nhập khá cao so với làm hãng. Có nhiều tiền rồi sanh tật, tôi coi
thường nghề may vá ở nhà của vợ. Tánh gia trưởng truyền thống của gia đình, mà
tôi thường vẫn tự hào với bạn bè càng ngày càng tệ hơn. Ngoài giờ chạy Tắc xi về,
tôi không làm việc nhà mà còn hay bắt nạt vợ con. Bạn bè cũ, chỗ làm hãng xe
lúc trước rủ nhậu tôi không bao giờ từ chối, chẳng những thế mà tôi hay chủ động
rủ reng, bày độ nhậu thường xuyên, có ngày về đến nhà là say xỉn rồi kiếm chuyện
mắng chửi vợ con. Vợ tôi rất hiền, nhịn nhục rất hay mà tôi không biết quý trọng!
Nhiều lần tôi đã đánh vợ sau cơn say xỉn cải vả, không cần biết lỗi của ai, mấy
lần cảnh sát đến xử và bắt tôi phải cách ly.
Có lần tôi đi nhậu rồi lái về bằng chiếc Tắc xi riêng của
mình, nồng độ rượu quá cao, cao hơn mức quy định nhiều. Tôi bị cảnh sát chặn lại,
xé bằng tại chỗ, giam xe không cho hành nghề chờ ngày ra toà. Tôi bị kết tội uống
rượu say lái xe nguy hiểm đến tính mạng hành khách.
Không được hành nghề, ở nhà tôi càng nhậu nhẹt say sưa,
thường vô cớ đổ lỗi cho vợ, tại vợ không cho mời bạn bè đến nhà để tôi ra ngoài
uống rượu bị mất bằng. Tính tình tôi trở nên cộc cằn thô bỉ hơn.
Phong ngừng lại, hớp một ngụm cô ca lấy hơi, đôi mắt xa
xăm nhìn lên trần nhà kể tiếp:
Rồi một ngày, tôi đi nhậu về say quắc cần câu, men rượu
nồng nặc mùi hôi. Tôi đòi làm chuyện đó. Vợ tôi nhất định cự tuyệt. Với sức của
đàn ông, tôi đánh một bạt tay rất mạnh, vợ tôi bị sưng mặt, đầu đập vô cạnh nhà
đổ máu. Thế là tôi bị cảnh sát bắt về đồn, vợ tôi được đưa vô bệnh viện. Cuộc đời
tôi bắt đầu bước qua một móc ngoặc mới ...
Cuộc hôn nhân của tôi không thể cứu giản !
Sau một cơn say đó, tôi mất tất cả. Chúng tôi chia tay.
Vợ bỏ, con xa, không còn nhà để ở, cho đến thời gian gần đây tôi bỏ rượu, quyết
tâm làm lại cuộc đời.
Rồi có lẻ, trời còn thương cho người biết ăn năn hối lỗi
như tôi. Tôi gặp được người vừa ý, cùng muốn đi chung với tôi suốt quảng đời
còn lại ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2020
Trần
Hàng Ngươn
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
Cám Ơn
Cảnh sát ở Fort Meyers, tiểu
bang Florida, vừa làm một hành động ngoạn mục để cám ơn các nhân viên y tế đang
bù đầu chống dịch cô Vi. Họ xếp 14 chiếc xe tuần tiễu thành hình một trái tim lớn
trên bãi đậu xe của bệnh viện Lee Memorial Hospital. Giữa hình trái tim có 13 cảnh
sát viên, mỗi người cầm một mẫu tự, xếp thành hàng chữ “FMPD Thank You”. “FMPD”
là “Fort Meyers Police Department”. Xếp xong hàng ngũ, họ cho xe chớp đèn xanh
đỏ làm rực rỡ cả khu bệnh viện. Các nhân viên y tế đứng từ cửa sổ các tầng lầu
nhận lời cám ơn. Sau đó họ để lại các mẫu tự trên bãi đậu xe vắng ngắt.
Coi video quay lại cảnh cám ơn hào nhoáng này, tôi thực
sự cảm động. Từ trước tới nay, thấy xe cảnh sát chớp đèn chạy ào ào trên đường
là có chuyện. Nhất là khi cứ nhè đằng sau xe mình mà chớp khiến mình phải dừng
xe lại. Thường là lãnh một ticket. Chuyện không vui. Nhưng lần này đèn cảnh sát
chớp lại thấy vui. Vì đây là một cách cám ơn rất bắt mắt.
Coi xong hoạt cảnh đáng yêu này mới nghĩ ngợi. Thời buổi
mọi người núp trong nhà tránh dịch thì mấy thầy cảnh sát vẫn phải phơi người
ngoài đường. Chẳng may cô Vi thấy mấy thầy dễ thương giở trò trăng gió thì thiệt
phiền phức. Từ khi cô nàng khó thương này xuất hiện, chúng ta nợ nhiều người lắm.
Nợ nhất là các bác sĩ, y tá, y công, lao công trong bệnh viện. Họ là những người
ở tuyến đầu, kề vai sát cánh với những người bệnh. Lúc nào cũng sẵn sàng cho
tình huống xấu nhất xảy ra cho bản thân họ.
Cảnh sát ở tuyến thứ hai. Họ cùng các nhân viên vệ
sinh, phát thư, giao hàng, các công nhân duy trì điện nước và các tiện nghi cho
cuộc sống cấm cung của chúng ta được an lành, dễ chịu. Họ trấn ở tiền tuyến,
chúng ta núp ở hậu phương. Cám ơn là chuyện dĩ nhiên. Có nhiều cách cám ơn. Hậu
phương có thừa sáng tạo trong việc cám ơn này.
Nhân nói tới chuyện cám ơn đầy…kỹ thuật của cảnh sát
Fort Meyers, thiết nghĩ cũng cần nói tới cuộc cám ơn cũng rất…kỹ thuật của đội
bay biểu diễn Thunderbird của không lực Hoa Kỳ. Trung tuần tháng 4 vừa qua, họ
đã bay trên bầu trời Las Vegas để cám ơn các nhân viên y tế. Ngày 28/4 họ bay
trên bầu trời New York. Và họ còn dự định bay ở Philadelphia. Trung Tá John Caldwell,
Chỉ Huy Trưởng đội Thunderbird hào hứng nói: “Đây là vinh dự của chúng tôi khi
được bay ủng hộ người Mỹ tại tuyến đầu chống dịch. Họ là những anh hùng thực sự
và chúng tôi muốn chứng minh sự ủng hộ của 685 ngàn quân nhân thuộc lực lượng
Không Quân tới các nhân viên y tế”.
Hình như lời cảm ơn của đội bay biểu diễn Thunderbird
chưa đủ đô nên Không Quân Hoa Kỳ gửi một lời cám ơn nặng kí hơn. Họ cho một đội
hình gồm hai chiến đấu cơ F-15 và hai chiếc B-52 bay cám ơn thêm từ thành phố
New Orleans qua Baton Rouge của tiểu bang Lousiana vào sáng ngày thứ sáu 1/5 vừa
qua để cám ơn các nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch. B-52 là thứ thân
quen với dân Việt ta. Chúng ta đã biết nó to đến thế nào nên lời cám ơn này thật
có chất lượng.
Không chỉ Không Quân mới có máy bay nhào lộn, Hải Quân
cũng có đội bay Blue Angels biểu diễn nhuần nhuyễn. Thứ tư 6/5 vừa qua, đội bay
này nhào lộn trên không phận tiểu bang Texas để cám ơn các nhân viên y tế tuyến
đầu. Cư dân các thành phố Katy, Houston và Dallas đã đổ xô ra đường để coi ké
cuộc biểu diễn ngoạn mục của các thiên thần xanh.
Tượng Chúa ở Rio de Janeiro mặc áo y tá
Nhà thờ chánh tòa Quốc gia Washington tại Mỹ thắp đèn xanh với dòng chữ “Cảm ơn”.
Tại các thành phố lớn trên khắp thế giới, câu nói “cám
ơn” cũng vang vang từ nơi này đến nơi khác. Các tượng đài, công trình nghệ thuật
khắp năm châu bốn biển cũng có chữ “cám ơn” gắn vào. Tượng Chúa trên núi ở Rio
de Janeiro, Brazil, cũng được phủ bộ đồ bệnh viện. Tòa Empire State Building,
tháp Eiffel cũng cúi đầu ôm chữ “Merci”. Các nhà thờ, trên tường, trên các thảm
cỏ, trên mặt đường, cũng cám ơn tưng bừng.
Trên truyền hình, các nghệ sĩ biểu diễn quyên tiền giúp
tuyến đầu. Vì tình trạng giãn cách nên các nghệ sĩ trình diễn của tất cả các buổi
hát gây quỹ đều hát từ nhà của họ, kể cả những màn hợp ca. Bên Mỹ có buổi trình
diễn “One World: Together at Home” với sự tham gia của hầu hết những tên tuổi gạo
cội: Andrea Bocelli, Elton John, Paul McCartney, John Legend, Keith Urban,
Kerry Washington. Chương trình do ba đài truyền hình lớn ABC, CBS và NBC đồng tổ
chức vào ngày 18/4 vừa qua. Tất cả số tiền thu được, khoảng 127 triệu được gửi
cho tổ chức Solidarity Response Fund để hỗ trợ các nhân viên y tế trên khắp thế
giới. Một tuần sau, ngày Chủ Nhật 26/4, đài truyền hình SBTN của Việt Nam cũng
hát cho các anh hùng “Sing for Our Heroes”. Nếu các đài Mỹ thu được 127 triệu
thì cộng đồng Việt Nam bé nhỏ hơn, đặt chỉ tiêu kiêm nhường 127 ngàn. Kết quả số
tiền do dân Việt Nam đóng góp đã lên tới trên 150 ngàn! Cũng ngày Chủ Nhật đó,
bên Canada chúng tôi cũng hát. Chương trình mang tên hai thứ tiếng: “Stronger
Together / Tous Ensemble”. Céline Dion, Michael Bublé, David Foster, Shania Twain,
Bryan Adams, Anne Murray, Justin Bieber có mặt trong số các nghệ sĩ người
Canada tham gia.
Tôi vốn không ưa anh chàng ca sĩ bắng nhắng Justin
Bieber nhưng kỳ này phải công nhận anh đã ghi được chút điểm khi lên Instagram
cám ơn các người ở tuyến đầu chống cô nàng Vi đỏng đảnh gian ác. Anh cùng cô vợ
mới cưới được hai năm Hailey đang giãn cách tại một vùng quê ở Canada đã
livestream những lời sau: “Hailey và tôi cám ơn tất cả những nhân viên tại các
bệnh viện và những người đang làm việc tại các vị trí giúp mọi người. Các vị thật
rất đáng ngưỡng mộ. Chúng tôi đánh giá cao công việc của quý vị và chúng tôi biết
có rất nhiều người cũng đồng ý như vậy. Vậy xin cám ơn. Chúng tôi yêu mến và cầu
nguyện cho quý vị”. Lời cám ơn này rất mạnh mẽ vì Instagram của Bieber có tới
131 triệu người theo dõi.
Người dân chúng ta không có xe chớp đèn xanh đỏ, không
có máy bay xé mây trên bầu trời, không có tượng đài nguy nga, không có show
truyền hình nhưng cũng đã sáng tạo ra nhiều cách cám ơn rất lý thú.
Dòng chữ “Thank you key workers!” được một bé gái viết lên bức tường tại High Wycombe, Anh.
Những hàng người đứng hai bên đường vỗ tay chào đón các
nhân viên y tế, những em bé vẽ những bức hình mộc mạc với những câu cám ơn trên
cửa sổ nhà nhà, những nhà hàng làm những chiếc bánh cám ơn nhiều ý nghĩa. Tất cả
đều chung một tấm lòng.
Nhưng cũng có những cách cám ơn cụ thể hơn như quyên
góp để mua các dụng cụ bảo vệ cá nhân cho các bác sĩ, y tá và y công, những thứ
mà họ đang thiếu trầm trọng. Một bà quen với tôi ở Montreal vốn là một nhân
viên làm việc tại phòng mạch bác sĩ ở Anjou. Phòng mạch đóng cửa trong mùa dịch,
bà không ngại con virus nhỏ bé nhưng nguy hiểm, đã xông pha ra đường đi tới nhà
các mạnh thường quân bà liên lạc được để thu các khẩu trang và găng tay họ có sẵn
mang tới các bệnh viện. Nhiều người không có sẵn những thứ nay trở thành quý
giá này trong nhà, đã đóng góp tiền bạc để bà đi mua tại các cửa hàng bán dụng
cụ làm nail.
Loại khẩu trang thứ thiệt này khan hiếm dần. Có bữa tôi
vào mua thuốc tại một cửa tiệm Walmart thấy có bảng thông báo là không còn những
thứ đang khan hiếm trầm trọng này. Càng khan hiếm thì những người trên tuyến đầu
diệt dịch càng vất vả. Bạn tôi được một người quen, người Hoa, tặng cho mấy cái
khẩu trang loại tốt N95, thứ các nhân viên tại nhà thương thường dùng. Vậy mà
khi ra đường ông không dám mang. Thấy chướng! Dân ngoài đường, không trực tiếp
đối đầu với virus, chỉ cần mang thứ che mặt mũi đại khái là được. Ông đeo thứ vợ
may bằng vải. Mấy cái loại tốt đành để mốc ở nhà, dùng thì không dám dùng, tặng
các bệnh viện thì mắc cở, chỉ có vài cái, bõ bèn chi!
Khi khan hiếm khẩu trang quá trầm trọng thì nhân viên bệnh
viện cũng phải chấp nhận thứ khẩu trang home made. Người ta chỉ nhau cách may
khẩu trang trên Facebook và các phương tiện truyền thông khác để tặng các bệnh
viện. Dân chúng thi nhau biến các máy may tại gia thành các xưởng sản xuất. Người
Việt chúng ta, máy may sẵn có từ những ngày đầu tị nạn làm kế sinh nhai, bỏ mốc
meo nơi xó xỉnh nào đó trong phòng kho, nay lôi ra làm việc thiện. Họ bỏ tiền
túi ra mua vải, bỏ công ra may. Lời cám ơn đọng rất nhiều mồ hôi và công sức.
Nhà văn Nguyễn Minh Nữu là người rất năng nổ trong việc
này. Không những hai vợ chồng ông tự may mà còn kêu gọi nhiều người khác tham
gia. Nhóm ông có 18 thiện nguyện viên gồm 14 người ngồi may và 4 người làm…tiếp
vận. Họ tới nhận vải do các nhà hảo tâm tặng và giao thành phẩm cho các bệnh viện.
Khi thiếu vải, họ làm thêm một việc là móc tiền túi ra mua vải. Mỗi ngày khoảng
500 khẩu trang được hoàn thành. Chỉ tiêu của nhóm là cung cấp cho các bệnh viện
10 ngàn chiếc. Ông thông báo chuyện này trên Facebook từ ngày 3/4 nên tôi chắc
tới nay chỉ tiêu này đã đạt được. Bạn bè khen ngợi, ông đỏ mặt trả lời: “Cám ơn
các bạn khen ngợi. Thực ra, những người làm như mình ở đây nhiều vô số, có người
đi phân phối, có người cặm cụi ngồi may, có người bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu,
có người đóng góp vật tư….nhưng họ ẩn mặt, họ đem tới tặng các bệnh viện, các
nhà dưỡng lão, các nơi công ty làm về y tế cần thiết. Lý do mình đưa hình ảnh
phân phối lên facebook là vì vợ chồng mình làm việc cho một công ty chăm sóc
người già. Công ty nhận được sự đóng góp của các nhà hảo tâm ẩn danh, và chính
công ty cũng đóng góp thêm, khi mình đem đi tặng, phải ghi lại hình ảnh như một
báo cáo với những người đóng góp thôi. Xin đừng khen mình (cảm thấy mắc cở)”.
Những người có lòng như nhóm của ông bạn Nguyễn Minh Nữu
không phải là ít trong cộng đồng người Việt chúng ta. Nhiều người được báo chí
nhắc tới. Họ ở khắp nơi.
Cụ bà 92 tuổi may khẩu trang tặng bệnh viện
Tại thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona, có nhóm của
chị Tường Vi, thợ sửa quần áo. Tại Tacoma, tiểu bang Washington có chị Thảo Phạm,
thợ làm nail, đã tự may được hai ngàn chiếc khẩu trang tặng các bệnh viện St.
Joseph, bệnh viện nhi đồng Multicare-Mary Bridge. Đặc biệt chị cũng đã lập được
một nhóm trong đó có bà cụ 92 tuổi cũng hăng hái đạp máy may. Nhóm còn có chị
Kati, có chồng người Mỹ, chĩ đã kể lại: “Ông xã tôi rất tự hào về tôi. Ông ấy
là người Mỹ, ông gọi cho má chồng tôi ở tiểu bang khác và khoe rằng tôi đang
may khẩu trang để tặng cho bệnh viện. Má chồng tôi nghe xong, bà gọi tôi là
‘anh hùng’!”. Các chị Trinh Phí, Kiều Dung và Uyên Trang ở Westminster cũng cặm
cụi may. Kỹ sư nhu liệu điện toán Uyên Trang cho biết:“Xuất phát từ thỉnh nguyện
của một y tá tại bệnh viện San Diego cần khẩu trang, chúng tôi đã cùng nhau mua
vải về cắt và nhờ các gia đình biết may làm theo website hướng dẫn của Cơ Quan
Phòng Chống Dịch Bệnh (CDC). Đến nay chúng tôi đã làm được khoảng 500 cái và hiện
đang được rất nhiều bạn bè và các Phật tử ủng hộ để tiếp tục may thêm nữa”.
Có một thứ yểm trợ khác nghe thơm hơn là yểm trợ các bữa
ăn cho các người đang phục vụ ở tuyến đầu. Họ đầu tắt mặt tối, không có thời giờ
ăn nói chi tới thời giờ nấu hoặc sửa soạn bữa ăn. Để cứu ứng những chiếc bao tử
không được chủ nhân của chúng để ý tới, hậu phương lại kĩu kịt mang cơm nước tới.
Nghe nói cơm, nhiều người tưởng đây là chuyện trật đường rầy. Phải bánh mì mới
đúng nơi đúng chỗ. Nhưng hình như không nhất thiết như vậy. Các tiệm ăn Việt cứ
mang cơm tới các bệnh viện. Họ có chi mang nấy miễn sao làm đầy được những cái
bao tử của những người đang ngày đêm vất vả chống dịch. Nhưng chuyện này lại quẹo
qua chuyện khác: chuyện văn hóa!
Y bác sĩ bệnh viện Kaiser gửi hình chụp chung với các phần cơm Việt Nam – Ảnh: NVCC
Trên báo The Mercury News ở San Jose,
bắc California, đã có một bài ca ngợi các nhà hàng trong khu vực đã tặng hàng
ngàn phần ăn miễn phí cho các nhân viên y tế đang ở tuyến đầu chống dịch. Họ gọi
đây là “những bữa ăn của lòng biết ơn” (meals of gratitude). Trong
bài báo họ có hài ra tên một tiệm ăn Việt Nam, Phở Hà Nội, đã tặng hàng trăm phần
ăn mặn và chay tới các bệnh viện Kaiser Santa Clara, El Camino, O’Connor và
Valley Health Center and Regional. Cơm Việt Nam gồm nhiều loại, ai thích chi ăn
nấy. Đại khái có các món: cơm tôm rang me, cơm gà hấp muối, cơm gà nướng, mì gà
rô-ti, cơm sườn nướng, bò ra-gu và cơm chay. Mặc dù phở là món chính của
nhà hàng và là món người Mỹ ưa thích nhưng món nước này rất khó chuyên chở và
phân phối. Hơn nữa, khi tới tay họ thì phở đã nguội, mất ngon. Điều bất tiện
này lại là điều hay vì các bác sĩ, y tá và nhân viên Mỹ trong bệnh viện đã có dịp
khám phá các món cơm Việt. Họ không ngờ là món ăn Việt phong phú như vậy. Trên
mỗi đĩa cơm, nhà hàng có đính kèm một tấm thiệp ghi: “Thank you so much
for the difference you make in the lives of your patients. Pho Hanoi San Jose,
on behalf of Vietnamese community”. Tấm thiệp này đã được họ giữ lại để
khi nào hết dịch, họ sẽ tới nhà hàng khám phá các món ăn Việt. Chị Nguyễn thị
Minh Huyền của nhà hàng cho biết món cơm tôm rang me được họ thích nhất. Món
cơm gà gặp một trở ngại…văn hóa. Ngưởi Việt thích gặm xương nhưng người Mỹ thì
không. Vậy nên rút kinh nghiệm, những ngày sau, nhà hàng đã chịu khó lọc hết
xương.
Tại Nam Cali, tiệm “Phở Point Loma & Grill ở San
Diego” cũng đã tặng các hộp đồ ăn cho các bệnh viện UC San Diego Health
Service Hospital, Sharp Memorial Hospital, UC San Diego Hillcrest Hospital,
Kaiser Permanente Hospital, VA Healthcare Hospital và Scripps Mercy Hospital.
Tại hầu hết các nơi có người Việt ngụ cư và mở nhà
hàng, người Việt đã mang những tinh hoa của ẩm thực Việt tới cám ơn các nhân
viên các bệnh viện. Con đường ngắn nhất tới trái tim là con đường đi ngang qua
bao tử, các món ngon của người Việt đã chinh phục được tình cảm của các người
đang ở tuyến đầu chống dịch. Họ rất xúc cảm vì hành động thực tế của người Việt.
Trong “Nhật Ký Chống Dịch” của cô bác sĩ/nhà văn Minh
Ngọc, bệnh viện Winthrop University Hospital tại thành phố New York, cô kể lại
khi nhìn thấy các bức vẽ đầy màu sắc cám ơn các bác sĩ và điều dưỡng của các em
học sinh tiểu học dán đầy tường, cô đã “bất ngờ và cảm động”. Chỉ những bức
tranh đã đủ làm những người ở tuyến đầu cảm động, huống chi đĩa cơm tôm rang
me. Nói chơi cho vui vậy thôi. Miễn có một tấm lòng!
Song Thao
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23618 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 145 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |