Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Feb/2020 lúc 4:59pm

BỜ CHUỐI SAU NHÀ

chuoi-large-content
 
Dân gian có câu tục ngữ "Chuối đằng sau, cau đằng trước"; bởi thường thì những ngôi nhà quê trồng hàng cau trước ngõ và bờ chuối sau nhà. Người có phận người, cây cũng có phận cây. Nếu cây tre được xem như là biểu tượng của sự vững chãi cứng rắn, mang dáng dấp người cha, thì cây chuối ngược lại luôn mềm mại, dịu dàng như người mẹ vậy!
 
Cũng như bao miền quê khác, miệt châu thổ Cửu Long có nhiều loại chuối khác nhau như: Chuối xiêm, chuối mật, chuối hột, chuối dong, chuối hương, chuối già, chuối cau, chuối sáp.V.v… Mỗi loại chuối cho ta những hương vị khác nhau cùng với những món ăn độc đáo từ thân chuối, trái chuối và cả bắp chuối nữa… Ở quê, lúc đầu mùa mưa, khi không tìm được cá, thì chuối cây xắc nhuyễn nấu canh chua với khô (còn gọi là nấu xiêm lo). Hay đơn giản hơn là vắt vào chuối xắc một miếng chanh rồi ăn với mắm kho cũng rất tuyệt vời. Những món ăn từ chuối cây thật dễ làm và đặc biệt là dễ lưu vào ký ức mình đối với những ai xa quê.
Khi nhà bất chợt có khách, không phải lúc nào cũng tìm được bắp chuối, nhưng chuối cây thì luôn có sẵn. Một con gà thả vườn nấu cháo hay chỉ cần luộc lên rồi xé phai trộn với chuối ghém, rau răm là có món đãi khách không kém phần thịnh soạn.
 
Sau nhà trồng vài bụi chuối sẽ cho người dân quê không chỉ có loại trái chín bổ dưỡng mà còn là loại rau sạch quanh năm. Thường thì những quày chuối lớn người dân quê phải chặt ra từng nãi, đem phơi nắng cho ráo mủ rồi đem dú. Nếu chuối có quày nhỏ và nhiều quá thì cứ lấy dây treo lên chái bếp để chín từ từ…
 
Buổi xế trưa, các mẹ, các chị hay làm bánh chuối hấp vì không cần phải ra chợ mua nguyên liệu. Xay bột, nạo dừa và đập chuối cho dập trộn vào bột rồi hấp là xong… Những miếng bánh quê bình dị, thân quen ấy còn đọng hoài vị ngọt, hương thơm từ vườn dừa, bờ chuối sau nhà… Còn trong mùa nắng khi chuối chín nhiều chỉ còn việc ép chuối làm khô. Chuối khô chỉ cần xắc sợi, thêm một ít gừng củ thái chỉ và một nắm đậu phộng rang nữa là làm được món chuối ngào đường. Món này dùng để uống trà và cũng có thể làm món lót dạ trong buổi xế trưa để chờ đến bữa cơm chiều. Muốn bảo quản món chuối ngào đường được lâu chỉ cần dùng lá chuối gói lại thành đòn như bánh tét vậy.
 
Nhắc đến bánh tét, nhiều người không thể quên những ngày giáp tết hay nhà có đám giỗ đều có gói bánh tét, bánh ít. Lá chuối lúc này đã phát huy hết tác dụng của nó. Thường thì làm bánh tét có nhiều loại nhân như nhân đậu, nhân mỡ hoặc nhân hỗn hợp. V.v… Và, có lẽ phổ biến hơn cả là bánh tét nhân chuối vừa có sẵn không phải mua vừa ăn không ngán… Ngày tết cũng như ngày thường có thể nói lá chuối tươi dùng để gói nhiều loại bánh và các loại thực phẩm khác như: nem, chả. V.v…
 
Thời còn nghèo khó, tàu chuối khô, người ta dùng làm dây, bện võng hay để nguyên cắt vào làm ủ chuối cho heo tránh muỗi vì không có mùng…Chuyện ngày xưa ông bà mình kể lại lúc nghèo đói và chiến tranh loạn lạc phải dùng đến củ chuối thay cơm…Còn thân cây chuối sau khi đốn quày cũng không phải là thứ bỏ đi, vì đó còn là nguồn thức ăn chính cho gia súc, gia cần thời trước.
Những người lớn tuổi một chút hẵn sẽ còn nhớ, những năm CS mới vô nhà ai cũng có cối và chày giã gạo trong nhà. Hai vật dụng gia đình ấy còn dùng để giã chuối thật nhuyễn làm thức ăn cho heo và vịt xiêm. Chăn nuôi thời ấy có câu “Lấy công làm lời” là như vậy! Cái chất độn cho gia xúc, gia cầm này rất tiện lợi vì dễ kiếm. Chuối giã xong đem cho heo, vịt ăn tươi cũng được, hoặc cho vào khạp ủ chua cho ăn năm ba bữa mới giã tiếp lần sau…
Cây chuối còn là người bạn thân thiết với trẻ em trên vùng sông nước này… Ngày mới lớn, đứa trẻ nào cũng thích nô đùa cùng với dòng sông, bến nước. Khúc chuối tươi làm phao quả là tuyệt vời. Ôm xuôi cây chuối đến tận bụng và cứ thế mà chòi đạp mà thỏa thích vẫy vùng…Và, cứ thế cả buổi chiều khấy động một khúc sông quê, cho đến khi cằm đứa nào cũng "mọc râu" và mẹ gọi ăn cơm chiều mới chịu buông khúc chuối để lên bờ…
 
Hồi trước, nhiều vùng nông thôn sâu chưa có nhiều chiếc cầu được xây dựng như bây giờ. Không ít người đến lớp nhờ những chiếc bè chuối đón đưa. Chỉ cần một đoạn dây mắc qua đôi bờ và ở khoảng giữa đoạn dây ấy buộc vào cục gạch, cục đá cho dây chìm xuống lòng sông để xuồng ghe qua lại không vướng. Và cứ mỗi lần qua sông chỉ việc ngồi trên chiếc bè chuối mà phăng dây là qua sông an toàn. Trong cái vất vã ấy, biết bao thế hệ trẻ em ở miền quê này không thể nào quê câu chuyện kể Trần Minh Khố Chuối thi đỗ Trạng Nguyên để mà cố gắng vượt khó học hành và thành đạt trong cuộc sống…
 
Nhưng dù có đi đâu, ở đâu, mỗi khi bắt gặp cơn mưa đầu mùa, lòng ta lại nhớ về cái âm thanh lộp độp của những tàu chuối sau hè… Nhớ những buổi xế trưa với những miếng bánh chuối hấp với nước cốt dừa béo ngậy còn đọng lại nơi đầu lưỡi… Nhớ đêm giao thừa thức chờ nồi bánh tét chín tới…Trong miền ký ức ấy đã dậy lên tất cả nỗi nhớ quê hương – mà có lẽ không có gì gần gũi hơn, mộc mạc hơn như bờ chuối sau nhà, vì chuối như một bà mẹ quê chịu thương chịu khó!


Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Feb/2020 lúc 11:29am

Những con hẻm thương yêu


Những con hẻm thuở ấu thơ
Cho tôi đến những bến bờ yêu thương
Giờ đây lạc bước tha hương
Trong cơn mộng mị gọi buồn mênh mang

Cứ mỗi khi nhìn trời mưa bên đây, tôi lại nhớ về mưa quê nhà, mưa trong ngõ hẻm nhà mình. Thuở còn là học sinh mới lớn, mùa hè thường không phải học hành, khi trời chuyển màu u ám rồi những hạt mưa rủ nhau rơi xuống, tôi hay ngồi ngay cửa sổ bàn học, nhìn ra ngoài mảnh sân nhỏ trước nhà, nơi góc trái là cây bông giấy đỏ. Những cánh hoa mong manh bị nước mưa làm ướt đến tội nghiệp, tôi chống tay lên cằm nhìn mưa rơi với những suy nghĩ vẩn vơ! Ừ, mưa trong hẻm nhỏ, có ai nói như thế bao giờ chưa nhỉ, nhưng con hẻm này là nơi tôi sinh ra, lớn lên và có biết bao nhiêu tháng ngày hoa mộng suốt bốn mùa…

mh%20con%20hemHẻm nhà tôi không lớn mà cũng không nhỏ, được tráng xi măng sạch sẽ, cũng không phải con hẻm ngoằn ngoèo “không có lối ra” như những con hẻm khác. Nhà tôi ngay giữa hẻm, nơi đầu hẻm là con đường cái dẫn lên chợ Thông Tây Hội, từ đó đi thẳng lên Ngã Tư Xóm Mới. Phía đầu hẻm còn lại dẫn ra một cái chợ nhỏ, nối liền một xóm khác, và cũng dẫn ra đường cái. Tuổi thơ của tôi trong con hẻm này là một thiên đường không tỳ vết, mặc kệ những bon chen nơi phố xá và cuộc sống bên ngoài. Những buổi trưa hè êm ả, trốn giấc ngủ trưa, tôi và lũ bạn chạy đến khu nhà trống cuối hẻm, chủ nhân bỏ đi vượt biên bị nhà nước tịch thu, chỉ còn lại bốn bức tường loang và đống gạch vụn vương vãi khắp sân, nhưng cây khế ngọt bao trùm cả sân nhà là nơi cho lũ trẻ đến chơi bày hàng, chơi ô quan, nhảy dây. Khi có cơn gió thổi qua, mấy đứa lại tranh nhau nhặt khế rụng và tưởng tượng chuyện cổ tích ăn khế trả vàng, mang túi ba gang đi mà đựng. Kế bên căn nhà trống, có một mô đất, bọn trẻ đặt tên là “đồi”, rủ nhau lên đồi “hóng gió”, rồi lại kéo xuống rãnh nước bên cạnh được gọi là “suối” để vớt lăng quăng về nuôi cá, cứ thế mà cuộc vui trẻ thơ không bao giờ tàn, cho đến xế chiều, không ai bảo ai cả đám rủ nhau ra về vì sợ cây khế có… ma, nhưng chắc chắn một điều là ngày mai sẽ trở lại tiếp tục cuộc vui.

Lên cấp hai rồi cấp ba, tôi không nhớ hết bao nhiêu con hẻm mình đã đi qua. Có khi đi bộ đến nhà bạn bè chơi, học nhóm, mà cũng có khi chạy xe đạp tìm nhà mệt muốn đứt hơi và vui sướng khi có người trong hẻm tìm giúp nhà (Có ai đã từng đi tìm nhà trong hẻm mà không hỏi người xung quanh chưa?). Vì là trong ban tổ chức lớp, hầu như tôi đã đến tất cả nhà các bạn trong lớp, ngoài mặt tiền cũng có, nhưng trong hẻm nhiều hơn, có khi đi suốt từ trưa cho đến tối mịt, đến nhà từng đứa để thu tiền hoặc xin phép cha mẹ các bạn cho những chuyến dã ngoại, picnic… Mỗi con hẻm đều có những nét riêng của nó, hẻm dài hẻm ngắn, hẻm rộng hẻm nhỏ, hẻm quanh co, hẻm thẳng tắp, hẻm giàu hẻm nghèo, hẻm ồn ào hẻm vắng lặng, nhưng tất cả vẫn mang đầy sức sống mãnh liệt của những con người sống trong hẻm, với tình làng nghĩa xóm đậm đà, tối lửa tắt đèn có nhau.

Khi ra trường làm cô giáo, tôi lại có dịp biết đến nhiều con hẻm khác: hẻm “học trò”. Trường của tôi nằm ngay khu lao động nghèo, gần Ngã Năm Nguyễn Oanh, hướng lên chợ Gò Vấp. Học sinh có rất nhiều em nghèo. Hằng năm trong giáo án chủ nhiệm phải hoàn thành việc thăm viếng nhà học sinh, nhất là những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, cần sự giúp đỡ của nhà trường. Lần đó trong lớp tôi có cậu học trò học rất giỏi, nhưng hoàn cảnh vô cùng khó khăn sau khi trở về từ vùng kinh tế mới. Ðứa học trò này vừa đi học buổi sáng, chiều phải đi bán báo và đậu phộng rang giúp mẹ nuôi bốn đứa em nhỏ. Tìm theo địa chỉ trong sổ liên lạc, tôi dừng xe đạp ngoài đầu ngõ hỏi thăm, mấy đứa học sinh lớp khác cũng ở khu này nhận ra tôi, tình nguyện dẫn tôi đi đến đúng nhà. Trời đất, chưa bao giờ tôi đi qua một con hẻm dài đến như thế, cứ đi hết vòng này đến khúc cua kia, những căn nhà trong hẻm đã lên đèn cho bữa cơm chiều, những ánh mắt tò mò của lũ trẻ con nhìn tôi mỉm cười thân mến, những người lớn trong hẻm nhìn tôi đầy ái ngại cho cô giáo trẻ lạc bước nơi xóm nghèo. Cuối cùng thì sự kiên nhẫn của tôi cũng kết thúc khi “căn nhà” của đứa học trò hiện ra nơi một nghĩa địa nhỏ bỏ hoang, nơi tận cùng của ngõ hẻm mà chắc chắn tôi sẽ không biết đường quay trở ra. Ðó là lần đầu tiên một con hẻm mang đến cho tôi cảm giác buồn bã, ưu tư suốt mấy ngày, cho đến khi tôi bắt đứa học trò hàng ngày phải mang báo và đậu phộng ế đến trường, tôi sẽ giúp bán lại cho các thầy cô trong trường, mà nếu còn dư nữa, tôi sẽ mang về nhà bán cho mấy người hàng xóm… dễ tính!

Biết bao nhiêu con hẻm đã in dấu những bước chân của tôi. Bao nhiêu năm đã trôi qua, những con hẻm đôi khi bất chợt trở về trong ký ức không theo một trình tự nào. Khi ra nhà hàng ăn món bột chiên, tôi lại nhớ con hẻm Chu Mạnh Trinh gần Phú Nhuận, nơi nhà cô bạn đồng nghiệp thân thiết. Tối mùa đông se lạnh, cô bạn dẫn tôi ra đầu hẻm có xe bán bột chiên của bố con chú ba tàu. Hẻm thoáng rộng, sạch sẽ, cô bạn chỉ cho tôi ngôi nhà ngày xưa của gia đình Phạm Duy, rồi hai đứa nghêu ngao hát, con đường tình ta đi với bàn chân nhỏ bé, trong lúc chờ đợi được thưởng thức dĩa bột chiên nóng sốt đầy quyến rũ, với tương ớt bỏng môi hấp dẫn tuyệt vời!

Hồi học cấp ba, con nhỏ bạn thân có lúc tương tư, đã rủ tôi đi xem bói. Thú thật, tôi chẳng tin chuyện bói toán chút nào, nhưng thấy nhỏ bạn sầu khổ vì đang yêu, tôi cũng đồng ý đi theo nó. Nhà ông thầy bói nằm trong một con hẻm sâu, sau khi đi vào hẻm lớn mang tên “Vạn Kiếp” gần chợ Bà Chiểu. Tôi không hiểu nhỏ bạn mình tìm đâu ra cái địa chỉ của ông thầy bói này, đi vào hẻm lớn đạp xe mỏi cả chân, lại rẽ vào một hẻm nhỏ khác, vòng vo hỏi han một hồi cũng tìm được đúng địa chỉ. Nhìn căn nhà nhỏ xíu đóng kín cửa đầy u ám, tôi phải đi vào chung cho nhỏ bạn đỡ sợ. Khi xong việc, hai đứa vừa lò dò dắt xe đạp ra cửa thì gặp ngay cô Hiệu Trưởng đang ngồi hóng mát ở nhà đối diện (té ra nhà cô ở đây!). Báo hại cho cả hai đứa, ngày hôm sau bị ban Giám Hiệu kêu lên văn phòng làm bản kiểm điểm vì không lo học, mà đi mê tín dị đoan. Ðó là con hẻm cho tôi “kỷ niệm đau thương” mà sau này mỗi khi đi ngang qua đều làm cho tôi mỉm cười nhớ lại lần “lỡ dại” đó!

Nhưng con hẻm yêu thương nhất, gắn bó nhất và mang biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp của thời con gái, là chính con hẻm nhà tôi. Một buổi tối, trời bất chợt đổ cơn mưa giông, rất nhanh, rất lớn, nhưng chỉ hai mươi phút sau thì cơn mưa dịu lại, rồi ngừng hẳn. Tôi nghe tiếng rao quen thuộc “bánh mì nóng đây” liền chạy ra cổng đón mua. Trời mờ tối, con hẻm lấp loáng nước mưa còn đọng trên vỉa hè, hắt lên thứ ánh sáng yếu ớt từ những ngọn đèn trong xóm. Tôi ngồi xuống theo rổ bánh mì nóng được chị bán hàng vừa đặt xuống thềm, chợt nhìn lên theo phản xạ tự nhiên, tôi rất đỗi ngạc nhiên thấy một người quen đang đứng bên chiếc xe đạp trú mưa bên hiên nhà đối diện. Tôi hỏi:

“Anh đến từ bao giờ, sao lại đứng đây?”

Người ấy ngại ngùng, phân bua:

“Anh mới tới đầu hẻm thì trời chợt đổ mưa, nên chỉ kịp chạy vào đây, không dám kêu cửa nhà em vì mưa lớn quá”

Tôi kêu lên:

“Trời, vậy anh đứng đây cả nửa tiếng rồi sao? Mình vào nhà đi, người anh lạnh hết rồi đấy!”

Rồi từ ngày đó, con hẻm đã đón những bước chân của người ấy, dù nắng hay mưa, dù mùa hạ hay mùa đông, dù sáng hay tối, con hẻm cũng trở nên dịu dàng, ấm cúng, tràn đầy yêu thương nhớ nhung khi đợi chờ bóng dáng quen …

Bao nhiêu năm qua rồi, tôi đã vài lần đi tìm những con hẻm ở xứ Canada này nhưng hầu như không có. Lối xây cất bên đây không có những ngõ hẻm quanh co cho người ta đi tìm nhau. Có lần qua Texas thăm chị ruột, hai chị em cũng đi vào những khu lao động nghèo của dân Mễ nhưng tuyệt nhiên vẫn chẳng thấy một con hẻm nào, dù ngắn hay dài. Tôi lại thấy tiếc nhớ bâng khuâng những con hẻm quê nhà, đã từng là một phần đời sống của tôi, gắn bó khắng khít như hơi thở, bồi đắp tâm hồn tôi với những tháng năm dài chất chứa bao nhiêu kỷ niệm. Ðể rồi bây giờ, mỗi khi có cơn mưa bất ngờ chợt đến, tôi lại nghe như có tiếng rao “bánh mì nóng đây”, tôi sẽ lại bồi hồi muốn được chạy ra mở cổng, chờ đợi ai đó đang vụng về đứng trú mưa dưới hiên nhà ai, của một năm nào đó, đã thật xa rồi!

                                                                    KL

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Feb/2020 lúc 11:09am

Hầm Cá Chốt Của Ông Bảy Cậy


      Ông Bảy Cậy người cùng xóm, cách nhà tôi chừng vài trăm thước. Tôi cũng không rõ ông là dân cố cựu hay từ đâu tới. Lúc tôi bảy tám tuổi, một hôm ba tôi sai tôi đến nhà ông nhờ ông phụ tát đìa chuẩn bị ăn Tết. Nhân đó tôi mới để ý đến cái hầm nuôi cá chốt của ông. Ông bắt cây cầu nhủi xuống hầm cá để làm sàn nước, rửa chén bát, vo cơm. Thấy cá chốt ăn mống quá nhiều tôi hỏi:

- Sao mương ông nhiều cá chốt quá ông Bảy?  Đằng cháu không nhiều như của ông

Ông cho biết, cá chốt đó do ông nuôi. Tôi lại thắc mắc:

         - Người ta thường nuôi cá vồ, hoặc cá mè vinh, ông nuôi chi cá quỷ nầy, con có chút xíu!

Ông cười hiền, giảng cho tôi biết, cá chốt dễ câu, khỏi tốn thức ăn. Hơn nữa ông có cái mương nhỏ nầy, chỉ nuôi được cá chốt thôi.

Thật vậy nhà ông hay đúng hơn là cái chòi, trống trước, hở sau. Trong nhà chỉ có bộ vạt tre bện bằng dây choại. Một khạp da bò đựng nước, dưới bếp tôi thấy hai bộ táo bằng đất sét, một nồi đất để nấu cơm, cái chảo chắc dùng để kho, hay nấu canh. Xung quanh nhà dừng bằng loại lá dừa nước, lâu ngày tóp lại nên cũng trống rỗng. Cửa chỉ còn  cái khung bằng tre. Thấy tôi cứ nhìn chầm chập vào cửa, ông cho biết, làm cửa để cho có như người ta chứ nhà ông có thứ gì đáng giá đâu mà sợ cướp, sợ trộm. Từ giã ông ra về tôi lại nảy ra ý định: tôi sẽ bắt cá cho ông Bảy nuôi vì mỗi lần rửa chén, cá chốt bâu lại tìm mồi. Tôi nhớ hôm làm gà tôi lấy ruột để trong rổ xúc, nhấn chìm một phần rổ, cá chốt tham mồi vô ăn, tôi giở rổ lên, bắt ít nhứt là chín mười con. Má tôi chê cá chốt làm lâu lắc, toàn là xương ít thịt, nên bà chuộng lòng tong hơn.

 Tôi quyết định sẽ vớt cá chốt bỏ vào giỏ đem cho ông Bảy. Nuôi cá chốt dễ ợt, chỉ cần có mương, làm ống bộng cho nước vô ra, đừng bao giờ để nước trong mương cạn. Cá chốt ăn tạp, bất cứ thứ gì quăng xuống chúng cũng bu ăn. Hôm nào rảnh ông đến nhà nào xay lúa, ông xin phần ngọn giê ra còn chút ít cám, tấm lẫn trấu, ông hốt chừng một thúng, mỗi bữa ông rải một ít. Đôi khi tôi lén xúc một lon cám ở nhà đem đến cho cá chốt của ông ăn. Chúng chen, lắc, nhảy tưng lên, dùng mọi cách để đớp được miếng mồi. Tôi nhìn chúng ăn một cách say mê.

Hầm cá chốt của ông ngày càng nhiều, cho ăn đầy đủ, nước vô ra, cá mau lớn. Ông cho biết hôm nào không có đồ ăn ông bắt một mớ. Người ta thường chê lòng tong lột chốt, nhưng vào tháng tư tháng năm âm lịch được hầm cá chốt như của ông cũng đỡ lắm

Ngoài làm mướn, mỗi đêm ông còn cắm câu, giăng câu nếu là mùa nước nổi. Thấy ông lội nước giăng câu, bác Sáu, ông chủ trong làng, cho ông một chiếc xuồng cũ, ông mừng lắm. Tội nghiệp cắm câu có cá ông không dám ăn để dành bán lấy tiền mua mắm muối, gạo thóc. Ông không đi chợ, làm mướn hay bán cá có tiền ông thường hay nhờ má tôi mua giùm ông những thứ cần thiêt.

Việc mua bán của ông cũng đặc biệt. Hôm nào được cá ông mang đến những nhà gần bán. Mua cá của ông ai muốn trả bao nhiêu cũng được, nhưng theo ông cho biết bà con vừa mua vừa cho ông nên ông khỏi phải ra giá. Thực tình ông nào biết giá cả gì đâu?!

            Kể đến sự nghèo khó, ông Bảy đứng số một trong xóm. Lúc nào cũng thấy ông ở trần phơi lưng mốc thít. Nếu mặc áo, thì cái áo cũng vá chằng vá đụp chỉ thấy ông mặc vào mùa đông, quần của ông dài không ra dài, chỉ quá gối một chút. Hôm nào giúp việc cho ba tôi dường như ông vui lắm, ông nói huyên thuyên, ông kể chuyện hồi ông gặp  bà. Ông cho biết nhà bà không giàu đủ ăn đủ mặc, trái lại ông nhớ lờ mờ về nguồn gốc của mình, ông mồ côi từ sớm, ở với chú. Thiếm khó khăn quá nên đúng mười hai tuổi ông đã đi ở đợ chăn trâu cho vị chủ điền gần nhà chú ông. Tiền ở đợ hàng năm chú ông lấy, ăn mặc về phần chủ nhà cung cấp. Ở lâu chủ thương nên cấp cho ông hai công đất để ông làm dành tiền cưới vợ. Ông gặp bà và thương bà nhưng cha mẹ bà không đồng ý chê ông không có một cục đất chọi chim làm sao nuôi nổi vợ. Ông thất tình bỏ đi làng khác, bà cũng bỏ nhà theo ông luôn. Hai ông bà làm mướn làm thuê độ nhựt nhưng vui vẻ, không lâu hai người cũng có đứa con. Lên năm tuổi, con ông bịnh nặng chạy thuốc thang vẫn không khỏi. Con chết hai ông bà bỏ xứ đi chỗ khác cho nguôi ngoai buồn.

Tay trắng rồi lại trắng tay, ông bà lưu lạc nhiều nơi. Sau cùng ông đến xóm tôi ở. Ông cho biết tình người  xóm nầy quá tốt, vợ ông đã nằm xuống ở đây thì ông cũng nguyền chôn thân ở đây nếu một mai ông lìa trần.

            Cuộc đời gian truân của ông khiến ai nghe cũng thương cảm. Trong xóm ông chưa hề mất lòng một ai. Nhắc tên ông, bà con trong xóm dành cho ông những tình cảm tốt đẹp vì tính chất phác, lương thiện của ông. Ông hiền lành vậy mà vẫn gặp nhiều hoạn nạn:

Một lần Tây mở trận bố ráp, dân trong xóm nhứt là đàn ông, trai tráng đều chạy trốn hết. Ông nghĩ mình đã già nên không thèm chạy, Tây đến nhà và bắt ông trói thúc ké, chắc Tây thấy tướng mạo của ông có vẻ “ngầu” lắm: tráng kiện, thêm vào đó là bộ râu quai nón thiếu cạo, hớt, nó mọc vô trật tự khiến nhìn ông hơi dữ dằn. Thời nầy không biết ai phổ biến mà Tây đồn Phú Quới rành mấy câu sau đây:
    - Tóc ngắn Cao Đài, tóc dài Hòa Hảo, mặc áo Việt Minh, ở trần du kích..

Tướng mạo hơi “gồ ghề” thêm vào đó ông lại ở trần (chắc là du kích) nên Tây bắt ông dẫn về đồn, cũng may là làng xã đều biết ông nên  ông bị “hú hồn” vài tiếng rồi lại lót tót lội về. Cả xóm ai cũng mừng cho ông. Sau tai nạn ấy, tự nhiên ông không xuất hiện, bà con nghĩ ông bị bịnh, nhiều người tới nhà ông cũng không gặp, họ tưởng ông đi thăm bà con ở xa nên không để ý. Năm bảy hôm sau ông trở về, mặt mày hốc hác. Ông đến thăm ba tôi rồi kể lể:

     _ Thằng Tư biết không, qua đương ngủ, hai ba người áo đen, vào nhà chẳng nói chẳng rằng dùng dây trói qua, bịt mắt dẫn đi. Đi một đoạn khá xa họ kéo xuống ghe. Chèo ghe khoảng vài giờ đến một nơi qua cũng không biết ở đâu. Họ hỏi tên tuổi, tôn giáo qua trả lời là đạo thờ cúng ông bà. Họ hỏi sao không cạo râu, có phải tôn giáo cấm cạo râu? Qua trả lời tối ngày đi làm mướn làm thuê đâu có thì giờ cạo râu. Họ giam năm hôm, bữa nào cũng hỏi mấy câu đó, mình tình thiệt cứ khai y như trước.  Tối đêm thứ sáu họ cho người chở về một đoạn, rồi thả lên bộ bảo về đi. Mừng quá, qua đi một hơi về tới nhà lúc gà gáy. Ông chép miệng thở dài: mình chí thú làm ăn cũng bị lôi thôi. Ông Bảy than thở như tự an ủi mình: Chắc tại năm vận, tháng hạn, nên mới gặp xui xẻo liên tu, bất tận (dạo đó người theo đạo Hòa Hảo thường bị V.M bắt, có khi bị thủ tiêu).

            Xóm nhỏ của chúng tôi sống hiền hòa, thân thiết từ trước đến giờ dù trải qua nhiều tàn phá của chiến tranh. Sau những tang thương, người người tứ tán, có cơ hội gặp lại tình nghĩa vẫn mặn nồng. Một kỷ niệm khiến tôi và gia đình còn ghi mãi trong lòng: năm đó dường như năm 1953, chạy Tây một thời gian, khi hồi cư gia đình không còn gì để ăn, lu mắm cũng bị đập phá tan tành, má tôi đang ngồi than không có cách nào bắt cá vì tháng tư khô hạn. Bà toan lấy cái oánh kho khô quẹt, luộc rau cải trời ăn đỡ.  Ông Bảy đến thăm gia đình, ông đem cho vài chục con cá chốt cờ (cá chốt loại lớn) đã làm sạch sẽ, hai trái xoài sống loại xoài muộn để gia đình nấu canh chua ăn. Ông nói thêm đây là cá tôi nuôi ở hầm bên hông nhà. Hầm cá nầy có công của cháu Sơn góp phần. Bữa cơm canh chua đơn sơ nhưng ngon làm sao. Tình nghĩa đượm nồng của bà con bao giờ mới báo đáp được.


Nguyễn Thành Sơn

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 30/Mar/2020 lúc 3:26pm

Chợt Thèm bữa cơm mẹ nấu

Ký%20ức%20miền%20Tây%20-%20Mặn%20mòi%20ơ%20kho%20quẹt%20-%20YouTube

Chợt thèm cơm bữa quê nhà.
Mưa rơi tí tách, hiên xa mất rồi
Buổi chiều nhìn cảnh tuyết rơi.
Nhớ ơ kho quẹt một thời ngày xưa.

                      ***


Nồi%20canh%20lá%20giang%20cá%20|%20Đọt%20Chuối%20Non

Bên mái lá cạnh hàng dừa Võng đưa kẻo kẹt, hương xưa xa dần.
Hoàng hôn tắt nắng chiều rơi.
Lửa rơm mẹ nấu chín nồi canh chua.
                        ***
Hand%20embroidery.%20Rosette%20chain%20stitch%20and%20petal%20chain%20stitch%20...


Chờ cơm mẹ lại thêu thùa
Vá lại tấm áo mẹ mua lâu rồi.
Bên mâm cơm mọi người ngồi.
Ăn uống ngon miệng mẹ tôi ấm lòng
                     ***

Why%20are%20men%20lonelier%20than%20women?%20A%20new%20initiative%20hopes%20to%20combat%20...

Thế rồi vận nước long đong
Con đành xa mẹ, mênh mông lối về.
Bữa cơm ngày trước chiều quê.
Giờ còn kỷ niệm não nề trong con.
                      ***

Khói%20bếp%20cuối%20trời%20|%20Sáng%20Tạo
Nhớ mẹ lòng dạ mỏi mòn.
Nhớ cơm mẹ nấu trong con hiện về.
Buổi chiều khói ấm tình quê.
Cơm mẹ tôi nấu, khỏi chê bao giờ.


 Hai Hùng SG .


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 30/Mar/2020 lúc 3:41pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Apr/2020 lúc 8:12am

Sài Gòn: Vi Rút Giết Người


Sài%20Gòn%20xưa%20Hòn%20ngọc%20Viễn%20Đông%20-%20Kỳ%20I%20|%20Mytour.vn


Bây giờ là 10:25 phút, tôi băng qua đường và đi một vòng khu Tây ba lô.


Hàng quán vắng tanh. Có quán chỉ lác đác một hai ngươi.
Văn phòng du lịch xe bus Phương Trang không một bóng ngươi.

 

Tôi đi vào 5 tiệm thuốc tây gần đó và 5 tiệm mini Mart để hỏi mua mask, nhưng hoàn toàn không chỗ nào có.
Tôi đi trở lại đường Phạm Ngũ Lão, mua một trái dừa xiêm 30,000 đồng VN bên lề đường.

Tôi đứng trên con đường Phạm Ngũ Lão với trái dừa xiêm trên tay nhìn Sài Gòn,đất nước mình như đang trong cơn hấp hối.
Tất cả các văn phòng du lịch trên con đương này đều văng tanh.Các tour du lịch đều bị khách hủy bỏ

Mới đó mà 45 năm đã trôi qua.Nhưng diễn biến lịch sư năm xưa vẫn còn đó.
Tháng 3,1975 chiến sư bùng lên một cách khốc liệt.
Chiến tranh lên đến cưc kỳ cao điểm.
Những trận đánh chống trả lại sư xâm lươc của đoàn quân nón cối Băc Việt từ nhưng vùng cao nguyên cho đến các tỉnh miền Trung bùng lên một cách tàn khốc.
Những xác người ngã xuống và miền Trung đã băt đầu có nhưng cuộc di tản.

Sài Gòn đăm chìm trong bầu không khí ảm đạm, hoang mang, lo sơ, đã có nhưng ngươi tìm đương chạy ra nươc ngoài.
Sài Gòn hấp hối với những giơ phút sau cùng để rồi rơi vào tay quân xâm lược cộng sản Băc Việt.
Giơ đây tháng 3,2020 tức 45 năm sau, lịch sư tái diễn lại hình ảnh của một Sài Gòn đang hấp hối.

Một trận đánh khốc liệt,tàn bạo, sưc công phá mảnh liệt nhanh hơn vũ bảo, ghê rơn hơn nhưng trận đánh vào tháng Ba, cách đây 45 năm về trươc.
Cuộc xâm lươc của đoàn quân ma Coronavirus Trung Cộng đã lan rộng khăp mọi nơi trong nươc.
Không bom đạn, không pháo đài, hỏa tiễn, đại bác, nhưng sư tàn phá của Coronavirus Trung Cộng độc hại găp trâm ngàn lần súng đạn. Các tỉnh miền Trung đã hoàn toàn thất thủ măc dù không có nhưng cuộc di tản như 45 năm về trươc.

Và giơ đây, Sài Gòn đang trong cơn hấp hối.
Những con đường Sài Gòn văng tanh. Các cửa hàng ở những khu thương mại đều đóng cửa.

Corona Trung Cộng chẳng những lấy đi sinh mạng con người mà còn đang đánh sập nền kinh tế trong nước.

Chính quyền Cộng Sản đang lo sơ từng giờ, từng phút. Họ dư biết rằng: – Kinh tế sụp đổ, chế độ sẽ sụp đổ.
Tình hình trong nước giờ đây hoàn toàn xáo trộn. Nổi lo sợ hoang mang, phẩn uất dâng đến tột cùng vì quyền đươc biết của người dân không có.

Nhưng điều mà người dân cần đươc biết là:
-Con số thật sư đã đang nhiễm bệnh là bao nhiêu?
-Có bao nhiêu ngươi trong nươc thật sư đã chết vì Coronavirus Trung Cộng?
-Tại sao chính quyền Cộng Sản lại bưng bít, che đậy thông tin về con số thật sư bị nhiễm bệnh thậm chí còn hăm dọa, răn đe nhưng ai cung cấp thông tin về số ngươi bị nhiễm bệnh.
-Tại sao các nươc phương Tây họ cung cấp và cập nhật thông tin mỗi ngày cho ngươi dân biết trong khi chính quyền cộng sản cư phải che dấu, dối gạt người dân?

Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau phân tích sư việc như sau:
-Phải nói, Việt Nam đúng là trung tâm lây nhiễm Cororavirus Trung Quốc. Vì sao?

Vì Việt Nam sát vơi Trung Cộng. Các cửa khẩu biên giới đến giờ này vẫn rộng mở. Dân Trung Cộng vào VN không cần visa, trong khi nhưng nước khác vào VN phải có visa.

-Dân Trung Cộng ào ạt kéo vào Việt nam bằng con đường du lịch, lao động, làm ăn tư nhiều năm trước, khởi đầu là các tỉnh miền Trung. Vì vậy, nếu nói các tỉnh miền Trung đã hoàn toàn thất thủ trong trận dịch Coronavirus Trung Cộng quả là không sai.

-Môi trường ô nhiễm, lây lan ở Việt Nam rất cao.
Đa số phương tiện đi lại là xe găn máy, đương sá chật hẹp, khói bụi đầy đường.
Nếu một người bị nhiễm Coronavirus chạy xe găn máy đến đèn đỏ dừng lại, người này có những cơn ho kéo đến. Virus từ đây sẽ bung ra, theo không khí để tấn công, xâm nhập những người chung quanh.

Như vậy, chắc chắn những người trên những chiếc xe găn máy chung quanh có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Từ 1 người lây sang 10 rồi từ 10 đến con số 100, sau đó là 10,000 ngươi bị nhiễm như chơi. Con số cư thế mà tăng lên một cách chóng măt.

-Ngoài ra, một trong những cửa ngõ lây lan Corona ơ VN chính là các hàng quán trên vĩa hè, hoăc trong chợ. Chúng ta hãy nghỉ xem, nếu một người bị nhiễm Coronavirus Trung Cộng đang ngồi ăn bún riêu, hay một tô bánh canh trên vĩa hè. Sau đó, ngươi này có nhưng cơn ho, tư đó con đương lây lan sẽ truyền đi một cách nhanh chóng cho những ngươi chung quanh.

Nhưng hàng quán ở lề đường thường thì họ chỉ có một hoăc hai thau nươc để rưa chén, tô.

Trên đây chỉ là một số dẫn chưng thưc tế về con đương lây lan Corona mà chính quyền cộng sản cố tình bưng bít, che đậy về con số thật sư đã và đang bị nhiễm Coronavirus Trung Quốc.

Đó là chưa kể đến tình trạng thiếu vệ sinh, an toàn trong các bệnh viện. Ở trong nươc, một giường bệnh, hai người bệnh năm chung là chuyện bình thường.
Các thân nhân của ngươi bệnh thì nằm la liệt ngoài hành lang. Có người ở đó đến hàng tháng để nuôi bệnh.

Vậy thì, cho dù chính quyền Cộng Sản cố tình dấu diếm, hăm dọa người dân, hoăc tìm đủ mọi cách để che đậy sư thật, đánh lận con đen như trưng ra những người bị nhiễm đa số là những ngươi du lịch từ nước ngoài mang vào.

Một cách thưc tế,người dân trong và ngoài nươc đều sáng suốt để biết rằng: VIỆT NAM, CHÍNH LÀ TRUNG TÂM LÂY NHIỄM CORONAVIRUS TRUNG CỘNG.

Bây giờ là 2:15 phút trưa, tôi đang đứng ở một con đường khác, cũng là một trong những con đường huyết mạch dẫn ra trung tâm Sài Gòn.
Con đường im vắng như một bãi tha ma.. Những con đương Sài Gòn như vang lên những tiếng nấc nghẹn ngào của 45 năm về trươc.

Sài Gòn đang thở những hơi thở thoi thóp. Sài Gòn hấp hối, rồi Sài Gòn mất.

Có biết bao nhiều ngươi đã khóc, đã tư sát khi mất Sài Gòn. Bao nhiêu ngươi đã bỏ ra đi….

Có ai ngờ đâu 45 năm sau, lịch sư đã tái diễn lại, nhưng ở vào một thế trận khác.

Đoàn quân ma giết người Coronavirus Trung Cộng xâm nhập và đã lan rộng khăp đất nươc việt Nam.
Hai lá phổi của đảng Cộng Sản VN bây giơ đầy nhưng con Coronavirus Trung Cộng.
Quá trễ, quá trễ rồi đảng ơi! Sài Gòn hấp hối. Đảng giơ đây như một bệnh nhân Corona đang thơ thoi thóp trên giương bệnh phải nhờ qua ventilator.
Coronavirus Trung Cộng đang đánh gục kinh tế của đảng ta không cần tốn một viên đạn.

Tôi vẫn đứng yên lăng trên lề đương. Bầu không khí ảm đạm, thê lương đang bao phủ lấy Sài Gòn, bao phủ đất nươc tôi.
Tôi tư hỏi,người dân trong nước tư hỏi.
Mỗi một ngày,có bao nhiêu người chết vì Coronavirus Trung Cộng?
Bao nhiêu người cứ tiếp nối lây lan khăp mọi nơi?
Ai chết ở nhà?
Ai đã chết trong nhà thương bởi con virus giết người này?
Ngày mai, ai sẽ là nạn nhân kế tiếp?

 Sài Gòn, nói riêng và đất nươc tôi đang bao phủ bầu không khí chết chóc, thê lương.
Phảng phất đâu đây, mùi tử thi của ai đó đang nằm chết bên lề đường, hay ở một góc phố nào đó.

Viết Từ Sài Gòn


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/Apr/2020 lúc 8:14am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/May/2020 lúc 8:08am

Hồn Sài Gòn


Hon%20Sai%20Gon
Sài Gòn ngày xửa ngày xưa có hai mùa mưa, nắng đan xen, nhưng bây giờ có đến ba mùa lận.
Mùa mưa thì người ta trông chờ nắng ấm, mùa nắng thì người ta hóng mưa rào.


Còn mùa thứ ba là mùa chả ai thèm, không ai kêu đến, đến rồi thì tất cả đều phải từ tránh né, xua đuổi đến bất lực vì muốn xua đi cũng không thể xua được, nó đã ám vào từng hơi thở.

 

Và cũng không ai biết tự bao giờ, Sài Gòn không phải Sài Gòn “ngày xửa ngày xưa” nữa, Sài Gòn đã bị trở thành Sài Gòn của “ngày nảy ngày nay” rồi.
Sài Gòn của ba mùa: Mùa mưa, mùa nắng, mùa kịch độc!

Từ đó, có nghĩa là từ lúc “không biết tự bao giờ” đó. Tất cả mọi thứ thị dân chạm vào đều có thể là chất độc, chứa chất cấm, là “đồ Trung Quốc”.
Ba chữ “đồ Trung Quốc” bây giờ cũng không còn nghĩa vụ chỉ ra nơi xuất xứ của một món hàng nữa mà nó là một cách, một câu chữ dùng để “vạch trần”.
Hầu hết người Sài Gòn khi nói về thứ gì đó bẩn, độc, hại đáng bỏ đi hoặc cực chẳng đã PHẢI DÙNG ÐỠ.
Ði mua rau, trái cây, đồ gia dụng, đồ điện tử, thậm chí đi ra/vào thẩm mỹ viện người ta cũng hỏi:
– Phải “đồ Trung Quốc” không?
Lúc quởn, đi ăn, uống cà phê đôi khi cũng len lén lật đít chén, đít ly lên coi thử xuất xứ.

Dẫu biết chẳng để làm gì hay thay đổi được điều chi nhưng không biết từ bao giờ người Sài Gòn “bị nhiễm” thói quen này. Thấy hàng chữ “made in China” là nổi da gà.
(Cũng nhờ vậy) mà từ đó Sài Gòn lại hình thành xu hướng mới, xu hướng “quay về thời xưa”.

 

Không chỉ những người già bồi hồi ngồi nhắc hoài niệm:
– Ðồ hồi xưa bền lắm, toàn của Pháp, Mỹ không, xài kỹ là dùng được mấy đời!
– Mấy thứ dỏm này giờ mắc mỏ chứ hồi xưa quẳng chó nhai…

Mà còn có cả tầng tầng, lớp lớp người trẻ tìm về những “ngày xửa ngày xưa” để tìm hiểu, để làm sống lại những hoài niệm của người già.
Từ khóa “vintage” chưa bao giờ ngưng “hot” ở các trang mạng xã hội.

 

Các quán cà phê, nhà hàng cũng chạy hối hả theo phong cách này để thu hút khách, những cái “ngày xửa ngày xưa” trong “ngày nảy ngày nay” mọc ra nhan nhản khắp mọi ngóc ngách của Sài Gòn.

Nhưng rất ít người biết, có một Sài Gòn “ngày xửa ngày xưa” chính cống đang âm thầm sống gần 80 năm giữa những Sài Gòn “ngày nảy ngày nay” giả cổ vài ba năm tuổi.
Ðó là một nơi khó tìm ra “ba cái đồ Trung Quốc” vì từ cây vợt lược cà phê cũng có tuổi đời cao hơn cô chủ quán.

Bạn không đọc nhầm đâu, cà phê ở quán này đặc biệt không pha bằng phin, bằng máy hoặc tổ chức cho khách hàng nhìn thấy tận mắt một dây chuyền rang, xay, pha chế để thu hút khách kiểu “công nghiệp hóa” như bây giờ.

Cà phê ở đây được xay ra, pha trong cái vợt và siêu đất cùng với nước đun sôi (nước này sau khi hứng ra từ vòi đã được trữ trong lu sành ba, bốn ngày cho lóng cặn và tinh khiết hơn, bay mùi thuốc khử trùng), sau vài lần lọc cà phê qua mấy cái vợt để chắc lọc hết tinh túy và “cốt” thì thành phẩm được bỏ vào siêu đất và ủ trên bếp than hồng đến khi được đưa lên tận… răng khách hàng.

 

Cách pha chế thủ công này rất độc đáo, phổ biến ngày xưa nhưng bây giờ ở Sài Gòn chỉ còn 3 quán cà phê còn thực hiện.
Nhưng tôi đã đi và thấy rằng, ở các quán khác chỉ làm qua loa chứ không bài bản và “đúng quy trình” như ở đây.

“Con có người giới thiệu hay đọc ở đâu mà biết quán vậy? Hay coi Youtube? Bữa có đứa sinh viên Sân Khấu Điện Ảnh chọn quán để quay phim tài liệu, làm bài tập luôn đó”.


“Quán mình có nhiều điều đặc biệt lắm con: Một là nó xưa, có từ 1938 rồi, nhiều khách không cho sửa quán, họ bảo khi sửa xong rồi nó hết cái xưa cũ để hoài niệm mất, để vậy luôn; hai là cafe nguyên chất, nhiều người sành uống là ghiền lắm, cô lựa từng hạt cà phê mà con; ba là nhạc, cô lựa nhạc kỹ lắm, toàn nhạc xưa thôi.


Cuối cùng là ở đây cái gì cũng… bền: khách ở đây toàn khách quen hàng chục năm, có gia đình mấy đời chỉ uống cà phê quán cô không đó con, bởi ai mới tới cô nhìn biết hết. Mà chỗ cung cấp cafe cho quán cũng 3 đời rồi….”
“Cô gốc Huế đó nghen, đáng ra cô là “Công Huyền Tôn Nữ…” mà sinh ở trong Nam nên là người trong này luôn rồi.”

Quy trình pha chế

Cô Sương, là chủ quán kiêm nhân viên phục vụ duy nhất của quán cười phóng khoáng, nói chuyện duyên dáng với tất cả các vị khách, hầu như ai mới vô quán cũng đều được nghe cô giới thiệu những câu tương tự như vậy.

“Trước 1975, Cheo Leo nằm gần trường Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong), học sinh trường Chu Văn An, Kiến Thiết, cũng thường là khách của quán. Mấy ông khách ngồi đồng ở đây ngày xưa cũng là những công chức nhà nước, cảnh sát, sĩ quan vì nơi đây gần với Ty Cảnh Sát cũ”.

Gần một kios cũ trong khu chợ Bàn Cờ, góc ngã tư đông đúc lại có mấy chú xe ôm dàn xe phía trước nên rất khó để bạn tìm thấy quán “cafe cũ xì” này.
Nhưng không sao, nó quá nổi tiếng nên bạn có thể hỏi thăm, người Sài Gòn luôn sẵn sàng trả lời, có khi còn… nắm tay dắt bạn đến trước cửa quán.

“Giờ vàng” của quán là tầm 6, 7 giờ, lúc ấy khách đông nhất. Bạn sẽ dễ nhầm nơi đây đang… họp tổ dân phố.
Cả trẻ lẫn già ngồi với nhau chung bàn, không hề có khoảng cách vì… quán khá nhỏ và chật.

 

Không gian quán nhỏ nên quán chỉ có chừng bốn năm cái bàn, lại nằm trong hẻm nên xe khách phải dựng hai bên nhà trong xóm, có hôm cô hàng xóm (của chủ quán) đứng ra bảo:
– Con cứ “dô” uống đi, cô ngó xe cho!
Khách đến cứ chỗ trống mà ngồi vào chẳng cần biết quen hay lạ, già hay trẻ. Ðúng kiểu cà phê cóc Sài Gòn.

“Ghiền Cheo Leo không chỉ vì vị cà phê độc đáo mà còn vì những dư vị xưa cũ ở đây thể hiện trong từng vết đen bám trên tường, cái kệ sách do ông chủ ngày xưa đóng, cái ghế cái bàn bạc màu cùng tháng năm, và nhất là những bản nhạc theo chủ đề được cô chủ lựa chọn kỹ lưỡng.


Ðến Cheo Leo khoái nhất là “tám” với cô chủ quán. Hầu như chuyện gì trên trời dưới đất, trong nhà ngoài đời, chuyện xưa chuyện nay gì cổ cũng “tiếp’ mình được hết.
Có hôm trời mưa ngồi trong quán uống cà phê, nghe nhạc chủ đề mưa rồi trò chuyện với cổ mà thấy cuộc đời trôi nhẹ như hương cà phê vậy.” Ðây là một tâm sự của vị khách ruột trẻ tuổi thường xuyên đến quán.

Ba%20Chu%20De%20Thuong


Bà chủ dễ thương


“Nói chung nghỉ làm rồi thì thay bà chị bán cho vui, duy trì truyền thống gia đình chứ cũng không đủ đâu vô đâu hết.
Ðược cái quán này quán nhà không phải trả tiền thuê mướn gì cả. Bỏ qua vấn đề kinh tế mình bán là vì vui”.
Cô chủ quán cười đon đả, nói như vậy.


Thật ra với 8000vnd cho một ly cà phê đá, khách hàng là người “lời” nhất ở đây chứ không phải chủ quán. Vì vừa được nghe những bản nhạc hay, những câu chuyện rất lịch sử thuộc về Sài Gòn “ngày xửa ngày xưa”, được nói chuyện với cô chủ và học lén “bí kíp” pha cà phê “kho” lâu đời…

Cái lời nhất là, ta hiểu thế nào là “hồn Sài Gòn”.

Nó không nằm ở những làn khói thuốc bay ra từ ly cà phê đặc quánh, không nằm trong những vết sẹo thời gian trên cái tường vôi nứt nẻ, cái trần nhà ám đen mùi cà phê thoang thoảng…
Hồn Sài Gòn nằm trong những lời nói hòa hợp đủ giọng điệu các vùng miền, tầng lớp, tuổi tác, từng câu đùa duyên từng tiếng chửi thề.


Hồn Sài Gòn nằm trong tim những người thương yêu và nhung nhớ về nó, trong cái quán nhỏ Cheo Leo giữa thành phố đổi tên này.

 

Khach%20Ngoai%20Quoc%20Ca%20Phe%20khoKhách nước ngoài thích thú thử pha chế cà phê “kho”

Ngoài uống tại chỗ, quán còn thiết kế cả bao bì “take away” cho khách mang về.


Cô chủ cũng rất “cập nhật thông tin” nên luôn xin addfriend facebook những vị khách của mình để “quảng cáo”, nhờ đó mà quán ngày càng đông khách trẻ, kể cả khách ngoại quốc cũng biết đến nơi này như một nơi phải đến khi ghé Sài Gòn.

 

Các tờ báo lớn trong và ngoài nước cũng từng viết về nơi này như một “bảo tàng lịch sử”. Cả về con người lẫn hiện vật vì cô Sương còn giữ rất nhiều thứ “ngày xửa ngày xưa” để lại.

Tay cầm miếng giò-cháo-quẩy chấm vào ly bạc sỉu (cũng là “đặc sản” của quán, món này cũng xuất xứ từ các quán cà phê vợt xưa, người ta cho sữa vào ly đã trụng sôi, cho một ít cà phê vào và cuối cùng cho nước sôi lên), miệng vừa nhâm nhi thưởng thức vị béo của sữa và bánh, mùi thơm của cà phê, tôi cùng các “bô lão” vểnh tai nghe văng vẳng lời bài hát của cố nhạc sĩ Anh Bằng và nhà thơ Phan Thành Tài:
“Anh còn nợ em /Chim về núi nhạn /Trời mờ mưa đêm /Trời mờ mưa đêm”

Bỗng có một bạn trẻ “gào” lên:
“Anh còn nợ em /Nguyên nhân cá chết /Nguyên nhân cá chết /Anh còn nợ em…”
Một bạn khác tiếp lời:
“Anh còn nợ em /Tàu bay đã rớt /Tàu bay đã rớt /Anh còn nợ em…”
Cả quán cười rần rần, hồn Sài Gòn ở đó chứ ở đâu?

Du Uyên
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/May/2020 lúc 8:15am

Me Sài gòn


Đẹp%20lãng%20mạn%20mùa%20hàng%20me%20Sài%20Gòn%20nở%20hoa%20-%20YouTube


Giữa thời buổi “ôn dịch” corona này; hãy “anti” nó bằng cách tự bảo vệ mình và người thân, bằng hạn chế tiếp xúc, hạn chế đến chỗ đông người như hàng quán, siêu thị… hãy tăng sức đề kháng cho mình và gia đình bằng cách ở nhà nấu canh chua me ăn; nhấm nháp mứt me, ô mai me; uống… đá me; đọc những bài viết về… me.

Nếu có “lai rai” hãy chọn “mồi” là các món được chế biến từ… me, và được dùng với… nước mắm… me!

Tôi yêu Sài Gòn – luôn luôn và mãi mãi – như bao người Sài Gòn khác; đơn giản là vì tôi sinh ra và lớn lên tại Saigon trước 1975 – được thụ hưởng nền văn hóa bản sắc cùng với cách sống, hành xử nhân văn nhân ái của Sài Gòn.  

Tôi tự hào là người Sài Gòn “chánh hiệu” vì ba mẹ tôi – đã thành người “thiên cổ” từ lâu – cũng là người Sài Gòn.
Sau này, khi làm việc với nhiều chuyên gia nước ngoài: Anh, Pháp, Mỹ, Ðức, Nhật, Bắc Âu… tôi hãnh diện nói với họ trong những bữa ăn hoặc lúc uống cà phê: “Je suis un Saigonais pur” hoặc “ I am the real Saigonese”.

Ba mẹ nuôi tôi, nhà trường dạy tôi nhưng Saigon ấp ủ tôi. Tôi với Sài Gòn quá nhiều kỷ niệm êm đềm và đẹp biết bao…
Thời gian qua đi với nhiều biến động dữ dội nhưng trong ký ức và tâm khảm tôi – những lưu luyến về Sài Gòn vẫn hiện lên rõ ràng bất chấp thời gian.
Một trong những ký ức đó – bình dị lắm thay – là… me, và những hàng me của Sài Gòn.

Tôi “có duyên” với me từ lúc còn là “con nít”, bởi hồi nhỏ tôi hay bị “sảy” –  nó nổi thành từng ‘dề’ trên lưng trên cổ gây ngứa ngáy đau rát rất khó chịu.
Ngứa lắm, đến nỗi phải “gãi”; gãi “sướng” đến độ rách da gây nhiễm trùng thành ghẻ và mụn nhọt.

 Ba tôi dẫn tôi đi khám bác sĩ ở công ty Shell nơi ba làm việc, uống cả “chậu” thuốc Tây mấy tháng trời vẫn không hết.
Mẹ tôi – hổng biết nghe ai – nhờ người hái me non – về rửa nước sạch rồi nấu lên pha nước cho tôi tắm. Ðược vài lần thì giảm rồi hết hẳn; tôi “biết ơn” me từ đó.

Lớn lên một chút – vào Trung học đệ nhất cấp trường Taberd – sau giờ tan học về nhà, tôi thích đạp xe tà tà dọc theo các con đường Tự Ðức, Hồng Thập Tự, Lê Văn Duyệt (1) để được đi dưới những hàng cây me rợp bóng mát và lượm những trái me chín rụng xuống – hồi xưa gọi là me “dốt” – ngon “hết biết”.

Ði học – mỗi tuần được cha mẹ cho có 5 đồng (một chai xá xị hồi 1972/1973 chỉ có 1 đồng tiền xu) – chỉ để mỗi ngày mua ô mai me – một xấp 5 miếng tròn tròn dẹp dẹp như đồng bạc cắc – mà nhấm từng chút một: mặn mặn, ngọt ngọt, chua chua – “khoái” làm sao !

Không chỉ vậy, me lưu “cảm tình” với tôi từ những món ăn – tôi không giấu giếm mình là người “ham ăn… ngon”: canh chua cá lóc mà không nấu với me thì không phải là canh chua chánh hiệu.

Me làm cho tô canh chua có vị thanh, dịu, chua một cách… “ngọt ngào”, “đằm thắm”.
Tôi không là bác sĩ, dược sĩ nhưng tin rằng canh chua me có tác dụng “giải cảm”; có lẽ bởi tôi cảm thấy… “sảng khoái” và “quá đã” sau khi “thưởng thức” canh chua me.

Bây giờ tôi không tìm đâu ra món ăn dân dã mà mẹ tôi làm những tháng năm khó khăn những năm đầu sau 1975.
Mỗi trưa đi học về, tôi phải đạp xe lên chợ nhỏ Văn Thánh nơi mẹ tôi dãi nắng dầm mưa bán đủ thứ bí, bầu, rau, củ, quả, đậu, tương, cà, mắm, muối… để dọn hàng về.

Về đến nhà thường là hơn 1 giờ trưa. Mẹ tôi bằm ba rọi xong để một khúc mắm cá lóc vào giữa hai lớp ba rọi bằm lớp trên lớp dưới; ướp tiêu, hành, tỏi, ớt rồi đem chưng lên.
 Lúc mùi thơm điếc mũi dậy lên, bà sắp cải con, rau húng, dưa leo, đậu rồng và – đặc biệt – thêm vài lát me sống bỏ hột xắt xéo.
Tô mắm cá lóc chưng với ba rọi bằm được bắt xuống còn nghi ngút khói cùng với nồi cơm vừa chín tới.
Mỗi “và” cơm với miếng mắm lóc kẹp ba rọi bằm kèm với đậu rồng, cải con, dưa leo và cắn nhẹ một miếng me sống là … từng giọt mồ hôi… ròng ròng trên mặt tôi vì quá ngon – ăn không kịp thở !

Me còn làm cho nhiều món ăn bình thường trở thành đặc sản có tiếng. Hột vịt lộn quá bình thường, nhưng hột vịt lộn xào me làm mọi người múc, húp xì xụp!
Rồi còn cua rang me! Trời đất! Không có nhiều quán ăn có món này bởi chế biến cho đúng điệu không dễ chút nào.
Order món này là phải chờ lâu một chút, chờ cho dịch vị tiết ra sự thèm thuồng; rồi khi món được bưng ra phải chờ thêm một tí để nguội bớt – cũng là để chút ít nước miếng nuốt ngược vào chờ đợi – rồi sau đó là… húp hà xì xụp.

Tết mà thiếu mứt me thì còn gì để nhấm mà tán dóc? Cái ngọt ngọt chua chua giòn giòn của mứt me làm giảm cái ngấy của bánh chưng bánh tét; giảm cái ngọt đường của các loại mứt khác.
Mứt me uống trà cũng được, nước ngọt cũng xong, và nhấm nháp với tí rượu bia cũng OK.

Các “fans” của lứa tuổi “teen” chắc phản ứng mạnh nếu không có ô mai me trên đời.
Không có ô mai me thì làm sao có thể suốt ngày ôm “ai phôn”, “ai pát” để chít chát?
Bún riêu mà không có nước me dốt giằm thì coi như “trớt quớt”; khô cá khoai nhấm với gỏi lá sầu đông mà không có nước mắm me thì không phải là “gu sành điệu”

Và điều mà tôi nhớ đến me nhiều nhất là chuyện tình của tôi: me đồng hành với tôi khi tôi lên lớp 12 – khi trái tim bắt đầu biết… rung rinh sau mỗi chiều tan học – cứ mãi đạp xe phía sau tà áo dài trắng của người con gái Trưng Vương, mà quên cả đường về nhà!

Không gì đẹp hơn bóng hình người con gái “vóc hạc xương mai” trong tà áo dài trắng thong thả nhẹ nhàng đạp chiếc “mini” (2) dọc theo con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm có hàng me cao rợp bóng.
Càng đẹp hơn khi vào mùa Hạ hàng me có đầy hoa phượng đỏ thắm cộng sinh bên trên, xào xạc cành lá đong đưa cùng với tiếng ve sầu réo rắt.

Cái đẹp của cô nữ sinh Trưng Vương áo dài trắng đạp xe tan trường về nhà, dọc theo hàng me cao tỏa rộng cành lá xanh tươi điểm những chùm hoa phượng đỏ thắm đó, đẹp  biết bao nhiêu thì càng tương phản với cái ngây ngô lọng cọng của thằng con trai mới lớn – là tôi – ngu ngơ lẽo đẽo theo sau dõi theo dáng hình của nàng mà không biết phải làm gì, không dám “dọt” xe lên để bắt chuyện; chỉ biết đạp xe theo sau chầm chậm, chầm chậm… rồi cố sức tăng tốc đạp theo mỗi khi nàng “bương” xe vượt qua ngã tư đèn xanh đèn đỏ; để rồi phải dừng  lại, xuống xe; và:

“… có người yên lặng buồn trông …
nhìn theo hun hút bóng xe … em …” (3)

Tất cả chỉ vì xe đạp của tôi bị “tuột” sên, đôi khi vì pê đan “rớt”!
Chỉ có hàng me hiểu tôi và thông cảm cho cái ngu ngơ dại khờ của tôi.
Hàng me còn an ủi tôi bằng… vài trái me rụng và… một chùm lá me rơi lõa xõa trên đầu.

Bao nhiêu ngày như vậy, tôi không nhớ. Chỉ biết sau mùa Hạ đó là bao nhiêu biến động, là các chiến dịch đánh tư sản X1, X2, X3, rồi đổi tiền, đi kinh tế mới, vượt biên, chiến tranh…
Tất cả ào ạt đổi thay, tôi dấn bước vào đời, em biền biệt nơi nao?
Chỉ mong em được yên ấm và hạnh phúc, để mình tôi với hoài niệm của một tình yêu “câm nín”, về con đường có lá me bay… chiều chiều tôi lại đạp xe… theo nàng!

Tôi vẫn yêu Sài Gòn, dẫu rằng Sài Gòn giờ đây – theo tôi – không còn thơ, không còn đẹp như xưa, không còn những tà áo dài trắng, không còn “xe đạp mini ơi” và những hàng me cũng không còn nhiều và rợp mát như xưa.
Tôi vẫn yêu Sài Gòn, vì Sài Gòn có những con đường và hàng me của riêng tôi.
Những hàng me chứng kiến những rung động đầu đời của tôi, những hàng me biết tôi “yêu” mà không dám nói.

Trịnh Công Sơn có “Hạ trắng”. Riêng tôi – tôi nhớ hoài mùa Hạ với… me và hàng me Sài Gòn.

Thu Duyên

-----------------------------------------------

(1) đường Tự Đức trước 1975, nay là đường Nguyễn Văn Thủ; đường Hồng Thập Tự trước 1975, nay là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh; đường Lê Văn Duyệt (Gia Định) trước 1975, nay là đường Đinh Tiên Hoàng
(2) xe đạp mini là xe đạp có bánh xe đường kính 450 hoặc 550 mm, khác với xe đạp nam có bánh  xe đường kính 650 hoặc 700 mm; tay cầm xe đạp mini cũng cong hơn, thích hợp với con gái.
(3) theo lời bài hát “Thiệp hồng báo tin” của nhạc sĩ Minh Kỳ – Huy Cường.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jun/2020 lúc 3:00pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Jun/2020 lúc 8:08am

Bến Ninh Kiều Cần Thơ Ngày Xa Xưa



Bến Ninh Kiều, Cần Thơ là nơi tôi có rất nhiều kỷ niệm vui buồn khi bắt đầu xuống dạy tại Viện Đại Học Cần Thơ từ năm 1967 đến lúc tìm cách rời bỏ “thiên đường” năm 1978…
Chính tại nơi đây, năm 1978, lần đầu tiên giữa ban ngày ban mặt tôi và vợ con đã liều mạng xuống “cá nhỏ” để ra “cá lớn” đậu ngoài vàm, không mấy xa chợ Cần Thơ. Nhưng than ôi, khi leo qua cá lớn thì bị dưa luôn về Chấp Pháp, trên đường vô Cái Răng.

Chợ búa bếp núc là chuyện của đàn bà con gái
Ngày xưa tại quê nhà, chuyện chợ búa, bếp núc, lo cơm nước, rửa chén là chuyện của đàn bà con gái. Đàn ông con trai ít ai dám xía vô lắm. Có thương vợ cũng hổng dám nhảy vô để giúp vì sợ bị gia đình và thiên hạ dèm pha xỉa xói.

Lỡ kẹt lắm thì nình ông mới xách giỏ đi chợ, dĩ nhiên là theo...lệnh bà. Bà đưa tiền và dặn phải mua cái nầy cái nọ thì mình phải làm y như vậy đúng theo “quyền lực mềm” để tránh chiến tranh.

Thuở đó, xách giỏ vô chợ mắc cở thấy mồ tổ, đôi khi còn bị mấy con nhỏ bạn hàng trêu ghẹo (dê?), chế ngạo nữa.Tụi nó nói là đàn ông gì mà đi chợ, là đàn ông gì mà trả giá kỳ kèo còn hơn đàn bà con gái nữa, v.v...Tiền bạc đưa ra, thối lại đều theo lối tính rợ, chớ có xài máy tính, có receipt gì đâu nên dễ bị thối thiếu lắm. Nhứt là đàn ông con trai thì lại càng dễ bị gạt hơn. Chẳng lẽ mình đứng đó mà đếm tới đếm lui hoài sao, coi sao cho đặng... Thôi, họ thối bao nhiêu thì họ biết, mình mau mau thồn hết vào túi rồi vọt lẹ cho rồi, để tránh cái cười...nhạo báng của con nhỏ bán hàng quê lắm. Họ ăn gian thì họ mang tội.

Đôi khi, tiền còn dư được chút đỉnh thì mình giữ lấy, kể như tiền tip, đủ uống ly nước mía hay làm một cái cà phê phé nại hoặc xây chừng bên lề đường. Nếu hổng đủ tiền lẻ thì làm một cái lưng chừng cũng đỡ ghiền...(phé nại: cà phê sữa, lưng chừng:1/2 ly cà phê đen nhỏ, xây chừng: cà phê đen nhỏ nguyên ly).
Nụ cười tươi mát của cô chủ quán và nước trà free, uống bao nhiêu, ngồi bao lâu cũng được.

Bến Ninh Kiều/Cần Thơ trước 75 (photo PTG Dương Minh Trị)

Bến Ninh Kiều sau 75

1978-Gia đình Nguyễn T Chánh & Nguyễn N Lan tại bến Ninh Kiều Cthơ

Mấy năm đầu sau 75, đồ đạc trong nhà đem bán bớt hết nên ít có nhà nào còn xài tủ lạnh. Mỗi ngày mấy bà, mấy cô, mấy dì, mấy mợ, mấy thím, mấy chị, mấy em gái thường hay xách giỏ đi chợ, mua đồ đủ ăn trong ngày chớ ít ai có cái lệ mua trữ để ăn cả tuần như tại hải ngoại. Cánh đàn ông con trai thì ở nhà làm chuyện khác hay phì phà điếu thuốc mơ tưởng chuyện vượt biên…

Mà các bạn có biết không, chợ là nơi để mấy bà gặp nhau mỗi ngày, nhỏ to tâm sự, “tám”, chem chép với nhau, bàn chuyện đàn bà, chuyện đánh ghen, chuyện con mẹ kia chài thằng cha nọ, chuyện con nhỏ nầy sao nó ngựa quá thấy mà phát ghét, v.v... Rồi thì sẵn dịp ngồi xề xuống sạp làm bậy một tô bánh canh giò heo, cháo lòng, hoặc một tràng bánh hỏi thịt nướng thơm phức để rồi còn có sức mà… nói tiếp nữa chứ.

Ngày đó, bà xã tui thường đạp xe mini đi chợ một mình. Ngày cuối tuần, người gõ lấy xe honda hai bánh chở vợ đi chợ. Sau nầy thì vợ mua cho chiếc Vespa Super (xe cũ mà) để đi cho le với thiên hạ. Thầy tử vi, nói tui có số “Cung cư thê” số nhờ vợ sướng lắm, mà đúng vậy cho tới ngày nay.

Tới nơi, hai đứa thường tìm cái gì lót bụng trước đã... Sau đó tìm chỗ đậu xe, và bả dặn tài xế ra chờ tại ngã tư Phan đình Phùng/Nguyễn an Ninh, ở đó tha hồ mà nhìn ngắm các cô đi qua các bà đi lại để giết thời giờ. Khỏi cần biểu, cưng ơi!
Thời điểm đó, hai vợ chồng sống tại thị xã Cần Thơ. Nhà lồng chợ nằm ở dưới bến Ninh Kiều.

Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân
Cuộc đời luống những phù vân
Trở về bến cũ cố nhân xa rời
(Lê Hồng-Ninh Kiều xưa và nay)

Ôi thôi, bạn hàng buôn bán ì xèo, loạn xà ngầu cả dưới bến lẫn ngay trên bờ quanh chợ.
Bà xã kể rằng bả đi chợ quá thường xuyên, mua dễ nên bạn hàng quen mặt và rất thích nên mỗi khi thấy mặt bả là họ kêu réo um xùm mời cô Tư mua mở hàng dùm...


Chiều chiều, thì bến Ninh kiều trở thành nơi chốn bán đồ nhậu, bánh xèo, bánh cống, mì cháo, sò huyết, ốc len.v,v…
Dọc theo mé sông (nơi ngày nay là công viên có tượng Bác Hồ) thì có nhiều băng đá hay bờ lề ciment cho khách ngồi hứng mát hay trai gái tâm sự, mò móc. Mía ghim và đậu phọng rang là hai món chánh thường thấy mấy cô bé trẻ tuổi đến mời mọc, nài ép mình mua.

Cơm nước xong, hai vợ chồng thường ra bến Ninh Kiều ngồi “hứng gió” chớ còn biết đi đâu bây giờ. Ngồi nhìn bâng quơ ra ngoài sông, mơ tưởng đến một vùng trời tự do nào đó…

Chán lắm cảnh cá chậu chim lồng, tương lai mù mịt…

Sinh hoạt với các em sv Nông nghiệp đại học Cần Thơ-Từ trái: Các thầy VTX (Vietnam), NPT(?), Chánh (x), HHH (Toronto).

Bến Ninh Kiều vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975 

Sáng ngày 28/4/75, anh Trung úy tùy viên cho ông tá chỉ huy trưởng một đơn một vị chuyên ngành (đối diện Trung Tâm Nhập Ngủ số 4 Cần Thơ), chở trên xe jeep một con chó berger khá to đến phòng mạch thú y nằm ngay trong khu đại học, cạnh bên đài phát thanh Cần Thơ trên đường đi Sóc Trăng.
Anh Trung úy nói là ông Tá muốn nhờ Bs cho nó một mũi giải phóng. Người gõ đã hiểu tại sao rồi. Thế là cho 2 hũ thuốc mê Nesdonal (thiopental sodium) vào mạch, kim vừa rút ra thì con chó cũng thở hắc ra một cái rồi êm ru bà rù luôn. Xác nó được anh trung úy đem đi….
Ngày hôm sau, tình cờ mình gặp lại anh Trung úy ngay tại bến Ninh Kiều. Anh ta có vẻ buồn xo, mặt xuống sắc thấy rõ và anh cho biết: anh Chánh ơi, ổng vọt mất rồi!

Người gõ chỉ còn biết đứng đó thở dài,ngẩn ngơ mà thôi… Người ta sao mà sướng thiệt! Tương lai mình rồi sẽ ra sao đây?
Nín thở qua sông. Mãi đến năm 1980 người gõ và vợ con mới thoát đi được từ ngõ Sông Ông Đốc Cà Mau…
Đó là chuyện của những ngày xưa thân ái ở quê nhà, lúc hai đứa còn đang ở lứa tuổi 30.
Nay thì hai vợ chồng đã bước vào thất thâp cổ lai hy, và có cháu nội, cháu ngoại hết rồi./.

Nguyễn Thượng Chánh 
Montreal
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23786
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jun/2020 lúc 2:26pm

Bến Phà



     Không biết các bạn có nhiều cảm xúc như tôi, khi xem lại hình ảnh Phà Vàm Cống, Phà Mỹ Thuận, Phà Cần Thơ, mà tôi không ngăn được dòng lệ có lẽ các bạn sẽ nói tôi đa sầu đa cảm nên có quá nhiều cảm xúc. Vâng có có lẽ đúng một phần, vì bao ký ức đã quay về trong trí nhớ làm tôi nhớ lại những năm tháng nhọc nhằn qua lại trên những bến Bắc chờ phà để sang sông, những hình ảnh đó có một phần đời tôi trong đó 

     Cuộc đời một cô gái trẻ hoà theo những bánh xe lăn và những giờ chờ đợi qua phà, nước mắt không rơi (nhưng trong lòng rớm máu) những gian nan khốn khó cuộc đời đổ bao giọt mồ hôi, đứng trên phà nhìn dòng sông nước chảy, nhìn những đám lục bình trôi, đời mình trôi theo dòng nước và tự hỏi lòng tương lai sẽ về đâu ?


        Bến Phà hay còn gọi là Bến Bắc, chiếc Phà là những con tàu làm bằng sắt có thể chở cả người và xe qua sông một lần hơn cả chục chiếc xe hơi xe tải, tất cả các loại xe và hàng trăm con người qua sông cùng một lúc. 

PHÀ VÀM CỐNG 

Thường thì các bác tài thích đi ngã Vàm Cống vì nó rút được đoạn đường ngắn để tiết kiệm nhiên liệu và thời gian nhưng đường này xấu có nhiều ổ gà 

Đường đi xuống bến hai bên có nhiều hàng quán có quán bán cơm, bán bún, cháo, thịt quay, gà rô ti và chim rô ti, mùi thịt nướng thơm ngào ngạt, quán bán nem chua Lai Vung, bánh phồng, kẹo dừa Bến Tre và đủ loại trái cây của vùng Sa Đéc Vĩnh Long Tân Châu Hồng Ngự, vì nơi đây xe tứ xứ đổ về đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. 
     Nếu hên thì xe vừa đến thì đã có chuyến phà, nếu không thì phải đợi có khi cả tiếng đồng hồ, mà càng chờ lâu thì xe đến càng nhiều, nên không khí nơi này rất ư là nhộn nhịp, tiếng rao hàng tiếng mời gọi in ỏi  ⁃ Bánh bông lan, bánh cà bắp (bánh gói bằng lá dừa thường là nhân chuối)
⁃ Mía ghim, đá lạnh
⁃ Bắp luộc, đậu phộng luộc, ấu luộc 
⁃ Mận hồng đào, mận da người
⁃ Chôm chôm, ổi xá lỵ 
Ôi ! đủ thứ không sao kể hết, người bán đủ mọi thành phần trẻ em người lớn ông già bà lão tất cả đều đổ ra đường và trên phà buôn bán gọi mời, người xin ăn, người bán vé số, tạo thành một bức tranh sống động .
     Thường thường thì tôi ăn cơm ở Bắc Mỹ Thuận, vì khi xe đến đó thì đã quá trưa nên trong khi chờ đợi qua phà tôi và Liên thích ăn cơm nơi ấy, có khi cơm tôm kho tàu, cơm sườn nướng, cơm thịt kho hột vịt có thêm dưa chua, ít khi ăn bún vì đường xa hỏng biết đi bao lâu mới đến SG nên ăn cơm cho chắc bụng.

     Nếu hôm nào kẹt xe lâu quá thì tôi gọi cá kho + canh chua cá bông lau, tôi rất thích canh chua nấu với bông súng Đồng Tháp và thêm bông xua đũa thì ngon tuyệt vời, cá bông lau thì béo ngậy, nơi lườn cá vừa có thịt và có mỡ, cá kho kẹo thì ngon làm sao ...ngồi ăn mà đôi mắt phải nhìn ra lộ xem xe mình tới chưa, chớ lo cấm đầu mà ăn xe xuống phà hỏng hay, thì khóc không ra tiếng (trước khi xuống xe phải nhớ xe màu gì ? bảng xe số mấy nếu không hỏng biết xe nào mà tìm. Ăn cơm xong mua thêm 1/2 chục bắp luộc bỏ theo phòng hờ lỡ xe “bang”dọc đường thì cạp bắp ăn đỡ đói và vài xâu mía ghim lên xe nhai đỡ buồn, đường SG- RG xa vời vợi phải qua hai chuyến phà ngang .

Sông sâu bên lỡ bên bồi 
Sông Tiền sông Hậu sông nào dài hơn ?
Cái Mơn Mân Thít chợ Đào 
Vĩnh Long có huyện Long Hồ (chợ)Trường An 

     Chuyến từ Sài Gòn về tôi mua vài chục nem Lai Vung (về cho ba nhậu)khi thì ổi xá lỵ, bánh phồng nước dừa, khi thì chôm chôm, thích mua trái cây tại Vĩnh Long hơn vì nơi đây bán chục 16 hoặc 18 trái .

    PHÀ MỸ THUẬN:

Nằm trên quốc lộ 1 nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, là bến phà huyết mạch nối các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khi phà từ từ tách bến có đôi lần nghe tiếng đàn và bài ca vọng cổ của soạn giả Viễn Châu 

 Bài: Người đánh đàn trên sông Mỹ Thuận 

 Ai về Mỹ Thuận Tiền Giang
 Có thương nhớ gã ...đánh đàn năm xưa
......
Có ai dạo lên tiếng lục huyền cầm 
Trong một buổi chiều lộng gió, áo não tiếng tơ đồng 

Hoặc khi qua bến Bắc Cần Thơ nghe bài 
Tiếng Độc Huyền Cầm trên Bắc Cần Thơ (Sg Viễn Châu) 

Bắc Cần Thơ đợi giờ đò cập bến 
Tôi nghe đâu đây đồng vọng tiếng ...ca ...buồn 
Đôi vợ chồng son với một chiếc độc huyền cầm ...
Tay ôm chiếc gậy tre tay ôm chiếc đàn sương gió 
Hai mái tóc bạc màu bởi dày dạn gió sương 


Ôi ! Nghe tiếng đàn não ruột của người hành khất tật nguyền ôm đàn cất tiếng nỉ non, vọng ca ai oán văng vẳng bên sông, gió chiều thu se lạnh, khách bộ hành đứng lặng lắng nghe trong khi phà từ từ tách bến, ai người thương cảm ai kẻ xót thương ? họ đem lời ca tiếng nhạc đổi lấy những đồng tiền “bố thí”
    Dòng người vẫn bước vội đi có ai còn nhớ tới ông lão đánh đàn trên sông Mỹ Thuận, hay của đôi vợ chồng ở bến Bắc Cần Thơ 

    Khi phà cập bến mọi người vội vã bước đi có ai xót thương cho thân phận con người họ sẽ quên đi như những đồng tiền bỏ trong chiếc nón lá rách, một sự thương cảm một chút nghĩa tình kẻ nhận người cho cũng như tôi vẫn phải bước theo dòng đời trôi chảy đó, mọi đắng cay xin nuốt lại trong lòng 
Xin tạm biệt những chuyến phà và tôi đã trở lại biết bao lần trên những dòng sông và những con phà nhưng không gặp lại người hành khất có lẽ tôi đến chậm hay lên không đúng chuyến để nghe lại bài ca buồn trên phà Mỹ Thuận .

Hình Toàn

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.438 seconds.