Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Oct/2020 lúc 8:39am

Bão Lụt


Mẹ ơi lụt đến mẹ đâu rồi

Nước dâng từng lúc cứ dâng thôi

Mái nhà siêu vẹo con sợ quá

Khóc khan cả tiếng đã tàn hơi.

 

Ba chị em con biết làm sao

Nước đâu không biết cứ dâng cao

Cơm nguội trong nồi không còn nữa.

Bụng không, cơn đói cứ cồn cào.

 

Mẹ nói chúng con ở lại nhà

Mẹ đi làm việc ở đồng xa

Khi  về sẽ có cơm và cá

Con đợi, con trông cả ngày qua.

 

Mẹ ơi! nước ngập khỏi chân giường.

Làm sao mẹ hỡi mưa cứ tuôn

Bắt ghế con trèo lên trên mái

Làm ơn cứu giúp, xin xót thương.

 

Căn nhà như chiếc áo rách toang

Mưa tuôn, gió thổi sẽ tan hoang

Tôi thân các cháu chờ người cứu

Xin trời thương xót kiếp cơ hàn.




Nguyễn Thị Thêm



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Nov/2020 lúc 10:19am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Nov/2020 lúc 9:07am
3925%203%20MienTrgOiHayCoLenDCL
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Nov/2020 lúc 10:38am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Nov/2020 lúc 3:11am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Nov/2020 lúc 10:26am

Về Đâu Chiếc Bắc Ngày Xưa


Ngắm%20nhìn%20những%20chiếc%20phà%20trên%20sông%20nước%20miền%20tây.%20-%20YouTube

Thuở xưa Trấn Di, tức Cần Thơ, thuộc tỉnh Vĩnh Long, một trong Lục tỉnh Nam Kỳ, bên kia bờ sông Hậu, hãy còn nê địa sình lầy. Từ Miệt Trên xuống, muốn qua bên đó, vượt sông bằng ghe bầu, ghe chài hay từ những bến đò ngang vắng vẻ ở miệt Trà Ôn, Cái Vồn, Tân Quới, Tân Lược.

Nhà văn Sơn Nam đã làm thơ: “Trong khói sóng mênh mông . Có bóng người vô danh. Từ bên này sông Tiền. Qua bên kia sông Hậu. Mang theo chiếc độc huyền. Ðiệu thơ Lục Vân Tiên…” Tui e rằng ông bà mình từ Miệt Trên xuống Miệt Dưới khẩn hoang, mở đất mà chỉ mang theo đờn độc huyền để nói thơ Lục Vân Tiên, trong túi lại hổng có tiền, thì muốn qua sông chắc phải xin ‘quá giang’ (chùa) quá ta?!

ve-dau-chiec-bac-ngay-xua-2Rồi Tây cho phóng lộ trải đá, từ Sài Gòn đi Cần Thơ, Rạch Giá vào năm 1915.  Khoảng năm 1918, chiếc Bắc (Bac, tiếng Pháp, nghĩa là đò ngang) đầu tiên, nối những bờ xa, chỉ đơn sơ, bé mọn trên dòng sông mênh mông, vàng quạch phù sa như màu của chè sương sa mình ăn hồi nhỏ vậy! Bắc Cần Thơ ngang sông Hậu dài 1,840m, trong đó, phía Cần Thơ, cầu Bắc tại Cái Khế, phía Vĩnh Long, cầu Bắc tại Cái Vồn, quận Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Chiếc Bắc đầu tiên ấy nhỏ xíu, chỉ có một đầu, chở được vài chục người với chiếc xe mui rùa của quan Tây mũi lõ. Chạy bằng máy hơi nước, có nồi súp de, chụm bằng những cây tràm to cỡ cườm chân. (Hồi đó, tướng Hòa Hảo, Trần Văn Soái (1889-1961) biệt danh là Năm Lửa, vì chuyên môn chụm lửa).

Mỗi lần Bắc cặp bến, từng chiếc xe xuống ponton (phao nổi), bốn nhân viên dùng tay quay bàn cầu, có hình chữ thập, sao cho đúng vị trí mỏ Bắc để xe de xuống. Lúc cặp phía bên kia, xe chạy thẳng lên bờ mà khỏi phải quay đầu.

Tài công của chiếc Bắc ngồi trong buồng lái trên cao cho dễ quan sát thuyền bè qua lại hay lúc cặp vào bờ. Còn thợ máy phải làm việc dưới hầm tối om om để chạy máy. Mỗi lần nghe tài công giựt dây, chuông kêu leng keng, thì căn theo tiếng kẻng, thợ máy nắm cây ‘cần’ giảm tốc độ để Bắc từ từ ráp vào gờ phao nổi.

ve-dau-chiec-bac-ngay-xua-3Năm 1946, Bắc Cần Thơ chỉ có 6 chiếc loại nhỏ, mui trần, mỗi chiếc chở được hai chiếc xe đò. Trên mỗi chiếc Bắc thường có 6 nhân viên phục vụ, thời gian Bắc chạy chỉ từ 4 giờ sáng đến 10 giờ đêm mỗi ngày. Dần dần, máy hơi nước cổ lỗ sĩ được thay bằng máy chạy dầu diesel. Mãi đến những năm đầu thập niên 1960, mới có Bắc 25 tấn, 30 tấn, ghé được hai đầu, cuối cùng thêm được bảy chiếc 100 tấn chở được nhiều hơn, tới cả chục chiếc xe lớn nhỏ, và cả hàng trăm hành khách qua sông một lần. Việc đi lại, qua sông thì phải lụy đò của người đồng bằng đã bớt nhiêu khê.

Từ năm 1965 trở đi, chiến sự trở nên ác liệt, Cần Thơ thành Tây Ðô, thủ phủ của vùng Châu thổ Ðồng bằng sông Cửu Long, nơi đặt bản doanh của Quân đoàn 4 và Quân khu 4. Xe quân vận ngày nào cũng ào ạt, chuyển quân hay tiếp tế đạn dược ra chiến trường nên Cần Thơ có thêm vài chiếc Bắc chỉ dành riêng cho quân đội.

Sau 75, những chiếc Bắc ngày xưa giờ máy móc dần cũ kỹ, không có phụ tùng thay thế, đèn đuốc không đủ, dầu nhớt cũng không, xăng dầu khan hiếm phải nằm ụ. Chiếc nào còn lết lết được thì mùa nước đổ nước sông chảy xiết dữ dằn, có lúc vượt sông phải mất tới cả tiếng đồng hồ. Một tài công, sau 75 còn được lưu dung, (‘dung’ chớ hổng phải ‘dụng’ nhe thầy cò) than thở nghe thấy thương luôn: Lần nọ, Bắc chỉ còn cách bến 50m thôi mà cứ loay hoay hoài, lên ga miết rồi mà nó vẫn ì ạch không cập bến được. Buộc lòng phải chạy sát vào bờ, nơi nước ít chảy. Cập bến được mất cả nửa tiếng đồng hồ, hành khách liếc nửa con mắt nhìn lên ‘cabin’, lầm bầm: “Tài công khùng!” Ngay cả cồn cát do phù sa bồi lắng, nổi lên cạnh bến cũ phía Cần Thơ cũng thiếu phương tiện nạo vét. Mỗi lần nước ròng, Bắc phải chạy né, vòng xa lên bên trên do sợ mắc cạn! Bà con hành khách không thông cảm, lại xì nẹt: “Chạy kiểu gì vậy cha nội!?” “Tài công bị dân chửi như cơm bữa, ngày nào mà hổng nghe chửi bới là về ăn cơm không có ngon! Hu hu!”

ve-dau-chiec-bac-ngay-xua-4Sau 10 năm ngăn sông cấm chợ theo sáng kiến của nhà thơ (Tố Hữu), đầy mộng mơ, lại khoái đi làm kinh tế làm dân ‘kinh đến thế’ Ðáp lại lời khẩn thiết: “Chào ông đi qua, chào bà đi lại!” Ðan Mạch cho hai chiếc Bắc tải trọng tới 200 tấn! Một cho Bắc Mỹ Thuận và một cho Bắc Cần Thơ vào năm 1998 để  ‘bến phà ta’, qua cơn thắt ngặt.  Xưa qua sông mất cả tiếng đồng hồ, giờ chỉ còn 15, 20 phút”

(Chiếc Bắc, tiếng Tây thực dân, bà con Lục tỉnh Nam Kỳ mình quen xài xưa giờ, bị đổi thành ‘Phà’ để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? He he!)

Lần nầy một cựu thù, Quân phiệt Nhựt, cho tiền xây cái cầu Cần Thơ dài gần 3 cây số để thay cho cầu Bắc ngày xưa. Tháng Ba, năm 2010, cầu Cần Thơ nối liền đôi bờ sông Hậu đã xây xong. Dân, đa số, là vui mừng vui quá vui, nên xổ tiếng Nhựt là:  “Arigatou gozaimasu” tức ‘méc xi bố cu’ cái thằng Nhựt Bổn.

ve-dau-chiec-bac-ngay-xua-5Trái lại, cũng có người xưa giờ sống nhờ vào cầu Bắc để kiếm cơm hằng ngày lại buồn! “Từ ngày có cầu, tụi tôi đâu biết làm gì ngoài chuyện làm thinh!”

Trong ánh nắng hiu hắt buổi chiều, Bến Bắc Bình Minh, phía Vĩnh Long, khi xưa lúc nào cũng đông nghẹt người và xe, tất bật suốt ngày đêm… thì nay là một xóm nhà heo hút với những hàng quán cũ trôi vào đìu hiu hoang phế! Ôi! Bà con mình đã từng bán cơm dĩa, trà đá, bán cóc, ổi, mía ghim, bắp luộc, vé số… giờ biến mất vào cõi mịt mờ.

Bao nhiêu tình mộng, ‘anh đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm qua Bến Bắc Cần Thơ’,  ngang qua bến sông này để dạt về Mũi Cà Mau, qua đường sông Ông Ðốc tìm đường vượt biển, giờ cũng đã chìm vào miên viễn!

Tui nhớ em bán bắp luộc: em Ba người Chợ Bà, Tân Lược đã dúi vào tay tui chục bắp còn nóng hổi! “Anh đem theo xuống thuyền cạp đỡ, để đừng bị say sóng… Tới đảo là nhớ tới em nhe!” “Ngày đi, em đưa tui qua đò chiều, em hứa bao điều mãi đợi chờ nhau. Nhưng mà sao em lại quên?”

Em không chờ tui ngày trở lại, mà đi ưng đại cái thằng Hai Gà lôi, chạy xe lôi Bình Minh Tân Lược… “Ðể con đò buồn hiu quạnh bến quê. Chẳng còn ai nhớ mong mình về?”

Thưa xa quê đã lâu, đêm cuối năm, tui nhớ về em Ba Chợ Bà mà tình đã dở dang, tui lại nhớ: “Tới Bắc Cần Thơ rồi, bà con xuống xe đi bộ, qua Bắc”

Tui nhớ em Ba, nhớ nhà, nhớ người chiến hữu thương binh mù đôi mắt, bàn tay mất cả năm ngón, chỉ còn lại cái cánh tay, mà bác sĩ quân y Mỹ nó ráng mổ, chẻ đầu xương ra làm hai để anh có thể gắp vào cái lon sữa bò đựng tiền xin được khi hát rong ngày ngày trên chiếc Bắc qua sông.

“Phà Cần Thơ! Vậy là xong! Chỉ còn con sông! Chiếc phà xưa đã đi vào lịch sử! Không còn phà! Không còn mỏ bàn đò! Không còn cả ponton!/Không còn đèn pha… mù mù tối.Không còn ai bước vội. Cho kịp chuyến phà đêm!

Không còn người nghệ sĩ mù trên chiếc phà năm cũ. Cây đàn ghi ta phím lõm và cái nhịp song lang. Không còn “Xuân nầy con không về.”

Cần Thơ cất cầu nhưng rầu cho chiếc Bắc. Ruột thắt với lòng đau. Cầu Bắc xưa sẽ nằm trong ký ức. Xa xứ về! Chiếc phà cũ giờ đâu?” 

đoàn  xuân thu.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Nov/2020 lúc 10:29am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Nov/2020 lúc 10:48am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2020 lúc 4:35am
CHÚT HOÀI NIỆM
VỀ BẾN PHÀ RẠCH MIỄU





Sau bao năm chờ đợi, nhẫn nại qua từng chuyến phà, sáng 19-1-2009, chiếc cầu dây văng đầu tiên nối hai bờ sông Tiền bao đời nay ngăn cách xứ dừa Bến Tre với đất Mỹ Tho được khánh thành. Điều nầy đồng nghĩa với việc phà Rạch Miễu chấm dứt vai trò của nó.

Niềm vui tràn ngập song cũng không khỏi chạnh lòng “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo. Nền cũ lâu đài bóng tịch liêu”

Phà Rạch Miễu được lập vào những năm đầu thế kỷ 20. Năm 1909 nó đã được nhắc đến Trong Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca của Nguyễn Liên Phong:

Qua sông Rạch Miễu có đò
Mỗi ngày hai chuyến vô ra hoài hoài.

Phà Rạch Miễu lúc bấy giờ là một chiếc sà lan do mấy chục người hì hục chèo. Phía bên kia là Rạch Miễu, thuộc làng Tân Thạnh, quận An Hóa, tỉnh Mỹ Tho (sau năm 1945 mới nhập vào Bến Tre). Còn phía bên nầy là đầu đường Général de Castelneu (nay là đường Nam Kỳ Khởi nghĩa). Bấy giờ xe cộ chưa nhiều, mỗi ngày chỉ có hai chuyến qua lại, chuyên chở xe kiếng, xe kéo của đám quan lại quyền quí. Còn khách bộ hành chủ yếu đi bằng đò bơi, đò chèo. Khoảng năm 1924, chiếc sà lan chèo mới được thay thế bằng những chiếc phà chạy bằng động cơ, do vậy mà nhiều người cứ lầm tưởng phà Rạch Miễu có từ năm ấy.

Mặc dù suốt thời Pháp thuộc, phà Rạch Miễu hoàn toàn nằm trong phần đất của Mỹ Tho, nhưng sách vở, tài liệu của Pháp viết về Mỹ Tho lại không thấy nhắc đến. Có lẻ chính quyền thực dân cho rằng nó không có vị trí quan trọng.


Phải%20lòng%20Con%20Gái%20Bến%20Tre%20-%20Tố%20My%20Bolero%20%5bTình%20Ca%20Bolero%5d%20-%20YouTube
Phải lòng Con Gái Bến Tre - Tố My Bolero [Tình Ca Bolero]     <<<<<




Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, 1975, cầu bắc dời về địa điểm mới: Chợ Đồng Sanh, phường 6, Mỹ Tho. Tại chỗ nầy, vào năm 1966, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cất một ngôi chợ khá khang trang lấy tên là chợ Thanh Bình. Họ cũng đã có kế hoạch dời cầu bắc về đây nhưng không thành. Cầu bắc không dời được, chợ cất rồi nhưng vẫn vắng hoe, không ai tụ tập mua bán.. Còn cái tên Đồng Sanh là tên của một chiếc tàu thủy đưa rước khách khá quen thuộc đối với bà con Mỹ Tho. Nguyên vào đêm 23 tháng giáp Tết, đầu năm 1932, tàu Đồng Sanh bị ảnh hưởng của sự đoạt giang tại vàm Giao Hòa (ngang Chợ Gạo) làm hàng trăm người chết. Có một số xác chết không thân nhân nhìn nhận buộc nhà đương cuộc phải đem chôn cất trên một cái gò cao ráo, gọi là nghĩa địa Đồng Sanh. Thảm họa được khắc ghi trong ký ức người dân đến nổi cái tên hay ho chợ Thanh Bình cũng đổi thành chợ Đồng Sanh.

Sở dĩ nhắc tới địa danh này vì khu vực chợ Đồng Sanh xưa từng là nơi tôn nghiêm đạo đức, cửa Khổng, sân Trình. Đó là nhà Tỉnh học Định Tường, dân gian gọi là nền văn, là cơ sở giáo dục của tỉnh Định Tường thời phong kiến. Nhà Tỉnh học Định Tường lập năm Minh Mạng thứ 7 (1826), gồm có khu Văn miếu thờ Khổng tử và là nơi giảng dạy, học tập. Thời Tự Đức nơi nầy thuộc thôn Bình Tạo, tổng Thuận Trị, huyện Kiến Hưng. Dưới nhà tỉnh học Định Tường có nhà phủ học Kiến Tường ở Mỹ Trà (Cao Lãnh), nhà phủ học Kiến An (Tân Hiệp - Châu Thành) nhà huyện học Kiến Đăng ở làng Mỹ Trang (Cai Lậy) và nhà huyện học Kiến Hòa ở Tân Hóa (Chợ Gạo).

Học trò nhà tỉnh học được nhiều ưu đãi. Học trò ở đây được gọi là học sinh để phân biệt với học trò trường khác, đồng thời được cấp học bổng, lương thực sách vở. Tuy gọi là học trò song thực tế có nhiều người râu tóc đã bạc, vợ con đầy đàn đầy đống vẫn phải cắp sách đến trường. Học trò trường tỉnh học còn được ưu đãi nữa là nếu đã 40 tuổi mà đậu hai khoa tú tài thì được đặt cách cho thực tập rồi tùy thực tế mà bổ sung vào quan trường, trong khi thông lệ qui định Tú tài còn phải xách mâm chạy hiệu, tức làm học trò lễ khi có đình đám. Tuy vậy nhưng trong thực tế hạng nầy không có bao nhiêu người. Vào năm Tự Đức thứ 6 (1853) cả tỉnh Định Tường chỉ có 15 người được chọn vào ngạch học sinh. Người đời sau chỉ biết có Học Lạc ở Thuộc Nhiêu, Học Trung ở Ba Dừa và Học Điềm ở Trà Lọt…

Pháp chiếm Định Tường. Học sinh nhà tỉnh học, kẻ theo nghĩa quân tham gia các cuộc khởi nghĩa của Thủ Khoa Huân, Trần Xuân Hòa, người chán nản trở về quê làm nghề bốc thuốc trị bệnh giúp dân, hoặc mở trường dạy học. Các quan giáo cũng tham gia vào hàng ngũ kháng chiến. Đốc học Mạc Như Đông, huệ duệ của Mạc Thiên Tích đã vào quân thứ Chí Hòa ngay từ những ngày đầu. Ông lấy ngòi bút của mình làm vũ khí chiến đấu. Bài hịch của ông có đoạn viết:…Việc nước lấy an dân làm trước, chẳng đặng đừng nên thấy việc dùng binh. Ra quân tua thệ chúng ấy đầu, có như vậy mới đồng lòng đánh giặc…”

Từ đó, nền văn vắng bóng học trò lui tới.

Phía trong nền văn là đàn Xã tắc. Đàn xã tắc là nơi thờ thần Đất và các thổ thần, địa kỳ.. Đàn xây dựng năm Minh Mạng thứ 14 (1833), cửa quay về hướng bắc. Xây dựng cùng lúc với đàn Thần Nông ở làng Điều Hòa, nhưng đàn xã tắc qui mô hơn. Đàn có hai tầng: tầng trên thờ trời, hình tròn. Tầng dưới thờ đất, hình vuông.

Qua khỏi phà Rạch Miễu khoảng một cây số về hướng xã Bình Đức, phía bên trái có một ngôi miếu, mấy năm trước xung quanh còn lỏng chỏng vài viên đá cổ, đó là di tích của miếu Hội Đồng. Nguyên thuỷ, miếu được xây dựng vào năm Gia Long thứ 7 (1808) tại thôn Mỹ Chánh huyện Kiến Hòa. Đến năm 1842, đời Thiệu Trị dời về đây, tức thôn Bình Tạo huyện Kiến Hưng. Đầu tiên ngôi miếu bằng gỗ, lợp tranh. Đến đời Thiệu Trị, Tự Đức mới lợp ngói, theo qui chế: Chính đường 3 gian 2 chái, Tiền đường 5 gian 2 chái. Miếu Hội đồng là ngôi miếu thờ chung các vị thần nam nữ được sắc phong từ thượng đến trung, hạ đẳng được thờ ở các đình làng trong tỉnh. Theo Đại Nam Hội điển sự lệ, vào các đời Thiệu Trị và Tự Đức, miếu Hội Đồng Định Tường được cấp 64 đạo sắc phong tặng cho 32 thần hiệu. Miếu Hội Đồng có hai Tự thừa quản lý và 20 miếu phu trông nom, quét dọn. Hàng năm xuân thu nhị kỳ, các quan đầu tỉnh phải tổ chức tế lễ long trọng. Đến thời Pháp thuộc, cơ sở tín ngưỡng nầy bị quên lãng. Sắc phong đem về Mỹ Chánh và Phú Hội. Đất đai do người Pháp chiếm đóng, Sơn hà không còn thì Xã tắc cũng không lấy chi làm bền vững. Vì không có mái che và không người bồi đắp nên đền xã tắc bị hư hoại rất nhanh. Hội tề làng Bình Tạo bèn sung phần đất nầy vào công thổ. Song mấy chục năm sau, nhiều người vẫn còn nhớ di tích của tiền nhân, không ai dám lĩnh canh phần đất ấy. Suốt thời gian Pháp thuộc, nền Xã tắc vẫn còn là mảnh đất hoang vu.

Ngôi miếu bị suy sụp cho đến khi thành lập khu công nghiệp Bình Đức thì di dời sang một điểm gần đó. Hiện nay miếu được tôn tạo bằng nguyên vật liệu hiện đại, truyền thống cũ không còn.

Cầu khánh thành xong, phà Rạnh Miễu kết thúc sứ mạng đưa khách sang sông. Người ta ngậm ngùi nhớ những chuyến phà, ít ai quan tâm một lớp di chỉ tiền nhân nằm ở đó.


Nguyễn Ngọc Phan
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2020 lúc 9:33am
Cà phê vỉa hè Sài Gòn






Dân thành phố ít ai không từng ngồi quán cà phê vỉa hè. Trên khắp nẻo đường đâu cũng thấy góp mặt các quán cà phê. Vài quán sang trọng với bàn ghế rất đẹp và thức uống đắt tiền nằm trên lề đường rộng rãi của những con đường giữa khu trung tâm thành phố, thuộc về khách sạn hay siêu thị ngay cạnh đó nhưng hầu hết là cà phê bình dân.

Trên đại lộ với những tòa nhà cao tầng lộng lẫy hay rợp bóng cây xanh lịch sự vẫn khép nép nhỏ nhoi hàng cà phê vỉa hè sát vì tường, những con đường nhỏ hơn dày đặc quán cà phê ngổn ngang.

Buổi sáng chỉ cần ra khỏi nhà dù đi về bất cứ phía nào khu vực vắng vẻ hay đông đúc, yên tĩnh hay ồn ào đều thấy hàng cà phê vỉa hè hiện diện, quán to hay nhỏ, quán đông hay vắng, quen hay lạ, xa hay gần… Trên một con đường nếu sầm uất sẽ có nhiều quán cà phê san sát nhau cùng lúc tồn tại bởi vì dù có vẻ tương tự, cũng cùng loại bàn ghế gỗ hay nhựa màu sắc giống nhau, thức uống giống nhau, khung cảnh như nhau, thế nhưng mỗi quán đều mang một sắc thái, tình cảm riêng biệt khác nhau và vì thế sẽ có những người khách riêng biệt của mình.

Dân thành phố ít uống cà phê tại nhà mà thường ra quán. Cà phê ngon hơn, bưng dọn chu đáo hơn nhưng không khí trong nhà gò bó và nhàm chán quá. Chỗ ngồi trong gian quán mở cửa hay kín cửa máy lạnh, mặc dù gần đây khá phát triển nhưng thường dành cho giới doanh nhân văn phòng, quần áo nghiêm chỉnh giầy tây, cà vạt.

Những chỗ đó đến ngồi thích hợp hơn vào buổi trưa trốn cơn nắng gắt Saigon hay vào chiều tối khi thời gian nghỉ ngơi lắng đọng, màn đêm buông xuống bên ngoài làm tăng sự ấm áp của đèn màu dìu dịu trong quán.

Vì thế, buổi sáng đương nhiên ra vỉa hè.. Khoảng thời gian lúc đó xà vào đâu cũng quán cà phê, có quán mở đến trưa, đến chiều hay suốt ngày đến khuya nhưng một số chỉ hoạt động hết giờ điểm tâm, khoảng mười giờ sáng nắng lên là đóng cửa.

Quán sang trọng bày bàn cao, ghế đệm êm ái, bồi chuyên nghiệp mặc đồng phục dọn cà phê rất ngon nên giá khá cao. Quán bình dân như chính vẻ ngoài của nó thức uống cũng bình dân.

Tuy nói quán cà phê nhưng bao giờ các quán này cũng bán nhiều loại thức uống, nước ngọt đủ màu xanh đỏ bày hàng, la hán quả, chanh gồm chanh tươi, chanh dây, chanh muối và tắc muối lấy mối sẵn từ chợ bán sỉ, đôi khi nước dừa tươi… chỉ trừ sinh tố rất phổ biến ở thành phố lại không có mặt ở hàng cà phê, sinh tố có riêng giang sơn của mình là xe sinh tố cũng như nước mía có xe nước mía, không bán lẫn lộn thứ gì khác.

Tuy nhiên đã gọi là quán cà phê dĩ nhiên thức uống chính mọi người hay kêu là cà phê. Cà phê phin hay cà phê bí tất, cà phê đen hay cà phê sữa, cà phê được pha sẵn đựng trong chai nhựa, khách uống tới đâu chủ quán rót ra thêm nước sôi tới đó…

Cà phê ngon là lý do chính thu hút khách nhưng cà phê không ngon, chỉ thuần đắng nghét bắp hay bo bo rang cháy không hề vương vấn chút mùi vị cà phê vẫn khách tới đông đảo. Bởi vì khách đến với cà phê vỉa hè không thuần túy chỉ để uống cà phê.

Chủ quán cà phê dậy rất sớm. Từ ba giờ sáng đã dọn hàng, nấu nước, tiếng chặt đá vang lên từ lề đường lúc bốn giờ còn tối đất. Năm, sáu giờ sáng khách lục tục kéo đến đông nhất cho tới sau giờ đi làm thì vợi hẳn. Hoạt động tại quán cà phê rất tấp nập, người ta có thể ngồi thảnh thơi đọc tờ báo đầu ngày, dò vé số, gặp người bạn cà phê quen mặt mỗi ngày, là nơi dân làm ăn bàn chuyện, trụ sở cá độ, giang hồ tụ tập giải quyết ân oán… hoặc không làm gì cả, chỉ yên lặng nhìn ra con đường trước mặt và có thể trầm ngâm như thế hằng giờ, hằng nhiều giờ.

Thậm chí quán cà phê còn là trung tâm dịch vụ chuyên mua nhà, bán đất, thuê nhân công, thu tiền góp, trung chuyển hàng hóa, tin nhắn… Từ chín, mười giờ sáng chỉ ngồi yên đó là chợ búa bán rong diễu qua, ngừng lại trước mặt tha hồ mua đầy đủ bó rau, miếng thịt, khúc cá, bịch sữa đậu nành… cho đến buổi trưa khi không còn đàn ông uống cà phê thì đôi khi là chỗ hóng gió cho phụ nữ không ngủ trưa, thẩm mỹ viện lưu động ghé chân để sơn móng tay, se lông mặt, xem bói bài, chỉ tay…

Thành thử các quán như vậy bao giờ vẫn là những hãng thông tấn vỉa hè với tin tức thu vào phát ra cực kỳ phong phú và nhanh nhậy hơn bất kỳ cơ quan thông tin nào trên mọi lãnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị… và đương nhiên cộng thêm đủ thứ tin đồn hấp dẫn…

Cà phê vỉa hè rẻ tiền nên thu hút đông đảo mọi thành phần ẩm khách. Từ người giàu đến người nghèo, trí thức đến bình dân, già trẻ nam nữ, mạnh yếu… bởi cà nhắc đau yếu không thể đi xa được thì cà phê vỉa hè chính là một chốn “phiêu du” nằm trong khả năng cho phép, một thế giới trong chốc lát thoát khỏi ngoài bốn bức tường của gia đình.

Ngồi đồng trong quán cà phê dĩ nhiên phái nam nhiều hơn nữ. Đàn bà VN từ ngàn xưa đến giờ lúc nào cũng tất bật, người đi làm đa đoan “việc nhà việc nước” nhưng bà nội trợ không đi làm cũng ngập đầu ngập cổ đủ thứ chuyện trong gia đình. Buổi sáng đi chợ, nấu cơm, lo cho con cháu nên bà không thể thong dong ra ngoài quán ngồi nhìn trời nhìn nước nhìn mây, vả phụ nữ thông thường hiếm có thói quen ngồi “bêu” ngoài hàng quán, nên nếu cần bà kêu ly cà phê về nhà tán gẫu với mấy bà bạn còn thích hơn hoặc vừa uống cà phê vừa làm việc nhà hay xem TV.

Chỉ vài ngàn cho ly cà phê có thể ngồi nguyên buổi vì cà phê không phải thức uống giải khát. Không ai nốc cà phê một hơi, cà phê chính để nhâm nhi, ngẫm nghĩ. Từng ngụm, từng hớp nhỏ đưa mùi thơm nồng nàn, chút vị đăng đắng qua cổ họng thêm niềm hưng phấn, lắng đọng tình cảm và mở rộng nỗi niềm… Chưa hết ly cà phê, chủ quán đã bày ra bình trà nóng và chiếc tách nhỏ, nếu không thích trà nóng thì một ca trà đá thật to bảo đảm tha hồ ngồi đến long bàn, mục ghế chưa cần đứng lên.

Không phải quán nào cũng may mắn được tọa lạc trên lề đường rộng rãi. Có nơi vỉa hè lồi lõm gạch vỡ, có nơi mái hiên không đủ che mưa. Khu Thị Nghè quá đông đúc chật chội nên khi có khách, chủ quán mới vội vã chạy vào nhà xách chiếc bàn và ghế tí hon ra kê, khách vừa đứng lên lại dẹp ngay; đường Hàn Thuyên luôn bị cảnh sát rượt nên chỉ rải rác vài chiếc ghế đẩu sát tường, cà phê được cất dấu chỗ nào không biết từ đâu bưng ra đặt trên một chiếc ghế đẩu trước mặt.

Khi xe cảnh sát xuất hiện, chủ quán quơ hết mấy chiếc ghế đẩu chạy mất tiêu chỉ còn “tang chứng” là mấy người khách tay cầm ly nước của mình đứng chơ vơ trên vỉa hè, thản nhiên nhìn đợi cảnh sát khuất bóng để mọi việc lại trở về như cũ.

Chỉ là những quán cà phê vỉa hè nhưng quán nước sẵn sàng cung cấp cà phê, nước giải khát cho suốt hai dãy phố gồm các quán ăn, công sở, cơ quan, xí nghiệp, hãng xưởng. Một câu dặn miệng thậm chí nhiều chủ quán có điện thoại di động, một cú phone cho người khách lẻ hay cả hội nghị, quán vỉa hè có thể bưng đến tận nơi từ một ly cho đến hàng chục, cả trăm ly cà phê hay nước chanh, nước ngọt, tận tình và chu đáo một cách chuyên nghiệp không kém bất cứ cửa tiệm lớn nào.

Nhiều người ra cà phê vỉa hè như thói quen không bỏ nổi. Mỗi người chọn một quán và đến đó mỗi ngày, bạn bè có hẹn đi đâu rồi cũng quay về quán cũ. Tưởng tượng vừa trờ tới, người nhà chủ quán ra đỡ chiếc xe dựng hộ ngay ngắn trên lề đường, một lời chào ân cần, chiếc ghế quen thuộc được dành sẵn, khách không cần kêu mà lẳng lặng ngồi xuống, ly cà phê đúng gout nhanh chóng được bưng ra, bản nhạc ưa thích vang lên dịu dàng, những khuôn mặt quen thuộc và không gian quen thuộc.

Khi đứng lên, tiền thối lại trao tay nhẹ nhàng, chiếc xe được dắt xuống đường quay đầu sẵn về hướng phải đi, nụ cười ấm áp, sự tiếp đón thân thiện khiến người khách thấy lòng nhẹ nhõm. Quán cà phê như “một cõi đi về” làm sao. Nhiều người gắn bó một chiếc quán suốt từ đời cha, đời con, đời cháu, ngồi từ thủa thanh niên đến lúc mái đầu trắng xóa, ngồi qua biển bạc đến nương dâu.

Cho nên không lạ khi chủ quán vắng mặt, bệnh hoạn, đi xa hay qua đời, khách quen hỏi han, thăm viếng như người bạn thiết. Khi quán đổi chủ, cà phê cũng đổi hương vị, khi quán đóng cửa buộc phải đổi chỗ ngồi qua một vị trí khác, người khách cảm giác chút gì mất mát, nuối tiếc của thói quen hàng ngày, có thể cảm nhận rất rõ chút đổi thay cuộc đời dưới đáy ly cà phê…

Cà phê vỉa hè khác với cà phê những nơi khác ở chỗ nó nằm trên… vỉa hè. Tường cao và trần nhà bao bọc như gói gọn tâm tình nên quán cà phê trong nhà thường có khuynh hướng hướng nội, là riêng rẽ cá nhân, là nghĩ ngợi, suy tư, hoài niệm trong khi quán vỉa hè ngược lại là sự hướng ngoại, mở rộng lòng phóng ra, hòa vào thế giới nhân sinh bên ngoài.

Chốn vỉa hè thật gần gũi với cuộc sống, sát với mặt đất chắc chắn và nặng trĩu. Xe cộ ngược xuôi như mắc cửi, người bán hàng rong và khách bộ hành qua lại, trẻ con đùa chơi và chó mèo lẩn quẩn, người bán báo và vé số chào mời, hành khất ngửa mũ, đứa bé quỳ gối ăn xin trước cái nhìn kiểm soát của chủ gần đó, đoàn rước dâu từ trong hẻm rồng rắn tiến ra, đám cãi nhau tụ tập đông đỏ người hiếu kỳ, vụ đụng xe gây kẹt đường…

Những con người và những cảnh đời diễn ra chung quanh là cuộc sống mạnh mẽ và tươi rói cuốn mỗi người vào để trở nên một thành phần không thể tách biệt của cuộc sống đó.

Cà phê vỉa hè không cần lịch sự, giữ ý, càng không cần y phục chỉnh tề, áo sờn cổ, dép lê tiện lợi, duỗi chân tùy ý, co chân nước lụt cũng chẳng sao nên ngồi đó hòa lẫn vào đám đông thấy mình thật tự do như gió như mây. Lắng nhìn tâm tư cùng cà phê rơi từng giọt thật dễ làm thơ, thật nhiều ý tưởng tràn về.

Thật thú vị khi khám phá ra người bạn cà phê bên cạnh là một ông tiến sĩ về hưu, một nhà chính trị sa cơ thất thế… nhất là rất nhiều nhà thơ, một ít nhà thơ chân chính và vô vàn nhà thơ tài tử dễ dàng tuôn tràn thơ thẩn bất cứ lúc nào.

Và cứ thế, thời gian trong ngày chuyển dịch, thời tiết nắng mưa thay đổi, Những chiếc quán ngồi đó ngoài vỉa hè, vẫn tồn tại hằng ngày nhìn cuộc sống trôi qua và mang chính trong lòng mình một phần cuộc sống, tạo thành một cảnh trí, một sinh hoạt đặc biệt không thể thiếu của thành phố.


Saigon cô nương
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jan/2021 lúc 7:07am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.348 seconds.