Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jan/2021 lúc 8:25am

Tôi Yêu Tiếng Nước… Mỹ


Hoa%20Ky

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…(1)
Câu hát quen thuộc, chỉ khác là “tiếng nước tôi” ở đây không phải tiếng Việt của nước Việt mà là tiếng Anh của nước Mỹ.

Những bạn trẻ gốc Việt ra đời ở Mỹ nếu có hát như vậy (hát bằng tiếng Mỹ, tất nhiên) thì cũng chẳng có gì lạ. Nếu có lạ chỉ là những người Việt nói tiếng Việt thành thạo, không ra đời ở Mỹ nhưng lại yêu tiếng nước Mỹ hơn cả “tiếng nước tôi” của mình.

Tiếng nước Mỹ, tiếng nước tôi

“Chị cảm thấy rất là hép-pì.”
Một bà ca sĩ lớn tuổi, ăn mặc láng mướt, vẻ mặt phấn khởi hồ hởi, phát biểu cảm tưởng trong khúc phim quảng cáo thương mại trên một đài truyền hình quen thuộc của người Việt.
Mặt hàng quảng cáo là một loại kem dưỡng da Nhật Bản. Khi được hỏi “Sau khi dùng qua mỹ phẩm này chị thấy thế nào?” bà trả lời như vậy.

Ý bà muốn nói loại kem dưỡng da này rất tốt, dùng rất công hiệu và bà rất hài lòng. Tiếng “happy” được bà nhấn mạnh, tỏ rõ sự… happy.
Bà không nói “rất vui sướng” hay “rất vui mừng” mà nói “rất là hép-pì”. Có thể do bà quen miệng, cứ lúc nào “hép-pì” được là “hép-pì”.
Hoặc bà quên ít nhiều tiếng Việt chăng? (Không có lý nào, bà ca sĩ qua Mỹ khi đã lớn tuổi thì dễ gì quên được tiếng mẹ đẻ, nhất là những tiếng “vui”, “buồn”, “sướng”, “khổ” ấy rất gần gũi và quen thuộc trên cửa miệng người dân Việt từng bao phen “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”).(1)

Hoặc bà cho là nói “happy” thì sành điệu và đẳng cấp hơn nói “vui mừng” hay “sung sướng”?
Hoặc khán giả truyền hình là người Mỹ gốc Việt nên bà phải nói nửa Việt nửa Mỹ như thế cho dễ hiểu? (Thế thì vì sao không nói “I feel so happy” luôn cho tiện, lại dễ hiểu hơn).

Cho dù lý do gì, bà ca sĩ này cũng yêu tiếng nước Mỹ hơn “tiếng nước tôi”.
Nhớ có lần vợ chồng tôi đi dự một đám cưới Việt-Mỹ. Chàng rể người Mỹ cao ráo đẹp trai. Cô dâu người Việt, rời Việt Nam năm hơn mười tuổi, nói được cả hai thứ tiếng Việt và Mỹ trong lúc bố mẹ cô thì không rành tiếng Mỹ.

Khách mời một nửa là khách Việt, một nửa là khách Mỹ. Hai MC, một chàng người Mỹ, một cô người Việt. Chàng MC người Mỹ nói tiếng Mỹ, tất nhiên. Cô MC người Việt cũng trổ tài nói tiếng Mỹ rào rào, chỉ khi giới thiệu họ nhà gái thì cô nói chút chút tiếng Việt.
 Đến màn cảm tạ công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành thì cô dâu yểu điệu bước tới, đứng trước mặt bố mẹ mình, tuôn ra một tràng tiếng Mỹ.
Trông hai ông bà già đứng nghệch mặt ra nghe cô con gái yêu quý nói với mình bằng thứ “tiếng lạ” mà tội nghiệp.
Mãi đến khi thấy khách khứa vỗ tay khen ngợi cô dâu, hai ông bà cũng vỗ tay theo, cười cười rồi ngượng nghịu ngồi xuống.

“Cô dâu không nói được tiếng Việt à?” một bà ngồi bàn tôi hỏi.
“Được quá đi chứ,” một người trả lời, “nhưng mà nói tiếng Mỹ cho khách Mỹ hiểu.”
“Như vậy thì đâu phải là nói với bố mẹ.”

Tôi không có ý kiến gì để giữ cho không khí tiệc cưới được vui vẻ.
Nghe hai MC đối đáp tiếng Mỹ lách chách mệt quá, số thực khách người Việt bèn quay sang nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ của mình cho thoải mái.

Cô dâu và cô MC người Việt trong tiệc cưới này rõ ràng là yêu tiếng nước Mỹ hơn “tiếng nước tôi”.
Không chỉ người Việt ở nước ngoài mà nhiều người trong nước cũng tỏ ra đặc biệt yêu chuộng ngoại ngữ này, như yêu chuộng “hàng ngoại”.

Từ quan chức nhà nước đến các nghệ sĩ, ca sĩ có dịp ra nước ngoài trình diễn cũng chịu khó trang bị lận lưng ít vốn liếng tiếng Anh. Người phỏng vấn hỏi rặc tiếng Việt, người trả lời thì cố đưa vào những “feeling”, “ending”, “intro”, “style”, “melody”, “livestream”, “live show”, “talk show”… tá lả tà la để tỏ ra sành sõi và phong cách Mỹ không kém ai.

Mới đây Bộ Giáo Dục trong nước còn đề xuất nhà nước sớm chính thức công nhận tiếng Anh từ một ngoại ngữ được “nâng cấp” để trở thành ngôn ngữ thứ hai sau tiếng Việt, như một “yêu cầu bức thiết để bắt kịp trình độ phát triển của các nước tiên tiến”.

Trong khi đó, nhiều người Việt ở nước ngoài tỏ ra linh hoạt hơn qua cách sử dụng kết hợp ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai một cách thoải mái.
Ngày trước ta chỉ nghe “xổ Nho”, “xổ tiếng Tây”… chứ hiếm khi được nghe kiểu nói “song ngữ” khá phổ biến, chẳng hạn:

“Bà xã vừa lấy vacation tôi liền book vé đi tour Las Vegas, giá sale rất cheap.” Hoặc:
“Tôi mới move vào nhà này tháng trước. Nhà gần freeway, gần gym, có ba bedrooms, parking thoải mái, roof mới thay, trước nhà có view nhìn ra cái lake đẹp lắm, sau nhà có cái deck hết sẩy. Khu này vừa safe vừa quiet, neighbors rất là nice.”

Kiểu nói song ngữ Việt-Mỹ này có thể được giải thích, do người Việt mình sống chung đụng trong môi trường nói tiếng Anh lâu ngày và “chịu một sự đồng hóa gần như vô thức”, nói như nhà văn Phạm Xuân Đài, có những từ ngữ tiếng Anh thật gần gũi, quen thuộc nơi đầu môi chót lưỡi, cứ thuận miệng là phát ra một cách tự nhiên thôi.

Phiền một nỗi là cách nói “Việt-Mỹ giao duyên” này không chỉ trongsinh hoạt thường ngày mà còn đi vào các phương tiệntruyền thông đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí…

Nếu những tiếng ngoại ngữ ấy là “thuật ngữ tiếng Anh chuyên dụng”hoặc đã được Việt hóa và trở thành thông dụng trong ngôn ngữ tiếng Việt thì khả dĩ chấp nhận được.

Nói tiếng Việt trộn lẫn tiếng Mỹ, với không ít người, được xem như một cách “tạo dáng”, thể hiện phong cách thời thượng và sành điệu trong giao tiếp.
Hình thức “giao lưu văn hóa” hay “phối hợp nghệ thuật” nửa Tây nửa Ta, nửa Việt nửa Mỹ này được ví như mặc áo dài với quần jeans, hoặc ăn phở hay chả giò với ketchup thay vì với tương ớt, nước mắm.

Không chỉ văn nói mà đến cả văn viết cũng không thiếu lối hành văn Việt-Mỹ sánh đôi nhau như vậy.
Trên một trang báo tôi đếm được hơn chục từ ngữ tiếng Anh là những tiếng đều có thể thay bằng từ ngữ tiếng Việt quen thuộc ai đọc cũng hiểu.

Trong lúc nhiều phụ huynh đưa con em đến các trường dạy Việt ngữ để học lấy tiếng Việt của ông bà, cha mẹ thì lại có những phụ huynh lấy làm tự hào rằng con mình giỏi tiếng Mỹ không thua gì học sinh… Mỹ.

Trong lúc người Việt ở nước ngoài chế diễu về chữ nghĩa và cách dùng “từ Hán-Việt” kỳ cục ở trong nước thì người Việt trong nước cũng nhăn mặt nhíu mày với cách dùng “song ngữ Việt-Mỹ” lạ đời của không ít “Việt kiều hải ngoại”.

Công bằng mà nói, nếu chịu khó từ bỏ thói quen nói/viết tiếng Việt chen tiếng Anh một cách khôngcần thiết ấy, tiếng Việt của người Việt ở nước ngoài dẫu sao vẫn gần với “quốc ngữ là chữ nước ta” và ít nhiều vẫn giữ được tính trong sáng, lành mạnh so với những “sáng tạo” và “cải cách” tiếng Việt trong nước.

Bệnh “quên” tiếng Việt

Nhớ có lần về nước thăm gia đình, trong lúc trò chuyện với mấy đứa cháu con của ông anh tôi, một cháu nói:
“Chú tài thật, đi lâu mà vẫn nhớ được tiếng Việt trong lúc nhiều người đi sau chú thì lại quên.”

“Làm sao cháu biết là họ quên?” tôi hỏi.
“Khi nói chuyện họ thường phải chen tiếng Anh vào.”
“Họ… giả vờ quên đấy,” tôi cười, “cũng tựa như ‘gặp nhau làm ngơ’ vậy.
Từ hôm chú về đây cháu có thấy chú nói một câu, một chữ tiếng Mỹ nào không? Tiếng Việt đã trót nằm trong máu trong thịt mình rồi, có muốn quên cũng đố mà quên được.”

Nếu xa quê lâu ngày mà “quên” cả tiếng Việt thì hầu như chỉ “Việt kiều” ở Mỹ và các nước nói tiếng Anh là hay… quên chứ hiếm thấy “Việt kiều” nào khi nói chuyện phải chen tiếng Nga, tiếng Tàu, tiếng Đức, tiếng Nhật hoặc tiếng Thái, Lào, Campuchia vì… quên mất tiếng Việt.
Nói cách khác, quên tiếng Việt là kiểu quên có chọn lọc… ngôn ngữ.

Những dạng “Việt kiều quên tiếng Việt” này có khá nhiều và cũng là những người yêu tiếng nước Mỹ hơn “tiếng nước tôi”.
Trả lời câu hỏi của đứa cháu, “Bên đó người Việt chắc ít có dịp nào nói tiếng Việt?”, tôi phải giải thích:

“Ở đâu thì chú không rõ chứ ở những tiểu bang, thành phố có đông người Việt thì có khi chả cần phải học tiếng Anh. Mọi sinh hoạt thường ngày hầu như đều sử dụng tiếng Việt.
Đọc sách báo, nghe đài phát thanh, xem đài truyền hình, đi chợ, đi mua sắm, đi nhà thờ, chùa chiền, đi khám bệnh, sửa xe hay đi xem ca nhạc, giải trí… đâu đâu cũng tiếng Việt ríu ra ríu rít.”

Không phải cứ sống ở Mỹ sáu tháng, một năm là nói tiếng Mỹ rào rào như nhiều người tưởng. Những người lớn tuổi qua Mỹ chỉ học qua vài lớp ESL thì khó mà “hội nhập ngôn ngữ” để sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp và tìm được việc làm thích hợp, có khi còn bị kỳ thị nơi làm việc do tiếng Anh kém.

Cũng vì Anh ngữ khó như vậy, nhiều người Việt tự động “Việt hóa tiếng Mỹ” qua cách phát âm “đặc trưng” của người Việt cho dễ nói, dễ nghe (tất nhiên chỉ mình nói mình hiểu với nhau thôi chứ người bản xứ thì chịu thua), đại khái: “nai” (nice), “neo” (nail), “meo” (mail), “xeo” (sale), “óp” (off), “xen” (send), “mu” (move), “lin” (clean), “cúc” (cook), “bí-dì” (busy), “me-nìu” (menu), “o-đờ” (order), “rì-xíp” (receipt), “lai-xần” (license), “ken-xồ” (cancel), “phây-búc”, (facebook), “mu-vì” (movie), “xóp-pìng” (shopping), “kem-pìng” (camping), “uých-kèn” (weekend)… vân vân.

Cách phát âm tiếng Mỹ này khá phổ biến trong cộng đồng người Việt, thường là người Việt lớn tuổi.
Một mẩu đối thoại nghe được trên xe bus giữa hai phụ nữ “người Mỹ gốc Việt”:
– Chợ “Xếp-quầy” (Safeway supermarket) đang “xeo” (sale) nước “chíc-cần” (chicken soup), chị đón xe “bớt” (bus) ở trước tiệm “pi-già” (pizza) tới đó mua.

Những “người Mỹ gốc Việt” này khi về thăm nhà mang theo thứ “tiếng Mỹ gốc Việt” nổ như bắp rang ấy vì trót… quên tiếng Việt.

Không chỉ quên tiếng Việt thôi, các “Việt kiều” này còn quên nhiều thứ khác, như quên thuở hàn vi là những ngày rách bươm sau cuộc đổi đời năm 1975, hay quên rằng vì sao mình có mặt trên đất nước tự do gọi là “quê hương thứ hai” này, hay quên rằng mới ngày nào còn hát hỏng “Sài Gòn ơi!”, “Mẹ Việt Nam ơi!”…cứ như đã nghìn trùng xa cách,thế rồi chỉ sau ít năm là đi đi, về về xoành xoạch, là “book” hết “tour” này đến “tour” nọ để được “travel” giá rẻ, cứ làm như là phải về Việt Nam thì mới có chỗ đi du lịch vậy.

Một vài mẩu phát ngôn ghi nhận được từ những “Việt kiều” quên… đủ thứ khi về thăm nhà:
– Quên mất, tiếng Việt gọi cái này là gì nhỉ?
– Con gì vậy?… Oh my God! Con gián sao mà lớn thế. Gián bên đó nhỏ xíu mà đã thấy khiếp rồi.
– Wòw! Bên này đi ngủ phải giăng mùng à? Bên đó làm gì có muỗi.
Cứ thế, hết “bên đó” lại “bên này”.
– Sợ quá! Chả dám băng qua đường, cũng chả dám ngồi xe gắn máy. Giao thông kiểu gì ghê quá.
– Chịu! Ai lại ngồi ăn uống trên vỉa hè thế này, mất vệ sinh quá.
– Cái ly này có sạch không đấy? Có chai nước khoáng nào thì cho xin.
– Sao lại cứ bịt mặt như là Ninja ấy nhỉ? Chả biết ai là ai.
– “Điện thoại cầm tay”, buồn cười nhỉ! Sao lại phải cầm tay, nắm tay? Điện thoại nào mà chẳng cầm tay. Lại còn “điện thoại thông minh” nữa, chả nhẽ lại có “điện thoại dốt”.

Đấy là những “Việt kiều” mới xa quê chừng vài năm, đến lúc quay về chốn cũ thì cứ như là Từ Thức về trần hay người đến từ hành tinh nào khác, ngơ ngơ ngác ngác giữa cõi người.
Thường thì bệnh “quên” là căn bệnh tâm lý của người muốn chối bỏ quá khứ không lấy gì làm vẻ vang lắm, không giống như những gì ngủ quên trong tiềm thức do lâu ngày không đụng tới hoặc không ai đánh thức.

Một người có thể sử dụng một, hai hay nhiều ngôn ngữ, có điều ngôn ngữ nào mà người ta dùng bày tỏ những tâm tư tình cảm thì hẳn là ngôn ngữ chính.
Nhiều người Việt lớn tuổi vẫn nói rằng những khi cần chia sẻ buồn vui, tâm sự đầy vơi thì chỉ có tiếng Việt mới bộc lộ hết được những nỗi niềm.

Nói “Trời đất!” hay “Trời đất ơi!” nghe “đã” hơn nói “Oh my God!”
Nói “Tôi sung sướng quá!” hoặc “Tôi sướng quá!” nghe… sướng hơn nói “I’m so happy!”
Nói “Con yêu Bố/Mẹ quá!” nghe xúc động hơn nói “Daddy/Mommy, I love you so much!”

Thử đọc qua một đoạn trong bài của Nguyễn Thanh Việt (I Love America. That’s Why I Have to Tell the Truth About It, TIME, 11/26/2018), nhà văn Mỹ gốc Việt, tác giả tiểu thuyết The Sympathizerđược trao giải Pulitzer 2016:

“Từ khi khôn lớn, tôi chưa từng nói ‘I love you’ vì bố mẹ tôi chưa từng nói ‘I love you’với tôi. Điều đó không có nghĩa là bố mẹ tôi không yêu tôi. Họ yêu tôi nhiều đến nỗi làm việc đến kiệt sức ở nước Mỹ mới mẻ này.”

Rồi tác giả kể mẩu chuyện:
“Người đàn ông bên cạnh tôi gốc Á châu, không đẹp trai, phục sức giản dị. Ông nói chuyện bằng tiếng Việt, giọng miền Nam trên điện thoại di động.
‘Con ơi, Ba đây. Con ăn cơm chưa?’
Dáng dấp ông trông hơi thô, có lẽ thuộc giới lao động. Nhưng khi nói chuyện với con mình bằng tiếng Việt, giọng ông rất dịu dàng. Những gì ông ta nói không thể dịch được, chỉ có thể cảm nhận thôi.
Theo nghĩa đen từng chữ, ông ta nói, ‘Chào con. Đây là cha của con. Con đã ăn cơm chưa?’ Câu nói chẳng có ý vị gì trong tiếng Anh, nhưng bằng tiếng Việt nó ngụ ý tất cả.
‘Con ơi, Ba đây. Con ăn cơm chưa?’Đây là cái cách người chủ nhà chào đón khách đến nhà, bằng câu hỏi họ đã ăn gì chưa.
Đây là cái cách cha mẹ, những người không bao giờ nói ‘I love you’với con cái, tỏ lộ tình thương yêu chúng.

Tôi lớn lên với những phong tục, những cảm xúc, những bầy tỏ thân mật này, và khi tôi nghe người đàn ông kia nói chuyện với con mình, tôi suýt khóc.
Nhờ thế, tôi biết rằng tôi vẫn là người Việt, bởi vì lịch sử nằm trong máu và văn hóa là dây rốn của tôi.”(2)

“Tôi biết rằng tôi vẫn là người Việt”, anh chàng Nguyễn Thanh Việt này theo bố mẹ rời Việt Nam khi mới lên bốn, lên năm mà đến nay vẫn không quên cái “dây rốn của tôi”, nói như anh ta.
Hơn thế nữa, anh lại cảm động đến “suýt khóc” khi nghe một ông bố hỏi con mình bằng tiếng Việt, “Con ăn cơm chưa?” Vậy mà, nhiều người Việt mới chỉ bỏ nước ra đi một vài năm thôi đã vội vàng quên trước, quên sau.

Chuyện “quên” tiếng Việt và kiểu pha trộn ngôn ngữ Việt-Mỹ ấy liệu có phải là một dạng bệnh lý hay chỉ là một thói tật khó bỏ.
Nếu gọi là “bệnh”, hẳn là bệnh sùng bái tiếng nước ngoài; nói rộng hơn, bệnh sùng bái hàng ngoại. Nói chung, cái gì “made in USA” đều vượt trội “made in Vietnam”, tất nhiên gồm cả ngôn ngữ và văn hóa.
Bệnh này không phải dễ chữa, lại dễ lây lan với tâm lý ai sao mình vậy, mọi người đều làm thế thì mình cũng làm theo để… hòa đồng và theo kịp mọi người. Mọi phương cách trị liệu, nói như cách nói bây giờ, hầu như… bó tay.

Mẹ Việt Nam hẳn phải buồn tủi vì những đứa con mình đứt ruột sinh ra trên mảnh đất quê nghèo lại yêu tiếng nước ngoài hơn cả “tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi”.(1)


(1)“Tình Ca”, nhạc Phạm Duy
(2)“Viet Thanh Nguyen:Tôi yêu nước Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi phải nói sự thật về nó”, Nguyễn Đức Tường


Lê Hữu/tvvn.org

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jan/2021 lúc 6:54am

Quê Nhà, Quê Người !


3816%201%20QueNhaQueNguoiTMTu%20Cathy%20ST

     Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn.

     Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở Seattle, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.

     Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi.

     Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm.

     Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nói tiếng Anh bể (broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài, tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc.

     Nhưng khi bước vào nhà tôi, từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người San Jose hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà.

     Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; người ở Hải Phòng, Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam.

     Tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm thì khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên: chị đâu có phải là người Việt nữa, bây giờ chị là người Mỹ rồi, chắc cái này không hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị không biết đâu.

     Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt, hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ở Việt Nam thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Rằng tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng bào. Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi… nghĩ lại.

     Tôi đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của người tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị đuổi mộ như đuổi nhà, đã trả bổn phận đó thay tôi rồi. Không đủ hay sao?

     Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những người ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận công dân.

     Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa thu; hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả, đứng trong nhà nhìn ra mặt hồ, tôi cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không phải là quê mình, không phải nước mình.

     Chẳng có một lý do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình ở Trần Quý Cáp, nhà anh ở trước rạp ciné Eden đứng trú mưa với nhau.

     Nước ở hồ Sammamish trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó tôi bất chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóng Việt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Và kỳ diệu làm sao, những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam.

3816%202%20QueNguoiQueNhaTNTu

     Lại có những lần ở Việt Nam, tôi bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc. Tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quê hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao không giống Việt Nam của mình, hình như đã có điều gì rất lạ.

     Ngôn ngữ Việt thì thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là “ấn tượng”. Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.

     Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ!

     So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ, hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Ở trong nước có bài hát nổi tiếng “Quê hương mỗi người có một”, như là chỉ một mẹ thôi. Nhưng có người lại nói: Nơi nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, có những người thân chung quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương mình. Như vậy thì tôi có một hay hai quê?

     Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen.

     Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mình đều lạc chỗ cả.

     Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theo đạo Công giáo. Găp tôi, cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và không may, cụ bị Alzheimer. Vậy là cụ không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn. Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái thân cỏ bồng.

     Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt, nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!

     Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa. Hồi đó sao mà mình thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.

     So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận Quốc tịch của một nước khác.

3816%203%20QueNhaTMTu

"Khi về đổi họ thay tên.

"Núi chùng bóng tủi, sông ghen cạn dòng".

Trần Mộng Tú



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Jan/2021 lúc 10:51am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jan/2021 lúc 10:52am

Chút Tâm Tình Những Ngày Cuối Năm

Related%20image

Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.


***

Tôi không nhớ đã thấy người nhạc sĩ già ấy từ lúc nào, hình như cũng lâu lắm rồi, dễ chừng đã ba, bốn năm nay. Tôi đoán tuổi ông có lẽ khoảng quá 70 một chút.

Từ lần đầu thấy ông đến bây giờ, lúc nào ông cũng ngồi duy nhất một chỗ, trước hàng hiên của một tiệm bán món ănViệt Nam, như một loại tiệm fast food của Mỹ, bên mình ông có cây đàn mandolin và chiếc kèn harmonica. Có thể tôi sẽ ít chú ý đến ông nếu tôi không thấy hai vật ông cầm trên tay, vì tôi có nhiều kỷ niệm với hai nhạc cụ đó, nhất là chiếc kèn harmonica.

Hồi nhỏ ở Việt Nam, thằng em kế tôi rất mê thổi harmonica, nó không đi học trường lớp nhạc nào hết, chỉ tập tài tử ở nhà thổi bản nhạc nào nó thích; có lần nghe nó thổi bài Donna Donna, điệu buồn mà nghe réo rắt hay quá, tôi nghe riết đâm ghiền, cứ thấy nó cầm kèn là năn nỉ nó thổi bài Donna trước cho tôi nghe rồi hãy thổi bài khác, thấy tôi thích quá nó kêu tôi ráng tập thổi nó sẽ dạy; Mà nào tôi có tập được gì đâu, chẳng rành một nốt nhạc, hơí lại ngắn, tập mãi chẳng tiến bộ chút nào, thằng em đâm nản không dạy nữa, thế là chị cứ tiếp tục năn nỉ em thổi cho nghe.

Một kỷ niệm đáng nhớ nữa về kèn harmonica là lúc bắt đầu vào lớp đệ thất, tôi có qua ở nhà người dì em ruột kế mẹ, dì tôi không có gia đình ở một mình làm thợ may nên thương tôi như con; tôi ở đấy học 7 năm trung học ở một trường dòng các Ma Soeur gần nhà dì.

Trong xóm nhà dì có một ông nhạc sĩ thổi kèn harmonica hay lắm, tôi đi ngang nhà ông nghe tiếng kèn hoài, ông hay thổi bài Hạ trắng, tiếng kèn réo rắt trầm bổng cao vút tuyệt vời. Sau nầy tôi mới biết ông chính là nhạc sĩ Tòng Sơn, chuyên thổi harmonica danh tiếng cả nước, sự kiện ông vừa thổi kèn vừa ăn chuối thường được nhắc tới trong giới nhạc sĩ Việt Nam cho đến bây giờ.

Hiện nay chắc nhạc sĩ Tòng Sơn đã cao tuổi rồi tôi được biết hình như ông vẫn còn nhớ nghề thỉnh thoảng vẫn đi trình diễn tài tử thôi chứ không thường xuyên như hồi còn trẻ. có lần thấy quãng cáo ở khu Bolsa ông có qua Mỹ trình diễn nữa.

Còn về cây đàn mandolin, hồi còn đi học có cô bạn chung lớp đã tốt nghiệp trường nhạc Sai gòn về đàn mandolin, lúc cuối năm lớp tổ chức liên hoan lúc nào cũng có tiếng đàn của cô tham gia, cô đàn không ngưng tay vì trong lớp bạn nào cũng thay phiên yêu cầu cô đàn hết bài này đến bài khác. Tôi nhớ tôi đã yêu cầu bài Domino, bài này mà chơi mandolin thật đúng điệu, âm thanh thánh thót cao vút vang lên hút hồn người nghe. Cô bạn thuộc rất nhiều bài, dù mệt nhưng cô vẫn đàn theo đề nghị cuả các bạn. Cô bạn dễ thương cuả tôi hiện định cư ở Canada, thỉnh thoảng nói chuyện với nhau tôi vẫn nhắc lại kỷ niệm đáng nhớ này với nỗi bùi ngùi luyến tiếc tuổi học trò đáng yêu hồi đó.

Trở lại với người nhạc sĩ già tôi đã gặp nhiều lần ở phố Bolsa, ông ông nhạc sĩ cứ lặng lẽ hết đàn rồi thổi kèn, những bản nhạc tiền chiến Việt Nam , hay những bài ngoại quốc nổi tiếng xa xưa ;tôi chưa nghe ông nói một tiếng nào, nên tôi không đoán được ông là người miền nào của Việt Nam. Trước mặt ông có để một cái nón lật bề lõm lên trên , mọi người đi qua đi lại ai có lòng thì bỏ tiền vào đấy, tôi cũng bắt chước mọi người bỏ tiền vào nón mỗi lần đi ngang qua chỗ ông ngồi, lần nào tôi cũng thấy ông gật đầu cám ơn trong khi tay tiếp tục đàn hay miệng tiếp tục thổi harmonica nhưng vẫn lặng lẽ không nói một tiếng nào. Thường tôi chỉ ghé qua khu chợ Việt Nam nầy vào buổi sáng nên không biết ông nhạc sĩ ngồi đấy đến mấy giờ.Có lúc tôi cũng thắc mắc là ông không có gia đình con cháu gì sao mà phải mưu sinh bằng cung đàn tiếng nhạc của mình ở lề đường, ở hàng hiên của các tiệm quán bình dân mà lẽ ra ông phải được trình diễn trên sân khấu để tài nghệ của ông được mọi người trân trọng thưởng thức.


Người ở khu Bolsa gọi bà là bà Tư bán báo. Bà bán các tờ báo tiếng Việt xuất bản hàng ngày hay hàng tuần, không biết làm sao bà lại sở hữu được chiếc xe mà các bà nội trợ mỗi khi vào chợ mua hàng chất lên xe.

Lần nào có dịp vào khu chợ nầy, nếu là buổi sáng, tôi hay ghé mua báo của bà Tư, dù trong chợ hay tiệm liquor gần đó có bán báo Việt Nam, có lẽ vì tôi, cũng như khách qua lại muốn mua ủng hộ khi thấy một bà già đáng lẽ ở tuổi nầy đã sống an vui đoàn tụ với con cháu, chớ có lý đâu bà phải cực khổ hàng ngày đứng còng lưng bán từng tờ báo kiếm sống qua ngày.

Có buổi sáng đi làm sớm tôi ghé ngang chỗ bà để xe bán báo, định mua mấy tờ báo Việt mới đầu ngày, vì ông xã tôi có thói quen chiều đi làm về hay đọc báo trong khi chờ bữa cơm tối. Tôi ngừng xe ngó quanh quất không thấy bà Tư bán báo đâu, mà chợ và tiệm liquor còn sớm quá chưa mở cửa, tôi định nổ máy chạy đi thì nghe có tiếng gọi “cô ơi cô..”, tôi đảo mắt nhìn mãi mới thấy bà Tư đang ngồi khuất giữa hai chiếc xe đậu ngoài parking, tay bà vẫy tôi lia lịa. Tôi đến gần hỏi lý do thì bà cho biết bị bảo vệ của khu phố thương mại không cho bán, chắc do sự khiếu nại của các tiệm bị mất khách mua báo. Mấy ngày gần Tết bà Tư cũng có bán báo Xuân hay lịch năm mới, tôi cũng ghé mua để ủng hộ cho bà. Có vài lần bận tôi không ghé mua báo, hôm sau gặp bà tôi hỏi mua lại báo ngày hôm trước, chỉ khi nào bà hết báo cũ thì thôi, chứ nếu còn bao giờ bà cũng biếu cho tôi không lấy tiền dù tôi cố trả …

Bẵng đi một thời gian dài tôi không đi ngang khu Bolsa vì không tiện đường đi làm, tôi chỉ ghé mua báo ở chỗ nào có bán trên đường đi, và tôi cũng quên mất bà Tư bán báo. Cho tới một ngày, chắc cũng hơn một năm rồi, tôi đọc báo thấy hình bà Tư và một bài dài mấy kỳ báo nói về bà do một nữ phóng viên của tờ báo viết. Càng đọc tôi càng thấy xúc động về cuộc đời của bà Tư.

Theo bài viết thì bà chỉ có hai mẹ con ở Mỹ, người con trai cũng trên ba mươi, chưa có gia đình sống với bà suốt bao nhiêu năm, gia cảnh hai mẹ con thiếu thốn chật vật; nhưng có một điều không ai có thể ngờ được là tiền bà bán báo hàng ngày, bà dành dụm lâu lâu gom lại gửi về Việt Nam làm từ thiện, giúp trẻ em nghèo, người già neo đơn khốn khổ.

Tác giả bài viết kể cô đã có dịp tìm gặp chính người con trai của bà mới biết mọi chuyện về bà mà đưa lên báo. Cuối cùng bà mang bệnh ung thư gan quá nặng nên đã từ trần.

Đám tang bà thật nghèo nàn thiếu thốn đến nỗi không có được một cái quan tài rẻ nhất để quàn, lòng hảo tâm của con người cũng có giới hạn, nên lúc đem thiêu, thân xác bà đựợc cho vào một áo quan bằng giấy carton rẻ tiền nhất. Sau đó người con trai đem gửi tro cốt của mẹ ở một ngôi chùa nhỏ, cô phóng viên tường thuật lại sau khi mọi việc đã xong xuôi.

Lần đó tôi đã xúc động khóc khi đọc bài báo, tự trách mình sao không biết chuyện sớm hơn, để có chút gì thực tế tiếp sức với gia đình bà, hay ít nhất cũng đến thắp một nén hương cho ấm lòng người quá cố, dù sao tôi cũng từng nói chuyện vài lần và hay mua báo cuả bà mà, một kiếp người sao khốn khổ quá! Bây giờ mỗi lần ghé khu Bolsa mua báo tôi vẫn thấy bồi hồi nhớ hình ảnh bà Tư đứng còng lưng bên xe báo mời khách qua lại!

. . .


Ở một khu chợ Việt Nam khác, cũng gần khu Bolsa, một lần ghé đi chợ tại đây, lúc từ trong chợ bước ra, tôi thấy có hai ông bà, có lẽ họ là hai vợ chồng, bán bánh tét ngay đó. Có một điều hơi lạ là cả hai đều bị tật cả, người vợ đứng bán, chống nạng hai bên, bà mượn chiếc xe cuả chợ chất thùng bánh lên đó, người chồng ngồi trên chiếc xe lăn hơi khuất xa vợ một chút.

Ba mẹ tôi gốc người ở miền tây nên thích ăn bánh tét lắm, hồi tôi còn nhỏ ở Việt nam, mỗi năm đến tết nguyên đán mẹ tôi hay gói một ít bánh tét nhỏ để trong nhà ăn mấy ngày tết, vì thế tôi thích ăn bánh tét từ nhỏ. Sau này qua Mỹ, khi đi ngang qua khu chợ Việt Nam nào thấy ai bán bánh tét là tôi ghé qua nhìn, có khi mua vài cái về ăn thử. Lần này thấy hai ông bà bán bánh tét tôi cũng ghé qua, hai vợ chồng cũng chưa già lắm, chắc chỉ lớn hơn tôi một vài tuổi thôi, cả hai đều nói giọng người miền tây.

Thấy người vợ nói chuyện vui vẻ, nét mặt hiền hậu, sau khi mua bánh, tôi nán lại trò chuyện với cả hai. Qua câu chuyện trao đổi, tội được biết hai vợ chồng chỉ mới qua Mỹ gần hai năm, do em gái cuả người vợ bảo lãnh, hai người con cuả họ đã trên 21 tuổi nên không đủ điều kiện đi cùng cha mẹ.

Tôi còn được biết hai ông bà đã mang tật từ nhỏ, chị phải chống hai nạng mới đi lại được, còn anh ngồi xe là phương tiện di chuyển duy nhất ở Việt Nam đã mấy chục năm nay , vì thế hai anh chị đi lại thật khó khăn vô cùng.

Vì thời gian có mặt ở Mỹ chưa đủ lâu để được hưởng những sự giúp đỡ toàn phần cuả chính phủ, nên hai anh chị phải vất vả tìm cách tự sinh sống, không thể nhờ cậy hoàn toàn vào người em gái đã bảo lãnh họ, vì hai người cũng đang ở một phòng trong nhà của gia đình cô em gái.

Người vợ biết gói bánh tét từ lúc còn ở Việt Nam, bây giờ qua Mỹ, họ nghĩ đến việc gói bánh tét đem bán ở các chợ người Việt cuối tuần, chỉ có việc này là khả thi nhất đối với tình trạng bệnh tật cuả hai vợ chồng. Người chủ chợ mà hai vợ chồng đến bán bánh chắc cũng thông cảm cho hoàn cảnh đặc biệt đó, nên không thấy ông bảo vệ ngăn cản họ bán như mấy người khác.

Ca ûhai ông bà nói chuyện thành thật lắm, tôi biết thêm chút về tình trạng bệnh tật của họ, một trong hai người bệnh tật đã là một sự khó khăn cho người kia, vậy mà cả hai vợ chồng đều cùng tật nguyền cả thì có bất công cho họ không? cuộc đời con người sao lắm trớ trêu!

Gia đình tôi ba người có thói quen cùng nhau đi bộ mấy vòng quanh khu nhà tôi ở mỗi buổi chiều mùa hè sau bữa cơm. Nhiều lần đi tới góc đường dẫn vào khu nhà dưỡng lão gần đấy, tôi hay gặp một bà cụ già dáng đi lom khom chống gậy chậm chạp bước. Chiều nào đi bộ cũng gặp nên tôi lân la đến gần đi chung với cụ để làm quen. Cụ cho biết cụ đã 90 tuổi, ở một mình trong nhà dưỡng lão nói trên, con cái bận đi làm mỗi ngày, nhà không có ai giúp cụ, nên con gửi cụ vào viện, cuối tuần mới đến thăm hay đón cụ về nhà chơi, rồi chiều chủ nhật lại đưa cụ vào.

Cụ nói chuyện với tôi xem ra đầu óc còn minh mẫn lắm, cụ kể cụ ông mất lâu rồi, bà đã ở vậy nuôi các con ăn học thành danh, rồi dựng vợ gả chồng cho các con đàng hoàng. Cụ nói chuyện không tỏ vẻ gì trách móc con cái đã đưa cụ vào viện dưỡng lão, mà còn có vẻ rất cảm thông với nỗi khó khăn của các con vì không lo được cho mẹ lúc về già.

Có lần cụ còn dắt tôi về phòng của cụ ở khu dưỡng lão. Thấy phòng cụ chỉ có một giường, tôi hỏi bộ cụ chỉ ở một mình không buồn sao? Cụ nói cụ quen một mình rồi không sợ gì hết, có chuyện gì bấm chuông gọi nhân viên trực. Cụ nói các con cụ cũng muốn làm vui lòng mẹ nên mỗi đứa phụ thêm tiền trả chi phí để giữ phòng một mình cho mẹ. Tôi đã có vài lần đến thăm và nói chuyện với cụ, bà rất vui mỗi lần thấy tôi đến, bà kể rất nhiều chuyện về cuộc đời bà cho tôi nghe.

Rồi mùa đông đến buổi tối trời lạnh sớm nên tôi không đi bộ nữa, có lẽ cụ bà cũng được lưu ý người già không nên ra ngoài khi trời lạnh, nên tôi không gặp cụ nữa.

Một thời gian sau tôi có ghé qua viện dưỡng lão định thăm cụ thì mọi người nói cụ không còn ở đây lâu rồi, không biết con cái đưa cụ về nhà hay cụ đã trăm tuổi già dứt xong gánh nợ trần ai!


Từ lâu tôi có góp mặt vào Hội của những người bệnh Alzheimer’s, chi nhánh Việt Nam. Hội tổ chức sinh hoạt mỗi tháng từ 10 đến 12 giờ vào buổi sáng ngày thứ năm của tuần lễ thứ nhì trong tháng. Hội viên toàn là những ông bà lớn tuổi có thân nhân, hoặc vợ hoặc chồng hoặc cha mẹ bệnh, chỉ có tôi duy nhất là đến hội có một mình, vậy mà tôi thích như thế.

Những câu chuyện được nghe kể về các người bệnh, có khi ngây ngô bật cười, nhưng cũng có lúc cảm động đến chảy nước mắt. Một bác gái tuổi đã bước qua gần con số 8, đã nuôi chồng bệnh mười mấy năm rồi năm rồi, vậy mà lần nào gặp, tôi thấy bác luôn vui vẻ cười nói, trông còn rất trẻ so với số tuổi của bác, không thấy bác than van chán nản với việc chăm sóc người bệnh lâu như thế, nhất là cái bệnh “lẫn trí”, đòi hỏi người nuôi bệnh phải hết sức kiên nhẫn dịu dàng.

Bác nói phải chăm chút cho chồng như một đứa trẻ, lo từng miếng ăn giấc ngủ, rồi chơi đùa với chồng như trẻ lên ba. Bác kể có lúc bác đùa gọi ông là “Hoàng đế” và xưng là “Hoàng Hậu” với ông, thế là mặt mày ông vui vẻ hẳn lên, lấy làm sung sướng lắm. Có lúc thấy vợ cực khổ lo vệ sinh cho ông, ông cảm động vuốt má vợ nói “tội nghiệp hoàng hậu quá”, làm bác gái cảm động rơi nước mắt. Bác “hoàng đế” có thể kể vanh vách mạch lạc nguyên nhân đã gây ra căn bệnh lẫn của bác, khiến người nghe hoàn toàn không thấy bác bệnh chút nào; nếu không có bác gái sau đó đính chính rằng ngay cả bác cũng không biết tại sao ông lại có thể nghĩ ra được một câu chuyện có đầu đuôi tình tiết hợp lý và kể lại cho người khác nghe một cách thông suốt như vậy; trong khi sự thật là ông bị tai nạn xe trúng đầu, sau khi bình phục thì trí nhớ của ông kém hẳn đi, ông quên nhiều chuyện lắm.

Mấy năm trước mỗi tháng đến sinh hoạt hai bác còn đi chung, bác trai ăn mặc rất lịch sự, lúc nào cũng tươm tất bộ veste, đội mũ tây, ngó bác đẹp lão ra phết, gặp ai bác cũng chào rất lịch sự, thỉnh thoảng còn pha thêm vài tiếng “tây’’trong câu nói, tôi đoán chắc lúc còn trẻ đi làm bác giỏi ngoại ngữ lắm đây.

Bây giờ thì chỉ có bác gái đến mỗi tháng thôi, bác trai đã được nhận vào ‘’Day care’’mỗi ngày rồi, và sẽ về nhà lại vào buổi chiều, tối ngủ ở nhà, sáng hôm sau có xe đến nhà đón bác đi, chiều lại đưa về. Nhờ vậy bác gái có thời gian nghỉ ngơi trong ngày, mới có sức khoẻ để tối lại tiếp tục lo cho bác trai nữa, phải thật sự ở trong cùng hoàn cảnh mới thông cảm với nhau được.

Có trường hợp một chị tuổi mới ngoài năm mươi, nhưng đã nuôi chồng bệnh Alzheimer’s từ hơn 7, 8 năm rồi. Mới đây chồng chị đã mất, nhưng chị vẫn tiếp tục duy trì đi sinh hoạt với Hội mỗi tháng sau thời gian chị vắng mặt vì anh mất. Hôm gặp lại chị mọi người mới biết tin buồn nầy, ai cũng bùi ngùi thương cảm, chị kể lại chuyện mà mắt chị đỏ hoe khiến mọi người ngồi nghe đầy cảm kích, nỗi ngậm ngùi lan toả khắp gian phòng, có người cũng đã lau vội mắt khi nghĩ đến đấy cũng có thể là hoàn cảnh cuả chính mình trong thời gian tới lúc nào đó.

Lại có một cô dáng người cao thon thả, khuôn mặt đẹp đẽ thanh tú, đến chỉ có một mình, cô nói đi theo hai vợ chồng bạn, tiếng Huế cô nói nghe rất êm tai. Bác gái bạn cô nói nhỏ với mọi người là hình như đầu óc của cô cũng có vấn đề thoảng nhớ thoảng quên, nên bà bạn muốn rủ cô theo cùng sinh hoạt mong ngăn ngừa căn bệnh mới phát hiện trong cô.

Bác cho biết cô rất thích hát và hát hay lắm, thế là cả phòng nhao lên yêu cầu cô hát. Cô không ngần ngại hát ngay một bài nhạc tiền chiến; nhưng mới hát nửa chừng cô im bặt nói quên mất rồi, người nghe cũng thông cảm với cô; Nhưng rồi cô chợt cất tiếng hát một bài khác. Thế đấy triệu chứng không được bình thường về trí óc của một con người.

Một bác trai chăm sóc vợ cũng đã lâu năm, mỗi tháng hai vợ chồng cùng có mặt, bác gái rất ít khi nào nói chuyện, ai hỏi cũng chỉ mỉm cười. Bác trai chăm chút đút vợ ăn, rồi lau mặt sạch sẽ cho vợ khi ăn xong, vuốt tóc vợ suông sẻ. Tôi thấy rất cảm phục bác khi nhìn thấy bác chăm sóc vợ chu đáo như thế, nếu không phát xuất từ tình thương yêu vợ đậm đà thì thật khó khăn lắm cho một người đàn ông khi phải làm những việc đó!

Cô phụ trách Hội thật tốt, tháng nào Cô cũng nghĩ ra một đề tài để trong buổi sinh hoạt nêu lên cho mọi người cùng góp ý, tạo cơ hội cho người bệnh vận động trí nhớ của mình. Ngoài ra Cô còn mang chút quà, một ít món ăn nhẹ nhàng cho các bác cùng ăn uống vui chơi thoải mái với nhau trong hai giờ đồng hồ, và có những thông tin mới về y tế cô cũng phổ biến cho mọi người biết.

Tôi vốn thích những buổi sinh hoạt có ý nghĩa nầy nên mỗi tháng dù bận tôi cũng cố thu xếp thì giờ đi sinh hoạt với Hội, vậy mà tôi đến với Hội cũng được bốn năm rồi, bốn năm với nhiều thay đổi.

Một bác bệnh lẫn mà gia đình nhờ tôi đến giúp lo cho bác mỗi ngày, săn sóc cho tới gần bốn năm thì bác mất, tôi có mặt trong đám tang đưa bác đến nơi hoả táng, sau đó gia đình gửi tro cốt vào chùa, thỉnh thoảng tôi đến chuà thắp nén hương tưởng nhớ. Hàng tháng đến sinh hoạt với Hội, tôi đi một mình, có vài người thắc mắc khi thấy tôi không đi chung với người bệnh, bản thân tôi cũng không bị bệnh, cớ sao tôi lại chịu khó đến với Hội như vậy? Tôi chỉ lắc đầu mỉm cười, cứ “đến hẹn lại lên” chứ tôi biết trả lời sao bây giờ!

Mỗi tháng đến Hội, tôi gặp thêm vài khuôn mặt mới, nhưng đồng thời lại thấy vắng đi vài người cũ, cuộc đời thật vô thường sắc sắc không không!

Mỗi lần gần tới những ngày lễ hội lớn, cô phụ trách đã cẩn thận email hay gọi điện thoại nhắc nhở các hội viên trước vài ngày. Cô muốn buổi họp mặt sẽ đông đủ các gương mặt quen thuộc của Hội, như buổi họp mặt tháng 12, trước ngày Christmas, coi như là buổi sinh hoạt cuối năm dương lịch.

Mới đây hôm 10 tháng 1 là buổi tất niên âm lịch của nhóm, buổi họp mặt hôm ấy thật vui và cảm động, hầu hết các ông là người bệnh; các bà vợ đã chăm chút miếng ăn cho các ông chồng thật chu đáo, phần ẩm thực do các hội viên tự nguyện đóng góp rất dồi dào; có chụp ảnh lưu niệm; cuối cùng trước khi chia tay mọi người vui vẻ chia nhau “to go” phần thức ăn còn lại mang về cho các bác vui, gọi là chút lộc cuối năm, mọi người chúc nhau sức khoẻ, may mắn, bình an trong năm mới sắp đến, lưu luyến chia tay hẹn tháng sau gặp lại, hôm đó là một buổi gặp gỡ ý nghĩa và đáng ghi nhớ.

. . .

Ngày 25 Tết, đối với các gia đình Việt Nam là ngày đi cúng mộ thân nhân đã qua đời. Vào ngày nầy hồi đó, lúc còn ở Việt Nam, tôi và em gái thường mang hoa quả trái cây vào chùa đốt nhang cho ba mẹ tôi và các thân nhân có gửi các hũ cốt trong chùa. Chúng tôi lau chùi các bình đựng tro cốt, tôi chưng bình hoa vạn thọ trên bàn, lúc còn sống mẹ tôi thích hoa này lắm. Rồi chị em chúng tôi đốt nhang tưởng nhớ các người đã khuất.

Khi tôi rời Việt Nam, việc thờ cúng ba mẹ nhờ chị tôi còn ở lại nhà lo lắng dùm. Ngày 30 tết, tôi gọi về chúc tết khi các gia đình tụ họp bên mâm cơm đón ông bà về ăn tết. Còn ở Mỹ, ngày tết Việt Nam, nhất là khu tôi ở, gọi là thủ-đô tị nạn của người Việt, ngày tết cũng nhộn nhịp không thiếu một thứ gì giống như ở Việt Nam, nên người ta mới gọi là khu “Sàigòn nhỏ”, cũng chợ hoa, bánh mứt, trái cây, nhang đèn, ngũ quả cầu, dừa, đủ , xoài, sung…, ngoài phố Bolsa cờ vàng ba sọc đỏ phất phới bay trong nắng xuân ấm áp, bao nhiêu năm ly hương, người Việt vẫn không quên tập tục ngày Tết cổ truyền.

Buổi chiều 30, đi về ngang khu phố Bolsa, trời đã sẩm tối, mọi người qua lại có vẻ vội vã mua sắm thêm để kịp về nhà cúng giao thừa đón năm mới, tôi quẹo một vòng trong parking của khu tiệm Việt Nam, thoảng nghe có tiếng harmonica cao vút giữa tiếng ồn ào của phố đông người qua lại.

Tôi tìm chỗ đậu xe xa tít sát lề đường rồi bước vào hàng hiên trước chợ, hình ảnh quen thuộc của ông nhạc sĩ già ngồi như say mê thổi không để ý đến người qua kẻ lại, ông thổi bài “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao. Tôi cúi người để tiền vào chiếc nón trước mặt ông rồi bước đi thật nhẹ, không dám làm bận tâm người nhạc sĩ đang chăm chú với bài nhạc. Tôi thầm nghĩ không biết giờ nào ông mới trở về nhà khi trời chiều cuối năm đã dần tối, hay là ông không có được một mái ấm trú chân trong đêm nay trước giờ phút giao mùa đến.

Tôi lái xe về nhà, lòng vương chút bồi hồi khi nhớ đến hình ảnh người nhạc sĩ già ngồi cô đơn lặng lẽ với chiếc harmonica của mình mong được chút lòng hảo tâm của người qua lại. Tôi bật máy CD trong xe, thoảng vang bản nhạc “Xuân muộn” tôi rất thích nghe mỗi dịp xuân về, qua giọng hát nhẹ nhàng buồn man mác cuả cố ca sĩ Hà Thanh:


“… Chiều ba mươi tết ta còn gì cho nhau,

lại thêm xuân nữa rơi nhẹ vào mái đầu,

chân bước trong đêm tàn ngõ vắng,

giao thừa xuân muộn và không vui,

có người đón xuân quên cười. “



Thái Anh QNA

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Jan/2021 lúc 10:01am


Vợ%20vắng%20nhà%20chưa%20tròn%20đêm%20và%20sự%20thật%20kinh%20hoàng%20trong%20phòng%20ngủ%20|%20Sức%20khỏe%20%20|%20Báo%20điện%20tử%20Tiền%20Phong


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Jan/2021 lúc 10:02am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2021 lúc 9:43am

Bữa Ăn Cuối Cùng

Hình minh họa

Một sinh viên ra trường thất nghiệp đã lâu, không tìm được việc làm.

Sáng hôm đó, anh uể oải thức dậy, lục mãi trong ví chỉ còn 10 dollars cuối cùng. Anh rửa mặt thay đồ rồi lang thang trên phố, hy vọng tìm được bất cứ công việc gì có thể.

Nhưng đến đâu cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu từ chối. Đến khi thấy đói, anh ghé vào một quán ăn nhanh để mua một phần ăn cuối cùng và ly soda.

Anh vừa lấy được phần ăn nóng hổi ngồi xuống bàn, chưa kịp cắn một miếng thì trước mặt anh bỗng xuất hiện một ông lão ăn xin dẫn theo 2 đứa cháu. Trông họ thật tồi tàn dơ bẩn và đói lả. Ông lão van xin anh vì ông cháu họ đã nhịn ăn gần cả tuần rồi. Những đứa trẻ thèm thuồng nhìn cái bánh hamburger anh đang cầm trong tay .

Chàng thanh niên nhìn lại mẫu bánh, anh cũng đói nhưng anh biết họ còn đói hơn anh. Anh cầm cả khay thức ăn đưa hết cho ông lão. Ông lão ăn xin cảm ơn rối rít, rồi lục trong túi xách rách nát đưa cho anh một đồng xu cổ và nói:

"Cảm ơn lòng tốt của anh, xin hãy nhận cho lòng biết ơn của chúng tôi".

Anh chẳng biết làm được cái gì với đồng tiền cổ này, nhưng cũng nhận lấy nhét vào túi cho ông lão yên tâm.

Chàng thanh niên thất thểu bước ra khỏi quán. Giờ thì anh thật sự đã chẳng còn gì nữa. Không tiền, không việc, không hy vọng cùng cái đói đang gậm nhấm bao tử .. Anh đi xuống bờ sông, tìm một chỗ mát dưới gầm cầu, và định nằm đó cho đến khi được lên thiên đàng.

Khi loay hoay dọn dẹp xong chỗ nằm, chợt thấy một mẫu báo rách, anh cầm nó lên đọc. Trên báo có mẩu tin: một trung tâm mua bán đồ cổ rao thu mua tất cả những đồng tiền cổ với giá cao.

Anh moi trong túi ra đồng tiền khi nãy ông lão ăn xin đưa cho anh, ngắm nghía một hồi hy vọng biết đâu nó cũng giúp anh mua được vài thứ để nhét vào bụng. Nghĩ vậy nên anh bò dậy và cầm mẩu báo đi tìm địa chỉ.

Khi anh đến nơi và chìa tay đưa ra đồng tiền, một chuyên viên trong cửa hàng xem xong gọi ông chủ đến. Ông chủ đem ra một cuốn sách cũ to tướng, rồi cùng anh và người chuyên viên lục tìm mẫu đồng tiền anh đang có. Sau khi tra cứu niên giám kiểm tra mẫu đồng tiền đó, cả 3 người té ngửa khi biết nó có giá .. 3 triệu dollars.

Anh mất cả ngày hôm đó để hoàn tất thủ tục mua bán, và sáng hôm sau anh bước ra khỏi nhà với tư cách là người chủ tài khoản ngân hàng với 3 triệu đồng. Anh vui mừng chạy ngay đến quán ăn mà anh đã gặp 3 ông cháu ăn xin lần cuối.

Nhưng khi hỏi toàn bộ nhân viên và ông chủ cửa tiệm, không ai biết tung tích của ông lão ăn xin. Chỉ có một nhân viên đưa ra một mảnh giấy, nói là ông lão có viết để lại cho anh.

Anh mừng rỡ mở ra xem, hy vọng đây là tin nhắn giúp anh tìm được họ. Nhưng trên mảnh giấy chỉ vỏn vẹn có vài hàng:

"Cảm ơn lòng tốt của anh bạn trẻ. Anh đã cho chúng tôi tất cả những gì anh có khi anh đã không còn gì nữa. Vậy nên anh xứng đáng để nhận lại phần thưởng từ Chủ Nhân Của Thiên Đường" ...

Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Feb/2021 lúc 2:23pm

NGÀY MAI ĐÃ MUỘN RỒI

Huy Phương

hoigia

Ở thời niên thiếu, chúng tôi đã được xem một cuốn phim tình cảm đen trắng do Ý sản xuất trong một rạp chiếu bóng ở một tỉnh nhỏ miền Trung.
Cuốn phim mang tên “Ngày Mai Đã Muộn Rồi,” (Demain c’est trop tard!) liên quan đến việc giáo dục giới tính phù hợp cho giới trẻ.
Cuốn phim nêu ra chuyện nếu hôm nay không được chỉnh sửa hay là được làm đúng, ngày mai đã quá trễ, muộn màng.


Tuổi ấy, chúng tôi không hiểu nhiều về tình tiết của câu chuyện, và luận đề cuốn phim đưa ra, nhưng sau này, rất thích lập lại tên của cuốn phim trong nhiều tình huống của cuộc sống.
Phải chăng, đừng để đến ngày mai mà muộn màng, những gì làm được hôm nay thì hãy làm.

Bây giờ bước vào tuổi già, bạn đã có bao điều hối hận: phải chi ngày trước mình biết cách yêu thương, định hướng cho bản thân và nỗ lực hơn, biết trân quý bạn đời hơn, biết giáo dục con cái hơn…
Trước khi biết mình qua đời, người sắp chết cũng có bao nhiêu điều phải hối tiếc.
Bước qua một năm mới, chúng ta cũng có những điều tự hỏi vì sao đã bỏ phí trong năm qua.
Và rồi qua một ngày, có bao giờ bạn thấy hối hận đã không làm việc ấy ngay hôm nay không?

Thời gian cứ trôi đi và chẳng bao giờ dừng lại để chờ đợi ai, cũng chẳng chờ cho chúng ta làm xong việc này hay kết thúc một việc khác.
Một ngày qua đi và một ngày không trở lại, và công việc ấy chúng ta không làm hôm nay, sẽ không bao giờ chúng ta có cơ hội thực hiện nữa.
Không phải là cứ một đời người, hay một năm, mà một ngày cũng đã là quá muộn!

Bạn tôi đang nằm trong bệnh viện, vừa qua một cuộc giải phẫu khá quan trọng. Tôi có dự định đi thăm người bạn ấy hôm nay, nhưng quen thói lần lữa, giải đãi, lòng hẹn lòng đợi một ngày nào đó, thật rỗi rảnh sẽ đi thăm bạn.
Nhưng cái ngày đó không bao giờ đến, vì chỉ vài ngày sau đó, bạn tôi đã từ giã cuộc đời này, mà tôi thì vẫn chưa thực hiện được cuộc viếng thăm đơn giản ấy, nên lòng ân hận mãi.

Thân bằng quyến thuộc của chúng ta không thiếu gì những người già, đang nằm trong bệnh viện, nhà dưỡng lão, như ngọn đèn cạn dầu trước gió, cần một lần thăm viếng, một cái cầm tay hay một lời nói thân tình. Những người này không còn thời gian để đợi chúng ta, mà chúng ta thì cứ mãi “lòng hẹn lòng!”

Có bao nhiêu bậc cha mẹ già, trên ngưỡng cửa ngôi nhà xưa, ngóng chờ những đứa con trở về một lần thăm viếng.
Nhưng rồi thì vì thời gian bận rộn vì công việc làm ăn, cuối tuần còn đưa con đi chơi thể thao, học đàn, học võ; kẹt một chuyến du lịch xa, hay bận rộn vì con chó con mèo, con cá lia thia trong chậu, sợ bỏ đói, không ai chăm sóc.
Thật lòng không biết có ai hối hận không, nhưng đừng để bao giờ phải hối hận.

Giá mà ta làm việc ấy hôm nay, hay tự đặt cho mình một mệnh lệnh: “Hãy làm việc ấy hôm nay!”
Ngày không thể không đi và đêm không đến vì việc ấy ta làm chưa xong!
Suốt đời, chúng ta đã bỏ bao nhiêu cơ hội, để làm một việc hay để nói một lời.

Không phải đến bây giờ người ta mới nhắc nhở “Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ. Đừng để ngày mai đến lúc tôi xa người… (*) mà ngày xưa, tình duyên đôi lứa đã một lần muộn màng, vì người con trai đã bỏ đi cơ hội nghìn vàng, để ngậm ngùi suốt đời.
“Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay!
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết bao giờ gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra?”

Có người hối hận để mất một cuộc tình, nhưng cũng có người đánh lỡ mất cả cuộc đời, để rồi than thở:
“Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!” (TTKh.)

Richard Templar là một tác giả người Anh, người đã viết nhiều cuốn sách về con đường thành công trong cuộc sống.
Ông chia sẻ “con đường dẫn đến thành công” của mình trong một loạt sách, trong đó 100 quy tắc đơn giản được trình bày để đạt được thành công, trong kinh doanh, tiền bạc hoặc cuộc sống nói chung.
Và “quy tắc của cuộc sống” của Richard Templar là “đừng để qua ngày mai!”

Người ta thường hẹn trong ngày mai sẽ làm công việc dự định hôm nay, nhưng đối với nhà thơ Norma Cornett Marek lại khác: “Ngày Mai Không Bao Giờ Đến!” đó cũng là tựa đề bài thơ của bà.
 “Nếu ta đang chờ ngày mai đến thì tại sao lại không làm điều đó ngày hôm nay? Vì nếu ngày mai không bao giờ đến, thì chắc chắn ta sẽ hối tiếc suốt phần đời còn lại của mình!”

Không ai biết đây là lần gặp gỡ cuối cùng, một lời nói giã biệt, vì không một ai, trong chúng ta, trẻ hay già, đoan chắc rằng, họ sẽ sống qua hôm nay, để ngày mai thấy mặt trời lên!
Trên trái đất này, đêm nay có những người cũng lên giường như chúng ta, nhưng ngày mai, họ không còn thức trở dậy!
Đó chính là ân huệ của cuộc đời chứ không phải là một chuyện đương nhiên: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!

Xin đừng để quá trễ, hãy nói với ai đó một lời yêu thương hôm nay. Hãy nói một lời xin lỗi. Hãy nói một lời cám ơn.
Nếu ai cũng nghĩ rằng hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc sống để hành động, để yêu thương, để dịu dàng với nhau…thì cuộc đời này đẹp biết bao nhiêu!
Xin hãy làm điều đó hôm nay. Ngày mai đã muộn rồi!



(*) Trần Duy Đức- Ngô Tịnh Yên
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Feb/2021 lúc 9:19am

Có ÔNG TRỜI, Niềm Tin Của Dân Việt 

Bàn thờ ông trời ngoài sân trước

1. Bạn trẻ thắc mắc:

Người ở từ đâu đến địa cầu?

Rồi khi mãn kiếp lại về đâu?

Mênh mông chỉ thấy bầu trời rộng!

Mù mịt như ngồi đáy giếng sâu!   

Hỡi ơi sống để làm chi vậy?

Mà cứ đua nhau chuốc việc sầu?

 

Người già suy tư:

Ngồi mà ngẫm nghĩ thân tôi,

Đâu là ý nghĩa cuộc đời chóng qua?

Nơi đây ai dựng tôi ra?

Nơi đây tôi sống để mà làm chi?

Đời qua còn lại những gì?

Xuôi tay nhắm măt tôi thì đi đâu?

 

Hai bài thơ trên của một trẻ, một già, nhưng cùng một nỗi khắc khoải:  Tôi từ đâu đến? Cuộc đời này có ý nghĩa gì? Tôi sẽ về đâu, khi vĩnh biệt cõi tạm trần gianMấy câu hỏi đó bộc lộ con người có linh hồn.

 

Suc vật không có linh hồn, chúng có nhu cầu ăn, uống, đòi hỏi của thân xác.  Súc vật không có tôn giáo, không có khoa học, văn chương, hội họa, âm nhạc...  Mỗi loài vật có bản năng khác nhau, do Trời ban cho chúng, và suốt đời chúng sống theo bản. Từ khi có loài vật trên mặt đất, cho đến tận thế, chúng không có sự tiến bộ:  cá lớn vẫn nuốt cá bé;  cọp, sư tử vẫn vồ nai, dê, bò..; ngựa vẫn kéo xe;  trâu, bò kéo cầy;  chim làm tổ bằng rơm, rạ;  loài khỉ vẫn chỉ biết kêu en éc và hái trái trên cây để ăn v.v.. Loài vật là rôbô của Trời.

 

Loài người có linh hồncó tình yêu, có giận hờn, có tôn giáo, có khoa học, âm nhạc, hội họa, văn chương...Loài người là sinh vật siêu đẳng, hơn rất xa loài vật và cỏ cây.

 

2. Người Việt tin có Ông TRỜI

Khi Khổng, Lão, Phật giáo... chưa du nhập nươc ta, người Việt đã tin có ÔNG TRỜI là Đấng Chí Cao bảo tồn vạn vật; ban ơn cho người lành, phạt kẻ gian ác. Người Việt còn gọi Ông Trời là Ông Thiên, Thượng Đế, Đưc Chúa Trời, Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, Đấng Sáng Tạo ....


Nhiều gia đình có bàn thờ tổ tiên trong nhà để tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ đã khuât; và một bàn thờ ngoài sân để cầu khẩn với Trời.  Các vua cũng bày tỏ sự tôn kính, biêt ơn và cầu khẩn với Trời, như Lễ Tế Trời (Lễ Nam Giao) để tạ ơn Trời khi đất nươc thịnh vượng, bình an. Tạ lỗi với Trời, xin mưa khi hạn hán. Ca dao, thơ văn, chuyện tích nói lên niềm tin này:

*Trời cao có măt

*Trời sinh voi, Trời sinh cỏ

*Trời sinh, Trời dưỡng

*Trời đánh còn tránh miếng ăn.

*Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính.

*Trời cho ai nấy hưởng; Trời gọi ai, nấy dạ

*Sống nhờ ơn Trời, chêt về chầu Trời.

*Trời cho không ai thấy, Trời lấy không ai hay.

*Trời nào có phụ ai đâu; Hay làm thì giàu, có chí thì nên.

*Trời cho hơn lo làm. Chỉ có Trời cứu.

*Mong đèn Trời soi xét. Có Trời chứng giám.

*Không có Trời, ai ở với ai?

*Trời quả báo, ăn cháo gẫy răng,

Ăn cơm gẫy đũa, xỉa răng gẫy hàm.

*Phí của Trời, mười đời chẳng có,

Biêt ơn Trời, mười đời chẳng khó.

*Chê của nào, Trời trao của ấy.

*Trời đánh còn tránh miếng ăn.

*Trời sinh con măt là gương,

Người ghét it ngó, người thương ngó hoài.

*Trời cao đất rộng, em vọng lời nguyền:

Đất trời còn đó, em nguyện giữ tròn thủy chung.

*Lưới Trời lồng lộng, thưa mà không lọt.

*Thiên bât dung gian. (Trời không dung thứ kẻ gian ác)

*Thiên sinh vạn vật, duy nhân tối linh (Trời sinh ra muôn loài, loài người là khôn hơn hêt)

*Đại phú do Thiên, tiểu phú do cần (Giàu to do Trời cho, giàu nhỏ do cần kiệm)

*Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên. (Người mưu kế, thành bại do Trời định đoạt)

*Thuận Thiên giã tồn, nghịch Thiên giã vong (Theo Trời thì sinh tồn, nghịch Trời thì diệt vong)

*Ở hiền thì lại gặp lành, những người nhân đức Trời dành phúc cho.

*Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhân (Trời không phụ người có lòng tôt)

*Duyên ba sinh Trời đã dành sẵn (duyên vợ chồng do Trời săp đặt)

*Trên rừng có cây bong kiểng,
Dưới biển có cá hóa long,
Con cá lòng tong ẩn bóng ăn rong,
Anh đi Lục tỉnh giáp vòng,
Tới đây, Trời khiến cho lòng thương em.
*Ơn Trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cầy sâu,
Công lênh chẳng quản dài lâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
*Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nươc tôi uống,
Lấy ruộng tôi cầy,
Lấy đầy bát cơm…
*Nhờ Trời mưa thuận gió hòa,
Nào cầy, nào cấy trẻ gìa đua nhau;
Lạy Trời mưa thuận gió đều,
Cho đồng lúa tốt, cho chìu lòng em.
*Làm trai quyêt chí tu thân,
Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo.
Khi nên, Trời giup công cho,
Làm trai năm liệu, bảy lo mới hào,
Trời sinh Trời chẳng phụ nào,
Phong vân gặp hội anh hào ra tay,
Trí khôn răp để dạ này,
Có công mài săt, có ngày nên kim.
*Con chim nó hót trên cành,
nếu Trời không có, có mình làm sao?
Con chim nó hót trên cao,
nếu Trời không có, làm sao có mình?
*Ngẫm hay muôn sự tại Trời,
Trời kia đã băt làm người có thân,
băt phong trần phải phong trần,
cho thanh cao mới được phần thanh cao ...
*Duy nhất Thiên Chủ hữu Tam Vị,
Thánh Phụ, Thánh Tử, Thánh Thần Thị,
Tạo thành vạn vật, Tể càn khôn,
Toàn tri, toàn năng, toàn thiện mỹ.
*Dù ai nói ngược nói xuôi,
Ta đây vẫn giữ Đạo Trời khăng khăng,
Dù ai chác lợi mua danh,
Miễn ta, ta được đạo lành thì thôi

*Lòng Trời lượng cả bao dung

Biêt rồi không lẽ mà không trở về

Xưa kia chỉ biêt kêu ‘Trời’

Ngày nay lại biêt rằng: ‘Trời là Cha’

Trần gian chưa phải là nhà

Thiên đàng vĩnh phúc mới là chính quê.

*Chữ rằng sinh ký tử quy

Nghiã là sống gửi thác về đời sau.

Biêt Trời thưởng phạt sau này

Muốn sau được thưởng thì rầy phải lo

Gắng công, Trời giúp công cho

Đạo lành gây dựng cơ đồ mai sau.

*Mọi sự ở trên đời

Rồi mai rồi cũng hêt

Việc lành dữ mà thôi

Sẽ theo ta khi chêt.

*Thiên đàng địa ngục hai bên

Ai khôn thì nhờ, ai dại thì sa

Đêm  ngày nhớ Chúa là Cha

Đọc kinh cầu nguyện kẻo sa linh hồn

Linh hồn phải giữ linh hồn

Đến khi lià xác được lên Thiên đàng...

 

An Tiêm là một người thông minh lanh lợi, được Vua Hùng Vương thương mến và gã con gái nuôi. An Tiêm khéo trang hoàng nhà cửa xinh đẹp. Cac quan khen thì An Tiêm khiêm tốn nói là do ơn Trời ban. Các quan có lòng ganh tị, nên trình với Vua:  “An Tiêm là kẻ vô ơn, được Vua ban cho nhiều của cải, bổng lộc mà không biết ơn, lúc nào cũng bảo là ơn Trời ban.”  

Vua nghe được thì nổi giận và đày vợ chồng An Tiêm ra đảo hoang.  Đến đảo, vợ An Tiêm nói với chồng:  “Thưc ăn Vua cho chỉ đủ trong vài tháng, sau đó thì làm sao mà sống?”

An Tiêm đáp: “Trời sinh, Trời dưỡng”.

 

Một ngày nọ nge tiếng chim kêu, An Tiêm chạy đến thì chúng bay đi và nhả lại những hạt đen. An Tiêm đem vùi xuống đât và tưới nươc. Thời gian sau chúng mọc thành những dây bò lan xanh tôt và có những trái lớn. An Tiêm bổ ra, thấy trong ruột đỏ;  ăn thì thấy ngon ngọt. An Tiêm nói với vợ:  “Đây là của Trời cho”.

Từ đó, vợ chồng trồng nhiều để làm của ăn.

Một hôm có thuyền đánh cá vì gío lớn phải tấp vào đảo. An Tiêm cho người trên thuyền ăn những trái họ trồng. Vì thich trái cây của An Tiêm, nhiều người đã mang gạo, thịt, vật dụng... ra đổi. Vợ An Tiêm nói với chồng,  “Trời nuôi chúng ta”.

 

Ít năm sau, Vua sai người ra hoang đảo để xem vợ chồng An Tiêm sống chết ra sao, thì được biêt: vợ chồng An Tiêm sống sung túc. Vua cho là chuyện lạ, bèn cho hai vợ chồng trở về thuật lại những gì đã xảy ra. Nge xong, Vua nói:  “Trời đã nuôi chúng nó thật”.

 

Trong lúc khát nước, Vua ăn trái cây do vợ chồng An Tiêm mang từ đảo về thì thich lắm. Vua cho là trái cây qúy, nên truyền trồng ở nhiều nơi. Trái cây đó là qủa Dưa Hấu mà chúng ta được hưởng ngày nay, đặc biệt là món ăn không thể thiếu trong mấy ngày Tết.

 

NguyễnHyVọng  
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Feb/2021 lúc 9:04am

MÙI MỸ


say%20quan%20ao

Ở Mỹ sao ai mặc quần áo cũng thơm tho quá trời, mọi thứ của họ có một mùi rất riêng, không phải là mùi nước hoa hàng hiệu, cũng chẳng phải là mùi xà bông giặt đồ giữ lại hương thơm trên áo quần, cậu mợ không giải thích được nên cứ tạm gọi đó là “mùi Mỹ”.

Cậu mợ Tư năm nay đã gần 60 tuổi. Sau bao nhiêu năm làm lụng vất vả, nuôi ba dứa con ăn học thành tài, cậu mợ cũng tích góp được ít tiền để sang Mỹ du lịch, để biết xứ cờ hoa, thiên đường Mỹ quốc là như thế nào mà bao nhiêu người cũng mơ ước được đặt chân đến.

Hồi những năm đầu thập niên 80, cậu mợ Tư cũng năm lần bảy lượt đánh cược số mạng mình theo những chuyến vượt biên nhưng rồi bất thành.
Bây giờ chuẩn bị được sang Mỹ du lịch nên cậu mợ Tư rất hào hứng. Đi khoe hàng xóm láng giềng ở khắp con phố khu nhà cậu mợ, rồi mấy người khách hàng đến công ty cậu mua bán, giao dịch cũng được nghe cậu khoe sắp đi Mỹ du lịch.

Lúc sang đây, cậu mợ Tư thấy ở Mỹ sao ai mặc quần áo cũng thơm tho quá trời, mọi thứ của họ có một mùi rất riêng, không phải là mùi nước hoa hàng hiệu, cũng chẳng phải là mùi xà bông giặt đồ giữ lại hương thơm trên áo quần, cậu mợ không giải thích được nên cứ tạm gọi đó là “mùi Mỹ”.
Rồi cứ gặp mặt người này người nọ, bà con họ hàng, bạn bè thân quen sau nhiều năm xa cách, suốt ngày cậu mợ Tư cứ tò mò muốn biết sao mấy người ở Mỹ ăn mặc thơm quá.

Ở Mỹ du lịch được hai tuần, cậu mợ Tư cũng phát hiện ra được là ở đây, mỗi khi giặt đồ xong, người ta không có phơi đồ ngoài nắng, không có cây sào móc đồ ngoài sân nhà, mà dùng máy sấy quần áo.
Mỗi khi dùng máy sấy có bỏ mấy miếng giấy thơm, gọi là fabric softener vào, nhờ miếng giấy thơm này mà quần áo lúc nào cũng có mùi thơm như cậu mợ Tư gọi là mùi Mỹ.

Nhiều người cũng bỏ giấy thơm này vào tủ quần áo, thùng carton đựng đồ đạc nên cái gì cũng thơm phưng phức, và còn tránh được côn trùng như kiến.
Cậu mợ Tư biết được điều này nên thích lắm. Thế là trước ngày về lại Việt Nam, đi mua cả một vali to toàn giấy thơm sấy quần áo. Đến nỗi cô tiếp viên kiếm soát vé người Việt Nam ở sân bay khi nhận ký gởi hành lý của cậu mợ Tư cũng ngạc nhiên hỏi trong vali đựng gì đem về Việt Nam mà ngửi mùi thơm quá. Cô nghe nói cái vali đựng toàn giấy thơm sấy quần áo cũng thấy mắc cười.

Đến khi về lại Việt Nam, cậu mợ Tư đem giấy thơm sấy quần áo để vương vãi khắp nơi trong nhà, từ tủ đựng quần áo, ghế sofa ở phòng khách đến cả trong chiếc xe hơi Mercedes đời mới của cậu.
Ai hỏi đến thì cậu mợ Tư cũng khoe là giấy thơm mang từ Mỹ về để có mùi thơm mà được gọi là mùi Mỹ.

Rồi qua mấy hôm sau, hai vợ chồng cậu Tư đi ra nhiều cửa hàng bán điện máy ở ngay trung tâm thành phố để tìm mua một cái máy sấy quần áo để mang về nhà, kiên quyết thay đổi cách giặt giũ quần áo để có được mùi Mỹ, không mang quần áo đi phơi nắng phơi gió trên cây sào phía sau hiên nhà nữa mà đem quần áo đi sất khô với giấy thơm.
Lúc đến cửa hàng điện máy hỏi mua máy sấy quần áo, ai ai trong cửa hàng từ ông bà chủ đến nhân viên bán hàng cũng ngạc nhiên, vì từ trước đến giờ khách hàng đến đây chỉ mua máy giặt quần áo, chứ chẳng có một người khách nào đến tìm mua máy sấy quần áo cả.

Rồi mấy người trong cửa hàng cũng khăng khăng cho là cậu mơ Tư là Việt kiều mới trở về nước sống, chứ người Việt trong nước không ai biết đến máy sấy quần áo và cũng chẳng ai xài đến loại máy này cả.
Rồi chờ đến cả tháng sau, khó khăn lắm cậu mợ Tư mới đặt mua được một cái máy sấy quần áo ở một cửa hàng điện tử lớn nhất ở trung tâm thành phố.

Lúc khiêng cái máy sấy về nhà, cậu Tư đêm đó quên cả ngủ để mày mò cách sử dụng máy. Rồi mang đống quần áo dơ ra bỏ vào máy giặt, xong đem sấy thử với cả xấp giấy thơm.
Cái gối, cái rèm cửa che nắng cũng mang đi giặt sấy, cái giẻ chùi bếp bao nhiêu năm nay chẳng mấy quan tâm giặt cho sạch thì hôm nay cũng được đem đi giặt sấy thơm tho.
Rồi cứ mỗi chiều đi làm về, cậu Tư lại lật đật chạy về nhà, hốt đống quần áo, chăn nệm, mền gối rèm cửa, mà mợ Tư đã để sẵn để đem đi giặt sấy. Xong lại mang ra hít lấy hít để mùi Mỹ thơm phức.

Vậy đó, ở cái xứ Mỹ này, từ những thứ nhỏ nhặt nhất như hương thơm từ một tờ giấy cũng có sức hút kỳ lạ làm người Việt ở quê nhà mê mệt.

Vương Vi
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2021 lúc 8:40am

Cách Phân Biệt Người Đàn Ông Khôn Ngoan Và Người Đàn Ông Nông Cạn



1. Đàn ông khôn ngoan trân trọng trí thông minh và phẩm hạnh của người phụ nữ. Đàn ông nông cạn xem trọng 3 vòng của phụ nữ. 

2. Đàn ông khôn ngoan cưới người phụ nữ phù hợp với mình. Đàn ông nông cạn cưới người phụ nữ mà anh ta thèm thuồng.

3. Đàn ông khôn ngoan xem trọng gia đình, vợ con hơn những cuộc vui bên ngoài. Đàn ông nông cạn thích tụ tập bạn bè, vui chơi chè chén rồi mới nghĩ đến gia đình.

4. Đàn ông khôn ngoan ca ngợi người phụ nữ của mình, cho cô ấy biết rằng anh ta thực sự may mắn khi có được cô ấy. Đàn ông nông cạn ca ngợi những phụ nữ bên ngoài và cho vợ biết rằng cô ấy thật may mắn khi có mình.

5. Đàn ông khôn ngoan sau khi kết hôn, sẽ cho cả thế giới biết rằng anh ấy đã có vợ. Đàn ông nông cạn sau khi kết hôn, muốn nói dối cả thế giới rằng anh ta còn độc thân.

6. Đàn ông khôn ngoan tin rằng “đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn”. Đàn ông nông cạn tin rằng ko có vợ đời anh ta sẽ khá hơn.

7. Đàn ông khôn ngoan biết "sợ vợ", nịnh vợ, bảo vệ vợ. Đàn ông nông cạn thể hiện quyền uy với vợ, trấn áp vợ, bỏ mặc vợ.

8. Đàn ông khôn ngoan chọn lối sống thanh cao. Đàn ông nông cạn chọn lối sống phóng túng.

9. Đàn ông khôn ngoan lấy hạnh phúc gia đình, hạnh phúc vợ con làm thước đo ngẩng cao đầu với thiên hạ. Đàn ông nông cạn lấy tiền bạc gái đẹp làm thước đo ngẩng đầu với thiên hạ.

10. Đàn ông khôn ngoan nắm tay người phụ nữ của mình để cùng xây dựng sự nghiệp. Đàn ông nông cạn hất văng người phụ nữ của mình để tự do xây dựng sự nghiệp.

11. Đàn ông khôn ngoan nghĩ rằng: “Muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Đàn ông nông cạn nghĩ rằng: “Muốn đi nhanh thì đi một mình”.

12. Đàn ông khôn ngoan thì tag vợ/ người yêu vào đây. Đàn ông nông cạn thì sợ xấu hổ, đọc xong cười tủm, chửi thề rồi lướt Facebook tiếp!!!

Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2021 lúc 9:04am

Người Việt Âm Thầm Ra Nước Ngoài: 'Cuộc Di Cư Đau Lòng.'


Nguyen%20Phuong%20Mai

Tiến Sĩ Nguyễn Phương Mai nói, khi người dân thấy trong đời sống thực của họ cái gì cũng có thể mua được, thậm chí nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền, thì điều đó cũng đã lan vào cả trong chùa chiền.

Chị Nguyễn Phương Mai là phó giáo sư tiến sĩ chuyên ngành giao tiếp và quản trị đa văn hóa, hiện đang giảng dạy tại Đại Học Khoa Học Ứng Dụng Amsterdam, Hòa Lan.


Chị là người phụ nữ có cá tính mạnh, thích dịch chuyển, đồng thời là tác giả của bộ sách du ký “Lên Đường Với Trái Tim Trần Trụi” gồm 2 cuốn “Tôi Là Một Con Lừa” kể về chuyến đi lần theo dấu vết di cư của loài người và “Con Đường Hồi Giáo” thuật lại hành trình đến 13 nước vùng Trung Đông.

Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Phương Mai là người đưa ra khái niệm “tị nạn niềm tin” giữa lúc ngày càng có nhiều cuộc di cư, trong đó có nhiều người Việt, đang diễn ra trong thời gian gần đây.
Theo chị, không có một cuộc chiến niềm tin nào cả, nhưng có sự giao hàm giữa khủng hoảng đức tin và khủng hoảng niềm tin, một trong những căn nguyên của cuộc tị nạn thời bình này.

Từ “khủng hoảng đức tin”…

Chị Phương Mai cho biết, cũng giống như rất nhiều người Việt khác, chị lớn lên trong một gia đình theo tam giáo. Chị nói “tín ngưỡng của Việt Nam nằm trong máu thịt người Việt rồi. Không chỉ các quan chức mà cả những người làm kinh tế, ở nơi nào mà họ tìm được sự phù trợ thì họ sẽ tìm đến để cúng bái”.

Chị nói thêm, khi người dân thấy trong đời sống thực của họ cái gì cũng có thể mua được, thậm chí nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền, thì điều đó cũng đã lan vào cả trong chùa chiền.
Bây giờ đi vào chùa không còn là để vãn cảnh nữa mà gần như là một sự cạnh tranh, hối hả, bon chen nhau đặt đồ cúng, rồi nhét tiền lẻ vào tay tượng ở khắp nơi trong chùa.

Chị chia sẻ: “Chùa chiền mà như chiến trường thì có thể thấy họ có cái nhìn hơi sai khác về đức tin, về tôn giáo, về tín ngưỡng.
Có thể họ thấy quan lại ở ngoài thực tế cuộc sống có thể mua được, thậm chí thánh thần cũng có thể mua được thì có thể giải thích cho khủng hoảng niềm tin, khi niềm tin vào cuộc sống không có.”

…đến “tị nạn niềm tin”

Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Phương Mai tâm sự, những người bạn của chị khi thấy bi quan với thực tế cuộc sống, họ đi tìm một nơi để thư thái tâm hồn bằng cách vào chùa chiền thì cũng nhìn thấy một thực tế không khác gì mấy.
Họ sẽ tự hỏi ở đâu họ có thể tìm thấy sự công bằng, văn minh, tương lai cho con cái của họ.

Chị kể câu chuyện về một người bạn đã lập kế hoạch rất chi tiết và cẩn thận cho cả gia đình đi định cư ở nước ngoài. Người bạn này có một công việc ổn định, gia đình hạnh phúc, có vài căn nhà ở trong Sài Gòn và ngoài Hà Nội, nhưng “bạn ý không muốn con cái phải sống cuộc sống đôi khi phải gù lưng thì mới sống ổn”.
Và vấn đề quan trọng là người bạn đó “sợ con cái họ không có đủ thời gian để hưởng thành quả của một xã hội văn minh cho trọn”.
Chị đưa ra khái niệm “tị nạn niềm tin” sau buổi trò chuyện với người bạn này.

Khi được hỏi có phải chính chị cũng đang “tị nạn niềm tin” không, chị Phương Mai cho biết, chị quyết định ra nước ngoài sinh sống và làm việc là vì lý do cá nhân. Chị đi theo tiếng gọi của tình yêu.
Mặc dù vậy, đôi khi chị cũng tự vấn liệu mình có mất niềm tin vào tương lai của chính mình ở Việt Nam hay không, và câu trả lời hiện nay vẫn là không.

Tuy nhiên, chị cũng thừa nhận đó là một câu hỏi khó, chỉ có thời gian và thực tế mới trả lời được bởi nếu về Việt Nam sống và hàng ngày phải đối mặt với những điều chướng tai gai mắt thì chưa chắc chị vẫn có thể giữ nguyên câu trả lời đó.

Chị nói: “Nếu quay trở lại Việt Nam sống và hàng ngày phải đối mặt với những cái khó khăn, những điều chướng tai gai mắt, phải gù lưng mà sống thì chưa chắc đâu. Có thể lúc đó tôi cũng lại giống như những người bạn tôi, cũng lại mất niềm tin thì sao?”

“Cái vấn đề là chúng ta sống trong môi trường tham nhũng, sống trong môi trường gù lưng, gần như thành Chí Phèo ai cho tao lương thiện, sống trong xã hội mà ai cũng cho rằng phải đút lót thì công việc mới suôn sẻ.
Nếu tôi phải đối mặt với cái thực trạng như thế thì cũng không đủ tự tin để mà giữ vững cái ý nghĩ mình có thể nhìn thấy tương lai ở Việt Nam, mình có thể tin mình tồn tại, mình sống hạnh phúc, mình theo đuổi những cái đam mê của mình khi trở lại Việt Nam”.

Số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế và Vụ Liên Hiệp Quốc về Vấn đề Kinh tế và Xã hội cho thấy, từ năm 1990 đến năm 2015 có hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Như vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 100 nghìn người Việt di cư.

Vậy câu hỏi đặt ra là đất nước không còn chiến tranh nữa, kinh tế cũng tốt hơn, thì tại sao họ lại bỏ đi?

Theo Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Phương Mai, cuộc di cư này diễn ra âm thầm và không phải ai cũng biết đến, nhưng nó lại là cuộc di cư đau lòng. Đau lòng hơn cả so với cuộc di cư của các thuyền nhân Việt Nam.

Chị cho biết:
“Chúng ta đang có một cuộc di cư khác, một cuộc di cư thứ hai âm thầm hơn. Không ai bắt buộc họ cả, họ cũng chẳng chạy trốn một cái xã hội, một cái chế độ nào cả, nhưng mà họ đi tìm đến vùng đất mới vì ở nơi đó tốt đẹp hơn, như người ta nói là đất lành chim đậu và con số này khá là cao.
Khi họ di cư ra nước ngoài, họ mang theo rất nhiều thứ mà chúng ta đang cần, không những là sức người sức của mà còn là kiến thức, tài năng”.

Chị Phương Mai chia sẻ niềm tin là thứ được xây dựng và bồi đắp từng chút một.
Nó không phải là sự va chạm, đối đầu giữa hai khái niệm hoặc hai chủ thể mà nó là sự trôi dần đi, mòn dần đi.
Chị nói “người ta không thể tìm thấy niềm tin ở đây thì người ta sẽ cố gắng tìm niềm tin ở nơi khác”.
Phải chăng đó là lý do vì sao có một cuộc “tị nạn niềm tin” đang âm thầm diễn ra ở Việt Nam?


VOA
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.727 seconds.