![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 146 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Khiêm nhường và tử tếKhiêm nhường và tử tế khiến con người dễ dàng đạt đến cảnh giới thiên nhân hợp nhất
Thuật ngữ tiết khí là mốc thời gian khoảng hai tuần theo vị trí của mặt trời trong cung hoàng đạo. Tiết khí dựa vào lịch âm truyền thống của người Hoa. Người xưa Trung cộng quan niệm rằng sống thuận với tự nhiên giúp con người có một cuộc sống hài hòa. Loạt bài viết này khám phá từng tiết khí trong số 24 tiết khí của năm và cách thích nghi của cơ thể với từng loại tiết khí. Sống hài hòa với ‘tiểu mãn”
Thời gian từ ngày 21/5/2021 đến ngày 04/06/2021
Chúng ta quan sát vào thời điểm này sẽ thấy những hạt lúa mùa đang trở nên căng mọng nhưng chưa chín. Khi chúng ta chuẩn bị tận hưởng thành quả lao động của mình, khí dương ở cực điểm trên trái đất và bên trong cơ thể chúng ta, vì vậy chúng ta cũng chú ý đến việc bảo vệ mình khỏi những tác động tiêu cực tiềm ẩn của trạng thái cực đoan này.
Tên của tiết khí tiểu mãn này, “tiểu” có nghĩa là một chút, trong khi “mãn” nghĩa là tròn đầy, viên mãn. Có thể hiểu đó là cảm giác của người nông dân khi nhìn thấy công việc khó khăn của họ sắp đạt thành quả. Một ý nghĩa khác là no đủ, đề cập trực tiếp hơn đến mùa màng. Thần Nông được cho là người coi sóc mùa màng lương thực và dược liệu. Thần Nông bản thảo kinh là trước tác về dược liệu đầu tiên mà Ngài để lại cho hậu thế.
Ngày sinh của Thần Nông năm nay rơi vào ngày 21/05 đến ngày 04/06.
Từ cuốn sách này, chúng ta biết rằng thời điểm tốt nhất để thu hoạch và chế biến các loại thảo mộc là Tiểu mãn. Người Trung Quốc cổ đại thường chế biến trà thảo mộc và thuốc mỡ trong thời gian này trong năm.
Quan sát nhiệt của dương khí Tiết khí tiểu mãn hoàn toàn là dương khí, nghĩa là dương đang ở cực thịnh và âm đang cực tiểu.
Đối với sức khỏe của mình, chúng ta cần chú ý đến tim, mạch máu và da, vì chúng có thể dễ dàng bị tổn thương vào lúc này.
Người ta tin rằng trong cơ thể chúng ta tổn tại đồng thời hai nhân tố có cả tính âm và tính dương, bất kể chúng ta là nam hay nữ. Và chúng ta cảm thấy khỏe mạnh khi âm dương cân bằng.
Khi dương trở nên mạnh hơn âm, các bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc coi người này là người có “nhiệt” trong cơ thể.
Những tình trạng liên quan đến nhiệt này rất phổ biến trong tiết khí này, dẫn đến các vấn đề về da như khô da và kích ứng da.
Sống hài hòa với ‘tiểu mãn” Đi ngủ muộn và dậy sớm giúp cơ thể chúng ta dễ điều chỉnh với nhiệt độ hơn trong mùa này.
Giữ tính khí khiêm cung, thiền và tập thể dục nhẹ nhàng; và uống nhiều trà thảo mộc.
Đối với những người bị kích ứng da, có thể pha trà thảo mộc với hoa cúc, bạc hà, cây phỉ, mướp hoặc bạc hà. Nhúng khăn sạch vào nước trà làm từ các nguyên liệu này rồi cho vào hộp đậy kín trong ngăn đá. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy ngứa da, hãy dùng khăn lạnh để làm mát và làm sạch nó.
Những ai đang mang thai ba tháng đầu cần đề phòng mắc các bệnh ngoài da, vì những bệnh này có thể làm suy giảm hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé.
Thực phẩm theo mùa “Tiểu mãn” là thời điểm tốt nhất để chọn thảo mộc làm trà và thuốc mỡ. Atiso, bông cải xanh, cần tây, cà chua, hạt dẻ, khoai mỡ và tất cả các loại rau đắng đều có thể giúp cơ thể cân bằng âm dương.
Quả khế, chanh, dưa và tất cả các loại trái cây họ cam quýt cũng rất tốt cho thời gian này. Những người bị các vấn đề về da nên tránh hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ. Moreen Liao là hậu duệ bốn đời của bác sĩ Trung Y. Cô cũng là một nhà trị liệu hương thơm được chứng nhận và là người sáng lập Ausganica, hãng sản xuất mỹ phẩm hữu cơ được chứng nhận chất lượng thẩm mỹ viện.
Moreen Liao _ Thu Anh |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
MaMa Trong chiến tranh VN rất nhiều chuyện kỳ lạ không thể giãi thích . Chẳng hạn như việc đứa bé gái chưa rời vú mẹ được môt người lính Quân Cụ VNCH cứu sống . Ly kỳ , trùng hợp như có bàn tay can thiệp từ trên trời . Cái gì khiến người lính nhìn thấy , phát giác đứa bé còn sống đang mầy mò vú mẹ trong khi cuộc hành trình trốn giặc đã hút mòn sinh lực ? bao nhieu đồng bào ngang qua bước đi luôn ? . Không thể trách móc họ , bởi ai nấy đều mang sức nặng riêng gia đình trên đôi vai mòn mỏi . Thế mà người lính Quân Cụ dừng lại, bế xốc đứa bé trong tay mình và đem cháu đến khu vực an toàn của TQLC . Nghe mới biết ông đã mệt mỏi thế nào khi trao đứa bé khát sữa mẹ vào tay Thiếu uý T . N . Báu binh chủng Mũ Xanh " Th. Uý làm ơn lãnh cháu dùm , tôi kiệt sức rồi..." Người lính Quân Cụ phải có tâm Phật , bởi nếu không ông sẽ không nhìn thấy và cứu lấy sinh mạng nhỏ nhoi sắp chết vì đói khát . Thiếu Uý Báu cũng vậy . dể ợt cho ông để phủi tay giữa chiến trận trùng trùng địêp điệp quân thù và giao trách nhiệm lại người khác , nhưng ông đã nhận và thậm chí còn đặt tên để sau này nhận ra nhau . " Nhân vật " thứ ba mới là điều đáng nói ! đó là mẹ đứa nhỏ . Theo lời kể thì bà chết lâu rồi . Trên đường lánh nạn VC cùng với đồng bào ruột thịt, hai mẹ con có mặt trên " Đại Lộ Kinh Hoàng " nơi binh đòan pháo Bông Lau đang hăng hái tưới đạn đại bác lên đầu thường dân chạy loạn (hãnh diện nhờ giết thêm dân Nguỵ dâng Bác và Đảng? ). Oan hồn bà có lẽ vẫn ở chung quanh quay quần bên đứa con thơ dại (?) Chết rồi nên không thể vẫy tay , không thể kêu cứu chung quanh , nhưng từ tình thương của người mẹ, bà - cách nào đó - đánh động sự chú ý của người linh Quân Cụ VNCH mang trái tim Bồ Tát . Nổ lực của ( linh hồn ) mẹ được đền bù vì cuối cùng con được chở che trong vòng tay hai người lính VNCH. Một trường hợp khác ở Mỹ . Chuyện kể tai nạn khiến chiếc xe có hai mẹ con còn rất trẻ rơi xuống và chìm trong đáy hồ nước . Gần chục tiếng đồng hồ sau chiếc sedan mới được lôi ra và lính cứu hỏa phát giác rằng dù người mẹ chết ngạt từ lâu , đứa bé mới vài tháng tuổi vẫn còn sống , nằm gọn trong vòng tay ôm của mẹ , bất chấp mọi định luật vật lý , sinh học . Lần nữa tình yêu của người mẹ lại chiến thắng vẽ vang !! {Bác Sĩ và Trợ Y QLVNCH quả quyết rằng họ ghi được câu nói cuối cùng nghe từ miệng các thương binh lúc hấp hối là " Mẹ ơi..." hay " Má ơi..." . Hiếm trường hợp Thương Binh rên rỉ " Em ơi..." hay " Con ơi..." . Báo chí VC đọc sau 75 khoe rằng lính miền Bắc trước khi chết có tới 99 phẩy 9 " liệt sĩ" kêu to " Con chết đây bác và đảng ơi " . Tin hay không tùy người đối diện , (nhưng chắc gia đình sẽ hưởng thêm trợ cấp vài ký gạo).} ****************** Tình thương của mẹ đối với con không cần đặt dấu chấm hỏi mà là vấn đề ngược lại . " Mẹ nuôi con như trời như bể , con nuôi mẹ con kể từng ngày..." Nghe nói đã có trường hợp con gạt mẹ chở vào viện dưỡng lão bỏ luôn trong cộng đồng VN (hy vọng chỉ để răn đe không thật ) . Hồi trứơc 75 , con trai là gánh nặng của mẹ , nuôi con khôn lớn , chịu khó sáng sớm đi chợ mua óc heo cho con ăn để thêm trí nhớ mà học hành thi cử đỗ đạt . Rồi ngày con lên đưòng nhập ngũ đêm nào cũng ngồi trước bàn thờ cầu nguyên con được bình an . Con về phép thì vui mừng hớn hở mua cá ngon nấu cho con nồi canh chua, tô cá kho tộ con thèm . Có ăn được gì đâu chỉ ngồi nhìn con mà lòng muốn no ngang. ( Không dám kể tới đoạn kế , tan lòng nát ruột những bà mẹ có con tham chiến ở VN ) Rồi tưởng súng hết nổ thì con về với mẹ , ai ngờ con bi đoạ đày tù ngục đói khát , mẹ lại cơm đùm cơm túm thăm nuôi con . Mấy lần gặp mặt nhìn thấy bàn tay con mất hết một ngón , nước mắt má cứ tuôn trào không cầm được bởi sinh con đủ đầy như người ta sao giờ ra nông nổi nầy hả con . Con phải nhỏ nhẹ " Má ơi đừng khóc, không thôi con vô kỷ luật ..." mới nín !! Mấy lần chỉ được nhận quà đọc ghi chú của má , đợi đến tối úp mặt vào gối mà nấc " Hai gói bột gạo , nửa ký mì gói , hủ mắm ruốc xào , nửa ký đường...." bởi chử viết run run đâu còn mạnh mẽ như ngày nào . Không đủ can đảm xin má ở nhà đừng đi thăm nuôi cho cực nhọc nhưng mỗi lần pha miếng bột buổi sáng lòng cứ rưng rưng.... Trong các bài viết tôi đã đọc , " Bà Mẹ Quê " của Th. Tá Mũ Xanh Tô Văn Cấp làm lòng xúc động nghẹn ngào thổn thức mỗi lần ông về phép . " Bà Mẹ Quê" cứ " Giê Su Ma, lạy Chúa tôi..." khi nhìn thấy con mình bình yên về thăm bằng xương bằng thịt . Tay run run sờ soạng vào người con xem chiến tranh có làm sứt mẽ chút gì báu vật của mình ? Bên dân sự "ông thầy " nhà văn Võ Hoài Nam Tiểu Tử kể câu chuyện má lên thăm vợ chồng con cái ông trước ngày gia đình sắp sửa rời VN. Câu chuyện tên " Thằng Chó Đẻ " (?) rất miền Nam với danh xưng " MÁ" thay vì "MẸ" ( Dù hai chử cùng nghĩa, nhưng với tôi " MÁ" ngọt ngào và gần gũi hơn ) . Gọi con " Chó Đẻ " là cách biểu lộ tình yêu như biển trời của MÁ ở trong này, ( không mang nghĩa xấu , trái lại rất ngọt ngào như đường mía lau ). Một tác giả khác để đời với bài thơ trong đó có câu : " Đổi cả thiên thu TIẾNG MẸ CƯỜI... " ( Phải quá , nếu cần đổi gì khác nữa mà con được lại mẹ bên mình thì con cũng dám...) Còn má người ta không hiểu nổi tấm lòng tiếng vọng câu thơ . Chỉ khi nhìn chung quanh không có má nhai từng miếng cơm mớm , đút từng muỗng thuốc vào cái miệng khô khốc vì bệnh của con , con mới cảm nhận được con cần má đến cở nào... “ Thiên Chúa muốn ban phát tình yêu của Ngài đến từng Sinh Mệnh ( người , vật ) nên Ngài đã TẠO RA NHỮNG BÀ MẸ !!!” Viết Thêm Một Chút : Hồi trước 75 mỗi tối thứ Tư đài Truyền Hình Việt Nam có kịch nói ( thoại kịch) ban Kim Cương là phố xá vắng hoe , không bóng người lai vãng . Mấy chị gánh nước mướn thu xếp đại đại cho xong mối quen , ráng ăn uống sớm sớm buổi chiều , tắm rửa sạch sẽ dành chổ tốt trước TV hàng xóm chờ giờ khai diễn . Kim Cương không có kịch vui , mỗi lần kịch nói về tấm lòng bà mẹ , khán giả khóc không cần che mặt . Cùng với Kim Cương là Vân Hùng- cũng như Thẩm Thuý Hằng phải có La Thoại Tân hay Hùng Cường Mai Lệ Huyền - Tôi nghiệp Vân Hùng bị chửi tắt bếp vì vào vai người tình phụ , hoặc đứa con bất hiếu ( bây giờ VC gọi là vai phản diện...). Má và mấy chị em gái chăm chú dán mắt vào khung truyền hình , còn tụi con trai thì đứa đi chơi bạn bè , đứa làm bài tập . Ba lo sổ sách giấy tờ, họa hoằn lắm mới coi chút xíu - ba không thích nước mắt - . Tới hồi nghĩ giải lao mười lăm phút mấy mẹ con hỉ mũi rẹt rẹt . Đứa Út rót má miếng nước, bưng rỗ trầu cau để nếu má thèm thì têm một miếng - má còn trẻ mà ghiền trầu- . Khán giả bàn tán xôn xao , lên án Vân Hùng , cảm thương Kim Cương , bà Bảy Nam , chỉ có má là im re, bởi vì má còn khổ hơn nhân vật chính trong tuồng . Đó là hôm nào má khoẻ còn sức coi. Có mấy lần tuồng mới chiếu má đã ngủ mất đất vì dậy ba bốn giờ sáng lo buôn bán nuôi gia đình khổng lồ mười mấy mạng gồm cả con lẫn cháu của má. Nhớ lại phút giây má còn quanh mình lòng rưng rưng . Giờ chỉ nhìn thấy má trên bàn thờ , gương mặt vẫn hiền từ nhìn xuống mấy đứa con hết còn lân đận lao đao như thời ở VN , no đủ vật chất mà lúc nào cũng thiếu điều gì trong tâm hồn . MÁ ƠI !! " Đổi cả thiên thu TIẾNG MẸ CƯỜI...." ***************** Tôi gọi người cho tôi bú mớm , chăm tôi khôn lớn bằng " MÁ" , con tôi nó gọi người cho tiền quà sáng rồi chở đi học bằng xe đạp là " MẸ" . Hai cách gọi khác nhau nhưng cùng mô tả nhân vật trong đời mà cho dù có gìa đi tám chín chục tuổi dưới mắt " Họ" chúng tôi chỉ là những đứa con nít ba bốn tuổi . Một lần con kể hồi mấy mẹ con còn ở VN, con đánh lộn khiến cô giáo mời mẹ lên văn phòng . Cô dọa đuổi học vì " mới bây lớn mà cháu du côn du đãng như thế này làm sao nhà trường dạy nổi ? " rồi con thấy mẹ quỳ xuống năn nĩ cô giáo xin tha cho con một lần . Từ đó con tự hứa với lòng sẽ chẳng bao giờ để chuyện đó xãy ra nữa . Qua Mỹ bị ăn hiếp cở nào con cũng nhịn . Con nói " Có lần thằng Xì xô con té xuống đất , cở nó con nuốt cái một mà nhớ mẹ từng quỳ gối trước mặt người khác vì con , con BỎ ĐI !!" Nguoiviettudo |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Say đi emUống cồn là uống rượu. Uống rượu phải say. Dĩ nhiên thế. Không say thì uống bia rượu làm gì?
Bài này nói về say rượu dưới góc nhìn khoa học, nhưng vì lấn cấn một chút tới tửu lượng của phụ nữ nên tôi mượn luôn câu thơ “Say đi em” trong tập “Thơ Say” của thi sĩ Vũ Hoàng Chương để đặt tựa cho bài báo này.
Bia rượu gọi chung là cồn. Dù đó là bia Sài Gòn, bia Hà Nội, Tiger hay Heineken…, rượu vang hay rượu nếp, rượu Gò Đen, Làng Vân, Vodka hay Cognac, Whisky…, tất cả đều là cồn, là ethanol, có công thức hóa học là C2H5OH. Chúng chỉ là khác mùi vị do “tạp chất” và độ rượu cao thấp.
Say nhanh say chậm Note: hình trong bài là minh họa Say nhanh hay chậm là do tốc độ hấp thu rượu vào máu. Hấp thu càng lẹ càng chóng say. Khoảng 20% bia rượu được hấp thu ở dạ dày, và 80% ở ruột non.
Con số 20% ở dạ dày không hề nhỏ. Vì vậy trước khi uống rượu cần “lót dạ” (dân trong nghề gọi là “đổ bể tông”), nhất là nên “đổ” trước những món nhiều bột đường (carbohydrates) và protein (cá, thịt, đậu…), hoặc vừa uống vừa phá mồi, thì hấp thu rượu sẽ chậm, nói cách khác, lâu say hơn.
Một yếu tố khác, rượu nồng độ càng cao, càng dễ hấp thu. Rượu nặng, khoảng 30 – 50 độ uống mau… xỉn hơn bia hoặc rượu vang. Bia khoảng 5 độ cồn, còn rượu vang khoảng 13 độ.
Quý bà dễ say hơn… Thông thường phụ nữ uống rượu yếu hơn đàn ông. Điều này được khoa học giải thích như sau: Thứ nhất, tổng lượng nước trung bình trong cơ thể đàn ông nhiều hơn đàn bà (62% so với 52%), nghĩa là dễ làm loãng rượu hơn. Như đã nói ở trên, rượu cao độ uống dễ xỉn hơn. Thứ hai, tỉ lệ mỡ của mấy bà nhiều hơn nạc. Tôi không có ý nói mấy bà gầy hay béo, tôi chỉ muốn nhấn mạnh, tỉ lệ chất béo của mấy bà nhiều hơn so với đàn ông vai u thịt bắp cùng trọng lượng.
Sau khi được hấp thu, rượu – đúng hơn là chất cồn (ethanol)- hòa tan vào máu. Máu mang cồn đến khắp các mô trong cơ thể. Cồn vào được trong các mô là nhờ hòa tan vào nước có trong mô. Cồn không tan trong mỡ, nên không thể chui vào các mô mỡ được. Mỡ nhiều hơn nạc (như quý bà ), hậu quả là lượng cồn “tồn đọng” trong máu trong cao hơn. Lượng cồn trong máu cao thì dễ xỉn.
Và sau cùng, được xem là yếu tố quan trọng nhất, đó là cơ thể mấy bà có ít men chuyển hóa chất cồn. Nói cách khác, chuyển hóa rượu chậm hơn, nên cồn cứ luẩn quẩn trong máu, làm dễ xỉn hơn.
Tóm lại, quý bà uống rượu “yếu” hơn, dễ say hơn quý ông, nếu cùng uống một lượng rượu như nhau … nhưng chớ thách thức “say đi em” Một phim bộ của Hàn Quốc mà tôi mới xem, “Nhà nữ sử học tập sự”, nói về vương triều Joseon (Triều Tiên) vào đầu thế kỷ 19. Bộ phim lôi cuốn, vì các sử gia thời đó được phép tham dự triều chính để ghi chép. Không ai, kể cả nhà vua, được phép gây áp lực sửa đổi, biên tập, và thậm chí không được xem bản thảo mà họ viết để bảo đảm tính trung thực của lịch sử.
Hai mươi năm trước, nhà vua đã giết anh soán ngôi. Cô sử gia tập sự Goo tình cờ nghe được chính vua nói chuyện mờ ám này với tể tướng. Vua chột dạ, nửa đêm cho mời Goo vào cung mời… nhậu để thăm dò, gài bẫy. Nhà nữ sử học xinh đẹp này tỉnh bơ tâu: “Tửu lượng của thần cao lắm, bệ hạ uống không lại đâu”.
Mà quả thật như thế, những ngày đầu đi làm ở Nghê Văn Quán (như viện Sử học bây giờ), Goo đã bị các đồng nghiệp nam khinh miệt, chế giễu, mời rượu. Cô chấp họ chơi xa luân chiến, lạnh lùng uống cạn từng chén rượu, knock-out từng người một mà không cần đụng tới “mồi” đưa cay. Bộ phim gây ấn tượng với tôi vì tính trung thực của lịch sử được xem trọng thời đó. Nhưng bài này đang nói về rượu, về “say đi em”. Trong thực tế, tôi biết, không ít bà có “năng khiếu” bia rượu thuộc hàng cao thủ, mặc dù hình thể thuộc loại có da, có thịt (mỡ). Chỉ nhìn họ uống cũng đủ thấy… say rồi: Cạn ly ngọt xớt, mặt lạnh như tiền, thần sắc không đổi. Thường ngày họ không uống. Khi cần thì uống như thế đó, uống để dằn mặt mấy tay bợm lè nhè, khoác lác.
Như đã nói ở trên, mau say hay chậm say là do nồng độ cồn trong máu nhiều hay ít. Có lẽ men (enzymes) chuyển hóa của những quý bà này bẩm sanh đã dồi dào một cách… “phi giới tính”, khiến cồn trong máu chuyển hóa nhanh, làm họ chậm say.
Ngược lại cũng có quý ông, chỉ cần ngụm rượu nhỏ cũng đủ làm đỏ bừng mặt, choáng váng, khó chịu lại là do enzyme chuyển hóa quá ít. Giới văn sĩ gọi trường hợp này là… “một nửa đàn ông là đàn bà”.
Chỉ muốn đập đầu vô tường? Chuyển hóa bia rượu nghĩa là cơ thể dùng chất xúc tác là men (enzyme), biến cồn thành các chất khác để sử dụng hoặc thải ra ngoài. Nhưng trước khi chuyển hóa, cơ thể phải hấp thu rượu vào máu.
Sau khi hấp thu,
Khoảng 10% lượng cồn không chuyển hóa sẽ được bài tiết qua nước tiểu, phân, mồ hôi và hơi thở. Qua hơi thở là điều phiền toái vì cảnh sát sẽ thử độ cồn để phạt vi phạm, uống rượu mà còn lái xe.
Khoảng 90% lượng cồn được gan chuyển hóa thành acetaldehyde, rồi thành acid acetic. Sau cùng thì acid acetic bị các tế bào “đốt cháy” tạo năng lượng, sinh ra carbon dioxid (CO2) và nước. Uống nhiều bia rượu là nạp calo, không có lợi cho giảm béo là vì thế.
Chính chất acetaldehyde trong quá trình chuyển hóa gây nhức đầu sau cơn xỉn. Do đó nếu uống nhiều rượu, acetaldehyde sẽ chuyển hóa (chậm), không kịp thành acid acetic, hậu quả sáng hôm sau chỉ muốn đập đầu vô tường là vì vậy.
Để giảm nguy cơ cho bức tường vô tội, khi uống rượu, không những chỉ nên “phá mồi” mà còn “chữa cháy” (uống nước) càng nhiều càng tốt. Nước và đồ ăn có thể làm giảm bớt ngầy ngật khó chịu sau cơn say, nhưng giảm bớt không có nghĩa là không bị vật vã! Nhớ rằng, uống nước không làm giảm cơn say và cũng không thể bảo vệ lá gan.
Mật ngọt chết ruồi, rượu ngọt chết… người Cocktail là đồ uống chứa rượu trộn với đủ loại (nước) trái cây. Một loại khác khá phổ biến là brunch, được xem là thức uống khai vị trong các party ở phương Tây. Brunch gồm trái cây thái miếng (không xay), thường là táo, cam, lê… với rượu (thường là rượu vang). Có thể thêm chút đường để quý bà dễ uống. Hương trái cây, vị ngòn ngọt, cảm giác lâng lâng, thì đúng là… “say đi em”. Vị ngọt bị cáo buộc là thủ phạm là mau say rượu.
Điều này oan cho… ngọt. Đường ảnh hưởng không đáng kể đến việc say mau say chậm. Rượu ngọt dễ uống, nên cũng dễ tiện tay nâng ly. Uống nhiều nên say hồi nào không biết.
Tuy nhiên, đường làm chậm tốc độ chuyển hóa của rượu, lượng acetaldehyde chậm chuyển thành acetic. Hệ quả là acetaldehyde tồn dư nhiều trong cơ thể, nên các loại rượu ngọt như rượu mùi, champagne, rượu vang loại ngọt… uống dễ nhức đầu là vậy.
Tin đồn trên bàn nhậu
Càng uống đô rượu càng tăng, tửu lượng càng cao mới anh hùng. Chuyện anh hùng bàn nhậu đúng sai xin để quý bà “nội nhân” phán xét, nhưng càng uống, đô rượu càng tăng là có thật. Tăng đô chỉ là do hệ thống thần kinh đã quen với lượng độc chất cao hơn. Nhưng một khi cồn đã hấp thu vào máu thì tốc độ chuyển hóa cồn hầu như vẫn thế, chứ không phải uống được bia rượu nhiều hơn thì chuyển hóa cồn nhanh lên hơn. Tốc độ chuyển hóa không thay đổi mà lại nạp rượu nhiều quá thì hệ quả là tồn dư acetaldehyde sau cơn say xỉn.
“Lên đô” là dấu hiệu cảnh báo cho biết, cơ thể đã bắt đầu bị ảnh hưởng do rượu. Acetaldehyde vẫn được tạo ra, gan vẫn bị tàn phá mà mình không hay. Lại có tin đồn, uống cà phê trước khi vào đấu trường… rượu thì sẽ cạn ly ngọt xớt hơn, khó say hơn. Đúng là chất caffeine trong cà phê làm người ta tỉnh táo hơn, nhưng uống càng nhiều, nồng độ rượu trong máu càng tăng; rồi đã say mà cứ tưởng mình tỉnh. Đến lúc nào đó, không còn kiểm soát được hành vi.
Điều chắc chắn là, rượu tăng một, cà phê tăng hai thì có thể giúp tỉnh táo chút đỉnh, dù vẫn say như thế. Còn đi tiếp rượu tăng ba thì có khi về nhà bị say âm ỉ cả tháng cả năm chưa hết.
Thơ say… Tập “Thơ say” là tác phẩm đầu tay của Vũ Hoàng Chương xuất bản năm 1940 tại Hà Nội. Bài thơ của ông được nói đến nhiều nhất là “Mời say”. Giới văn chương đồn rằng Vũ Hoàng Chương thất tình một tiểu thư Hà Nội nào đó, rồi vùi đầu vào men rượu, vũ trường và kỹ nữ.
… Say đi em! Say đi em!
Vũ Hoàng Chương được xem là thi bá của thế kỷ 20. Ông học đại học Luật, rồi bỏ. Học toán cũng bỏ ngang. Ông là thầy giáo mẫu mực, nho nhã, đi xích lô đến trường dạy Việt văn nổi tiếng một thời ở Miền Nam. Thơ ông đầy mộng ảo. Ông say thơ, say thuốc (phiện) là điều có thật, nhưng tôi chưa nghe ai nói đã từng ngồi đối ẩm (rượu) với ông. Có lẽ rượu chỉ là phương tiện để ông say thơ.
Vâng, rượu chỉ là phương tiện để đi vào thế giới chiêm nghiệm của riêng mình, là phương tiện chuyện trò với bằng hữu cho đậm đà hơn, chứ không phải để thể hiện cái tôi, như anh binh nhì khi say tưởng mình là đại tướng.
Tôi
không thể đưa ra lời khuyên nên uống (rượu) bao nhiêu là vừa. Xin dẫn
lời của danh y Hải Thượng Lãn Ông, Bán dạ tam bôi tửu, Lương y bất đáo
gia. Nghĩa là, tối ba ly rượu thì nghỉ chơi bác sĩ được rồi. Ly rượu hồi
xưa nhỏ như chén tống uống trà. Uống xong ba ly tí tẹo này mà không đàm
đạo cho phả hết hơi rượu thì liệu ra đường có thoát được máy test hơi
cồn của cảnh sát không… Tôi không chắc!
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Học cách chấp nhận để hạnh phúc hơnTại sao chấp nhận là sự rèn luyện khó nhất và quan trọng nhất? Hiện tại, có một điều vô cùng khó khăn đang xảy ra trong cuộc sống của tôi. Tất nhiên, tôi ước rằng nó sẽ không tồn tại, nhưng điều ước đó chẳng thể thay đổi được hiện thực.
Vẫn luôn là như vậy: Chiến đấu với thực tế và cuối cùng bị thực tế đánh bại.
Và vì vậy tôi nghĩ ra rằng có thể đây là một thời điểm tốt để học cách chấp nhận. Hiện
thực có thể tàn nhẫn, nhưng chối bỏ nó là một hành động tự ảo tưởng.
Chấp nhận là cách giải quyết, là bước đầu tiên để tạo ra điều tốt hơn. Khi nghiên cứu về một ý tưởng hay một kinh nghiệm, tôi thích bắt đầu với điều gì không phải là chúng. Trong trường hợp này, đâu là những lầm tưởng và hiểu sai về sự chấp nhận đang cản trở chúng ta thực hiện nó?
Lầm tưởng thứ nhất: Chúng ta ổn và đồng tình với điều đang diễn ra.
Hiểu nhầm lớn nhất về sự chấp nhận: nó có nghĩa là chúng ta ổn với điều mình đang phải đối mặt, rằng theo một cách nào đó chúng ta chấp nhận tình huống mà mình không muốn xảy ra. Thực tế: Sự chấp nhận không đòi hỏi phải đồng tình.
Chấp nhận thực tế không có nghĩa là bây giờ chúng ta mong muốn những điều ta không muốn. Nó không bao hàm việc cảm thấy tốt hoặc nhẹ nhàng với điều chúng ta đang phải đối mặt. Nó không có nghĩa là bây giờ chúng ta đồng tình với thực tế đó.
Lầm tưởng thứ hai: Chấp nhận thực tế nghĩa là ngừng cố gắng thay đổi.
Chúng ta tin rằng sự chấp nhận đồng nghĩa với việc đồng ý một cách thụ động và từ bỏ mọi nỗ lực để thay đổi tình hình. Sự chấp nhận đang biểu thị rằng chúng ta đồng thuận để tình hình này kéo dài mãi. Điều mang tính quyết định là chúng ta đang “kéo chăn qua đầu” không quản nữa. Thực tế: Chấp nhận thực tế không có nghĩa là ngừng nỗ lực thay đổi.
Sự chấp nhận không có nghĩa là chúng ta từ bỏ việc thay đổi thực tại. Sự chấp nhận liên quan đến thời điểm hiện tại, chứ không phải tương lai. Hơn nữa, chấp nhận không phải là một hành động thụ động, mà là một hành động khôn ngoan. Nghĩa là chúng ta chấp nhận bắt đầu nỗ lực từ hoàn cảnh hiện tại và suy xét xem điều này thật sự là gì.
Lầm tưởng thứ ba: Chấp nhận là thất bại.
Chúng ta thường được giáo dục, những người hiền lành, kẻ thua cuộc mới phải chấp nhận thực tế. Đó là điều chúng ta phải chịu khi gặp thất bại. Chúng ta xem sự chấp nhận là một lựa chọn khi không còn lựa chọn nào khác, một kết thúc chán nản cho một trận chiến mà ta đã thua. Thực tế: Sự chấp nhận không phải là một hành động thất bại.
Sự chấp nhận, với nhận thức đúng đắn, có thể được coi là một hành động can đảm. Nó dành cho những người có đủ sức mạnh để đối diện với sự thật và ngừng việc phủ nhận nó. Nó có thể là bước đầu tiên trong quá trình thành công và thay đổi thực sự.
Vậy nếu không có những lầm tưởng này, thì chúng ta sẽ gọi sự chấp nhận là gì?
Có thể hữu ích khi sử dụng một từ khác. Thay vì tự hỏi: “Mình có thể chấp nhận điều này không?”, ta nên nghĩ: “Mình có thể thoải mái với điều này không?” Hoặc là, “Mình có thể sống chung với điều này một cách bình thường không?” Hay, “Mình có thể đồng ý với tình hình hiện tại chứ?” Những lời này khiến chúng ta cảm thấy khả thi hơn khi nghĩ về sự chấp nhận. Bởi vì thực tế là, có điều gì đó trong chúng ta không bao giờ hoàn toàn chấp nhận hoặc cảm thấy ổn với những gì chúng ta không muốn, và điều đó cũng bao hàm trong quá trình này.
Thoải mái với điều đó có nghĩa là chúng ta cũng cảm thấy thoải mái với phần đang kêu gào phản đối trong chúng ta. Nó nghĩa là chúng ta tạo ra không gian cho phần không chấp nhận bên trong mình. Chúng ta cùng lúc chấp nhận thực tế và đồng thời từ chối nó một cách gay gắt. Chúng ta không đòi hỏi bản thân phải loại bỏ sự phản kháng; sự phản kháng đó là người bạn của ta. Nó ở đó để bảo vệ ta khỏi những điều ta không muốn. Vậy nên chúng ta chấp nhận và cho phép xảy ra hoàn cảnh tiêu cực và cả sự ghét bỏ nó.
Thứ hai, chấp nhận là thừa nhận rằng tình huống này thực sự đang xảy ra. Đó không phải nói rằng chúng ta thích nó, đồng thuận với nó, hoặc sẽ ngừng cố gắng thay đổi nó, đơn giản chỉ là chúng ta đang chấp nhận rằng đó là những gì đang có. Yếu tố chính của sự chấp nhận là cởi mở với thực tế đang diễn ra, chứ không phải cách chúng ta cảm nhận về nó. Sự chấp nhận nghĩa là chúng ta sẵn sàng nhẫn chịu một tình huống khó chịu.
Trong trường hợp của tôi, với tình huống mà tôi phải đối mặt, tôi đang tập thư giãn với thực tế là tôi chẳng có cách giải quyết nào cho hoàn cảnh khó khăn này. Tôi chấp nhận tình huống này, mặc dù tôi mong nó sẽ khác đi và hiện tại tôi không biết làm thế nào để biến điều đó thành hiện thực.
Điều hài hước là việc chúng ta từ chối chấp nhận một tình huống thường liên quan đến một cuộc đấu tranh chống lại thực tế. Chúng ta từ chối chấp nhận điều đang diễn ra. Dưới góc độ này, thì sự từ chối chấp nhận thực tế có một chút điên rồ.
Khi thực hành chấp nhận, chúng ta chỉ nói: “Đúng, điều này đang diễn ra.” Chính là nó. Và nghịch lý thay, điều đó lại giải phóng chúng ta để bắt đầu thay đổi hoàn cảnh hoặc thay đổi bản thân khi đối mặt với tình huống ấy.
Giống như một người bạn tốt từng nói, hoàn cảnh thay đổi hoặc bạn thay đổi, dù sao thì sự thay đổi cũng sẽ xảy ra. Chúng ta hao phí quá nhiều năng lượng cho việc đấu tranh với thực tế đến mức chúng ta không sử dụng năng lượng và mục tiêu của mình vào việc chúng ta có thể làm gì với nó. Chúng ta mắc kẹt trong một cuộc tranh cãi với vũ trụ. Sự chấp nhận cho phép chúng ta ít nhất là bắt đầu làm bất kỳ điều gì chúng ta có thể làm từ hoàn cảnh hiện tại.
Sự chấp nhận là một bước tiến sâu sắc và mạnh mẽ trong quá trình trưởng thành và phát triển. Nó đòi hỏi lòng can đảm để thành thật với hoàn cảnh của bản thân. Sự chấp nhận đòi hỏi quyết tâm để cảm nhận điều gì là chân thực. Điều này có thể vô cùng đau đớn, nhưng nó hữu ích hơn nhiều so với việc trốn tránh những cảm xúc như vậy bằng cách phủ nhận thực tế.
Khi thực hành chấp nhận, gồm cả chữ “không” ban đầu, chúng ta đang cho phép mình thực sự tham gia vào cuộc sống của mình, để trải nghiệm khoảnh khắc hiện tại như nó vốn là như vậy.
Chúng ta cho phép mình ngừng đấu tranh với thực tại, điều mà chúng ta thấy thật mệt mỏi và vô ích.
Sự chấp nhận là phản trực giác nhưng lại cực kỳ khôn ngoan. Khi chúng ta sẵn sàng nói: “Phải, đây là cách nó diễn ra dù mình có muốn nó hay không,” có điều gì đó nguyên sơ trong chúng ta được thư giãn. Chúng ta có thể thoải mái thở ra; trò lừa bịp mà chúng ta tạo ra cuối cùng đã kết thúc.
Điều hài hước là, chúng ta gần như luôn biết điều gì là chân thực và chỉ đang tự đánh lừa chính mình với sự không chấp nhận. Sự chấp nhận cho phép chúng ta sống thật với chính mình, cùng đồng hành với bản thân.
Khi chúng ta có thể nói rằng tôi chấp nhận cách điều này diễn ra – ngay cả khi tôi ghét nó và không biết phải làm gì với tình huống đó – thì ít nhất ta có thể đối diện với sự thật, mà cuối cùng thì nó khiến ta yêu thương trân trọng bản thân, can đảm và mạnh mẽ nhất để tạo ra cuộc sống của chính mình. Nancy Colier là nhà trị liệu tâm lý, công sứ của những người có tín ngưỡng khác nhau, diễn giả cộng đồng, nhà dẫn dắt hội thảo, và tác giả của cuốn sách “The Power of Off: The Mindful Way to Stay Sane in a Virtual World.” (Tạm dịch: Sức mạnh của sự buông bỏ: Cách tỉnh táo để giữ vững lý trí trong một thế giới ảo.)
Nancy Colier _ Nhã Liên |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vuiTrên chuyến bay từ Atlanta đi Austin tôi ngồi băng ghế gần đôi vợ chồng người Mỹ lớn tuổi. Người vợ khá đẹp và săn sóc chồng rất tỉ mỉ. Tôi hay quay đầu nhìn lại người đàn ông vì ông ta đội cái mũ lưỡi trai có thêu logo " Cựu chiến binh Việt Nam". Tự nhiên lòng tôi có chút ngưỡng mộ. Khi chuẩn bị xuống máy bay tôi mới có cơ hội đứng lên chào ông bà:
Note: hình trong bài là minh họa Lúc này, người đàn ông đã hiểu ý tôi, ông hỏi:
Đó là một ngày khá thú vị với tôi. Chia tay người cựu chiến binh VN và người vợ dễ thương của ông một ngày cuối tháng năm với Lễ tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong vào thứ hai này, thân mời đọc bài viết về câu chuyện có thật đã lâu. Tôi thức dậy khi tiếng chim hót ríu rít thật vui tai trên rặng cây cao ở khu rừng thông bên cạnh nhà. Sáng thứ sáu, ngày cuối tuần vui vẻ, tôi mang tâm trạng vui tươi đó khi diện chiếc quần jean và cái áo trắng thụng thụng khá model để đi làm. Trong tuần, chỉ có ngày thứ sáu là được tự do mặc jean thoải mái, khác với những ngày đầu tuần, lúc nào cũng phải mặc đồ nghiêm túc, lịch sự để gặp gỡ, làm việc với khách hàng. Khách hàng là … thượng đế nên mình không được ăn mặc lè phè.
Tôi thật may mắn được làm việc với ông Sếp rất dễ thương, không hề biết làm khó dễ nhân viên là gì.
Kể từ dạo công ty tôi làm mở mang thêm mấy dãy lầu, sân bãi đậu xe cũng được nới rộng ra. May quá, văn phòng của Sếp phải dời sang tòa lầu khác để thuận tiện cho ông trong việc họp hành, giao tiếp với khách hàng hay gặp gỡ các Sếp lớn. Tôi được đưa sang làm ở phòng film, cách văn phòng của Sếp một dãy cơ xưởng lớn. Một mình một cõi, cả tháng chưa thấy mặt Sếp, khi có chuyện gì cần dặn dò, trao đổi thì Sếp điều khiển từ xa, qua mấy cái email là xong. Công việc trôi chảy nhịp nhàng như thế, tính ra cũng hơn hai mươi năm rồi, tôi chưa hề bị khiển trách, thỉnh thoảng còn được khen thưởng. Là người phụ nữ da vàng duy nhất của Phòng Proofreading (Đọc bản vẽ và sửa bản in) tôi nhận được khá nhiều ưu tiên từ Sếp so với các đồng nghiệp khác màu da, khác màu mắt. Thích nhất là giờ giấc làm việc thật thoải mái. Thay vì mỗi ngày làm 8 tiếng, năm ngày một tuần; đi đi về về, tôi đã xin làm rút gọn trong bốn ngày, mười tiếng một ngày với lý do nhà xa, mà thật ra là để đỡ “hao xăng” và lại có thêm được một ngày nghỉ, tha hồ mà lang thang lên trang web … buôn dưa leo với mấy bà tám! Giờ có mặt ở bàn làm việc của tôi cũng chẳng bó buộc, tôi không sợ bị đi trễ, không bị áp lực trong công việc và giờ giấc. Tôi biết đó là những ưu đãi trong nghề nghiệp mà không phải ai ước là cũng có được. Đường công danh của tôi, tuy không đạt đến đỉnh như bao người với quyền cao chức trọng, nhưng đó là một công việc tôi yêu thích, với đồng lương xứng đáng so với khả năng và tuổi tác của mình.
Lòng hân hoan, thơ thới, tôi lái xe đi qua con đường quen thuộc mà tôi đã đi lại nhiều năm. Buổi sáng sớm, đường phố chưa tấp nập lắm, sương mai còn phủ lờ mờ khiến cảnh vật thật huyền ảo, mùi cỏ mới cắt dịu dàng, thoang thoảng làm tôi ngất ngây. Tôi vặn lớn volume của CD trong xe, lắng nghe âm thanh tiếng nhạc dạo … “… Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, … chọn những bông hoa và những nụ cười …” …nghe có lý lắm! Bỗng nhìn lên kiếng chiếu hậu, ánh đèn màu xanh biếc đang chớp chớp, xoay xoay … Chết mẹ rồi, cảnh sát! Tôi bình tĩnh đưa tay tắt nhạc, cẩn thận lái xe thêm một đoạn, tìm cách tấp vào một khu shopping bên phải, tắt máy xe và chờ đợi. Chiếc xe cảnh sát nối đuôi tôi, cũng tấp vào phía sau. Mấy phút sau, một viên cảnh sát người Mỹ trắng cao to với hàm râu xồm xoàm làm khuôn mặt thêm phần oai vệ, nếu tôi không muốn nói là dữ tợn:
Tôi xây xẩm mặt mày, không lắng nghe hắn nói lải nhải gì thêm về luật giao thông … Tôi biết, một khi cảnh sát đã phán là y như tòa án phán, không kiện thưa làm gì cho tốn công mà còn phải trả lệ phí tòa án. Nó nói mình chạy 72 miles? Cũng có thể lắm, khi vừa lái xe mà vừa nghe nhạc xập xình, có thể đầu óc hưng phấn nên lở trớn … Tôi thầm tính toán, với tốc độ vượt mức cao nghệu như thế, tôi phải chi ra bao nhiêu tiền để đóng phạt cho lần này, chi phí này chúng tôi vẫn gọi đùa là…tiền ngu! Viên cảnh sát lải nhải một hồi, hắn ta trả lại tôi cái bằng lái xe và tấm thẻ bảo hiểm xe. Tôi nhìn đôi mắt màu xanh lá cây biêng biếc của hắn và nghĩ đến những tờ tiền cũng màu xanh như thế phải chi ra một cách oan uổng. Vẫn chưa thấy tờ biên lai phạt màu vàng, không biết hắn xác định tội trạng của mình như thế nào đây, tôi nghe hắn tiếp: - Bà đã chạy quá nhanh trên đoạn đường vắng vẻ này, rất nguy hiểm cho bà.
Tôi vẫn còn bán tín bán nghi, không thể nào tin vào vận đỏ hôm nay. Cho đến ngày hôm sau ……Trưa thứ bảy, tôi có điện thoại vào sở để sửa một vài lỗi trong bản in sắp lên khuôn, hôm đó tôi được phép đi ra ngoài ăn trưa vì căng tin đóng cửa. Vốn không thích những thức ăn nhanh của Mỹ nên bất đắc dĩ lắm tôi đành phải ghé vào một cửa hàng ăn vội đĩa salad. Trong khi đang chờ lấy order…
- Xin lỗi bà, cho phép tôi ngồi ghế này được không?
Người đàn ông cười:
- Để tôi giúp bà.
Người đàn ông đến quầy giúp tôi lấy thức ăn và nhận luôn phần ăn của ông ta bưng về bàn. Chúng tôi cùng ngồi ăn trưa. Tôi vừa dùng đĩa salad của mình vừa lắng nghe. Nét mặt người đàn ông có vẻ bùi ngùi, ông ta nói thật chậm, giọng kể lể, câu chuyện của ông đưa tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác:
Cho đến một ngày … năm năm trước đây, mẹ tôi bị đau thận, cả hai quả thận của bà đều không còn hoạt động được bao lâu nữa. Bà mỏi mòn chờ một trái thận “từ thiện” thích hợp để kéo dài đời sống. Và … như một định mệnh, hay nói đúng ra là một sự đền bù được Thượng Đế sắp đặt, một phụ nữ bị tai nạn xe hơi qua đời, trong bằng lái xe có dấu hiệu sẵn lòng hiến dâng cả hai trái thận. Mẹ tôi may mắn được ghép một trái thận từ người phụ nữ nào đó, mang họ Nguyễn, cái họ khắc nghiệt mà bà căm ghét từ lâu. Chúng tôi không được phép biết tên vị ân nhân đó, chỉ biết đó là một bà họ Nguyễn … Thưa bà … mẹ tôi nay sống khỏe mạnh phần đời còn lại với một trái thận mang họ Nguyễn, ... như họ của bà đây.
- …Sáng hôm qua tôi đã nhìn thấy trong bằng lái xe của bà dòng chữ màu đỏ ORGAN DONOR (Hiến Dâng Nội Tạng), bà Nguyễn … thật cám ơn bà. Xin thay mặt mẹ tôi, thật cám ơn những trái tim nhân ái đến từ bên kia bờ đại dương.
Nước mắt ướt nhòe khuôn mặt khi tôi nghe lời cám ơn rất trân trọng của người đàn ông. Trong khi thân xác bao người như cha anh và đồng đội đang còn nằm lại trên quê hương tôi. Mấy mươi năm qua rồi, tôi làm sao dám nhận ở anh lời cám ơn hôm nay. Nhưng qua câu chuyện của người đàn ông vừa kể, quả thận được hiến dâng của người phụ nữ họ Nguyễn nào đã cứu được mạng sống của mẹ anh, người đàn bà khác chủng tộc, không quen biết cũng là một hóa giải cho bao ưu phiền bấy lâu, tôi nghe mà mừng.
Nguyễn Diệu Anh Trinh |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Chậm Lại Hóa HayHình minh họa Người ta thường nói: “Trâu chậm uống nước đục”, tuy vậy ở đời có những cái chậm lại hóa hay. Có người vì chậm mà không phải lên chuyến tàu định mệnh, hoặc vì chậm mà tránh được chuyến bay tử thần, chuyến bay một đi không trở lại bao giờ, cũng có khi vì chậm mà tránh được chuyến xe đi vào vĩnh viễn… Trong số hàng triệu người ly hương, có nhiều kẻ vì hay bị chậm mà lại hóa hay, lại may mắn hơn, hưởng nhiều lợi lạc hơn những người đi trước. Những kẻ đi sau diện ODP, diện đoàn tụ gia đình, hoặc qua đường hôn nhân… đều là những kẻ an nhàn hơn, may mắn hơn, đi bằng máy bay, không phải vượt biên bằng tàu thuyền hay băng đường bộ. Những lớp người vượt biên trải qua chín chết một sống, lao vào cõi chết để tìm sự sống… So với những người thuộc lớp đầu tiên đến đây với hai bàn tay trắng và một tâm hồn tan nát vì quê hương. Những lớp người thuộc diện HO sớm, đến đây với sự khó khăn bỡ ngỡ và phải làm lại từ đầu...Gã đến xứ Cờ Hoa này quả là chậm, quá chậm khi mà cộng đồng Việt đã hình thành vững mạnh và đông đảo. Gã đến xứ Cờ Hoa khi mà quan hệ hai nước đã bang giao, việc đi – về đã dễ dàng. Nếu những lớp người đi trước nhớ nhà, nhớ quê đến da diết tâm hồn, lâu lâu gặp được một đồng hương hay một dấu hiệu quê hương thì mừng lắm, quý lắm. Những tháng năm ấy thức ăn, món uống hay sản vật quê hương rất hiếm hoi, có người mua được chai nước mắn ở chợ Tàu mà mừng rơi nước mắt. Hoặc giả có người đang ở giữa đường mà nghe được người nói tiếng Việt thì cảm động đến độ chạy đến làm quen. Thời của gã đến đây thì hàng hóa made in Viet Nam đã ê hề, đã đầy nhóc các siêu thị: quần áo, gia dụng, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ… Gã đến xứ này theo diện hôn nhân. Vợ gã là con gái của một vị thiếu tá quân lực Việt Nam Cộng Hòa, hai đứa quen biết và yêu nhau trước khi gia đình nhà vợ xuất cảnh theo diện HO 13, sau mấy năm thì vợ gã về Việt Nam bảo lãnh. Bởi thế mà gã mới bảo rằng, tuy trâu chậm nhưng không uống nước đục, thậm chí còn hưởng được nước ngọt ngon, thành quả từ những lớp đi trước gầy dựng nên. Khi gã đến xứ này thì chẳng còn tình cảnh thèm món ăn quê hương hay thèm nghe được tiếng nói đồng hương, thậm chí vào thời điểm ấy người Việt đã “ngán ngẩm” nhau lắm rồi. Người nào cũng bảo” cạch mặt Việt Nam”, “Đụng với người Việt dễ bị phiền toái lắm”...Chuyện người Việt chống báng nhau cứ từ từ nói sau, giờ quay lại những bước đầu của gã ở Mỹ. Đến Mỹ hai tuần sau là có thẻ an sinh xã hội, gã lập tức xin vào hãng sản xuất phụ tùng xe hơi, cày đúng một tuần là bỏ. Khổ trần ai, tiếng dập ầm ầm đinh tai nhức óc, hơi nóng từ hệ thống máy móc tỏa ra thiếu điều như nung trong lò bát quái, xong mỗi ca làm là nằm dài ra chẳng còn thiết ăn uống, sau một tuần nhận được cái ngân phiếu chưa được hai trăm đồng. Trời, làm cực và nặng vậy mà lương thế này thì sao sống nổi? Thiên hạ xưa nay vẫn ca tụng:” Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật, lãnh lương Mỹ”, lương Mỹ như cái ngân phiếu này sao? Bỏ việc, sau có người quen giới thiệu vào một tiệm nails. Tiệm đang hồi thiếu thợ, thế là nhào vô chơi luôn, ban đầu làm vụng, xấu, khách chê dữ lắm nhưng riết rồi quen. Đến khi làm thạo thì sanh ra chán, tuy có tiền mặt và tiền tip rủng roẻn nhưng cảm thấy không thích hợp. Ngày nào vào tiệm cũng đầy chuyện thị phi cãi cọ giữa thợ với thợ, thợ với khách, giữa thợ với chủ, tất cả cũng không ngoài việc giành khách, hơn thua tiền tip, thậm chí đố kỵ vì người này người nọ hơn mình...Công việc quả thật nhàm chán, cứ rị mọ hí hoáy với mấy cái móng đàn bà. Một ngày nọ, một anh thợ nam đắp bột móng tay và thợ nữ chà chân, làm xong người khách chỉ cho có một đồng tiền tip. Anh thợ xé đôi tờ bạc và nói:’ You và me làm chung, nó cho một đồng, you năm mươi, me năm mươi”. Người thợ nữ nghẹn, chửi:” Đồ bần tiện”, không biết chị ta chửi khách hay chửi anh thợ kia, có lẽ cả hai. Rồi một ngày khác có cô thợ vớt tay trên của bạn làm chung;” Tuần trước đi casino thua mấy xấp, giờ tui phải tranh thủ cày bù lại”. Người kia uất ức nhưng không biết làm gì được, chửi:” Bòn đứa dại đãi đứa khôn”. Rồi chuyện thợ này nói xấu thợ kia, bỏ nhỏ với khách:’ Đứa đó làm xấu, chơi thuốc, chỉ biết tiền tip… mầy đừng để nó làm cho mầy”… oải quá, gã bỏ nghề! Cuối cùng vào được một hãng gia công lắp ráp máy cho công ty Google, thế rồi từ ấy tạm yên với công việc của mình, không còn phải đụng hay nhìn thấy đồng hương. Cũng thời gian ấy, có một quyển sách vừa xuất bản đã gây xôn xao dư luận, quyển “ Người Bắc Kinh ở New York” ( tác giả người Hoa, quên tên rồi). Trong quyển ấy có một câu mà gã rất tâm đắc:” Nếu bạn yêu ai, hãy đem họ đến New York; còn như bạn ghét ai, thì cũng đem họ đến New York”. Điều ấy cho thấy, xứ Cờ Hoa này quả nhiên là mảnh đất lý tưởng của những người tỵ nạn ( tỵ nạn với bất cứ lý do gì), là mảnh đất của giấc mơ ( Ameria dream), nhưng nó không dễ dàng tí nào, nó không phải là mảnh đất thần tiên để “ Nằm ngửa ra đô la rơi vào mồm ăn” như những lời đồn phóng đại., những lời nổ sảng. Xứ Cờ Hoa nói chung, New York nói riêng, nó là thiên đường cho những ai chăm chỉ làm ăn nhưng nó cũng là địa ngục cho những ai không chịu nổi những đặc tính của nó. Xứ sở này dù giàu có, tự do nhưng cũng vất vả lắm! Người lao động quần quật và trần ai chứ không dễ gì kiếm tiền. Đồng lương cơ bản làm sao đủ chi trăm thứ chi phí, phải làm thêm giờ, làm job thứ hai...”cày” đến phờ phạc cả mặt mày. Sáng vào hãng, quần quật suốt ngày; tối về quất tô cơm, làm lon budweiser rồi lăn ra ngủ lấy sức để sáng mai lại cày. Ngày gã đến Mỹ cũng là thời điểm có khá nhiều “Việt kiều hồi hộp” xênh xang áo gấm về làng. Họ bỏ ra vài trăm đô là tha hồ ăn nhậu và nổ sảng về nước Mỹ, khoe những tấm hình chụp ké nhà sang xe xịn của ai đấy để lòe dân quê, làm cho không ít người có cái nhìn ngộ nhận và sai lệch về nước Mỹ. Gã đã nghe có người nổ sảng” Mỹ sẽ trả lương và bồi thường cho những ai đã làm sở Mỹ trước 1975” hoặc giả” Mỹ sẽ đền bù thiệt hai cho những ai đã làm việc cho chế độ Sài Gòn”… Biết nói sao với những tay “Áo gấm về làng” như thế! Nước Mỹ quả là thật tự do, muốn đi đâu thì đi, muốn ở đâu thì ở, chẳng cần xin phép ông kẹ bà chằng nào cả. Nước Mỹ thật sướng, muốn theo đảng phái nào thì theo ( chí ít là không phải Communist hay Fascisti là ok!), Nước Mỹ thật tuyệt vời, muốn viết gì thì viết, muốn in sách thì cứ in ( in ra mà bán được hay không mới là quan trọng), viết và in cứ tự do, chẳng phải kiêng kỵ ai, chẳng phải xin phép ai, chẳng bị kiểm duyệt ( khi mà chưa phải là nhân viên cao cấp có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia). Nước Mỹ quả là thiên đường của người cầm bút, tác phẩm có sống được hay không mới là yếu tố quyết định. Nước Mỹ có cả một rừng báo, tạp chí, ấn phẩm… ở đâu cũng thấy sách báo.Những kẻ mang nghiệp chữ thấy mà ham! Nước Mỹ với hệ thống giáo dục tân tiến, khoa học, hữu dụng và thực tế. Giáo dục hoàn toàn miễn phí ( trừ bậc đại học trở lên). Nước Mỹ với nền chính trị minh bạch, tam quyền phân lập, báo chí tự do, khoa học kỹ thuật hiện đại, nghệ thuật khai phóng...Quả thật là ấn tượng sâu sắc với gã! Điều đầu tiên mà gã thích nhất, khoái nhất khi đến nước Mỹ không phải là đi shopping mua sắm mà là vào nhà sách. Gã mê mẩn với muôn hồng ngàn tía của một rừng sách báo. Những năm tháng đầu thì tiếng Anh còn yếu lắm, chưa đọc nổi, chỉ đọc những mẩu tin ngắn và xem hình là chính ( kể cả xem tạp chí playboy, penthouse…). Thế gian này có kẻ nào mang nghiệp chữ mà không mê sách báo bao giờ! Có những lần gọi phone về Việt Nam nói chuyện với bạn bè, gã thật thà “kể khổ” phải cày như trâu. Nhiều đứa cười bảo:” Việt Nam giờ sướng lắm, sáng tà tà cà phê, chiều nhậu sương sương, tối quậy tới bến”, hoặc “ Việt Nam giờ sống thoáng lắm, miễn là đừng đụng chuyện chính trị”… Đôi khi gã cảm thấy lung lay, mình ở đây “cày như trâu”, tụi nó sống tháng ngày hoan lạc hưởng thụ, đến Mỹ để chịu “thiệt” như vậy sao?. Nghĩ đi rồi nghĩ lại, mình vẫn hơn rất nhiều, được thụ hưởng cái tự do, cái bảo đảm về nhân quyền, có tương lai ổn định và vững chắc cho con cái, được thở cái không khí an toàn mà ở quê hương mình không có được! Gã đến Mỹ khi mà cộng đồng người Việt đã đông đảo và phát triển. Ngay tại thành Ất Lăng này, chỉ chừng vài mươi ngàn người Việt ( những năm tháng ấy) nhưng cũng có đến hai cộng đồng. Quanh năm kèn cựa nhau, chụp mũ nhau, đấu tố nhau như “ Chỉ có cộng động thống hợp là hợp pháp”, “ Chỉ có cộng đồng hậu duệ là chính quy”, Một nhúm người mà hai cộng đồng, nhóm nào cũng cho mình là đại diện chính đáng, bao nhiêu cuộc họp dàn xếp nhưng bất thành. Bên nào cũng khư khư cho mình là phải, nhóm kia là quấy, tất cả cũng không ngoài cái danh hão và nguồn trợ giúp của tiểu bang. Người Việt ở đây thường nói vui với nhau một câu tục ngữ mới:” Không ăn đậu không phải Mễ, không chia rẽ không phải Việt Nam”, quả thật như thế! Người Việt lúc nào cũng chống báng nhau, tranh đấu với nhau, kèn cựa nhau, hễ một người làm được mà những người khác không bằng thì thế nào họ cũng lội kéo xuống. Có người còn ví người Việt như những con cua đồng trong cái thau nhôm, con nào ngoi lên thì con kia kéo xuống, những cái que của chúng móc vào nhau! Cũng có người bảo:” Người Việt như nắm cát khô” ngụ ý cát khô sẽ chảy qua kẽ ngón tay. Việc tranh đấu ngoài đời chưa đủ, họ còn chen vào cả việc trong chùa. Chủ tịch cộng đồng và những người thắng thế, kết hợp với những vị tu sĩ kém phẩm hạnh âm mưu đặt để người theo ý mình, hòng điều khiển mọi việc theo ý đồ riêng tư. Có ông thầy tám mươi gần đất xa trời, vậy mà bị họ dựng chuyện phạm giới và đuổi ra khỏi chùa, trong khi ông thầy đã mười mấy năm ròng xây dựng và giữ gìn mạng mạch Phật pháp ở địa phương, Sau khi ông thầy chết, dư luận bất bình quá thì họ lại đem xác thầy về chùa làm lễ rình rang, tưởng chừng như quý mến thầy lắm vậy! Phật tử chùa bất mãn lần lượt bỏ đi hết, giờ chùa vắng như chùa Bà Đanh. Cũng câu tục ngữ mới ấy nhưng phiên bản khác là “ Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam”. Quả thật người Việt ở bang này là chúa đi trễ ( những bang khác thì không biết ra sao), những lễ lạc, hội hè, tiệc tùng… người Việt trễ một hai giờ là chuyện thường. Chỉ duy có đi làm là đúng giờ ( có lẽ đi trễ bị trừ tiền, trừ điểm, đuổi việc…nên sợ). Có những lần đám cưới, gã cứ thật thà đi đúng giờ ghi trên thiệp, hậu quả là bơ vơ lạc lõng ngồi chờ đồng hương đến. Ngay cả những buổi lễ có tính cách tôn giáo cũng thế, đồng hương cứ tà tà, lọt chọt đến sau. Những ngày sống và làm việc ở xứ này, gã cũng tham gia vào việc dạy tiếng Việt ở một ngôi chùa địa phương. Bọn trẻ sinh ra và lên ở đây, chúng có thể nói được tiếng Việt ( vì ba mẹ và ông bà vẫn nói tiếng Việt) nhưng chúng không thể đọc hay viết tiếng Việt được. Dạy tiếng Việt cho tụi trẻ quả là cũng cần thiết và cũng thú vị, giao tiếp với trẻ em thì bao giờ cũng dễ chịu và thoải mái. Nhiều đứa trẻ có lối tư duy rất Mỹ, tuy chúng rất ngoan và hiền nhưng lý luận rất sòng phẳng và rạch ròi. Khi gã dạy tiếng Việt, có ý lồng những nội dung về con ngoan trò giỏi hay con hiền cháu thảo để cho các em biết về văn hóa Việt… Lúc trao đổi với các em, gã cũng học thêm được chút ít về lối sống Mỹ. Khi gã hỏi một em học sinh về tình cảm và cách đối xử với cha mẹ, em ấy bảo:” Em thương cha mẹ, khi em lớn ở riêng, cha mẹ ở nhà cha mẹ, cha mẹ không thể ở nhà em!”, cũng có em khác trả lời về vấn đề ông bà” Ông bà là cha mẹ của cha me, không phải cha mẹ em, em không phải lo cho ông bà”… Văn hóa Mỹ là thế! Tác động sâu vào những thế hệ thứ hai, thứ ba. Dù muốn hay không chúng ta cũng phải chấp nhận cái thực tế này. Vấn đề mà chúng ta có thể là duy trì việc dạy tiếng Việt cho con em, thông qua đó có thể giới thiệu chút ít về nguồn cội lịch sử, văn hóa của chúng ta với con em mình! Gã cũng có lần hỏi các em vì sao chúng ta có mặt ở xứ sở này, khá nhiều em không biết vì sao và hiều em thắc mắc:” Tại sao ở đây ( chùa và cộng đồng người Việt) dùng lá cờ màu vàng mà ở trường Mỹ thì em thấy lá cờ màu đỏ?” Thời gian hai năm đầu khi đến Mỹ quả thật không khó khăn nhiều như những lớp người di tản, vượt biên… nhưng cũng “cày” vất vả không kém ai, không ít lần có ý nghĩ quay về Việt Nam, sống tà tà sáng cà phê chiều nhậu mát trời ông địa. Chuyện tự do, dân chủ, nhân quyền… xa xôi quá, có người khác lo! Dần dần thời gian trôi qua, gã cũng nhận diện ra sự thật của vấn đề ( nói kiểu nhà thiền nhận ra bản lai diện mục). Thiên đường có thể là địa danh, có thể là tính từ. Thiên đường không phải là cái có sẵn để mình nằm không mà hưởng. Thiên đường phải cật lực kiến tạo mới có được! Không phải cuộc sống cứ tà tà ăn nhậu chơi bời là thiên đường, nếu cho thiên đường là thế thì quả thật là “ thiên đường mù” ( chữ của nhà văn Dương Thu Hương). Xứ sở này phải làm cật lực, phải vất vả học hành và làm việc. Xứ sở này tuy chưa phải là thiên đường nhưng nó có những yếu tố của thiên đường: Tự do, nhân bản, khai phóng, phát triển, an toàn, bền vững...Mọi người đều có cơ hội như nhau. Xứ sở này trời cao đất rộng, thiên nhiên xanh tươi, khí hậu trong lành, xã hội văn minh, chính trị minh bạch, giáo dục nhân bản, nghệ thuật khai phóng, dân quyền, dân sinh, dân chủ… đều được pháp luật bảo vệ. Tài năng của mọi người có cơ hội phát triển và nuôi dưỡng. Mọi người có quyền biểu đạt ý kiến và quan điểm của mình. Ở xứ này, mọi người đều tiếp cận và thụ hưởng dễ dàng những phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất, nhất trào lưu tân tiến nhất, cho dù ta chỉ là những người bình dân. Ở xứ này con người dễ dàng phát huy mọi khả năng và sở trường của mình, chỉ sợ là mình không có khả năng gì mà thôi! Nếu mình mà có khả năng đặc biệt thì lập tức những công ty hãng xưởng sẽ trọng dụng mình, những học sinh xuất sắc sẽ được các đại học danh tiếng chiêu dụ mình. Ở xứ này con người rất xa lạ, thậm chí chẳng hề nghe qua cái gọi là “lý lịch ba đời”, “ Lập trường giai cấp”… Con người dường như bao đời nay chưa hề biết đến những từ ngữ:” Tịch thu”, “ quốc hữu hóa”, “Quy hoạch”, “Sở hữu toàn dân”...Ở xứ này, tài sản người dân được pháp luật bảo vệ; thân thể, nhân phẩn, danh giá con người được tôn trọng; tài năng được trọng dụng. Xứ sở này có thể chưa phải là thiên đường nhưng rõ ràng nó mang bóng dáng của một thiên đường và vô số người vẫn cho nó là một thiên đường. Bằng chứng là hàng triệu, hàng chục triệu người khắp thế gian này đều tìm cách đến đây để sinh sống. Họ tìm mọi cách kể cả phi pháp, bất hợp pháp. Họ không chỉ là người tị nạn, người nghèo mà có rất nhiều những người giàu bỏ tiền của ra để mua cho bằng được thẻ xanh. Có rất nhiều những con ông cháu cha, quan chức trung cấp, cao cấp tìm đến xứ sở này để sống và còn rất nhiều quan chức cao cấp khác gởi tiền trong các nhà băng ở xứ này, mua đất mua nhà ở xứ này! Xứ sở này dẫu chưa phải là thiên đường nhưng nó thât sự là thiên đường trong con mắt của vô số người trên thế giới. Vô số người nuôi “Giấc mơ Mỹ”! Có không ít những người Việt sống ở đây nhưng lại nghĩ Việt Nam mới là thiên đường, ở bển tha hồ sáng cà phê chiều nhậu, bia bọt gái gú, ăn chơi khoe thân, khoe của, lên mạng làm những trò nhí nhố...Bởi thế năm nào cũng làm những chuyến “ Áo gấm về làng”, tha hồ ăn chơi vung vít, nổ sảng cho sướng lỗ miệng, tha hồ phô bày cái “Tôi”, cái “Ngã” đầy nhỏ nhen ích kỷ của mình. Tuy họ về bển chơi, ca tụng ở bển mới là thiên đường nhưng không đời nào họ dám từ bỏ thẻ xanh hay quốc tịch mẽo này đâu! Nếu ngày xưa, những người ra đi mệnh danh tìm tự do, vậy bây giờ họ ra về thì mệnh danh là gì? Có lẽ câu hỏi này không khó để trả lời, nhất là với những người thuộc giới showbiz Không phải đến thế kỷ hai mươi người Việt mới có di tản, lưu vong. Lịch sử hai ngàn năm nước Việt có rất nhiều những lần lưu lạc ly tán. Khởi đầu là những cuộc di dân nam tiến của cư dân Việt cổ xưa thuộc đồng bằng bắc bộ ngày nay, cao điểm là những lần đánh chiếm đất Champa. Lịch sử còn ghi nhận Hoàng tử Lý Long Tường ( đời nhà Lý) đã đem toàn bộ gia tộc và gia nhân vượt thoát sang Đại Hàn – Triều Tiên để tránh họa diệt tộc. Mãi đến thế kỷ hai mươi này, hậu duệ đời thứ bốn mươi là ông Lý Xương Căn tìm về Đình Bảng để bái yết tổ tiên, có lẽ đây là cuộc di tản buồn nhất, dài lâu nhất của người Việt. Sử Đại Hàn chép rõ ràng, hoàng tử Lý Long Tường dựng “Vọng quốc đài” ngày ngày ngóng trông về Đại Việt. Kế đến là những cuộc vượt thoát từ đàng ngoài vào đàng trong, kéo dài suốt hai trăm năm nội chiến của các tập đoàn phong kiến: Lê – Mạc – Trịnh – Nguyễn. Sông Gianh trở thành biên giới phân chia giữa đàng ngoài và đàng trong. Thế kỷ hai mươi thì lịch sử lập lại một cách nghiệt ngã, sông Bến Hải trở thành vĩ tuyến chia đôi đất nước, hàng triệu người rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn để di tản vào nam. Năm 1975, cuộc chiến tương tàn kết thúc thì hàng trăm ngàn người Việt di tản, sau đó thì lại có hàng triệu người lao ra biển đông để tìm đường sống, hàng triệu người vượt biên, lao vào cái chết để tìm sự sống, đó cũng là lý do tại sao có cộng đồng Việt ở xứ Cờ Hoa này. Ngày nay, có không ít những người xưa kia từng tuyên bố vượt biên tìm tự do, giờ họ làm cuộc vượt biên ngược lai, không biết cuộc vượt biên ngược lại để tìm gì đây? Nước Mỹ bây giờ còn vật vã trong cơn dịch Corona virus, tuy nhiên đang dần được khống chế. Nước Mỹ vẫn còn âm ỉ những chia rẽ phân liệt nặng nề bởi một ông tổng thống bá đạo, thô lỗ và ích kỷ. Nước Mỹ vẫn còn ngăn cách bởi sự bênh và chống giữa Dân Chủ với Cộng Hòa. Nước Mỹ hôm nay đã có phần suy giảm trước sự phát triển và hung hăng của Trung Cộng. Tuy vậy, nước Mỹ vẫn còn là cường quốc số một của thế giới, có những giả thuyết đặt ra sau vài mươi năm nữa Trung Cộng sẽ thay thế nước Mỹ, xem ra những giả thuyết này chẳng có sức thuyết phục mấy. Nước Mỹ hôm nay vẫn đương nhiên là nước hàng đầu thế giới về mọi mặt: Kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghệ, tài chánh, nhân quyền… và kể cả là cường quốc dung chứa những người tị nạn. Những nạn nhân của chiến tranh, kỳ thị tôn giáo, kỳ thị giới tính, bất công xã hội, những người bị săn đuổi bởi những thể chế độc tài toàn trị… đều được nước Mỹ mở rộng vòng tay đón họ. Những thế hệ người Việt đến Mỹ sớm giờ đã già, một phần đã ra đi. Những thế hệ thứ hai, thứ ba… đã hội nhập sâu vào đời sống Mỹ, có không ít đã thành công trên chính trường, quân đội, dân sự, khoa học và nhiều nhất, dễ thấy nhất là thành công ở mặt kinh tế. Tỷ lệ theo mức độ hội nhập và thành công của người Mỹ gốc Việt thế hệ con cháu là cái “ Căn cước” tị nạn cũng dần phai. Những người Việt đến Mỹ hiện nay, đa số là du học sinh, một số ít theo diện đầu tư ( thật sự là kiếm đường định cư mà thôi) và một phần đáng kể nữa là đi theo diện hôn nhân ( kể cả rất nhiều vụ kết hôn giả). Không khó khăn gì để nhận thấy có một sự khác biệt khá lớn giữa lớp người đi trước và những người mới đến hôm nay, cái khác biệt về tư tưởng, quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề; khác biệt về lối sống và văn hóa ứng xử… u đó cũng là hậu quả của hai môi trường sống khác nhau. TIỂU LỤC THẦN PHONG
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Quá Tam Ba Bận ( Three is a Lucky Number ) - Margery AllinghamVào lúc 5 giờ chiều một ngày tháng Chín, Ronald Torbay đã chuẩn bị cho vụ giết người thứ ba. Hắn đã rất cẩn thận, vì thấy giết người càng thêm nguy hiểm nếu làm chuyện đó thường xuyên. Ðứng trong phòng tắm của căn nhà mới thuê, hắn dừng lại một lúc để soi gương. Khuôn mặt trong tấm kiếng nhìn lại hắn, hiện hình một người trung niên hơi gầy và xanh xao; mái tóc đen, vầng trán cao và đôi mắt đẹp màu xanh. Chỉ cái miệng là hẹp và khá thẳng. Ngay cả hắn cũng không thích cái miệng của mình, nhưng nó lại nói năng dẻo quẹo. Một tiếng động trong nhà bếp ở tầng dưới làm hắn lo lắng. Có phải Edyth đến tắm trước khi hắn chuẩn bị xong bồn tắm cho cô? Không, không sao cả: nàng đang đi ra phía cửa sau. Từ cửa sổ, hắn nhìn thấy nàng biến mất ở phía hông căn nhà rồi đi vào mảnh vườn vuông nhỏ giống hệt như những khu vườn trên đường phố này. Hắn không thích nàng ở đó một mình. Nàng là một người nhút nhát, nhưng lúc này đã thấy có mấy người mới chuyển đến ở căn nhà bên cạnh, sợ rủi ro có bà nào ngờ nghệch làm quen với nàng chăng. Hắn không muốn điều đó xảy ra bây giờ. Mỗi một trong số 3 cuộc hôn nhân của hắn đều diễn ra theo cùng một khuôn mẫu. Sử dụng một tên giả, hắn đi tới một nơi không có ai biết hắn. Ở đó, hắn cố tìm một phụ nữ trung niên, kém hấp dẫn, có tiền của nhưng không có gia đình, gạ chuyện rồi mê hoặc để cô ta kết hôn với hắn, và sau đó đồng ý làm một bản di chúc để lại cho hắn tất cả tiền bạc. Cả hai người vợ trước của hắn cũng đều nhút nhát. Hắn đã rất cẩn thận để chọn đúng kiểu phụ nữ: một người không mau chóng kết bạn được với ai tại nơi ở mới. Mary, người đầu tiên trong số 3 bà vợ, đã bị ‘tai nạn’ chết người, nhưng không được ai chú ý, trong phòng tắm ngôi nhà hắn đã thuê – một ngôi nhà rất giống căn nhà này, nhưng ở phía bắc nước Anh thay vì miền nam như bây giờ. Cảnh sát đã không tìm thấy bất cứ điều gì sai trái. Duy nhất chỉ có một người quan tâm là một phóng viên trẻ của tờ báo ở địa phương. Anh ta đã viết một bài về cái chết giữa lúc còn hạnh phúc và in trên báo mấy bức ảnh đám cưới của Mary và đám tang của nàng, diễn ra chỉ 3 tuần sau lễ cưới. Dorothy – bà vợ thứ hai – đã làm cho hắn thêm một chút rắc rối. Chẳng phải là cô hoàn toàn đơn độc trên cõi đời này như cô đã nói với hắn. Em trai cô đã bất ngờ xuất hiện trong đám tang và đưa ra những câu hỏi về tiền bạc của chị mình. Rồi đã có kiện tụng tại tòa án, nhưng Ronald giành được phần thắng, và công ty bảo hiểm đã trả tiền cho hắn. Tất cả đó là chuyện 4 năm trước. Bây giờ, với một cái tên mới, một lý lịch bịa đặt và một địa điểm khác để ‘hành sự’, hắn cảm thấy khá là an toàn. Từ lúc nhìn thấy Edyth, ngồi một mình ở chiếc bàn nhỏ trong nhà hàng của một khách sạn cạnh bờ biển, hắn biết cô là ‘đối tượng’ tiếp theo của hắn. Nhìn gương mặt cô, hắn có thể thấy cô không vui, nhưng tay lại đang đeo một chiếc nhẫn có giá. Sau bữa tối, hắn lân la lại gần cô. Lúc đầu, cô không muốn nói chuyện, nhưng cuối cùng thì hắn cũng bắt chuyện được. Sau đó, mọi thứ diễn ra như hắn mong đợi. Phương pháp của hắn vẫn theo kiểu cũ và lãng mạn, nên chỉ sau một tuần, cô ấy đã yêu hắn. ‘Lý lịch’ của cô rất phù hợp với mục tiêu của Ronald: Sau khi đã dạy 10 năm ở một trường nữ sinh, cô về nhà chăm sóc người cha bị bệnh và ở với ông cho đến khi ông qua đời. Bây giờ, tuổi đã 43, cô ở một mình, có rất nhiều tiền, và chẳng biết phải làm gì cho tương lai. 5 tuần sau khi họ gặp nhau, Ronald đã kết hôn với cô, tại thị trấn mà cả hai đều là những người xa lạ. Ngay chiều cùng ngày, cả hai người lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho nhau. Sau đó họ chuyển vào căn nhà mà hắn đã thuê với giá rẻ mạt vì kỳ nghỉ lễ đã kết thúc. Ðó là cuộc hôn nhân hắn cho là dễ chịu nhất. Hắn nhận thấy Edyth là một người vui vẻ, thậm chí còn khá nhạy cảm – ngoại trừ việc cô nàng thật ngu ngốc khi tin rằng một người đàn ông sẽ yêu cô ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ronald biết hắn không được phạm phải sai lầm là cảm thấy có lỗi với cô và đem lòng thương hại. Hắn bắt đầu lập kế hoạch cho cái hắn gọi là ‘tương lai của cô ấy’. Hai việc khiến hắn làm điều đó sớm hơn dự định. Một là cách cô từ chối không nói về tiền bạc của mình. Cô giữ tất cả tiền bạc và giấy tờ kinh doanh, khóa trong ngăn kéo bàn, nhất định không bàn luận gì. Nỗi lo khác là sự quan tâm không cần thiết của cô đối với công việc của hắn. Hắn đã nói với cô rằng hắn là một chuyên viên trong lĩnh vực kỹ thuật, được công ty cho nghỉ phép một thời gian dài sau nhiều thành quả đạt được. Edyth chấp nhận câu chuyện, nhưng đặt rất nhiều câu hỏi và muốn tới thăm công ty và văn phòng của hắn. Vì vậy, Ronald quyết định rằng đã đến lúc phải hành động. o O o Hắn từ cửa sổ quay vào và bắt đầu vặn nước đầy bồn tắm. Trái tim hắn đập rất mạnh. Hắn không thích vậy và tự nhủ phải rất bình tĩnh. Phòng tắm là căn phòng duy nhất hắn tự mình sơn lại ngay sau khi hai người dọn đến. Hắn cũng đã đóng một kệ nhỏ phía trên bồn tắm, để đặt các chai lọ, kem và một lò sưởi điện nhỏ. Ðó là một cái lò rẻ tiền, có hai thanh kim loại. Lò màu trắng, giống như màu các bức tường, không làm ai chú ý. Không có ổ cắm điện trong phòng tắm, nhưng hắn nối dây lò sưởi vào một lỗ cắm ngay bên ngoài cửa. Bây giờ, hắn đã bật lò sưởi lên, và nhìn các thanh kim loại trở thành đỏ và nóng. Sau đó hắn đi ra khỏi phòng. Chiếc cần điều khiển tất cả điện trong nhà nằm trong một cái tủ ở phía trên đầu cầu thang. Ronald cẩn thận mở cửa tủ và kéo cần lên để tắt điện. (Hắn dùng một tấm vải che tay, để không để lại dấu vân tay.) Trở lại phòng tắm, các thanh của lò sưởi biến thành màu đen trở lại. Vẫn sử dụng miếng vải, hắn nhấc cái máy sưởi khỏi kệ và đặt nó vào phần nước phía cuối bồn tắm. Nó nhô lên một phần, trông như đã tình cờ rơi từ kệ xuống. Edyth đã từ khu vườn trở về: hắn có thể nghe thấy tiếng cô di chuyển thứ gì đó bên ngoài cửa bếp. Hắn móc túi lấy cái chai nhựa nhỏ ra và bắt đầu đọc lại những điều chỉ dẫn ở mặt sau. Một âm thanh nhỏ sau lưng khiến hắn đột ngột quay lại. Ðầu của Edyth, chỉ cách đó hai mét, xuất hiện cạnh mái bằng của nhà bếp bên dưới cửa sổ phòng tắm. Cô đang dọn sạch những chiếc lá khô ở cạnh mái nhà, chân đứng trên cái thang dựng bên ngoài cửa bếp. Hắn vẫn bình tĩnh: “Cưng đang làm gì ở đó vậy?” Edyth ngạc nhiên đến mức suýt ngã khỏi thang. “Anh làm em giật mình, sợ chết được! Em tính làm vài việc lặt vặt rồi mới vô tắm.” “Nhưng anh đang chuẩn bị bồn tắm làm đẹp cho em này.” “Anh thật tốt bụng, Ronald.” ‘Không có gì. Anh sẽ đưa em đi chơi tối nay và muốn em thật đẹp. Mau lên em. Bong bóng xà bông thơm mau xẹp lắm. Ðây là phương pháp chăm sóc sắc đẹp mắc tiền. Ði vô cởi quần áo ngay bây giờ, và đến thẳng đây.” “Ðược rồi, em tới ngay.” Cô bắt đầu leo xuống thang. Ronald mở cái chai nhỏ và đổ chất lỏng vào bồn tắm. Anh lại bật nước, và trong giây lát, bồn tắm đầy bọt, nồng nặc mùi hoa hồng. Bong bóng đã bao phủ hoàn toàn cái lò sưởi nhỏ, chạm cả đến các thành bồn tắm. Edyth đã ở ngay cánh cửa. “Ronald à! Coi chừng nhiều nước quá, ướt cả sàn nhà!” “Không sao đâu”. Em vô bồn tắm mau lên, nằm thẳng xuống kẻo mùi hoa hồng bay hết. Làn da sẽ mịn và thơm.” Hắn đi ra ngoài và dừng lại, lắng nghe. Cô ấy đã khóa cửa phòng tắm, đúng như hắn chờ đợi. Hắn chậm rãi đi đến hộp điện, và cố đợi thêm một phút nữa. “Nước thế nào?” Hắn lớn tiếng hỏi. “Em vẫn chưa biết. Em chỉ vừa mới vào bồn tắm. Mùi thơm thật tuyệt!” Bàn tay của hắn, có che tấm vải, đang đặt trên cần điều khiển điện. “Một, hai… ba” hắn đếm thầm, và tay kéo cần xuống. Có tiếng nổ nhỏ từ ổ điện phía sau cho biết điện đã chạm mạch và tắt. Rồi mọi thứ rơi vào im lặng. Một lúc sau hắn đi đến và gõ cửa phòng tắm. “Edyth?” Không có tiếng trả lời, không một âm thanh, không có gì hết. Bây giờ hắn phải chuẩn bị giai đoạn thứ hai. Như hắn đã rành, điều này có chút khó đây. Việc phát hiện ra xác phải được thực hiện, nhưng không quá sớm. Hắn phạm sai lầm đó trong ‘tai nạn’của Dorothy và cảnh sát đã cật vấn hắn tại sao lại lo lắng quá sớm đến thế. Lần này hắn quyết định sẽ đợi nửa tiếng mới bắt đầu gõ mạnh vào cửa phòng tắm, sau đó hét lên gọi hàng xóm và cuối cùng mới phá khóa. Có một điều hắn muốn làm ngay bây giờ. Chiếc cặp da của Edyth, trong đó có tất cả các giấy tờ cá nhân của cô, nằm trong ngăn kéo dưới tủ treo quần áo. Hắn thấy nó một thời gian trước, nhưng đã không tò mò mở khóa vì điều đó sẽ làm cô sợ. Bây giờ thì không có gì ngăn cản hắn nữa. Hắn nhẹ nhàng đi vào phòng ngủ và mở ngăn kéo. Chiếc khóa khó mở hơn hắn tưởng, nhưng cuối cùng cũng mở được. Bên trong có một số giấy tờ về tài chánh, một hoặc hai phong bì dày và ở trên cùng là cuốn sổ Tiết kiệm của cô ấy. Hắn mở sổ bằng những ngón tay run rẩy và bắt đầu đọc các con số: 17,000… 18,600… 21,940 bảng Anh… Hắn lật sang trang khác, và tim hắn nhảy loạn xạ. Vào ngày 4 tháng 9, cô ấy đã rút gần như tất cả số tiền trong trương mục tiết kiệm của mình! Vậy tiền để ở đâu? Có lẽ trong những chiếc phong bì dày cộm này? Hắn mở một cái: giấy tờ, thư từ, tài liệu rơi vãi xuống sàn nhà. Ðột nhiên hắn nhìn thấy một phong bì có tên chính mình trên đó, đúng là tuồng chữ của Edyth. Hắn mở ra và ngạc nhiên thấy ngày đề trên lá thư chỉ cách đây hai hôm. Ronald thân mến, Nếu anh đọc được thư này, tôi sợ nó sẽ là một cú sốc khủng khiếp đối với anh. Tôi đã hy vọng không cần phải viết ra, nhưng bây giờ hành vi của anh đã buộc tôi phải đối mặt với một số điều rất khó chịu có thể xảy đến. Anh có nhận ra rằng bất kỳ phụ nữ trung niên nào khi vội vàng kết hôn với một người lạ sẽ tự hỏi về lý do tại sao chồng lại muốn kết hôn với mình? Lúc đầu, tôi nghĩ rằng tôi yêu anh, nhưng khi anh đòi tôi làm di chúc vào ngay hôm ngày cưới của chúng ta, tôi bắt đầu lo lắng. Và sau đó, khi anh bắt đầu sửa đổi phòng tắm trong ngôi nhà này, tôi quyết định hành động nhanh chóng. Vì vậy, tôi đã đến gặp cảnh sát. Anh có nhận thấy là những người đã chuyển đến ở căn nhà kế bên chưa bao giờ nói chuyện với anh? Họ không phải là vợ chồng mà là Thanh tra và nữ cảnh sát. Cô này đã cho tôi xem hai mẩu tin từ những tờ báo cũ, cả hai đều nói về những người phụ nữ đã chết vì tai nạn trong phòng tắm của họ ngay sau khi kết hôn. Cả hai mẩu báo đều có in một bức ảnh của người chồng trong đám tang. Hình ảnh không rõ lắm, nhưng tôi đã có thể nhận ra đó là anh. Vì vậy, tôi thấy rằng bổn phận của tôi là đồng ý làm những gì viên Thanh tra yêu cầu tôi làm. (Cảnh sát đã tìm kiếm người đàn ông trong ảnh kể từ khi những bức ảnh được trao cho họ do em trai người vợ thứ hai của anh.) Thanh tra cho biết cảnh sát cần phải chắc chắn rằng anh có tội: anh phải được cung cấp cơ hội để thử lại tội ác. Ðó là lý do tại sao tôi buộc mình phải dũng cảm, và đóng vai trò của tôi. Tôi muốn nói với anh một điều, Ronald. Nếu một ngày anh thấy mất dấu tôi, ý tôi nói là anh không thấy tôi ra khỏi phòng tắm, đó là tôi đã từ cửa sổ đi xuống mái bằng cửa nhà bếp, và sang ngồi trong nhà bên cạnh. Tôi thật ngu ngốc khi kết hôn với anh, nhưng không hoàn toàn ngu như anh tưởng. EDYTH Miệng Ronald xấu xí hơn bao giờ hết khi hắn đọc xong lá thư. Căn nhà vẫn vắng lặng. Nhưng trong im lặng hắn nghe thấy cánh cửa sau đột ngột mở ra, và những bước chân nặng nề đang tiến nhanh lên cầu thang đi về phía hắn. Phượng Nghi phỏng dịch |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Tên gọi ảnh hưởng tính cách cá nhân tới mức nàoĐiều đầu tiên mà ta thường tìm hiểu về người khác là săm soi tên cúng cơm do mẹ cha họ đặt cho.
Tên gọi quả là có tác động đáng ngạc nhiên đến cách người khác nhìn nhận chúng ta.
Con người bạn có thể là kết quả của tổng hợp các phương pháp cha mẹ bạn mong muốn dạy dỗ uốn nắn nên - từ tình cảm ấm áp, nghiêm khắc cho đến sự bao dung, dịu dàng.
Nhưng có lẽ bạn chưa nghĩ nhiều đến ảnh hưởng của một món quà đặc biệt quan trọng mà cha mẹ ban tặng cho bạn - đó là cái tên của bạn - liệu bạn có thích nó không, và mọi người trong xã hội nhìn nhận nó như thế nào? Cha mẹ thường cân nhắc đến đau đầu vì việc nên đặt tên con là gì. Việc này giống như một bài kiểm tra khả năng sáng tạo hoặc một cách để thể hiện cá tính hoặc bản sắc riêng của các bậc phụ huynh thông qua con cái.
Nhưng điều mà nhiều bậc cha mẹ có thể chẳng hề nhận ra - như cá nhân tôi chẳng hạn, chắc chắn là tôi không biết gì - đó là việc đặt tên cho con có thể đóng góp một phần trong việc định hình cách người khác nhìn nhận con họ, và qua đó có thể tác động tới việc con họ sẽ trở thành kiểu người như thế nào. "Bởi vì cái tên được sử dụng để xác định một cá nhân cụ thể và giao tiếp với cá nhân đó hàng ngày, nó đóng vai trò là cơ sở cho sự tự quan niệm của một người, đặc biệt trong mối quan hệ với người khác," David Zhu, nhà tâm lý học tại Đại học Arizona, chuyên nghiên cứu về ý nghĩa tâm lý của tên gọi, cho biết.
Tất nhiên, có nhiều yếu tố tạo nên tính cách của chúng ta. Có một số tính cách là do ảnh hưởng bởi gene.
Những trải nghiệm trong cuộc sống đóng một vai trò rất lớn, từ những người mà chúng ta chơi cùng đến những vai trò mà chúng ta đảm nhận, dù là trong công việc hay trong gia đình.
Giữa tất cả những tác động đa chiều này, thật dễ dàng để quên đi phần ảnh hưởng do cái tên của chúng ta mang lại - một ảnh hưởng cá nhân lớn lao áp đặt lên chúng ta từ khi sinh ra và điều đó thường ở lại với chúng ta suốt cuộc đời (trừ khi chúng ta gặp vấn đề đến mức phải thay đổi tên mình). Như Gordon Allport, một trong những người sáng lập ra tâm lý học nhân cách đã nói vào năm 1961, "cái neo quan trọng nhất đối với bản sắc của chúng ta trong suốt cuộc đời vẫn là cái tên của chính mình". Hầu
hết mọi người chúng ta đều gắn bó với những cái tên được đặt từ khi cất
tiếng khóc chào đời cho đến khi chúng ta đủ lớn để có quyền tự thay đổi
tên mình
Ở mức độ căn bản thì tên của chúng ta hé lộ thông tin cụ thể về dân tộc hoặc các khía cạnh khác trong lý lịch của chúng ta, mà trong một thế giới thiên về xã hội thì điều này mang lại những hậu quả không thể tránh khỏi.
Ví dụ như nghiên cứu của Mỹ được thực hiện sau các vụ tấn công khủng bố 11/9 phát hiện ra rằng những hồ sơ xin việc dù có trình độ tương đương nhưng nếu mang tên Ả rập thì ít có khả năng được chọn vào vòng phỏng vấn hơn so với hồ sơ mang tên kiểu của người da trắng. Điều này là không công bằng ở nhiều cấp độ, đặc biệt vì tên có thể là một chỉ số không có mức độ liên quan đáng tin cậy đến kiến thức năng lực của ứng cử viên.
Không nên xem nhẹ những hậu quả này, nhưng đó không phải là thứ duy nhất mà cái tên ảnh hưởng đến.
Ngay cả trong cùng một nền văn hóa, những cái tên phổ biến hoặc hiếm gặp có thể mang những ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực nhất định về mặt ý nghĩa, và chúng có thể được xem là hấp dẫn hoặc dị biệt (không hợp với thị hiếu xã hội), không được ưa chuộng (dù những quan điểm đó cũng có thể thay đổi theo thời gian).
Đổi lại, những đặc điểm này của tên gọi chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cách người khác đối xử với chúng ta và cách chúng ta cảm nhận về chính bản thân mình. Một nghiên cứu được thực hiện hồi thập niên 2000 với người đứng đầu là nhà tâm lý học người Mỹ Jean Twenge cho thấy ngay cả khi đã tính đến hoàn cảnh gia đình và sự không hài lòng nói chung với cuộc sống, những người không thích tên mình thường có xu hướng điều chỉnh tâm lý kém hơn những người yêu thích tên của họ.
Điều này rất có thể là do sự thiếu tự tin và lòng tự tôn của những người đó khiến họ không thích tên mình, hoặc ngược lại, sự không yêu thích tên mình là yếu tố góp phần làm nên sự thiếu tự tin của họ - "cái tên trở thành biểu tượng của bản thân", Twenge và đồng tác giả của bà viết.
Về việc tên gọi ảnh hưởng đến cách mọi người đối xử với chúng ta ra sao, hãy xem xét một nghiên cứu của Đức được công bố vào năm 2011.
Trong nghiên cứu này, người dùng của một trang web hẹn hò được hỏi liệu họ có muốn dự đoán các cuộc hẹn hò tiềm năng dựa trên tên của họ hay không. Jochen Gebauer, hiện làm việc tại Đại học Mannheim, và các đồng nghiệp của ông, trong đó có Wiebke Neberich, nhận thấy rằng những người có tên được coi là không hay vào thời điểm đó (chẳng hạn như Kevin) nhiều khả năng bị từ chối hơn so với những người có tên hay được ưa chuộng hơn (chẳng hạn như Alexander).
Nếu lấy tình huống hẹn hò đại diện cho cách những người này được đối xử trong suốt cuộc đời, thì thật dễ dàng để thấy tên của họ có thể định hình nên cách mọi người đối xử với họ nói chung, và qua đó tác động tới việc họ trở thành kiểu người nào.
Thật vậy, nghiên cứu mới vẫn đang được báo chí thực hiện ở Đức cho thấy những người tham gia ít khi quyết định giúp đỡ một người lạ có tên được đánh giá tiêu cực (Cindy và Chantal là hai cái tên được đánh giá tiêu cực nhất) so với những người lạ có tên được đánh giá tích cực (Sophie và Marie được đánh giá tích cực nhất).
Ta có thể tưởng tượng ra rằng khó mà trở thành một người đôn hậu, đáng tin cậy được (có độ "dễ chịu" cao về đặc điểm tính cách) khi bạn cứ phải đối mặt với sự từ chối hết lần này đến lần khác trong cuộc sống bởi cái tên "không được hay lắm" của bạn.
Một phần khác của nghiên cứu mảng hẹn hò đã cho thấy điều này: những người có dữ liệu là những cái tên không được ưa chuộng, những người bị từ chối thường xuyên hơn cũng có xu hướng học hành thấp hơn và có mức độ tự tin kém hơn - gần như thể sự từ chối mà họ trải qua trên nền tảng hẹn hò phản ánh cách họ đã tồn tại trong cuộc sống. Các nghiên cứu khác gần đây cũng gợi ý tương tự về hậu quả tai hại của việc có một cái tên lạ tai hoặc nghe có vẻ tiêu cực.
Huajian Cai và các đồng nghiệp của ông tại Viện Tâm lý học ở Bắc Kinh gần đây đã kiểm tra chéo tên của hàng trăm nghìn người với nguy cơ bị kết án tội phạm.
Họ phát hiện ra rằng ngay cả sau khi tính đến ảnh hưởng của các yếu tố nền về nhân khẩu học, những người có tên được coi là lạ tai hoặc có hàm ý tiêu cực (ví dụ như bị được đánh giá chung là ít "đôn hậu" hoặc ít "đạo đức" hơn) có nhiều khả năng phạm tội hơn.
Bạn có thể thấy xu hướng hành vi phạm tội này như một ví dụ tiêu biểu cho một người khó có khả năng sống thuận thảo hòa đồng. Một lần nữa, điều này phù hợp với quan điểm cho rằng việc có một cái tên nghe tiêu cực hoặc không hay sẽ khiến một người bị xã hội từ chối và tăng nguy cơ phát triển tính cách bất đồng.
Tên của chúng ta có thể gây ra những hậu quả này, Huajian Cai nói, vì chúng có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận về bản thân và cách người khác đối xử với chúng ta. "Vì một cái tên tốt hay xấu đều có khả năng… tạo ra kết quả tốt hoặc xấu, tôi khuyên các bậc cha mẹ nên cố gắng đặt cho con mình một cái tên mang hàm nghĩa tốt đẹp theo truyền thống văn hóa," ông nói.
Cho đến nay, những nghiên cứu này đã chỉ ra những hậu quả rõ ràng có hại của việc đặt một cái tên tiêu cực hoặc không được ưa thích.
Nhưng một số phát hiện gần đây cũng gợi ý về những lợi điểm tiềm tàng mà tên của bạn có thể có. Ví dụ: nếu bạn có một cái tên nghe "êm tai" hơn, dễ đọc như Marla (so với một cái tên nghe giật cục như Eric hoặc Kirk), thì có khả năng mọi người sẽ nhìn nhận bạn thiện cảm cởi mở một cách tự nhiên hơn, và bạn sẽ nhận được nhiều ưu thế hơn đi kèm với cái tên.
Ngoài ra, mặc dù một cái tên nghe lạ tai có thể gây bất lợi trong ngắn hạn (tăng nguy cơ bị từ chối và giảm năng lực của bạn) nhưng nó lại có thể có lợi thế về lâu dài bằng cách tạo ra cho bạn cảm giác độc đáo hơn về cá nhân của mình. Hãy xem một nghiên cứu mới khác của Huajian Cai và nhóm của ông tại Viện Tâm lý học Bắc Kinh: ngay cả sau khi đã tính đến hoàn cảnh gia đình và kinh tế xã hội, họ phát hiện ra rằng việc có một cái tên hiếm thì có liên hệ với việc gia tăng khả năng theo đuổi một nghề nghiệp khác thường, chẳng hạn như đạo diễn phim hoặc thẩm phán.
"Giai đoạn đầu đời, một số người có thể có cảm nhận về bản sắc độc đáo từ những cái tên tương đối 'độc', lạ của họ," các nhà nghiên cứu nói, và cho rằng tâm lý này thúc đẩy một "động cơ khác biệt" khiến họ tìm đến sự nghiệp khác thường, phù hợp với cái tên của họ.
Điều này dường như phần nào gợi nhớ đến học thuyết "tên gọi quyết định số phận" - theo đó cho rằng ý nghĩa của tên gọi có ảnh hưởng đến các quyết định trong cuộc sống của chúng ta. Theo nghiên cứu của Zhu từ Đại học bang Arizona và các đồng nghiệp của mình, việc có một cái tên khác thường thậm chí có thể giúp chúng ta trở nên sáng tạo và cởi mở hơn.
Nhóm của Zhu đã kiểm tra chéo tên của các giám đốc điều hành tại hơn một nghìn công ty và nhận thấy rằng tên của họ càng hiếm thì chiến lược kinh doanh mà họ có xu hướng theo đuổi càng độc đáo, đặc biệt nếu họ là những người tự tin.
Zhu đưa ra một lời giải thích tương tự như Huajian Cai và các đồng nghiệp. "Các CEO có một cái tên khác lạ thì thường có xu hướng phát triển quan niệm bản thân khác biệt với các đồng nghiệp, thúc đẩy họ theo đuổi các chiến lược độc đáo, ông nói.
Nếu bạn sắp sinh con, bạn có thể phân vân không biết nên chọn một cái tên phổ biến, thông dụng để có thể nâng cao mức độ hòa đồng và khả năng dễ mến của con, hay nên đặt cho chúng một biệt danh độc đáo, giúp chúng cảm thấy đặc biệt và hành động sáng tạo hơn. "Những cái tên phổ biến hay hiếm gặp đều gắn liền với ưu điểm và nhược điểm, vì vậy các bậc cha mẹ tương lai nên nhận thức được những ưu và khuyết điểm cho dù họ đặt cho con mình loại tên nào," Zhu khuyên.
Có lẽ ở đây có một mẹo nhỏ là tìm cách để có được những điều tốt nhất của cả hai kiểu bằng cách chọn một cái tên thông thường nhưng dễ sửa đổi thành một cái gì đó đặc biệt hơn.
"Nếu đặt một cái tên quá phổ biến, đứa trẻ có thể dễ dàng được người khác chấp nhận và yêu thích trong thời gian ngắn," Zhu khuyên. "Nhưng cha mẹ cần tìm cách giúp con đánh giá cao sự độc đáo của mình, bằng cách đặt cho đứa trẻ một biệt danh đặc biệt hoặc thường xuyên khẳng định những đặc điểm thú vị khác thường của con mình." Tên người tiết lộ số phận tương lai?Khi Raymond và Rosa Judge vui mừng đón đứa con trai nhỏ tên Igor chào đời, có vẻ khá dễ đoán được nghề nghiệp mà cậu bé sẽ chọn sau này. Thậm chí tên thời con gái của Rosa, Micallef, là một từ có gốc từ tiếng Ả-rập với nghĩa thẩm phán. Họ 'Judge' có nghĩa là thẩm phán. st. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23789 |
![]() ![]() ![]() |
Bức thư tuyệt vời người cha gửi con gáiTiến sĩ Kelly Flanagan là một nhà tâm lý học, ông có một trang cá nhân bao gồm rất nhiều bức thư dành riêng cho cô con gái nhỏ của mình, dẫn dắt cô bé đến với thế giới mà ông hy vọng sẽ trân trọng phụ nữ bằng vẻ đẹp nội tâm. Những lời nhắn nhủ của ông không chỉ dành riêng cho cô con gái nhỏ mà cũng phù hợp với cả những người phụ nữ và những người đàn ông khác ngày nay.
Ông đã viết một lá thư cho con gái mình từ một quầy bán hàng trang điểm trong một trung tâm thương mại. Ông đã suy ngẫm về những lời nói mà ông nghe thấy xung quanh mình như là: “một vẻ đẹp lộng lẫy với cái giá phải chăng”, “khỏa thân”, và một số cụm từ khác để nói với phụ nữ rằng họ cần phải đẹp không tỳ vết và gợi cảm. Nhưng ông ấy đã định nghĩa lại những khái niệm này như sau: Note: hình trong bài là minh họa Khỏa thân: Cả thế giới muốn thấy con cởi bỏ y phục của mình. Nhưng hãy luôn giữ chúng trên người mình con gái à, và chỉ cởi mỗi găng tay thôi nhé. Hãy thẳng thắn. Hãy nói điều thật lòng. Hãy chấp nhận sự tổn thương. Chấp nhận rủi ro. Hãy biết yêu một thế giới mà hầu như không biết tình yêu nghĩa là gì. Hãy làm điều đó một cách trần trụi. Cởi mở. Với sự phó mặc. Bất chấp tuổi tác: Làn da của con rồi sẽ xuất hiện nếp nhăn, tuổi trẻ của con rồi cũng sẽ tàn phai, nhưng tâm hồn con là vĩnh cửu. Nó sẽ luôn luôn biết cần làm thế nào để vui chơi, làm thế nào để tận hưởng và làm sao để yêu bản thân trong cơ hội sống duy nhất này. Chúc con luôn kiên cường trong việc chống lại sự già nua của tinh thần. Cái kết hoàn mỹ: Đoạn kết thúc của con không có liên quan gì đến khuôn mặt con trông ra sao vào ngày hôm nay, và mọi thứ liên quan đến cuộc sống của con vào ngày cuối cùng trên cuộc đời. Mong rằng con sẽ dùng những năm tháng này để chuẩn bị tốt cho ngày đó. Mong rằng con già đi với sự duyên dáng, mong rằng con lớn lên trong sự khôn ngoan, và mong rằng tình yêu của con đủ lớn để có thể bao dung tất cả mọi người. Mong rằng kết thúc hoàn mỹ của con sẽ có một vòng tay ấm áp bình hòa của đích đến cuối cùng và những điều chưa biết tiếp diễn sau đó nữa, và nó có thể là một món quà cho những người yêu quý con. Sức mạnh huy hoàng: Mong rằng sức mạnh của con không chỉ nằm trên đầu móng tay mà nên là ở trong tim. Mong rằng con có thể phân biệt được cái tôi chân chính bên trong mình, và rồi con có thể sợ hãi nhưng con sẽ ngoan cường sống với nó trên thế giới này. Lựa chọn giấc mơ của mình: Nhưng không phải chọn trên những kệ hàng siêu thị. Hãy tìm kiếm nơi tĩnh lặng bên trong mình. Một giấc mơ chân thật đã được gieo trồng ở nơi ấy. Hãy tìm hiểu xem con cần làm điều gì trên cõi đời này. Và một khi đã chọn lựa xong, mong rằng con sẽ thủy chung theo đuổi nó với sự chính trực và niềm hy vọng. Mỗi buổi tối Flanagan đều hỏi con gái mình là: “Đâu là nơi đẹp nhất của con?”, và câu trả lời của cô là: “Chính là nội tâm, thưa cha”.
Tara Macisaac _ Hoàng Long |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 146 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |