Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23632
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jul/2021 lúc 9:52am

Bạn cũ của Chồng

 silhouette%20of%20man%20and%20woman%20holding%20hands%20under%20the%20sun%20photo%20–%20Free%20Flare%20%20Image%20on%20Unsplash

Vợ chồng lấy nhau là do duyên nợ và còn phải xem có hợp tuổi tác nữa hay không.  Ngoài tứ hành xung trong 12 con giáp còn phải xem mạng trong ngũ hành kim thủy mộc hỏa thổ.

 

Đó là về tử vi trong bói toán, ngày nay thì giới trẻ ít tin vào bói toán mà chỉ xem hợp tính cách, sở thích hay không thôi. Nói theo phong cách là vợ chồng trái dấu hay nôm na là sở thích có khác nhau không. Người ta lại nói hai vợ chồng bổ sung khiếm khuyết cho nhau. Mỗi người đều có ưu khuyết điểm, nếu biết nương nhau mà châm chế cho nhau thì cuộc sống của vợ chồng mới bền lâu.  

 

Hai vợ chồng anh chị Tư là cặp vợ chồng trái dấu. Anh Tư vốn thích nghe nhạc đặc biệt là nhạc ngoại quốc và nhạc trẻ.  Ngược lại chị Tư lại thích cải lương và nhạc dân ca. Mỗi lần chị Tư sề vào xem ti vi thì anh Tư bỏ vô phòng riêng bật nghe nhạc. Sáng sớm mở mắt ra thì chị Tư uống cafe đá, còn anh Tư không uống cafe được chỉ uống trà hay nước ngọt, thành ra khi hai vợ chồng vào quán thì uống nước trái ngược nhau. Đó là đồ uống còn thức ăn thì chị Tư khoái ăn bún bò huế, phở. . . và ăn phải thật cay nên bà này ghen số một còn anh Tư thì quanh năm chỉ ăn cơm với canh chua, cá kho tộ.  Anh Tư thì thích im lặng, nghe nhạc nhẹ rảnh thì chui vô phòng làm thơ văn vớ vẩn còn chị Tư thì khoái ồn ào vui nhộn và hay pha trò.  

 

Mặc dù hai vợ chồng có tích cách và sở thích trái dấu nhau nhưng họ ăn ở với nhau rất hạnh phúc, họ biết nhường nhịn sở thích của nhau mà sống hòa thuận. Biết anh không ăn cay được thì các món ăn chị Tư phải làm riêng cho anh còn mình thì ăn cho ớt thoải mái. Biết chị Tư thích nghe cải lương nên anh Tư chủ động nhường cho chị xem tivi, thỉnh thoảng anh còn mượn đĩa CD cải lương cho chị nghe nhất là mấy tuồng cải lương cũ. Nhờ biết nương tựa nhau nên vợ chồng họ sống rất hạnh phúc.  


BM


Một hôm có cô bạn học từ Mỹ trở về có ghé thăm anh Tư. Nghe nói ngày xưa hồi con đi học họ có tình cảm với nhau. Nhưng do hoàn cảnh họ không đến với nhau được. Ai cũng nghĩ đó chỉ là mối tình thời học trò như làn gió thoảng qua. Cô ta được gia đình bảo lãnh qua Mỹ định cư rồi cũng lập gia đình. Tuy nhiên họ không được hạnh phúc cho lắm rồi xảy ra chuyện ly dị. Tình cờ có vài người bạn học cũ liên lạc được với nhau nên có nhắc lại mối tình xưa cũ.  

 

Cô ta trở về tìm đến anh Tư để xem vợ chồng anh có hạnh phúc không, định xem cho cô ta có còn cơ hội nào không? Cô ta tìm đến gặp anh, hai người bạn học lâu ngày gặp nhau nên họ rất mừng. Sau khi hỏi thăm nhau họ mời ra quán uống cafe. Hồi còn đi học họ từng có thời gian tìm hiểu nhau nên cô ta rất biết từng sở thích của anh Tư.  Sau khi uống cafe cô ta mời anh ăn cơm với canh chua cá kho tộ.  



Về đến nhà cô ta còn chủ động nhắn tin thăm hỏi và tỏ ra chăm sóc đặc biệt. Còn anh Tư về thì trong lòng có chút lâng lâng nhớ lại kỷ niệm xưa cũ. Chị Tư nhìn thấy biết hết nhưng giả bộ làm lơ. Chị ghen lắm ớt nào mà ớt không cay ? Nhưng cái ghen của chị không như Hoạn thư ngày xưa cạo đầu bôi vôi tình địch. Chị âm thầm tìm hiểu và hỏi thăm cô ta. Nhân dịp cuối tuần chị nói anh Tư mời cô ta đến nhà ăn cơm tối. Biết cô ta thích bún bò huế nên chị Tư trổ tài nấu ăn.  

 

Cô ta đến trang điểm thật đẹp không quên đem theo chai rượu Tây. Sau khi yên vị anh Tư giới thiệu về cô bạn học từ phương xa trở về. Chị Tư đặc biệt ưu ái cho khách với tô bún bò huế thật ngon.


BM


Họ vừa ăn uống vừa cười nói vui vẻ nhắc lại kỷ niệm xưa bỗng dưng. . .  cô ta nhìn anh Tư lệ rưng rưng, nước mắt nước mũi chảy xuống ròng ròng. Anh Tư  thấy cô ta vì mình mà cảm động cũng khóc sướt mướt. Riêng chị Tư thì cười thầm trong bụng.  

 

Tiệc tàn cô ta đứng lên lảo đảo bước ra khỏi nhà, đôi mắt đỏ quạch, miệng phì phèo. . . Anh Tư phải tiễn ra tận cửa.  Chị Tư cười tủm tỉm hài lòng. Anh Tư thắc mắc sao chị lại mỉm cười trong khi cô bạn ra về mà mặt mày đỏ gấc đỏ au ? Bất chợt anh nhìn vào tô bún bò huế của cô bạn thì trời ơi mấy trái ớt hiểm xanh nằm dưới đáy tô. Cô ta ăn phải mà không dám nói, cay đến nỗi nước mắt nước mũi chảy ròng ròng. Chị Tư quả thật là cao cơ, đâu cần đánh ghen mà khiến tình địch phải rút lui có trật tự ! 




Sau vụ này chắc anh Tư hiểu máu ghen của đàn bà là màu đỏ chứ không phải màu trắng !!! 




Đinh văn Sơn



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Jul/2021 lúc 10:19am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23632
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Jul/2021 lúc 8:39am

Không Rượu Mà Say

Hình minh họa


Vào một buồi chiều tịnh mịch ở Kỳ viên tinh xá, sau khi giảng pháp cho chư tăng và cư sĩ khắp nơi tụ về, Ðức Thế tôn vào hương thất an nghỉ. Vừa đặt lưng xuống, Ngài bỗng nghe tiếng đập cửa thình thình và tiếng khè khè của một gã say rượu thừa lúc cổng mở, đã lẻn vào tinh xá. Hắn vừa đập cửa vừa gọi: - Ông Phật đi, ông Phật! Cho tui làm Phật với! Tui cũng muốn ... làm Phật! Khà khà! Bộ chỉ mình ông làm Phật được mà thôi à? Há? 

Ðức Thế tôn ngồi dậy đi ra. Thấy gã say dơ dáy, y phục tả tơi, Ngài động lòng trắc ẩn gọi thị giả A Nan: - Này, A Nan, ông tắm rửa, cạo tóc và cho ông ta một cái y sạch. Rồi tìm chỗ cho nằm nghỉ. A Nan vâng lệnh. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, cạo tóc đắp y, gã say được đưa đến một gốc cây im mát trong tinh xá. Gã đánh một giấc ngon lành cho đến sáng hôm sau.  

Khi tỉnh dậy, hắn bỡ ngỡ nhìn quanh thấy toàn thầy tu mặc áo vàng đi bách bộ, nhìn lại mình cũng đang đắp y, sờ đầu thấy trụi lũi, hắn kinh hoàng không biết mình là ai, vội vàng bỏ chạy một mạch ra phía cổng. Các tỳ kheo đuổi theo bắt lại. Nhưng một số khác biết chuyện, ngăn: - Này, chư hiền, để cho hắn chạy. Hắn chỉ là một gã say, hôm qua Thế tôn bảo tôn giả A Nan tắm rửa cạo tóc đắp y vào cho hắn đấy. 

- Thật thế sao? Tại sao đức Thế tôn làm chuyện lạ nhỉ? Biết hắn say mà vẫn độ cho hắn xuất gia? 

- Hãy để hắn đi cho khuất, rồi chúng ta sẽ đến thỉnh giáo đức Thế tôn về việc này.

Thế là họ kéo nhau đến hương thất đức Phật, bạch hỏi:

- Bạch đức Thế tôn, chúng con không hiểu vì nguyên nhân gì Ngài lại độ cho một gã say như thế? Xin Ðấng Thiện Thế giải rõ cho chúng con.

- Này các tỳ kheo, các ông dường như trách ta vì đã độ cho một gã say. Nhưng ta hỏi các ông, trong lúc hắn say, tại sao không cầu chuyện gì khác, mà lại cầu làm Phật? Như thế là hắn đã gieo một cái nhân tốt đẹp, ta phải giúp duyên cho hắn, vì ta không hẹp gì mà không giúp cho hắn thành Phật. Vả lại, có bao nhiêu người "tỉnh" biết cầu làm Phật như hắn? Vậy thì ai tỉnh, ai say? Huống chi, hắn uống rượu vào mà say, thì bất quá chỉ say vài tiếng đồng hồ rồi tỉnh lại. Cho nên, bệnh say của hắn, ta không cho là trầm trọng.

Trái lại, biết bao kẻ trên thế gian này, dù không uống rượu mà vẫn say, không phải say vài tiếng đồng hồ như hắn, mà say muôn kiếp ngàn đời chưa tỉnh. Cái bệnh say đó, say trong vô minh ái dục, ta mới gọi là một chứng bệnh trầm kha! 


(Thuật theo chuyện kể của Term details"



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Jul/2021 lúc 8:41am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23632
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Aug/2021 lúc 8:26am
SÀI GÒN


File:Sài%20Gòn%20-%20Hòn%20Ngọc%20Viễn%20Đông.jpg%20-%20Wikimedia%20Commons


Tôi sống ở Hà Nội
Hơn bốn chục năm nay.
Chính xác - dân xứ Nghệ.
Chính xác nữa - dân cày.

Một%20tác%20phẩm%20khảo%20cứu%20về%20Sài%20gòn,%20“Hòn%20ngọc%20Viễn%20Đông”%20-%20Trí%20Thức%20VN

Giờ về hưu, rỗi rãi,
Thỉnh thoảng vào Sài Gòn.
Tôi nói Sài Gòn nhé -
Vào Sài Gòn thăm con.


Truyện%20ngắn%20hồi%20ức%20Sài%20Gòn%20trước%2075:%20Mẹ%20con%20bà%20Si%20Môn%20-%20DKN.News


Sài Gòn, tên thật đẹp.
Con gái Sài Gòn xinh.
Tôi nói Sài Gòn nhé,
Không phải ************.


Nếu cần, đảng cứ việc
Xây thành phố thật to
Thật đẹp và hiện đại,
Đặt tên cho Bác Hồ.

Bộ%20ảnh%20độc%20đáo%20so%20sánh%20Sài%20Gòn%20xưa%20và%20nay%20|%20VOV.VN

Còn Sài Gòn yêu quí,
Sài Gòn của muôn đời,
Thì làm ơn để đấy
Cho tôi và mọi người.


Nhớ xưa đảng có nói,
Thể nguyện theo ý dân
Mà đổi tên thành phố,
Rằng việc ấy rất cần.


Những%20di%20sản%20tạo%20nên%20nét%20đẹp%20Sài%20Gòn%20xưa%20-%20Trí%20Thức%20VN

Vì tôi không được hỏi,
Nên khi vào thăm con,
Ai gọi gì mặc kệ.
Tôi cứ gọi Sài Gòn.


Trụ%20sở%20Quốc%20hội%20và%20Công%20trường%20Lam%20Sơn,%20Sài%20Gòn%20%281965%29%20-%20ArtCorner.vn

Nhớ nhé, Sài Gòn nhé.
Chỉ cái tên này thôi.
Xin đừng gọi tên khác
Khi nói chuyện với tôi.

 Thái Bá Tân



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Aug/2021 lúc 8:34am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23632
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Aug/2021 lúc 6:15am

"Nụ Hôn Của Sự Sống" – Bức Ảnh Đoạt Giải Thưởng Danh Giá Tôn Vinh Tình Yêu Và Sự Sống

Bức ảnh "Nụ hôn của sự sống" do nhiếp ảnh gia Rocco Morabito chụp đã đoạt giải Pulitzer vào năm 1968.

Tháng 7/1967, nhiếp ảnh gia Rocco Morabito đã chụp được một bức ảnh để đời khi đang tác nghiệp trên đường phố New York, Mỹ. Ông đặt tên cho nó là “Nụ hôn của Sự sống”.

Thời điểm đó, Rocco Morabito tình cờ chứng kiến cảnh tượng hiếm có: công nhân điện J.D. Thompson đang hô hấp nhân tạo cho đồng nghiệp của mình – Randall G. Champion ở trên không sau khi người này chạm vào đường dây điện cao thế.
Được biết, khi hai người đang thực hiện bảo dưỡng định kì trên ngọn của một cột điện cao thế, không may, Champion chạm tay vào đường dây điện hơn 4.000 volts khiến anh bị giật. Tim trở nên ngừng đập và bất tỉnh. Nhờ dây đai an toàn nên anh không bị rơi xuống.

Trong lúc đó, Thompson đang trên đường xuống. Anh phát hiện ra tình hình nguy cấp của bạn đồng nghiệp và đã nhanh chóng thực hiện việc hô hấp bằng miệng.
Bởi vì đang ở trên không nên Thompson không thể cấp cứu bằng CPR (ấn vào lồng ngực để hồi phục tim). Anh liên tục thổi vào phổi của Champion cho đến khi cảm thấy một sự giật nhẹ từ người bạn. Sau đó, Thompson vội tháo dây đai an toàn cho đồng nghiệp, đỡ anh bạn trên vai và đưa cả hai xuống. Ở độ cao như vậy, việc đưa một người đàn ông đang hôn mê xuống mặt đất thật khó khăn biết bao, nhưng may mắn là Thompson đã làm được.
Xuống đến mặt đất, Thompson và một công nhân khác tiếp tục thực hiện hô hấp nhân tạo cho Champion và anh gần như đã sống lại cho đến khi xe cấp cứu tới. Ơn Chúa, cuối cùng Champion đã hoàn toàn bình phục.

Năm 1968, nhờ bức ảnh “Nụ hôn của Sự sống”, Rocco Morabito đã đoạt giải Pulitzer, giải thưởng tôn vinh những tác phẩm ảnh xuất sắc của nhà báo. Bức ảnh sau đó được đăng trên khắp các tờ báo toàn thế giới.

Bức ảnh này sở dĩ có sức lan toả lớn đến vậy, theo tôi, chính bởi thông điệp đặc biệt của nó. Nụ hôn giữa Thompson và Champion không phải là của những người yêu nhau, cũng không phải nụ hôn dành cho gia đình hay bạn bè – không có một chút vị tư nào trong đó cả. Đó là một nụ hôn cao thượng, thuần khiết. Đó là nụ hôn của sự sống, và nó dành cho cuộc sống!
Ở trong hoàn cảnh nguy cấp và nguy hiểm đến vậy, Thompson không có thời gian để cân nhắc bất cứ điều gì, anh càng không có cơ hội cho bất cứ một suy nghĩ chần chừ nào, anh làm tất cả bằng bản năng của một con người, để cứu sống người đồng nghiệp của mình. Bởi mỗi con người đều có khao khát được sống, và trong sâu thẳm mỗi sinh mệnh đều có phần thiện lương thuần khiết không gì có thể phá trừ, nên trong khoảnh khắc đối diện với sinh tử, họ sẽ làm tất cả những gì có thể, bằng tất cả sức mạnh họ có, để giữ lại sự sống. Tôi gọi đó là lòng trắc ẩn…

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23632
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Aug/2021 lúc 8:53am

QUA và BẬU





Qua" và "Bậu" đều là đại từ nhân xưng đặc trưng của miền Trung và miền Nam ngày xưa. Nhưng nó được dùng nhiều nhất là ở vùng đất phương Nam.

"Qua" là ngôi thứ nhất, nếu dùng riêng lẻ là từ xưng hô của người lớn tuổi với người nhỏ tuổi, nghĩa là tôi (là cô, chú, bác, anh, chị), nhưng khi dùng chung với "Bậu" thì nghĩa là anh, là cách xưng hô của chồng với vợ hoặc của người con trai với người yêu hoặc với người mà họ có ngỏ ý thương mến.

"Bậu" là ngôi thứ hai, là từ thân thương mà người con trai dùng để gọi vợ hay người yêu hay người con gái mà họ đem lòng thương mến.

"Bướm xa hoa, bướm dật, bướm dờ
Qua đây xa Bậu đêm ngày chờ trông."

Theo GS Lê Ngọc Trụ (1909-1979) gốc của từ "Qua" do chữ wá, hay đọc đúng hơn là u_á đọc theo giọng Triều Châu của chữ "ngã" tức là "tôi". Cũng có giả thiết khác rằng sự liên hệ từ "Qua" với tiếng Mường và tiếng Nhật nhưng có lẽ lối giải thích của GS Lê Ngọc Trụ dễ chấp nhận hơn bởi sự giản dị.

“Hôm qua Qua nói Qua qua mà Qua hổng qua
Hôm nay Qua nói Qua hổng qua mà Qua qua.”

Từ "Qua" được dùng rất nhiều trong các tác phẩm của Nhà văn Hồ Biểu Chánh (1884-1958) như: Thầy Chung trúng số, Tơ hồng vương vấn, Sống thác với tình, Ai làm được... và nhiều tác phẩm khác nữa.

Nếu "Qua" đã là từ Triều Châu thì "Bậu" cũng rất có thể do âm Triều Châu mà ra. Nhà văn Bình Nguyên Lộc (1914-1987) có đưa ra gốc từ tiếng Mạ nhưng sau khi bàn luận với người Triều Châu, thì trong tiếng Triều Châu "pa_u" hay "pấu" (giọng đọc khác nhau tùy vùng) là vợ, một danh từ bình thường và khi ghép vào một chữ nữa mới phân rõ ngôi thứ như "cha pấu", "cha pa_u" (vợ tôi) "deo pa_u" (vợ yêu) như ta dùng Hán Việt "tệ phu, tệ nội, hiền phụ, hiền thê...” Người Việt chung sống với người Triều Châu đọc trại là "bậu" và "Bậu" trở thành đại từ ngôi thứ hai.

"Bậu có chồng chưa, Bậu thưa cho thiệt
Kẻo Qua lầm tội nghiệp cho Qua."

Dù với cách lý giải nào thì từ "Qua" và "Bậu" cũng đều là từ ngoại lai. Tuy nhiên, khi được Việt hóa, "Qua" và "Bậu" trở thành những từ ngữ độc đáo của tình cảm thương yêu đôi lứa thật súc tích.

"Bậu qua phà Rạch Miễu, Qua lẽo đẽo theo sau.”

Qua- Bậu tiêu biểu cho ngôn từ Việt hóa của miền đất phương Nam, trong đó bên cạnh tiếng Hoa còn phải kể tiếng Pháp, tiếng Miên... Từ ngữ Việt hóa gốc Hoa phần nhiều được sử dụng giới hạn ở miền đất phương Nam là vì điều kiện chung sống, hội nhập nơi đây. Mặc dù, số từ ngữ Việt hóa rất nhiều nhưng đi vào ca dao, văn chương phương Nam mạnh mẽ nhất có lẽ là hai từ "Qua" và "Bậu" (chiếm hơn phân nửa).

"Trách mẹ với cha chớ Qua không trách Bậu
Cha mẹ ham giàu gả Bậu đi xa.”

"Bậu có chồng như cá vô lờ,
Tương tư nhớ Bậu, dật dờ năm canh."

"Bậu về kẻo mẹ Bậu trông,
Kẻo con Bậu khóc, kẻo chồng Bậu ghen."

"Ví dầu tình Bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rời Bậu ra
Bậu ra Bậu lấy ông câu
Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu.”

Nhà thơ Phạm Hải Đăng cũng sáng tác rất nhiều bài thơ có "Qua" và "Bậu" như:

BẼ BÀNG TÌNH QUA

Nói hoài Bậu hổng thèm nghe
Để Qua ấm ức đầy ghe đem dìa!
Vô tình trong buổi chiều kia
Bậu theo người khác, tình chia cách tình

Mình ên Qua đứng lặng thinh
Nhìn theo con nước lục bình trôi theo
Trách ên Qua kiếp bọt bèo
Sóng xô sóng đập, sóng leo mạn thuyền

Mé sông bến đợi mình ên
Bông Bần bông Mắm rơi lền trắng sông
Đường tình bạc bẽo long đong
Tình duyên dang dở đắng lòng Qua đau

Bậu ơi! còn có thương nhau
Cửa Vàm Qua đợi, trái sầu Qua mang
Sông năm bảy ngã đò ngang
Bậu không dìa nữa bẽ bàng tình Qua.

BẬU THÔI ĐƯA ĐÒ

Mưa chiều, Qua dõi mắt theo
Bến xưa tình cũ ai gieo câu thề
Bậu còn nhớ đến tình quê
Để Qua trông ngóng, khi về cô đơn

Bậu đi mưa gió dỗi hờn
Lòng Qua trĩu nặng như con đò chiều
Ngày nào tíu tít lời yêu
Tay Qua Bậu nắm nói điều mộng mơ

Sông Cửa Vàm thuở tình thơ
Qua thương Bậu nói: “mình chờ nhé Qua!"
Nào dè đâu, Bậu đã xa
Trầu cau chưa thắm, người ta lấy chồng

Đứng nhìn chim sáo sang sông
Để Qua lẻ bạn đau lòng Bậu ơi
Giờ đây, cách biệt phương trời
Quê nghèo miệt thứ, Bậu thôi đưa đò.

Ngày nay, "Qua" và "Bậu" đã trở thành dĩ vãng nhưng đối với những người con vùng đất phương Nam xưa, hai từ Qua - Bậu bình dị, chân quê này luôn gợi nhớ về một thời sơ khai với những tình cảm êm đềm, mộc mạc nhưng thấm đượm chân tình của những năm tháng cũ thân thương.



(st)



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23632
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Aug/2021 lúc 4:12pm

Bài Toán Chia Bò 


Trong truyền thuyết Ấn Độ cổ đại kể câu chuyện: Có một ông già, trước khi lâm chung để lại di chúc rằng, muốn chia 19 con bò cho ba người con theo quy định: con cả được chia 1⁄2tổng số bò, con thứ hai được chia 1⁄4 tổng số bò, còn con thứ ba được chia 1⁄5 tổng số bò nhưng không được bán để chia tiền.

Theo phong tục của Ấn Độ giáo thì bò được coi là vật linh thiêng nên

không được giết thịt, chỉ có thể chia cả con đang sống. Sau khi người

cha qua đời, ba người con đã tìm hết cách mà vẫn chưa chia được đàn

bò, cuối cùng họ quyết định trình quan xét xử. Các quan lại địa phương vốn là túi rượu thịt, gặp việc khó bèn lấy lý do “quan thanh liêm khó quyết đoán việc trong nhà” để từ chối.

Ở làng bên có ông già thông thái. Một hôm ông đi qua nhà ba anh em nọ, bèn nghe bàn cãi sôi nổi. Hỏi xong ông mới biết nội dung câu chuyện chia bò. Chỉ thấy ông già trầm tư giây lát rồi nói: “Việc này làmđược! Ta có một con bò cho các anh mượn. Như vậy tổng cộng  có 20 con bò. Anh cả được chia 1⁄2 tức là 10 con, anh thứ hai được chia 1⁄4 tức là 5 con, còn anh thứ ba được chia 1⁄5 tức là 4 con. Ba anh em tổng cộng lại đúng 19 con bò, 1 con còn lại trả cho ta”.

Thật tuyệt diệu! Một vấn đề nan giải đã làm nhiều người suy nghĩ nát

óc lại được giải quyết một cách nhẹ nhàng, khéo léo như vậy. Cách chia này tự nhiên trở thành giai thoại và lưu truyền tới ngày nay.


Khuyết Danh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23632
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Aug/2021 lúc 8:12am

Tiền Và Gia Đình, Điều Gì Quan Trọng Hơn? Đây Là Câu Trả Lời Của Người Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc


Ngày nọ, một nhóm bạn thân người Úc đã trò chuyện cùng một anh bạn người Trung Quốc. Chủ đề mà họ nói đến là mức coi trọng gia đình của người Trung Quốc và người Úc khác nhau như thế nào.

Thật bất ngờ, mấy anh bạn người Úc này đã thẳng thắn nói: “Cậu đừng giận, thật ra, chúng tớ cảm thấy người Trung Quốc các cậu vốn không yêu thương gia đình, vốn không xem trọng gia đình giống như các cậu đã nói. Nói thẳng là các cậu yêu tiền nhiều hơn!”.

Những người bạn thân người Úc này lại chân thành nói tiếp:

“Không kể là ở Úc hay ở Trung Quốc, người Trung Quốc các cậu xác thực là rất chăm chỉ, các cậu ở nước ngoài cũng đều tiết kiệm được nhiều tiền hơn so với người bản địa. Nhưng tớ không cho rằng người Trung Quốc các cậu có tố chất làm ăn hơn, mà là các cậu tiết kiệm hơn chúng tớ.

Người bạn Úc cho rằng người Trung Quốc không phải có tố chất làm ăn hơn, mà là tiết kiệm hơn người nước ngoài. Ảnh dẫn theo nghiencuuquocte.org

Có thể tiết kiệm là nhờ hạ thấp tiêu chuẩn cuộc sống đi. Các cậu bình thường rất ít khi đi quán bar, thậm chí cuối tuần hoặc ngày nghỉ cũng đều không dám nghỉ ngơi. Quần áo đều là mua từ bên Trung Quốc đem sang đây, bởi vì mua ở bên đó rẻ hơn, tớ thậm chí còn nhìn thấy có du học sinh Trung Quốc còn mang theo rất nhiều chén đĩa sang đây”.

“Các cậu sẽ làm việc không quản ngày đêm, phó mặc con cái cho ông bà chăm sóc. Ngoài việc quan tâm thành tích học tập của con cái ra, thì bận rộn đến nỗi rất ít khi chơi cùng chúng. Ngày lễ Giáng Sinh, thậm chí còn không nghỉ ngơi. Vậy nên, những đứa trẻ người Hoa các cậu mặc dù thành tích học tập rất ưu tú, nhưng chúng luôn cảm thấy lạc lõng. Chúng cảm thấy so với các bạn, điều mà bố mẹ quan tâm hơn là khoản tiền thu nhập của gia đình, là điểm số học tập của chúng, chứ không phải là bản thân chúng có vui vẻ hạnh phúc hay không”.

“Đúng là tôi biết cậu muốn nói gì. Người Trung Quốc các cậu nói như vầy, là vì con cái nên ráng kiếm thêm chút tiền cho chúng sau này. Nhưng mỗi một đời đều nói bản thân kiếm tiền là vì đời sau, thế thì rốt cuộc đời nào sẽ thật sự dùng khoản tiền này đây?”.

“Cuộc đời là ngắn ngủi như thế, các cậu mượn cớ là vì tương lai của gia đình, mà đã hy sinh gia đình của hiện tại. Tôi thật không hiểu tổn thất này nên phải bù đắp như thế nào nữa! Sao các cậu còn có thể dùng quan niệm này mà lấy làm tự hào đây?”.

“Các cậu vì công việc, có thể chấp nhận vợ chồng phải sống ly thân trong khoảng thời gian rất dài. Nhưng trong con mắt chúng tớ, vợ chồng không ở bên nhau từ 3 tháng trở lên, trên cơ bản thì đã nên cân nhắc đến chuyện ly hôn rồi.

Vậy nên chúng tớ nếu được cử sang nước ngoài làm việc, thì nhất định phải là cả gia đình cùng đi, vợ của tôi, con cái của tôi đều phải cùng chuyển sang đây. Nếu như họ không đồng ý sang, tớ sẽ không thể tiếp nhận công việc này, bởi so với công việc thì dĩ nhiên gia đình quan trọng hơn rồi.

Tớ thậm chí còn nghe nói ở Trung Quốc có vợ chồng mấy chục năm đều chia nhau sống ở hai nơi, đến lúc nghỉ hưu mới có thể sống chung với nhau. Đây là sự thật quá đau lòng. Lẽ nào các cậu không thể vì gia đình mà từ bỏ công việc sao? Có thể tìm một công việc khác cũng được mà!”.

Người Trung Quốc chấp nhận vì công việc mà phải rời xa con cái. (Ảnh dẫn theo news.ifeng.com)

“Trong công ty Trung Quốc của tôi có một nhân viên rất xuất sắc, nhưng vợ con lại sống ở thành phố khác, mỗi một tháng thậm chí hai tháng mới có thể gặp nhau một lần. Tại sao một trong hai người lại không thể từ bỏ công việc chứ? Tôi biết có rất nhiều người làm việc ở thành phố, họ thậm chí chỉ một năm mới về thăm nhà một lần, đều nói là kiếm tiền vì gia đình, nhưng tiền như vậy, có nhiều hơn nữa, lại có ý nghĩa gì đâu?”.

Biết bao nhiêu phụ huynh, từ sớm đã hy sinh tuổi thơ của con cái, cuối tuần bôn ba trên đường đến các lớp phụ đạo, học thêm các loại. Đợi đến khi hết tiểu học, thì bản thân xem như đã được giải thoát rồi! Nhưng tiểu học xong rồi, phát hiện trung học cũng có lớp học thêm, hơn nữa còn nhiều hơn, tụi trẻ con chính là không có thời gian để vui chơi nữa!

Đợi khi con cái lên đại học thì coi như đã xong nhiệm vụ rồi … Nhưng con cái học xong đại học rồi, đến lúc tìm kiếm công việc vẫn phải bận tâm như vậy!

Đợi đến khi con cái có công việc ổn định rồi, thì tưởng như không còn gánh nặng gì nữa … Tuy nhiên, công việc tìm được rồi, lại bắt đầu bận tâm chuyện hôn sự, nhà cửa cho con cái! Sau khi con cái kết hôn rồi, thì tôi không cần phải bận tâm gì nữa! Nhưng kết hôn, có nhà có cửa rồi, thì chúng lại sinh cháu để bế rồi!

Bao nhiêu nỗi lo toan, dù có muốn quản cũng không quản được hết, cứ lặp đi lặp lại như vậy không dứt. Tầm mắt của chúng ta vẫn luôn nhìn về phía trước; vì tương lai, hôm nay tích lũy sức khỏe, tích lũy văn bằng, tích lũy tiền bạc. Kết quả bản thân lại than trời trách đất, tầm mắt của chúng ta không có lúc nào sống ở hiện tại. Nhiều người đến cuối đời đã nhận ra rằng, cả một đời không có lấy một ngày sống vì bản thân mình.

Kỳ thực, rất nhiều người chính là đang sống như vậy!

Vậy nên, có nhận xét rằng: Người biết hưởng thụ nhất là người Mỹ; người có tín ngưỡng nhất là người châu Âu; từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi, đều chứa đầy cạnh tranh và áp lực là người Trung Quốc.

Một đời của đại đa số người Mỹ

0 – 10 tuổi: Tham gia các loại hoạt động tập thể như khảo sát, khám phá các vùng đất;

10 – 20 tuổi: Theo đuổi ước mơ;

20 – 30 tuổi: Tìm kiếm cho mình một công việc ổn định;

30 – 40 tuổi: Cuối cùng tìm ra được mục tiêu theo đuổi của đời mình, hưởng thụ cuộc sống, có nhà cửa, có xe hơi, có con cái;

40 – 50 tuổi: Thỉnh thoảng trải qua kỳ nghỉ dài sau áp lực công việc;

50 – 60 tuổi: Tận hưởng cuộc sống, du lịch;

60 – 70 tuổi: Bắt dầu viết hồi ký, du lịch;

70 – 80 tuổi: An hưởng tuổi già;

Sau khi mất: Thông thường được đưa vào nghĩa trang công cộng.

Một đời của đại đa số người Mỹ. Ảnh dẫn theo VTV.vn


Một đời của đại đa số người châu Âu

0 – 10 tuổi: Tham gia đội nhạc trong trường, học tập âm nhạc cổ điển;

10 – 20 tuổi: Tổ chức nhóm nhạc của mình, tiến hành thưởng thức các loại âm nhạc;

20 – 30 tuổi: Chịu nhận ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật Gothic; 

30 – 40 tuổi: Đội nhạc bắt đầu chính thức đi vào tuyến đường “màu kim loại đen”;

40 – 50 tuổi: Nhớ lại sự hồn nhiên của tuổi thơ, bắt đầu trở về cuộc sống “tràn đầy màu sắc”;

50 – 60 tuổi: An định lại, tìm kiếm tình cảm ấm áp, sống cuộc sống bình yên;

60 – 70 tuổi: Đến giáo đường tổng kết một đời của mình;

70 – 80 tuổi: An hưởng tuổi già cùng con cái;

Sau khi chết: Yên tâm nằm ở trên một miếng đất thuộc về mình.

Một đời của đại đa số người châu Âu. Ảnh dẫn theo freyvillageseniorliving.org

Một đời của đại đa số người Trung Quốc

0 – 10 tuổi: Bị ép phải học tập các loại kỹ năng, không ngừng kiểm tra cấp bậc, đa số đều là bởi sĩ diện và mong đợi của bố mẹ;

10 – 20 tuổi: Gặm nhấm cả một núi sách, ứng phó các loại kỳ thi dồn dập kéo đến như sóng biển.

20 – 30 tuổi: Nộp sơ yếu lý lịch khắp nơi, lo lắng bản thân không tìm được công việc;

30 – 40 tuổi: Trở thành nô lệ của nhà cửa, xe cộ;

40 – 50 tuổi: Bận tâm lo lắng cho tương lai của con cái, nhịn ăn nhịn mặc, cố gắng dự trữ tiền bạc;

50 – 60 tuổi: Cuối cùng đã có được cuộc sống của mình, lại phát hiện đã sắp phải nghỉ hưu, lại bắt đầu lo lắng sau khi nghỉ hưu phải làm gì;

60 – 70 tuổi: Bỏ ra phần lớn sức lực để dưỡng sinh, lại phát hiện còn phải trông nom cháu;

70 – 80 tuổi: Cuối cùng an định lại để hưởng ngày tháng cuối đời;

Trước lúc chết: Phát hiện thì ra một một miếng đất ở khu nghĩa trang lại có giá ‘cắt cổ’

Một đời của đại đa số người Trung Quốc. Ảnh dẫn theo hanoimoi.com.vn

Người ta vẫn thường nói rằng, đời người trôi qua nhanh như bóng câu qua cửa sổ. Vậy trong những năm tháng của đời mình, bạn đã có lúc nào để tâm mình lắng lại và cảm thấy bình yên hạnh phúc bên gia đình mình; hay phải luôn bôn ba bận rộn chấp nhận làm nô lệ cho vô vàn những thứ khác!

Giữa tiền và gia đình, điều gì thực sự quan trọng hơn, trên những ngã rẽ ấy bạn đã chọn lựa đúng đắn chưa?

Cuối cùng, hành trình của một đời người là trôi qua như vậy, bạn muốn sống như một người Mỹ, Âu châu, hay là một người Trung Quốc như đã kể ở trên? Đều là do bạn quyết định vậy!

 

Quang Minh | ĐKN

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23632
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Aug/2021 lúc 7:58am

Đời Không Như Là ...Tên 



Người Việt mình, khi đặt tên cho con cái, thường chọn tên có ý nghĩa hoặc gửi gắm theo tình yêu thương với niềm mơ ước, nhưng cũng lắm khi…. “đời không như là tên”.

Hồi đó, cách nhà tôi vài căn, có chị Nguyễn Thị Ngọc Ngà. Lẽ ra, là “ngọc ngà châu báu” phải được nâng niu, quý hoá, nhưng chị thì ngược lại, chồng say xỉn thường xuyên rồi lên cơn, đem “ngọc ngà” ra… tra tấn, thượng cẳng tay hạ cẳng chân và cả bằng đòn gánh. Hàng xóm trong đó có anh rể tôi phải xông vào giải cứu chị. Nghe nói hiện nay chồng chết, chị thoát được chồng, nhưng tiếp tục khổ vì con, vì cháu!

Cùng ngõ là nhà Bác Cả goá phụ với hai người con, là chị Vui và thằng Sướng. Chị Vui cả ngày tất bật lam lũ phụ bác Cả bán buôn lặt vặt với cuộc sống giật gấu vá vai, người lúc nào cũng đầu bù tóc rối. Còn thằng Sướng chẳng hiểu buồn khổ gì mà vào một ngày trời âm u, nó đã thắt cổ tự vẫn, tìm về thế giới bên kia, để lại cho Bác Cả và chị “Vui” nỗi đau giằng xé tâm can.

Ngược ra xóm chợ, nhà bà Tám Sương Sa, tôi học chung với hai đứa con bác ấy, thằng Sang con Giàu. Mà nào có sang có giàu gì đâu, thau sương sa của bà Tám chỉ đủ cơm cháo qua ngày, lắm khi đi học chúng không có củ khoai mì ăn sáng.

Lúc tôi vào lớp Sáu, mới “giải phóng” được vài năm, trường chúng tôi đón nhận một số học sinh miền Bắc theo cha mẹ vào Nam rất sớm. Mấy đứa con gái trong nhóm đó có tên cũng bình thường, nhưng mấy thằng con trai thì tên khá đặc biệt, nghe là biết ngay lý lịch xuất xứ, khỏi cần suy nghĩ. Trong khối lớp tôi, có hai anh em sanh đôi, Nguyễn Văn Thống Nhất và Nguyễn Văn Hữu Nghị.

Thống Nhất là anh, có vẻ hiền lành, hắn muốn la cà kết thân với chúng tôi như cái tên của hắn. Nhưng khổ nỗi, lũ chúng tôi tuy còn bé nhưng đã biết ảnh hưởng từ gia đình chòm xóm, trước cảnh chia lìa tù “cải tạo”, kinh tế mới, cảm nhận tiếng thở dài của cha mẹ trong cuộc đổi đời, nên chúng tôi rất… phản động, dứt khoát tránh xa đám “bên kia”, không chơi với hắn, không cho hắn “thống nhất” chúng tôi.

Còn thằng em tên Hữu Nghị thì ngược lại, không hề “hữu nghị” tí chút nào, hắn luôn luôn hùng hổ gây sự với chúng tôi mỗi khi có chuyện tranh cãi (có lẽ hắn hiểu được nguyên nhân sự e dè lạnh lùng của đám Miền Nam chăng?).

Tuy nhiên, chung lớp tôi có một đứa khá dễ thương. Hắn nói giọng nửa Nam nửa Bắc, vì cha mẹ hắn là dân tập kết. Hắn tên Lê Anh Nuôi, bản tính vui vẻ hoà đồng. Tôi hỏi:

– Thà ông mang tên như anh em thằng Thống Nhất Hữu Nghị, hoặc đại loại như Quyết Thắng, Bất Khuất, Kiên Cường… tôi còn dễ hiểu. Còn Anh Nuôi là cái gì thế?!

Hắn cười vang:

– Bà đúng là… nhà quê! Hồi ba tui ở trong bưng, ba tui nấu ăn cho đồng đội, gọi là “anh nuôi”, nên má tui đặt tên này cho tui làm kỷ niệm đó! Mà nè, bà nên gọi tui là…anh nhé, vì tui hơn bà một tuổi, và tên tôi là…Anh Nuôi.

Tôi chu mỏ:

– Còn khuya! Ông về rừng mà nghe người ta gọi là anh, còn tui nhà quê đâu dám!

Nhưng đặc biệt trong nhóm đó, có một cái tên mà tôi nhớ mãi cả tên lẫn… người! Hắn trắng trẻo, dáng thư sinh con nhà giàu (tôi đoán ba má hắn phải thuộc hàng tiểu thư công tử trí thức Hà Nội, vượt Trường Sơn vào Nam với chức vụ cao chót vót, nên được ở nhà ngay khu sĩ quan trong khu Quân Cụ mà trước đây chỉ dành cho những gia đình sĩ quan quân đội VNCH).

Hắn có đôi mắt đẹp, cái miệng duyên với môi dưới hơi trề rất hấp dẫn, tổng thể là một khuôn mặt đẹp trai, và cái tên của hắn càng hấp dẫn hơn: Mai Kiêu Hùng!

Ðược cái, hắn thờ ơ chuyện xung quanh trường lớp, không quan tâm chúng tôi chia phe “Nam-Bắc” cãi nhau chí choé, không thân thiện mà cũng không xích mích với ai. Chẳng biết sau này lớn lên hắn có “kiêu hùng” với lý lịch nhà hắn, với vẻ đẹp trai của hắn hay không, chớ lúc đó hắn rất vô tư, một vài lần đụng mặt tôi ở trường, hắn mỉm cười nhìn tôi với ánh mắt bối rối, có thấy “kiêu hùng” gì đâu, khiến tim tôi… tan chảy và mủi lòng thương (quên cả chuyện giai cấp).

Cũng may là sau năm học đó gia đình hắn chuyển đi nơi khác, chớ nếu hắn còn học tiếp với tôi, biết đâu tôi lại…cảm cái nét đẹp khi bối rối của hắn, rồi sẽ ra sao khi lập trường “hai đứa hai khung trời khác biệt”, liệu gia đình tôi bị chính quyền mới xếp hạng là “nguỵ quân nguỵ quyền” có chấp nhận hắn không, căng lắm chớ chẳng chơi! (Ủa, mà biết hắn có… cảm tôi không mà lo xa chi cho mệt!!!).

o O o

Vui nhất là khi vào học trường Sư Phạm, có một anh chàng trong ban văn nghệ, thỉnh thoảng ôm cây đàn guitar ngồi dưới gốc phượng trong sân trường đàn hát, bạn bè vây quanh ngưỡng mộ, nhất là mấy nường nữ sinh. Tên của hắn cũng rất ư đặc biệt, khó có một người thứ hai trùng tên: Mai Cúc Trường Sơn.

Tôi bĩu môi, nói với nhỏ bạn:

– Gì chớ, nghe hai chữ Trường Sơn là tao…dị ứng từ bài hát “cùng mắc võng trên rừng…” á!!

Nhỏ bạn nguýt tôi:

– Úi dào, “ếch ngồi đáy giếng” tội chưa! Bà tưởng Trường Sơn là của riêng mấy ổng bên kia sao? Nói cho bà dỏng tai lên nghe rõ nè: hắn là con trai của sĩ quan VNCH đang ở trong trại “cải tạo” chưa về, còn má của hắn là người nổi tiếng, bà muốn biết là ai không?

Tôi hơi bị quê, liền đổi giọng tươi tỉnh làm huề:

– Là ai thì bà nói luôn đi, còn úp úp mở mở chi nữa?

– Là cô Hồng Vân, người ca sĩ có tài ngâm thơ, mới đây hát các bài hát được công chúng mê mẩn: “Người Ði Xây Hồ Kẻ Gỗ”, “Có Anh Ba Hưng”…

– Bà nói ca sĩ Hồng Vân ngâm thơ là tui biết rồi, khỏi cần dài dòng. Té ra, hắn là phe ta?!

Lần này thì nhỏ bạn vênh mặt lên:

– Ừa, hắn học chung với tui hồi cấp ba đó, giờ có muốn làm quen với chàng không nà, tui bắc cầu cho!

– Quỷ sứ! Mà tao chịu… cái tên lắm nha. Tao mà lấy hắn, sanh con tha hồ đặt tên, Mai Cúc Mùa Xuân, Mai Cúc Thắm Tươi …

o O o

Sau này ra đời đi làm, rồi qua trại tỵ nạn, tôi còn biết thêm nhiều cái tên “ấn tượng” rổn rảng: Phạm Thông Thái, Trần Triệu Phú, Phan Huy Hoàng, Cao Uy Tín, Huỳnh Thiên Tài, Ðỗ Thủ Khoa, Nguyễn Như Ý…mà có mấy ai được “đời giống như tên”?

Và… tôi nữa, má muốn đặt tên tôi là Kim Thoa cùng vần Th với anh chị em trong nhà, nhưng khi ba lên xã làm khai sanh, lúc ấy ca sĩ Kim Loan đang nổi với “Căn Nhà Ngoại Ô” nên ông nhân viên hộ tịch mơ mộng đã ghi lộn tên tôi thành Kim Loan. Mang tên của một ca sĩ nổi tiếng nhưng kết quả thế nào thì mọi người biết rồi đấy: “tôi ca không hay, tôi đàn nghe cũng dở”.

Qua đến Canada thì tên “Loan” của tôi có nghĩa là “Nợ”, nhiều người khi đi học, mua xe, mua nhà đều trải qua, rồi than vãn: “ Sầu vì… Loan” “Nghèo vì… Loan”.  Hãi hùng nhất là các quảng cáo của mấy chuyên gia cố vấn tài chánh, nào là:  “Nói Không Với Loan”, “Tránh Xa Loan Xấu”, “Làm Thế Nào Ðể Thanh Toán Loan Mau Lẹ”… thiệt là đau lòng!

Dù sao cũng có chút an ủi, tuy tên “Loan” nhưng tôi không nợ nần tiền bạc gì của ai (nợ… chuyện khác thì có, để kiếp sau trả!)

Ðời không như là tên, đôi khi còn ngược lại, nhưng có ai nỡ đặt tên con là Nguyễn Vô Phước để sẽ được Hữu Phước, hoặc Lê Văn Nghèo để sẽ thành người giàu có, phải không quý vị?!

Kim Loan

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23632
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Aug/2021 lúc 7:27am

Vợ Chồng Và Những Rắc Rối Đầy Thú Vị 


Để duy trì nòi giống nên nam và nữ những con người của hai giới tính vẫn cứ phải đến với nhau, ở với nhau một quãng thời gian dài đến trọn đời, chúng ta gọi đó là vợ chồng!

Trước khi tìm hiểu những bí ẩn rắc rối của quan hệ vợ chồng ta hãy cùng xem hai từ VỢ  - CHỒNG

VỢ, Một từ trắc nghe như lặng lẽ cam chịu thể hiện một tĩnh từ. Nhưng trong quan hệ giao tiếp chữ vợ luôn đứng trước chữ chồng. Ví dụ: "Vợ chồng tôi xin cảm ơn..."

CHỒNG- Một từ mang thanh bằng, nghe như sắp xếp dễ lăn mà chung chiêng thế nào? Phải chăng đây là động từ?

Mối quan hệ vợ chồng và một tưởng tưởng lãng mạn khảng định điều này. Cái động và cái tĩnh gặp nhau tạo lên những bí ẩn thiêng mà đầy rắc rối. Thật là tĩnh mà động, động mà tĩnh.

Trong cuộc sống vợ chồng, vốn trước đó chưa ai có thể hình dung được một cách cụ thể, nhưng khi nó tới người ta vào cuộc rất nhanh chóng. Hai con người không có quan hệ huyết thống, vốn không quen biết nhau, sinh ra và lớn lên ở hai gia đình khác nhau về mọi phương diện: Ăn, ngủ , sở thích giáo dục...Vậy mà chỉ qua một giai đoạn ngắn, gọi là giai đoạn (tìm hiểu) yêu đương rồi đến ở với nhau chăm sóc cho nhau và sống với nhau lâu hơn những người ruột thịt của mình!

Hai con người không họ hàng ấy, không quen biết ấy bát đầu chăm sóc cho nhau, lo lắng cho nhau. Họ nói với nhau bằng mắt nhiều hơn. Họ hiểu nhau ý nhị. trước mặt những người ngoài họ nói với nhau bằng ký hiệu, bằng ngôn ngữ riêng. (ngôn ngữ tình yêu) hay bằng mật mã. Họ thuộc những dáng điệu, đi đứng ăn nói. Họ chấp nhận và chiều theo mọi cá tính cả tốt lẫn xấu của nhau. Những kế hoạch làm ăn của vợ chồng được lặng lẽ thực hiện mà không cần văn bản

Họ bảo vệ nhau, hy sinh cho nhau thậm chí đến mù quáng. Họ làm đúng câu: "xấu chàng hổ ai .

Có những cặp vợ chồng đánh nhau, chửi nhau đến thậm tệ. Nhưng chỉ qua một thời gian rất ngắn họ lại anh, anh em, em không chút ngượng nghịu. Họ nhanh chóng tha thứ cho nhau . 

Họ cười và nói chuyện với nhau nhiều hơn tất cả những người thân của chính họ  và cũng bức bội giận dỗi nhau nhiều hơn vói những người thân khác.

Có thể nói ;  Cuộc sống vợ chồng là thiêng liêng bí ẩn rắc rối và đầy thú vị. Có một ví dụ :Người vợ không may lên một cái nhọt nhỏ ở chỗ kín. (Khi chưa cần sự can thiệp của bác sỹ ) thì chắc chăn chỉ có người chồng chăm lo thuốc thang chứ không thể ai khác. Ngược lại ,người chồng cũng vậy. Con cái anh em khó thay thế được công việc ấy.

Thật đáng tiếc biết bao, có những cặp vợ chồng (đầu gối má kề) đã 15 năm hay 20 năm mà vẫn còn dẫn nhau ra tòa để ly dị.

Có phải đó là những con người hiếu thắng?. Chồng muốn thắng vợ điều gì để thể hịên đức lang quân hay vợ muốn thắng chồng..?

và đôi khi họ lấy con ra làm trọng tài. Họ không còn nghĩ rằng ,người họ muốn thắng ấy lại là người đã từng chăm lo săn sóc minh và chia sẻ với mình những vui buồn...

Nói và viết về cuộc sống vợ chồng thật khó mà kể hết ra được. Đó là những bí ẩn đã tạo thành sức mạnh mà họ có thể tát cạn Biển Đông.

Chúng ta hãy xem người ngoài nói về họ: "Vợ chồng nhà ấy, hay nhà ấy có chuyện..." rõ ràng câu nói ấy coi vợ chồng họ chỉ là một  và chình họ nói về họ: " anh ấy, nhà tôi,..." Họ nói về chồng mình, vợ mình như nói về chính mình.

Một cái tôi trọn vẹn!

Với quãng thời gian họ sống bên nhau từ 5 năm đến 60-70 năm, những cách gọi nhau âu yếm luôn giữ được âm sắc dịu dàng, mặc dù có thể thay đổi về từ ngữ.

Ví dụ: anh, em, cậu, tớ, mình, đằng ấy và cuối cùng là ông bà. Hai từ ông bà được dùng đến trọn đời

Tất cả những cụm từ ấy, mỗi cặp vợ chồng đều tự chọn mà không ai bắt buộc và quy ước bao giờ. Họ luôn trung thành với từ đầu tiên khi đến với nhau. Nếu người chồng đang gọi vợ bằng em mà chuyển sang gọi bằng cô tức là đã có vấn đề.

Sự thành đạt trên con đường công danh của vợ hay chồng đều phụ thuộc vào công sức của cả hai vợ chồng.

Thật đau đớn khi hai từ VỢ - CHỒNG đứng độc lập thì những bí ẩn rắc rối và đầy thú vị ấy đều tan biến và không còn có nghĩa nữa. Nếu một trong hai người phải ra đi trước thì tiếng khóc của người còn lại đau đớn và ai oán biết bao. Cái vòng tang trắng trên đầu người vợ hay chồng cũng mang một nét đặc biết khác.

 Ôi cuộc sống vợ chồng, rắc rối thiêng liêng bí ẩn mà thú vị*!

 

Nguyễn Khắc Hiền
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23632
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Aug/2021 lúc 11:28am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 4.168 seconds.