![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Quê Hương Gò Công | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 214 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
NƯỚC MẮT LONG LANH tt,.. ![]()
Lúc đầu mời anh đến dạy thêm với vài đứa bạn khác, rồi lần lần mời về nhà cho ở trọ, dạy kèm anh từ chối mà ở trọ cũng không nhận luôn. Hồi thầy còn ở riêng, xin nấu cơm tháng cho thầy, đến nhà dọn dẹp, mang quà bánh biếu, thầy sợ quá trôn luôn sang trọ chung với đồng nghiệp ở xa khác. Phần tôi cũng muốn anh Sơn để ý, nên cố gắng học thật giỏi, diện thật đẹp, hoài công vì nghe ra ảnh đã có người rồi mà cô ấy cũng còn là sinh viên, học tận Saigon xa lắc xa lơ. Không nản chí, ba má tôi, nay mời thầy cùng các bạn đến nhà ăn giỗ, mai sinh nhật, tiệc tùng ở nhà bạn bè, Anh cũng giữ tiếng lắm, đi còn ít hơn các thầy khác nhiều. Thế mà tôi vẫn chọn anh, càng khó chừng nào tôi càng cứng đầu muốn đạt cho được kỳ vọng của mình thôi bất cứ bằng giá nào. - Nhưng nếu mộng không thành thì sao? − Chừng đó tính sau? Thầy lại đang quen thân với chị Thùy nên không để ý đến ai ngoài chị ấy hết làm tôi càng tuyệt vọng. Có nhiều khi tôi liều mạng định mời thầy đến, thố lộ tâm tình, rồi hăm dọa tự tử nếu thầy không thuận ý. Nhưng sợ e chết thiệt nên thôi. Riêng thầy, vì tôi cũng không có học với thầy nên thầy đâu có để ý gì nhiều đến tôi, tôi càng buồn nhưng không nản chí dù biết rằng khó thay lòng đổi dạ anh được. - Làm sao mà anh chị lại thành hôn với nhau? − Định mệnh. Số là nhân đám cưới ông anh con ông bác cũng là bạn học cùng lớp với anh Sơn ở Saigon, anh được mời làm rể phụ và tôi là dâu phụ cùng với thầy Tri, cô Loan ở trường. Thật sự thì chúng tôi hoàn toàn không hề biết trước việc sắp xếp nầy chỉ biết là mình được mời đóng vai trò đó. Hôm lễ mới ngạc nhiên thích thú. Tôi vui mừng chứ còn anh thì cũng thế thôi dửng dưng, lịch sự. - Chị làm tôi sốt ruột quá, vậy chứ cú sét xảy ra lúc nào? -Trong lúc vào bàn tiệc, mọi người hỏi thăm nhau và biết tôi đi một mình lên đây bằng xe đò và như vậy chờ đến sáng sớm mai mới có xe về, cô Loan bèn đề nghị là để thầy Sơn lái xe Honda một mình chở dùm cùng về luôn với thầy cô Tri Loan. Tỉnh tôi không xa Saigon lắm nên di chuyển bằng xe gắn máy thật nhanh và tiện lợi vô cùng. Thế là mộng của tôi đã bắt đầu thành hình rồi, tôi mơ như thế. - Chỉ có như vậy rồi anh chị cưới nhau, chớp nhoáng ly kỳ. - Trên đường về, lâng lâng trong hạnh phúc riêng tư, tôi như quên hẳn là mình đang ngồi trên xe hai bánh vút nhanh.Tôi chỉ còn nghe tiếng xe thắng gấp tiếng hét thất thanh rồi …thôi. Tỉnh dậy là tôi biết tôi đang nằm bệnh viện, anh Sơn đang đứng gần đó nhìn ra cửa, thất thần. Lúc đầu tôi như không nhìn ra được anh, không bao lâu mà anh trông tiều tụy, già sọm đi lạ thường. Tôi bị thương nặng ở đầu, cổ bị trẹo, một chân gãy, hậu quả có thể trở thành một người tàn phế. - Thật là một chuyến xe định mệnh. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Sep/2021 lúc 3:49pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
NƯỚC MẮT LONG LANH tt,.. ![]() - Bấy giờ tôi thấy mình có lỗi một phần nào đó trong chuyến đi nầy, phải chi tôi cẩn thận hơn đừng say sưa thả hồn mình trong giấc mơ tương lai huyền ảo viễn vông, biết đâu tai nạn chẳng xảy ra. Từ nay mình đâu còn nguyên vẹn như xưa, chỉ cần nghĩ đến đây là tôi muốn chết đi chứ sống tàn tật, thật khó tưởng tượng làm sao. Vì vậy tôi lặng người không còn muốn nhìn gặp ai nữa hết ngay cả anh. Gia đình tôi xót xa cho con nên lúc đầu cũng giận anh lắm nhưng bấy giờ mạng sống của tôi là cần hơn cả nên mọi người tạm bỏ qua mọi giận hờn, tính sau. - Rồi vì trách nhiệm gây ra tai nạn, anh đành xin cưới chị luôn. - Không hẳn như thế vì trạng thái tâm lý của hai nhân vật chính bị cú sốc nầy cũng có đổi thay lung lay. Từ một cô gái được cưng chìu tôi rơi xuống vực thẳm khổ đau, mất hết rồi cả niềm tin hy vọng. Sau mấy ngày âm thầm khóc thương thân trách phận, tôi lặng im không thốt một lời than vãn trách móc thù hận gây gổ. Hơn thế nữa tôi tìm lại dần được chút bình an tâm hồn nhờ chứng kiến sự tận tâm săn sóc của anh. Còn anh, dù biết rằng tai nạn xảy ra là vô tình thôi nhưng anh vẫn cảm thấy mình có lỗi trong đó nên quyết định lo lắng bệnh tình của tôi cho đến ngày bình phục tương đối hoàn toàn. - Anh Sơn có đề cập gì đến Thùy không? - Không một lời tâm sự. Nhưng nhìn sâu vào mắt anh, chính tôi còn cảm thấy muốn rưng rưng. Anh chu toàn bổn phận của người nuôi bệnh khó có ai hơn, đến nổi ba má tôi còn ứa nước mắt thương xót anh nửa là. Ba má tôi còn khuyên tôi nếu lành bệnh trở lại, nên thông cảm anh hơn trả anh về với chị Thùy. - Thật trớ trêu nan giải quá! - Sau một thời gian trị liệu, nằm liệt trên giường bất ly cục kịch chỉ nhờ sự chăm sóc của người khác, tôi chợt khám phá cái tánh ích kỷ quá độ trước đây của mình, luôn tưởng mình là trung tâm điểm thích nhiều người chiêm ngưỡng hướng về. Nhìn nụ cười buồn chịu đựng của anh, sự hiện diện thường xuyên túc trực bên tôi, ẵm bồng tôi khi cần thiết, giọng nói trầm như nén tiếng nấc nghẹn trong tim, dần dần tôi thấy mình vừa không nên làm khổ anh nữa vừa biết rằng mình khó sống nếu vắng anh. Cái mâu thuẫn tình cảm ấy xâu xé tôi càng làm tôi mở mắt nhận chân rằng anh chỉ thương hại tôi thôi. Không thể được, tự ái cao ngạo còn sót lại trong tôi làm tôi uất ức lên, tôi phản ứng mạnh không chấp nhận thứ tình cảm ăn xin ân huệ ấy. Tâm bệnh tái phát nặng, tôi biếng ngủ mất ăn , không nói năng nước mắt cứ tự nhiên tuôn rơi không vơi. Chị ấy khóc nức nở làm tôi lính quýnh tìm cách xin kiếu từ hẹn sẽ đến thăm chị tuần sau, nhưng chị khẩn khoản cho chị giải bày hết kẻo muộn.. Rồi Chi kể tiếp cho Thùy nghe diễn biến xảy ra sau đó. Nằm liệt giường, Dung mới xót xa cho những mối tình ngang trái, mới ngộ ra rằng con người vẫn không giữ được ngay cả chính tính mệnh và hạn chế trong hiểu biết dù ngày nay khoa còn tiếp.... Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Sep/2021 lúc 6:17pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
NƯỚC MẮT LONG LANH tt,.. ![]() học kỷ thuật tiến bộ không ngừng. Dung thương thân mình và cảm thông với hoàn cảnh Sơn Thùy hơn. Nếu Dung trở thành tàn phế liệu Dung có thể sống hạnh phúc với Sơn không? Dung lịm dần trong những giấc mộng rối bời buồn vui lẫn lộn. Hơn nửa năm sau, may mắn Dung từ từ hồi phuc lại được. Trong thời gian nầy, Sơn vẫn đều đặn đến chăm sóc Dung. Bao lần Dung định bụng rằng sẽ khuyên Sơn đừng đến nữa để Dung cố gắng quên mối tình đầu đơn phương của mình nhưng rồi Dung không can đảm mất mát sự hiện diện và nhất là sự đụng chạm quen thuộc ấy. Mà dù trong thâm tâm Dung có ý định rời xa Sơn đi nữa, theo Dung nghĩ, ba má Dung vì tiếng tăm, vì thương con, vì miệng đời khó để mất Sơn đâu. Rồi càng ngày càng không dằn lòng được nữa, Dung quyết định liều bắt chẹt gạt Sơn để mình trả ơn bằng cách hiến dâng mình một lần rồi sau đó chia tay. Lửa gần rơm! Chuyện bí mật phòng the một chìu ấy tưởng chừng như trôi theo thời gian không đoạn kết nhưng ba tháng sau Dung khoẻ ra trông thấy dù đi đứng còn chậm chạp. Thì ra Dung có thai. Phần Sơn, tưởng mình sắp kết thúc trách nhiệm để trở về với Thùy, nào ngờ số mạng lại đưa mình về hướng khác. Hết thật rồi, Sơn nghĩ mình có lỗi với Thùy và khó quay trở lại vì đứa con định mệnh. Đám cưới được cử hành trong vòng thân mật, không có bên đàng trai tham dự.Từ đấy, Sơn không còn hy vọng gì để gặp Thùy xin thứ lỗi phân trần, lâu lâu chỉ về thăm cha mẹ, ánh mắt xa xôi. - Lỗi tại tôi hết đó chị Chi ơi, Dung kết luận. Bây giờ bệnh tôi trầm trọng rồi, theo lời bác sĩ tôi không sống lâu đâu. Thương anh Sơn vì mẹ con tôi mà mất mát nhiều thứ quá. Sau nầy không biết cha con anh sống làm sao nữa. Thằng bé cần có mẹ lắm chị Chi ơi. Anh Sơn cũng cần có hạnh phúc nữa chứ đâu có thể ở vậy mãi làm gà trống nuôi con.. - Xin lỗi, đây có phải là nhà cô Thùy không thưa bà? Dì hai quay lại, thì ra là một cô khách với một đứa trẻ đang tìm nhà. - Dạ phải. - Chị Thùy có ở nhà không bà? Cho tôi xin gặp chị được không? Lâu lắm tôi không có dịp về quê nên không thể bỏ cơ hội thăm chỉ. - Xin cô cho biết cô là ai để tôi báo cho cháu tôi biết trước. - Dạ xin bà để xem chị có nhìn ra được tôi là ai không? Dì hai vừa định quay vào nhà thì thấy bóng Thùy vừa bước ra: - Mời cô vào luôn, Thùy ơi, có khách đến thăm. Hai người nhìn nhau, không ai nhận ra ai cả. Dung không ngờ. Trước mặt mình là một cô gái thùy mị, dù không còn trẻ nữa vẫn còn giữ được nét đẹp dễ gây cảm tình trời cho. Thùy ngạc nhiên rõ rệt lên tiếng trước: - Xin lỗi, tôi hoàn toàn không nhớ chị là ai. - Bao nhiêu năm rồi làm sao nhận ra được chị, chúng mình chỉ có học cùng trường nhau vài năm ở Tiểu học, rồi gia đình tôi dời đi nơi khác nên mất liên lạc con tiep... Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Sep/2021 lúc 6:41pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
NƯỚC MẮT LONG LANH tt,.. ![]() luôn. Nay có dịp về ngang đây nên ghé qua và cũng để hỏi thăm chị chút việc. Nếu chị có thì giờ,.. - Dạ được, mời chị vào nhà để cho cháu nghỉ một lát. - Tùng chào cô đi con. - Cháu ngoan quá, cháu mấy tuổi rồi, học lớp mấy? Tùng lễ độ trả lời. Thoáng nhìn Tùng mặt mày sáng sủa Thùy bổng dưng thảng thốt, một thoáng suy tư. Dì hai mang nước lên mời khách và mang kẹo dừa cho bé Tùng. - Chị Thùy à, tôi đang bệnh trị hoài không hết, hồi nhỏ tôi cũng ở đây nên nhớ ở vùng nầy có ông thầy thuốc Nam hay lắm trị bá bịnh, nên mới hỏi chị xem bây giờ ông còn sống không, chị có biết ở đâu chị chỉ dùm. - Thật tình tôi không biết rõ, có nghe nói đi nữa cũng không để ý. Vả lại có bệnh thường đi bác sĩ, nặng thì đến các nhà thương lớn hoặc lên bệnh viện đa khoa ở Saigon. Ba tôi hồi xưa cũng chửa trị ở Saigon mà rồi còn không qua khỏi được nên tôi chẳng thiết tin đâu nữa hết. − Xin lỗi chị, vì nhiều người khuyên nói uống thuốc Tây nóng lắm, thử trị bằng thuốc Nam biết đâu gặp thầy gặp thuốc nên sẵn dịp về đây hỏi thăm luôn. Vậy thôi cám ơn chị, nảy giờ làm mất thì giờ của chị quá, xin phép chị chúng tôi về. Tùng cám ơn cô và chào cô về đi con. Hai mẹ con người khách ra về rồi mà Thùy còn như ngây người ra trầm ngâm quên luôn cả việc hỏi tên cô khách lạ nữa. Tia nhìn của Bé Tùng sao mà trông lại quen quen ! Dung mất, Sơn xin thuyên chuyển về quê dạy học và ở nhà cha mẹ. Bé Tùng thật ngoan nên được ông bà nội thương yêu. Trong nhà từ đó có tiếng nói cười chơi đùa làm không khí đở ngột ngạt hơn. Tuy nhiên Sơn càng ngày như càng già trước tuổi, tóc đã pha nhiều sợi trắng, nhiều khi ôm con trong lòng mà hồn như bay tận đâu đâu. Thùy vẫn sống độc thân mặc dầu có lần Nhân đã xuống thăm và hỏi ý kiến Thùy để tiến tới hôn nhân. Thùy chưa trả lời dứt khoát được, vì cho đến bây giờ Thùy chỉ có thể xem Nhân như người bạn, người anh kết nghĩa mà thôi. Tình cảm quá khứ của Thùy, Nhân đâu có quên cũng không đòi hỏi Thùy phải xóa đi, nhưng cũng không thể sống mãi như hai người bạn được. Nhân cần có Thùy bên cạnh như Thùy cũng nên có nguời để chia xẻ ngọt bùi, hạnh phúc không thể một chìu cô đơn. Điều mà chính Thùy cũng không hiểu nổi mình nữa là tại sao mà ngần ấy năm rồi vẫn không dứt khoát được với kỷ niệm đầu đời. Nhớ lúc bất ngờ gặp lại Sơn ở hành lang trường quê nhà khi Sơn đến trình diện nhiệm sở mới, sau bao nhiêu năm chẳng thấy mặt một lần, thế mà họ nhận diện nhau ngay trong ánh mắt rưng rưng. Chào cô Thùy, chào anh nghẹn ngào hồi hộp bước nhanh. Sau đó trước mặt mọi người, trong các cuộc họp giáo sư, họ xem nhau như đồng nghiệp lịch sự đàng hoàng. Chuyện “anh đi đường anh, tôi đường tôỉ” người ngoại cuộc dường như ít ai còn nhớ đến nữa. Hôm ấy lại là ngày đám giỗ ông nội Thùy hằng năm. Lần nầy bà Thịnh mẹ Sơn cũng có mặt cả bé Tùng đi theo. Ai cũng trầm trồ khen thằng bé ngoan lễ độ, ai mà biết Sơn thì bảo là giống cha như đúc. Sau buổi tiệc, trước khi về, thằng bé khi cúi đầu chào Thùy xong thì thưa: - Má con và con có đến đây một lần gặp cô, cô còn nhớ con không cô? Thùy bàng hoàng trầm ngâm. Trong đời dạy học của mình, việc phụ huynh đến gặp không phải là không xảy ra. Còn đang suy nghĩ thì dì hai lên tiếng nhắc: - Chắc là cô bạn học cũ của cháu đến hỏi thăm về ông thầy thuốc Nam đó. - Cháu không biết, nhưng bà cho cháu ăn mứt dừa ngon lắm. Về nhà, má cháu cứ dặn đi dặn lại riêng với cháu là, lớn lên nên đi tìm cô, má cháu bảo má cháu sanh cháu ra, nhưng cô mới là mẹ thật của cháu. Mọi người nín thở, Thùy như chết đứng sững sờ. Ai nấy ràng rụa nước mắt. Bé Tùng còn khoanh tay trước Thùy thành khẩn nói thêm. − Má con xin lỗi cô, và bảo con xin phép cô cho con gọi cô bằng mẹ. Mẹ thương con nghe mẹ? Cảm động đến nghẹn lời, hướng lên trời cao, Thùy chỉ còn biết dang rộng đôi tay ôm bé Tùng vào lòng, nước mắt long lanh ! Trần Thành Mỹ Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Sep/2021 lúc 6:50pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
ÔNG LÃO CHÈO ĐÒ![]() Tôi gặp Lão Chèo đò ngồi chờ khách Lão, một lính già chiến bại hận đời Giã từ vũ khí, Lão chèo đò sinh sống Đội nắng mưa đưa rước khách sang sông Lão chỉ nhận một chút ít tiền công Để áo cơm qua Tháng đoạn Ngày . Lão cũng chẳng cần biết khách là ai Kẻ cướp, Thầy Tu, quan to, dân dã. Chuyện của người, Lão gác bỏ ngoài tai Lão cẩn thận để tránh mang tai họa. Có lắm khi ông lái đò than thở: Nghề chèo đò rất bạc bẽo lắm thay ! Khách qua đò, bước đi không ngoảnh lại Ông lái đò nhìn theo khách thở dài. Một khi lữ khách sang sông Mấy ai còn nhớ đến ông lái đò ! Lão Mã Sơn |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
![]()
Bà Hai
lấy khăn thấm những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt già nua, khắc khổ khi người con dâu trưởng buông tiếng: - Sáng nào Má cũng ra phòng khách ngồi như vậy hoài, hèn chi cái nhà này làm ăn không lên nổi. ![]() Nói rồi, con dâu ngoe nguẩy bỏ đi, Bà nghe nghèn nghẹn. Trong ngôi nhà này, chỗ nào bà cũng là người thừa thãi, bà cầm lấy cây gậy đứng lên vẻ mệt nhọc, rồi bước lần ra cửa sau, đây chính là không gian của bà. Đưa mắt nhìn mấy trái mướp lủng lẳng trên giàn, bà chạnh nhớ quê hương xứ sở, giàn mướp nho nhỏ nơi xứ lạ quê người đã gợi lên biết bao nỗi nhớ nhung sâu thẳm. Bà nhớ mấy con ong bầu vo ve trên những nhụy bông vàng rực, nhớ những đọt mướp xanh mướt cho bà một dĩa rau luộc ngọt ngào trong những bữa cơm đạm bạc, nhớ ông Hai đứng trên bờ kinh chài những con cá chạch, cá bóng dừa bà mang về kho tiêu ngọt ngọt, mặn mặn trong khi thằng Hiếu, thằng Thảo leo trèo tuột lên tuột xuống cây chùm ruột ngọt, cười đùa vang cả một góc vườn. Mùa hè bà mới ra đây ngồi, suy ngẩm về quá khứ, từng thời gian rồi từng thời gian lần lượt đi qua trong tâm trí, mảnh vườn của ông bà ngoại thằng Hiếu để lại cho bà, vợ chồng nó cũng bán đi để mua vàng vượt biên, bà đau lòng lắm nhưng không giải quyết được gì, bà không muốn rời xa nơi chôn nhau cắt rún, rời xa kỷ niệm, lúc bà còn là một cô thôn nữ nổi tiếng cấy lúa giỏi ở Xã Tân Hòa, Gò Công . Bà chuyên cấy lúa cho đám ruộng của ông bà Tuần Phủ, còn ông Hai nhổ mạ bên ruộng của ông Thôn Hào, hai thửa ruộng gíáp ranh nhau, có bửa ông Hai thấy bà ra ruộng sớm, ông bèn cất tiếng hò: - Hò....ơ.....Gò Công đất mặn phèn chua. Tình thương ngào ngạt chẳng thua nơi nào Thương em anh đâu dám vượt rào. Đợi ngày lành tháng tốt... Hò... ơ... đợi ngày lành tháng tốt đến chào song thân. Bà nghe xong, không hò đáp lại mà chỉ cười chúm chím, đôi lúc bà cảm thấy rạo rực trong lòng, mỗi khi bắt gặp ánh mắt ông nhìn sang, bàn tay lúng túng cấy xuống những rẽ mạ không ngay hàng thẳng lối, hai má đỏ bừng không phải vì nắng mà vì thẹn thùng, mắc cở. Cái tình cảm chơn chất mộc mạc của gái quê trai làng coi vậy mà đậm đà thương yêu, đậm đà tình nghĩa. Một cơn ho bất chợt cắt đứt dòng nhớ xa xưa về quê hương, bà ôm ngực ho rũ rượi, ho sặc sụa, rồi mệt mõi đứng dậy bước vô nhà, cơn ho vẫn tiếp nối, bà dựa vào cầu thang để thở, có tiếng cô con dâu cằn nhằn cùng chồng: - Má ho như vậy mà cứ đến gần con Linda hoài, bực mình quá, anh đưa má
vô viện dưỡng lão đi, trong đó có người lo. Bà nghe tiếng con bà thở
dài, bà hiểu thằng con trai không muốn vợ buồn nên nó chỉ biết im lặng,
thà nó nghe lời vợ mà cửa nhà êm ấm, chớ nếu nghe lời bà thì gia đình sẽ
mất hạnh phúc, như vậy cũng được, bà muốn con bà yên thân, dù sao bà
cũng già rồi, sống nay chết mai có gì phải bận tâm.
Bà Hai thương con dâu như con ruột, nhưng cô con dâu đó không thương bà mà chỉ biết lo cho gia đình cha mẹ ruột, không ngó ngàng gì đến bà con thân thuộc bên chồng, có lẽ mình không có phần nhờ dâu, bà tự an ủi như vậy. Nhìn lên bàn thờ, ông Hai ngồi chiểm chệ trên bộ ghế giữa, mặc áo dài khăn đống, hình chụp lúc đám cưới thằng Hiếu, lo đám cưới cho con xong, một tháng sau ông ngã bệnh, rồi theo ông bà về bên kia thế giới luôn, bà buồn rầu ốm o gầy mòn, ít cười ít nói, vài tháng sau vợ chồng thằng Hiếu đòi bán đất bán vườn để vượt biên. Bà không muốn đi vì còn mồ mả ông bà tổ tiên phải bám víu, vợ chồng nhất định đòi bán cho bằng được, sau cùng bà cũng phải chìu theo, bởi bà thương con và cũng sợ ở lại một mình, bệnh đau không người thang thuốc, bà cũng muốn biết tin của thằng Thảo, nó đang tắm sông rồi chiếc tàu nào đó cặp bến cây mù-u xin nước rồi vớt nó đi mất, bà không thể nói lên được nỗi lòng của một người mẹ mất con, bà mất ăn mất ngủ ra vào như người không hồn kể từ lúc đó. Vợ chồng thằng Hiếu hối thúc, viện đủ lý do, bà lo âu, đi thì không đành mà ở cũng không được, rồi bà chấp nhận sự ra đi một cách miễn cưỡng. Tàu cặp bến mù-u để đón những người vượt biên, bà bước xuống tàu
vào một đêm ba mươi tối trời, ai cũng vội vã cuống quýt, duy chỉ có bà
là điềm tỉnh, nhìn những hàng cây mù-u quen thuộc, đang xa dần dưới ánh
sáng lờ mờ của những vì sao - vĩnh biệt mảnh đất quê nhà - bà chép miệng
thở dài. Gần nửa tháng trời lênh đênh trên biển, cuối cùng tàu cặp bến
đảo Bidong, Malaysia. Có lẽ ông Hai dẫn dắt cho thằng Thảo gặp lại bà
trên đảo để mẹ con trùng phùng. Bà không cầm nổi nước mắt khi gặp lại
thằng con trai sau bao năm trời cách biệt. Thằng Thảo bây giờ là một
thanh niên cao lớn, lực lưỡng, có cái giọng cười giống hệt tía nó, nhớ
ngày nào nó ra sông lội bì bõm, bơi theo mấy vạt lục bình để hái mấy
chùm bông màu tim tím, chạy một mạch về nhà rồi băng qua mấy liếp hành
sang nhà con Mận mà cho mấy cái bông, cái thằng mới bây lớn mà đã biết
lấy lòng phụ nữ.
Sang Mỹ, thằng Thảo là một đứa lanh lợi, tháo vác, nó mua nhà rồi có vợ có con, cuộc sống ổn định và có phần khá giả, chấm dứt cảnh vác chài mang đục đi hết bờ kinh này đến con rạch nọ để chài cá, không còn quanh quẩn mấy cây mù-u hái trái về chọi lộn với thằng Chơn thằng Chất con chú sáu Mẹo. Con bà mau lớn nên người, bà rất vừa lòng, duy chỉ có cô con dâu, sanh đẻ ở Mỹ, nói tiếng Việt không rỏ ràng, coi thường mẹ chồng, bà muốn sang thăm cháu nội, nhưng cô con dâu không thích bà đến nhà, có lẽ thấy bà già nua, quê mùa, bệnh hoạn, nay ốm mai đau, lại thêm cái bệnh ho mãn tính, có lần bà chống gậy sang chơi, mấy đứa cháu ở trên lầu mà con dâu không cho xuống, bà hỏi thì được trả lời: - Chúng nó ngủ hết rồi! Cô con dâu nói giọng lơ lớ tiếng mẹ đẻ không rành, bà lấy làm khó chịu. Tuy bà không gần gũi hai đứa cháu nội nhưng bà thương chúng nó vô cùng. bà muốn kể cho bọn trẻ biết về nguồn gốc của chúng nó, về đất Gò Công nước mặn, nơi tổ tiên ba đời sinh sống từ Xã Tân Hòa đến biển Tân Thành, bà muốn nói nhà ông bà nội của các cháu nằm ven con sông nhỏ, sau hè có cây chùm ruột ngọt mà mấy đứa nhỏ hàng xóm đứa nào cũng thích leo trèo hái trái, trong đó có thằng Thảo, cha của các cháu đã từng bị con ong vò vẽ chích tuột xuống không kịp, ôm đầu la làng, nhà ông bà nội các cháu có cây điệp vàng trước cửa, bông điệp đơn sơ, bình dị mà cha của các cháu hay hái chưng trên bàn thờ vào những ngày giỗ tổ tiên, nhà ông bà nội các cháu có hai hàng cau dài từ nhà ra cổng, mà cha của các cháu hay lấy ná bắn những con chim tu hú rớt xuống đất rồi vỗ tay cười khoái chí, nhà ông... Bà nói tới đó nghe ran ngực, cơn ho kéo đến cắt đứt dòng suy tưởng êm đềm, tiếng Hiếu vang lên xen lẫn tiếng cằn nhằn của con dâu: - Má ơi! Vô phòng nghỉ đi, Má ho hoài con Linda ngủ không được, vợ con cứ nói hoài, vô phòng đi Má. Bà lò mò chống gậy quay lại giàn mướp, không gian yên tĩnh và bình yên, mấy con ong bầu vẫn còn đó, vẫn vo ve những nhụy bông vàng rực, bà cảm thấy thoải mái khi ngồi nơi đây, chính nơi đây đã làm sống lại quá khứ, bà rất hạnh phúc khi nghĩ về cái quá khứ đó, bà sợ rồi đây vợ chồng thằng Hiếu sẽ đưa bà vào viện dưỡng lão, bà không muốn rời xa con cháu, không muốn rời góc vườn nơi đây, gần hai mươi năm rồi, góc vườn này đã gắn bó với bà, mặc dù nơi đây không bằng mảnh đất quê hương, nhưng nơi đây là một chứng tích của năm tháng dài vật lộn với cuộc sống. Bà đã làm đủ mọi nghề, có lúc làm cả hai công việc trong ngày, bà muốn lao đầu vào việc làm để quên đi tất cà, quên cái tình người ngày càng phôi pha, quên cái sự chen lấn đè bẹp nhau giữa con người với con người, quên cái sự thiếu đoàn kết của một dân tộc. Nơi đây thiếu tình láng giềng, cho nên bà nhớ cái tình chòm xóm ở quê nhà, buổi trưa hè nằm trên bộ ván gỏ, gió ngoài đồng thổi vào mát rượi, mang theo mùi thơm dịu dàng của ngọn lúa đòng đòng đang ngậm sữa, bà cảm thấy buồn ngủ, rồi ngủ một giấc tới chiều, cô Tư Đậu Rồng gánh một giạ lúa tới trả cho bà mà cô mượn hồi năm ngoái để làm giống, cô ngồi xuống cạnh bà: - Chiều rồi còn ngủ nữa, không sợ mặt trời đè sao? Chi Hai, dậy đi. Bà nằm bất động, cô Tư hoảng hồn lấy chai dầu gió Nhị Thiên Đường trong túi áo với đồng bạc cắc ra cạo gió cho bà, lúc đó bà mới tỉnh dậy, nếu không có cô Tư Đậu Rồng có lẽ bà đã ra người thiên cổ, cái tình chòm xóm coi vậy mà quý vô cùng. Tới mùa lúa chín, nhà bà lúc nào cũng vui nhộn, những đêm trăng sáng thằng Hiếu, thằng Thảo cùng đám trai gái làng tụ tập trước sân lúa đờn ca, thằng Hiếu với những ngón đờn mùi mẫn qua tám câu Phụng hoàng, bà mỉm cười khi nghe thằng Thảo ca vọng cổ: - Ghe chiếu Cà mau cắm sào đứng đợi sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra... chào... Cái thằng ca nghe cũng hay, giọng sang sảng - bà nhủ thầm - rồi tiếng của cô Tư Đậu Rồng vang lên với một lớp Nam Ai trong một vở tuồng “Ngọn Đèn Trước Gió” nghe buồn đứt ruột, giọng cô trầm bổng, ảo não... . - Má như ngọn đèn trước gió không biết rồi..... đây, tắt lịm tự lúc nào. Tuổi già trông đơn côi, thui thủi một mình. Con thì mỗi lúc mỗi xa, không màng mà cũng chẳng thiết tha. Câu mẫu tử thâm tình, nỗi lòng nầy ai hay. Mỏi mắt trông con những lúc chiều về. Trăng tàn má thức trắng canh thâu. Tiếng dế giữa đêm trường, nghe đời mình quạnh hiu. Bao nhiêu năm trời má khổ cực. Nuôi các con khôn lớn nên người. Những cánh chim đủ sức tung trời. Bỏ cái tổ buồn thê lương... Bà nghe rõ giọng cô nghẹn ngào khi ca hai câu cuối, ánh trăng trung tuần sáng vằng vặc soi rõ khuôn mặt cô Tư Đậu Rồng đang say sưa vô hai câu vọng cổ, cô mê hát quá nên chồng cô theo vợ bé, bỏ lại 3 thằng con trai cô nuôi, sau này con cô lớn lên có gia đình và theo quê vợ, thằng lớn ở Đồng Tháp Mười, thằng kế ở Đồng Nai, thằng Út ở tận Cà Mau, ba đứa ba nơi, ít có đứa nào về thăm, cô sống quạnh quẽ trong cái chòi ở mé ruộng. Có những đêm mưa dầm, ảnh ương, ếch nhái kêu nghe ảm đạm, vách lá không đủ ngăn gió, nên ngọn đèn dầu trên bàn tắt lịm, nhìn cái chỏng tre kê sát vách bỏ không, cô nhớ mấy thằng con trai, đứa đòi nằm trong, đứa đòi nằm ngoài, những lúc trời mưa dầm như vầy thế nào tụi nó cũng đem về vài xâu ếch nhái, nay tụi nó theo quê vợ hết rồi, cái chòi này vốn đã trống trải nay càng trống trải hơn, cô nằm gát tay lên trán trong bóng tối, khẻ ca nho nhỏ đủ cho mấy con rắn mối nghe với sự phụ họa của con tắc kè ẩn trong vách lá: - Những cánh chim đủ sức tung trời Bỏ cái tổ buồn thê lương … Cuộc đời cô buồn quá nên giọng ca nghe u-uẩn một nỗi niềm. Mấy người bạn hàng ở chợ Gò Công khen cô có giọng ca hay và cũng thắc mắc không hiểu vì sao cô có cái tên cô Tư Đậu Rồng. Cô có hai công ruộng, một công cô cấy lúa trung vụ, còn một công cô lên liếp trồng đậu rồng, cô chuyên trồng đậu, hể có chỗ nào trống là cô bỏ hột đậu rồng, tới tháng 10 dây đậu rồng có trái, cô hái đầy hai thúng rồi gánh ra chợ Gò Công bán, cô nhờ trồng đậu rồng nên có tiền mua hến về cho một bầy vịt tàu ăn và mua cám cho con heo nái sắp đẻ, từ đó cô có biệt danh: Cô Tư Đậu Rồng. Thời gian trôi qua, cái chòi của cô Tư không còn nữa, trên cái nền chòi cũ là nắm mồ của cô, trong một đêm mưa to gió lớn, cô ngủ một giấc say nồng và không bao giờ thức dậy, mấy con tắc kè quanh quẩn bên mồ đêm nào cũng kêu lên mấy tiếng tắc kè, tắc kè để phụ họa điệu Nam Ai mà cô hay hát hằng đêm. Mỗi mùa mưa đến là mấy gốc đậu rồng lên chồi, lớn mạnh, tới tháng mười đậu rồng có trái, không ai hái, trái già khô rụng hột xuống đất lại lên dây đậu rồng mới, ôm lấy nắm mồ cô Tư chằng chịt. Gió chướng thổi mạnh mấy trái đậu rồng khô va vào nhau tạo thành một thứ âm thanh lạ nghe buồn bã giữa trưa hè. Rồi ngày qua tháng lại người ta quên dần đi hình ảnh cô Tư gánh hai thúng đậu rồng ra chợ bán, cũng như những đứa con trai theo quê vợ không còn nhớ nắm mồ người mẹ già nằm cô đơn ở chốn quê nghèo. Bà Hai thì không thể nào quên được cô Tư, nguời bạn láng giềng tốt bụng, bà muốn trở về quê cũ thăm lại mồ mả ông bà, nhưng không thể nào đi được, lực bất tòng tâm, bây giờ bà quá già, trở thành người phế thải và con cháu không cần sự hiện diện của bà trong ngôi nhà này nữa, Hiếu và Thảo không còn như ngày xưa, các con bà có một thế giới riêng, thế giới ấy hiển nhiên không có sự hiện hữu của bà. Mỗi độ mùa hạ về giàn mướp lại có mặt và chỉ có giàn mướp là nguời bạn thân thiết nhất. Bà chợt nghe tiếng mở cửa, Hiếu từ ngoài bước vào và đi ra cửa sau đến bên bà: - Má ơi, con có liên lạc với viện dưỡng lão rồi đó, má muốn chừng nào vô viện ở thì nói cho con biết để con nhờ thằng Dũng bạn con chở má đi. Bà yên lặng không trả lời, Hiếu dường như hiểu ý bà: - Má à, thằng Dũng có cô bạn gái làm trong đó, có gì cô ta sẽ giúp đở Má mà, đừng lo nha má. Bà vẫn yên lặng, giây lát, rồi cầm cây gậy đứng dậy bước vô nhà, trước khi mở cửa phòng, bà quay lại nhìn Hiếu: - Con nói với bạn con, sáng mai đến chở má đi. Nói xong, bà vào phòng và đóng cửa lại. Sáng hôm sau, cô con dâu trưởng đến phòng bà gọi: - Má ơi, anh Dũng đợi Má ở ngoài kìa, Má chuẩn bị xong chưa? Bà mở cửa phòng, tay cầm một túi quần áo và vài thứ linh tinh khác, bà mỉm cười: - Má đã sửa soạn các thứ rồi con ạ, các con cứ yên tâm, má chu đáo lắm mà. Cô con dâu út lên tiếng: - Má vào trong ấy nghỉ ngơi, ở đó nhiều người già lắm, Má tha hồ mà tán gẫu. Cô con dâu trưởng tiếp lời: - Chúng con lúc nào cũng nghĩ đến Má, cầu mong Má khoẻ mạnh, có gì Má cứ gọi chúng con, Má cứ nghĩ rằng lúc nào chúng con cũng ở bên Má. Bà gật đầu cười, mặc dù bà biết rằng những lời lẽ đó không xuất phát từ cái tâm. Có tiếng Dũng gọi vào: - Bác Hai xong chưa bác Hai? Hiếu và Thảo chạy đến bên bà, Hiếu đở lấy cái túi xách: - Để con xách cho. Thảo cầm lấy cây gậy: - Để con dẫn Má đi khỏi cầm gậy. Bà đưa tay cản lại: - Thôi được các con ạ, để Má tự mang túi xách và cầm gậy được rồi, khi rời khỏi nhà này, Má phải tự lực thôi, cũng như ngày xưa má rời khỏi nhà ông bà ngoại Má cũng phải tự lực để các con được lớn khôn đến bây giờ. Hiếu và Thảo cúi đầu yên lặng, bà nói tiếp: - Má mong rằng, sau này mấy đứa cháu nội sẽ chăm sóc cho các con, ở cạnh các con lúc tuổi già sức yếu vì cha mẹ già như ngọn đèn trước gió không biết tắt lịm tự lúc nào, phải biết quý trọng những phút giây kề cận cha mẹ già, vì người già không cần gì cả, chỉ cần duy nhất có một điều - sự quan tâm của con cháu. Bà ngừng nói và thở, rồi nắm tay Hiếu, Thảo: - Má tin rằng mấy đứa cháu nội sẽ không tệ đâu. Nói xong bà bước nhanh ra ngoài, Hiếu và Thảo như chợt nghĩ ra điều gì, chạy nhanh ra cửa: - Má ơi, Má... Tiếng kêu thảng thốt của Hiếu và Thảo trong nghẹn ngào, nước mắt lưng tròng, trong lúc đó hai người con dâu ngoe nguẩy bỏ vào trong... Lợi Trân Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Sep/2021 lúc 11:45am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
Gió ơi cất lên tiếng hát ![]() Gió lồng qua bao cánh đồng rộng mở, Tiếp sức chiếc diều bay lượn tự do. Qua hàng cây như hồi còi báo động, Giông tố bão bùng sắp ập reo hò![]() Cao cung lên bờm ngựa phi dựng đứng, Giữa ba quân hét «Sát Đát» chống thù. Tiếng phi cơ bảo vệ cả trời quê, Hồi trống lệnh thúc quân dân đoan thệ![]() Gió mạnh đẩy ghe thuyền tàu vượt sóng, Tiếng «dô ta» làm khuấy đục biển trong. Bầu nhiệt huyết thúc chống chèo giữ nước. «Vân đồn» xưa từng nức tiếng bao đời![]() Nhớ hàng thông dừa phi lao xao động, Trên biển xanh gờn gợn sóng thì thầm. Mỹ nhân ngư đùa trườn cát phơi mình, Tiếng hát gió thiên nhiên sao cao rộng![]() Đồng lúa vàng quần vũ theo nhịp gió, Đùa ngọn cây cao gật lắc liên hồi. Trên ván gõ còn nhễ nhại mồ hôi, Cơn gió thoảng chậm khô tan phiền muộn. ![]() Lời ru con nghìn đời bà mẹ Việt, Cuộn sóng hãi hùng gợi ách xâm lăng. Cuộc nội chiến tương tàn nguy khôn xiết, Vó ngựa xưa gương bất khuất chống thù. ![]() Gió với ta tựa hai người bạn thiết, Từng chia vui buồn hờn giận khổ đau. Khi đồng hành lúc trái ngược hướng chiều, Gió lặng tiếng, đời như sao vắng thiếu!. ![]() Vận nước lúc yên bình khi sóng gió, Tiến thối cũng tùy thời thế khẩn trương. Bạn với thù cần phân rõ nhượng tin, Hướng gió cờ xoay phòng tránh chếch đường. ![]() Gió ơi hãy cất tung cao tiếng hát, Nhắc lại đi lời tuyên dạy tiền nhân. Lồng vào đầu dòng lịch sử anh hùng, Giữ đất nước giống Rồng Tiên trung dũng. Trần Thành Mỹ
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Sep/2021 lúc 11:39am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23614 |
![]() ![]() ![]() |
Sao mà nhớ mưa quê mình thắm thiết, Lúc nhẹ bồng lúc nặng hột nhớ đời. Tiếng mưa rơi như nốt nhạc đất trời, Những vần thơ tiềm tàng trong ký ức. ![]() Nước mắt Ngâu gây tận cùng thương cảm, Thánh thót rơi như tiếng kệ mõ chuông. Giọt vắn dài như làn tóc thả buông, Tiếng lộp độp khua mái hiên gây nhớ. ![]() Áo mưa tơi chầm bằng lá dừa nước, Nón lá buông che thân cảnh cơ hàn. Tấm poncho thay mái ngói tồi tàn, Mưa vô tình cứ so giây phi mã. ![]() Lất phất nhạt nhòe má hồng thiếu nữ, Nhớ thương ai nước không ngớt tuôn dòng. Cứ tin rằng trời sẽ đẹp thong dong, Tắm mưa một ân sủng quê nghèo đó. Trần Thành Mỹ |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 214 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |