Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Thơ Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn |
Chủ đề: Truyện Ngắn 100 Chữ . | |
<< phần trước Trang of 12 |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 05/Feb/2022 lúc 2:24pm |
Ba. Ba ừ, im lặng vác cày ra đồng. Mồ hôi đổ đầy người. Cũng những giọt mồ hôi ấy, xưa mặn nồng biết chừng nào, mà bây giờ, sao nghe chát cả bờ môi. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 08/Feb/2022 lúc 12:09pm |
Anh Hai Miệt mài 4 năm đại học, Út tốt nghiệp loại giỏi, được nhận ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê… Vừa bước vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của anh trên bàn thờ nghi ngút khói… Mẹ khóc: “Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ… lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…” |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 11/Feb/2022 lúc 2:57pm |
Xót xa. Tần tảo dành dụm những đồng tiền lẻ từ mớ rau, củ khoai, con cá con
tôm bắt được để gởi lên cho chị Hai ăn học. Tốt nghiệp Đại học Văn
hóa - Nghệ thuật - Du lịch, chị Hai ở luôn trên thành phố làm Phó
giám đốc cho một công ty Đầu tư và phát triển Du lịch tại Sài Gòn.
Mãi đến hôm nay, dễ chừng gần ba năm, chị Hai mới về. Cả nhà khôn
xiết vui mừng. Má lật đật chèo xuồng đến chợ nổi mua đồ về làm bữa
cơm thịnh soạn: “Tội nghiệp chị Hai tụi bay, hồi giờ có được bữa ăn
nào đàng hoàng, tử tế đâu?” Đang ăn, chị Hai bỗng giật mình, lấy đũa
khều một sợi tóc từ trong đĩa lòng xào ra: “Ai làm bê bối và cẩu thả
thế này? Kiểu này ở nhà hàng họ đã đổ vào thùng nước cơm! Khách du
lịch mà biết, chỉ có nước đóng cửa dẹp tiệm! Sạt nghiệp là cái
chắc!” Nói xong, chị Hai đứng dậy, nhanh chân bước lên nhà trên. Từ
nãy giờ, má ngồi đó, im lìm như tượng đá. Thằng Út cầm sợi tóc lên
săm soi một lúc rồi la to lên, giọng còn ngọng nghịu: “Sợi tóc bạc
hơn một nửa rồi má ơi!...”
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 24/Mar/2022 lúc 11:13am |
Khóc. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 20/May/2023 lúc 7:24am |
Hai chị em Chị quen anh Hân, trung úy phi công. Anh đến nhà chơi, thấy em gái quấn quít Hân, chị nhường. Hai người tổ chức đám cưới, chị gom hết tiền để dành tặng đôi vợ chồng mới. Em có thai đứa con đầu lòng được 6 tháng thì Hân đi tù cải tạo. Chi thương em đang có con dại, thay em đi ra Bắc thăm nuôi Hân. Con được hai tuổi, em đi buôn hàng chuyến, lỡ có thai với người tài xế. Chị tiếp tục đi thăm, dối Hân em dẫn con đi vượt biên rồi. Thấy Hân mừng cho tương lai vợ con mình, chị xấu hỗ, tủi thân, âm thầm khóc lặng lẽ trên chuyến tàu lửa từ Hà Nội về lại Sài Gòn.
Hân về, biết sự thật. Buồn, dẫn con gái đi vượt biên. Nghe tin hai cha con chết
trên biển, chị lập bàn thờ. Lấy tấm hình Hân đứng bên cạnh chiếc máy bay phản lực
F5 Hân tặng chị hồi mới quen rọi lớn ra, bỏ vào khung đặt lên bàn thờ, chị khóc
gọi Hân ơi… |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 13/Oct/2023 lúc 10:02am |
Những Câu Chuyện Rất Ngắn Thôi. Quê mình hễ mùa mưa lại ngập. Hồi ấy, con chập chững vào lớp Một, ngày ngày vượt hai cây số đến trường. Có bữa, mưa giăng đầy trời, nước ngập đến gối. Con nhìn ra, rơm rớm. Mẹ bảo: -Thôi, hôm nay để mẹ cõng. Mẹ cắp chiếc nón lá, cõng con trên lưng vượt qua dòng nước. Con đậu Đại học, ra trường lấy được cô vợ giàu, thành đạt. Cuối tuần, con đưa mẹ đến siêu thị. -Thôi, đường ngược chiều rồi. Mẹ chịu khó tự vào. Tiền nè. Tôi có việc phải đi! Ngày không nhiều nắng. Ba đi làm về mồ hôi ướt đẫm vai áo. Má tất bật nấu bữa cơm trưa lấm lem tro bếp. Tôi buông sách đứng dậy lấy cho Ba ly nước, và quay xuống bếp định phụ cho Má nấu cơm trưa, thì bị cả hai nhắc "Con lên học bài đi, ngày mai thi rồi, ôn thêm được chữ nào thì ôn con ạ, mười hai năm đèn sách, ráng nghen cưng." Giờ đây tôi đang làm ở một công ty lớn nhưng mỗi lần đến ngày thi Đại học là mọi kỷ niệm xưa lại ùa về, lại rơm rớm nước mắt. Nhà tôi giờ chỉ còn tôi và má, ba đã mất sau một tai nạn bất ngờ khi tôi còn là sinh viên năm nhất. Những ước mơ của ba mẹ, con đã thực hiện được. Ước mơ của con sao Ba không ở lại mà nhận Ba ơi ? Trang viết & Cuộc đời. Trong những tác phẩm của chị, gia đình có sự mất mát chia lìa thì nhân vật “người chồng” luôn… bị chết trước vợ. Anh giận, cho rằng chị ám chỉ mình. Chị bảo: “Nếu trang viết là cuộc đời thì em chỉ muốn anh không phải chịu nỗi buồn của người còn lại.” Vậy mà chị ra đi trước anh. Trơ trọi một mình, anh mới thấm thía nỗi chống chếnh, quạnh hiu của một tâm hồn lẻ bạn. Võ sĩ. Thầy dạy kèm Anh văn của tôi là hàng xóm. Khi thi lên đai Thái cực đạo rớt, anh kể cho tôi nghe. Lúc được tuyển vào đội tuyển quốc gia, anh lại giấu. Hát cho phường bị chê. Đoạt giải nhất karaoke, lại giấu... Có bạn trai, tôi kể, anh lặng thinh. Chia tay với bạn trai, tôi kể, anh cũng làm thinh... Khi nghe tôi nói đã từ hôn với gã Việt kiều, anh không làm thinh nữa: - Tại sao vậy? - Vì... em... yêu anh. Thầy dạy, ca sĩ, võ sĩ của tôi như bị knock-out, khuỵu chân xuống, rồi... khóc. Tình Đầu. Về quê, lần nào cũng vậy, hễ chạy qua ngã ba An Lạc là tôi cho xe chạy chậm hẳn lại, mắt nhìn vào ngôi nhà khuất sau vườn lá. Một lần, đứa con trai mười tuổi của tôi hỏi: - Ba tìm gì vậy? - Tìm tuổi thơ của ba. - Chưa tới nhà nội mà? - Ba tìm thời học sinh. - Nội nói, lớn ba học ở Sài Gòn mà? - À, ba tìm người... ba thương. - Ủa, không phải ba thương mẹ sao? - Ừ, thì cũng ... thương. - Ba nói nghe lộn xộn quá. Con không biết gì cả. - Ba cũng không biết. Chỉ có Hồng Hạ biết. Mà Hạ thì hai mươi năm rồi tôi không gặp. Màu mực cũ. Ngày đó, yêu em mà không dám nói. Cứ chiều chiều tan lớp, ngồi đợi em về trong một góc quán cà phê đầu ngõ. Em thôi không học nữa. Tôi quyết định viết thư tỏ tình. Thư viết chưa xong, em theo chồng xa xứ. Lá thư tình viết dở dang, tôi còn giữ đến tận bây giờ. Sáng qua, ngồi trên ghế xử ly hôn, ngỡ ngàng thấy em ôm con ngồi bên dưới, mắt đỏ hoe. Tối về, lục lại trang thư cũ định viết tiếp. Tìm mãi, không có cây bút nào trùng với màu mực cũ… Em@il. Qua xứ người được vài năm thì ông anh họ của tôi bắt đầu gởi tiền về, giục các con lo học tiếng Anh và vi tính, để mai mốt qua đó có thể dễ dàng kiếm việc làm. Hôm vừa rồi, anh gọi điện về thăm gia đình, tôi hỏi anh có địa chỉ Em@il chưa để tiện liên lạc, giọng anh chùng hẳn xuống: “Suốt ngày hết rửa bát lại dọn bàn trong quán, anh có thì giờ đâu mà biết đến những thứ hiện đại đó hả em?!” Triết lý viên kẹo. Mỗi ngày bạn đều cho một đứa trẻ ăn kẹo. Bạn làm điều ấy rất thường xuyên và vui vẻ. Đứa trẻ ấy cũng có vẻ rất yêu bạn. Mỗi ngày thấy bạn, nó đều cười tươi và chạy đến nhận kẹo. Nhưng rồi một ngày, bạn xoa đầu nó và bảo: "Hết kẹo rồi". Bỗng dưng bạn thấy nó rất khác. Nó gào ầm lên rằng bạn keo kiệt, bạn xấu xa. Hoặc nó đi khắp nơi để nói xấu bạn... Triết lý viên kẹo có nghĩa là khi bạn cho ai khác một thứ gì, nhiều khi họ sẽ không nghĩ ấy là món quà, họ nghĩ đó là bổn phận, là trách nhiệm. Và khi bạn không cho thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt với bạn. Với nhiều người, cho dù bạn có cho họ kẹo mỗi ngày, thì họ cũng chỉ nhớ mỗi một ngày mà bạn đã không cho. Khoe. Ngày xưa, khi có ai hỏi con: “Bố làm nghề gì ?” …. Bố thấy con không vui và không bao giờ chịu trả lời là bố làm nghề thợ hồ. Bố cố gắng làm việc nhiều hơn để nuôi con ăn học và mong sau này con có được 1 nghề mà mọi người nể trọng trong xã hội. Con thành đạt và lấy chồng, mỗi lần khách đến chơi, câu đầu tiên bố thường nghe con khoe là “Nhà em làm luật sư nên lúc nào cũng bận.” Bố buồn, chỉ ao ước được 1 lần nghe con khoe về nghề của bố… Tiền cứu trợ. Lũ. Ba nhắn lên “… Nhà ngập, con đừng về!” Mỗi ngày, con cùng những người bạn trong đội công tác xã hội của trường cầm thùng lạc quyên vào các giảng đường, lớp học nhận tiền cứu trợ đồng bào miền Tây. Truyền hình vẫn tiếp tục đưa tin và hình ảnh lũ lụt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có quê mình. Con số người và của cải mất mát cứ tăng dần. Con sốt ruột, nôn nóng. Hôm qua, cả nhà bác Ba kéo nhau lên ở tạm nhà chị Hai. Con sang hỏi thăm. Ra về, bác gái gởi cho con một gói mỏng và bảo: “Tiền cứu trợ, ba con gởi lên cho con đó!” Mùa thi. Ngày tôi thi tú tài, ba đạp xe hơn chục cây số, chờ tôi ngoài trường thi cả buổi, cốt để hỏi: - Con làm bài tốt không? Sợ ba nhọc lòng, tôi nói: - Ba chờ ngoài này, có khi con lại lo, không làm bài được. Buổi thi cuối, ra cổng không thấy ba, hỏi chú Bảy còi: - Ba con có đến không? Chú đưa tay chỉ cây bàng phía xa mươi mét bảo: - Ổng ở đằng kia, tao biểu đến ổng không chịu. Hai ngàn. Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba… Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi: “Có dư đồng nào không con?”. Tôi đáp: “Còn dư bốn ngàn ba ạ.” Ba nói tiếp: “Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa.” Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng… Người già. Hồi còn trẻ, bà lăn lộn khắp các chợ ở vùng đất Nam Định, một tay nuôi năm người con để chồng yên tâm chiến đấu ngoài mặt trận. Bà nổi tiếng cả vùng về sự sắc sảo thông minh và cả một chút tinh nhanh của những người làm nghề buôn bán. Cơ đồ nhà chồng, một tay bà gây dựng. Năm người con vắng cha mà không có ai phải thất học. Năm người là năm tấm bằng Đại học – người con cả còn được đi nước ngoài du học nữa. Mấy chục năm sau … Ông mất, các con đón mẹ lên thành phố. Mấy ngày đầu, chưa quen đồ dùng mới, bà làm hỏng hết cả. Hôm nay cũng thế, bà lại làm cháy cái ấm điện mới. Người con cả gắt: - Mẹ đúng là lẩm cẩm, chẳng làm được việc gì ra hồn! Bà sững người,
ánh mắt vụt rơi vào khoảng không xa vắng… st.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 14/Nov/2023 lúc 6:21am |
Bố Đi Thêm Bước Nữa ĐâyMẹ bệnh nặng rồi mất. Hôm đưa tang, Bố không khóc, chỉ lặng lẽ quỳ xuống hôn nhẹ lên quan tài Mẹ thầm thì: “ mình cứ yên tâm an nghỉ, các con để anh lo”. Mẹ ra đi để lại cho Bố 3 đứa con, Cúc 12 tuổi, Lan 8 tuổi và thằng Út mới có 3 tuổi đầu. Vậy mà bố lo được. Đi làm về, Bố lo nấu ăn, giặt quần áo và dọn dẹp nhà cửa trong lúc các con làm bài. Cuối tuần, Bố đi chợ và làm sẵn vài món ăn để vào tủ lạnh. Bố không còn thời giờ để uống cà phê với bạn bè của Bố nữa. Có người hỏi Bố bao giờ đi thêm bước nữa, Bố chỉ cười: "Đợi các con nó xong đại học đã." Rồi lần lượt Cúc và Lan xong cử nhân, có chồng ra ở riêng. Khi thằng Út tốt nghiệp đại học, Bố gọi các con về làm mâm cơm cúng Mẹ. Lúc nầy mới thấy Bố khóc, nước mắt ràn rụa rồi ôm ngực ho rũ rượi … Bệnh viện bó tay. Xe đưa Bố về nhà. Bố lặng lẽ vẫy các con đến gần, thì thào: "Bố sắp đi thêm bước nữa đây, Bố đi về với Mẹ!" fb Lien Nguyen/Luan Phan |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 28/Dec/2023 lúc 10:58am |
Nghỉ lễ.
Cha nó xuôi ngược buôn bán trên chiếc ghe nhỏ để lo cho nó ăn học. Xong
đại học, nó ở lại thành phố.Tết vừa rồi, tiễn nó đi, ông dặn: “Con đi
làm, ít về. Cha mẹ nhớ lắm. Nhưng ráng… đến dịp lễ rảnh con về thăm cha
mẹ.” Nó hứa. Lễ đến, ông hớn hở chờ nó về. Nó điện thoại bảo nó không về
được vì sinh nhật bạn gái. Nghe xong, ông trầm ngâm, lát sau mới nói
với mẹ nó: “Vậy là tết thằng nhỏ nó mới về. Còn đến bốn tháng nữa
lựng…!”
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Dec/2023 lúc 11:04am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 14/Aug/2024 lúc 12:18pm |
MÙA CÁ BÔNG LAU Quê tôi ở ngã ba sông Vàm Nao, nơi nổi tiếng có nhiều cá bông lau. Dầu vậy, giá cá ở đây cũng không phải rẻ. Đến mùa, thỉnh thoảng má mua một khứa cá nhỏ nấu nồi canh chua để cả nhà cùng ăn. Thường anh chị em tôi nhường phần cá cho má. Má nói cá tanh, thích rau hơn. Cậu ở thành phố xuống đòi ăn canh chua cá bông lau má nấu. Cậu chạy mua con cá to. Đến bữa không thấy má gắp cá. Cậu bảo: “Hồi xưa chị thích nhất món cá này?” Tôi thấy má tôi bối rối. Giờ tôi mới hiểu là vì sao má bảo không thích ăn cá. Võ Thành An Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Aug/2024 lúc 12:31pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 26/Aug/2024 lúc 9:59am |
Những Câu Chuyện Thật Ngắn Nhưng Đầy Ý NghĩaCãi nhau Bố mẹ cãi nhau. Bố mua con chim sáo, nhốt trong lồng, treo ngoài vườn. Mẹ mua
con mèo, thả trong bếp. Trưa, chẳng hiểu thế nào, khi bố về, con sáo không
còn trong lồng, con mèo của mẹ đang phơi nắng ngoài sân. Bố đổ cho con mèo. Mẹ
bảo không phải. Lại cãi nhau. Bố bỏ đến cơ quan. Mẹ về bà ngoại, mang theo nó
đang thút thít khóc. Chiều, người hàng xóm mang con sáo bay lạc sang trả, nhà
chỉ còn bà vú già.
(Đặng Minh Hải) ******************** Mùi của má
Chị Năm gánh hàng bán bên kia sông Hậu. Chiều, trời bão chị ngủ lại nhà người
quen. Chạng vạng, ở nhà ai cũng lo lắng. Tối. Sau khi ăn bữa cơm chiều muộn,
anh Năm ru bé Tuấn trên võng, ba chị em Hồng Diệu nằm nhớ má trên giường. Bỗng
Hồng Tươi kéo chiếc áo cũ sờn của má đưa lên mũi hít một hơi dài. Hồng Thắm,
Hồng Diệu cũng giựt chiếc áo: “Em hửi miếng...”, “Tao hửi với...”. Chúng nó
hít thật sâu mùi thân quen của má. Anh Năm ru con không thành lời.
(Ngô Văn Vĩnh) ******************** Lòng mẹ
Mẹ ở quê lên thăm. Vợ chồng mới cưới lại sớm ra riêng nên nhà cửa bừa bộn. Mới
đến là mẹ loay hoay vào bếp rửa chồng chén, đĩa, quay sang giặt đồ... suốt cả
ngày, ngăn thế nào cũng chẳng được. Chiều cầm mẹ ở lại để vợ chồng đưa đi coi
hát. Mẹ bảo phải về thôi. Về quê, có người hỏi mẹ thăm thằng út trên thành phố
có vui không, mẹ cười bảo vui lắm tháng sau sẽ lên nữa.
(Võ Thanh An)
*******************
Chuyện của nội Nhận vé máy bay, cả nhà mừng tíu tít... Dường như nội cũng mừng lắm. Nội vào
ra,
hết sờ cái cột sửa thân bầu, lại bứt mấy đọt mồng tơi nấu canh. Con cháu cười
nội lẩm cẩm... Từ ngày lên máy bay cho đến khi đinh cư nơi trời Tây, nội luôn
săm soi một gói giấy, vẻ quí lắm.
Chiều đông ảm đạm nội ra đi, tay vẫn nắm chặt cái gói nhỏ. Bố nhẹ nhàng gỡ
ra, một cục đất màu nâu rơi xuống, vỡ tan...
(Nguyễn Quốc Việt) **********************
NGÀY SINH NHẬT ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
Chưa đến ngày sinh nhật, còn đến khoảng hai, ba tháng, vợ đã lo nghĩ đến sinh
nhật của chồng, con. Rồi chồng lo sinh nhật của vợ con, và con lo ngày mừng
tuổi cho ba mẹ. Duy chỉ một người, không ai lo đến - ông nội già yếu. Và cho
đến một ngày - ngày ông nội mất.
Chồng hỏi vợ: Sinh nhật ông ngày nào?
Vợ hỏi lại chồng: Ngày nào là ngày sinh của ông?
Con cái hỏi cha mẹ: Ông sinh ngày tháng nào?
Vậy là cả con, dâu, cháu, chắt phải đi tìm ngày sinh cha ông trong chứng minh
nhân dân đề làm bia mộ cho ông.
Đó là ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng của ông.
Diệu An **********************
CHÈNG ƠI ! Cháu học ở thành phố, lần về thăm quê đem theo cả cô người yêu cùng về. Ngoại
mừng ra mặt, lo lắng từ chỗ ngủ, bữa ăn sao cho đưa cháu thật sự vui lòng.
Ở quê câu chữ khó diễn đạt, một tiếng ngoại cũng chèng ơi, hai tiếng cũng
chèng ơi... Đứa cháu tỏ vẻ không bằng lòng, kéo ngoại ra hè bảo ngoại đừng
nói câu ấy nữa, nghe... quê lắm. Ngoại cười hiu hắt và từ đó ngoại ít nói
hơn. Nhớ thửơ nhỏ mỗi khi cháu ngã té đau, biếng ăn một chút là ngoại kêu lên
hai tiếng: Chèng ơi! Kêu riết thành quen.
Võ Thành An
******************** NGHỀ CỦA MẸ
Mẹ tôi làm nghề bán cá. Mùa nước nổi mẹ bán cá linh. Cá linh đưa lên bờ mau
chết dễ sình, nên xuống bến mua cá xong mẹ phải chạy rao bán khắp xóm. Có lần
mẹ đội thau cá đồng trước cổng trường tiểu học nơi tôi học, ở ngoài rào mẹ
ngoắc tôi đến, cốt đưa cho gói xôi, cái bánh...
Mấy năm học xa, tôi không cho ai biết mẹ làm nghề bán cá.
Nay về, giữa mênh mông đồng nước quê mình, tự thấy như chưa bao giờ tròn chữ
hiếu cùng mẹ.
Võ Thành An
******************** MÙA CÁ BÔNG LAU
Quê tôi ở ngã ba sông Vàm Nao, nơi nổi tiếng có nhiều cá bông lau. Dầu vậy,
giá cá ở đây cũng không phải rẻ. Đến mùa, thỉnh thoảng má mua một khứa cá nhỏ
nấu nồi canh chua để cả nhà cùng ăn. Thường anh chị em tôi nhường phần cá cho
má. Má nói cá tanh, thích rau hơn.
Cậu ở thành phố xuống đòi ăn canh chua cá bông lau má nấu. Cậu chạy mua con
cá to. Đến bữa không thấy má gắp cá. Cậu bảo: “Hồi xưa chị thích nhất món cá
này?”
Tôi thấy má tôi bối rối. Giờ tôi mới hiểu là vì sao má bảo không thích ăn
cá.
Võ Thành An
******************** CANH CHUA ĐIÊN ĐIỂN
Mùa nước nổi cũng vào mùa bông điên điển. Chiều mẹ bảo ăn canh chua điên điền
là chị cùng tôi bơi xuồng ra đồng hái bông. Vui lắm.
Chị lấy chồng xa, phần tôi thỉnh thoảng về thăm mẹ, mùa nước nổi cũng được mẹ
nấu cho ăn canh chua điên điển, nhưng bông mua ở chợ. Nồi canh bây giờ không
phải mẹ nấu không ngon nhưng ăn thấy thiếu thiếu...
Thiếu sự đầm ấm của những lần cùng chị bơi xuồng đi hái bông về để mẹ nấu
canh chua cả nhà ăn cùng.
Võ Thành An
******************** NGƯỜI CHA
Nhà có cậu con trai duy nhất ba cưng. Lớn lên con trai với ba như người bạn
tâm tình, đi đâu cũng đi cùng, cả khi ăn sáng, uống cà-phê...
Học xong đại học, con trai thành đạt, lấy vợ.
Bận nọ cùng vợ vào quán nước thấy ba ngồi một mình, con trai cùng vợ đến
chào, ba vui ra mặt bảo ngồi cùng ba đãi.
Bây giờ con trai mới hiểu, từ khi mình lấy vợ ba vẫn hay đi đâu đó một mình.
Mẹ trách phải: “Con trai dễ quên cha mẹ khi… lấy vợ”
Võ Thành An
******************** MÙA THI
Năm tôi thi tốt nghiệp, bấy giờ gọi tú tài, ba đạp xe hơn chục cây số đón tôi
ở trường thi cốt đề hỏi: “Con làm bài tốt không?” Sợ ba nhọc lòng tôi nói:
“Ba ở ngoài này, có khi con lại lo, không làm bài được”.
Buổi thi cuối, ra cổng không thấy ba, hỏi chú Bảy còi: “Ba con có đến không?”
Chú đưa tay chỉ cây bàng phía xa mươi mét bảo: “Ổng ở đằng kia, tao biểu đến ổng
không chịu”.
Võ Thành An
******************** DÌ GHẺ
Chị lấy chồng. Chưa kịp có con thì chồng mất. Ba năm sau chị đi bước nữa. Người
chồng mới góa vợ, có hai con nhỏ. Yêu chồng, yêu luôn cả con chồng. Chị quyết
định không sinh con để lo cho gia đình. Lớn lên, người con trai có vợ. Sau tuần
trăng mật anh ta về nhà. Chị vui mừng ra đón. Chưa đến phòng khách, chị nghe
tiếng cô con gái:
- Còn xấp vải hoa?
- Cho mẹ.
- Hoài của! Em lấy nốt, nào phải mẹ mình.
Chị càng buốt tim hơn khi người con trai yên lặng.
Nguyễn Thị Kim Anh
******************** CẢNH NGỘ
- Chú ơi! Mua vé số cho con đi chú. Làm ơn mua cho con một vé đi chú.
- Đưa coi! - Tiếng người đàn ông.
- Anh ơi! Mua tặng chị một hoa hồng đi anh.
Người đàn ông nhìn tấm vé số rồi nhìn cô bạn gái của mình.
Người đàn ông chọn hoa hồng.
Đêm thành phố nhộn nhạo những ánh đèn xanh đỏ. Thằng bé bán vé số lủi thủi bước
đi, vai nó run lên, không biết vì nó lạnh hay vì một điều gì khác. Nó đang
căm ghét con bé bán hoa. Nó đâu có biết rằng con bé bán hoa ấy cũng có một đứa
em bán vé số và một người cha đang hấp hối.
Phạm Thị Kim Anh ******************** QUÀ CHO MẸ
Lúc còn nhỏ mỗi lần thấy mẹ đi chợ về là cô lại lao ra lục giỏ để tìm cái
bánh hay gói bỏng ngô. Và mẹ chẳng bao giờ làm cho cô thất vọng cả.
Lớn lên, cô lập gia đình và có hai đưa con. Mẹ cô bây giờ đã già đi, suốt
ngày bà quanh quẩn bên lũ trẻ. Mỗi lúc đi chợ về cô cũng hay mua quà cho con,
nhưng chẳng bao giờ quan tâm đến mẹ. Cô không hiểu rằng những lúc ấy mẹ cô
cũng thấy buồn và tủi thân.
Ngày mẹ ốm nặng phải đưa vào bệnh viện, cô mua nào là cam, nào là bánh nhưng
mẹ chẳng thể nào ăn được nữa cho đến ngày mẹ ra đi mãi mãi.
Phạm Thị Kim Anh ******************** CHỊ ƠI!
Thương tặng chị Hải Yến Ngày xưa, bố mẹ đi làm từ sáng sớm đến tối mịt đi về. Chị phải chăm sóc em
thay mẹ. Trưa, dắt em đi học, trời nắng. Chiều, trời bất chợt đổ mưa. Chị mượn
được một cái áo mưa nhường em mặc.
Mẹ về, thấy chị ướt như chuột lột, ngỡ chị tắm mưa, đánh đòn.
Chiều nay, trời cũng bất chợt đổ mưa, em co ro tránh mưa dưới mái phố. Có ai
nhường áo cho em mặc như chị ngày xưa không? Chị ơi!
Hoàng Thị Hải Anh ******************** ƯỚC MƠ
Chị mua dùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:
- Nếu cô trúng số, con chịu cô mua cho con cái gì?
Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:
- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền không
bị trễ học nữa.
Di di những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.
Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân
trần, đầu không nón...
Phương Anh ******************** TRUYỆN CỔ
Năm hai mươi tuổi, Hứa Hầu có hơn trăm bạn hữu, tiệc tùng, bù khú thâu đêm.
Năm ba mươi tuổi, chàng lựa được hai chục tráng sĩ, họ thề nguyền sinh tử có
nhau.
Năm năm mươi tuổi, chàng trà dư tàu hậu với hai người, vốn là kẻ tay tả, tay
hữu của chàng.
Năm sáu mươi tuổi, ông lão âu yếm vuốt mái tóc của bà vợ già móm mém. “Nàng
là bạn tri âm duy nhất của đời ta”.
Sưu tầm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 12 |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |