Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23816
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Aug/2023 lúc 8:08am

Đậu bắp và nước đậu bắp làm giảm lượng đường trong máu

 BM

Đậu bắp chứa nhiều chất xơ, vitamin A, ít calo, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, bài tiết; ngoài ra còn có tác dụng chống oxy hóa, phục hồi niêm mạc. Lợi ích được biết đến rộng rãi nhất của đậu bắp là làm giảm đường huyết.

 

Ông Tô Thánh Kỳ, bác sĩ chăm sóc tại Khoa Chuyển hóa của Bệnh viện Kiện Nhân tại Đài Loan, nói rằng đậu bắp có thể giúp giảm lượng đường trong máu vì có chứa hợp chất flavonoid và chất xơ hòa tan.

 

Flavonoid giúp cải thiện khả năng chống oxy hóa của cơ thể và ức chế tác dụng của glucosidase, có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường ở ruột non.

 

Chất nhầy trong đậu bắp có chứa chất xơ hòa tan, tức là polysaccharide, cũng có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường của cơ thể. Bác sĩ Lý Uyển Bình, chuyên gia dinh dưỡng tại Phòng khám Vinh Tân (Đài Loan) cho biết, polysaccharide còn có tác dụng làm tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào.


BM


Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều chất phytochemical chống oxy hóa, chẳng hạn như catechin, epigallocatechin gallate, tanin, quercetin, myricetin, isorhamnetin, kaempferol, có thể làm giảm viêm tụy, và tăng khả năng sử dụng đường huyết của cơ thể.


Một cách phổ biến để giảm lượng đường trong máu trong những năm gần đây là uống nước đậu bắp. Tuy nhiên, một số chuyên gia chỉ ra rằng để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc hạ đường huyết thì nên cắt hạt đậu bắp khi ngâm để các chất dinh dưỡng trong hạt hòa tan vào trong nước. Về việc này, bác sĩ Tô Thánh Kỳ cho rằng hàm lượng flavonoid trong hạt đậu bắp cao hơn trong phần vỏ và quả.


BM

Bác sĩ Lý Uyển Bình chỉ ra rằng tốt hơn hết là nên nấu chín cả trái đậu bắp hơn là uống nước đậu bắp sống, vì nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra hạt đậu bắp, chất nhầy và thậm chí toàn bộ trái đậu bắp đều có ích trong việc ổn định lượng đường trong máu.


Hơn nữa, đậu bắp không thích hợp để ăn sống, vì đậu bắp có chứa acid oxalic, ăn sống dễ gây kích thích dạ dày và có thể gây tiêu chảy. Vỏ đậu bắp có nhiều lông nhỏ, khiến một số người bị dị ứng khi ăn phải. Polysaccharide có chức năng làm giảm lượng đường trong máu sẽ không bị mất tác dụng khi luộc hoặc nướng.

Bạn có thể nấu đậu bắp với nước trước khi uống.


Để ổn định lượng đường trong máu, hãy dùng đậu bắp trước khi ăn


BM


Bệnh nhân tiểu đường khi ăn đậu bắp cũng cần có trình tự. Bác sĩ Lý Uyển Bình nói rằng bệnh nhân tiểu đường trên 75 tuổi nên ăn thực phẩm đạm trước, sau đó là các loại rau như đậu bắp và cuối cùng là tinh bột. Còn nếu dưới 70 tuổi, thì nên ăn đậu bắp và các loại rau khác trước, sau đó mới đến thức ăn chứa đạm.


Bác sĩ Lý Uyển Bình giải thích rằng nếu ăn tinh bột trước thì đường huyết rất dễ tăng cao, muốn ổn định đường huyết thì trước hết phải ăn chất xơ. “Nếu trong bụng có nhiều chất xơ thì chất xơ có thể bọc (chất đường) lại.”


Đậu bắp thích hợp cho việc ăn trước bữa ăn đối với bệnh nhân tiểu đường, người có đường huyết cao, người cao huyết áp, người có hàm lượng lipid trong máu cao.


Bệnh nhân tiểu đường ăn đậu bắp cũng phải phù hợp với toa thuốc của bác sĩ

Nhiều bệnh nhân tiểu đường sau khi uống nhiều nước đậu bắp mà lại không uống thuốc hạ đường huyết khiến đường huyết bị mất kiểm soát, hoặc tăng kali máu, vì đậu bắp cũng có hàm lượng kali khá cao.


Bác sĩ Tô Thánh Kỳ cho biết, theo các thí nghiệm trên động vật, đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết đáng kể. Giả sử một người nặng 50kg sẽ cần phải ăn khoảng 700 - 800g đậu bắp mỗi ngày, nhưng điều này đơn giản là không thể thực hiện, trừ khi chiết xuất từ đậu bắp được phát triển trong tương lai. Vì vậy, quay trở lại quan điểm bổ sung rau, ăn đậu bắp quả thực có lợi hơn không ăn, nhưng chỉ cần tiêu thụ khoảng 60 đến 70g một ngày là đủ.


Về nguyên tắc, khi ăn đậu bắp hợp lý, cũng không cần phải giảm lượng thuốc tiểu đường và thuốc chích. Trừ khi do bệnh nhân uống nước đậu bắp hoặc ăn nhiều đậu bắp làm giảm lượng tinh bột ban đầu, thì cần sử dụng dữ liệu theo dõi đường huyết để thảo luận với bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng thuốc uống hoặc thuốc tiêm.


BM


Ngoài tác dụng giúp hạ đường huyết, đậu bắp còn là loại rau chứa nhiều calcium và kali, có tác dụng bổ sung calcium và loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Nó cũng chứa nhiều chất xơ, 100 gram đậu bắp chứa 3.7 gram chất xơ, nhiều hơn 3 bó bắp cải.


Bác sĩ Lý Uyển Bình nói rằng chất xơ có thể làm tăng độ mềm của ruột và cũng giúp hạ lipid máu. Bệnh nhân bị ruột kích thích nên ăn đậu bắp, chất xơ dính của nó có thể giúp hút bớt nước trong phân và cải thiện tình trạng tiêu chảy.


Ngoài ra, đậu bắp rất dồi dào vitamin A, rất hữu ích cho việc tu bổ màng nhầy và cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Vitamin A cũng rất tốt cho mắt, những người làm việc nhiều trên máy tính nên ăn thêm đậu bắp.


BM


Không có gì kiêng kỵ trong việc chế biến đậu bắp, nhưng vì đậu bắp có vị nặng nên nó thích hợp với các món ăn có mùi vị nhẹ, tương đối đơn giản như thịt gà và thịt lợn; hoặc đem xào với nấm, vì cả hai đều mềm và trơn trượt. Nhiều người không thích cảm giác dính dính của đậu bắp. Bạn cũng có thể dùng trứng hấp, trứng bác hoặc thêm cà ri để làm giảm tác dụng của chất nhầy. Ngoài ra, có thể dùng kèm món thịt xiên và sốt teriyaki để tăng thêm phần hấp dẫn, hoặc dùng thịt lát mỏng cuốn đậu bắp và nướng thêm măng tây cùng nấm kim châm.


Cách ăn đơn giản nhất là luộc sơ đậu bắp và dùng trực tiếp với các loại nước sốt như xì dầu, mù tạt, sốt lạnh, sốt mè, bơ đậu phộng và sốt Thái.


Bác sĩ Lý Uyển Bình nhắc nhở rằng mặc dù đậu bắp là một nguyên liệu tốt cho sức khỏe nhưng không nên tiêu thụ hoài mà nên ăn điều độ.




Tô Quán Mễ  _  Minh Sơn
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23816
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Aug/2023 lúc 8:42am

Nấc cụt do đâu? Làm sao hết nấc cụt?

 BM

Tất cả chúng ta thỉnh thoảng đều bị nấc và đôi khi các cơn nấc dường như không biến mất. Thao tác Valsalva, uống đồ uống có đá lạnh và thao tác ấn nhẹ nhãn cầu có thể cắt cơn nấc.


Nấc cụt là sự co thắt không chủ ý của cơ hoành là cơ ngăn cách ngực với bụng và đóng vai trò chính trong việc thở sau đó là sự đóng đột ngột của các dây thanh âm.


Thuật ngữ y học để chỉ nấc cụt là singultus. Thuật ngữ này bắt nguồn từ từ singult trong tiếng La Tinh có nghĩa là “lấy lại hơi thở trong khi thổn thức.”


Đối với hầu hết chúng ta, nấc cụt gây khó chịu và không kéo dài lâu. Nhưng với một số người thì các cơn nấc cụt có thể dai dẳng, kéo dài hơn hai ngày.


Tin tốt là, có nhiều cách đơn giản để giảm nấc cụt thường xuyên và cũng có cách điều trị các cơn nấc kéo dài.


Nấc cục do đâu?


BM


Nấc cụt do một cung phản xạ gây ra: một đường thần kinh vận động chuyển một cảm giác thành một phản ứng vật lý. Những cảm giác trong cung này đến từ não, tai, mũi và họng, cơ hoành và các cơ quan ở ngực và bụng.


Các tín hiệu cảm giác được truyền đến “trung tâm nấc cục” gồm một phần não cùng với đỉnh của tủy sống.


Từ trung tâm nấc cụt, các tín hiệu truyền trở lại cơ hoành và các cơ nằm giữa các xương sườn (cơ liên sườn) khiến chúng co giật.


Sự co giật của các cơ này hút không khí vào phổi và sự hít vào đột ngột này làm cho khe hở giữa các dây thanh âm, hay thanh môn (khu vực chứa các dây thanh âm), đóng chặt lại. Việc đóng chặt nhanh chóng này tạo ra tiếng “hic.”


BM

Bất cứ điều gì ảnh hưởng đến cung phản xạ nói trên đều có thể dẫn đến nấc cụt. Phổ biến nhất là việc căng bụng do ăn một bữa ăn no nê hoặc uống nước ngọt có ga. Điều này có nghĩa là các tín hiệu cảm giác từ dạ dày có thể kích hoạt cung phản xạ.


Việc ăn ớt cay, uống rượu, hút thuốc và quá phấn khích cũng có thể kích hoạt cung phản xạ, dẫn đến nấc cụt.


Nấc cụt thậm chí còn được quan sát thấy ở những thai nhi khỏe mạnh trong quá trình siêu âm trước khi sinh. Trên thực tế, một số nhà nghiên cứu tin rằng nấc cụt là một cơ chế giúp chuẩn bị cho phổi có thể thở được ngay sau khi sinh.


Nấc cụt kéo dài bao lâu? Làm sao hết nấc?


BM

BM

Một cơn nấc cụt kéo dài dưới 48 giờ nói chung không đáng lo ngại. Một “cuộc tấn công” như vậy thường tự kết thúc.


Khi nấc cụt không tự hết thì có nhiều cách để kìm nén cung phản xạ. Thao tác Valsalva, uống đồ uống có đá lạnh và thao tác ấn nhẹ nhãn cầu được cho là làm tăng hoạt động của dây thần kinh lang thang (vagus) đến não.


Các thủ thuật như hít lại hơi thở trong túi giấy hoặc túi nhựa có hiệu quả chữa nấc bằng cách tăng nồng độ carbon dioxide trong máu. Điều này giúp ngăn chuyển động của các cơ liên quan đến nấc cụt. Tuy nhiên, việc hít lại hơi thở có nguy cơ đau tim nhỏ nhưng nghiêm trọng vì vậy chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát y tế.


Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy các thao tác can thiệp này có hiệu quả.


Khi nào chúng ta nên lo lắng về nấc cụt?


BM


Nếu nấc kéo dài hơn hai ngày thì được gọi là nấc dai dẳng. Nếu nấc cụt kéo dài hơn hai tháng thì được gọi là nấc cụt khó chữa.


Nấc dai dẳng và khó chữa được gọi chung là nấc mãn tính, khá khó chịu và có thể là dấu hiệu của một nguyên nhân tiềm ẩn nghiêm trọng vì vậy điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ.


Người bị nấc mãn tính cần được kiểm tra toàn diện. Lịch sử y tế của họ thường sẽ cung cấp manh mối có giá trị cho các yếu tố kích hoạt. Một số loại thuốc như thuốc chống động kinh cũng như việc uống rượu, hút thuốc và sử dụng thuốc giải trí đều có liên quan đến nấc cụt.


Vì các cơ quan ở ngực và bụng có liên quan đến cung phản xạ nên cần kiểm tra các cơ quan này như chụp ảnh phổi hoặc nội soi phần trên (dùng một ống có camera nhỏ đưa vào cổ họng để xem đường tiêu hóa trên).


Một nghiên cứu từ Pháp cho thấy 80% bệnh nhân bị nấc mãn tính có bất thường ở thực quản và dạ dày, trong đó bệnh trào ngược là phát hiện phổ biến nhất.


Bác sĩ lâm sàng cũng sẽ kiểm tra tai, mũi và cổ họng vì dị vật kích thích tai hoặc nhiễm trùng cổ họng cũng có thể là nguyên nhân gây nấc cụt.


Cũng có thể cần phải chụp hình ảnh não, đặc biệt nếu có các dấu hiệu đáng lo ngại như thay đổi giọng nói hoặc yếu cơ mặt và tứ chi.


Điều trị nấc cụt mãn tính thế nào?


BM

Sau khi điều tra kỹ lưỡng thì các nguyên nhân cơ bản nên được điều trị nếu có thể.


Người bị nấc cụt thường có vấn đề trào ngược dạ dày nên trong việc điều trị có thể cần phải dùng thuốc chống trào ngược trong một thời gian ngắn.


Các loại thuốc khác có cơ sở bằng chứng mạnh mẽ dùng để chữa nấc cụt bao gồm thuốc chống buồn nôn metoclopramide và baclofen vốn được dùng để điều trị chứng co cứng cơ (căng cơ hoặc trương lực quá mức).


Có bằng chứng mới cho thấy gabapentin là thuốc dùng để điều trị co giật cũng có thể có hiệu quả đối với chứng nấc cụt.


Những phương pháp điều trị nào có thể thấy trong tương lai?


BM


Các nhà nghiên cứu gần đây đã phát triển một ống uống cứng có van đầu vào và đòi hỏi phải nỗ lực hút chủ động để hút nước từ cốc vào miệng. Ống này được gọi là ống hút và dụng cụ nuốt cưỡng chế hoặc FISST.


FISST được cho là làm cung phản xạ ngừng nấc bằng cách kích thích các dây thần kinh cảm giác gây co cơ hoành và thanh môn.


Trong một nghiên cứu, trong số 249 người tham gia thử nghiệm FISST, hơn 90% báo cáo kết quả tốt hơn so với các biện pháp khắc phục tại nhà.


BM


Tuy nhiên, nghiên cứu FISST cho đến nay vẫn chưa so sánh được nhóm dùng dụng cụ này với một nhóm đối chứng không được điều trị vì vậy không rõ nó hiệu quả hơn bao nhiêu so với giả dược hoặc phiên bản giả.


Bài viết này được tái bản từ The Conversation theo giấy phép Creative Commons. Đọc bài báo gốc ở đây.




Vincent Ho  _  Công Thành
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23816
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Aug/2023 lúc 12:48pm

7%20cách%20giúp%20bạn%20phòng%20tránh%20té%20ngã%20sau%20đột%20quỵ%20|%20Bệnh%20đột%20quỵ

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Aug/2023 lúc 12:51pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23816
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Aug/2023 lúc 6:25pm

5 thực phẩm giúp thải bỏ các kim loại nặng và độc tố

 BM

Vi khuẩn có hại và nấm Candida tiết ra độc tố như một phần của quá trình chuyển hóa khi chúng chết đi. Giải độc hai lần mỗi năm có thể thanh lọc cơ thể và loại bỏ những hợp chất có độc tính cao này, nhưng 363 ngày còn lại trong năm khi cơ thể tích tụ độc tố thì sao?


Điều gì sẽ xảy ra nếu thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày không chỉ nuôi dưỡng cơ thể mà còn gắn kết những chất độc và làm sạch các mô cơ thể? Điều gì sẽ xảy ra nếu cách ăn uống dồi dào dinh dưỡng trở thành phương pháp thải độc mỗi ngày? Câu trả lời nằm ở chính những thực phẩm dưới đây.


BM


Điều gì sẽ xảy ra nếu thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày không chỉ nuôi dưỡng cơ thể mà còn gắn với những chất độc và làm sạch các mô cơ thể? Điều gì sẽ xảy ra nếu cách ăn uống giàu dinh dưỡng trở thành phương pháp thải độc mỗi ngày? 


Câu trả lời nằm ở chính những thực phẩm dưới đây.


·       Tảo tiểu cầu

·       Tảo xoắn

·       Tỏi

·       Ngò rí

·       Cỏ lúa mì


1_ Tảo tiểu cầu và tảo xoắn


BM

Tảo tiểu cầu và tảo xoắn, hai loại siêu thực phẩm tuyệt vời, thực ra là lớp váng trên mặt ao nước ngọt. Tảo tiểu cầu là loài sinh vật đơn bào hình tròn, nhiều chất diệp lục, chứa 20 loại vitamin và khoáng chất cùng tất cả các loại amino acid thiết yếu. Tảo xoắn là loài sinh vật đa bào hình xoắn ốc, cũng rất nhiều chất diệp lục, chứa 18 loại vitamin và khoáng chất, 8 loại amino acid, acid béo omega 3 và omega 6. Cả hai loại siêu thực phẩm này đều chứa nhiều protein và chất chống oxy hóa, có công dụng đáng kể trong việc hấp thụ các kim loại nặng và chất độc hại. Điều quan trọng là bạn cần mua tảo tiểu cầu và tảo xoắn từ một nguồn đáng tin cậy, bảo đảm không mua phải sản phẩm đã hấp thụ các kim loại nặng từ môi trường nuôi trồng.


2_ Tỏi


BM

Tỏi chứa rất nhiều vitamin C, vitamin B6 và manganese. Thành phần hoạt tính có công dụng chữa bệnh chủ yếu của tỏi là allicin, một hợp chất chứa lưu huỳnh. Tỏi giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của virus gây bệnh cảm cúm thông thường, giảm huyết áp, giảm cholesterol LDL, và cũng là một chất chống oxy hóa. Tỏi cũng có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và chống ký sinh trùng. Thật đáng ngạc nhiên, thực phẩm này cũng có thể gắn với kim loại nặng và giúp cơ thể thải độc hiệu quả. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên ăn từ 3 tép tỏi trở lên mỗi ngày. Hãy luôn đợi khoảng 10 phút sau khi cắt hoặc đập dập tỏi trước khi nấu hoặc ăn sống để giúp allicin có đủ thời gian hình thành.


3_ Ngò


BM


Ngò rí có thể gắn với các kim loại nặng, kéo chúng ra khỏi mạch máu và các mô để đào thải ra khỏi cơ thể. Ngò là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngủ ngon, giảm lo lắng và giảm lượng đường trong máu. Ngò thực ra chính là rau mùi (coriander) một loại cây để thu hoạch hạt mùi. Ngò còn được gọi là ngò Tàu (Chinese parsley).


4_ Cỏ lúa mì


BM


Cỏ lúa mì chứa nhiều calcium, phosphorus, pot***ium, magnesium, vitamin B, vitamin A và vitamin C. Đây là một chất giải độc mạnh mẽ, có khả năng trung hòa độc tố nhờ các enzym, và loại bỏ các kim loại nặng và chất độc tồn trữ trong mô và cơ quan ra khỏi cơ thể. Giống như tảo xoắn và tảo tiểu cầu, cỏ lúa mì là một nguồn cung cấp chất diệp lục tuyệt vời.


5_ Công thức bổ dưỡng của Doc Shillington


BM


Công thức bổ dưỡng dưới đây có thể giúp giải độc các kim loại nặng và mang lại rất nhiều lợi ích khác.


1 nắm tỏi

1 nắm hành băm nhỏ

1 nắm gừng băm nhỏ

1 nắm cải ngựa băm nhỏ

1/2 nắm ớt Habanero băm nhỏ


Giấm táo nguyên chất


BM


Cho các nguyên liệu vào máy xay sinh tố và phủ lên trên khoảng 1–2 inch (2.5–5cm) giấm táo nguyên chất. Nếu có thể, bạn nên chọn các nguyên liệu hữu cơ, nhưng nếu không có đừng để điều đó ngăn bạn không dùng công thức này. Bạn có thể dùng hỗn hợp sau khi xay ngay lập tức hoặc đợi khoảng hai tuần và để hỗn hợp chuyển thành dạng cồn thuốc.


Tổng hợp lại, chúng ta có một số cách thức thải độc như dưới đây:


·       Cách thải bỏ các kim loại nặng mỗi ngày

·       Một bát salad lớn với nhiều tỏi, ngò , và rau xanh

·       Nước trái cây Trà sữa vàng (Golden Milk Tea) hoặc nghệ và gừng

·       Thuốc bổ tổng hợp của Shillington Total Tonic

·       Uống nhiều nước chanh nam việt quất mỗi ngày


Đây không chỉ là cách ăn uống giúp thải độc các kim loại nặng mà còn là phương pháp thải độc không cần nhịn ăn, và giúp chữa lành toàn bộ cơ thể. Đó sẽ là cách thức hiệu quả miễn là bạn không ăn cùng những thực phẩm chế biến sẵn.




Michael Edwards  _  Thanh Ngọc



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23816
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Aug/2023 lúc 9:22pm

Chúng ta thực sự cần bao nhiêu phần rau củ quả mỗi ngày?

 BM

Dưới đây là những con số bạn cần đạt được và một số cách giúp bổ sung thêm rau củ quả vào các bữa ăn.


Chúng ta thường nói về việc ăn nhiều trái cây và rau củ tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn cần lượng trung bình bao nhiêu mỗi ngày để nhận được lợi ích thực sự? Một phân tích từ Harvard cho thấy rằng tổng cộng năm phần trái cây và rau củ mỗi ngày giúp đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhất.


Nghiên cứu của Harvard


Bài nghiên cứu được công bố trên tập san Circulation ngày 01/03/2021 đã thu thập thông tin sức khỏe và cách ăn uống tự báo cáo từ hàng chục nghiên cứu trên thế giới gồm khoảng hai triệu người trong thời gian theo dõi 30 năm.


So với những người cho biết rằng họ chỉ ăn hai phần trái cây hoặc rau củ mỗi ngày, những người ăn năm phần mỗi ngày có thể:


·       Giảm 13% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân

·       Giảm 12% nguy cơ tử vong do bệnh tim hoặc đột quỵ

·       Giảm 10% nguy cơ tử vong do ung thư

·       Giảm 35% nguy cơ tử vong do bệnh hô hấp, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn kinh niên.


Bác sĩ Daniel Wang, tác giả đứng đầu nghiên cứu đồng thời là giảng viên Khoa Y tại Trường Y Harvard và Bệnh viện Phụ nữ và Brigham giải thích: “Trái cây và rau củ là nguồn cung cấp chủ yếu một số chất dinh dưỡng có mối liên quan chặt chẽ đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch, bao gồm: pot***ium, magnesium, chất xơ và polyphenol hợp chất thực vật chống oxy hóa.”


Mục tiêu hằng ngày


BM

Sự kết hợp hiệu quả nhất giữa trái cây và rau củ đối với những người tham gia nghiên cứu là hai phần trái cây cộng với ba phần rau củ mỗi ngày, tổng cộng là năm phần mỗi ngày.


Những lợi ích lớn nhất đến từ việc ăn các loại rau lá xanh (cải xoăn, rau bina), trái cây và rau củ giàu vitamin C và beta carotene (cam quýt, quả mọng, cà rốt). Tiến sĩ Wang nói: “Đây là những nguồn cung cấp chính các chất chống oxy hóa có vai trò trong việc ngăn ngừa ung thư.”


Điều thú vị là ăn hơn năm phần trái cây hoặc rau củ mỗi ngày dường như không đem lại thêm lợi ích trong việc giảm nguy cơ tử vong. Việc ăn các loại rau giàu tinh bột như đậu Hà Lan, ngô, khoai tây hoặc uống nước ép trái cây cũng không có thêm ích lợi gì.


Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng chúng ta đang nói về mức độ tiêu thụ trung bình. Nếu trong bất kỳ ngày nào bạn không ăn trái cây và rau củ, điều đó không sao cả. Bạn có thể thêm nhiều một chút so với bình thường vào những ngày khác để nâng cao phần ăn trung bình trong tuần.


Và bạn cũng không cần phải thực hiện những thay đổi lớn trong các bữa ăn thông thường, chỉ cần những thay đổi nhỏ là đủ. Ví dụ, bữa sáng có thể là một bát ngũ cốc với một số quả việt quất, hoặc trứng và cà chua xào, hành tây, và rau bina.

Thực đơn cho bữa trưa có thể là món salad trái cây và rau củ yêu thích của bạn (chẳng hạn salad cải xoăn cùng rau bina với bưởi, ớt đỏ, cà rốt và hạt thông), một cốc sữa chua với dâu tây hoặc sinh tố cải xoăn và xoài.


Vào bữa tối, hãy thêm vào bữa ăn một đĩa salad hoặc một phần lớn các loại rau như bông cải xanh hấp hoặc bí vàng và bí xanh. Nếu bạn không có cơ hội ăn đủ rau trong cả ngày, hãy chế biến bữa ăn chính thành một món salad phong phú với nhiều loại rau đầy màu sắc và một số phần protein, chẳng hạn như gà nướng hoặc cá.


Đối với món tráng miệng: trái cây tươi hoặc đông lạnh là một món ăn thơm ngon và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi ăn kèm với một chút sữa chua đông lạnh.


BM

Nếu mục tiêu là năm khẩu phần ăn mỗi ngày, thì lượng chính xác của một khẩu phần là bao nhiêu?


Điều này có thể giúp bạn lập kế hoạch cho các bữa ăn gồm các món yêu thích. Hãy cố gắng ăn nhiều loại trái cây và rau củ để nhận được sự kết hợp tốt nhất của vitamin, khoáng chất, và các chất dinh dưỡng có lợi khác trong kế hoạch năm khẩu phần ăn mỗi ngày này.


Dưới đây là một khẩu phần ăn của các loại trái cây và rau củ.


1_ Trái cây


BM

·       Táo (1 trái)

·       Quả mơ (1 trái tươi, 1/2 chén đóng hộp hoặc 5 trái khô)

·       Bơ (1/2 trái hoặc 1/2 chén)

·       Chuối (1 quả)

·       Quả việt quất (1/2 chén quả tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp)

·       Dưa vàng (1/4 trái)

·       Bưởi (1/2 trái)

·       Nho (1/2 chén)

·       Cam (1 trái)

·       Đào hoặc mận (1 trái tươi hoặc 1/2 chén đóng hộp)

·       Lê (1 trái)

·       Mận khô hoặc mận khô (6 trái hoặc 1/4 chén)

·       Nho khô (1ounce hoặc 28g)

·       Dâu tây (1/2 chén tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp)

 

2_ Rau củ


BM

·       Bông cải xanh (1/2 chén)

·       Cải Brussels (1/2 chén)

·       Bắp cải (1/2 chén)

·       Nước ép cà rốt (2-3 ounce hoặc 60-90ml)

·       Cà rốt (1/2 chén nấu chín, 1/2 củ cà rốt sống, hoặc 2-4 miếng)

·       Súp lơ trắng (1/2 chén)

·       Cần tây (2-3 cây)

·       Ngô (1 bắp hoặc 1/2 chén đông lạnh hoặc đóng hộp)

·       Cà tím (1/2 chén)

·       Cải xoăn, cải xanh hoặc cải thìa (1/2 chén)

·       Xà lách (1 chén xà lách búp Mỹ, rau diếp hoặc xà lách lô lô)

·       Rau trộn hoặc xào (1/2 chén)

·       Hành tây (1 lát)

·       Ớt (3 lát ớt xanh, vàng hoặc đỏ)

·       Salsa, picante hoặc sốt taco (1/4 chén)

·       Rau bina (1/2 chén nấu chín hoặc 1 chén rau sống)

·       Bí, cam đậm mùa đông (1/2 chén)

·       Bí mùa hè hoặc bí xanh (1/2 chén)

·       Đậu que (1/2 chén)

·       Nước ép cà chua (ly nhỏ)

·       Cà chua (2 lát)

·       Sốt cà chua (1/2 chén)

·       Súp rau (1 chén)

·       Khoai mỡ hoặc khoai lang (1/2 chén)

 

 

 

Heidi Godman  _  Nam Khánh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23816
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Aug/2023 lúc 8:30am

Kiên Trì Làm 9 Động Tác Này, Toàn Bộ Kinh Mạch Trên Cơ Thể Sẽ Thông Suốt, Cả Đời Khỏe Mạnh

Theo chuyên gia chăm sóc sức khỏe, 9 động tác thể dục đơn giản này giúp bạn cải thiện cơ bắp, xương khớp và khí huyết hiệu quả nhất. Hãy kiên trì thực hiện mỗi ngày để khỏe mạnh.


Theo nghiên cứu của các chuyên gia Đông y, kinh mạch con người lưu thông thuận lợi hay không nhờ vào việc họ vận động nhiều hay ít. Nếu chỉ ngồi hoặc nằm yên một chỗ thì không ai có thể sở hữu một cơ thể cường tráng được.

Để kinh mạch khí huyết lưu thông, việc làm đầu tiên là bạn phải vận động. Nhưng vận động như thế nào, động tác gì tốt cho kinh mạch thì không phải ai cũng biết.

Sau đây là 9 động tác thể dục được chuyên gia Đinh Lệ Linh, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý chăm sóc sức khỏe, thuộc Tổng cục thể dục thể thao quốc gia (Trung Quốc) hướng dẫn giúp người tập có thể thực hành đúng và hiệu quả.


1. Dùng lược chải đầu, lưu thông kinh mạch vùng đầu, hạn chế bạc tóc

Người xưa nói rằng, chải đầu nhiều lần, tóc không còn bạc. Điều này là lời khuyên chúng ta nên mát xa vùng da đầu để cải thiện tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, điều chỉnh huyết mạch, làm giảm mệt mỏi, cải thiện chức năng thần kinh và giúp ngủ ngon hơn.

Cách chải đơn giản, bạn dùng lược, hoặc dùng tay chải từ góc đầu trên tai lên đỉnh đầu cho cả toàn bộ vùng đầu. Nơi vùng đầu có nhiều tóc bạc thì nên chải nhiều lần hơn.

Mỗi ngày bạn có thể chải nhẹ nhàng khoảng 200 lần chải, cho đến khi cảm thấy vùng da đầu nóng lên là được.

Lưu ý là không nên dùng lược sắc nhọn, không để móng tay dài trực tiếp làm tổn thương da đầu. Thực hiện việc này không cần dùng lực mạnh vì sẽ khiến đầu sinh ra gàu.

Kiên%20trì%20làm%209%20động%20tác%20này,%20toàn%20bộ%20kinh%20mạch%20trên%20cơ%20thể%20sẽ%20thông%20suốt,%20cả%20đời%20khỏe%20mạnh%20-%20Ảnh%201.

2. Mát xa mắt, giảm mỏi mắt, làm sáng mắt

Người làm việc nhiều bằng mắt như ngồi máy tính, đọc sách, viết lách hay phải làm các công việc cần sự tập trung lâu sẽ làm cho mắt bị mệt mỏi, dần dần gây suy giảm thị lực, mắt kém đi nhanh chóng.

Xoa nóng bàn tay rồi úp lên mắt là một giải pháp mát xa mắt có từ thời cổ xưa. Làm việc này mỗi ngày là cách tốt nhất để làm ấm vùng mắt, chăm sóc khi mắt bị mệt mỏi, tránh căng thẳng và làm chậm quá trình lão hóa vùng da quanh mắt.

Hãy xoa nóng mu bàn tay, nhắm mắt và úp bàn tay có hơi ấm lên mắt. Tròng mắt có thể xoay tròn theo chiều kim đồng hồ rồi làm ngược lại trong vòng 5 phút. Việc này sẽ cải thiện hệ tuần hoàn vùng mắt, giúp máu lưu thông lên mắt đầy đủ, cải thiện thị lực hiệu quả.

Lưu ý rằng bàn tay của bạn phải được rửa sạch trước khi thực hiện để đảm bảo không đưa vi khuẩn từ tay vào mắt, cần làm nhẹ nhàng.

Kiên%20trì%20làm%209%20động%20tác%20này,%20toàn%20bộ%20kinh%20mạch%20trên%20cơ%20thể%20sẽ%20thông%20suốt,%20cả%20đời%20khỏe%20mạnh%20-%20Ảnh%202.

3. Xoay cổ, bảo vệ cột sống và phòng bệnh về đốt sống cổ

Cổ là "con đường huyết mạch" của cơ thể theo đúng nghĩa đen. Hầu hết các kinh mạch quan trọng nhất cơ thể đều đi qua vùng cổ để kết nối vùng đầu và thân. Chính vì vậy, đây được xem là vị trí chiến lược cần được chăm sóc đặc biệt.

Do áp lực phải đỡ vùng đầu, nên cổ thường xuyên bị mệt mỏi, dễ tổn thương nhất là ngồi cúi đầu, xem điện thoại hoặc làm việc quá lâu dẫn đến mắc các bệnh về đốt sống cổ.

Cách đơn giản nhất để phòng và chữa bệnh là hãy tập xoay cổ hàng ngày. Bạn nên từ từ ngửa cổ ra sau hết cỡ, cúi đầu xuống hết cỡ. Nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.

Thực hiện việc này trong 3-5 phút sẽ vô cùng hiệu quả. Thực hiện bài tập với tốc độ chậm, mỗi thao tác từ 8-10 lần.

Kiên%20trì%20làm%209%20động%20tác%20này,%20toàn%20bộ%20kinh%20mạch%20trên%20cơ%20thể%20sẽ%20thông%20suốt,%20cả%20đời%20khỏe%20mạnh%20-%20Ảnh%203.

4. Xoay cánh tay, xương vai để làm mềm dẻo các khớp

Bệnh đau mỏi vai và các bệnh liên quan đến xương khớp đang ngày càng gây rắc rối cho nhiều người. Vai có nhiệm vụ chuyển động trong phạm vi lớn nhất của cơ thể, cũng vì thế mà người ta quen nói rằng, gánh nặng đè lên hai vai.

Để giảm bớt áp lực cho vùng thân trên, bạn nên thường xuyên xoay vai, xoay các cánh tay, chuyển động vùng thân trên theo kiểu xoay lắc, để cho chúng được vận động một cách hài hòa, nhịp nhàng.

Hãy thực hiện cho cả hai bên vai, cách làm này sẽ giúp bạn chữa bệnh đau vai và lưng rất hiệu quả.

Kiên%20trì%20làm%209%20động%20tác%20này,%20toàn%20bộ%20kinh%20mạch%20trên%20cơ%20thể%20sẽ%20thông%20suốt,%20cả%20đời%20khỏe%20mạnh%20-%20Ảnh%204.

5. Xoay cổ tay, phòng chống cứng khớp

Người làm việc lâu trong một tư thế như để tay lên bàn phím, cầm chuột, cầm vô lăng lái xe hay nhiều công việc khác mà duy trì tư thế tay cố định trong thời gian dài sẽ rất dễ mắc bệnh cứng khớp cổ tay, lâu dần sinh đau và khó cử động. Thậm chí bị tê, sưng, không linh hoạt, suy nhược thần kinh vùng cổ tay.

Trong trường hợp này bạn nên thường xuyên duy trì việc xoay cổ tay để giải phóng sự trì trệ các kinh mạch ở khu vực này.

Cách làm đơn giản, bạn chỉ cần đưa bàn tay ra, xoay vòng tròn theo chiều kim đồng hồ rồi xoay ngược lại. Nắm chặt bàn tay, gập xuống dưới và bẻ ngược lên trên. Co duỗi các ngón tay. Mỗi lần thực hiện 3-5 phút là đủ. Bàn tay kết nối với các cơ quan nội tạng thông qua cổ tay, đây cũng là cách giúp nội tạng được kích hoạt.

Kiên%20trì%20làm%209%20động%20tác%20này,%20toàn%20bộ%20kinh%20mạch%20trên%20cơ%20thể%20sẽ%20thông%20suốt,%20cả%20đời%20khỏe%20mạnh%20-%20Ảnh%205.

6. Mở rộng lồng ngực, hít thở mạnh

Ngực là vùng sức khỏe trọng yếu của cơ thể. Ở ngực có một điểm huyệt gọi là Huyệt khí hội, huyệt này liên quan đến "khí" và có thể điều chỉnh khí.

Cách nuôi dưỡng hơi thở tốt chính là chăm sóc lồng ngực bằng cách mở rộng, kết hợp hít thở. Hai tay mở rộng sang ngang hít vào, rồi thu tay lại thở ra khoảng 20-30 lần.

Kiên%20trì%20làm%209%20động%20tác%20này,%20toàn%20bộ%20kinh%20mạch%20trên%20cơ%20thể%20sẽ%20thông%20suốt,%20cả%20đời%20khỏe%20mạnh%20-%20Ảnh%206.

7. Vặn hông, xoay người giúp xương chậu ổn định

Nhiều người bị đau vùng lưng, thoát vị đĩa đệm hoặc các bệnh liên quan ở vùng chậu. Trong trường hợp này, thực hiện động tác vặn và xoay hông có thể giúp xương chậu ổn định.

Y học hiện đại đã chứng minh rằng ít vận động có thể gây lão hóa sớm, là một trong những lý do khiến vùng chậu căng thẳng, chấn thương, rối loạn chức năng nội tạng.

Thực hiện động tác này rất đơn giản, chỉ cần đứng thẳng, chân mở rộng bằng vai, xoay đánh hông sang phải rồi lại sang trái, quay tròn, giúp cho vùng thân giữa được kích hoạt, khí huyết và kinh mạch lưu thông dễ dàng. Thực hiện khoảng 10 lần. Người trẻ có thể làm tốc độ nhanh, người cao tuổi nên làm chậm hơn. Không nên thực hiện khi vừa ăn no.

Kiên%20trì%20làm%209%20động%20tác%20này,%20toàn%20bộ%20kinh%20mạch%20trên%20cơ%20thể%20sẽ%20thông%20suốt,%20cả%20đời%20khỏe%20mạnh%20-%20Ảnh%207.

8. Nâng chân để lưu thông khí huyết nhanh chóng

Người bận rộn không có thời gian tập thể dục hãy xem đây là động tác nên làm bất kỳ lúc nào, kể cả khi bạn đang ngồi ở bàn làm việc, ngồi xem tivi, trò chuyện bạn bè.

Cách thực hiện đơn giản, bạn ngồi và giơ thẳng chân lên, giữ trong vòng 5-10 giây rồi hạ xuống. Giờ từng chân một, sau đó giơ cả 2 chân cùng lúc. Khí huyết và kinh mạch vùng chân sẽ được chăm sóc và lưu thông dễ dàng hơn.

Động tác này giúp thư giãn cơ bắp, hạn chế chuột rút, tốt cho vùng cơ bụng, giảm mỡ bụng, thon gọn vòng 2, cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa cục máu đông.

Kiên%20trì%20làm%209%20động%20tác%20này,%20toàn%20bộ%20kinh%20mạch%20trên%20cơ%20thể%20sẽ%20thông%20suốt,%20cả%20đời%20khỏe%20mạnh%20-%20Ảnh%208.

9. Kiễng gót chân, rèn luyện cách giữ thăng bằng

Bàn chân được Đông y xem là trái tim thư hai, là gốc rễ của cơ thể. Chính vì vậy mà trên thực tế có rất nhiều dịch vụ mở ra để chăm sóc bàn chân.

Cách đơn giản nhất để thực hiện động tác này là đứng thẳng, kiễng gót chân lên xuống theo nhịp đều đặn. Thả lỏng vai và cánh tay, nhẹ nhàng thực hiện việc nhón chân trong ít phút, tùy theo thời gian rảnh rỗi của bạn.

Kiễng chân có thể kích thích các cơ bắp gót chân, bàn chân, bắp chân, cải thiện chứng đau gót chân và khó chịu vùng chân. Tập dài hạn cũng giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, tăng cường chức năng tiểu não.

Kiên%20trì%20làm%209%20động%20tác%20này,%20toàn%20bộ%20kinh%20mạch%20trên%20cơ%20thể%20sẽ%20thông%20suốt,%20cả%20đời%20khỏe%20mạnh%20-%20Ảnh%209.

Muốn có sức khỏe tốt, bạn cần lựa chọn cho mình phương pháp luyện tập phù hợp và phải kiên trì thực hiện mỗi ngày. Người không vận động, không thể có cơ thể dẻo dai, sống thọ.


*Theo LifeTimes

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23816
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Aug/2023 lúc 11:23am
10 căn bệnh mà bác sĩ thường hay sai sót khi chẩn đoán

Chẩn%20đoán%20phân%20biệt%20là%20gì?%20|%20Vinmec

Một cuộc nghiên cứu vào tháng 1/2022 được công bố trên JAMA Network Open cho thấy ung thư ruột già (colorectal cancer), ung thư phổi (lung cancer) và ung thư vú (breast cancer) là ba cách chẩn đoán thường bị sai sót nhiều nhất tại các phòng khám ngoại chẩn và các trung tâm y tế (clinic).

Việc kết hợp các thông tin dữ liệu được thu thập từ các báo cáo về mức an toàn cho bệnh nhân, các đơn khiếu nại về nạn sơ suất, các cuộc bàn thảo về bệnh tật và tử vong (tức là các buổi họp xem xét các trường hợp tử vong và biến chứng của bệnh nhân) và các nhận đinh hồi âm của nhóm tập trung (focus groups) đã giúp phát hiện ra có đến 836 lỗi về chẩn đoán sai. Các số liệu này đã được sử dụng để xác định ra 10 lỗi đã chẩn đoán sai hoặc bị trì hoãn phương pháp chẩn đoán sai nhiều nhất và đã giúp khám phá những điểm sai sót trong quá trình trị liệu. Phát hiện nói trên đã làm nổi bật những gì mà các chuyên gia cho là một vấn đề an toàn then chốt trong việc chăm sóc của ngành y tế hiện đại.

Bác sĩ Gordon Schiff, đồng tác giả cuộc nghiên cứu này và là phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành An toàn Bệnh nhân thuộc Brigham and Women’s Center, đồng thời là phó giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard ở Boston, M.A., có cho biết: "Việc chẩn đoán bị sai sót là vấn đề đã xảy ra khá nhiều và thường bị các bác sĩ bỏ qua".
Trên thực tế, cuộc nghiên cứu này ước tính cho thấy, có khoảng 12 triệu người Mỹ trưởng thành bị chẩn đoán bệnh sai hàng nằm ở các cơ sở y tế ngoại chẩn. Đó là khoảng 5% tổng số các bệnh nhân, mặc dù một số chuyên gia cho rằng tỷ lệ này còn có thể cao hơn. Và một cuộc nghiên cứu khác, mới được công bố trên tạp chí y khoa BMJ, ước tính là có khoảng 795,000 người Mỹ đã bị tàn tật hoặc tử vong mỗi năm do bị chẩn đoán bệnh sai.

10 sự chẩn đoán thường bị bỏ lỡ (missed) hoặc bị trì hoãn (delayed) nhiều nhất
Dựa vào 836 trường hợp có liên quan nói ở trên, JAMA Network Open đã liệt kê dưới đây 10 sự chẩn đoán thường bị sai sót hoặc bị trì hoãn khi điều trị nhiều nhất
- Ung thư đại trực tràng (colorectal cancer)
- Ung thư phổi (lung cancer)
- Ung thư vú (beast cancer)
- Nhồi máu cơ tim (heart attack)
- Ung thư tuyến tiền liệt (prostate cancer)
- Đột quỵ (stroke)
- Nhiễm trùng huyết (sepsis)
- Ung thư bàng quang (bladder cancer)
- Thuyên tắc phổi (pulmonary embolism)
- Xuất huyết não (brain hemorrhage)

Các phát hiện mới nhất này đươc hỗ trợ bởi các cuộc nghiên cứu lâm sàng trước đây. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh lý khác có thể được bổ sung thêm vào. Đó là chứng viêm phổi (pneumonia), suy tim (heart failure), suy thận (kidney failure) và nhiễm trùng đường tiết niệu (urinary tract infections). Các căn bệnh này nằm trong số những bệnh thường bị bỏ sót bởi các cơ sở chăm sóc y tế ban đầu, theo như một cuộc nghiên cứu được công bố trên JAMA Internal Medicine. Ngoài ra có một bản báo cáo khác, được công bố trên cùng tạp chí này, cho biết gãy xương (fractures), áp-xe (abscesses) và phình động mạch chủ (aortic aneurysms) cũng thường bị bỏ sót, cho qua.

Tại sao lỗi chẩn đoán này lại có thể xảy ra?
Có nhiếu lý do dẫn đến việc chẩn đoán sai. Đôi khi, đó là do sự hiểu lầm giữa bệnh nhân và bác sĩ khi bệnh nhân có thể không mô tả được chính xác các triệu chứng của họ hoặc bác sĩ bỏ sót điều gì đó quan trọng trong câu chuyện của bệnh nhân. Cũng có khi là do một yêu cầu xét nghiệm sai lầm hoặc một kết quả xét nghiệm được đọc không chính xác. Ngoài ra các số liệu trong hồ sơ y tế điện tử có thể không được sắp xếp có tổ chức và đôi khi các kết quả xét nghiệm cũng không được theo dõi đầy đủ.

Bác sĩ Hardeep Singh, giáo sư y khoa tại Đại học Y khoa Baylor và là giám đốc về Chính sách Y tế, Chất lượng và Tin học (HPQI) tại Trung tâm Y khoa Michael E. DeBakey ở Houston, TX, cho biết: "Có thể là vì có quá nhiều những lý do như nói ở trên, thậm chí có nhiều lý do bổ sung khác nữa nên đã dẩn đến các sai sót đáng tiếc này".

Bác sĩ Schiff còn nhấn mạnh thêm là, "Bạn cũng không thể bỏ qua trên thực tế là có rất nhiều điều không chắc chắn trong việc chẩn đoán bệnh. Có cả hàng ngàn căn bệnh được biết đến nhưng số triệu chứng lại không có nhiều đến như vậy".

Bác sĩ David Newman-Toker, giáo sư chuyên khoa về thần kinh học, nhãn khoa, tai mũi họng và là giám đốc của Armstrong Institute Center for Diagnostic Excellence thuộc Johns Hopkins University School of Medicine, cho biết: "Khi bạn đến gặp bác sĩ chăm sóc chính của mình và phàn nàn về cơn nhức đầu thì vị bác sĩ đó có cả một danh sách dài các khả năng về những bệnh lý nào có thể gây ra nhức đầu. Điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với bệnh đau bao tử hoặc đau lưng".
Ông còn cho biết thêm, một cạm bẫy khác là trường hợp bệnh nhân không có các triệu chứng điển hình. "Nếu ai đó bị đột quỵ và đến phòng cấp cứu với các triệu chứng đột quỵ cổ điển, chẳng hạn như yếu một bên cơ thể, thì sự chẩn đoán hiếm khi bị sai sót. Nhưng các bác sĩ có thể bỏ qua khoảng 40% các ca đột quỵ có biểu hiện như chóng mặt, bởi vì triêu chứng chóng mặt có thể phát sinh từ vô số nguyên nhân khác nhau mà đột quỵ chỉ là một trong số đó". (Ghi chú: Bác sĩ Newman-Toker và các đồng nghiệp của ông hiện nay đã sử dụng một thiết bị điện tử đo chuyển động của mắt để xác định xem bệnh nhân bị chóng mặt có phải là do đột quỵ hay là do một nguyên nhân nào khác lành tính hơn)

Không phải mọi sự chẩn đoán có sai sót đều gây ra bất lợi cho sức khỏe lâu dài của bệnh nhân. Đau lưng có thể bị chẩn đoán lầm là bị căng cơ khi thực sự đó là biểu hiện chứng bị viêm xương khớp, hoặc một tình trạng bệnh về da có thể bị lầm lẫn là từ một căn bệnh khác. Bác sĩ Newman-Toker nói: "Trái lại, có một số căn bệnh không biểu hiện ra các triệu chứng rõ ràng như vậy. Các trục trặc về mạch máu (vascular events), vấn đề nhiễm trùng (infections) và ung thư (cancer) có xu hướng là những căn bệnh mà nếu bị sai sót thì hậu quả về sức khỏe đối với bệnh nhân có thể rất tàn khốc và vĩnh viễn. Nghiên cứu cho thấy rằng, ba loại bệnh này đã dẫn đến khoảng 75 phần trăm tất cả các tác hại nghiêm trọng do lỗi chẩn đoán sai".

Bệnh nhân có thể giúp ngăn ngừa việc chẩn đoán sai
Lỗi chẩn đoán sai có thể được ngăn chặn hay không? Đó là mục tiêu mà nhiều chuyên gia đang hướng đến và tin hay không, thì bạn với tư cách là một bệnh nhân có thể góp sức để giúp tránh các lỗi lầm đáng tiếc này.

1/ Chuẩn bị cho các cuộc hẹn gặp bác sĩ
Trước cuộc hẹn, bạn hãy dành chút thời gian để suy nghĩ về các triệu chứng bệnh lý và các mối quan tâm của bạn. Bạn hãy viết xuống và mang theo những ghi chú này đưa cho bác sĩ xem qua. Theo bác sĩ Newman-Toker, "Đây thực sự sẽ giúp rút ngắn gọn việc mô tả các triệu chứng của bạn và giúp tóm lược chúng thành một định dạng rất đơn giản. Điều này sẽ giúp cho bác sĩ lâm sàng dể nắm rõ vấn đề sức khỏe của bạn hơn".

Hiệp hội Society to Improve Diagnosis in Medicine, một tổ chức an toàn cho bệnh nhân do các bác sĩ đứng ra thành lập, có một mẩu điền giúp cho bệnh nhân phác thảo ra và sắp xếp tiền sử về bệnh lý, các triệu chứng và các mối quan tâm của họ. Theo bác sĩ Newman-Toker, "Nếu bác sĩ nhận được một bản tóm tắt đầy đủ ngắn gọn thì họ sẽ có thể dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về vấn đề và mất ít thời gian hơn để thu thập các thông tin cần thiết".

2/ Đặt ra câu hỏi.
Điều quan trọng là đặt ra các câu hỏi nhằm tìm hiểu về kết quả của sự chẩn đoán và lý do tại sao các triệu chứng bệnh lý khác bị loại trừ ra. Chẳng hạn như bạn đến gặp bác sĩ vì những cơn nhức đầu dữ dội và bác sĩ chẩn đoán bạn bị "nhức đầu chùm" (clusters headache), thì bạn hãy hỏi lý do tại sao lại như vậy và tại sao đó không phải là chứng đau nửa đầu (migraine)?
Bác sĩ Newman-Toker cũng nói: "Mục đích của bạn là tìm kiếm một lời giải thích hợp lý cho thắc mắc của bạn, chứ không phải là một sự thách đố cho bác sĩ".

3/ Theo dõi.
Cuối cùng, bạn hãy theo dõi diển tiến căn bệnh của bạn sau khi kế hoạch điều trị được chỉ định ra và liên lạc với bác sĩ nếu mọi thứ không trở nên khá hơn. Bác sĩ Newman-Toker cho biết, "Nếu các triệu chứng vẫn không hết, các bệnh nhân thường có xu hướng cho rằng nguyên nhân là do việc điều trị chứ không phải do việc chẩn đoán. Do đó khi gọi đến văn phòng bác sĩ họ thường yêu cầu được đổi thuốc hoặc gia tăng liều lượng, như vậy bác sĩ sẽ không suy nghĩ lại về trường hợp bệnh lý của họ". Nhưng mọi sự sẽ khác đi nếu khi gọi cho bác sĩ, họ sẽ nói, "Tôi không khá hơn. Bác sĩ coi dùm lại xem sự chẩn đoán này có thật sự đúng hay không?"

Bác sĩ Singh, đồng tác giả của cuộc nghiên cứu JAMA 2022, cho biết thêm: "Tôi nghĩ rằng mọi người không nhận ra được tầm quan trọng của tiếng nói của bệnh nhân trong quá trình chẩn đoán. Bởi vì nó thực sự giúp chúng tôi không chỉ đưa ra sự chẩn đoán ban đầu… mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về sự chẩn đoán sau này nếu mọi thứ không trở nên tốt hơn".

Vài gợi ý khác: Bạn hãy lập một danh sách đầy đủ các loại thuốc đang uống và mang theo mình mổi khi đi gặp bác sĩ. Ngoài ra bạn nên lưu giữ tất cả các kết quả xét nghiệm, các giấy giới thiệu đi khám chuyên khoa và các hổ sơ nhập viện, nếu có

Khi nào sẽ cần có ý kiến thứ hai?
Nếu bệnh tình của bạn không khá hơn hoặc nếu bạn nghi ngờ về sự chẩn đoán lúc đầu và muốn xác minh lại thì bạn có thể cân nhắc việc xin ý kiến thứ hai (second opinion) từ một bác sĩ khác, có thể là một bác sĩ chuyên khoa..
Một cuộc nghiên cứu từ các chuyên gia y tế tại Mayo Clinic cho thấy có khoảng 20 phần trăm những người tìm kiếm ý kiến thứ hai nhận được sự chẩn đoán bệnh khác với sự chẩn đoán ban đầu và khoảng 66 phần trăm bệnh nhân nhận được một sự chẩn đoán với đầy đủ chi tiết hơn hoặc tái xác định vấn đề bệnh trạng.

Khi hỏi ý kiến thứ hai, bạn cần đặt câu hỏi trực tiếp và đừng để cho các cảm xúc chi phối. Bác sĩ Singh thừa nhận,có một số bệnh nhân cảm thấy điều này khá khó khăn, đặc biệt là khi họ có mối liên lạc lâu dài với bác sĩ gia đình của mình. Ông nói: "Nhưng có nhiều cách mà bạn có thể bày tỏ ra sự lo ngại một cách quyết đoán với bác sĩ của mình để họ hiểu mối quan tâm của bạn là gì. Chẳng hạn như bạn có thễ nói, 'Đây là một sự chẩn đoán bệnh lý làm thay đổi cuộc đời. Tôi muốn có ý kiến thứ hai để bảo đảm rằng chúng ta đang đi đúng hướng và tôi sẽ quay lại với bác sĩ sau khi tôi có thể xác nhận được điều đó'"
Khi đến cuộc hẹn xin ý kiến lần thứ hai bạn hãy nhớ mang theo tất cả các chi tiết liên quan đến sự chẩn đoán trước đó, bao gồm các kết quả xét nghiệm và liệu pháp điều trị đã được đề xuất.







Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23816
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Aug/2023 lúc 10:04am

Bệnh Teo Cơ Ở Người Già: Dễ Gặp Nhưng Cũng Dễ Phòng Tránh

Lão hóa sẽ đi kèm với những thay đổi lớn trong cơ thể và ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của nhiều bộ phận trên cơ thể. Người lớn tuổi thường bị giảm dần sức mạnh, khối lượng cơ thậm chí phải đối mặt với bệnh teo cơ hay còn gọi thiều cơ.

 

Bệnh teo cơ ở người già là gì?

 

Sự giảm mô cơ vân theo tuổi tác là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm chức năng cơ.

 

Bệnh teo cơ (thiểu cơ) ở người già còn có tên khoa học là sarcopenia. Bệnh gây mất sức mạnh và khối lượng cơ bắp. Chứng bệnh này thường khởi phát ở tuổi 75 nhưng có thể sớm từ 65 hoặc muộn ở tuổi 80. Đây là yếu tố hàng đầu gây ra tình trạng yếu cơ, dễ gây té ngã và gãy xương ở người lớn tuổi.

 

Tình trạng này tiến triển nhanh hơn ở những người cao tuổi ít vận động thể chất, nằm liệt giường hoặc có chế độ dinh dưỡng kém. Teo cơ ở người già là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây tàn tật, thậm chí là giảm tuổi thọ ở người lớn tuổi.

 

Nguyên nhân gây teo cơ

 

Lão hóa là nguyên nhân thường gặp của bệnh teo cơ. Bên cạnh đó, chứng teo cơ ở người già còn đến từ các nguyên nhân sau:

 

Ít vận động

Không thường xuyên vận động, sử dụng cơ là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra chứng suy giảm cơ bắp, dẫn đến tình trạng teo và yếu cơ nhanh hơn. Việc nghỉ ngơi hoặc nằm bất động trên giường sau một chấn thương hoặc bệnh tật dẫn đến teo cơ ở người già.

 

Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống không cung cấp đủ calo và protein sẽ dẫn đến tình trạng giảm cân và giảm khối lượng cơ. Ngoài ra, do gặp các vấn đề thay đổi về khẩu vị, răng, nướu khó khăn trong việc ăn uống, thưởng thức món ăn, nên người già dễ chán ăn, ăn uống không đầy đủ. Từ đó khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ bắp.

 

Béo phì

Việc giảm khối lượng cơ có thể liên quan đến việc tăng lượng mỡ trong cơ thể, do đó mặc dù cân nặng bình thường nhưng cơ vẫn yếu đi rõ rệt. Đây là tình trạng béo phì – một trong những nguyên nhân gây ra suy giảm thể chất và giảm sức mạnh cơ bắp. Ngoài ra, béo phì cũng là nguyên nhân gây nên bệnh xơ vữa động mạch, tiểu đường loại 2 và kháng insulin. Trong đó, kháng insulin có liên quan đến mất cơ do tuổi tác.

 

Các dấu hiệu của bệnh teo cơ



Bệnh teo cơ thường có những biểu hiện dễ nhận biết sau:

  • Suy giảm thể chất, gặp khó khăn khi cầm nắm, nâng đỡ đồ vật
  • Thao tác chậm chạp bất thường, dễ kiệt sức và ít hứng thú với các hoạt động thể chất


Tuy nhiên, các dấu hiệu này cũng có thể xảy ra ở các bệnh lý khác. Do đó, nếu người lớn tuổi xuất hiện một hoặc nhiều trong số các biểu hiện này và không có lý do rõ ràng, hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

 

Phòng ngừa bệnh teo cơ

 

Hiện nay không có thuốc đặc trị bệnh teo cơ ở người già. Mặc dù vậy, các hoạt động thể chất và dinh dưỡng hợp lý có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa và cải thiện chứng teo cơ. Tất cả hình thức tập thể dục đều mang lại lợi ích, nhưng rèn luyện sức bền là liệu pháp tốt nhất.

 

Tập luyện, vận động cơ thể

Khi vận động, các sợi cơ căng lên, tạo yếu tố tăng trưởng dẫn đến tăng sức mạnh và làm tăng hoạt động của các hormone thúc đẩy tăng trưởng. Những tín hiệu này làm cho các tế bào cơ phát triển và tự điều chỉnh nhóm cơ hiện có và tạo ra các sợi cơ mới.

Đi bộ và tập luyện cường độ thấp giúp giảm nguy cơ hạn chế vận động. Vì vậy, cách tốt nhất để tránh teo cơ ở người già là giữ cho cơ bắp được hoạt động. Các hoạt động thể chất có thể là thể dục nhịp điệu, tập luyện sức bền (ví dụ đi bộ) hoặc các bài tập thăng bằng, miễn sao phù hợp với tình trạng sức khỏe của người lớn tuổi. Người lớn tuổi nên dành từ 2 – 4 buổi tập trong tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

 

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

 


Chất đạm

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến sự suy giảm khối lượng cơ và sức mạnh do tuổi tác. Trong đó, protein đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy thành các axit amin và sử dụng để phát triển cơ bắp. Các thực phẩm giàu protein nên được bổ sung trong chế độ ăn của người già bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành…

 

Omega 3

Omega 3 không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thị giác, não bộ ở người lớn tuổi mà còn tác động tích cực đến sự phát triển của cơ bắp. Nguồn axit béo omega 3 dồi dào nhất có trong các loại hải sản như: tôm, cua, cá, nghêu, sò…

 

Creatine

Creatine là một loại protein nhỏ được sản sinh tự nhiên trong gan. Để không bị thiếu hụt, bạn có thể bổ sung creatine bằng chế độ ăn uống từ thịt hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung để tăng cường phát triển cơ bắp. Tuy nhiên, creatine sẽ không mang lại hiệu quả nếu bạn không tập thể dục thể thao và thiếu hụt các dưỡng chất khác.

 

Teo cơ là tình trạng phổ biến ở người già và có thể làm giảm tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống. Vì vậy, để có hệ cơ bắp khỏe mạnh khi cao tuổi, bạn cần ăn đủ calo và protein chất lượng cao để làm chậm tốc độ mất cơ. Đồng thời, bổ sung các chất dinh dưỡng như omega 3 và creatine để chống lại chứng teo cơ ở người già. Đừng quên, tập thể dục, vận động cơ thể vẫn là cách tốt nhất để ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh teo cơ nhé!

 


https://hellobacsi.com/lao-hoa-lanh-manh/co-the-lao-hoa/benh-teo-co-o-nguoi-gia/

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23816
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Aug/2023 lúc 12:15pm

Phân đen có thể là dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng

 BM

Các căn bệnh nghiêm trọng thường đi kèm với các dấu hiệu cảnh báo. Các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị đe dọa và cần được chú ý kịp thời để loại bỏ các mối nguy tiềm ẩn. Ví dụ, phân đen xuất hiện đột ngột là một dấu hiệu bất thường cần kiểm tra ngay lập tức.


Đi tiêu là một quá trình sinh học tự nhiên và thông qua xét nghiệm phân có thể phát hiện ra nhiều bệnh. Khi khám bệnh, các thầy thuốc Trung y thường hỏi về màu sắc, hình dạng và mùi của phân để biết thêm thông tin chi tiết về sức khỏe quát.


Nhìn chung, phân khỏe mạnh có màu nâu, mềm và đặc. Nếu việc đi tiêu có thay đổi đột ngột thì quan trọng là phải tìm nguyên nhân tiềm ẩn vì những thay đổi như vậy cho thấy một vấn đề trong cơ thể.


Tiếp theo, chúng ta hãy xem xét một trường hợp liên quan đến phân đen để hiểu rõ hơn về kiến thức cơ bản và phương pháp điều trị liên quan. Điều này sẽ giúp chúng ta xác định các tình huống có thể đe dọa tính mạng và thực hiện các hành động cần thiết.


Phân đen là triệu chứng thường bị bỏ qua của xuất huyết tiêu hóa


BM


Nhiều người có xu hướng chỉ tập trung và cố gắng điều trị các triệu chứng bề mặt trong khi bỏ qua căn bệnh đe dọa tính mạng ẩn sau.


Một ngày nọ, một phụ nữ ở London gọi điện cho tôi và nói với tôi rằng anh Lin chồng cô bị ngất khi đi vệ sinh vào khoảng 5 giờ sáng. Lúc tỉnh dậy, anh phát hiện bị gãy hai chiếc răng cửa và môi bị rách nên chảy máu nhiều. Họ rất lo lắng về việc răng của anh bị gãy và chảy máu nên đã nhanh chóng đến gặp nha sĩ.


Tuy nhiên, do đại dịch, phòng khám nha khoa sẽ đóng cửa vào ngày hôm sau nên họ không thể nhổ răng như nha sĩ gợi ý. Vì vậy, người phụ nữ hỏi tôi liệu ngoài việc nhổ răng còn giải pháp nào thay thế không. Răng của anh có thể tự lành theo thời gian không hay dùng Trung y để điều trị?


Gia đình bệnh nhân lo lắng về răng của anh nhưng với tư cách là một bác sĩ Trung y — trước tiên chúng ta nên theo suy nghĩ của gia đình bệnh nhân và cố gắng giải quyết vấn đề ở răng hay chúng ta nên điều tra nguyên nhân gây ngất xỉu trước?

 

Rõ ràng, điều thứ hai quan trọng hơn vì ngất xỉu có thể do một yếu tố đe dọa tính mạng gây ra. Nếu chỉ tập trung vào việc điều trị các triệu chứng bề mặt và không loại trừ được vấn đề tiềm ẩn thì chúng ta có thể có nguy cơ làm trì hoãn quá trình chẩn đoán và điều trị thích hợp, cuối cùng khiến tính mạng bệnh nhân gặp nguy hiểm.


Ngất xỉu có thể do nhiều yếu tố gây ra. Điều gì khiến anh Lin bị ngất? Anh có bị bệnh gì từ trước không? Gần đây anh có cảm thấy khó chịu gì không? Theo cô Lin thì chồng cô không mắc bệnh mãn tính nào nhưng mấy tháng gần đây anh có một số vấn đề về đường tiêu hóa.


Ba ngày trước khi ngất xỉu, anh Lin bị tiêu chảy sau khi ăn bánh sô cô la và từ lúc đó anh phải đi tiêu 2-3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, phân của anh có màu đen khiến hai vợ chồng nghi ngờ rằng bánh sô cô la chưa được tiêu hóa đúng cách.


Khi biết anh Lin đi ngoài phân đen trong ba ngày, tôi rất kinh ngạc và lập tức nghi ngờ anh bị xuất huyết tiêu hóa trên. Tôi không khỏi băn khoăn liệu có phải việc chảy máu quá nhiều đã dẫn đến một cơn thiếu máu não thoáng qua và có thể khiến anh ngất xỉu.


Vì vậy, tôi đã hỏi cô Lin tại sao chồng cô lại ngất xỉu và anh đã bất tỉnh trong bao lâu. Cô trả lời rằng cô không biết anh ngất đi như thế nào nhưng cô biết thời gian anh bất tỉnh vì cô biết anh đi vệ sinh vào lúc mấy giờ.


Sau đó, tôi đã nói chuyện trực tiếp với anh Lin và hỏi anh chuyện gì xảy ra trong lúc ngất xỉu và liệu anh từng trải qua bất kỳ triệu chứng nào trước đó không, như đau đầu hoặc chóng mặt đột ngột. Anh Lin trả lời: “Tôi hoàn toàn không nhớ đã xảy ra chuyện gì trước khi tôi bị ngất và tôi cũng không biết mình đã ngất đi như thế nào.”


Điều này loại trừ khả năng anh đã vô tình va vào thứ gì đó và ngất đi. Rất có khả năng anh bị ngất do xuất huyết tiêu hóa trên dẫn đến thiếu máu não gây mất trí nhớ tức thì.


Khi tôi nói chuyện với anh Lin, giọng anh yếu ớt và mệt mỏi, rõ ràng là anh đang trong tình trạng suy kiệt. Tôi hỏi anh thời gian qua có gặp bất kỳ triệu chứng khó chịu hay bệnh tật gì khác không và anh chia sẻ rằng anh đã đi ngoài ra phân đen nhiều lần trong ba tháng qua.


Ngoài tình trạng ngất xỉu, khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy và đi ngoài nhiều lần, anh không thèm ăn trong vài tháng qua và đôi khi cảm thấy đầy bụng sau khi ăn, mặc dù không bị đau.


Trong cuộc gọi video, tôi quan sát và thấy lưỡi của anh Lin nhợt nhạt với một lớp phủ màu trắng và hơi dày, cho thấy chức năng dạ dày và lá lách yếu, phù hợp với các triệu chứng khác của anh.


Để xác nhận thêm rằng phân đen là do xuất huyết tiêu hóa trên, tôi đã yêu cầu cô Lin gửi cho tôi ảnh chụp phân của chồng cô sau khi anh đi tiêu. Tuy nhiên, cô cảm thấy xấu hổ và chỉ gửi cho tôi một bức ảnh giấy vệ sinh có một ít phân trên đó, hoàn toàn màu đen.


Khi xem ảnh, tôi đã rất kinh ngạc vì màu đen đó không thể nào là do thức ăn gây ra. Không có thức ăn nào mà biến phân thành một màu đen đáng sợ như vậy!


BMBM

Việc anh Lin đi ngoài phân đen trong vài tháng, cùng với triệu chứng ngất xỉu cho thấy tình trạng xuất huyết tiêu hóa của anh đã khá nghiêm trọng. Mỗi ngày phải mất bao nhiêu máu từ đường tiêu hóa để phân chuyển sang màu đen? Anh đã mất tổng cộng bao nhiêu máu trong ba tháng qua? Nguyên nhân cơ bản của xuất huyết tiêu hóa là gì và có thể đe dọa đến tính mạng không?


Mất bao nhiêu máu từ đường tiêu hóa để phân chuyển sang màu đen?


BM


Phân đen thường do xuất huyết ở đường tiêu hóa trên. Khi máu tồn đọng trong ruột trong một thời gian dài, hồng cầu bị phân hủy và huyết sắc tố phản ứng với sulfides để tạo thành sulfides sắt, dẫn đến phân màu đen. Y học hiện đại đã phát hiện rằng phân đen chỉ có thể xảy ra khi bệnh nhân mất hơn 50ml (0.05 lít) máu mỗi ngày.


Giả sử anh Lin đi ngoài phân đen hàng ngày cho thấy anh đã mất ít nhất 50 ml máu mỗi ngày. Trong khoảng thời gian ba tháng liên tục cho thấy tổng lượng máu mất ít nhất là 4,500ml (4.5 lít). Ngay cả khi anh Lin chỉ đi ngoài phân đen trong một nửa thời gian nói trên thì anh vẫn mất ít nhất 2,250 ml (2.25 lít) máu.


Dựa trên cân nặng của anh Lin vào thời điểm đó là 60 kg thì tổng lượng máu ước tính của anh là 4,800 ml (4.8 lít). Khi lượng máu mất đi vượt quá 1,500 ml (1.5 lít) sẽ khiến lượng máu cung cấp lên não không đủ, gây chóng mặt, thậm chí là bất tỉnh. Khi mất máu tới 2,000 ml (2 lít) trở lên, có thể nguy hiểm đến tính mạng.


Mặc dù tổng mức máu mất của anh Lin trong ba tháng đó đã vượt quá giới hạn của cơ thể nhưng anh không lập tức gặp nguy hiểm do tính chất chảy máu mãn tính. Cơ thể người có những cơ chế đền bù, tức là tăng sinh máu để bù vào lượng máu đã mất.


Tuy nhiên, tốc độ sản sinh máu không theo kịp tốc độ mất máu mãn tính của anh Lin, dẫn đến tổng lượng máu giảm dần và cuối cùng dẫn đến triệu chứng ngất xỉu. Nói cách khác, tình trạng ngất xỉu cho thấy lượng máu mất đi của anh đã đạt đến giới hạn tối đa và nếu tình trạng chảy máu kéo dài sẽ dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.


Trong tình trạng mất máu mãn tính và suy nhược nghiêm trọng, việc nhổ những chiếc răng bị hỏng sẽ chỉ làm tình hình tồi tệ hơn. Thật may là phòng khám nha khoa đã đóng cửa.


Do tính chất ngày càng chuyên môn hóa của y học hiện đại, mỗi chuyên khoa chỉ tập trung vào các bệnh thuộc phạm vi của mình và thường ít hoặc không am hiểu các chuyên khoa khác. Điều này gây bất lợi cho việc chăm sóc bệnh nhân vì cơ thể người là một hệ thống phức tạp và khó có thể chỉ bị một bệnh. Trong trường hợp bệnh nhân bị nhiều bệnh, rất khó xác định bác sĩ chuyên khoa nào cần tư vấn.


Ngược lại, các thầy thuốc Trung y thường là những bác sĩ đa khoa có hiểu biết toàn diện về tất cả các bệnh, mặc dù họ có thể có chuyên môn cao hơn trong một số lĩnh vực nhất định do nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, Trung y chính là trí tuệ cổ xưa và là kho báu của nhân loại.


Phân đen ‘bình thường’ là gì và cách phân biệt phân đen bình thường và phân đen bệnh lý


BM


Như đã đề cập ở trên, phân bình thường thường có màu nâu, mềm và hình dạng tốt. Tuy nhiên, người khỏe mạnh vẫn có tình trạng phân màu đen trong những trường hợp sau:


1_ Thực phẩm có hàm lượng sắt cao dẫn đến phân đen


Màu phân có liên quan mật thiết đến thực phẩm chúng ta ăn. Nếu ăn thực phẩm màu sẫm hơn thì phân cũng sẫm màu hơn. Thực phẩm chứa nhiều chất sắt, như rau bina và huyết heo cũng sẽ gây phân đen. Khi chúng ta ngừng ăn những thực phẩm này, màu phân sẽ trở lại bình thường.


Gia đình anh Lin ban đầu đã nhầm phân đen là do bánh sô cô la không tiêu. Tuy nhiên, thức ăn mà anh ăn vào đã được bài tiết ra khỏi cơ thể sau khi bị tiêu chảy nên sẽ không gây ra phân đen và phân giống như màu mực. Ngoài ra, gia đình anh không biết về tiền sử đi ngoài phân đen gần ba tháng của anh.


2_ Một số loại thuốc thuốc bắc có thể gây ra phân đen


Một số vị thuốc như đương quy, hà thủ ô, thục địa, huyết dư thán và kinh giới thán sẽ khiến phân có màu sẫm hơn.


Tuy nhiên, màu sắc phân do thuốc bắc thường xỉn và thiếu độ bóng, không giống như phân đen bóng do xuất huyết tiêu hóa trên.


Phân đen của anh Lin không thể do thức ăn thông thường hoặc thuốc bắc gây ra. Lẽ ra anh Lin nên xin lời khuyên từ bác sĩ Trung y nếu anh đang dùng bất kỳ loại thuốc bắc nào. Thực ra các bác sĩ Trung y thường hỏi về tình trạng phân trong quá trình chẩn đoán và sẽ nhanh chóng giải quyết mọi vấn đề.


3_ Một số loại thuốc Tây cũng có thể gây ra phân đen


Thuốc bổ sung sắt và thuốc có chứa bismuth (thành phần chính trong Pepto-Bismol) cũng có thể gây ra phân đen. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ kê đơn để biết thêm thông tin.


Điều trị khẩn cấp


Tình trạng của anh Lin đã đến mức nguy kịch và cần được điều trị khẩn cấp để cầm máu và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, lúc đó là thời điểm đỉnh điểm của đại dịch nên nhiều người không tiếp cận được với xe cấp cứu hoặc ngại đến bệnh viện vì sợ lây nhiễm. Nếu bệnh nhân bị sốt, bệnh viện sẽ yêu cầu họ tự cách ly tại nhà nên làm cho họ không thể tìm được sự chăm sóc y tế.


Vì vậy, tôi đã giải thích tình trạng của anh Lin cho gia đình anh và đề nghị họ đến phòng khám của tôi để lấy một ít thuốc bắc vào tối hôm đó. Thật không may, do khoảng cách xa và các yếu tố khác nên họ đã không thể đến được.


Ngày hôm sau, tình trạng của anh Lin trở nên xấu hơn nhưng thật may, gia đình anh đã liên lạc được với xe cấp cứu và anh đã được đưa đến bệnh viện để điều trị. Tại bệnh viện, kết quả chụp CT và nội soi cho thấy anh Lin bị viêm dạ dày, loét tá tràng và xuất huyết tiêu hóa trên (tại vị trí loét tá tràng).


Do bị mất máu nhiều nên anh Lin đã được truyền hai đơn vị máu cùng với thuốc và được theo dõi tại bệnh viện suốt đêm. Anh đã được xuất viện vào ngày hôm sau.


Sau khi được cấp cứu tại bệnh viện, anh Lin đã khỏi chứng xuất huyết tiêu hóa trên. Tuy nhiên, bệnh viêm dạ dày và loét tá tràng vẫn chưa được điều trị dứt điểm và khó chữa khỏi bằng thuốc Tây.


Nói cách khác, nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh không được giải quyết và nguy cơ xuất huyết vẫn còn. Để kiểm soát tình trạng của mình, anh Lin bắt đầu dùng thuốc Trung y.


Trung y điều trị phân đen như thế nào?


BM


Một số người cho rằng Trung y có tác dụng chậm và ví như một “bác sĩ chậm chạp.” Tuy nhiên, quan điểm này chưa đầy đủ, vì Trung y nhấn mạnh việc điều trị dần dần các nguyên nhân gốc rễ đồng thời khẩn trương giải quyết các triệu chứng của bệnh.


Ngày nay, hầu hết những người chuyển sang điều trị bằng Trung y đều đã thử điều trị bằng Tây y mà không khỏi, dẫn đến bệnh cấp tính tiến triển thành mãn tính. Trong những trường hợp như vậy, các bác sĩ Trung y chỉ có thể tập trung vào việc giải quyết nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh và điều trị bản chất phức tạp của nguyên nhân này một cách tỉ mỉ và kiên nhẫn.


Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân đang bị chảy máu, triệu chứng này được coi là trường hợp khẩn cấp và việc cầm máu là ưu tiên hàng đầu. Phương pháp cầm máu trong Trung y khác với Tây y, vì Trung y cũng xem xét chức năng sinh lý tổng thể của bệnh nhân, đảm bảo rằng sau khi cầm máu thì máu không bị ứ trong cơ thể và các cơ quan vẫn hoạt động bình thường trong khi tạo ra máu mới để bổ sung lượng máu đã mất.


Do đó, cách Trung y điều trị phân đen bao gồm cầm máu, ngăn ứ máu trong cơ thể, tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thụ của lá lách và dạ dày. Điều này cho phép cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu hơn và chuyển hóa chất dinh dưỡng thành máu, giúp giảm các triệu chứng bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Trung Quốc cổ xưa có một bài thuốc cầm máu thần kỳ tên là “Hoàng Thổ Đường” được chứng minh là có hiệu quả cao trong điều trị xuất huyết tiêu hóa trên. Trung y đã sử dụng Hoàng Thổ Đường trong ít nhất 2,000 năm và bài thuốc này được ghi trong “Kim quỹ yếu lược” của nhà hiền triết thời nhà Hán, Trương Trọng Cảnh.


Hoàng Thổ Đường không chỉ cầm máu đường tiêu hóa trên mà còn bổ tỳ vị, dưỡng ruột, thúc đẩy tuần hoàn máu giải trừ ứ trệ, từ đó dần dần khôi phục hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đây là bài thuốc được dùng rộng rãi để điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn gây xuất huyết đường tiêu hóa trên.


Các thành phần của Hoàng Thổ Đường bao gồm táo tâm hoàng thổ (đất lòng bếp), can địa hoàng, a giao, phụ tử, bạch truật, cam thảo và hoàng cầm.


Tuy nhiên, do sự thay đổi của thời gian, sự khác biệt về khí hậu, môi trường và sự khác biệt về thể chất của mỗi người nên chúng ta không thể áp dụng một cách máy móc các bài thuốc cổ vào điều trị hiện đại. Xem xét tình huống cụ thể của anh Lin, chúng tôi đã điều chỉnh công thức gốc như sau:


image


Nguyên liệu: Táo tâm hoàng thổ (25g), hoàng kỳ (9g), đảng sâm (9g), thục địa hoàng (6g), a giao (6g), bạch truật (6g), nhục quế (3g), cam giang (3g), bạch truật (3g), bạch thược (3g), hoàng cầm (6g), cam thảo (3g).


Cách chế: 25g táo tâm hoàng thổ cho vào 1.5 lít nước đun sôi trong 15 phút. Sau đó gạn lấy nước, đun sôi rồi nấu với các vị thuốc còn lại (trừ a giao) trên lửa nhỏ trong nửa giờ. Cuối cùng, sắc lấy 600ml, chia làm 2 lần, uống khi còn ấm. Khi uống thuốc, hòa tan 3g a giao trong nước sau đó hòa thêm vào 300ml nước sắc để uống.


Cầm máu khẩn cấp bằng các phương pháp truyền thống


BM


Trong một số tình huống khẩn cấp nhất định, có thể khó liên hệ với bác sĩ Trung y hoặc bác sĩ Tây y hoặc khó để có được tất cả các vị thuốc bắc cần thiết nói trên. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta có thể xử lý tình huống khẩn cấp và cầm máu càng nhanh càng tốt không? Dưới đây, chúng tôi trình bày một số phương pháp truyền thống giúp cầm máu khẩn cấp có thể sử dụng như biện pháp cuối cùng.


1. Cầm máu bằng huyết dư thán (tóc đốt thành tro)


Vị thuốc bắc cầm máu hiệu quả nhất là tóc đốt thành tro, còn được gọi là huyết dư thán. Huyết dư dùng để chỉ tóc người, và huyết dư thán là tro thu được từ việc đốt tóc. Người xưa tin rằng tóc có gốc từ máu và chứa các thành phần có thể cầm máu. Khi đốt thành tro có tác dụng cầm máu rõ rệt.


Trong lúc hoạn nạn, việc góp một sợi tóc cứu mạng là điều mà nhiều người sẽ sẵn sàng làm. Việc sử dụng tóc đốt cháy để cầm máu ở Trung Quốc đã có từ ít nhất 2,000 năm trước và vị thuốc này được ghi lại trong sách “Thần nông bản thảo kinh” vốn là trong một trong những tác phẩm kinh điển đầu tiên của Trung Quốc.

Sau khi làm sạch tóc rồi đốt thành than sau đó nghiền nát rồi uống với liều lượng từ 3g đến 10g. Tóc đốt thành than không chỉ có tác dụng cầm máu nhanh chóng mà còn không để bị ứ máu trong cơ thể như nhiều loại thuốc Tây.


2. Cầm máu bằng cách dùng quyển bá thán (quyển bá đốt thành tro)


Quyển bá là một loại cây cảnh phổ biến được trồng trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, nhiều người không biết đây là một vị thuốc cầm máu tuyệt vời có thể cầm máu mà không để lại máu ứ trong cơ thể.


Bạn có thể sử dụng quyển bá tươi để làm thuốc sắc bằng cách đun trong nước hoặc có thể đốt thành than trước khi sắc. Liều lượng khuyến cáo là 5g đến 10g quyển bá thán cho mỗi lần sắc. Để chuẩn bị, hãy thêm quyển bá vào 1000ml (1 lít) nước và đun sôi ở nhiệt độ cao. Sau đó, đun trên lửa nhỏ trong 30 phút trước khi lọc và uống. Bài thuốc này có thể dùng thường xuyên, tương tự như uống trà.


Công thức nấu các món bồi bổ cơ thể


BM


2 súp gà củ sen và đảng sâm


Nguyên liệu: 1 con gà mái nguyên con, ngó sen (500g), hoàng kỳ, đảng sâm (mỗi loại 15g), bạch truật (9g), thục địa, vỏ quýt khô (mỗi loại 6g).


Cách chuẩn bị: Cho các vị thuốc trên vào túi vải thưa và nhét túi vào bụng gà. Tiếp theo cho gà vào nồi đất, cho nước vừa đủ ngập gà rồi thêm ít quế và gừng. Đun sôi trên lửa lớn, sau đó giảm xuống lửa nhỏ và đun cho đến khi thịt gà mềm. Tháo túi thuốc rồi ăn gà cùng nước dùng. Bạn có thể thêm muối và 1g bột tam thất cho mỗi khẩu phần.


2 Tinh bột củ sen và trứng custard


Thành phần: 1 quả trứng gà, tinh bột củ sen (30g), khiếm thực (5g), củ mài (5g), bột tam thất (1g).


Cách chuẩn bị: Trộn đều tinh bột củ sen, khiếm thực, củ mài và bột tam thất, sau đó thêm một ít nước lạnh để tạo thành hỗn hợp sệt. Cho thêm 150ml nước và 1 quả trứng vào trộn đều. Cho hỗn hợp vào nồi hấp và hấp trong 5 phút sau khi nước bắt đầu sôi.


Bạn có thể thêm một lượng đường nâu hoặc muối thích hợp tùy sở thích. Dùng một lần một ngày.


*Một số vị thuốc được đề cập trong bài viết này có thể không quen thuộc, nhưng thường có bán ở các siêu thị châu Á.


Lưu ý: Vì thể chất mỗi người khác nhau nên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các thầy thuốc Trung y.




Shu Rong  _  Công Thành

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23816
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Sep/2023 lúc 1:46pm

Chăm sóc con cháu giúp ông bà khỏe mạnh hơn

 BM

Nghiên cứu xác nhận việc tích cực chăm sóc con cháu có thể đóng vai trò như thuốc chống trầm cảm cho người cao tuổi


Bà Stacy Rizzo có một cách nhìn mới về cuộc sống sau khi lên chức bà ngoại.


Đầu năm 2022, người phụ nữ California này nhận nuôi ba đứa cháu trai, 11, 7 và 2 tuổi. Bà cũng có thêm một cô con gái lớn, cô Stephanie Bernardy, trong thỏa thuận này.


Hai người phụ nữ quen biết nhau qua Surrogate Grandparents — USA, một nhóm Facebook kín giúp kết nối trực tuyến giữa các thế hệ. Cô Bernardy, sống ở vùng Trung Tây, có mặt trong nhóm vì cha mẹ cô qua đời khi cô còn nhỏ, và cô không muốn các con của mình bỏ lỡ tình yêu thương đặc biệt từ ông bà.


BM


Bà Rizzo và chồng mình, ông Nick, không thể có con. Mặc dù những chuyến du lịch và công việc đã giúp bà khuây khỏa nhưng bà vẫn rất đau lòng khi chứng kiến những người bạn thời thơ ấu bắt đầu có con. Sau đại dịch COVID-19, bà Rizzo mong muốn một mối quan hệ gần gũi hơn. Khi bạn bè của bà bắt đầu có cháu, niềm khao khát đó lại càng mãnh liệt.


“Điều đó khiến tôi giật mình. Tôi cảm thấy như đang thiếu thứ gì đó trong cuộc sống,” bà Rizzo.


Mỗi ngày, bà liên lạc với cô Bernardy và các cháu qua tin nhắn, Facetime, thư từ và thiệp.


Bà Rizzo bày tỏ, “Tôi chắc chắn thấy tốt hơn nhiều. Tôi trao đi tình thương và có thêm những người thân mới.”


Có điều gì đó thật đặc biệt khi trở thành ông bà. Vai trò này giúp người lớn tuổi cải thiện sức khỏe tinh thần nhờ mang lại cảm giác vui vẻ và mục đích sống cho những năm cuối đời của họ khi gánh nặng nghề nghiệp đã vơi đi. Mặc dù các chuyên gia thường tập trung vào những lợi ích mà trẻ nhận được từ sự tương tác giữa các thế hệ, nhưng chắc chắn điều đó cũng quan trọng với người trưởng thành.


Phương thuốc chống trầm cảm tự nhiên


BM

Giúp bản thân thoát khỏi cô đơn khi dành thời gian cho thế hệ trẻ có thể đảo ngược hoặc giảm bớt chứng trầm cảm một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi.


Một nghiên cứu được công bố năm 2022 khi khảo sát gần 25,000 ông bà ở 13 quốc gia Âu Châu nhận thấy rằng việc chăm cháu đã giúp họ chống lại triệu chứng trầm cảm. Nghiên cứu được công bố trên tập san Journal of Population Sciences (Khoa Học Dân Số) cho biết lợi ích này không phụ thuộc vào tình trạng kinh tế.


Ngoại lệ duy nhất dường như là ở những ông bà nuôi cháu thay cho cha mẹ và sức khỏe bị suy giảm. Ông bà sống với cháu chắt cũng không nhận được lợi ích tương tự, với nghiên cứu được công bố trên tập san European Journal of Ageing (Lão Hóa Âu Châu) vào năm 2022 cho thấy nhiều kết quả đan xen.


BM


Một nghiên cứu được đăng tải trên tập san Journal of Gerontology: Social Sciences (Lão Khoa: Khoa Học Xã Hội,) cho thấy gần 35% ông bà ngừng chăm sóc con cháu trong 9 tháng đầu của đại dịch báo cáo lại các triệu chứng liên quan đến trầm cảm ở mức độ cao, chẳng hạn như cảm xúc buồn bã hoặc ngủ không ngon giấc, khi so với tỷ lệ 26% những người tiếp tục chăm cháu. Những người mất liên lạc với con cháu cũng báo cáo về mức độ hài lòng và chất lượng cuộc sống giảm sút.


Nghiên cứu có sự tham gia của 2,468 ông bà trên 50 tuổi có cháu dưới 15 tuổi.


Tác giả chính, ông Giorgio Di Gessa, chuyên nghiên cứu về quá trình lão hóa tích cực, cho biết trong một tuyên bố của Đại học College London rằng “Việc chăm cháu có thể mang lại cho ông bà sự thỏa mãn về mặt cảm xúc cũng như cảm giác hữu ích và có năng lực, từ đó nâng cao mức độ hài lòng về cuộc sống. Khi tham gia vào hoạt động gia đình, họ có thể cảm nhận được những giá trị và sự gắn bó, từ đó cải thiện mối quan hệ giữa các thế hệ và đạt được sự trao đổi cảm xúc tích cực, những điều có lợi cho sức khỏe tâm thần của họ.”


Giá trị và mục đích


BM


Bà Kathleen Lyons, cố vấn chuyên môn lâm sàng được chứng nhận, nói rằng mọi người đều có nguyện vọng tìm kiếm mục đích và ý nghĩa của cuộc sống. Khi trải qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời, việc xác định lại bản thân là điều bình thường.


Bà Lyons nói, “Con người có nhu cầu sinh học là có di sản, tạo ra di sản. Lão hóa là điều vô cùng khó khăn. Trẻ em khiến cho chúng ta cảm thấy trẻ trung hơn. Vì vậy việc làm ông bà mang lại cho họ mục đích và ý nghĩa sống.”


Như trong trường hợp của một bệnh nhân của bà Lyons, việc chăm cháu là động lực hàng đầu để người phụ nữ này chống lại ý định tự tử và giúp bà được chữa lành.


Bà Lyons nói, “Bà ấy không muốn để lại nỗi đau cho cô cháu gái nhỏ. Phần lớn những vấn đề về sức khỏe tâm thần của người phụ nữ này là vì bà không muốn để lại những tổn thương cho thế hệ sau.”


BM


Dành thời gian cho con cháu có thể giúp ông bà tăng các chất dẫn truyền thần kinh thiết yếu như serotonin, dopamine và oxytocin. Chất dẫn truyền thần kinh là chất truyền tin hóa học giúp cơ thể hoạt động bằng cách gửi tín hiệu đến tế bào đích trong mô thần kinh, cơ hoặc tuyến.


Mức serotonin thấp thường liên quan đến trầm cảm và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, trí nhớ, tiêu hóa và phản ứng căng thẳng. Dopamine giúp não cảm thấy thư thái nhờ hệ thống tưởng thưởng. Hoạt chất này có thể gây nghiện và khi thiếu thường dẫn đến bệnh Parkinson. Oxytocin là một loại hormone nhưng cũng được coi là chất dẫn truyền thần kinh. Sự phóng thích oxytocin thường liên quan đến sự tiếp xúc, tập thể dục và cảm giác hạnh phúc.


Bà Lyons nói, “Việc duy nhất ông bà làm là cho đi nhưng trong khi đó, họ cũng lại đang nhận lại. Việc chăm cháu là điều vị tha nhất và ích kỷ nhất mà chúng ta có thể làm.”


Một rủi ro đáng để mạo hiểm


BM


Cách đây gần một năm, bà Rizzo có cơ hội đến thăm gia đình mới của mình và khi đó, bà đã “thổ lộ” với cô Bernardy, đề nghị cô trở thành con gái của mình. Các cháu trai mới gọi bà là bà Nana, và cuộc sống của mọi người trở nên phong phú hơn khi họ cho nhau một cơ hội.


Tuy nhiên, mọi thứ không đến một cách dễ dàng. Bà Rizzo cho biết đầu tiên bà đã gặp hàng chục phụ nữ trên mạng, nhưng không chọn ai trong số họ. Bà cũng thấy rằng một số người có vẻ lôi kéo và muốn mối quan hệ này hoàn toàn chỉ vì lợi ích tài chính.


Với cô Bernardy, mối quan hệ đến một cách tự nhiên. Họ có thể dễ dàng chia sẻ với nhau và xác định xem suy nghĩ, niềm tin và kỳ vọng của mình có tương thích hay không. “Điều đó thật đáng giá,” bà Rizzo nói. Giờ đây, các cháu trai chủ động gọi điện cho bà, bà giúp cô Bernardy giải quyết những khó khăn của bậc cha mẹ, và đó là một trong những trải nghiệm hoàn hảo nhất mà bà có được.


BM


Bà Rizzo nói, “Bạn cần gắn bó với họ. Điều này cần có thời gian. Việc nỗ lực và giữ kết nối là tùy thuộc vào bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng trở thành một người bà khiến bạn trẻ trung hơn.”




Amy Denney

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 6.141 seconds.