Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 107 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23608
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2025 lúc 7:19am

Về Phía Mặt Trời Lặn


Cứ mỗi lần ngồi vào máy computer muốn viết lại vài mẩu chuyện đời lính của mình là một lần cho trí nhớ chạy lang bang, chạy tung tăng trên những chiến trường khắp vòm trời Miền Nam Nước Việt. Những ngày tháng xa xưa đó như một cuộn phim hấp dẫn, rất dài, quay rất chậm rãi... khiến đầu óc lụ mụ với bao nỗi nhớ niềm thương. Đôi khi nước mắt trào dâng khi tưởng tượng những khuôn mặt bạn bè thân thương đã nằm xuống, đã ra đi với bao nỗi ngậm ngùi.

Đã 50 năm qua mà tâm hồn tôi vẫn cứ vật vờ, vất vưởng như thế. Thời quân ngũ của tôi chẳng thấm thía gì so với 50 năm thăng trầm xa xứ; thế nhưng nó cứ sống thênh thang, sống bền bỉ và gặm nhấm hồn tôi ở trong buổi xế chiều. Vâng, chưa tròn 7 năm quân ngũ, đúng một phần ba chiều dài của cuộc chiến tranh tự vệ của quân dân Miền Nam..nhưng thương quá là thương!

******

Không ai không biết là tình thế càng lúc càng xấu đi; địch quân đã tiến về sát vòng đai Saigon. Thời gian vài tuần trở lại đã có một số anh em xầm xì chuyện di tản chiến thuật... nào là tử thủ Vùng 4, nào là Côn Sơn, nào là Phú Quốc, nào là Thái Lan, Bangkok... làm tôi bật cười! Vâng, chỉ xầm xì như chuyện bình thường rồi việc ai người đó lo, hồn ai người ấy giữ trong khi đó các cấp chỉ huy hoàn toàn không nói gì đến tình thế hiện tại. Họ vẫn tỉnh bơ điều động công việc bình thường như mọi ngày. Mọi người vẫn đi bay, vẫn cấm trại, vẫn điếu đóm với an ninh phi trường để chạy ra chạy vào giữa cảnh Saigon xôn xao, lo lắng chiến tranh tràn về thành phố.

Trưa 27 tháng 4 năm 1975, tôi còn ngồi ăn ở quán Huế (bán toàn đồ ăn xứ Huế) nằm trên đường Phan Thanh Giản. Quán này của gia đình Thu Dung, một cô bạn cùng hát hò trong Ca Đoàn Hương Xưa mà tôi có cảm tình đặc biệt. Nhân lúc Thu Dung tới ngồi chơi với tôi một lúc, tôi thật sự chỉ nói đùa với Thu Dung nhưng lại với giọng điệu nghiêm chỉnh: “

- Tình hình đen tối quá, em có muốn đi tỵ nạn với anh không?” 

- Em là chị cả trong gia đình làm sao em có thể ra đi một mình được?

Và đó là câu nói đùa cuối cùng của tôi còn tồn đọng trong tâm tư từ ấy đến nay. Nếu tôi thật sự có ý định ra đi, chắc chắn Thu Dung không phải là ưu tiên đầu tiên mà là người vợ sắp cưới đang ở không xa dưới phố. Dù vậy, tôi cũng ghé đón chú em thứ Tám đang trọ học ngoài phố vào cư xá SQ độc thân ở cổng Phi Long, vì nghĩ rằng có hai anh em ở Saigon nên sống chết cần có nhau, vì chúng tôi đã mất liên lạc với đại gia đình từ trước khi đi biệt phái Đà Nẵng và rồi theo Biệt Đội xính vính rời khỏi vùng hỏa tuyến địa đầu trưa ngày 27 tháng 3 năm 1975 để về lại Saigon.


Trưa 28/4, được tin từ một người thân quen ngoài phố, chú em trai thứ Bảy của tôi ở Bình Tuy chạy về tới Saigon bằng đường biển. Tôi vô cùng vui mừng, cấp tốc chạy ra đưa chú vào trại nhờ sự quen biết với an ninh và phòng thủ phi trường. (Tôi quen biết với họ qua Học Viện Võ Thuật Thần Phong, hoặc qua những lần tranh giải bóng chuyền hàng năm giữa các đội tuyển Không Quân, mà đội tuyển KĐ53CT bao giờ cũng giành chiến thắng sau cùng vào những năm cuối cùng của KQVNCH.) Trong khi đó, Đặng Phước bạn chí thân bay trực thăng ở Đà Nẵng di tản về Saigon ở tạm với tôi vài tuần lễ để đợi lệnh đi Cần Thơ, lại hộc tốc chạy ra phố chiều hôm trước để tìm kiếm vợ khi nghe tin nàng ở Đà Lạt chạy về, cái quyết định này được trả giá cho nhiều năm tù đày, vài lần vượt trại, chục lần vượt biển cho tới hơn 10 năm sau mới chạy thoát được thiên đường mù Cộng sản, hội ngộ với tôi ở bến bờ tự do! Sau khi ăn trưa với hai chú em, mua ít đồ đạc cần dùng ở khu gia binh, đưa hai chú về phòng dặn dò: “Chỉ ở yên trong phòng dù bất cứ biến cố gì.” Tôi tất tả vào phi đoàn điểm danh và ứng trực để chờ phi vụ hành quân.


Đêm 28 tháng 4, năm 1975. Tôi vẫn bình thản nhận phi vụ hành quân như mọi lần. Tôi được cắt bay phi vụ Tinh Long 2 từ 8g tối đến 10g đêm. Tôi nhớ như in cảm giác hồi hộp tột độ đêm hôm đó. Mỗi lần nhớ đến lại rùng mình. Cất cánh bay về hướng Lộc Ninh nhưng vừa qua Thủ Dầu Một không bao xa, chúng tôi đã nằm trên vùng trách nhiệm. Điều đó có nghĩa là chiến trường không còn xa thành phố bao nhiêu. Tôi nói “bình thản” vì không có chọn lựa nào khác và không tin Saigon có thể thất thủ nhanh chóng hơn Nam Vang được. Với đầu óc vô tư của tôi lúc đó, tôi vững tin vào tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân đội Miền Nam sau hơn 7 năm dài làm lính. Những chiến công hiển hách, lẫy lừng của quân đội Miền Nam, ngoài sức tưởng tượng của thế giới tự do cũng như cộng sản qua hai trận đánh long trời lở đất trong dịp Tết Mậu Thân và Mùa Hè Đỏ Lửa, cho tôi niềm kiêu hãnh và tin tưởng.


Chúng tôi bay ở cao độ 10 ngàn bộ trên đường tới vùng trách nhiệm. Vừa tới “đầu ngõ”, địch quân đã dàn chào chúng tôi bằng đủ loại phòng không, thắp sáng rực trời như màn pháo bông ở lúc cuối cùng của cuộc lễ mừng Độc Lập ở Hoa Kỳ mỗi năm. Hai mươi con mắt mở banh để canh chừng “đóm lửa xanh SA7”. Dưới mặt đất từng đoàn xe vận tải đủ loại của địch quân, nối dài vô tận, mở đèn sáng choang một cách tự tin, nối đuôi nhau chạy về hướng Saigon. Có vài lần anh Trưởng Phi Cơ hỏi ý kiến anh em có chuẩn bị tinh thần để xung trận hay không. Dường như không có một ai trong 9 người còn lại trên tàu có chút ngần ngại nào khi trả lời YES! Ai cũng đang căng thẳng, hồi hộp tột bực; cái chết dù có lởn vởn trong đầu mọi người nhưng không còn có sự chọn lựa nào khác tốt hơn là khai hỏa. Tuy nhiên, cứ mỗi lần nhào xuống nhập trận là phòng không cứ như đan lưới, sáng rực trời lại phải vã mồ hôi bay lên cao khỏi tầm phòng không. Phải rất dè dặt sử dụng trái sáng MK24 chống SA7 nhưng cũng đã bắn ra hơn chục lần! Ôi! Không có nỗi khó chịu, hồi hộp nào bằng khi lâm trận mình chưa bắn được viên nào còn địch quân cứ bắn xối xả như mưa! Kinh nghiệm bao nhiêu lần đánh trận, chỉ khi nào mình khai hỏa thì lúc đó mới hết hồi hộp. Nhưng cả 2 tiếng đồng hồ trên vùng, 4 khẩu đại bác minigun 6 nòng và 2 con gà cồ đại pháo 20 ly 6 nòng hôm nay hoàn toàn im tiếng. Chúng tôi không có lấy một cơ hội để khai hỏa vì không thể bay lọt qua được màn lưới phòng không. Ai cũng hiểu đạn minigun không ăn nhằm gì ở cao độ quá 5 ngàn bộ và đại pháo cũng chẳng ăn nhập gì nếu trên 6 ngàn bộ. Tự nhiên tôi có cái mơ ước lạ lùng, “Phải chi mình có đầy đủ đạn dược thì cũng bắn xả láng hù dọa địch quân và để cho mọi người bớt hồi hộp.” Chúng tôi rời vùng trong nỗi uất hận sau khi bàn giao vùng trách nhiệm cho Tinh Long 3.


Sau khi hoàn tất nhiệm vụ tôi hối hả chạy về cư xá. Chỉ hơn vài tiếng sau, đạn pháo kích của địch quân bắt đầu ầm vang khắp căn cứ. Vừa tờ mờ sáng, tôi dè dặt ra khỏi phòng để quan sát chung quanh... vì trong trận pháo kích lúc hừng sáng dường như chúng tôi nghe tiếng rú chói tai của một trái đạn pháo rớt xuống sát bên ngoài tường... mà đợi đến thót tim nhưng mãi không nghe tiếng nổ!!! Tôi “rụng rời” khi thấy một phần nhỏ chui đạn 122 ly còn nhô trên mặt đất! Như thế có nghĩa là số phận chúng tôi chưa đoạn tuyệt. Nhìn chung quanh, tất cả đều vắng lặng; phía bên kia đường, đối diện cư xá là trại huấn luyện binh sĩ KQ; thường ngày ra vào nhộn nhịp giờ đã vắng lặng khác thường. Tôi đảo qua một vòng thu nhặt những súng ống, đạn dược vất bừa bãi đem về phòng với ý nghĩ thừa sức cho ba anh em chiến đấu tới cùng. Xong tôi lấy xe chạy lên khu gia binh, đến ngay tiệm tạp hóa của Tr/S Ngọn (một nhân viên phi hành vừa bay tối qua với tôi) mua thêm nhiều gạo và nước mắm. Mặc dù dọc đường thấy người người ngược xuôi xuôi ngược như tìm kiếm một cái gì; thỉnh thoảng tiếng pháo kích vẫn ầm vang đây đó nhưng tôi vẫn không hề nghĩ tới là phải tìm phương tiện ra đi. Về tới nơi thấy hai chú em lo lắng hỏi tôi tính sao? Tôi thản nhiên nói rằng: “Anh em mình có đủ thực phẩm và súng đạn để tử chiến.” Hai chú nhỏ lần đầu tiên trong đời được rờ tới súng đạn nên có vẻ an tâm.


Bỗng nhiên tôi chợt nghĩ tới bạn bè các phòng bên cạnh; tôi đi gõ cửa từng phòng nhưng hoàn toàn vắng tanh. Trước cửa phòng của Nguyễn Đồng Khuyến (bạn cùng khóa C130) có nồi cơm và nồi thức ăn còn nguyên vẹn nhưng cửa khóa, then cài. Tôi mang về phòng nhưng lòng tôi nôn nóng kỳ lạ, vô cùng bất an. Tôi bảo hai chú nhỏ ăn cơm trước, ở kỹ trong phòng, tôi lấy xe chạy vào phi đoàn để xem sự thể ra sao. Chạy ngang qua khu cư xá của nữ quân nhân KQ thấy rộn rịp xe cứu thương, cứu hỏa. Tôi chạy một mạch vào phi đoàn... ôi cảnh tượng hoang tàn, vài quân nhân đang ngược xuôi, dớn dác không ai có cơ hội chào hỏi ai như thường lệ. Tôi chạy vụt về cư xá bốc hai chú em đèo nhau trên chiếc Lambrettite của tôi chạy ra khu đậu Tinh Long tìm kiếm,may mắn gặp một chú Phi Đạo Tinh Long hướng dẫn tôi cùng đi tìm máy bay với câu nói: 

- Tìm được máy bay ông thầy cho em đi với nghe. 

- Dĩ nhiên rồi!

Những nơi chú Phi Đạo hướng dẫn tới đều đã không còn máy bay. Hai xe bốn người chạy tiếp tục tìm hết bãi đậu này sang bãi đậu khác dưới những tiếng hú của đạn pháo kích của địch rót vào phi trường và kẻ chạy đông người chạy tây trong vô vọng... Cuối cùng tìm được chiếc Tinh Long ở ngay sát Trạm Hàng Không Quân Sự còn khả dụng, mũi tàu đang hướng ra ngoài. Chú em Phi Đạo leo lên cánh cho biết 2 bình xăng đầy và cho biết chỉ một số đồng hồ không quan trọng hư hỏng mà thôi. Sau khi xem tình trạng chung bên ngoài, tất cả đều tốt. Tôi vào phòng lái quay máy... mừng quá, máy nổ ngon lành, một số đồng hồ không quan trọng lắm bị malfunction (kim nằm ở vệt đỏ). Tôi quyết định ra đi. Thò đầu ra cửa sổ phòng lái gọi chú Phi Đạo và hai chú em nhưng không thấy đâu. Tôi hoảng hốt tắt máy nhảy xuống đất, thấy chú Phi Đạo ngồi trên chiếc xe hơi màu trắng, mui trần đang nổ máy! Chú nói với tôi rằng: - Thôi anh em ông thầy đi trước, em lấy xe chạy về nhà rước gia đình rồi tìm cách đi sau.


Xong chạy biến ra phía cổng! Tôi nghĩ chú ấy vừa lượm được chiếc xe này của ai đó đã bỏ lại nên muốn dùng làm phương tiện về đưa nhiều người thân cùng đi. Nhưng tình hình này nếu chú ấy ra khỏi cổng thì kể như không còn cơ hội ra đi được nữa; có lẽ tôi đang ngẩn ngơ, hốt hoảng nên cũng chẳng nói được lời nào! Hơn nữa, tôi lại đang lo lắng tìm kiếm hai chú em. Vừa lúc đó thấy vài người bạn chung phi đoàn xuất hiện bất ngờ, nhảy lên tàu quay máy, taxi ra khỏi bến đậu! Tôi kinh hoàng đứng ngay trước mũi tàu cố khoa tay cản tàu lại nhưng con tàu vẫn phom phom chạy tới làm tôi phải nhanh chân nhảy ra chỗ an toàn. Con tàu vẫn tiếp tục đi về phía phi đạo. Tôi vô cùng tức giận và thất vọng nhưng kịp suy nghĩ lại: “Ở lằn ranh sinh tử,con người ta thường hành động theo quán tính là chuyện tất nhiên.” Nghĩ vậy nên sự tức giận cũng lắng xuống bớt nhiều phần. Đang đứng lớ ngớ với nỗi lòng tức bực 2 chú nhỏ thì thấy 2 chú em đang chạy về phía tôi! Tôi hét lên: 

- Tại sao bỏ đi đâu vậy?

Chú lớn bình tĩnh nói: 

- Tụi em xin lỗi anh Bốn, 2 đứa em không muốn đi, tính chạy về Bình Tuy tìm Ba Mẹ và anh chị em nhưng ra cổng không được, đầy nghẹt người là người, la ó phản đối om sòm nhưng Quân Cảnh bắn chỉ thiên rất gắt, rồi bắn cả xuống đất làm mọi người hoảng sợ lui vào. Nghe nó nói tôi chợt nhớ tới Ba Mẹ và các em... muốn khóc! Chưa biết hành xử ra sao thì nghe thấy anh Phan Vũ Điện chạy xe pick up của KQ ngang qua vẫy gọi:

- Thuận, chạy theo anh nè, anh đang cần copilot!

3 anh em vọt chạy theo. Lúc này pháo kích đã rất thưa. Chạy tới phía bắc của phi đạo gần khu Hàng Không Việt Nam, 3 anh em vọt ngay lên tàu cùng lúc với một số đông người ùa tới chen lấn nhau nhảy lên. Tôi và anh Điện làm việc theo quán tính như một chiếc máy... Tàu không hoàn hảo nhưng anh Điện nói có tay trong nói an toàn. Chúng tôi đưa tàu rời khỏi bến đậu hướng thẳng ra phi đạo cất cánh. Đường băng lổ chổ vì đạn pháo kích của địch quân, vừa chạy vừa tránh; tống hết ga cố tăng tốc độ thật nhanh để kéo tàu lên trước khi hết đường băng. Tàu rời khỏi mặt đất rung liên hồi vì chưa đủ tốc độ cần thiết. Anh Điện tăng cao độ thật chậm và tôi ngồi thầm cầu nguyện trong nỗi lo sợ tột cùng. Tôi nghĩ trong đầu: “Có thể chiếc tàu bị triệt nâng bất cứ lúc nào!” Tai nghe trên tần số mọi người nói với nhau: “Phải quẹo trái chỗ Trường Đua Phú Thọ về hướng biển để tránh phòng không của địch quân.” Chưa quân bình được tốc độ mà còn phải quẹo gấp... chết là cái chắc! Anh Điện với bao nhiêu kinh nghiệm trận mạc già dặn nên bình tĩnh hơn tôi rất nhiều. Anh từ từ đưa con tàu lên cao dần về phía Côn Sơn. Tôi thở phào và đổi tay lái cho anh Điện nghỉ xả hơi chút đỉnh trong khi con tàu vẫn chậm chạp tăng cao độ! Đến lúc này, bình tĩnh mới thấy một buồng lái đầy người, ít nhất 3-4 ông chức sắc cùng chạy với mình trong đó có ông Hoàng Nuôi, Trung tá PĐT Tinh Long của tôi! Mỗi ông mỗi ý, ông thì muốn đi Côn Sơn, ông muốn xuống Dương Đông Phú Quốc, ông muốn đi Bangkok, ông nói Utapao, có ông lại muốn đáp xuống nước (ditching) sát Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ đang chờ ngoài khơi (?)... Cãi nhau chí chóe làm anh Điện điên đầu quát lên: 

- Các ông làm ơn im giùm, tôi là TPC của chiếc tàu này và tôi là người quyết định!

Tuy vậy vẫn không ngớt tiếng bàn tán xôn xao dù không còn lộn xộn như trước! Cuối cùng anh Điện quyết định đi Utapao. Tôi dò tần số để nghe ngóng tin tức của phe mình và tin tức phi trường...


Đáp xuống Utapao không mấy khó khăn sau hơn hai tiếng bay. Tàu vừa vào chỗ đậu được quân nhân Mỹ hướng dẫn. Trước khi xuống tàu, chúng tôi buộc phải để lại tất cả vũ khí đạn dược trên tàu. Có khám xét cẩn thận. Chúng tôi được hướng dẫn vào trạm và một đội quân nhân Mỹ túa tới chiếc tàu và sơn bỏ lá cờ VNCH! Chúng tôi hoang mang và đau buồn vô cùng nhưng cũng vừa lúc gặp lại rất đông bạn bè đã tới trước đang ồn ào tranh cãi về gia đình,vợ con đã được đem ra Côn Sơn sáng sớm hôm nay. Bây giờ tôi mới biết là bên các phi đoàn C130 đã cho phép một số gia đình đi trước!

Ở Thái Lan vài hôm, khi những gia đình ở Côn Sơn tới nơi, gồm có các ông thần đã lấy máy bay của tôi ngày hôm trước; tôi vẫn còn quạu nhưng cũng phải cười trừ vì giờ đây ai cũng chung số phận. Chúng tôi làm thủ tục kẻ trước người sau chuyển đi trại tạm cư Orote Point, Guam. Ở đây được khoảng tuần lễ, anh em tôi được chuyển lên căn cứ Anderson làm thủ tục đi trại tỵ nạn Eglin AFB ở tiểu bang Florida, Hoa Kỳ.


Nhớ lại câu chuyện vui trong chuyến bay từ căn cứ Anderson tới Eglin AFB. Chúng tôi được di chuyển bằng loại máy bay vận tải khổng lồ C5 của Không Quân Mỹ nên chuyên chở rất đông người tỵ nạn,đủ mọi thành phần, nhiều binh chủng, kể cả dân sự. Trên đường bay bỗng nhiên một số người trên tàu bị chứng đau mắt cấp tính. Các nhân viên phi hành đoàn người Mỹ thông báo trên hệ thống loa phóng thanh trang bị trong lòng tàu:

- Chúng tôi cần một vị Bác Sĩ giúp phân phát thuốc men và chỉ dẫn cách giữ vệ sinh để chống lây nhiễm cho vài bệnh nhân trên tàu.

Câu hỏi được lặp đi lặp lại vài lần nhưng vẫn chưa thấy ai lên tiếng, trong lúc tôi cần đi phòng vệ sinh nên đứng dậy tiến về restroom phía trước. Ai ngờ một nhân viên phi hành kéo tuột tôi lên phòng lái hỏi:

- Ông là Bác Sĩ hả?

- Tôi không phải nhưng tôi trước có học trường y khoa vài năm.

- Vậy thì được rồi, ông có thể giúp chúng tôi phân phát thuốc cho người đang bị đau mắt cấp tính và chỉ dẫn cách giữ vệ sinh chung cho mọi người.


Tôi chưa kịp phản ứng gì thì anh ta chỉ cho tôi một tủ thuốc tây, mở ra bảo tôi đọc instructions của mấy chai thuốc nhỏ mắt rồi nói lại cho bệnh nhân biết. Họ cũng đưa cho tôi một hộp đựng khăn dùng để cấp phát cho những người đau mắt. Tôi ú ớ không ra lời nhưng... lỡ rồi tới luôn vì cho đến lúc này vẫn chưa có ai lên tiếng. Tôi cầm mấy chai thuốc và xin một bình nước ấm để ngâm hết hộp khăn rồi tiến về những người đang mắc bệnh, đưa cho mỗi người một chai thuốc và một chiếc khăn, chỉ cách dùng theo lời chỉ dẫn in sẵn trên lọ sau khi lau mắt sạch sẽ bằng những chiếc khăn riêng biệt. Tôi đề nghị cho nhóm người này ngồi tách biệt ra một chỗ khác để giảm thiểu sự lây nhiễm. Một số hành khách thấy tôi loay hoay “làm Bác Sĩ” tưởng thật nên lại xin thuốc nhức đầu. Sẵn phân phát luôn một số thuốc nhức đầu, đau bụng cho những người có nhu cầu...

Tôi tưởng tôi cần đi phòng vệ sinh nhưng bị lôi kéo cả tiếng đồng hồ sau mới có giờ đi được (có lẽ ú ớ quá nên quên luôn việc cần làm). Khi tôi về lại chỗ ngồi thì ông thần bạn thân, Phát Volley (vua đánh bóng chuyền của SĐ5KQ), ngó tôi cười ha hả chế nhạo: 

- Mầy là Bác sĩ hồi nào sao tao không biết!

Tôi ngượng đỏ mặt nhưng cũng cố đùa lại:

- Mầy đừng để bị bệnh tao sẽ đè mầy ra chích vào mông nha con.

Nhập trại Eglin được vài tuần thì hai gia đình chúng tôi gồm Phát Volley cùng vợ với một con nhỏ và tôi với hai chú em được bà già nuôi ngườiMỹ làm giấy tờ bảo lãnh về sống cùng gia đình bà ở San Antonio, Texas. Chúng tôi gọi bà là Mẹ nuôi vì năm xưa đi học bay ở San Antonio tình cờ gặp và thân thiết với bà khi bà vào thăm trại khóa sinh của lũ chúng tôi. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc bao nhiêu năm nay, vì thế khi dừng chân ở Honolulu trên đường đi Eglin,tôi đã liên lạc với bà xin bà bảo lãnh ra khỏi trại tỵ nạn càng sớm càng tốt. Bà vui vẻ nhận lời liền. Bà Mẹ nuôi là góa phụ của một cựu Trung Tá phi công đã tử trận ở chiến tranh Triều Tiên năm xưa.


Thứ Bảy, ngày 26 tháng 5, năm 1975 lũ chúng tôi xuất trại bằng phương tiện hàng không dân sự. Ngày Chủ Nhật, 6 người chúng tôi được bà già đưa đi nhà thờ. Ngày thứ Hai tiếp theo, tôi và Phát đi làm thợ vịn bán thời gian cho một ông hội viên nhà thờ chuyên môn sửa chữa nhà cửa... Và kể từ hôm đó, chúng tôi bắt đầu tự lực cánh sinh, nếm thừa mứa mùi nhục vinh của đời sống tỵ nạn tha hương.

**********

Ghi chú thêm:

1/ Phi Đoàn Tinh Long 821 có gần 300 nhân viên phi hành, bay loại Stinger AC119K là loại vận tải tác chiến tối tân nhất củaKQVNCH thời bấy giờ.Chuyên môn yểm trợ chiến trường ban đêm khắp 4 Vùng Chiến Thuật. Ngoài tổng hành dinh của phiđoàn nằm tại Không Đoàn 53 Chiến Thuật, thuộc Sư Đoàn 5 KQ, căn cứ Tân Sơn Nhứt còn có 2 Biệt Đội, một ở Phù Cát, một ở Đà Nẵng. Biệt Đội luân chuyển mỗi 2 tuần tới một tháng tùy theo nhu cầu chiến trường. Giờ hoạt động của Tinh Long từ 6g chiều tới 6g sáng, gồm 6 phi vụ chính, mỗi phi vụ bao vùng ít nhất 2 tiếng đồng hồ và 2 phi vụ ứng chiến.

2/ Vài nét về phi cơ AC119K Stinger:

Rất hữu hiệu trong chiến trường chống biển người, chống đoàn xe tăng. Hai động cơ hiệu Wright R-3350s với 3,500 mã lực mỗi máy. Và hai ống phản lực hiệu General Electric J85-GE-17 với lực đẩy 2850 lbs. mỗi chiếc. Hỏa lực trang bị gồm 4 khẩu đại liên 6 nòng, MXU-470/A 7.62 mm “miniguns”, với 21,500 viên đạn cho mỗi khẩu, và 2 khẩu đại pháo 20 mm, M61-A1, 6 nòng với 3,000 viên đạn mỗi khẩu. Tất cả được điều khiển bằng hệ thống điện tử tinh vi.

Nó cũng được trang bị 24 trái sáng hiệu MK 24 để chống hỏa tiễn tầm nhiệt và ống phóng hiệu LAU-74/A. Phi công có thể cho khai hỏa hoàn toàn tự động, bán tự động hoặc tự điều khiển. Chiếc Stinger cũng có một hệ thống radar hồng ngoại tuyến tối tân gồm các máy APQ-136, AAD-4 (FLIR), và hệ thống điện tử báo động APR-25/26 (ECM). Phi hành đoàn tiêu chuẩn có 10 nhân viên, gồm 5 Sĩ Quan (pilot, copilot, navigator, night observation sight (NOS) operator, radar/FLIR operator), và 5 HSQ (một cơ khí phi hành, một nhân viên trái sáng và 3 nhân viên vũ khí). Stinger có tốc độ chiến đấu 180 knots/g; thời gian bay khoảng 5 tiếng cộng thêm 30 phút dự trữ). Khả năng của Stinger rất hữu hiệu ở độ cao từ 3.500 – 5.500 ft trên mặt đất (AGL).

Stinger có rất nhiều ưu điểm nhưng có một khuyết điểm quá lớn là to xác và chậm chạp, dễ làm mồi cho cao xạ, phòng không, và hỏa tiễn tầm nhiệt của địch quân. Chúng tôi thường gọi đùa Stinger là “quan tài bay”! Các loại chiến đấu cơ nhanh như chớp còn bị dính chấu huống gì 180 knots/giờ... nhưng thực sự có ai bao giờ bay tới tốc độ đó ở chiến trận đâu!

 

Yên Sơn


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23608
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2025 lúc 12:28pm

Để biết ơn Thương Binh V.N.C.H.

5396%20BenSgThachHanDiepMyLinh

… Diễn giả vừa dứt câu, tràng pháo tay vang lên. Diễn giả ngưng nói, hơi mỉm cười, nhưng ánh mắt vẫn còn vương buồn, nhìn quanh hội trường, tiếp: “… Kính thưa quý vị, những người mà tôi đề cập chính là Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa (V.N.C.H.). Quý vị đã xúc động mãnh liệt khi thấy hình ảnh những đoàn cựu sĩ quan Quân Lực V.N.C.H. bị cộng sản Việt Nam (csVN) bắt lao động khổ sai trong các trại cải tạo. Quý vị cũng đã phẫn nộ khi thấy những người tỵ nạn còn kẹt tại đảo bị bắt đưa lên máy bay, ép buộc trở về Việt-Nam. Vậy, quý vị nghĩ gì khi những người bị chiến tranh đoạt mất một phần cơ thể, nay đã trở thành những kẻ ăn xin ngay trên chính phần đất mà chính máu và một phần thịt xương của họ đã bồi đắp?

       Đến đây, tôi nghĩ, có vị sẽ nghĩ rằng chiến tranh đã chấm dứt từ lâu rồi, khơi dậy làm chi nữa! Xin thưa, cứu đói Thương Binh V.N.C.H. trong lúc này không phải là khơi dậy những đau thương của cuộc chiến mà chính là quý vị đang xoa dịu nỗi đau/đang hàn gắn phần nào những tan tác/đang chia xẻ phần nào những tệ hại còn sót lại sau cuộc chiến.

       Mỗi lần, sau khi chào Quốc Kỳ, hát Quốc Ca, quý vị dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ những người đã bỏ mình vì nước, đã liều chết vì Tự Do – nhưng chưa bao giờ tôi nghe ban tổ chức nào ngõ lời cảm ơn Thương Binh VNCH cả!

       Chính nhờ những người đã hy sinh một phần thân thể trong cuộc chiến, chúng ta mới được sống trọn tuổi thơ/được cắp sách đến trường/được sum vầy với Cha Mẹ và gia đình. Và ngày nay, với cơ thể lành lặn, chúng ta được sống đầy đủ dưới bầu trời Tự Do; còn những kẻ bất hạnh ấy đang khốn khổ và bị hất hủi bên quê nhà. Tại sao chúng ta nỡ để những người ơn của chúng ta phải đói rách và tủi buồn nơi cuối trời quên lãng?

      Ngày xưa, Pháp đô hộ Việt-Nam, nhưng hình ảnh anh Thương Binh lại nên thơ như trong bài Ngày Trở Về của Phạm-Duy:

… Ngày trở về có anh thương binh
Chống nạn cày bừa,
Vì thương yêu anh nên ngày trở về
Có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ…’

       Bây giờ, anh Thương Binh V.N.C.H. không thể ‘chống nạn cày bừa’, vì đất của Mẹ Anh đã bị csVN chiếm đoạt; anh Thương Binh phải lê lết tấm thân tàn trên hè phố/trong nhà lồng chợ/trước các tiệm ăn hoặc bên những đống rác đầy ruồi bọ để kiếm ăn! Miếng cơm của anh Thương Binh bây giờ không phải là ‘nắm cơm ngon’ mà là vũng cơm thừa! Anh Thương Binh đã ăn cơm thừa, uống nước vũng thì làm thế nào Anh có được ‘con trâu xanh’ để nó ‘hết lòng giúp đỡ’? Người Mẹ của anh Thương Binh cũng không ‘lần mò ra trước ao nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ, tiếc rằng ta đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ!’; vì Mẹ của Anh đã chết tại một vùng kinh tế mới khô cằn nào đó!

      Kính thưa quý vị, nếu ai đã từng chứng kiến thảm cảnh của Thương Binh V.N.C.H. khi các Anh bị Việt-cộng đuổi ra khỏi các quân y viện miền Nam, các Anh phải bò lê lết trên những con đường quanh bệnh viện; và sau đó những Thương Binh này phải lây lất xin ăn hoặc moi rác để kiếm miếng ăn, thì không ai là người không hướng tâm về những nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến tương tàn ấy!

     Trước tình cảnh nát lòng của tập thể Thương Binh V.N.C.H., chúng tôi tha thiết xin quý vị,   những người may mắn còn lành lặn sau cuộc chiến và quý vị thuộc các ngành Nha Y Dược, Cục Quân Y, QL/V.N.C.H. – những người đã hơn một lần hàn gắn những tàn tích ghê rợn của chiến tranh trên cơ thể các Thương Binh này – hãy nghiêng xuống để tình thương lênh láng từ trái tim đầy rung cảm của quý vị, một lần nữa, nhiểu từng giọt nồng, làm ấm lại những tâm hồn vỡ vụn đang bị dòng đời quên lãng!...”

Đến đây, dường như đang bị xúc động mạnh, diễn giả ngưng lại. Cả hội trường im lặng.

       Từ hàng ghế thứ năm, như không nén được nỗi đau trong hồn lâu hơn nữa, Mạnh hơi khom người đứng lên, đi ra ngoài.

       Nỗi đau của Mạnh khơi nguồn từ ngày đình chiến, 27-01-1973. Mạnh và đồng đội đều hiểu hiệp định ngưng bắn “da beo” là phi lý, đầy áp lực đối với quân nhân miền Nam và chỉ có lợi cho “phía bên kia”; nhưng, dù sao, trong một thời gian, cũng giảm thiểu số thương vong cho cả hai phía.

       Lý do Mạnh nghĩ đến số thương vong của “phía bên kia” là vì, trong đoàn quân xâm lăng từ phương Bắc thế nào cũng có Tuất – đứa em duy nhất mà Mạnh đã lìa xa khi Mạnh còn mang “tên cúng cơm” là Mùi.

       Mùi nhớ rõ, năm ấy, Mùi đã khóc sưng cả mắt nhưng Mẹ vẫn quyết định ở lại vì Mẹ ngại ông bà Ngoại và ông bà Nội không biết nương tựa vào ai lúc tuổi già! Lý do Bố để Tuất ở lại vì ông bà Nội sợ sau khi Ông Bà mất không ai để tang, không ai nhan khói!

       Từ ngày đó đến ngày hưu chiến cũng gần hai mươi năm, Mạnh không biết ông bà Nội/Ngoại còn sống hay đã về tiên cảnh và Tuất có được dịp chít vành khăn tang cho Ông Bà hay không; nhưng Mạnh biết chắc chắn một điều là không thể nào Tuất được ở lại làng để lo nhang khói cho Ông Bà; vì ngoài Bắc không có đạo luật như miền Nam: Miễn dịch cho những người con trai duy nhất còn lại trong gia đình. Mạnh nghĩ, Tuất, hoặc đã chết trên đường mòn ************, hoặc đang có mặt trong đoàn quân vượt vùng phi quân sự để vào đến bờ sông Thạch Hãn này.

       Bây giờ sắp ngưng chiến, lòng Mạnh cũng tạm yên, bớt áy náy/đỡ bứt rứt về đứa em không cùng chiến tuyến. Bất ngờ Mạnh nghe thiệu thính viên gọi nhỏ:

-Ông Thầy!

Mạnh quay lại. Hiệu thính viên lom khom đến gần:

-Đại bàng trên máy, ông Thầy.

Mạnh chụp ống liên hợp:

-Đại bàng, đây Metro!

-Giờ “nghỉ chơi” sắp điểm. Kiểm soát “con cái” của “toa” cẩn thận. Đề cao cảnh giác và tuyệt đối tuân hành lệnh “nghỉ chơi.”

-Nhận năm, Đại bàng.

Mạnh chuyển sang tầng số nội bộ và truyền lệnh đến từng tiểu đơn vị.

       Lệnh ngưng bắn chỉ vừa truyền đi trên đài phát thanh được vài phút, Mạnh nghe nhiều tiếng reo hò, rồi một giọng Bắc nghe rất rõ:

-Ngưng bắn “dzồi”, anh em ơi!

       Câu ấy được lập lại từ nhiều hướng khác nhau. Mạnh nhận định được rằng đơn vị của chàng đang ở vào thế “cài răng lược” với đơn vị csVN. Không gian quanh bờ sông trở lại tịch mịch, đầy căng thẳng và hồi hộp. Bỗng một giọng Bắc lại vang lên:

-Các anh Quốc Gia ơi! Ngưng bắn d…z…ồ…i…Thích quá!

Vẫn im lặng. Một lúc sau lại có tiếng từ hướng khác:

-Các anh Quốc Gia ơi! Thèm thuốc quá! Cho một điếu.

       Sau nhiều lần lập đi lập lại những câu ấy mà cũng vẫn không được đơn vị “Ngụy” đáp ứng, Bắc quân im lặng.

       Sáng sớm hôm sau, những lời kêu gọi như lúc khuya lại vang lên. Bất ngờ Mạnh nghe giọng Nam, sắc và gọn:

-Đứng lại!

       Mạnh chụp ống liên hợp, chưa kịp bấm nút để liên lạc kiểm soát tình hình thì đã thấy – cao khỏi những đọt tranh còn lóng lánh sương mai – lố nhố nhiều nón cối! Ngay tức khắc, Mạnh và hiệu thính viên chụp vũ khí cá nhân. Vừa khi ấy Mạnh nghe nhiều tiếng “đứng lại!” vang lên từ nhiều phía. Mạnh đứng bật dậy. Thấy Mạnh đứng lên, cả đơn vị của Mạnh cũng đứng lên, sẵn sàng trong tư thế cận chiến. Nhưng, đồng loạt, Bắc quân đưa cao tay vẫy vẫy:

-Ngưng bắn dzồi! Anh em cả. Chúng tôi đâu có khí giới đâu. Đói và thèm thuốc quá, các anh ủng hộ tý.

       Người lính miền Nam chất phát, đưa mắt nhìn nhau, khó xử. Bắc quân vừa từ từ bước đến gần vừa cười cười:

-Ôi Giời! Mấy hôm nay đói meo. Mỗi “nần” các anh ăn, mùi đồ hộp thơm “nừng”, tụi này thèm quá!   

       Thấy quả thật địch quân không mang súng, người lính miền Nam cả tin, hạ nòng súng, ùa đến bắt tay Bắc quân.

       Sau vài phút vui mừng, lính miền Nam lấy thức ăn và thuốc trong ba-lô tặng lính miền Bắc. Lính miền Bắc cười tở mở rồi “hồ hởi” khui, ăn ngay tại chỗ. Vừa ăn lính miền Bắc vừa nhìn từng đôi giày “sô” sờn gót, từng chiếc đồng hồ cũ kỷ hoặc cặp kính mát được dắt hờ vào túi áo rằn ri của người lính Thủy Quân Lục Chiến rồi trầm trồ một cách thèm thuồng:

-Ôi Giời! Đồ đạc của các anh “hiện đại” quá! Cho sờ tý.

       Lúc này người lính miền Bắc trông ngây ngô, vui thích và hiền lành như đàn cừu vừa tìm được cánh đồng cỏ non.

       Bất ngờ một tiếng “sát!” vang lên! Nhanh và “ăn khớp” nhau như đã được thực tập nhuần nhuyễn, những con cừu hiền lành ấy bỗng biến thành đàn hổ đói vừa ngửi được mùi thịt tươi! Bắc quân phùng mang, trợn mắt, vung dao găm, đâm túi bụi vào chính những người vừa cho chúng ăn! Mạnh và nhiều thây người gục xuống. Mũ xanh, nón sắt rơi ơ hờ cạnh gốc tranh câm nín! Máu đỏ vẽ thêm những đường kỷ hà trên quân phục rằn ri!

       Vài tiếng súng rời rạc vang lên. Quay sang, thấy hiệu thính viên đã chết, Mạnh, một tay ôm vết thương nơi lồng ngực bên trái, một tay cố sức hất thân người của hiệu thính viên ra để Mạnh dùng máy truyền tin. Vừa khi ấy, một anh nón cối chạy ngang. Nghe tiếng máy truyền tin rè rè, rẹt rẹt, anh nón cối dừng lại. Thấy Mạnh nằm nghiêng, đang áp tai vào ống liên hợp trong tư thế liên lạc, anh nón cối biết “đối tượng” là cấp chỉ huy, vội hươi dao găm lên, sẵn sàng đâm vào lưng của Mạnh. Bất ngờ Mạnh ngẩng lên, ánh mắt đầy thảng thốt. Khi ấy anh nón cối cũng vừa thấy một vùng máu đỏ nhuộm thắm phần trên của túi áo; nơi có bảng tên Nguyễn Văn Mạnh. Anh nón cối đá ngược vào mặt Mạnh làm Mạnh bật ngửa ra sau. Ngay lúc đó anh nón cối đâm vào vùng bụng dưới của Mạnh!

       Mạnh quặn người, nghiến răng, dồn hết tàn lực vào đôi tay, chụp cánh tay của anh nón cối, bóp chặt. Anh nón cối bậm bờ môi thâm sì, ấn dao găm sâu xuống, sâu xuống nữa! Trong nỗi đau tột cùng, Mạnh nhìn anh nón cối bằng ánh mắt ngỡ ngàng đến khó hiểu rồi buông tay, khép mắt!

Mạnh tỉnh lại khi chiếc trực thăng mang dấu hồng thập tự là đà, sắp đáp xuống…

***

       Chiếc phản lực của hãng hàng không Northwest càng bay xa lục địa Hoa-Kỳ bao nhiêu Mạnh càng cảm thấy bồi hồi bấy nhiêu. Mối tình cảm này tựa như tâm trạng của Mạnh dạo Mạnh vừa được phóng thích khỏi trại cải tạo Sơn La ngoài Bắc, đáp xe lửa về Nam.

       Khi chuyến xe lửa vừa qua khỏi cầu Bến-Hải, nỗi buồn sâu kín không biết từ đâu dấy lên ngập cả hồn chàng. Nghĩ ngợi một lúc Mạnh mới tìm ra nguyên nhân gợi buồn là chiếc cầu Hiền-Lương! Ranh giới phân chia đất nước đã được xóa đi trên bản đồ, cũng như hai vết sẹo nhăn nhúm trên cơ thể của Mạnh đã lành lặn. Nhưng thử hỏi đến bao giờ dòng sông đẫm máu này mới thoát khỏi tính chất oan nghiệt của nó; cũng như biết đến khi nào những tế bào nơi hai vết sẹo của Mạnh mới trở lại trạng thái bình thường!

       Khi xe lửa qua khỏi ga Tuy-Hòa, Mạnh khóc lúc nào Mạnh cũng không hay! Nước mắt của Mạnh bây giờ chỉ âm thầm lăn dài trên hai gò má trũng sâu chứ không tuôn trào cùng tiếng thét gào điên loạn của thằng Mùi trong một đêm hãi hùng cách nay xa lắm.

       Đêm đó, trên chuyến tàu từ Tuy-Hòa về Nha-Trang, Mùi ngồi cạnh Bố, nhớ lại hương vị của biển và những món ăn tuyệt vời mà người bạn gái của Bố ở Tuy-Hòa nấu đãi hai Bố con nhân dịp Mùi thi đậu trung học đệ nhất cấp. Tội nghiệp Bố và người đàn bà đang muốn chiếm vị thế của Mẹ! Bao nhiêu tiền dành dụm Bố và bà ấy đều vui thích và hãnh diện đưa Mùi đi may áo quần, mua sách vở, dày dép, chuẩn bị cho Mùi làm “cậu tú” vì Mùi quyết định “học nhảy” lớp đệ tam. Nghĩ đến sách vở và quần áo mới, Mùi cảm thấy thương Bố quá, vỗ nhẹ vào vai Bố:

-Bố! Mai mốt con học xong con cũng đi Biệt-Động-Quân giống Bố, nha, Bố!
-Bố mày! Cho mày ăn học để mày làm ông kia ông nọ chứ bộ để đi lính giống tao à?
-Thế Bố muốn sau này con làm gì?
-Làm bác sĩ, kỹ sư, luật sư, thiếu gì nghề danh giá, con.
-Nhưng con muốn đi lính cơ. Đi lính như Bố ai cũng thương; lính thấy thì phải chào.
-Thôi, về lo học hành, đừng nói nhảm.

Im lặng. Bất ngờ, xe lửa hãm nhanh tốc lực. Nhiều tiếng lao xao từ nhóm người đi buôn:

-Rồi! “Tụi nó” chận nữa rồi!

       Thấy vẻ hốt hoảng hiện lên mặt mọi người nhưng Mùi chẳng biết chuyện gì đang xảy ra. Bỗng Bố chụp cái xắc có bộ quân phục giấu kín trong ấy, liệng qua cửa sổ toa xe, trước đôi mắt ngơ ngác của Mùi. Thân nắm chặt tay Mùi, giọng lo âu, nói vào tai Mùi:

-Coi chừng chúng nó bắt thanh niên đi theo chúng nó. Có gì con cố chạy thoát, đừng để chúng nó bắt, nghe chưa?

Lúc này Mùi mới lờ mờ hiểu và sợ.

       Xe lửa dừng hẳn. Những người ngồi gần cửa bắt đầu nhốn nháo rời xe. Những người ngồi bên trong cũng tuần tự đi ra. Tất cả đứng gom lại nơi thửa ruộng khô. Sau đó, mấy người mặc đồ bà ba đen, tay xách đèn lồng – không biết xuất hiện từ đâu – bắt đàn bà, người già và trẻ con đứng riêng; đàn ông đứng riêng, rồi “đồng chí chính trị viên” bắt đầu tuyên truyền.

       Giữa lúc tinh thần mọi người bị chi phối và căn thẳng đến tột độ, bỗng một tiếng hô “nghi…ê…m…” vang lên. Phản ứng tự nhiên của những người lính chuyên nghiệp, Bố – cũng như những quân nhân khác đang mặc thường phục – vội đứng thẳng, cụp hai chân vào nhau trong thế nghiêm thì nhóm Việt cộng nhận ra ngay ai là lính. Việt cộng nhào đến, bắt ngay những người ấy đứng riêng ra.

       Trong khi Mùi run sợ, chỉ biết nhìn Bố lủi thủi tuân lệnh Việt cộng thì “đồng chí chính trị viên” điểm điểm ngón tay trỏ vào toán lính V.N.C.H., mặt hắn xoay về nhóm thường dân, lên án:

-Đồng bào thấy rõ, đây là những tên phản động, tay sai của ngoại bang, mang tâm “niếm” gót giày bọn “sen đầm” quốc tế, phản “nại” dân tộc. Chúng nó đáng tội chết! Chúng nó phải đền tội trước nhân dân!

       Nghe “chính trị viên” phát biểu, toán lính V.N.C.H. đưa mắt nhìn nhau, ngầm hiểu rằng cuộc đời của họ chắc chắn sẽ kết liễu tại đây! Thế thì liều! Bố hô lớn: “Biệt Động Quân! Sát!” Như nghe một mệnh lệnh khi xuất quân, những người lính VNCH vừa chồm tới, muốn lao thẳng vào toán Việt cộng thì, ngay khi ấy, khẩu đại liên – không ai biết Việt cộng đặt trên mui xe lửa từ lúc nào – quạt từng loạt đạn vào toán lính VNCH không khí giới, trước sự kinh hoàng của mọi người!

       Mùi hét lên: “Bố! Bố ơi! Bố!” và dợm người muốn chạy đến ôm xác của Bố; nhưng một người đàn bàn kéo Mùi lại:

-Im! Mày muốn tụi nó giết mày luôn hả?

       Mùi hãi quá, nín thinh. Sau khi mấy người mặc đồ bà ba đen thổi tắt mấy ngọn đèn lồng và lẫn vào bóng đêm, mọi người mới ùa đến bên các nạn nhân. Mùi gục đầu lên xác của Bố và kêu khóc thảm thiết. Người đàn bà lúc nãy lại đến, ai ủi, dỗ dành Mùi. Nhưng Mùi vẫn cứ khóc cho đến khi khan cả tiếng mới chịu lặng yên. Thỉnh thoảng Mùi nhìn xác thân bê bết máu của Bố rồi quẹt nước mắt!

       Sau bao nhiêu biến thiên của cuộc sống, Mùi tưởng Mùi đã quên được đêm kinh hoàng đó, nhưng không! Khi nhớ lại Mùi vẫn còn xúc động, lặng lẽ lau nước mắt. Mùi thở dài! Từ một thằng Mùi côi cút, Mùi lăn xả vào đời với tên mới – Mạnh – như ngầm nhắc nhở mình luôn luôn hướng về tương lai với tinh thần cứng rắn cộng với niềm tự tin trong một cơ thể tráng kiện.

       Nhưng, sau lần bị thương vào ngày ngưng chiến để người vợ trẻ của chàng lặng lẽ ra đi – vì hình hài của Mạnh đã mất khả năng thiên bẩm của người đàn ông – Mạnh tự biết rằng niềm tự tin trong chàng không còn nữa!

       Khi xe lửa dừng tại ga Nha Trang, Mạnh cảm thấy lạc lõng và cô đơn như dạo nào chàng và Bố vừa rời tàu “há mồm” sau nhiều ngày rời bến Hải-Phòng!

       Ra khỏi ga xe lửa, Mạnh ngơ ngác, không biết về đâu; bởi vì Mạnh lớn lên và khởi sự binh nghiệp từ trường Thiếu Sinh Quân! Thấy nhiều kẻ ăn xin bám theo hành khách, Mạnh chạnh lòng, nhưng chợt nhớ số tiền quá ít ỏi trong túi, Mạnh lắc đầu, nhìn lơ chỗ khác. Bất ngờ Mạnh chú ý đến tấm thẻ nhựa nhỏ được gắn nơi ngực của một hành khất mù đang ngồi im lặng cạnh mấy chiếc xích-lô, tay đưa gáo dừa ra xin. Nhìn kỷ, Mạnh giật mình. Tấm thẻ nhựa ấy là thẻ căn cước quân nhân thời VNCH! Mạnh bước đến, hỏi nhỏ:

-Sao anh dám đeo căn cước quân nhân? Anh không sợ à?
-Tôi còn gì để họ đầy ải nữa đâu mà
Mạnh lấy trong túi quần ít tiền, khom người, nhét nhanh vào tay người ăn xin:
-Anh cầm tạm. Tôi không có nhiều.
Một người ngồi trên Honda thấy hành động của Mạnh, vội hỏi:
-Mới được thả về hả? Muốn về đâu?”
Mạnh ngạc nhiên, đứng lên:
-Anh hỏi tôi, phải không?
-Chứ hỏi ai nữa, “cha”! “Cha” nhìn quanh đây xem ai giống “cha” không thì biết hà!
-Tôi không có nơi nào để về cả. Số tiền còn lại trong túi tôi chắc chắn không thể nào đủ trả cho cuốc xe từ đây ra nghĩa trang Phật Giáo.
-Bộ không có chỗ nào về rồi ra nghĩa trang ngủ nhờ sao, “cha nội”?
-Tôi muốn thăm mộ của Bố tôi.
-Trời đất! Thôi, lên lẹ đi, “cha”.

       Trong khi cho xe chạy ra cầu Hà-Ra, người lái tự giới thiệu là Vũ, cựu Mũ Nâu. Sau những chuyến xe thồ thường nhật, trước khi về nghỉ, Vũ thích ghé ga xe lửa đón tù cải tạo mới được tha, đưa họ về với gia đình mà không nhận thù lao. Trường hợp của Mạnh, Vũ xúc động, đề nghị Mạnh về ở tạm nhà Vũ, Vũ sẽ tìm người cho Mạnh dạy kèm Anh văn, kiếm tiền…

       Dòng ý tưởng của Mạnh vừa đến đây, bất chợt chàng nhìn ra cửa sổ phi cơ. Phi cơ đang lên cao, lên cao nữa và vượt khỏi nhiều tầng mây để Mạnh thấy, phía trên phi cơ, bầu trời trong xanh như biển của những ngày sóng lặng; và dưới lườn phi cơ, mây trắng kết liền nhau, trông như cánh đồng tuyết. Cuối tầm mắt, bầu trời xanh và “cánh đồng tuyết” tiếp giáp nhau trông như vòm chân trời mà Mạnh thường thấy vào những chiều lang thang trên bờ biển ở trại tỵ nạn Ga Lăng.

       Thời gian ở trại Ga Lăng, tuy thiếu thốn, cô đơn, buồn nản nhưng Mạnh không phải lo bị mất việc, không tiền trả bills; Mạnh cũng không phải làm quần quật như từ ngày đến Mỹ.

       Đến Mỹ, Mạnh tìm được việc làm ở một body shop. Điều kiện làm việc trong hãng sửa xe này thật là kinh khủng! Nhưng, là một cựu sĩ quan đầy tự trọng, Mạnh chấp nhận hoàn cảnh, không xin chính phủ giúp đỡ.

       Khi biết một người bạn về Bắc thăm nhà, Mạnh nhờ người ấy tìm cách liên lạc về làng xưa, tìm Mẹ và Tuất; vì năm 1954 ra đi, Mạnh còn quá nhỏ, không thể nhớ địa chỉ một cách chính xác. Cũng vì lý do đó, khi bị Việt cộng giải ra Bắc, Mạnh không thể liên lạc về gia đình.

       Sau khi người bạn giúp liên lạc được với bà Mẹ và Tuất, Mạnh phải làm thêm việc giữ an ninh cho một nhà kho, vào cuối tuần, để có phương tiện tài chính giúp Mẹ và Tuất. Lúc này Tuất đã có ba người con trai; đứa lớn chết trận csVN xâm lấn Cao-Miên.

      Không thể nào Mạnh mường tượng lại được con đường từ làng ra tỉnh lộ và từ tỉnh lộ về Hải-Phòng. Nhưng Mạnh lại nhớ rõ cảnh đàn bà con gái – theo chỉ thị của Việt-Minh, lúc đó Mùi không biết – đứng dọc hai bên đường, khóc lóc, kể lể, làm như thương yêu, tiếc nhớ đàn ông lắm, cứ níu kéo, năn nỉ đàn ông ở lại! Mùi run quá, sợ mấy bà ấy kéo Bố ở lại. Nhưng có lúc Mùi lại mong Bố bị kéo lại để Bố đừng đi, và như thế, Mùi sẽ được ở lại với Mẹ. Nhưng Bố mạnh dạng hất tay mấy bà ấy ra:

-Thôi! Đừng làm trò khỉ!

       Bố và Mùi ra đi yên phần. Chỉ tội cho ông bà Nội, ông bà Ngoại, không chịu rời nơi chôn nhau/cắt rốn cho nên về sau bị csVN đấu tố đến chết, về tội điền chủ, cường hào, ác bá!

       Suốt thời gian liên lạc được với Mạnh, Mẹ và Tuất chưa bao giờ cho Mạnh biết sự thật về những cái chết đau thương của ông bà Nội, Ngọai. Mạnh cũng chưa dám cho Mẹ và Tuất biết Việt cộng đã dùng thủ đoạn đê hèn để giết Bố – vì ngại thơ bị kiểm duyệt và “nhà nước” sẽ gây phiền toái cho Mẹ.

       Đến khi Mạnh trở về làng xưa, lần đầu tiên chỉ có ba Mẹ con ăn cơm với nhau, tại nhà Tuất, Mẹ mới bùi ngùi kể lại cho Mạnh nghe và Mạnh cũng có cơ hội thuật lại cái chết đầy thương tâm của Bố.

       Cái chết của Bố đã khắc sâu vào tâm khảm của Mạnh. Giờ đây lại biết sự thật về bốn cái đại tang, Mạnh bàng hoàng, đau xót vô cùng! Giữa khi gia đình đang đau buồn, bất ngờ một anh công an phường xuất hiện, đưa giấy, bảo mời Mạnh sáng mai lên phường “làm việc”.  Mạnh nhìn anh công an bằng đôi mắt mở lớn, đầy ngạc nhiên, rồi dịu xuống, như thầm trách.

       Thấy ánh mắt của Mạnh, Tuất giật mình. Ánh mắt ấy như dội vào tâm thức để Tuất phải bận tâm, phải nghĩ ngợi.

      Đêm đó, sau khi anh em nằm bên nhau trên chiếc phản, hàn huyên cho đến gần sáng, Mạnh rơi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Riêng Tuất cứ trằn trọc mãi, không ngủ được vì bị ánh mắt khó hiểu của Mạnh lúc chiều ám ảnh. Tuất cố vận dụng trí nhớ để xem Tuất đã thấy ánh mắt ấy ở đâu/vào dịp nào, nhưng đành chịu! Rồi Tuất hồi tưởng lại những cuộc đụng độ dữ dội với quân miền Nam xem những nạn nhân của nòng súng/lựu đạn/dao găm và mã tấu của Tuất chết như thế nào, và động tác của mỗi nạn nhân trước khi chết ra làm sao! Nhưng vì giết nhiều “kẻ thù” quá, Tuất không thể nhớ được “kẻ thù” nào có ánh mắt lạ lùng đó!

       Khi Tuất thiu thiu ngủ, ánh mắt ấy lại hiện về. Tuất không dám mở mắt, cố tập trung tư tưởng vì ngại ánh mắt ấy sẽ biến đi. Tuất thấy sau đôi mắt dường như thấp thoáng loại quân phục có tích cách ngụy trang của lính miền Nam. Tuất vận dụng tâm trí nhiều hơn nữa và từ từ nhận ra những đường kỷ hà màu xanh, nâu và trắng chen lẫn nhau. Đúng rồi! Quân phục của Lính Thủy Đánh Bộ! Ô, lạ không! Tại sao lại có vết máu tươi nơi ngực trái/vết đâm ở vùng bụng dưới và tiếng kêu rè rè/rột rột của máy truyền tin? Người Tuất toát mồ hôi. Đúng là ánh mắt của “tên” sĩ quan “Ngụy” bị Tuất đâm chết cạnh máy truyền tin, bên kia bờ sông Thạch-Hãn, vào hôm có lệnh hưu chiến! Tuất nhớ dường như Tuất thấy bản tên của “hắn” là Nguyễn Văn Mạnh!

       Vừa khi ấy, Mạnh thức giấc, than nóng và đèn sáng Mạnh ngủ không được. Tuất tăng tốc độ quạt máy và khuyên Mạnh nên cởi áo thun để ngủ cho mát. Tuất đến công tắc điện, có ý đợi Mạnh cởi áo thun xong rồi mới tắt đèn. Nhưng khi chiếc áo thun trắng vừa vuột qua khỏi vai của Mạnh, Tuất nhíu mày vì thấy vết sẹo nơi ngực trái của Mạnh. Tuất hỏi:

- Anh “nàm” gì mà có vết sẹo dài thế?

Như suốt mấy ngày qua, với dụng ý không muốn nhắc đến quá khứ, Mạnh đùa:

- Anh có cả…ngàn vết sẹo chứ phải một đâu, chú!

Biết Mạnh đùa, Tuất cũng đùa theo:

- Người có ngàn vết sẹo thì… “cái ấy” cũng mang sẹo rồi!

       Hai anh em cười thành tiếng. Trong phút giây vui với đứa em mấy mươi năm xa cách, Mạnh cảm thấy trẻ lại như ngày nào anh em ở truồng tắm sông, quên giữ ý:

Không phải ngay “cái ấy” mà gần gần thôi.

Tuất cũng vô tình, muốn kéo dài niềm vui:

- Đâu, đưa em xem nào!

       Mạnh trật lưng quần đùi ra. Thấy vết sẹo màu nâu nổi cộm ở vùng bụng dưới của Mạnh, Tuất hoảng kinh, đứng sững! Đầu óc của Tuất xoay vòng vòng, muốn nổ tung! Ánh mắt lúc chiều, vết sẹo bên trái của lồng ngực và vết sẹo ở bụng dưới…Lẽ nào! Tuất khổ sở, lắc đầu nhiều lần rồi nghiêm giọng:

-Anh Mùi! (Biết Mùi đã đổi tên, nhưng Mẹ cũng như Tuất, đều muốn gọi Mạnh là Mùi; vì tên Mùi nghe gần gũi, thân thiết hơn.) Hồi trước anh là Lính Thủy Đánh Bộ, đúng không?

- Chuyện qua rồi, tìm hiểu làm chi nữa?

- Thôi được. Em chỉ yêu cầu anh trả lời cho em một chữ “có” hay “không” mà thôi. Chịu không?

Mạnh quen miệng “Okay”. Tuất hỏi:

- Ngày đình chiến, đơn vị của anh có đóng ở bên kia sông Thạch Hãn hay không?

Có! Chú hỏi để làm gì?

Tuất không trả lời, vội tắt đèn và hấp tấp mở cửa trước:

- Thôi, gần sang rồi. Anh nằm nghỉ. Em đi có tý việc. Em sẽ về ngay.

***

Sau khi nghe Tuất kể rõ câu chuyện, Mẹ lặng người một lúc rồi thở dài:

- Tuất à! Bất cứ điều gì xảy ra trên đời đều do Duyên và Nghiệp. Trường hợp của con và anh Mùi cũng chỉ là một trong muôn vàn cảnh oái ăm trên đất nước điêu linh này. Con biết hối và biết thương anh Mùi, thế là đủ.

- Nhưng làm thế nào con có thể sống được với sự ray rứt này, Mẹ?

- Ý con muốn như thế nào?

- Con muốn nói thật với anh Mùi để xin anh Mùi tha thứ cho con.

- Không nên, con à! Có bao giờ anh Mùi muốn nhắc chuyện cũ đâu. Vả lại, bây giờ chỉ con và Mẹ biết chuyện, Mẹ con mình đau lòng; nếu anh Mùi biết nữa, chỉ thêm một người nữa đau lòng chứ có giải quyết được gì đâu, con!

- Nhưng con cũng có nhiều chuyện ấm ức, con muốn nói với anh Mùi.

       Nhờ những lá thư ngày trước Tuất thường gửi tay từ trong Nam về cho Mẹ, Mẹ hiểu tâm trạng của Tuất. Mẹ đáp:

- Con có thể nói với anh Mùi những chuyện ấm ức đó. Nhưng, Mẹ nghĩ, con không cần phải nói với anh Mùi về lỗi lầm của con ở bên kia sông Thạch Hãn, vào hôm ngưng chiến!

- Vâng. Con hiểu.

***

       Trên chuyến xe lửa Thống Nhất, Mạnh và Tuất ngồi uống bia nơi toa hàng ăn vào lúc xế trưa, vắng khách. Nhìn quanh không thấy ai khác, ngoài người ngồi xa xa sau quày tính tiền, Tuất tiếp:

- Trong hàng ngũ bộ đội, biết bao nhiêu thằng như em, nhưng chỉ sợ gia đình bị trả thù cho nên ít đứa dám ra hồi chánh; trừ những người miền Nam tập kết, vì gia đình họ ở miền Nam, họ không sợ. Bởi thế, anh đừng tưởng ai ở ngoài Bắc cũng đều là cộng sản cả đâu.

- Nếu anh nghĩ như thế, anh đã không về.

Ngưng một chốc, Mạnh tiếp:

- Dù sao thì họ cũng là kẻ chiến thắng.

-Thắng mẹ gì! Hồi đó nếu Mỹ cho B52 “rải thảm” thêm một trận nữa là bọn chúng đầu hàng vô điều kiện, cũng giống như Nhật hồi thế chiến thứ hai rồi!

- Thế Tuất không hãnh diện được có mặt trong đoàn quân chiến thắng à?

- Hãnh diện gì! Thời chiến, ngoại trừ con cháu bọn “chóp bu”, thằng thanh niên miền Bắc nào khỏi vào bộ đội? Khi đã xung trận thì giết hoặc bị giết chứ có ai muốn thế đâu, anh.

       Mạnh cười cười, liếc chỗ xăm bốn chữ “sinh Bắc tử Nam” trên tay Tuất. Hiểu Mạnh nghĩ gì, Tuất nhìn vào chỗ bị xâm rồi bưng chai bia, “tu” một hơi, tiếp:

- Anh đã thấy những thằng bộ đội bị xích chân vào xe tăng/vào thân cây/vào trọng pháo chưa? Đấy, vô nhân đạo thế ấy mà tụi bộ đội vẫn phải để cho xích, huống gì xâm bốn chữ định mệnh này!

       Mạnh bóp nhẹ tay Tuất. Tuất xoay ngược bàn tay, nắm tay Mạnh rất lâu. Hai anh em đều yên lặng. Không phải đến bây giờ Tuất mới cảm nhận được tình anh em ruột thịt nơi Mạnh; nhưng quả thật bây giờ Tuất mới cảm thấy nhẹ nơi lồng ngực, vì Tuất đã nói ra được phần nào những điều ray rứt trong lòng chàng.

       Tuất đứng lên, đến bên cửa sổ, nhìn mong ra vùng không gian bát ngát. Cánh đồng xa xa lúa đã chín vàng. Từ lúc đó, trên chuyến tàu Thống-Nhất theo Mạnh về Nam để cải táng hài cốt của Bố, lòng Tuất thanh thản như những áng mây cuối trời./.

ĐIỆP-MỸ-LINH

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23608
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2025 lúc 8:37am

 

Ánh mắt của Cha

 

Lời phi lộ:

Riêng tặng cho O Lê Thị Như Hương hiện đang ở Huế 

 

Thân mến 

TQĐ

 

 

- Vào bài:

 

Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Khoá 10 Võ Bị, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân 1968 tại Huế:

 

 

Nếu bây giờ ông Trời ban cho tôi một ước nguyện thì điều tôi sẽ cầu xin không một giây ngần ngại: xin cho Cha của tôi được sống lại dù chỉ là một ngày để Mẹ tôi có được niềm vui trước khi bà từ giã cõi đời, để cho các con tôi được gặp Ông Ngoại. Một mơ ước thật hão huyền và sẽ không bao giờ đạt được nhưng tôi vẫn khấn nguyện, vẫn ước mơ…

 

Người Cha thân yêu của tôi bị bọn Việt Cộng khát máu đoạt mệnh trong biến cố tết Mậu Thân năm 1968 khi tuổi đời của Ông chưa đến ba mươi bảy. Mẹ tôi trở thành góa bụa ở tuổi ba mươi hai, cái tuổi thanh xuân đẹp nhất của một người phụ nữ, bơ vơ với sáu đứa con thơ dại và đứa con út mới tượng hình ở trong lòng. Nửa thế kỷ qua, lòng tôi chưa bao giờ ngưng tiếc nhớ, ray rứt, và đau khổ.

 

Thuở đó, gia đình của tôi cư ngụ tại đường Bạch Đằng, một con đường nằm ngay tại trung tâm của tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế. Con đường này song song với đường Huỳnh Thúc Kháng nổi tiếng với những tiệm bánh mứt, kẹo mè xửng giòn, dẻo đủ loại. Hai con đường cách nhau bởi giòng sông Gia Hội, nơi có những chiếc đò đưa khách sang sông trong suốt bốn mùa.

 

Trong khu đất rộng của Ông Bà Cố tôi để lại gồm có ba căn nhà: căn Nhà Cẩn có lối kiến trúc xưa tọa lạc ngay chính giữa của khu vườn, là nơi thờ phụng tổ tiên với các điện thờ và các cột trụ thiếp vàng chạm trổ rẩt tinh vi, với bàn ghế giường tủ và các tấm mành đều được cẩn xà cừ. Nhà Tây được xây cất theo lối kiến trúc của Pháp, nằm về phía tay trái của Nhà Cẩn. Ở giữa hai căn nhà có bụi chè tàu rất lớn được trồng từ mấy đời trước, cành lá xum xuê cao quá đầu người. Đằng sau Nhà Cẩn, qua một khu vườn đầy hoa Tường Vi là căn Nhà Mới được kiến trúc theo lối tân thời.

 

Chúng tôi đã sống thời thơ ấu hết sức êm đềm trong căn nhà của Tổ Tiên. Ông Bà Nội của chúng tôi lúc đó đã không còn ở Huế, nhưng chúng tôi được sự thương yêu đùm bọc của Ông Bà Ngoại. Cha tôi đi hành quân thường xuyên, mỗi lần về ông đều đàn hát cho Mẹ tôi nghe và chở chúng tôi lên thăm Ông Bà Ngoại. Mấy Mẹ con quấn quýt bên Cha trong hạnh phúc ngập tràn.

 

Một lần về sau chuyến hành quân, Cha đem về một con chó. Ông gặp nó bị thương, nằm bên vệ đường. Ông đã tự tay săn sóc vết thương cho đến khi con chó bình phục. Kể từ đó gia đình chúng tôi có thêm một thành viên mới, chú chó Berger cao lớn. Con chó hết sức quyến luyến Cha tôi. Nó vô cùng mừng rỡ bất cứ khi nào ông về đến nhà, nó luôn luôn quanh quẩn ở bên ông khiến Mẹ tôi đôi lúc cũng bực mình khi bị nó làm chộn rộn.

 

Những tưởng cuộc sống sẽ được mãi ấm yên như thế… Nhưng tất cả đã thay đổi vào đầu năm 1968.

 

Đêm Giao Thừa Tết Mậu Thân, chúng tôi tụ họp ở nhà Ông Bà Ngoại để cúng tết và dùng bữa với gia đình của các Cậu Dì đến từ các thành phố khác. Khoảng gần mười giờ đêm bỗng có những tiếng nổ. Ban đầu mọi người đều ngỡ là ai đó đốt pháo Tết sớm, nhưng chỉ sau vài phút, Cha tôi biết ngay là tiếng nổ của súng. Gương mặt và đôi mắt Ông đầy lo âu. Chỉ trong khoảnh khắc, Ông nhận được điện tín về lệnh chuẩn bị cấm trại và tuyệt đối đề phòng cảnh giác. Cha tôi xin phép Ông Bà Ngoại để đưa Mẹ con chúng tôi về vì phải đi trực.  Mọi người đều năn nỉ Cha tôi ở lại vì có lẽ họ đã linh cảm được điều không hay nhưng Cha tôi cương quyết từ chối. Ông nói là cấp chỉ huy thì không thể vi phạm kỷ luật quân đội.

 

Khi gia đình tôi vừa về đến nhà thì con chó sủa vang và cứ cắn ống quần của Cha tôi. Tuy vậy, Cha vẫn không chú ý đến những cử chỉ khác thường của nó vì ông đang tìm cách liên lạc với cấp trên để nói chuyện. Con chó vẫn sủa ăng ẳng và kéo ống quần của Cha. Đang ở trong tình huống căng thẳng, lo âu, Cha đã nạt lớn và hất mạnh con chó sang một bên. Nó sợ hãi bỏ chạy ra ngoài sân, và hôm sau những người giúp việc đã cố công tìm kiếm con chó nhưng không ai thấy nó.

 

Đêm Mồng Một Tết, Việt Cộng (VC) tấn công. Vài ngày sau, chúng chiếm thành phố Huế.

 

Cha bảo Mẹ và tất cả chị em chúng tôi chạy qua trú dưới căn hầm của một gia đình láng giềng cách nhà của chúng tôi năm căn. Cha ở lại nhà tiếp tục liên lạc điện thoại, làm việc với cấp trên.

 

Sau nhiều ngày chui rúc trong căn hầm, chúng tôi không nghe tin tức gì của Cha nên Mẹ rất lo lắng. Rạng sáng ngày 10 tháng 2 năm 1968, Mẹ tôi đã nhờ O Lan, cô giúp việc trong gia đình, bò về nhà để thăm dò tin tức. Nhân lúc Mẹ đang cho em bé út chưa được một tuổi bú sữa, tôi lén đi theo O Lan.

 

Khi O bò ra khỏi miệng hầm được một quãng ngắn thì O mới biết là có tôi đi theo. Dù lo lắng Mẹ tôi sẽ rầy la, nhưng O cũng mừng vì có tôi bên cạnh cho đỡ sợ.

 

Lúc đó khoảng gần 5 giờ sáng, trời mùa đông xứ Huế vẫn còn tối đen và lạnh căm căm. Vất vả lắm chúng tôi mới len qua được những hàng rào ở phía sau các khu vườn và lẻn về đến nhà.

 

Chúng tôi giật mình vì thấy người lạ đứng đầy sân. O Lan vội kéo tôi nằm sát xuống đất sau bụi chè tàu ở giữa Nhà Cẩn và Nhà Tây.

 

Từ đó, tôi trợn mắt cố nhìn xuyên qua bóng tối. Tôi rụng rời khi thấy Cha tôi và các chú cận vệ đang bị trói ké tay trước hàng hiên của căn nhà Tây. Chúng đang tra hỏi các chú Mãng, Chú Phấn, và chú Truật với những câu được lập đi lập lại “Các anh muốn chúng tôi khoan hồng thì hãy khai ra những gì mà Thiếu Tá Khán giấu diếm, bằng không đừng trách chúng tôi”.

 

Khi nghe vậy tôi và O Lan lâm râm cầu nguyện để các chú đừng khai mặc dù tôi không thật sự hiểu bọn VC muốn các chú khai những gì…

 

Họ bắt đầu đánh các chú. Tiếng đấm, đá bình bịch như xoáy vào đầu tôi. Rồi tôi nghe giọng Cha tôi “Các anh muốn gì thì cứ hỏi tôi, binh lính của tôi không có tội tình chi mà các anh hành hạ họ.”  Tôi nghe chúng cười gằn rồi nói: “Thiếu Tá đừng lo, sẽ tới lượt chúng tôi hỏi thăm sức khỏe Thiếu Tá”

 

Mấy phút im lặng trôi qua, tôi không nghe được khi bọn chúng nói nhỏ những gì với nhau. Lúc ấy, O Lan và tôi vừa lạnh vừa sợ, hai hàm răng của chúng tôi đánh lập cập vào nhau. Chúng tôi càng co rúm người lại, tưởng như chúng sắp phát giác ra sự hiện diện của chúng tôi.

 

Khi trời mờ sáng thì tôi và O Lan phải đổi tư thế để ngồi xổm lên để lá chè che khuất. Từ chỗ núp, tôi đã thấy được rõ ràng cảnh tượng trước hiên nhà. Bọn VC mặc đủ sắc phục, đứa thì mặc nguyên bộ đồ nhà binh, đứa thì mặc quần tây, áo sơ mi, nhưng trên cánh tay áo của chúng đều có đeo băng đỏ. Tên nào cũng cầm một cây súng có họng dài và quanh lưng đeo băng đạn, có tên còn cầm lựu đạn trên tay. Trong đám người mặt đầy sát khí này có một người đàn bà mặc bồ đồ đen, tay cầm súng lục. Chúng vây lại quanh Cha, la hét tra khảo về những việc làm của Cha. Cha trả lời:

 

– “Tôi có lý tưởng của tôi, các anh có lý tưởng của các anh, tôi không khai báo, không chỉ điểm đồng đội của tôi.”

 

Chúng gầm gừ, chửi rủa rồi quay báng súng đánh túi bụi vào đầu, vào mặt Cha. Một tên thét lớn:

 

- “Vận mạng của cả gia đình mày đang nằm trong tay của chúng tao. Nếu mày chịu khai báo thì chúng tao sẽ tha và không sai người đi lùng bắt vợ con mày”.

 

Cha thở hổn hển vì đau nhưng chỉ nói:

 

– “Các anh cứ làm nếu thấy cần, tôi thà hy sinh vợ con chứ không thể hèn mà đầu hàng các anh”.

 

Mụ đàn bà la the thé:

 

-”Đánh nữa! Đánh nữa đi”!

 

Chúng vừa đánh vừa kéo một sợi xích sắt lớn khóa chân Cha tôi và các chú cận vệ lại với nhau. Rồi những báng súng, những cái đá, cái đạp lại liên tiếp giáng xuống đầu, xuống ngực, xuống lưng Cha. Nước mắt tôi rơi ràn rụa, ngực tôi nhói lên với từng tiếng hừ hự vang lên từ phía Cha tôi…

 

**

 

Cha! Đã năm mươi năm qua, con vẫn nhớ như in những giây phút ấy. Những giây phút khủng khiếp mà lời lẽ không bao giờ đủ để diễn tả. Những cây súng giơ lên, quật xuống. Chúng vây quanh Cha, liên tiếp đánh.

 

Từ sau bụi chè tàu, con đã đứng lên. Con gạt phăng tay O Lan đang hết sức níu lấy con. Con nhào tới, sụp xuống lạy xin bọn chúng tha cho Cha và các chú. Cha đã cố ngẩng lên và nhìn thấy con. Cha sững sờ trong khoảnh khắc. Rồi Cha trầm giọng bảo con phải can đảm, đừng van xin vô ích.

 

Con bỗng nghe đau nhói trên đầu. Một bàn tay thô bạo đã xoắn tóc con, dúi đầu con xuống đất, trước mặt Cha. Chúng gào lên rằng sẽ bắn con nát óc để xem Cha có còn cương quyết từ chối khai báo nữa hay không. Con sợ hãi đến tột cùng, toàn thân con run bần bật. Con tưởng Cha sẽ đầu hàng nhưng con đã nghe tiếng Cha bảo chúng rằng:

 

– “Các anh cứ bắn con tôi đi, nếu các anh muốn, nhưng tôi vẫn không thể làm theo lời yêu cầu của các anh”.

 

Con khóc nghẹn từng cơn như sắp tắt thở, vừa van xin chúng, vừa năn nỉ Cha. Và, lúc đó, con đã bắt gặp ánh mắt Cha nhìn con. Ánh mắt đầy cương nghị, nhưng cũng chan chứa thương xót, khổ tâm. Ánh mắt của Cha đã cho con thêm can đảm, thêm nghị lực để chịu đựng. Con đã bớt hoảng loạn, đã có thể lắng nghe lời Cha trăn trối. Cha dặn con phải thay Cha để lo cho Mẹ, cho em. Khoảnh khắc đó chỉ dài vài phút, nhưng mãnh lực của ánh mắt, lời nói trước khi Cha con mình vĩnh viễn xa nhau đã theo con cho đến hôm nay.

 

Bỗng nhiên có một tên VC khác chạy vào, bọn chúng tụ lại bàn nhau điều gì đó với vẻ lo lắng. Cha nhìn thẳng vào mắt con lần nữa, mấp máy môi nói thật nhỏ “Con chạy đi!” Rồi bất ngờ Cha la to “Anh em tấn công!” Bọn VC vội dàn hàng, quay mặt về phía cổng chính. Ngay giây phút đó, con đã phóng qua bụi chè tàu, chạy thục mạng ra khỏi vườn sau.

 

**

 

Sau 26 ngày, quân đội Quốc Gia đã tái chiếm thành phố Huế. Con đã được cho theo cùng với Ông Ngoại, Mẹ, và chú Bốn tài xế để đi tìm Cha ngay lập tức. Mọi người khởi hành từ 4 giờ sáng ngày 27 tháng Giêng năm Mậu Thân. Trời còn tối đen mà tiếng khóc đã rền rĩ khắp các nẻo đường. Từ cầu Đông Ba đi về phía cầu Gia Hội, nhìn đâu cũng thấy xác người nằm la liệt.

 

Khi con đến trường Gia Hội, thì những toán đi tìm đang đào những hầm chôn tập thể lên. Có những nạn nhân chưa chết hẳn nhưng khi thân thể của họ được vực lên thì đa số họ hộc máu và tắt thở trong vòng vài phút.

 

Mùi tử khí đã khiến Ông Ngoại, Mẹ, và con bị xây xẩm mặt mày nhiều lần. Đến khoảng 2 giờ chiều, sau khi đã tìm kiếm ở tất cả các mồ chôn tập thể ở sân trường Gia Hội, Mẹ đã đuối sức vì lúc đó Mẹ đang mang thai mà không biết. Ông Ngoại đề nghị trở về nhà và sẽ tiếp tục chuyện tìm kiếm vào ngày hôm sau. Ông cũng an ủi Mẹ con là biết đâu Cha đang bị chúng bắt làm tù binh. Chú Bốn cũng đồng ý, thế là mọi người thất thểu quay về.

 

Mọi người vừa qua khỏi cầu Gia Hội chưa đầy một thước bỗng nhiên con chó của Cha bất thần xuất hiện. Mọi người chưa hết kinh ngạc thì con chó tru lên đầy ai oán. Nó cắn lấy ống quần của Mẹ, kéo bà đi theo nó. Ông Ngoại tái mặt, biết ngay là điềm chẳng lành. Ông vội kéo con đi theo con chó.

 

Đến cửa Thành Nội, ngay dưới chân bức tường đầy rêu phong là một nấm đất cao được đắp sơ sài. Con chó dừng lại, ngửa cổ sủa liên tục. Dân ở những nhà gần đó kéo ra, họ nói với Ông Ngoại là chính họ đã chôn cất Cha. Họ nói là thấy đám VC dẫn đầu bởi Nguyễn Thị Đoan Trinh, và Hoàng Phủ Ngọc Phan, đã áp giải Cha tới đó. Họ đã chứng kiến cảnh Cha bị đánh đập vô cùng dã man nhưng Cha vẫn nhất định không hé một lời. Rạng sáng ngày 11 tháng 2, 1968, họ nghe tiếng súng nổ, sau đó họ tìm thấy Cha nằm gục ở chân tường. Tuy biết Cha, nhưng họ sợ bị trả thù nên đã phải đợi đến đêm hôm đó mới vội vã chôn Cha.

 

Khi Chú Bốn đào huyệt lên, Mẹ té xỉu khi vừa nhìn thấy Cha. Cha nằm đó trong cái huyệt nông chưa đầy một thước. Sóng mũi Cha vẫn cao, đôi mắt Cha khép kín nhưng khuôn mặt với nét cương nghị vẫn còn nguyên vẹn. Con đã run rẩy cúi xuống thật gần để rờ mặt Cha. Con đã thấy những dòng máu khô đen từ những vết đánh ở hai bên má và màng tang của Cha.

 

Cha ơi! Con đã đứng nhìn Cậu dùng khăn tẩm rượu trắng để lau máu trên thân thể cha. Chiếc áo len đen do chính tay Mẹ đan bị lủng nhiều chỗ ở ngực nên con biết là cha đã bị bắn nhiều phát vào tim. Qua chỗ rách Con còn thấy thẻ căn cước của Cha lòi ra khỏi túi áo sơ mi trắng. Qua làn nước mắt ràn rụa, con thấy các binh lính của Cha đóng áo quan cho Cha từ những tấm ván bởi vì cả thành phố Huế chỉ còn một chiếc hòm nhỏ, không vừa với Cha. Sau đó, những chú lính đã cùng chú Bốn đưa Cha về lại nhà của mình.

 

Cha nằm giữa phòng khách của Nhà Tây. Ở ngay nơi đó, chỉ một tháng trước chúng con và Mẹ còn quây quần cười nói bên Cha, nay chỉ có chúng con đội tang trắng xóa, ngơ ngác khóc than trước di ảnh Cha. Con nức nở gọi Cha ơi nói chuyện với con đi, đừng im lặng nhìn con như vậy nữa. Trong ánh nến lung linh, con đã thấy như Cha đang đưa mắt nhìn nhìn theo từng đứa chúng con. Ông Ngoại bảo không nên di chuyển xa trong lúc tranh tối tranh sáng, VC nằm vùng đang còn trà trộn khắp nơi. Các chú đã đào huyệt cho Cha ngay trong vườn, phía bên trái của căn nhà Tây. Các vị sư chỉ dám đến để tụng kinh một tiếng đồng hồ rồi hạ huyệt.

 

Giờ phút cuối, chúng con đi vòng quanh áo quan trước khi các chú di chuyển Cha ra huyệt, con thấy như ai đâm vào người con hằng trăm mũi dao nhọn. Con tự trách mình đã bỏ chạy để Cha ở lại với bầy quỷ dữ, con tự giận mình không nghĩ ra kế để cứu Cha cùng các chú cận vệ.

 

Rồi chúng con lại phải ném những miếng đất xuống huyệt. Từng mảnh đất đen rơi lộp bộp lên cỗ quan tài mà Cha nằm trong đó. Nỗi đớn đau trong lòng con không thể có ngôn ngữ nào diễn đạt được, Cha ơi.

 

**

 

Cha yêu thương, chuyện xảy ra đã năm mươi năm về trước nhưng hình ảnh của Cha cùng ánh mắt Cha nhìn con trong những giây phút cuối cùng vẫn mãi mãi trong tâm trí con.

 

Định mệnh đã khiến con trốn Mẹ đi về nhà để được gặp Cha, để được nghe Cha dặn dò lần cuối. Định mệnh đã cho con thấy được ánh mắt cương nghị, đầy dũng khí của Cha, dù Cha đã bị bọn người khát máu hành hạ. Ánh mắt chan chứa xót thương của Cha đã nâng con dậy trong thời gian con bị khủng hoảng sau khi Cha ra đi, và không biết bao nhiêu lần sau đó khi con ngã quỵ trong những tháng năm dài côi cút.

 

Định mệnh đã cho con cơ hội nhìn tận mặt để nhận diện những người đã giết Cha, mặc dù mấy chục năm qua con chưa có can đảm tìm hiểu về những cái tên mà người mà dân trong Thành Nội đã kể cho Mẹ và con. Mãi đến đầu năm nay, 2018, Cô C. đã gửi cho con xem cuộc phỏng vấn tên Hoàng Phủ Ngọc Phan về Tết Mậu Thân. Con đã run rẩy suýt đánh rơi cái Ipad khi thấy mặt hắn. Năm mươi năm trước, vào ngày 10 tháng 2 năm 1968, chính tên này đã dọa giết cả gia đình mình, chính hắn và đồng bọn đã vung báng súng đập lên Cha và các chú.

 

Cha yêu thương, đến giờ phút này con vẫn khâm phục tài trí của Cha. Cha biết chúng không bao giờ tha cho Cha, dù Cha có khai báo. Vì thế, Cha thà chịu cho cha con mình cùng chết, nhưng Cha đã quyết bảo vệ cho gia đình những đồng đội.

 

Từ đó đến nay, con luôn nuối tiếc vì không còn nghe được tiếng Cha răn dạy. Đó là nỗi mất mát to lớn của tụi con. Em út không hề nghe được giọng nói và không hề thấy được gương mặt của Cha.  Con cứ tưởng tượng đến nỗi khổ đau của Mẹ, và con đã khóc trong suốt mấy chục năm qua, nhất là mỗi khi chồng con vô tình choàng vai ôm con để an ủi đã khiến hình ảnh Cha ôm Mẹ ngày nào trở về rõ rệt trong trí con. Con lại bật khóc như đứa trẻ lên năm.

 

Cha ơi! Bây giờ con đã nên người, đã thành công, đã giữ trọn lời con hứa với Cha năm nào, con đã làm tròn trọng trách Cha đã giao phó cho con. Tất cả các con, các cháu của Cha đã thành nhân. Cha không có con trai nhưng đứa con gái mít ướt này đã cho Cha một thằng cháu ngoại và đứa cháu ngoại này cũng cho Cha một đứa cháu cố trai. Vì ai mà Cha không được một lần thăm chúng! Vì ai mà Cha lỗi hẹn với Mẹ của con!

 

Viết cho Cha mà nước mắt con vẫn trào và sẽ không bao giờ ngưng khi con nhớ đến người Cha vắn số của con. Con hãnh diện được làm con của Cha, một người Cha đầy lòng nhân hậu, đầy trí dũng cảm đã giữ đúng cương vị, tư cách, và uy tín của một sinh viên sĩ quan của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.

 

Nhớ Cha hoài.

Con gái mít ướt của Cha.

 

Tâm Chánh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23608
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2025 lúc 12:13pm

Vụ Tết Mậu Thân


Là người Viet Nam không ai không nhớ tới tết Mậu Thân . Có nhiều việc phải nhớ :

- Các lãnh dạo của miền Bắc có thật sự là người Việt hay không

Nếu họ là người Việt thì giải thích như thế nào khi họ lợi dụng lúc địch nghĩ tết để khích động và chủ mưu nổi loạn( bất kể đây là một ngày lễ dân tộc lớn nhất, bất kể tiền nhân,dựng nước giữ nước gì hết.

Nhiều người còn đặt ra thắc mắc (mà vẫn chưa có cậu trả lời chính đáng) là có nhân viên gián điệp của CIA Mỹ nằm trong tột đỉnh của lãnh đạo khi vạch kế hoạch và chấp nhận kế hoạch cuộc chiến Mậu Thân năm 1968 . Lý do là cuộc nổi dậy của dân chúng miền Nam Việt Nam đã không xãy ra( đặc biệt trong thủ đô Sàigòn và cố đô Huế, ngược lại dân miền Nam đã tiếp tay với chính quyền Sàigon và quân đội chính phủ, tiêu diệt quân khủng bố. Kết quả là có hơn 50,000 quân khủng bố (tính cả lính xâm nhập và các thành phần cài cắm từ lâu trong hậu cần của VNCH. Kết quả cuối cùng cho cuộc chiến Mậu Thân là chiến dịch này hoàn toàn thất bại và làm phá sản đến không hồi dậy nổi trong suốt năm sau (1969), kết quả Hồ bị  vì đứt mạch máu não chết (có thể để tránh bị phát giác và bị trừng phạt- có thể cả Hồ và Võ nguyên Giáp đều là gián điệp có ăn lương của CIA Mỹ.

-Miền Bắc Việt Nam chế diễu lính miền Nam yếu kém và không có ý chí chiến đấu, nhưng lại không thể giải thích được vậy sao vào năm 1968 khi lính Tổng trừ bị (Nhảy Dù, TQLC, BDQ) còn phải chiến đấu với vũ khí hồi thế chiến thứ Hai Carbine , Garant, trung liên Bar trong khi quân khủng bố đã xử dụng B47, hoả tiển 122, đại bác 130 ly.... bọn khủng bố VC còn đạt được yếu tố bất ngờ vì chính quyền Quốc Gia tin CS sẽ tôn trọng chữ  ký Của chính họ tạm ngừng bắn trong vài ngày Tết cho dân chúng vui xuân. Vậy mà VC bất kể đưa đến hậu quả chịu thiệt trên 50,000 lính, những cay cắm công phu sụp đổ. VC cũng không ngờ là sau Mậu Thân tình hình người trẽẻtrong nước đi tòng quân vượt mức nhà nước mong đợi.

Có một sự thực là nếu người miền Nam không yêu thích Chính quyền Cộng Hoà và yếu kém như lời tuyên truyền của Cộng Sản thì VNCH đã mất từ những ngày chính trị miền Nam rối nùi như canh hẹ từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ.


Một chi tiết rất đáng để ý tới là về trận Mậu Thân, bò đỏ và các loa truyên truyền  của nhà nước mở hết công suất để đổ tội cho chính quyền và đồng minh mỹ đã ra tay giết hại bằng bom đạn dân lành rồi đào mồ chôn và đổ vấy cho "CÁCH MẠNG "

Gần 7,000 nạn nhân bị chôn trong các mộ tập thể được tìm thấy: các nạn nhân bị buộc tay với nhau bằng dây điện và sọ bị bể vì bị đánh vào đầu hoặc gáy bằng vật nặng.


Về điểm này người ta thấy lính Mỹ quá cẩn thận, khi tìm dây điện để trói tay nạn nhân, dùng cuốc dánh vào đầu nạn nhân, rồi cho xe đào lổ ném nạn nhân xuống, lấp lại rồi mới dội bom tiêu diệt.

Trong khi đó ai cũng biết Việt Cộng đang thua trân cần rút lui lên núi, họ đã lỡ bắt giữ quá nhiều tù binh mà không thể phóng thích vì sợ lộ tung tích. 

Với những người bình thường có biết suy luận sẽ nhận ra sự thực của công chuyện. Nhưng những (cái mỏ nói láo của Việt Cộng vẫn hùng hổ tự khoe chiến thắng trận Mâu Thân (Bất kể đánh đâu thua đó, chết 55,000 quân là bằng chứng rõ ràng)

Cộng Sản Đời đầu cho tới Cộng Sản đời này vẫn giữ nguyên muc tiêu ban đầu của trùm tuyên truyền Goebel là cứ nói láo , riết rồi cũng có người tin. Hậu quả của nói láo như VẸM là điều gi Việt Cộng nói ra không ai còn tin nữa. Vệm đã từng nói láo về rất nhiều việc như trong chiến tranh Việt Nam phi công Mig đã bắn chìm hai tàu chiến Mỹ (trong đó có một hàng không mẫu hạm (không cần biết là cả Trung quốc và Liên Xô cũng không dám léng phéng tới tàu chiến thuộc hạm đội 7 của Mỹ . Phi công mỹ sau chiến tranh phải trở lai VN để xin phái phục phi công Bắc Việt trong những cuộc " dogfight" trong khi xem tài liệu mới thấyMỹ là trùm Dogfight trên bầu trời từ thế chiến thứ Hai tới chiến tranh triều Tiên( trong chiến tranh Triều Tiên Mỹ bắn rơi nhiều Mig được cho là phi công trung quốc vá Nga diều khiển)

Thực ra nếu nói được hết như tro nói láo của Vẹm cần một quyển sách vì hình như chuyện gì VẸM cũng nói láo được

 

 Nguoiviettudo

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23608
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2025 lúc 12:14pm

Những Mảnh Trời Nghiêng Đổ Bên Bờ Sông Ba 

Dòng thác người thoát đi từ Cao Nguyên bức tử, từng đợt bỏ xác theo từng tấc đường oan nghiệt mùa xuân 1975. Lớp lớp người lính miền Nam súng trên tay mở đường, dân theo lính ra đi., một người lính mấy chục người dân nối đuôi theo sau. Những AK, những B40 bắn xả vào đoàn người, những chiếc xe, từ xe tăng đến xe đò, dày đặc người, người rụng xuống như sung khi bị B40 của Bắc quân nả trúng. Người lính miền Nam bắn trả, người lính miền Nam gục chết theo đường, người dân miền Nam gục chết theo lính. Những viên đạn oan nghiệt của Bắc quân đeo đuổi đoàn người chạy loạn và khựng lại tại Sông Ba.

Người ta không biết bao nhiêu người đã chết dọc theo quốc lộ 14 rồi liên tỉnh lộ 7B. Rất nhiều, không ai biết ai đã chết, không ai xem căn cước người dân ngã xuống, không ai xem thẻ bài người lính ngã xuống dọc đường miên man, mê loạn… Những cái lịnh bỏ Cao Nguyên quái đản đưa đến một cuộc rút quân “không sách vở”, và trong đó có những cái chết anh dũng, có những hy sinh anh dũng mà người nằm xuống không cần ghi tên… Họ, những người lính miền Nam, những người lính Lôi Hổ… đã đem thân mở đường máu cho dân chạy giặc “Giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay thấm máu anh em!” Lời hát đã hiện thực.

Chưa bao giờ trong cuộc chiến, người ta thấy người dân kinh sợ Bắc quân phải bỏ chạy và chết thảm dọc dường như ngày tận thế. Có những cái chết mà người dân đã chết trên lưng người lính. Họ đã dìu nhau đi, họ đã cõng nhau đi, và họ đã cùng nhau nhận những tràng AK ngã xuống, họ đã cùng chết một chỗ. Những dòng máu đổ theo vệ đường di tản rút quân nối nhau từng đoạn, máu của người dân miền Nam, máu của người lính miền Nam, chan hòa, đậm đặc, khô cứng dưới trời Cao Nguyên. Bị bỏ lại sau lưng, dòng người cứ cuồn cuộn đổ về phía trước, ngơ ngác, bàng hoàng, mắt không khô lệ …

Bên này bờ sông Ba, quân cũng như dân, hết toán này sang toán khác, băng mình qua con nước chảy. Hắn chần chừ nhìn dòng nước chảy xiết, rồi đi dọc ngược theo bờ sông Ba, dừng lại bên một chiếc xe ieep lùn với hai chiếc cần câu cột quặt về phía trước, hai bánh trước dừng lại sát bờ nước. Đứng trầm ngâm trên xe là Thiếu Tá Nguyễn Bá Nguyệt, đơn vị trưởng 103 Pháo binh 175 ly nòng dài. Không biết ông đang suy nghĩ gì giữa âm thanh chát chúa của hàng loạt AK đâu đó vọng lại. Quanh xe ông là những người lính thuộc quyền.

Họ không qua sông vì ông chưa quyết định qua sông. Họ không muốn bỏ ông thầy, người đơn vị trưởng sống chết của họ. Hắn chen giữa những người lính, những người lính thấy hắn là một sĩ quan mang phù hiệu pháo binh cùng tiểu đoàn nên lách ra. Hắn đến gần ông đưa tay chào và hỏi:

– Thiếu tá quyết định ra sao?

– Tụi mày cứ qua sông! Dìu nhau qua sông nhanh lên! Còn tao… Tao sẽ tính sau!

Giọng ông chắc và tĩnh. Ông vẫn quen gọi đàn em và lính ông cái kiểu “mày tao” thân mật như thế. Ông trả lời hắn, và đồng thời lời ông cũng là lịnh. Ông ngước nhìn đồi núi xung quanh, nhìn mấy đứa con qua sông. Hắn chào ông rồi đi dọc theo bờ sông để tìm chỗ vượt. Hắn đứng lại bên bờ nước nhìn về chiếc xejeep của Thiếu Tá Nguyệt như muốn từ giã ông một lần cuối. Bóng ông sừng sững trong trời chiều ảm đạm.

Bỗng hắn thấy ông đưa tay lên, mũi súng ngắn phòng thân của ông dí thẳng vào đầu. Một tiếng nổ, người ông đổ xuống khung kính xe Jeep. Thế là hết! Ông đã hy sinh. Tiếng súng Bắc quân nghe thiệt gần. Hắn lao mình vào dòng nước. Tiếng AK như đuổi theo dòng nước chảy.

Hắn qua khỏi sông Ba tối 13 tháng 3 năm 1975. Hắn vượt núi rừng hướng về Củng Sơn, quần áo tả tơi. Trưa hôm sau, lên tới đỉnh đồi, miệng khô khốc, hắn dựa lưng vào một gốc cây nghỉ mệt. Hắn muốn thiếp đi, nhưng tiếng súng địch như gần lại, như theo chân hắn. Hắn lửng thửng đứng dậy tiếp tục xuống núi và mơ dưới chưn núi là một dòng suối nước trong vắt. Những vục nước hiện trong trí, trong mắt hắn, giục hắn đổ dốc nhanh hơn.

Đến nơi, trước mắt hắn chỉ là một dòng suối cạn, vương vải những đồ đạc, áo quần, những bi đông không còn một giọt nước của lớp người đi trước bỏ lại. Hắn lại trèo lên một sườn đồi khác, rồi lại mơ ước bên kia chưn đồi là một dòng suối. Gần đó, một chiến xa bốc cháy. Người lính mũ đen nằm úp mặt bên cạnh xe, máu tươm trên mặt cỏ. Hắn lại gần đỡ anh dậy.

Người lính thều thào:

– Tôi bị đạn vào ruột rất nặng! Tôi sẽ chết tại đây? Nếu anh về được Tuy Hòa nhờ nhắn… .

Người lính thều thào rồi tắt thở trước khi nói lời sau cùng. Anh là ai? Gia đình anh là ai? Hắn đặt người lính mũ đen xuống, vuốt mắt anh và chạy tiếp. Lên lưng chừng đồi, một quảng trống và bằng có bóng cây, hắn ngã lưng nằm dài xuống cỏ, bóng mát không che lấp nỗi cô đơn tuyệt vọng của hắn. Hắn nhìn những đám mây qua bầu trời. Đám mây thênh thang, bay về phương Nam. Hắn nghĩ đến Sài Gòn. Sài Gòn vời vợi trong cơn mơ. Hắn muốn thành mây, nhưng thực tại chôn chân hắn trên đất, chôn chân hắn trong hiểm nghèo, trong thân phận của một bại binh tháo chạy.

Hơi gió núi làm hắn tỉnh người. Hắn bỗng nhớ hai bông mai còn trên bâu áo trận, vai áo còn phù hiệu binh chủng. Hai cái này có thể giết hắn như chơi nếu hắn bất ngờ gặp việt cộng. Hắn lột bộ đồ trận nhét vào bụi rậm và lôi ra trong bọc vải một bộ quần áo cũ, mặc vào. Cuộc đời binh nghiệp của hắn gói trọn trong bụi rậm. Hắn không buồn. Đúng ra, hắn không còn cảm giác để tiếc nuối. Khi hắn dợm đứng lên và đi tiếp, một người hạ sĩ quan quân y trên vai còn nguyên phù hiệu, không rõ đơn vị, bỗng xuất hiện tiến về phía hắn, hai tay dính đầy máu.

– Anh bị thương phải không?

– Không? Tôi vừa sanh cho một chị ở cuối dốc. Trời ơi! Còn cái cảnh nào đoạn trường hơn? Người đàn bà phải sinh con trong cảnh chạy loạn sống chết này.

Tôi đã thay cô Mụ để làm tất cả cái gì tôi có thể làm được. Tôi đã bọc đứa bé trong cái áo của mẹ nó, và để hai mẹ con dưới gốc cây. Tôi không hiểu làm sao hai mẹ con có thể về tới Củng Sơn hay Phú Bổn. Làm sao người mẹ bất hạnh này trèo non, vượt suối làm sao cô ta biết đường đi xuyên rừng, đói khát! Tôi phải đi, không ở lại giúp gì hơn. Dường như Bắc quân sẽ có mặt nơi đây. Thôi tụi mình đi cho có bạn!

Hắn và người bạn đồng hành đổ nhanh qua một khu rừng thưa và lần mò xuống núi. Bóng chiều theo chân, màn đêm dần dà phủ chụp không gian. Những người chạy loạn vẫn còn nghe tiếng đạn réo xé từng mảnh âm thanh tịch mịch.

Thoai thoải trên sườn đồi, có những toán người rách rưới, phờ phạc đi về hướng mặt trời mọc. Người đàn ông tay dìu vợ tay dắt một đám con nhỏ. Vạt áo trước bụng người đàn bà đẫm ướt máu. Không biết chị bị trúng đạn từ bao giờ. Tiếng súng AK càng gần, người đàn ông càng kéo vợ chạy nhanh hơn.

Mấy đứa con theo mẹ như đàn gà, và nó không biết là mẹ nó đã kiệt sức.

Tới một gốc cây có bóng mát, người đàn bà dựt tay chồng và thều thào:

– Em không thể sống! Anh bỏ em lại đây! Đem mấy đứa con thoát khỏi chỗ này! Trời ơi! Anh ơi!

– Làm sao anh và các con bỏ em lại đây cho đành!

– Anh không thể đem xác em về Tuy Hòa được. Phải cứu các con, Em không còn sức! Em không còn máu! Em không còn hơi thở! Để em xuống? Dựa em vào gốc cây! Chạy nhanh đi!

Người đàn ông như hiểu được những lời cuối cùng của vợ mình. Nàng sắp từ giã cõi đời. Anh bó tay tuyệt vọng. Anh không làm gì được để cứu vợ. Anh thương vợ đứt ruột, nhưng anh đầu hàng trước định mệnh nghiệt ngã. Người đàn bà nhắp miệng thều thào:

– Sao anh không dắt con chạy đi! Vĩnh biệt anh! Vĩnh biệt các con!

Hai dòng nước mắt chị tuôn ra. Chị còn thoi thóp nhưng yếu dần. Người đàn ông gọi mấy đứa con lại quỳ trước mẹ.

– Lạy mẹ đi con!

Và anh, nước mắt đầm đìa, cùng với mấy đứa con quỳ sụp xuống lạy mấy lạy trước hình hài bất động của người đàn bà. Tiếng súng AK nghe đâu đó rất gần. Người đàn ông gạt lệ, nhìn vợ lần chót rồi ôm con chạy xuyên rừng, lúp xúp ba đứa trẻ chạy theo sau rồi khuất dần trong rừng xanh…

Anh là ai? Chị là ai? Những người lính miền Nam bỏ xác bên đường Cao Nguyên di tản là ai? Nào ai đếm được bao nhiêu sinh linh đã ngậm hờn trong rừng sâu núi thẳm, dọc quốc lộ 14, dọc liên tỉnh lộ 7B… của những ngày giữa tháng Tư 1975 oan nghiệt. Viết những dòng này gần 40 năm sau mà người viết vẫn không kìm được những nghẹn ngào, đau xót đến hai khóe mắt cứ muốn ứa ra những giọt lệ không cầm..


Bắc Phong Sài Gòn
Khóa 23 SQTBThủ Đức

Những Mảnh Trời Nghiêng Đổ Bên Bờ Sông Ba - Tin Trong Ngày - Việt Báo Foundation – A Nonprofit 501 (c)(3) Organization



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23608
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Mar/2025 lúc 1:01pm

Binh Nhì Võ Thành Quế

 

Đơn vị tôi phục vụ ngày xưa ở Bộ chỉ Huy Liên đoàn 6 biệt động quân, quân số nằm trong các ban, có một anh quân nhân mang cấp bậc binh nhì lâu năm nhất.

Binh nhì Võ Thành Quế là người quân nhân tui đề cập trong bài viết này.

Anh Quế là một thợ máy thật giỏi trong Ban quân xa của Liên đoàn, tui không biết anh phục vụ ở đây từ khi nào, mà cho đến ngày tan hàng năm 1975 anh vẫn mang cấp bậc binh nhì. (Về sau tui mới biết anh về lúc đơn vị ở Kà Tum).

Anh Quế có căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm sát chân cầu Trương Minh Giảng, căn nhà sàn ọp ẹp nằm ven kinh Nhiêu Lộc, quanh năm sống với dòng nước đen ngòm nên cuộc đời của những cư dân ở đây khá vất vả. Anh Quế cư ngụ tại căn nhà này với bà mẹ già và đứa cháu trai.

Lúc tui mới về trình diện Liên đoàn ở mặt trận An Lộc, tui được vô làm ở ban truyền tin do Trung úy Cao văn Tranh làm trưởng ban.

Được chừng một tuần tui lò mò tới ban Quân xa để làm quen với mấy anh em ở đây, thằng Liền, một âm thoại viên trực máy với tui hàng ngày vốn dĩ nó chơi thân với mấy ông ban Quân xa nên nó muốn tui ráp vô "Băng" này cho vui. 

Hai thằng lọ mọ đến chỗ ban Quân Xa, có một anh cũng hơi lớn tuổi, mặt cũng khá dữ dằn cất tiếng hỏi:

- Ê Liền, mầy dẫn thằng "Con nít" nào tới đây vậy?

Biết anh nọ muốn ghẹo mình với cái kiểu ma cũ ăn hiếp ma mới, tui hơi quê cơ và thầm nghĩ:

"Cha nội này thấy mình mới về muốn lấy le chứ gì!"

Bỗng tui nghe thằng Liền lên tiếng:

- À đây là thằng Hùng, nó là lính mới tò te của ban truyền tin đó anh Quế.

Rồi thằng Liền chỉ vào anh Quế nó giới thiệu:

- Còn đây là anh Võ Thành Quế, thợ máy giỏi của ban Quân xa mình đó Hùng.

Tui bắt tay anh Quế,và gật đầu chào anh cho phải phép, anh Quế cười hiền, anh đáp lời:

- Nãy anh Quế ghẹo mầy chơi thôi đừng giận nhe, thằng Liền nó là Truyền tin mà nó ăn dầm nằm dề với tụi anh y như nó là lính của ban Quân Xa vậy đó.

Tiếp theo đoạn này nào là anh Lập thợ máy, hạ sỹ Nghé tài xế, anh Hạ Sỹ nhất Quỳnh tài xế, Bùi Tuyền, ông Thượng Sỹ Kiệm xuất hiện, mọi người chào đón tui như người thân trong gia đình, tự nhiên tui thấy thật ấm lòng khi đang dấn thân vào vùng hỏa tuyến, mà thật vậy khi xa gia đình và những bạn bè nơi hậu tuyến, nay gặp những đàn anh trong Quân ngũ thể hiện tình cảm tốt đẹp hỏi sao tui không xúc động.

Ở An Lộc anh Quế ngụ trong căn hầm rất kiên cố, bữa nọ khi bàn giao ca trực cho thằng Bùi Đức Kết xong, tui đi thẳng tới căn hầm của anh Quế để chơi. Thấy tui đến anh Quế vồn vã mời tui chui vô "Tệ xá" của anh, một cái ghế bố nhôm được kê cuối vách căn hầm. Một bộ bàn ghế được đóng bằng ván thông của thùng đạn pháo binh, tuy vật liệu đơn sơ mà anh đóng bộ bàn ghế thật đẹp, trên bàn có cái Radio C***ette hiệu Sony với Model TC110A và một chồng băng nhạc, nào là Trường Hải 11, Giao Linh, Phương Dung, rồi băng Tiếu vương Hội do Thanh Việt, Khã Năng, Phi Thoàn, Xuân Phát, La Thoại Tân, anh cũng không quên tậu về mớ băng Cải Lương nghe để bớt nhớ nhà. Anh Quế rót cho tui ly trà số một Quảng ngãi, rồi anh kể lại cuộc đời của anh:

- Hùng biết không, đáng lẽ anh không có ở đơn vị này đâu, anh đi lính gần nhà đi đi về về hàng ngày cũng sướng lắm, một hôm bà già bệnh nặng phải vô nhà thương nằm, để bà già nằm một mình tội nghiệp nên anh "lặn" về nhà lo cho má, dự tính ở 14 ngày rồi lên trình diện đơn vị, nhè đâu gần cả tháng mới yên, lúc này đơn vị báo cáo anh đào ngũ rồi...

Anh Quế kể tiếp:

- Anh đành trốn ở nhà rồi ra đầu cầu chỗ tiệm sửa xe của chú ba phụ sửa xe kiếm tiền độ nhật và giúp cho mẹ già. Bữa nọ xui cho anh, đang ráp cái máy xe Honda cho khách, gặp tuần cảnh hổn hợp bố ráp bắt quân dịch, do họ nhanh quá ập vô tiệm bắt anh trình giấy tờ, khi biết anh đào ngũ họ giải về Quân vụ thị trấn rồi đưa lên Quân lao Gò vấp thụ án, vậy là anh Quế thành người Lao công đào binh từ đó. Đợt đưa lao công đào binh ra các đơn vị tác chiến, anh Quế được đưa về Liên Đoàn, do anh giỏi về máy móc nên thay vì đi vác đạn hoặc làm tạp dịch thì anh được làm thợ máy sửa các loại máy móc xe cộ của Liên đoàn.

Tui hỏi anh vậy chứ anh về Liên Đoàn hồi nào, anh Quế nói:

- Chèn ơi lâu lắm rồi Hùng, lúc Liên Đoàn đóng ở "Kà Tum" lận, lúc này là Trung Tá Trinh Văn Bé làm Liên đoàn trưởng, ông Bé cũng thương anh lắm, có lúc anh sửa xe xong, hoặc đi hệ thống điện cho Trung tâm hành quân thì ổng hay cho anh tiền uống càphê,cái này cũng tiền ổng cho anh mua chứ lương lính sao dám mua. 

Thì ra, anh Quế mua cái radio C***ette bằng tiền của sếp cho. Vậy đó, không mấy chốc tui thân với anh Quế còn hơn mấy anh em trong ban truyền tin, có lúc tui với thằng Liền ăn ngủ tại ban Quân xa, cũng vì chuyện này tui với thằng Lê văn Liền bị ôngĐại Úy Bôn (trưởng ban truyền tin thay thế Trung úy Tranh) rầy rà quá chừng:

- Tao thấy hai thằng bây ngộ ghê, tối ngày có chỗ ở không chịu, cứ đi "ngủ lang" hoài vậy?

Những lần vậy anh Quế nhảy ra "đỡ đạn" cho tui với thằng Liền tức thì:

- Ôi kệ tụi nó đi Đại úy, ngủ đâu cũng được, miễn sao tụi nó làm tròn nhiệm vụ thì thôi.

Rồi cả ban Quân xa "hùa" vô bênh vực, khiến Đại úy Bôn đành nhượng bộ không còn khó dễ gì hai thằng lính đi "ngủ lang" nữa.

Từ chiến trường An Lộc, đơn vị tui di chuyển nhiều nơi như Chánh Lưu (Vùng xôi đậu cũng ác liệt lắm) Quảng Ngãi, Mộ Đức, Đức Phổ. Tam Quan Bồng Sơn, Đèo Phù Cũ, Đồng Xuân Tuy Hòa....

Ra đến đèo Phù Cũ đơn vị tui nằm nơi đèo heo hút gió, cũng may phước có cái radio C***ette của anh Quế nên tụi tui cũng giải trí đỡ buồn, có những đêm nằm nghe chương trình Dạ Lan đài phát thanh Quân đội mà rưng rưng nước mắt.

Một trưa nọ, mấy anh em tập trung xuống lều của thượng sỹ Nghiệp để ăn cơm, thằng Liền ghé Trung Tâm Hành Quân kêu tui xuống ăn cùng cho vui, tui nói nó tình hình bên ngoài đang đụng trận dữ lắm không bỏ đi được. Thằng Liền nói:

- Nhờ đỡ anh Trung Sỹ nhất Hoàng Tùng ngó giùm chút xíu mầy lua mấy cái rồi lên liền.

Tui thoái thoát:

- Thôi cứ ăn đi, xong ca trực máy tao ăn sau, lớ quớ có chuyện gì ông 639 (Trung tá Tống Viết Lạc) cạo đầu khô luôn đó mầy.

Thằng Liền đi xuống ăn với mấy anh em ban Quân xa. Rồi bỗng dưng tui nghe hai tiếng nổ long trời lỡ đất, rồi nghe tiếng la thất thanh bên phía nhà ăn. Tui bỏ chạy xuống coi tình hình ra sao, anh Quế, anh Lập, thằng Liền, Hạ sỹ Nghé nằm oằn oại dưới mấy vũng máu, thì ra pháo 107 ly của phía bên kia trong núi An Lão phóng ra. Sĩ Quan trực tức tốc gọi trực thăng tản thương đưa các anh em về Quân y viện Quy nhơn cấp cứu. Cũng may vết thương cũng không quá nguy hiểm, một thời gian ngắn các anh lại quay về Liên đoàn.

Một hôm đang nghe tuồng cải lương Mùa thu trên bạch mã sơn, đang tới lúc vô vọng cổ của kép chánh tui nhấn stop rồi hỏi anh Quế:

- Ủa mà Anh Quế, anh về Liên đoàn lâu lắm sao cứ Binh nhì hoài vậy?

Lại với nụ cười hiền lành, anh nói:

- Hồ sơ quân bạ của anh bị sao đó, ban 1 cứ nói cố gắng chờ, mơi mốt điều chỉnh được sẽ thăng hai ba cấp luôn, giờ thây kệ miễn sao an lành, ngày mỗi cử cà phê nghe nhạc cũng là hạnh phúc lắm rồi Hùng, ngoài kia anh em gian khổ đổ máu hàng ngày, anh cũng không cần cấp bậc làm gì, tới đâu thì tới, miễn cấp trên và đồng đội quý mến mình là tốt lắm rồi.

Sau câu nói tui nhìn kỹ anh Quế và có suy nghĩ:

"Trên cõi đời này nếu như ai cũng như anh Quế chắc không có chiến tranh gây bao đau thương cho dân tộc mình."

Miền nam gãy súng tụi tui trở về đời sống dân sự, ngày nọ buồn quá tui mò ra dốc cầu Trương minh Giảng theo lời kể của anh Quế hồi còn ở chiến trường. Gặp anh đang rị mọ sửa chiếc xe Honda PC của cô nàng nào đó gửi sửa, tui tới sau lưng vỗ nhẹ vai anh Quế khiến anh giật mình quay lại, nhận ra thằng Hùng "ngủ lang" ngày nào anh mừng rỡ ôm lấy tui trong tiếng nấc nghẹn ngào anh nói:

- Không ngờ gặp lại Hùng anh mừng quá.

Anh xin phép chú Ba chủ tiệm sửa xe để dẫn tui qua bên kia cầu uống cà phê. Hai anh em mừng mừng tủi tủi ôn lại những ngày quân hành quan khổ mà đầy ấp tình huynh đệ chi binh.

Thỉnh thoảng tui đem cái xe Suzuki M12 ra cho anh Quế sửa, mục đích là để có cớ phụ cho anh thêm tiền để sinh sống, vì nghề sửa xe như đi câu cá, sống đắp đổi qua ngày.

Tui có viêc phải đi làm xa Sài Gòn, một vài tháng mới có dịp quay về, lần nọ tui cưỡi xe ra cầu Trương Minh Giảng dự định cho anh Quế ít tiền, tới nơi tui tá hỏa, tiệm sửa xe của chú Ba và vài căn nhà của hẻm dọc bờ kinh này đã bị giải tỏa không biết họ dọn đi đâu, nhìn những đống gạch vụn vỡ nơi nhà anh Quế lòng tôi se thắt lại, tui lần mò hỏi han cũng chẳng biết anh dọn đi nơi nào, tiếc rằng thời đó chưa có điện thoại di động hoặc máy nhắn tin sau này.

Vậy là tui với anh Quế mất nhau từ đó, anh Binh nhì muôn năm Võ Thành Quế ơi, em rất nhớ đến anh, nếu anh đọc được những dòng này, anh comment dưới bài viết để mình còn cơ hội nghe lại giọng hát của "Con Nhạn trắng Gò công" với bản nhạc Biển mặn mà mình đã cùng nghe nơi vùng dừa trĩu nặng Tam Quan- Bồng Sơn nghe anh.

Nhớ Anh nhiều.

Hai Hùng SG


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2025 lúc 9:24am

Mậu Thân (Suy Nghĩ Của Một Người Miền Nam


Trong chiến tranh Việt Nam, không có dơn vị tham chiến nào được goị là " Quân Giaỉ Phóng" trong những cuộc trò chuyện trau đổi với nhau giữa các ngươì dân. Họ đơn giản goị, các phe đánh nhau này là: lính Mỹ, lính Quốc Gia và Việt Cộng (người dân goị chung các đơn vị mang súng AK 47, B40 (không phân biệt lính chính quy mang quân phục xanh lá cây hay, bon du kich mặc xà lỏn, quấn khăn rằn, và hút thuốc rê quấn bự bằng ngón cáị. Bọn đầu trộm đuôi cướp này đươc  tuyên truyềnlà G  Phóng Quân, nhưng chung quy nổi tiếng nhờ nói phét và giết dân lành bằng cách bắn vô khu dân thường, đặt mìn, đắp mô phá đường l.Tên goị chung cuả bọn này là khủng bố vì rất thành thuc trong việc giết chóc dân lành. Hành động khủng bố nổi tiếng nhất là phaỉ kể đến dịp tết Mậu Thân. Có rất nhiều chuyện về bọn khủng bố mang danh nghiã GIAỈ PHÓNG nàỵ Xin tường trình như sau:

- Vụ tướng Nguyễn Ngoc L. 

Ông xử tử một khủng bố bằng cách bắn chết tên này, sau  khi được biết nó vừa tàn sát trọn một gia đình một sĩ quan thiết giáp (trong vụ tàn sát này, một em bé trai bị bắn trọng thương nhưng không chết , sau này sang Mỹ và trở thảnh một sĩ quan cấp tướng trong Haỉ Quân Mỹ).

Việt Cộng cho rằng ông tướng đã đôí xử với tù hàng binh không đúng quy ước Geneve, nhưng chúng cố ý không đề cập đến là tên Việt Công nay không mặc quân phục và vừa mới giết trọn một gia đình, dân giả không có vũ khí để tự vệ, đúng khi chất cuả một tên khủng bố, chứ không phaỉ cuả một quân nhân, mà luật pháp quốc tế không hề nương tay với khủng bố, ai cũng có quyền tiêu diệt khủng bố nếu có điều kiện. Bọn phản chiến Mỹ cũng đổ thêm đầu vào lửa, đổ tội cho VNCH để dể bề rút ra khỏỉ chiến tranh Việt Nam.

Kể cả nếu ông tướng Cảnh Sát có đủ bằng chứng cho thấy thằng khủng bố Bảy Lém vừa mới giết gần một chục ngươì dân vô tội (trước khi bị bắt và bị bắn) thi bọn phản chiến Mỹ cũng vẫn bóp trái sự thực phù hợp với nhu cầu rut quân cuả Mỹ.

Tuy nhiên với dân miền Nam, hành động cuả ông tướng Cảnh Sát là công đạo, cho đến tận bây giờ, ngươì miền Nam vẫn biết ơn ông đã ra tay hợp với lẽ Trời trừng trị một tên khủng bố  đúng tội ác mà nó vừa gây rạ . Thế giới sau nay cũng đã hiểu được câu chuyên đàng sau phát súng cuả tướng LOAN.

Trong trận tết Mậu Thân, khi chiếm được cố đô Huế, bọn khủng bố Việt Cộng tưởng rằng chúng đã thắng nên vung tay gom hết mọi thành phần dân chúng bị coi là có nợ máu với nhân dân (mà  Việt Cộng chúng đã được dạy dổ là bất cứ thứ gì trong vùng NGUỴ đứng dưới họng súng của cách mạng đều có tội chết). Khi quận đội Quốc Gia và đồng minh đổ quân tái chiếm, biết là đã bị thua nên trên đường tháo chạy trở về RÚ, không thể đem theo đám tù binh quá đông, (rất dể bị bại lộ), mà cũng không thể phóng thích họ trở về gia đình, Việt Cộng đã đi dến một quyết định, mà cho đên bây giờ họ vẫn không đủ can đảm nhìn nhận vì đây là tội ác trời không dung , đất không tha: GIẾT HẾT

Đức Quốc Xã giết dân Do Thái bằng những phòng hơi ngạt. Việt Cộng không có phòng hơi ngạt, cũng không thể phí phạm đạn dược, Việt Cộng dùng phương pháp đơn giản và tiết kiệm nhất, cứ cột tay các nạn nhân thành tùng chùm, rồi lấy cuốc giết người thứ nhất, đạp xuông hố, người đầu tiên sẽ lôi cả giây xuống hố, rối chôn sống, người nào ngoan cố cho thêm một cán cuốc sau gáy: gon nhẹ, không tốn đạn mà lại nhanh chóng. "Khách hàng"'của bọn khủng bố: Giáo sư Ngoai quốc tình nguyện dạy đại học Huế, thầy tu Công Giáo, Bọn dân theo đạo Công Giáo, hoc sinh trung học (nghĩa là ai sông trong chế độ NGUỴ SÀI GÒN đều đáng chết.. Đây là vùng đất mà vào dịp tết người ta làm giỗ, cả một làng hay một khu vực chứ không chỉ lẻ tẻ vài nhà. Số những tử thi bị vùi lấp lên tới số ngàn. Việt Cộng dù biết không thể che đấu, nhưng vẫn cố gắng hết sức có thể để chối bai biến tội ác và cứ đổ thừa cho bon MỸ NGỤY giết hại dân Huế là xong.

Trời bất dung gian nên hai anh em Hoàng phủ đã lở miệng (tuy không nói thẳng ra và vẫn che dấu) để lòi ra chân tướng của mỉnh. Bọn khủng bố cũng không thể giải thích được việc cột tay tử tội thành từng hàng với nhau và nhiều tử tội có dấu hiệu bị chôn sống hoặc bị đánh bằng vật cứng đến bể sọ. . Tôi không phải là chuyên viên hình sự nên tôi chỉ có câu hỏi này rất mong các anh GIAI# PHÓNG QUÂN trả lời dùm:

- Mỹ Nguỵ tụi nó giàu, nó chỉ cần bắn vài chục băng đạn, tại sao nó lại phải chịu khó cột tay các nan nhân bằng giây, rồi lấy cuốc đập đầu cho bể sọ rồi mới liệng xuống hố.

- Hành động buộc tay lại với nhau là dùng để áp giải một doàn đông người để giữ trật tự, hợp lý hơn với quân "Giải Phóng" đang giải một toán đông tù binh  cố chạy về rú (nơi trú ẩn tự nhiên).

- Sự thực rồi cuối cùng sẽ bị bộc lộ, chỉ có những con bò đỏ (như màu cờ Cộng Sản các anh còn ngu muội). Trên thế giới mọi người đều lần lần nhìn thấy bộ mặt thực của các anh ( VẢI THƯA KHÔNG CHE ĐƯỢC MẤT THẾ GIAN)

- Hay các anh nghĩ rằng các anh có thể che dấu sự thực về cuộc chiến ở Việt Nam cho đến vĩnh viễn.

Từ sau 30/4/75 tự nhiên trong thâm tâm tôi nãy sinh bệnh ghét cay ghét đắng người phía trên vĩ tuyến 17. Đừng nói gì con người, bất cứ dính dáng gì về khu vực này. Mà nhiều khi mình ghét, không biết lý do( nhưng trước 30/4/75 tôi không có "bệnh" này vì lúc đó bạn bè  di cư 54 khá nhiều. Bọn nón cối sau 75 chúng nó tự hào nhiều chuyện mà sau đó chính chúng no ra tay giết đi không thương tiếc vì nguy xuẩn, ít nhất là tôi thấy có hai chuyện:

- Bọn nó tự hào là cái nôi sáng tác ra món phở,  và phổ biến phở ra khắp thế giới. Sai hay trúng mình không biết, nhưng tình cờ mới đây mình nghe chúng nó vừa " sáng ( hay tối tạo)" ra món " phở tôm" một cách rất tự hào. Bọn thô lỗ này đã tự tay vung dao giết chết món ăn nhiều người Việt coi là quốc hồn quốc tuý, chờ cho đến khi thế giới thưởng thức món ăn mọi rợ này và phê bình " Món ăn gì... như sh*t vậy!!!" bởi vỉ ai ăn phở cũng biết, món này mà xuống tới ..."phở gà" đã là quá mức chịu đựng rồi. Thế giới đang chờ nhân dân thủ đô Hà Nội chế ra "PHỞ CÁ" nữa là đủ bộ.

Một món nữa mà nhân dân thủ đô cũng ra tay giết gọn (có sự tiếp tay của đám Việt Kiều Yêu Nước. đem qua phổ biến ở nước ngoài) là cà phê sữa pha thêm trứng. Cà phê sữa Việt Nam đang nổi tiếng đột nhiên có pha thêm trứng gà lòng đỏ thì người ta( dân du lịch) không biết là đang thưởng thức cà phê, hay đang ăn bánh flanc hay sửa chua của Pháp (chưa kể không biết có tránh được (dau bụng, ải chỉa) không.

Đây là bệnh chung của những người dốt, nhưng lại muốn chơi nỗi lấy tiếng. Tôi thỉnh thoảng xem các video của những ngườ itrẻ  miền Bắc trẻ, nhiềy khi mình cảm thông và thấy thương vì các cháu mặt mày sáng sủa , mà ở riết với một chế độ như hiện nay, chẵng sớm thì muộn các cháu cũng trở nên như thế. Nhiều khi mình suy nghĩ nếu gặp những khuôn mặt như thế này ngoài chiến trường liệu mình có đủ sức mạnh bóp cò súng?

Mình biết chiến tranh bằng súng đạn trên chiến trường đã chấm dứt (thậm chí nhiếu người từ miền Nam ra đi đã coi như Việt Nam có hoà bình). Với tôi và nhiều người miền Nam nhận ra rằng, dù không  chết vì súng đạn như ngày xưa, nhưng cuộc chiến vẫn còn, khi một quốc gia cưỡng chiếm một quốc gia khác bằng võ lực, hành hạ con dân người ta bằng mọi cách thức ghê rợn nhất (xua đuổi hàng trăm ngàn ngưòi phải trốn đi và vùi sâu thân xác dưới biển, trên rừng, chuyện này tưởng đã chấm dứt, ai ngờ vẫn còn xãy ra lai lai (chưa kể đến những kinh hoàng thời chiến tranh : đập đầu chôn sống gần 7000 nhân mạng tết Mậu Thân ở Huế, dội đạn đại bác lên đoàn dân chay loạn từ Quãng Trị về Huế. Không một lời nhận tội xin lỗi, quan tâm. Tỉnh khô như ruồi.

Thành thật mà nói rõ ràng vẫn còn hai loại người Việt với nhau và trong mắt quốc tế: Việt Cộng và NO Việt Cộng,  những ai còn tin vào uy tín của Việt Cộng thì hãy nhớ: chúng đã sổ toẹt vào chính chữ ký ( tạm hưu chiến vài ngày vao dịp têt) năm 1968, và sau hiệp định Paris 1973 của chính mình. Hãy nhớ những hành động này, để khi vì muốn hợp tác , hoà giải mà nhận ra mình bị nó " NUỐT SỐNG" hồi nào không hay( vì dùng đạo đức  căn bản của con người để đối xử với Việt Cộng thì chuyện đó sẽ xãy ra thôi.


Ngươiviettudo

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Mar/2025 lúc 8:11am

Tháng Ba Buồn… Hiu


5410%20Thg3BuonHiuNgTheThuy

       Thời gian 35 năm, từ 3/75 tới 3/2010, là một nửa đời người nếu tôi chỉ xin được sống bình an đến 70 tuổi thôi là đủ rồi, vậy mà hằng năm cứ đến tháng 3 là lòng tôi lại nao nao buồn bã, bao hình ảnh của chiến trận năm xưa, vào hạ tuần tháng 3/75, lại hiện về khiến tôi giảm tuổi thọ! Cuộc chiến “không chiến” ấy chỉ xảy ra trong vòng một tuần lễ trên một đoạn đường không xa, từ cửa Thuận An, Huế đến bờ biển Non Nước Đà Nẵng mà có quá nhiều đổi thay, quá nhiều điều khó hiểu luôn dày vò tâm can khiến tôi lại ngậm ngùi nghĩ về Tháng Ba Buồn Hiu!Tôi gọi cuộc chiến“không chiến” không có nghĩa là máy bay ta và địch đấm đá nhau trên trời mà là quân ta ở dưới đất chưa có đánh nhau thực sự với địch mà đã phải rút theo lệnh, theo lệnh vào ngõ cụt khiến quân ta bị đẩy vào cửa tử! Tôi còn nhớ như in những ngày buồn thảm ấy, như mới xảy ra ngày hôm qua mà thôi!

Ngày 25/3/1975

       Mới 6g30 sáng, Đại Úy Nguyễn Quang Đan, danh hiệu Đại Dương, chánh văn phòng Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, đã gọi tôi trình diện gấp. Vừa gặp anh, Đại Dương vội vã nói với tôi như có việc khẩn cấp:

– Tiểu Cần mang PRC25 ra ngay bãi trực thăng TL/SĐ chờ tôi.

– Nhận rõ, tôi chờ Đại Dương tại bãi trực thăng của TL.

       Theo kinh nghiệm, tôi lập lại khẩu lệnh cho chắc ăn để không hiểu lầm rồi làm sai lệnh của cấp trên, chào Đại Dương xong là tôi mang máy PRC25, ba chân bốn cẳng chạy thẳng ra chỗ trực thăng của Tư Lệnh đang đậu, nhưng trong đầu không khỏi thắc mắc về cử chỉ vội vã khác thường này của Đại Úy Đan. Nhưng cũng không còn thì giờ để nghĩ tiếp vì xe jeep của TĐ/THD chở phi hành đoàn cũng vừa tới, 2 phi công phóng vội lên trực thăng và cho nổ máy. Khoảng 5 phút sau thì Đại Úy Đan đi tới cùng với Đại Tá Tham Mưu Trưởng/SĐ Lê Đình Quế, danh hiệu Quang Trung, tất tả đến, chúng tôi cùng leo lên trực thăng ngay.

       Cất cánh lên cao, trực thăng trực chỉ hướng Bắc, dọc theo bờ biển, khi vừa qua khỏi Lăng Cô, Đại Úy Đan ghé sát miệng vào tai tôi gần như hét lên để át tiếng cánh quạt máy bay:

– Tiểu Cần gọi LĐ147 để Quang Trung nói chuyện với Long Mỹ.

       Long Mỹ là Đại Tá Nguyễn Thế Lương Lữ Đoàn Trưởng LĐ147/TQLC. Khoảng 30 phút sau, trực thăng đến vùng bờ biển Thuận An, nơi tập trung quân của Lữ Đoàn, theo lời yêu cầu của Đ/Úy Đan, trực thăng giảm độ cao, bay rất thấp, thấp đến độ tôi có thể nhìn rõ màu bảng tên của tiểu đoàn các anh TQLC ở dưới đất, thấy rõ các anh ngước lên đưa tay vẫy mỗi khi trực thăng bay qua phạm vi đóng quân của từng đơn vị, những gương mặt vui tươi với những nụ cười hy vọng dù rằng cả một ngày và đêm các anh phải đi bộ từ tận cùng phía Bắc Huế về đây theo kế hoạch lui binh. Nhưng các anh vui tươi và hy vọng điều gì khi chỉ 1 chiếc trực thăng bay ngang? Hẳn nhiên là mong thẩm quyền “cõi trên” nhìn thấy và biết rõ những gì các anh đang cần để mà đáp ứng hầu tiếp tục chiến đấu.

       Là lính truyền tin mang máy đi theo Tư Lệnh nhiều năm, loáng thoáng nghe qua cuộc điện đàm giữa Quang Trung và Long Mỹ nên tôi hiểu được tình hình và những chuyện gì đang xảy ra dưới bờ biển kia! Tôi thông cảm với nụ cười và hy vọng của các anh mỗi khi trực thăng bay qua, dù rằng không biết là giới chức nào ngồi trên đó, nhưng ít nhất “trực thăng” cũng đã thấy tận mắt hoàn cảnh bi đát của các anh, “kìa đoàn quân chiến thắng” không phải trở về mà bị buộc lui binh, lui binh trên lộ trình “rút cầu”! Cầu phao ở cửa Tư Hiền, trên đường lui binh đã không được thực hiện theo kế hoạch Alfa!

       Trực thăng bay dọc theo bờ biển theo hướng Nam Bắc và ngược lại nhiều lần để Quang Trung nói chuyện với Long Mỹ, khoảng 30 phút sau thì trực thăng quay về BTL/SĐTQLC trong căn cứ Non Nước.

       Về đến BTL/SĐ chưa đầy 10 phút, đang uống ly nước lạnh do T/S Hòa, văn thư của TL cho để dằn “bụng đói” thì Đại úy Đan gọi vào văn phòng:

– Tiểu Cần, tụi mình sẽ bay ra Thuận An nữa để tiếp tế gạo cho anh em, chúng ta vẫn dùng trực thăng của Thiếu Tướng Tư Lệnh.

– Tôi luôn sẳn sàng, chúng mình sẽ bay ra tiếp tế gạo cho anh em, tôi ra trực thăng trước để chờ thẩm quyền.

       Khi tôi đến nơi thì một số anh em thuộc TĐ/THD đang chất những thùng gạo sấy lên chiếc trực thăng, tôi phụ một tay để cố sắp xếp sao cho càng nhiều càng tốt, nhưng khoang tàu chỉ có sức chứa 10 thùng là tối đa. Vậy với chỉ một chiếc như thế này thì chở không được bao nhiêu, và phải bao nhiêu chuyến trong lúc hơn 3000 người đang “bụng không, bãi cát trống”?Vẫn bay dọc theo bờ biển lên hướng Bắc, khi gần đến vị trí LĐ147 thì phi công hỏi Đại Úy Đan kế hoạch tiếp tế những thùng gạo sấy này thì anh Đan cho lệnh đáp xuống bãi cát, anh em dưới đất phụ vào để giải tỏa rất nhanh cho trực thăng cất cánh làm chuyến khác. Nơi đầu tiên nhận được gạo sấy là một đơn vị PB.

       Qua chuyến thứ hai, theo tính toán của anh Đan và phi công thì đáp và cất cánh tốn nhiều thời gian nên các anh cho trực thăng bình phi cách mặt đất chừng 10m rồi chúng tôi xô các thùng gạo sấy xuống, làm cách này rất nhanh, nhưng sau đó thì được biết một vài anh em bị thương vì thùng gạo rơi trúng người!

       Xin lỗi các anh, cái khó nó bó cái khôn, chúng tôi không biết làm gì hơn. Chuyến thứ ba đã hoàn tất, như vậy chúng tôi đã thẩy xuống được tất cả 30 thùng gạo sấy, nhưng một thùng có bao nhiêu bịch gạo thì khó mà biết. Vội vã quay trở lại Non Nước để làm chuyến thứ tư trước khi phi cơ phải đi đổ xăng thì một bất ngờ, hết sức bất ngờ xảy ra. Phi công báo cho Đại Úy Đan (K21VB) biết là trực thăng của Chuẩn Tướng Điềm, TL/SĐ1/BB lâm nạn, rớt xuống đất, hiện ông Tướng Tư Lệnh, sĩ quan tùy tùng và phi hành đoàn đang trong tình trạng hết sức nguy hiểm, lại chưa liên lạc được với giới chức nào để tiếp cứu, phi công xin ý kiến Đại Úy Đan.

       Nên nhớ trực thăng Đại Úy Đan đang sử dụng là trực thăng chỉ huy của TL/SĐTQLC và được Thiếu Tướng TL cho dùng để tiếp tế gạo cho lính của ông, vì không còn bất cứ phương tiện nào khác, nên trong trường hợp cần thiết và nguy hiểm này Đại Úy Đan hiểu được Chuẩn Tướng Điềm cũng sẽ không còn “chuồn chuồn” nào tới cứu ông! Đại Dương Đan OK với phi công đi cứu người ngay trước khi thông báo về BTL/SĐTQLC để xin “hợp thức hóa” sự liều mạng này.

       Trực thăng đang xuôi Nam liền “quẹo” phải về hướng Tây (Trường Sơn) rồi “quẹo” phải một lần nữa về hướng Bắc, bay chừng 5 phút thì chúng tôi phát hiện trực thăng của Tướng Điềm nằm nghiêng đằng sau hàng dương liễu gần QL1, khoảng 10 km phía Bắc Lăng Cô.

       Chúng tôi vừa đáp xuống cách trực thăng bị nạn chừng 150m thì phi hành đoàn, Chuẩn Tướng Điềm và một vị thiếu tá rời khỏi trực thăng chạy về hướng chúng tôi. Lập tức toán VC ở bìa làng gần QL1 cũng đang tiến đến chỗ trực thăng bị nạn liền khai hỏa về phía chúng tôi!

       Có lẽ trước khi chúng tôi đáp xuống cứu chuẩn tướng thì toán VC này còn ở xa hoặc đang thăm dò tình hình và xin lệnh “thủ trưởng” là bắt sống hay giết chết! Nhất định phải bắt sống, vì VC nghĩ những “địch quân” ngồi trên “máy bay lên thẳng” ắt phải là cấp “sư”. Nay thấy chúng tôi đến cứu vớt, “hớt tay trên” những nhân vật quan trọng từ “trời rơi xuống”, những mồi ngon của chúng nên chúng vội vã xả súng để hy vọng gỡ gạc may ra gây cho địch “từ chết tới bị thương”.

       Nhìn thấy Chuẩn Tướng Điềm khập khiễng khó khăn chạy trên cát mà VC thì bám sát bắn rát sau lưng ông, tôi tự động không cần đắn đo suy nghĩ mà phóng ào ra khỏi trực thăng, chạy thật nhanh đến ông, dìu tiếp sức giúp ông chạy nhanh hơn. Ông và tôi là hai người cuối cùng còn “đầu đội trời, chân đạp đất”, vừa chạm tay vào mép sàn trực thăng thì trên máy báy bao cánh tay của các “thượng đế” đưa ra nắm lấy chúng tôi, người túm áo, người nắm vai, thậm chí còn có thượng đế dám nắm cổ ông tướng kéo lên, miễn sao thoát khỏi bàn tay của quỷ dữ.

       Trực thăng bốc lên ngay khi hai chân tôi còn đang tòng-teng phía ngoài, vài tràng súng bắn theo, tôi lạnh giò đúng nghĩa, nhưng khi đã an vị trên sàn thì tôi đưa tay vẫy vẫy chọc quê mấy cháu “baác”, giã từ vũ khí AK. Cùng lúc một bàn tay vỗ nhẹ vai tôi, tôi quay lại, ông tướng mỉm cười nói:

– Cám ơn em, em tên gì?

       Trực thăng của TL/SĐTQLC đưa TL/SĐ1BB và phi hành đoàn bị nạn về đến phi trường Đà Nẵng (SĐKQ) là Đại Úy Đan cho quay trở về BTL/SĐ ở Non Nước ngay. Tôi chuẩn bị sẵn sàng chất gạo sấy lên máy bay cho chuyến tiếp tế thứ tư, nhưng khi anh Đan và tôi vừa nhảy ra khỏi thì trực thăng bốc cao, tôi hỏi:

– Trực thăng đi đâu vậy Đại Dương?

Anh Đan lắc đầu đáp gọn, giọng nói như nghẹn họng:

– Đi đổ xăng”.

       Sau 3 phi vụ tiếp tế, tôi không còn nhận được lệnh gì nữa, coi như chuyện bay ra Thuận An để thả những thùng gạo sấy xuống cho anh em nhai chấm dứt, tôi xin nhấn mạnh chữ “nhai”, vì anh em có còn giọt nước nào đâu để đổ vào gạo sấy cho gạo sẽ thành cơm! Dù xung quanh các anh là những đầm nước, là đại dương mênh mông, vì người ta có thể uống nước tiểu chứ không thể uống nước biển. Quả thật anh em LĐ147 đang chết “vì nước” trước biển cả! Nếu anh em ăn được cát thì đâu cần trực thăng tiếp tế lương thực! Không ăn được cát thì “cát ăn”, cá ăn kiến, kiến ăn cá mà, đã có nhiều xác phải vùi vội vàng xuống cát vì không có tiếp tế! Chết vì không có trực thăng tiếp tế đạn dược, thuốc men, nước uống và lương thực dưới bầu trời đầy “chuồn chuồn” đang xuôi Nam!

      Vị danh tướng tiền phương QĐ1 khi ra mắt cuốn sách viết về trận chiến Bình Long Anh Dũng “Hell In An Lộc” đã trả lời phóng viên báo Người Việt:

– Trận An Lộc chứng tỏ một cách hùng hồn rằng QLVNCH nếu được yểm trợ đầy đủ về hỏa lực và tiếp liệu thì có thể đánh bại các sư đoàn thiện chiến nhất của Bắc Việt, dù chúng được pháo binh và thiết giáp yểm trợ”. (NV 8803).

       Vậy mà khi điều binh cuộc chiến “Tháng Ba Buồn Hiu 3/75” này, dưới tay Tướng Tư Lệnh có SĐ1/KQ và HQ vùng 1 Duyên Hải, PB đủ loại mà ngài lại quên sử dụng để yểm trợ hỏa lực và đạn được khiến quân dưới quyền của ngài, cụ thể là LĐ147/TQLC thiếu đạn để bắn quân thù, anh em chúng tôi bèn dùng lựu đạn M26 để ôm nhau rút chốt!

       30 năm sau hay 70 năm thì vẫn thắc mắc suông vậy thôi chứ nào dám hỏi ai đâu!Ngay việc muốn hỏi Đại Úy Đan là tại sao không tiếp tục tiếp tế gạo sấy cho LĐ147 mà tôi còn không dám hỏi thì nói chi tới chuyện lấy “sào khều mặt trời”, dám thắc mắc với Trung Tướng Tư Lệnh Tiền Phương QĐ1, tác giả “Hell In An Lộc” rằng sao ông không cho lui binh theo QL1 mà lại điều quân ra bờ biển, bảo quân đi qua cầu phao ở cửa Tư Hiền, nhưng ngặt nỗi cầu phao thì không bắc mà những con thuyền (tàu) thì cũng “viễn xứ”! Thôi thì đành anh em ta ôm “em 26” vào lòng cho sướng!

       Đại Tá Nguyễn Thành Trí TLP, chỉ huy lực lượng TQLC tại mặt trận Quảng Trị Huế đã ghi lại lệnh rút lui của Tướng Tiền Phương Lâm Quang Thi như sau:

– Lực lượng Tây Bắc Huế do tôi (Tướng Thi) chỉ huy sẽ rút về Thuận An, sau đó di chuyển về cửa Tư Hiền. Tại đây Hải Quân và Công Binh QĐ1 sẽ thiết lập cầu phao để các cánh quân vượt sông nhanh chóng và dễ dàng. LĐ468/TQLC từ đèo Hải Vân sẽ cử 1 đơn vị đến chiếm núi Vĩnh Phong để bảo vệ điểm vượt sông đồng thời làm thành phần tiếp đón. SĐ1/BB do Tướng Điềm chỉ huy sẽ rút theo trục QL1 và sẽ tập trung về điểm vượt sông (cửa Tư Hiền), song song cùng với cánh quân TQLC...”

       Hay quá! Nhưng chỉ kẹt một sợi tóc là “cóc có cầu phao” nên SĐ1 tan hàng và LĐ147/TQLC bị đưa ra “pháp trường cát Thuận An”! Tại sao không có cầu phao? Câu trả lời thuộc về HQ vùng 1 và CB/QĐ1, cao hơn là TL Tiền Phương.

Ngày 26/3/1975:

       Phạm vi trú đóng của TL/SĐ yên lặng, mọi người làm việc bình thường, cái bình thường hình như không yên ổn. Tôi chỉ loanh quanh trong vị trí đóng quân, sẵn sàng xách máy chạy theo TL bất cứ lúc nào ông đi bay. Thỉnh thoảng tôi lên TOC (TTHQ/SĐ) để kiểm soát lại hệ thống liên lạc, mật hiệu, tần số xem có gì thay đổi hay không rồi trở về ngay chốn cũ “bến đò xưa”.

Ngày 27/3/1975:

       Tin LĐ147 bị hốt trọn gói, bị bắt hết (trừ một số thương binh đã được LCM vào bốc từ hôm trước) chỉ vì hết đạn và tàu HQ không vào đón theo kế hoạch lui binh Alfa khiến chúng tôi rụng rời tay chân. Trời hỡi, trời ơi! Tôi thực sự bàng hoàng sửng sốt, không tin là sự thật! Mới chỉ hôm qua hôm kia thôi, các anh còn cười đùa “vẫy tay chào nhau” với chúng tôi để đón những bịch gạo sấy. Cái kết thúc quá tàn nhẫn và đau thương!

       Các anh còn đội ngũ đội hình vững vàng, còn đầy đủ cấp chỉ huy can trường luôn sát cánh cùng quân sĩ của mình, các anh vẫn còn đầy đủ hay dư thừa sự gan lì và kỷ luật của một đoàn quân luôn chiến thắng và chưa bao giờ biết lùi bước. Nhưng các anh lại thiếu đạn dược lương thực và đau đớn là bị bỏ rơi chỉ vì bờ biển “cạn” tàu không vào được! Các anh bị bắt chỉ vì cầu phao tại cửa Tư Hiền không được HQ và Công Binh thiết lập theo lệnh của Trung Tướng TL/TP. Ai là người gây ra thảm họa này? Nếu TL/QĐ1/TP chọn lui binh theo QL1 thì chắc chắn không có thảm cảnh cá nằm trong rọ. Ai đã đơm LĐ147? Lữ đoàn 147/TQLC gồm các Tiểu Đoàn 3,4,5 và 7 chính là những tiểu đoàn tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị thì nay những tiểu đoàn ấy lại bị bỏ rơi một cách khó hiểu.

       Trận chiến năm 1972 và tái chiếm Cổ Thành, chỉ một đoạn đường không bao xa, từ ngã ba Tri Bưu đến chân thành Đinh Công Tráng, các anh đã phải bò, trườn, lăn, có ngày chỉ tiến được 50m với hằng trăm đồng đội bị gói trong “poncho”. Trung Tá Nguyễn Văn Cảnh TĐTr/TĐ3, một trong mũi tấn công đã nói rằng ngày nào tiểu đoàn chỉ hy sinh dưới 20 mạng là “may mắn” lắm rồi! Vì thế trong 55 ngày đêm từ khi khởi sự cho đến lúc ngọn cờ quốc gia phất phới bay trên đống gạch vụn thành Đinh Công Tráng theo lệnh của Tổng Tư Lệnh tối cao thì binh chủng TQLC chúng tôi đã phải hy sinh hơn 3000 tay súng, mà một người hy sinh thì 4 người bị thương! Nhưng ngày đó chúng tôi không khóc, vậy mà hôm nay 27/3/1975, cũng hơn 3000 tay súng TQLC phải “chết đứng” trên bãi cát chỉ vì súng họ không còn đạn khiến anh em chúng tôi khóc!

       Chúng tôi khóc vì thương cho đồng đội bị dồn vào lưới, tống vào rọ ở bờ bên kia cửa Tư Hiền, ngăn sông chỉ vì thiếu một cái cầu phao! Tôi thương cho thằng Hùng, thằng Lý, thằng Đức v.v.. Tôi nhớ đến Cam Ranh, Thiếu Tá Phạm Cang TĐTr/TĐ7, một thần tượng của tôi, anh là xử lý Lữ Đoàn 147 sau khi LĐT bị thương, anh đã ở lại để cùng bị trói với đồng đội Lê Quang Liễn, Phạm Văn Tiền, Nguyễn Văn Sử với hơn 3 ngàn thuộc cấp!

Ngày 28/3/1975:

       Như thường lệ, cứ 6 giờ sáng là tôi đã quân phục chỉnh tề, kiểm soát máy PRC25, pin, hệ thống liên lạc v.v.., nếu có một trục trặc nhỏ là tôi được ưu tiên đổi máy mới toàn hảo, mang máy theo Tư Lệnh thì mọi thứ mọi điều phải 5/5. Tánh của ông nghiêm nghị ít nói, suốt 3 năm mang máy theo ông tôi chỉ một lần bị sao “quả tạ” chiếu mạng. Ngày N, trên đường bay đến LĐ258, TL muốn nói chuyện với Đồ Sơn, Đại Tá Ngô Văn Định, Lữ Đoàn Trưởng, nhưng không hiểu vì sao mà tôi không thể liên lạc được với BCH/LĐ dù máy móc OK, thời tiết tốt.

       TL nhắc lần thứ nhất với Đại Úy Đan, chánh văn phòng TL, rồi lần thứ 2, thứ 3, anh Đan nhìn tôi lo lắng thương hại, còn tôi thì hồn vía “lên mây”! Lần thứ 4 TL quay sang “gõ” vào đầu tôi và nói tiếng Đức, chỉ có vậy thôi, rồi trực thăng cũng đáp tại LĐ258 và đã có Đại Bàng Đồ Sơn ra đón TL. Có điều nghĩ lại cũng buồn cười, TL là “Bắc Kỳ” 100% mà lại nói tiếng Đức theo lối “Nam Kỳ” nên nghe lạ tai và kỳ kỳ làm sao ý. 1 kỷ niệm khó quên.

      Đã 10 giờ sáng rồi mà không thấy động tĩnh gì cả, thường thì TL đi thăm các đơn vị vào lúc 8 giờ sáng. Tôi lò mò đến gặp đầu bếp của TL, Tr/S Nam để thăm dò tin tức chứ trong lòng đầy mối lo nhưng lại “bụng không dạ trống”, anh Nam luôn cưu mang tôi mỗi khi túi không tiền, mà túi tôi không tiền gần như suốt 25 ngày trong tháng.

       Vừa trông thấy tôi mang bộ mặt rầu rĩ, anh Nam tưởng lầm tôi đói nên cho một chén cơm nguội đỡ lòng. Kể ra sự “hiểu lầm” của anh Nam cũng rất dễ thương và ước mong ai cũng hiểu lầm nhau theo phong cách này. Vừa nhai lưng chừng nửa chén cơm nguội thì Tr/Hòa vào gọi bảo tôi đi gặp Đại Úy Đan gấp! Thế là đành bỏ dở chừng chén cơm nguội đang ngon miệng, rồi ba chân bốn cẳng chạy đi, lòng thầm nhớ câu cải lương “tình chỉ đẹp khi còn dang dở”.

       Tôi không còn nhận ra Đại Úy Đan của ngày hôm qua nữa, trông anh tựa như người vừa bị VC bắt, hẳn là anh đã thức trắng đêm, tôi nào có hơn gì anh, quanh đây đầy một không khí tang tóc, hình như ai cũng khóc cho đồng đội vừa mới...! Không phải như lời ca Cờ Bay “vừa mới chiếm lại đêm qua bằng máu” mà các anh “vừa mới bị trói đêm qua đầy máu”!

Đại Úy Đan nhỏ nhẹ bảo tôi:

– Tiểu Cần đến TĐ truyền tin SĐ nhận 2 bộ antena trời, 2 âm thoại viên và 2 máy PCR25 rồi sang BTL/Hải Quân bên Sơn Chà gặp Đ/Úy (?) Hải Quân trực TOC, ông ấy sẽ hướng dẫn địa điểm để Tiểu Cần thiết lập hệ thống liên lạc dã chiến cho Tư Lệnh.

– Thưa Đại Dương, anh em tôi đi bằng phương tiện gì?

– Tiểu Cần đi bằng xe của TL, Tài xế Ngọc đã sẵn sàng rồi.

– Sau khi xong rồi tôi phải làm gì tiếp, thưa Đại Dương?

– Standby, chú ở đó để chờ lệnh mới.

– Nhận thẩm quyển 5/5, ở tại đó để nhận lệnh mới.

       Tôi đến TĐTT thì gặp Đai Úy Trần Văn Viễn (ĐĐT/ĐĐKTHQ) đang chờ tại văn phòng, Đ/U Viễn là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi, anh em tôi làm việc với nhau lâu rồi và có thật nhiều kỷ niệm êm đềm, anh luôn hướng dẫn và giúp đỡ mỗi khi tôi cần đến. Sau khi trao cho tôi 2 bộ antena trời và những gì cần thiết cùng 2 âm thoại viên, T/S Tân, H/S Mạnh, Đ/U Viễn nắm chặt tay tôi nhắn nhủ:

– Sang bên đó nếu có gì trở ngại, chú gọi cho tau ngay, đi bình an.

– Cám ơn anh, tôi sẽ...

       Theo đúng nhà binh thì phải gọi là “đại úy”, nhưng đối với tôi, gọi cấp bậc tuy đúng nhưng họ chỉ là cấp chỉ huy, còn khi tôi gọi anh Viễn, anh Cang, anh Đan ở chỗ riêng tư thì các anh vừa là cấp chỉ huy vừa là vai anh về mọi phương diện trong một gia đình. Tôi không ngờ đó là lần cuối cùng chào anh! Chúng tôi gặp lại nhau sau 33 năm trên đất tạm dung nhân dịp đại hội TQLC 2008 tại Nam CA.

       Chúng tôi đến BTL/HQ vào lúc 12 giờ 15 và đã gặp ngay vị Đ/U HQ (quên mất tên rồi), ông dẫn tôi đến địa điểm đã chỉ định sẵn, đó là một “bunker”, hầm nổi bằng bao cát 10m x 6m, nằm cách hầm TOC/HQ chừng 5m. Sau khi quan sát, tôi quyết định dựng antena trên nóc hầm. Sau hơn 1 giờ làm việc, tôi, TS Tân, HS Mạnh và cả TS Ngọc tài xế đã dựng xong antena, bắt đầu vào hệ thống liên lạc để thử từ QĐ, SĐ, các đơn vị bạn được 5/5, tôi gọi về báo cho Đ/U Đan bằng tần số riêng thì vẫn nhận được lệnh y như cũ, có nghĩa là “standby”, chờ lệnh mới.

       Ngồi tựa vào tường cát của hầm trú ẩn để nghỉ cho bớt mệt, khi hăng say làm việc thì quên đói, giờ đây ngồi không, bao tử trống réo gọi! Đói cồn cào, từ sáng sớm đến giờ mới chỉ có nửa chén cơm nguội, nghĩ đến nửa chén còn bỏ dở mà vị chua tiết ra càng làm bao tử xót! Chính lúc này tôi lại nhớ đến cái đói của anh em trên bãi cát Thuận An mà cách nay 3 hôm mới chỉ nhận được 30 thùng gạo sấy cho hơn 3000 người, nếu chia đều, mỗi TQLC được 1 muỗng café! Ê chề quá!

       Mặt trời khuất bóng về hướng Tây, cái váng vàng úa của buổi chiều tàn phản chiếu lại lên bầu trời một màu ảm đạm thê lương! Hay tại tôi “lòng buồn cảnh có vui đâu bao giờ”! Màn đêm bắt đầu bao phủ cũng là lúc Tư Lệnh TQLC đến rồi lần lượt các vị TL quân binh chủng khác đáp trực thăng về đây mở cuộc họp ngay tại TOC/HQ (Trung Tâm Hành Quân Hải Quân). Ngồi ở cửa hầm TOC với Tr/Úy Tạ Hạnh,chúng tôi nhận diện được quý tướng lãnh vào họp trong TOC là Trung Tướng Tư Lệnh QĐ1 Ngô Quang Trưởng, Trung Tướng Tư Lệnh Tiền Phương QĐ1 Lâm Quang Thi, Thiếu Tướng TL/TQLC Bùi Thế Lân, Tướng Nguyễn Duy Hinh TL/SĐ3/BB, Tướng TL/HQ Hồ Văn Kỳ Thoại, tôi không biết rõ cấp bậc Hải Quân nên cứ gọi là ông Tướng cho chắc ăn, cùng khoảng năm sáu vị đại tá, trong đó có Đại Tá Nguyễn Thế Lương LĐT/LĐ147, ông bị thương nên Th/Tá Phạm Cang TĐT/TĐ7 được chỉ định xử lý LĐT/LĐ147.

       Cũng cần nói thêm là trong các vị tướng Tư Lệnh đến họp, tôi không thấy 2 vị tư lệnh “không quân”, (nói lại cho rõ là tôi không thấy chứ chưa hẳn là nhị vị này vắng mặt).Đó là Tướng “không quân” TL/SĐ1/BB, đại đơn vị của ông đã bị cái “cầu phao” lừa, còn Tướng Khánh TL Không Quân vùng 1 chả nhẽ cũng “không quân” nên không cần đến dự? Có cũng như không chăng? Vì mấy ngày này chẳng thấy phản lực bỏ bom đâu cả mà bỏ đi đâu! Chẳng thấy chuồn chuồn chuyển quân, tiếp tế, tải thương đâu cả! Chẳng lẽ “mắng mí phí táy, thiểm zường tú lọoc tài zỉ”, có nghĩa là chuồn chuồn bay mất thì mưa ngập bờ ao! Trong khi các vị tướng lãnh đang họp trong TOC thì CSBV bắt đầu pháo kích vào BTL/HQ, cường độ tăng dần, lúc đầu có những trái rớt ngoài vòng đai BTL/HQ nhưng rồi tiền sát viên của chúng nằm gần đâu đây để điều chỉnh dần vào mục tiêu, nhiều trái nổ gần chỗ chúng tôi, tài xế Ngọc báo cho biết xe jeep của Tư Lệnh bị pháo không còn sử dụng được nữa, môt số C&C bất khiển dụng.

       Cuộc họp khoảng hơn một giờ thì chấm dứt, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đi ra trực thăng trước, Thiếu Tướng Tư Lệnh TQLC ngoắc tôi và bảo mang máy theo Trung Tướng TL/QĐ1. A-lê-hấp, tôi quảy máy PRC25 lên lưng và tức tốc chạy theo, ra đến sân cờ, nơi trực thăng đậu, tôi còn đang chờ một vị thiếu tá lên trước rồi tôi mới lên. Ngồi trên trực thăng ngó xuống, thấy tôi Tr/Tướng hỏi:

– Chú đi đâu đây?

– Thưa Trung Tướng, Th/Tướng TL tôi bảo tôi mang máy theo Tr/Tướng.

Suy nghĩ trong giây lát rồi ông Tướng khoác tay bảo:

– Thôi, không cần, chú trở lại với TL đi, cho tôi gửi lời cám ơn ông.

       Trở lại cửa TOC/HQ, Tr/Úy Tạ Hạnh vẫn còn ngồi đó, tôi trình bày tự sự nhưng cũng chẳng nghe TL hỏi han gì nữa. Rồi tất cả mọi người trong phòng họp lần lượt bước ra và rời BTL/Hải Quân, lúc đó vào khoảng gần 10 giờ đêm, VC vẫn còn pháo lai rai vào sân cờ.

Thiếu Tướng Tư Lệnh bước tới chỗ tôi và Tr/Úy Hạnh, gương mặt TL đăm chiêu, suy nghĩ, Tr/Úy Hạnh vội trình với Tư Lệnh:

– Thưa Thiếu Tướng, mình phải bám theo Tư Lệnh HQ thôi, vì tất cả phương tiện không còn nữa, xe trúng pháo hư rồi, trực thăng cũng hư...

Tư Lệnh suy nghĩ đôi phút rồi gật đầu, Tr/Úy Hạnh quay sang tôi:

– Tiểu Cần, chạy sang gọi tất cả anh em lên đường.

       Tôi vội chạy sang “bunker” gọi 2 ATV, TS Ngọc, HS Hương và vài người nữa rồi nối gót theo TL đi về hướng mà Tướng Thoại mới đi. Chúng tôi băng ngang sân cờ, vừa gần tới vọng gác thì có tiếng anh lính HQ la lớn:

– Ê, đề-lô VC, bắn nó, bắn nó.

Sau tiếng la là một tràng M16 vang lên rồi tiếng người lính HQ:

– Đ.M. ông hạ được mày rồi, thằng khốn nạn.

       Đến chân núi thì chúng tôi bắt kịp toán của TL/HQ, mọi người nối tiếp từng bước thật khó khăn ven theo chân núi Sơn Chà, những tảng đá to nhỏ bám đầy rong biển, lại thêm sóng đánh vào nên tạo ra đoạn đường rất ư là trơn trượt, chỉ sơ sẩy một tí thôi là sẽ bị té nhào hay bàn chân bị kẹt vào giữa 2 tảng đá thì gãy như chơi! Thỉnh thoảng tôi và Tr/Úy Hạnh phải kè hai bên TL để tiếp sức và giúp ông lấy lại thăng bằng. Lúc này mà gãy chân thì cuộc đời coi như đi đứt, cũng may là đêm nay “trăng sáng quá em ơi” nên cũng giúp cho chúng tôi thật nhiều.

       Đi vòng dưới chân núi Sơn Chà chừng 2 tiếng thì chúng tôi ngồi nghỉ, TL/HQ làm tín hiệu bằng đèn pin cho tàu vào rước, có lẽ đến hơn 30 phút sau mà cá lớn cá nhỏ vẫn lặn mất tiêu, không có tàu nào vào đón cả nên TL/HQ nhờ tôi liên lạc bằng hệ thống TT.

Đà Nẵng – Những ngày cuối:

       Trời đất! Một giới chức đứng đầu vùng 1 Duyên Hải mà không có một ATV hay hệ thống L/LTT đi theo? Cũng may là trưa nay, trong lúc rỗi rảnh chờ lệnh mới, và qua nhiều năm tháng trong nghề đã dạy cho tôi những kinh nghiệm và lanh lợi nên tôi đã xin được tần số nội bộ của HQ nên bây giờ tôi vô tình lại kiêm nhiệm thêm vai trò một ATV của TL/HQ nữa, một ATV, hai TL! Chuyện hi hữu như các tướng lãnh họp hành quân mà không có tướng KQ (Tướng Khánh), như TL/HQ mà phải hành quân bộ trong đêm bên bờ biển!

       Sau khi liên lạc được với HQ, họ gửi vào 2 tàu chiến, loại trang bị chiến cụ, không phải để chở quân, hình như là giang tốc đỉnh. Vì có nhiều đá ngầm và sóng biển nên tàu chỉ đậu cách xa bờ chừng 10m nên chúng tôi phải bơi ra. Muốn giữ cho máy PRC25 khỏi ướt nên tôi phải đội máy lên đầu, vì vậy chuyện bơi ra tàu khá vất vả và mệt nhọc, và TL cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng cuối cùng thì chúng tôi cũng an vị trên boong tàu.

       Thiếu Tướng TL,Tr/Úy Hạnh và tôi ngồi trên boong, cuối đuôi tàu, bộ quân phục ướt sũng, gió thổi mạnh, hơi nước biển, sương đêm phủ trùm càng làm tăng thêm cái lạnh suốt một đêm dài, 3 thầy trò bó gối nhìn nhau. Người ta thường nói “bụng đói cật rét” nhưng chúng tôi bụng đói thì có, nhưng không phải cật rét, rét bên ngoài mà là rét từ trong, tự đáy lòng. Hai hàm răng lập cập vào nhau, cố mím môi cắn lợi để kềm lại mà không được, vậy mà TL luôn nhắc tôi phải cố giữ liên lạc với Hải Quân, với HQ802, Tư Lệnh nói:

– Tiểu Cần, chú cố gắng giữ liên lạc với HQ802, không có tôi họ không vào bốc anh em mình đâu.

       Nhắc lại điều này chắc hẳn một số bạn lính biển không vui, nhưng sự thật nó là vậy mà. Điển hình là khi Phó Đề Đốc TL/HQ phải nói rõ tên thì “tàu trưởng” mới tin và cho tàu vào đón. Điển hình là sau khi họp xong, tại sao PĐĐ không đi ra hướng cầu tàu ngay trong BTL/HQ Sơn Chà mà lại phải đi bộ, mò mẫm trong đêm dưới chân núi Sơn Chà? Vì cầu thì có mà tàu thì không!

       Theo lời yêu cầu của TL/TQLC, chiếc tàu chở TL và anh em chúng tôi cứ ngược xuôi ngoài khơi trước cửa bãi biển Non Nước. Mãi tới 8 giờ sáng ngày 29/3/75, sau khi được biết đã có 2 tàu vào đón TQLC tại bãi biển Non Nước thì giang tốc đỉnh mới chuyển chúng tôi sang tàu lớn HQ802, đậu ở ngoài khơi để đón các TQLC chuyển đến. Tới xế chiều không còn thấy tàu thuyền nào từ trong bờ chuyển quân ra nữa thì HQ802 nhổ neo, trực chỉ hướng Nam, nối đuôi nhau vượt trùng dương! Vĩnh biệt vùng đất địa đầu giới tuyến! Vĩnh biệt anh em LĐ147/TQLC nằm lại hay bị bắt trên bãi cát Thuận An!

       Để chấm dứt ở đây bài viết ghi lại những gì tôi chứng kiến, những gì một quân nhân nói chung và một ATV cho Tư Lệnh nói riêng đã hoàn thành nhiệm vụ, tôi xin được mượn lời của Đại Tướng Cao Văn Viên khi được báo chí phỏng vấn:

– Mỗi người giải thích sự thật theo lối riêng, 100 chứng nhân có 100 sự thật. Định kiến làm cho lịch sử sai lệch.

       Vì thế tôi đã hết sức cố gắng loại bớt những chi tiết không cần thiết để tránh suy diễn bàn cãi mất thì giờ, nhưng cũng sẽ không thể tránh được một số sự kiện khác với cái nhìn của người khác. Nhưng cái chính xác không thể phản bác được mà ai cũng phải công nhận là SĐ1/BB đã bị tan hàng bất đắc dĩ một cách đau khổ bệnh tr.. LĐ147/TQLC với hơn 3000 quân đã bị lùa vào bước đường cùng, đã bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn. Và cuộc lui binh này nếu dựa theo trục chính là QL1 thì hẳn sẽ tránh được những thảm họa và không có thảm họa tiếp theo ở Đà Nẵng.

       Tiểu Cần tôi ước mong được đọc những sự thật về “Hell on Thuận An Beach” của Lâm Tướng Quân trước khi (tôi) nhắm mắt.

MX Tiểu Cần Nguyễn Thế Thụy

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Mar/2025 lúc 11:36am

Nỗi Buồn Cuối Đời Của Một Người Lính Già Lưu Lạc

 

Dạo sau này, anh không thường gọi tôi để hàn huyên như những năm trước. Ở cái tuổi trên 80, chồng chất bao nỗi đau buồn từ sau ngày gãy súng, tan hàng, tù tội, ly hương, rồi trải qua bao nhân tình thế thái, mới đây lại phải chứng kiến cảnh chiến hữu, huynh đệ đồng môn, chỉ vì có chút bất đồng mà nặng lời nhau, rồi quay lưng, chia ba xẻ bảy, nỗi chán chường càng đè nặng trong lòng, cộng thêm một vài chứng bệnh tuổi già, làm cho anh không còn thiết tha một điều gì nữa. Nói chuyện với anh, tôi cũng trở nên dè dặt, chỉ nghe giọng nói để đoán anh đang vui hay buồn và không dám nhắc lại những biến cố nào có thể làm vết thương trong lòng anh nhói đau trở lại, dù biết anh vẫn luôn quí mến tôi như ngày xưa, cả một thời cùng vui buồn, sống chết bên nhau.

Đặc biệt, chúng tôi ở cạnh nhau trong khu cư xá của đơn vị, nên hai gia đình lại càng thân tình, gắn bó. Sau này trở thành cấp chỉ huy trực tiếp của tôi, nhưng lúc nào anh cũng xem tôi như em hay một người bạn nhỏ. Anh lớn hơn tôi đúng ba tuổi. Lúc ấy chúng tôi đều còn khá trẻ, cả hai vừa mới có hai đứa con đầu. Vợ anh là người đàn bà trẻ xuân sắc, hiền thục, đảm đang, hết mực lo lắng, chăm sóc chồng con, và cũng như những người vợ lính khác, luôn âm thầm cầu nguyện và hồi hộp trông chờ chồng bình an trở về sau các cuộc hành quân.


Buổi sáng ngày 6 tháng 12 năm 2023, đang giữa mùa đông Cali, ngoài trời mưa lạnh, tôi thức dậy sớm nhưng vẫn còn trùm chăn nằm nán trên giường. Nghe tiếng điện thoại reo, nhìn trên mặt điện thoại, đồng hồ chỉ 6 giờ kém 15 phút và tên anh hiện ra, tôi nghĩ chắc phải có điều gì đặc biệt lắm anh mới gọi vào giờ này. Tôi ngần ngừ với một chút lo âu và nghe giọng nói đầy cảm xúc:

– Bà xã anh vừa mới mất. Anh báo tin em biết.

Dù đã đoán trước có điều không lành, nhưng tôi vẫn mất chút bình tĩnh, khựng lại giây lát rồi buột miệng:

– Chị mất lúc nào, anh?

– Mới sáng sớm hôm nay, khoảng gần 2 giờ trước.

Hình dung đến hình ảnh của anh chị trong lần vợ chồng tôi mới đến thăm cách đây hơn một tháng, muốn hỏi đôi điều về sự ra đi của chị, nhưng tôi nghẹn ngào nên chỉ nói thêm được một câu:

-Vợ chồng em xin chia buồn với anh và các cháu. Anh cố gắng giữ gìn sức khỏe để lo cho chị!

Hai hôm sau tôi gọi lại để được nghe anh nói về nguyên nhân sự ra đi của chị và chương trình dự trù cho ngày tang lễ,

Sáng ngày 26.12.2023, cùng vài người bạn đơn vị xưa, từ nhiều nơi, chúng tôi có mặt tại Oak Hill Memorial Park ở thành phố San Jose để tiễn đưa chị về cõi vô cùng và trực tiếp nói lời phân ưu đến anh cùng các cháu.

Đứng bên di ảnh của chị đặt phía trước quan tài, đầu bịt khăn tang trắng, trông anh thật tiều tụy, làm chúng tôi đau xót, nghẹn lời. Định tâm tình với anh nhiều điều nhưng rồi cũng chỉ thốt được đôi câu trong nghẹn ngào, nước mắt. Anh đứng bất động, tôi có cảm giác như nhìn thấy được bao đau đớn, xót xa đang tràn ngập trong lòng anh. Hướng về phía chúng tôi, nhưng chắc trong sâu thẳm từ ký ức, anh đang hình dung đến chị, với cả một đời hy sinh, thua thiệt, đặc biệt khi chồng mình bất ngờ trở thành người bại trận, tù tội oan khiên, và chị cùng các con cũng trở thành nạn nhân trả thù hèn hạ của đám người thắng trận.


Tháng 9 năm 1983, tôi ra tù trước anh. Trước khi về quê ở miền Trung tôi ghé vội lại Sài gòn tìm thăm chị và các cháu. Sau nhiều năm nên trí nhớ khá mơ hồ, nhưng rồi tôi cũng tìm đến đúng nhà của anh chị. Một ngôi nhà nhỏ trong khu Khánh Hội, bên kia cầu Calmette, mà bà cụ, mẹ anh đã để lại sau lúc qui tiên. Cửa đóng. Tôi gõ nhẹ, ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà lạ bước ra, nói giọng Bắc rất khó nghe. Tôi bảo đến tìm thăm bà chị, nhưng không ngờ nhà đã đổi chủ. Người đàn bà lắc đầu, nhưng lại bảo mẹ con bà ấy vẫn còn ở đây, và chỉ tôi xuống cái chái bếp phía sau nhà. Tôi ngỡ ngàng khi trông thấy chị và bốn đứa con nhỏ sống chật chội trong căn bếp, chỉ đủ kê một cái giường nhỏ. Chị bảo căn nhà trên đã bị tịch thu và mẹ con chị bị đuổi xuống xó bếp này. Chị nở một nụ cười chua chát: “cũng còn may là không phải đi vùng kinh tế mới, nhờ mấy đứa con còn quá nhỏ!”


Mồ côi cha khá sớm. Năm 1954, gia đình anh kẹt lại miền Bắc. Mãi đến năm 1957, anh cùng mẹ và cậu em trai mới rời quê Hải Phòng, theo một vài người bà con, vượt biển vào Nam bằng chiêc thuyền buồm. Khi đến Quảng Bình, tưởng đã qua khỏi sông Bến Hải, cặp vào bờ thì bị bắt. Nhờ sự khôn khéo của mẹ, cả ba mẹ con được thả sớm. Năm sau mẹ lại quyết tâm đưa các con ra đi lần nữa, và lần này may mắn đã đến Cửa Việt. Ba mẹ con được sắp xếp tạm cư ở thành phố Huế. Anh tiếp tục đến trường. Cậu học trò vừa tròn 18 gặp cô học trò hàng xóm, nhỏ hơn mình một tuổi, từ xứ Quảng ra Huế trọ học ở nhà bà chị có chồng làm công chức. Thấy cô bé xinh xắn dễ thương nên chàng trai Hải Phòng đem lòng cảm mến, chứ khi ấy cả hai đang còn đi học nên đâu dám tính chuyện yêu đương, Nhưng chỉ hơn một năm sau, vì không thuận tiện cho việc sinh nhai, bà mẹ lại dẫn hai con vào Sài gòn tái nghiệp. Thời ấy phượng tiện liên lạc khó khăn nên hai người mất tin nhau. Sau khi đậu tú tài, anh tình nguyện vào Khóa 17 Trường Võ Bị Đà Lạt. Ngày nhập học, anh bất ngờ gặp lại một người bạn học cùng xóm cũ lúc còn ở Huế, và bất ngờ hơn khi nghe anh bạn cùng khóa này nhắc tới cô bé học trò xứ Quảng ngày xưa, bảo “con bé bây giờ xinh lắm” rồi cho địa chỉ khuyên anh nên viết thư thăm “mi cố giữ đừng để mất con bé này, uổng lắm!” Người bạn đồng môn ấy sau này là Đại Tá Võ Toàn, đã ra đi trong những giờ phút cuối cùng theo vận nước.

Nhờ người bạn này mà anh gặp lại người xưa. Rồi theo tiếng gọi của con tim, chị rời miền Trung vào Sài gòn trọ học ở nhà một bà chị khác có chồng đang là Trưởng ty Cảnh Sát Gia Định. Anh ghé thăm vội vã trong bộ quân phục SVSQ khi về thủ đô tham dự cuộc diễn hành nhân ngày Quốc Khánh 26.10 năm ấy.


Cuối tháng 3-1963 ra trường, anh về trình diện Sư Đoàn 7.BB để chính thức bắt đầu cuộc đời lính chiến. Anh làm đám cưới khi đang là đại đội trưởng trinh sát, và chị bắt đầu cuộc đời làm người vợ lính. Đơn vị anh hoạt động quanh vùng Mỹ Tho, Kiến Phong, Hậu Nghĩa, Bình Dương…Thời gian hạnh phúc ngắn ngủi là những lần anh trở về vội vã sau các cuộc hành quân, để sau đó là những ngày đêm triền miên nhớ nhung, âu lo, cầu nguyện. Sau khi sanh đứa con đầu lòng, theo lời khuyên của mẹ chồng, chị bồng con theo anh từ đó. Hết miền Tây sông nước, đến miền Trung nắng gió, rồi cuối cùng là Cao Nguyên bụi đỏ, mưa mùa. Sống trong các trại gia binh, chia sớt khổ nhọc lo âu với vợ con đồng đội đang cùng chiến đấu với chồng mình. Cũng lại xa vắng, đợi chờ và cầu nguyện theo bước chân chồng trong các cuộc hành quân, và đau đớn mỗi lần trong trại gia binh có thêm những vành tang trắng.


Anh làm đại đội trưởng, tiểu đoàn truởng rồi trung đoàn phó cho một đơn vị tác chiến lưu động, đêm ngày sống chết cùng đồng đội anh em. Lần điều động đơn vị tạo được nhiều chiến công hiển hách trong trận chiến Mùa Hè 1972 tại chiến trường ngập đầy khói lửa Kontum, anh được thăng cấp đặc cách và lên nắm trung đoàn.

Trước kia, khi cuộc chiến chưa khốc liệt thì đơn vị có khá nhiều thời gian sinh hoạt tại bản doanh, các vị trung đoàn trưởng có nhiều thời gian hơn để sống yên ả bên gia đình, nhưng giờ thì cả trung đoàn miệt mài nơi trận tuyến Kontum, Pleiku, trong khi hậu cứ cùng trại gia binh lại ở tận Ban Mê Thuột, xa tít mịt mùng. Nếu thi thoảng có dịp ghé thăm vợ con, cũng chỉ trong chốc lát. Cuộc chiến ngày một khốc liệt, đặc biệt sau ngày Hoa Kỳ đơn phương cùng CSBV ký Hiệp Định Paris quái đản vào cuối tháng 1/1973, cắt giảm gần hết viện trợ quân sự cho đồng minh VNCH, người chỉ huy như bị trói cả hai tay, đau đớn nhìn đồng đội phải chiến đấu trong cam go thiếu thốn. Đạn dược, phương tiện, Không yểm bị hạn chế tối đa, cấp chỉ huy lại càng đau đớn hơn khi em út phải hy sinh ngày một nhiều hơn trong ngậm ngùi, tức tưởi.


Trong mấy năm đi tìm chiến thắng tại các chiến trường khốc liệt Tây Nguyên này, anh đã mất khá nhiều những đàn em, những sĩ quan niên đệ và cả những người lính trung thành, từng bao năm cùng bên nhau sống chết mà anh hết lòng yêu thương, tin cậy, xem như anh em trong một đại gia đình. Giờ mỗi lúc nhìn lại đơn vị với nhiều khuôn mặt mới, anh cảm thấy buồn, xót xa vô hạn. Ngay từ thời điểm ấy, mỗi khi hai anh em có dịp ngồi tâm tình, anh đã buồn bã nhìn ra viễn cảnh bất hạnh, đau buồn về số phận những người lính chúng tôi cùng với cả quê hương đất nước. Dù vậy, anh vẫn âm thầm, kiên định một lòng chiến đấu bên cạnh đồng đội cho đến giờ phút cuối cùng. Trong giờ khắc tuyệt vọng nhất, đôi lần anh thoáng nghĩ đến cái chết, nhưng lại không đành lòng khi nhớ tới vợ con.


Ngày 11.3.1975 Ban Mê Thuột mất vào tay giặc. Trại gia binh trở nên bất an. Những người vợ lính vừa lo lắng cho sự an nguy của con cái vừa lo lắng cho chồng, không biết thân phận mình rồi sẽ ra sao. Được tin cả trung đoàn sẽ trở về tái chiếm Ban Mê Thuột, những người vợ lính lại thấp thỏm lo âu. Họ cũng có ít nhiều hiểu biết về kẻ thù và tìm cách đối phó. Họ nghĩ, sau khi chiếm được Ban Mê Thuột, chắc chắn Cộng quân sẽ cô lập và cho người trà trộn vào trại gia binh để theo dõi tin tức, tình hình, và biết đâu có cả nội tuyến. Có thể bọn họ biết anh đang chỉ huy đại đơn vị trở về tái chiếm, nên tìm bắt vợ con anh để làm con tin hầu gây áp lực, một số các chị đã âm thầm đưa chị và các cháu đi ẩn trốn, rồi sau đó tìm cách ra khỏi vùng Cộng quân tạm chiếm.

Sau một thời gian vất vả đói khát, chị và các cháu về đến nhà sau khi Sài gòn đã nằm trong tay giặc. Sau này, có dịp gặp lại các chị vợ của một số hạ sĩ quan và binh sĩ, tôi rất cảm kích khi nghe họ kể về lòng kính quí mà họ đã dành cho chị, vì chị sống rất bình dị, thân thiện và luôn giúp đỡ mọi người, cho dù chồng chị đang là cấp chỉ huy của trên dưới ba ngàn quân sĩ dưới quyền. Họ còn biết anh là một cấp chỉ huy trẻ tuổi, thao lược, liêm khiết, và cuộc sống của mẹ con chị cũng rất bình dân, đạm bạc.


Rồi hơn 13 năm anh bị tù đày, chị phải bươn chải từng ngày nuôi đàn con nhỏ giữa vòng vây thù hận chất chồng. Trong hoàn cảnh này, người vợ lính còn khốn cùng khổ nhục hơn so với chồng mình đang phải sống trong tù ngục. Ngày xưa, chắc người phụ nữ Việt nam chưa có thời nào phải khốn khổ bằng lúc này, vậy mà nhà thơ Hồ Dzếnh đã vinh danh bằng mấy câu thơ để đời:

Nếu chữ hy sinh có ở đời

Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực

Cho lòng cô gái Việt nam tươi

Nếu còn sống đến bây giờ, không biết ông nhà thơ sẽ nạm những gì cho xứng đáng với tấm lòng của những người vợ lính miền Nam trung hậu thủy chung?


Rồi anh cũng được trở về với tấm thân tiều tụy và một tương lai mờ mịt. May mắn nhờ có chương trình HO, anh đưa chị cùng các cháu, đành lòng rời bỏ quê hương cùng mồ mả mẹ cha để sang vùng đất hứa. Mang theo bao thương tích đang còn trên thân xác lẫn trong tâm hồn, với cái tuổi đã hơn nửa đời, người ta sẽ chẳng dễ dàng gì để làm lại cuộc đời trên vùng đất lạ – lạ từ con người, ngôn ngữ, đến khí hậu lẫn tập quán. Khi cố gắng hội nhập và lo cho các con tạm ổn định đời sống, học hành, thì tuổi già cũng vừa ập đến. Niềm vui vừa mới lóe lên thì nỗi buồn vì bệnh hoạn và những ký ức từ quá khứ trỗi dậy, đau nhói trong lòng.

Anh giải sầu bằng cách đọc sách, viết lách và nghiên cứu về thiền học. Niềm an ủi duy nhất là sự thành đạt của các cháu nội ngoại cùng tình huynh đệ đồng môn, chiến hữu. Anh thường bảo với tôi là, bọn mình đã mất hết giờ chỉ còn lại cái tình này. Nhưng rồi cách nay mấy năm, bất ngờ xảy ra chuyện bất hòa giữa những đồng môn mà anh từng xem trọng như huynh đệ một nhà, giờ quay lưng, chia ba xẻ bảy.

Sự kiện đau buồn này như một nhát dao cuối cùng chém vào tim óc vốn đã đớn đau già cỗi, làm anh muốn quỵ ngã. Có lần anh bảo nhỏ tôi: đừng nhắc lại chuyện đau lòng này nữa. Anh không chịu được!

Hôm nay, nhìn anh đứng thẫn thờ trước linh cữu của chị, chúng tôi biết anh buồn và đau xót lắm, bởi từ ngày đón cô con gái xinh đẹp xứ Quảng về làm vợ, anh đã trót nặng với lời thề quyết “không mưu cầu an lạc dễ dàng mà chỉ khát khao gió mưa cùng nguy hiểm”, để rồi khi “chí vẫn còn mong tiến bước mà sức thì không kham nổi đoạn đường”, nên cả cuộc đời chị cũng phải vì anh, khổ lụy.


Bây giờ chị đã ra đi, bỏ anh ở lại với sự cô đơn, cùng bao tiếc thương, trăn trở. Vết thương cũ trong lòng vẫn chưa lành, giờ đớn đau trở lại.

Vốn là một Phật tử thuần thành, chắc chắn anh đã ngộ được cái nghĩa “sắc không” của lẽ vô thường, nhưng tôi biết là anh vẫn đang xót xa đau đớn lắm, bởi từ lý thuyết, giáo lý, tới cảm xúc thực tế luôn là một khoảng cách khá xa. Thương và nhớ anh, nhưng tôi không dám gọi, ngại phải khuấy động thêm những con sóng ngầm còn lại đâu đó trong lòng anh. Cần có một thời gian nhất định nào đó để anh có thể bình ổn được tâm hồn.

Hình dung mai này, đặc biệt về đời sống tinh thần của anh sau ngày chị ra đi, lòng tôi bỗng lặng xuống khi nhớ tới một đoạn anh viết ở đâu đó trong “Sau Cơn Binh Lửa”, tác phẩm đầu tay của anh, xuất bản trước đây đúng mười năm:

“Tuổi đời chồng chất, sức khỏe và những hăng say của tuổi thanh xuân ngày tháng nguội dần. Tôi thấy cuộc sống mình hụt hẫng hoang mang. Mỗi năm lại vắng thêm đồng đội và rồi một ngày nào đó, cũng sẽ tới lượt mình. Điều tự nhiên này, thực chất chẳng phải là nỗi ưu tư bởi vì đó là quy luật. Nhưng điều làm tôi suy ngẫm là ý nghĩa về cuộc đời của chính mình, thế hệ chúng tôi, qua những việc đã làm, những đau thương đã trải…thực sự là gì? Hoặc chẳng là gì hết?”


Cầu xin ông Trời ban cho anh, và cho cả những người lính già lưu lạc chúng tôi, thêm nhiều nghị lực, để tiếp tục sống nốt những tháng ngày còn lại, dù chỉ trong vô vị khi bất lực nhìn quê hương, dân tộc mình tiếp tục điêu linh.


Đầu năm 2024

Phạm Tín An Ninh

(Song Vũ là bút hiệu của cựu Trung Tá Ngô Văn Xuân, tốt nghiệp Khóa 17 VBQGVN. Trước tháng 4/75 là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 44/SĐ23BB)

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/Mar/2025 lúc 8:30am

Anh Ở Đây! Sao Anh Ở Đây?


Câu hỏi của những người vợ chiến binh đi cải tạo nói lên tâm trạng xót xa. Đó là sự thật. Chồng cha mình đã ngồi tù. Khi tan hàng thì súng đạn phải buông nhưng hai tay, hai đầu gối các anh không chịu qùy khuất phục. Đó là cái chết của Thiếu Tá Quách Hồng Quang bị VC xử bắn trong trại tù. Trước khi nhắc về ông, tưởng chúng ta cùng nhớ lại những huy hiệu có hình thú dữ được các chiến binh mang trên vai trái hay gắn trên nón của mình, của một thời hét ra lửa. Một kỷ niệm không bao giờ quên. Đó là:

– Binh chủng Nhảy Dù – Thiên thần mũ đỏ đã làm địch quân khiếp sợ.

– Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến – Thiên thần mũ xanh, những con Cọp Biển đã một thời tung hoành trên 4 vùng chiến thuật.

– Binh chủng Biệt Động Quân – Thiên thần mũ nâu, nào là Cọp 3 đầu rằn và Cọp đen… lực lượng dự bị ưu tú của Việt Nam Cộng hòa sau Sư đoàn Nhảy dù và Thủy quân lục chiến

Còn rất nhiều huy hiệu của những quân binh chủng khác nhưng nơi đây chỉ xin tóm luợc một vài huy hiệu “dữ dằn” làm khiếp vía vc khi chúng nghe tên thấy người.

Dù có lệnh đầu hàng của Tổng Thống nhưng Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân vẫn tiếp tục chiến đấu như nhiều đơn vị bạn khác. Đến trưa ngày 1/5/75, khi không còn đạn dược và áp lực địch càng lúc càng nặng nề, không còn cách nào duy trì được nữa. Để bảo tồn sanh mạng anh em, Cọp Rằn đành tan hàng thoát hiểm. Sau khi binh sĩ tan hàng, Thiếu Tá Quang và một số sĩ quan còn lại rời khỏi vị trí trên một chiếc xe Jeep chạy thẳng về Saigòn trên xa lộ Biên Hòa. Trên lộ trình nầy nhiều đơn vị Nhảy Dù vẫn còn đang chiến đấu. Đến ngã ba Hàng Xanh thì đột nhiên có 2 chiếc xe Thiết Giáp của cộng quân xuất hiện đuổi theo chạy tới cầu Phan Thanh Giản thì xe Jeep bị trúng đạn bốc cháy. Mọi người rời xe, cởi áo chạy thoát vào xóm. Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân- Cọp 3 Đầu Rằn kể từ đây hoàn toàn bị xoá tên theo những đau thương của vận nước. TT Quang len lỏi đi bộ ra Saìgòn ngang qua công viên có tượng đài Thủy Quân Lục Chiến, ông kín đáo nghiêng mình chào kính Trung Tá Long mặc sắc phục cảnh sát đã tự sát nằm chết trên thảm cỏ xanh dưới chân tượng đài trước Quốc Hội VNCH. Ông trở ra bến xe đò chợ Bình Tây với ý định tìm phương tiện về miền Tây với Quân khu 4 nhưng vô phương vì mọi trục lộ lưu thông đều bị cô lập. Ông đành về nhà chờ tin. Chiều hôm đó thì bọn cộng sản nằm vùng ở lối xóm tìm đến “thăm hỏi“ Thiếu Tá Quách Hồng Quang. Con chim đầu đàn của Tiểu Đoàn Cọp Ba Đầu Rằn miền Tây đành chịu bó tay thất thủ, đành mang “một mối căm hờn trong củi sắt“ cho đến ngày bị tập trung vào trường Quốc Gia Sư Phạm để vĩnh viễn ra đi vào chốn lao tù. Trại học tập trước đây là căn cứ của Liên Đoàn 5 Công Binh Kiến Tạo VNCH gọi là thành Ông 5 ở Hốc Môn. Mộ phần nằm ở ngoài đồng do anh em tù đắp bằng đất, có gắn 1 tấm bia bằng nhôm.

Anh em dùng đinh đục thành chữ:

“Mộ phần Thiếu Tá Quách Hồng Quang chết ngày 28/12/1975 -26/10 âm lịch“

Bên cạnh đó còn có hai ngôi mộ nữa TT pháo binh và một Trung uý chết cùng ngày.

TT Quách Hồng Quang xuất thân khóa 14 trường BB Thủ Đức. Đơn vị đầu tiên là Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân ở vùng 2 với cấp bậc Chuẩn úy, tham dự chiến dịch Đỗ Xá năm 1973. Sau tết Mậu Thân, ông được thuyên chuyển về Liên Đoàn 3 BĐQ ở Biên Hoà với cấp bặc Đại úy. Khoảng 1 năm sau thuyên chuyển về TĐ 4 BĐQ ở miền Tây. Khi thì ở TĐ 41, lúc lại ở TĐ 43 và sau cùng lên Thiếu Tá làm TĐT Tiểu Đoàn 42 cho đến ngày mất nước.

Thể phách tuy không còn nhưng linh hồn ông chắc chắn vẫn bàng bạc với hồn thiêng sông núi.

Thiếu Tá Quách Hồng Quang bị bắt cùng với một Trung tá pháo binh và một Trung úy. Cả ba người cùng vượt ngục qua đêm nhưng bị phát giác. ông Trung tá bị bắn chết khi chui ra được bên ngoài. Ông Trung Úy bị bắn chết phía sau. Ông Quách Hồng Quang bị bắn tại vòng rào kẻm gai cuối cùng nhưng chưa chết còn nằm tại chỗ. Sáng sớm hôm sau ông bị bọn VC kéo ra sân cờ xử bắn trước mặt anh em tù đồng đội. Sau nầy một vài anh em ra tù có chứng kiến buổi xử bắn hôm đó kể lại rằng “cuộc vượt ngục có sự ngiên cứu kỹ luỡng nhưng vào giờ chót không thành công”. Khi bị kéo ra sân, tên bộ đội thét bảo quỳ gối để nghe đọc lệnh xử, ông dõng dạc la lớn “tôi là sĩ quan quân lực VNCH dù sa cơ nhưng không bao giờ qùy trước kẻ thù, bắn đi!“ Một loạt đạn AK chát chúa kết liễu ngay tức khắc cuộc đời oanh liệt của một mãnh hổ miền Tây

Hơn một tháng sau ngày cưỡng chiếm miền Nam, tất cả 80 trại tù từ Bắc xuôi Nam đã đưa thành phần ngụy quân, ngụy quyền nhốt trong các nhà tù nầy. Theo thông báo của chánh quyền CS từ 13 đến 16/6 /75 hơn một triệu sĩ quan, công chức đảng viên đi cải tạo trong 15 ngày. Phải mang theo 21 kí gạo. Chỉ riêng tại Sàigòn có 443.360 người ra trình diện trong số đó có 37 tướng lãnh, 362 Đại tá, 1806 Trung tá, 3978 Thiếu tá, 39304 Sĩ quan cấp úy, 35564 cảnh sát, 1932 nhân viên Tình Báo, 1469 viên chức cao cấp trong chánh quyền và 9306 người Đảng phái. Có 3 vị Tướng chết trong tù:

-TT Lâm Thành Nguyên từ trần năm 1977 tại khám Chí Hoà.

-TT Đoàn văn Quảng từ trần năm1984 tại trại Nam Hà

– Chuẩn Tướng Bùi văn Nhu mất năm 1984 cũng tại Nam Hà

Tuy nói 15 ngày nhưng có người phải ở tù suốt 17 năm. Một số còn chôn thây nơi rừng thiêng nước độc. Với các chiến dịch 1,2,3 tên Đổ Mười đuổi dân lành đi vùng kinh tế mới, thực chất là mảnh đất khô cằn không trồng trọt được. Ngày 21/3/78 với chức vụ phó Thủ Tướng, ĐM tuyên bố: “đánh rắn phải đánh dập đầu. ta đã đánh dập đầu rồi nhưng con rắn tư bản đánh dập dầu nó chưa chết, cái đuôi nó còn nguy hiểm hơn cái đầu. Không giần cho nát cái đuôi nó thì nó vẫn tác oai tác quái phá chúng ta.. Cho nên chúng ta phải róc thịt chúng ra. Bắt chúng lao động sản xuất, tự làm lấy mà ăn. Phải biết cày ruộng, cấy lúa, trồng ngô. đất hoang còn nhiều, bắt chúng đổ mồ hôi, sôi nước mắt kiếm miếng ăn“

Chiến dịch 1: Tháng 9/75 không những cộng sản vơ vét tiền của mà còn tịch thu nhà cửa duổi dân đi vùng kinh tế mới.

Chiến dịch 2: Tháng 12/76, cộng sản tiếp tục đánh tư sản với những người còn sót lại trong đợt đầu.

Đàn khỉ, đàn bò đã tiến nhanh, tiến mạnh vào thành phố để đẩy các anh vào tù. Bên ngoài những gia đình có thân nhân đi tù phải chạy ngược xuôi kiếm tiền mua luơng thực nuôi tù cải tạo. Những con đường ngày xưa tấp nập xe giờ đã nhóm chợ trời lớn, nhỏ. Đồ đạc trong nhà lần luợt đội nón ra nằm phơi mình trên đất để chủ khách thuận mua vừa bán. Các ngôi biệt thự vắng chủ bỏ hoang, đám hôi của đánh hơi kéo tới tự do vơ vét. Các em tôi tò mò chạy lung tung để xem cảnh tranh giành cướp giựt đồ, nhứt là đồ của Mỹ dân ta còn mê chuộng huống chi bầy khỉ rừng. Ở quảng đường gần hồ con rùa, đường Duy Tân là khu dinh thự ông lớn hoặc cơ quan nhà nước được bà con chiếu cố mau lẹ.

Nhà máy dệt ở Thủ Đức trong tình trạng rắn mất đầu. Chủ nhân bỏ đi nước ngoài đầu rắn mới mọc lên tạm cai quản tiếp thu, đó là bọn Ba mươi tháng tư. Trước kia chúng chỉ là đám công nhân cu li đứng máy dệt, cư ngụ trong làng quê miệt Dĩ An- Biên Hoà, được chủ nhân nâng đở có công ăn việc làm. Dân nghèo không phương tiện di chuyển, hãng cũng tăng cường cho xe đưa đón công nhân sáng chiều chu đáo. Giờ đã đổi đời chúng lột xác nhảy lên điều hành mọi việc hảng xưởng. Nhưng văn hoá chúng chỉ tới lớp ba trường làng sao sai khiển nổi các kỷ sư chuyên môn. Bọn nầy đành xuống nước nghe chỉ thị của mấy ông trưởng ngành và kỷ sư thứ thiệt ra lịnh.“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm“ Đầu óc mọi người vừa trải qua cơn ác mộng nên công nhân phó mặc cho đám 30/4 nầy lên làm sếp tạm thời, bỏ công bao năm chúng cải trang theo dõi việc làm cùng nhân viên trong hảng.

“Bốn mươi lăm năm đã qua, những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ, hởi người tháng 4 ba mưoi năm ấy?“

Thành kính tri ân và tưởng nhớ các chiến sĩ đã bỏ mình vì Tổ Quốc.


Thanh Thản Nhiên

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 107 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.375 seconds.