![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Chuyện Linh Tinh | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 99 |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23779 |
![]() ![]() ![]() |
Cơm Âm Phủ
Hồi trẻ tôi đi lính xa nhà có lần về phép được Mạ tôi nấu cho một bữa cơm ngon ngất ngư. Ăn lạ miệng tôi hỏi cơm chi Mạ nói cơm Âm Phủ. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi được ăn món cơm mang cái tên thật kỳ dị của xứ Huế, quê Mạ tôi. Khi tôi trở ra đơn vị ở Cheo Reo, Mạ không quên bới cơm Âm Phủ cho tôi mang theo. Biết đâu nhờ miếng "cơm ma" này mà tôi sống sót cho tới ngày tàn cuộc chiến. Ngày nay Mạ tôi đã gần trăm tuổi, tôi cũng chẳng còn trẻ trung chi. Hai mẹ con cùng tóc bạc da mồi, cùng lụm cụm ngồi ôn lại chuyện xa xưa ở quê nhà. Khi tôi nhắc tới cơm Âm Phủ thì Mạ tôi cười thật hiền, nụ cười "hăng rết hết răng" thiệt là dễ thương. Nói tới cơm Âm Phủ, không riêng gì người Huế, người Việt hầu như ai cũng nghe đến tên "cơm ma" này dù chưa có dịp thưởng thức. Ở Huế, ngoài bún bò, cơm hến, bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc, bánh canh, các món chè… thì cơm Âm Phủ là đặc sản trứ danh của gia đình ông Tống Phước Kỷ dựng quán chế biến từ năm 1916, năm vua Khải Định lên ngôi. Thời gian này, giữa vùng Đất Mới, quán cơm lợp bằng mái tranh vách nứa, chuyên bán vào giờ âm (12 giờ khuya) nhằm phục vụ những người giữ an ninh đất mới, người đi buôn, khách làng chơi, những con bạc và giới lao động bình dân đi làm về khuya thường ghé quán cơm lót bụng trong một không gian có phần kinh dị. Thời đó chưa có điện, đường khuya tối mò, giữa đồng không mông quạnh của vùng Đất Mới, quán cơm ông Kỷ chỉ thắp ngọn đèn dầu tù mù, leo lắt trông ma mị như cõi âm. Quán mở lúc nửa khuya ban đầu không có tên, nhưng vì thức ăn ngon, rẻ, thực khách ăn đêm có cảm giác không khí rờn rợn y như quán có "ma rình phía trong" bèn đặt tên là "Quán cơm Âm Phủ", từ đó món cơm cũng được gọi thành cơm Âm Phủ. Tuy mang tên ma mị rứa nhưng cơm Âm Phủ không có gì bí hiểm, chỉ là một kiểu cơm trộn với những thức ăn ngon quen thuộc của cố đô Huế như thịt ram, giò lụa, nem chua, tôm chấy, trứng tráng, rau, củ, dưa leo, dưa món, gỏi gà xé phây... ăn cùng cơm trắng chan nước mắm tỏi ớt cay cay, mằn mặn, ngọt ngọt, chua chua. Cơm Âm Phủ ngon ở sự hòa quyện các món ăn mộc mạc của xứ Huế vừa đậm đà, bùi bùi, vừa giòn giòn, dai dai. Dù dân dã với các nguyên liệu quen thuộc nhưng cơm Âm Phủ đủ sức mê hoặc thực khách bởi cách nấu tỉ mỉ, trình bày màu sắc rất tinh tế phảng phất phong cách cung đình Huế. Điều này dẫn tới truyền thuyết vua nhà Nguyễn (vua Khải Định) cải trang xuất cung vi hành nửa đêm đói bụng ghé vào nhà một bà lão xin dùng bữa được bà lão đãi cho một suất cơm đơn giản trong một căn phòng âm u, chỉ có ngọn đèn dầu leo lét mà thành chuyện. Sở dĩ cơm Âm Phủ ngon nức tiếng một phần cũng nhờ mang cái tên bất đắc dĩ đầy ma mị gây ấn tượng mạnh cho thực khách ăn khuya. Cũng từ đó cơm ma ngon miệng khách hào phóng… ăn luôn câu vè truyền khẩu như món "tráng miệng" kèm theo: Muốn ăn xôi nếp gỏi gà Ghé qua Gia Hội gần nhà Châu Tinh Muốn ăn cơm dĩa trữ tình Có quán Âm Phủ ma rình phía trong Ngoài ra lúc nửa khuya cơm âm phủ Huế cũng rón rén đi vào câu thơ: Cơm chi mà tối mò mò Ma kêu quỷ khóc mịt mờ âm ty Nghe đồn cũng thử mà đi Té ra cũng chẳng khác chi dương trần Đặc biệt từ trăm năm nay, quán cơm Âm Phủ lịch sử ở Huế vẫn bình chân như vại, vẫn tọa lạc ở vị trí cũ trên đường Nguyễn Thái Học, đối diện sân vận động Tự Do và gần khách sạn Thiên Đường. Bởi rứa "cơm ma" lại có câu: "Ăn cơm Âm Phủ, ngủ khách sạn Thiên Đường". Ngày nay cơm Âm Phủ có mặt trong các quán ăn khắp nước. Cơm từ Long Xuyên đi Sài Gòn, ra Đông Hà, Quảng Trị, cơm vô tới luôn 36 phố phường Hà Nội. Theo thời gian "cơm ma" cũng thay đổi theo phong cách hiện đại để phù họp với khẩu vị và phong thổ địa phương nhưng dĩa cơm Âm Phủ lúc nào cũng phải đủ bảy màu sắc tượng trưng cho bảy bước chân đầu tiên của Đức Phật Thế Tôn.
Phan Ni Tấn Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Mar/2025 lúc 8:19am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Nồi canh măng chua ![]() giữa đời mưa nắng giữa đời lưu vong tháng Tư về, mùa Xuân sang nụ hoa nào nở giữa lòng tha hương trời trong hay mắt em trong mây bay hay tóc em buông vai gầy rừng tóc em, xõa quanh đời sao em chưa xõa vào đời riêng tôi lòng xưa vẫn mộng mơ hoài làm sao có được tháng ngày bên em bao năm rồi, em đã quên quên tôi, quên cả duyên tình trăm năm quên luôn những nồi canh măng xưa em hay nấu thơm ngon nồng nàn măng chua, ngọt, như nụ hôn em hay đem ví tình nồng đôi ta nay bổng nhiên, thật tình cờ em đem nấu lại cho vừa nhớ nhung nhớ nhung để giữa tim nồng chỉ mong mây gío nối lòng với nhau em ơi mình đã bạc đầu măng chua vẫn ngọt tình sâu vẫn còn khê kinh kha |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Tô Cháo Lòng![]() Tôi vốn chỉ thích cháo lòng Nam, kiểu hạt gạo phải rang lên cho vàng cho thơm rồi mới đem nấu. Cháo Bắc nấu gạo trắng nên có nhựa, ăn không quen lắm. Hồi nhỏ nhà tôi bán cháo lòng, sáng nào cũng rang gạo mỏi nhừ cánh tay. Nhưng đang đói lại thấy chiếc xe đẩy sạch sẽ, đồ ăn trong tủ kiếng sạch sẽ, bàn ghế đũa muỗng sạch sẽ dù ghi bảng Cháo Lòng Hà Nội, vẫn ngồi xuống gọi một tô. Ghi vậy cho khách dễ hình dung thôi, chứ tôi nghĩ quê chị ở đâu đó đồng bằng Bắc bộ bởi cái phát âm nhiều nầm nẫn nắm. Bắc Hố Lai. Cái giọng Bắc chân chất, hiền lành vô phương. Tô cháo mang ra, chọc đũa vào, ôi chao, sao mà rẻ dữ vầy nè. Mới múc được một muỗng, nghe dì vé số kia tới hỏi “Cô ơi, có bán cháo không hôn? Làm cho tui tô mười lăm ngàn thôi, tui không ăn lòng cũng được”. Chị dạ. Dì vé số vừa ngồi xuống bàn, tô cháo nóng hổi đã ra tới. Dì hết hồn “Ủa sao nhiều thịt vầy nè, tui ăn tô có mười lăm mà?”
Tôi, một kẻ bụi đời và hay quan sát, đã từng chứng kiến rất nhiều cảnh người-cho-người, cảnh nào cũng dễ thương, cũng ấm áp nhưng không nhiều lần, được chứng kiến một cuộc-cho-đi-tinh-tế, như chiều nay. Chị cháo lòng vuốt vuốt tay dì vé số: “Cô ăn giúp con đi, con sắp dọn hàng về rồi, mấy đồ ăn này để ngày mai bán chẳng được nữa đâu. Cô cứ ăn đi, con lấy mười nghìn tiền cháo thôi”. Nói để nói vậy thôi. Trong tủ kính chị, lòng dồi còn ê hề kìa. Chị cũng vừa dọn ra mà. Ăn xong, cứ nấn ná ngồi lại, đợi dì ăn xong mua ít tờ. Dì đi rồi, hỏi thăm mới biết chị mới ra bán chiều nay và tôi là khách hàng đầu tiên. Biết vậy, tự dưng thấy áy náy vì đã không trả tiền trước. Ai lại đi để cho chị bán tô mở hàng của ngày mở hàng mà lại lấy tiền không được trọn. – Không sao đâu anh, em chẳng quan trọng mấy chuyện đó đâu. Như thường khi, để khích lệ một ai đó lúc chứng kiến họ làm những điều lành, tôi hay “Làm việc tốt, được nhiều phước lắm đó”. – Em không mong cầu gì đâu anh. Cũng nghèo khổ vất vả như nhau, một chút đồ ăn đâu làm em nghèo đi, mà người ta no hơn, em vui mà. Rút mấy tờ tiền đưa chị, biểu là bữa nay khai trương, lấy nhiều tiền vào cho hên nhe. Không đợi chị từ chối, tôi tiếp “Coi như tôi gửi chị giữ giùm. Tôi ít mang tiền trong người lắm. Tôi cũng ở gần đây thôi, mỗi ngày sẽ ghé ăn, rồi trừ dần nha”. Chị tháo chiếc nón lá dính liền tấm khăn che mặt xuống. Trời ơi, sao mà đẹp quá chừng vầy nè. Đẹp như Lý Thu Thảo của 30 năm trước luôn đó trời. Một cô gái đẹp, nghĩ đẹp và sống đẹp, tôi tin chúng ta không có nhiều cơ hội trong đời để được gặp gỡ đâu…
FB: HỒNG HẢI Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 22/Mar/2025 lúc 8:35am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23779 |
![]() ![]() ![]() |
8 Món CƠM NỨC TIẾNG CỦA NGƯỜI VIỆT Cơm là một món ăn không thể thiếu trong mọi bữa ăn của các gia đình Việt. Cùng với sự phát triển của văn hóa ẩm thực, cơm Việt ngày càng phong phú với nhiều cách nấu, biến tấu khác nhau tùy từng vùng miền. 1- Cơm Lam Cơm lam là loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa và nướng chín trên lửa. Đây là món cơm đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc và Tăy Nguyên Việt Nam. Cơm lam là món cơm kết hợp tinh hoa núi rừng. Khi ăn, người ta chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài, bỏ ống cơm ra để lộ ra những hạt cơm lam trắng, dẻo. Bẻ miếng cơm lam, chấm muối vừng hoặc muối lạc cho vào miệng, sẽ thấy ngon, thơm, rất đậm đà. Ngoài hương thơm của gạo nếp còn thoảng hương vị thơm thơm của nứa rừng qua lửa. 2- Cơm Gà Hội An Chưa ăn cơm gà xem như chưa tới Hội An. Cách nói có phần cường điệu ấy có lẽ xuất phát từ lòng tự hào khi đề cập đến cơm gà - một thứ hương vị quê nhà bình dị, khó quên của người dân phố Hội. Cơm gà đơn giản là cơm nấu ăn với gà luộc nhưng cái đặc sắc là những yếu tố trong món ăn như cơm, gà, nước chấm hay đồ chua ăn kèm đều mang hương vị, phong cách ẩm thực rất riêng của miền Trung. Món cơm gà chỉ cần ăn một lần là sẽ nhớ mãi. Cái đặc biệt của món cơm gà xứ Hội bắt nguồn từ nét riêng của cách chế biến thịt gà theo “gu” miền Trung, nghĩa là gà xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, rau răm và gia vị. Cái khéo của người làm là khiến miếng thịt thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà. Nước luộc gà được dùng để nấu cơm nên hạt cơm có màu vàng nhạt và ngọt vị gà. Ngoài ra đĩa cơm còn được trang trí bằng chút lá bạc hà, rau răm, hành tây, muối tiêu… ăn kèm với tương ớt sền sệt cay xé lưỡi của người dân nơi đây. Đặc biệt ở Nha Trang còn có món cơm gà xé nhưng sốt với bơ trứng non ngon vô cùng. 3- Cơm Hến Người Việt Nam thường thích ăn cơm nóng, nhưng cơm hến của Huế lại được chế biến từ cơm nguội đánh tơi. Tuy nói là cơm nguội nhưng vì được nấu từ gạo ngon nên cơm vẫn còn mềm dẻo. Ăn cơm hến như là một món trộn với những nguyên liệu phong phú mà đơn giản như hến luộc, nước hến, hoa chuối thái rối, khế chua, rau răm... Cơm hến hòa cùng vị bùi của đậu phộng, vị cay của ớt, vị đậm đà của mắm ruốc, tạo nên một món thanh đạm. Ăn cơm hến là phải chảy cả nước mắt, toát cả mồ hôi và nhớ đến suốt đời. Cơm hến là món khá cay, có mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ... Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon của cơm hến. 4- Cơm Cháy Ninh Bình Tương truyền món cơm cháy Ninh Bình đã được hình thành hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ 19) và nhanh chóng trở thành món đặc sản của cố đô. Cơm cháy là một món ăn trông thì đơn giản nhưng thực ra khá công phu. Để làm món cơm cháy thơm ngon, người Ninh Bình dùng gạo nếp hương, chọn hạt gạo tròn và trong để nấu. Khi nấu phải bằng than củi và nồi gang thì mới có miếng cơm cháy vàng thơm, vừa dẻo vừa ngon. Thịt dê - cơm cháy, cặp đôi đặc sản nức tiếng gần xa của Ninh Bình. Cháy lấy ra từ nồi mang ra phơi từ hai đến ba nắng. Cơm cháy cần được bảo quản nơi khô ráo, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn thì mới mang ra chiên giòn. Nếu chiên để qua buổi hay qua ngày thì cơm đều bị hôi dầu, ăn sẽ không ngon. Ăn cùng cơm cháy có thể là thịt bò, tim, cật lợn xào với các loại rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua… Ăn đến đâu chan lên miếng cơm cháy đến đó. Miếng cơm kêu xèo xèo, bốc khói, tỏa ra mùi thơm. Khi ăn, cơm giòn tơi, chứa nhiều hương vị của món ăn thập cẩm nóng sốt mà đậm đà. 5- Cơm Niêu Đập Người Việt từ xưa đều cho rằng nồi đất nấu ăn là ngon và giữ lại nhiều hương vị nhất, vì vậy nhiều món ăn được nấu bằng nồi niêu đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Cơm niêu đập không chỉ ngon mà còn có cách ăn rất thú vị. Cơm niêu đập đúng như cái tên, người ta không chỉ nấu cơm trong nồi niêu mà trước khi ăn, người phục vụ sẽ gõ nhẹ chiếc búa nhỏ vào niêu khiến từng mảnh đất nung vỡ vụn và rơi xuống. Thứ còn lại chính là ổ cơm với lớp cháy giòn mỏng bên ngoài và những hạt cơm mềm mịn ngon lành bên trong. Cơm niêu ăn cùng những món ăn gia đình truyền thống như cá kho tộ, cà pháo chấm mắm tôm, canh cua mồng tơi… là ngon nhất. 6- Cơm Âm Phủ Đây là một món ăn nổi tiếng của Huế do một nhà hàng mang tên “Âm Phủ” có tuổi thọ hơn 80 năm sáng tạo ra, lâu dần trở thành món đặc sản. Mặc dù có tên gọi hơi đáng sợ nhưng đây là một món ăn tốt cho sức khỏe và cực kỳ ngon. Cái tên nghe rất lạ, tạo cho thực khách vẻ “sờ sợ” nhưng lại là một món ngon độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực Huế. Cơm Âm phủ gồm cơm trắng, tôm, thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo, đồ chua... Cách làm cũng khá công phu. Cơm là thành phần chính nên việc chọn gạo để nấu là rất quan trọng. Để cơm ngon phải chọn gạo thơm, có chất lượng tốt. Cơm Âm phủ có trong bốn mùa. Nếu đến Huế vào dịp festival, đắm chìm trong khung cảnh thơ mộng của nơi đây, du khách hãy thưởng thức món cơm đậm chất Huế này. 7- Cơm Tấm Cơm tấm vốn là món đặc sản truyền thống của người dân miền Nam mà đặc biệt là người Sài Gòn. Xưa kia, người dân thường sử dụng món ăn này trong bữa sáng, vừa đơn giản mà thuận tiện. Nhưng nay, món cơm tấm độc đáo này được dùng trong nhiều cửa hàng, quán xá, nhà hàng, khách sạn như một món cơm chính trong bữa trưa, tối… Cơm tấm là món ăn không thể thiếu với người Sài Gòn. Cơm tấm là món ăn độc đáo bởi lẽ đây thứ cơm được nấu từ những hạt gạo vỡ nhỏ, vụn. Những mảnh hạt gạo vỡ được sàng riêng và nấu chín lên bằng bếp củi. Cơm tấm có hương vị thật nhẹ nhàng nhưng rất đặc biệt và hấp dẫn người thưởng thức. Một đĩa cơm tấm ăn kèm với sườn, bì, chả, trứng và nước mắm sẽ khiến cho các vị giác của bạn phải trầm trồ bởi vị ngon mà không ngấy. 8- Cơm Dừa Bến Tre Xứ dừa Bến Tre không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm kẹo dừa, rượu dừa, qua bàn tay tinh tế của người dân nơi đây biến món cơm dân dã hằng ngày trở thành một đặc sản. Để có được món cơm dừa ngon phải mất gần hai tiếng. Những trái dừa xiêm được cắt ngang một phần trên đầu quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để đậy lại. Gạo ngon vo sạch bằng nước rồi sau đó vo lại nước cuối cùng bằng nước dừa, để ráo nước. Cho gạo vào trong trái dừa rồi đổ lượng nước dừa vào vừa đủ, đậy nắp lại cho kín. Cơm dừa có cách chế biến rất độc đáo. Cơm dừa nấu với nước dừa được hấp cách thủy trong nồi nên hương thơm, vị ngọt đều kết đọng lại trong mỗi hạt cơm. Khi cơm chín hơi ngả màu vàng nhạt do bị thấm hơi dầu từ cơm quả dừa. Cơm dừa ăn có vị beo béo nên ăn nóng mới ngon. Cái thú khi ăn cơm dừa là ăn trực tiếp trên trái dừa, không phải ăn bằng chén. Với trái dừa xinh xắn trắng ngà, mùi thơm của dừa hòa quyện cùng làn khói bốc lên làm cho tất cả các giác quan đều hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn. Hoàng Ngọc |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 99 |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |