Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 108
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23622
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/May/2025 lúc 2:13pm

Đánh Cho Mỹ Cút Ngụy Nhào

 

Hôm nay mời quý vị cùng theo dõi bài “Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam” của tác giả Nguyễn Doãn Đôn trên Facebook cá nhân vào ngày 30 tháng tư, 2021.

Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam.

Nhân dịp ngày 30 tháng 4, tôi muốn gửi tới bạn đọc một bài thơ vừa bi vừa hài, được sáng tác từ ba tác giả.

Chúng ta biết rằng ông hồ chí minh trong một bài thơ chúc mừng năm mới năm 1968 là năm Mậu Thân, có lần ông viết: “Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào, Bắc Nam sum họp, Xuân nào vui hơn.” Dựa vào hai câu thơ này thì nhà thơ Bùi Giáng đã nhại loại thành hai câu thơ sau: “Đễnánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào, đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam.” Sau đó, một nhà thơ có tên là Bob Nguyễn khai triển thành một bài trọn vẹn như sau:

"Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào,
Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam!" *
Đánh cho khoai sắn thành vàng,
Đánh cho dép lốp phải mang thế giầy.
Đánh cho Bắc đoạ Nam đày,
Đánh cho thù hận giờ này chưa tan.
Đánh cho cả nước Việt Nam,
Áo ôm khố rách xếp hàng xin cho.
Đánh cho hết muốn tự do,
Hết mơ dân chủ hết lo quyền người.
Đánh cho dở khóc dở cười,
Hai miền thống nhất kiếp người ngựa trâu.
Đánh cho hai nước Việt Tàu,
Không còn biên giới cùng nhau đại đồng.
Đánh cho dòng giống Tiên rồng,
Osin, nô lệ, lao công xứ người.
Đánh cho chín chục triệu người,
Thành dân vô sản thành người lưu vong.
Đánh cho non nước Lạc Hồng,
Tiến lên thời đại mang gông mang cùm.
Đánh cho cả nước chết chùm,
Đánh cho con cháu khốn cùng mai sau.
Đánh cho Bác Đảng Nga Tàu,
Triệu dân nô lệ ngàn năm căm hờn!


* Hai câu đầu là thơ Bùi Giáng.
Còn lại toàn bài thơ theo ông Trần Việt Long là của ông Bob Nguyễn.

(Blog ViSa: https://nguyenngoctusg.blogspot.com/2018/09/su-that-ve-mot-bai-tho-cua-bui-giang.html)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23622
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: Hôm nay lúc 10:01am

Thảm Sát Mỹ Lai Và Bộ Ảnh Góp Phần Thay Đổi Cục Diện Chiến Tranh Việt Nam

Ronald Haeberle (trái) và những bức ảnh về cuộc thảm sát Mỹ Lai ngày 16/3/1968

1 tháng 5 2025

Những bức ảnh màu do Ronald Haeberle chụp đã phơi bày sự thật về vụ thảm sát Mỹ Lai tháng 3/1968, thổi bùng làn sóng phản chiến tại Mỹ và góp phần thay đổi cục diện Chiến tranh Việt Nam.

Ronald Haeberle, một phóng viên ảnh của quân đội Mỹ, đã có mặt và chứng kiến vụ thảm sát Sơn Mỹ - còn gọi là thảm sát Mỹ Lai - vào ngày 16/3/1968, khi đó ông 27 tuổi.

Đã gần 60 năm trôi qua nhưng những gì xảy ra tại Sơn Mỹ (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) trong bốn tiếng đồng hồ hôm đó vẫn không bao giờ mờ đi trong ký ức của Haeberle.

Do công bố những bức ảnh chấn động đó mà Ronald đã bị cho là kẻ phản bội quân đội Mỹ - nơi ông phục vụ.

"Tôi tự rửa phim. Tự chọn ảnh. Tôi cứ nhìn chúng, cố tìm hiểu tại sao – từng chút một. Từng chi tiết nhỏ về ngày hôm đó lần lượt ùa về nhờ những bức ảnh. Và bụng tôi nhộn nhạo, trào lên cảm giác kinh tởm. Tại sao? Tôi tự hỏi chính mình. Tôi muốn biết lý do."

"Tôi muốn cho người dân Mỹ biết chính xác những gì đã xảy ra ngày hôm đó. Và đó là cách tôi phản đối chiến tranh trong im lặng. Tôi cũng muốn để họ nghe những câu chuyện khác từ những người lính, về các bức ảnh chụp cảnh giết chóc ấy," ông Haeberle, nay đã 84 tuổi, nói với BBC.

Ronald%20Haeberle
Ronald Haeberle
Chụp lại hình ảnh,
Một người lính Mỹ với khẩu súng trường M16 gần Mỹ Lai vào ngày 16 tháng 3 năm 1968

Cuộc xả súng kinh hoàng

Vào rạng sáng ngày 16/3/1968, Haeberle được tin có một chiến dịch truy quét lính Việt Cộng diễn ra và sẽ là một trận đánh lớn. Với óc tò mò và máu nghề của một phóng viên chiến trường, ông đã tự nguyện tham gia cùng Đại đội Charlie. Bên cạnh đó còn có trung sĩ, phóng viên của Phòng Thông tin Công cộng thuộc Lữ đoàn 11 - Jay Roberts.

"Tôi được giao nhiệm vụ chụp ảnh ngày hôm đó và chúng tôi nghĩ mình sẽ chạm trán với Tiểu đoàn 48 của Việt Cộng. Tôi thuộc chuyến đổ quân thứ hai và nhập nhóm với Đại đội Charlie, chuyến bay chỉ chừng 10-15 phút và tôi nghe qua radio là chiến trường đang "rất nóng".

"Nghĩa là giao tranh rất ác liệt, chúng tôi nghe được tiếng súng xen lẫn tiếng cánh quạt vù vù của máy bay. Ngay khi hạ cánh, tôi nghe vẫn thấy tiếng đạn nã liên hồi không ngớt.

"Chúng tôi nhảy xuống một cánh đồng từ trực thăng và cúi rạp người trong vài phút đầu. Nhưng tiếng súng vẫn nổ rất dữ dội. Lúc sau, tôi nhận ra không có viên đạn nào bắn về phía chúng tôi, không có phát súng nào bắn từ trong làng ra," ông Haeberle kể lại.

Ronald%20Haeberle

Chụp lại hình ảnh,
Các trực thăng của Mỹ đã đưa lính của Đại đội Charlie đến ngay trước khi xảy ra vụ thảm sát


Sau đó, ông cùng nhà báo Jay Roberts được phân vào Trung đội 3 để tiến xuống đường lộ 521 (đường làng Sơn Mỹ). Lúc đó tầm 9 giờ sáng, khi chỉ mới đến rìa làng thì cả hai đã chứng kiến lính Mỹ nã đạn không ngớt vào thường dân, những người mặc đồ bà ba đang đi trên đường, đang làm ruộng.

Trên đường đến địa điểm được chỉ định, cả hai chứng kiến liên tiếp những vụ tàn sát bừa bãi với nạn nhân là thường dân.

"Họ không phải là du kích cộng sản, chỉ là phụ nữ và trẻ em. Sau đó, chúng tôi lại chứng kiến những vụ giết chóc vô tội vạ, cho đến khi gần tới rìa ngôi làng, tôi nhìn thấy Đại úy Ernest Medina, chỉ huy Đại đội Charlie."

"Chúng tôi cố tiến lại để nói với ông về vụ tàn sát và hỏi vì sao lại như vậy. Tôi còn nhớ lúc đó có một trung sĩ người Việt tên là Minh, anh ấy đã rất đau lòng và giận dữ. Anh ấy cũng muốn tới để hỏi Đại úy Medina tại sao lại giết dân, tại sao lại tàn sát người Việt.

"Nhưng Đại úy Medina đang bận chỉ huy trên bộ đàm nên chúng tôi không thể nói chuyện được đành phải tự nhủ sẽ kiếm ông ta sau," Haeberle kể lại.

Ronald%20Haeberle

Chụp lại hình ảnh,
Một lính Mỹ đang châm lửa đốt những ngôi nhà tranh của dân làng trong cuộc thảm sát ở Mỹ Lai vào ngày 16 tháng 3 năm 1968


Khi đi qua ngôi làng, ông nhìn thấy những túp lều bằng tranh bị đốt phá, những xác người phơi trên đường, trên đồng ruộng.

"Có một hình ảnh tôi còn nhớ, đó là một lính Mỹ nhảy lên lưng một con trâu rồi rút lưỡi lê ra, vừa cưỡi vừa đâm con vật ấy. Tôi không bao giờ quên lời bình luận của Jay ngay sát bên cạnh: 'Thật ghê rợn, mấy con trâu này thật lì đòn.'

"Tình cảnh rất rối ren, rất siêu thực, tôi không thể tin được những gì mình đang chứng kiến, cả hai chúng tôi đều bị sốc. Chúng tôi cố gắng lý giải điều gì đang xảy ra. Người chết như rạ trên đường là các bà, các mẹ, những đứa trẻ," Haeberle nhắm mắt hồi tưởng.

Nhưng đó không phải là hình ảnh kinh hoàng nhất buổi sáng 16/3/1968.

Haeberle cầm theo hai chiếc máy ảnh khi tác nghiệp ngày hôm đó, một chiếc Leica của quân đội cấp và một chiếc Nikon F của riêng ông. Ông đã chụp tổng cộng 60 bức hình, ghi lại diễn biến của cuộc tàn sát, trong đó, 18 tấm có màu sau này được công bố là từ chiếc máy Nikon của ông.

Trong số này, có một tấm ảnh chụp một người phụ nữ lớn tuổi bận đồ bà ba, gương mặt mếu máo, người co rúm đang đứng dưới một bụi tre. Một cô gái nấp phía sau ôm chặt bà cụ. Cạnh bên là những đứa trẻ được bồng hoặc đang ôm chặt lấy người lớn, nét mặt hốt hoảng.

Sau khi bức ảnh được chụp, tất cả những người này đều bị giết.

Ronald%20Haeberle


Haeberle kể lại với BBC, lúc đi ngang qua nhóm người, ông tưởng họ đang bị tra khảo và ông nghe có một lính Mỹ hét lên: "Ê, coi chừng, có phóng viên ảnh kìa."

Và rồi toán lính Mỹ lùi lại để ông tiến lên chụp ảnh, ông cũng nghe rõ ràng lệnh ngừng xả súng nên ông cứ tưởng nhóm người này sẽ không sao.

"Nhưng chúng tôi vừa rời đi, hai khẩu M-16 tự động đã nổ – họ giết sạch nhóm người đó. Sau này tôi biết được có một đứa trẻ còn sống sót, nó bò qua những xác người để tìm mẹ và rồi cũng bị bắn chết. Quá kinh khủng, họ chỉ toàn phụ nữ và trẻ em, không có bóng dáng lính cộng sản, không có cuộc đọ súng nào."

Cụm từ "giết bất cứ thứ gì còn cựa quậy" đã trở thành mệnh lệnh được thốt ra từ miệng một số chỉ huy Mỹ trong chiến tranh, những người đã chỉ đạo thuộc cấp tiến hành các cuộc thảm sát trong khu vực họ kiểm soát, không chỉ ở Sơn Mỹ mà còn ở Bến Tre, Quảng Trị và nhiều nơi khác trong suốt cuộc chiến.

Nhiếp%20ảnh%20gia%20Ronald%20Haeberle%20về%20thăm%20lại%20Sơn%20Mỹ%20vào%20năm%202016,%20nơi%20ông%20đã%20chụp%20những%20bức%20ảnh%20lịch%20sử
Chụp lại hình ảnh,
Nhiếp ảnh gia Ronald Haeberle về thăm lại Sơn Mỹ vào năm 2016, nơi ông đã chụp những bức ảnh lịch sử

'Tìm và diệt'

Vụ thảm sát Mỹ Lai này do Đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lữ đoàn bộ binh số 11, Sư đoàn bộ binh số 23 của Lục quân Hoa Kỳ gây ra.

Trên bản đồ quân sự, Mỹ Lai 1 cùng các thôn lân cận như Mỹ Lai 2, 3 và 4 đều thuộc xã Sơn Mỹ, một khu vực đông dân cư với hàng chục xóm làng, được tô màu đỏ do mật độ dân số cao - từ đó có tên gọi "Pinkville" (Làng Hồng). Họ tiến vào Pinkville để thực hiện chiến dịch "tìm và diệt", khu vực này khi đó được tuyên bố là vùng được phép nổ súng tự do (free fire zone).

Haeberle nói với BBC rằng thông tin lính Việt Cộng ẩn náu trong làng là sai, nhưng rốt cuộc thì điều đó chẳng còn quan trọng.

Cho đến nay, vẫn còn nhiều nguồn khác nhau đưa các con số khác nhau về số nạn nhân của vụ thảm sát.

"Không có Việt Cộng, chỉ thấy phụ nữ mang thai, trẻ con. Đó là địch à? Đó là Tiểu đoàn 48 Việt Cộng sao? Không. Thật đau lòng, 504 thường dân bị giết.

"Trong đó, theo số liệu tôi có được, Mỹ Lai: 392 người, Bình Tây: 15 người đều do Đại đội Charlie thực hiện. Mỹ Khê: 97 người, do Đại đội Bravo. Có 182 phụ nữ, trong đó có 17 thai phụ, hơn 170 trẻ em."

"Tôi nghĩ họ làm vậy là vì một điều thôi: trả thù. Khi Đại đội Charlie mới đến Việt Nam, họ đã mất 1/4 lực lượng trong các chiến dịch do bị dính mìn, bị bắn tỉa mà không giết được ai, và vì thế, không có thành tích. Mà trong chiến tranh, thành tích dựa trên việc đếm xác - quan trọng là giết được bao nhiêu người."

Ronald%20Haeberle

Chụp lại hình ảnh,
Những người dân nằm phơi thây trên đường làng, bức ảnh này sau đó được đăng trên báo The Plain Dealer và tạp chí LIFE


Lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam với khẩu hiệu là "giành lấy trái tim và khối óc" nhưng thực chất họ gần như chỉ tập trung vào một thước đo duy nhất để đánh giá thành công tại Việt Nam: số xác kẻ thù trong giao tranh. Phương pháp body count (đếm xác) này là một chỉ số gây tranh cãi gắn liền với tên tuổi với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara.

Haeberle kể rằng khi mới đến Việt Nam vào năm 1967, Đại đội Charlie cũng thân thiện, hòa nhã với dân làng nhưng rồi họ mất dần đồng đội nên họ trở nên chai sạn, thù hằn với dân làng vì không thực sự biết kẻ địch là ai.

Theo thống kê, Đại đội Charlie đã mất khoảng 28 người và chỉ còn chừng 100 người dù chưa có cuộc chạm trán nào.

"Ngày 16/3, một nhóm lính đi trúng bãi mìn và họ mất đi viên trung sĩ mà họ yêu quý nhất. Tất cả thù hận dồn nén trong lòng những người lính ấy," ông Haeberle nói.

Haeberle cũng kể thêm, chính Đại tướng William Childs Westmoreland - Tổng chỉ huy quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam - từng phát biểu rằng người Việt Nam không phải là con người, không có cảm xúc. Sự tuyên truyền mang tính từ trên xuống này có lẽ đã giúp lính Mỹ "xuống tay" dễ dàng hơn.

Sau khi thực hiện xong cuộc "tìm và diệt" ở Mỹ Lai, Đại úy Medina được lệnh quay lại kiểm đếm chính xác số người chết nhưng ông ta đã không làm.

"Khi ấy đã quá muộn nên họ để thi thể nằm ở đó. Lính Mỹ rút đi mà không có sự chôn cất nào," ông Haeberle thuật lại.

Lúc trở về đơn vị, Ronald Haeberle và Jay Robert đã thống nhất với nhau rằng sẽ kể lại toàn bộ sự việc ngày hôm đó, không chút giấu diếm nếu có bất kì cuộc điều tra xảy ra.

"Nhưng chúng tôi không muốn là người đầu tiên phơi bày câu chuyện. Nếu làm vậy, chúng tôi coi như xong đời ở Việt Nam," Haeberle nói với BBC

Những bức ảnh thay đổi cuộc chiến tranh

Mãi hơn một năm sau, lúc đó Haeberle đã về lại Mỹ thì ông mới ghép được những mẫu khác của bức tranh ngày hôm đó.

Vào tháng 8/1969, có một nhóm điều tra từ Cục Điều tra Hình sự (CID) của quân đội đến tìm ông vì biết có một phóng viên ảnh đã làm nhiệm vụ ngày hôm đó.

Haeberle đồng ý cung cấp những bức ảnh màu mà ông đã chụp để phục vụ điều tra, nếu được biết chuyện gì thực sự xảy ra ngày 16/3/1968.

"Những gì thanh tra trưởng nói vượt xa sức tưởng tượng của tôi. Các bé gái, phụ nữ bị hãm hiếp tập thể, bị bắn chết rồi bị rạch vùng kín, cắt xẻo bộ phận cơ thể người. Những gì ông ta kể khiến tôi cảm thấy kinh tởm và làm tôi đau lòng hơn.

"Thực sự kinh hoàng. Tôi không thể nào chịu nổi những điều mình nghe, nhất là khi nhớ lại hình ảnh những đứa trẻ bị bắn chết. Tôi nghĩ mình cần làm gì đó, người Mỹ cần biết sự thật về những gì đã xảy ra ở Mỹ Lai," Haeberle nói với BBC.

Haeberle sau đó đã tìm tới một người bạn là biên tập viên làm cho tờ The Plain Dealer. Lúc đầu, người này không tin những gì Haeberle nói dù đã được cho xem những bức ảnh.

"Nhưng sau khi anh ta gọi cho Đại úy Aubrey Daniels ở căn cứ Fort Benning – người phụ trách vụ truy tố Trung úy William Calley [một trong những người trực tiếp chỉ huy vụ thảm sát] để hỏi thì quân đội lập tức yêu cầu không đăng ảnh và đây là minh chứng rằng câu chuyện tôi nói hoàn toàn là sự thật," Haeberle nhớ lại.

Sau đó, The Plain Dealer đã công bố các bức ảnh vụ thảm sát vào ngày 20/11/1969, số báo ngày hôm đó bán hết sạch đến nỗi phải in thêm. Mọi kênh tin tức sau đó đều viết về vụ Mỹ Lai.

Ronald%20Haeberle

Chụp lại hình ảnh,
Những bức ảnh về vụ thảm sát được đăng trên trang nhất nhật báo The Plain Dealer ngày 20/11/1969 đã gây rúng động nước Mỹ


Khi vụ việc được đưa ra ánh sáng, dư luận Mỹ chia rẽ sâu sắc. Có người cho rằng đó là bản chất của chiến tranh, nhưng hầu hết người Mỹ đều đang đặt câu hỏi cho chính phủ rằng Mỹ thực sự đang làm gì ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng cuộc chiến đã làm những người lính trẻ mất đi nhân tính và đã đến lúc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam.

"Tôi nghĩ nó làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiếp sức cho phong trào phản chiến, nhất là khi báo chí liên tục đăng ảnh lính Mỹ tử trận – có ngày tới 50 người chết và mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát.

"Trong khi đó, chính phủ vẫn nói Mỹ đang thắng thế. Toàn lời dối trá. Người Mỹ không hề thắng. Cuộc chiến này, xét cho cùng, là không thể thắng nổi," ông Haeberle nói với BBC.

Mười tám bức ảnh màu do Haeberle chụp sau đó xuất hiện trên nhiều tờ báo và tạp chí lớn như TimeLIFE và Newsweek, biến ông trở thành một nhân chứng quan trọng trong vụ bê bối bậc nhất lịch sử quân đội Mỹ. Chính nhờ những bức ảnh ấy mà sự thật dần được phơi bày và nhiều binh lính Mỹ bắt đầu lên tiếng kể lại những gì đã xảy ra ngày hôm đó.

Tạp%20chí%20LIFE%20số%20ra%20ngày%205%20tháng%2012%20năm%201969%20đã%20công%20bố%20những%20bức%20ảnh%20của%20Haeberly%20và%20phơi%20bày%20vụ%20thảm%20sát

Chụp lại hình ảnh,
Tạp chí LIFE số ra ngày 5 tháng 12 năm 1969 đã công bố những bức ảnh của Haeberly và phơi bày vụ thảm sát


Haeberle cũng bị triệu tập đến làm chứng cho hai phiên tòa điều tra về vụ thảm sát. Tuy là người phanh phui vụ việc bằng những tấm ảnh do chính mình chụp, Haeberle nói ông vẫn cảm thấy tội lỗi vì đã che giấu, không lên tiếng bất cứ điều gì vào thời điểm đó mà tới tận hơn một năm sau ông mới hành động.

"Tôi có lỗi vì đã im lặng. Jay Roberts và tôi đều thừa nhận là đã che giấu. Nếu gọi đó là một sự che đậy, thì nó là sự che đậy từ dưới lên đến tận chính phủ Hoa Kỳ thời đó. Họ đều biết chuyện đã xảy ra," ông Haeberle khẳng định.

Vụ thảm sát Mỹ Lai được coi là một trong những khoảnh khắc tăm tối nhất trong lịch sử quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Nó góp phần làm bùng lên phong trào phản chiến ở Mỹ, khi quân đội Mỹ không đạt được những chiến thắng như mong đợi.

Nhiếp%20ảnh%20gia%20Ronald%20Haeberle%20tại%20nhà%20chứng%20tích%20Sơn%20Mỹ,%20Quảng%20Ngãi%20năm%202018%20và%20kể%20về%20ngày%20ông%20chụp%20những%20bức%20hình%20minh%20chứng%20cho%20cuộc%20thảm%20sát
Chụp lại hình ảnh,
Nhiếp ảnh gia Ronald Haeberle, tại nhà chứng tích Sơn Mỹ, Quảng Ngãi năm 2016, đang kể về ngày ông chụp những bức hình minh chứng cho cuộc thảm sát.

Nhiều bình luận cho rằng, vụ thảm sát này cũng trở thành một trong những yếu tố dẫn đến sự triệt thoái của quân đội Mỹ khỏi Việt Nam, khởi đầu bằng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" từ năm 1969. Cuối cùng, cuộc chiến kết thúc khi chính phủ miền Nam Việt Nam sụp đổ, Việt Nam thống nhất dưới chế độ cộng sản.

Những bức ảnh đã thay đổi cục diện Chiến tranh Việt Nam đó cũng đã thay đổi cuộc đời của Ronald Haeberle theo hướng khiến ông không ngừng tìm hiểu chuyện gì thực sự đã xảy ra. Haeberle đã quay trở lại Sơn Mỹ tổng cộng bảy lần, trong nhiều vai trò: là nhiếp ảnh gia, là khách du lịch, là nhân chứng lịch sử để nói chuyện với những người sống sót.

"Tôi không ngồi yên để tự dằn vặt, tôi luôn hành động, đó là cách tôi giải tỏa những ký ức đau buồn khi chứng kiến cuộc thảm sát," ông Haeberle chia sẻ với BBC.

RonaldHaeberle


Chụp lại hình ảnh,
Bức ảnh Anh che đạn cho em do Ronald Haeberle chụp vào ngày 16/3/1968 ghi lại khoảnh khắc của hai anh em Trần Văn Đức và Trần Thị Hà. 

Về sau, Haeberle và ông Đức trở thành bạn bè thân thiết. Haeberle sau đó đã trao tặng ông Đức chiếc máy ảnh Nikon F mà ông từng dùng để ghi lại những hình ảnh kinh hoàng trong vụ thảm sát Mỹ Lai.

Thảm sát Mỹ Lai và bức ảnh thay đổi cục diện Chiến tranh Việt Nam - BBC News Tiếng Việt
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23622
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: Hôm nay lúc 11:50am

VẪN CÒN NƯỚC MẮT

Nước%20mắt%20được%20làm%20bằng%20gì%20và%20tại%20sao%20chúng%20ta%20lại%20có%20nước%20mắt?%20|%20Vinmec

Tháng tư. Khi cái nóng miền Nam lên đến đỉnh điểm và cờ đỏ giăng đầy lối phố, là đến ngày kỷ niệm. Ngày mà cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng: Triệu người vui cũng có triệu người buồn.
Người bên thắng trận có triệu người vui, nhưng thật ra trong niềm vui cũng có chất chứa sâu kín nỗi buồn. Hàng ngàn thanh niên miền Bắc sinh Bắc tử Nam, đã đi và không về cho một chiến thắng cuối cùng. Họ nằm lại và cho đến giờ, cuộc chiến tranh chấm dứt đã 43 năm, gần nửa thế kỷ qua rồi, thịt xương của họ đã thành cát bụi, đã hoà lẫn với đất cát, tro than, cây cỏ. Người thân của họ vẫn trông chờ, tìm kiếm trong vô vọng. Những bà mẹ miền Bắc chiều chiều vẫn ngóng về Nam, thắp nén nhang gọi hồn con về. Cắm nén nhang lên bàn thờ nhiều khi chỉ là khung ảnh trống không có hình, nhiều khi chỉ ghi một cái tên, cũng có khi là chân dung của một người rất trẻ. Họ ra đi trong chiến tranh và không trở về trong ngày hoà bình, thân xác của họ được vùi vội vàng đâu đó và bây giờ không còn dấu tích. Bạn bè, đồng đội trở về nhưng họ không về. Có người cho đến giờ vẫn chưa được công nhận là liệt sĩ. Và hàng ngày những bà mẹ già buồn bã vẫn đợi tin con. Ngày lễ chiến thắng nhiều người vui nhưng mẹ lại buồn dù con mẹ là người lính của đoàn quân thắng trận.
Một người không về là nỗi đau không riêng người mẹ, nó là nỗi xót xa, khổ đau của cha, của anh em và còn là nỗi đau của người vợ mất chổng, những đứa con lớn lên không biết mặt cha. Chiến tranh đi qua như một con lốc dữ, để lại những nỗi đau không lấp được.
Hàng dãy mộ bia trùng trùng điệp điệp ở Trường Son, ở các nghĩa trang liệt sĩ, nhiều đến không còn nước mắt để khóc thương.
Người ta có thể tung hô, hùng hồn đọc diễn văn, vui chơi với ngày chiến thắng. Nhưng những bà mẹ, người cha, người vợ làm sao vui khi vẫn chưa tìm thấy hài cốt người thân của mình, hay chỉ thấy con, cháu mình chỉ còn là nấm mồ hiu quạnh.
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam, trong tất cả các cuộc chiến tranh kể từ sau năm 1945 (bao gồm Chiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh biên giới Tây Nam, Chiến tranh biên giới Việt-Trung và một số chiến dịch chống thổ phỉ và FULRO), cả Việt Nam có trên 1.140.000 liệt sĩ. Theo tài liệu thống kê của cổng thông tin điện tử ngành chính sách quân đội - Cục chính sách - Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng thì đến năm 2012, toàn quốc có 1.146.250 liệt sĩ và khoảng 600.000 thương binh, trong đó có 849.018 liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.(Wikipedia)
Bên thua cuộc là hàng triệu người buồn. Họ bị mất nhiều thứ: công việc, nhà cửa, tương lai không biết về đâu? Là chia ly, là ly tán, là những bất hạnh dồn dập.
Họ cũng có những người thân cầm súng chết trong cuộc chiến. Và cũng có rất nhiều người không về. Trong cơn hoảng loạn của tháng ba, cả tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến bị kẹt lại ở biển Thuận An, pháo dội, súng nổ, nhiều người đã chết và vùi thây trong hố chôn tập thể. Trên con đường từ Phú Bổn về trong những ngày cuối tháng tư, bao nhiêu xác người đã nằm lại bên đường, họ nằm đó và cát bụi thời gian phủ thây họ, gia đình bặt tin và lấy ngày đó làm ngày giỗ. Những ngày cuối của cuộc chiến, xác người vẫn ngã xuống và nhiều người bây giờ cũng không tìm thấy xương cốt mộ bia. Rồi khi lá cờ của bên chiến thắng tung bay trên những thành phố, hàng trăm ngàn người vào trại cải tạo, và hàng ngàn người cũng không trở về, họ chết và thân xác được chôn vội vàng giữa vùng đồi núi xa lạ hoang vu. Người thân của họ đi tìm mà mấy người tìm gặp.
Con số 220.357 binh sĩ VNCH tử trận được Lewy dẫn từ tài liệu lưu trữ của Bộ quốc phòng Mỹ, tính từ năm 1965 đến năm 1974. Cộng thêm con số tử trận trong giai đoạn 1974-1975 và trước đó cho ra ước tính khoảng 300.000 tử trận. Nhà sử học R.J. Rummel đưa ra con số ước tính cao nhất có thể lên tới 313.000 tử trận.
Theo thống kê chi tiết của Jeffrey J. Clarke thì tính từ năm 1960 tới 1974, Quân lực Việt Nam Cộng hòa có 254.256 lính tử trận. Cộng thêm con số tử trận trong các năm 1956-1959 và năm 1975 thì số lính Việt Nam Cộng hòa tử trận ước tính là khoảng 310.000 người.
Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Riêng ở Sài Gòn có 443.360 người ra trình diện, trong số đó có 28 viên tướng, 362 đại tá, 1.806 trung tá, 3.978 thiếu tá, 39.304 sĩ quan cấp uý, 35.564 cảnh sát, 1.932 nhân viên tình báo, 1.469 viên chức cao cấp trong chính quyền, và 9.306 người trong các “đảng phái phản động”.
Hàng trăm ngàn người đi về phía biển, hàng triệu người bất chấp hiểm nguy đi ra biển và hàng trăm ngàn người chôn vùi thân xác dưới đáy đại dương. Hàng trăm, hàng ngàn người đàn bà bị hãm hiếp trên con đường đi về phía biển ấy, có người bị chết xác quăng xuống biển, cũng có người đi được đến nơi và sống đến bây giờ, nhưng dấu tích của vết thương theo suốt đời họ, không xoá được. Có hàng trăm, hàng ngàn cô gái bị bắt đi và mấy chục năm rồi không tin tức, có thể họ chết lần mòn trong những căn nhà chứa ở Thái Lan. Theo thống kê của cơ quan Tị nạn Liên Hiệp quốc thì có khoảng 500.000 người vượt biên đã bỏ xác ở biển Đông. Thế giới cho rằng đó là cuộc di dân tồi tệ nhất của lịch sử.
Nỗi đau tức tưởi đó làm sao quên, nên tháng tư đối với họ là tháng nước mắt.
Như thế, trong ngày chiến thắng của bên thắng cuộc, cả hai phía vẫn còn những nỗi đau khó xoá. Cả hai phía đều vẫn còn nước mắt. Nước mắt khóc cho một dân tộc bất hạnh có cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ hai mươi. Một cuộc chiến tranh giữa anh em mà đã 43 năm rồi vẫn chưa hàn gắn được. Thời gian đã trôi qua, cuộc chiến tranh đã lùi xa, nhưng VẪN CÒN NƯỚC MẮT.

DODUYNGOC


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - Hôm nay lúc 11:51am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 108
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.402 seconds.