Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Lăng Trương Định Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
thonglo2003
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 31/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 406
Quote thonglo2003 Replybullet Chủ đề: Lăng Trương Định
    Gởi ngày: 14/Jun/2007 lúc 9:53pm
Khu di tích Trương Định gồm lăng và đề Trương Định tọa lạc trong nội ô thị xã Gò Công. Lăng là phần mộ Trương Định, một vị anh hùng của Việt Nam. Ông sinh năm 1820 tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Cha ông là Trương Tầm giữ chức lãnh binh tỉnh Gia Định. Từ thuở nhỏ Trương Định đã có tướng mạo khôi ngô, thông hiểu binh thư, võ nghệ. Thời Thiệu Trị, ông theo cha vào Nam, lấy vợ người Tân An, tỉnh Định Trường (Tiền Giang) rồi ở luôn quê vợ.

Sau khi cha mất, ông xuất của nhà, mộ dân nghèo khai hoang lập ấp ở huyện Tân Hòa (nay là thị xã Gò Công), được triều đình bổ chức quản cơ. Khi quân Pháp xâm lược nước ta, Trương Định lãnh đạo nhân dân đứng lên chống Pháp, làm cho quân Pháp bao phen thất điên bát đảo. Do sự phản bội của Huỳnh Công Tấn, Trương Định đã tử tiết ngày 20/8/1864. Nhân dân đã chôn cất ông tại thị xã Gò Công. Mộ ông được xây dựng bằng đá ong với hồ ô dước, trên diện tích 67 m2 (603 sq ft). Lăng Trương Định là di tích lịch sử và là dạng kiến trúc mộ táng tiêu biểu của người Việt ở vùng Nam bộ.


Chỉnh sửa lại bởi thonglo2003 - 15/Jun/2007 lúc 1:21pm
IP IP Logged
fx225
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 43
Quote fx225 Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2007 lúc 11:25pm

Lăng Trương Định
phường I, thị xã Gò Công, Tiền Giang
(Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 3959 QĐ/BT ngày 14/5/1993)

Khu di tích gồm lăng, đền thờ và tượng đài anh hùng dân tộc Trương Định toạ lạc trong nội ô thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

 

Trương Định sinh năm 1820 tại huyện Bình Sơn, tỉnh  Quãng  Ngãi. Cha ông là  Trương Tầm, giữ chức lãnh binh Gia Định

Trương Định (sinh 1820), người xã Tư Cung, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Thời Thiệu Trị, ông theo cha vào Nam, lấy vợ người Tân An, tỉnh Định Tường (Tiền Giang) rồi ở luôn ở quê vợ. Từ năm 1850, Trương Định chiêu mộ dân đến lập ấp khai hoang, được bổ chức Quản cơ, hàm lục phẩm. Tháng 2.1862, triều đình ký hòa ước Nhâm Tuất, giao 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, rồi hạ lệnh cho Trương Định bãi binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Theo yêu cầu của nhân dân và các nghĩa sĩ, Trương Định đã khước từ lệnh của triều đình và nhận danh hiệu Bình Tây Đại Nguyên Soái do dân phong, tiếp tục cuộc chiến đấu chống giặc Pháp...

Ngày 26/02/1863, Pháp huy động một lực lượng lớn mở cuộc tấn công vào căn cứ nghĩa quân. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Đến rạng ngày 19/08/1863 ông rơi vào vòng vây địch. Do có sự phản bội, Trương Định đã tử tiết ngày 20/8/1864, nêu cao khí phách của một vị tướng anh hùng, khi ấy ông tròn 44 tuổi.

Năm 1864, sau khi Trương Định tuẫn tiết, bà Trần Thị Sanh, là vợ thứ của Trương Định, đã nhận thi hài của ông mang về an táng rất trọng thể. Mộ được làm bằng hồ ô dước, trên bia mộ khắc: "ĐẠI NAM AN HÀ LÃNH BINH KIÊM BÌNH TÂY ĐẠI TƯỚNG QUÂN TRƯƠNG CÔNG HÚY ĐỊNH CHI MỘ". Nhưng nhà cầm quyền Pháp tại Gò Công ra lệnh đục bỏ hàng chữ "Bình Tây Đại Tướng Quân" và phạt bà Trần Thị Sanh 10.000 quan tiền vì lập bia trái phép.

Năm 1874, bà Sanh đứng đơn xin lập mộ cho chồng. Mộ xây bằng đá hoa cương cùng với 3 bức hoành phi và 6 trụ đá ghi lại thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Trương Định. Một lần nữa, các hoành phi và trụ đá bị đục bỏ. Ngôi mộ trở nên hoang phế trong thời gian Pháp thuộc bởi sự cấm đoán và dòm ngó của mật thám.

Năm 1964, chính quyền chế độ cũ tái lập tỉnh Gò Công và đã xuất công quỹ tu bổ ngôi mộ khang trang như ngày nay nhằm để thu phục nhân tâm.

Đền thờ Trương Công Định được xây dựng năm 1972 do ông Cung Tất Mai làm Trưởng ban dựa theo bản vẽ của kỹ sư Nguyễn Ngọc Thiệt. Đền thờ xây dựng theo kiến trúc đông phương vừa cổ kính, vừa tân thời với các án thờ, khuôn biển chạm trổ sơn son thiếp vàng.

Ngày 18.7 ÂL năm 1973, lễ khánh thành đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định diễn ra rất trọng thể và trang nghiêm. Sau 1975, chính quyền và nhân dân Gò Công đã đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo di tích.


Để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc Trương Định, hàng năm vào ngày 19, 20 tháng 8 dương lịch, thị xã Gò Công tổ chức trọng thể lễ hội tưởng niệm với các nghi lễ chính: Lễ rước linh (Thỉnh ông); Lễ Tiên thường và Chánh tế; Lễ Dâng hương của chính quyền địa phương cùng các hoạt động văn hóa với mục đích hướng về cội nguồn tưởng nhớ công đức tiền nhân.

Sng say chi?u x?n t?i lai rai
Nh?u nh?t say sua x?n t?i ngy.
Hm nay qun cc, mai ngoi ph?
Nh?u du cung du?c mi?n l say!
IP IP Logged
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2007 lúc 4:56am
.

Website của ban Liên lạc đồng hương Gò Công, trong mục giới thiệu về thị xã Gò Công (www.donghuonggocong.com/gioithieu_thixagocong.html) cho biết"Trên mảnh đất này đã từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử. Năm 1861-1862 những đội quân chống Pháp của ba tỉnh miền Đông về tụ nghĩa dưới ngọn cờ của Bình tây Đại Nguyên soái Trương Định. Tháng 3-1963, nghĩa quân Trương Định đã anh dũng chống lại cuộc tấn công qui mô của liên quân Pháp -Tây Ban Nha. Tháng 8-1964, mảnh đất này là nơi an nghỉ cuối cùng của người anh hùng dân tộc Trương Định. Người dân địa phương còn ghi nhận công lao của bà Trần Thị Sanh, người vợ thứ của Trương Định, là một người giàu tinh thần yêu nước, bà từng là nguồn hậu cần lớn của cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Trương Định".

 

Việc website của ban Liên lạc đồng hương Gò Công khẳng định "Người dân địa phương còn ghi nhận công lao của bà Trần Thị Sanh, người vợ thứ của Trương Định, là một người giàu tinh thần yêu nước, bà từng là nguồn hậu cần lớn của cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Trương Định" là một trong những nét văn hoá bản sắc của người Việt nóichung và người Gò Công nói riêng. Tuy vậy, với công lao và khí phách của đức bà Trần Thị Sanh, nhân dân Gò Công không chỉ dừng lại ở sự tôn vinh phi vật thể mà cần có một số công trình phù hợp - vừa để ghi ơn tiền nhân vừa có tác dụng giáo dục cho hậu thế.



Chỉnh sửa lại bởi Hoang Ngoc Hung - 06/Jul/2007 lúc 4:57am
IP IP Logged
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2007 lúc 4:58am

http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=2589&cap=4&id=2604 (webpage của UBND tỉnh Tiền Giang) cho biết:

Nghĩa quân Trương Định nổi lên khắp mọi nơi, chẳng những ở Gò Công mà còn ở Bà Rịa, Cần Giờ, Chợ Lớn, Hóc Môn… Quân số địch giảm sút, bị bao vây bốn phía, bối rối nhiều mặt, Bonard phải cầu cứu chính quốc. Vì vậy, vào tháng 1 và tháng 2-1863, Chính phủ Pháp gửi sang Nam kỳ hai viễn đoàn lính thủy quân lục chiến. Cũng trong tháng 2, Đô đốc Jaures đưa từ Thượng Hải (Trung Quốc) tiếp viện thêm một tiểu đoàn khinh binh Bắc Phi, nửa tiểu đoàn bộ binh người Algérie, nửa đội pháo binh. Ngoài ra, thực dân Tây Ban Nha cũng đưa tới 800 lính Tagal từ Philippin để hỗ trợ cho quân Pháp.

Viện binh đến Bonard buộc vua Tự Đức phải gấp rút phê chuẩn thi hành Hiệp ước Nhâm Tuất, để triều đình Huế không còn chính thức giúp đỡ Trương Định. Ngày 7-2-1863, Bonard ra tuyên ngôn kết tội Trương Định, ra lệnh càn quét và hứa thưởng 10.000 quan cho người giết được Trương Định.

Ngày 16-2-1863, Bonard chỉ huy quân đội trực tiếp xuống Gò Công càn quét. Lực lượng địch chọc thủng hai phòng tuyến Đông Sơn và Vĩnh Lợi (nay đều thuộc Gò Công Tây). Tuy vậy, quân Pháp thương vong rất nhiều, phải ngừng súng, chờ viện binh. Ngày 22-2-1863, viện quân Pháp từ Sài Gòn xuống hơn ba tiểu đoàn và bắt đầu bao vây các căn cứ của nghĩa quân:

- Tàu L’Européen đậu ở cửa Rạch Lá.

- Tàu Alame đậu ở rạch Gò Công, trên bờ có một pháo đài.

- Tàu Circé đậu ở Vàm Láng, sông Xoài Rạp.

- Lực lượng bộ binh tăng cường hai đồn Chợ Gạo và đồn Mỹ Tho.

- Tàu Forbin phong tỏa sông Vàm Cỏ.

- Tàu Cosmao, pháo thuyền 20, chiến thuyền Saint Joseph và 15 chiếc ghe bao vây phía tây.

Thực dân Pháp pháo kích trận tuyến của nghĩa quân Trương Định ở Gò Công

Công binh còn chuẩn bị 30 chiến thuyền bọc sắt, sẵn sàng ghép lại thành một chiếc cầu, để quân lính vượt bãi lầy.

Sáng ngày 26-2-1863, quân Pháp do tướng Chaumot chỉ huy bắt đầu tấn công. Đích thân Đô đốc Bonard trên chiến hạm Ondine thị sát trận chiến. Quân thủy bộ từ nhiều hướng tiến vào. Trương Định thấy thế địch mạnh, ra lệnh cho nghĩa quân phục kích đánh tỉa, đồng thời lại ra lệnh cho đại quân rút vào rừng lá bảo toàn lực lượng. Sáng ngày thứ ba, các mũi quân địch tiến dần đến Gò Công. Chúng thấy trong đồn có lửa cháy. Nhưng khi đến gần thì hoàn toàn trống rỗng. Nghĩa quân đã rút an toàn.

Trước những khó khăn mới, Trương Định chuyển qua rừng Lý Nhơn (nay thuộc Cần Giờ, thành phố ************), chuẩn bị lương thực, vũ khí, chiêu mộ thêm nghĩa quân và phát lời hịch. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân rộng lớn, từ Gò Công đến Biên Hòa, Sài Gòn, Mỹ Tho, Tây Ninh, Tân An. Trương Định còn cử người theo đường biển ra Bình Thuận tìm cách mua vũ khí, đạn dược.

Ngày 25-9-1863, hai toán quân Pháp do Gougead và Bélic chỉ huy bất ngờ tấn công vào căn cứ Lý Nhơn. Nghĩa quân chống trả anh dũng, rồi rút trở về hướng Gò Công, đóng quân tại "đám lá tối trời", tức khu vực đồn điền Gia Thuận.

Ngày 20-4-1864, tên phản bội Huỳnh Công Tấn phát hiện địa điểm Trương Định tại "đám lá tối trời" (Gia Thuận) đem quân bao vây. Trong lúc hỗn chiến, Trương Định bị thương nặng; biết không thoát được, ông trở gươm đâm thẳng vào bụng tuẫn tiết.

Địch đem xác Trương Định về phơi nắng tại chợ Gò Công để đe dọa tinh thần nhân dân. Nhưng nhờ uy thế của bà Trần Thị Sanh, địch phải cho gia đình đem xác ông về tổ chức tang lễ. Bà Trần Thị Sanh là người tổ chức hậu cần cho cuộc khởi nghĩa. Gia đình bà có quan hệ với họ ngoại vua Tự Đức. Lúc chồng hy sinh, bà biết cách lợi dụng thanh thế của gia đình để đề cao tinh thần yêu nước của anh hùng dân tộc Trương Định, mặc dù có lúc địch đã ngăn cấm, phạt vạ.

IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.094 seconds.