Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: Ca Dao Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
MyNhi52
Newbie
Newbie
Avatar

Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 17
Quote MyNhi52 Replybullet Chủ đề: Ca Dao
    Gởi ngày: 10/Jul/2007 lúc 7:10pm
  1. Định nghĩa và biệt loại:
Ca dao (ca: bài hát thành chương khúc; dao: bài hát ngắn, không thành chương khúc) là những câu hát theo giọng điệu tự nhiên lưu hành trong dân gian, thường diễn tả ý nghĩ, tình cảm, nếp sinh hoạt của đại chúng bình dân. Ca dao còn được gọi là phong dao ("phong" là phong tục). Người xưa cho rằng qua ca dao có thể nhận biết phong tục tốt, xấu của một xứ, một vùng.
Một biệt loại khá quan trọng của ca dao là đồng dao ("đồng": trẻ con). Đồng dao là những bài hát dành cho trẻ con, toàn bài nhiều khi chỉ là một số câu có vần ghép lại với nhau, không có ý nghĩa rõ rệt. Tuy nhiên, đồng dao có thể giúp trẻ học một số danh từ về các vật thường gặp. Chẳng hạn:

Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Đến cửa nhà trời

Lạy cậu lạy mợ

Cho cháu về quê

Cho dê đi học

Cho cóc ở nhà

Cho gà bới bếp...

hay:
Cái bống đi chợ cầu Canh

Cái tôm đi trước, củ hành đi sau

Con cua lật đật theo hầu

Cái chày rơi xuống vỡ đầu con cua.
 
Một số biệt loại nữa của ca dao là các bài hát ru em, các bài vè, và các câu đố.
Vè là một loại ca dao có tính cách thời sự và địa phương, làm ra nhân một việc xảy ra tại địa phương khiến dư luận xôn xao. Vè thường nhằm mục đích chỉ trích, chế giễu.
Không có ranh giới rõ rệt giữa ca dao và dân ca. Có thể coi ca dao là phần lời thơ của các bài dân ca.

Ca dao khác tục ngữ ở chỗ - theo định nghĩa - ca dao có thể hát lên được (tục ngữ: câu nói; ca dao: câu hát). Trong ca dao, vần điệu rõ rệt và âm hưởng êm ái hơn. Nói chung, câu ca dao dài hơn câu tục ngữ, và thường có nhiều câu hợp lại thành bài.

Xét theo nội dung, tục ngữ thường là những nhận xét thuộc phạm vi lý trí trong khi ca dao là tiếng nói của tình cảm. Tuy nhiên, sự phân biệt này cũng không được chặt chẽ cho lắm: nhiều câu ca dao cũng thuộc phạm vi lý trí.
Cách kết cấu của ca dao:
Các học giả lớp trước thường theo Kinh Thi của Trung hoa mà phân biệt ba lối kết cấu (lập ý, dàn ý) của ca dao là: phú, tỉ, và hứng.
    • Phú: là phô bày, mô tả, nói thẳng vào sự việc. Chẳng hạn:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Nghệ thì vô!

hay:
Ngang lưng thì thắt bao vàng

Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài

Một tay thì cắp hỏa mai

Một tay cắp dáo quan sai xuống thuyền

Thùng thùng trống đánh ngũ liên

Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa...
 
    • Tỉ: là ví, so sánh, mượn một sự vật khác để ngụ điều mình muốn nói. Chẳng hạn:
Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

hay:

Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu nát, ai dè xe nghiêng.
 
 
    • Hứng: là nổi lên, trổi dậy, nhân một sự vật bên ngoài mà ý tưởng, tình cảm chính bộc lộ ra. Chẳng hạn:
Quả cau nho nhỏ

Cái vỏ vân vân

Nay anh học gần

Mai anh học xa

Tiền gạo là của mẹ cha

Cái nghiên, cái bút thực là của em

hay:
Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng

Ước gì anh lấy được nàng

Thì anh mua gạch Bát Tràng về xây

Xây dọc rồi lại xây ngang

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

Cũng có bài ca dao kết cấu theo nhiều lối khác nhau như:

* Vưà phú vưà tỉ:
 
Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Ba câu trên tả hoa sen (phú), câu cuối ví hoa sen với người quân tử (tỉ).

* Vừa phú vừa hứng:
Rủ nhau xuống bể mò cua

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng

Ai ơi chua ngọt đã từng

Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau!

Ba câu trên nói những nỗi gian nan, từng trải qua cảnh sướng khổ cùng nhau của hai vợ chồng (phú), nhân đó đưa tới ý chính trong câu cuối cùng (hứng).

* Vừa tỉ vừa hứng:
 
Dao vàng bỏ đãy kim nhung

Biết người quân tử có dùng ta chăng?

Ý chung cả hai câu là nhân chuyện dao vàng mà nghĩ đến mình (hứng).

Riêng câu trên ví mình với con dao vàng (tỉ).

* Kiêm cả ba lối:
 
Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

- Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!

Ba đồng một mớ trầu cay

Sao anh không hỏi những ngày còn không?

Bây giờ em đã có chồng

- Như chim vào lồng, như cá cắn câu.

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ!

Chim vào lồng biết thuở nào ra!

Ba câu đầu là "phú", chuyển sang câu thứ 4 thành "hứng", ba câu cuối là "tỉ"

hay:
Sơn bình, Kẻ Gốm không xa

Cách một cái quán với ba quãng đồng

Bên dưới có sông,

Bên trên có chợ

- Ta lấy mình làm vợ nên chăng?

Tre già để gốc cho măng.

Bốn câu đầu là "phú", chuyển sang câu thứ 5 thành "hứng", riêng câu cuối là "tỉ".
 
  1. Hình thức của ca dao:
     
    • Số câu trong bài:
       
Số câu trong một bài ca dao không nhất định. Ca dao có ít nhất hai câu, thông thường từ 4, 5 đến 9, 10 câu. Tuy nhiên, trong những lối hát đối đáp (giao ca), một bài có thể kéo dài vô hạn định tùy khả năng nối tiếp và bắt vần của những người tham dự cuộc hát.
    • Số chữ trong câu:
Số chữ trong câu ca dao cũng không nhất định. Đại để ca dao thường làm theo các thể sau đây:

* Nói lối (mỗi câu 4 chữ):
 
Lạy trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống

Lấy ruộng tôi cày

Lấy đầy bát cơm

Lấy rơm đun bếp

* Lục bát chính thức:

 
Trúc xinh trúc mọc bờ ao

Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh

Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

* Lục bát biến thể:
 
Công anh đắp nấm trồng chanh

Chẳng được ăn quả, vin cành cho cam

Xin đừng ra dạ bắc nam

"Nhất nhật bất kiến như tam thu hề"

Huống "tam thu nhi bất kiến hề"

Đường kia nỗi nọ như chia mối sầu

Chắc về đâu đã hẳn hơn đâu

Cầu tre vững nhịp hơn cầu thượng gia


(Các câu 5 và 7 có 7 chữ trong khi đáng lẽ chỉ có 6)

* Song thất lục bát chính thức:
 
Bác mẹ già phơ phơ đầu bạc

Con chàng còn trứng nước thơ ngây

Có hay chàng ở đâu đây

Thiếp xin mượn cánh chắp bay theo chàng.


* Song thất lục bát biến thể:
Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!

(Câu 4 có 8 chữ trong khi đáng lẽ chỉ có 7)

* Phối hợp nhiều thể khác nhau:

Các bài "Quả cau nho nhỏ..." và "Sơn bình, Kẻ Gốm không xa..." nhắc đến ở trên. Ta cũng có thể kể thêm bài sau đây:

 
Từ khi gặp mặt giữa đàng

Thiếp quyết thương chàng cha mẹ nào hay

Có hay thì nhất đánh nhì đày

Hai lẽ mà thôi

Thủy chung em giữ trọn mấy lời

Chết em chịu chết, lìa đôi em không lìa.

(Trích trong Tiết 1: Ðại-cương về dòng Văn-học Dân-gian )

 
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.094 seconds.