Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: CHO PHIM TÂY SƠN HÀO KIỆT Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Chủ đề: CHO PHIM TÂY SƠN HÀO KIỆT
    Gởi ngày: 29/Mar/2009 lúc 3:53am
Nghệ sĩ ưu tú Lý Huỳnh: “Kinh nghiệm 30 phim dồn vào Tây Sơn hào kiệt”
 

Huy động đến 22 ngàn lượt diễn viên quần chúng, 200 võ sư, 120 cascadeur, 100 voi chiến, 100 ngựa đua, 2.000 binh khí, 10 khẩu súng thần công…, có thể nói Tây Sơn hào kiệt là phim lịch sử hoành tráng nhất từ trước đến nay của hãng phim Lý Huỳnh.

 

Trong những ngày khởi quay đầu tiên, VTC News đã có cuộc trò chuyện cùng NSƯT - tổng đạo diễn Lý Huỳnh.

 

NSƯT Lý Huỳnh, tổng đạo diễn "Tây Sơn hào kiệt"

 

- Với một phim điện ảnh thuộc đề tài lịch sử như Tây Sơn hào kiệt, ông đã chuẩn bị trong thời gian bao lâu?

 

- Ba năm trời tôi ấp ủ khi nhận được kịch bản, một năm đi khắp nơi chọn bối cảnh và sau đó thì quyết định phải thực hiện trong năm nay để chào mừng 1.000 năm Thăng Long.

 

- Với mức độ hoành tráng gấp nhiều lần các phim thuộc đề tài này mà hãng phim Lý Huỳnh đã từng làm, ông có thấy nó quá sức mình không?

 

- Nếu tính Tây Sơn hào kiệt nữa thì đây là phim thứ 31 của gia đình tôi. So với các phim gia đình tôi đã từng làm về đề tài lịch sử như: Thăng Long đệ nhất kiếm, Lửa cháy thành Đại La, Thanh gươm để lại, Sơn thần thủy quái thì phim này có quy mô gấp mười lần.

 

Tây Sơn hào kiệt thật sự là một bộ phim tâm huyết mà cả đời tôi ấp ủ, kinh nghiệm của 30 phim trước đều tập hợp vào trong cả phim này nên tôi không nghĩ là nó quá sức.

 

Hơn nữa, thời đó chưa có kỹ xảo phim ảnh như bây giờ mà phim nào tôi làm ra cũng được khán giả quan tâm thì sợ gì với thời công nghệ kỹ thuật tiến bộ như ngày nay.

 

NSƯT Lý Huỳnh đang chỉ đạo diễn xuất trong những cảnh quay đầu tiên tại TP.HCM

 

- Tây Sơn hào kiệt huy động dàn diễn viên hùng hậu nhiều thế hệ, ông có thấy khó khăn trong bảng phân vai không?

 

- Không. Tất cả diễn viên tôi chọn không qua casting, đồng ý thì ký hợp đồng ngay. Dĩ nhiên không phải ai cũng đồng ý ngay mà phải đọc kịch bản, suy nghĩ kỹ càng và sau đó hầu như không có ai từ chối.

 

Ngay cả diễn viên Mộng Vân lâu nay không tham gia vào phim ảnh đã rất nhiệt tình khi nghe tôi làm phim này. Tôi nghĩ có được sự ủng hộ mạnh mẽ này là vì tất cả diễn viên tham gia đều có lòng ngưỡng mộ hoàng đế Quang Trung.

 

Hàng trăm môn sinh của phái võ cổ truyền VN và Vovinam vào vai quân Trịnh và quân Tây Sơn

 

- Lực lượng diễn viên quần chúng lên đến 22 ngàn lượt thì phục trang, đạo cụ được chuẩn bị như thế nào, thưa ông?

 

- Trong phim sử dụng tới 14 ngàn lượt binh khí, 22 ngàn lượt diễn viên quần chúng nên ngốn nhiều phục trang cũng như binh khí. Gần 10 ngàn bộ phục trang và binh khí như cung tên, giáo, mác, kiếm đã được sản xuất riêng cho phim. Riêng 10 cây súng thần công mà mỗi cây hơn chục triệu đồng tôi đặt ông Lê Minh Phương sản xuất. Tất cả đã sẵn sàng cho Tây Sơn hào kiệt.

 

Hàng ngàn binh khí phục vụ cho "Tây Sơn hào kiệt"

 

- Không ai phủ nhận tài năng cũng như võ thuật của Lý Hùng, tuy nhiên để vào vai vị anh hùng áo vải như vua Quang Trung thì “thư sinh” như Lý Hùng liệu có thể đảm đương tốt không?

 

- Lý Hùng đã từng đảm nhận các vai chính trong Thăng Long đệ nhất kiếm, Lửa cháy thành Đại La… kinh nghiệm “trận mạc” cũng có nhiều. Hình thức bên ngoài không quan trọng vì có thể tận dụng kỹ thuật hóa trang nhưng Nguyễn Huệ là đại anh hùng võ công, khí thế ngất trời nên diễn viên đóng vai phải giỏi võ. Tôi tin Lý Hùng thể hiện tốt được vai này.

 

Diễn viên Lý Hùng vừa vào vai hoàng đế Quang Trung vừa kiêm đạo diễn chỉ đạo võ thuật.

 

- Một bộ phim hoành tráng, quy mô lớn nhưng tổng số vốn đầu tư chỉ ở khoảng 12 tỷ đồng, e rằng phim sẽ không “tới” lắm, thưa ông?

 

- Thật sự, nếu chỉ với bấy nhiêu tiền đó thì không thể làm nổi một bộ phim quy mô như thế này. Tây Sơn hào kiệt đã may mắn nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt của các tỉnh, thành, tập thể và cá nhân. Và thông qua Hội Điện ảnh TP.HCM, Ban tổ chức đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cũng đã hỗ trợ chúng tôi 2 tỷ đồng.

 

- Với sự hỗ trợ tối đa của nhiều nơi, ông có tin phim sẽ thành công được như mong đợi?

 

- Tôi tin chắc điều đó. Đây là bộ phim tâm huyết tôi chờ đợi gần cả đời để thực hiện, bao nhiêu kinh nghiệm làm phim dồn hết vào nó.

 

- Kịch bản Tây Sơn hào kiệt hiện đang có tranh chấp về tên tác giả giữa ông Cao Đức Trường và Phạm Thùy Nhân, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Vụ tranh chấp này có ảnh hưởng đến tiến độ làm phim không?

 

- Không ảnh hưởng gì, phim vẫn quay đúng tiến độ. Tôi nghĩ đó là vấn đề hai tác giả Cao Đức Trường và Phạm Thùy Nhân tự giải quyết với nhau, chúng tôi đặt kịch bản từ anh Phạm Thùy Nhân nên chỉ biết anh Nhân là tác giả.

 

- Xin cảm ơn ông.

 

Thanh Phúc

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2009 lúc 3:58am
Xem diễn viên "Tây Sơn hào kiệt"... té ngựa
 

Những chú ngựa lồng lên, hí vang trời trước cảnh vung gươm, tuốt kiếm đánh nhau giữa quân Tây Sơn và quân Trịnh rồi bất ngờ hất văng chủ tướng. Cảnh té ngã thường xuyên đến nỗi diễn viên vừa diễn vừa lo nơm nớp, có người bị trật cả khớp tay.

 

 

 

Uy nghi trên lưng ngựa  nhưng trong lòng canh cánh nỗi lo bị ngựa hất văng.

Dưới cái nóng 37 độ, Nguyễn Huệ mặc binh giáp cưỡi ngựa cầm đầu 400 lính Tây Sơn chiếm phủ Trịnh trong tiếng reo hò thắng lợi của quân lính. Đó là những cảnh quay của phim Tây Sơn hào kiệt tại chùa Huệ Nghiêm (quận Bình Tân, TP.HCM) vừa qua.

 

Từ sáng sớm chùa Huệ Nghiêm đã đông đúc với số lượng người khổng lồ: gần 1.000 người, trong đó số diễn viên đóng vai quần chúng lên đến 600 người được huy động từ hai môn phái võ cổ truyền Việt Nam và Vovinam. 200 quân chúa Trịnh phục trang màu đen, 400 quân Tây Sơn trong phục trang màu nâu đứng lẫn lộn cười nói ồn ào.

 

Khi những cảnh quay đầu tiên trong đại cảnh Tây Sơn chiếm phủ Trịnh bắt đầu thì gần 20 con ngựa đua được đưa về từ các trại ngựa đua Củ Chi, Hóc Môn, trường đua Phú Thọ hí vang trời. Dành cho Quang Trung Nguyễn Huệ là chú ngựa to nhất, đẹp nhất trong số 100 con ngựa đua được huy động trong phim Tây Sơn hào kiệt.

 

Lý Hùng, vai Nguyễn Huệ, vừa cưỡi ngựa vừa... lo!


Trong đại cảnh này, theo Quang Trung Nguyễn Huệ là người em trai Nguyễn Lữ (diễn viên Lê Anh Huy), tướng Trần Quang Diệu (diễn viên Tân Hưng), tướng Vũ Văn Nhậm (NSƯT Hùng Minh), tướng Ngô Văn Sở (diễn viên Minh Đáng)… Mỗi người cầm đầu một cánh quân lần lượt tiến vào tiêu diệt quân chúa Trịnh, chiếm được phủ Chúa.

 

Không khí trường quay tại chùa Huệ Nghiêm náo nhiệt, ngoài đoàn phim đông đảo thì số người dân xung quanh tụ tập xem phim cũng đến hàng trăm. Đây cũng là một trở ngại nhất định cho các cảnh quay khi khuôn viên chùa khá hẹp, không có sân rộng lớn cho ngựa chạy.

 

Mỗi lần đến cảnh quay đánh nhau trên ngựa, thư ký trường quay phải chạy tới chạy lui gào khản cổ đề nghị bà con tránh ra cho ngựa chạy. Những chú ngựa đua phải quay từ sáng đến xế chiều trong cảnh trời nắng gắt tỏ vẻ mệt và… dễ nổi quạu.

 

Té ngựa là nỗi ám ảnh của các diễn viên. Ngựa vốn rất sợ các binh khí, cứ người nào rút kiếm tung tẩy trước mặt là chúng lồng lên, người điều khiển không vững là bị hất văng xuống đất. Tướng Trần Quang Diệu bị té ngựa đến ba lần, Vũ Văn Nhậm vừa tung gươm “múa” một vòng đã bị chú ngựa hất té nhào, Nguyễn Lữ cũng bị hất văng. Diễn viên Hùng Minh (vai tướng Võ Văn Nhậm) té ngựa còn bị trật cả khớp tay...

 

Nắn lại khớp tay cho NS Hùng Minh (vai tướng Võ Văn Nhậm).

 

Cực nhất trong đoàn phim là diễn viên Lý Hùng. Anh vừa đảm nhận vai chính Quang Trung Nguyễn Huệ vừa làm đạo diễn chỉ đạo võ thuật. Cứ vừa lên ngựa cho cảnh quay kế tiếp là phải nhảy xuống dùng loa để chỉ đạo anh em binh lính cách đánh nhau, đến trưa thì… "Nguyễn Huệ" khan cả giọng.

 

"Vua Quang Trung" bị khan cả giọng vì phải vừa diễn vừa chỉ đạo diễn xuất.

  

Lý Hùng chỉ đạo võ thuật cho diễn viên Lê Anh Huy (vai Nguyễn Lữ).


Thanh Phúc
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2009 lúc 12:00am

Nguyên văn từ Thanh-Phúc do Hoàng Ngọc Hùng chuyển lên mạng

Diễn viên Lý Hùng vừa vào vai hoàng đế Quang Trung vừa kiêm đạo diễn chỉ đạo võ thuật.

...........

Khi những cảnh quay đầu tiên trong đại cảnh Tây Sơn chiếm phủ Trịnh bắt đầu thì gần 20 con ngựa đua được đưa về từ các trại ngựa đua Củ Chi, Hóc Môn, trường đua Phú Thọ hí vang trời. Dành cho Quang Trung Nguyễn Huệ là chú ngựa to nhất, đẹp nhất trong số 100 con ngựa đua được huy động trong phim Tây Sơn hào kiệt.

 

Lý Hùng, vai Nguyễn Huệ, vừa cưỡi ngựa vừa... lo!


Trong đại cảnh này, theo Quang Trung Nguyễn Huệ là người em trai Nguyễn Lữ (diễn viên Lê Anh Huy), tướng Trần Quang Diệu (diễn viên Tân Hưng), tướng Vũ Văn Nhậm (NSƯT Hùng Minh), tướng Ngô Văn Sở (diễn viên Minh Đáng)… Mỗi người cầm đầu một cánh quân lần lượt tiến vào tiêu diệt quân chúa Trịnh, chiếm được phủ Chúa.

.........

Cực nhất trong đoàn phim là diễn viên Lý Hùng. Anh vừa đảm nhận vai chính Quang Trung Nguyễn Huệ vừa làm đạo diễn chỉ đạo võ thuật. Cứ vừa lên ngựa cho cảnh quay kế tiếp là phải nhảy xuống dùng loa để chỉ đạo anh em binh lính cách đánh nhau, đến trưa thì… "Nguyễn Huệ" khan cả giọng.

 

"Vua Quang Trung" bị khan cả giọng vì phải vừa diễn vừa chỉ đạo diễn xuất.

Tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh

Đánh chiếm Phú Xuân

Tại Bắc Hà, năm 1782, Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm chết, thế tử Trịnh Cán được lập làm Điện Đô vương. Phe của người con lớn là Trịnh Tông làm binh biến, giết quan phụ chính là quận Huy Hoàng Tố Lý (cháu lão tướng Hoàng Ngũ Phúc) đưa Trịnh Tông lên ngôi, tức là Đoan Nam vương (1782-1786). Một tướng theo phe quận Huy là Nguyễn Hữu Chỉnh không hợp tác với Trịnh Tông, bỏ chạy vào Nam hàng Tây Sơn và được Nguyễn Nhạc rất tín nhiệm.Bắc Hà ngày một suy yếu. Nguyễn Nhạc quyết định đánh chiếm Phú Xuân (đất cũ của chúa Nguyễn). Năm 1786, Nguyễn Huệ được cử làm tổng chỉ huy cùng Nguyễn Lữ đánh ra Bắc.

Về phía Trịnh, sau khi nhận hàng Nguyễn Nhạc, lão tướng Hoàng Ngũ Phúc rút đại quân về Bắc (1775), để lại Phạm Ngô CầuHoàng Đình Thể giữ thành Phú Xuân. Sau đó không lâu, Hoàng Ngũ Phúc qua đời.

Nguyễn Huệ lập kế lung lạc chủ tướng Phạm Ngô Cầu. Nguyễn Hữu Chỉnh lại dùng kế ly gián Phạm Ngô Cầu và phó tướng Hoàng Đình Thể. Quân Tây Sơn bất ngờ đánh úp thành Phú Xuân. Phạm Ngô Cầu bỏ mặc Hoàng Đình Thể chết trận và quyết định dâng thành hàng Tây Sơn.Trong khi đó thì Nguyễn Lữ đem quân thủy đánh xong các đồn từ sông Gianh trở vào.

Tiến ra Thăng Long

Do sự thuyết phục của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ quyết định đem quân ra Bắc đánh Thăng Long để diệt họ Trịnh dù chưa được lệnh của vua anh Nguyễn Nhạc.

Với danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh", Nguyễn Huệ sai Nguyễn Hữu Chỉnh làm tiên phong Bắc tiến. Quân Trịnh rệu rã nhanh chóng tan vỡ, các danh tướng phần nhiều nghe tin Phú Xuân thất thủ đã khiếp sợ, đến khi nghe quân Tây Sơn kéo ra đa số bỏ trốn. Chúa Trịnh bỏ thành Thăng Long chạy và bị dân bắt đem nộp Tây Sơn. Trên đường áp giải, Trịnh Tông đã tự sát.

Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long yết kiến vua Lê Hiển Tông. Tuy về danh nghĩa Nguyễn Huệ trao trả quyền chính lại cho vua Lê và nhận phong Nguyên súy Dực chính phù vận Uy quốc công, nhưng trong thực tế ông nắm toàn bộ quyền chính ở Bắc Hà. Do sự sắp xếp của Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Lê Hiển Tông gả công chúa Lê Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.

Tháng 7 năm 1786, vua Lê Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Thể theo ý kiến của công chúa Ngọc Hân thiên về lập hoàng thân Lê Duy Cận (anh Ngọc Hân), Nguyễn Huệ muốn tôn lập Duy Cận làm vua. Tuy vậy, do áp lực của tôn thất nhà Lê đối với Ngọc Hân, Nguyễn Huệ đành thu xếp cho Lê Duy Kỳ lên ngôi vua, đó là vua Lê Chiêu Thống. Ít lâu sau, Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam.

Về Nam Hà, Nguyễn Nhạc chia vùng đất phía Nam ra làm 3:Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương Hoàng đế, đóng đô ở Qui Nhơn.

  • Phong Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương, cai quản vùng đất Gia Định.
  • Phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương, cai quản vùng đất Thuận Hóa trở ra đèo Hải Vân.

( Tài liệu từ Wikipedia)

 

Tuy không biết truyện phim như thế nào, nhưng nhìn vào những trang-phục của các diễn-viên , tôi có thể suy đoán là phim viết vào giai-đoạn lịch-sử lúc Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc với danh nghĩa Phù   Diệt Trịnh ( 1786 ). Nếu thật sự như vậy, lúc đó Nguyễn-Huệ chưa thể gọi là QUANG TRUNG HOÀNG ĐẾ được.

Nguyễn-Huệ đăng quang, tự phong là QUANG TRUNG HOÀNG ĐẾ và đặc tên nước là ĐẠI VIỆT  vào ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788) trước khi đem quân bắc tiến đánh đuổi quân Thanh xâm lược. Trong cuộc hành-quân đã giết Đề đốc Hứa thế Hanh, Tá Dực Thượng duy Thăng, tướng Sầm nghi Đống thất trận phải treo cổ tự tử. Ngày mùng năm Tết Kỷ-Dậu 1789, quân Tây sơn chiếm Thăng-long, Tôn sỉ Nghị phải chạy về Tàu, quân Thanh tranh nhau chạy và chết vì sập cầu phao trên sông Nhị, xác giặc làm nghẽn cả giòng sông.

Vì đây là phim truyện lịch-sử, tuy rằng người viết ( Thanh-Phúc) dùng từ-ngữ không chính-xác, nhưng người sao chép lại ( Hoàng ngọc Hùng) cũng cần có trách-nhiệm phải đọc lại trước khi đưa lên mạng, nếu thấy những sự sơ-suất, nên có vài lời đính-chính. Các thanh thiếu niên Việt-Nam được sinh ra và lớn lên từ khắp nơi trên thế-giới đều có thề đọc được trang mạng nầy, họ không được biết nhiều về lịch-sử Việt-Nam, chúng ta có bổn-phận phải hướng-dẫn họ thông suốt một cách chính-xác về lịch-sử oai-hùng của dân tộc Việt Nam



Chỉnh sửa lại bởi Huy-Tưởng - 05/Apr/2009 lúc 12:08am
mhth
IP IP Logged
MENUCORP
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 05/Mar/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 29
Quote MENUCORP Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2009 lúc 8:25am

~::Trích Dẫn nguyên văn từ Huy-Tưởng

Vì đây là phim truyện lịch-sử, tuy rằng người viết ( Thanh-Phúc) dùng từ-ngữ không chính-xác, nhưng người sao chép lại ( Hoàng ngọc Hùng) cũng cần có trách-nhiệm phải đọc lại trước khi đưa lên mạng, nếu thấy những sự sơ-suất, nên có vài lời đính-chính. Các thanh thiếu niên Việt-Nam được sinh ra và lớn lên từ khắp nơi trên thế-giới đều có thề đọc được trang mạng nầy, họ không được biết nhiều về lịch-sử Việt-Nam, chúng ta có bổn-phận phải hướng-dẫn họ thông suốt một cách chính-xác về lịch-sử oai-hùng của dân tộc Việt <ST1:COUNTRY-REGIoN w:st="on">Nam</ST1:COUNTRY-REGIoN>

 

Alô!.

Dân Gò Công nói chuyện riêng tí! Thầy Hoàng Ngọc Hùng nha!.

Bác Huy Tưởng ơi!. Địa chỉ email của thầy Hùng (hoangngochung@ymail.com) sờ sờ ra đó; nên dùng email để nói chuyện riêng với ông giáo Hùng. Nói riêng sẽ lịch sự hơn hẵn. Nhiều người ở đây đã mần vậy đó. Việc quái  gì phải nêu ra đây, nhất là khi ông lên mặt thì lại làm lộ những chỗ kỳ cục của ông như sau:

1.          Bác Huy Tưởng vừa coi thường thế hệ trẻ Việt Nam thời nay vừa ngộ nhận vị thế diễn đàn THGC. Con em tôi tuy ở Gò Công quê mùa nhưng khi ưa tìm biết về sử Việt thì nó không thèm tới diễn đàn thân hữu và nếu có ghé thăm thì cũng không thèm tin các diễn đàn thân hữu như diễn đàn của chúng ta ông ạ !. Bác Huy Tưởng biết nó tìm đến các website nào hôn ?. Ông biết nó tìm đến các website nào hôn ?. Bác Huy Tưởng biết nó tìm đến các website nào hôn ? ………………..Và ..Ngoài các webite chuyên ngành Sử học thì chúng nó thừa biết phải tìm đến những loại sách nào  nữa! Bác Huy Tưởng có biết không ạ ?.

2.          Bác Huy Tưởng lầm khi coi wikipedia là “chân lý”. Bác Huy Tưởng có biết mấy đoạn Tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh - Đánh chiếm Phú Xuân  mà Bác Huy Tưởng post từ  “Wikipedia” đang thiếu những gì không !?  Tự đọc thêm và xét lại nhé. Tôi (chúng tôi đợi Bác Huy Tưởng tự nói lên những chỗ thiếu của  đoạn Wikipedia - Tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh - Đánh chiếm Phú Xuân”. Nếu ông không làm nổi thì nên hỏi chứ không nên khuyên bảo nhé !.

3.          Bác Huy Tưởng chưa biết dùng chữ (“tự xưng”) nên sa vào tội hỗn láo với anh linh hoàng đế Quang Trung. Lúc toàn thắng, Nguyễn Huệ không “tự” xưng đế chẳng lẽ mời ông lên “xưng” dùm hay sao !?. Trong Tiếng Việt , chữ “tự xưng” thường dùng khi chê trách ông ạ; trách người “xưng” đã “cướp” chính danh của người khác và tự hắn ta xưng cái danh đã cướp được. Còn vụ tiền nhân dũng tướng đất Việt ta suốt mấy nghìn đã tưng bừng thụi nhau thì chúng ta dựa vô cái lý gì để nói ngài này cướp của ngài kia hả ông !. ..Thời đó đã có công pháp quốc tế mẹ gì đâu. Mạnh được yếu thua. Được mần vua thua mần gặc. Ta chỉ được “bình” về cái tài cái chí của các vị ấy thôi ông ạ. Võ Tánh hay Trần Quang Diệu; Nguyễn Ánh hay Nguyễn Huệ,…nếu có tài chí thì đều là danh nhân với chúng ta. Ta chỉ được “bình” về cái tài cái chí của các vị ấy thôi Bác Huy Tưởng ạ; không xác định được ai đi cướp của ai đâu nhé. Còn phia à!. Vì vậy mà ngài nào tài chí thì xin thỉnh cái danh để đặt cho con đường, trường học (có những dũng tướng trong Quân lực VN Cộng hoà chưa được Chính phủ VN hiện nay tôn vinh cũng làm nhiều người không phục). Đã không có tội danh “cướp” thì không hành vi “tự xưng” ông nhé. Với vua Quang Trung, hãy dùng chữ “xưng” - “xưng đế” ông nhé!. Xưng “đế” chứ không chỉ xưng “vua” - vì hồi đó, Thanh triều không cho nước nào có hoàng đế, chỉ mình ên vua nhà Thanh thôi; vua Quang Trung nhà mình chơi trò “xưng (hoàng) đế” cho Nhà Thanh biết là ta chẳng coi các cụ ấy ra gì.

4.          Bác Huy Tưởng vẫn chưa thấy tính chất của loại Diễn đàn ảo. Chỗ diễn đàn trên internet là nơi dành cho việc chuyện trò bè bạn chứ ai lại chọn là nơi để nghiên cứu lịch sử hả ông . Lớp thế hệ trẻ đã được nhà trường dạy tìm và chọn kiến thức ông ạ ! Ông cứ hỏi họ thì biết. Cánh trẻ đang biết nhiều điều mà ông chưa biết đâu nha. Ông có muốn so sánh không ạ !?.

5.          Bác Huy Tưởng chưa hiểu là chúng ta đang ở đâu. Đang trong mục “linh tinh” của một diễn đàn thân hữu Gò Công và chủ đề bản tin là chiện Lý Huỳnh mần phinh Bác Huy Tưởng ui. Bác Huy Tưởng mần gì tới nỗi quên khôn để ngoáy dzô sự kiện (lịch sử) đúng sai trong kịch bản film lịch sử vậy ta !?.  Nhắc lại Bác Huy Tưởng rằng đây chỉ là bản tin về việc chuyện Lý Huỳnh làm film. Dân Gò Công mình chỉ cảm ơn người đưa tin là đủ. Muốn người đưa tin (thầy Hùng) mần thêm vụ gì nữa, dù là chuyện hay ho hẵn hoi, thì cũng thưa gởi đình huỳnh. Bởi cụ giáo Hùng đếch có  nhận trách nhiệm gì với Diễn đàn của GC chúng ta cả, ổng chỉ có mỗi cục tình thôi (xin lỗi và cảm ơn thầy Hùng!). Huống hồ những điều mà Bác Huy Tưởng đòi hỏi về việc “biên tập” lại bản tin thì mất công và mất lý quá bác ạ. Mất công cho cụ giáo Hùng là dễ hiểu gồi nha; còn mất lý thì vì như dzầy nè:

6.          Bác Huy Tưởng chưa hiểu cái quyền của tác giả kịch bản phim lịch sử. Vụ này thì mời ông ngâm kíu mấy ngàn (ngàn) bộ film lịch sử của Trung Quốc và Hồng Kông để thấy sự phân biệt sử học, sử ký, văn học sử, nghệ thuật lịch sử (không phải lịch sử nghệ thuật ngheng !) nha.

7.          Bác Huy Tưởng “tưởng” rằng tác giả bài báo  (Thanh-Phúc) dùng từ-ngữ không chính-xác là nhầm nữa rồi. Bác Huy Tưởng nhầm tác giả bài báo  (phóng viên Thanh-Phúc) là tác giả kịch bản film.

Qua đây, cho thấy Bác Huy Tưởng

1)   Chưa biết phân biệt ký thuật lịch sử với kịch bản phim lịch sử.

2)   Chưa biết phân biệt Wikipedia với tài liệu sử học (vụ này ông nên học nhiều người trên diễn đàn này dù họ đang đang ở xa Việt NAm)

3)   Chưa biết phân biệt Diễn đàn thân hữu với diễn đàn chuyên ngành

4)   Chưa biết phân biệt Mục “linh tinh” với mục “văn hoá - lịch sử”

5)   Chưa biết phân biệt cách dùng chữ “tự xưng” trong Tiếng Việt.

6)   Chưa biết phân biệt tác giả bài báo  với tác giả kịch bản film.

7)   Chưa biết phân biệt Cách hỏi thân tình với cách hỏi ..bực mình.

Hơi nhiều heng !

Bác Huy Tưởng ơi!.

Địa chỉ email của thầy Hùng (hoangngochung@ymail.com) sờ sờ ra đó và DĐ là 0989077120 cũng vậy.

 


 

 

Khổng Tước Nguyên địa linh nhân kiệt - MENUCORP Vì sự lớn mạnh của Công nghệ Thông tin Việt Nam !
IP IP Logged
MENUCORP
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 05/Mar/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 29
Quote MENUCORP Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2009 lúc 8:42am

Nhận diện khái niệm phim truyện -Tìm hiểu nghệ thuật phim truyện

Đặng Minh Liên 

.

(trích)

 

Phim truyện - một thuật ngữ tưởng chừng như dễ hiểu, hiển nhiên về ngữ nghĩa, song nếu xét cho kỹ ở góc độ học thuật, hẳn có nhiều gợi mở những thức nhận bổ ích.  Trước hết chúng ta thử tìm về ngọn nguồn của khái niệm này.

 

Phim truyện - theo như cách gọi trong điện ảnh hiện nay là khái niệm được ghép bởi hai từ Phim  và Truyện. Từ Phim: chỉ điện ảnh-loại hình nghệ thuật thứ 7-mang ý nghĩa cụ thể cũng tựa như tên gọi của một vật thể bất kỳ nào đó. Từ Truyện với ý nghĩa trừu tượng, khái quát vốn có nguồn gốc văn học, dùng để nói về những sáng tác (viết hoặc truyền miệng) ít nhiều được hư cấu thành một câu chuyện có đầu có cuối.

 

Như vậy ở nước ta hai chữ Phim và Truyện với ý nghĩa hoàn toàn khác nhau được ghép vào nhau nhằm nêu tên loại hình phim có hư cấu, có các diễn viên diễn xuất nhằm phân biệt với loại hình phim tài liệu hoặc hoạt hình.

 

 

 

 

 

Khổng Tước Nguyên địa linh nhân kiệt - MENUCORP Vì sự lớn mạnh của Công nghệ Thông tin Việt Nam !
IP IP Logged
đông quyên
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 04/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 267
Quote đông quyên Replybullet Gởi ngày: 09/Apr/2009 lúc 7:46am
 
 
   "Con thuyền Nghệ An".
bx
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.127 seconds.