Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: Sợi Tình Sợi Nghĩa Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Chủ đề: Sợi Tình Sợi Nghĩa
    Gởi ngày: 02/Jun/2007 lúc 12:28am
Trần Thành Mỹ
 
 Chuông điện reo. Cửa mở. Người phát thư đưa sổ bắt ký giấy nhận quà. Ngạc nhiên nhìn tên người gởi, từ phương trời Úc xa xôi. Vội đóng cửa lại, hồi họp khui thùng ra, lần giở hai lớp báo Việt cuộn tròn phía trên thì hiện ra một màu hồng dịu mát gợi nhớ gợi thương, hũ mắm tôm chà với gói tôm khô to bắt mắt. Quê hương đang trải ra trước mặt, món "tam bảo vị" khơi lại dĩ vãng kỷ niệm thân thương.

Nói đến Gò Công, ngoài lúa nặng hột vì nước mẳn chỉ trồng có một mùa, thịt heo thơm ngon vì được tẩm bổ bằng lá keo, rau lang, rau muống, chuối cây xắt nhỏ trộn hèm, nước cặn thức ăn với cám xay ít lẫn trấu càng, sơ ri Gò Công chắc ít vùng nào tranh nổi. Khác hẳn với sơ ri Âu Châu với hạt tròn cứng, sơ ri Gò Công xinh xắn màu cam đỏ rực chia ba múi như ba miền đất nước và ba hột sơ sơ như ba lá phổi Bắc Trung Nam. Mắm tôm có thứ tôm chà thứ loại tôm chua trộn đu đủ chín hườm hườm bào thành sợi nhỏ với lá chùm ruột tươi non, tỏi ớt sừng trâu xắt mỏng. Món nầy ăn rất ngon nhưng không để dành lâu được, thịt tôm rã đi chỉ còn trơ lại vỏ hồng. Tôm đất, tôm bạc luôn được ướp rượu đỏ gay lên như má cô gái thẹn thùng mắc cỡ hay thí sinh trúng tuyển trong các kỳ thị Mắm tôm chà là do chất thịt nguyên thủy của tôm được giả mịn, chà lọc nêm muối cho mặn môi, thêm ớt cay cay kích thích giác quan khẩu vị.

Còn lại được đem ra phơi nhiều nắng biến thịt tôm chín hồng đậm đặc thơm ngon. Vỏ tôm nấu sôi lên tạo ra nước mắm tôm, chất còn lại thêm vào thức ăn cho heo gà hay làm phân cho rau cây xanh tốt. Mắm còng lột sau ngày mùng 5 tháng 5 thường được dân Gò mang biếu bạn bè xa gần quen thuộc, hãnh diện có thứ mắm "đậm mùi" mà thơm ngon, ăn thử rồi thường là nhớ hoài không chán, cho đến khi nào bị Tào Tháo rượt một lần mới ngán tởn một thời gian. Rồi tật nào cũng khó kiêng, tật nấy cũng khó chừa, bổn cũ soạn lại mà tưởng như món lạ, quí hiếm.

Viếng Gò Công một lần đi bạn, bạn có dịp thử nghiệm câu:

"Đèn nào cao bằng đèn Châu đốc,
Gió nào độc bằng gió Gò công"

Mà "độc" thật bạn ơi nhưng là "độc nhất" vì nếu không làm sao có đến hai hoàng hậu nổi danh Từ Dũ, Nam Phương! Hoặc để ngừa "phong" gió theo ông bà ta thường dạy "phòng bệnh hơn chữa bệnh", bạn hãy dò la săn tin tức trước, rút tỉa kinh nghiệm của các chàng rể, nàng dâu xứ Gò, hay bạn bè quen thuộc dân, quân, cán, chính, những ai đã có lần sống qua một thời gian ở vùng đất mẳn đồng trơ nầy. Chắc độc đáo mà không độc ác vì Gò Công thường chỉ "đi dễ khó về, Trai đi có vợ gái về có con" thôi. Dân ở đây lại biết "hô phong hoán võ", sành "bắt gió" , "cạo gio", đấm bóp, cắt, giác rành mạch có "bài bản" gia truyền. Bạn có lỡ bị "trúng gió"ờ cũng đừng lo, "massage" đúng cách, khỏe khoắn vô sự bình an.

Vùng nước mẳn nên người dân Gò luôn ý thức nước ngọt tối cần . Bạn đừng ngạc nhiên khi thấy người ở đây quí từ bụm nước mưa, ao. Nhà nhà đều phải biết hứng, xách, gánh, lọc nước vì thế tình yêu nước như đã thấm nhuần trong huyết quản của mỗi công dân. Về đây, bạn còn có dịp ngắm những con trâu "nghé ngọ già đời quen nghé ngọ" với cặp sừng cong to nhọn đầm mình trong vũng nước sình lầy, miệng không có chewing gum mà luôn luôn nhơi không ngớt. Băng đồng khô bạn có thể sụp lỗ chân trâu khám phá các củ năn nhỏ bằng đầu ngón tay tròn xinh giòn ngọt, những con rạm đầy gạch đỏ rang muối ớt giòn rụm phát thèm, hay con cà cuống làm tăng mùi vị nước mắm nhỉ mà tục ngữ có câu "ăn búng thang cả làng đòi cà cuống"! Mệt mỏi, bạn có thể tựa lưng bên đống rơm khô thơm mùi lúa mới thấp cao định giá mức thu nhập của chủ nhân, bên cạnh những "con cúi" thắt bằng rơm ngắn dài làm mồi giữ lửa. Nếu "yếu bóng vía", sáng sớm, bạn hy vọng bất ngờ thích thú tìm được vài mảng nấm rơm tươi lú nhú dưới lớp rơm rạ ủ rã còn ẩm nước, dùng lá nghệ gói kèm với gan heo tim cật, nướng lửa rơm, chấm tương ớt, các ông lai rai với "nước mắt quê hương" là đế vương rồi...

Đất lại khô cằn nứt nẻ trong mùa nóng bức, dù không đến đỗi cháy da phỏng trán như Phi châu, cũng đủ làm tê liệt nửa năm cho chăn nuôi trồng trọt. Những đám rau cải, cần, cà ...đâm chồi nở lộc đòi hỏi bao công sức tưới vun mỗi ngày hai ba lượt. Cha mẹ trồng, con cái tưới. Học sinh ở đây sau giờ học thường phụ giúp gia đình. Nhìn thanh thiếu niên, đầu đội nón lá, ống quần xoắn cao lên gần tới gối, quảy hai thùng nước có vòi, bước thung dung trên chiếc cầu gập ghềnh lắt lẻo ướt nhem, ngồi thụp xuống chân trước chân sau giữ thế, một đầu gối chạm ván cầu ghép bằng vài thân gỗ gồ ghề lem nhem chưa tróc hết vỏ, đòn gánh quay ngang vai tựa trên ót cổ, nghiêng một bên múc nước sóng sánh đầy thùng, sang bên khác khỏa bọt bèo thêm thùng nước đầy phản chiếu mây trời xanh lặng gió, nhẹ nhàng vững chãi lấy thăng bằng đứng lên, thoăn thoắt quảy nhanh. Rồi giữa những luống rau xanh, hai vòi rồng phun nước ngọt ít nhiều theo tuổi thọ dáng dấp của cây. Động tác đứng lên ngồi xuống, xuôi ngược dọc ngang nầy được lập đi lập lại nhiều lần tùy kinh nghiệm thời tiết đổi thay. Cảnh tượng trên làm liên tưởng đến những cảnh tập võ sôi động, dày công của trường phái "công phu" (kungfu) Shaolin Trung Quốc.

Nước da các cô gái ở đây ngăm ngăm nhưng chưa bánh mật, mà cũng không trắng trẻo tươi mát như các thiếu nữ xứ dừa, nhưng có nét duyên dáng ngấm ngầm riêng. Nhìn các cô kẹp tóc dài đen nhánh đầu đội nón lá buông bài thơ với quai nón lụa màu nghiêng nghiêng đùa gió, má hồng căng phồng sức trẻ, uyển chuyển vui đùa đua nhau gánh hai thùng nước ao làng đầy, nhịp nhàng dao động nhẹ dưới vài lớp lá chuối tươi xanh, hay hai thúng giỏ cải, rau, cà còn đọng nước, bạn sẽ thấy người dân ở đây chịu khó, cần cù, cả gái lẫn trai. Gò Công như một hòn đảo luân lưu với các tỉnh lân cận bằng hai chiếc phà Mỹ Lợi và Chợ Gạo. Sông Bao Ngược giáp ranh hai dòng nước biển sông trong đục, một thời oanh liệt đưa du khách qua lại viếng bãi biển Tân Thành cát nâu sẫm lài dài ra xa tít. Bắc Chợ Gạo mang người sang Mỹ...Tho nay là Tiền Giang thuộc hàng "cổ lỗ xĩ" nhất thế giới, gần cuối thế kỷ thứ 20 rồi mà vẫn còn kéo dây cáp bằng tay. Các bác "thợ máy" gầy nhom, mỗi người một cái móc gỗ kéo dây cáp giăng ngang dòng sông sâu hẹp, chen chúc người xe mà từ bên bờ nầy có thể nhận diện bạn bè bên bờ khác. Chiếc phà già nua lịch sử từ từ tách bến chậm chạp nặng nề không vội vã làm khách sang sông nôn nả muốn phụ đẩy cho nhanh. Sau đó trước 75, chiếc phà nầy được thay bằng chiếc cầu nối liền xa lộ từ Saigon, Mỹ Tho đến tận Gò Công. Và kế hoạch đặt ống cống dẫn nước ngọt từ Tiền Giang về "ngọt hóa"ờ vùng nước mẳn nầy bắt đầu thực hiện. Mà ở đâu có sự đổi thay thì đấy cũng là nơi gặp gỡ, có chia cắt tất có hạnh phúc manh nha, kết tụ. Từ đó cũng là nhịp cầu thông cảm, gắn bó, hợp tan, lẫn lộn buồn vui.

IP IP Logged
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Gởi ngày: 02/Jun/2007 lúc 12:29am

Thăm Gò Công một phen đi bạn, bạn sẽ thấy dân Gò cần nước đến dường nào !

"Lạy trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống 
Lấy ruộng tôi cày,
Lấy đài bắt cơm,
Lấy rơm đun bếp."
thể hiện đúng tâm tình người dân Gò rõ nét. Mùa nắng, ao làng là nơi tập trung thanh niên thiếu nữ quảy thùng gánh nước, thi đua, chọc phá, tán tỉnh, hẹn hò. Hình ảnh chiếc đòn gánh còn gợi lên hình thể chữ S, dáng đứng của Mẹ Việt nam với hai thúng gạo quê hương hoặc cha anh với hai thùng nước sông Hồng và Cửu Long. Từ tấm bé đã được thấm nhuần ơn "mưa móc" nên người dân thường trọng nghĩa biết ơn..

Viếng Gò Công một chuyến đi bạn, bạn sẽ thấy người dân hiếu khách như thế nào. Ở đây bạn không tìm được nhiều vườn trái cây ngon tươi mát, cũng không có tôm cá chim chóc bạt ngàn nhưng tình người không thiếu. Họ đãi bạn bằng món ăn ngon nhất của họ qua cách nấu nướng trình bày riêng theo địa phương, với tâm tình "nghèo cho sạch rách cho thơm", ân cần, niềm nở, không môi miếng, khách sáo, chứ không phải "miệng mời vái trời đừng ăn" đâu. Cũng có lẽ vì "cảm" tấm lòng chân chất ấy mà tỉnh nhỏ đất mẳn đồng khô nầy có thêm bao rể quí dâu hiền và bạn bè đồng hương mới.

Tuy nhiên phải công nhận ở đây trái cây tuy không nhiều nhưng thường lạ và đặc biệt ngon vì vị ngọt mặn càng ăn càng thấm. Không những chỉ có sơ ri mà còn táo nữa, táo ta táo Tàu táo Thái Lan hột tròn hột hình thoi giòn rụm ngọt mẳn chua chuạ Ngay cả trái bần mà giàu sụ vitamine C, cũng có loại bần rạch bần sông bần ổi, quẹt với mắm ruốc sậm nâu, cắn "nhí" một tí miếng ớt cay xé miệng chảy nước mắt, nhâm nhi thêm chút rượu nếp nhum làm quên bẵng đi mùi vị chát chua của đặc sản nầy. Còn me nữa, me ván cong như vòng liềm lưỡi hái, bản dầy mắt to từng chùm nặng quằn sai quả, me đậu phộng hình dáng như hạt đậu phộng được kéo dài rạ Me vốn là chua thế mà ở đây có thứ me ngọt lịm ít vùng nào trồng được.

Gần Mỹ tho, người dân Gò vẫn thích lên Saigon hơn qua Mỹ Tho dù bao lần Gò Công thuộc hàng quận lớn của tỉnh Tiền Giang vì:

"Đèn Saigon ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ tho ngọn tỏ ngọn lu"
Cũng có thể là niềm tự hào vùng địa linh nhân kiệt đã thấm khắc vào tâm khảm của người dân nên dường như ở họ luôn luôn có hai dòng tư tưởng như khắc chế nhau vừa cầu tiến và vừa bảo thủ. Người trẻ thường đi học hoặc làm ăn xa, thường mọc gốc rễ ở vùng đất khác. Nhưng những ngày giỗ chạp, quan hôn tang tế, ngày Tết họ luôn về bên nội ngoại thăm viếng, trở về nguồn. Hàng xóm láng giềng lâu đời trở thành như thân thuộc, và bà con từ mấy thế hệ mà tưởng chừng như trực hệ chú bác cô dì.

Ngày xưa, gia đình giàu có thường có nhà thờ Tổ cho cả mấy đời dòng họ. Họ dành riêng một số ruộng đất gọi là "hương hỏa" cho người thừa tự phụng thờ. Nếu con trai đông, mỗi "chi" trai được "luân phiên" nhau cúng giỗ hằng năm. Do đó đại gia đình ở đây nói chung không chỉ gồm từ ông nội, ngoại trở xuống mà thôi. Vậy khi nào bạn nghe trả lời là "bà con từ đời Hồng Bàng" tức là không họ hàng gì cả, còn bà con mấy đời từ đời ông cố, ông sơ là có họ hàng thật sự, và bà con từ hồi ông "cố lỹ cố lai" tức là xa "tí mú tí tè" không có gia phả để xác định.

Hơn thế nữa, người quen dễ nhận diện được dân Gò Công qua cách dùng vài từ ngữ đặc biệt, ngày nay thì không còn nữa, như "đeo giày, đeo guốc", tên thường thêm chữ "bé" như Bé Hai, Bé Tí..., nói trại vì cữ tên như "đồng giờ" thay vì "đồng hồ", "đà đạc" thay vì "đồ đạc"...

Có lẽ vốn đã được hun đúc theo gương người trước nên người dân ở đây thường biết giữ tiếng tăm, chịu khó, siêng năng, tự lập, thẳng ngay, trung hậu và ham học hỏịBằng chứng là ngay cả phụ nữ như cô Nguyễn Thị Châu là Hiệu trưởng Việt đầu tiên ở Nữ Trung học Gialong, nữ sĩ Manh Manh với phong trào thơ mới đã gây bao cuộc bút chiến sôi nổi...

Thật ra quê hương nơi nào cũng có điểm độc đáo của nơi ấy nhưng quê mình thì mình biết rõ ràng hơn. VN ta bao lần bị lệ thuộc xâm lăng nên chứng tích anh hùng tràn đầy khắp nẻo. Đây cũng là mồ chôn của bao dân tộc khác đủ giống màu đau khổ như nhau. Đâu đâu cũng có những trang sử oai hùng, dấu vết thịnh suy của thời dựng giữ nước. Thành phố làng mạc xa xôi đầu non góc bể, bạn cũng sẽ được nghe bao chuyện kể về thành tích vẻ vang vui buồn đủ loại. Bạn cũng như tôi, người dân nào cũng thế, tự hào ngầm về nơi chôn nhau cắt rún của mình, tưởng chừng như độc nhất vô nhị, bất cứ ở đâu thành thị hay thôn quê, núi non hay biển cả. Có dịp viếng thăm vùng đất khác trao đổi kiến thức tâm tình, gia vị biến thiên của cuộc đời phong phú hóa tâm hồn khi thì làm mặn môi cay mắt, khơi dậy bao sợi luyến thương cảm phục, khi khỏa lấp chôn giấu dứt khoát với bao kỷ niệm buồn vuị Anh và tôi kể chuyện quê mình cho nhau nghe như anh em cùng mẹ, dù ở phương trời nào hay xa xôi cách trở luôn luôn vẫn nhớ đến gốc gác cội nguồn.

Quê hương mình giăng mắc đầy sợi tình sợi nghĩa, những mắt võng làng mạc tỉnh thành đan quyện đong đưa. Anh thương quê anh, tôi quê tôi. Anh viếng quê tôi để tìm thấy cái hay lạ của mỗi vùng đất nước, tôi đến quê anh để học, suy bao chứng tích kinh nghiệm hào hùng. Lịch sử nước mình là kết hợp của bao cuộn sóng thủy triều lan dần từ Bắc vào Nam, từ màu nước đỏ vùng lên của sông Hồng, trong êm của Hương Giang trầm mặc, đến chín cửa ngọt ngào trù phú Cửu Long. Quê của anh hay của tôi tuy hai mà là một vì đều phát xuất từ mẫu đất VN.

IP IP Logged
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Gởi ngày: 01/Jan/2008 lúc 8:14am
Chữ Mình

Trần Thành Mỹ



Nhớ thời học Trung học, vào giờ Sinh ngữ, có lần thầy dạy bộ môn tiếng Anh bảo: "Người Anh rất hảnh diện về chữ "home" là nhà, tổ ấm vừa bình dị, ấm cúng, khó có tiếng nào lột tả hết ý như thế được, dịch cũng khó chính xác đầy đủ. Ðến giờ Pháp văn, thầy dạy bô môn lại giảng: Tiếng Pháp thuộc loại đa âm nên có từ dài như anticonstitutionnellement, nhưng có chữ "chez" chỉ có một âm thôi, ngắn gọn mà xúc tích, đầy cảm tính, thân mật tượng hình. Câu nói thông thường lồng trong bài giảng như vậy thế mà dậy ngầm lên trong lòng đám trẻ chúng tôi bao câu hỏi, nghĩ suy, tìm tòi, so sánh.

Thật ra tiếng Việt ta dù đơn âm nhưng cũng gợi truyền cảm, tượng hình tượng thanh lại còn đa nghĩa nữa là khác. Không thể bảo tiếng ta nghèo vì hình dạng chỉ gói gọn có một vần càng không thể hời hợt phê rằng vì thế mà cộc lốc, cứng rắn, thô bạo thiếu vị ngọt ngào, sức quyến rũ hấp dẫn thướt tha đài các sang cả . Xin đừng quên là tiếng ta còn được điểm đệm bằng những dấu uyển chuyển hỏi sắc huyền ngả nặng, giai điệu tiếng Việt cũng gây rung động không kém ngôn ngữ nào trên thế giới . Ðể những âm hưởng trên thêm phần khởi sắc, một trong thế mạnh của ta là luôn biết sáng tạo phong phú hóa bằng cách thêm tiếng đệm tiếng ghép, tận dụng cả việc phiên âm gần như xác thật tiếng nước ngoài trong mọi ngành kể cả khoa học kỷ thuật.

. Do ảnh hưởng của hai nền văn minh Âu Á, tổ tiên ta còn thức thời tự chủ biết sử dụng mẫu tự La tinh thay những nét gạch sổ của chữ Hán, dù vẫn giữ và dùng cổ ngữ Nho, Nôm có lối viết như "rồng bay phượng múa", người Việt ta lại có năng khiếu hay nói rõ hơn có ưu thế phát âm gần chính xác mọi tiếng khác. Trước 75, nhớ có lần nghe một ca sĩ Mỹ trình bày bài hát Việt rất chuẩn có duyên nhưng ngay từ đầu, câu "Không không không, tôi không còn yêu em nữa" nầy quả thật là hóc búa nan giải cho cách phát âm của người nước ngoàị Người Pháp chẳng hạn cũng có vần "on" như trong "On a besoin d’un plus petit que soi " tuy nhiên chữ ông của họ đọc ngắn hơn và đọc bằng giọng hít hơi trong cuống họng còn chữ ông của ta trên lưỡi cho hơi như dài rạ

Bảng phiên âm quốc tế không thể kiện toàn cách phát âm của ta được vì bao vần khó đọc như iêu, ươn, uơi, oen.. và nhất là giọng trầm bổng do bậc ngũ cung năm dấu . Do đó hãy tự hào là dân Việt đi các bạn trẻ vì không nói ngoa đâu, chúng ta có thể nói các tiếng trên thế giới gần như trung thực, ít sai sót.
Nếu tiếng Anh Pháp có những trường hợp đặc biệt nêu trên, tiếng Việt ta không kém. Ðiển hình là nhân vật đại danh từ ngôi thứ nhất thôi ta có bao nhiêu cách xưng hô như ta, tôi, mình, trẩm, thần, tao, tên của người phát ngôn, vai vế,…ngay chính người Việt ta lắm lúc cũng thấy luống cuống khó khăn hướng hồ người ngoại quốc, mỗi từ đều có vị thế riêng..

Nào chúng ta thử tìm hiểu hai từ TA = MÌNH tiêu biểu nhất .

"Mình với ta tuy hai mà một,
Ta với mình tuy một mà haị "
« Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười ».
Tùy theo dụng ý của mình mà dùng, chữ TA chẳng hạn khi tự xưng tỏ vẻ phách lối kiêu căng, khi như bất cần đời, nói chung chung :

« Ta chứ ai, anh hùng há sợ chi aị »
« Ai say, ai tỉnh, ai thua được,
Ta mặc ta mà ai mặc ai ».
« Ta đây cũng chẳng cần chi,
Vào thì cũng được, ra thì cũng nên ».(Nhị độ mai)
Lúc tự xưng mình với người dưới mình :
« Ta sinh ra trước ngươi sinh sau,
Ta phận là anh ngươi phận em.
Ðáng lý ngọt bùi chung vị hưởng,
Cớ sao xương thịt nở tan tành. »( Nguyễn Nhạc nói với Nguyễn Huệ)
hoặc thường thấy trong các tuồng hát bội để xưng danh tánh, ra lệnh, cho phép :
« Ta miễn lễ, khanh hãy bình thân »
Khi tự mình nói với mình :
« Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ »(Thế Lữ)
« Ta mơ trong đời hay trong mộng,
Vùng cúc bên ngoài đọng dưới sương” ( Lưu Trọng Lư)

Nếu Victor Hugo cũng đã muốn nói lên sự bình đẳng của con người trong câu:
" Insensé qui crois que je ne suis pas toi" (Chỉ có anh điên rồ mới tin tôi không phải là anh) để chứng minh rằng con người như nhau, anh như tôi, người Việt ta còn hơn thế nữa, hễ là con người thì ai cũng như ai, mọi người như nhau .
Ðể cùng cười với nhau một chút và cũng để minh chứng câu nói trên bằng cách sử dụng sự trùng hợp của lối phiên âm Việt, chúng ta mới thấy rõ hơn tính cách đa năng đa dụng của tiếng ta .
Thử phiên đọc tiếng Anh chữ ‘ I ‘ là ai, ‘Me ‘là mi, ta có
( I ) ai = Mình
(Me) mi = Mình.
Suy theo tam đoạn luận,
Ai =Mi =Mình
Mà theo tiếng ta, Mi là anh, chị,…ngôi thứ 2,
Vậy Anh cũng là Tôi, Ta, Mình , Ai, Mi .
Suy rộng hơn, tiếng Việt ta chứng minh mọi thành phần xã hội giai cấp đều bình đẳng và thật thân thiết lễ độ văn minh. Vì thế, với cách suy diễn trên, không nên hồ đồ chửi bừa thì dễ dàng sẽ bị “gậy đập lưng ông”. Ví dụ khi nói
- Anh là người
- Tôi là người
Vậy anh = tôi
Nếu anh bảo tôi là …gì gì, hay anh nặng lời với tôi thế nào đi chăng nữa, anh cũng thế ấy thôị
Thế chẳng phải là văn minh đó ư ?

Nhưng đến đây chúng ta cũng nên nói nhỏ và rõ cho nhau nghe, chắc các bạn cũng đồng ý là có lẽ không có dân tộc nào mà chửi hay vừa dai vừa dài, ngân nga có vần có điệu bộ, sâu sắc châm chọc cay độc, sinh động, thâm hiểm, tùy hứng tục thanh, tùy tình huống hoàn cành, giai cấp, trình độ, lôi cả dòng họ từ đường, nói bóng nói gió, rủa không tiếc lời, văng tục không giữ kẽ, sử dụng kể cả ca dao tục ngữ, điển tích, truyện thơ,…nói tóm lại khó có dân tộc nào có lối chửi quá ư là độc đáo như ta .
Hơn thế nữa, ông cha ta sao mà có tinh thần trào phúng, thực tiễn, tế nhị, thâm trầm trong cách dùng chữ nhất là để diễn tả tình cảm riêng tư, chuyện phòng the, cái thanh thay tục. Chữ ‘mình’ là bằng chứng sâu sắc nhất. Nói đến chữ ‘mình’ ta liên tưởng ngay đến thân thể con người, căn bản gồm đầu mình và tay chân .
Vợ chồng đều gọi nhau bằng mình, như thế tổ tiên ta như đã đoán trước hay đi tiên phong trong phong trào đòi giải phóng phụ nữ, nam nữ bình quyền từ lâu rồi mà ngày nay nhiều nước có nền văn minh lâu đời trên thế giới vẫn còn dậm chân tại chỗ hay lùi lại thời kỳ nam trọng nữ khinh. Lại có những tập tục lạc hậu tàn bạo vô nhân ở vài nước Phi châu lên án tử hình những người đàn bà không chồng mà có con, hoặc cắt đi cơ quan kích thích các em bé gái từ khi còn nhỏ .
Ðiểm đặc thù ở đây là sao không dùng chữ ‘đầu’ hay tay chân mà Mình. Trong ba phần của thân thể, ta thử phân tích xem phần nào quan trọng hơn.
‘ Ðầu’ có thể ví như bộ chỉ huy trung ương.
Phần giữa là mình tập trung tất cả cơ quan trọng yếu như càc bộ các ngành, thực thi bảo tồn phát triển cuộc sống chẳng những về thể xác mà còn tâm sinh lý nữạ Tim gan phèo phổi, ruột non ruột già, nói chung là bộ đồ lòng cọng thêm bộ phận sinh dục tạo thế nhân được bố trí đúng vị trí thích hợp cho guồng máy sinh hoạt của con người .
Ðể cho máy chạy tất phải đổ xăng dầu, tiếp dẫn nguyên liệu, phải thay dầu thay nhớt hầu kéo dài tuổi thọ của chiếc xe . Hệ thống bộ máy người lại quá ư tnh vi hoàn hảo kết hợp hài hòa, không thể tách rời riêng biệt đươc Như khúc ruột bị cắt đi là ruột đứt rồi, có “đứt ruột” cố nối lại thì cũng khó mà như trước được.
Vả lại đúng như câu "một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ", các bộ phận đều liên quan ảnh hưởng mật thiết với nhaụ.Gan ruột đau cũng ảnh hưởng đến các cơ quan khác, cả đầu cũng ngất ngư theo, khó tách rời . Ðiều nầy chứng tỏ rằng ‘mình’ quả là phần quan trọng hơn cả ‘đầu’. Trung ương không làm gì được nếu các cơ quan ban ngành không hoạt động. Giả sử như có sự thất thoát, hội lộ lạm quyền đụt khoét của công ở các Bộ, như bệnh ung thư gậm nhấm phổi gan, không được ngăn chận kịp thời để bệnh ăn ruồng thì chết không kịp trở taỵ Trung ương củng dễ dàng trở thành tàn phế suy tàn một khi nội tạng hoạt động loạn cào cào phi nguyên tắc vô kỷ luật.

Cấu trúc thân thể cũng giống như một câụ Ba phần chính của một câu là chủ từ, động từ và túc từ tạm viết tắt là S,V,C..
Câu = S + V + C
Nếu C= 0
Ta có câu = S + V

Vậy rõ là C không bắt buộc phải có vì câu vẫn còn đầy đủ ý nghĩạ Cũng ví như chân tay, có què cụt con người vẫn sống. Còn lại S và V, hai phần đều cần thiết không thể thiếu được, bên tám lượng bên nửa cân, cả hai hợp lại mới thành tổng thể - câu – hoàn chỉnh. Nhưng tại sao tổ tiên ta lại dùng chữ ‘mình’ mà không dùng chữ ‘đầu’, nghĩ cũng lạ.

Suy diễn theo văn phạm, khi động từ V được chia ở thể mệnh lệnh cách (impératif), tất nhiên chủ từ S ở dưới dạng ẩn thể (sous entendu), và đúng rồi, trong trường hợp nầy một mình chữ V vẫn " thành cú" , là một câu hẳn hoi, đặc biệt hơn nữa còn có thể kèm C theọ Vậy trong câu= S+V
Nếu S =O, ta có : câu = V
Hoặc câu =V+C
Ví dụ : Ăn đi
Nhìn cô ta xem.

Cũng nên xin lưu ý vì tiếng Việt ta đơn âm nên khi phát âm câu ngắn ta thường kèm theo một hoặc vài chữ khác như trong khi sai bảo, ra một mệnh lệnh nào, thay vì nói bằng một chữ ‘đi’ thì nói "đi đi", "ăn đi", "nếm một chút đi" để tăng giảm cường độ, trường hợp nầy áp dụng trong tiếng Pháp ta thấy rõ hơn:
Écoute = V,
Sois gentil = V+C.

Thử hình dung con rùa, con ốc ma chẳng hạn, có khi bạn chỉ thấy cái mai rùa, cái vỏ ốc, lúc bấy giờ đầu rùa ốc rút thụt vào trong, ở thể ẩn, ta chỉ còn có phần mình thôi, ốc rùa vẫn sống.
Hay nói theo truyện Tàu ngày xưa, hay những phim kinh dị ngày nay, thăng thiên độn thổ hô giáng hô thâu biến hóa thần thông thì đầu dù có bị chặt vẫn có thể mọc lại, chứ còn mình đứt lìa rồi là “đi đời nhà ma” luôn. Nói tóm lại, chữ ‘mình’ trong câu có phần trội hơn chữ « đầu » rồị
Hơn thế nữa, chữ "mình" không những chỉ được dùng trong việc gọi nhau giữa vợ chồng, mà còn được sử dụng rộng rãi hơn trong cuộc đối thoại với những người cùng trang lứa, cùng giai cấp, thay vì xưng " tôi" thì xưng là "mình" nghe có vẻ thân tình ít khách sáo hơn. Người nói cũng xưng ‘mình’ mà người trả lời cũng xưng lại là ‘mình’:
- Lâu rồi mình không có tin chị, nay gặp được chị, mình mừng quá.
- Mình cũng vậỵ
Một thí dụ khác, nói với nhiều người: " Mình nói như vậy, các bạn muốn hiểu mình thế nào thì hiểu ."
Vậy với một âm ngắn gọn, thế mà thật khó có tiếng ngoại nào dịch nổi chữ ‘mình’.

Trong cuộc sống, ‘mình’ tiêu biểu cái gì vừa riêng tư vừa cọng hưởng, vừa chủ quan vừa khách quan, vừa thân mật vừa ngăn cách, vừa hai mà một, một mà hai, vừa chung vừa riêng, vừa thực dụng vừa mơ mộng, vừa cụ thể vừa gợi bao ý tình hình.

Tổ tiên ta thật thâm thúy sâu sắc chẳng những trong việc lưu truyền cho con cháu đời sau tinh thần tự chủ tự lập tự do trong tinh thần đoàn kết, bình đẳng tôn trọng lẩn nhau mà còn gây niềm tự hào về tiếng mẹ. Hy vọng rằng chúng ta luôn cố gắng bảo tồn duy trì và phát huy gia sản văn hóa văn minh truyền thống ngày càng tốt đẹp hơn vì “tiếng có còn thì nước mới còn”, dân trí có cao thì tổ quốc mới phồn vinh.!

Trần Thành Mỹ


Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Gởi ngày: 10/Feb/2008 lúc 7:36am

Tết Ta

Trần Thành Mỹ

Hằng năm Tết đến, nhà nhà đều chuẩn bị đón Xuân. Người Việt ta thường lo sắm Tết từ đầu tháng Chạp và chào mừng năm mới không chỉ có ba ngày như phần đông các nước Tây phương mà đối với dân ta "Tháng giêng là tháng ăn chơi" sau một năm làm lụng vất vả. Chủ yếu là nông nghiệp, ở thôn quê, mùa gặt đã xong, ai cũng muốn thoải mái nghỉ ngơi, tổng kết thu hoạch, rút kinh nghiệm năm vừa qua, đặt niềm tin hy vọng vào năm tới. Hơn thế nữa với truyền thống đẹp mang bản sắc dân tộc có lý có tình có hậu "Cây có cội nước có nguồn", "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây", dân ta có tập tục tiễn biệt năm cũ đón mừng năm mới thật sáng tạo thơ mộng hòa đồng với người hòa hợp với đất trời.
Tết ta theo âm lịch nên luôn luôn không bao giờ có trăng. Tùy tháng Chạp thiếu đủ, ngày cuối năm sẽ là 29 hay 30 trái với Âu Mỹ theo dương lịch nên đêm giao thừa có khi lơ lửng vầng trăng treo. Tập tục đón Xuân một phần ảnh hưởng do đêm trừ tịch không có bóng dáng chị Hằng nầy. Cuộc kết thúc nào cũng thường có hai mặt tích tiêu. Nó biểu hiện cho sự vĩnh viễn ra đi và ngược lại tia sáng ở cuối đường hầm, niềm hy vọng vào tương lai. Đêm tối cũng làm cho ta hoang mang lo âu bồn chồn tưởng tượng đến bao chuyện không may và cũng là thời gian liều thuốc cần thiết Thần ngủ ru ta vào giấc mơ an dưỡng. Đây còn là điểm cuối, xuống hàng sang đoạn qua trang của một ngày hay năm, giới hạn giữa ngày và đêm, tối và sáng, cũ và mới âm dương.
Xưa kia, người Việt ta tin vào Thần quyền, những đấng khuất mày khuất mặt linh thiêng nên có những tập tục thờ cúng sùng bái đa dạng phong phú theo bản năng tự nhiên, bảo thủ thường không nặng tính khoa học thành rườm rà mơ hồ khó tin khó giải thích làm người đời sau cho là mê tín dị đoan.
Thật ra với nếp sống chạy đua nước rút của thời đại ngày nay, thời giờ là tiền bạc, tất nhiên là nên đơn giản hóa mọi việc để thích nghi. Nhưng không thể vứt bỏ hết mọi thứ vì những tập tục cổ truyền vẫn là dấu mốc quá khứ, chứng tích hữu hình, tâm linh của ông bà ta theo dòng lịch sử dựng và giữ nước. Nhờ đó ta mới truy nguyên ra được tâm tư nguyện vọng, lòng yêu nước, óc tiến thủ, sáng kiến, quyết tâm khai phá của một dân tộc hiếu hoà chỉ muốn sống còn trong độc lập tự do truyền lại cho thế hệ mai sau.
Vốn gốc là dân đi khai phá khẩn hoang lập nước, phải tranh đấu triền miên với khí hậu "sơn lam chướng khí", thiên tai, giữ đất giành độc lập tự do, kinh nghiệm máu xương đó cũng góp phần cốt yếu cho tình yêu quê hương, gia đình, tính biết tiên liệu, vui hưởng nhất là ôn cố tri tân luôn nhớ công lao của tổ tiên cùng nhau nhìn về phía trước. Tết quả là cơ hội đặc biệt hòa hợp với thiên nhiên thực hiện tổng hợp các thành tố trên phân biệt hẳn thế nhân với sinh vật khác trên quả địa cầu.
Thử lướt qua không khí Tết khắp nơi trên thế giới, phải công nhận là Tết ta rộng rãi quá, làm cho con người xích lại gần nhau hơn, tìm lại chính mình, nhớ đến cội nguồn, hòa đồng thân thiện. Trẻ em Tây phương chẳng hạn, với nền văn minh cao, đầy đủ tiện nghi vật chất, thế mà chắc chắn là không bao giờ có cái tâm trạng háo hức được quây quần đoàn tụ đùm bọc đón Xuân như trẻ em Việt ta. Trẻ em Âu châu có thể còn thích thời gian lễ Giáng sinh hơn vì Tết thường dành cho người lớn. "Nói có sách mách có chứng", vậy chúng ta hãy cùng nhau hồi tưởng tìm hiểu một vài tập tục đón Xuân trong mỗi gia đình mà ngày nay phần đông ít ai còn nhớ đến hoặc chỉ làm theo tập tục.
Thật ra ít có dân tộc nào mà tinh thần đón Xuân cao và lâu như ta. Từ đầu tháng Chạp cuối năm là đã lo chuẩn bị rồi, tùy theo hoàn cảnh gia đình như lập chương trình như đưa con về thăm nội ngoại, quà biếu xếp lớn xếp nhỏ, gia đình họ hàng, quà "lì xì" cho con cháu của mình, bạn bè và cả hàng xóm láng giềng. Ít có ai đi du lịch chơi xa trong thời gian nầy khác hẳn với người Âu Mỹ chỉ chờ được dịp nghỉ là "bồng bế nhau lên nó ở non" dự những cuộc thể thao với tuyết băng về mùa Đông, du lịch Cruise trên biển cả ở các quốc gia có nắng.
Tết của ta cũng có thủy có chung, kéo dài từ tháng Chạp cuối năm sang năm mới cả tháng Giêng. Chúng ta chẳng những vui hưởng chung với nhau mà còn biết hòa đồng với thiên nhiên sinh vật khác và thanh cao mầu nhiệm hơn với bên kia thế giới chúng sinh, cõi vĩnh hằng vô lượng.
Không giải thích cụ thể rõ ràng rành mạch được những vấn đề tâm lý trừu tượng vô hình siêu nhiên, phải phục ông cha ta đã khéo dựa vào cái không không ấy thành có như trừ trừ thành cộng, những chuyện mà ngày nay thế hệ trẻ cho là hoang đường mê tín thành những bài học hữu dụng. Dựa vào kinh nghiệm sống phải đương đầu với bao thiên tai về phong thổ thời khí, khai hoang lập ấp dựng bờ mở cõi, săn đuổi thú dữ để sống còn gầy dựng, tổ tiên ta phải thông minh kiên trì gan dạ mới tạo được cho con cháu hậu sinh một giang sơn gấm vóc hình chữ S ngày nay.
Tập tục rước ông bà về với con cháu chiều cuối năm và tiễn đưa mùng 4 hoặc mùng 7 đầu năm chứng tỏ lòng nhớ ơn của một dân tộc biết đoàn kết sống theo bước tiến của cha ông. Trước khi muốn ai đến nhà mình thì mình phải trân trọng đến mời, đó là học phép xử thế. Lễ tảo mộ thường bắt đầu từ nửa tháng Chạp là bằng chứng cụ thể rõ ràng con cháu chẳng những lịch sự mà còn hiếu thảo "giẫy mả" sơn phết lại mộ phần cơ ngơi của người quá cố để cùng nhau đón Xuân. Tổ tiên ta há chẳng đã hé mở cánh cửa văn minh cho chúng ta rồi sao? Phép xã giao "tại gia" đã được truyền dạy trước từ lâu.
Vì thế người ngoại quốc sẽ lấy làm ngạc nhiên khi thấy trong những ngày đầu năm ông bà về thì bàn thờ khói hương nghi ngút, sáng tối dâng trà, trưa chiều cúng cơm, giàu thì mâm cao cỗ đầy, nghèo thì tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình. Thật ra, đây chỉ là dịp để bồi dưỡng thêm sức, gặp mặt vui chơi sau một năm làm việc mệt nhọc, xóa bỏ xích mích giận hờn. Có ở xa đâu đi chăng nữa, "Tết nhứt" cũng cố sắp xếp về thăm nội ngoại. Có chứng kiến cảnh đoàn tụ quây quần bên nhau của những người cùng huyết thống, ta mới cảm nhận được bài học triết lý sâu sắc của cha ông "tề gia", đoàn kết nhỏ trước rồi sau đó mới có đoàn kết lớn, "trị quốc, bình thiên hạ" được. Là hậu bối của các bậc tiền hiền uyên thâm quảng đại như vậy phải là do ơn may vì không ai có thể chọn trước được cha mẹ mình.
Thi vị và huyền bí làm sao huyền sử Con Rồng Cháu Tiên rạng ngời hồn dân tộc! Thật ra chưa ai thấy Rồng cũng như Tiên, nhưng ai cũng cho rằng rồng có sức mạnh như vũ bão, tiên đẹp tuyệt trần. Trên thế giới hầu như dân tộc nào cũng có truyền thuyết về việc lập quốc thường được biểu hiện qua một hình ảnh nào đó. Pháp ngoài lá cờ tam tài xanh trắng đỏ thêm lá cờ với hình vẽ "con gà trống" để mỗi lần đi dự thi tranh giải thường mang theo phất cao hầu nói lên sự có mặt của mình và khích lệ "ba quân", thắng trận là đầy ấp trên trang đầu các tờ báo hình ảnh chú gà trống giương cánh gáy ò ó o. Nhật hãnh diện ví mình là con cháu Thái Dương Thần Nữ nên trên lá quốc kỳ có vòng tròn đỏ biểu hiệu mặt trời.
Do đó tập tục "dựng nêu ăn Tết ăn chè" ngày nay không còn nữa, trước nhà vào chiều cuối năm cũ và hạ nêu chiều mùng 7 đầu năm mới quả là một sáng kiến thật độc đáo sáng tạo văn minh của cha ông. Người ta dùng cây tre thật thẳng cao, đốt to dài, tuốt hết gai cành, tùy vùng, chung chung là treo trên ngọn một mảnh vải đỏ, bên dưới một giỏ đựng trầu cau, một lá bùa Bát Quái. Đó là cách biểu hiện ranh giới ngăn cách thế giới người với ma quỷ, chứng nhận nhà nầy có chủ hợp pháp, có lý lịch tốt, tà ma "quyền lực đen" không được quấy phá đi chỗ khác chơi, vì nhà nầy thuộc về con dòng cháu giống đúng con cháu Rồng Tiên. Như vậy tổ tiên ta há chẳng đã đi tiên phong trong việc dựng cột treo quốc kỳ đó sao?
Người Ấn độ xem bò là con vật linh thiêng, ta không "thờ" các con vật nhưng cũng tránh không gọi đích danh như cọp là ông Ba mươi, ông Hổ, con rắn là ông Dài... Một tập tục biết phải quấy khác là không quên ơn thần linh liên quan trực tiếp đến cuộc sống nên trong ngày Tết có cuộc đưa Táo Quân Thần Bếp cởi cá chép về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế tình hình thế sự tối 23 và rước Ngài vào tối tháng cuối năm.
Có những nghi lễ mà ngày nay dường như ít còn ai nghĩ đến là lễ cúng đầu năm xin tuổi. Người Việt ta thường thờ cúng ông bà, tin tưởng ở Trời phò hộ, Thần linh, đấng khuất mặt khuất mày độ trì. Các bậc Nho gia văn thi sĩ thường khai bút đầu Xuân để đón năm mới, tổ tiên ta lập bàn hương án trước nhà tạ ơn Trời Đất cho ta sống đến ngày nay, xin thêm tuổi mới, dùng cây hương điểm qua trên các đồ hình "khai nhãn" để thấy cái đẹp muôn màu muôn vẻ quanh ta, luôn cảnh giác phân biệt chánh tà, "khai nhĩ" để biết nghe lời hay ý đẹp, "khai khẩu" để biết trên trọng dưới nhường "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", "ăn coi nồi ngồi coi hướng" đừng bạ đâu ngồi đó, tệ hại hơn nữa là giành giựt cấu xé nhau vì miếng ăn vị thế cao sang, "nhả ngọc phun châu" chứ đừng "ngậm máu phun người", "xuất khẩu thành thơ" chứ đừng... đồ dõm, hàng lậu, khai mũi, khứu giác để phân biệt nơi sạch chỗ dơ, không chỉ để ngửi "đánh hơi đồng"...
Xem đến đây, các bạn trẻ đừng vội mắc cỡ cho rằng ông bà ta sao mà mê tín quá, "quê ơi là quê". Không đâu, đây quả là một lối giáo dục sắc bén gây chú ý đánh mạnh trực tiếp vào tâm hồn con người bằng cách gợi hình cụ thể vì ngũ quan là sinh lộ quan trọng thiết yếu chẳng những cho cơ thể tâm linh mà còn là nguồn gốc của tham sân si, hỉ nộ ái ố. Lối giảng dạy âm thầm, thâm trầm, bình dị đó như "nước chảy đá mòn" thấm dần vào đầu óc trẻ lúc nào không hay. Tuyệt chiêu.
Hơn thế nữa lúc nào truyền khẩu vẫn là phương cách truyền bá tư tưởng, tin tức hữu hiệu nhất, nhanh chóng nhất có từ thời xa xưa dựng và giữ nước chưa có chữ viết. Ngày nay chúng ta sống trong một thời đại văn minh đầy đủ, tự do và khoa học kỹ thuật dù không giải quyết được hết mọi vấn đề, cũng đã chứng minh làm sáng tỏ được bao điều thắc mắc huyền bí trước kia. Chúng ta thường quá khắt khe trong việc phê phán các dữ kiện thời xa xưa, đòi hỏi phải được giải thích bằng khoa học, lý trí, số học.
Trước kia người cùng thời với Galilée chẳng những không tin trái đất quay mà còn lên án ông phản động buộc tội ông dám nói ngược lại chủ trương của giới cầm quyền lúc bấy giờ. Những tác phẩm hay nổi tiếng quốc tế "Mười ngàn dặm dưới đáy biển", "Tám mươi ngày vòng quanh trái đất" của nhà hàng hải đại văn hào Pháp Jules Verne cũng chỉ được độc giả thời ông xem như là những quyển sách du lịch sáng tạo viễn vông không có thật kích thích trí tưởng tượng óc viễn du, mơ một thế giới trên trời dưới biển mơ hồ hoang đường bí hiểm mà kỳ thú, thế thôi.
Ngày nay văn minh rồi cũng không thay đổi, tuyệt tác Harry Potter của nữ văn sĩ Rowling nổi danh thế giới là bằng chứng hùng hồn nhất. Con người vẫn mơ những chuyện kỳ lạ, bí hiểm, huyền hoặc, quyền lực siêu phàm, phũ phàng, những chân trời, xã hội tương lai phóng đại tối đa kích thích tận cùng giữa thật và ảo, tranh tối tranh sáng ghê rợn, tốt xấu quyết liệt chống nhau bất phân thắng bại, phản ảnh tổng hợp khuynh hướng mới cũ, xưa nay, có khác chăng là càng tiến bộ, con người có những viễn ảnh sáng tạo kiên quyết táo bạo hơn cả hai mặt trái phải.
Rồi thế giới có tiến xa thế nào đi chăng nữa dần dần cũng khám phá ra có chuyện khó tin mà có thật, trái lại ngày nay với hào quang của khoa học kỹ thuật, tôn giáo, con người vẫn bó tay thúc thủ chưa giải thích nổi bao hiện tượng huyền bí siêu nhiên, tưởng vậy mà không phải vậy, đạo đức càng ngày càng tráo trở, lật lọng vô độ khó lường, khó còn giữ trọn vẹn niềm tin.
Điểm độc đáo ở đây là để giáo dục con em, tùy theo dân trí mỗi thời, tổ tiên ta đã biết dùng hình tượng hành động cụ thể để diễn tả truyền đạt tư tưởng, hướng dẫn theo nề nếp đạo đức truyền thống dân tộc, không phương hại hay làm ngu dân. Không có lối độc tài áp bức, cưỡng chế đe dọa nào hết. Lối giáo dục nhân bản, có tình người đã được rao giảng lưu hành hữu hiệu cho đến ngày nào dân trí cao cho rằng lối giải thích đó không còn thích hợp nữa thì tập tục đó tự phai đi. Đừng coi thường những thói quen, lưu ý nhắc nhở cần thiết có ảnh hưởng tốt đối với cá nhân tập thể.
Như việc nuôi dạy trẻ cũng tùy thuộc vào tuổi tác thời kỳ mà hướng dẫn từng bước. Không có chuyện thần đồng mới ba tháng mà "nhảy lớp" biết nói biết đứng chựng được. Phải có sự huấn luyện, khô cả cổ, đau cả lưng, lập đi lập lại nhiều lần, té lên té xuống, u đầu sưng trán, qua "thôi nôi" mới hy vọng trẻ biết bập bẹ nói, chập chững biết đi. Hơn thế nữa còn tùy thuộc sức khoẻ cá tính và hoàn cảnh sống mà mỗi em tiến nhanh hay chậm không có mốc thời gian nào nhất định.
Chưa giải thích được bằng lý, khoa học được thì tổ tiên phải tận dụng cái gì mình có, mình thấy, mình biết. Những hiện tượng con người phải tiếp xúc hằng ngày không biết cội nguồn căn nguyên, mù tịt không cắt nghĩa rành mạch được thì người xưa cũng phải tìm hiểu sâu sát vấn đề bằng cách nầy cách khác. Có mặt trời mặt trăng, ngày đêm, nam nữ, sống chết thì tất có thế giới hữu hình vô hình, có trời đất thì có thiên đàng địa ngục, có thần thánh tà ma ác quỷ. Những chuyện siêu nhiên vượt tầm hiểu biết thì thuộc về thế giới khác huyền bí, mà vị chỉ huy tối cao tối thượng là Trời, dưới có các Thần linh Tiên nữ... như cách tổ chức chính quyền kẻ cả tôn giáo sau nầy.
Chẳng hạn như cũng để răn đe con cháu, hay đúng hơn để hữu hiệu hóa phương cách giáo hóa con em, ta dựa vào Thần quyền nên có tục lệ tiễn đưa ông Táo, những vị "dân biểu" về trời họp, dâng sớ tấu trình tổng kết tình hình mỗi gia đình cuối năm. Đây có phải chăng cũng là tập tục manh nha các tờ báo cáo tổng kết hoạt động kết quả thành tích cuối năm hay rộng ra ngày nay đơn thỉnh nguyện, kêu oan, khiếu nại, làm reo biểu tình... Tư tưởng tổ tiên đã nghĩ đến guồng máy hành chánh, luật pháp, thật tiến bộ làm sao!
Cũng không chừng vốn biết tâm lý con người thường thích sống hơn chết vì không biết cái thế giới bên kia thế nào nên phân vân hoài nghi, sợ điều bất trắc xảy đến do quyền lực siêu nhiên, ông cha ta đã khéo hướng dẫn lèo lái con cháu theo hướng ý của mình theo cách "ở hiền gặp lành", "tích ác phùng ác, tích thiện phùng thiện". Óc sáng tạo của tổ tiên kỳ thú biết bao!
Mùng ba Tết là ngày Tết nhà, Tết trâu, lẩm lúa, vườn tược, chuồng heo gà bò... Nói chung chung những nơi hay sinh vật liên quan trực tiếp với cuộc sống của gia đình. Thường những đòn bánh Tét được tét ra từng khoanh, bánh ít, sau khi cúng được đem cho heo gà ăn, tượng trưng cho sự xác nhận khen thưởng công trạng. Đây cũng là một cách dạy ngồ ngộ thâm trầm vẫn mang tính cách hòa đồng nhân bản. Trên đời, là sinh vật dù là con người, sinh vật cao cấp nhất, vẫn phải nhờ đến người khác, không ai sống một mình được. Nước nào cũng đề cập đến việc nầy cho rằng người dân một nước như thể anh em, tôn giáo còn nhấn mạnh rõ hơn, chúng ta đều là con của Đấng Tối cao. Tổ tiên ta chẳng những ý thức được điều đó mà còn biết diễn tả bằng phép xưng hô gọi nhau như người thân ruột thịt anh chị em chú bác cô dì... Các bạn thấy không, di chúc để đời phải học và hành đó.
Chúng ta thường quên điều ấy nên có sự phân chia giai cấp giàu nghèo như trước kia giai cấp cùng đinh (les parias) ở Ấn Độ chẳng hạn chịu nhiều điều tủi nhục nhất. Họ phải sống trốn tránh như người cùi hủi, không được chường mặt ra ngoài, vì nếu người quyền quí giàu sang nào chẳng may đụng vào họ, về nhà phải tẩy uế và có khi còn cắt cả chỗ quần áo nào chạm phải. Cũng chính từ lòng ích kỷ tự cao tự đại quá độ đã làm nẩy mầm móng kỳ thị chủng tộc tôn giáo và chiến tranh tất nhiên có cơ phát triển và địa bàn hoạt động càng ngày càng bành trướng hơn.
Ông cha mình không nghĩ như thế đâu, ngay cả thú vật trong nhà, nói chung sinh vật cỏ cây đều được nhớ đến như để xẻ chia chung hưởng. Không có chuyện trên đội dưới đạp, "ăn cháo đá bát" của những kẻ không tự trọng vô liêm sỉ khi được "ngồi mát ăn bát vàng" rồi thì vong ơn phản phúc, trở mặt "lên chân" khinh người.
Hằng năm Tết đến, nhìn bao cây nhang sau khi đốt xong cuộn tròn trên phần cọng nhang còn lại, tàn rơi đầy trên lư nhang, khi còn sinh thời má tôi thường vui mừng kính cẩn bảo: "Ông bà về rồi, nhang cong là ông bà chứng giám lòng thành con cháu đó". Bao nhiêu tuổi đời Xuân đến, tôi vẫn được nghe những câu nói tương tự như vậy kèm thêm vài câu chuyện vui, hành động đáng nêu gương của ông bà, lâu lâu bà lại cười cười kể xen vào những tập tục cổ xưa thời mẹ tôi còn nhỏ, như chôn cái "rế" lót nồi trước cổng nhà để xua đuổi bọn "đầu trộm đuôi cắp", mà theo năm tháng dần trôi không còn ai giữ nữa.
Nhớ sao là nhớ không khí Tết quê hương, với bông vạn thọ tượng trưng cho sống lâu "trăm tuổi bạc đầu râu", cành mai rực vàng năm cánh đem đến may mắn cho gia đình. Ngày mồng một thì khỏi sợ bị rầy, ai cũng phải phép tắc lễ độ, mắt mày tươi vui "vì buồn ngày đầu năm thì buồn cả năm luôn". Những bao thơ đỏ lì xì làm rộn lòng các em trẻ nhỏ tung tăng trong quần áo giày dép mới, những câu chúc mừng năm mới vang vang từ trong nhà ra đến ngoài đường, đâu đâu cũng vui như hội.
Tết nguyên đán gồm bao yếu tố điều kiện thiên thời địa lợi muôn màu muôn vẻ hòa hợp thiên nhiên với cuộc sống trần gian. Đây còn là cơ hội cho chúng ta nhìn lại quá khứ ôn cố tri tân, tự hào về nguồn gốc, óc tiến thủ dấn thân của tổ tiên, tìm lại bản ngã tự kiểm tự phê sống hòa đồng đoàn kết bình đẳng, bổ sung bồi dưỡng tiềm năng, sức khỏe, kiến thức để đừng đánh mất lấy chính mình.
Không có Tết nơi nào đẹp thân thiện và đầy ý nghĩa bằng Tết ta quê nhà vì tình người luôn luôn còn có dịp trổ hoa!
Trần Thành Mỹ

 

Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Gởi ngày: 12/Dec/2010 lúc 10:03am

. Chim Lià Tổ

Trần Thành Mỹ





Nhìn những đàn vịt trời di chuyển tìm nơi ấm áp theo mùa, tôi chạnh nhớ đến đàn chim Việt tách tung nhiều hướng. Nhớ những đám cá ?saumon? ngược dòng tìm sinh sôi nẩy nở, những tảng cá voi khổng lồ vượt trùng dương tránh giá băng, còn dân Việt ta vì sao mà phải bỏ xứ ra đi? Nhìn bao người Mễ, Phi châu, khối Ðông Âu vượt biển non mong tìm sinh kế, thương dân mình đâu phải thế mà cũng lắm truân chuyên! Nhiều người lạc quan cho rằng đó âu cũng là vận may cho dân Việt, gởi con đi du học nước ngoài không thích hay sao? Cũng có lắm người yếm thế bi quan, cây trốc gốc khó trở về nguyên thủy. Nhớ chuyện trái ngọt ở quê ta chưa chắc là ngọt ở quê người mà có thể là chua, đắng, chát .
Thử nhìn lại quá trình hơn phần tư thé kỷ tha hương, phải công nhận dân Việt ta còn giữ phần nào truyền thống, hầu hết làm nên ăn ra ở đất tạm dung. Thế hệ trước không hỗ danh luôn gắng lo cho con cháu tiến lên, hội nhập, giữ sạch thân mình dù thể xác mỏi mòn, trí óc phồng căng. Có những cụ, ngay cả tiếng mẹ còn phều phào khó nói, vì hết răng hay phảỉ thaỷ răng, nay phải gồng lên bập bẹ tiếng người. ??Bay baỷ? dễ ợt, ??ô kể? quốc tế có bẻ miệng đâu, ??guốt baỷ? gợi nhớ gợi thương Việt Nam mát ấm, vì ở các xứ văn minh nầy thường lạnh đâu dùng chi guốc thớt, guốc xuồng. Ở xứ ta thường cấm đoán lên án lối văng tục bất cần đời là bụi đời, ba đá du côn, qua xứ Bĩ vùng nói tiếng Hòa lan nầy thả giàn ?trả thù dân tộc?. ?Doe maar? (= làm đi), xả xú báp sướng mình mà còn được người bản xứ đưa cao ngón tay cái lên khen là có học .
Sang bên đây, vùng tự do bình đẳng, ai cũng như ai, cá mè một lứa. Sang hèn khó phân biệt, ra đường, già trẻ cũng quần jean, áo da, có ?mẹt?, đồ lớn, áo đầm, váy ngắn dài đủ loại thời trang. Có ai đâủ vạch lưng chỉ thẹỏ mà đắn đo lo lắng . Xe hơi không là xa xí phẩm, ấn triện của riêng giới nào mà chỉ là phương tiện di chuyển ngày nay. Con người như cá hóa long, như rồng mở hội. Làm gì tùy thích, lớn tài lớn sống. Không làm gì cũng chẳng chết đâu, có tiền trợ cấp thêm lớp làm đen.
Còn tiếc nhớ họa chăng là những người hai thứ tóc, với vết hằn kinh nghiệm, hay vàng son dĩ vảng, vẫn âm thầm hướng lòng mình về với quê hương. Ở đấy họ có tràn đầy kỷ niệm, mộng ước, dấu chỉ, hơi thở, nếm ăn, tóm lại quen thuộc.
Còn con cháu mình được gì? Bàng bạc xa vời, lẫn lộn, bâng quơ. Quê hương không gợi cho trẻ những cơn nhói tim óc về vận mệnh sống còn, cũng như những sợi nhớ sợi thương ràng buộc, nỗi khắc khoải suy tư, bay bướm, nhẹ nhàng, lắng đọng có chiều sâu của nền văn hóa nứơc nhà, tình yêu thuở ban đầu lưu luyến ấy thẹn thùng bẻn lẻn, đậm đà, thắm thiết như ?tình trong như đẵ mặt ngoài còn ẻ.
Ngay cả hờn ??Ghen?? cũng không bốp chát thẳng thừng mà êm đềm thơ mộng
?? Anh chỉ muốn em đừng nghĩ đến ai,
Ðừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ,
Ðừng tắm chiều nay bể lắm người...
Vì em là tất cả của riêng tôị??
Không trang bị bằng tâm tình đó, khó trách con cháu ta sao quá thờ ơ. Việt Nam cũng như bao nước khác là nơi du lịch hay nặng hơn chút, một góc trời viễn du tình cảm, khơi nguồn kích thích mộng mơ, khai quật cội nguồn. Thế thôi không hơn không kém.
?Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc? cũng ảnh hưởng nặng với con em Việt vốn hiếu kỳ, thích ứng nhanh. Thời Pháp thuộc, muốn hội nhâp, tiến thân vào giai cấp trí thức văn minh ăn trên ngồi trước phải thông thạo tiếng Pháp như gió, cử chỉ hành động như tây đầm, họ phải như dòng ?dẻ (đờ) mới quí phái giàu sang vọng tộc. Thời viện trợ Mỹ, văn hóa chú Sam được dân ta hưởng ứng nhanh nhẩu cấp kỳ từ thời trang đến nhạc giựt gân, khiêu vủ..
Người Việt ta lại có óc cầu tiến, huyền biến phổ cập hóa mọi trào lưu, gíó bề nào che bề nấy. Ảnh hưởng ngoại lai thường là cơn lốc, tuy có càn quét nặng sâu thế mấy đi chăng nữa, dân ta nhờ kinh nghiệm giử giềng mối gốc nền, đã biết thanh lọc dở hay, học hỏi vay mượn tạo vốn phát huy..
Thế hệ trẻ tha hương đâu có tấm phông làm nền dựng cảnh trong ký ức để gợi hình phóng ảnh, nhạc đâu có ru trong giấc ngủ mà lắng đọng tâm tư. Còn đâu tiếng mẹ khuyên răn âu yếm vỗ về hòa lẫn với giọng gắt mắng nghiêm khắc của cha mỗi lần phạm lổi. Bây giờ ? con đặt đâu cha mẹ ngồi đãỷ, yên lặng nghe, há miệng gật đầu. ?Con xa cha nhà có phúc? theo quan niệm tự do, tự lập ngày nay. Chim cũng đã bắt đầu lìa tổ từ hai tháng tuổi, cha mẹ có thương vì sinh kế cũng đành.!
Tản mác khắp nơi, đàn chim Việt vì hoàn cảnh trớ trêu buộc lòng xa xứ. Tất nhiên ra đi bao giờ cũng là mất mát ít nhiều, vật chất kể chi nhưng tình khó tràn đầy như trước. Thương thế hệ sau nầy mai một, chìm lẫn vào trộn giống dần dần. Có cao sang cũng chẳng phải dân mình, danh tiếng mấy vẫn là người nước dưng nước lã. Chim lìa tổ khó bay về trở lại. Chỉ mong sao giữ vẹn giống dòng. Sống xứng đáng khoe danh nguồn cội, họ Lạc Hồng, con cháu Rồng Tiên.

Trần Thành Mỹ




Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 07/Oct/2011 lúc 4:01pm


Hóm hỉnh trong Ca dao tình yêu Nam Bộ




Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong ca dao tình yêu Nam bộ. Đó cũng là biểu hiện tính cách đặc trưng của người dân nơi đây.
Trước hết là chất hóm hỉnh không cố tình, không dụng công, toát ra một cách tự nhiên qua những từ ngữ mộc mạc; không hề trau chuốt chân thật đến độ người nghe phải bật cười. Một anh chàng quá đỗi si tình đã trở thành ‘liều mạng’:

image


Dao phay kề cổ,
Máu đổ không màng
Chết thì chịu chết
Buông nàng anh không buông

Một cô nàng thật thà cả tin đã giật mình ‘hú vía’ vì kịp thời nhận ra ‘chân tướng’ đối tượng:

image

May không chút nữa em lầm
Khoai lang khô xắt lát em tưởng cao ly sâm bên Tàu

Có những nỗi niềm tương tư ấp ủ trong lòng, nhưng cũng có khi người ta không ngại ngần thổ lộ trực tiếp với bạn tình:

image

Tôi xa mình hổng chết cũng đau
Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền

Họ là những người lao động chân chất, nên cũng bày tỏ tình cảm với nhau bằng thứ khẩu ngữ thường ngày không chưng diện, màu mè, tuy vậy, cái tình trong đó cũng mãnh liệt và sâu sắc.
Đây là lời tâm sự của một anh chàng đêm hôm khuya khoắt lặn lội đi thăm người yêu:

image

Thương em nên mới đi đêm
Té xuống bờ ruộng đất mềm hổng đau
May đất mềm nên mới hổng đau
Phải mà đất cứng ắt xa nhau phen này

Chàng thật thà chất phác, nhưng mà cũng có chút ranh ma đấy chứ? Chất hóm hỉnh đã toát ra từ cái ‘thật thà tội nghiệp’.
Nhưng phần lớn vẫn là sự hóm hỉnh mang tính chất đùa nghịch. Một chàng trai đã phóng đại nỗi nhớ người yêu của mình bằng cách so sánh ví von trào lộng:

image

Vắng cơm ba bữa còn no
Vắng em một bữa giở giò không lên

Nỗi vấn vương tơ tưởng đi vào tận giấc ngủ khiến chàng trở nên lú lẫn một cách buồn cười:

image

Phòng loan trải chiếu rộng thình
Anh lăn qua đụng cái gối, tưởng bạn mình, em ơi!

Nhưng cái độc đáo là ở đây nỗi niềm đó lại được bộc lộ một cách hài hước:

image

Tôi xa mình ông trời nắng tôi nói mưa
Canh ba tôi nói sáng, giữa trưa tôi nói chiều

Có một chút phóng đại làm cho lời nói nghe hơi khó tin! Nhưng hề gì. Chàng nói không phải cốt để đối tượng tin những điều đó là sự thật mà chỉ cốt cho nàng thấu hiểu tấm tình si của mình. Nàng bật cười cũng được, phê rằng ‘xạo’ cũng được, miễn sao hiểu rằng mình đã phải ngoa ngôn lên đến thế để mong người ta rõ được lòng mình.


image


Lại có một chàng trai đang thời kỳ tiếp cận đối tượng, muốn khen cô nàng xinh đẹp, dễ thương mà khó mở lời trực tiếp. Để tránh đột ngột, sỗ sàng, chàng đã nghĩ ra một con đường vòng hiếm có:

image

Trời xanh bông trắng nhụy huỳnh
Đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ mình dễ thương

Mục đích cuối cùng chỉ đơn giản là khen ‘mình dễ thương’ mà chàng đã vòng qua năm non bảy núi. Bắt đầu từ thế giới tự nhiên – trong thế giới tự nhiên lại bắt đầu từ ông trời – tạo hóa sinh ra những loại cây, hoa đẹp đẽ – rồi mới bước qua thế giới của loài người – trong thế giới loài người lại từ hiện tại ngược dòng lịch sử để bắt đầu từ tổ tiên ông bà, tới thế hệ cha mẹ, rồi tới nhân vật chính – ‘mình’. Thật là nhiêu khê, vòng vo tam quốc làm cho đối tượng hoàn toàn bất ngờ. Những lời ngộ nghĩnh kia dẫn dắt tới sự hiếu kỳ háo hức muốn biết ‘chuyện gì đây’, cho đến khi cái kết cục thình lình xuất hiện làm cho cô nàng không kịp chống đỡ… Nhưng mà nó thật êm ái, thật có duyên biết bao, nên dù phải đỏ mặt, cô hẳn cũng vui lòng và không thể buông lời trách móc anh chàng khéo nịnh!
Ngược lại, cũng có những lời tỏ tình khá táo bạo, sỗ sàng, nhưng hình ảnh thì lại hết sức ngộ nghĩnh, dí dỏm:

image

Con ếch ngồi dựa gốc bưng
Nó kêu cái ‘quệt’, biểu ưng cho rồi

Những người nghe câu ‘xúi bẩy’ này không thể không bật cười, còn đối tượng xúi bẩy cùng lắm cũng có thể tặng cho người xúi có phần trơ tráo kia một cái nguýt dài.
Những câu ca dao hóm hỉnh không chỉ bật lên từ tâm trạng đang vui, tràn đầy hy vọng, có khi ‘rầu thúi ruột’ mà họ vẫn đùa. Những trắc trở trong tình yêu nhiều lúc được trào lộng hóa để ẩn giấu nỗi niềm của người trong cuộc:

image

Thác ba năm thịt đã thành bùn
Đầu thai con chim nhạn đậu nhánh tùng chờ em

Quả là ‘khối tình thác xuống tuyền đài chưa tan’, nên chàng lại quyết tâm chờ tiếp ở kiếp sau cho đến khi nào nên duyên nên nợ. Kiên nhẫn đến thế là cùng!
Khi chàng trai cố gắng đến hết cách vẫn không cưới được người mình yêu, không biết trút giận vào đâu, bèn đổ lỗi cho một nhân vật tưởng tượng:

image

Quất ông tơ cái trót
Ổng nhảy tót lên ngọn cây bần
Biểu ông se mối chỉ năm bảy lần, ổng hổng se

Thái độ quyết liệt trong tình yêu lắm lúc được thể hiện đầy mãnh liệt. Anh chàng hay cô nàng trong câu ca dao dưới đây đã xem cái chết nhẹ như lông hồng. Thà chết còn hơn là lẻ bạn!

image

Chẳng thà lăn xuống giếng cái ‘chũm’
Chết ngủm rồi đời
Sống chi đây chịu chữ mồ côi
Loan xa phượng cách biết đứng ngồi với ai?

Có chàng trai thì quyết tâm đem tuổi thanh xuân gửi vào cửa Phật:

image

Nếu mà không lấy đặng em
Anh về đóng cửa cài rèm đi tu

Chàng vừa muốn tỏ lòng mình vừa muốn thử lòng người yêu. Và cô nàng cũng tỏ ra quyết tâm không kém. Chàng đi đến đâu nàng theo đến đó để thách thức cùng số phận:

image

Tu đâu cho em tu cùng
May ra thành Phật thờ chung một chùa

Bằng câu đùa dí dỏm của mình, cô nàng đã làm nhẹ hẳn tầm nghiêm trọng của vấn đề trong tư tưởng anh chàng và cũng hóa giải tâm tư lo âu, phiền muộn của chàng – ‘Có gì đáng bi quan đến thế? Cái chính là em vẫn giữ vững lập trường’ – đồng thời cũng hàm thêm chút chế giễu – ‘Mà có chắc là tu được không đấy?’.
Khi yêu, nhiều cô gái cũng mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình không kém các chàng trai.

image

Phải chi cắt ruột đừng đau
Để em cắt ruột trao anh mang về

Không tiếc cả thân thể, sinh mạng của mình, nhưng cô gái chỉ… sợ đau, thật là một cái sợ đầy nữ tính rất đáng yêu. Hay khi chàng trai muốn liều mình chứng tỏ tình yêu, nhưng cũng lại ‘nhát gan’ đến bật cười:

image

Gá duyên chẳng đặng hội này
Tôi chèo ghe ra sông cái, nước lớn đầy… tôi chèo vô

Tinh nghịch, hóm hỉnh những lúc đùa vui và cả những khi thất vọng, đó là tinh thần của người lao động để chống chọi những khắc nghiệt của hoàn cảnh. Những chàng trai, cô gái đất phương Nam đã lưu lại trong lời ca câu hát cả tâm hồn yêu đời, ham sống, hồn nhiên của họ trên con đường khai mở vùng đất mới của quê hương tiếp nối qua bao thế hệ – Đó là tinh thần phóng khoáng, linh hoạt, dày dạn ứng biến của những con người:

Ra đi gặp vịt cũng lùa; Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu…


Đoàn Thị Thu Vân






mk
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.129 seconds.