Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì? Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
MyNhi52
Newbie
Newbie
Avatar

Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 17
Quote MyNhi52 Replybullet Chủ đề: Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?
    Gởi ngày: 06/Jul/2007 lúc 6:59pm
Đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho.

Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? (Hai chữ "thụ thụ" trái ngược nghĩa:một chữ "thụ" là trao cho, một chữ "thụ" là nhận).

Hai người muốn mời nhau ăn trầu, thì người chủ têm trầu, xếp vào cơi trầu, đặt giữa bàn, khách tự nhặt lấy mà ăn. Lễ giáo phong kiến thật khắt khe, việc tỏ tình yêu trực tiếp khó mà thực hiện được, họa chăng chỉ còn đôi mắt thầm lén nhìn nhau!

Người châu Âu từ nhỏ đến già, theo phép lịch sự bắt tay nhau, nhảy với nhau là chuyện thường. Nhưng, người Việt Nam và người Á Đông nói chung, nam nữ vô ý chạm vào da của người khác giới thì coi như có cử chỉ không đứng đắn.

Người đàn ông có thái độ suồng sã sẽ bị đàn bà xa lánh, nhưng không đáng lo bằng người con gái lẳng lơ, bị xã hội dèm pha thì khó mà lấy được tấm chồng cho đáng tấm chồng. Vì vậy các nhà quyền quý thường "cấm cung" con gái. Ngay từ tuổi thơ đã sớm hình thành sự ngăn cách giối tính. Thời phong kiến xưa, chỉ những người có tư tưởng tân tiến mới cho con gái đi học, và có đi học thì con trai ngồi riêng con gái ngồi riêng. Trai gái đi cùng nhau, vui chơi cùng nhau bị bạn bè cùng lứa chế nhạo. Có hội hè đình đám cũng phải phân biệt đàn ông đứng bên trái, đàn bà đứng bên phải.

Ở thành thị, vợ chồng nằm ngủ với nhau một giường là chuyện bình thường, nhưng xin các bạn lưu ý, ở nông thôn đàn bà nằm nhà trong, đàn ông nhà ngoài đã trở thành nếp rồi. Ngày xưa, phổ biến mọi nơi đều thế, ngày nay lệ đó vẫn còn ở nhiều vùng, nhiều nhà. Nếu các bạn có dịp về thăm bà con họ hàng ở quê thì tốt nhất hai vợ chồng nên tránh nằm chung giường kẻo các cụ còn cảm thấy chướng mà phật ý.

(trích Một trăm điều nên biết về phong tục tập quán Việt Nam)
IP IP Logged
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 30/Jul/2007 lúc 9:38pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ MyNhi52

 
... không trực tiếp tận tay, ...vô ý chạm vào da của người khác giới thì coi như có cử chỉ không đứng đắn.

...ngủ với nhau một giường...
 
Đúng như vậy.
Câu "nữ thụ thụ bất_____thân" có 06 chữ, lắm khi cũng câu này nhưng lại là...07 chữ - bởi có thêm chữ “tương” (Nam nữ thụ thụ bất tương thân).

 

        Đây là một trong những kiểu câu khuyên bảo, mệnh lệnh - các từ nằm sau chữ “bất” (don’t) rất quan trọng; ở đây có 2 trường hợp (trường hợp 6 chữ và trường hợp 7 chữ), do đó, sau chữ “bất” là “thân”(6 chữ) hoặc “tương thân”(7 chữ) và mỗi trường hợp có một sắc thái khác nhau, bóng bẩy hay rõ ràng. Tìm về chữ “tương” và “thân” cũng khá thú vị.

          Những chữ “thân” (tiếng Trung) được viết khác nhau và mỗi chữ không chỉ một nghĩa; trong 07 chữ “thân” có chữ “thân” với nghĩa là “thân thiết”, có chữ “thân” với nghĩa là “thân thể”. Mỗi chữ “tương” cũng vậy và 12 chữ “tương” thì càng phức tạp về nghĩa. Tuy vậy, “tương” trong “bất tương thân” là chữ “tương” mang nghĩa “nhau, cùng với, cùng nhau, vào nhau, chạm nhau” (chữ “tương” trong “tương tác”, “tương trợ”, “tương ngộ”,…).

Do đó, nghĩa đen của lời khuyên “bất tương thân” là “Đừng chạm vào thân thể của người khác giới”. Nói “Nam nữ thụ thụ bất tương thân” là nhắc “những người khác giới (dù có phải) trao nhận gì thì cũng “không được chạm vào thân thể của nhau” (trước mắt người khác).

Rộng ra, “tương thân” còn là tình huống thân thiết giữa hai người khác giới cùng (đồng) bày  tỏ  với  nhau (trước mắt người khác), dù vô ý hay cố ý, như ngồi (hoặc nằm) cùng chiếc chiếu, giường, ngồi cùng cái ghế. Ngay cả khi chỉ hai người với nhau cũng có giới hạn khá nghiệt ngã; là vợ chồng mới được nằm cùng chiếu (giường) - vợ chồng thì khi sống luôn nằm cùng chiếu giường (đồng tịch, đồng sàng) còn khi chết thì mong được chôn chung huyệt mộ (đồng quan, đồng quách).

Tóm lại, "thân thiết, thân thể, cùng nhau, chạm vào nhau,..." là những ngữ nghĩa gắn liền sau chữ “bất” làm cho câu “Nam nữ thụ thụ bất thân” vừa bóng bẩy (Đừng thân thiết quá nha !) vừa rõ ràng (Đừng chạm vào thân thể của người ta ngheng!).

 



Chỉnh sửa lại bởi Hoang Ngoc Hung - 27/Aug/2007 lúc 11:31pm
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.156 seconds.