![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Quê Hương Gò Công | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
Trang of 2 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
lo cong
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
![]() ![]() ![]() Gởi ngày: 25/Jul/2009 lúc 8:54pm |
Cách đây ít năm có một anh bạn cầm đến cho tôi một tấm hình mà anh đã chụp trước đó lâu lắm và nói hình nầy làm anh ta nhớ lại phim "Người Tình" mà anh đã xem rồi. Tôi cũng nhớ là đã xem qua phim "L'amant" quay phỏng theo tiểu thuyết cùng tên do tác giả bà Marguerite Duras, người đàn bà Pháp đã sống bên Việt Nam viết và đã được một giải thưởng Văn chương rất quan trọng của nước Pháp.
Đó là chuyện thật của thời niên thiếu của tác giả lúc bà còn sống bên Việt Nam. Là một chuyện về mối tình giữa tác giả và một người Tàu rất giàu có. Hai người nầy gặp nhau lần đầu tiên trên chuyến phà từ Sa đéc đi Saigon.(Tôi đã có một lần viết trên diễn đàn nầy nói về bắc Cầu Nổi cũng có nhiều chuyện vui như vậy).
Gần đây tôi được biết là nhân vật chánh trong chuyện lại là một người "Rể Gò Công".
Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 31/Jul/2009 lúc 9:28pm |
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
![]() |
|
lo cong
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
![]() ![]() ![]() |
Đây là hình bìa của phim "NGƯỜI TÌNH"
![]() Vào web "Gò Công ngày củ" sau đây:
đọc bài của Đặng Phương Nam viết rất rõ ràng.
Xem phim nầy thấy cử chỉ ông Tàu lúc mời thuốc cô đầm, tay run run và nhất là lúc ngồi trên xe về Saigon bàn tay khều khều mà nhớ lại thời xưa thấy "quê" quá đó nha !!!!
![]() Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 01/Sep/2009 lúc 9:42am |
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
![]() |
|
lo cong
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
![]() ![]() ![]() |
Marguerite Duras
![]() Nghe nói hai trường trung học Pháp (Lycées français) tại Saigon được đặt tên một trường là Colette và một trường tên là Marguerite Duras tác giả cuốn tiểu thuyết (và phim) NGƯỜI TÌNH. Có nhiều người không đồng ý lắm với tên Marguerite Duras nên kêu là trường Marguerite Du Rasoir (dao cạo). Ông hiệu trưởng (le proviseur) trường nầy cũng ở trong nhóm người phản đối đó.
Vui thật......... hi hi hi
![]() ![]() ![]() ![]() M. Duras, 15 tuổi lúc còn ở Việt Nam (không đội cái nón như trong phim)
![]() ![]() ![]() Nhà ở Sa đéc trong phim NGƯỜI TÌNH
Sông Cửu Long (thời đó)
Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 01/Sep/2009 lúc 10:24am |
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
![]() |
|
lo cong
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
![]() ![]() ![]() |
.
Ông Tàu, nhân vật chánh trong phim "Người tình" tên là Huỳnh Thủy Lê, về sau đem gia đình sang sống bên Pháp . Trong các con ông có người còn sống bên Pháp và một vài người khác sang Mỹ sống với bà mẹ. Bà mẹ cũng mới mất bên Mỹ cách đây mấy năm thôi, thọ trên 90 tuổi.
|
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
![]() |
|
lo cong
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
![]() ![]() ![]() |
Tôi xin chép lại bài của Đặng Phuỏng Nam trong "Gò Công Ngày Củ" vì có một lúc trang nầy bị "khóa".
TỪ PHIM “L’AMANT” NGƯỜI TÌNH ĐẾN CHUYỆN CŨ GÒ CÔNG
PHẦN 1: PHIM L’AMANT
THE LOVER, L’AMANT (Người Tình)
Đạo diễn : Jean-Jacqué Annaud Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 03/Sep/2011 lúc 12:23am |
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
![]() |
|
lo cong
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
![]() ![]() ![]() |
Bài thứ hai
Nội dung:
“Đó là khung cảnh trên dòng sông Mekong. Hình ảnh trôi qua theo dòng nước. Tôi lúc ấy mới 15 tuổi rưỡi. Không hề có sự phân mùa ở khu vực này, chỉ có một mùa duy nhất, nóng, đơn điệu, không có mùa xuân tươi mát. Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 03/Sep/2011 lúc 12:23am |
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
![]() |
|
lo cong
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
![]() ![]() ![]() |
Bài thứ ba
Tất cả những gì xảy ra sau đó giữa hai con người hoàn toàn xa lạ duy nhất là niềm đam mê mãnh liệt với thú vui thể xác. Tình yêu ư, có lẽ có nhưng dường như họ không đủ thời gian để nhận ra, để nắm bắt và gìn giữ. Về tuổi tác, chàng hơn nàng tới 20 tuổi, một khoảng cách quá lớn để nhen nhóm và thổi bùng những tình cảm sâu sắc thực sự giữa hai con người ấy khi họ còn ở bên nhau. Chỉ đến sau này, lúc đã vuột mất nhau, họ mới nhận ra những điều quý giá xuất phát từ sâu thẳm con tim. Nhưng tất cả đã quá muộn... |
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
![]() |
|
lo cong
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
![]() ![]() ![]() |
Bài thứ tư
PHẦN 2: CHUYỆN THỰC HIỆN PHIM Ở VIỆT NAM
TẢN MẠN QUANH PHIM TRƯỜNG L’AMANT” Thứ ba, 11 Tháng một 2005, 21:48 GMT+7
Tags: Jacques Annaud, Dương Minh Hiển, Kim Liên, Việt Nam, Jane March, Catherine Deneuve, Nhà thờ Đức Bà, nhà hàng nhỏ, liên quan đến, chưa bao giờ, Bộ phim, phim trường, ngôi nhà, tản mạn, làm phim…..
Tại số 33, Quảng trường Maubert, quận 5, Paris - nơi không cách xa mấy Nhà thờ Đức Bà - có một nhà hàng nhỏ nhắn với cái tên rất thuần Việt - Kim Liên. Nổi danh với món bún bò, gà nướng xiên đũa tre và cả vịt quay, vịt luộc chấm nước mắm. Lại thêm một điều khá lý thú khác - chủ quán chưa bao giờ cho thực khách biết nơi đây từng đón các ngôi sao gạo cội cỡ Catherine Deneuve, Daniel Auteril, Sandrine Bonnaire. Và trên tất cả, là những câu chuyện liên quan đến phim L’amant.
Hóa ra, khi thực hiện bộ phim nổi tiếng này, để giúp Jean-Jacques Annaud "thấm đẫm" văn hóa Việt bà Marguerite Duras đã dẫn ông đến nơi này. Và cũng chính Annaud sau đó đã dẫn Brat Pitt đến nơi này để hiểu hơn về văn hóa phương Đông trước khi đi Tây Tạng.
Lan man như thế, vì người viết chợt nghĩ đến một nơi mà Jean-Jacques Annaud từng đến và hơn thế - nơi này đã từng là phim trường của bộ phim lừng danh L’amant với những tên tuổi Jane March (cô gái trẻ người Pháp), Lương Gia Huy (anh chàng Hoa kiều) cùng bối cảnh làng quê Việt Nam năm 1929 vô cùng huyền bí, lãng mạn. Đó là ngôi nhà cổ 130 tuổi tại làng Bình Thủy, Cần Thơ với vị chủ nhân Dương Minh Hiển vốn là cháu
|
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
![]() |
|
lo cong
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
![]() ![]() ![]() |
Bài thứ năm
Poster phim L"amant của đạo diễn Jean-Jacques Annaud gửi tặng ông Dương Minh Hiển (ảnh tư liệu) ...là cháu nội ông Dương Chấn Kỷ - một địa chủ đã có công khai phá vùng quê Nam Bộ những năm đầu thế 20. Quả là Jean-Jacques Annaud đã có con mắt tinh đời khi chọn ngôi nhà cổ này để làm phim trường khi lối kiến trúc của nó chứa đựng nhiều bí ẩn của buổi giao thời giữa hai thế kỷ 19 - 20 và là chứng tích của sự giao lưu văn hóa Đông -Tây. Hỏi về những ngày tháng đoàn làm phim của Jean-Jacques Annaud đến đây, ông Dương Minh Hiển đã thốt lên: "Thiệt là hết sức vĩ đại". Nhiều chi tiết mà ông còn nhớ, tỷ như chuyện cơm nước cho đoàn làm phim, họ đã nhọc công tốn 4 chiếc xe đông lạnh chở thức ăn và nước suối từ... bên Pháp sang (!). Tính ra nội tiền nước suối đã đủ cho Việt Nam làm hẳn một bộ phim khá hoành tráng. Chi phí cho mỗi ngày nghe đâu lên đến 100 triệu đồng. Họ cũng mời hẳn nhà văn Sơn Nam đi theo để sắp xếp lại bàn thờ trong ngôi nhà cho phù hợp bối cảnh phim, hay để tư vấn một loại vải gấm để may màn. Nhưng vẫn chưa đáng nói bằng việc mời diễn viên đóng vai ông chủ Hoa kiều - cha của nhân vật mà Lương Gia Huy thủ diễn. Đoàn phim đã dò hỏi khắp khu Chợ Lớn để thuê cho bằng được một ông già Tàu nghiện á phiện thiệt thụ... (!). Hoặc để thực hiện bối cảnh một đêm mưa trắng trời trắng đất - đêm mà chàng trai Hoa kiều quỳ lạy cha mình xin lấy bằng được cô gái Pháp - họ đã căng vải trắng lên toàn bộ khu vườn rộng mấy mẫu đất rồi dùng vòi rồng phun nước lên. Kết quả là khung cảnh thơ mộng não lòng mà khán giả đã nhìn thấy trên phim. Nhưng hóa ra, L"amant vẫn chưa phải là bộ phim đầu tiên lấy ngôi nhà 130 tuổi này làm phim trường. Bộ phim đầu tiên là Bão U Minh vào năm 1985 của đạo diễn Lâm Mộc Khôn, quay phim Đường Tuấn Ba. Ông Dương Minh Hiển nhớ hồi đoàn làm phim về cả xóm cứ chạy lại coi mặt diễn viên rần rần. Thấy cảnh cậu Hai trong phim chạy xe Jeep, cảnh Việt Minh ám sát cậu Hai bằng súng ru-lô dân tình lại xuýt xoa, chộn rộn y như thật. Và sau đó là một loạt phim khác khi đạo diễn Trần Phương chọn làm bối cảnh cho Bẫy ngầm, Đội nữ biệt động mùa thu, Dòng sông hoa trắng. Rồi hàng loạt các phim khác như: Những nẻo đường phù sa, Công tử Bạc Liêu, Vòng hoa Chôm pay... hay loạt phim chuyển thể tác phẩm Hồ Biểu Chánh như Nợ đời, Con nhà nghèo của Hãng phim TFS hoặc Chuyện cổ tích Việt Nam của Hãng phim Phương Nam. Cái lý của họ khi chọn nơi đây vẫn là vì nó mang đậm dấu ấn văn hóa xưa. Riêng vị chủ nhân lại vô cùng ý nhị, lịch lãm khi tiếp đón. Ông không biết cách ra giá về thù lao khi chỉ biết tính theo tiền phòng khách sạn, một ngày khoảng vài ba trăm ngàn gì đó cho... toàn bộ phim trường và cả trăm nỗi phiền toái khi hàng chục, thậm chí hàng trăm người lạ mặt sục sạo từng ngõ ngách ngôi nhà. Ngay cả bộ phim L"amant với chi phí 27 triệu USD cũng chỉ phải trả cho ông có 4 triệu đồng Việt Nam cho 10 ngày quay. Lại quay về bộ phim L’amant. Quá hài lòng về những bối cảnh tuyệt vời cho bộ phim, quá xúc động trước tấm thịnh tình vô vụ lợi của chủ nhân ngôi nhà, Jean-Jacques Annaud đã ướm hỏi món quà gì mà ông Dương Minh Hiển thích nhất. Thật hóm hỉnh, Dương lão gia đã liếc mắt về Jane March - Annaud cười phá lên mà rằng - ô là la, làm sao ông có thể đủ tiền để đảm bảo cuộc sống vương giả cho một cô đào. Đùa vui một chút và Annaud đã lấy mảnh màn cửa bằng gấm nơi Jane March từng lướt qua để tặng cho Dương lão gia như để lưu một chút mùi hương của mỹ nhân (!). Và sau đó không lâu, khi bộ phim ra mắt, Annaud đã tặng cho Dương lão gia một tấm áp-phích bộ phim kèm theo những dòng thư rất nhiều tính từ. "Je suis ébloui par la splendeur spectaculaire de cette sublime demeure. J’espère pouvoir, grâce au cinéma, la faire connaitre autour de la Terre ! Mercci de votre accueil délicieux" - JJ. ANNAUD 27 Mars 1990. Và cũng như chủ nhà hàng Kim Liên tại Paris, ông Dương Minh Hiển rất ít khi kể ai nghe những câu chuyện này, mặc dù chính Annaud thú nhận, ông ta đã choáng mắt trước sự tráng lệ, kỳ vĩ của ngôi nhà và Annaud muốn nhờ vào điện ảnh để khiến khắp hành tinh biết đến nơi đây.
NET TỔNG HỢP |
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
![]() |
|
lo cong
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
![]() ![]() ![]() |
Tiếp theo:
PHẦN 3: TÁC GIẢ QUYỂN TIỂU THUYẾT L’AMANT
NHÀ VĂN MARGUERITE DURAS (1914 – 1996)
Tác giả của hơn 60 tác phẩm, nổi tiếng nhất là tiểu thuyết “Người tình” (L’Amant) xuất bản năm bà 70 tuổi, đoạt giải Goncourt 1984 và đã được dựng thành phim. Marguerite Duras sinh ngày 4/4/1914 tại Gia Định, cha mẹ đều là giáo viên dạy tiểu học ở miền Nam Việt Nam. Tên khai sinh là Marguerite Donnadieu, khi bắt đầu viết văn (1943) bà lấy tên là Duras – một địa danh ngoại ô Paris, nơi cha bà dưỡng bệnh những ngày cuối đời rồi chết (1918). Mẹ Duras là bà Marie Legrand khi ấy đã dùng toàn bộ tiền dành dụm tậu một khu đất tại Cam-pu-chia định lập đồn điền kinh doanh. Về sau bà mới biết mình đã nhầm vì mảnh đất này hàng năm bị ngập nước 6 tháng liền. Phá sản, cuộc sống gia đình khó khăn hơn bao giờ hết – kết cục bi thảm ấy đã ảnh hưởng đến Marie và các con. Sau 17 năm ở Việt Nam, Duras về Paris đi học rồi tốt nghiệp khoa luật và chính trị trường đại học Sorbon. Từ năm 1935 đến 1941 bà làm thư ký cho Bộ Thuộc địa Pháp. Tại đây bà quen rồi lấy ông Rober Antelme (năm 1939), người quản lý Phòng Tư liệu tình báo thuộc địa. Tám năm sau họ ly dị. …………………………………………………………………………………………………………………………. Duras bắt đầu viết văn từ năm 1943, với tiểu thuyết đầu tay “Lũ trâng tráo”. Cuốn “Đập chắn Thái Bình Dương” (Barrage contre le Pacifique) (1950) phản ánh cuộc sống nghèo khổ thời thơ ấu của bà ở Việt Nam. Nhiều tiểu thuyết khác lấy đề tài là thực tế xã hội Đông Dương. “Thủy thủ từ Gibraltar” (1952) và các tác phẩm khác của bà chứa nhiều hình ảnh và đối thoại, về sau đều được cải biên thành kịch bản phim. Duras được coi là nhà văn trường phái tiểu thuyết mới, vì trong các tiểu thuyết như “Con ngựa nhỏ Tarquinia” (1953), “Giai điệu êm dịu (Moderato Cantabile)” (1958), … bà đã mạnh dạn bỏ lối văn kể chuyện truyền thống mà hòa trộn hiện thực với hư cấu làm một. Tác phẩm của bà thường phản ánh sự đối lập giữa giàu với nghèo, nói lên các khát vọng của con người. Duras gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực kịch bản sân khấu và điện ảnh, từng xuất bản 3 kịch bản vào các năm 1965, 1968, 1984, và được tặng giải thưởng lớn về sân khấu của Viện Hàn lâm Pháp. Các kịch bản điện ảnh xuất sắc như “Mối tình Hiroshima” (1960), “Biệt ly” (1961) đem lại cho bà tiếng vang lớn. Từ 1965, bà tự đạo diễn làm phim. Từ phim “Bài ca Ấn Độ” (1974) trở đi, năm nào bà cũng dàn dựng 1-2 bộ phim, một số phim từng được giải thưởng lớn quốc tế. Tổng cộng Duras đã sáng tác được hơn 60 tác phẩm, nổi tiếng nhất là tiểu thuyết “Người tình” (L’Amant) xuất bản năm bà 70 tuổi. Cuốn sách nửa tự truyện này kể lại một cách vô cùng cởi mở hồi ức của Duras về mối tình đầu giữa một thiếu nữ Pháp 16 tuổi với một người đàn ông Trung Quốc khi họ cùng sống ở Nam Việt Nam. “L’Amant” nhanh chóng được dịch ra 43 ngôn ngữ, là sách tiếng Pháp bán chạy nhất năm đó (phát hành hơn 2,5 triệu bản) và được tặng giải văn học Goncourt 1984. Duras trở thành nhà văn viết tiếng Pháp nổi tiếng nhất đương thời. Nghe nói sau khi được tin người bạn trai đầu tiên của mình qua đời, năm 1991 bà đã viết lại “Người tình” dưới cái tên mới “Người tình phương Bắc Trung Quốc” (L’Amant de la Chine du Nord), với ngòi bút tả thật khiến bạn đọc vô cùng ngạc nhiên. So với “Người tình” thì thiên truyện viết lại này mô tả rất chi tiết về mặt sinh lý của ông bạn người Hoa. Các đoạn đặc tả về hành vi loạn luân, luyến ái đồng tính trần trụi tới mức kinh khủng. Có điều, suốt cuốn tiểu thuyết chưa bao giờ bà để lộ họ tên các nhân vật chính, chỉ dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba chỉ nhân vật nữ, và dùng “người Hoa” để chỉ tình nhân của mình. Có lẽ bà muốn mãi mãi giấu bí mật này.
|
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
![]() |
|
Trang of 2 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |