Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: CẢI LƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 2 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Chủ đề: CẢI LƯƠNG
    Gởi ngày: 12/Jul/2007 lúc 10:51pm
MỘT BIỂU TRƯNG CAO NHẤT

Xem%20hình
NS Dũng Thanh Lâm - Chí Thanh
Nếu ai chưa một lần nghe qua bài vọng cổ hay rất xa lạ với cải lương thì không phải ngừơi thuần Việt. Bởi, loại hình nghệ thuật này rất đậm đà bản sắc dân tộc, mang tính phổ biến nhất, trong những loại hình sân khấu dân tộc. Nó luôn xuất hiện với nhiều hình thức - phương tiện đại chúng. Với tư cách là một giai điệu trong dòng nhạc ngũ cung, có giá trị sử dụng độc lập như một ca khúc và còn có khả năng kết hợp với nhiều giai điệu khác trong tổng phổ của nó. Trong nghệ thuật cải lương, vọng cổ có giá trị sử dụng rất đa dạng và có thể xem là một biểu trưng cao nhất ở địa hạt này.

Trong hệ thống âm nhạc cải lương rất mênh mông giai diệu, tổng thể của một vở diễn hay chương trình được chia thành nhiều hệ thống đơn thể (riêng lẻ) hay nói cách khác, trong tổng thể của nó còn có nhũng cấu trúc theo tìm tập hợp tham gia của từng nhóm hơi - điệu. Sự đa dạng phong phú ấy, chưa tính đến các dòng âm nhạc khác can dự vào một đơn vị biểu diễn, như : nhạc ta, nhạc Tàu, nhạc Tây, nhạc Ấn,... dung lượng của mỗi dòng nhạc, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia còn tùy thuộc vào ý đồ các tác giả vở diễn (nhạc sĩ, tác giả kịch bản, đạo diễn) trong quá trình xây dựng tác phẩm sân khấu. Có khi do tính chất hoặc thể tài kịch bản, nên có dòng nhạc không xuất hiện. Nhưng bất cứ hình thức nào của cải lương : sàn diễn, truyền thanh, truyền hình, băng dĩa... cũng đều không thể thiếu bóng dáng của bài vọng cổ, nếu không có nó khó thành cải lương hay. Đây là đặc điểm khẳng định - vọng cổ là biểu trưng "độc nhất vô nhị” của cải lương.

Khán giả xem cải lương hay nghe cải lương, cũng chờ đợi, nghệ sĩ lên vọng cổ... xuống "hò'', tựa hồ như họ đang nín thở để thưởng thức. Và, ngất ngây thả hồn theo làn hơi chất giọng ngọt ngào của thanh âm mà diễn viên truyền đi. Cũng chính qua bài vọng cổ, mà nhiều nghệ sĩ cải lương đã tạo tên tuổi lẫy lừng trong công chúng. Có thể ví như bản vọng cổ là "vùng đất màu mỡ'' cho những giọng ca trở thành “hạt giống đỏ” và họ còn tạo phong cách riêng trong ca ngâm. Bản hay bài vọng cổ (bản là bản nhạc, bài là lời ca) không chỉ thuần túy là một thể loại ca ngâm, bất cứ ai cũng nghe được và có thể ca được, mà nó còn là một giai điệu đặc biệt về tính năng và tác dụng rộng lớn. Đó cũng là nét khác biệt của vọng cổ, so với hàng trăm thể điệu khác trong hệ thống âm nhạc tài tử - cải lương. Nghìn xưa cũng đã xây thành một hệ thống riêng cho bản vọng cổ, theo hệ thống mở từ nhạc sĩ Cao Văn Lầu khai sinh ra nó (1919) nhịp đôi – 20 câu, sau đó nhiều tác giả mở rộng tiết tấu nhịp 4,8,16,32. Dù trải qua quá trình dài trong lịch sử cải lương, vọng cổ vẫn là một giai điệu chủ lực nhất, phong phú nhất và là biểu trưng cao nhất.

Mỗi diệu thức có nhiều thể điệu (bài bản), một giai điệu có nhiều âm sắc nên có nét hay riêng, chức năng thẩm mỹ đều có tính chất riêng. Bắc thì xôm tụ, hùng hồn. Bắc lễ (hạ) hùng mạnh trang nghiêm. Nam thì vừa tự sự, buồn man mác. Oán thì bi ai. Quảng thì trình. Các bản ngắn thì sôi dộng... Riêng vọng cổ thì đa tính cách : bi, hùng, lạc quan, tự sự, trữ tình, ... Rộng về đề tài, phong phú về nội dung tư tưởng : ca ngợi, phê phán, triết lý, bình phẩm,... Trong vở diễn, bất cứ nhân vật nào cũng có thể qua vai diễn ca được vọng cổ, từ kép phụ đến đào kép chánh, từ độc đến lẳng, hài, thậm chí quân sĩ vẫn ca được. Còn những thể điệu khác muốn diễn đạt phải tùy thuộc vào tính cách nhân vật và cảnh huống kịch tính. Ví dụ, đào kép mùi mới ca điệu ''Tứ đại oán'' hay "Phụng hoàng'' thích hợp, còn đào kép độc lẳng thì không thể ca phù hợp tính cách được. Ở bài ca lẻ, nội dung ca từ sẽ quy ước cho tính cách thể tài của bài vọng cổ. Còn trong vở diễn cải lương, nội dung ca từ quy chiếu theo tính cách nhân vật và hoàn cảnh kịch đặt ra. Vì thế, mà người bình thường có thể lúc nào cũng ca vọng cổ một cách thích nghi tâm trạng. Có tâm sự buồn chi đó, ca vọng cổ để giải sầu (đỡ buồn), lúc vui thì ca theo ngẫu húng, lúc lạc quan thì ca theo hứng chí... Như vậy có thể hiểu một cách thuần túy nhất, ''biểu trưng" là tính tiêu biểu và hàm ẩn những đặc trưng, thành một tín hiệu tồn tại với vị trí định hình trong một lĩnh vực và với tư cách lại đại diện cho một thực thể trên một bình diện phổ biến mà bất kỳ ai cũng nhận ra nó. Vọng cổ là một biểu trưng như thế.

mecailuong (Theo Quốc trường Giang - Báo SK - Hình: NgocAnh)


IP IP Logged
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 12/Jul/2007 lúc 10:52pm
Cải lương- tâm hồn của người Nam bộ

Xem%20hình
Cải lương ra đời là một nguồn sống tinh thần của người dân, để nhân dân lao động bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình. Chính vì vậy, nó trưởng thành rất nhanh. Những năm đầu thập niên 1920, Cải lương còn chập chững những bước đầu tiên. Năm 1931, Cải lương đã chính thức được giới thiệu ở ngoài nước với danh nghĩa một loại hình nghệ thuật ngang hàng Tuồng, Chèo đã có từ nhiều thế kỷ trước…

Nghệ thuật Cải lương ra đời và phát triển ở Việt Nam chưa lâu, mới chỉ xấp xỉ một thế kỷ, nhưng nó đã từng có giai đoạn phát triển cực thịnh. Ra đời trong những năm tháng đầu thế kỷ XX, trong hoàn cảnh đất nước đang phải gồng mình chịu sự áp bức của thực dân Pháp, cải lương gắn bó mật thiết với đời sống, tâm tư, tình cảm của những người nông dân Nam Bộ trước cảnh lầm than, phải chịu một cổ hai tròng: thực dân và phong kiến.

Cải lương nghĩa đen là "đổi mới", sửa đổi cho tốt hơn. Từ xa xưa, về loại hình sân khấu, người dân Việt Nam chỉ có nghệ thuật Chèo, Tuồng ở Bắc Bộ và Trung Bộ, hát Bội ở Nam Bộ, đến khi loại hình nghệ thuật Cải lương ra đời, với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của âm nhạc phương Tây, với ý nghĩa là cải tiến các điệu hát cũ cho tốt hơn, hay hơn, người ta dùng từ "Cải lương" để gọi loại hình nghệ thuật mới này.

Tiền thân của Cải lương là các bài ca tài tử được hát trong những buổi lễ tư gia, tân hôn, thăng quan, giỗ chạp... không bao giờ được hát trên sân khấu hay trước đông người. Người có công đưa nghệ thuật này đến với công chúng có thể nói là ông Nguyễn Tống Triều (Tư Triều), đứng đầu một ban nhạc tài tử. Vì muốn có nhiều khán giả đến xem nên ông đã thương lượng với một ông chủ khách sạn ở Mỹ Tho cho nhóm ca tài tử của ông biểu diễn cho khách xem. Buổi biểu diễn đầu tiên, năm 1911, được công chúng đón nhận nồng nhiệt và đã "lọt mắt xanh" của một ông chủ rạp hát gần đó. Sau đó nhóm ca tài tử của ông Tư Triều được mời biểu diễn trên sâu khấu của rạp hát. Thời kỳ đầu này, các buổi biểu diễn rất đơn giản, các tài tử mặc những bộ áo dài, khăn xếp, ngồi trên một bộ ván xếp trên sân khấu để biểu diễn. Dần dần, cách biểu diễn này phát triển ra các địa phương khác, đến với Sài Gòn hoa lệ. Tên Cải lương xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1920 tại gánh hát Tần Thịnh trên câu liên đối

"Cải cách hát ca theo tiến bộ

Lương truyền tuồng tích sánh văn minh"

Âm nhạc là xương sống của Cải lương. Dàn nhạc trong Cải lương bắt nguồn từ dàn nhạc lễ trong cung đình. Từ thời chúa Nguyễn, ở đàng trong, đã có những đội quân nhà chúa lên đường vào miền Nam khai hoang lập ấp. Trong đội quân này cũng có những đội nhạc theo chân vào miền Nam định cư. Xa triều đình, gần với quần chúng nhân dân, âm nhạc không còn phục vụ những buổi lễ mà phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân nên biên chế thành phần của các nhạc cụ cũng thay đổi, bớt đi những nhạc cụ như trống, kèn, chỉ giữ lại các "đàn cây" là những đàn giây kéo như hồ, nhị và gẩy như tranh, kìm, sến, tam...

Phong trào "đàn cây" ngày càng phát triển và có chỗ đứng vững vàng trong lòng quần chúng nhân dân. Tính chất của nhạc lễ dần thay đổi từ trang nghiêm, tâm linh chuyển sang chất đời thường, gắn với tâm tư người lao động. Sự biến đổi về chất cũng dẫn đến biến đổi về tên gọi, ban nhạc lễ được thay bằng tên ban nhạc tài tử (nghĩa là không chuyên nghiệp).

Do chơi đàn cây hoà tấu từng nhóm nhỏ hoặc độc tấu nên kỹ thuật ngày càng chau truốt và phát triển nhiểu ngón, kỹ xảo tinh tế. Nhiều nhạc cụ được cải cách và xuất hiện nhiều nhạc cũ được du nhập từ phương Tây như ghi ta phím lõm. Về bài bản, làn điệu cũng có nhiều đổi thay, các bài nhạc lễ như Long ngâm, Long đăng... không còn phù hợp với tâm tư quần chúng. Âm nhạc tài tử phát triển các bài dân ca Huế và Nam Bộ, cải biến những bản nhạc cổ Trung Bộ như Kim tiền Huế, Hành Vân Huế... và sáng tác nhiều bài mới trên cơ sở âm điệu dân tộc như Giang Nam, Phụng Hoàng, Tứ Đại, Văn Thiên Tường....

Khởi đầu, nhạc và lời của âm nhạc tài tử được biểu diễn với hình thức ca ra bộ, phục vụ tư gia lúc trà dư tửu hậu, các buổi tiệc tùng, cưới hỏi. Khi lên sân khấu Sài Gòn, trước sự du nhập mạnh mẽ của các đoàn kịch hát Trung Quốc, tranh ảnh, đĩa hát của phương Tây, vì vậy Cải lương chịu ảnh hưởng nhiều của các loại hình âm nhạc nước ngoài: thêm vào các loại trống, kèn, phương pháp diễn tấu mang tính sân khấu, xuất phát từ nội dung chủ đề của kịch bản.

Những vở cải lương đầu tiên lấy tích từ thơ ca dân gian như Lục Vân Tiên, KimVân Kiều, Trưng Trắc Trưng Nhị, hoặc phóng tác theo các vở hát bội như Mộc Quế Anh, Phụng Nghi Đình... Rồi dần dần các vở cải lương được sáng tác có tính chất tâm lý xã hội, dựa vào những câu chuyện đời thường như Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu...

Từ nhạc cổ và nhạc lễ chuyển thành nhạc tài tử, từ nhạc tài tử tiến lên hình thức ca ra bộ rồi chuyển thành loại hình nghệ thuật sân khấu, có kịch bản văn học, diễn viên, nhạc công, thiết kế mỹ thuật, quá trình hình thành sân khấu cải lương là quá trình kế thừa và phát triển truyền thống âm nhạc dân tộc và tiếp thu văn hoá nước ngoài.

Có thể nói, sân khấu Cải lương là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh xã hội Việt Nam, hay nói đúng hơn là xã hội Nam bộ lúc bấy giờ. Người dân phải sống dưới ách áp bức một cổ hai tròng của thực dân và phong kiến. Cải lương ra đời là một nguồn sống tinh thần của người dân, để nhân dân lao động bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình. Chính vì vậy, nó trưởng thành rất nhanh. Những năm đầu thập niên 1920, Cải lương còn chập chững những bước đầu tiên. Năm 1931, Cải lương đã chính thức được giới thiệu ở ngoài nước với danh nghĩa một loại hình nghệ thuật ngang hàng tuồng, chèo đã có từ nhiều thế kỷ trước. Cải lương thu hút được đông đảo khán giả và hát Bội dần phải chịu phần thua kém. Thế rồi từ Nam Bộ, nó Bắc tiến và đã có thời gian tuồng, chèo phải nhường bước. Trong hơn nửa thế kỷ, sân khấu cải lương vượt xa các loại hình sân khác khác về thế mạnh, có thời nó chiếm ngôi vị độc tôn, thu hút khán giả nhiều hơn các loại hình sân khấu khác, chỉ kém có điện ảnh.

Tuy nhiên, trong những năm cuối thế kỷ 20, nghệ thuật cải lương có chiều đi xuống, đây cũng là một thực trạng của nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu dân tộc khác. Điều này đòi hỏi sự đầu tư của nhà nước cũng như những người làm nghề để giữ gìn sức sống cho một loại hình nghệ thuật dân tộc. Đầu năm nay, những buổi biểu diễn của các nhà hát thành phố Chí Minh, phục dựng những vở cải lương nổi tiếng đã thu hút đông đảo khán giả yêu cải lương. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự phục hồi của một loại hình nghệ thuật đã có thời chiếm ngôi vị độc tôn trong lòng khán giả yêu nghệ thuật Nam Bộ nói riêng và khán giả Việt Nam nói chung.

tancogiaoduyen (Theo Nhân Nhân - VOV)

IP IP Logged
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 12/Jul/2007 lúc 10:53pm
Tại sao Song loan được gọi là "Tổ" trong dàn nhạc?

Xem%20hình
Nhạc sĩ Mười Phú

Từ lâu nhiều bạn đọc cũng như một số người trong giới tài tử - cải lương, muốn biết vì sao người trong nghề gọi cái Song loan dùng để gõ nhịp trong dàn nhạc là ''Tổ''? Xin cho biết tính năng và vị trí của nó quan trọng như thế nào mà được gọi là ''Tổ" ?

Các bạn thân mến !
Đây là một thắc mắc rất chính đáng và không đơn giản. Bởi lẽ, các nhà nghiên cứu âm nhạc của dòng nhạc Ngũ cung quá ít và chưa hệ thống được nguyên lý của nó. Những đúc kết đã qua vẫn mang tính kinh nghiệm, các phát hiện đưa ra khái niệm và định lý hãy còn rời rạc, ít nhiều ảnh hưởng chủ quan. Có lẽ phương pháp tiếp cận và xác định đối tượng để nghiên cứu vẫn còn quá mờ nhạt với nhiều nguyên nhân. Chúng tôi cũng chỉ dựa vào kiến thức qua kinh nghiệm và căn cứ một vài tài liệu tương đối, hy vọng rằng phần nào đáp ứng sự thắc mắc của các bạn.

Như chúng ta biết, dòng nhạc Ngũ cung (năm âm - thất thanh) có từ rất lâu đời trong dân gian nước ta, nhưng khi phát hiện và tương đối được định hình là thời kỳ phong kiến, có thể tính từ cái mốc đầu triều Nguyễn. Nhạc Lễ từ dân gian tự phát, sau đó các vua chúa tổ chức thành qui củ, đưa vào cung đình để phục vụ cho Vua chúa và các đại lễ trong Quan - Hôn – Tang Tế, nên gọi là Nhã nhạc cung đình Huế (triều Nguyễn xây dựng cung đình ở cố đô Huê). Trong cơ cấu dàn nhạc cung đình, được tổ chức thành một hệ thống nhạc cụ: Bộ kéo, bộ kháy, bộ hơi, bộ gõ...

Mỗi bộ được kết cấu nhiều loại nhạc cụ cùng thuộc tính và đồng nhất tính năng. Song loan, là một trong những nhạc cụ nằm trong bộ gõ. Trong hệ thống nhạc lễ, ngoài Song loan còn có các nhạc cụ như: Trống, bạc sừng trâu, thanh tre, đấu chập cha... thì Song loan là một loại nhạc cụ thứ yếu mà thôi, trống lễ mới giữ vai trò chủ yếu và giữ giềng mối trong tổng thể của nó. Nhưng từ khi nhạc tài tử xuất hiện, thì Song loan được cơ cấu trong dàn nhạc tài tử cải lương. Nó là một nhạc cụ có chức năng và vai trò rất quan trọng, nhưng về nhân sự trực tiếp gắn kết với nó thì lại không được biên chế chính thức. Có nghĩa là, mỗi nhạc cụ trong dàn nhạc là do một nhạc công đãm trách, còn Song loan thì không cố định, bất cứ nhạc công nào cũng có thể sử dụng nó, nhưng phải là người có năng lực chỉ huy dàn nhạc, tức là nhạc trưởng.

Song loan có hình dáng bé nhỏ nhất so với các nhạc cụ khác, một mảnh gỗ tròn chưa bằng miệng chén, được xẻ miệng sâu vào thân khoảng 1/3 để thoát âm, có cần gõ bằng sừng trâu uốn mống hoặc lá thép có độ co bật, trên đầu cần có gắn miếng gỗ nhỏ để gõ xuống thân của nó, tạo ra tiếng kêu- âm thanh '' Cốp! Cốp?”. Âm thanh của Song loan có cao độ lớn nhất và âm vực rộng vang rất xa, không cần qua hệ thống khuếch đại mà từ xa ta có thể nghe rõ hơn các nhạc cụ khác trong dàn nhạc tài tử - cải lương. Nó có tần số cực lớn, theo một chuyên gia vật lý đánh giá, khả nàng tần số của nó trên 3.000 MHz.

Song loan là một biểu trưng trong dàn nhạc tài tử cải lương, nó có vai trò rất quan trọng trong việc giữ trường canh cho các nhạc cụ khác theo đó mà giữ tiết tấu nhịp điệu của mình trong hòa tấu. Người giữ Song loan ngày xưa phải là thầy đờn (đờn Kìm), từ sau 1975 thì người giữ Song loan là Guitar chánh, nhưng gần đây một số nơi ở SKCL người đờn Kìm lại giữ Song loan còn đờn ca tài tử thì đờn Kìm phải giữ Song loan. Tất cả các nhạc công phải hướng theo tín hiệu Song loan mà giữ trường canh tiết tấu theo nhạc trưởng (người giữ Song loan) và báo hiệu để kết thúc một giai điệu.

Ví dụ, điệu Xuân tình, Phụng hoàng hay giai điệu nào đó, cải lương không sử dụng hết bản mà chỉ một số câu một số lớp nhất định, thì khi gần chấm dứt, Song loan báo hiệu bằng cách gõ đúp hai cái "Cốp, cốp!'' liên tục và hai nhịp sau đó ca đờn ngưng một lượt. Nhờ vào đó, người đờn diễn tấu tự tin một cách độc lập, phóng túng ngón đờn chữ nhạc một cách bay bướm, người ca thể hiện cảm xúc qua ca từ đi vào tâm trạng nhân vật hoặc sử dụng kỹ thuật luyến láy, lạng lánh mà không lo ngại chênh nhịp...

Vậy có thể nói Song loan là nền tảng của nhịp điệu cho cả nhạc và ca, nhất là các bản ngắn trong cải lương "ca nói" của các diễn viên đạt yêu cầu là nhờ có tính hiệu của Song loan. Vì thế, trong giới tài tử cải lương tôn vinh Song loan như "Tổ" là vậy.

ngocanh (Theo Báo sân khấu)

IP IP Logged
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 12/Jul/2007 lúc 10:55pm
Trường phái ca “như Thanh Tuấn”

Xem%20hình
Đêm diễn đầy ý nghĩa đối với NSƯT Thanh Tuấn, khi mà công chúng đến với anh không chỉ ngưỡng mộ một tài năng đã có 40 năm cống hiến cho sự nghiệp phát triển cửa sân khấu cải lương, mà còn chúc mừng anh đã có nhiều hậu duệ nối nghiệp dù đó không phải là con cháu, họ hàng với anh.

Tâm sự về niềm vui mừng của một nghệ sĩ có nhiều diễn viên trẻ yêu thích và học theo cách ca ngâm, luyến láy, NSƯT Thanh Tuấn đã nói : ''Vào nghề tôi tự tin nghiên cứu bài ca cổ, bất cứ một bài bản nào cũng có năm dấu tượng trưng cho ngũ cung : hò, xừ, xang, xê, cống. Tôi ca dấu sắc rất ngọt, rất bén, các dấu còn lại thì đủ chất trữ tình, không dư, không kém. Về điều này có các em trẻ đã cố gắng bắt chước, trước hết là để ca cho tròn vành, rõ chữ, ca cho chín nhịp và luyến láy, lạng lách như tôi đã thể hiện. Rất may là có nhiều em ca rất giống, sau đó biết ý thức chuyển đổi, tìm lối đi riêng để tồn tại. Trước đây sân khấu cải lương có hai danh ca nối nghiệp cậu Mười út Trà Ôn đó là anh Thanh Hải và anh Phương Quang, hay Minh Cảnh thì có cách ca Minh Vương, Minh Phụng cũng ca theo trường phái, rồi đến Minh Minh Tâm, Tuấn Anh...bên dàn đào có chị Thanh Hương là đệ nhất đào thương ảnh hưởng sâu sắc đến giọng ca của Lệ Thủy. Nhưng về sau này các anh Thanh Hải, Phương Quang, chị Lệ Thủy đã biết cách thoát khỏi thần tượng của mình, để tỏa sáng rất riêng trong làng cổ nhạc. Tôi hy vọng các em : Chung Tuấn, Lương Tuấn, Vũ Tuấn, Minh Tiến, Ngân Tuấn, Điền Tuấn, Minh Minh Tuấn, Trần Tuấn, Khắc Tuấn, Khánh Tuấn, Giang Tuấn, Hào Tuấn, Lâm Tuấn, Thành Tuấn, Hoàng Minh Tuấn, Vũ Trường Tuấn, Lê Tuấn, Phi Tuấn, Đoàn Tuấn, Khanh Tuấn... sẽ cố gắng tìm cho mình một hướng đi riêng, khi dựa theo cách sáng tạo của tôi làm nền tảng phát huy giọng ca''.

Theo lời nhận xét của nhà báo Phạm Phú Túc (Đài TNND TPHCM), thì mỗi năm nhà đài tổ chức cuộc thi tuyển chọn giọng ca cải lương và giải Bông Lúa Vàng, thì có rất nhiều ''Thanh Tuấn'' mới ra đời. Nhiều giọng nam dự thi, đã bắt chước làn hơi Thanh Tuấn. Đến đôi chỉ cần nghe qua là biết thí sinh sẽ ca như thế nào, ngâm ra sao và hơn hết là cách sắp chữ, lấy hơi, rồi chọn bài bản. Gặp gỡ các hậu huệ của Thanh Tuấn, chúng tôi đã lắng nghe nhiều tâm sự. Điền Tuấn (Đoàn cải lương Hoa Biển) cho biết : ''Nhà tôi ở miệt biển, niềm vui sau những giờ ra khơi là nghe radio, nghe anh Thanh Tuấn ca bài Nhớ Nha Trang, rồi Thương về miền Trung, riết mà tôi thuộc lòng cách ca của anh. Tôi cũng cố học để ca cho giống sau này theo đoàn hát tôi quyết định lấy tên Điền Tuấn nhưlà một hậu duệ của anh''. Nghệ sĩ Lương Tuấn tâm sự : ''Với tôi anh năm là thần tượng, từ nhỏ tôi đã yêu thích, đến khi vào nghề tôi xem anh như người thầy dù anh chưa lần nào chỉ dạy, hoặc thọ giáo anh cách ca, cách luyến láy, nhưng chỉ xem anh diễn, cách luyến láy, nhưng chỉ xem anh diễn , nghe anh la la học theo thì đó là một thế giới đầy huyền bí. Tôi phục anh ở chổ giọng anh vẫn nguyên vạn như ngày nào, điều quan trọng hơn nữa anh không bao giờ tỏ ra thầy đời đối vời các diễn viên trẻ, ai học cách anh thì cứ ca rồi anh nghe góp ý...”

Nghệ sĩ Minh Tiến không dấu xúc động: “Mỗi khi nghe anh ca bài mới, tôi cố tâm học cách nhấn mạnh trọng âm đế luyến cho ngọt nhưng có thể chỉ học được tinh thần sang tạo của anh thôi chứ không thể ca giống y khuôn được, NS Chung Tuấn (đoàn Bến Tre) nói : ''Tôi học cách ca ngâm của anh từ những kịch bản để đời như : Đường gươm Nguyên Bá, Tóm lại cuộc đời, Người tình trên chiến trận... Phải nói anh là ngừơi khơi nguồn sáng tạo cho tôi, từ đó cố gắng học để vuốt những câu ngân, những luyến láy cho thật ngọt".

Nhận xét về cách ca của NS Thanh Tuấn, NSUT đạo diễn Trần Ngọc Giàu Phó Chủ tịch Hội Sân Khấu TPHCM đã nói : "Nếu không luyến láy, không ngân nga thì không phải là Thanh Tuấn. Anh đã đi từ những bước thăng trầm trong đời để đến với nghề và nhờ nghề mà thoát qua sự nghèo khó. Do vậy trong cách ca, trong thanh âm của người nghệ sĩ, dường như mang nặng sự chia sẻ, sự cảm thông và sự chịu ơn đối với những gì đạt được Anh thanh Tuấn là kép ca vì đoàn Kim Chung ngày trước chuộng ca hơn diễn, nhưng sau 75 anh đã cố gắng hòa mình vào tập thể để diễn, để phát huy sở trường ca trong diễn, từ đó các nhân vật của anh đã tỏa sáng, vượt bậc như : Đại úy Huy Bình (Tìm lại cuộc đời), Ngũ Châu (Đường gươm Nguyên Bá), Kim Trọng (Trăng thề vườn Thúy), A Khắc Chu Sa (Người tình trên chiến trận), Chu Văn An (vở cùng tên giúp anh đoạt Giải diễn viên xuất sắc Liên hoan phim Truyền hình Toàn quốc 2000 do HTV(làn dựng). Bấy nhiêu đó cũng để tạc nên chân dung một Thanh Tuấn luôn là thần tượng về cách ca đối với diễn viên trẻ .

ngocanh (Theo Báo sân khấu - hình: CLVN)

IP IP Logged
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 12/Jul/2007 lúc 10:56pm
Kịch bản sân khấu: Thừa yếu, thiếu hay!

Xem%20hình
Hiện nay, sân khấu TPHCM được đánh giá sôi động nhất nước với nhiều đơn vị nghệ thuật biểu diễn quanh năm, giúp khán giả tha hồ lựa chọn những vở diễn theo “gu” giải trí của mình. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều nhà chuyên môn và Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam – NSND Trọng Khôi, thì kịch bản sân khấu hiện nay đang rơi vào tình thế “thừa kịch bản yếu, thiếu kịch bản hay”, vì sao?

Từ kịch nói - thiếu vở diễn hay...

Cuối năm 2004, khi Việt Nam chính thức tham gia Công ước Berne về quyền tác giả, nhiều sân khấu ở TPHCM hầu hết đều không chọn những kịch bản nước ngoài đưa lên sàn diễn. Điều này, càng có nhiều thuận lợi cho các tác giả Việt Nam giới thiệu kịch bản mới đến công chúng.

Thế nhưng, trong những năm qua, khán giả muốn tìm xem những vở diễn hay, làm lay động lòng người như trước đây không phải là điều đơn giản. Cho nên, để giải quyết vấn đề này, nhiều nơi đã chuyển thể một số tác phẩm văn học nổi tiếng đưa lên sàn diễn. Và trước tình thế thiếu kịch bản hay, cũng có không ít đạo diễn, nghệ sĩ “nhảy” vào viết kịch bản.

Đương nhiên với những “tác giả” này, họ biết chắc khán giả cần gì và họ nên viết kịch bản như thế nào. Chính vì thế, hầu hết vở diễn mà các tác giả “bất đắc dĩ” này thực hiện luôn thành công. Chẳng hạn như tác giả Hoàng Thái Thanh (bút danh của NSƯT Thành Hội và Ái Như) có loạt kịch: Thử yêu lần nữa, Màu của tình yêu, Cảm ơn mình đã yêu em… hay Đức Thịnh có vở Cánh đồng gió dựa trên Ngôi nhà mục của tác giả Hoàng Linh Hương… đều được đông đảo công chúng đón nhận.

Nhiều “bầu” sân khấu vẫn mong muốn “săn” những kịch bản của các tác giả có ý tưởng mới, lạ để đầu tư dàn dựng phục vụ khán giả. Thế nhưng, “ông bầu” Huỳnh Anh Tuấn – Giám đốc Sân khấu Kịch IDECAF - đã than thở: “Hiện muốn tìm được kịch bản ưng ý không đơn giản. Lâu lâu mới “chộp” được những kịch bản hay của một số tác giả có tâm huyết với sân khấu như: Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Khắc Phục, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Lê Hoàng…”.

... đến cải lương - “bổn cũ soạn lại”

Mặc dù sân khấu không mấy sôi động bằng sàn diễn kịch, nhưng nghệ thuật cải lương luôn được sự “ưu ái” của giới mộ điệu bởi cải lương là một đặc sản văn hóa của người dân Nam bộ. Thời gian qua, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang cố gắng duy trì lịch diễn thường xuyên để kéo khán giả đến rạp hát Hưng Đạo. Tuy nhiên, nhìn vào những vở diễn mà các đoàn công diễn thì cũng chỉ toàn là những vở diễn cũ dựng lại! Thỉnh thoảng mới có được 1 – 2 vở tuồng mới.

Lý giải điều này, tác giả Hoàng Song Việt, chủ nhiệm nhóm Thắp sáng niềm tin, cho rằng: “Bây giờ dựng vở diễn mới chỉ diễn có vài suất rồi nghỉ, khó lòng thu hồi vốn. Chính vì thế, trước mắt chúng tôi chỉ dám dựng, diễn lại những vở diễn cũ như Thanh Xà – Bạch Xà, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn… vì những vở diễn này có sẵn khán giả và chuyện đầu tư cũng không quá tốn kém!”.

Ông Quốc Hùng, Giám đốc Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, cho rằng: “Chuyện đầu tư vở diễn mới, chúng tôi luôn sẵn sàng, nhưng đọc cả mấy chục kịch bản cũng chẳng tìm được một kịch bản nào hay thì làm sao dàn dựng. Các kịch bản cải lương hiện nay cứ quanh quẩn chuyện yêu đương, chuyện tình tay ba éo le… Các tác giả ngày xưa là những thầy tuồng, cùng “sống chết” với đoàn hát nên có thể viết nhiều vở rất hay. Thậm chí, vở diễn nào chưa hấp dẫn, thầy tuồng có thể tìm hiểu, nghiên cứu viết, sửa lại cho hấp dẫn khán giả. Còn bây giờ, chúng tôi tìm mỏi mắt cũng không thể nào có được những thầy tuồng như thế.

Tương lai - về đâu?

Trước thực tế sân khấu thiếu vắng những vở diễn hay, nghệ sĩ Quốc Hùng cho biết: “Sắp tới đây chúng tôi sẽ đặt hàng một số tác giả viết theo đề tài của nhà hát đưa ra và sẵn sàng đầu tư dàn dựng hoành tráng. Còn tương lai, chúng tôi sẽ gầy dựng tổ chế tác. Hàng tháng có tiền lương cho tác giả để họ có thêm thu nhập, yên tâm viết kịch bản cho nhà hát…”.

Còn tác giả Nguyễn Thu Phương, người có khá nhiều tác phẩm được dàn dựng trên nhiều sân khấu, cho rằng: “Hiện nay, các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa ở TPHCM đang hoạt động mạnh, đó là cơ hội cho các tác giả sân khấu. Nhưng nếu tác giả sân khấu và các đơn vị nghệ thuật cứ chạy theo thị hiếu của công chúng thì việc thiếu kịch bản hay là điều tất yếu.

Có một điều cần phải thừa nhận là kịch bản sân khấu hiện nay chưa thể đi vào những vấn đề gai góc của cuộc sống. Chẳng hạn như, khi đưa một kịch bản của nước ngoài về đề tài chống tham nhũng, đụng chạm đến nhiều quan chức, không hề gì – chuyện của xứ người mà! Nhưng khi tác giả Việt Nam viết đề tài đó thì lại khác, các đơn vị dè chừng vô cùng vì sợ “đụng chạm”, không được duyệt! Chính vì điều này mà kịch bản sân khấu chưa đánh động được dư luận”.

Tác giả Nguyễn Thu Phương cũng cho biết thêm, tình hình sân khấu hiện nay cũng khó lòng trách tác giả, bởi khi viết một kịch bản, tác giả luôn chú ý đến việc sân khấu nào dàn dựng để viết theo “gu” của sân khấu ấy nên khó lòng hay được… Đạo diễn, NSƯT Trần Ngọc Giàu trăn trở: “Nếu như tương lai, các tác giả sân khấu cứ chạy theo số lượng, chạy theo thị hiếu của khán giả thì khó lòng có được tác phẩm hay. Bởi khi viết kịch bản, tác giả viết theo “gu” của từng đơn vị, khó lòng sáng tạo…”.

Đạo diễn Huỳnh Anh Tuấn khẳng định: “Đúng là khi “đụng” vào những đề tài “nhạy cảm”, các đơn vị nghệ thuật luôn e ngại, bởi đầu tư công sức, tiền của vào nếu không được diễn thì làm sao tồn tại? Nhưng tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư cho những đề tài “gai góc”, bởi đó là những vở diễn mà công chúng đang cần, sân khấu đang thiếu… Cho nên, khi thực hiện vở “Bí mật vườn Lệ Chi” hay “Tiếng chim hót trong vườn Ngọc Lan”, chúng tôi muốn hướng khán giả đến những vở mang đậm chất nghệ thuật...”.

Có thể nói, chưa lúc nào vấn đề kịch bản sân khấu “thừa yếu, thiếu hay” đang trở thành “chuyện lớn” như hiện nay...

ĐỖ HẠNH

ngocanh (Theo SGGP)

IP IP Logged
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 12/Jul/2007 lúc 11:00pm
Nhạc sĩ cổ nhạc Văn Vĩ

Xem%20hình
Nói đến nghệ thuật cải lương là nói đến nghệ thuật ca và diễn. Người nghệ sĩ ca hay là nhờ dàn cổ nhạc đờn hòa điệu và hướng dẫn hơi ca. Nếu không có đờn cổ nhạc đệm theo thì ca sĩ sẽ mất đi phần hứng thú và cũng mất đi sức thu hút khán - thính giả, vì ca không có tiếng đờn, người nghe sẽ cảm thấy bớt phần hay, thiếu hấp dẫn.

Tuy việc làm của nhạc sĩ quan trọng như vậy nhưng các nhạc sĩ thường ngồi sau cánh gà hoặc ở dưới hầm dành cho dàn nhạc trước mặt tiền sân khấu, nơi người nhạc sĩ ngồi thường bị che khuất nên khán giả không thấy mặt người nhạc sĩ, cũng giống như khi in programme giới thiệu tuồng hát, người ta in quảng cáo hình của các nam nữ nghệ sĩ chớ không in hình của những người nhạc sĩ có mặt đờn trong đêm hát đó.

Nhạc sĩ Văn Vĩ, người đờn guitare phím lõm tài hoa mà các nghệ sĩ và các ông chủ hãng diã đều quí chuộng vì tiếng đàn bay bướm tuyệt diệu của anh đã chinh phục hàng triệu khán thính giả.

Nhạc sĩ cổ nhạc Văn Vĩ tên thật là Đinh Văn Dậm, sanh năm 1929 tại xã Bình Đăng, nay là xã Bình Hưng, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Năm lên ba tuổi, Dậm bị bịnh ban trái không chửa trị được nên mù mắt. Ông thầy thuốc Bắc trị bịnh cho Dậm, lấy tên của vì sao Văn VĨ mà đổi tên cho Dậm.

Có lẽ là cơ duyên hay phận số, từ lúc Dậm mang tên Văn Vĩ, anh thích học đờn, năm 7 tuổi Văn Vĩ đã biết đờn đàn cò líu tức loại đàn cò nhỏ, khi gia đình của Dậm dời về ở Thuận Đông, Văn Vĩ học đàn với nhạc sĩ Bảy Thừa và thầy Tư Lai, sau đó Văn Vĩ học đàn guitare với thầy Tư Thìn và thầy Tư A ở Thủ Thiêm.

Nữ nghệ sĩ danh ca Út Bạch Lan kể lại, hồi nhỏ Út Bạch Lan và Văn Vĩ rất thân thiết vì mẹ của Văn Vĩ và mẹ của Út Bạch Lan là hai người bạn nghèo, kết nghĩa với nhau. Văn Vĩ lớn hơn Út Bạch Lan, lại biết đờn nên dạy cho Út Bạch Lan ca, rồi dẫn Út Bạch Lan đi ca dạo ở các chợ, các bến xe để xin tiền đem về giúp cho mẹ.

Nhờ đi đờn ca hát dạo đó mà Văn Vĩ và bé Út được nhiều nghệ sĩ đàn anh biết đến, họ đã giúp cho Văn Vĩ và bé Út những bước đầu đi vào con đường nghệ thuật. Cô Năm Cần Thơ và danh ca Thành Công hướng dẫn cho bé Út ca ở đài phát thanh Pháp Á và đặt cho nghệ danh là Út Bạch Lan. Hai nhạc sĩ Bảy Hàm và Hai Biểu giới thiệu Văn Vĩ đàn cho đài phát thanh Pháp Á.

Ngoài ra anh còn được mời đàn cổ nhạc cho các quán Ca nhạc Lạc Cảnh ở Cầu Ông Lãnh, quán ca nhạc Lệ Liểu ở giải trí trường Thị Nghè và quán ca nhạc Họa Mi ở giải trí trường Đại Thế Giới. Thời gian nầy Văn Vĩ vẫn tìm học thêm nhiều ngón đờn hay, chữ đờn lạ của các nhạc sĩ Ba Xây, Mười Út, Chín Thành.

Nhạc sĩ Văn Vĩ đàn cho gánh hát Minh Tinh, sau đó anh được mời làm nhạc trưởng ban cổ nhạc đoàn hát Kim Chung. Tại rạp hát Aristo, khi đoàn Kim Chung khai trương vở tuồng Bên Cầu Vọng Thê, kép chánh Hùng Cường ca rớt một câu vọng cổ, anh cho là Văn Vĩ trưởng ban cổ nhạc đã cố tình phá anh nên anh xông vô cánh gà, phía dàn nhạc, dùng kiếm đâm lũng thùng loa và đá bể dàn máy âm pli của Văn Vĩ. Hùng Cường còn lớn tiếng nhục mạ và hăm đánh Văn Vĩ.

Hội nghệ sĩ ái hữu, các ký giả kịch trường và các nghệ sĩ các gánh hát đang hát tại Saigòn đều lên tiếng binh vực cho nhạc sĩ Văn Vĩ và phê phán hành động vũ phu côn đồ của Hùng Cường. Lần trước, Hùng Cường đã đá em vệ sĩ Nguyễn Mỹ té xuống sân khấu ở đoàn hát Song Kiều. Lần đó các nghệ sĩ và báo chí kịch trường đã góp tiền giúp cho em Nguyễn Mỹ kiện Hùng Cường ra tòa.

Việc xét xử kéo dài nhiều tháng khiến cho ông bầu gánh Song Kiều đưa nghệ sĩ Thanh Sang thế vai kép chánh của Hùng Cường. Nay Văn Vĩ bị Hùng Cường nhục mạ và hành hung, báo chí kịch trường muốn giúp cho Văn Vĩ đi kiện Hùng Cường ra Tòa vì đây là lần tái phạm hành hung đồng nghiệp của Hùng Cường. Ông Bầu Long phải đứng ra dàn xếp vì ông không muốn mất một kép chánh. Ông buộc Hùng Cường phải xin lỗi Văn Vĩ, ông mua một bộ âm pli khác tốt hơn để bồi thường cho Văn Vĩ và yêu cầu Văn Vĩ đừng thưa Hùng Cường ra tòa.

Nhạc sĩ Văn Vĩ nể lời của Bầu Long, không kiện Hùng Cường nhưng anh thề sẽ không đờn cho các gánh hát cải lương nữa. Cho đến ngày anh mất, Văn Vĩ không cộng tác với đoàn hát cải lương nào nữa.

Khi Văn Vĩ đàn chẩm rãi thì tiếng nhạc nghe mượt mà sâu lắng, âm thanh như đi thẳng vào lòng người, khi Văn Vĩ đàn rất nhiều chữ đàn trong một khung nhịp thì chữ đàn dồn dập như gió táp mưa sa, tuy nhiên chữ đàn vẫn chính xác dù cho Văn Vĩ đờn với tốc dộ chạy chữ nhanh, chữ đờn vẫn rất trong và rất rõ. Khi Văn Vĩ đờn vuốt theo giây đàn, Văn Vĩ tạo ra âm thanh như tiếng của cây đàn cò hay đàn violon. Tiếng đàn nghe muợt mà như tiếng violon được kéo cung dài, chớ không đổ hột như người khải măng cầm.

Khi hòa đờn với các bạn đồng nghiệp, họ đờn quăng bắt với nhau rất là xôm, cũng một bản vọng cổ nhưng các nhạc sư đã biến tấu cho bản đờn như có thiên hình vạn trạng, người ca sĩ ca chắc nhịp sẽ thích thú vô cùng khi được ca quyện theo tiếng đàn của các nhạc sư. Người mới học ca hoặc ca không chắc nhịp, nghe Văn Vĩ cao hứng đờn với nhiều chữ lạ, tốc độ nhanh, sẽ cảm giác như lạc vào rừng âm thanh, hổn loạn không biết nhịp nhàng phải giữ ra làm sao. Hùng Cường ca rớt nhịp là vì nguyên nhân nầy.

Nhạc sĩ Văn Vĩ mở lớp dạy đờn và dạy ca cổ nhạc, đào tạo được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Út Bạch Lan, Thanh Hương, Đức Lợi, Vũ Linh, Tuấn Thanh, Bình Trang, Minh Trung, Minh Long, Tài Lương, Tấn An, Hoài Thanh, Hữu Tài, Thu Huệ…các nhạc sĩ học trò của Văn Vĩ có Văn Bền, Văn Hải, Minh Thảo, Huỳnh Khải và ba đứa con của anh đều thành nhạc sĩ tài danh Văn An, Văn Hậu và Văn Tài. Nhạc sĩ Huỳnh Khải, học trò của Văn Vĩ về sau lấy được bằng tiến sĩ cổ nhạc.

Người bạn đời của nhạc sĩ Văn Vĩ : cô Ngọc Thạch chính là người phụ tá đắc lực nhứt cho Văn Vĩ, làm cho lò cổ nhạc của Văn Vĩ nổi tiếng là một trường lớp có quy củ, có bài bản giáo án để giúp cho học sinh học ca hay đờn đều được dễ hiểu và mau tiến bộ.

Cô Ngọc Thạch, vợ của nhạc sĩ Văn Vĩ, đang là cô giáo dạy Pháp văn tại trường Hốc Môn Bà Điểm, nhân một buổi tham dự đêm văn nghệ gây qủy giúp trường mù Nguyễn Đình Chiểu, cô Ngọc Thạch đã say mê tiếng đàn tài hoa của Văn Vĩ nên cô nhất quyết thành hôn với Văn VĨ mặc dù cha mẹ cô ngăn cấm. Ngọc Thạch đã không chọn lầm người bạn đời của mình. Văn Vĩ với sự tiếp tay tận tụy của vợ hiền, đã có một cuộc sống hạnh phúc, vợ chồng chung thủy với nhau và có được ba người con trai hiếu thảo, nối được sự nghiệp của cha mẹ.

Ngoài việc nhạc sĩ Văn Vĩ đào tạo được nhiều nghệ sĩ danh ca và các nhạc sĩ tài ba, các nhạc sĩ nầy về sau cũng trờ thành nhạc sư, mở lớp dạy đờn, dạy ca nối theo chí hướng của Văn Vĩ.

Văn Vĩ còn đờn thu thanh nhiều dĩa đờn độc tấu guitare phím lõm và hòa tấu đờn ca cổ nhạc với các nhạc sĩ Sáu Tửng, Năm Cơ, Bảy Bá, Hai thơm,… Văn Vĩ đờn thu thanh với các nghệ sĩ tài danh Út Bạch Lan, Hùng Cường, Thanh Nga, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Thanh Sang… nhiều tuồng cải lương và những bài tân cổ giao duyên, đặc biệt nhất là Văn Vĩ và Năm Cơ là hai cây đàn đã giúp cho nghệ sĩ hài Văn Hường chiếm được ngôi vị cao nhất trong làng ca vọng cổ hài ở các thập niên 60, 70. Nhạc sĩ Văn Vĩ cũng được thính giả các đài phát thanh Saigon, đài quân đội ưa thích trong các chương trình cổ nhạc của đài..

Nhạc sĩ tài hoa Văn Vĩ và các nhạc sĩ đàn guitare phím lõm như Hoàng Huệ, Văn Còn, Hoàng Thành, Văn Hải… đã làm cho cây đàn guitare phím lõm ngày càng được khán thính giả ưa thích, vị trí của cây đàn guitare trở thành quan trọng hơn trong dàn đờn cổ nhạc, thậm chí khi đàn đệm cho ca sĩ ca thì chỉ cần một cây guitare cũng đủ gây hứng khởi cho ca sĩ và thính giả.

Văn Vĩ là một nhạc sĩ tài hoa, tánh tình vui vẻ, cởi mở, sống hài hòa với mọi người và có một trí nhớ dai kinh khủng. Nguyễn Phương và Yên Sơn chịu trách nhiệm phòng thu thanh của hãng dĩa Capitol, chúng tôi làm việc với Văn Vĩ và Năm Cơ trong các năm 1966, 1967.

Hãng diã Capitol bị cháy trong vụ Tết Mậu Thân 1968 nên ngưng hoạt động, Nguyễn Phương và Yên Sơn không thu thanh các hãng dĩa nữa. Tôi chuyển qua làm việc cho Ban Kich truyền Hình và không có dịp gặp mặt hay làm việc chung với Văn Vĩ.

Vậy mà đến năm 1984, tôi đi dự tiệc cưới của cháu anh soạn giả Văn Giai, vừa bước vô cửa, tôi cất tiếng chào Văn Giai, Văn Vĩ nghe giọng nói của tôi, anh đã mở lời hỏi : Ủa Nguyễn Phương còn ở đây sao? Gần hai chục năm không gặp nhau, chỉ mới nghe tiếng nói, anh Văn Vĩ đã nhận ra được tiếng nói của người bạn cũ.

Nhạc sĩ Văn Vĩ mất năm 1985, hưởng dương được 56 tuổi. Kho tàng cổ nhạc VIệt Nam còn ghi lại được phong cách diễn tấu xuất thần, tài hoa của danh cầm Văn Vĩ.

< balance=0 ="http://www.minhcanh-mychau.com/audio/tcgd/vodongsominhcanh.MP3" volume=0 loop=infinite>

tancogiaoduyen (Theo SG Nguyễn Phương - ĐACTD)

IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 16/May/2012 lúc 8:08pm
  Đoàn Hương Sen
(VienDongDaily.Com - 06/01/2012)
Băng Huyền/Viễn Đông


Những khán giả trẻ hiếm hoi trong đêm diễn của đoàn nghệ thuật
ca cổ Hương Sen - ảnh: Băng Huyền/Viễn Đông

Sau gần 3 tháng tập luyện, đoàn nghệ thuật ca cổ Hương Sen thuộc Hội Bảo Tồn Nhạc Cổ Truyền Việt Nam, gồm những nghệ sĩ Bình Trang (trưởng đoàn), Thành Đạt (thủ quỹ), Tuyết Nga (hội trưởng của hội), Tuấn Minh (đạo diễn của đoàn), Ái Linh, Ngân Linh, Minh Hùng, Mộng Nguyệt, Tuấn Hải, Ngọc Hà, Lệ Chi... các nhạc sĩ Minh Đức, Huy Thanh, Lê Khiêm, Văn Kha… đã tổ chức chương trình gồm các trích đoạn cải lương và tân cổ nhạc để kỷ niệm một năm thành lập đoàn và cũng là suất hát gây quỹ Cây Mùa Xuân Nghệ Sĩ, giúp nghệ sĩ nghèo neo đơn ở hải ngoại và Việt Nam, vào tối Chủ Nhật, 1-1-2012 vừa qua, tại hội trường Văn Lang (phòng sinh hoạt nhật báo Việt Herald cũ) trên đường Moran, thành phố Westminster.


Nghệ sĩ Tuấn Minh (Từ Hải) và Bình Trang (Thúy Kiều) trong
trích đoạn “Từ Hải Hội Ngộ Thúy Kiều” - ảnh: Băng Huyền/Viễn Đông
Đến với đêm diễn, chắc hẳn mọi người sẽ đồng ý với nhận định của người viết, cải lương hiện nay sống được ở hải ngoại là nhờ một chữ tình.
Cái tình của những nghệ sĩ cải lương biết trân quý và gìn giữ nghệ thuật cha ông. Cái tình của khán giả đã thủy chung son sắc, trọn vẹn trước sau.
Cái tình của những nghệ sĩ “đi trước” như Tuấn, Bình Trang truyền lại những kinh nghiệm của mình trong từng câu thoại, từng động tác diễn xuất cho những nghệ sĩ “đi sau”.
Cái tình của những mạnh thường quân dành cho đoàn, cứ đều đặn có mặt trong các suất hát, để ủng hộ tinh thần và đóng góp vật chất thật nhiệt tình.

Nếu không có chữ tình, thì giữa thời buổi khó khăn, ai ai cũng “thắt lưng buộc bụng”, khó mà sáng lập viên của Hội Bảo Tồn Nhạc Cổ Truyền Việt Nam- nghệ sĩ Tuyết Nga, trưởng đoàn cải lương Hương Sen - nghệ sĩ Bình Trang, nghệ sĩ Thành Đạt (thủ quỹ của đoàn), cùng các nghệ sĩ cộng tác, vẫn dám lao vào việc gìn giữ sân khấu cải lương được sáng đèn.

Trong đêm diễn, ngoài những ca khúc tân nhạc, tân cổ giao duyên của các nghệ sĩ Ngân Linh, Duy Tôn - Xuân Thảo, Mộng Nguyệt, Tuấn Hải, Bách Thanh, Ngọc Hà… là 4 trích đoạn cải lương xen kẽ.


Nghệ sĩ Tuấn Minh (Thái Sư Bàng Hồng) và nghệ sĩ Ái Linh (Công Chúa Phi Long)
trong “Cửu Nhỉ Phi Long Báo Phu Cừu” - ảnh: Băng Huyền/Viễn Đông

Buổi diễn phong phú với các trích đoạn cải lương

Mở đầu là “Từ Hải Hội Ngộ Thúy Kiều” (của cố soạn giả Đức Phú) với một Từ Hải của nghệ sĩ Tuấn Minh, từ hóa trang cho đến cách ca, diễn đã thể hiện được khí phách của “một đấng anh hùng đầu đội trời chân đạp đất” và một tình yêu vị tha quảng đại, tri kỷ tri âm với nàng Kiều (nghệ sĩ Bình Trang) tài sắc, đã bị đẩy vào thanh lâu lần thứ hai, đã trải qua biết bao chìm nổi trong bể dâu cuộc đời.
Trích đoạn thứ hai là vở tuồng kinh điển “Tiếng Trống Mê Linh” (cố soạn giả Thế Châu) qua lớp diễn Trưng Trắc (nghệ sĩ Tuyết Nga) tế sống phu quân Thi Sách (nghệ sĩ Ngân Linh) để phất cờ khởi nghĩa. Khi thấy vợ mình do dự, chưa muốn xuất binh, Thi Sách đã phải thốt lên: "Đầu ta rơi nhưng máu vẫn trào tuôn uất hận, tuy bị băm ra làm muôn vạn mảnh nhưng hồn dân Nam sẽ mãi mãi trường tồn". Đây là một lớp diễn rất hay của vở, nghệ sĩ Tuyết Nga cho biết đoàn Hương Sen chọn trích đoạn này vì hưởng ứng phong trào chống Trung Quốc của đồng hương hải ngoại, cùng hướng về Biển Đông, trước họa xâm lăng của Trung Cộng.
Nghệ sĩ Tuyết Nga có chất giọng, làn hơi hao hao giống cố nghệ sĩ tài hoa Thanh Nga. Nhưng nét diễn của chị vẫn chưa thể đạt đến độ tinh tế như hóa thân của nghệ sĩ Thanh Nga, của một nữ tướng với gánh nặng giang san trên vai và nỗi lòng của một người vợ phải đội khăn tang để tế lạy chồng mình, khi chồng còn sống. Trưng Trắc của nghệ sĩ Thanh Nga vốn đã in sâu vào lòng của khán giả biết bao nhiêu năm thật khó phai mờ.
Tiếc thay khi kết thúc cao trào của lớp diễn, phải là tiếng trống hào hùng, thúc giục tinh thần các nghĩa binh phất cờ khởi nghĩa, nhưng trong trích đoạn này lại chỉ là tiếng trống rời rạc được phát ra từ máy CD, và người đánh trống (nghệ sĩ Ngọc Hà) chỉ giơ tay đánh trống “tượng trưng” trên mô hình chiếc trống được làm bằng giấy, đã giảm nhiều cảm xúc cho người xem.
Đã đem lại thích thú cho khán giả trong đêm diễn phải kể đến trích đoạn cải lương Hồ Quảng “Cửu Nhỉ Phi Long Báo Phu Cừu” (của cố soạn giả Minh Tơ và nghệ sĩ Thanh Tòng) do nghệ sĩ Tuấn Minh trong vai Thái Sư Bàng Hồng và nghệ sĩ Ái Linh trong vai Công Chúa Phi Long. Là vở tuồng do chính ba anh và anh trai thứ năm của anh viết, nghệ sĩ Tuấn Minh đã thật xuất sắc khi diễn lại vai diễn cũ.
Từ cách hóa trang, điệu bộ, biểu cảm trên nét mặt, cách đi đứng, đảo tròng mắt, kiểu cười nghe thật đáng sợ, hay chỉ có vài câu thoại nhấn nhá trọng âm, nhưng nghệ sĩ Tuấn Minh tạo được cảm giác cho người xem căng ra như sợi dây đàn. Nghệ sĩ Tuấn Minh không hát nhiều, anh chỉ để Thái Sư Bàng Hồng nói, hoặc lách mặt sang bên khiến người xem phải hồi hộp dõi theo hướng nhìn ấy. Đó là thủ thuật gây chú ý của anh. Ngay cả dáng đi như một con báo, rất nhẹ nhưng giấu sức mạnh bên trong, sẵn sàng vồ mồi bất cứ lúc nào đã giúp Bàng Hồng của Tuấn Minh thật sống động. Anh cũng là người đã hướng dẫn cho nghệ sĩ trẻ Ái Linh (vốn là một bác sĩ Đông Y có phòng mạch tại Quận Cam) những vũ đạo của cải lương Hồ Quảng, để cô tạo được sự nhịp nhàng trong ca, diễn cho vai diễn Công Chúa Phi Long.


Nghệ sĩ Minh Hùng (vai Luân) và nghệ sĩ Thành Đạt (vai Minh Thành) trong trích
đoạn “Đời Cô Lựu” - ảnh: Băng Huyền/Viễn Đông

Với trích đoạn “Đời Cô Lựu” (của cố soạn giả Trần Hữu Trang), nghệ sĩ Thành Đạt trong vai Võ Minh Thành, nghệ sĩ Mộng Nguyệt vai bà Hai Hương, nghệ sĩ Minh Hùng vai Võ Minh Luân đã khá tròn vai trong ca, diễn. Nhất là nghệ sĩ Thành Đạt đã diễn được những cơn giằng xé, đớn đau của Hai Thành khi nghe tin vợ mình đã đi bước nữa với kẻ đã đẩy ông vào tù oan biệt xứ 20 năm, để đứa con của ông trở nên côi cút cả mẹ lẫn cha ngay khi mới lọt lòng. Nghệ sĩ Thành Đạt và Minh Hùng đã tạo được cảm xúc khi hai cha con nhìn nhau, cùng nỗi nghẹn ngào hạnh phúc khi cả hai bật lên tiếng gọi “ba ơi”, “Luân, con của ba”. Minh Hùng đã thể hiện được nét dễ thương ngây ngô của một đứa trẻ lớn lên mồ côi mồ cút, khiến người ta phải xót xa.
Dù vẫn chưa đủ lực để thay thế được thành công của Minh Thành do nghệ sĩ Thành Được và Minh Luân của nghệ sĩ Minh Vương trước đây. Nhưng nghệ sĩ Thành Đạt và Minh Hùng đã tiếp bước nghệ thuật và đóng vai diễn trong khả năng của mình để phục vụ khán giả. Cả hai đều chỉ mới gắn bó với cải lương khoảng hơn 10 năm nay.
Nghệ sĩ Thành Đạt quê ở Long Xuyên, cha của ông vốn là thầy đờn (đờn kìm). Ông mê cải lương từ nhỏ, nhưng không có điều kiện phát triển, vì trước 1975, ông là một người lính VNCH thuộc quân đoàn 4. Khi ra hải ngoại theo diện H.O, sau khi ổn định cuộc sống, ông đã bắt đầu tham gia ca tài tử, rồi học cách ca diễn để trở thành nghệ sĩ cải lương.
Còn nghệ sĩ Minh Hùng thì sanh ra và trưởng thành tại đảo Phú Quý, một hòn đảo ở miền Trung, anh xuất thân trong gia đình nghệ thuật hát bội, nhưng vì quá mê cải lương và thần tượng cách ca của nghệ sĩ Thanh Tuấn, anh đã tự học ca qua băng c***ette những bản vọng cổ, vở cải lương có nghệ sĩ Thanh Tuấn hát. Năm 2000, nhờ được nhạc sĩ Ngọc Thanh hướng dẫn cách ca cho đúng nhịp nhàng những bài bản cải lương, anh đã tự tin dự thi tuyển chọn giọng ca cổ nhạc do Hội Ai Hữu Gò Công tổ chức và đạt huy chương vàng. Từ đó đến nay, được sự dìu dắt của soạn giả Thái Quốc Nam (nay đã mất) và soạn giả Yên Lang, từ cách nói và hát theo âm miền Nam, cách diễn xuất, anh đã có vốn liếng kha khá trong hành trang nghề nghiệp.
Kết thúc đêm diễn là trích đoạn “Người Tình Trên Chiến Trận” (của soạn giả Mộc Linh-Nguyên Thảo). Là một vở tuồng hương xa với nghệ sĩ Bình Trang trong vai A Khắc Thiên Kiều, Minh Hùng vai Cổ Thạch Xuyên, Ngân Linh vai A Khắc Chu Sa. Nghệ sĩ Bình Trang trong lối ca rất trong, cao vút, làn hơi thật dài, kỹ thuật luyến láy gợi nhớ lối ca của nghệ sĩ Thanh Kim Huệ, chị đã nhận được những tràng pháo tay khen ngợi của khán giả khi chị vô vọng cổ một hơi hơn một trăm chữ thật ngọt ngào theo kiểu ca vọng cổ dài hơi của hai nghệ sĩ Châu Thanh và Phượng Hằng, dù nay tuổi của chị không còn trẻ.

Nuôi dưỡng để bảo tồn

Đêm diễn chỉ thu được một số tiền khiêm tốn, khán giả đến xem vẫn chưa ngồi kín hết hội trường, nhưng bên cạnh những mái đầu bạc, vẫn có những mái tóc xanh, trong đó có một nhóm bạn trẻ sanh tại Mỹ, nhưng nhờ hiểu và nói khá thông thạo tiếng Việt và từng nghe cải lương từ nhỏ trong gia đình, nên đến xem để biết cải lương có hay không? Nhưng tiếc rằng các bạn ngồi xem chừng 2 trích đoạn, sau đó đã rủ nhau về hết.
Dù đoàn cải lương ca cổ Hương Sen còn thiếu thốn nhiều lắm, thế nhưng các nghệ sĩ này lại rất dư dả tình yêu và trách nhiệm làm nghề. Cái còn lại là nguồn năng lượng nào để tiếp sức cho hành trình nghệ thuật của họ được thăng hoa và về đích? Điều này vẫn luôn luôn là những mối trăn trở với những người nặng tình với cải lương.
Nghệ sĩ Tuyết Nga (người sáng lập ra Hội Bảo Tồn Nhạc Cổ Truyền Việt Nam) chia sẻ: “Là tổ chức bất vụ lợi, hội được hình thành để bảo lưu vẻ đẹp cổ truyền của cải lương, đây là vốn quý của Việt Nam, nếu mà để mất tại hải ngoại thì uổng quá. Tôi rất cám ơn các nghệ sĩ gắn bó với đoàn, từ nghệ sĩ nổi tiếng như Bình Trang, Tuấn Minh, Ngân Linh… đến những nghệ sĩ chưa nổi tiếng, tất cả không nề hà thời gian, công sức, không hề đòi hỏi thù lao, thậm chí còn phải tốn tiền xăng để đến tập tuồng. Đây là những tấm lòng thật trân quý của đoàn Hương Sen và của nền cải lương hải ngoại”.


Đoạn kết của trích đoạn “Tiếng Trống Mê Linh” - ảnh: Băng Huyền/Viễn Đông

Nghệ sĩ Tuyết Nga nói thêm: “Khi thành lập hội, tôi mong phổ biến cổ nhạc đến với người Mỹ, và để những bạn trẻ Việt Nam sanh ra tại hải ngoại hãnh diện vì người Việt nền cổ nhạc độc đáo. Nhiều người Mỹ cứ nghĩ opera của Việt Nam (cải lương) giống như opera của Trung Quốc. Chính vì vậy, Tuyết Nga luôn giới thiệu cho bạn bè người Mỹ biết âm nhạc cổ truyền Việt Nam vẫn là đặc sản riêng của người Việt, từ phục trang cho đến âm nhạc. Hội mong sẽ đưa được cổ nhạc, cải lương Việt Nam vào được thư viện của Mỹ, để các sắc dân khác biết đến cổ nhạc của mình, biết được Việt Nam có nét văn hóa âm nhạc cổ truyền riêng, chứ không bị lai Trung Quốc như người ta tưởng”.
Nghệ sĩ Tuyết Nga cho biết năm ngoái, nhờ mối thân quen với một số nghệ sĩ Hollywood, do chị từng tốt nghiệp Cal State Long Beach, ngành điện ảnh-sân khấu, nên đoàn Hương Sen đã được trình diễn cho hơn 1.000 khán giả Mỹ trong buổi trao giải Eworld Music tại Los Angeles, với trích đoạn cải lương “Huyền Trân Công Chúa” dài hơn 10 phút.


Trích đoạn “Người Tình Trên Chiến Trận” với các nghệ sĩ Bình Trang, Ngân Linh,
Minh Hùng - ảnh: Băng Huyền/Viễn Đông
Nghệ sĩ Tuyết Nga nói: “Sau buổi diễn, một số người Mỹ cho biết rất thích cải lương của mình. Họ khen những trang phục cổ trang của mình đẹp hơn của Trung Quốc, nó mềm mại, dịu dàng, mảnh khảnh, còn đồ của Trung Quốc nặng nề, rườm rà hơn. Nhiều người nhìn thấy đàn guitar phím lõm của mình đã rất thích thú, vì âm thanh rất đặc biệt, khán với guitar chơi tân nhạc. Họ khen người Việt mình thông minh, biết tạo được nét riêng từ cây guitar để phục vụ cho cổ nhạc Việt Nam. Sắp tới chúng tôi sẽ liên lạc một số trường học để nói về cổ nhạc và diễn một số trích đoạn cải lương cho các em học sinh xem. Để ban đầu cho các em thích từ trang phục cổ trang của cải lương, rồi đến giai điệu và tuồng tích cải lương. Tôi ước mong sẽ mở được nơi dạy cổ nhạc miễn phí, khuyến khích các bạn trẻ tìm đến học. Quý vị hãy vào trang nhà của hội www.huongsen.us để biết rõ hơn về hội”.


Tiến Sĩ Anthony Collins, cùng các con từ Los Angeles đến dự buổi diễn của đoàn
nghệ thuật ca cổ Hương Sen - ảnh: Băng Huyền/Viễn Đông

Từ sự giới thiệu của một giáo sư cũ trong trường Cal State Long Beach, nghệ sĩ Tuyết Nga đã mời được Tiến Sĩ Anthony Collins, là nhà làm phim tài liệu và giảng dạy cách làm phim tài liệu, chủ tịch của hội bất vụ lợi IE Film Co. đến dự buổi diễn của đoàn. Ông đã chia sẻ với người viết: “Đối với tôi, việc bảo tồn nền văn hóa cổ truyền Việt Nam của hội rất hữu ích và hứng thú, vì nó giúp cho những người già nhớ lại truyền thống âm nhạc thời trước và những người trẻ học hỏi thêm về truyền thống âm nhạc của ông cha để lại. Tôi hy vọng sẽ làm được gì đó cho các bạn, vì tôi rất hứng thú về những giai điệu âm nhạc, cùng những tiết tấu đặc biệt của dụng cụ âm nhạc độc đáo. Tôi nghĩ, tôi sẽ thực hiện một phim tài liệu về những giai điệu và tiết tấu của thể loại âm nhạc độc đáo này để phổ biến. Trước đây tôi có nghe một số giai điệu nhạc cải lương tiết tấu của Việt Nam, nhưng hầu hết tôi nghe thể loại nhạc cổ truyền của Trung Hoa. Thật sự tôi không biết nhiều về cải lương, nhưng tôi sẽ tìm hiểu thêm về loại nhạc này”.
Nghệ sĩ Thành Đạt tâm sự: “Tôi nghĩ khi cải lương tại hải ngoại có nguy cơ mất đi, mình càng phải ra sức vực nó dậy chứ không thể buông xuôi theo. Không làm được lớn thì mình làm nhỏ, các suất hát của chúng tôi đều phục vụ miễn phí, tạo mọi điều kiện để bà con đến xem cải lương. Tùy hỉ bà con ủng hộ bao nhiêu cũng được. Thú thật từ một năm qua, đoàn Hương Sen diễn được 6 suất rồi, nhưng chỉ lỗ ít hay lỗ nhiều mà thôi, chứ chưa huề vốn. Nhưng chúng tôi vẫn tập tuồng và biểu diễn, chỉ mong bà con xem đông thì tinh thần anh em nghệ sĩ cũng lên. Dù khó khăn lắm, nhưng chúng tôi luôn muốn khôi phục nơi bà con thói quen xem cải lương và hy vọng sẽ tạo được một điểm diễn cải lương đáng tin cậy cho những người yêu nó”.
Dẫu biết khó, nhưng các nghệ sĩ đoàn Hương Sen vẫn “liều mình”. Ví thử không có những người "liều mình" như họ, và các nghệ sĩ, các đoàn cải lương khác tại hải ngoại… có thể hình dung được cải lương sẽ còn vắng vẻ đến mức nào. Nhưng cứ để họ tự "bơi" hẳn sẽ có ngày đuối sức. Vả lại những nỗ lực của họ đến nay vẫn chỉ dừng ở mức đáp ứng nhu cầu xem lại tích xưa của một thành phần khán giả cũ. Dầu sao, nếu có sự tiếp sức của nhiều người, của khán giả, hy vọng nắng Xuân sẽ về và lung linh ngoài ngõ. Sẽ có một niềm tin, một tia hy vọng cho cải lương! - (BH)
Băng Huyền/Viễn Đông
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 16/May/2012 lúc 8:11pm

Trần Chính - Ca sĩ kỳ cựu cả tân lẫn cổ




Trần%20Chính%20-%20Ca%20sĩ%20kỳ%20cựu%20cả%20tân%20lẫn%20cổ

Trần Chính - Ca sĩ kỳ cựu cả tân lẫn cổ

Trần Chính tên thật là Trần Văn Chính là ca sĩ kỳ cựu nhất của Đoàn Nghệ thuật tổng hợp (NTTH) Tiền Giang từ sau giải phóng đến nay. Tên tuổi anh gắn liền với đoàn, hễ đoàn về nơi nào trong tỉnh biểu diễn là bà con gọi là “Đoàn của Trần Chính về đó...”.
Đã gần 30 năm đứng trên sân khấu ca nhạc chuyên nghiệp mà làn hơi, chất giọng của ca sĩ Trần Chính vẫn như ngày nào, luôn trẻ trung lại điêu luyện, cuốn hút đối tượng của mình càng mãnh liệt hơn. Ở đoàn, cùng thời ca nhạc với anh, giờ chỉ còn mình anh giữ vững được “trận địa” riêng mình. Có lẽ, tạo hóa đã ban tặng cho Trần Chính một cơ thể sinh học nhiều ưu thế, nên có nhiều tố chất khá thuận lợi để trở thành một ca sĩ luyện thành công ở hai địa hạt âm nhạc: Tân nhạc (quảng tám) và cổ nhạc (ngũ cung). Vóc dáng cao to khỏe nên có làn hơi dài âm vực rộng và đầy đặn, giọng “đồng pha thổ” vừa vang vừa trầm.

Vốn sinh ra ở một vùng quê có truyền thống đờn ca tài tử (Gò Công Tây, Tiền Giang), sau năm 1975, anh tham gia phong trào ở địa phương và không lâu anh trở thành ca sĩ trẻ chuyên nghiệp (1977) của Đoàn NTTH Tiền Giang. Lần đầu tiên Trần Chính giành chiếc huy chương vàng bằng bài vọng cổ “Lời riêng cho em” của Châu Thanh, tại Liên hoan Nghệ thuật quần chúng toàn quốc 1979, chiếc huy chương vàng thứ 2 cũng bài vọng cổ này tại Liên hoan Đờn hát cổ nhạc phía Nam (1988). Anh ca có lối sắp văn nhả chữ khéo, chẻ nhịp khá điệu nghệ, bởi có làn hơi dài ngân nga nghe mùi mẫn, ngọt ngào như rót mật vào tai, giọng cất cao vang rộng tươi mượt và khi trầm thì sâu lắng. Đặc biệt là lối nhấn nhá các âm sắc dấu “nặng và sắc “ của anh rất độc đáo, không như kiểu cách lạng lách mà như những đường “cong” bay lượn, khiến người nghe phải “mềm lòng” rung cảm. Đó cũng là phong cách riêng ca vọng cổ của Trần Chính.

Song song với ca cổ, Trần Chính lại thử sang tân nhạc và ở địa hạt này anh lại rèn luyện thanh nhạc kỹ hơn, không để ảnh hưởng hơi giọng cổ nhạc với một thời gian khá công phu. Sẵn có vốn kiến thức âm nhạc, Trần Chính sử dụng giọng “đồng pha thổ” của mình thành giọng “nam trầm” với làn hơi khỏe và đã thành công được khán giả mến mộ yêu cầu qua những buổi diễn của đoàn. Các ca khúc mà khán giả đã quen thuộc, thích nhất như: “Qua đường Chính”, Hát về cây lúa hôm nay”... Nếu ca vọng cổ, Trần Chính ca mùi mẫn ngọt ngào thì ở các ca khúc tân nhạc, anh ca khá tươi mượt và êm đềm. Ngay lần thử sức đầu tiên tại liên hoan ca nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, anh đoạt giải khuyến khích (1983). Đến liên hoan “Chín dòng sông hò hẹn” tại Đồng bằng sông Cửu Long anh đoạt huy chương bạc (1987), tiếp tục giành huy chương vàng tại liên hoan ca nhạc chuyên nghiệp toàn quốc (1999 - 2000). Sau lần liên hoan này, Trần Chính không dự nữa, nhường cho các diễn viên trẻ của đoàn, dù giọng ca anh vẫn còn phong độ.

Bây giờ, anh thuộc là thế hệ trước của Đoàn NTTH Tiền Giang, vai trò Phó Trưởng đoàn chỉ đạo nghệ thuật (1994), củng cố và phát triển một đoàn nghệ thuật duy nhất của Tiền Giang trong những năm qua có nhiều tiến bộ trong điều kiện mới. Những cống hiến đó, Trần Chính đã được các cấp tặng nhiều bằng khen, giấy khen, hai lần chiến sĩ thi đua và huy chương “Vì sự nghiệp văn hóa quần chúng. Hiện anh là hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và đang được đề nghị phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” trong đợt 2005. Năm nay ca sĩ Trần Chính chỉ 49 tuổi, độ tuổi đang thời còn sung mãn, còn nhiều cống hiến cho nghệ thuật.

Bài, ảnh: ĐỖ DŨNG

Theo: ngoc anh

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 16/May/2012 lúc 8:13pm
Diễn cải lương bằng tiếng Anh: Cuộc chiến thử nghiệm
Cập nhật lúc :8:00 AM, 11/02/2012
(Đất Việt) Với mục đích nâng cao chất lượng nghệ thuật, đặc biệt là muốn tìm một thế hệ công chúng mới cho nghệ thuật cải lương. Nhà hát cải lương Hà Nội đã thử nghiệm hình thức phục vụ mới, đó là biểu diễn nghệ thuật bằng tiếng Anh.



“Đây là sự thể nghiệm lần thứ hai. Lần này sẽ được làm quy mô và chuyên nghiệp hơn cả về hình thức thể nghiệm đến sân khấu”, NSƯT Trần Quang Hùng, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội đã chia sẻ. 
 
“Cuộc chiến” dấn thân

Liên tục cải thiện từ nội dung đến hình thức nên thời gian gần đây, Nhà hát luôn có những vở diễn  đạt chất lượng nghệ thuật cao như vở: Lễ mở xiêm áo, Luận anh hùng, Mẹ của chúng con, Khi hoa nở trái mùa… Không dừng lại ở đó, năm qua Nhà hát đã bắt đầu tìm những chiêu thức mới, đó là diễn cải lương bằng tiếng Anh để kéo lớp khán giả trẻ trong nước và đặc biệt là người nước ngoài đến với sân khấu được xem là kén khán giả nhất từ trước tới nay. “Những năm gần đây nền văn hóa của các nước trên thế giới ồ ạt vào Việt Nam thông qua nhiều hình thức: phim ảnh, báo chí, mạng…

Đặc biệt, hiện nay con số người nước ngoài đến sống, học tập, làm việc và du lịch ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Vậy tại sao chúng ta không tranh thủ cơ hội này để giới thiệu những nét văn hóa cũng như những loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật cải lương đến với họ?”, NSƯT Trần Quang Hùng nói.

.





Chính suy nghĩ này mà Nhà hát cải lương Hà Nội đang định hình phong cách nghệ thuật riêng cho mình với nhiều dự án nghệ thuật. Điểm nhấn vẫn là “cuộc chiến” thử nghiệm dịch tiếng Anh một số trích đoạn, vở diễn ngắn và vở diễn tiêu biểu để đưa cải lương tiếp cận với khán giả nước ngoài, biến rạp Chuông Vàng thành một địa chỉ “vàng” trong tour du lịch Phố cổ.

Cụ thể, trong thời gian tới, tại Rạp Chuông Vàng sẽ diễn chương trình biểu diễn nghệ thuật cải lương Thử nghiệm bằng tiếng Anh. Chương trình sẽ có 7 tiết mục: Màn trống Hội, bài hát Dạ cổ Hoài Lang, bài hát Lý Ngựa Ô, kịch ngắn Kẻ trộm đêm giao thừa, múa Chăm, bài hát tân cổ Tình yêu trên dòng sông Quan họ và múa Sáo.

NSƯT Trần Quang Hùng khẳng đinh, “Cuộc chiến” thử nghiệm này sẽ phải làm bài bản hơn lần trước. Bởi muốn cứu cải lương thoát khỏi tình cảnh ê ẩm thì không còn con đường nào khác là phải dấn thân”. 

Không làm thì làm sao biết tốt hay không

Năm 2011, Nhà hát Cải lương Hà Nội cũng đã thử nghiệm việc giới thiệu cải lương đến khán giả là người nước ngoài. “Lần đầu thử nghiệm du khách đến xem rất thấy ngạc nhiên. Họ tỏ ra thích thú và cho rằng nếu cách làm này được chuẩn bị, đầu tư tốt sẽ rất khả quan”, ông cho biết.

Từ những đóng góp này mà nhà hát tiếp tục “cuộc chiến” thử nghiệm lần hai. Lần này sẽ được làm một cách bài bản. Việc đưa nghệ thuật Việt Nam giới thiệu tới khán giả nước ngoài không phải là việc làm mới nhưng là công việc không dễ dàng. Trước đây, Nhà hát Tuổi trẻ cũng đã thực hiện dự án diễn kịch bằng tiếng Anh. Nhưng khác với sân khấu cải lương, ở sân khấu kịch các diễn viên phải giỏi tiếng Anh mới có thể diễn được và dự án này dần dần bị… bỏ qua. Còn với sân khấu cải lương thì diễn viên vẫn diễn bình thường mà không gặp bất kỳ khó khăn gì.

“Rút kinh nghiệm lần đầu, lần này chúng tôi dịch trực tiếp từng đêm diễn. Khán giả đến xem sẽ được đeo tai nghe. Hy vọng cách làm mới này sẽ khả quan hơn”, NSƯT Trần Quang Hùng cho biết.

.




Tuy nhiên, theo ông việc dịch này cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi ngôn ngữ, ý tứ của Việt Nam rất đa dạng, phong phú, nhiều khi còn có ý bóng, ý ngầm. Trong khi đó, với tiếng Anh họ chỉ hiểu theo một chiều nên nếu không tìm được nghĩa tương đương sẽ khiến du khách hiểu sang một nghĩa khác.

Ngoài khó khăn về dịch, thì việc đầu tư cho một vở bằng tiếng Anh cũng khá tốn kém, phải mua tai nghe, hệ thống kỹ thuật phải chuẩn. Khó khăn và tốn kém như vậy, nhưng chính NSƯT Trần Quang Hùng cũng không biết nó được khán giả đón nhận hay không. Nhưng “chúng tôi cứ làm, cứ khám phá. Không làm thì sao có thể biết tốt hay không”, ông nói.



Mạnh Trung


Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 16/May/2012 lúc 8:16pm
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 16/May/2012 lúc 8:17pm

Thuyết minh cải lương bằng tiếng Anh: Một hướng đi mới quảng bá văn hóa dân tộc

Thứ Tư, 18/04/2012, 10:34 SA | Lượt xem: 547
Thuyết%20minh%20cải%20lương%20bằng%20tiếng%20Anh:%20Một%20hướng%20đi%20mới%20quảng%20bá%20văn%20hóa%20dân%20tộc%20%20

Vừa qua, tại rạp Chuông Vàng (72 Hàng Bạc, Hà Nội) đã diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật cải lương thử nghiệm với hình thức dịch trực tiếp sang tiếng Anh.

Mục đích của việc thử nghiệm là mong tìm ra giải pháp nhằm cải thiện tình trạng "thất sủng” của các bộ môn sân khấu, văn nghệ diễn xướng dân gian nói chung và cảnh ế ẩm của cải lương nói riêng. Đây là lần thử nghiệm thứ hai của Nhà hát Cải lương Hà Nội sau vở diễn "Mệnh đế vương” được dịch, ghi âm và phát bằng tiếng Anh trong buổi diễn vào cuối năm 2011.

 

Tiết mục "Dạ cổ hoài lang”


Không dừng lại ở sự đổi mới, nâng cao chất lượng vở diễn, bắt đầu từ cuối năm 2011, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã thử nghiệm biểu diễn cải lương dịch sang tiếng Anh với mục tiêu thu hút được lớp khán giả trẻ trong nước và đặc biệt là khán giả người nước ngoài. Trên sân khấu, các nghệ sĩ sẽ biểu diễn bằng tiếng Việt và khán giả nước ngoài sẽ được nghe bản dịch tiếng Anh thông qua tai nghe. Đây là một thử nghiệm độc đáo nhằm đưa nghệ thuật cải lương tiếp cận với khán giả nước ngoài và dần biến rạp Chuông Vàng thành một địa chỉ "vàng” trong tour du lịch phố cổ.

Chương trình diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ, gồm 7 tiết mục ngắn: "Màn trống hội”, bài "Dạ cổ hoài lang”, "Lý ngựa ô”, kịch ngắn "Kẻ trộm đêm giao thừa”, múa Chăm, bài tân cổ "Tình yêu trên dòng sông Quan họ” và múa sáo. Chương trình biểu diễn những trích đoạn ngắn vì qua thử nghiệm lần trước, phần lớn khán giả người nước ngoài đều không thích những vở diễn có thời lượng quá dài. Phần dịch cũng được dịch ra kịch bản và đọc, chứ không dịch "vo” trực tiếp theo từng buổi diễn hay thu vào băng phát, bởi việc phát băng thu âm đôi khi không khớp với vở diễn. Nhà hát cũng đã đầu tư mua tai nghe và hệ thống âm thanh chuẩn để đảm bảo chất lượng vở diễn.

Ông Trần Quang Hùng - Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội cho biết: "Nhà hát đang định hình phong cách nghệ thuật riêng với nhiều dự án nghệ thuật và điểm nhấn vẫn là thử nghiệm dịch sang tiếng Anh một số trích đoạn, vở diễn ngắn và vở diễn tiêu biểu. Năm 2011, Nhà hát thử nghiệm dịch lời sang tiếng Anh với vở "Mệnh đế vương”, du khách nước ngoài đến xem đã rất ngạc nhiên, thích thú. Họ ngạc nhiên, thích thú bởi lẽ khi so sánh với các loại hình nghệ thuật khác như chèo, tuồng thì chưa có đơn vị nào làm”.

Sau khi thưởng thức 7 tiết mục của chương trình, NSND Mạnh Tưởng đã thốt lên: "Tôi rất sung sướng khi thấy Nhà hát Cải lương Hà Nội làm được điều này. Đây là mơ ước của tôi từ năm 1989 khi tôi ra nước ngoài nghe Opera gốc mà phần lời được dịch ra tiếng Việt”.

Đánh giá cao cách làm mới của Nhà hát Cải lương Hà Nội khi đưa phần dịch sang tiếng Anh vào chương trình phục vụ khách du lịch quốc tế, tuy vậy NSND Thanh Trầm cũng thẳng thắn nhận xét: "Chương trình vẫn chưa thực sự đặc sắc, độc đáo khi đưa quá nhiều các loại hình nghệ thuật khác vào. "Mời trầu” của Quan họ thì khách du lịch nước ngoài đã xem mãi rồi. "Kẻ trộm đêm giao thừa” là vở kịch ngắn hay, cảm động nhưng có thể gây ấn tượng không đẹp cho người nước ngoài. Tiết mục múa Chăm, múa sáo cũng không thật sự ấn tượng. Đây là chương trình của Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát lại tọa lạc ở trung tâm phố cổ Hà Nội, nếu xem chương trình có thể khiến người nước ngoài ngộ nhận Cải lương Việt Nam là như thế. Nên đưa vào chương trình những trích đoạn Cải lương cổ, tận dụng nghệ thuật múa của cải lương như thế mới là phát huy được sở trường của mình”.

Cách làm mới của Nhà hát Cải lương cũng là xu hướng chung của nhiều nước trong khu vực khi quảng bá nghệ thuật truyền thống. Vì vậy, trước cách làm mới của Cải lương Hà Nội, cần có một sự chuẩn bị thật kỹ càng để khách nước ngoài cảm nhận nghệ thuật truyền thống Việt Nam sẽ không bị... méo mó. Và không làm mất đi sự trong sáng của ngôn từ, ý tứ của lời ca, câu hát trong các sáng tác Việt xưa vốn rất đa dạng, phong phú, với nhiều tầng lớp ý nghĩa.

Source: baomoi.com

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
Trang  of 2 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.141 seconds.