Người gởi |
Nội dung |
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
 Chủ đề: Chuyện tình kỳ lạ ở quán bánh 1 ông 3 Gởi ngày: 19/Oct/2010 lúc 7:43pm |
Đọc bài này xong, mk phân vân, không biết post lên DĐ trong mục nào ?
Sau cùng, có lẽ mục TÂM TÌNH ( ĐỜI SỐNG- XÃ HỘI ) là... "hợp lý- hợp tình" nhất 
Mời cả nhà cùng đọc .
mk
Chuyện tình kỳ lạ ở quán bánh 1 ông 3 bà
Cập nhật lúc 08:47, Thứ Ba, 19/10/2010 (GMT+7)
Sáng sáng, dọc bên tuyến QL1A đoạn gần cầu Cày này người đi đường lẫn người địa phương dựng xe bên đường vào quán tấp nập. Họ đến đây ăn bánh không chỉ để được thưởng thức món ăn ngon mà đến để được xem 3 bà bán bánh hòa thuận, vui tươi...
Quán bánh mướt (bánh cuốn) tọa lạc bên QL1A thuộc TT Cày, H. Thạch Hà, Hà Tĩnh, nổi tiếng không chỉ vì khách hàng trong và ngoài tỉnh Hà Tĩnh thưởng thức đều tấm tắc khen ngon mà đặc biệt hơn, chủ quán này là 3 người phụ nữ có chung một chồng.
 |
Ngày ngày khách vào quán ăn bánh luôn thấy 3 người phụ nữ sống vui vẻ, hòa thuận bên nhau tạo nên thương hiệu quán bánh. |
Quán bánh 3 bà
Qua lời giới thiệu của những người thường ăn ram bánh mướt, một buổi sáng chúng tôi ghé “quán bánh 3 bà” để điểm tâm và cũng là để tìm hiểu câu chuyện tình của 3 người đàn bà với một người đàn ông lâu nay được mọi người khen là đoàn kết, hòa thuận. “Trăm hay không bằng một thấy”, quả thực, khi bước chân vào quán lúc đầu sáng sớm cũng khó tìm được một chỗ để ngồi.
Trong một khuôn viên nhỏ chừng 50m2 nhưng người ngồi chi chít, người vây lấy chảo bánh để đợi đến lượt nhận phần. Bên chảo lửa tanh tách tiếng sôi của mỡ, 3 người phụ nữ mỗi người mỗi việc đang thoăn thoắt đôi tay để có bánh cho khách ăn kịp đi làm. Người “chị cả” tên Nguyễn Thị Vinh (45 tuổi) vừa cắt bánh vừa tiếp khách miệng lúc nào cũng cười tươi như hoa khiến khách ăn bánh cảm thấy vui lây.
Kế bên chị Vinh là cô “em thứ” tên Trần Thị Lâm (43 tuổi) tay thịt tay dao nhuần nhuyễn với những động tác điêu luyện để cắt thịt, pha chế gia giảm. Khó khăn nhất, vất vả hơn cả là công việc rán bánh của “em út” tên Lê Thị Tịnh. Chưa ăn, nhưng nhìn vẻ hài lòng của khách, chúng tôi cũng hiểu được phần nào lời “quảng cáo” của một vài người bạn là đáng tin cậy.
Thấy chúng tôi bước vào, ông Nguyễn Văn Nam, khách “ruột” của quán tiếp thị: “Người ta thích vào quán này ăn bánh không chỉ vì ở đây vừa ngon vừa rẻ mà còn để được tận mắt xem 3 người đàn bà lấy chung một chồng này tạo nên thương hiệu quán bánh 3 bà như thế nào”. Gặp chúng tôi, chị Vinh đon đả cho biết, hiện tại thị trấn này có rất nhiều quán ram bánh mướt nhưng ai cũng muốn đến đây vì vừa ngon, giá lại rẻ.
Chị bảo: “Làm nên cái bánh ngon, lấy được lòng khách, 3 chị em chúng tôi phải làm và bán bánh bằng cả tấm lòng chứ không chỉ vì đồng tiền để mưu sinh”. Theo chị Vinh cho biết, thường mỗi ngày, quán chị bán hơn cả ngàn chiếc ram. Mỗi chiếc ram giá chỉ 2.000 đồng, vị chi một bữa sáng mỗi người mất 10 ngàn đồng là “ấm bụng”. Bánh được làm bằng thịt chả thái nhỏ, miến và một số gia vị khác, rán (chiên) lên thơm giòn, ăn với bánh mướt (bánh cuốn) tạo nên hương vị thơm ngon, bổ, giòn ăn mà lại nhẹ bụng.
Quả thật, ngồi thưởng thức những chiếc ram nóng giòn cùng đĩa bánh cuốn thơm bốc khói chúng tôi mới hiểu được những điều chị nói là từ tận đáy lòng. Và, cũng vì một chút tò mò nghề nghiệp, qua câu chuyện với người khách “ruột” của quán, chúng tôi còn được biết về câu chuyện tình của 3 người phụ nữ lấy chung một chồng rồi cùng nhau tạo nên quán bánh mướt ăn khách.
Chuyện tình cảm động bên quán bánh
Nếu xét ở góc độ pháp luật thì 1 ông 3 bà là vi phạm chế độ một vợ một chồng đã rõ. Song dường như chuyện "đa thê" đó người dân thị trấn Cày không mấy quan tâm, mà cái họ chú ý và cảm phục là lòng thương người của ông chồng này.
Ngày xưa, thời trai trẻ, ông Trung là một chàng trai cơ khổ. Rời quân ngũ ông về quê lập nghiệp, ông làm đủ nghề “rày đây mai đó” khắp các nơi trong ngoài tỉnh. Ai thuê gì ông làm nấy nhưng cũng không đủ tiền nuôi thân.
Đường cùng, ông quay về mảnh đất hương hỏa cha ông theo nghề thợ mộc. Cũng từ đây cuộc sống của ông dần khá lên rồi có của ăn của để, ông cưu mang một số người có hoàn cảnh khó khăn vào xưởng phụ giúp làm mộc. Chuyện ông nên vợ nên chồng với 3 người phụ nữ cũng nhiều điều kỳ lạ.
Một lần đi giao hàng cho khách, ông thấy một phụ nữ tuổi ngoài 30 ăn mặc rách rưới đang co ro bên đường xin ăn. Bỏ đi không nỡ, ông đưa người đàn bà này về xưởng phụ giúp làm nghề mộc. Ở gần nhau, qua công việc, ông dần cảm thấy dường như đó là một nửa của mình. Thế rồi khi “tình trong như đã”, 2 người nương tựa vào nhau và bây giờ chị là vợ cả - chị Vinh. Rồi như một sự sắp đặt của số phận, 2 người phụ nữ sau đến với ông cũng từ những sự tình cờ chẳng khác mấy chị Vinh, và cũng bằng sự cảm động, sự sẻ chia, họ đã nhận chị Vinh làm chị cả và sống với nhau rất tình cảm, chia ngọt sẻ bùi...
Còn chuyện làm bánh mướt bắt đầu khi công việc thợ mộc trở nên khó khăn, ông Trung quyết định gọi 3 bà vợ ngồi lại với nhau họp bàn để chuyển hướng làm ăn. Cả 3 người phụ nữ thống nhất đề nghị ông Trung thuê mảnh đất gần trước trụ sở UBND H.Thạch Hà để bán ram bánh mướt. Một kế hoạch được vạch ra, bà cả ăn nói dịu dàng, ngoại hình tốt phụ trách mảng tiếp khách lẫn bưng bê. Bà hai nhanh nhẹn, phụ trách việc pha chế, cắt thịt, chị ba nấu ăn ngon phụ trách việc xào rán...
“Để kiểm tra tay nghề và lấy khách, ngày mở quán người dân khu vực thị trấn này được chúng tôi mời đến ăn một bữa miễn phí. Thấy ngon, lần sau ai cũng tới ăn” - nói về bí quyết “câu khách” lần đầu tiên mở quán, chị Vinh cười giòn.
Từ khi kiếm được công việc mới cho 3 người vợ, ông Trung cũng không bỏ nghề mộc, thỉnh thoảng ông lui tới kiểm tra rồi về lại xưởng làm việc. Thương hiệu quán bánh 3 bà cũng dần nổi lên với món bánh mướt, ram cuốn, người dân đến ăn mỗi ngày một đông. Sáng sáng, dọc bên tuyến QL1A đoạn gần cầu Cày này người đi đường lẫn người địa phương dựng xe bên đường vào quán tấp nập. Họ đến đây ăn bánh không chỉ để được thưởng thức món ăn ngon mà đến để được xem 3 bà bán bánh hòa thuận, vui tươi...
|
mk
|
|
IP Logged |
|
loiquan
Senior Member
Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
|
 Gởi ngày: 27/Oct/2010 lúc 10:17am |
Một người đàn ông ở Arab Saudi đã cưới một lúc bốn phụ nữ chỉ để chứng minh rằng vợ cũ của mình đã sai khi tuyên bố không cô nào nào chịu lấy anh ta.
Tờ Alwatan Daily của Arab cho biết, vợ cũ của người đàn ông 23 tuổi trên cho rằng chồng của mình nói dối khi anh ta thông báo sẽ cưới bốn phụ nữ cùng một tối để chứng mình cô đã sai. “Anh ta đã thực hiện đúng lời hứa và cưới bốn phụ nữ cùng lúc chỉ để chọc tức vợ cũ”, tờ báo viết.
 |
Cưới bốn vợ cùng một lúc để chứng minh vợ cũ đã sai. Ảnh minh họa |
 |
Cưới bốn vợ cùng một lúc để chứng minh vợ cũ đã sai. Ảnh minh họa | 
Cũng theo thông tin trên, người đàn ông đến từ tỉnh Asir cho biết anh ly hôn vợ đầu vì cuộc hôn nhân của họ hoàn toàn là sai lầm. “Sau khi tôi ly dị một vài tháng, cô ấy cho rằng tôi sẽ không thể lấy ai được nữa vì không một người phụ nữ nào chịu nổi tôi. Tôi đáp lại bằng cách thề rằng tôi sẽ cưới bốn người cùng một lúc cho cô ấy bẽ mặt”, người chồng nói.
Người đàn ông này đã phải trả cho bốn người vợ mới của mình 80.000 SAR, tương đương hơn 20.000 USD làm của hồi môn theo luật Hồi giáo. Anh ta cũng phải chi 2.600 USD cho tuần trăng mật.
Theo luật của Hồi giáo, một người đàn ông có thể cưới bốn vợ cùng một lúc, quy định này đã làm gia tăng tình trạng đa thê ở các nước vùng Vịnh.
Phan Anh (theo Daily Chilli)
|
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
|
IP Logged |
|
loiquan
Senior Member
Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
|
 Gởi ngày: 27/Oct/2010 lúc 10:18am |
Cưới... 3 chồng cùng một lúc
Bà Patricia Penrose, 51 tuổi, người Anh đã chia ba cuộc sống của mình với 3 người đàn ông ở những căn nhà khác nhau, vào cùng thời điểm. Trong 5 năm liền, bà nói dối và dùng những lời đường mật để ngăn các ông chồng chạm trán nhau.
Bà mẹ 3 con này đã cưới hai người đàn ông sống cách nhau 40 dặm trong vòng 7 tháng, tại thị trấn Gretna Green ở Scotland để đảm bảo không người họ hàng hay người thân nào có thể tìm thấy.
Để lý giải cho những lần vắng mặt lâu ngày của mình, bà nói mình là y tá phải làm ca đêm, hoặc mình bị ung thư phải chữa trong bệnh viện và không cho ai đến thăm.
Theo tờ News and Star của Anh, trò lừa gạt này chỉ bị phát hiện khi bà thú nhận trước tòa đã hai lần vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng và bị phạt 200 giờ lao động công ích.
Bà khai, khi cuộc hôn nhân lâu ngày với ông chồng 54 tuổi có trục trặc, bà đã tìm cách "bẫy" những người đàn ông khác bằng các mẩu quảng cáo rao vặt, rằng mình cô đơn và đang tìm bạn.
Kể từ đó, bà dành nửa số ngày trong tuần cho ông chồng mới thứ hai, 49 tuổi. Ông này về sau phát hiện bà đã mở một tài khoản ghi nợ đứng tên ông, và để lại khoản nợ 4.000 bảng.
Người chồng thứ ba, 54 tuổi, đã thế chấp để mua nhà chung cho hai người. Tuy nhiên, ông cũng ngạc nhiên khi thấy vợ chỉ ở với mình 2 tối mỗi tuần trong hơn 4 năm.
Cảnh sát được gọi đến khi ông chồng đầu tiên thấy vợ mình mất tích vào tháng 4/2009, và tìm thấy hai giấy kết hôn khác của bà.
Theo VnExpress
|
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
|
IP Logged |
|
loiquan
Senior Member
Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
|
 Gởi ngày: 27/Oct/2010 lúc 10:19am |
ĐỔI VỢ CHO NHAU
Họ từng là những người bạn thân thiết. Nhưng đến một ngày, vì yêu vợ của nhau nên họ đã quyết định chuyện... đổi vợ lẫn nhau. Câu chuyện đổi vợ có thật 100% này xảy ra tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Lấy vợ từ năm 1993, có những bốn đứa con nên cuộc sống gia đình vợ chồng anh Đoàn Văn Thắng, chị Quan Thị Bình, người bản Tùn, xã Năng Khả (huyện Na Hang, Tuyên Quang) gặp rất nhiều khó khăn. Để có tiền nuôi con và cho con ăn học, vợ chồng anh Thắng phải thay nhau đi làm phu hồ.
Gia đình hiện tại của anh Đoàn Văn Thắng - (Ảnh Nguyễn Tuyến). Mấy năm trước, trong một dịp làm phu hồ xây dựng trong trạm kiểm lâm, gần trụ sở ủy ban xã, anh Thắng quen với Hoàng Văn Quan, cũng là thợ phu hồ người bản Nà Vai, cùng xã Năng Khả.
Hai người đàn ông đã có gia đình và cùng cảnh nghèo khó, vất vả nên nhanh chóng trở nên thân thiết. Nhiều lần, Thắng đã vào gia đình Hoàng Văn Quan dùng cơm, uống rượu nên quan hệ của họ càng gắn bó hơn. Đầu tháng Chạp năm 2009 vừa rồi, chị Quan Thị Bình, vợ anh Thắng thay chồng đi làm phu hồ để kiếm thêm ít tiền tiêu tết. Và lần đi làm phu hồ này, chị Bình cũng trở nên thân quen với Hoàng Văn Quan như hai chị em.
Anh Thắng bên người vợ "mới đổi" được, dù chịu nhiều lời đàm tiếu nhưng họ vẫn sống với nhau rất hạnh phúc - (Ảnh Nguyễn Tuyến). Nhưng thật oái oăm, bởi chỉ sau khi quen biết không lâu, người đàn bà sinh năm 1974, hơn Hoàng Văn Quan đến một con giáp (Quan sinh năm 1986) lại nảy sinh tình cảm yêu đương. Rồi, chỉ một tháng sau, họ đã bỏ trốn sang một bản ở xã khác, cách nhà mấy chục cây số để sinh sống như vợ chồng. Anh Thắng cho biết: Sau khi vợ bỏ đi cùng người bạn, dù rất buồn và giận bạn, nhưng lâu lâu, nỗi tức giận ấy cũng nguôi ngoai. Khi ấy, nghĩ đến người vợ bạn vẫn vò võ ở nhà chăm sóc bố mẹ chồng đau ốm, anh Thắng cảm phục vô cùng nên đã gọi điện hỏi thăm. Qua nhiều lần trò chuyện và chia sẻ, người đàn ông mất vợ và người dàn bà mất chồng cảm phục và mến nhau, đến độ, họ đã nghĩ rằng, họ sẽ không thể sống được nếu thiếu nhau.
Hai con người từng bất hạnh, cô đơn, nhưng họ đã tìm đến với nhau và trở thành một gia đình hạnh phúc - (Ảnh Nguyễn Tuyến). Sau 3 tháng chuyện trò qua điện thoại, đến một ngày, anh Đoàn Văn Thắng đánh bạo tìm đến nhà ông Hoàng Văn Hỏn, bố đẻ của Quan và là bố chồng của chị Bàn Thị Pham để nói chuyện xin cưới chị Pham, người vợ có hôn thú đàng hoàng của Hoàng Văn Quan, hiện vẫn sống ở nhà ông Hỏn về làm vợ. Cứ tưởng sau lời đề nghị kỳ quặc này, anh Thắng sẽ bị đuổi thẳng ra ngoài ngõ. Nhưng trái lại, ông Hỏn lại vui ra mặt, gọi chị Pham ra, nhận làm con gái và quyết định… gả chồng cho con dâu. Sau quyết định gả chồng cho con dâu, ông Hỏn cho người đi gọi con trai về thông báo và bắt con trai sau này phải gọi vợ là chị và gọi anh Thắng - tình địch của mình bằng anh rể. Cứ nghĩ Hoàng Văn Quan sẽ phản đối chuyện vợ đi lấy chồng ghê gớm lắm. Nhưng hóa ra, Quan lại vui sướng vô cùng khi biết được tin này. Bởi ngay sau đó, Quan đã tìm đến nhà anh Thắng xin lỗi chuyện đã lôi kéo vợ anh trước đó và chính thức gọi anh Thắng là anh rể và gọi chị Pham, vợ cũ của mình bằng… chị gái.
Trưởng bản Ma Văn Trường: Tôi cảm thấy rất buồn cười, nhưng phải công nhận đó là một chuyện kỳ lạ và kỳ diệu nữa - (Ảnh Nguyễn Tuyến) Đám cưới của anh Thắng, chị Pham được tổ chức vào một ngày đẹp trời cuối tháng tư âm lịch vừa qua. Trong ngày cưới, một điều kỳ lạ khác nữa lại diễn ra. Ấy là việc Hoàng Văn Quan cùng nhiều anh chị em của mình chở vợ cũ đến nhà anh Thắng theo tục lệ đưa dâu ở đây. Sau khi chở chị Pham đến nhà anh Thắng, Quan còn ở lại uống rượu chúc mừng cho "chị gái và anh rể" trăm năm hạnh phúc một cách rất vui vẻ. Từ ngày lấy chị Pham về làm vợ, rất nhiều lần anh Thắng đã trở lại nhà ông Hỏn uống rượu nên quan hệ giữa anh và Quan càng trở nên rất thân thiết. Anh Thắng cho rằng, nếu sau này vợ chồng ông Hỏn chết thì vợ chồng anh cũng phải có đóng góp và trách nhiệm như con cái trong nhà vậy. Ông Ma Văn Trường, Trưởng bản Tùn, người cùng nhiều chức sắc trong bản được mời tham dự đám cưới của anh Đoàn Văn Thắng cho biết, chuyện “đổi vợ” của anh Thắng là có thật. Ông Trường khẳng địnht: anh Thắng từng lấy vợ từ năm 1993, có mấy đứa con, nhưng không hề có hôn thú. Trước khi cưới, anh Thắng có đến hỏi xem việc cưới vợ của mình có vi phạm luật hay không, bởi chị Pham và Hoàng Văn Quan lại là vợ chồng hợp pháp, có hôn thú đàng hoàng.
Vì vậy, để đám cưới diễn ra đúng pháp luật, ông khuyên chị Pham cần sớm làm đơn ly dị. Một khi tòa đã xử xong thì chuyện cưới xin này mới là hợp pháp. Tuy nhiên, theo ông Trường, việc hợp thức hay không chỉ là vấn đề sớm hay muộn. Bởi vợ chồng anh Thắng, chị Pham đang sống với nhau rất hạnh phúc. Các con cái anh Thắng cũng quý chị Pham lắm, đi đâu chúng cũng muốn đi theo.
Cũng như thế, cuộc sống của vợ chồng Hoàng Văn Quan và chị Bình nghe nói cũng hạnh phúc và họ còn sắp sửa có con. Chuyện đổi vợ kỳ lạ của Đoàn Văn Thắng và Hoàng Văn Quan đã diễn ra được mấy tháng. Và, bản thân hai người đàn ông này không có bất kỳ một bản giao kèo nào, cho dù đó chỉ là một bản giao kèo bằng miệng. Nhưng, với những gì họ đã thể hiện thì bản thân Thắng và Quan cùng gia đình của họ đều rất hài lòng với việc tráo đổi này.
Ngay cả dư luận của người dân trong vùng, dù nhiều người còn ngỡ ngàng nhưng đa phần đều rất cảm thông và cho đó là... một kết cục có hậu!
***
KHÔNG LÀ CHUYỆN ĐỔI VỢ
TS xã hội học Lưu Hồng Minh, Trưởng khoa Xã hội học, Học viện Báo chí & Tuyên truyền cho rằng trường hợp hi hữu lấy vợ của nhau là chuyện trùng hợp ngẫu nhiên và là trường hợp đặc biệt đi ngược lại quy luật thường thấy trong xã hội.
>>Sự thật đằng sau chuyện 2 người đàn ông đổi vợ >>Chuyện khó tin về 2 người đàn ông đổi vợ cho nhau
Trường hợp hi hữu lấy vợ của nhau ở Na Hang (Tuyên Quang) đã thu hút được sự quan tâm rất lớn từ phía độc giả. PV đã có cuộc trao đổi với TS xã hội học Lưu Hồng Minh về vấn đề này.
- Với cương vị là người nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội học, ông có nhận xét gì về việc hai cặp vợ chồng được cho là hoán đổi vị trí mà báo chí thông tin?
- Các nghiên cứu cho thấy, việc vợ chồng bỏ nhau để đi tìm tình yêu khác hay bỏ vợ, bỏ chồng để đến với tình yêu mới tại các nước trên thế giới là chuyện bình thường. Trên thế giới, việc các cặp vợ chồng ly hôn là chuyện bình thường, nó chiếm tới 25% đến 30% trong số cặp vợ chồng, thậm chí có nhiều nước tỷ lệ này còn cao hơn. Ở Việt Nam, do sự phát triển của xã hội kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh, nên vấn đề này cũng đang ngày một gia tăng.
Sự việc của hai gia đình anh Thắng, anh Quan mà báo chí thông tin, theo tôi nó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên và là chuyện bình thường.
- Người Việt vốn rất coi trọng văn hoá gia đình, dòng họ. Theo ông, trường hợp này có làm ảnh hưởng gì tới văn hoá ấy?
- Đứng trên phương diện hệ thống quan hệ dòng họ, quan hệ trong gia đình, mối quan hệ này nó giữ con người ta lại, bó người ta lại trong khuôn khổ gia đình (về mặt tình cảm), hạn chế, không cho người ta thoả mãn về mặt tình cảm để bảo vệ và duy trì mối quan hệ gia đình.
Khi mà tình cảm của người này dành cho người kia không còn mãnh liệt, không còn nồng nàn nữa. Họ gặp được tình yêu từ người khác (không phải vợ, chồng mình) nó mãnh liệt hơn, con người ta không chịu nổi vòng buộc của giới hạn quan hệ gia đình, dòng họ thì người ta sẽ bứt ra, và vượt ra khỏi phong tục, tập quán để thoả mãn tình cảm cá nhân.
Tuy nhiên, theo tôi, trong trường hợp này, người vợ cũ của anh Thắng không nên làm như vậy. Không nên bỏ lại ba con cho chồng, bỏ lại bố mẹ chồng như vậy.
Tiến sĩ Lưu Hồng Minh.
- Nếu đặt ông là bố chồng của chị Pham (bố đẻ anh Quan), liệu ông có đồng ý để chị Pham làm vợ anh Thắng, trong khi chị Pham vẫn là con dâu của mình?
- Ủng hộ quá đi chứ. Bởi ít ra, chị Pham cũng được thoả mãn khát khao chăm sóc con cái - điều mà người phụ nữ nào cũng mong muốn.
Hơn nữa, chị Pham lại vẫn có thể là con gái của mình, có thể chăm sóc cho mình kể cả khi chị ta về làm dâu nhà khác. Tôi rất ủng hộ tư tưởng của ông bố anh Quan.
- Vậy ông có thể đưa ra nhận định gì trong tương lai về cuộc sống gia đình trong trường hợp “hoán chỗ” của hai cặp vợ chồng này?
- Theo tôi, dư luận cũng như tâm lý của gia đình hai bên như vậy, trong tương lai, cuộc sống của họ sẽ là đi ngược lại với quy luật mà ta thường thấy ở xã hội hiện tại.
Mặc dù cuộc “hôn nhân” giữa anh Thắng và chị Pham được coi là phạm luật hôn nhân gia đình. Nhưng nó đã, đang và sẽ mang lại hạnh phúc cho cả hai bên. Rõ ràng, như thông tin đăng tải, chị Pham không có khả năng sinh nở, vậy thì cái bản năng khát khao làm mẹ của chị ta sẽ rất lớn.
Khi chị về làm vợ anh Thắng, chị có 3 người con, và như vậy, chị có thể thực hiện thiên chức chăm sóc con của một người mẹ. Ba đứa con của anh Thắng cũng sẽ có chỗ dựa để trở thành con ngoan… Bên cạnh đó, chị cũng được sự ủng hộ của gia đình nhà chồng cũ (anh Quan) và đám cưới giữa chị với anh Thắng đã được mọi người rất ủng hộ. Điều đặc biệt nữa là 3 đứa con của anh Thắng lại rất quý chị Pham.
Như thế sẽ rất thuận lợi cho việc chị chăm sóc và dạy bảo các “con”, và bố mẹ anh Thắng cũng có người chăm sóc lúc tuổi già, cuộc sống của chị sẽ rất hạnh phúc (nếu mối quan hệ trong gia đình mới này được giữ vững). Hơn nữa, khi chồng cũ của chị là anh Quan sinh sống với vợ của anh Thắng, biết đâu đấy hai người sẽ có con, và nó xoá bỏ được sự mặc cảm về việc anh Quan không có con “nối dõi tông đường”, anh Quan và chị kia rồi sẽ quay về chăm sóc tuổi già của cha mẹ.
Như vậy, nó rất có thể sẽ cho kết quả ngược lại với quy luật mà ta thường thấy ở những trường hợp bố mẹ ly dị, ly thân nhau ở xã hội hiện tại. Thường thì ta thấy, khi các cặp vợ chồng ly hôn, con cái họ sẽ trở nên buồn bã, chán trường, nhiều trường hợp trở nên tự kỷ, chơi bời, lêu lổng (nếu không muốn nói là hư hỏng).
Vì vậy, tôi cho rằng đây là trường hợp đặc biệt trong vấn đề ly hôn, ly dị trong xã hội hiện nay.
- Theo ông, có thể coi đây là cuộc “đổi vợ” như báo chí thông tin?
- Tôi không đồng tình viiệc coi nó là việc “đổi vợ”. Bởi như thế, vô hình chung anh đã tuyên truyền, cổ vũ cho lối sống “kết hôn nhóm” mà nó không nên tồn tại và phát triển trong xã hội. Nhất là một nước coi trọng tình cảm gia đình như ở Việt Nam.
Hơn nữa, suy cho cùng, nội tình của trường hợp này lại vốn dĩ không phải là cuộc “trao đổi”. Nếu nói là “đổi vợ” thì bản thân anh Thắng và anh Quan phải cùng thống nhất và đồng tình trao đổi. Nhưng ở đây thì hoàn toàn không phải. Nói cho cùng thì anh Quan là người “cướp” vợ của anh Thắng, và việc anh Thắng và chị Pham đến với nhau trong trường hợp này nó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
- Ông có cho rằng anh Thắng lấy chị Pham là để “trả thù” anh Quan đã chiếm tình cảm của vợ mình?
- Tôi không nghĩ vậy. Bởi thường thì, để trả thù anh Quan hay vợ của mình, người ta sẽ tìm cho mình một người phụ nữ khác trẻ hơn, đẹp hơn vợ cũ của mình để chứng minh rằng, “không có cô, tôi cũng còn có người khác thậm chí là hơn cô”. Và nếu, để trả thù anh Quan, thì chẳng hơi đâu anh Thắng lại đi lấy chị Pham.
Vậy nên không thể nói cuộc kết hôn của anh Thắng với chị Pham là có động cơ trả thù.
- Xin cảm ơn ông!
Theo VTC
|
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
|
IP Logged |
|
loiquan
Senior Member
Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
|
 Gởi ngày: 27/Oct/2010 lúc 10:22am |
suốt đêm cõng vợ dưới giếng lạnh
(Theo Người Lao Động )
Có lần giữa đêm đông, bà lên cơn chạy ra ngoài và rơi xuống giếng. Vùng đồi núi nước giếng không sâu, ông nhảy theo xuống giếng cho bà ngồi trên cổ. Giữa đêm khuya, làng xóm thưa thớt, không ai nghe tiếng ông kêu cứu. Cả đêm hôm đó ông đứng cõng vợ trong nước lạnh.
Chiếc ấm nhôm gò lại hàng trăm lần
"Khổ cho ông Hoa, lại đội mưa đi tìm vợ…”- Ông Hoàng Ngọc Chuân, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Hải Long, huyện Như Thanh, Thanh Hoá nằm bên khẽ cựa mình thở dài.
Sáng hôm sau, tôi đòi ông Chuân đưa sang căn nhà của người đàn bà điên đã chạy suốt đêm mưa hôm qua. Một mùi khai nồng từ đâu bay tới làm tôi khó chịu khi bước vào căn nhà. Hiểu cảm giác của tôi, ông Chuân giải thích: “ Mùi của bà ấy đấy…!”.
“Chiếc ấm ni tôi mua theo phân phối từ xưa, chú xem, tôi phải gò lại hàng trăm lần rồi đấy…”, ông Trương Như Hoa kể. Rồi ông chỉ những song cửa gãy đôi, chiếc mâm cơm méo mó và cả những vết sẹo chạy trên khuôn mặt mình… tất cả là “tác phẩm” của vợ ông mỗi khi bà lên cơn điên loạn: khi thì ném đồ đạc, khi thì hắt nước sôi vào ông...
Rồi liên tục những đêm hàng xóm phải nghe tiếng bà la hét, than khóc: “cháy, cháy…, máy bay kìa…”, “con ni cháy đen tề, thằng tê chết rồi…!”. Bà chạy khắp làng, chui vào trốn trong các lùm cây, cống rãnh… và mỗi lần như vậy, người ta lại thấy ông cầm đèn chạy theo tìm. Khi bà còn khoẻ, còn chạy được thì hầu như hôm nào dân làng cũng chứng kiến cảnh đó, lâu dần thành quen.

Ông Hoa bên người vợ điên loạn
Ông Hoa ngập ngừng kể tôi nghe chuyện người bố vợ của ông từ trong Quảng Trị ra thăm con cách đây 18 năm. Gần một tháng chứng kiến cảnh người con rể chịu cực khổ với con gái mình, lúc bước chân lên xe về quê, ông gạt nước mắt bảo con rể: “Nó là con gái của bố nhưng bệnh nặng quá rồi, cứ để thế khổ cho con quá, khổ cả cho nó nữa… không ai trách con đâu!”. Người cha gạt nước mắt nhìn đứa con rể đang đứng bần thần nơi bến xe.
Ông hiểu ý người cha vợ! Ông chạy về nhà mở tủ đem toàn bộ số thuốc ngủ còn lại vứt xuống ao, số thuốc bệnh viện cấp để dùng cho bà mỗi khi bà lên cơn. Hôm đó ông ôm bà khóc cả một ngày. Nhưng rồi ông không đành lòng để làm theo lời bố vợ.
Nước mắt ngưng rồi lại rơi
Sinh ra ở huyện Triệu Hải tỉnh Quảng Trị, năm 1954 ông Hoa tập kết ra Bắc làm công nhân ở Nghệ An, rồi lái xe ở Thanh Hoá. Người đồng nghiệp già cùng quê đã giới thiệu với ông cô con gái làm công nhân nhà máy dệt Nam Định.
Ông cưới vợ chấp nhận cảnh hai vợ chồng ở cách xa nhau. Tháng 8 năm 1968, trận bom Mỹ ác liệt đã thiêu trụi toàn bộ nhà máy dệt Nam Định, hàng trăm con người cháy thành than không nhận ra ai với ai, trong đó có một nhà trẻ với hàng chục cháu bị xoá sổ.
Nghe tin, ông chạy thẳng ra Nam Định tìm vợ, bà Nguyễn Thị Tâm, nhưng bà đã mất tích. Lúc này, ông bà đã có với nhau hai đứa con nhỏ, may mắn hai đứa trẻ lại đang được gửi ở dưới huyện Nghĩa Hưng, vùng nông thôn tránh bom đạn.
Mấy ngày sau, người ta tìm thấy bà bị kẹt dưới hố tránh bom và bị đống đổ nát đậy kín. Bà còn sống nhưng bị ảnh hưởng sức ép của bom nên sức khoẻ yếu đi nhiều. Nước mắt ông ngưng rơi.
Năm 1973, bà mới phát bệnh thần kinh. Điều trị tại bệnh viện tỉnh 2 năm thì bệnh thuyên giảm và bà cũng về mất sức. Năm 1978, bệnh của bà trở nên trầm trọng, các bác sỹ cũng phải lắc đầu.
Cứ vào những ngày mưa, sấm chớp càng lớn, bệnh của bà càng phát mạnh, bà nghe tiếng sấm sét tưởng tiếng bom. Căn nhà tranh của ông bà then cài cửa không đủ chắc chắn để cản lại cơn điên bà gánh chịu.
Suốt đêm cõng vợ dưới giếng lạnh
Có lần, giữa đêm mùa đông giá lạnh, bà lên cơn chạy ra ngoài và rơi xuống chiếc giếng mới đào chưa kịp xây thành. May mắn, vùng đồi núi nên nước trong giếng không sâu, chỉ ngang ngực. Ông nhảy theo xuống giếng và cho bà ngồi trên cổ. Hồi đó làng xóm còn thưa thớt, nhà nhà cách nhau xa nên tiếng kêu giúp đỡ của ông vọng lên chỉ màn đêm nghe được.
Lúc này, các con ông đã đi làm ăn xa, chỉ còn đứa con gái út đang tuổi ăn tuổi ngủ nên không nghe được tiếng cha gọi. Vậy là cả một đêm, ông dìu bà đứng dưới làn nước lạnh cóng, cho đến sáng sớm đứa con gái tỉnh dậy.
Gương mặt và cơ thể ông đầy những vết sẹo, dấu tích của những lần bà ném bát cơm, hắt nước sôi… Ông phải mua bát nhựa cho bà dùng để khi bà lên cơn mặt ông bớt chịu đựng. Trong nhà ông không dám để những đồ mà bà có thể biến nó thành “vật thể bay” bất cứ lúc nào.
Khổ nhất là chuyện vệ sinh của bà cụ, thích đâu bà “đi” ở đấy, rồi còn nghịch như đứa trẻ làm ông phải dọn. Rồi mỗi lần tắm rửa, cắt tóc, cắt móng chân móng tay, ông phải ngồi “nịnh” hàng giờ đồng hồ bà mới đồng ý.
Sáng nào ông cũng đi chợ mua bún, bánh đúc cho bà, đấy là những món bà thích từ thời con gái. Hôm nào không có hai món đấy là bà ấy đòi, không chịu ăn cơm và ông lại ngồi tỉ tê hàng giờ…
Khi các con lập gia đình ở xa, ông dành hẳn cho bà chiếc buồng, làm lại cửa để bà khỏi chạy khắp nơi. Nhưng những lúc nghe bà la khóc trong buồng, ông thương quá đành phải mở cửa cho bà chạy ra ngoài… và ông lại đi tìm về.
Lần bà bỏ đi lâu nhất là 3 ngày. Hôm đó ông ra chợ, không hiểu tại sao bà cậy được cửa và bỏ đi. Mấy bố con tá hoả đi tìm khắp nơi không thấy. Nghe người này người kia, ông đi 40km xuống thành phố Thanh Hoá, đi 50km sang huyện bên nhưng vẫn bặt vô âm tín. Hôm sau trên đường về, ông gặp bà ở cách nhà gần 30km, hai chân sưng to vì đi bộ nhiều.
“Nay thì bà ấy yếu rồi, ít chạy nhảy la hét lung tung hơn ngày trước, mà có chạy cũng không được lâu”, giọng ông chùng xuống.
|
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
|
IP Logged |
|
trankimbau
Moderator Group
Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 424
|
 Gởi ngày: 27/Oct/2010 lúc 1:25pm |
Mừng Lợi Quan đã ghé lại nhà xưa. Anh có biết, vắng anh, nhà trở nên trống trãi không. Thôi đừng bỏ đi nữa, mọi người rất nhớ và mong anh. Riêng tôi, làm sao nói cho anh biết hết nỗi vui nầy. Tha thiết
|
kb
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
 Gởi ngày: 27/Oct/2010 lúc 6:17pm |
Xin chào anh Lợi Quan ,
Sau một thời gian dài vắng tiếng, mừng anh trở lại diễn đàn với một loạt bài thú vị !
Bravo ! 
mk biết anh Lợi Quan quan tâm nhiều lĩnh vực , mong anh tiếp tục gửi bài cho trang nhà thêm phong phú và rộn ràng nhé.
|
mk
|
IP Logged |
|
loiquan
Senior Member
Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
|
 Gởi ngày: 28/Oct/2010 lúc 4:23am |
Khổ thân tui!.
Vợ chồng cháu ngoại tui nó mần nhà,
Thiếu người coi thợ - réo bà réo ông
Bây tui hưu hạ, ở không...
Đá gà, cờ tướng ,...bông nhông bấy rày
**
Bà, cháu nó túm liền tay
Đưa tui về với thợ xây dài dài
Xi măng sắt thép tối ngày
Chiều về dăm vại bia đầy liêu xiêu
Gò Công net chốn dấu yêu
Nhà chưa nối mạng cũng tiêu tán đường.
**
Ở hiền sẽ được trời thương
Khánh thành nhà mới dứt tiệclà tui bương về nhà
Ngắm cái máy tính thiết tha
Lâu rày hỏng gặp nó già hơn tui.
**
Bên nhau khôn xiết mừng dzui
Mở email gặp được người hỏi thăm
Vẫn thầy phù thủy Gò Công
Lan man thế sự mênh mông tình già
**
Được biết sự kiện gần xa
Có chuyện kỳ lạ 3 bà 1 ông
Ở trên Diễn đàn Gò Công
Tình thương nhân thế đây công mykieu
...
Vậy đó...!
Và trong khi vui chuyện chatyahoo với thầy Hùng mới biết ổng đã mần một kho gì đó trên internet về chuyện “HÔN NHÂN” gần 500 bài và ảnh; tiếc là đang chat thì ổng tạm biệt vì có khách tới nhà tìm!
Lợi Quan tui nghé vô cái link “HÔN NHƠN” mới hay là...hết biết!
Ui dà ! buồn, vui,...có cả. Khoái quá nên bây tui mần tới luôn !
Thế là bị bà nó càm ràm “Đi thì thơi mà về tới là xà nẹo xà nẹo với cái máy tính hà !”.
Giả vờ lãng tai, Lợi Quan tui ngồi rán tí và chọn vài bày ở kho “hôn nhân” có liên quan với vụ 3 bà 1 ông để gửi bà con đọc và ngẫm nghĩ.
Túm lợi ! Lợi Quan tui thiệt cảm ơn Phù thủy Gò Công đã chú ý một trong vài việc lớn của người đời, không tiếc công sức để gom thành kho giúp thế gian rút kinh nghiệm về chuyện “hôn nhân đại sự”! Nó nè
http://edu.net.vn/forums/t/41668.aspx?PageIndex=1
|
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
 Gởi ngày: 28/Oct/2010 lúc 7:51pm |
Đọc chủ đề "khổ thân tui" , giật mình, hóa ra , anh Lợi Quan "khổ" mà... vui !
Cám ơn bài thơ trả lời dí dỏm của anh .
Hãy gửi thêm cho mọi người cùng đọc nhé .
|
mk
|
IP Logged |
|