Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: QUANG TRUNG đại phá giặc Thanh, mùng5Tết Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Chủ đề: QUANG TRUNG đại phá giặc Thanh, mùng5Tết
    Gởi ngày: 07/Feb/2011 lúc 10:27pm

 

Kỷ niệm 222 năm Quang Trung đại phá giặc Thanh

Đăng ngày: 17:19 07-02-2011
(mùng 5 tết Tân Mão)

images272761_can1.jpg

MỘT BÀI BÁO CỦA PHAN KHÔI VỀ CHIẾN THẮNG NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA, TẾT KỶ DẬU 1789 
 
Dưới đây là một bài báo Phan Khôi đăng hồi đầu năm 1940 trên “Dân báo” ở Sài Gòn về chiến dịch đánh đuổi quân Thanh vào đông xuân 1788-89, tức chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Trong bài có một vài tên riêng nhân vật lịch sử có thể không thật khớp với các tài liệu đang phổ cập hiện nay.

Tài liệu này do bạn Kim Hiền tìm giúp tôi ở Thư viện quốc gia Paris (Pháp). Xin cảm ơn bạn Kim Hiền và trân trọng giới thiệu với độc giả các trang báo mạng bạn bè.

LẠI NGUYÊN ÂN

images272758_cang2.jpg

TẾT VỚI CHIẾN TRANH: ĂN TẾT VÀO NGÀY KHAI HẠ 

[bị kiểm duyệt bỏ một đoạn]

mở lịch sử ra xem, trước đây bờ một trăm sáu chục năm, chúng ta cũng có một lần đánh nhau với quân Tàu giữa ngày nguyên đán, làm cho cái tết phải hoãn lại đến ngày mồng bảy tháng giêng là ngày khai hạ mới ăn được.

Ấy là chuyện ở đời vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn.

Năm đinh vị (1787), Nguyễn Huệ sai Võ Văn Sĩ cầm quân ra Bắc Hà hỏi tội Nguyễn Hữu Chỉnh. Khi Sĩ ra chưa tới Thăng Long thì Hữu Chỉnh đã bỏ Thăng Long chạy sang Kinh Bắc, và vua Chiêu Thống cũng sợ mà đi trốn đâu mất rồi. Lúc Sĩ đến Thăng Long, bắt được Hữu Chỉnh đem hành hình ở đó thì không có mặt vua Chiêu Thống cho nên Sĩ mới lập Lê Duy Cẩn làm giám quốc.

Kế đó Võ Văn Sĩ bị cáo là mưu phản, Nguyễn Huệ đương ở Thuận Hóa vội vàng dẫn binh ra Bắc bắt Sĩ giết đi; người cũng còn để Lê Duy Cẩn làm giám quốc, và sắp đặt xong mọi việc rồi thì kéo binh trở về Thuận Hóa.

Không ngờ, vua Chiêu Thống không phải chạy trốn mà chỉ là đi tránh chỗ kinh đô ra các tỉnh cùng bầy tôi vận động qua Tàu cầu cứu.

Bấy giờ bên Tàu, Tôn Sĩ Nghị đương làm Tổng đốc Lưỡng Quảng, Tôn được thơ xin viện binh của vua Lê thì tâu cùng hoàng đế Càn Long nhà Thanh mà xin nhận lời. Hoàng đế nhà Thanh phê y lời xin của Tôn.

Mùa đông năm mậu thân (1788), hai mươi vạn binh của bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, chia làm hai đạo kéo sang nước An Nam. Đạo thứ nhứt đi do đường Lạng Sơn, Sĩ Nghị cầm đầu; đạo thứ nhì đi do đường Tuyên Quang, một viên Tổng binh cầm đầu nhưng vẫn ở dưới quyền Sĩ Nghị.

Quân Tàu vừa đến Lạng Sơn đã rải ra một tờ hịch, rao có ai bắt sống được hai anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ thì sẽ được thưởng đầu công. Các tướng giữ thành Lạng Sơn của Tây Sơn bấy giờ là Nguyễn Văn Diệm và Phan Khải Đức nghe lời rao, đều sợ hoảng, kẻ thì xin hàng, người thì bỏ đi trốn. Quân Tàu trẩy tới Kinh Bắc (tức Bắc Ninh bây giờ), vua Chiêu Thống đích thân đến rước và chào mừng họ Tôn. Ngày 21 tháng 11 năm mậu thân (1788) Tôn Sĩ Nghị đứng làm lễ tuyên phong cho vua làm An Nam quốc vương, vì từ hồi Tuyên Thống lên ngôi đến giờ bên Tàu chưa kịp làm cái lễ long trọng ấy.

Sau khi Nguyễn Huệ giết Võ Văn Sĩ, cất Ngô Văn Sở lên làm đại tướng, giao binh quyền cho ở giữ Bắc Hà rồi mới đi về miền Nam. Nhưng khi quân Tàu tràn sang đây, Sở liệu bề chống không nổi, đã truyền lịnh cho các đạo binh rút về giữ mặt Ninh Bình, Thanh Hóa, và cho người vào Thuận Hóa cáo cấp cùng chúa mình.

Bấy giờ 20 vạn quân Tàu, trừ ra một số ít chia đi tuần tiễu các nơi, còn thì đóng cả ở trên bãi cát bờ phía nam sông Nhị Hà. Sĩ Nghị sai bắt nhiều chiếc thuyền kết lại làm cái cầu nổi để cho quân lính đi thông sang bờ phía bắc.

Vua Chiêu Thống đã trở về, các quan trước kia chạy tản lạc, bây giờ cũng dần dần họp lại. Họ rủ nhau đến yết kiến Tôn Sĩ Nghị và xin lập tức ra binh kéo về miền Nam đánh anh em nhà Nguyễn Tây Sơn. Sĩ Nghị trả lời: “Ngày hết tết tới rồi, việc gì mà vội vàng dữ vậy? Đây ta không đánh gấp. Giặc nó còn gầy, để ta nuôi nó cho béo rồi khiến nó đem thịt tới dâng ta!” Nói thế rồi Tôn hạ lịnh cho lui quân an nghỉ, đợi đến ngày mồng sáu ra giêng hãy xuất quân.

Ở Thuận Hóa, Nguyễn Huệ được tin cấp báo, nổi giận thét mắng ầm ầm, và hạ lịnh cho cử binh lập tức.

Các tướng xin Huệ trước khi cử binh hãy lên ngôi hoàng đế để buộc chặt lòng người. Huệ làm theo lời. Liền trong ngày 26 tháng 11 ấy lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân, xưng niên hiệu là Quang Trung. Và cũng liền trong ngày ấy, chính mình làm tướng kéo cả thủy quân lục quân ra Bắc.

Ngày 29, quân đi đến Nghệ An thì trú lại đó hơn mười ngày. Lựa thêm tráng đinh xứ Nghệ, cứ ba tên lấy một, thúc vào quân đội. Cộng cả các quân cũ và mới có được hơn mười vạn và mấy trăm con voi. Làm lễ đại duyệt xong, lại bắt đầu tấn phát.

Ngày 20 tháng chạp đến đèo Ba Dội. Ngô Văn Sở chực sẵn bên đường, sập xuống lạy và xin chịu tội. Vua Quang Trung phán: “Các ngươi, tội đã đáng tội rồi, nhưng nghĩ vì Bắc Hà mới yên, lòng dân chưa phụ, mà các ngươi biết giữ trọn binh lực mình để lánh mũi giặc đương hung hăng, cũng không hại gì lắm, thôi thì ta tha cho đái tội lập công”. Rồi nội ngày 20 ấy đãi tiệc quân sĩ, ngài phán cùng họ: “Hôm nay hãy ăn sơ sài một bữa, đợi đến ngày mồng bảy tháng giêng vào thành Thăng Long rồi sẽ bày diên yến mừng xuân cho luôn. Các ngươi hãy ghi lấy lời ta thử có sai không nhỉ?”.

Đêm ba mươi Tết, quân đi qua sông Gián, đánh bại đạo binh của Hoàng Phùng Nghĩa, quan trấn thủ Sơn Nam của nhà Lê. Bao nhiêu quân Tàu đi tuần tiễu ở đó đều bị bắt giết hết, cho nên tuyệt chẳng có tin báo về Thăng Long cho Sĩ Nghị biết.

Đêm mồng ba, quân đến làng Hà Hồi. Ở đó có đồn bảo của quân Tàu, gác súng lớn, chôn ngầm địa lôi, cách phòng thủ rất kiên cố. Quân của vua Quang Trung vây các đồn ấy, lấy ống vọi truyền hô, có tiếng dạ đến mấy vạn người. Trong đồn nghe thấy thế đều run sợ, rồi không giao chiến, quân Tàu tự vỡ tan cả. Hết thảy lương thực khí giới đều bị quân Tây Sơn bắt lấy.

Tảng sáng ngày mồng năm, quân tới sát bên đồn Ngọc Hồi. Trên đồn bắn đạn xuống như mưa. Vua Quang Trung khiến mỗi người lính mang một miếng ván xông vào, còn ngài thì cỡi voi ở đằng sau giục tới. Cửa đồn bị vỡ. Ai nấy đều ném miếng ván xuống đất, cầm dao chặt tứ tung. Quân Tàu không chống lại được, bỏ chạy. Quân Tây Sơn đuổi theo, phá luôn mấy đồn Văn Điển, An Quyết, các quan Tàu, đề đốc Hứa Thế Hanh, tổng binh Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng, tri phủ Sầm Nghi Giản đều tử trận.

Bấy giờ Tôn Sĩ Nghị ở nơi đại đồn trên bãi cát, nghe tin, lật đật lên ngựa chạy về phương Bắc. Rồi quan và lính chạy theo. Họ tranh nhau qua cầu, cầu gãy, rơi xuống sông mà chết không biết bao nhiêu, đến nỗi sông Nhị Hà không chảy được. Vua Chiêu Thống cũng chạy theo Sĩ Nghị về Tàu.

Sáng ngày mồng năm, chính mình vua Quang Trung kéo binh vào thành Thăng Long, cái áo chiến bào của ngài mặc nguyên sắc vàng mà biến ra sắc đen sạm, vì ăn mùi thuốc súng.

Đợi đến ngày mồng bảy mới mở tiệc khao thưởng quân sĩ, ăn Tết nguyên đán năm kỷ dậu, cho đúng với lời vua đã phán cùng họ hôm trước.

P.K.

Dân báo, Sài Gòn, 14 Fevrier 1940

* * * *

 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 09/Feb/2011 lúc 4:49am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Feb/2011 lúc 4:47am
 
Một số hình ảnh Hội Gò Đống Đa
mùng 5 , tháng Giêng Tân Mão
 
 

godong1.jpg

Hội gò Đống Đa được bắt đầu bằng tiếng trống rộn ràng

go-dong-da-6.jpg

Hàng nghìn người dân đã về dự lễ kỷ niệm 222 năm vua Quang Trung đánh tan 20 vạn quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long (1789), tại công viên Đống Đa (Hà Nội) sáng 7/2 (mùng 5 Tết).

go-dong-da-5.jpg

Dâng ngũ quả làm lễ tế người anh hùng áo vải.

go-dong-da-1.jpg

Quang cảnh rước kiệu vua Quang Trung trên đường phố trước khi tiến vào gò Đống Đa.

go-dong-da-2.jpg

Sử sách để lại về chiến tích lịch sử của vua Quang Trung, nhà vua cho quân thu nhặt xác giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đắp cao thành gò nhằm biểu dương chiến công của quân và dân.12 gò này nằm giải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, trên các gò cây cối mọc um tùm nên có tên là Đống Đa.

go-dong-da-3.jpg

Năm 1851, do mở đường mở chợ, đào xẻ nhiều nơi thấy nhiều hài cốt, lại cho thu vào một hố cao lên nối liền với núi Xưa, thành gò thứ 13, tức là gò còn lại hiện nay. Còn 12 gò khác đã bị phạt đi trong thời gian người Pháp mở rộng Hà Nội năm 1890.

go-dong-da-7.jpg

Vào mỗi dịp mùng 5 Tết, nơi đây lại tưng bừng mở hội với các tiết mục tế lễ, trình diễn múa, hát và võ thuật dân tộc để ghi nhớ công lao của người anh hùng áo vải.

godong3.jpg

Giặc ngoại xâm với "lưỡi dài lê xác máu" tràn vào nước ta cướp bóc, chém giết dân thường

go-dong-da-9.jpg

Hình ảnh nhân dân ta bị quân giặc đàn áp không thể nào quên được tái hiện trên sân khấu.

godong4.jpg

"Binh lính" luyện võ chờ ngày ra trận

godong5.jpg

"Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ" nghiên cứu "chiến lược" đuổi giặc ngoại xâm

godong6.jpg

Nhân dân ta (áo đỏ) vùng lên chiến đấu, đuổi kẻ thù

a5agodong6_1.jpg

Và chiến thắng lẫy lừng Ngọc Hồi - Đống Đa

godong7.jpg

Đất nước trở lại yên bình

511godong6_2.jpg

Và cứ vào mùng 5 Tết là người dân khắp mọi miền của tổ quốc quần tụ bên gò Đống Đa để tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, trận chiến lẫy lừng năm xưa

godong8.jpg

Khán đài hết chỗ, người dân phải trèo tường, vít cây để được chứng kiến cảnh tái hiện chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa 222 năm trước

godong9.jpg

Hàng ngàn người về dự lễ kỷ niệm 222 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đồng Đa...

godong10.jpg

... và quần tụ dưới tượng đài vua Quang Trung oai hùng...

godong11.jpg

...thắp nén tâm hương tạ lòng thành kính

(Theo: Quang Phong & Hoàng Hà - DT & VNE)

_____________________

http://vn.360plus.yahoo.com/vanph_vanpham/article?mid=5993

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 13/Feb/2011 lúc 8:50pm
 
Hùng tráng lễ hội gò Đống Đa
 
 
(TT&VH Online) – Sáng nay (mùng 5 Tết Tân Mão) tại công viên Đống Đa (Hà Nội) đã diễn ra lễ hội gò Đống Đa kỷ niệm 222 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Màn trống hội, hoạt cảnh về vị vua Quang Trung cùng công chúa Ngọc Hân và những màn múa võ thuật dưới chân tượng đài vua Quang Trung đã tái hiện lại lịch sử đầy hào khí làm cho nhiều khán giả xúc động.

Ngay từ sáng sớm mùng 5 Tết đã có đông đảo khách thập phương về dự lễ hội kỷ niệm 222 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Các vị lãnh đạo làm lễ dương hương dưới chân tượng đài.

Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, dâng hương.

Sau là các đoàn tế với nhiều mầu sắc rực rỡ lên dâng hương

Mở đầu là màn trống hội đầy hào khí.

Hoạt cảnh về cuộc sống vui tươi

Tái hiện cảnh nhân dân bị đàn áp


Một phần lịch sử được tái hiện, cảnh Vua Quang Trung cùng các quan.

Những màn võ thuật đặc sắc đầy sự mạnh mẽ.

Vua Quang Trung cùng công chúa Ngọc Hân và những màn múa dưới chân tượng đài đã tái hiện lại lịch sử đầy hào khí làm cho nhiều khán giả xúc động.

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 28/Jan/2012 lúc 4:50pm

TẾT NHÂM THÌN - 2012
KỸ NIỆM
QUANG TRUNG  đại phá giặc Thanh



Thứ Sáu, 27/01/2012 - 09:15

Nô nức lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(Dân trí) - Chiều 26/1 (mùng 4 Tết) tại Bảo tàng Quang Trung, huyện Tây Sơn (Bình Định) hàng nghìn người dân cùng du khách thập phương nô nức về dự Lễ kỷ niệm 223 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2012) và dâng hoa, dâng hương tưởng niệm người anh hùng áo vải Quang Trung.

Dự lễ, có ông Nguyễn Văn Thiện, Bí thư tỉnh Ủy Bình Định; lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, UBMTTQVN Tỉnh, nguyên lãnh đạo Tỉnh qua các thời kỳ… cùng hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương.

Ngày sau diễn văn khai mạc, lãnh đạo tỉnh Bình Định và các đoàn đại biểu đã tiến hành dâng hoa, dâng hương trước tượng đài Hoàng đế Quang Trung và tại Đền thờ Tây Sơn tam kiệt trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung.

Dịp này, trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung cũng diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như Thi đấu võ thuật cổ truyền hào khí Tây Sơn, Cồng chiêng Tây Nguyên, Triển lãm ảnh báo chí, Hội thi gói bánh tét và nhiều trò chơi dân gian độc đáo, thu hút người xem cổ động.

Nhiều người đến đây đã dạo một vòng quanh gốc me cổ thụ (cây me di sản) lấy một hạt me để làm giống và uống ngụm nước giếng như hưởng lộc từ tổ tiên nơi chôn nhau cắt rốn của Tây Sơn tam kiệt.

Cách đây 223 năm, dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Quang Trung, nghĩa quân Tây Sơn cùng nhân dân đã có cuộc hành binh thần tốc ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu, làm nên chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử vào ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789).
Hàng nghìn người về dự lễ

Người dân tham quan bảo tàng

Không gian triển lãm đông đảo người xem

 
 
Kính cẩn trước tượng đài Hoàng Đế Quang Trung
 
Lãnh đạo tỉnh dâng hương tại đền thờ Quang Trung
 
 
Người dân và du khách ở xa về dâng hương tại đền thờ Vua Quang Trung
 
Uống một ngụm nước giếng gia đình nhà Tây Sơn tam kiệt
 
Giếng nước gia đình nhà Tây Sơn tam kiệt
 
 

ng 27/1 (ngày mồng 5 Tết), tại đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết (Tp Vinh, Nghệ An) đã long trọng diễn ra lễ kỷ niệm 233 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2012). Lễ kỷ niệm thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham dự.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống hào hùng cùng chiến công hiển hách của phong trào nông dân Tây Sơn mà đỉnh cao là Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Tết Kỷ Dậu 1789.  
 
Lễ kỷ niệm mở đầu bằng màn trống trận

Mở đầu lễ kỷ niệm là màn trống hội tái hiện không khí hào hùng trước ngày ra trận của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vị Hoàng đế áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Trên đường hành quân ra Bắc đánh đuổi 29 vạn quân Thanh, Hoàng đế Quang Trung đã dừng chân tại Nghệ An để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng tổng số quân lên 10 vạn, tổ chức thành 5 cánh quân thẳng tiến ra Thăng Long.  

Đêm 30 tháng Chạp, dưới sự chỉ huy tài tình của Vua Quang Trung, những chiến binh Tây Sơn quả cảm, anh dũng, hành quân bí mật, thần tốc tạo nên một chiến thắng kinh thiên động địa. Chỉ trong 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh. Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu, vua Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự vui mừng chào đón của muôn dân. 
 

Và các màn biểu diễn của môn sinh phái Nhất Nam
 
Góp phần trong lực lượng của nghĩa quân Tây Sơn có đội nghĩa binh phái Nhất Nam dưới dạng danh phái vùng Thanh - Nghệ và có những đóng góp to lớn trong chiến thắng chung của đại quân Tây Sơn. Bởi vậy ngày chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa cũng được môn phái Nhất Nam chọn làm ngày giỗ tổ môn phái. Trong lễ kỷ niệm năm nay, bất chấp thời tiết giá lạnh, các hậu duệ của môn phái Nhất Nam đã biểu diễn các màn võ thuật đẹp mắt. 

Kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa cũng là ngày giỗ tổ của môn phái Nhất Nam
 
Sau khi dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ công lao vị Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ, lãnh đạo UBND thành phố Vinh và du khách thập phương đã trồng cây lưu niệm tại Khu đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết.
 
Hoàng Lam



http://dantri.com.vn/c728/s728-559957/no-nuc-le-ky-niem-chien-thang-ngoc-hoi-dong-da.htm


__________________
____________________________

Kỷ niệm 223 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa

Cập nhật lúc : 10:45 PM, 27/01/2012

(VOV) - Lễ kỷ niệm là dịp để con cháu hôm nay nhớ đến công lao chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.  

Tối 27/1, mùng 5 tháng Giêng Âm lịch, tại Công viên Văn hóa Tao Đàn TP HCM diễn ra lễ kỷ niệm 223 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa (1789 – 2012) do Ban Tổ chức các ngày lễ lớn thành phố tổ chức. Đến dự có Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải.

Trong không khí rộn ràng, đầm ấm của ngày xuân dân tộc, ông Dương Quan Hà, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP HCM đã ôn lại chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa lịch sử mùa Xuân Kỷ Dậu cách đây 223 năm.

Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Hoàng đế Quang Trung đã chiến đấu oanh liệt, giải phóng kinh thành Thăng Long, quét sạch 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ra khỏi đất nước. Đó là một chiến công vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử và tiêu biểu trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, thể hiện truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng của toàn dân, đè bẹp ý đồ xâm lăng của giặc.

Phát huy truyền thống chiến thắng Đống Đa lịch sử, TP HCM tích cực cùng cả nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của năm 2012, để mùa xuân Việt Nam mãi là mùa Xuân chiến thắng.

Buổi lễ diễn ra ngay tại Hội Hoa xuân Tao Đàn đã thu hút đông đảo người dân đến xem và thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc biệt với các tiết mục ca nhạc, sân khấu cải lương đặc sắc: phù Lê diệt Trịnh, Danh tướng Tây Sơn, Rạch Gầm dậy sóng, Đại phá quân Thanh… Qua đó, tái hiện sinh động các trận thắng oai hùng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Ông Trần Văn Thanh, Việt kiều Pháp về quê hương ăn Tết cho biết: “Mỗi năm, tôi về nước hai lần và dịp Tết là không bao giờ thiếu, về để có thể dự tất cả phong tục văn hóa của người Việt Nam. Riêng ngày mùng 5 Tết, người dân Việt khắp nơi tưởng nhớ đến chiến thắng Đống Đa. Đặc biệt là với những biến cố hiện tại, lễ kỷ niệm này được tổ chức như một lời nhắc nhở con dân hiện tại và đám trẻ nhớ lại một câu mà người xưa vẫn thường nói: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”./.

Ngọc Xuân/VOV tại TP HCM


http://vov.vn/Home/Ky-niem-223-nam-chien-thang-Ngoc-Hoi-Dong-Da/20121/198487.vov


______________________
______________________________




Hào hùng lễ kỷ niệm 223 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

27/01/2012 09:46


(HNMO) – Sáng 27/1 (tức mùng 5 Tết Nhâm Thìn), trong tiết trời mưa xuân tuy giá lạnh và ẩm ướt nhưng hàng ngàn người dân vẫn đổ về Công viên văn hóa Đống Đa (Hà Nội) để dự lễ hội truyền thống kỷ niệm 223 năm (1789 – 2012) Ngọc Hồi – Đống Đa và dâng hương tưởng niệm người anh hùng dân tộc áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.

 Đến dự buổi lễ có bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Trung tướng Nguyễn Huy Hiệu – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng đông đảo quan khách của TP và nhiều địa phương của cả nước.

 Bắt đầu từ 7h sáng nay đã liên tục diễn ra các hoạt động dâng hương, tế - lễ khai hội của các đoàn tế lễ địa phương và nhiều miền vùng trong cả nước. Tiếp theo đó là lễ dâng hương tại chùa Bộc và chùa Đồng Quang của các đồng chí lãnh đạo, Quận ủy – HĐND- UBND – UBMTTQ và các ban, ngành đoàn thể quận Đống Đa.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Đức Học – Chủ tịch UBND quận Đống Đa xúc động nói: “Hoa đào nở báo hiệu một mùa xuân mới đã về, đó cũng là thời điểm cách đây 223 năm, vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ đã tiến công thần tốc, bất ngờ vào thành Thăng Long, đỉnh cao là trận chiến sáng mùng 5 tết Kỷ Dậu, đánh bại quân xâm lược nhà Thanh, làm nên chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, giải phóng đất nước; và từ đó ngày mồng 5 tháng Giêng hàng năm đã trở thành một ngày kỷ niệm đặc biệt thiêng liêng, trọng đại, mang nhiều ý nghĩa lịch sử đối với nhân dân ta. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa mãi mãi đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam như một bản anh hùng ca bất hủ trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước”...


“Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân trong quận luôn đoàn kết một lòng phấn đấu giành được nhiều thắng lợi mới trong công cuộc xây dựng và phát triển quận Đống Đa anh hùng. Đáng chú ý, năm 2011, kinh tế quận đã phát triển ở mức cao, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt trên 2.103 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2010. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt trên 2.916 tỷ đồng, bằng 122,5% kế hoạch năm (là một trong 2 quận có số thu cao nhất thành phố). Xây dựng cơ bản tiếp tục được quan tâm, đã đề xuất và được TP chấp thuận 4 địa diểm xây dựng trường mầm non công lập tại các phường Phương Mai, Ngã Tư Sở, Trung Liệt, Láng Thượng; phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tổ chức phân làn giao thông, chỉnh trang và thảm lại nhiều tuyến phố, giải quyết một phần tình trạng ùn tắc giao thông giờ cao điểm… Ngoài ra, các hoạt động văn hóa, thể thao, an ninh, quốc phòng… của quận cũng được củng cố và phát triển”.


Trong những ngày đầu xuân mới này, các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị, đoàn thể, nhân dân trong quận Đống Đa đã đoàn kết nhất trí cao, hăng hái thi đua xây dựng quận Đống Đa ngày càng văn minh hiện đại, xứng đáng với danh hiệu quận Đống Đâ anh hùng của Thủ đô anh hùng…


Sau lễ khai mạc, chương trình kỷ niệm lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa diễn ra đến 17h với đầy ắp các hoạt động dâng hương của các đoàn tế lễ và khách thập phương; các màn biểu diễn võ thuật, thi đấu cờ người cờ tướng; và đặc biệt là chương trình biểu diễn nghệ thuật mới của đoàn Nghệ thuật quân khu 2, đoàn quan họ Bắc Ninh.




Sau đây là một số hình ảnh của lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa 223 năm:
















 

Lan Hương


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 28/Jan/2012 lúc 4:54pm
mk
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.141 seconds.