![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Âm nhạc | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
Người gởi | Nội dung |
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() Gởi ngày: 28/Sep/2011 lúc 8:02am |
http://my.opera.com/phamngoclanguitar/blog/nhacngoaiqocloiviet
Phạm Ngọc Lân![]() Phạm Ngọc Lân hát và đàn ghi-taBlog của những bài hát được đệm đơn giản bằng đàn ghi-ta *** **** Bài hát ngoại quốc lời ViệtMonday, October 5, 2009 10:58:18 PM nhạc ngoại quốc, ghi-ta, nhạc nước ngoài, lời việt Xin bấm vào nút "Archive" bên cạnh nút "Blog" để xem danh sách tất cả các bài trên Blog này.Ave Maria Bach - Gounod Nhạc đệm của Johann Sebastian Bach (1685 - 1750) Giai điệu của Charles Gounod (1818 - 1893) Lời Việt của Phạm Ngọc Lân Phạm Ngọc Lân đàn và hát Ave Maria (có nghĩa là Chào Maria) là một bài kinh trong đạo Công giáo, đã được rất nhiều nhạc sĩ phương Tây soạn thành ca khúc. Nhưng có hai ca khúc cổ điển được biết đến nhiều nhất là Ave Maria của Schubert và Ave Maria của Gounod. Đặc biệt nguồn gốc bài Ave Maria của Gounod không theo lề lối thông thường, tức là giai điệu được soạn trước hoặc cùng lượt với nhạc đệm. Trong bài này nhạc đệm được soạn ra hơn 100 năm trước giai điệu, đó chính là toàn bộ bản Prélude (Khúc nhạc dạo) số 1 trong tập 1 của 2 tập nhạc Bach viết cho đàn phím "Clavier bien tempéré" gồm 48 khúc nhạc. Hơn một thế kỷ sau, nhạc sĩ Pháp Gounod đã viết thêm giai điệu đi kèm với bản Prélude của Bach, lấy tên là "Méditation sur le 1er prélude de Bach" (Trầm tư trên prélude số 1 của Bach), và cuối cùng, lời của bài kinh Ave Maria được ghép vào để trở thành ca khúc được lưu truyền đến ngày hôm nay, vẫn được gọi là "Ave Maria của Gounod", đáng lẽ ra, nên gọi là "Ave Maria của Bach và Gounod" thì đúng hơn. Cũng như nhiều ca khúc cổ điển bất hủ khác, bài này loan truyền khắp thế giới và được hát bằng đủ các thứ tiếng. Riêng ở Việt Nam, đã có hai phiên bản tiếng Việt, một của Phạm Duy có từ rất lâu, một của Dương Thụ gần đây hơn. Phiên bản của Phạm Ngọc Lân lấy ý của bài kinh "Kính mứng Maria đầy ơn phúc...". Tombe la neige - Tuyết rơi rơi Nhạc và lời Pháp : Salvatore Adamo, 1963 Lời Việt : Phạm Ngọc Lân PNLân đàn và hát Bài hát này của Adamo, một ca nhạc sĩ người Bỉ gốc Ý (đảo Sicile) thành danh ở Paris, nổi tiếng từ thập niên 60, đến giờ vẫn còn thịnh hành tại nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt bài này được giới trẻ Nhật nhiệt liệt đón nhận từ khi bài hát ra đời. Theo chính Adamo cho biết trong một chương trình truyền hình gần đây, phiên bản lời Nhật thịnh hành đến độ qua thế hệ ngày nay, rất nhiều người Nhật tưởng đó là bài hát của Nhật, không nghĩ đó là bài của Adamo. Người ca nhạc sĩ tài hoa này năm nay (2010) vẫn trình diễn tại Paris cũng như trên các sân khấu nổi tiếng thế giới Blue Tango - Le Tango Bleu - Tình Xanh Nhạc - Music : Leroy Anderson 1952 Lời Pháp - Paroles françaises : Jacques Plante Lời Việt : Phạm Ngọc Lân PNLân đàn và hát Nhạc sĩ người Mỹ Leroy Anderson viết bài Tango nổi tiếng này năm 1952. Ngay năm đó, bài này qua Pháp và được Tino Rossi hát với lời Pháp của Jacques Plante. Chính tiếng hát của Tino Rossi đã làm cho các thế hệ trước đây ở Việt Nam biết đến bài này. Romance - Tình Anh Romance - Tình Anh Nhạc : tác giả khuyết danh Lời Việt : Sóng Việt Đàm Giang Phạm Ngọc Lân đàn và hát Bài Romance ("Tình khúc") này có lẽ là bản nhạc ghi-ta phổ biến nhất. Tác giả không rõ là ai, nhưng bài này chỉ nổi tiếng khi được danh cầm Narcisso Yepes chơi trong phim Jeux Interdits (Những trò chơi cấm) của René Clément (Pháp) năm 1952. Vì vậy, bên Pháp bài này còn có tên là "Jeux Interdits", nhưng tên chính thức vẫn là Romance. Gần đây, trong giới thạo nhạc tây ban cầm, có dư luận cho rằng thật ra đây là một bản nhạc của Fernando Sor (thế kỷ 19), vì có người mới tìm thấy bản thảo viết tay của Sor. Nhưng cho đến nay, 2010, chưa có gì chính thức về chuyện này cả. Sóng Việt Đàm Giang đặt lời Việt với tựa đề Tình Anh, sáng tác trong những năm đầu của thế kỷ 21. Recuerdos de la Alhambra - Nhớ Vườn Hoa Xưa Nhạc Francisco Tarrega (1852-1909) viết cho ghi-ta độc tấu Lời Việt : Phạm Ngọc Lân, 2010 PNLân đàn và hát Alhambra là tên một quần thể lâu đài và vườn hoa thuộc thành phố Granada miền nam Tây Ban Nha. Đây là vết tích hiếm hoi còn sót lại của thời huy hoàng của văn hoá hồi giáo trên đất Tây Ban Nha, từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 15. Nhà soạn nhạc và danh thủ tây ban cầm Francisco Tarrega sáng tác bài "Recuerdos de la Alhambra", "Nhớ Alhambra" cuối thế kỷ 19. Tác phẩm này là một trong những sáng tác được biết đến nhiều nhất trong giới hâm mộ nhạc tây ban cầm cổ điển. Lời Việt được viết ra đây với tựa đề "Nhớ Vườn Hoa Xưa", diễn tả phần nào ý của Tarrega khi nhớ đến Alhambra, vì ngoài những lâu đài tráng lệ tại đây, Alhambra còn nổi tiếng với vườn hoa được du khách rất hâm mộ. Tristesse (Chopin) - Buồn Chia Ly Nhạc Chopin (1810 - 1849) Lời Pháp : Jean Loysel, 1939 Lời Viêtt : Phạm Ngọc Lân Phạm Ngọc Lân đàn và hát Bản nhạc bất hủ này là đoạn đầu của một khúc luyện viết cho piano (étude op. 10, N° 3). Lời Pháp viết năm 1939 với tựa đề Tristesse, Buồn. Tino Rossi, một ca sĩ nổi tiếng thời đó, đã đưa bản nhạc cổ điển này vào lãnh vực ca khúc để đời. Vivo per lei - Tôi sống vì nàng Nhạc (musique) : Manzani, Zelli, Mengali 1995 Lời Ý (paroles italiennes) : Gatto Panceri Lời Pháp (paroles françaises) : Art Mengo Lời Việt (paroles vietnamiennes) : Phạm Ngọc Lân Trình bày (interprétée par) : Andréa Bùi & Phạm Ngọc Lân Bản nhạc nguyên thuỷ được nổi tiếng nhờ danh ca Andréa Bocelli, một giọng hát Opéra người Ý, rất được mến chuộng trên thế giới, song ca với nữ ca sĩ Giorgia. Sau đó Andréa Bocelli song ca với nhiều nữ ca sĩ các nước khác, trộn lẫn hai thứ tiếng Ý và ngoại quốc, trong đó có tiếng Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha. Trong phiên bản tiếng Pháp, Andréa Bocelli hát với nữ ca sĩ Hélène Ségara năm 1997. Sérénade - Giấc Mơ Chiều Nhạc : Franz Schubert (1797-1828) Lời Việt : Phạm Ngọc Lân, 2004 Duo Andréa Bùi & Phạm Ngọc Lân Guitare Phạm Ngọc Lân Bản Sénérade nổi tiếng này của Schubert là một ca khúc được ông phổ nhạc một bài thơ của Ludwig Rellstab, và chỉ được phổ biến sau khi ông qua đời, trong tuyển tập "Tiềng hát thiên nga" (Schwanengesang). Đã có nhiều lời Việt, nổi tiếng nhất là lời của Phạm Duy có tựa đề Dạ Khúc. Lời Việt được trình bày ở đây của Phạm Ngọc Lân, viết năm 2004. Torna a Surriento - Về quê Xưa Nhạc : Ernesto De Curtis (Ý, 1902) Lời Việt : Đặng Tiến (2008) Phạm Ngọc Lân đàn và hát Surriento là một thành phố nhỏ miền nam nước Ý, trong vịnh Napoli. Năm 1902, Thủ tướng Ý đến thăm thành phố này, hai anh em De Curtis, Gianbattista (viết lời) và Ernesto (viết nhạc) sáng tác ca khúc này để ghi lại kỷ niệm thành phố đón tiếp Thủ tướng. Sau đó bài hát đi vòng thế giới và trở thành một trong những bài hát bất hủ của thế kỷ 20. Ca khúc này được hát bằng nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Bài tiếng Việt được biết nhiều nhất của Phạm Duy, Trở Về Mái Nhà Xưa. Lời Việt được trình bày ở đây của Đặng Tiến, viết năm 2008. La Cumparsita Tình Hoài Nhớ Nhạc : R.H. Matos Rodriguez (Uruguay), 1917 Lời Việt : Sóng Việt Đàm Giang, 2008 Phạm Ngọc Lân đàn và hát Bản nhạc tango nổi tiếng này sáng tác năm 1917, tác giả Matos Rodriguez là một sinh viên 17 tuổi sống tại thủ đô Montevideo của nước Uruguay, Nam Mỹ. Bản nhạc lưu lạc qua Argentine, bắt đầu nổi tiêng ở đây mà tác giả không hề biết. Sau đó bài hát qua Paris và đi khắp thế giới. Rodriguez phải mất 20 năm mới đòi được tác quyền của bài hát nổi tiếng này. Tại Việt Nam, bản tiếng Việt của Phạm Duy mang tên Vũ Nữ Thân Gầy. Bản trình bày ở đây có tên Tình Hoài Nhớ, lời Việt của Sóng Việt Đàm Giang, viết năm 2008. Les Feuilles Mortes - Mùa Thu Lá Úa Nhạc : Joseph Kosma (1945) Lời Pháp : Jacques Prévert Lời Việt : Phạm Ngọc Lân Phạm Ngọc Lân đàn và hát Bài hát nguyên thuỷ của Pháp đã nổi tiếng cả thế giói, được sáng tác bởi Kosma theo kiểu phiên khúc và điệp khúc. Bản tiếng Anh tựa đề Autumn Leaves chỉ dùng phần điệp khúc mà thôi. Phần này được Kosma viết ra theo một giai điệu của Johann Sebastian Bach. Đã có nhiều tác giả viết lời Việt cho bản này, phần lời Việt của điệp khúc trình bày ở đây cố gắng diễn tả ý của Prévert trong lời Pháp : Bài ca năm đó, Mình yêu nhau thắm thiết, Mùa thu lá úa, Kỷ niệm ngày xưa Rồi qua cơn gió, Làm bay đi lá úa, Kỷ niệm ngày xưa, Theo gió xoá nhoà Đời chia cắt tình đôi ta, Xoá mờ trong trí nhớ, Bao kỷ niệm xưa, Cả những ước mơ Và trên cát, Vết chân đôi nhân tình đã qua, Biển sóng xoá tan đi Vết tình ta... Adelita Mộng ảo Nhạc : Francisco Tarrega (1852-1909) viết cho tây ban cầm độc tấu Lời : Phạm Ngọc Lân Phạm Ngọc Lân đàn và hát Mắt nhung mơ huyền, Má lúm đồng tiền, Tóc mây nhẹ lướt, Dáng hiền Thắm tươi nụ cười, Tiếng hát ru đời, Ánh mắt cười, Sáng ngời Bao tháng ngày nhung nhớ, Bóng người trong mơ, Còn nhớ năm xưa trao câu thơ Đưa tiễn người yêu dấu, Về bến mộng mơ, Hằn in vết chân người xưa Nhớ những chiều vàng, Tiếng chim gọi đàn, Gió hôn nhẹ lướt, Phím đàn Nhớ cánh hiên ngồi, Nắn cung tơ trời, Dáng yêu kiều, Nhớ hoài Nhạc Việt |
|
mk
|
|
![]() |
|
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
Phạm Ngọc Lân hát và đàn ghi-taBlog của những bài hát được đệm đơn giản bằng đàn ghi-ta http://my.opera.com/phamngoclanguitar/blog/ Mục LụcWednesday, September 14, 2011 2:30:10 PM * Rừng Xưa Đã Khép * Thu hát cho người * 3 bài luân vũ : Thu Vàng - L'eau Vive - One Day When We Were Young * Vivo per lei - Ta sống vì nàng * Xin Cho Tôi Mục lục tổng quát : - Bài hát nhạc và lời Phạm Ngọc Lân - Bài hát Phạm Ngọc Lân phổ thơ tác giả khác * Nhạc Trịnh Công Sơn, Người Ca Thơ - Bài hát quen thuộc từ xa xưa - Bài hát quen thuộc không xưa lắm - Bài hát mới - Bài hát ngoại quốc lời Việt - Bài hát ngoại quốc - Nhạc tây ban cầm cổ điển - Cl***ical guitar |
|
mk
|
|
![]() |
|
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |