![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Lịch Sử - Nhân Văn | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
Trang of 4 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() Gởi ngày: 06/Oct/2011 lúc 9:52am |
chùa Từ Ân xưa nay
Lê Quang Thái Huế có chùa Từ Ân, từ một thảo am dưới thời Hồng Đức (1470 - 1497), chùa thôn Xuân Hòa trở thành chùa làng Hà Khê, chùa công và quốc tự trải qua 9 đời vua Nguyễn và đã đi vào khúc quanh ngặt ngoèo của lịch sử, Theo lối châu về hợp phố trở lại thành ngôi cổ tự soi bóng bên bờ Bắc sông Hương một cách tự tại và thanh thoát như trãi qua một giấc chiêm bao. ![]() ![]() ![]() Chùa Từ Ân tọa lạc tại vị thế thoáng rộng theo địa chỉ số 108 đường Nguyễn Phúc Nguyên, cách đồi Thiên Mụ chẳng bao xa. Lúc sinh thời, cố Đại Lão Hòa thượng Thích Trí Thủ cử mỗi lần lên thăm chùa Linh Mụ, đều dừng chân ghé thăm chùa Từ Ân và ngỏ lời tán thán công đức của Đức Bà Từ Dũ (Dụ), thế danh Phạm Thị Hằng.
Đức Bà là bậc mẫu nghi, để lại tấm gương sáng phụng đạo giúp đời cho con cháu tộc Phạm Đăng ở đất Gò Công có duyên lành chọn đất Phú Xuân làm quê hương thứ hai . Có một quan hệ tình thâm về huyết thống và đạo thống giữa chùa Từ Ân Huế với các đền thờ Đức Quốc Công (thờ bên ngoại vua Tự Đức) và Diên Phước công chúa (thờ chị ruột vua Tự Đức) và Nam Châu Hội quán (Huế), nơi qui tụ những người Nam bộ lập thân, lập nghiệp ở đất Thuận Hóa từ bao đời nay. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí, Thừa Thiên Phủ, Tập thượng ở trang 85, ấn hành năm 1961 tại Sài Gòn đã ghi rõ về cội nguồn của chùa Từ Ân như sau:“Chùa Thiên Ấn ở xã Xuân Hòa, không rõ làm đời nào. Đầu niên hiệu Tự Đức, Chương Hoàng hậu quyên tiền trùng tu”(1). Thiên Ấn Tự là tiền thân của chùa Từ Ân Huế ngày nay. Năm Nhâm Tuất, 1862 do vua Tự Đức kiêng tránh chữ “Thiên” cho hợp lẽ trời đất, nhà vua đã cho cải đổi tên chùa theo cách gọi hiện nay để “cầu tự”, có con trai nối dõi ngôi báu. Chương Hoàng hậu vừa là phẩm tước vừa là danh hiệu gọi tắt của Đức Bà Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị. Chùa Từ Ân được đại trùng tu vào đầu niên hiệu Tự Đức đầu năm Mậu Thân, 1848. Về sự tích chùa lấy tên Thiên Ấn là do chùa được xây theo hướng Đông Nam, lấy đồi Long Thọ làm tiền án, sông Hương làm minh đường; nói cách khác là tọa Càn hướng Tốn. Long Thọ là cổng trời, dưới thời vua Minh Mạng có dựng đình Bát giác. Từ độ cao ấy, có thể nhìn rõ kinh thành Huế: “Từ chùa Thiên Mụ đằng xa Đứng ở bờ Bắc nhìn về Nam cách ly bởi dòng Hương, đồi Long Thọ trông khác nào một quả ấn lớn do trời đất ban tặng. Vì vậy mà ngôi chùa thôn, chùa làng Xuân Hòa có tên là Thiên Ấn. Vào cuối thế kỷ 15, ấp Xuân Hòa dưới thời Lê Thánh Tông đã trở thành thôn của xã Hà Khê, là tiền thân của làng văn hóa Xuân Hòa ngày nay. Làng này có ngôi chùa cổ tự Từ Ân đã nghiễm nhiên đi vào quốc sử bằng những dấu ấn lung linh gắn liền với những biến cố éo le và nghiệt ngã của lịch sử dân tộc, vào giữa thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Tên gọi Từ Ân có nhiều nghĩa khó quên. Ngoài ý nghĩa thậm thâm vi diệu của thuật ngữ Phật học này, tên chùa còn biểu hiện vẻ thanh thoát, xuất phát từ căn nguyên của hai câu thơ ca ngợi cảnh đẹp vườn Thường Mậu, vườn ngự uyển liên quan đến sự tích của việc cày ruộng Tịch Điền (ở phường Tây Lộc), cảnh đẹp thứ 8 trong 20 thắng tích của đất Thần kinh. Vua Thiệu Trị đa tài, nhà vua là nhà thơ nổi tiếng đương thời vừa là nhà thiết kế đô thị tài ba, đã từng quán chiếu về chuyện thực tồn, để sáng tạo hai câu kết của bài “Thường Mậu quan canh” như sau: ẤU TRI GIÁ SẮC GIAN NAN SỰ Tạm dịch: Ấu thơ một thuở trông cày cấy |
|
hung0989077120@ahoo.com
|
|
![]() |
|
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
[COLOR=#0000ff size=4 face="Times New Roman, Times, serif"]
LÀNG NAM TRUNG
Một làng đặc biệt ở Huế vì dân của làng hầu hết từ Nam Bộ; đình làng đóng tại kinh thành Phú Xuân; đất làng tại huyện Phú Vang. Quá trình lập làng diễn ra :- Năm đầu niên hiệu Đồng Khánh (1886); Nghị Thiên Chương hoàn hậu Phạm Thị Hằng đã chi ra 2000 quan tiền và trích một khoảnh đất cạnh phủ thờ Đức quốc công Phạm Đăng Hưng để xây dựng Nam Châu Hội Quán (nay thuộc phường Kim Long, thành phố Huế) dùng làm nơi tổ chức các cuộc hội họp gặp mặt, giao lưu, liên lạc và tập trung tế tự vào những dịp lễ tiết hằng năm của những người gốc Nam Bộ đang cư trú trong các phủ đệ và tư giác rải rác khắp kinh đô bấy giờ.- Đến năm Thành Thái thứ 16 (1904) các bậc trưởng lão thuộc dòng họ Phạm Đăng gốc Gò Công, họ Phạm Hữu gốc ở Bến Lức, Long An cùng các dòng tộc khác ở Quảng Nam trở vào đã công đồng xinh thành lập xã hiệu Nam Trung. Trước đó, theo gợi ý của Thái Hậu từ dũ các vị chức sắc đã tìm được vùng đất rộng khoảng 100 mẫu bên bờ sông Lợi Nông thuộc tổng Sư Lỗ huyện Phú Vang nay thuộc xã Phú Đa, huyện Phú Vang. Tại đây ngoài số cư dân các dòng họ Đặng, Lê Ngọc, Nguyễn Hữu, Nguyễn Trung, Phạm Hữu, Trần và các phái Trần Công, Trương, Võ còn có sự bổ sung của cư dân lân cận quanh vùng cùng nhau làm ăn xây dựng xóm làng.- Ngày nay làng Nam Trung ở Phú Đa, Phú Vang vẫn phát triển về nhiều mặt.
![]() ![]() ...Anh nông dân chống nạng lên bục giảng Ở thôn Thanh Lam Trung (xã Phú Đa, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế), ai cũng thán phục anh nông dân Nguyễn Trai, vì anh đã chiến thắng bệnh tật để dạy chữ giúp trẻ em nghèo. Anh Trai bị teo cơ từ năm còn học lớp 9, nhờ chịu khó tập luyện nên anh vượt qua được bệnh tật nhưng vẫn khó đến trường. Hàng ngày, anh mượn sách báo của bạn bè, hợp tác xã về tự học, tự mày mò tìm kiếm. Với kiến thức góp nhặt, tích lũy được, anh đã mạnh dạn mở lớp dạy chữ cho trẻ nghèo ở đây. Lúc đầu, chỉ có vài ba em trong thôn đến học. Tiếng lành đồn xa, dần dần trẻ em trong 8 thôn của xã cũng tìm đến anh để “tầm sư học đạo”. Anh Trai tâm sự: “Năm 1985, xã Phú Đa là một trong những địa phương nghèo nhất của huyện Phú Vang, số trẻ em thất học chiếm tỷ lệ khoảng 80%. Nhìn tụi trẻ quê mình mù chữ khá nhiều, lại suốt ngày chơi bời lêu lổng hoặc lam lũ ngoài đồng ruộng, thế là tôi tính chuyện mở lớp học miễn phí tại nhà cho các cháu có cơ hội học tập”. Thấm thoắt đã 25 năm anh Trai dạy chữ trong hoàn cảnh như vậy. Thương cảnh “thầy - trò” côi cút trong căn nhà ọp ẹp, chỉ che nắng mà không che được mưa nên mới đây (2010), một nhà hảo tâm ở thành phố Nha Trang đã gửi tặng anh 28 triệu đồng để sửa sang lại căn nhà, vừa làm chỗ ở cho cả gia đình, vừa là nơi học tập của lũ trẻ nghèo trong thôn, trong xã. Lớp học của anh hiện có 23 cháu, từ lớp 1 đến lớp 3. Điều đáng nói, việc anh Trai làm từ trước đến nay đều miễn phí. Trả ơn anh, nhiều người đem biếu cân khoai, bó rau, mớ cá. Có người chờ anh dạy xong 3 tháng thì đến trả một ngày công như cuốc đất, làm vườn. Mùa vụ đến thì họ đến giúp anh xới đất trồng sắn, gặt lúa hay sửa sang lại nhà cửa trước mùa mưa bão về. ![]() Hình ảnh người nông dân lưng còng, dáng đi chậm chạp, mà bà con vẫn quen gọi “anh giáo”, đã trở thành hình ảnh đẹp của làng quê nơi đây. Ông Nguyễn Văn Huế - Trưởng phòng Giáo dục huyện Phú Vang cho biết: “Hình ảnh anh Nguyễn Trai đang ngày đêm quên mình để gieo chữ giúp trẻ nghèo thất học ở Phú Đa xứng đáng để cán bộ, giáo viên trong toàn huyện chúng tôi học tập, noi theo”. Theo Võ Văn Dần Dân Việt NGÔI TRƯỜNG BÊN PHÁ TAM GIANG Hành trình Đèn Đom Đóm có mặt tại trường tiểu học Phú Đa 3 - Xã Phú Đa - Phú Vang - Huế vào những ngày cuối tháng 2 trong những cơn mưa phùn rả rích suốt ngày, cộng với tiết trời lạnh cóng. Thế nhưng hàng ngày hơn 300 học trò tại đây vẫn đội mưa đến trường tìm con chữ cho bản thân. ![]() Trường tiểu học Phú Đa 3 nằm sâu trong con đường làng xung quanh là cát trắng, bởi cách đó vài cây số là Phá Tam Giang với sông nước mênh mông. Cuộc sống của người dân xung quanh đầy khó khăn, chủ yếu là làm nghề thợ hồ và 25% là dân vạn đò sống bằng nghề chài lưới. Nhìn bề ngoài sân trường có vẻ khá rộng rãi, nhưng hầu như các dãy phòng học ở đây điều được nhà trường tận dụng lại, bởi lẽ trước đây những phòng học ấy là khu nhà kho đựng vật tư của hợp tác xã, nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Mùa nắng còn thông thoáng, nhưng khi mùa mưa đến những phòng học ấy lại dột ẩm ướt, khiến thầy trò nghèo dạy và học thật vất vả. Thầy Lê Văn Hổ - hiệu trưởng nhà trường cho biết “Hầu như những phòng học tại đây chỉ đưa vào sử dụng tạm, bởi nó xuống cấp khá nhiều, và chưa đúng quy cách, lớp học khá chật chội, và những dãy cột có thể bị đổ bất cứ lúc nào. Đặc biệt là mùa mưa bão đến, trường không chỉ là nơi dạy học cho các em học sinh mà còn là nơi trú bão dành cho người dân trong vùng”. Mong sao có thêm nhiều bàn tay góp vào để Phú Đa 3 được xây sửa vững chắc hơn, không chỉ cho học trò yên tâm học tập mà còn cho người dân có nơi an toàn trú tránh bão. Ngọc Châu - Ngọc Hà http://www.muctim.com.vn/Vietnam/Khoa-hoc-Giao-duc/Hoc-tap/2012/3-30/49225/ Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 01/Nov/2012 lúc 8:22pm |
|
hung0989077120@ahoo.com
|
|
![]() |
|
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
NAM CHÂU HỘI QUÁN ![]() ![]() ![]() |
|
hung0989077120@ahoo.com
|
|
![]() |
|
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
đường TRƯƠNG ĐỊNH
|
|
hung0989077120@ahoo.com
|
|
![]() |
|
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|
|
hung0989077120@ahoo.com
|
|
![]() |
|
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|
|
hung0989077120@ahoo.com
|
|
![]() |
|
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|
|
hung0989077120@ahoo.com
|
|
![]() |
|
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|
|
hung0989077120@ahoo.com
|
|
![]() |
|
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|
|
hung0989077120@ahoo.com
|
|
![]() |
|
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|
|
hung0989077120@ahoo.com
|
|
![]() |
|
Trang of 4 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |