Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: NÚI NGỰ Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Chủ đề: NÚI NGỰ
    Gởi ngày: 15/Mar/2012 lúc 9:42pm
Dạ thưa xứ Huế bây giờ...

Ước chừng cũng gần 5 năm rồi, tôi chưa có dịp ra Huế lại. Tôi đã chờ đợi chuyến đi này khá lâu bởi đối với tôi, Huế luôn luôn là một thành phố quen, quen đến mức nhắm mắt lại là có thể hình dung rõ từng đường nét. Năm năm dài học ở Huế và những kỷ niệm về mối tình đầu thơ mộng ở đây khiến tôi luôn nghĩ rằng Huế là thành phố của mình, mình thuộc về Huế. Có khi, chỉ mới nhắc đến Huế thôi, trong tôi đã có biết bao điều thức dậy…

Tôi đến Huế bằng xe của Sinh Café, loại xe hai tầng, có ghế nệm nằm dài, êm ru, sang trọng, ở trên xe mà tưởng như ở phòng ngủ nhà mình. Xe chạy đến Huế lúc nào tôi cũng chẳng hay bởi Huế thay đổi khá nhiều. Tôi nhìn những tên đường quen mà không hề nhận ra những con đường, góc phố mà ngày xưa mình từng đi qua, từng gắn bó. Hàng quán bây giờ khá nhiều, xích lô cũng nhiều hơn, lập loè, bóng lộn dường như chỉ để phục vụ cho khách du lịch là chính.

Huế đón tôi bằng một ấn tượng không được dễ chịu cho lắm. Từ bến xe của Sinh Café về khách sạn tôi ở chỉ chừng 300m nhưng gã tài xế taxi Mai Linh Huế vẫn cứ vồn vã đón tôi lên để chỉ chưa đầy 2 phút sau, lại thả tôi xuống. Tôi ghé ăn bún bò Huế buổi sáng, được tính 15 ngàn đồng/ tô trong khi giá cho những người Huế nói giọng Huế là 12 ngàn đồng, kèm theo lời giải thích: “Tô nợ là tô dỏ!”. Buổi tối đi lang thang, luôn luôn gặp những gã xích lô kè kè xe bên cạnh: “Đi chơi không anh? Gái Huế trẻ, dễ thương lắm!”. Tôi đi khá nhiều nơi, chỉ thấy ở Huế và Nha Trang là hai nơi hay có xích lô rà theo khách du lịch với cùng với một câu chào mời. Vừa buồn cười vừa bực mình!

Ra Huế, tôi đi làm suốt ngày, buổi tối về nằm dài ở khách sạn, tự nhiên không muốn gặp ai, không muốn đi đâu, chỉ sợ mình trong lòng mình sẽ đổ vỡ, bởi không tìm thấy một Huế quen thuộc của mình. Quán cơm tháng sinh viên góc đường Bến Nghé- Nguyễn Tri Phương ngày trước giờ đã thành nhà hàng đặc sản. Quán sắn luộc gần trường Đại học Sư Phạm, một địa chỉ gối đầu gường của những tháng năm khốn khó giờ thành hiệu vải bán cho Tây. Cơm hến ở đường Trương Định nổi tiếng giờ cũng thấy nhạt phèo. Những quầy sách báo dọc đường Lê Lợi ngày trước, bây giờ gần như là các quầy tạp hoá với đủ thứ hàng hoá lưu niệm và tiêu dùng, trừ sách báo. Tôi nhớ hồi mình đi học, mê sách báo mà không có tiền mua, toàn ghé những quầy này để đọc chùa. Cho đến khi bắt gặp ánh mắt bực dọc của chị chủ quầy mới luyến tiếc bỏ đi. Ngày nào cũng diễn ra y như vậy. Sau này nghĩ lại, mới thấy thương chị chủ quầy báo ngày đó. Nếu là mình, chưa chắc mình đã có thể thông cảm và tử tế với sinh viên nghèo như chị!

Tôi ra Huế, bạn bè chỉ gặp duy nhất Đông Hà và Tường. Đông Hà vẫn vậy, gặp nhau là ríu rít. Ở Hà, cuộc sống luôn nhẹ nhõm và đơn giản, Hà dường như miễn nhiễm với những rối rắm đời thường dù không hẳn Hà là người đơn giản. Tường vẫn chân thành và nhiệt tình với bạn bè, nhưng trong mắt Tường, đã đọc thấy sự mệt mỏi. Thương cho thời tuổi trẻ của chúng tôi, qua mau quá. Và tôi cũng chỉ gặp Đông Hà và Tường một lần, rồi thôi! Bạn bè cùng lớp ngày xưa của tôi ở Huế khá nhiều, nhưng tôi không nghĩ nổi ra một cái tên để hẹn gặp. Những người bạn học ngày trước toàn là con gái, giờ đã chồng con đùm đề. Mối quan tâm cũng khác, suy nghĩ cũng khác. Tôi sợ phải nghe câu hỏi: sao chưa cưới vợ đi, sợ một loạt những câu khuyên răn, thương cảm, sự phải trực diện với sự một mình của chính tôi. Ngay cả tôi cũng không thể trả lời cho câu hỏi này của cuộc đời mình, chỉ thấy mình dường như bắt đầu mệt mỏi với những cuộc tìm kiếm bắt đầu vô vọng.

Ra Huế lần này, muốn mark trên blast một câu gì đó thật hay ho về Huế, không hiểu sao lại cứ nhớ đến bài “Tiễn biệt” của Thu Bồn. “Tạm biệt Huế với em là tiễn biệt- Anh trở về hoá đá phía bên kia...”. Mai tôi về rồi. Đi một mình, bằng xe hai tầng ghế nằm sang trọng của Sinh Café. Không phải tạm biệt ai. Sẽ không có ai hoá đá. Ngày vẫn cứ trôi, tôi không có gì thay đổi, không có gì mới. No news is good news, có phải vậy không?

Ngồi gõ những dòng cuối cùng này, tự nhiên trong đầu tôi bật ra hai câu thơ rất Huế của thi sĩ Bùi Giáng: “Dạ thưa xứ Huế bây giờ- Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương...”. Như một sự bất biến. Như là một ước mơ. Như Huế vẫn mãi là Huế, trong giấc mộng thời trai trẻ của nhiều người...

Và, như một nỗi niềm...


http://dinhlevu.multiply.com/journal/item/40?&show_interstitial=1&u=%2Fjournal%2Fitem

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2012 lúc 9:52pm

'Tôi sợ Huế đánh mất mình'

 

Nghe ca Huế trên sông Hương. Ảnh: Xuân Thu.

Nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân nửa mừng nửa lo khi biết thành phố này được xác định là một trong những trọng điểm của Chiến lược phát triển du lịch 2001-2010. Ông đã thổ lộ những tâm sự của mình trong cuộc trò chuyện với báo chí.

- Chính ông là người đề xuất ý tưởng biến du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Huế, từ những năm 80. Vì sao bây giờ ông lại có cảm giác này?

- Từ một nơi làm du lịch theo kiểu "mì ăn liền" như hiện nay đến chỗ trở thành một thành phố du lịch đúng nghĩa, như Venice của Italy hay Paris của Pháp, còn một khoảng cách rất xa. Nếu vẫn duy trì, tôi sợ Huế sẽ không còn giữ được nét đẹp vốn có nữa. Chẳng hạn chuyện trùng tu, người ta đã biến các di tích cổ của Huế thành những kiến trúc bền vững, thay chất liệu dân dã xưa kia bằng bêtông hay lát đá, như trường hợp sân Ngọ Môn vừa qua. Kết quả sẽ là một Huế mới, trẻ trung, nhưng lại là Huế với những thứ có thể gặp được ở bất cứ nơi nào.

- Còn dịch vụ hiện nay tại Huế, đánh giá của ông như thế nào?

- Người ta đang lầm tưởng rằng xây thêm nhiều khách sạn, sắm nhiều xe cộ, hàng lưu niệm, đóng thêm thuyền chở khách trên sông Hương... là làm du lịch tốt. Thuyền trên sông bây giờ gọi là "thuyền gà cồ" chứ thuyền rồng gì. Ca trên sông Hương giờ cũng đâu phải ca Huế nguyên bản. Làm như thế là đánh lừa du khách.

- Theo ông, để xây dựng được mô hình thành phố du lịch, Huế phải bắt đầu từ đâu?

- Quan trọng nhất là phải xác định được những tiêu chí riêng. Đặc điểm của Huế là một trung tâm văn hóa truyền thống của Việt Nam. Vậy thì trong trung tâm này có những gì để lôi cuốn du khách mà những nơi khác như Hà Nội hay TP HCM không có? Đó là cách phục trang, ăn nghỉ, thưởng thức văn hóa ngày nay của người dân; cách người ta biết, hiểu và kể được cho du khách nghe về các vị vua ngày xưa lên đò thả thơ như thế nào, nếp sống trong phủ ra sao...

Bên cạnh đó, phải xây dựng các mô hình dịch vụ hiện đại, tiêu chuẩn như bệnh viện quốc tế, phòng công chứng có đủ trình độ xử lý giấy tờ cho khách nước ngoài, hệ thống giao thông quy củ, bảng chỉ dẫn rõ ràng... Tất cả những điều trên, Huế đều còn rất thiếu.

- Cá nhân ông ước tính Huế phải mất bao lâu để trở thành thành phố du lịch đúng nghĩa?

- Đoạn đường đi ngắn hay dài không quan trọng bằng chúng ta đi bằng phương tiện gì, đi nhanh hay chậm hoặc là có chịu đi hay không. Điều buồn lòng hiện tại là có thể thấy rõ du khách đến một lần rồi ít khi nào quay trở lại.

(Theo Tuổi Trẻ)

 

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2012 lúc 9:55pm

Gần 100 nhà vườn Huế “biến mất”

TT - Huế đang nỗ lực thu hút du khách bằng việc đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia Bắc Trung bộ 2012 với chủ đề chính: du lịch di sản.

Thế nhưng, thật nghịch lý, Huế lại đang thả nổi một loại hình di sản rất đặc trưng của mình: nhà vườn.

 

Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh cuối năm 2011 đã đưa ra một con số khiến nhiều người bức xúc: gần 100 ngôi nhà vườn trong danh mục cần bảo tồn đã “biến mất” trong năm năm qua. Con số chính xác mà UBND TP Huế đưa ra vào thời điểm tháng 12-2011: hiện chỉ còn 52 ngôi nhà vườn trong danh mục bảo tồn vẫn tồn tại. Số còn lại (98 nhà) đã bị phá dỡ ngôi nhà rường, chia năm xẻ bảy ngôi vườn, xem như là “biến mất” nhà vườn - một di sản đặc trưng của Huế.

Sức ép nhà ở

Ngôi nhà vườn tọa lạc ở 38/3 Lê Thánh Tôn thuộc vùng Thành nội Huế, xây dựng từ năm 1932, là một trong 150 ngôi nhà vườn cần bảo tồn. Cách đây hai năm, hai căn nhà hiện đại (của hai người con trai gia chủ) lần lượt mọc lên “kẹp chặt” ngôi nhà rường cổ ở giữa, sân vườn và cổng nhà cũng đã được bêtông hóa. Khu vườn xưa ngày nào giờ không còn nữa.

“Nhà tôi có đến hơn 10 người, không thể sống mãi trong căn nhà cổ chật hẹp được” - người con trai của gia chủ nói. Tương tự, ngôi nhà vườn tọa lạc tại số 64 Hàn Thuyên gần đó cũng được chọn để bảo tồn, nhưng vẫn được cấp phép xây dựng ngôi nhà hai tầng sát bên ngôi nhà cổ. Khác với chủ nhân những ngôi nhà vườn phải xây thêm nhà vì sức ép về chỗ ở, ngôi nhà vườn tại 66 Đoàn Thị Điểm chỉ có một người ở, nhưng chủ nhà xây thêm căn gác lửng ở bên ngôi nhà cổ để tránh lụt.

Lần theo địa chỉ trong danh sách 150 nhà vườn được bảo tồn, chúng tôi tìm đến khu phố cổ Gia Hội - nơi nổi tiếng là đất của phủ đệ (nơi ở của ông hoàng bà chúa). Phủ thờ ngài Tuy An được xây dựng từ năm 1844 nằm ở 96 Nguyễn Chí Thanh, đã trở thành một “tổ dân phố” với 14 ngôi nhà trệt cấp bốn (mới xây sau này) bao vây ngôi nhà rường cổ năm xưa. Số con cháu của ngài Tuy An (và một số người bên ngoài) quá đông để có thể ở mãi trong một ngôi nhà cổ và giữ ngôi vườn xưa cho nguyên vẹn!

Du lịch nhà vườn “đóng cửa”

Từ nhiều năm nay, nhà vườn Huế ở Phú Mộng - Kim Long là điểm đến được các du khách trong và ngoài nước tìm đến thưởng lãm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều chủ nhân nhà vườn đã “đóng cửa” không đón khách tham quan, vì theo họ vừa mất thời gian, công sức lại không có lợi lộc gì mà cuộc sống gia đình bị xáo trộn.

Bà Nguyễn Thị Minh Trang, người quản lý ngôi nhà vườn số 1 Phú Mộng - Kim Long, nói: “dự án bảo tồn nhà vườn đã phê duyệt cả bốn năm năm nay mà nhà tôi chưa nhận được bất cứ khoản hỗ trợ nào. Hằng ngày phải mặc quần áo đẹp, pha trà tiếp khách, rồi phải giải đáp hàng trăm câu hỏi của khách mà chẳng có một đồng bạc mô cả. Nên tui đành đóng cửa nhà đi làm việc khác, không thì lấy chi mà ăn”.

Ông Nguyễn Ngọc Trinh (88 tuổi) - chủ nhân của nhà vườn Tích Thiện Viên, điểm du lịch số 5 Phú Mộng - kể nhiều lúc đành phải “nói khó” với khách là chủ nhà đi vắng, vì không thể làm du lịch không công mãi được. Dạo quanh một vòng theo “tour du lịch nhà vườn Phú Mộng - Kim Long” thấy khung cảnh buồn hiu. Hầu hết các “điểm đến” trong tour du lịch đều từ chối đón khách, chỉ số ít đón khách một cách rất miễn cưỡng. Có thể thấy, trong khi các hãng lữ hành hưởng lợi, chủ nhà vườn làm không công, còn du khách phải chịu thiệt thòi khi phải bỏ tiền ra để đi tour du lịch kém chất lượng.

Hai văn bản soạn thảo trong bốn năm

Để chặn tình trạng “biến mất” nhà vườn Huế, kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế họp cách đây hơn năm năm (ngày 10-4-2006) đã thông qua nghị quyết về “Chính sách bảo vệ nhà vườn Huế giai đoạn 2006-2010”. Tiếp đó, ngày 5-5-2006, UBND tỉnh này đã ban hành quyết định phê duyệt “Đề án chính sách bảo vệ nhà vườn Huế giai đoạn 2006-2010”, cùng với một danh mục 150 nhà vườn có giá trị cần được bảo tồn. Thế nhưng, phải hơn bốn năm sau, khi mà hiệu lực của đề án bảo tồn nhà vườn chỉ còn tính bằng ngày thì UBND tỉnh mới ban hành quyết định thành lập “Quỹ bảo tồn nhà vườn Huế” (ngày 25-11-2010). Chính trong thời gian chính quyền loay hoay với việc soạn thảo hai văn bản nói trên (chính sách và quỹ) thì 98 nhà đã... “biến mất”.

Ông Ngô Anh Tuấn - phó chủ tịch UBND TP Huế, trưởng ban quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế - thừa nhận đề án triển khai quá chậm trễ khiến một số chủ nhà vườn đợi chờ mệt mỏi. Nguyên nhân theo ông Tuấn là do công tác soạn thảo, ban hành văn bản kéo dài đến gần bốn năm, bộ máy tổ chức thực hiện nhiều thay đổi, các đơn vị liên quan hoạt động rời rạc, trong khi cơ quan chức năng lại thiếu kiểm tra, đôn đốc.

Tại kỳ họp cuối năm 2011 của HĐND tỉnh, đại biểu Lê Phùng đã chất vấn và đề nghị UBND tỉnh trả lời ai chịu trách nhiệm về việc chậm trễ này khiến gần 100 nhà vườn đã “biến mất”. UBND tỉnh đã không trả lời trực tiếp mà hứa sẽ trả lời bằng văn bản. Tuy nhiên, đến ngày 30-1-2012, bà Phạm Thị Bích Thủy - thường trực HĐND tỉnh - cho biết vẫn chưa nhận được văn bản trả lời của UBND tỉnh.

NGUYÊN LINH

 Nhà vườn Huế là một nét đặc sắc của vùng đất này, nó hàm chứa những giá trị độc đáo thuộc nhiều lĩnh vực: văn hóa, kiến trúc, lịch sử, triết học, tôn giáo, nghệ thuật... phản ánh sự kế thừa văn hóa Việt, đồng thời mang bản sắc riêng của chốn kinh kỳ xưa. Ấn tượng đẹp đẽ đầu tiên khi mọi người đến Huế là sự kết nối chặt chẽ giữa các làng truyền thống (nhà vườn) với khu đô thị trung tâm thành phố, tạo nên một không gian chuyển tiếp hài hòa giữa thiên nhiên với kiến trúc cư trú, thờ tự, sinh hoạt của con người. Nhà vườn Huế được xem như “nơi trú ngụ của tâm hồn xứ Huế”, là tổ ấm kết nối sức sống của gia đình, dòng tộc tạo nên sự đoàn kết tình thân ruột thịt, trong đó nuôi dưỡng những truyền thống tốt đẹp, nề nếp gia phong, lề thói văn hóa dân tộc...

Sở dĩ Huế trở thành di sản văn hóa thế giới không chỉ vì Huế có thành quách, đền đài mà còn có sự liên kết giữa các làng trong thành phố tạo nên bản sắc riêng của Huế. Nếu nhà vườn Huế biến mất đồng nghĩa với việc thành phố vườn mất đi. Huế không còn là Huế nữa.

Nhà nghiên cứu NGUYỄN HỮU THÔNG
(giám đốc Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế)



Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 15/Mar/2012 lúc 10:05pm
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2012 lúc 10:07pm
Lãnh đạo thành phố Huế bị "chỉnh" vì chậm bảo vệ nhà vườn
(Dân trí) - UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế mới đây đã có cuộc họp với lãnh đạo thành phố Huế và các ban ngành liên quan nhằm chấn chỉnh việc chậm trễ triển khai đề án chính sách bảo vệ nhà vườn Huế.

Đề án, chính sách bảo vệ nhà vườn Huế đã được hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, được UBND tỉnh phê duyệt từ giữa năm 2006. Đến nay đã gần 6 năm nhưng đề án chưa được UBND TP Huế và các ngành chức năng quan tâm đúng mức, ảnh hưởng lớn đến tiến độ và kết quả thực hiện đề án.

Để chấn chỉnh việc này, tỉnh đã yêu cầu thành phố Huế khẩn trương chỉ đạo Ban quản lý và Bảo vệ nhà vườn Huế tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá hiện trạng quản lý 150 nhà vườn Huế (số lượng được xác định khi thực hiện đề án). Toàn bộ hồ sơ nhà vườn đăng ký được yêu cầu gửi cho tỉnh để đánh giá, thẩm định phân loại nhà vườn Huế nhằm cho tỉnh có cơ sở phê duyệt danh mục nhà vườn tiêu biểu đưa vào hỗ trợ.

Ngoài danh mục 150 nhà đã xác định, nếu các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Huế có nhu cầu tham gia hưởng chính sách bảo vệ nhà vườn Huế thì Ban quản lý và Bảo vệ nhà vườn Huế tiếp tục điều tra, lập hồ sơ, bổ sung danh sách tiếp.

Nhà vườn Huế là 1 cấu thành hết sức độc đáo của văn hóa, kiến trúc, phong thủy từ cha ông đời xưa (mà chủ yếu từ thời 13 đời vua nhà Nguyễn (1802-1945) để lại. Nhà vườn là nơi lưu giữ tâm hồn, nguồn cội của nhiều thế hệ người Huế với nét nhẹ nhàng, thanh tao ít nơi khác có được. Nhà vườn còn là bộ phận không thể thiếu đề làm nên một xứ Huế nên thơ - mảng đất 2 di sản.


Lạc Tịnh Viên - một ngôi nhà vườn Huế rất nổi tiếng trên đường Phan Đình Phùng đã đóng cửa nhiều năm qua không tiếp khách.

Tại kỳ họp HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế cuối năm 2011, số liệu thống kê đưa ra, chỉ còn 52 nhà vườn trong số 150 nhà vườn trong danh mục bảo vệ là còn nguyên vẹn. Số phận 98 nhà vườn khác phần lớn đã bị cắt xẻ, tháo dỡ, mối mọt hay nằm chung với những căn nhà cao tầng vì nhu cầu “người đông phải có  thêm đất ở” của các hộ nhà vườn trên.

Dư luận cũng đang đặt câu hỏi, không còn nhà vườn, Huế có còn là Huế như xưa? Tình trạng “chảy máu nhà rường” trước đây cũng từng xảy ra ở phố cổ Hội An và đã được chấn chỉnh kịp thời nên khu phố cổ độc đáo nhất Việt Nam này vẫn còn giữ được hồn của nó. "Bỏ mặc” nhà vườn cũng sẽ là hậu quả đáng tiếc khi những di sản văn hóa, tinh thần từ cha ông ngàn đời nay biến mất theo xu thế thị trường.

Đại Dương
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2012 lúc 10:14pm

Bé sơ sinh bị bỏ rơi ở chùa Thiên Mụ

Vào lúc 13h ngày 2/12, một trẻ gái sơ sinh đã bị bỏ rơi ngay trước cổng chùa Thiên Mụ, thuộc phường Hương Long (TP Huế). Ngay sau đó, trẻ sơ sinh này được các tăng ni trong chùa bế vào chăm sóc.

Theo các tăng ni trong chùa, trong lúc các chú tiểu quét dọn chùa vào thời điểm trên bỗng nhìn thấy một đứa bé nằm ngay trước cổng. Nhìn quanh thì chẳng thấy ai, các chú tiểu liền bế cháu bé vào chùa chăm sóc và đợi bố mẹ cháu bé đến nhận lại. Nhưng cho đến chiều tối cùng ngày vẫn không thấy ai đến nhận.

Một sư cô đang chăm sóc bé cho biết: “Bé sơ sinh này là con gái, chỉ mới 4,5 ngày tuổi lại rất yếu và nhẹ cân, có lẽ là bé bị sinh non. Ngoài trời lại đang rất lạnh nên chúng tôi phải liên tục sưởi ấm cho bé”.

Xác định đây là một bé gái sơ sinh bị bỏ rơi, Hòa thượng Thích Trí Tựu ( Trụ trì chùa Thiên Mụ ) đã trích tiền trong chùa mua áo quần, khăn tất, sữa… cho bé gái sơ sinh bị bỏ rơi này. Trụ trì còn cho biết thêm : “Từ sáng đến giờ có rất nhiều người đến tham quan chùa thấy hoàn cảnh cháu muốn xin về nuôi nhưng chúng tôi quyết định sẽ nuôi cháu cho đến khi trưởng thành”.

Đây là một số hình ảnh về bé gái bị bỏ rơi và các hòa thượng chăm sóc bé:

Bé gái 4,5 ngày tuổi bị bỏ rơi trước cổng chùa Thiên Mụ đã được các thầy đưa vào chùa mặc quần áo ấm và sưởi ấm

Chùa Thiên Mụ - Huế - nơi bé gái sơ sinh bị bỏ rơi đầu giờ chiều 2/12

Sư cô đang chăm sóc bé gái bị bỏ rơi.

Trụ trì chùa và các hòa thượng đang lắp rắp nôi cho bé.

Bé gái đã nằm tốt trong chiếc nôi điện có sưởi ấm

Theo Nguyễn Dũng - Đại Dương (DT)

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2012 lúc 10:16pm

Nhiều cổ vật quý của Việt Nam đang bị rao bán ở nước ngoài

Sau khi bài viết Một bộ tranh quý về triều Nguyễn được chào bán tại Mỹ đăng trên TTCT (số 17, ra ngày 1-5-2011), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã liên lạc ngay với đại diện của Eric Kline Books để hỏi mua bộ tranh. Đáng tiếc, Eric Kline Books vừa bán bộ tranh tại Hội chợ sách New York.

Debra Lemonds, người đại diện của Eric Kline Books, thông báo người mua bộ tranh về lễ tế Nam Giao này tại Hội chợ sách New York lại tiếp tục bán cho một người khác. Vì bộ tranh đã được bán nên Eric Kline Books đã xóa đường link http://www.klinebooks.com/cgi-bin/kline/11638.html giới thiệu bộ tranh này trên website của họ.

>> Chậm chân mua tranh quý

Quán tẩy bằng vàng có nguồn gốc từ Đại nội Huế - Ảnh tư liệu của Philippe Truong

Như vậy, mong muốn hồi hương một cổ vật quý đã không thành hiện thực. Hiện tại, tôi đang nhờ một số đồng nghiệp trong ngành bảo tàng ở Mỹ và ở châu Âu “truy tìm” tông tích người mua (thứ hai) để xin chuyển nhượng hay có thể khai thác (có trả tiền) nội dung 54 bức tranh quý này. Hi vọng điều này sẽ trở thành sự thật.

Tuy nhiên, một đồng nghiệp của tôi là Philippe Truong ở Paris (Pháp) vừa thông báo: “Vẫn còn một số cổ vật quý của VN đang được rao bán ở Mỹ và ở châu Âu”. Theo ông Philippe Truong, những cổ vật VN đang được chào bán ở nước ngoài gồm:

1. Chậu pháp lam chưng một bộ cành vàng lá ngọc của triều Nguyễn đang được một nhà sưu tập tư nhân ở Mỹ rao bán 30.000 USD. Theo Philippe Truong, đây là bộ cành vàng lá ngọc thật sự, được gia đình nhà sưu tập này lưu giữ trong hơn 50 năm qua. Tại các di tích triều Nguyễn ở Huế và tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế hiện đang trưng bày và lưu giữ khoảng 20 bộ “cành vàng lá ngọc”, nhưng tất cả đều là bản phục chế dưới triều Đồng Khánh (1885-1889), đều làm bằng gỗ thếp vàng, không có bộ nào bằng vàng thật sự.

2. Một sách phong bằng vàng (thuộc bộ sưu tập của ông Ralph Marty ở Anh) do nhà đấu giá Sotheby’s ở Paris rao bán. Sách phong này do vua Gia Long cho làm vào năm 1807 để tôn phong bà Đoàn Thị (khuyết danh), chánh phi của chúa thượng Nguyễn Phúc Lan (1601-1648).

Ngày 16-12-2010, nhà đấu giá Sotheby’s đã đấu giá thành công một sách phong khác làm bằng bạc mạ vàng, do vua Thiệu Trị tấn phong cho vợ là bà Vũ Thị Viên, từ hạng Lương tần lên hạng Lương phi vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846). Sách phong này gồm 5 tờ 10 trang, kích thước 23cmx14cm, đã bán với giá 72.750 EUR.

Báu%20vật%20triều%20Nguyễn%20đến%20Gyeongju%20-%20Tin180.com%20%28Ảnh%201%29
Chậu pháp lam chưng bộ cành vàng lá ngọc của triều Nguyễn - Ảnh tư liệu của Philippe Truong

3. Một quán tẩy (chậu để vua rửa tay trước khi cử hành những đại lễ trong tông miếu triều Nguyễn) làm bằng vàng, cũng thuộc sưu tập của ông Ralph Marty, đường kính 31,7cm. Vành trên miệng chậu có khắc dòng lạc khoản “Bát ngũ tuế kim, tam thập ngũ lượng lục chỉ bát phân, tượng tác tượng tứ phụng tạo” (vàng 8,5 tuổi, nặng 35 lượng 6 chỉ 8 phân, do thợ ở đội 4 trong tượng cục vâng mệnh làm).

Quán tẩy này đã được trưng bày trong triển lãm của nhà buôn đồ cổ Roger Keverne (London) năm 2008, thông tin trong catalogue triển lãm cho thấy quán tẩy có nguồn gốc từ Đại nội Huế vào năm 1887, trước khi được bán cho ông Ralph Marty vào năm 1926. Tuy nhiên, theo những ghi chép của linh mục Siefert mà tôi có được thì quán tẩy này có thể đã bị người Pháp lấy đi từ miếu thờ các vua nhà Nguyễn ở trong Đại nội Huế khi họ tràn vào đây cướp bóc của cải sau sự kiện “Kinh đô thất thủ” (5-7-1885).

Nhà đấu giá Sotheby’s cũng đang rao bán một số nghiên mực quý hiếm có niên đại Thiệu Trị và Tự Đức. Ngày 16-4 vừa qua, nhà đấu giá Sophie Himbaut ở Aubagne (Pháp) đã bán một mô hình bi đình lăng Khải Định làm bằng đá cẩm thạch đỏ, kích thước 190x180x170 cm. Theo khảo cứu của Philippe Truong thì đây là hiện vật do triều Nguyễn chế tác và đưa sang Pháp dự cuộc triển lãm Expo coloniale năm 1931.

Cổ vật VN hiện đang được rao bán khá nhiều ở nước ngoài, có thể tìm thông tin dễ dàng thông qua website của các nhà đấu giá cổ vật danh tiếng như Sotheby’s, Christie’s, Butterfield, Nagel, Spink... Có được thông tin thì cần phải nhanh nhạy và tất nhiên cũng phải có nhiều tiền mới có thể theo đuổi việc đấu giá.

Nhưng không phải có tiền là mua được, bởi người mua cần am hiểu luật lệ về đấu giá cổ vật, thuế, thủ tục vận chuyển, luật pháp liên quan đến việc mua bán cổ vật của nước sở tại và Luật di sản văn hóa VN mới có thể “hồi hương” những cổ vật VN đang lưu lạc.

TRẦN ĐỨC ANH SƠN



Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 15/Mar/2012 lúc 10:29pm
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2012 lúc 10:24pm

Cổ vật triều Nguyễn ở Huế có nguy cơ bị mất sạch

SGTT.VN - Gần đây, nhiều vụ trộm cổ vật liên tiếp xảy ra tại các điểm di tích và các ngôi cổ tự làm đau đầu các nhà quản lý quần thể di tích cố đô Huế. Do kẻ trộm lộng hành, các cổ vật của triều Nguyễn ở Huế đang có nguy cơ bị mất sạch.

Nhiều cổ vật bị “đạo chích” lộng hành

Tr?m%20l?ng%20hành,%20c?%20v?t%20tri?u%20Nguy?n%20d?n%20’b?c%20hoi’%20-%20Tin180.com%20%28?nh%201%29

Bộ sưu tập uống trà bằng sứ thời Đồng Khánh. Ảnh: Hồ Hương Giang

Mới đây, rạng sáng ngày 1.12, kẻ trộm đã đột nhập vào lăng Khải Định lấy đi bảy cổ vật quý giá là ngự dụng (đồ vua dùng để sinh hoạt) của vua Khải Định có xuất xứ từ Pháp và Việt Nam, như: bộ khay đồng hình bầu dục gấp khúc, có niên đại năm 1916 – 1925, dài 43,5cm, cao 11cm, rộng 31cm, mặt khay khắc chìm hai con rồng uốn quanh ô chữ nhật, trên có khắc bốn chữ Hán “Khải Định niên tạo”; bộ đồ xoáy trầu của Việt Nam gồm cối, thìa, que xoáy. Ngoài ra còn có bộ ấm bạc nặng 450g và bình rượu bằng bạc của Việt Nam cao 15,5cm, rộng 12cm cổ cao thon, thân bầu tròn có quai...

Trao đổi với báo giới, nhà nghiên cứu văn hóa Huế, ông Phan Thuận An cho biết, ông rất bức xúc trước việc những cổ vật của hoàng cung triều Nguyễn ngày càng rời xa nơi ở của nó. Đặc biệt, có những cổ vật được xem là “pháp bảo” của triều Nguyễn như Kim ngọc bảo tỷ. Theo ông An, những Kim ngọc bảo tỷ đã dần dần biến mất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Ông An kể: “Trong suốt 143 năm tồn tại với 13 đời vua triều Nguyễn đã cho chế tác và sử dụng hơn 100 Kim ngọc bảo tỷ bằng vàng và bằng ngọc – chưa kể số ấn tín quý riêng được tấn phong của các vương công. Ngoài hệ thống ngọc tỷ của vua ra, thái hoàng thái hậu (bà nội của vua), hoàng thái hậu (mẹ của vua) và hoàng hậu, hoàng phi (vợ vua) tuỳ thứ bậc, mà sẽ có ấn vàng, ấn bạc mạ vàng, hay ấn bạc. Có cả ngọc tỷ chế tác riêng cho từng vua sau khi qua đời mang tên vua có hình con rồng đứng ngẩng cao đầu”.

Kim ngọc bảo tỷ “Sắc mệnh chi bảo” thời vua Minh Mạng (ảnh chụp lại từ sách Kim ngọc bảo tỷ của hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn Việt Nam).Ảnh: Hồ Hương Giang

Theo ông An, qua nhiều bạn bè cho biết, có đến hàng trăm ngọc tỷ trên vẫn còn lưu giữ tại Hà Nội. Đặc biệt vào đầu tháng 10.2010, bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội đã khai mạc triển lãm “Bảo vật hoàng cung”, ông An được bảo tàng gửi tặng cuốn sách Kim ngọc bảo tỷ của hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn Việt Nam. Ông An đã đọc cuốn này và được biết còn lại 85 Kim ngọc bảo tỷ đang được bảo quản ở bảo tàng này.

Không ai nhận trách nhiệm để mất cổ vật

“Cũng may mắn cho chúng ta là những Kim ngọc bảo tỷ thuộc vào loại quý giá hiện vẫn còn một vài chiếc đang ở tại bảo tàng này như: chiếc Sắc mệnh chi bảo nặng 8,3kg đúc năm 1827 thời Minh Mạng; chiếc Hoàng đế tôn thân chi bảo nặng 8,7kg đúc cùng thời Minh Mạng; ngọc tỷ xưa nhất, quý nhất là Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo được đúc năm 1709. Tuy nhiên, hiện nay tôi không rõ, nhưng có hơn 100 chiếc Kim ngọc bảo tỷ khác cũng như những vật dụng bằng vàng, hoặc mạ vàng phục vụ đời sống sinh hoạt của hoàng triều hiện đang lưu lạc ở Pháp, Mỹ hay các nước châu Âu. Trong lúc đó, bảo tàng Cổ vật cung đình Huế hiện còn một ít ấn triện, nhưng đều là loại dùng cho các quan, không phải của vua, cho nên giá trị không lớn; riêng ngọc tỷ ở Huế, từ lâu đã không còn cái nào. Tại bảo tàng Cổ vật cung đình Huế hiện còn hơn 8.000 hiện vật cổ vật, so với số mất đi, cộng với số lưu lạc ở trong và ngoài nước, theo tôi, giá trị cổ vật Huế hôm nay chỉ bằng khoảng 1/10 so với thời kỳ hoàng kim của triều Nguyễn”, ông Phan Thuận An nói.

Bình sứ kiểu Meudon quà Chính phủ Pháp tặng cho vua Hiệp Hoà năm 1803. Ảnh: Hồ Hương Giang

Mới đây, trả lời báo chí về trách nhiệm của trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khi để xảy ra nhiều vụ mất trộm tại các điểm di tích, ông Phùng Phu, người đứng đầu trung tâm này nói: “Chúng tôi bị mất ăn mất ngủ vì các vụ trộm cứ xảy ra. Thời gian qua, trên cả nước đều bị mất cắp cổ vật, chứ không riêng gì ở Huế. Tuy nhiên, ở Huế đang có nhiều vụ mất cắp, trong lúc đó, toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế rất rộng lớn, với nhiều điểm di tích, nhưng chúng tôi hiện chỉ có 200 bảo vệ”.

Rõ ràng việc mất trộm cổ vật đã được cảnh báo, nhưng khi cổ vật mất đi, thì không ai chịu đứng ra nhận trách nhiệm về mình.

bài và ảnh: Hồ Hương Gian



Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 15/Mar/2012 lúc 10:27pm
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.221 seconds.