![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Quê Hương Gò Công | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
Trang of 2 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||||||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() Gởi ngày: 20/Mar/2012 lúc 2:02am |
|||||||
Gò Công mênh mông tình người Cũng đã lâu lắm lắm rồi. Bao lần hứa là bao lẫn lỡ hẹn cùng quê hương Gò Công dấu yêu. Chiều thứ Sáu Sài Gòn phố thị lất phất mưa bay. Bỗng dưng buồn buồn sao sao đó trong lòng. Nhận được tin nhắn của Nhỏ: Sao lâu lắm không về thăm người ta hỡi người. Đọc tin nhắn mà miệng mủm mỉm cười với cái dỗi hờn trách móc mộc mạc chất phác của Nhỏ bạn quá chừng chừng. ![]()
Gò Công một vùng quê yên tĩnh và bình yên quá chừng chừng. Nằm không xa Sài Gòn là bao, mất chừng hơn 2 giờ xe máy là đã đến Gò Công rồi. Một miền quê có đủ đầy ruộng đồng sông nước và biển trời bao la. Gò Công nay đã có nhiều khác lạ đổi thay trong mắt ai đó khi lâu lắm chưa ghé lại nơi này. Phải nói Gò Công là một vùng quê còn lắm hoang sơ và phong phú bao điều. Cũng như tấm lòng của người dân nơi này. Tôi nhớ lại, ngày mà Nhỏ còn là một cô bé sinh viên mới ra trường ghé lại công ty tôi thực tập. Sự ngỡ ngàng trước bao điều xa lạ. Tưởng xa hoài đâu có gần gũi bao giờ. Vậy mà rồi tất cả đều trở nên ấm áp thân thiện đến vô chừng. Kể về Nhỏ thì có nhiều điều để nhớ nhưng có một điều mà tôi nhớ mãi... Nhỏ không chịu gọi tôi bằng chú mà cứ gọi là anh chi chi đó thôi. Đêm về Gò Công đã yên tĩnh ban ngày, nay lại tĩnh lặng hơn bao giờ hết. Ngoài kia biển vẫn mênh mông cồn cào thao thức với bao hoài mong trong lòng biển. Nơi đây là bờ cũng đợi chờ những dịu ngọt khát khao của tình biển. Có đi trong đêm mới biết Gò Công mênh mông rộng lớn và bao la thế nào. Gió về khuya từ biển càng thổi mạnh vào đất liền, xa xa là những ánh đèn trên tàu thuyền ra khơi đánh cá. Những vì sao lung linh trên trời cao cứ đưa mắt dõi theo từng bước chân hằn in trên nền cát biển. Thênh thang một đêm với đất trời Gò Công mới thấy lòng như được trải rộng.
![]()
Hai ngày một đêm ghé lại Gò Công để rồi khi trở lại với phố xá Sài Gòn vẫn còn bao điều lưu luyến vướng bận lòng mình. Lời của Nhỏ còn âm vang trong gió đêm. Hờn có trách cũng không thiếu. Bữa cơm chiều đã muộn với Tía Má nhỏ với bao lời dặn dò: Thi thoảng nhớ ghé về Gò Công chơi nghe bây. Chao ôi! Cái từ "bây" không hề xa lạ chút nào mà lại thân thương gần gũi quá chừng. Để khi về với thị thành mà vẫn thấy một tình người mênh mông chất phác mộc mạc sao mà thương quá thương. "Mơi về trển nhớ bẻ vài mớ dừa, mớ Sa ri mần quà cho tụi bạn nghe bây." Chỉ bấy nhiêu thôi, lời của Tía Má Nhỏ bạn đã làm tôi thật sự xúc động trong lòng. Người quê thiệt thà chất phác, không cầu kỳ văn vẻ như người phố xá... Gò Công nơi không phải là chốn sinh ra nhưng nơi ấy đã để lại nhiều kỷ niệm trong ký ức khó phai nhạt lòng. Dẫu biết cuộc gặp gỡ nào rồi cũng chia xa bịn rịn lưu luyến trước giờ tiễn bước chân nhau. Nhưng ở cái xứ gần sông gần biển của Gò Công làm nao nao chút gì đó trong lòng. Nhớ đêm Gò Công, nhớ cả tiếng sóng vỗ về trong đêm lạnh... Gò Công.
![]()
Nhỏ chi chi đó: "Nói nghe nè... Bộ ở trển zui lắm hả?" Dấu chấm quèn: "Đối với tui thì vui buồn luôn có sự thỏa hiệp nào đó đó thôi. Bởi vui hay buồn nhiều khi không có cả lý do nào hết mà. Về đây chơi là vui lắm lắm rồi. Được hít thở mùi gió sông,mùi của ruộng đồng và cả mùi tanh tao của biển làm lòng vui chi lạ." Nhỏ chi chi đó: "Cũng biết nịnh ngọt người ta quá hén? Sao lâu lắm không về thăm quê tui vậy nè? Hình như là..." Dấu chấm quèn: "Mần ơn đừng lấp lửng chi một câu nói. Tim tui vốn đã yếu lắm rồi, xin đừng làm tim tui phải hồi hộp thêm hơn vì những lời lấp lửng đó... hình như là gì vậy ta?" Nhỏ chi chi đó: "Có phải trong ông ngần ngại như câu nói mà ngày tui gặp ông ở chỗ làm... "Chơi với dân Sài Gòn mất cái Đòn cũng còn được cái Ghế. Chơi với dân Quê mất cả Ghế lẫn Đòn" phải hôn nè?" Dấu chấm quèn: "Tỉnh hay Quê thì tui không ngần ngại gì nhưng vì bận bịu với bao lo toan thường ngày. Lâu không về Gò Công chơi... mà mỗi lần về chơi là Nhỏ cứ hay hờn hay dỗi nên làm tui ngại đó mà..." Nhỏ chi chi đó: "Ông nghĩ bị trách oan lắm sao nè? Người chi mà vô tình thấy ghét ghê vậy đó." Dấu chấm quèn: "Bà thì lúc nào mà chẳng ghét...? À mà nè, có thương hồi nào đâu mà ghét hoài vậy ta? Đừng nói với tui là "Ghét trước thương sau" đó nha" Nhỏ chi chi đó: "Với gái quê thì trước cũng như sau thôi ông à. Một là một hai là hai thôi. Không có vòng vo như người ở phố hay nói đâu nghen. À mà hỏi nhỏ chút nè, "Bệt hai người" là sao mà tui không hiểu chút nào hết trọi..." Dấu chấm quèn: "Thì cũng giống tui với Nhỏ đang lang thang trên bờ biển vắng vắng lúc này vậy đó mà..." Nhỏ chi chi đó: "Hèn gì đâu có nhớ tới chi cái xứ Gò Công này chút nào đâu. Ghét ghê vậy đó." Dấu chấm quèn: "Ghét tui mơi mốt tui không dám về chơi nữa đâu nghe." Nhỏ chi chi đó : "Người ta ghét dễ thương đó mà..." Dấu chấm quèn: "Ghét dễ thương là ghét sao ta? Chưa nghe kiểu ghét này bao giờ đâu nha." Nhỏ chi chi đó: "Ghét dễ thương là thương nhiều hơn ghét đó mà. Làm lơ hay quá hén?" Dấu chấm quèn: "Chỉ nhiêu đó thôi mà cũng bày đặt quanh co khó hiểu quá chừng luôn. Đong đưa thấy ớn..." Nhỏ chi chi đó: "Người ta thích mà... hehehe" ... Tạm biệt miền quê yên ả Gò Công với bao điều bận bịu của lòng. Bất chợt ngân nga tha thiết mênh mông trong gió chiều hôm, day dứt lòng... Dưới nắng hồng, tôi đi giữa Gò Công. Đất như cao, trời như thấp lại Trong khoảng không trên sóng biển chập chùng, Chỉ còn lại dáng mẹ hiền Gò Công...
http://yume.vn/news/cate/subcate/go-cong-menh-mong-tinh-nguoi.35A895EB.html
|
||||||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||||||
![]() |
||||||||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||
ĐỢI NHAU MỘT CHUCHUYẾN PPHÀPhà Mỹ Lợi nằm trên sông Vàm Cỏ Đông, nối hai huyện Cần Đước của Long An và Gò Công đông của Tiền Giang. Bến phà đông hơn ngày thường bởi mọi người đều về quê ăn Tết. Sau khi mua vé, chúng tôi được 'nhốt' vào nhà chờ. Lượng khách nhiều và chật như nêm cối.Nguyễn Thùy Vân Bốn phía nhà chờ là rào sắt. Ai cũng ngóng ra giữa dòng sông để mong thấy chuyến phà từ bờ Nam cập bến bờ Bắc. Họ chung tâm trạng nôn nóng được sớm trở về nhà trước lúc lên đèn. Những lúc như thế tôi nhìn xung quanh xem có gặp lại người thân hay bạn bè cũ lâu ngày không? Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Gò Công yêu thương nên dù đi đâu về đâu thì Gò Công cũng là nơi tôi háo hức, mong ngóng quay về. Chiếc phà này đã đưa đón biết bao cặp uyên ương xe duyên ngang đây. Còn 1, 2 năm nữa thôi phà Mỹ Lợi sẽ được thay bằng một chiếc cầu khang trang, sạch sẽ và thuận tiện hơn cho việc đi lại, vận chuyển của mọi người. Không biết tôi, các bạn tôi và mọi người có còn cái cảm giác chờ nhau, hẹn nhau và gặp nhau trên chiếc Phà Mỹ Lợi này nữa hay không? Ngày chúng tôi tốt nghiệp lớp 12 cũng là lúc chúng tôi chia tay nhau, chia tay mảnh đất Gò Công nhiều kỷ niệm của tuổi học trò. Trao cuốn lưu bút cùng những món quà tự làm, tôi nắm chặt bàn tay từng đứa trong đó có cả thằng bạn mà tôi ghét nhất lớp: "Cố gắng học và làm việc, chúng ta sẽ gặp lại nhau nhé". Rồi mỗi đứa một nơi, mỗi đứa một ba lô hành trang cho cuộc sống. Có đứa tiếp tục theo con đường học vấn, có đứa phải bon chen kiếm sống với đời, có đứa thành gia lập thất yên phận tại quê nhà. Năm thứ nhất chúng tôi còn họp nhau đông đủ vào mùng 3 Tết tại nhà thầy cô chủ nhiệm, năm hai thưa dần, năm ba vắng khá đông và đến hôm nay chúng tôi mất liên lạc mà có gặp cũng chỉ vài đứa đếm trên đầu ngón tay. Rồi cứ thế cuộc sống tiếp diễn, cơm áo gạo tiền đã cuốn chúng tôi theo dòng xoáy cuộc đời. Trong những dòng người hối hả trên đất Sài Gòn này chúng tôi không thể tìm thấy nhau và cũng không có thời gian để gặp hay gọi nhau tiếng "mày ơi" như ngày xưa nữa. Điều chúng tôi còn hy vọng là sẽ được gặp, gọi nhau trên chuyến phà về lại Gò Công. Mỗi lần cuối tuần hay dịp lễ Tết chúng tôi háo hức lắm. "Mai về sớm mày nhé, kẹt phà đấy". Mỗi lần kẹt phà mệt lắm nhưng lại vui. Những lúc ấy chúng tôi có thời gian nói chuyện với nhau, tâm sự hỏi han về cuộc sống dù vỏn vẹn chỉ 15 phút thôi nhưng có rất nhiều chuyện. Và có thể chúng tôi sẽ tìm đâu đó trong đám đông một người bạn năm xưa mà lâu rồi không gặp lại.
Bạn biết không, có một lần tôi về quê vào cuối tuần, trời đã bắt đầu chạng vạng và mọi người ai cũng háo hức tranh thủ về nhà cho kịp bữa cơm chiều cùng gia đình. Tôi cũng thế. Khi đứng trong nhà chờ đợi phà, nhìn xung quanh chẳng thấy đứa bạn hay người quen nào cùng về, cảm giác trống trải lắm, thế là không gặp lại đứa nào rồi. Tôi lên phà, chạy khoảng độ 2 phút thì bất chợt tôi nghe: "Vân, Vân phải không? Có nhớ tui không?" Như phản xạ tôi quay lại nhìn mặc dù không biết có phải kêu tôi hay không? Ôi! Chính xác là tôi rồi, một cảm giác nín thở khi gặp lại thằng bạn xưa, khuôn mặt thân quen, dáng đi thân quen chỉ có khác là chúng tôi đã lớn và khuôn mặt đã chững chạc ra vì nhiều năm bon chen với cuộc sống. Ôi trời ơi! Khuôn mặt này, dáng đi này, giọng nói này, nụ cười này quá thân quen của những năm tháng học trò, chạy nhảy đùa giỡn trong trường, trong lớp. Cái bất ngờ với tôi là... tôi quên mất... tên hắn rồi. Lục lại trí nhớ, tôi cũng không nhớ ra nổi thằng bạn này tên là gì nữa, tôi chỉ nhớ nó ít nói nhất lớp, hiền nhất lớp và ngồi cuối lớp. Chúng tôi huyên thuyên với nhau, hỏi thăm gia đình, công việc nhưng khổ nỗi cả hai không xưng "tên" mà xưng "ông bà". "Ông đang ở đâu và làm gì? Có liên lạc với đứa nào cùng khóa và lớp mình không?" -"Bà có gia đình chưa? Công việc ổn chứ?"... cứ thế hỏi nhau biết bao câu nhưng có một câu hỏi mà tôi không dám nói là: "Ủa ông tên gì vậy?" Hắn nhớ tên tôi như thuộc lòng và kể ngày xưa tôi trong lớp như thế nào, đứa kia như thế này thế nọ, còn tôi chỉ nhớ được một vài chi tiết nổi bật nhất lớp mà thôi. Thì ra hắn ngày xưa ít nói nhất, hiền nhất và hôm nay gặp lại tôi mới biết hắn quan sát mọi người trong lớp cũng chi tiết nhất nữa... Cứ thế khi phà gần cập bến chúng tôi trao đổi nhau số điện thoại để còn liên lạc nhau, vậy mà tôi vẫn chưa biết hắn tên gì? Chúng tôi chia tay khi gần về tới nhà. "Tết về gặp nhau ông nhé". Hắn đáp chắc như đinh đóng cột: "Tui sẽ gọi điện cho bà". Tôi về đến nhà, tay cầm số điện thoại mà chẳng biết lưu thế nào. Tôi bắt đầu đặt tên cho hắn "Nam ư? Bình ư? Hay Hải ư? Tất cả đều không phải, thôi thì lưu... "thằng bạn bến phà" vậy. Vì cuộc sống mưu sinh, chúng tôi không có thời gian để họp mặt nhau. Những ngày Tết, ngày lễ và những ngày cuối tuần, có đứa được về quê sớm để đoàn tụ gia đình, có đứa phải ráng tăng ca kiếm thêm tiền mua áo mới cho những đứa em, cùng gia đình đón cái Tết đầy đủ, sung túc, có đứa phải đăng ký làm luôn những ngày Tết vì kinh tế khó khăn... Những ngày Tết có đứa nghỉ rất ít, có khi 2, 3 ngày nên phải tranh thủ thời gian cho gia đình mà không dám đi đâu chơi cả. Và chúng tôi lại không được gặp nhau vào những ngày Tết bận bịu như thế, không được họp mặt và trò chuyện hay đi chơi như thời còn là học sinh. Nhưng mong rằng, mỗi lần về lại mảnh đất Gò Công thân thương, chúng tôi sẽ được gặp nhau trên chuyến phà và chiếc cầu Mỹ Lợi tương lai để còn có thể hỏi thăm, chia sẻ nhau về cuộc sống xa quê và ôn lại kỷ niệm thời cấp sách đến trường. |
||||||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||||||
![]() |
||||||||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||
QL50 – con đường được đánh thức
Lịch sử ghi nhận, tuyến đường bộ đầu tiên nối liền miền Tây với miền Đông Nam Bộ không phải là QL1A ngày nay, mà là 1 con đường khác, đó là QL50. Con đường ấy suốt thời gian dài đã bị lãng quên, mãi tới gần đây nó mới được đánh thức. Công trình nâng cấp QL50 đang sắp hoàn thành sẽ giúp cho đồng bằng có thêm 1 tuyến giao thông quan trọng dọc theo biển, góp phần đánh thức nhiều vùng đất đang còn ngủ quên. Con đường thời khẩn hoang Quê tôi nằm bên cạnh QL50, thuộc huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Tôi còn nhớ, vào thập niên 1960, lũ trẻ chúng tôi rất ấn tượng với những chuyến xe khách Gò Công chạy ngang đây. Thuở ấy QL50 đã là đường nhựa, những chiếc xe khách Gò Công mới “nhập cảng” chạy như bay trên đường quốc lộ. Lớn thêm một chút, tôi mới biết tuyến xe ấy xuất phát từ tỉnh Gò Công (nay là thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang) đi Sài Gòn. Lớn thêm chút nữa, khi tìm hiểu lịch sử vùng đất Nam Bộ, tôi biết rằng tuyến QL50 này có từ rất sớm, là tuyến đường bộ đầu tiên nối miền Đông với miền Tây Nam Bộ, giúp những lưu dân từ miền ngoài vào đi khai khẩn vùng đất đồng bằng còn hoang hóa. Đến khi Pháp xâm lược nước ta, chính quyền thuộc địa cho xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, thì QL50 vẫn là con đường bộ thông dụng từ Sài Gòn về Mỹ Tho và miền Tây. Vào khoảng thập niên 1970, đoạn QL1A (lúc đó gọi là Lộ 4) được xây dựng hiện đại với 2 cây cầu bê tông vĩnh cửu Bến Lức và Tân An cho phép xe qua lại nhanh chóng, thuận tiện. Xe cộ các loại đi lại giữa Gò Công và Sài Gòn chuyển sang đi trên QL1A, tuyến QL50 từ đó bị “bỏ hoang”, con đường ngày càng xuống cấp nặng nề, đầy ổ gà, ổ voi, không còn sử dụng được. Những địa phương nằm bên QL50 một thời nhộn nhịp đã trở nên đìu hiu, cách trở. ![]() Sau giấc ngủ dài Cách đây khoảng 5 năm, dự án nâng cấp, mở rộng QL50 được Bộ GTVT và các địa phương trong vùng triển khai thực hiện. Công tác đền bù giải tỏa được thực hiện nhanh chóng nhờ giá đền bù thỏa đáng và tâm lý chờ mong con đường của người dân. Sau mấy năm thi công, tuyến đường đã cơ bản hoàn thành. Một ngày đầu tháng 4.2011, người viết đã có chuyến đi dọc theo tuyến đường. Bắt đầu từ đại lộ Nguyễn Văn Linh thuộc xã Đa Phước – huyện Bình Chánh, tuyến đường được phủ thảm nhựa phẳng lỳ đi qua địa phận huyện Cần Giuộc, rồi Cần Đước (thuộc Long An). Ngoài đoạn tránh thị trấn Cần Đước còn đang thi công dở dang và một vài chỗ chưa phủ nhựa, còn lại tuyến đường cơ bản đã hoàn thành. Tôi không phải đợi lâu để qua phà Mỹ Lợi vượt sông Vàm Cỏ, ranh giới tự nhiên giữa Long An và Tiền Giang. Dự án bắc cầu Mỹ Lợi đang khởi động, khi mà chiếc cầu này hoàn thành sau vài năm nữa, QL50 sẽ chính thức trở lại là con đường giao thông chính trong vùng. Các xã giáp sông Vàm Cỏ của huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) một thời đìu hiu giờ trở nên nhộn nhịp khi con đường đã được phục hồi hiện đại. Con đường đi xuyên qua thị xã Gò Công, rồi huyện Gò Công Tây, huyện Chợ Gạo và kết thúc tại TP.Mỹ Tho. Có thể nói, QL50 đang giúp cho các huyện phía đông tỉnh Tiền Giang hết cảnh “vùng sâu vùng xa”. Từ TP.Mỹ Tho, QL50 kết nối với QL60 đi qua các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh..., tạo nên tuyến giao thông liên hoàn dọc theo bờ biển miền Tây. Khi cầu Cổ Chiên (cùng với cầu Mỹ Lợi) thi công hoàn tất, tuyến đường ven biển này sẽ chứng tỏ hết sự tiện dụng cho phát triển KT-XH vùng duyên hải miền Tây! Kỳ Quan Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 20/Mar/2012 lúc 3:06am |
||||||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||||||
![]() |
||||||||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||
GÒ CÔNG – NỖI NHỚ --- ooo --- Lâu, không về Gò-Công Nhớ Gò-Công da diết Mười năm rồi cách biệt Thị xã – vẫy tay chào! Tháng tư nào vào Hạ Rát mặn nắng Tân Thành Bụi đường in đỏ lá Vẫn dịu dàng – mắt anh. Tháng bảy mưa sùi sụt Chim mớ ngủ trên cành Kiến ngồi nhà, ngại gió! Vẫn nồng nàn – mắt anh! Chợt một chiều chớm Đông Bài Thơ tình lỡ dỡ Vẫn mắt anh … bão bùng !!! Thị xã thành nỗi nhớ Em gọi thầm: GÒ CÔNG! Chiều nay ngồi thương quá, Gò Công đôi mắt xưa Mười lần me thay lá Viết bài thơ: Sang Mùa! - Bút hiệu khác: Ngọc Hải, Phan ngọc Thủy Chung. - Sinh nhật: 16-09 - Hiện là Giáo viên dạy Toán, sống tại TPHCM. - Năm 1978 công tác tại Sở Văn Hóa- Thông Tin Tiền Giang, phụ trách và Biên tập Tập san "người tốt, việc tốt" HOA ĐẸP TIỀN GIANG. - Năm 1989, thành viên BBT tạp chí SÔNG TIỀN của Sở VHTT Tiền Giang. * Hội viên hội VHNT tỉnh Tiền Giang từ năm 1982. @ Tác phẩm chính: - PHÙ DU- tiểu thuyết - nhà xuất bản Long An năm 1991. - TÌNH TRONG GIÓ CUỐN- tiểu thuyết- nhà xuất bản Tiền Giang năm 1992. * Truyện ngắn và thơ đăng rãi rác trên các tập san trong tỉnh, trong khu vực. * Thơ in chung Hội VHNT Tiền Giang. |
||||||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||||||
![]() |
||||||||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||
Mắm tép của bàSau những trận mưa rào cuối hè là chúng tôi cất được nhiều tép nhất. Những con mương nước lặng, đùng đục là nơi được chọn. Có hôm trở trời, tôm tép còn nổi lờ lờ mặt nước, chỉ cần chịu khó một chút là đã có ngay mớ tép tươi. Hôm nào được nhiều tép là chúng bạn nhảy lên sung sướng về khoe chiến công với cha mẹ chúng. Riêng tôi, mỗi khi vó được nhiều tép thì trong lòng lại trỗi lên một niềm vui khó tả, bởi tôi biết chắc một điều: ngoại sẽ làm mắm tép - món ăn mà tôi thích nhất! Từ mớ tép tôi đem về, ngoại cẩn thận nhặt từng cọng rong, hạt sạn lẫn vào trong đó. Ngoại bảo cái giống mắm tép phải làm sạch, chỉ hơi lẫn đất cát một tý là hỏng, mắm mà ngả màu thâm xỉn là coi như công toi, mà còn mất cả tiếng tăm về mắm xứ Gò Công quê mình đấy con ạ! Ngoại cẩn thận đãi đi đãi lại cho đến khi rổ tép trắng hồng mới cho vào cối đá giã, như thế mắm mới nhuyễn. Công đoạn rang thính cũng công phu. Lửa không to mà cũng không được quá nhỏ và nhất là phải đảo đều tay. Những hạt gạo vàng rộm trong chảo nở đều như những bông cau, khi chín tới đem ra giã. Xong đâu đấy, cứ một lớp tép ngoại lại bỏ vào một lớp thính cho vào hũ rồi đem nút chặt bằng lá chuối khô và để sát cạnh bếp, nhờ hơi nóng của lửa than mà mắm nhanh chín ngấu. Suốt cả tháng trời tôi cứ háo hức chờ lúc ngoại mở nút lá chuối. Khi ấy, cả căn nhà lá của bà cháu tôi sẽ sực nức mùi vị ngọt ngào, thơm lạ thơm lùng... Cứ mỗi lần trời bắt đầu se lạnh, báo hiệu mùa đông về, tôi lại nhớ ngoại, nhớ dáng ngoại lụi cụi bên bếp lửa bập bùng, nhớ đến món mắm tép đồng nổi tiếng xứ Gò Công - nhắc tôi nhớ về tuổi thơ và hương vị quê nhà. Về quê ăn mắm tép đồng Xa quê nhớ món rau đồng quắt quay Cái hương vị cay cay của mắm, mùi thơm của rau đồng rất quen thuộc với tôi. Hương vị ấy, đã gắn liền với tuổi thơ tôi tự thuở nào, mỗi khi xa quê trong tôi lại cồn lên một nỗi nhớ đến da diết.
Ngày ấy, vào mùa mưa, cả đám trẻ con chúng tôi kéo nhau ra những con mương, bờ kênh để thả vó. Những cái vó nhỏ xíu, khung được làm bằng thanh tre buộc khéo léo với một tấm vải màn, đơn giản vậy nhưng là công dụng hữu hiệu để bắt tôm, tép. Mồi nhử tôm, tép là cám được rang chín để dậy mùi hương. Xong đâu đấy, mấy đứa tôi háo hức đứa vác gậy, đứa mang vó, đứa cầm rổ hành quân đi cất vó. Sau những trận mưa rào cuối hè là chúng tôi cất được nhiều tép nhất. Những con mương nước lặng, đùng đục là nơi được chọn. Có hôm trở trời, tôm tép còn nổi lờ lờ mặt nước, chỉ cần chịu khó một chút là đã có ngay mớ tép tươi. Hôm nào được nhiều tép là chúng bạn nhảy lên sung sướng về khoe chiến công với cha mẹ chúng. Riêng tôi, mỗi khi vó được nhiều tép thì trong lòng lại trỗi lên một niềm vui khó tả, bởi tôi biết chắc một điều: ngoại sẽ làm mắm tép - món ăn mà tôi thích nhất! Từ mớ tép tôi đem về, ngoại cẩn thận nhặt từng cọng rong, hạt sạn lẫn vào trong đó. Ngoại bảo cái giống mắm tép phải làm sạch, chỉ hơi lẫn đất cát một tý là hỏng, mắm mà ngả màu thâm xỉn là coi như công toi, mà còn mất cả tiếng tăm về mắm xứ Gò Công quê mình đấy con ạ! Ngoại cẩn thận đãi đi đãi lại cho đến khi rổ tép trắng hồng mới cho vào cối đá giã, như thế mắm mới nhuyễn. Công đoạn rang thính cũng công phu. Lửa không to mà cũng không được quá nhỏ và nhất là phải đảo đều tay. Những hạt gạo vàng rộm trong chảo nở đều như những bông cau, khi chín tới đem ra giã. Xong đâu đấy, cứ một lớp tép ngoại lại bỏ vào một lớp thính cho vào hũ rồi đem nút chặt bằng lá chuối khô và để sát cạnh bếp, nhờ hơi nóng của lửa than mà mắm nhanh chín ngấu. Suốt cả tháng trời tôi cứ háo hức chờ lúc ngoại mở nút lá chuối. Khi ấy, cả căn nhà lá của bà cháu tôi sẽ sực nức mùi vị ngọt ngào, thơm lạ thơm lùng... Những buổi chiều đi học về, đói quá, chạy ù vào bếp lấy bát cơm nguội ăn với mắm của ngoại làm thì tuyệt hảo. Mùa đông, khi cơm vừa chín tới để nguyên trên bếp. Dọn mâm cơm ra chỉ có bát canh nóng, tay ngoại xới lưng cơm, khói còn nghi ngút rồi rưới đều từng thìa mắm tươi hồng, đặc sánh thì ăn chẳng biết no. Và cái hương vị đó cứ theo tôi mãi, mỗi khi xa quê làm tôi nhớ đến ngoại bởi cả cuộc đời ngoại hy sinh vì chồng con. Ông tôi mất khi ngoại còn rất trẻ, một mình ngoại chèo chống nuôi năm người con trưởng thành, dựng vợ gả chồng, đến khi chỉ còn lại một mình ngoại trong căn nhà hiu quạnh. Năm tôi mười tuổi, tôi về sống cùng ngoại. Tuổi thơ tôi sống trong sự chỉ bảo dịu dàng mà nghiêm khắc của ngoại. Nhà nghèo không đủ áo ấm, những đêm đông lạnh, ngoại lom khom đi lấy củi nhóm bếp - những cành củi ngoại tranh thủ lượm lặt lúc rảnh rỗi, bên bếp lửa đỏ hồng ngoại hơ tay, hơ ngực và hơ đầu cho tôi, vậy mà cũng qua hết mùa đông. Thấm thoắt đã mấy năm kể từ ngày ngoại mất. Chiều nay trong cái lạnh tê tái của mùa đông, tôi thầm ước gì lại được nhìn thấy bóng ngoại lụi cụi ngồi bên bếp lửa hồng, được thưởng thức món mắm tép đồng của ngoại mà ấm lòng của người con xa quê.
Võ Minh Tuấn |
||||||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||||||
![]() |
||||||||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||
Mắm tép miền TâyTheo nhà văn Sơn Nam, ở Ðồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều loại mắm: mắm cá lóc, cá rô đồng, cá trê vàng ở miệt rừng U Minh-Cà Mau, mắm Thái Châu Ðốc, tôm chua Gò Công...nhưng độc đáo, dễ ăn, hợp khẩu vị của nhiều người hơn có lẽ phải kể đến mắm tép. Mắm tép miền Tây dễ làm, không cầu kỳ, nguyên liệu lại có sẵn rất nhiều ở vùng sông nước Cửu Long. Nhưng để có những keo mắm tép thật sự thơm ngon, vừa ý, đỏ hồng tỏa hương thơm mùi mắm thì không đơn giản. Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 19/Apr/2012 lúc 4:10am |
||||||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||||||
![]() |
||||||||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||
Mắm tép: món ăn dân tộc
Trần Ai
Đã từ lâu tôi đã thử qua món ăn này, và vẫn còn nhớ mãi hương vị độc đáo của nó!. Đó là vào khoảng năm 1979-80 tôi có dịp đi lại thường xuyên giữa đơn
vị của tôi, (tôi đang ở trong bộ đội thời gian này) và đơn vị quân y là
Đội Điều Trị Tiền Phương Cánh B, đóng tại Sre Ampil, tỉnh Kohkong,
Kampuchia. Lúc này phụ trách đơn vị quân y là Đại úy Quang, (hay đã là
tá tôi không biết, thời đó không ai đeo quân hàm, và khi gặp nhau chỉ
gọi bằng tên). Đôi khi tôi được ăn cơm cùng ban lãnh đạo của bệnh xá
tiền phương này, và trong một dịp gần tết Nguyên Đán, người nhà của ông
gửi cho một lọ mắm tép rõ là to! To ở cả hai nghĩa là to về trọng lượng,
nhưng to tôi cũng gọi để chỉ con tôm dùng làm mắm của lọ mắm này là quá
to. Khi hỏi chuyện, tôi biết nó là giống thẻ biển, hay còn gọi là tôm xá pấu
(chà, cái từ ngoại lai này có lẽ của người Tiều vùng Cà Mau, tôi chưa
thử tra cứu gốc gác của từ này). Ngày ấy tôi chỉ thưởng thức mà không tìm hiểu cách làm, vì quê tôi làm gì có loài tép to đó (chỉ có hai loại phổ biến ở quê tôi là tôm càng sông và tép bạc. Tép bạc con rất nhỏ, cũng ở nhóm tôm thẻ, còn tôm càng sông thì ai cũng biết. Món mắm tép đó vừa mặn mặn, chua chua, cay cay, ngọt ngọt, bùi bùi của đạm thịt tôm, của gia vị và của quá trình lên men và chuyển chua của con mắm và rau ghém (là đu đủ bào thành sợi nhỏ, dài) trộn trong keo mắm này. Quả thực hàng chục năm sau, khi lập gia đình và về vùng này sinh sống (Cà Mau), và đôi khi tôi có ăn mắm tép, nhưng thật tình mà nói, dù nó vẫn ngon, tôi tưởng như chưa bao giờ nó ngon bằng lần tôi ăn ké ở Ban Chỉ Huy Đội Điều Trị Cánh B Tiền Phương đóng tại một xã thuộc huyện Sre Ampil, tỉnh Kohkong lần đó. Đúng là món ăn nhớ đời. (tôi vẫn nhớ chú Chín Ngân, vị tham mưu trưởng ở cùng, nay đã mất, và ông Bảy Quang này, nay đã nghỉ hưu và có bệnh viện riêng ở TP. Cần Thơ). Nhưng đây chỉ là ký ức, còn công thức dưới đây mới là chuyện thật 100%: công thức làm mắm tép mà tôi đã để công tìm tòi nhiều lần tầm sư học đạo cho đến khi gặp thày của món này, không ai khác hơn là Má vợ tôi, chủ của món mắm mà mấy ngày trước tôi có thử qua và chấm chín điểm! (Tôi đã hỏi kỹ lai lịch, công thức này có gốc gác tại xã Tân Thành, Má tôi cũng chỉ là người học lại mà thôi.) Mắm tép Cũng có thể xử lý để dùng ngay sau khi trộn bằng cách trộn đu đủ với
chút muối bọt, chanh và đường và để chừng 5 phút, rồi cho vào mắm tép,
sau đó cho rau thơm, rau răm lên bên trên.
Vài bài tìm thấy trên mạng sau đây có cách làm tương tự như phần mô tả ở trên, nhưng cũng có chỗ khác nhau dù không nhiều, xin trích lại để tham khảo: 1. Một cách làm khác: mắm tép Nhu gia: Rõ ràng theo như ghi chép bài này, thì nó cùng quê hương với cách làm tôi vừa nêu ở trên (Các bạn nhìn xa hơn một chút vào lịch sử, vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau xưa kia khi đất này mới mở tất cả đều chung trong cùng một đơn vị hành chánh là Trấn Hà Tiên, khi đó bạn sẽ không lấy làm lạ vì sao tôi nói nó cùng quê hương). URL: http://forum.quancoconline.com/forum_posts.asp?TID=418 Ngày in: 23 Tháng Mười 2011 lúc 6:57sáng |
||||||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||||||
![]() |
||||||||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||
Bánh bò
“À ơi! Nước không chưn sao kêu nước đứng? Cá không giò sao gọi cá leo? Ghe không tay sao kêu ghe vạch? Bánh không cẳng sao gọi bánh bò? Anh mà đối đặng, anh mà đối đặng, em chèo đò theo anh”
TẠ PHONG TẦN ![]() Bánh bò thì ngày nào bà ngoại cũng mua cho ăn, còn cá leo thì chưa thấy bao giờ. Tôi hỏi: “Cá leo là cá gì vậy ngoại? Ở chợ có bán hông? Ngoại mua về cho con coi đi”. Ngoại nói: “Cá leo là con cá nó biết leo lên cây. Giống như con cá leo trong truyện Tề Thiên vậy đó. Hai con cá leo yêu quái ăn trộm ngọc dạ quang trốn trên bảo tháp, bị Tôn Hành Giả quét tháp bắt được đó”. Tôi kêu lên: “Trời! Con cá leo mà như vậy thì ghê quá trời luôn. Con sợ lắm”. Từ đó, tôi hết dám đòi coi cá leo. Tôi hỏi ngoại tôi sao mà kêu là bánh bò? Ngoại tôi nói: “Tại khi đổ bột vô hấp, đổ có chút xíu bột mà bột nó bò ra đầy khuôn nên kêu là bánh bò”. Ở xóm, có bà Ba già bán bánh bò. Trưa nào bà cũng cắp một thúng bánh bò bên hông đi quanh xóm rao: “Bánh bò..ò..ò..ò..! Bánh bò..ò..ò..ò..ò..!”. Trên mặt thúng có đậy miếng bọc ni-lông nhìn vô thấy bánh bò đủ màu thiệt là hấp dẫn. Thấy bà đi ngang, đám con nít xúm nhau cùng la lên thiệt lớn lặp đi lặp lại để chọc ghẹo bà: “Bà Ba bán bánh bò bông. Bả bẻ bông bụp bị bắt bỏ bót, bả buồn bực biết bao”. Bà Ba già bán bánh bò nghe đám trẻ la hét chỉ cười hì hì. Chọc bà vậy thôi, chớ đứa nào cũng mê bánh bò của bà Ba, có tiền mua được cái bánh bò là mừng húm.
Người dân quê tôi dùng bột gạo với đường cát, đường thẻ hay đường thùng (đường mía) đổ vô khuôn bằng nhôm để làm hai loại bánh bò: bánh bò bông và bánh bò rễ tre. Ở An Giang người ta lấy đường thốt nốt và trái thốt nốt xay nhuyễn nhồi chung với bột gạo làm bánh bò, đổ vô những cái khuôn nhỏ cũng quây bằng lá cây thốt nốt rồi hấp chín, kêu là bánh thốt lốt. Người An Giang nói “lốt” chớ hổng phải “nốt”, hổng biết có phải tại nói ngọng hay không? Sau này, tôi có người quen quê An Giang, lúc nào về quê chị cũng lụi đụi xách trái thốt nốt tươi, bánh thốt nốt cả giỏ lên Sài Gòn “cho anh em ăn cho biết đặc sản quê mình”. Bánh bò thốt nốt màu vàng da bò nhạt, béo ngậy nước cốt dừa và thơm mùi đường nốt lắm.
Nguyên liệu chính làm bánh bò là bột gạo, nước cốt dừa và đường. Ngoài ra, có thể thêm màu thực phẩm lấy từ lá dứa, màu xi-rô, bột va-ni cho thơm. Ở quê làm bánh ít khi mua bột chợ mà ngâm gạo xay bột làm, xay bột tới đâu làm tới đó, bột luôn luôn mới nên mùi bánh thơm ngon hơn bột chợ.
Bột gạo nhồi với nước hoặc nước cốt dừa thành khối dẻo. Men rượu tán nhuyễn rắc cục bột đang nhồi rồi nhồi cho men thấm đều, xong để vô thau nhựa úp lại ủ khoảng 8 tiếng đồng hồ cho bột dậy. Bí quyết của người làm bánh bò là lượng men và bột, nước sao cho cân đối với nhau. Men nhiều quá bột nở tè le không ra hình bánh bò, mà ít quá thì bánh bị chai. Đường cát (hay các loại đường khác) hòa với nước nấu sôi lên để nguội, lượng đường nhiều hay ít tùy ý người làm bánh muốn bánh ngọt nhiều hay ngọt vừa phải. Bột ủ xong chế nước đường vô từ từ nhồi cho đường với bột hòa quyện đều nhau. Thêm màu sắc, va-ni vào nước đường, nhồi bột thiệt đều rồi đậy kín ủ tiếp chừng 4 tiếng đồng hồ nữa. Làm bánh bò rễ tre thì thêm vào bột củ năng cho bánh dai ngon hơn và trong đẹp hơn. Bánh bò được hấp trong nồi hấp bằng tre. Người ta xếp khuôn vào nồi hấp, rót bột vào rồi đậy lại hấp chừng mười lăm phút là chín một mẻ bánh.
Bánh bò bông khi hấp chín bột hơi đục, bên trong có rất nhiều lỗ nhỏ li ti như lỗ kim, làm cho bột xốp bung ra và nở loe như cái bông, nếu bánh màu trắng thì nhìn nó cũng giống cục bông gòn. Có lẽ vì vậy mà kêu là bánh bò bông. Bánh bò rễ tre thì khi hấp chín bột trong trong, trên mặt bánh có nhiều lỗ nhỏ thoát hơi lớn hơn lỗ trên mặt bánh bò bông, nhưng đến nỗi thành “mặt rỗ” mà vẫn giữ được độ láng mịn. Cắt bánh ra mới thấy trong ruột bánh có nhiều đường hầm hố, hang hốc loằng ngoằng liền nhau giống y như bộ rễ dưới gốc bụi tre già. Bánh bò bông thường đổ trong những khuôn nhôm nhỏ bằng cái chén chung uống rượu, lại pha thêm nhiều màu sắc xanh hồng vàng trắng đặng dễ bán cho con nít. Nếu người lớn mua thì nhất định phải đòi mua cho đủ màu, mỗi cái bánh một màu mới chịu. Bánh bò rễ tre ít khi đổ trong khuôn nhỏ, mà đổ trong cái xửng nhôm cao bự cỡ cái mâm ăn cơm, vành xửng cao chừng 5 phân. Bánh hấp chín, lấy con dao bén cắt thành từng miếng hình thoi, rồi mới lấy từng miếng bánh ra bán. Bánh bò ăn có vị hơi ngọt, một chút xíu vị chua, và béo béo nhờ nước cốt dừa. Có điều lạ là xứ tôi người ta làm bánh bò bông thì cho thêm nhiều màu sắc xanh vàng này nọ, còn bánh bò rễ tre luôn độc một màu trắng tinh (nếu dùng đường cát trắng) hoặc màu vàng ngà, vàng da bò sậm (nếu dùng đường thùng, đường tán), mà không thấy người ta cho màu vào bánh bò rễ tre bao giờ. Bánh bò bông của bà Ba làm đẹp lắm. Màu trắng thì trắng như bông gòn, màu hồng phơn phớt, màu xanh như ngọc, màu vàng như ánh nắng ban mai. Vào thập niên 80, không có đường cát trắng làm bánh, nên người ta làm bất cứ thứ bánh nào cũng dùng một thứ đường thùng duy nhất màu vàng da bò sậm, thành thử bánh gì cũng có màu vàng sậm hết trơn, bánh bò bà Ba cũng hết đẹp luôn. Lúc nhỏ, tôi thấy người dân quê tôi ăn bánh bò như một thứ quà bánh thêm vào sau bữa cơm chính buổi sáng. Sau giấc ngủ trưa, cả nhà ngồi trước hàng ba hóng mát và nhẩn nha thưởng thức mùi vị béo ngậy, ngọt ngào, thơm lừng, xôm xốp hoặc dai dai giòn giòn của miếng bánh bò xen lẫn tiếng cười đùa vui thích của đám trẻ con. Tôi thích ăn bánh bò rễ tre hơn bánh bò bông vì có cái thú nhai miếng bánh dai dai, giòn giòn trong miệng.
Những ngày cúng giỗ ông bà, đám thôi nôi, đầy tháng của bất cứ gia đình nào cũng không thể thiếu món bánh bò trên mâm cỗ cúng. Tuy nhiên, bánh cúng thì người ta làm bánh bò bông chớ không làm bánh bò rễ tre. Tôi hỏi mẹ tôi: “Bánh bò rễ tre ăn cũng ngon lắm, sao người ta không làm cúng hả mẹ?”. Mẹ tôi nói: “Bánh cúng phải nguyên cái, nhiều cái mới sung túc. Bánh bò rễ tre thì cắt ra từng miếng thành bánh vụn như vậy không tốt”. Sau này, tôi mới biết tại dân xứ tôi đổ bánh bò rễ tre trong cái xửng cho bự rồi cắt miếng ra, thành thử không dám đưa lên bàn cúng, sợ ông bà “chê” bánh vụn, chớ ở Sài Gòn, bánh bò nào họ cũng đổ khuôn nhỏ nhỏ hết, nên bánh rễ tre cũng ra nguyên cái, cúng loại nào mà chẳng được. Ở Sài Gòn, bánh bò là món phụ bán kèm theo những xe bánh tiêu, dò chéo quẩy (dò cháo quẩy) bán rong trên đường phố. Không hiểu sao người ta hay ăn bánh bò bông kẹp trong cái bánh tiêu chiên hay cái bánh dò chéo quẩy. Có lẽ cái ngọt của bánh bò và cái béo dầu mỡ của 2 thứ bánh này cộng lại làm nên một hương vị ngon miệng hơn. Và món bánh tổng hợp này trở thành món ăn sáng bình dân cho giới lao động. TPT |
||||||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||||||
![]() |
||||||||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||
CÁI ỐNG THỔI LỬA…
Những ngày thơ ấu sống nhờ bên ngoại, tôi vẫn thấy bà ngoại
tôi mỗi lần nấu cơm bằng “cà ràng” phải quạt lửa rất cực, gặp củi ướt
chưa kịp khô thì còn vất vả hơn nữa…
Ông ngoại tôi bèn làm cho bà một cái ống thổi lửa bằng một đoạn cây trúc rỗng, từ ngày có cái ống thổi bà tôi không còn phải cật lực quạt “phành phạch” vào cái bếp lò để cho lửa cháy lên, mà bà chỉ cần kê đầu ống thổi vào gần mớ củi đóm đang cháy lom đom, thổi phù phù vài hơi là lửa bén lên ngay! Nông thôn không có nấu, nướng bằng than đước – than đước là thứ hàng “xa xí phẩm” chỉ dùng cho…sản phụ “nằm ổ”! – mà toàn là nấu bằng củi trâm bầu, củi các loại cây tạp gặp ở đâu đó là cứ chặt về, phơi khô để dành dùng dần. Đống củi nhà ngoại tôi chất theo hình khối, củi nhiều ơi là nhiều! Hoặc khi sử dụng trái dừa xong bất kể là dừa tươi hay dừa khô, ngoại tôi đều đem phơi khô hết để dành cho công việc nấu ăn. Nấu ăn bằng vỏ dừa hoặc gáo dừa khô cũng ngon lắm, lửa cháy rất đượm, sau khi nấu xong còn gắp phần than đang cháy đỏ mà ủi quần áo trong cái bàn ủi đồng thau (có hình con gà ở trước mũi bàn ủi), hoặc dùng than miễng gáo nướng vài cái bánh phồng mì, phồng sữa hay bánh tráng dừa – tráng từ dịp Tết nên lúc nào cũng có trong nhà - để ăn tráng miệng quả là “nhất cử tam tứ tiện”. Ngày tôi về thị xã, cứ nằng nặc xin bà ngoại cái ống thổi lửa cho mẹ tôi nấu cơm, vì tôi thấy mẹ tôi cũng cực trần thân với ba cái than mua ngoài chợ, gặp than đước còn đỡ chứ gặp than mắm hầm chưa tới, than cầy là bó tay! Bà cũng chìu tôi, gói cẩn thận cái ống thổi lửa cho vào túi xách để tôi mang về thị xã cho mẹ tôi, còn ông ngoại sẽ làm cho bà cái ống thổi lửa khác tre, trúc quê tôi thiếu gì! Tôi hý hững mang cái ống thổi lửa về khoe với mẹ tôi, bà cốc vào đầu tôi: “ Nhà mình nấu ăn bằng “rề-sô” rồi, chỉ dùng dầu hôi chứ đâu có nấu than nữa, con mang về làm chi?”. Và bà đem cái ống thổi lửa cất vào trong góc bếp, không đụng tới làm tôi buồn mất mấy ngày. Về sau, cuộc sống kinh tế gia đình ngày càng khó khăn, mẹ tôi chuyển qua nấu bằng củi, tôi mới mười mấy tuổi đầu đã phải đạp xe từ Mỹ Tho về tận Bình Ninh (Chợ Gạo), chặt từng ôm củi, buộc vào “ba ga” xe mà chở về cho mẹ tôi nấu ăn! Lúc này, mẹ tôi mới nhớ tới cái ống thổi lửa của bà ngoại mang ra dùng, cái ống phát huy tác dụng ngay lập tức, chỉ cần kê miệng thổi nhè nhẹ vào đầu ống bên này, là hơi gió tuôn ra ào ào từ đầu ống bên kia khỏi cần cầm quạt mà quạt như “Tề Thiên quạt tắt Hoả Diệm Sơn nữa”. Năm tháng dần trôi, cái ống thổi của ngoại tôi cho đã lên nước bóng lưỡng, một đầu ống đã cháy xém vì tôi mỗi lúc thổi lửa nấu cơm giúp mẹ cứ kê sát vào bếp! Mẹ tôi qua đời, cái ống thổi lửa hình như bị mấy đứa em tôi lãng quên và bỏ xó, hay quăng bỏ đi đâu rồi…vì tụi nó xài bếp gas đâu có cần tới ống thổi lửa làm chi! Hình như cuộc sống ngày càng khấm khá, đi lên thì người ta thường hay lãng quên những thứ tầm thường, vụn vặt – mà có một thời đã giúp ích rất nhiều cho họ - Thiên hạ bây giờ xài bếp “gas” ba, bốn miệng mỗi lần nấu chỉ cần bật công tắc đánh lửa nhẹ nhàng, êm ái! Hoặc có người xài bếp từ, bếp điện, bếp dầu, bếp than tổ ong chứ ít có ai xài lò nấu than, nấu củi! Thảng hoặc có xài thì cũng chỉ biết cầm quạt mà phành phạch vào miệng lò chứ đâu có ai nghĩ tới hay sử dụng cái ống thổi lửa tầm thường ngày xưa! Vườn cây càng ngày càng bị thu hẹp, chặt trụi để tiến theo cái đà “công nghiệp hoá”, tìm được cây trúc, cây tre để cắt một đoạn làm ống thổi lửa e rằng hơi…bị khó! Người dân nông thôn bây giờ đã biết tận dụng nguồn “Bi-ô-gas” thì cái “cà ràng” nấu củi ngày xưa cũng đi về với cát bụi, còn cái ống thổi lửa chắc cũng chịu chung số phận hẩm hiu rồi, còn đâu! Nhưng, cứ theo cái đà tăng giá ào ào của các loại chất đốt như hiện nay, chắc có một ngày người ta phải quay về với lò than, bếp củi thôi! Lúc đó, không biết có còn ai nhớ tới công dụng của cái ống thổi lửa hay không nhỉ? Hoàng Đức |
||||||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||||||
![]() |
||||||||
hoangngochung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||
Linh tinh trong gian bếp
Trở về. Dọn dẹp chút bụi vương trên gian bếp. Lâu lắm rồi chẳng thèm ngó ngàng đến giàn củi khô phía trên cà ràng. Nơi nội gom mớ củi vừa khô tới chất đầy trên đấy để hơi nóng dưới bếp tỏa lên. Rút nhúm lá dừa gập đôi, vò nát đằng đầu rồi nhét tờ lịch cũ vô quẹt diêm đốt. Lá dừa khô bắt lửa nhanh, khựi nhúm tro giữa ông táo cho thành lỗ trũng rồi chất củi vào nhóm bếp... Đó là bếp xưa. Còn gian bếp này, bao bận rồi cũng nấu nấu nướng nướng rồi lạnh lùng mang hất cả ra sau hè. Đập nồi chảo tang hoang vụn vỡ, chẳng thèm ngó mớ củi ướt nằm chỏng chơ nơi chái bếp, mưa dột, đất ẩm khiến gian bếp mốc meo, ẩm ì, lạnh tanh. Gian bếp này chính tay mình cột từng nuột lạt vào lá chầm. Làm xong cái bếp quê giữa phố ai cũng ngơ ngẩn đứng nhìn. Có lẽ bếp lạ. Nhà phố mà chái bếp nhà mình lợp lá dừa được chầm bằng những cọng dừa nước chẻ nhỏ phơi héo. Thế mà hay, thế mà trúng cái ý chủ nhơn chỉ vì nghiện mùi khói bếp qua mái lá. Hễ không ưa thì thôi bằng đã ưa rồi thì cứ làm theo ý mình cho đúng điệu. Bếp lợp xong lập tức có ngay hai, ba cái cái cà ràng đặt vào ngay ngắn. Phía dưới lót ba miếng gạch Tàu để hơi ẩm không thấm lên ông Táo. Rồi ra vườn mót miếng mo dừa trọng trọng* một chút vạt ngang làm cái xúc tro. Đặt bếp xong treo nồi niêu xoong chảo lên vách và bắt đầu nhóm bếp. Gian bếp này ấm lên không phải vì mình biết giữ lửa mà đầy ăm ắp tình bạn. Mọi người đến với chái bếp này bằng trái tim yêu thương, bằng những cái gu ăn uống dễ thương, có khi mọi người đến chỉ vì gian bếp lạ... Bồn bồn tươi nấu chua từ quê chồng đến con ba khía tươi rang muối. Rồi tô bún mắm, bún bò cay... Tất thảy đều được bắt đầu từ đôi tay vụng về của mình dành cho bạn. Có khi chỉ là dĩa mì gói xào cải thìa. Gian bếp nhà mình bắt đầu đông khách. Quen có, lạ có, vui có buồn có, xem như gia vị món ăn không còn là của riêng bếp nhà mình nữa mà còn được mang đến từ cùng khắp xóm giềng.
Rồi có những ngày lửa tắt. Có những ngày tro tàn. Bếp lạnh tanh. Mình bỏ bếp đìu hiu để sống cuộc sống không phải cố nêm nếm gia vị cho vừa miệng người này mà phật ý người kia. Mình không thích kiểu nấu nướng phải kiêng cữ, thay thế nguyên phụ liệu để vừa khẩu vị của mọi người. Một khi đã tự dựng cho mình một gian bếp riêng, điều đó đồng nghĩa với việc mình đã sống với gian bếp đó, nấu riêng cách nấu đó vì mình chính là bản thân mình. Mọi người đến đây có thể người này không chịu nổi vị cay xé của bún bò cay nhưng người kia lại thấm thía, dần dà họ nghiện. Đúng gu mình, quán có ế cũng không sao. Tuyệt đối không thể thay vị cay của ớt khô bằng nguyên liệu khác. Có người nói mình đập nồi bỏ bếp là không tôn trọng tình cảm bạn bè dành cho mình. Có người nói họ không vì điều đó mà buồn giận. Có người vãng lai đôi lần chỉ vì gian bếp lạ. Chỉ có một ít lửa và nhúm tro tàn còn sót lại trong chiếc cà ràng cũ là hiểu mình đã nêm nếm những thứ phụ gia nào? Nhóm bếp bằng ngọn lửa được bắt nguồn từ đâu mỗi khi diêm ướt... http://yume.vn/news/cate/subcate/linh-tinh-trong-gian-bep.35A866A4.html |
||||||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||||||
![]() |
||||||||
Trang of 2 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |