Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: TIẾNG MÌNH THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 2 phần sau >>
Người gởi Nội dung
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Chủ đề: TIẾNG MÌNH THƯƠNG
    Gởi ngày: 17/May/2012 lúc 1:48am

Ngôn ngữ xứ Nẫu

Người Bình Định, Phú Yên được gọi là người xứ Nẫu, hẳn nhiên vì "đại từ nhân xưng" "nẫu" (bọn họ, người ta...) đã trở nên quá phổ biến với chất giọng nằng nặng, thô ráp nhưng chân thật không lẫn vào đâu được.

Ngôn ngữ của người xứ Nẫu có nhiều từ, nhiều câu rất độc đáo, cũng không lẫn vào đâu được, đã trở thành phương ngữ xứ Nẫu. Chẳng hạn, "nẫu", "dẫy ngheng" (vậy nghen), "dẫy á" (vậy đó), "dẫy na"(vậy à?), "chu cha" (có tính chất cảm thán, kiểu như "trời ơi")... Đã nghe "nẫu", "dẫy ngheng", "dẫy á"... vài lần người ta có thể nhớ mãi, như ngấm vào máu thịt, không quên được bởi "nẫu", "dẫy ngheng", "dẫy á"... có quá nhiều ngữ nghĩa, sắc thái, tâm tư tình cảm - đương nhiên tùy theo ngữ cảnh.


Quãng năm 1997-1998, tôi có về công tác tại một xã ven biển Phù Mỹ (Bình Định). Ở đó, tôi đã chứng kiến một chuyện tình thật đẹp, thật cảm động giữa một anh bị khuyết tật đôi chân với một thôn nữ hiền lành. Thương anh ngày ngày lê lết ở bến cá để xin cá, nhặt cá rơi vãi mỗi khi thuyền về, chị chấp nhận về nâng khăn sửa túi cho anh, lại còn phải cáng đáng thêm một bà mẹ chồng đã lọm khọm. Chị nghèo, gia đình anh cũng vậy, lại là thân nhân liệt sĩ, nên nương tựa vào nhau để sống. Tôi hỏi lý do tại sao chị lại dũng cảm lấy một người chồng khuyết tật, chị ậm ừ giải thích vài câu rồi thẹn thùng "kết luận": "Dẫy á!".


Cái câu "dẫy á" của chị tuy chỉ hai từ nhưng trong ngữ cảnh này mới đắt làm sao. "Dẫy á" đã nói lên được bao điều và tôi không cần hỏi gì thêm cũng hiểu được tấm lòng của chị.


Gần đây, vào giữa trưa, lúc đang thiu thiu ngủ thì chuông điện thoại bàn réo, tôi bật dậy. Bực mình nhưng tôi vẫn phải "A lô...". Đầu dây là một giọng nói đậm chất Nẫu: "Anh Bảy hé anh Bảy. Ủa, không phải na? Cho tui gặp anh Bảy chút coi!". "Dạ, đây không phải nhà anh Bảy, có lẽ chị nhầm số". "Ủa, lộn số hén? Thâu (thôi), dẫy ngheng". Rồi cúp máy.


Cái câu "dẫy ngheng" rất tròn vành rõ chữ, lại kéo dài âm "eng" như một lời xin lỗi, mong được thông cảm. Tan giấc nghỉ trưa nhưng tôi cũng chẳng còn cảm giác bực mình bởi dư vị của hai chữ "dẫy ngheng" cứ ngọt ngào trong tâm tưởng.


Một năm đôi ba bận tôi lại về quê - một làng nhỏ ven sông Côn - để cúng giỗ, dẫy mả. Các anh chị tôi ở quê làm nông là chủ yếu. Nghe tôi kể chuyện phố phường, thỉnh thoảng họ lại "dẫy na?" ngạc nhiên một cách hết sức hồn nhiên. Còn tôi thì sau mỗi lần như thế, lại "dẫy á" để khẳng định lại điều mình vừa nói, vừa kể.


Trong những lúc trà dư tửu hậu, nhiều người xứ Nẫu vẫn đem câu "Yêu không yêu thì thâu, nói dứt phát" (Yêu không yêu thì thôi, nói (để) dứt khoát) ra để tếu táo với nhau rồi tự trào rằng người xứ Nẫu mình có một câu nói hay đáo để.


Sử chép: Ngày 1 tháng 3 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), nước Đại Việt mở đất đến núi Thạch Bi (Phú Yên). Đến tháng 7 năm 1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định, Phú Yên ngày nay.


535 năm đã trôi qua. Trải qua bao bể dâu, biến thiên của lịch sử; trải qua bao cuộc giao lưu, hợp lưu giữa các nền văn hóa, cái lắng đọng lại, chắt lọc lại chính là văn hóa và con người xứ Nẫu, trong đó có ngôn ngữ xứ Nẫu. Có thể nói, ngôn ngữ xứ Nẫu là tinh hoa của văn hóa xứ Nẫu. Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học đã chia ra 3 vùng chính: Phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ và phương ngữ Nam Bộ. Trong phương ngữ Trung Bộ, đương nhiên có phương ngữ xứ Nẫu.


Lâu nay, các sách ngôn ngữ học thường giới thiệu tiếng Việt như một thực thể nhất dạng. Trong thực tế, tiếng Việt rất đa dạng và luôn luôn biến đổi với những sắc thái địa phương khác nhau. Tiếc rằng, những sắc thái đó thông thường chỉ được cảm nhận, mà chưa được phân tích, lý giải tường tận.


Cũng vậy đối với phương ngữ xứ Nẫu. Hình như Bình Định, Phú Yên đã có khá nhiều bộ địa chí, những công trình văn nghệ dân gian nhưng chưa có (hoặc có nhưng rất ít) đề cập đến phương ngữ xứ Nẫu với những lý giải, phân tích cặn kẽ, tận tường.


Văn hóa Bình Định, văn hóa Phú Yên - văn hóa xứ Nẫu - không chỉ thể hiện qua những tháp Chàm trầm mặc rêu phong, qua câu hát bội thô mộc chất phác, qua điệu bài chòi mượt mà sâu lắng, qua lời than thân trách phận rền rĩ ai oán... mà còn thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ. Giá như có một công trình nghiên cứu về phương ngữ xứ Nẫu, như Huế đã có phương ngữ xứ Huế, thì, "chu cha", hay biết bao.

Nguồn.
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 17/May/2012 lúc 1:50am
Có một nhà thơ tên là Trịnh Công Sơn


Người ta vẫn gọi Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ chứ chưa mấy ai gọi anh là nhà thơ, dù anh cũng đã in dăm ba bài thơ lẻ. Cũng có người gọi anh là "người thơ ca" hay "người hát thơ", nghĩa là, anh là người tác hợp giữa thơ và nhạc. Nhưng với tư cách là một nhà thơ, tôi đã khảo sát ca từ của Trịnh Công Sơn, và tôi dám khẳng định rằng, anh chính là một nhà thơ đích thực.



Cho dù khi sáng tác ca khúc, Trịnh Công Sơn có thể viết lời và nhạc cùng một lúc, hoặc có đoạn lời viết sau khi đã có nhạc, hay trước khi "phổ nhạc" thì mỗi lời ca của anh đều là những bài thơ hoàn chỉnh kể cả về ý, tứ, cấu trúc, ngôn từ và cảm xúc. Mà Trịnh Công Sơn không phải là một nhà thơ bình thường, anh là nhà thơ rất độc đáo ôm chứa tư tưởng nhân sinh và thời cuộc với một thi pháp khá riêng biệt trong thơ Việt.



Trịnh Công Sơn rất nhuần nhuyễn trong các thể thơ truyền thống như lục bát, đồng dao. Ngay từ lần nghe đầu tiên ca khúc Ở trọ, tôi đã phát hiện ra đấy là một bài thơ lục bát rất tài hoa. Từ cái chuyện ở trọ bình thường trong đời, anh đã đẩy liên tưởng tới cái "cõi tạm" chốn trần gian trong triết lý của Đạo Phật với một cách nói thoải mái, thông minh và hóm. Anh nhìn thấy con chim ở trọ trên cành cây, con cá ở trọ dưới nước, cơn gió ở trọ giữa đất trời, rồi đẩy tới một khái quát bất ngờ:



Trăm năm ở đậu ngàn năm

Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn


Có những liên tưởng còn bất ngờ hơn khi nói tới vẻ đẹp ở trọ trong thân thể, hay tâm hồn của người nữ:



Môi xinh ở đậu người xinh

Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều



Vì thế mà có câu:



Xin cho về trọ gần nhau

Mai kia dù có ra sao cũng đành


Và khi con người đã ở trọ vào nhau bằng tình yêu thì dù có phải xa rời cõi tạm, vẫn mãi mãi khăng khít cùng nhau:



Tim em người trọ là tôi

Mai kia về chốn xa xôi cũng gần


Nhiều bài thơ phỏng theo nhịp đồng dao (bốn chữ) khá thành công nhờ cách lập tứ và chọn từ như
Em đi qua chiều/ Cũng sẽ chìm trôi / Nhật Nguyệt trên cao - Ta ngồi dưới thấp, nhưng có lẽ Ngụ ngôn mùa đông mới là một bài thơ bốn chữ gây ấn tượng khó phai mờ trong lòng người đọc. Bài thơ nói về "Một người Việt Nam - Đi ra dòng sông - Nhớ về cội nguồn... Đi lên đồi non - Nhớ về cội nguồn" thật tươi đẹp, thật máu thịt, rồi bỗng:


Một ngày mùa đông

Trên con đường mòn

Một chiếc xe tang

Trái mìn nổ chậm

Người chết hai lần

Thịt da nát tan...


Người Việt ấy chết rồi lại còn phải chết thêm một lần nữa vì "trái mìn nổ chậm" của chiến tranh. Cái tứ thơ này không chỉ chia xẻ với cái chết đau thương tang tóc của con người mà còn có sức mạnh tố cáo chiến tranh thật sâu sắc:



Súng từ thị thành

Súng từ ruộng làng

Nổ xé da non

Phố chợ thật buồn

Cuộn giây gai chắn

Chắc mẹ hiền lành

Rồi cũng tủi thân



Nhịp thơ năm chữ trong thơ Trịnh Công Sơn cũng xuất hiện không ít, và lặng lẽ tuôn chảy trong veo buồn thương, ngơ ngác. Khi thì khao khát hồn nhiên:
"Môi nào hãy còn thơm - Cho ta phơi cuộc tình - Tóc nào hãy còn xanh - Cho ta chút hồn nhiên", khi thì hoang vắng, lạnh câm: "Như đồng lúa gặt xong - Như rừng núi bỏ hoang - Người về soi bóng mình - Giữa tường trắng lặng câm", khi thì tuyệt vọng ngậm ngùi: "Không còn, không còn ai - Ta trôi trong cuộc đời - Không chờ, không chờ ai" (Ru ta ngậm ngùi), và có lúc đầy mộng mơ khao khát giữa ưu phiền: "Tôi con chim thanh bình - Mơ được sống hồn nhiên - Như hoa trên đồng xanh - Một sớm kia rất hồng" (Như chim ưu phiền). Nhịp thơ năm chữ vốn rất phổ biến trong đối đáp dân gian, nhưng với Trịnh Công Sơn, nó trở nên lồng lộng, thênh thang và quý phái:


Người ngỡ đã xa xăm

Bỗng về quá thênh thang

Ôi áo xưa lồng lộng

Đã xô dạt trời chiều


(Tình nhớ)



Cùng với những ý thơ bất ngờ đến từ trong vô thức:



Trăng muôn đời thiếu nợ

Mà sông không nhớ ra


Hoặc:



Cây trưa thu bóng dài

Và tôi thu bóng tôi

Tôi thu tôi bé lại

Làm mưa tan giữa trời...


(Biết đâu nguồn cội)



Ít thấy nhịp thơ sáu chữ ở Trịnh Công Sơn, nhưng không phải là không có. Câu thơ sáu chữ xuất hiện đan xen trong nhiều bài thơ của anh thường tạo được hiệu quả lạ, như một dấu nhấn của cảm xúc và ý tưởng. Ví dụ như trong bài Nhìn những mùa thu đi, sau mỗi câu năm chữ là câu sáu chữ khá hay:
"... Em nghe sầu lên trong nắng... Nghe tên mình vào quên lãng... Tay trơn buồn ôm nuối tiếc".


Bài Ru em là một bài thơ lục ngôn từ đầu đến cuối:



Ru em ngủ những đêm khuya

Ru em ngủ những âm u

Ru em cùng những u mê

Ru em dù đã chia xa...



Nhân nói đến thơ lục ngôn; bỗng nhớ đến một bài thơ nhịp 3 hết sức đặc biệt của Trịnh Công Sơn. Đó là bài Mưa hồng:



Trời ươm nắng

Cho mây hồng

Mây qua mau

Em nghiêng sầu

Còn mưa xuống

Như hôm nào

Em đến thăm

Mây âm thầm

Mang gió lên...


Điều đó nói lên sự đa dạng và tài hoa của Trịnh Công Sơn khi sử dụng thi điệu, bởi thơ nhịp 3 thường tươi vui nhí nhảnh, mà ở đây lại tả cái tâm trạng thương nhớ xa xăm:
"Người ngồi xuống/Xin mưa đầy/Trên hai tay/Cơn đau dài"...).


Nhịp thơ thất ngôn là một sở trường của Trịnh Công Sơn. Dường như anh thẩm thấu Đường thi, nhưng hơi thở thì đã khác. Những câu thơ bảy chữ vào bài hát của anh rất tự nhiên. Nhiều bài thơ (bài hát) đã mở đầu bằng câu thơ bảy chữ thật nhẹ nhàng như chẳng có một cố ý nào. Có thể dẫn ra nhiều những trường hợp như vậy:
"Một đêm bước chân về gác nhỏ", "Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi", "Trên đời người trổ nhánh hoang vu", "Người đi quanh thân thế của người", "Vẫn thấy bên đời còn có em"...


Cũng là thơ thất ngôn, nhưng cách gieo nhiều vần bằng liên tiếp theo cảm hứng âm nhạc, đã khiến cho thơ anh không bị gò ép vào khuôn thước cổ thi, mà thoát ra, phong quang và mềm mại hẳn lên. Có những đoạn thơ chỉ gieo toàn vần bằng:



Màu nắng hay là màu mắt em

Mùa thu mưa bay cho tay mềm

Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm

Rồi có hôm nào mây bay lên

Lùa nắng cho buồn vào tóc em

Bàn tay xôn xao đón ưu phiền

Ngày xưa sao lá thu không vàng

Và nắng chưa vào trong mắt em


Cũng có khi, thơ thất ngôn của anh được gieo vần trắc:



Em đi biền biệt muôn trùng quá

Từng cơn gió và từng cơn gió

Em đi gió lạnh bến xa bờ

Từng nỗi nhớ trùng trùng nỗi nhớ


Lại có khi thơ thất ngôn được tổ chức theo từng khổ ba câu với những hình ảnh thật đẹp, thật lạ như:
"lòng như khăn mới thêu", "lòng như nắng qua đèo", chỉ đọc một lần là bâng khuâng xao xuyến mãi:


Mười năm xưa đứng bên bờ dậu

Đường xanh hoa muối bay rì rào

Có người lòng như khăn mới thêu

Mười năm sau áo bay đường chiều

Bàn chân trong phố xa lạ nhiều

Có người lòng như nắng qua đèo


Các thi ảnh vừa tươi mới vừa lạ lùng cứ nối tiếp nhau hiện lên trong thơ Trịnh Công Sơn để đẩy tứ thơ đến tận cùng bất ngờ: "Có một dòng sông đã qua đời". Tại sao dòng sông lại qua đời? Phải chăng, đấy chính là dòng sông biểu tượng cho tình yêu đã cạn!



Trịnh Công Sơn thuộc thế hệ những người mê đắm Thơ Mới, và thể thơ tám chữ mà các thi sĩ của phong trào Thơ Mới đã có công cải hóa và Việt hóa từ thơ Pháp có một nhịp điệu dễ mê hoặc lòng người. Trịnh Công Sơn tiếp thu nhịp điệu này, và chính âm nhạc đã thêm một lần nữa làm thơ tám chữ:



Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa

Giọng người gọi tôi nghe (tiếng) rất nhu mì

Lòng thật bình yên mà sao buồn thế

Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ

(Bên đời hiu quạnh)


Hoặc dùng lại đúng cái nhịp Thơ Mới vẫn thường dùng, nhưng tinh thần thì đã khác:



Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng

Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông

Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng

Em là tôi và tôi cũng là em


(Tôi ơi đừng tuyệt vọng)
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 05/Oct/2012 lúc 9:14pm
 
 
RĂNG O THƯƠNG HUẾ?

“Tui không được sinh ra ở Huế
cũng chưa một lần đến Huế!
Nhưng thương Huế lắm, Huế ơi!”

Có một hôm tôi về thăm lại Huế
Chợ Đông Ba lành lạnh khói sương mù
Con đường xưa ngập xác lá chiều thu
Cầu Bạch Hổ nhạt nhòa màn mưa bụi
Muốn ôm riệt vào lòng khu Thành Nội
Vùng tôn nghiêm thấm đậm nét đài trang
Hồ Thịnh Tâm gương trải dưới trăng vàng
Hàng dương liễu mơ màng thôn Vỹ Dạ

thienmu.jpg
Trên đồi cao nhìn Cố Đô êm ả
Sứ nhà ai theo gió thoảng hương thơm
Tóc ngang vai ấn dấu tuổi trăng tròn
Thời cắp sách, thuở xuân hồng tuổi ngọc

hues-song-huong2.jpg
Thấp thoáng xa, bóng nam sinh Quốc Học
Ôi thẹn thùng, má ửng nón nghiêng nghiêng
Dáng thanh thanh tà áo trắng dịu hiền
Như cánh bướm rợp sân trường Đồng Khánh
Xuôi Bến Ngự, giữa đêm sao lấp lánh
Mây bâng khuâng chừ bay mãi về đâu?
Răng làm mưa cho ủ dột A Sau?
Mưa phủ trắng những mồ chôn tập thể
Mưa Phú Lộc, mưa sa từ nguồn lệ
Khóc thương đời, khóc Huế Tết Mậu Thân
Họ có đâu vi phạm Tử Cấm Thành
Sao thi thể dập vùi không nguyên vẹn?

Vẻ%20đẹp%20người%20con%20gái%20xứ%20Huế%20trong%20tà%20áo%20dài
%20tím
Mỏi mắt tìm người xưa ơi, lỗi hẹn!
Những địa danh nào mình đã viếng thăm?
Núi Ngự Bình cách trở Cửu Long Giang
Người ra đi, để sầu thương chất ngất
Huế trong tôi với tâm tình chân thật
Dù bây chừ đàng ấy đã xa rồi
Vẫn một lòng tưởng nhớ Huế xa xôi
Thương Huế lắm, người yêu tôi là Huế
 
 
 
Caphesang.jpg%20


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 05/Oct/2012 lúc 9:19pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 30/Dec/2012 lúc 11:23pm
 
 
THƠ GỬI VỀ HUẾ

Ngày Về Thăm Huế
Mai mốt mi về thăm lại Huế,
Tau gởi quà cho lũ bạn bè.
Có ghé vô trường Đồng Khánh cũ,
Nhớ lượm giùm tau cánh phượng nghe!


Khi mô đi qua cầu Trường Tiền,
Dò coi mấy nhịp có còn nguyên,
Bên ni còn nối liền bên nớ,
Chi rứa! Mần răng vẹn ước ?
 
                 
 
Nếu ngược đường Bến Ngự , Nam Giao
Thăm chừng con dốc có còn cao,
Nghe hồi chuông tối còn vang vọng,
Ru điệu nam mô tự thuở nào.


Bến%20Ngự
Lúc xuôi thuyền qua thôn Vỹ Dạ,
Hỏi mấy hàng cau còn đợi chờ!
Dâu biển thăng trầm đời nghiệt ngã,
E chừng chúng mãi đứng bơ vơ!
 
 
Thuận nẻo đường tới miền Nam Phổ, 
Ngang bến đò Chợ Cạn, Chợ Dinh 
Coi cụ Ước (1) còn ngồi đúc bánh, 
Thứ bánh bèo mê chết tụi mình.

Nam sinh Quốc Học 1953-63
Tìm Mụ Rớt (2) hỏi thăm gánh bún,
Cay ghê cơm hến thứ bên Cồn,
Cháo lòng Đồng Ý, cơm Âm Phủ
Ăn cả phần tau, nếu thấy ngon.


Khi dạo gót tới vùng An Cựu, 
Nhìn dòng sông "nắng đục mưa trong ", 
Ngoẹo-Giàn-Xay còn làm lối rẽ, 
Lên Ngự Bình "sau méo trước tròn".


Tiện vui bước tuông vô Thành Nội,
Ngó thử còn mấy đấng Công Nương?
Hay vì chuyện sao dời vật đổi,
Cũng đổi dời luôn cảnh miếu đường.


Nhớ biển, dông về Cửa Thuận An,
Bến phà còn đón khách sang ngang?
Hàng cây dương liễu còn tha thướt,
Buông suối tóc mây giỡn mấy nàng?
Mà cũng đừng quên vùng Kim Long, 
Hồi chuông Thiên Mụ có còn ngân? 
Phú Cam, An Định... đi qua đó, 
Đừng tiếc thương vay những bóng hồng.


Chùa%20Thiên%20Mụ%20-%20Huế
Long Thọ, Nguyệt Biều tuy hơi xa 
Nhưng tươi thơm mít, ngọt thanh trà 
Chừng khi lên đó thì luôn thể, 
Coi thử Lò Vôi còn mặn mà. 
Nói rứa mà chơi cho khuây nguôi, 
Bọn mình chừ sống rất xa xôi, 
Ngày về thăm Huế còn xa lắc, 
Mơ sớm làm chi, chỉ ngậm ngùi!
                                                                    Trần thị Lý

(1) Ông cụ chủ quán bánh bèo Chợ Cạn trước 1975 .
(2) Bà chủ gánh Bún bò một thời nổi tiếng nhất Huế. 



Đồng Khánh ngày xưa
Lưu Trần Nguyễn 
Răng mờ cứ theo tui hoài rứa 
Cái ông ni có dị chưa tề 
Sáng chiều trưa hai buổi đi về 
Đưa với đón làm răng không biết


Hãy%20giữ%20gìn%20nét%20đẹp%20của%20nữ%20sinh%20-%20nữ%20sinh%20Đồng%20Khánh,%20Huế%20-%20Ảnh:%20T.T.D

Ôi đôi mắt sao mà tha thiết 
Đừng nhìn làm ngượng bước chân tui 
Lá thơ tình ông gởi làm chi 
Thầy mạ biết rầy la tui chết


Ông tán tỉnh làm chi không biết 
Tui như ma qủy dưới âm ty 
Nói hoài lời hoa mỹ làm chi 
Tui còn nhỏ chuyện tình răng biết được

Tội tui lắm cách cho vài bước 
Đừng đi gần hai bóng chung đôi 
Xa xa cho kẻo bạn tui cười 
Mai vào lớp cả trường dị nghị


Theo chi rứa răng mà không biết dị 
Thôi được rồi đưa lá thơ đây 
Mai tan trường đợi ở gốc cây 
Tui sẽ tới trả lời cho biết.
           Lưu Trần Nguyễn


Không Biết Tên
Mường Mán
Nì O tê răng mờ đứng đó 
Lớp anh tan buổi học chưa về 
Sáng vàng Thu trời mưa nho nhỏ 
Chờ ai răng O nơ ù! mưa tề


Hãy%20giữ%20gìn%20nét%20đẹp%20của%20nữ%20sinh%20-%20nữ%20sinh%20Đồng%20Khánh,%20Huế%20-%20Ảnh:%20T.T.D
Đôi mắt nhỏ ngác ngơ đến tội 
Sợ chi mô lũ bạn anh hiền 
Sao O để gió bay tóc rối 
Bạn bè mô mà đứng một mình riêng


Bạn bè anh về rồi O nớ 
Còn ai mô mà phải ngại ngùng 
Trời mưa lớn ôm giùm sách vở 
Anh giăng dù hai đứa che chung


O cảm ơn anh làm chi rứa 
Răng không về hai đứa có đôi 
Mà đi giữa mùa thu tức tưởi 
Trời làm mưa ướt aó O rồi.



Qua Mấy Ngõ Hoa
Mường Mán

Chim vỗ cánh nắng phai rồi đó 
Về đi thôi O nớ ... chiều rồi 
Ngó làm chi mây trắng xa xôi
Mắt buồn quá chao ơi là tội!


Nguyễn%20Văn%20Chung%20lãng%20mạn%20với%20mối%20tình%20học%20trò
Tay nhớ ai mà tay bối rối 
Áo thương ai lồng lộng đôi tà 
Đường về nhà qua mấy ngõ hoa 
Chớ có liếc mắt nhìn ong bướm


Có chi mô mà chân luống cuống 
Cứ tà tà ta bước song đôi 
Đi một mình tim sẽ mồ côi 
Tóc sẽ lệch đường ngôi không đẹp



Để tóc rối cần chi phải kẹp 
Nắng sẽ chia nghìn sợi tơ huyền 
Buộc hồn O vào những cánh chim 
Bay lên đỉnh hồn anh ngủ đậu


 
Cứ mím môi rứa là rất xấu 
O cười tươi duyên dáng vô cùng 
Cho anh nhìn những hạt răng xinh 
Anh sẽ đổi ngàn ngày thơ dại


Mi khẽ chớp nghĩa là sắp háy 
Háy nguýt đi giận dỗi càng vui 
Gót chân đưa bước mộng bồi hồi 
Anh chợt thấy trần gian quá chật

 
Không ngó anh răng nhìn xuống đất 
Đất có chi đẹp đẽ mô nờ 
Theo nhau từ hôm nớ hôm tê 
Anh hỏi mãi răng O không nói ?


Tình im lặng tình cao vời vợi
Hay nói ra sợ dế giun cười
Sợ phố ghen đổ lá me rơi
Sợ chân bước sai hồi tim nhịp


Cứ khoan thai rồi ra cũng kịp 
Vạn mùa Xuân chờ đón chung quanh 
Vạn buổi chiều anh vẫn lang thang 
Vẫn theo O giờ về tan học


Tóc%20thề%20xứ%20Huế%20%20
Từ bốn cửa Đông Tây Nam Bắc 
Đến bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông 
Theo nhau về như sáo sang sông 
Như chuồn chuồn có đôi có cặp


Chim chìa vôi chuyền cành múa hát 
Trên hư không ve cưới mùa Hè 
O có nghe suốt dọc đường về 
Sỏi đá gọi tên người yêu dấu


Hoa tầm xuân tím hoang bờ dậu 
Lòng anh buồn chi lạ rứa thê 
Nón nghiêng vành nắng chết đê mê 
Anh mê sảng theo chiều tắt chậm
Chiều đang say vì tình vừa ngấm 
Hai hàng cây thương nhớ mặt trời 
Chiều ni về O nhớ thương ai? 
Chiều ni về chắc anh nhuốm bệnh


Thuyền xuôi giòng, ngẩn ngơ những bến 
Anh như là phố đứng trông mưa 
Anh như là quế nhớ trầm xưa 
Sợ một mai O qua mất bóng


Một mai rồi tháng năm sẽ lớn 
O nguôi quên những sáng trời hồng 
O sẽ quên có một người mong 
Một kẻ đứng dọc đường trông 
đợi


Còn nhớ chi ngôi trường con gái 
Lớp học sầu khung cửa giờ chơi 
Cặp sách quăng đâu đó mất rồi 
Vì O bận tay bồng, tay bế 
Chuyện hôm ni sẽ thành chuyện kể 
Những lúc chiều đem nắng sang sông 
O bâng khuâng nhè nhẹ hỏi lòng 
Mình nhớ ai mà buồn chi lạ!

 
Chim vỗ cánh nắng phai rồi đó 
Về đi thôi O nớ chiều rồi 
Ngó làm chi mây trắng xa xôi 
Mắt buồn quá chao ơi là tội!
      Mường Mán
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 22/Feb/2013 lúc 7:48pm

GÁNH HÁT ĐỒNG NỮ BAN Ở VĨNH KIM
Năm 1927, tại làng Vĩnh Kim (Tiền Giang) có gánh hát của Bà Trần Ngọc Viện, (cô ruột của GS Trần Văn Khê), tuy chỉ lưu diễn hơn một năm mà có rầt nhiều đặc điểm, đánh dấu của một giai đoạn phát triển của sân khấu cải lương.

1° Gánh hát không có kép Nam, toàn là nữ diễn viên, tức là vai đào cũng do nữ đóng, mang tên là Đồng Nữ Ban . Không phải toàn là "đàn bả" mà toàn là "con gái" của các gia đình nông dân, điền chủ trong làng Vĩnh Kim và các làng lân cận Đông Hoà (tức Bình Hoà Đông thuở ấy) Rạch Gầm, Kim Sơn, Long Hưng,...

2° Gánh hát không tuyển chọn đào kép chuyên nghiệp mà toàn là con gái chất phác do Cô Ba Viện ( tức là Bà Trần Ngọc Viện) đào tạo .

3° Các diễn viên trong lúc luyện tập buổi đầu để được tuyển lựa vào gánh hát, từ nhà cha mẹ đến nơi tập tuồng phải đến đúng giờ về đúng lúc.

4° Có giờ học đọc, viết chữ quốc ngữ cho người nào chưa biết, học văn hoá cho người đã biềt đọc biết viềt. Có giờ học ca những bài căn bản cho đúng hơi đúng nhịp. Sau được tuyển lựa phải rời gia đình đến nhà tập tuồng cất tại làng Đông hòa , sống như nữ sinh nội trú, có thời khoá biểu các môn học, học chữ, học nấu bếp, nữ công, may vá, thêu thùa, kể cả học võ thuật để dùng trong những lớp cần phải đánh võ thuật.

5° Khi lưu diễn, tầt cả sống chung trong một chiếc " ghe chài" to chứa được 50, 60 người. Lúc từ ghe lên rạp, từ rạp xuống ghe phải mặc đồng phục, toàn áo dài tím (vì cô Ba Viện trước kia là giáo viên dạy nữ công cho học sinh trường Nữ học đường cũng gọi là trường Áo Tím, nên thích cho diễn viên mặc áo dài tím), bắt cặp hàng hai.

6° Tích tuồng không lựa trong lịch sử Trung quốc mà lấy trong tiểu thuyết giả sử "Giọt máu chung tình" của Nguyễn Hữu Ngỡi, nhắc lại chuyện tình trắc trở giữa Võ Đông Sơ, con của Võ Tánh, và Bạch Thu Hà. Thầy tuồng là Ông Nguyễn tri Khương, cậu thứ 5 của GS Trần Văn Khê, sắp lớp, đạt tuồng và đổi tên tuồng là "Giọt lệ chung tình" . Lời văn theo thể "biền ngẫu" có vần điệu và đối đáp.

7° Ngoài bài bản lấy trong ca nhạc tài tử thông thường như Tây Thi Cổ bản, Lưu thủy đoản, Lưu thủy trường, Hành Vân, Tứ đại Oán, và bản vừa được ưa chuộng là Vọng cổ hoài lang, Ông Nguyễn tri Khương còn đặt thêm nhiều bản mới theo phong cách cổ truyền như Yến tước tranh ngôn (Con chim én (Yến) và con chim sẻ (tước) cãi nhau = tranh ngôn, Phong xuy trịch liễu, Thất trỉ bi hùng v.v….

8° Xiêm y, trang phục do cô Ba Viện sáng chế và may, ráp không lấy áo giáp theo hát bội hát Quảng, hát Tiều.

9° Động tác đi đứng, múa đều do cô Ba Viện sắp đặt, diễn viên theo lời dạy mà "làm màu" , phải "nhập tâm, nhập vai" và diễn xuất theo tình cảm chân thật của mình, không "cường điệu"

10° Khi có đánh trận trên sân khấu, phải "đánh võ thiệt" theo lời Thầy Hai dạy võ học đúng bài do Thầy võ sắp.

Đó là những điều cần biết về gánh hát Đồng Nữ ban của cô Ba Viện sáng tạo và điều khiển.
http://tranquanghai.info/p493-ganh-hat-dong-nu-ban-cua-viet-nam.html
Vừa có bài giới thiệu gánh hát Đồng Nữ Ban như sau:

Lịch sử của ngành hát bội, cải lương vào những năm 20 của thế kỷ trước từng chứng kiến một ban nhạc toàn là các thôn nữ. Họ không phải là những nghệ sỹ chuyên nghiệp đứng ra thành lập ban nhạc mà đó là những dân quê, dưới sự điều hành của một bà bầu gánh. Toàn là con gái

Gánh hát Đồng Nữ Ban giờ chỉ còn lại trong tiềm thức của một số người.



Giáo sư Trần Văn Khê cho biết, gánh hát Đồng Nữ Ban do bà Ba Viện (Giáo sư Trần Văn Khê gọi là cô ruột, tên thật của bà là Trần Ngọc Viện) sáng lập. Bà Ba Viện là người làng Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, Tiền Giang ngày nay. Nói một chút về cuộc đời bà Ba Viện. Bà có chồng là con một ông Phán nhưng mất sớm. Bà sống chung tình cho tới khi qua đời. Đến khoảng năm 1915 – 1916, được một người bạn giới thiệu, bà lên Sài Gòn và dạy học. Bà Ba Viện được nhận vào trường Nữ Học Đường (hay còn gọi là Trường Áo Tím, sau này là trường Gia Long và trường Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay) dạy môn đàn của khoa Gia Chánh. Vốn là một người biết nhiều điệu hát, lại biết sử dụng nhiều loại nhạc cụ dân tộc, điêu luyện nhất là đàn thập lục (hay còn gọi là đàn tranh như bây giờ) và đàn tỳ bà nên bà rất được coi trọng tại trường. Ngoài ra, người ta còn biết đến bà Ba Viện với nhiều tài khác như may vá, thêu thùa. Khi giảng dạy tại trường Nữ Học Đường bà đọc nhiều sách báo tiến bộ, được biết đến nhiều nhà yêu nước thời ấy. Chính vì vậy, bà bị tình nghi là theo cách mạng cùng với em rể mình, tức ông Nguyễn Văn Bá, chủ bút tờ báo Thần Chung. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là sự nghi ngờ.

Đến năm 1926, sau khi dự đám tang cụ Phan Chu Trinh, một nhà yêu nước chống Pháp, bà bị trường Nữ Học Đường sa thải. Kể từ đó, trường áo Tím cũng không còn môn dạy đàn nữa. Về lại quê nhà, bà tiếp tục các hoạt động của mình. Đến năm 1927, bà đứng ra thành lập gánh hát Đồng Nữ Ban quy tụ những cô gái trong vùng.

Đồng Nữ Ban không phải là đàn bà mà là các cô gái ở làng Vĩnh Kim và các làng lân cận như: Bình Hòa Đông (Đông Hòa ngày nay), Rạch Gầm, Kim Sơn, Đông Hưng,.... Các cô gái này xuất thân trong các hoàn cảnh gia đình khác nhau, đa phần là nông dân, thậm chí có cả con nhà địa chủ. Họ chưa đi hát lần nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng được vào gánh hát này mà phải qua buổi thử giọng và diễn thử do cô Ba tuyển lựa. Khi được chọn lựa, các diễn viên sẽ được cô Ba đưa về tại làng Đông Hòa để đào tạo. Tại đây, các cô gái được học về nghệ thuật, văn hóa và cả võ thuật. Họ học như những nữ sinh nội trú bây giờ. Ngoài giờ học hát, học diễn thì còn có lịch học văn hóa, may vá, thêu thùa, nữ công gia chánh. Lịch học được sắp xếp theo một trình tự nhất định trong cả tuần và có quy định nghiêm ngặt cho việc thực hiện.

Riêng cách ăn nói, đi đứng, trang phục luôn phải nhẹ nhàng, khéo léo, kín đáo và nghiêm túc. Ví như, đi chợ, đi hát thì các cô gái bắt buộc phải mặc áo dài tím (giống như những nữ sinh trường áo Tím), tóc phải bỏ xõa, kẹp sau lưng và sắp hàng hai. Còn ở nhà, các cô gái thường mặc áo bà ba. Sau khi lĩnh hội được những kiến thức căn bản và biết diễn xuất thì gánh đi diễn. Gánh hát di chuyển, ăn ở trên ghe lớn, loại dành cho 50, 60 người sinh hoạt.

Giáo sư Trần Văn Khê cũng từng được cô Ba Viện nuôi dạy khi còn bé Đoản mệnh Giáo sư Trần Văn Khê cho biết, các vở diễn, cô Ba đều lấy trong tiểu thuyết giả sử Giọt lệ chung tình của Nguyễn Hữu Ngỡi (hay còn gọi là Nghĩa). Cô không bao giờ lấy các điển tích hay chuyện trong lịch sử Trung Quốc như một số các gánh hát thời ấy vẫn thường làm. Thầy tuồng là Ông Nguyễn Tri Khương (giáo sư Trần Văn Khê gọi bằng cậu Năm), sắp lớp, đặt tuồng .... Lời văn theo thể biền ngẫu, có vần điệu và đối đáp. Giáo sư Trần Văn Khê kể lại câu chuyện về Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà mà gánh hát Đồng Nữ Ban thời ấy diễn rất thành công...Vở tuồng kết thúc kiểu kết có hậu, người coi ai nấy đều vỗ tay hồi lâu không ngớt.

Cũng vì những vở diễn mang tính nhân văn cao, kết thúc có hậu và bênh vực những kẻ thấp cổ bé họng, yếu thế trong thời cuộc nên gánh hát Đồng Nữ Ban đã bị rút giấy phép, khi ra đời mới hơn một năm. Hơn thế nữa, nhiều đoạn, nhiều vở, chất cổ súy cho cách mạng thấy rõ nên gánh hát đã bị theo dõi liên tục. Ví như đoạn Võ Đông Sơ đánh bại tên cướp và dẫm chân lên tên tướng cướp hỏi: “Sao nhà ngươi đem cường quyền đạp công lý, mượn võ lực dốc tung hoành. Nhà ngươi có biết, phạm tự do thì xã hội dám hy sinh. Đạp công lý quốc dân đành xả mạng”. Tên cướp ngụy biện trả lời: “Nước non cũng vẫn nước non, kẻ lầu son kẻ sao phận bạc. Thân trâu ngựa nên tâm hồn cũng trâu ngựa”. Võ Đông Sơ ngắt lời và nói: “Nhà ngươi nên nhớ, lấy bạc tiền làm nô lệ cho thân hình, chớ nhà ngươi đừng để, vì tiền bạc mà thân hình làm nô lệ. Ôi tệ ôi rất tệ”. Riêng vở Giọt lệ chung tình thì diễn chưa được một năm, mới có một vài buổi ở Vĩnh Kim, vài buổi ở Sài Gòn.

Nghe tin gánh hát Đồng Nữ Ban bị thu giấy phép hoạt động, nhiều người thời ấy chỉ biết tiếc nuối. Giáo sư Trần Văn Khê cũng cho biết thêm, thời ấy, mỗi khi diễn, sân khấu cũng được cô Ba và cậu Năm bố trí sắp xếp hết sức khoa học. Mỗi màn, họa sỹ phải nắm được nội dung và có cách thể hiện phông sân khấu cho phù hợp. Thêm vào đó, giữa mỗi màn đều có một tấm ri đô màu đỏ kéo ngang. Trong lúc chờ đợi, khán giả sẽ được nghe các làn điệu nhạc dân tộc, chứ không có nhạc Tây như một số gánh hát khác thực hiện. Diễn viên phải có võ

Gánh hát này toàn là con gái vốn chân yếu tay mềm nhưng khi diễn các lớp, đoạn có võ thì bắt buộc phải học võ. Họ được thầy Hai, một võ sư dòng võ Bình Định dạy các đường quyền, đường roi, thế tấn và diễn với binh khí thật, chứ không phải các đạo cụ như ngày nay. Cái khó nhất, là đánh giả nhưng làm sao cho người xem thấy các nhân vật đánh thật. Chính vì thế, gánh hát này đã tạo được ấn tượng mạnh với công chúng thời ấy.

Trung Nghĩa & Fan
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2013 lúc 10:42am
Rạp hát gần 100 tuổi sống lại
Xuân này, rạp hát Thầy Năm Tú có cách đây gần 100 năm ở Mỹ Tho sống lại. Giữa không khí ấm áp của những ngày đầu năm, chương trình biểu diễn đờn ca tài tử - cải lương - ảo thuật định kỳ hằng tháng tại rạp hát Tiền Giang (rạp hát Thầy Năm Tú cách đây gần 100 năm) khiến nhiều người dân Mỹ Tho thêm rộn ràng...



Rạp hát Tiền Giang nằm ở nơi giao nhau giữa đường Lý Công Uẩn và đường Nguyễn Huệ, cách chợ Mỹ Tho khoảng 50m. Người qua kẻ lại mua sắm đón tết ở chợ Mỹ Tho nghe tiếng đàn như thôi thúc liền đến xem thử. Nhiều thanh niên cũng ghé lại xem. Mê cải lương như...dân Mỹ Tho Theo thông báo của ban tổ chức, 19g30 chương trình bắt đầu nhưng chỉ mới 18g30 nhiều người dân đã đến chờ xem hát. Đó là những vị khách quen thuộc.

Kể từ tháng 4-2011, khi chương trình tại đây bắt đầu được tổ chức định kỳ, hầu như tháng nào họ cũng có mặt. Từng xem hát ở rạp hát Tiền Giang từ trước năm 1975, ông Nguyễn Thanh Hải (phường 9, thành phố Mỹ Tho) cho biết mỗi lúc ngồi xem hát, hình ảnh của mấy chục năm trước lại hiện rõ mồn một trong tâm trí ông.

Ngồi gần đó, ông Trần Văn Hai (phường 2, thành phố Mỹ Tho) vừa bồng đứa cháu mới hơn một tuổi trên tay, vừa nhịp chân. Ông hớn hở kể về một thời đi xem hát cùng bạn bè ở cả ba rạp hát tại Mỹ Tho là rạp Thầy Năm Tú, rạp Định Tường và rạp Viễn Trường. Sau này chỉ còn rạp Định Tường hoạt động nhưng chủ yếu chỉ chiếu phim nên ông cũng không còn tha thiết lắm. Bất ngờ khi biết rạp Thầy Năm Tú ngày xưa nay lại có hát tài tử, cải lương, ông Hai hớn hở nói: “Lâu lắm rồi mới coi trực tiếp tại sân khấu này, dù không còn cảm giác như trước nhưng cũng mừng vì thấy dân Mỹ Tho mình còn mê cải lương lắm”.

Ngồi cạnh chúng tôi, ông Lưu Ngọc Dũng (phường 7, thành phố Mỹ Tho) kể về rạp hát Thầy Năm Tú vào cái thời đắt như tôm tươi. Muốn được vào trong phải xếp hàng mua vé từ sáng sớm. Những ai không mua được vé đành đứng ở ngoài nghe đỡ ghiền. Chúng tôi còn bắt gặp trong số khán giả hai vị khách đặc biệt là bà Lê Thị Cẩm Nhung và chồng là ông Robert Nugier (người Pháp). Quê bà Nhung ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang. Từ khi sang Pháp, mỗi năm bà Nhung và chồng đều dành khoảng bốn tháng để về VN thăm gia đình và làm công tác từ thiện. Đây là lần đầu tiên bà đến rạp hát Tiền Giang để xem biểu diễn. Ông Robert được bà Nhung giới thiệu nội dung ngay từ đầu và hầu như không hề rời mắt khỏi sân khấu. Cứ mỗi lúc nghệ sĩ hát xong ông lại vỗ tay nhiệt tình. “Cái hay của những màn biểu diễn chính là từng nét cảm xúc biểu hiện rõ trên khuôn mặt của nghệ sĩ” - ông Robert vui vẻ nói.

Tôn tạo “cái nôi của nghệ thuật cải lương” Người lên chương trình mỗi tháng, liên hệ nghệ sĩ, chuẩn bị tuồng tích rồi kiêm luôn vai trò nhắc tuồng mỗi khi nghệ sĩ lên sân khấu là ông Nguyễn Huỳnh Anh - chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Tiền Giang. Những người thực hiện chương trình biểu diễn văn nghệ ở đây vẫn quen gọi ông là “ông bầu”. “Đặc biệt dân mình rất mê cải lương, phải có hát cải lương bà con mới đến xem. Thấy nhiều cô bác buôn bán đến tối mờ mới xong nhưng vẫn nán lại xem hết chương trình mới về là mình mừng lắm. Bởi thế mới thấy sức sống mãnh liệt của nghệ thuật cải lương trong lòng những người dân Mỹ Tho” - ông Huỳnh Anh nói. Từ ngày hoạt động, chương trình đã thu hút rất đông nghệ sĩ thuộc các câu lạc bộ đờn ca tài tử, cải lương của tỉnh Tiền Giang. Dù phải vất vả mưu sinh nhưng khi được mời đến biểu diễn các nghệ sĩ rất nhiệt tình.

Trong không gian khá hẹp của căn phòng hóa trang, các nghệ sĩ giúp nhau chuẩn bị trang phục, hóa trang, tập dượt lại các tiết mục. Ai cũng hãnh diện vì được biểu diễn tại rạp hát cải lương đầu tiên của vùng đất Nam bộ. Trong suốt 25 năm gắn bó với nghệ thuật cải lương, nghệ sĩ Minh Thiết (Hội VHNT Tiền Giang) đã biểu diễn ở nhiều sân khấu lớn nhỏ khác nhau nhưng khi đứng tại sân khấu của rạp hát Tiền Giang anh vẫn rất tự hào: “Một thời những người mộ điệu cải lương đến đây xem chật kín, đêm nào cũng không còn chỗ ngồi. Không có nghệ thuật nào ghi dấu ấn với người Nam bộ như cải lương. Đến nay dù cải lương đang phải cạnh tranh rất gay gắt với những loại hình nghệ thuật khác nhưng dân mình vẫn còn rất mặn mà với cải lương. Nhìn khán giả cổ vũ mình chỉ muốn hát tiếp, hát tiếp mà thôi”. Ông Nguyễn Ngọc Minh - giám đốc Sở VH-TT&DL Tiền Giang - cho biết trải qua nhiều thăng trầm, đến nay rạp hát đã xuống cấp.

Sân khấu hiện nay cũng chỉ là một dãy hành lang trống được trang trí thêm phông nền. Nhiều người dân Mỹ Tho không hề biết rạp hát cũ kỹ giữa lòng thành phố này chính là cái nôi của nghệ thuật cải lương. “Hiện nay sở đã hoàn tất đề án trùng tu, tôn tạo và khai thác rạp hát Tiền Giang trình lên UBND tỉnh. Từ năm 2013 trở đi, hằng năm sẽ có kế hoạch khai thác các hoạt động của rạp để phục vụ nhu cầu của người dân cũng như giữ gìn và phục hồi những giá trị vốn có của rạp hát.

Dù các chương trình biểu diễn hiện nay còn khá sơ sài nhưng người dân vẫn rất phấn khởi mỗi khi đến thưởng thức” - ông Minh nói. Theo ông Nguyễn Huỳnh Anh - chủ tịch Hội VHNT Tiền Giang, các chương trình này được tổ chức miễn phí để phục vụ bà con.

Ngoài các hoạt động đờn ca tài tử, cải lương như trước đây, chương trình sẽ còn mở rộng thêm các hoạt động như tấu hài, ảo thuật. Đặc biệt, kể từ tháng 1-2013, chương trình sẽ được tổ chức định kỳ vào đêm 20 hằng tháng. Thúy Hằng - Hiền Trần (Theo tuoitre.vn)



Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 12/Apr/2013 lúc 10:48am
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
Nhân Kiệt
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 23/Mar/2013
Thành viên: OffLine
Số bài: 32
Quote Nhân Kiệt Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2013 lúc 10:23pm

18/02/2013 07:58

Rạp hát gần 100 tuổi sống lại

TT - Xuân này, rạp hát Thầy Năm Tú có cách đây gần 100 năm ở Mỹ Tho sống lại.

Giữa không khí ấm áp của những ngày đầu năm, chương trình biểu diễn đờn ca tài tử - cải lương - ảo thuật định kỳ hằng tháng tại rạp hát Tiền Giang (rạp hát Thầy Năm Tú cách đây gần 100 năm) khiến nhiều người dân Mỹ Tho thêm rộn ràng...

Khán giả thưởng thức chương trình đờn ca tài tử - cải lương - ảo thuật định kỳ tại rạp hát Tiền Giang - Ảnh: T.Hằng
Rạp hát Tiền Giang nằm ở nơi giao nhau giữa đường Lý Công Uẩn và đường Nguyễn Huệ, cách chợ Mỹ Tho khoảng 50m. Người qua kẻ lại mua sắm đón tết ở chợ Mỹ Tho nghe tiếng đàn như thôi thúc liền đến xem thử. Nhiều thanh niên cũng ghé lại xem.
Mê cải lương như...dân Mỹ Tho
Theo thông báo của ban tổ chức, 19g30 chương trình bắt đầu nhưng chỉ mới 18g30 nhiều người dân đã đến chờ xem hát. Đó là những vị khách quen thuộc. Kể từ tháng 4-2011, khi chương trình tại đây bắt đầu được tổ chức định kỳ, hầu như tháng nào họ cũng có mặt. Từng xem hát ở rạp hát Tiền Giang từ trước năm 1975, ông Nguyễn Thanh Hải (phường 9, thành phố Mỹ Tho) cho biết mỗi lúc ngồi xem hát, hình ảnh của mấy chục năm trước lại hiện rõ mồn một trong tâm trí ông. Ngồi gần đó, ông Trần Văn Hai (phường 2, thành phố Mỹ Tho) vừa bồng đứa cháu mới hơn một tuổi trên tay, vừa nhịp chân. Ông hớn hở kể về một thời đi xem hát cùng bạn bè ở cả ba rạp hát tại Mỹ Tho là rạp Thầy Năm Tú, rạp Định Tường và rạp Viễn Trường. Sau này chỉ còn rạp Định Tường hoạt động nhưng chủ yếu chỉ chiếu phim nên ông cũng không còn tha thiết lắm. Bất ngờ khi biết rạp Thầy Năm Tú ngày xưa nay lại có hát tài tử, cải lương, ông Hai hớn hở nói: "Lâu lắm rồi mới coi trực tiếp tại sân khấu này, dù không còn cảm giác như trước nhưng cũng mừng vì thấy dân Mỹ Tho mình còn mê cải lương lắm".
Ngồi cạnh chúng tôi, ông Lưu Ngọc Dũng (phường 7, thành phố Mỹ Tho) kể về rạp hát Thầy Năm Tú vào cái thời đắt như tôm tươi. Muốn được vào trong phải xếp hàng mua vé từ sáng sớm. Những ai không mua được vé đành đứng ở ngoài nghe đỡ ghiền.
Chúng tôi còn bắt gặp trong số khán giả hai vị khách đặc biệt là bà Lê Thị Cẩm Nhung và chồng là ông Robert Nugier (người Pháp). Quê bà Nhung ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang. Từ khi sang Pháp, mỗi năm bà Nhung và chồng đều dành khoảng bốn tháng để về VN thăm gia đình và làm công tác từ thiện. Đây là lần đầu tiên bà đến rạp hát Tiền Giang để xem biểu diễn. Ông Robert được bà Nhung giới thiệu nội dung ngay từ đầu và hầu như không hề rời mắt khỏi sân khấu. Cứ mỗi lúc nghệ sĩ hát xong ông lại vỗ tay nhiệt tình. "Cái hay của những màn biểu diễn chính là từng nét cảm xúc biểu hiện rõ trên khuôn mặt của nghệ sĩ" - ông Robert vui vẻ nói.

Rạp hát cải lương đầu tiên của Nam bộ
Theo hồ sơ của Ban quản lý di tích Sở VH-TT&DL Tiền Giang, rạp hát Tiền Giang do ông Châu Văn Tú - một người giàu mê xem ca hát ở làng Vĩnh Kim, Mỹ Tho - lập nên. Khoảng năm 1905, ông bỏ tiền xây dựng rạp chiếu bóng của mình. Đến khoảng thập niên 1910-1920, ông mua lại gánh "xiếc và ca ra bộ An Nam trẻ" của một người tên là André Thận. Sau đó ông bỏ tiền mời đào kép và lập nên gánh hát Thầy Năm Tú. Đây được xem là rạp hát cải lương đầu tiên của VN.
Thầy Năm Tú cũng là người có công đầu trong việc đưa Tiền Giang trở thành cái nôi của nghệ thuật cải lương. Ông đã đặt soạn giả vốn xuất thân nho học sau chuyển sang Tây học là Trương Duy Toản viết tuồng tích cho các vở diễn của đoàn hát với vở đầu tiên là Kim Vân Kiều, khai sinh nghệ thuật cải lương ngày nay. Có rạp hát cố định, có tuồng tích đặc sắc, rạp hát Thầy Năm Tú cũng là nơi từng ghi lại dấu ấn của những tài danh trên sân khấu cải lương như Tám Củi, Sáu Nhiêu, Bảy Nam, Phùng Há... Đến thập niên 1950-1960, rạp được bán lại cho một chủ tiệm vàng và đổi tên là hí viện Vĩnh Lợi. Hí viện Vĩnh Lợi lúc bấy giờ vừa là rạp hát cho các đoàn cải lương khắp Nam kỳ lục tỉnh về biểu diễn vừa là rạp chiếu phim phục vụ công chúng. Năm 1981 được đổi tên thành rạp hát Tiền Giang.

Nghệ sĩ Minh Thiết và nghệ sĩ Kim Loan trong trích đoạn Thăng Long mùa xuân ấy - Ảnh: T.H.
Tôn tạo "cái nôi của nghệ thuật cải lương"
Người lên chương trình mỗi tháng, liên hệ nghệ sĩ, chuẩn bị tuồng tích rồi kiêm luôn vai trò nhắc tuồng mỗi khi nghệ sĩ lên sân khấu là ông Nguyễn Huỳnh Anh - chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Tiền Giang. Những người thực hiện chương trình biểu diễn văn nghệ ở đây vẫn quen gọi ông là "ông bầu". "Đặc biệt dân mình rất mê cải lương, phải có hát cải lương bà con mới đến xem. Thấy nhiều cô bác buôn bán đến tối mờ mới xong nhưng vẫn nán lại xem hết chương trình mới về là mình mừng lắm. Bởi thế mới thấy sức sống mãnh liệt của nghệ thuật cải lương trong lòng những người dân Mỹ Tho" - ông Huỳnh Anh nói.
Từ ngày hoạt động, chương trình đã thu hút rất đông nghệ sĩ thuộc các câu lạc bộ đờn ca tài tử, cải lương của tỉnh Tiền Giang. Dù phải vất vả mưu sinh nhưng khi được mời đến biểu diễn các nghệ sĩ rất nhiệt tình. Trong không gian khá hẹp của căn phòng hóa trang, các nghệ sĩ giúp nhau chuẩn bị trang phục, hóa trang, tập dượt lại các tiết mục. Ai cũng hãnh diện vì được biểu diễn tại rạp hát cải lương đầu tiên của vùng đất Nam bộ. Trong suốt 25 năm gắn bó với nghệ thuật cải lương, nghệ sĩ Minh Thiết (Hội VHNT Tiền Giang) đã biểu diễn ở nhiều sân khấu lớn nhỏ khác nhau nhưng khi đứng tại sân khấu của rạp hát Tiền Giang anh vẫn rất tự hào: "Một thời những người mộ điệu cải lương đến đây xem chật kín, đêm nào cũng không còn chỗ ngồi. Không có nghệ thuật nào ghi dấu ấn với người Nam bộ như cải lương. Đến nay dù cải lương đang phải cạnh tranh rất gay gắt với những loại hình nghệ thuật khác nhưng dân mình vẫn còn rất mặn mà với cải lương. Nhìn khán giả cổ vũ mình chỉ muốn hát tiếp, hát tiếp mà thôi".
Ông Nguyễn Ngọc Minh - giám đốc Sở VH-TT&DL Tiền Giang - cho biết trải qua nhiều thăng trầm, đến nay rạp hát đã xuống cấp. Sân khấu hiện nay cũng chỉ là một dãy hành lang trống được trang trí thêm phông nền. Nhiều người dân Mỹ Tho không hề biết rạp hát cũ kỹ giữa lòng thành phố này chính là cái nôi của nghệ thuật cải lương. "Hiện nay sở đã hoàn tất đề án trùng tu, tôn tạo và khai thác rạp hát Tiền Giang trình lên UBND tỉnh. Từ năm 2013 trở đi, hằng năm sẽ có kế hoạch khai thác các hoạt động của rạp để phục vụ nhu cầu của người dân cũng như giữ gìn và phục hồi những giá trị vốn có của rạp hát. Dù các chương trình biểu diễn hiện nay còn khá sơ sài nhưng người dân vẫn rất phấn khởi mỗi khi đến thưởng thức" - ông Minh nói.

Theo ông Nguyễn Huỳnh Anh - chủ tịch Hội VHNT Tiền Giang, các chương trình này được tổ chức miễn phí để phục vụ bà con. Ngoài các hoạt động đờn ca tài tử, cải lương như trước đây, chương trình sẽ còn mở rộng thêm các hoạt động như tấu hài, ảo thuật. Đặc biệt, kể từ tháng 1-2013, chương trình sẽ được tổ chức định kỳ vào đêm 20 hằng tháng.
THÚY HẰNG - HIỀN TRẦN
( Đăng lại từ TuoitreOnline )
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2013 lúc 2:44am

Nhớ “một nữ sĩ có tài và có gan”

TS Phan Văn Hoàng

Nhà nghiên cứu Thiện Mộc Lan (1) gọi điện từ Sa Đéc: “Xin báo cho anh một tin đã cũ nhưng vẫn còn mới. Cũ vì đã xảy ra cách nay 6 năm rồi, nhưng mới vì một người bạn bên Pháp vừa tin cho tôi biết chiều nay. Đó là nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh đã qua đời ngày 26/1/2005 tại một nhà dưỡng lão ở Paris”. Tôi tính nhẩm: thế là nữ sĩ thọ 92 tuổi. Cách nay ngót 80 năm, khi chưa tròn tuổi đôi mươi, chị đã nổi danh trong làng thơ, làng báo cả nước, từng đăng đàn diễn thuyết từ Nam ra Bắc. Thế nhưng, trong đời tư, chị gặp nhiều chuyện buồn, nên đầu năm 1950, chị lặng lẽ rời quê hương, sang Pháp sống mai danh ẩn tích, cắt đứt mọi liên lạc với người quen trong nước. Từ đó, không ai biết tin tức gì về chị… *



Chị tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, quê ở Gò Công nhưng sinh tại Sài Gòn ngày 3/1/1914. Chị học trường Áo Tím ở Sài Gòn (nay là trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai). Sau khi thi đậu bằng Thành chung (1932), chị bước vào làng báo, cộng tác với các tờ Phụ Nữ Tân Văn (1933-1934), Nữ Lưu, Công Luận, Việt Nam (1936), Tuần Lễ Nay (1940)… Tên tuổi chị được nhiều người biết tới khi chị diễn thuyết tán thành thơ mới. Thơ mới được Phan Khôi “trình chánh giữa làng thơ” trên tờ Phụ Nữ Tân Văn số 122 ngày 10/3/1932. Theo ông Phan, “thơ cũ bị câu thúc quá nên mất chơn” (mất tính chân thật), vì vậy, ông bày ra thơ mới để “đem ý thật có trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu có vần mà không bó buộc bởi niêm luật gì hết” (2). Lúc mới ra đời, thơ mới được nhiều người hoan nghênh nhưng cũng có không ít người đả kích. Làng thơ bị chia đôi.



Tối 26/7/1933, tại trụ sở Hội Khuyến học Sài Gòn, Manh Manh diễn thuyết về thơ mới. Bác sĩ Trần Văn Đôn, Hội trưởng Hội Khuyến học Sài Gòn, phát biểu: “Lịch sử Hội Khuyến học 25 năm trời, lần này mới có nữ sĩ đăng đàn diễn thuyết” (3). Báo Phụ Nữ Tân Văn số 211, ngày 10/8/1933. Ảnh: Thiện Mộc Lan. Hai nhà phê bình văn học Hoài Thanh và Hoài Chân nhận xét: “Cũng lần thứ nhất có một cuộc diễn thuyết được đông người nghe như thế” (4). Tôi xin nói thêm: đây là diễn giả đầu tiên bênh vực thơ mới, vì mãi 1 đến 2 năm sau mới có người khác lên tiếng (5). Nữ sĩ xứng đáng với danh hiệu “nữ tiên phong thơ mới ở Nam Kỳ” (và trên cả nước) mà báo Mai phong tặng (6). Buổi diễn thuyết có tiếng vang lớn. Bà Nguyễn Đức Nhuận, người sáng lập Phụ Nữ Tân Văn, kể lại: “Trong hơn một giờ, Nguyễn nữ sĩ chỉ ứng khẩu, nói như nói chuyện thường… Một người thiếu nữ đứng trước gần ba trăm thính giả nam nữ mà giảng về thơ…” (7).

Nhà nghiên cứu Thẩm Thệ Hà khen Manh Manh “diễn thuyết lưu loát, hùng hồn, đôi khi châm biếm duyên dáng, tế nhị, có khả năng lôi cuốn, thuyết phục người nghe” (8). Phái bảo vệ thơ cũ phản công. Cũng tại trụ sở Hội Khuyến học Sài Gòn, các ông Tân Việt (8/1933), Nguyễn Văn Hanh (9/1/1935) hết lời chê bai thơ mới, ca ngợi thơ cũ. Ngày 16/1/1935, Manh Manh cùng Nguyễn Văn Hanh rủ nhau lên diễn đàn Hội Khuyến học Sài Gòn để công khai tranh luận tay đôi về thơ cũ - thơ mới! Hoài Thanh và Hoài Chân khen Manh Manh một cách ngắn gọn mà đầy đủ: đó là “một nữ sĩ có tài và có gan” (9). Không chỉ bảo vệ thơ mới, Manh Manh còn là một chiến sĩ đòi giải phóng phụ nữ, bình quyền với nam giới. Chị đả kích các tập tục hủ bại như trọng nam khinh nữ, tảo hôn, đa thê…, bênh vực những quyền lợi chính đáng của nữ giới. Trong năm 1934, chị đã đi tới 4 thành phố (Huế, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng) để diễn thuyết các đề tài Dư luận nam giới đối với phụ nữ tiên tiến; Một ngày của một người đàn bà tiên tiến; Có nên tự do kết hôn chăng?; Nên bỏ chế độ đa thê không? Ý tưởng của chị trong các buổi diễn thuyết đó đã tạo ra trong xã hội hai luồng dư luận trái chiều - tán thành và phản đối - phản ảnh qua báo chí trong Nam ngoài Bắc.

Năm 1936, chị tích cực tham gia phong trào Đông Dương đại hội. Tuy mới 22 tuổi, chị là một trong hai phụ nữ được cử vào Ủy ban lâm thời tổ chức Đông Dương đại hội tại Sài Gòn, bên cạnh các nhân vật nổi tiếng thời đó như Nguyễn An Ninh, Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Nguyễn, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm… Ngày 11/11/1937, chị kết hôn với Lư Khê (10). Nhưng đáng buồn thay, hạnh phúc của chị quá ngắn ngủi! Khi sinh con đầu lòng, chị gặp sự cố không may, mất khả năng sinh sản. Lư Khê là con cả trong gia đình, nên cưới vợ hai để sinh con nối dõi tông đường. Từ năm 1939, chị vò võ một mình nuôi con. Cháu bé bị bệnh từ khi mới lọt lòng, chỉ sống được một năm (11). Những biến cố dồn dập khiến cho người thiếu phụ 25 tuổi ấy buồn tủi khôn nguôi.

Đầu năm 1950, chị sang Pháp định cư. Bặt vô âm tín. Nhưng ở trong nước, tên tuổi và sự nghiệp của chị không bị lãng quên. Tháng 1/1999, hai nhà nghiên cứu Thiện Mộc Lan và Thanh Việt Thanh cho xuất bản cuốn Nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh. Nhờ đọc cuốn sách ấy trong một chuyến về thăm quê hương, bà Bourbon Thi Hương - một Việt kiều ở Paris, bạn của chị - giúp nối lại liên lạc với chị. Nhận được cuốn sách có lời đề tặng của hai tác giả, chị xúc động nói: “Không ngờ nửa thế kỷ rồi mà những người bạn văn ở trong nước còn nhớ và viết về tôi” (12). Lúc đó, chị đã 85 tuổi, đang sống trong nhà dưỡng lão ở Paris. Hơn 6 năm sau, chị trút hơi thở cuối cùng sau hơn nửa thế kỷ sống xa quê hương…
(1) Thiện Mộc Lan (tên thật Đinh Công Thanh) là nhà nghiên cứu ở Sa Đéc (Đồng Tháp), tác giả của Nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh (cùng với Thanh Việt Thanh, 1999); Trần Tấn Quốc - 40 năm làm báo (2000); Phụ Nữ Tân Văn - Phấn son tô điểm sơn hà (2010)…
(2) Phụ Nữ Tân Văn số 122, ngày 10/3/1932.
(3), (12) Thiện Mộc Lan, Phụ nữ tân văn - Phấn son tô điểm sơn hà, Nxb Văn Hóa Sài Gòn, Sài Gòn, 2010. tr. 260.
(4), (9) Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam 1932-1941, Nxb Văn Học, Hà Nội, 1988, tr. 25.
(5) Lưu Trọng Lư diễn thuyết tại Nhà Hội học Quy Nhơn (tháng 6/1934), Đỗ Đức Vượng tại Hội Trí tri Hà Nội (tháng 1/1935), Vũ Đình Liên tại Hội Trí tri Nam Định (tháng 11/1935)…
(6) Mai, số 20, ngày 22/1/1938.
(7) Phụ Nữ Tân Văn, số 211, ngày 10/8/1933.
(8) Thiện Mộc Lan - Thanh Việt Thanh, Nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh, Nxb Văn Nghệ Sài Gòn, 1999, tr. 120.
(10) Lư Khê (tên thật Trương Văn Em), quê ở Hà Tiên, dạy Việt văn ở trường Trung học Huỳnh Khương Ninh, Sài Gòn, tác giả các tập văn Douleur secrète (1939), Phút thoát trần (1942), cộng tác với nhiều tờ báo (1935-1945), chủ bút các tờ Sự Thật (1946-1947), Ánh Sáng (1947-1950). Bị ám sát ở Sài Gòn (3/7/1950). (11) Trương Minh Đạt, Những kỷ niệm sống với anh Lư Khê và chị Manh Manh, trình bày tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Sài Gòn ngày 26/5/2006. Trương Minh Đạt (em út của Lư Khê) là nhà Hà Tiên học nổi tiếng. Tác giả của Nhận thức mới về đất Hà Tiên (2001), Nghiên cứu Hà Tiên (2008)…
________________________________________
Nguồn: http://www.honvietquochoc.com.vn/bai-viet/2538-nho-mot-nu-si-co-tai-va-co-gan-.aspx

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2013 lúc 2:52am

Cách đây hơn 40 năm, nhà thơ Nguyễn Vỹ xem cô Nguyễn Thị Kiêm đủ quan trọng để nhắc đến trong bộ sách tự truyện của ông:

“Có điều Tuấn ngạc nhiên nhất trong lãnh vực văn nghệ lãng mạn ấy, là phong trào "thơ mới"ở Saigon được hăng hái khởi xướng bởi hai người không phải là thi sĩ: một cụ Tú nhà Nho, người Trung kỳ, ông Phan Khôi, chủ bút tờ "Phụ Nữ Tân Văn", có ít nhiều Tây học, chỉ thỉnh thoảng, lúc nào cao hứng, mới làm chơi một bài thơ thuộc loại trào phúng, và một nữ sinh, cô Nguyễn thị Manh Manh, người Nam kỳ, con gái một ông Huyện hàm về hưu, vừa thi đỗ diplôme ở trường Áo Tím. Cô Manh Manh không chuyên làm thơ, cô không hề xuất bản một tập thơ nào cả, nhưng cô lại hăng hái viết báo và diễn thuyết cổ xúy Thơ Mới. Không những riêng ở Saigon, cô còn lại đi với ông Huyện Trị, thân phụ của cô, ra Hà Nôi. để diễn thuyết về "Thơ Mới ". Hôm cô diễn thuyết ở hội AFIMA, Tuấn bị sốt rét nên không đi nghe được, nhưng bạn của Tuấn đi khá đông, có về thuật lại cho Tuấn rõ rằng cô nói trôi chảy, giọng Saigon nghe là lạ dễ thương. Về nội dung bài diễn thuyết không có gì đặc sắc. Người ta phê bình nhan sắc của cô nhiều hơn là bài diễn thuyết. Đối với người Hà Nôi, cái tên của cô đã là một sự lạ rồi, Nguyễn thị Manh Manh. Sao lại đặt cái tên dị thường như thế? Phải chăng cô muốn lấy tên một giống chim ở Nam kỳ, con chim manh manh, bé nhỏ, có giọng hót líu lo khả ái? Tại sao cô không thích để tên thật của cô là Nguyễn thị Kiêm mà đáng lẽ phải viết là Nguyễn thị Kim? Người cô thấp và mập, mặt tròn vo, đôi mắt cũng tròn và to, tròng con ngươi đen nhánh, đầu để búi tóc như hầu hết các thiếu nữ Saigon 1935. Cô Manh Manh xuất hiện trên nền trời Thơ Mới Việt Nam như một ngôi sao chổi, chỉ thoáng qua rồi biến mất. Cô không để lại một bài thơ nào có giá trị, dù là thơ cũ hay thơ mới.” (Nguyễn Vỹ, Tuấn Chàng trai nước Việt-Chứng tích thời đại từ 1900 đến 1970, Quyển II, trang 230-231)

Gần đây hơn, Tiến sĩ Phan Văn Hoàng (Việt Nam) cung cấp những tin tức hết sức cần thiết để chân dung Nguyễn Thị Kiêm được trọn vẹn hơn: “Nhà nghiên cứu Thiện Mộc Lan gọi điện từ Sa Đéc: ‘Xin báo cho anh một tin đã cũ nhưng vẫn còn mới. Cũ vì đã xảy ra cách nay 6 năm rồi, nhưng mới vì một người bạn bên Pháp vừa tin cho tôi biết chiều nay. Đó là nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh đã qua đời ngày 26/1/2005 tại một nhà dưỡng lão ở Paris’[…> Chị tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, quê ở Gò Công nhưng sinh tại Sài Gòn ngày 3/1/1914. Chị học trường Áo Tím ở Sài Gòn (nay là trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai). Sau khi thi đậu bằng Thành chung (1932), chị bước vào làng báo, cộng tác với các tờ Phụ Nữ Tân Văn (1933-1934), Nữ Lưu, Công Luận, Việt Nam (1936), Tuần Lễ Nay (1940)… Tối 26/7/1933, tại trụ sở Hội Khuyến học Sài Gòn, Manh Manh diễn thuyết về thơ mới. Bác sĩ Trần Văn Đôn, Hội trưởng Hội Khuyến học Sài Gòn, phát biểu: ‘Lịch sử Hội Khuyến học 25 năm trời, lần này mới có nữ sĩ đăng đàn diễn thuyết’. Hai nhà phê bình văn học Hoài Thanh và Hoài Chân nhận xét: ‘Cũng lần thứ nhất có một cuộc diễn thuyết được đông người nghe như thế’…Nữ sĩ xứng đáng với danh hiệu ‘nữ tiên phong thơ mới ở Nam Kỳ’ (và trên cả nước) mà báo Mai phong tặng. Buổi diễn thuyết có tiếng vang lớn. Bà Nguyễn Đức Nhuận, người sáng lập Phụ Nữ Tân Văn, kể lại: ‘Trong hơn một giờ, Nguyễn nữ sĩ chỉ ứng khẩu, nói như nói chuyện thường… Một người thiếu nữ đứng trước gần ba trăm thính giả nam nữ mà giảng về thơ…’. Nhà nghiên cứu Thẩm Thệ Hà khen Manh Manh ‘diễn thuyết lưu loát, hùng hồn, đôi khi châm biếm duyên dáng, tế nhị, có khả năng lôi cuốn, thuyết phục người nghe’… Không chỉ bảo vệ thơ mới, Manh Manh còn là một chiến sĩ đòi giải phóng phụ nữ, bình quyền với nam giới. Chị đả kích các tập tục hủ bại như trọng nam khinh nữ, tảo hôn, đa thê…, bênh vực những quyền lợi chính đáng của nữ giới.

Trong năm 1934, chị đã đi tới 4 thành phố (Huế, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng) để diễn thuyết các đề tài: Dư luận nam giới đối với phụ nữ tiên tiến; Một ngày của một người đàn bà tiên tiến; Có nên tự do kết hôn chăng?; Nên bỏ chế độ đa thê không? …Đầu năm 1950, chị sang Pháp định cư. Bặt vô âm tín. Nhưng ở trong nước, tên tuổi và sự nghiệp của chị không bị lãng quên. Tháng 1/1999, hai nhà nghiên cứu Thiện Mộc Lan và Thanh Việt Thanh cho xuất bản cuốn Nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh. … Lúc đó, chị đã 85 tuổi, đang sống trong nhà dưỡng lão ở Paris. Hơn 6 năm sau, chị trút hơi thở cuối cùng sau hơn nửa thế kỷ sống xa quê hương.” (Tiến sĩ Phan Văn Hoàng, “Nhớ một nữ sĩ có tài và có gan”, ngày 22.3.2011). Đó là các người khác viết về Nguyễn Thị Kiêm (tự Manh Manh). Còn đoạn văn dưới đây (trích ra từ một bài diễn thuyết) tiêu biểu cho tính khí và tinh thần của bà, một tinh thần đi rất xa trước những nam đồng nghiệp cùng thời như Thế Lữ và Tú Mỡ: “Đàn bà muốn nam hóa thì cứ việc nam hóa, mà đâu có nam hóa được hết, và đâu có thể bỏ hẳn được cái bổn sắc của mình. Nhà nữ khoa học sẽ làm cho khoa học nên thơ. Nhà nữ văn học sẽ làm cho tư tưởng thêm ngộ. Nhà nữ tác giả sẽ làm cho nghĩa lý thêm duyên. Mà rồi mỗi thể trong văn học (genre littéraire) sẽ đều có cái vẻ dịu dàng êm ái, cái vị phong phú, thanh tao của đàn bà có điểm chuyết vào cho… Vả, bây giờ ta mới thấy ở văn học nữ lưu có phong trào nam hóa, mà từ trước đến nay, ở bên nam giới đã có bao nhiêu sự nữ hóa về văn chương? …Ở Hà-tiên có nhà văn sĩ Đông Hồ viết văn đã nhiều mà chỉ có bài văn khóc vợ là hay hơn hết cả. Ở Hà-nội có nhà thi sĩ Tản-Đà, thường phải giả thiết ra một người tình nhân không quen biết để lấy tứ làm thi. Nay có cái phong trào nam hóa, không biết sự nữ hóa còn được ở trong văn học không? Hai việc đó xét ra không có gì là mâu thuẫn cả. Đàn bà muốn học cái cứng cỏi của đàn ông cũng chưa bớt cái uyển chuyển của đàn bà. Đàn bà muốn có cái khách quan của đàn ông, thì đàn ông cũng vẫn mượn được cái chủ quan của đàn bà chớ sao? … Thấy các bà chủ thơ quán hô hào việc dân, việc nước, các bà chủ tân văn cổ động bình đẳng, bình quyền, các cô nữ tác giả, nữ trợ bút, kẻ kê cứu học thuật, người nghị luận văn chương, kẻ giữ việc khôi hài trên báo chí, người chuyên bàn đạo lý giữa văn đàn ... nhứt nhứt đều nhiệt thành nam hóa, công nhiên phản đối hẳn cái địa vị trước kia đàn bà ở văn học, mà tư tưởng, học thức, giáo dục, hành động đều muốn như bạn nam nhi để mưu lấy quyền lợi bình đẳng ở xã hội… Đối với những cái thiên tài xuất chúng, nữ lưu học hội có thể không là cần thiết; đối với những kẻ dung tục chí ngu, nữ lưu học hội có thể cho là đồ thừa...Nhưng đối với những người như chúng tôi đây, ngu mà muốn học cho khôn, dốt mà muốn học cho giỏi, không biết mỹ thuật mà biết yêu mến mỹ thuật, không biết văn chương mà biết cảm mến văn chương, thì nữ lưu học hội thiệt là cần ích cho chúng tôi lắm… Kinh Phật có câu ‘Tự giác nhi giác tha’ nghĩa là tự sáng mình để sáng người. Người đàn bà cũng có cái tinh thần cần phải tự giác để chiếu sáng ra ở chung quanh mình, cho gia đình được êm đềm phong phú, cho xã hội được rực rỡ quang minh.” (Nguyễn Thị Kiêm, “Cô Nguyễn Thị Kiêm nói về vấn đề Nữ-lưu và Văn-học”, Phụ nữ Tân văn, số 131, ngày 26.5.1932) So sánh những dữ kiện trên đây, người ta có thể kết luận một cách chính xác ít nhất hai điều.

Thứ nhất, Tự Lực Văn Đoàn (chỉ tuyền đàn ông) không tin rằng những nữ đồng nghiệp của họ lại có khả năng hơn họ trong sự cải cách những vấn đề có liên quan đến phụ nữ từ y phục cho đến xã hội.

Thứ hai, tuy đi sau phụ nữ hay báo chí Miền Nam cả về thời điểm sáng lập lẫn tinh thần cấp tiên khi so sánh với như Phan Thị Bạch Vân (Tinh thần Phụ nữ-1928), Phụ nữ Tân văn (1929), hay Nguyễn Thị Kiêm v.v., thì dù sao chăng nữa, Tự Lực Văn đoàn (Phong Hóa Tuần báo, 1932) cũng đã góp công cho nỗ lực ấy trên đất Bắc hầu đẩy mạnh những phong trào nhắm thay đổi số phận hay cải tiến đời sống phụ nữ. Là một (nữ) đồng nghiệp hậu sinh, người viết tin rằng có thể trả lời câu hỏi của nhà văn Nhất Linh cách đây mấy mười năm khi ông viết trên Phong Hóa số 116: “Vậy nam nữ có thể bình quyền được không? Mà thế nào là nam nữ bình quyền?”

Theo người viết, nam nữ bình quyền chỉ có nghĩa giản dị là cả hai phái được sử dụng mọi quyền mà một con người được hưởng và được sử dụng. Những hạn chế nếu có thì chỉ về thể chất mà không về tinh thần. Bởi thế khi người ta nói “phái khỏe” và “phái đẹp” thì không có ý là phái “khỏe hơn” hay phái “đẹp hơn” mà chỉ có nghĩa, đúng như Nguyễn Thị Kiêm nói, là hai phái đều phải đem cái sở trường của mình tới đóng góp vào công việc chung. Dĩ nhiên, thời nào thì cũng có những người tưởng nhầm rằng chỉ có (phái) họ mới được độc quyền làm một việc nào đó. Nhưng kinh nghiệm cho thấy thường những người đòi độc quyền, từ độc quyền chính trị cho tới độc quyền văn chương, đều chứng tỏ họ cũng độc quyền về sự thiếu hiểu biết nữa. Cho nên, cái phái vẫn bị kêu là “phái yếu” trong trường hợp đó, từ phụ nữ cho tới người dân, thường chứng minh ngược lại là cái mạnh của “phái khỏe” này thường không tồn tại lâu.

Bằng chứng là công lao của Phan Thị Bạch Vân và Nguyễn Thị Kiêm nay đã được phục hồi lần lần trong lịch sử đấu tranh cho nhân quyền và nữ quyền tại Việt Nam.
______________________________
Nguồn: http://sachxua.net/forum/index.php?topic=12500.0
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 18/May/2013 lúc 10:13am
 
 

Tiếng lóng Sài Gòn
Lê văn Sâm

 
Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại theo câu hát chính phẩm, hầu hết là để châm biếm, tạo nên nụ cười, hay có khi là để răn đe, tìm sự hoàn thiện trong cuộc sống, chúng chỉ sống một thời rồi tự biến mất, nhường chỗ cho đoạn đời "tiếng lóng" khác đến thay thế. Do đó, việc ghi chúng lại để đọc vui chơi hay phục vụ nghiên cứu văn học dân gian, chỉ có giá trị, khi ghi rõ định vị địa lý và thời gian.

left%20align%20image
Tỷ như Sài Gòn vào thập niên 60, thịnh hành tiếng lóng 
"sức mấy" để thay nói bất lực hay chuyện không thể. Phổ biến đến nỗi, một nhạc sĩ đã chọn làm đề tài cho một bài hát đường phố"Sức mấy mà buồn, buồn chi bỏ đi Tám".
Những câu chuyện thuộc loại tiếng lóng đó xuất hiện vào thời buổi Sài Gòn thời chiến, quê hương chiến tranh buồn phiền; "sức mấy" đã trở thành bút hiệu của một chuyên mục phiếm luận trên báo, sau đó một kỹ thuật gia sản xuất còi ôtô đã chế ra một điệu còi ôtô, bấm còi là kêu vang trên phố một dòng nhạc còi auto 9 nốt "tính tính tè tè, tè ti tè ti té", làm cho đường phố càng náo loạn hơn.

right%20align%20image
Trước đó cũng từ bài ca Diễm xưa của Trịnh Công Sơn mà sinh ra tiếng lóng "
xưa rồi Diễm ơi", mỗi khi có ai lặp lại một đòi hỏi nào đó,mà người nghe không muốn nghe thêm nữa.

Thời các vũ trường mới du nhập Sài Gòn như Mỹ Phụng, Baccara, Tháp Ngà, thì dân chơi gọi Tài-pán tức người điều phối nhóm vũ nữ, bằng tiếng bóng "Cai gà", gọi cảnh sát là "mã tà", vì police (cảnh sát) hay mang cái dùi cui, tiếng Tây là matraque, đọc trại thành "mã tà". Cũng từ thời thuộc địa, tiếng Tây chế ra tiếng lóng âm Việt rất nhiều như: "gác-dang" tức thuê người làm bảo vệ; tiếng Pháp gardien đọc trại ra thành gác-dang. Cũng như nói "
de cái đít" tức lùi xe arriere; tiền cho thêm người phục vụ tiếng Pháp: pour-bois âm bồi gọi "tiền boa", sau này chế ra là "tiền bo".

Cũng thời Pháp thuộc, Sài Gòn có nhiều cách nói mà đến nay không ai biết nguyên do. Tỷ như gọi sở bưu điện là nhà dây thép, mua tem dán bao thư gọi là "con cò", còn nếu gọi "
ông cò" là chỉ cảnh sát trưởng mấy quận ở thành phố, gọi "thầy cò" tức là các ông chữa mor***e các tòa báo do chữ correcteur, nhưng nói "cò mồi" là tay môi giới chạy việc, "ăn tiền cò" thì cũng giống như "tiền bo", nhưng chữ này chỉ dùng cho dịch vụ môi giới.

Thời kinh tế phát triển, đi xe auto gọi là đi "
xế hộp", đi xe ngựa gọi là đi "auto hí", đến thời xe máy nổ ầm ào, đi xe đạp gọi là "xe điếc", đi nghỉ mát Vũng Tàu gọi là "đi cấp", đi khiêu vũ gọi là "đi bum", đi tán tỉnh chị em gọi là đi "chim gái", đi ngắm chị em trên phố gọi là "đi nghễ", gọi chỉ vàng là "khoẻn", gọi quần là "quởn", gọi bộ quần áo mới là "đồ día-vía". Ði chơi bài tứ sắc các bà gọi là "đi xòe", đi đánh chắn gọi là "múa quạt", đi chơi bài mạt chược các ông gọi là "đi thoa", đi uống bia gọi "đi nhậu", đi hớt tóc gọi đi "húi cua". Có một cụm tiếng lóng từ Huế khoảng 1920 - 1950 du nhập Sài Gòn, đó là "đi đầu dầu", tức các chàng trai ăn diện "đi nghễ" với đầu trần không mũ nón, để cái mái tóc chải dầu brillantine láng cóng, dù nắng chảy mỡ. Tuyệt vời gọi là "hết sẩy", quê mùa chậm chạp gọi là "âm lịch", hách dịch tự cao gọi là "chảnh".

left%20align%20image
Tiền bạc gọi là 
"địa", có thời trong giới bụi đời thường kháo câu "khứa lão đa địa" có nghĩa ông khách già đó lắm tiền, không giữ lời hứa gọi là "xù", "xù tình", tức cặp bồ rồi tự bỏ ngang. Làm tiền ai gọi là "bắt địa", ăn cắp là "chôm chỉa", tương tự như "nhám tay" hay "cầm nhầm" những thứ không phải của mình.


Ghé qua làng sân khấu cải lương hát bội, người Sài Gòn gọi là làng "hia mão", có một số tiếng lóng người ngoài làng có khi nghe không hiểu. Tỷ như gọi "kép chầu", có nghĩa là đào kép đó tuy cũng tài sắc nhưng vì một lý do nào đó không được phân vai diễn gánh hát, đêm đêm họ cũng xách vali trang phục phấn son đến ngồi café cóc trước rạp hay túc trực bên cánh gà, để đợi, ngộ nhỡ có đào kép chính nào trục trặc không đến rạp được, thì kép chầu thay thế vào ngay. "Kép chầu" phải thuần thục rất nhiều tuồng để đau đâu chữa đó.

Ðào chính chuyên đóng vai sầu thảm gọi là "
đào thương", kép chính chuyên đóng vai hung tàn gọi là "kép độc". Có một cụm tiếng lóng xuất phát từ hai nơi, một là cải lương rạp hát, hai là quanh các tòa soạn báo chí, đó là "café à la... ghi" tức uống café thiếu ghi sổ...Vào làng báo mà tiếng lóng người Sài Gòn xưa gọi "nhật trình". Nếu thiếu tin lấy một tin cũ nhưng chưa đăng báo để đăng lấp chỗ trống, gọi là "tin kho tiêu", các loại tin vớ vẩn dăm dòng từ quê ra tỉnh gọi là "tin chó cán xe", tin quan trọng chạy tít lớn gọi là "tin vơ-đét" vedette, nhặt từ tài liệu dài ra thành một bài gọn gọi là "luộc bài", chắp nhiều thông số khác nguồn ra một bài gọi là "xào bài", truyện tình cảm dấm dớ gọi là "tiểu thuyết 3 xu", các tạp chí bình dân xoi mói đời tư gọi là "báo lá cải". Làng nhật trình kỵ nhất là loan tin thất thiệt, lóng gọi là "tin phịa", nhưng trong "tin phịa" còn có hai mảng chấp nhận được đó là loan tin thăm dò có chủ đích, lóng gọi là "tin ballons" tức thả quả bóng thăm dò, hay tin thi đua nói dối chỉ được xuất hiện vào đầu tháng tư, gọi là "tin Cá tháng Tư".

Có đến bảy tiếng lóng để thay cho từ chết. Ðó là 
"tịch", "hai năm mươi", "mặc chemise gỗ", "đi auto bươn", "về chầu diêm chúa", "đi buôn trái cây" hay "vào nhị tỳ", "nhị tỳ" thay cho nghĩa địa và "số dách" thay cho số một... đều ảnh hưởng từ ngôn ngữ minh họa theo người Hoa nhập cư.


Thời điểm truyện và phim kiếm hiệp của Kim Dung nói chung là chuyện Tầu thịnh hành, người Sài Gòn đã chế ra nhiều tiếng lóng, như ai dài dòng gọi là 
"vòng vo Tam Quốc", ai nói chuyện phi hiện thực gọi là "chuyện Tề Thiên", tính nóng nảy gọi là "Trương Phi". Một số tên nhân vật điển hình của Kim Dung được dùng để chỉ tính cách của một người nào đó. Tỷ như gọi ai là "Nhạc Bất Quần" tức ám chỉ người ngụy quân tử, đạo đức giả, gọi là "Ðoàn Chỉnh Thuần" tức ám chỉ đàn ông đa tình có nhiều vợ bé... Sài Gòn là đất của dân nhập cư tứ xứ, nơi tha hương văn hóa bốn phương, nên ngôn ngữ càng thêm phong phú, trong đó tiếng lóng cũng "ăn theo" mà ra đời. Thời Mỹ đến thì một tiếng "OK Salem", mà các trẻ bụi đời vừa chạy vừa la để xin ông Mỹ điếu thuốc. Thời gọi súng là "sén" hay "chó lửa", dân chơi miệt vườn gọi "công tử Bạc Liêu" còn hiểu được, Sài Gòn xuất hiện cụm từ "dân chơi cầu ba cẳng" thì thật không biết do đâu? Có lẽ cầu ba cẳng có tên Pallicao, lêu nghêu 3 cẳng cao như dáng vẻ cowboy trong các phim bắn súng, nên mới gọi "dân chơi cầu ba cẳng"? Ðó cũng là lúc các tiếng lóng như "dân xà bát", "anh chị bự", "main jouer" tay chơi ra đời, chạy xe đua gọi là "anh hùng xa lộ", bị bắt gọi là "tó", vào tù gọi là "xộ khám". Bỏ học gọi là "cúp cua", bỏ sở làm đi chơi gọi là "thợ lặn", thi hỏng gọi là "bảng gót". Cũng do scandal chàng nhạc sĩ nổi tiếng kia dẫn em dâu là ca sĩ K.Ng. qua Nhà Bè ăn chè, để ngoại tình trong túp lều cỏ bị bắt, từ đó "đi ăn chè" trở thành tiếng lóng về hành vi ngoại tình trốn ra ngoại ô.

Cũng có một số tiếng lóng do nói lái mà ra như "chà đồ nhôm" tức "chôm đồ nhà", "chai hia" tức chia hai chai bia bên bàn nhậu, nó cùng họ với "
cưa đôi". Lóng thời sự loại này có "tô ba lây đi xô xích le" tức "Tây ba lô đi xe xích lô". Trong tiếng lóng còn chất chứa ân tình. Họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài đề tài lá hoa sen xuất thân xứ Ca Trù hay than "buồn như chấu cắn", hay có người than phiền vì câu né tránh trách nhiệm với hai tiếng "lu bu" để thất hứa, nay còn có người nhấn thêm "lu xu bu" nại lý do không rõ ràng để trốn việc. Ðể tạm kết thúc phần dẫn này, tôi muốn nhắc một số âm sắc Bắc Hà. Những âm sắc theo chân người Hà Nội vào Nam rồi trở thành tài sản chung của người Việt. Bắt quả tang thành "quả tó", gọi chiếc xe Honda là "con rim", gọi tờ giấy 100USD là "vé", đi ăn cơm bình dân gọi là "cơm bụi", xuống phố dạo chơi gọi là "đi bát phố", gọi người lẩm cẩm là "dở hơi"...
Lê Văn Sâm
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Trang  of 2 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.281 seconds.