Viện
khám phá loài quốc tế vừa mới công bố danh sách 10 loài sinh vật mới
được phát hiện nổi bật nhất trên thế giới. Trong đó có những cái tên
hẳn bạn đã từng biết tới như loài sên ma hay cá ngựa lùn…
Cây cọ Tahina: Cây tự tử
Khi cái cây khổng lồ mới được phát hiện trên đảo Madagascar nở hoa, hoa
và quả của nó tạo thành hình bó hoa dùng trong tang lễ. Nó đặt cược sự
sống còn của giống loài vào một mùa ra hoa kết hạt. Cây cọ Tahina
spectabilis chỉ nở hoa một lần trong đời, sau đó nó sẽ chết.
Cây cọ “tự tử” là một trong số 15.000 đến 20.000 loài mới được phát
hiện mỗi năm. Trong số này, các nhà khoa học trên toàn thế giới – phối
hợp với Viện khám phá loài quốc tế tại Đại học Arizona sử dụng các tiêu
chí bí mật – để đưa ra mười loài mới hàng đầu mỗi năm.
Chỉ đạo viện nghiên cứu Quentin Wheeler cho biết: “Chúng ta
mới chỉ biết rất ít về các loài trên Trái Đất. Sự sống là câu chuyện
khoa học lớn nhất và phức tạp nhất mà chúng ta sẽ phải khám phá”.
 |
(Ảnh: National Geographic)
|
Loài côn trùng dài nhất: bọ megastick
Tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên tại London, 28 triệu mẫu vật chứa đầy các
ngăn trưng bày và tủ đựng. Được phát hiện vào năm ngoái, loài côn trùng
dài 2 fit (khoảng 60 cm) chiếm trọn cả ngăn chứa côn trùng, và phải đặt
chéo mới có thể vừa.
Vào ngày 22 tháng 5, 2009 Viện khám phá loài quốc tế đưa loài siêu bọ
này vào nhóm mười loài động vật mới độc đáo nhất thế giới.
Chỉ đạo viện Quentin Wheeler cho biết: “Tất cả các loài bọ
que đều rất ấn tượng. Chỉ riêng kích cỡ của nó đã rất đáng nể. Phát
hiện này giống như việc tìm ra một cây gỗ màu đỏ khổng lồ hoặc một con
cá voi xanh”.
 |
(Ảnh: Bảo tàng lịch sử tự nhiên, AP)
|
Cá ngựa lùn Satomi: người lùn nhất trong số những người lùn
Được phát hiện vào năm ngoái tại một răng san hô ở Indonesia, cá ngựa
lùn Satomi – được đặt theo tên một thợ lặn thu thập được mẫu vật đầu
tiên – là một sinh vật nhỏ bé sống ở bên dưới các vỉa san hô nhô ra. Cá
ngựa lùn là một trong những loài động vật có xương sống bé nhỏ nhất
trên thế giới. Cá ngựa lùn Satomi là loài cá ngựa nhỏ nhất thế giới.
Chỉ riêng đặc điểm này đã khiến Viện khám phá loài quốc tế đưa nó vào
danh sách loài cá ngựa mới và nó cũng góp mặt trong số 10 loài mới được
đặt tên vào năm 2008.
 |
(Ảnh: Stephen Wong và Takako Uno)
|
Rắn dây Barbados: Loài rắn nhỏ nhất thế giới
Nó nhỏ đến nỗi có thể nằm gọn trên một đồng xu, loài vật nhỏ bé này
thuộc họ rắn dây và cũng là con rắn nhỏ nhất trên thế giới được phát
hiện tại Barbados. Nó nằm trong số 10 loài mới được phát hiện năm 2009
do Viện khám phá loài quốc tế công bố.
Loài rắn dây này có lẽ chỉ bằng hoặc gần bằng kích cỡ nhỏ nhất của rắn
thông thường, nó là sự trao đổi mang tính chất tiến hóa giữa kích cỡ và
chiến lược sinh sản, theo người tìm ra con rắn – nhà sinh vật học Blair
Hedges thuộc Đại học Pennsylvania.
 |
(Ảnh: S. Blair Hedges)
|
Sên ma ăn thịt
Các nhà phân loại học phát hiện ra nó khi một nhóm
các chuyên gia tự nhiên xứ Wales tìm ra một loài sên mới trong một khu
vườn ở thủ đô Cardiff của Wales.
Quentin Wheeler – chỉ đạo Viện khám phá loài quốc tế vào ngày 22 tháng
5 đã đưa ra danh sách 10 loài mới năm 2009 - phát biểu: Đảo Anh
“là một nơi nổi tiếng. Việc tìm ra một sinh vật ấn tượng là điều không phải ngày nào cũng xảy ra”.
Sên ma có một đặc điểm khác biệt: nó có những cái răng giống như lưỡi dao giúp nó ăn giun như ăn mỳ spaghetti.
 |
(Ảnh: Ben Rowson)
|
Opisthostoma Vermiculum: Loài sên có vỏ xoắn
Trông giống như tác phẩm của chiếc tuýp kem đánh răng bị vặn quá cỡ,
chiếc vỏ của loài sên Opisthostoma vermiculum mới được phát hiện xoắn
cuộn theo một hình dạng không hề giống với bất cứ một chiếc vỏ nào của
các loài chân bụng khác.
Chiếc vỏ xoắn ốc phức tạp của nó đặt ra những câu hỏi sinh học hóc búa.
Bằng cách nào hình dạng cuộn xoắn phức tạp này – chỉ dài chưa đầy một
phần của 1 inch – có thể mang lại cho loài sên lợi thế tiến hóa trong
môi trường sống của nó?
Để giải đáp những câu hỏi nói trên, con sên bé nhỏ với chiếc vỏ trông
như giun đã tìm được đường đến với danh sách 10 loài mới hàng đầu năm
2009.
 |
(Ảnh: Reuben Clements)
|
Cá Chromis màu xanh lục đậm: một trong số hàng triệu?
Mỗi năm các nhà sinh học trên khắp hành tinh phát hiện được tới 20.000 loài mới. Đó là
“một cơn ác mộng khi phải tìm kiếm và ghi lại mọi loài mới hàng năm”.
Nhưng năm ngoái một phần mềm dữ liệu được dùng trong phân loại sinh học
được giới thiệu với cái tên Zoobank – nó được coi là Bách khoa toàn thư
về sự sống – đã hỗ trợ cho họ rất nhiều.
Con cá Chromis màu xanh lục là loài mới đầu tiên trong danh mục của
ZooBank. Nhờ có màu sắc đặc biệt con cá sống ở các rặng san hô nằm sâu
dưới biển đã tìm được chỗ đứng trong danh sách 10 loài mới năm 2009.
 |
(Ảnh: Richard Pyle)
|
Cá mẹ đầu tiên mang thai?
“Bà mẹ mang thai cổ xưa nhất” – theo bài viết trên tạp chí
Nature mô tả con cá mẹ Materpiscis attenboroughi được phát hiện trong
mẫu hóa thạch 380 triệu năm tuổi với bào thai trong bụng trở thành sinh
vật cổ xưa nhất có sinh sản hữu tính và sinh con.
Mặc dù đã tuyệt chủng từ lâu, loài Materpiscis attenboroughi vẫn vượt
qua trên 15.000 loài sinh vật khác đang tồn tại được phát hiện năm 2008
để có tên trong danh sách 10 loài mới năm 2009.
 |
(Ảnh: National Geographic)
|
Cà phê Charrier: cà phê tự nhiên không có cafein
Cây cà phê mới được phát hiện tại Cameroon này cho những quả cà phê không chứa chất cafein.
Cà phê Charrier một ngày nào đó có thể tạo ra những cây cà phê hoàn
toàn không chứa cafein. Dù vậy, nhà phân loại học Quentin Wheeler – chỉ
đạo viện nghiên cứu cho biết: “Tôi không chắc chắn liệu bạn có muốn uống loại cà phê này hay không”.
 |
(Ảnh: Francois Anthony)
|
Microbacterium Hatanonis: vi khuẩn trong bình phun
Cho đến năm ngoái, không ai có thể ngờ rằng vi khuẩn cũng tồn tại trong
các chất hóa học nhân tạo hay các sản phẩm khác do con người tạo ra.
Việc phát hiện loài vi khuẩn mới vào năm 2008 trong bình xịt tóc là một
bước tiến bạo dạn đến với sinh quyển của thời tương lai hậu công
nghiệp.
Có lẽ vi khuẩn Microbacterium Hatanonis chỉ tồn tại trong một số môi
trường tự nhiên trước khi xuất hiện trong các phụ gia làm đẹp. Mặc dù
nó không được biết đến trong tự nhiên, loài siêu vi khuẩn này
“tồn tại trong keo xịt tóc như là một thứ gây ô nhiễm”, theo Quentin Wheeler – chỉ đạo viện nghiên cứu đưa cái tên Microbacterium Hatanonis vào danh sách 10 loài mới năm 2009.
 |
(Ảnh: Biwa Biwa/Thư viện ảnh) |