Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 145 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jan/2022 lúc 8:06am

Không Phàn Nàn 

No%20Complain%20Images,%20Stock%20Photos%20&amp;%20Vectors%20|%20Shutterstock

Trong đời sống, đã biết bao lần chúng ta phàn nàn. Buổi sáng đi làm kẹt xe. Đến sở gặp đồng nghiệp ăn nói vô duyên, mếch lòng. Ông chủ mặt mày khó chịu, gắt gỏng. Về nhà vợ than phiền chuyện cơm áo. Con cãi lời, hỗn láo. Cánh tay đau nhức khó ngủ.

Nói chung hữu thân thì hữu khổ. Nhưng khi còn có việc làm, thì mới có đồng nghiệp, có ông thủ trưởng. Còn có xe để bị kẹt, còn có vợ để nghe mè nheo, còn có con để chê là nghịch tử. Còn có cánh tay để đau nhức. Trên đời này rất nhiều người không có gì, kể cả hai cánh tay, và sự thật là có người bất hạnh, không có luôn cả hai chân nữa.
Ít người cho mình có một đời sống hạnh phúc hoàn toàn. Không bất mãn chuyện này thì cũng khổ vì chuyện kia. Mỗi cuộc đời có bao nhiêu chuyện bất như ý, mỗi ngày có bao nhiêu giờ phút bực mình, đáng cho ta phàn nàn, than vãn!

Anh họ tôi có con trai sợ vợ, để vợ lấn lướt tìm cách đuổi cha mẹ chồng ra khỏi nhà, mà không có được một phản ứng gì. Tuy không đến nỗi lâm thảm cảnh của người vô gia cư, nhưng vợ chồng anh thất vọng, buồn bã đến nỗi mang chứng trầm uất, nhiều khi tỏ thái độ không thiết tha đến cuộc sống nữa. Ví như, trường hợp của một gia đình khác, đứa con trai ngay từ hồi còn bé bị té từ trên giường cao hai tầng xuống, tổn thương não bộ, phải sống đời thực vật từ nhỏ đến nay đã gần 40 tuổi, khổ đau là chừng nào. Trong khi anh chỉ có một thằng con bất hiếu, sợ vợ, nhưng anh cũng có khả năng thuê được nhà ở, có chiếc xe đi, lại còn có chị bên cạnh trong tuổi già, cuộc đời đâu đến nỗi bi đát.

Ông bạn già tôi, hơn ba mươi năm về trước, gửi đứa con trai vị thành niên, theo một người bạn đi vượt biên. Sang đến đảo, người bạn đổi tên đổi họ con anh, nhận là con mình. Khi gia đình anh sang định cư tại Mỹ, thì con anh đã lớn, tốt nghiệp đại học, nhưng đã trở thành đứa con của một gia đình khác, xem người đưa mình vượt biển là mẹ và cũng không còn biết người bạn tôi là ai. Vợ chồng người bạn tôi coi đây là một biến cố lớn lao trong đời, canh cánh bên lòng mỗi khi nghĩ đến chuyện mất con, đứa con mình đã tốn công sinh dưỡng, bây giờ xem mình như là những người xa lạ. Thật ra thì, bạn tôi không hề mất con, đứa con mình sinh ra, vẫn còn đó, mạnh khỏe, bình an, thành đạt, có một mái gia đình êm ấm. Có khác chăng là quan niệm “con tôi,” “vật sở hữu của tôi” nay vì nó thuộc về người khác, nên nó làm cho tôi đau khổ.

Tôi nhắc lại một chuyện cũ, vợ chồng ông bạn tôi sang Mỹ, nhà có mỗi hai cô con gái thì lớn lên, một cô lấy chồng Mỹ, một cô lấy chồng Trung Đông. Bạn tôi có hai ông rể giỏi giang, những đứa cháu xinh dẹp, dễ thương, nhưng lòng luôn luôn phiền muộn, thường mỗi khi nói đến chuyện con cái, gia đình, thì y như là khơi lại mối thương tâm, khiến bạn tôi không vui, tỏ ra bất mãn với hoàn cảnh. Rất nhiều gia đình sau Tháng Tư, 1975 có con gái mất tích giữa đại dương ngày vượt biển, phải chi được đổi lấy một hoàn cảnh của người bạn kia, thì gia đình họ sẽ vui sướng hạnh phúc bao nhiêu!

Em tôi sang Mỹ chậm, con cái không có cơ hội và cũng thiếu may mắn trong chuyện học hành, lớn lên, đứa thì làm công nhân hãng xưởng, đứa thì bưng phở trong nhà hàng, đứa thì chạy xe hàng xuyên bang. Nhìn quanh bạn bè, con ai cũng thành đạt, ông em sinh ra tự ti mặc cảm, tránh xa thiên hạ, không muốn giao thiệp với ai, không muốn nói đến chuyện gia đình. Những đứa con gia đình này, không có tội lỗi gì, cũng không cần phải mang mặc cảm như bố. Bao nhiêu người chết sông, chết biển, mình mang được cả gia đình trọn vẹn sang đây, ai cũng có công ăn việc làm ổn định, sống lương thiện, không vướng trộm cắp, ma túy. Bao nhiêu người mơ ước có cuộc đời như mình mà không được.
lonely-man-136400664789603901-150923153428%20–%20The%20Context%20Of%20Things


Có ông bạn gặp bà vợ lắm điều, không hợp ý, ông vò đầu bứt tai than khổ, tưởng như đang sống dưới mấy tầng địa ngục. Nghĩ lại, có người vợ mất sớm, thân già vò võ một mình, quạnh hiu biết chừng nào. Có người thì vợ đau yếu, vào ra bệnh viện, thập tử nhất sinh, giờ lại phải vào nhà dưỡng lão, ông phải vất vả vào ra hàng ngày. Còn có vợ bên mình, không còn ngọt bùi như thời xuân sắc, nay dù có điều bất như ý, thì cũng còn có nhau, bao nhiêu người mơ ước cảnh đời này mà không được.

Khi người ta bất như ý, người ta có thói quen oán Trời trách Đất. – “Trời ơi sao tôi khổ thế này?”- “Sao Ông Trời bất công quá vậy!”- “Thật là Ông Trời không có con mắt!”- “Ông Trời ơi, xuống mà coi nè!”
Cam chịu bình thản, thì người theo đạo Phật tin vào Nhân Quả và cái Nghiệp. Đời này thấy mình sao thì biết kiếp trước mình ăn ở làm vậy! Người Công Giáo thì tin đã có Chúa an bài, là do ý Chúa, chết cũng là do Chúa gọi về!
Người bình dân thường đổ cho tại cái số, giàu nghèo, no đói, sướng khổ đều do số Trời định, khi đã được Nam Tào, Bắc Đẩu ghi sổ rồi, thì “có chạy Trời cũng không khỏi,” cứ an phận thủ thường, ung dung tự tại mà sống!
Xin kể một chuyện bên Tàu: Đức Khổng Tử đi chơi núi Thái Sơn, gặp ông Vinh Khải Kỳ ngao du ngoài đồng, mặc áo cừu, thắt lưng dây, tay gẫy đàn cầm vừa đi vừa hát.
Đức Khổng Tử hỏi: “Tiên sinh làm thế nào mà thường vui vẻ như thế?”
Ông Vinh Khải Kỳ nói: “Trời sinh muôn vật, loài người quý nhất mà ta được làm người. Trong loài người đàn ông quý hơn đàn bà mà ta được làm đàn ông.  Người ta sinh ra có đui què, non yểu mà ta hoàn toàn khỏe mạnh, nay đã chín mươi tuổi. Đó là ba điều đáng vui, có gì mà phải lo buồn”.
Lại xin kể một chuyện bên Tây: Từ đầu năm đến nay, hàng chục người đã thiệt mạng khi tìm cách vượt qua sông Rio Grande, nơi mực nước dâng lên cao nhất trong 20 năm qua, để tìm cách đến Mỹ.
Đoàn “caravan di cư” bất hợp pháp hơn 7,000 người áp sát biên giới Mỹ. Trạm biên phòng Del Rio ở Texas hôm tuần qua đã báo cáo, chỉ từ Tháng Sáu tới nay họ bắt giữ hơn 1,000 người Haiti.
Mới đây lại thêm một bức ảnh chấn động lương tâm thế giới ghi lại cảnh tượng một người cha và con gái người El Salvador bị chết đuối, nằm úp mặt xuống nước tại bờ sông Rio Grande ở biên giới Mỹ – Mexico khi tìm cách bơi qua sông. Họ là những người đang tìm cách đến Mỹ và hy vọng sống được trên đất Mỹ, như chúng ta.
Liệu chúng ta có nên phàn nàn nữa không? 

 

(Huy Phương)


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Jan/2022 lúc 8:15am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jan/2022 lúc 4:04am

Phụ nữ nói nhiều tốt hay xấu?

 BM


Đây là một thành kiến bất công và không có bằng chứng khoa học đối với nữ giới. Rộng miệng hay hẹp miệng là thuộc phần cơ thể học, nó không liên quan gì đến tâm lý và tư cách sống của một người. Và nó cũng chẳng có ảnh hưởng gì đến việc tan hoang cửa nhà. Ngược lại, lớn tiếng chửi bới vợ con, đánh đập người trong nhà theo lối sống gia trưởng, theo quan niệm “trọng nam khinh nữ” mới làm cho gia đạo trở nên bất an. Có lẽ vì muốn che dấu những thói hư tật xấu của mình nên đàn ông con trai, đặc biệt, với quan niệm xã hội phong kiến xưa đã gán ghép câu tục ngữ bất công đối với phụ nữ như trên. 

 

Nhìn một đám đàn ông con trai tụ tập trên chiếu bạc, lê la tại các quán nhậu, phòng trà, hoặc tụm năm, tụm ba bàn chuyện thiên hạ tại các quán cà phê, thì ai cũng cho là bình thường. Một tệ nạn thuộc giới đàn ông, con trai mà có lẽ chỉ có ở Việt Nam trong hoàn cảnh xã hội mới ngày nay là “giao lưu”. Giao lưu buôn bán, giao lưu bạn bè, giao lưu áp phe, mánh mung mà hậu quả của những giao lưu ấy như thế nào thì ai cũng biết. Điều này nếu đem so sánh với thói ngồi lê, đôi mách, hoặc lắm điều của chị em phụ nữ xem ra vẫn nhẹ nhàng hơn.


BM


Tóm lại, những nhận xét thiên vị về khả năng nói năng và giao tiếp của phụ nữ là một quan niệm và lối sống lỗi thời. Tuy chúng ta không chấp nhận những thái quá của phong trào phụ nữ đòi bình quyền, và những lối sống phóng túng của một số người, nhưng phải công bằng trong quan niệm và lối sống hiện nay. Đây là điều đưa đến một lý do biện minh cho thói nói nhiều, hoặc hay nói của nữ giới. Và liệu nó có phải là một lợi điểm đối với phái nữ hay không?

 

NÓI NHIỀU LÀ BẢN NĂNG CỦA PHỤ NỮ


BM


Theo khảo cứu của khoa học, thì 80-90% phụ nữ sống với não cầu trái. [1] Nói chung, não cầu trái là phần lớn thuộc nữ giới, trong khi 80-90% nam giới sống với não cầu phải.


Hiện nay, chúng ta cũng không giải thích một cách chắc chắn theo khoa học là tại sao óc của người phụ nữ lại linh động hơn trong phương diện ngôn ngữ và nói năng. Nhưng dựa vào kết quả khảo cứu đăng trên Journal of Neuroscience cho biết có một protein gọi là FOXP2 đã phát sinh khả năng nói. Nó được tìm thấy hơn 30% FOXP2 trong óc của các em gái. Và nói chung khoa học đã chứng minh rằng nữ giới có khuynh hướng nói hay hơn nam giới. [2]


BM


Trong những đặc tính của não cầu trái là phần ngôn ngữ và trí nhớ. Do đó, có thể nói, ngay từ bé phái nữ đã phát triển sớm khả năng ngôn ngữ và nói. Một bạn nữ và một bạn nam cả hai học cùng một ngôn ngữ, thí dụ, Anh ngữ hay Pháp ngữ thì bạn nữ bao giờ cũng nói năng, truyền đạt ngoại ngữ ấy một cách thành thạo hơn bạn nam của mình. Cũng nhờ khả năng này nên phái nữ chẳng những nói hay mà dĩ nhiên còn hay nói. Một người phụ nữ trung bình nói 20.000 chữ một ngày, trong khi người nam chỉ nói có 7.000 chữ. [3] Nói gần gấp ba lần như vậy, cho nên nói ở sở, nói với bạn bè chưa đủ, khi về nhà thì nói với con hoặc với chồng, với người yêu.


Một điểm đặc biệt hơn nữa là cầu nối giữa hai não cầu (The corpus callosum) của nữ giới lại phát triển đặc biệt hơn, nên có khả năng nối kết suy nghĩ và hành động nhanh hơn, tốt hơn so với nam giới. Các nhà khoa học minh chứng rằng phụ nữ có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc tốt hơn đàn ông. [4] Kết quả là ở phụ nữ họ có thể làm 2 việc hoặc hơn nữa cùng một lúc. Như vậy, một người vợ nếu vừa nói chuyện điện thoại với bạn, vừa làm bếp thì sau khi kết thúc câu chuyện cũng có bữa cơm cho gia đình.


BM


Ngược lại, người chồng thường chỉ làm có một việc một lúc. Đây cũng là điều thường khiến xảy ra tranh cãi, khó chịu giữa đàn ông và đàn bà, và nó luôn luôn gây ra khắc khẩu giữa hai vợ chồng. Nhiều khi vợ nói gà, chồng hiểu thành vịt, hoặc vừa gà vừa chó thì chồng đành phải chịu thua không biết nàng muốn nói con gì.

 

NÓI NHIỀU TỐT HAY KHÔNG TỐT?

 

Như vừa trình bày trên, nói nhiều hay khả năng nói thuộc bản năng thiên phú của nữ giới, do đó, họ không thể không nói, có điều là nói cái gì, nói với ai, nói như thế nào và trong hoàn cảnh nào.


BM


Người ta thường nói: “Nếu một người phụ nữ ngồi một mình, nàng đẹp và hiền lành như một thiên thần. Nhưng nếu hai người phụ nữ ngồi với nhau thì có những tiếng xì xèo, to nhỏ. Còn nếu ba người phụ nữ ngồi lại với nhau, sớm muộn sẽ trở thành một cái chợ”.


So sánh này khiến người viết nhớ lại câu chuyện khi tham dự một buổi hội thảo về gia đình. Thuyết trình viên hôm đó cũng kể lại một ví dụ tương tự nhưng rất dí dỏm. Ông nói rằng, trong Hán tự, chữ Nữ gồm 2 chữ thị. Và khi 2 chữ nữ viết song song sẽ thành chữ chợ. Như vậy văn hóa Đông, Tây hòa hợp và cùng có một nhận định về khả năng nói và hay nói của nữ giới.


BM

 

Tại sao phụ nữ không được nói?

 

Nói nhiều chữ một ngày hay nói ít chữ một ngày, dù là đàn ông hay đàn bà cũng cần phải nói. Vì nói, theo tâm lý học là một cách thức biểu lộ tình cảm và truyền đạt tư tưởng. Rất nhiều hiểu lầm đã xảy ra vì không hiểu nhau, vì không ai nói. Ở điểm này nói còn là một hình thức tâm lý trị liệu. Nó không những giúp truyền đạt tư tưởng, mà còn giải tỏa những dồn nén và căng thẳng. Như vậy, người phụ nữ nói nhiều là điều tốt cho sức khỏe tâm lý, và duy trì lối sống tình cảm, vì phụ nữ sống nhiều bằng tình cảm.


http://baomai.blogspot.com/

Đa số đàn ông, con trai có một sai lầm rất lớn và hơi ích kỷ khi đưa ra chọn lựa người bạn đường. Họ sợ và không muốn người phụ nữ nói nhiều mà họ cho là càm ràm. Nhưng đây lại là một điểm tốt của phụ nữ. Cũng vì sống với tình cảm và có bản năng làm mẹ, nên người phụ nữ nào tốt, người vợ, người mẹ nào tốt không thể không nói, không càm ràm. Lý do, vì chồng con bê bối, bừa bãi, hậu đậu mà đôi khi còn tỏ ra vô tâm. Trong những trường hợp ấy, việc càm ràm của người vợ, người mẹ không gì khác hơn một lời nhắc nhở, và cũng là một lời trách nhẹ. Nếu người chồng, người con sửa sai và gọn gàng, sạch sẽ, nghiêm túc thì ai mà mệt xác phải càm ràm?

 

Phụ nữ ở một mình cũng không tốt 


baomai.blogspot.com

Trong cơ cấu não bộ, bộ nhớ và bộ nói cũng thuộc bán cầu trái của não, nhờ đó nó giúp phụ nữ nhớ rất rõ và chi tiết từng sự việc. Đây là ưu và cũng là khuyết điểm khi nó được áp dụng trong tương quan vợ chồng, bạn bè. Nó khiến nữ giới rất khó quên những gì người khác làm cho họ buồn lòng, hoặc bị thiệt thòi. Đa số nam giới, nhất là những ông chồng thường sống với triết lý “trứng gà, trứng ếch” như nhau. Ngược lại, thì người phụ nữ có một ứng dụng trong nếp sống theo nguyên tắc “tha nhưng không quên.” Đó là lý do tại sao trong gia đình có tiếng càm ràm, có những gắt gỏng, và khó chịu, bởi một đàng thì “hiểu rồi nói mãi”, đàng khác thì “nói mãi mà không hiểu hoặc không làm”.


baomai.blogspot.com

Ngoài ra, cũng theo tâm lý trị liệu, những gì nói ra được luôn giúp vơi đi những căng thẳng và buồn bực trong nếp sống. Việc người phụ nữ nói ra những gì khiến họ khó chịu, âu cũng là một hình thức xả đi những dồn nén trong lòng. Đã có sẵn trí nhớ tốt, lại thêm nguồn chữ nghĩa phong phú lại gặp những cái làm mình chướng tai gai mắt, ấm ức nếu không nói ra sợ đưa đến tâm bệnh. Tại sao phụ nữ hay nhức đầu, đau dạ dày, tiêu hóa bất thường, kinh nguyệt bất thường? Đó là vì họ luôn luôn bị dồn nén, và chịu đựng. Thí dụ, trong đời sống hôn nhân gia đình, đời sống chung nhiều chuyện nói ra thì tan cửa, nát nhà, gây xích mích, giận hờn mà không nói ra thì hậu quả tất yếu là thuộc về họ!

 

Nhưng nói mà không có người nghe thì nói làm gì, nói ra càng tức, và vì thế dẫn đến tình trạng “ba người đẹp họp nhau sẽ thành cái chợ”. Khi nói có người nghe. Tần số phát ra đồng điệu và có người đáp lại tại sao không “tám”. Như vậy tại sao cấm phụ nữ không được “tám”? Tám cho vui, tám xả stress, tám giúp nhau kinh nghiệm sống, dẫn đến sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau thì đó còn gì bằng. Nhất là tám rồi về nhà khỏi càm ràm, đay nghiến chồng con thì các đấng mày râu không nên cấm. Trong Thánh Kinh, “Đàn ông ở một mình không tốt”. [5] Chắc khi phán điều này, Thượng Đế cũng nghĩ đến phái nữ nữa.


BM

 

 

Trần Mỹ Duyệt

***

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Jan/2022 lúc 4:58pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jan/2022 lúc 12:21pm

Cưới Vợ Cho Bố

   

Cứ vài ngày một lần thì tôi đến giao đồ (may gia công)… để nhận tiền công và nhận hàng mới…
Hôm đó… tôi cũng như thường lệ… nhưng khi trả tiền cho tôi thì bà chủ (tôi hay gọi là thím Tư) báo cho tôi biết là thím sẽ nghỉ khoảng nửa tháng… không giao nhận hàng nữa vì nhà có việc.
Mấy ngày sau… nhà thím ấy có việc thật… đó là… thím đi “cưới vợ cho ba” của thím ấy!!!
Một cái đám cưới… với không biết bao nhiêu là lời bàn tán… dè bỉu… chê bai… vì chú rể đã 75 và cô dâu cũng sáu mấy…; mặc dù lễ cuới cũng diễn ra đủ lễ như thường: nghĩa là cũng có đãi khách, có hoa, có nữ trang cho cô dâu: cũng vòng tay, vòng cổ, nhẫn vàng, hoa tai như ai…
Sau thời gian nghỉ thì mọi việc lại trở lại như cũ. Hôm đến nhận hàng… tôi mạo muội hỏi thím :
– Thím ơi… ông già thế… mà thím còn cưới vợ cho ông chi nữa zậy ?
Thím cười cười:
– Già không biết ăn cơm hả mày…
Tôi cố lì:– Nhưng ông lớn tuổi rồi… sức khỏe còn đâu… mà…
– Mày nghĩ gì zậy… ông già… mới cần vợ đó mày ơi…
Tôi… ngạc nhiên… rồi hỏi tiếp:
– Hả… già mà còn cần vợ… rồi sao mà thím cho chi nhiều nữ trang zậy… còn hơn cả con gái đi lấy chồng nữa…
Thím nghiêm giọng và trả lời tôi:
– Mày ngu lắm con ạ… nhiều cái gì… bây nhiêu đó mà nhiều…(1 cây vàng)… bây nhiêu không đủ tao mướn ô sin chăm ông một năm nữa… mà giờ này…ông được chăm lo tử tế… có người tắm rửa… có người ngủ chung lúc đêm hôm… mấy việc này… thím đâu thể nào làm được… hơn nữa miếng ăn…thuốc thang đầy đủ…vv và vv… chỉ tốn có bấy nhiêu… mà ông… có người chăm lo… cho tới chết… còn có người cúng thất tuần… mà mày nói nhiều à…tao là tao sợ bà ấy không chịu a… khi mà bà ấy chịu tao mừng… hơn trúng số nữa đó mày…
Nghe thím nói xong… tôi chết lặng!!!
Thật là một sự tính toán… quá siêu… quá đỉnh…cả về kinh tế lẫn tình người!!!
Thường là những đứa con (đa số)… có cha… (mẹ) góa bụa… mà muốn đi bước nữa… thì phải xin phép những đứa con… phải chia của cải… (mặc dù của đó là do mình làm ra…)
Những đứa con… chỉ nghĩ đến tài sản… và chỉ nghĩ đến hạnh phúc của riêng mình… nếu chồng (vợ) của họ… vì một lý do nào đó… mà không còn…bên họ thì họ sẽ đi kiếm đi tìm… nhưng cha hoặc mẹ của họ thì không được phép.
Những đứa con… không bao giờ nghĩ đến sự quạnh quẽ… mong ước được yêu thương… được sẻ chia…của cha mẹ họ – những người già
Ôi! người già… người đã từng bỏ cả thanh xuân của mình để lo cho những đứa con !!
Ôi… thế sự !
Ngay cả tôi… cũng vậy thôi !!!
Sau khi nghe thím Tư nói chuyên… tôi mới vỡ lẽ ra mới thấy được sự đời là như thế nào… và sự thấu hiểu của thím ấy đối với nhu cầu của người già… của một người đàn ông già, mà con cái dẫu có giỏi giang hay giàu có cũng khó lòng mà thực hiện được… cũng như sự tính toán có một không hai của thím ấy…

Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jan/2022 lúc 12:23pm

Thế Giới Này Và Con Người Thật Đáng Sợ 

Thế%20giới%20này%20thật%20đáng%20sợ%20-%20YouTube

Bạn ơi,

Vì thế giới này không yên bình cho nên người ta mới chúc nhau và cầu nguyện yên bình.

Vì thế giới này không an lành cho nên người ta mới cầu xin và cầu chúc an lành.

Khi xa nhà, trên đường đi có thể bị tai nạn, trộm cướp cho nên người ta mới chúc nhau “Đi đến nơi về đến chốn” mà người Pháp gọi là “Bon voyage” và người Mỹ gọi là “Good trip”.

Vì thế giới này luôn có chiến tranh chết chóc, tan cửa nát nhà, chạy trốn ra nước ngoài, vũ khí nguyên tử hủy diệt cho nên người ta mới khao khát và thắp nến cầu nguyện hòa bình.

Vì cuộc sống này đầy lo âu, phiền não cho nên người ta cầu mong “Tâm không phiền não”.

Vì cuộc sống này luôn bị bệnh tật rình rập cho nên người ta mới cầu xin “Thân không bệnh tật”. Câu chào đầu tiên khi người ta gặp nhau là, “Ông/bà/anh/chị có khỏe không?” người Mỹ gọi là “How are you?” Và người Pháp gọi là “Comment allez vous?”

Vì thế giới này thời tiết luôn luôn bất thường, sóng thần, động đất, cuồng phong, bão tố, lụt lội, cháy rừng cho nên người ta mới cầu xin “mưa thuận gió hòa” và van bái thần linh.

Vì đời đầy bất trắc, “nay lên voi, mai xuống chó”, nay quyền chức mai ngồi tù cho nên người ta mới sợ hãi cầu xin thần linh che chở và xem bói. Khi con người còn lo sợ vu vơ, vô minh che khuất thì thầy bói, chiêm tinh gia, nhà tiên tri còn sống khơi khơi.

Vì bản tính con người vốn ác “Nhân chi sơ tính bổn ác” (*) cho nên mới có roi vọt, cảnh sát, an ninh, tòa án, nhà tù để ngăn ngừa và trừng trị.

Vì cái Tôi quá kiêu căng tham vọng cuồng điên cho nên Ô. Pascal mới tìm cách kiềm chế và nói rằng, “Cái Tôi là cái đáng ghét” (Le moi est-il haïssable).

Vì cõi Ta Bà này là “ngũ trược ác thế” cho nên Đức Phật mới ra đời để “Khai thị ngộ nhập Phật tri kiến chúng sinh” (Kinh Pháp Hoa)

Vì tình yêu trai gái ngầm chứa khổ đau và gẫy đổ cho nên người đời mới cầu chúc cho đôi trẻ “Trăm năm hạnh phúc” và “Sống với nhau cho tới đầu bạc răng long”.

Vì bản tính con người vốn gian trá, lường đảo, chỉ biết thu lợi về cho mình cho nên mới có luật lệ. Trên đời này, bạn có thể biến thành thù, vợ chồng có thể biến thành oan gia trái chủ, bầy tôi có thể phản chúa, anh em có thể giết nhau - cho nên thánh nhân mới phải dạy Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín. Xã hội hoang sơ khi con người còn chân chất thì không có luật mà chỉ có lệ. Con người càng văn minh càng nhiều luật lệ và giấy tờ.

Đẻ con ra, ai cũng ước mong sau này con cái học hành nên người và có hiếu với cha mẹ. Điều đó chứng tỏ con cái không phải là niềm hạnh phúc mà có khi là thảm họa. Con nhà có phước, bố mẹ chỉ nói nhỏ nhẹ một lời mà đâu vào đó. Còn nhà bất hạnh thì bố mẹ có mắng chửi, đánh đập thì đâu vẫn hoàn đó, có khi căm thù rồi giết luôn bố mẹ.

Thế giới loài bò, huơu, nai, khỉ, ngựa vằn…không có luật lệ, không có tòa án không cảnh sát mà chúng sống hiền hòa bên nhau, không có chiến tranh, không có ly dị, không có chuyện đưa nhau ra tòa. Cho nên “Hà chính ư mãnh hổ”, trốn tránh một chính quyền bạo ngược lên rừng sống với hùm beo còn thấy an toàn hơn. Trốn tránh một ông chồng vũ phu, một bà vợ “ác phụ” tối ngày chửi rủa chồng con…thì lên núi vui cùng cây cỏ, khỉ vượn có khi còn sung sướng hơn.

Ngày xưa vì chưa có an ninh, cảnh sát, con người sống bằng “luật rừng” cho nên mới cho phép người ta được quyền mang súng để tự vệ. Ngày nay quyền mang súng trở thành thảm họa, cướp bóc, con bắn chết ông bà cha mẹ, học trò giết bạn và thầy cô xảy ra như cơm bữa. Ôi ! Thế giới này và con người thật đáng sợ. Con gái năm, ba tuổi cũng đã biết chơi với súng rồi vô tình bắn chết cha mẹ mình! Theo thống kê của Gun Violence Archive, trong năm 2021, tại Hoa Kỳ, khoảng 1049 trẻ em 11 tuổi hoặc nhỏ hơn đã chết hoặc bị thương vì súng đạn. Ôi! Tuổi còn đuổi bướm hái hoa tại sao lại như vậy? Thế giới ngày hôm nay, niềm vui thì ít, khổ đau thì nhiều, người giàu thì ít mà người nghèo thì quá nhiều. Khắp nơi không có chỗ nào bình yên. Con người dường như mỗi lúc mỗi trở nên hung bạo hơn. Trường học không còn là nơi an toàn để giáo dục trẻ em nữa. Phụ huynh kiện cáo nhà trường liên miên, học sinh đem súng vào trường bắn giết bạn, thầy cô.

Trong cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ XX, vào ngày 15/5/1921- cách đây 120 năm, các nhà đạo đức đã tiên đoán điểu mà chúng ta cần ghi nhớ và suy nghĩ, “Váy đàn bà càng ngắn, luân lý càng suy đồi” (Concern as skirt rise and moral decline). Xin vào các đại hội điện ảnh ở Pháp và Mỹ mỗi năm mà xem các cô đào phơi bảy thân hình gần như lõa thể như thế nào. Cách đây vài triệu năm con người còn trần truồng, ăn lông ở lỗ sống ở trong các hang động. Lần hồi văn minh biết xấu hổ, lấy lá che thân. Rồi biết lấy da thú, vải vóc làm quần áo. Rồi văn minh quá, do nhu cầu điện ảnh, phim ảnh, báo chí câu khách kiếm tiền, các cô đào, ca sĩ, người mẫu càng ngày càng hở bạo tới mức chẳng còn gì để hở nữa và được ca ngợi như “thánh nữ” của thời đại. Phải chăng sự tiến hóa của con người giống như kiến bò miệng chén. Cứ tưởng trên đà văn minh, tiến bộ…cuối cùng lại trở về điểm khởi đầu.

            Tại sao thế giới và con người lại như vậy?

-Phải chăng do Tạo Hóa, “Lão tặc thiên”, “Trời già cay nghiệt” hay một đấng Thần Linh quái ác nào tạo ra? Không! Tất cả đều do con người.

Nếu tâm con người yên bình thì làm gì có tranh chấp, bắn giết nhau?

Nếu biết suy nghĩ về điều thiện, tâm nguyện làm việc thiện, xa lìa điều ác thì làm gì có trộm cướp, lường đảo và triệt hạ nhau?

Nếu biết “tri túc” thì làm gì có thèm khát, đua đòi và theo đuổi giấc mộng sa hoa từ đó làm điều sai trái hại mình hại người và có khi hại cả đất nước?

Nếu thế giới này biết sống trong tinh thần Lục Hòa như Giới Hòa Đồng Trụ thì làm gì có chiến tranh? Nếu đã tôn thờ lý tưởng mọi người đểu bình đẳng, mọi quốc gia đều bình đẳng thì làm gì có cảnh cá lớn nuốt cá bé, nước lớn bắt nạt, thôn tính nước nhỏ?

Nếu biết tài nguyên của Trái Đất này là của chung, không phải của riêng ai trong tinh thần “Lợi Hòa Đồng Quân” thì làm gì có chiến tranh để bảo vệ quyền lợi cho riêng mình?

Nếu biết đời này, thế giới này là Vô Thường, luôn luôn biến dịch, quay đảo thì “biển cả hóa cồn dâu”, “áo trắng bỗng biến thành chó xanh” là chuyện bình thường…thì sẽ bớt lo âu đi rất nhiều.

Sóng thần, động đất, cuồng phong, bão tố, lụt lội là chuyện thường tình. Nó vừa là sự vận hành tự nhiên của Trời Đất và sự đóng góp thêm của con người. Nhả khí thải lên trời, phá rừng, thử bom nguyên tử, đào giếng và khai thác dầu quá mức làm vỏ trái đất rỗng ra, rác thải tràn ngập sông ngòi biển cả…tạo ra biến đổi khí hậu chứ chẳng phải do đấng Thần Linh hung ác nào tạo ra. Đó là Luật Nhân Quả. Nhờ thiên tai thảm họa mà Thần Linh tồn tại. Khi thiên tai, thảm họa không còn thì Thần Linh cũng chết theo.

Vợ chồng biết hòa thuận, nhường nhịn nhau, biết chia ngọt xẻ bùi, gian khổ có nhau giống như đôi chim kia… thì làm gì có cãi cọ, mắng chửi, ly dị, thậm chí giết nhau? Xin đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh mà hãy xét lại tâm mình. Khi nào chỉ nghĩ về mình, khi cái Tôi (Ngã) là nhất , sở thích của tôi bằng mọi giá phải thực hiện cho được, khi ý nghĩ của tôi là đúng thì Ông Trời hay cha mẹ cũng không thể ở chung với mình chứ nói gì vợ hay chồng?

            Khi diệt trừ hay hạn chế được lòng tham và tính hung bạo thì bao thảm họa có thể giảm thiểu, bao tội ác có thể bớt đi. Nhà tù trên khắp thế giới này mỗi ngày mỗi phình to ra và số lượng tù nhân của một vài quốc gia có thể lớn hơn dân số của một nước nhỏ.

Bạn ơi,

            Tôi không phải là người bi quan, yếm thế nhưng tôi là người quan sát thế giới này.

Tôi nhìn nó bằng tuệ giác để tìm hiểu nguyên do và cội nguồn của nó. Tôi quán chiếu nó bằng tâm lượng Từ Bi như Đức Phật dạy để nhìn thấy cảnh khổ của con người.

            Thế giới này giống như một sân khấu khổng lồ, đang từng giây, từng phút trình diễn một vở bi-hài kịch. Chỗ thì khóc chỗ thì cười, chỗ vui chỗ buồn, chỗ ăn mừng chiến thắng, chỗ đau thương buồn tủi, chỗ hung hăng, chỗ cam phận, chỗ ở cung vàng điện ngọc, chỗ ở dinh thự trị giá 600 triệu đô-la và du thuyền Yacht 640 triệu đô-la, chỗ những người vô gia cư chui rúc dưới gầm cầu xa lộ, lùm cây trông còn đáng thương hơn một con thú.

            Thế giới này biến động từng giây từng phút tùy theo nghiệp lực - tức tác động và lòng ham muốn/tham dục của chúng sinh theo giáo lý Hoa Nghiêm trùng trùng duyên khởi.

            Ngay giây phút này đây, hàng tỷ con người đang lao vào cuộc sống như những con thiêu thân mà khổ đau và những hình ảnh đáng sợ - do chính nó tạo ra mà nguyên do chính không ngoài Tham-Sân-Si-Mạn-Nghi-Ác Kiến.

Bạn ơi,

            Con người thật đáng sợ và trở thành quỷ dữ khi trong lòng nó hay nó được trang bị bằng Tham-Sân-Si-Mạn-Nghi-Ác Kiến. Sự kỳ thị, cực đoan, quá khích và thù ghét là hình ảnh của ác kiến. Mới đây, vào ngày 30/12/2021, theo tờ USA Today, hai học sinh Da Trắng 16 tuổi, trường Fairfield High School ở Iowa tên Jeremy Goodale và Willard Miller đã theo dõi nhiều ngày để giết chết bà giáo Nohema Graber- 66 tuổi bằng cách đập đầu rồi kéo xác bà vào trong rừng.

            Nhưng con người thật đáng yêu, đáng kính khi nó được trang bị bằng tâm lành, tư tưởng lành và hành động lành giống như Đức Phật.

Bạn ơi,

            Nếu mai đây con người kéo nhau lên Mặt Trăng hay Hỏa Tinh để ở thì Mặt Trăng hay Hỏa Tinh cũng là chốn vô cùng nguy hiểm nếu con người mang theo Tham-Sân-Si lên đó. Và cho dù bạn có lên Cung Trời mà tâm bạn vẫn là tâm Tham-Sân-Si thì Cung Trời sẽ biến thành địa ngục. Một tấm thảm trăng tinh mà chân bạn lấm lem bước lên đó thì tấm thảm cũng sẽ lấm lem.

Bạn ơi,

            Thế giới này không bao giờ không có khổ bởi nghiệp lực của chúng sinh  (**). Nhưng thế giới này có thể giảm bớt khổ đau do chính mình gây ra.

            Đừng nhìn đời bằng sự khôn ngoan, bằng thông minh mà bằng trí tuệ, bằng tâm lành, bằng vị tha. Nếu buông bỏ bớt những tham lam, ghen tuông, đố kỷ tỵ hiềm thì thế giới sẽ bớt hiểm nguy và con người sẽ vơi bớt khổ. Tu luyện và cầu nguyện cả ngàn năm mà không bỏ được Tham-Sân-Si thì cũng là vô ích.

Bạn ơi,

            Chính con người quyết định số phận của hành tinh này chứ không phải Thần Linh. Thế giới này là Thiên Đường, Quốc Độ hay Cực Lạc khi con người thiện lành.Thế giới này sẽ là Địa Ngục khi con người trở nên hung ác và gian trá.


Đào Văn Bình

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Jan/2022 lúc 8:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Jan/2022 lúc 8:17am

Chết Không Phải Là Hết

Chết%20Không%20Phải%20Là%20Hết%20-%20Khuyên%20Cha%20Mẹ%20Niệm%20Phật,%20Tu%20Phật%20%28%20Rất%20Hay%20%29%20-%20%20YouTube

… Con người hữu hạn không thể nhìn vào cách qua đời của người khác để nói rằng đó là “phước”, hay “họa”, hoặc làm thước đo cho tiêu chuẩn đạo đức… 

Câu nói “chết là hết” chỉ là câu nói có tính cách buông xuôi hoặc an ủi nhau trong tuyệt vọng. Vì người ta không tin “chết là hết” nên mới có chuyện người sống làm lễ cầu hồn hay cầu siêu cho người đã chết. Nếu ai dám khẳng định rằng chết là hết, xin phép cho tôi hỏi: Nếu chết là hết, tại sao có người còn hẹn gặp nhau ở kiếp sau, hẹn gặp nhau chốn tuyền đài để làm gì? Chúc cho người chết được “tiêu diêu miền cực lạc” để làm chi? Thật sự, chết không phải là hết, bởi vì, Thánh Kinh đã bày tỏ, “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét” (Hê-bơ-rơ 9:27). 

Căn cứ vào lời của Thánh Kinh và những gì Chúa Cứu Thế Jesus phán lúc Ngài còn tại thế, tôi có thể khẳng định mà không sợ sai, đó là: Chết không phải là hết và cũng không không còn một kiếp nào khác, hay có nơi nào đặc biệt để con người có thể kết thúc công trình tu tập còn dang dỡ như nhiều người đã tin như thế. Dĩ nhiên, nếu có ai tin ngược lại những gì tôi khẳng định, tôi xin tôn trọng lòng tin của người đó. 

Cái chết đến với con người kể từ khi Tổ Phụ loài người là Ông A-đam đã phạm tội cùng Đức Chúa Trời. Sự chết không tha bất cứ một ai. Không chết trẻ, cũng phải chết già. Cái chết đến với con người bằng nhiều cách. Có những cái chết bất ngờ, nhưng cũng có cái chết một cách từ từ, hay dai dẳng. Thánh Kinh Cựu Ước chép lời than thở của Vua Đa-vít về sự chết như sau, “Ai là người sống mà sẽ chẳng thấy sự chết? Ai sẽ cứu linh hồn mình khỏi quyền âm phủ?” (Thi Thiên 89:48). 

Thực tế, nhiều người trong chúng ta là những con người yếu đuối bất toàn nơi trần gian này lại không ý thức về điều đó, mà cứ loay hoay tìm cách để tự cứu, hoặc tiếp tục lặn ngụp trong cái nơi mà mình cho là “bể khổ”. 

Vì biết đời là cạm bẫy, là chốn tạm bợ, là những nơi sản sanh bao điều tội lỗi, chống nghịch lại Đức Chúa Trời, Sa-lô-môn, con trai vua Đa-vít, một vị vua khôn ngoan đã khuyến cáo rằng, “Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người; nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo sự chết” (Châm Ngôn 14: 12). Tuy nhiên, Vua Đa-vít cũng mách cho con người tránh khỏi sự chết đời đời nơi hoả ngục, trong câu 27 như sau, “Sự kính sợ Ðức Giê-hô-va vốn một nguồn sự sống, đặng khiến người ta tránh khỏi bẫy sự chết.”

Vì con người sợ sau khi chết phải sa vào địa ngục nên ai cũng tìm cách để được vào Niết Bàn bằng cách cố làm lành, lánh dữ, và diệt tham sân si, hỉ, nộ, ái ố, như lời Phật dạy. Tôi không tin là có một Phật Tử thuần hành nào lại không biết rằng chính Đức Phật đã khẳng định là Ngài không ban phước hay giáng hoạ. Nói một cách khác, Đức Phật không thể can thiệp khổ vui của chúng sanh. Theo lời Đức Phật, Ngài chỉ có thể hướng dẫn chỉ đường cho những ai muốn tránh khổ tìm vui. Nếu chúng sanh tu kiếp này không xong, phải tu thêm kiếp khác. Nếu kiếp khác tu cũng không xong, phải chịu muôn đời trầm luân trong bể khổ.

Tôi không biết có được bao nhiêu người đã thật sự diệt được “tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố” như Đức Phật dạy? Hoặc bao nhiêu người thật sự đã làm lành lánh dữ? Bao nhiêu người đã vào được Niết Bàn? Riêng cá nhân tôi, hoặc những ai gọi Thiên Chúa là Cha đều ý thức mình là một tội nhân trước mặt Thiên Chúa. Ý thức mình là người yếu đuối, bất toàn, và không thể tự cứu nên đã đầu phục Chúa. Cũng xin nói rõ, đầu phục Chúa khác với thành phần tin có Chúa, cũng nhận mình là con dân Chúa nhưng lại có đời sống như thể tay sai của ma quỷ. Thành phần này vẫn giữ lối sống gian dối, lọc lừa, điêu ngoa, xảo quyệt và cứ hãnh diện nhận mình là người có đạo, hay có Chúa. 

Kinh Thánh có khuyến cáo, “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Công Vụ 4:12). Bất cứ ai tin rằng do sự làm lành, lánh dữ, làm từ thiện, hoặc tạo nhiều công đức cho đời này để đủ tiêu chuẩn cho linh hồn mình được cứu, xin hãy cẩn thận. Chớ nên để mình trúng kế ma quỷ mà hãy quan tâm về lời khuyến cáo của Thánh Kinh, “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Ðức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Ê –phê-sô 2:8-9).

Xin phép cho tôi "lạc đề". Có một nhà báo phỏng vấn tôi qua một câu hỏi, “Thế nào là một người tốt?” Tôi đã không ngần ngại trả lời rằng, “Người được cho là tốt là người chưa bị lộ những điều xấu.” Cách trả lời của tôi đã bị một số người bình phẩm vì họ cho rằng tôi quá triết lý. Xin thưa, tôi không triết lý mà tôi tin rằng, đó là do Chúa Thánh Linh mở mắt cho tôi, để tôi thấy được con người thật của tôi. Điều này cũng giống như một người từng có thành tích “good credit” với ngân hàng. Nếu người đó trả nợ đúng kỳ hạn, sẽ tiếp tục được xem “good credit” mà vì hoàn cảnh, hay cố tình không trả nợ sẽ trở thành kẻ “bad credit”. Cho nên, ý niệm tốt hay xấu cũng khá giống như thế, y như trở bàn tay. 

Nếu tôi dám tự hào rằng, dòng họ nhà tôi ba đời làm lành lánh dữ, không làm gì ác, không hại ai, và tôi không làm gì sai để cho rằng tôi là kẻ có tội như Kinh Thánh đã khẳng định, “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Rô-ma 3:23). Giả sử, tôi dám kiêu ngạo như thế theo tiêu chuẩn con người, có thể tạm chấp nhận được, nhưng theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa, chắc chắn những điều gọi là “làm lành, lánh dữ”, hay cái gọi là “công đức” của tôi chỉ là áo nhớp trước mặt Ngài mà thôi. Điều này không do tôi đại ngôn, mà thật sự Tiên Tri Ê-sai thời Cựu Ước đã than rằng, “Chúng tôi hết thảy đã trở nên như vật ô uế, mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp; chúng tôi thảy đều héo như lá, và tội ác chúng tôi như gió đùa mình đi” (Ê-sai 64:6). 

Chúng ta hãy ý thức rằng mình là người có tội theo tiêu chuẩn của Chúa và mình không thể được cứu bởi những việc làm lành, hay những việc làm có tính cách công đức của mình. Mà đó là do ơn phước Chúa ban cho những ai thật sự đầu phục Ngài. Bởi vì, Chúa Cứu Thế Jesus đã phán, “Người nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy”(Giăng 7:38).

Trở lại vấn đề sự chết. Chúa hứa ai tin vào chương trình cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời qua Chúa Cứu Thế Jesus sẽ được cứu, được làm con Thiên Chúa, và được sự bình an thật trên trần gian này. Nhất là, sau khi chết, linh hồn được sống cùng Chúa đời đời trên Thiên Quốc. Ai tiếp nhận Chúa tội người ấy sẽ được tha, linh hồn sẽ được cứu, dù đã chết rồi. Ðây là lời hứa của Chúa Cứu Thế Jesus, “Ta là sự sống lại và sự sống; người nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi” (Giăng 11:25). 

Người ta thường nghe các linh mục, mục sư hay giáo sĩ của Thiên Chúa Giáo giảng về sự sống đời đời. Điều này phải được hiểu là sống đời đời trên Thiên Quốc chứ không phải sống đời đời nơi trần gian tạm bợ. Do đó, người ta sẽ thấy con dân Chúa cũng bị bệnh nan y, cũng chết trước các dịch bệnh, cũng gặp các tai nạn, và có khi cũng phải đón nhận những cái chết thê thảm như bao người. Dù vậy, trong hoàn cảnh nào họ cũng nhận được sự bình an thật, và nếu có chết, họ biết linh hồn mình sẽ được về đâu. Con người hữu hạn không thể nhìn vào cách qua đời của người khác để nói rằng đó là “phước”, hay “họa”, hoặc làm thước đo cho tiêu chuẩn đạo đức. 

Bất cứ ai trên trần gian này sau khi tắt thở, thông thường thân xác người đó được người sống gởi vào lòng đất hay giải quyết cách nào tùy theo hoàn cảnh. Riêng những ai đã công khai tiếp nhận Chúa Cứu Thế Jesus làm cứu Chúa của mình, cho dù người đó có chết cách nào hay được chôn cất cách gì cũng sẽ được sống lại vì Ngài đã hứa, “Ta là sự sống lại và sự sống; người nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi” (Giăng 11:25).

 

Kết luận
Chúng ta cần ý thức thân phận yếu đuối và bất toàn của mình. Chết chưa phải là hết mà còn chờ Thiên Chúa định tội. Chết không phải là hết mà là kết quả khi chúng ta chọn lựa Thiên Đàng hay địa ngục, lúc chúng ta còn sống trên trần gian này. Cha mẹ không thể tin và quyết định giùm cho con cái. Con cái cũng không thể tin hay quyết định thay cho cha mẹ. Nói theo kiểu nhân gian, “Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc”. Không ai có thể tu giùm ai được. 

Riêng lẽ đạo của Chúa: Để giúp một người sau khi chết, linh hồn người đó được vào Thiên Đàng mà không cần phải làm công đức gì cả, nhưng chỉ cần công khai tiếp nhận Chúa và sống theo lời dạy của Kinh Thánh.

Con dân Chúa được cứu để làm lành chứ không phải làm lành để được cứu. Để linh hồn mình được cứu rỗi, Thánh Kinh có bày tỏ, “Vậy nếu miệng ngươi xưng Ðức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Ðức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu” (Rô-ma 10: 9).

 

Ai đang đau khổ và tuyệt vọng xin đừng nản lòng. Hãy mạnh dạn liên lạc với tôi, để tôi được hân hạnh hướng dẫn và cầu nguyện cho người đó tiếp nhận sự cứu rỗi của Thiên Chúa qua Chúa Cứu Thế Jesus.
A-Men!

 

Huỳnh Quốc Bình


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Jan/2022 lúc 8:22am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Jan/2022 lúc 2:09am

Tha Chết Cho 1 Con Bò Già, Tướng Lãnh Đức Được Sống Sót Trong Thế Chiến Thứ 2

Bò%20tót%20nặng%20800%20ký%20chết%20ở%20rừng%20Mã%20Đà

Nhờ vào quyết định tha mạng cho con vật từng là tử thù của mình, một Tướng lĩnh của Đức quốc đã may mắn sống sót sau khi đế quốc Đức thua cuộc trong Thế chiến.

Năm 1941, quân Đức đánh vào lãnh thổ nước Bỉ, khu chăm sóc sức khỏe Visuri là một trong những địa điểm bị chiếm cứ đầu tiên.

Bấy giờ, tư lệnh quân trú đóng của Đức là Thiếu tá Krupp vừa mới lên nhậm chức, liền được tham mưu trưởng là Tướng quân Liszt giao cho một nhiệm vụ hết sức kỳ lạ: Đến khu bệnh viện quân sự, bắn chết một con bò đực có tên là Kỵ Sĩ. 

Nghe xong mệnh lệnh ấy, Thiếu tá Krupp hoài nghi không hiểu vì sao Tướng quân lại phải làm khó dễ một con vật như vậy.

Khi ấy, sĩ quan phụ tá liền tiết lộ nguyên nhân cho anh: Tướng quân Liszt và con bò này từng có thù oán. Đó là một trận đụng độ xảy ra trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, khi tướng Liszt vẫn còn là một viên Thiếu uý. 

Trong trận chiến ở sông Thornton năm đó, người Bỉ đã cho 60 con bò mở đường để vượt qua bãi mìn của quân Đức. Con bò đầu đàn trong số chúng đã húc mù mắt phải của Tướng quân List. Bản thân nó cũng vì vậy mà đạp trúng mìn và bị thương một chân sau.

Cũng bởi biến cố xảy ra trong trận chiến nói trên, Tướng quân Liszt từ một quân nhân anh tuấn đã phải sống chung với một bên mắt mù cả đời. Đây chính là lý do khiến ông đem lòng căm thù với con bò đầu đàn năm ấy. 

Sau đó, ông nhận được tin tức rằng kẻ thù của mình vì là con vật may mắn còn sống duy nhất trong chiến dịch năm nào nên đã được đưa tới Wesley sau chiến tranh. 

Khi Thiếu tá Krupp đem người tới bệnh viện quân sự, nơi này đang chăm sóc cho các tù binh bị thương và nhốt 400 quân nhân Bỉ. Con bò Kỵ Sĩ cũng nằm trong số đó.

Không lâu sau, con vật ấy đã bị đưa tới trước mắt Thiếu tá. Đó là một con bò đực màu đen, thần thái điềm tĩnh, chân sau bên phải đã què. Nó chính là Kỵ Sĩ – một con bò già đã phải trải qua sự tang thương của chiến tranh và chứng kiến nhiều biến cố trong buổi thế thời loạn lạc.

Vào khoảnh khắc Thiếu tá Krupp rút súng lục chĩa về phía con vật ấy, toàn bộ quân nhân Bỉ đang có mặt ở đó bỗng đồng loạt la lên một cách đầy giận dữ.

Một người đàn ông gầy yếu từ trong đám tù binh bước ra, kính cẩn đi tới trước mặt Krupp và nói:

"Thưa thiếu tá, tôi là Jovak - Trung sĩ lục quân của quân đội Bỉ, cũng là người hầu của Kỵ Sĩ. Theo ‘Công ước Geneve’, ngài không thể giết con bò này, ngài phải coi nó như một tù binh chiến tranh".

Krupp nghe xong liền không khỏi sửng sốt:

"Phải coi một con bò là tù binh chiến tranh? Ông đang đùa với tôi hay sao?".

Jovak trịnh trọng lấy ra một tờ giấy, đưa cho Krupp:

"Mời ngài xem, đây chính là sắc lệnh chứng minh vua Leopold đã dành cho Kỵ sĩ một vinh dự".

Thiếu tá Krupp nhận lấy tờ giấy, trên đó có viết rất rõ ràng:

"Trao tặng Kỵ Sĩ cấp bậc Thượng tá lục quân Vương quốc Bỉ, ban huy chương danh dự hạng hai, ngày 11 tháng 12 năm 1917".

Đọc xong những dòng chữ ấy, Krupp lại càng ngỡ ngàng khi nhận ra rằng: Kỵ Sĩ là một con bò có quân tịch, hơn nữa quân hàm của nó còn cao hơn cả cấp bậc Thiếu tá mà anh đang mang.

Chiếu theo "Công ước Geneve", anh chẳng những không có quyền bắn chết nó mà còn phải đưa nó vào trại tập trung và đối xử công bằng như với những tù binh chiến tranh khác. 

Sau đó, Krupp không còn cách nào khác, buộc phải gọi điện cho Tướng quân Liszt để báo cáo về tình huống xảy ra ngoài ý muốn này.

Vị tướng ấy nghe xong, liền tức giận mà nói lớn:

"Vậy thì hãy xử lý nó một cách hợp pháp ngay trong trại tù binh. Ta không tin con bò ấy có thể an ổn ở đó mà không phạm phải bất kỳ một lỗi gì".

 

Những âm mưu chết chóc trong trại tập trung

Theo quy định quản lý của trại tù binh thuộc căn cứ Đức, nếu tù binh kháng lại mệnh lệnh một cách nghiêm trọng hoặc tìm cách chạy trốn thì có thể tiêu diệt ngay tại chỗ. Điều này đã khiến Thiếu tá Krupp nảy ra một chủ ý. 

Ngày hôm đó, anh lệnh cho binh lính đưa Kỵ Sĩ và các tù binh khác tới một nhà máy sản xuất gỗ, ở đó đã có sẵn 5 xe chở gỗ da. Krupp muốn để Kỵ Sĩ kéo xe bò và chở những đống gỗ chất như núi ở trên đó. 

Đối với một con bò già có cả người hầu và từng sống trong nhung lụa mà nói, chuyện khổ cực như vậy ắt sẽ khiến nó khó có thể nhẫn nhịn nổi. Chỉ cần Kỵ Sĩ có bất kỳ hành động bất hợp tác nào, các binh lính Đức sẽ sẵn sàng chọc giận nó, chờ tới khi nó phản kháng mạnh hơn thì họ có thể danh chính ngôn thuận giết chết.

Thế nhưng điều mà không ai có thể dự liệu được đã thực sự xảy ra: Kỵ Sĩ chẳng những không hề phản kháng mà còn điềm nhiên kéo từng chiếc xe gỗ nặng nề, lặng lẽ đi về phía trước. 

Một chuyến, hai chuyến rồi ba chuyến… Cơ thể của nó bắt đầu đổ mồ hôi, đôi chân tập tễnh vẫn cố hết sức lết từng bước. Dù cả người lảo đảo, lắc lư, Kỵ Sĩ vẫn không hề dừng lại hay làm ra bất kỳ hành động phản kháng nào. 

Khi con bò già ấy kéo đến chuyến xe thứ 50, các tù binh nước Bỉ đã không thể nhẫn nhịn, bắt đầu xôn xao bàn tán. Bấy giờ, Jovak tiếp tục đứng ra kháng nghị:

"Thưa thiếu tá, Kỵ Sĩ đã 26 tuổi, dựa theo tuổi thọ của giống loài này mà nói thì nó đã già. Ngài nhẫn tâm để một quân nhân già cả làm công việc nặng nề đến thế hay sao? Nếu cứ như vậy, nó sẽ kiệt sức mà chết. Ngài làm thế chính là đang phạm tội". 

Krupp nhíu mày một cái, sau một hồi suy nghĩ liền nảy ra chủ ý mới. Anh tiếp nhận kháng nghị của Jovak, thoải mái nói:

"Đúng vậy, hôm nay nó đã làm được khá nhiều rồi. Ngày mai hãy để cho nó nghỉ phép một hôm".

Sang ngày hôm sau, Thiếu tá cho người dẫn Kỵ Sĩ ra cửa khu tập trung để hóng gió, lại dặn binh lính ở đó để cửa mở, cho nó tự do hoạt động.

Bên ngoài cửa khu tập trung là một bãi cỏ rộng thênh thang. Thế nhưng đường dẫn đi tới bãi cỏ ấy lại giăng đầy mìn.

Cỏ xanh đối với trâu bò mà nói chính là cám dỗ chí mạng. Chỉ cần Kỵ Sĩ dám chạy đến bãi cỏ, nó không chỉ vi phạm vào quy định cấm chạy trốn mà cũng sẽ bị mìn nổ đến tan xương nát thịt. 

Quả nhiên không nằm ngoài dự đoán của Krupp, Kỵ Sĩ nhanh chóng bị đám cỏ xanh mơn mởn ở bên ngoài hấp dẫn.

Nó chậm rãi tiến ra phía ngoài, thế nhưng khi đi tới một tẩm biển hiệu có hình đầu lâu cảnh báo về bãi mìn ở đây, nó liền dừng chân, một bước cũng không tiến thêm. Sau một hồi do dự, Kỵ Sĩ liền quay lại, bình thản trở về doanh khu. 

Điều này càng khiến Thiếu tá Krupp thêm sửng sốt. Anh không nghĩ rằng con bò ấy lại có khả năng nhận biết cả ranh giới nguy hiểm. 

Sau khi được Jovak kể lại về lịch sử chinh chiến của con vật ấy, vị Thiếu tá trẻ lại tiếp tục đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.

Kể từ sau khi bị thương trong chiến dịch ở sông Thornton, Kỵ Sĩ bị quân Đức bắt làm tù binh, phải sống cuộc sống nô dịch như súc vật trong trại tập trung suốt 3 tháng ròng rã. 

3 tháng sau, nước Đức thua trận, con bò này một lần nữa trở về với người Bỉ và được quốc vương sắc phong.

Nghe xong câu chuyện ấy, Thiếu tá Krupp không khỏi xúc động khi nhận ra rằng: Hóa ra đây là lần thứ hai mà Kỵ Sĩ bị đưa vào trại tập trung của quân Đức.

Cũng kể từ đó, anh thầm đem lòng kính nể với con bò già ấy. Trong mắt Krupp, dường như Kỵ Sĩ không chỉ là một con vật đơn thuần mà đã trở thành một người lính già với những kinh nghiệm chiến đấu lão làng. 

Vì vậy, anh quyết định làm trái với mệnh lệnh của Tướng quân, cho Kỵ Sĩ được hưởng đãi ngộ của một tù binh bình thường. Krupp luôn tâm niệm, chiến tranh loài người không nên trở thành lý do khiến con vật ấy bị ngược đãi hay bị sát hại…


Người canh giữ đặc thù của Kỵ Sĩ

Một tháng trôi qua, Kỵ Sĩ vẫn đang an toàn sống trong trại tù binh. Điều này khiến cho Tướng quân Liszt vô cùng tức giận. Ông cho gọi Thiếu tá Krupp tới Bộ Tư lệnh rồi mắng cho một trận xối xả.

Trước cơn thịnh nộ của cấp trên, Thiếu tá trẻ giãi bày nói:

"Thưa Tướng quân, tôi và binh lính Đức đều có danh dự của một quân nhân. Mọi người quả thực không thể xuống tay với một con vật có chiến công như vậy. Nó dễ bảo, ôn hòa, giống như một người lính già hiền lành, đáng kính. Chúng tôi không thể tìm ra lý do để giết chết nó".

Nghe xong những lời ấy, ánh mắt của Liszt càng đỏ lên vì tức giận.

"Tốt lắm! Nếu đây là một tù binh đặc thù, vậy thì phải có một người canh phòng đặc thù tới để trông chừng nó".

Nói xong, Tướng quân Liszt vẫy tay ra hiệu, sĩ quan phụ tá liền dắt tới một con chó thuộc giống Béc-giê đặc trưng của Đức.

Liszt nói:

"Đây là chú chó hậu vệ của ta, nó tên là Chó Sói. Ta đã ký sắc lệnh trao tặng cho nó cấp bậc Thiếu tá lục quân. Từ ngày mai trở đi, nó sẽ phụ trách việc trông coi con bò ngu ngốc kia. Bất kể nó làm ra việc gì với con bò ấy, các cậu cũng không nên can thiệp. Đây là chuyện của động vật, hãy để cho động vật tự giải quyết". 

Thiếu tá Krupp không thể làm gì hơn ngoài việc mang Chó Sói về trại tập trung, nhốt nó chung một chỗ với Kỵ Sĩ.

Vừa nhìn thấy con bò già, Chó Sói liền hung hăng nhào tới cắn xé. Kỵ Sĩ bị nó cắn vào chân sau, dù giãy giụa thế nào cũng không thoát khỏi hàm răng sắc bén của con chó. 

Máu từ chân sau của nó chảy ra xối xả. Kỵ Sĩ liền nổi giận, trợn to hai mắt, miệng phát ra tiếng gầm trầm thấp rồi đột ngột lao tới xông vào tấm lưới sắt bên cạnh.

Những thanh sắc bén nhọn đâm vào thân thể nó, cũng ghim vào cơ thể của Chó Sói. Con chó đau đớn tới mức rên rỉ, buông lỏng hàm răng đang cắn vào chân sau của đối thủ.

Kỵ Sĩ nhân đà này húc mạnh vào Chó Sói, khiến nó ngã lăn xuống đất, thống khổ kêu gào. Con bò già nâng lên hai chân trước, chuẩn bị cho đối phương một cú chí mạng. 

Chứng kiến cảnh tượng ấy, Thiếu tá Krupp không khỏi hốt hoảng. Nếu chú chó yêu của Tướng quân Liszt bị Kỵ Sĩ húc chết, anh sẽ chẳng biết ăn nói thế nào, mà con bò kia ắt cũng không thoát khỏi án tử. 

Ngay lúc ấy thì một cảnh tượng không ai có thể ngờ được đã xảy ra: Kỵ Sĩ nhìn chằm chằm vào Chó Sói, hai chân trước vốn đang thủ thế cũng từ từ hạ xuống. Nó thở hổn hển một hồi, lặng lẽ sang góc bên cạnh và nằm xuống. 

Chó Sói khi ấy mới từ từ bò dậy, sợ hãi trốn vào một góc xa nhất có thể, không dám mon men tới gần Kỵ Sĩ thêm một lần nào nữa. Khí thế hung hăng ban đầu của nó cũng đã biến mất từ lúc nào không hay.

Sau khi biết được tin này, Jovak cùng các tù binh Bỉ rối rít trách móc Krupp. Vị Thiếu tá trẻ cũng không khỏi tức giận, lớn tiếng răn đe:

"Đây là lệnh của Tướng quân Liszt. Chó Sói cũng là Thiếu tá của Đế quốc, cho nó đến quản lý Kỵ Sĩ vốn là điều hợp tình hợp lý. Các người nếu còn dám ăn nói linh tinh thì đừng trách ta không khách khí. Nên nhớ nơi này là trại tù binh chứ không phải quảng trường tự do".

Các tù binh không thể nói gì, nhưng ai ai cũng rất mực lo lắng cho Kỵ Sĩ. Thế nhưng vào sáng sớm ngày thứ hai, khi mọi người tới thăm khu chuồng của nó, họ đã bắt gặp một cảnh tượng khó ai có thể tin nổi.

Trong chiếc chuồng rộng rãi ấy. Chó Sói và Kỵ Sĩ đang rúc vào sưởi ấm cho nhau. Hai con vật nằm cùng một chỗ với dáng vẻ hết sức bình thản, thoải mái. Không ai có thể nhìn ra được chúng đã từng là hai kẻ địch liều chết vật lộn với nhau chỉ một ngày trước đó.

Điều khiến tất cả những người ở trại tập trung ấy còn kinh ngạc hơn chính là, kể từ đó trở đi, hai con vật ấy đã trở thành những người bạn tốt. 

Bất kể Kỵ Sĩ đi tới nơi đâu, Chó Sói đều sẽ vui vẻ theo sau lưng nó. Khi bắt gặp bất cứ ai la mắng người bạn của mình, chú chó ấy đều sẽ tức giận mà sủa lớn để cảnh cáo đối phương.

Thế nhưng chiến tranh và hết thảy những hiềm khích giữa các thế lực có lẽ cũng mới chỉ kết thúc giữa hai con vật ấy mà thôi…


Màn đối đầu trong im lặng và cái kết

Khi nhận được thông báo về tình hình ở trại tập trung, Tướng quân Liszt dường như không thể tin vào tai mình. Bởi con chó mà ông từng tự tay huấn luyện giờ đây lại dễ dàng kết bạn với tử thù của chủ nhân nó.

Liszt vội vàng chạy tới trại tập trung, bản thân lại càng thêm giận dữ khi chính mắt nhìn thấy cảnh hòa thuận giữa hai con vật.

Ông lập tức hạ lệnh bắt giữ Chó Sói, đưa nó tới khu quảng trường và chuẩn bị xử tử nó bằng cách treo cổ trước mắt các tù binh.

Khi sợi dây thừng càng lúc càng siết chặt vào cổ, Chó Sói rên rỉ lên từng hồi đau đớn. Tiếng kêu của nó khiến cho Kỵ Sĩ đang trong chuồng cũng vô cùng bất an. 

Đột nhiên, con bò già liều chết lao ra khỏi nơi canh giữ, trực tiếp húc ngã mấy vệ binh rồi bỏ chạy như điên về phía quảng trường.

Khi tới nơi, chứng kiến Chó Sói đang giãy giụa vì bị xiết cổ, Kỵ Sĩ liền đồng loạt húc ngã cả hàng binh lính tại đó, nhanh chóng xông lên cắn nát dây thừng trên, cứu thoát bạn mình trong cảnh ngàn cân treo sợi tóc. 

Chứng kiến một màn kinh động này, Tướng quân Liszt càng thêm điên cuồng. Dưới cơn thịnh nộ, ông nhanh chóng rút súng lúc ra, muốn đích thân bắn chết con bò già từng gây cho mình vết thương vĩnh viễn không thể lành lại.

Thế nhưng bản thân vị tướng ấy có lẽ cũng không thể ngờ rằng, vào thời khắc mà tiếng súng vang lên, Chó Sói đã nhanh chóng nhảy lên một cái, dùng thân mình che chở cho Kỵ Sĩ.

Sau khi lãnh trọn phát đạn từ Liszt, thân thể của nó bị bao phủ bởi màu máu. Chú chó ấy chẳng hề kêu lấy một tiếng, ngã xuống đất và nhanh chóng tắt thở. 

Tất cả mọi người có mặt ở quảng trường lúc bấy giờ đều bị cảnh tượng này làm cho kinh sợ, bốn phía huyên náo bỗng chốc trở nên yên lặng như tờ.

Trong không gian tĩnh lặng ấy, chỉ có Kỵ Sĩ khẽ kêu lên những tiếng bi thương. Nó từ từ tiến về phía trước, quỳ xuống bên cạnh Chó Sói, dùng lưỡi khẽ liếm thi thể của bạn mình.

Tướng quân Liszt lại giơ nòng súng lên, ngắm thẳng vào đầu Kỵ Sĩ. Con bò già cũng không hề sợ hãi, bình tĩnh ngẩng đầu, lặng lẽ nhìn ông. 

Hai bên đối đầu trong khung cảnh không một tiếng động, tựa như trở về trận chiến cách đó 23 năm về trước, mặt đối mặt, mắt hướng mắt.

Hơn 2 thập kỷ đã trôi qua, ánh mắt của tướng Liszt vẫn tràn đầy thống hận và sát ý. Vậy nhưng trong đối mắt của Kỵ Sĩ giờ đây đã không còn dã tính và sự hung hăng của năm ấy mà chỉ ánh lên sự bình thản, điềm tĩnh.

Tất cả những người có mặt ở quảng trường khi đó dường như nín thở chờ đợi tiếng súng vang lên. Thế nhưng tới 5 phút sau, cánh tay cầm súng của Liszt từ từ rũ xuống. 

Vị tướng quân ấy lẳng lặng cất khẩu súng lục vào bên hông, nói với Thiếu tá Krupp đang hốt hoảng đứng bên cạnh:

"Hãy an táng cho chú chó của ta theo nghi lễ dành cho một quân nhân, và hãy đối xử tử tế với con bò này".

Nói xong câu ấy, ông xoay người rời khỏi quảng trường trong sự im lặng và trầm tư. Mãi tới sau này, người ta mới biết được những dòng chữ mà Liszt đã ghi lại trong nhật ký của mình về ngày hôm đó:

"Thông qua ánh mắt của con vật ấy, ta đã thấy được ánh sáng từ Thượng đế…" 

3 ngày sau, tất cả các trại tù binh ở biên giới nước Bỉ nhận đều nhận được mệnh lệnh từ Tướng quân Liszt:

"Nghiêm chỉnh chấp hành ‘Công ước Geneve’ trong việc đối đãi với tù binh, tuyệt đối nghiêm cấm tất cả những hành động ngược đãi và sát hại tù binh".

Sau khi chiến tranh kết thúc, rất nhiều tướng lĩnh cấp cao của Đức đều bị hành hình trong lúc dẫn độ, chỉ có Liszt nhờ vào mệnh lệnh bảo vệ tù binh năm xưa mà được nhân dân Bỉ thông cảm. 

Ông chẳng những giữ được mạng sống ngay cả khi Đế quốc đã thất thế mà còn không bị truy tố và được an hưởng những năm tháng tuổi già trong yên bình. 

Khi hòa bình được lập lại, Kỵ Sĩ một lần nữa nhận được huy chương danh dự của quân đội. 3 năm sau khi chiến tranh kết thúc, nó qua đời một cách thầm lặng ở thành phố Vasili. 

Vào ngày tổ chức tang lễ, những người lính từng đứng trên các chiến tuyến đối địch như Tướng quân Liszt, Thiếu tá Krupp, Trung sĩ Jovak đều tới tham dự lễ tang để tiễn đưa người quân nhân già mà họ đều từng tôn trọng và cảm phục năm xưa…

 

*Dịch từ báo nước ngoài.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/Jan/2022 lúc 2:12am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Jan/2022 lúc 12:06pm

Làm Người Hãy Nhớ...

 Your%20Greenhouse%20—%20ACLC

1. Không nên đánh giá người khác tốt xấu thế nào, bởi vì tốt xấu của họ không ảnh hưởng tới miếng cơm manh áo của bạn. 

2. Không nên đánh giá đức hạnh của người khác, bởi vì có thể có những khía cạnh họ còn cao quý hơn bạn.

 3. Không nên đánh giá gia đình của người khác, bởi vì những người đó và bạn không có quan hệ.

4. Không nên đánh giá học vấn của người khác, bởi vì trên đời này kiến thức là mênh mông. 

5. Không nên đánh giá bất kỳ người nào, cho dù người đó là người bạn xem thường nhất.

6. Không nên lãng phí tiền bạc, bởi vì ngày mai bạn có thể thất nghiệp.

7. Không nên vênh váo, tự đắc, bởi vì có thể ngày mai bạn thất thế. 

8. Không nên nói quá phô trương, phải biết rằng bạn cũng chỉ là một người nhỏ bé. 

9. Không nên dựa vào người khác, bởi vì cuộc sống nhiều gánh nặng, ai cũng muốn sống nhẹ nhõm.

10. Không nên làm tổn thương người khác, nhân quả sớm muộn đều sẽ đến.

11. Không nên quá chú tâm giải thích đúng sai, hãy làm bậc trí giả. Trên đời chúng ta thường nghĩ cách giải thích cái gì đó. Nhưng mà, một khi giải thích, ta lại phát hiện rằng, bất kể ai giải thích đều là người yếu ớt, thậm chí sẽ càng bôi nhọ mình hơn.

Đừng đánh giá thấp bất kể ai, bạn không có nhiều khán giả, đừng mệt mỏi như vậy. 

12. Không nên tự nhiên nổi giận, vì không phải ai cũng là “con nợ” bạn. Có thể hiện tại bạn đang rất thống khổ, nhưng khi vượt qua khoảng thời gian ấy, nhìn lại bạn sẽ phát hiện kỳ thực điều đó cũng chẳng là gì. Chúng ta thường phàn nàn cuộc sống bất công với mình, nhưng thực ra cuộc sống căn bản không biết được chúng ta là ai. 

13. Không nên nói rằng ai tu luyện tốt hay không tốt. Tu hành là việc cá nhân, người khác chính là một cái gương phản chiếu cái thiếu sót trong tu luyện trong bản thân mình.

 st.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Jan/2022 lúc 12:08pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Jan/2022 lúc 12:31pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Jan/2022 lúc 5:54am

7 LỐI SỐNG Mà Chúng Ta Nhất Định Phải Thay Đổi Sau Dịch Bệnh

Hand%20of%20woman%20putting%20money%20in%20jar%20-%20Stock%20Photo%20-%20Dissolve

Một trận dịch bệnh giúp chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của sức khỏe, sự đáng quý của bình an. Tiền tài không mua được sinh mạng, lợi ích không đổi lại được sức khỏe.

Tài sản lớn nhất của đời người là được sống, hạnh phúc lớn nhất của đời người là bình an. Muốn khỏe mạnh, vui vẻ và bình an bạn nhất định phải thay đổi 7 lối sống dưới đây sau dịch bệnh: 

            1Ngủ2Ăn, 3Sạch sẽ, 4Siêng năng, 

          5Bình thản, 6Thỏa lòng, 7Tiết kiệm.

1. Đừng thức khuya, hãy ngủ sớm

   Làm việc khi trời sáng, nghỉ ngơi khi chiều tà.  Đảm bảo ngủ đủ giấc mới là điều quan trọng nhất.  Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng: "Nếu ai đó thường xuyên thức khuya, hệ miễn dịch sẽ bị giảm sút trầm trọng".

Covid-19 chưa có thuốc đặc trị, thứ duy nhất mà chúng ta sở hữu để đối đầu với nó đó chính là hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch tốt may ra còn có thể chống đỡ được, hệ miễn dịch kém sẽ rất khó đương đầu.

Hệ miễn dịch là sức cạnh tranh lớn nhất của mỗi người. Do vậy chúng ta phải ngủ đủ giấc, ít nhất là 7-8 tiếng mỗi ngày mới đảm bảo có được hệ miễn dịch tối ưu.

Công việc thực sự không thể quan trọng bằng sức khỏe, do vậy không nên thức khuya bởi cơ thể khỏe mạnh mới là duy nhất.


2. Không kén ăn, nên ăn tạp một chút

   Trong "Hoàng đế nội kinh" có viết: Ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi sung, khí vị hợp nhi phục chi, dĩ bổ ích tinh khí". Ngũ cốc là thực phẩm cung cấp dinh dưỡng, hoa quả là thực phẩm hỗ trợ, gia cầm và gia súc là thực phẩm bồi bổ, rau củ là thực phẩm bổ sung, con người hấp thụ khí, vị của các món ăn đó sẽ bổ ích tinh khí cho cơ thể.

Virus corona có nguy cơ đe dọa lớn nhất tới những người già mắc các bệnh mãn tính như: tiểu đường, cao huyết áp…

Do vậy, ăn một chút thức ăn thô, chất xơ hoặc một chút rau củ quả có thể giúp phòng tránh các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp.

Rất nhiều người kén ăn, chỉ ăn những loại thức ăn nhất định sẽ rất dễ xuất hiện các vấn đề về sức khỏe. Do vậy, các bữa ăn hàng ngày phải được phối hợp cân bằng, ăn cả đồ chay lẫn đồ mặn và ăn thêm cả thức ăn thô, chất xơ…

Không kén ăn, không chuyên ăn những thức ăn nhất định. Chua, ngọt, đắng, cay, mặn, nóng, lạnh, ấm, nguội mỗi thứ đều phải ăn một chút mới có thể đảm bảo cân bằng sức khỏe.


3. Không lôi thôi, bừa bộn, hãy chăm chỉ quét dọn

   Lần dịch bệnh này, khiến nhiều người có thói quen dọn dẹp, khử trùng nhà cửa. Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp không chỉ giúp tinh thần khoan khoái còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe.

Rất nhiều bệnh tật là bởi môi trường sống không trong sạch gây nên. Bởi vậy, nhà ở phải thường xuyên quét dọn, khử trùng, đổi làn gió mới tránh vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Rác thải sinh hoạt cần phải được dọn đổ kịp thời, giữ môi trường sống trong sạch, chỉ ngắm nhìn thôi cũng thấy thoải mái rồi.


4. Đừng quá lười, hãy chăm vận động một chút

   Nước chảy liên tục thì không bị thối, trục cửa quay thường xuyên thì không bị mọt. Con người nếu vận động đều thì gân cốt dẻo dai. Phải thường xuyên vận động mới có thể duy trì được sức sống. Đồng thời vận động còn là cách nâng cao hệ miễn dịch một cách trực tiếp nhất.

Những người làm văn phòng đừng ngồi lì trong văn phòng cả ngày. Bởi nếu ngồi qua lâu khiến cơ thể trơ lì, không có sức sống.

Hãy luôn nhớ phải vận động, đừng để tình trạng trẻ kiếm tiền, già dưỡng bệnh, bởi như vậy thật không đáng.

Ngoài ra, không cần phải vận động quá mạnh, ngoài giờ làm việc chỉ cần dạo bộ, kết hợp với lao động chân tay nhẹ nhàng, rất có lợi cho sức khỏe cả về thể xác lẫn tinh thần.


5. Không suy nghĩ quá nhiều, hãy mở rộng tâm hồn

Kể từ khi có dịch covid-19, nhiều người phải cách ly tại nhà, quả thực không hề dễ chịu chút nào.

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, một số người hay suy nghĩ tưởng tượng linh tinh. Lúc nào cũng nghĩ người mình nóng sốt, một ngày đo nhiệt độ cơ thể không biết bao nhiêu lần. Rõ ràng chẳng có vấn đề gì mà vẫn cứ lo ngay ngáy.

Bởi vậy, ngoài cơ thể khỏe mạnh chúng ta còn phải giữ tinh thần khỏe mạnh. Bởi 90% bệnh tật trên cơ thể người đều có liên quan tới tâm lý, cảm xúc.

Một khi tâm lý gặp phải vấn đề nghiêm trọng sẽ dễ gây ra các bệnh về sinh lý. Hãy mở rộng lòng mình, tránh đa nghi, đối mặt với cuộc sống bằng một tâm thái bình thản và điềm nhiên nhất có thể.

Tâm hồn rộng mở, mọi việc đều nhìn nhận thoáng một chút thì cuộc sống mới bớt âu lo. Tránh tạo áp lực tinh thần, bởi đó là vũ khí mãn tính thầm lặng mang tên tử thần dễ đoạt mạng sống con người nhất.


6. Đừng tham lam, mọi thứ "đủ" là được

Tiền tài không mua được sinh mệnh, lợi ích không đổi được sức khỏe. Một trận dịch bệnh, khiến chúng ta hiểu rằng, danh lợi dù nhiều đến mấy cũng đều vô dụng.

Một khi gục ngã, mọi thứ coi như xong. Do vậy, sống ở đời phải biết chừng biết mực, biết đủ và biết dừng. Đừng đòi hỏi quá nhiều và cũng đừng tham lam vô độ. Tiền đủ tiêu là được.

Cơ thể khỏe mạnh không tai không tật, cả đời bình an mới là hạnh phúc lớn nhất của mỗi người. Do vậy, mọi thứ đừng ham muốn quá nhiều. Luôn biết điểm dừng và tự thỏa mãn với những gì mình có mới là điều quan trọng nhất.


7. Đừng hoang phí, phải tiết kiệm

   Nhiều người bị cách ly ở nhà nhiều ngày, không có tiền lương, mọi sinh hoạt phí đứng trước nguy cơ mất nguồn cung. Tuy lo lắng bất an nhưng lại không còn cách nào khác.

Khi sự cố ập đến, nếu như trong tay có chút tiền tiết kiệm mọi thứ sẽ được an toàn hơn. Người xưa thường dạy chúng ta phải tiết kiệm, nhiều người lại cho rằng đó là thói quen lỗi thời. Nhưng khi gặp nguy nan mới biết rằng, tiền tiết kiệm mới là mốc đánh dấu năng lực chống lại rủi ro của mỗi người, dòng tiền quyết định sinh tồn của mỗi doanh nghiệp.

Đừng để thói quen mua sắm thả phanh mê hoặc, thao túng bản thân. Trong cuộc sống tương lai tuyệt đối đừng hoang phí, làm được đồng nào tiêu hết đồng đó, nhất định phải dành dụm tiết kiệm. Tiết kiệm tiền đồng nghĩa với việc vun vén thêm "cảm giác an toàn" cho bản thân.

Hạnh phúc, sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống này phải được tích lũy từng chút một, vun đắp từ những điều đơn giản và nhỏ nhặt nhất. Hãy nhớ rằng, vui thêm một tý, khỏe thêm một tý để sống lâu thêm một tý.


Sưu tầm



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Jan/2022 lúc 5:56am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 145 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.975 seconds.