Người gởi |
Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
|
 Gởi ngày: 01/Aug/2012 lúc 6:56am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
|
 Gởi ngày: 10/Aug/2012 lúc 8:19am |
Người con gái ra đón ông Thành ở ngay khu đậu xe của chung cư. Cô hồn nhiên nắm tay ông, cái nắm tay không phải dắt ông cho khỏi vấp ngã, nhưng tỏ sự thân tình. Cô vừa đi vừa nói:
- Lâu quá rồi bác cháu mình không gặp nhau. Con xem đồng hồ áng chừng giờ bác đến, thế mà đúng. Con vừa ra chưa được năm phút đã nhìn thấy xe bác rẽ vào. Bác trông còn khỏe quá!
Rồi cô thấp giọng. “Mẹ con đang chờ bác.”
Ông Thành nhìn cô con gái của bạn, nhớ lại ngày cô còn bé tí, nay đã gần bốn mươi rồi, không trách mình già. Ông xiết chặt tay cô, nhớ đến người đã đi biền biệt.
Ông Thành là bạn thân từ thời còn rất trẻ của cha mẹ cô, ông là bạn học của ông Lâm từ thời trung học. Họ cùng trưởng thành, ra đời làm việc, lập gia đình, gần như lúc nào cũng có nhau. Họ cùng di tản, tham dự ngày con cái nhau ra trường và cưới hỏi. Cách đây năm năm, ông Lâm qua đời, rồi bà Thành cũng chỉ còn là một nắm tro than. Ông Thành sức khỏe bắt đầu hơi kém đi theo tuổi tác. Sắp tám mươi rồi, còn trẻ trung gì nữa, ông làm biếng đi ra ngoài, sự liên lạc cũng thưa thớt dần giữa hai nhà.
Tuần trước cô cháu Lan, gọi bác Thành thăm hỏi và nói thêm:
- Mẹ con mấy hôm nay không hiểu sao cứ mong gặp bác, nhắc bác hoài, bác có thể ghé qua xơi một bữa ăn trưa với mẹ con và con không?
Ông ngại đi quá, nhưng nghe cô cháu gọi đến lần thứ ba, ông không nỡ chối từ. Hơn nữa gặp lại vợ con của một người bạn thân đã qua đời, sẽ gợi nhớ cho mình bao nhiêu kỷ niệm thân tình cũ cũng là một điều nên làm.
Cô Lan đưa ông vào căn chung cư của mẹ, mẹ cô ở đây từ sau khi cha cô mất được một năm. Bà ở rất gần các con nhưng không muốn ở chung. Con cháu thay nhau gọi điện thoại, và ghé qua, khi sáng, lúc chiều. Thỉnh thoảng một người thu xếp đến ăn trưa với mẹ, không kể những tụ họp gia đình cuối tuần, nên tuy bà ở một mình ở tuổi bẩy mươi các con vẫn yên tâm.
Bà Lâm hôm nay có trang điểm nhẹ nhàng một chút, trông cho tươm tất tuổi già, chắc để tiếp khách Ông Thành để ý đến những bông hoa nhỏ tím đậm trên chiếc áo len mỏng mầu xám bà mặc, mầu sắc trông rất hài hòa.
- A, anh Thành. Anh trông khỏe mạnh quá, chẳng khác thời tôi mới gặp anh lần đầu. Anh còn nhớ lần đó không? Anh Lâm và tôi đón anh đi Lái Thiêu, đi thăm vườn trái cây. Chúng mình mua bao nhiêu là măng cụt.
Ông Thành lắc lắc cái đầu bạc trắng của mình, cố nhớ lại lần đầu tiên gặp bà. Tại sao lại ở vườn măng cụt nhỉ?
- Anh quên rồi à, chúng mình cùng đi trong cái xe Renault đen của ba anh Lâm?
Chịu, ông không thể nào nhớ ra được. Trí óc của mình sao có thể tệ đến thế nhỉ? Đã tám mươi đâu?
Cô Lan dọn bữa ăn trưa lên chiếc bàn nhỏ. Mấy món ăn nhẹ cho ba người. Bà Lâm hình như không chú ý đến thức ăn, Lan tiếp thức ăn vào chén của bác Thành, nhắc mẹ hai ba lần bà vẫn chưa cầm đũa.
Bà Lâm đang hứng khởi nói về dĩ vãng:
_- Anh nhớ chứ. Mình ăn trưa ở Búng. Món nem chua ở đó cũng khá ngon. Sau đó mình vào vườn măng cụt, vườn chôm chôm, vườn dâu ở Lái Thiêu. Lúc đó tôi chưa lấy chồng, lần đầu tiên gặp tôi, anh đã yêu tôi ngay. Cả hai anh cùng yêu tôi. Anh nhớ không?
Cô Lan nhìn mẹ, không hiểu mẹ đang muốn nói gì? Ông Thành cũng sững người ra nhìn bà. Ông có yêu bà thời trẻ à? Không, làm gì có chuyện đó. Thủa đó họ chơi chung với nhau, cả hai cặp. Thành,Tuyết và Lâm, Liên; sau đó cả hai cặp đều thành vợ chồng.
Bà Lâm hồn nhiên nói tiếp:
- Mấy cái vườn trái cây khi được mùa mới hấp dẫn làm sao! Những chùm trái dâu, trái chôm chôm nặng trĩu chạm mặt đất. Măng cụt đỏ tím cả khu vườn. Muốn vào trong vườn phải rẽ cành hai bên mà đi. Anh nhớ không, anh dắt tôi vào đó, ở một chỗ vừa che mất anh Lâm, và anh đã tỏ tình.
Ông Thành thần mặt ra, hoang mang không hiểu những lời bà Lâm đang nói có thật hay không? Cô Lan có lẽ biết, đã đến lúc nên rút lui để cho hai người bạn già cũ nói chuyện quá khứ. Cô khe khẽ thu bát của mình, im lặng bước vào phòng ngủ của mẹ. Căn chung cư nhỏ, chỉ có nơi đó, cô có thể tránh mặt hai người.
Ông Thành nhíu mày lại, cố hình dung ra hình ảnh khu vườn trái cây, nơi ông đã mang người yêu của bạn vào đó tỏ tình. Không cách nào ông nhớ ra được. Trí óc mình lú lẫn rồi! Ông than thở trong đầu.
Bà Lâm nheo cặp mắt đã có thật nhiều vết nhăn kéo dài ra đến thái dương nhìn ông, từ tốn nói:
- Tôi để cho ông hôn tôi, nhưng tôi từ chối tình yêu của ông, vì lúc đó anh Lâm đã ngỏ lời cầu hôn trước ông. Chắc ông còn nhớ, hôm đó tôi mặc chiếc áo dài có những bông hoa mầu tím đỏ. Ông bảo mầu hoa trên áo đẹp giống mầu vỏ măng cụt, rồi ông bửa một trái măng ra chia cho tôi ăn một nửa, mầu vỏ tím hồng nhuộm mấy ngón tay ông, ông quệt lên má tôi, nói: “ Em không cần thoa má hồng nữa, anh thoa cho em rồi”
Chi tiết đến thế này thì chuyện chắc phải có thật, mình không nhớ ra được thì ngày mai mình nên làm cái hẹn gặp bác sĩ. Tuổi tám mươi chắc bước vào tuổi mất trí nhớ rồi! Cả một dĩ vãng lãng mạn nên thơ như vậy, người đàn bà nhớ được, mình lại quên bẵng như đầu óc được nhúng vào một dung dịch hóa chất thì tệ thật. Ông không chối nữa, ông nhìn người đàn bà trước mặt, nhìn hai con mắt, mí đã sụp xuống nhưng tròng đen vẫn lóng lánh pha một chút tinh nghịch. Ông hạ mắt nhìn xuống cặp môi, cặp môi đều đặn, hơi cong, thoa một lớp son mỏng mầu hồng. Ông cố hình dung ra cặp môi thời còn trẻ của bà, cặp môi chắc tươi như bông hoa mận, căp môi theo như bà nhớ, ông đã cúi xuống hôn trong vườn măng cụt (Chắc là vội vàng lắm, vì hôn trộm người yêu của bạn mình)
Bà không để ông có thời giờ thả đầu óc về những hình ảnh bà nhắc nhở ông, bà uống một ngụm nước, nói tiếp:
- Sau đó tôi lấy anh Lâm, nhưng không thể quên mối tình của ông. Hôm đám cưới chúng tôi, ông làm rể phụ. Ông đẹp trai và rất xứng với tôi, nên có người đã nói, để ông làm chú rể thì đẹp đôi lắm. Mấy chục năm sống với ông Lâm, sanh mấy đứa con, nhưng chẳng lúc nào tôi không tơ tưởng đến ông. May mà chúng mình chưa hề xa nhau ngày nào cho đến khi anh Lâm mất hẳn. Bây giờ thì chắc chắn không còn ai ngăn trở mình nữa. Ông có nghĩ mình nên dọn vào ở chung không?
Thế này thì nguy quá rồi. Bà Lâm nhắc lại dĩ vãng cốt để nối hiện tại vào. Nhưng ông không hề nhớ được một chi tiết nào cả. Tuổi già thật khó chịu, nó xóa hết cả dĩ vãng, rồi dựng lên một tương lai huyễn hoặc. Ông cúi xuống uống nốt ngụm trà trong chén, cất tiếng gọi:
- Lan ơi! Bác về nghe con.
Ông kéo ghế đứng lên. Ông không trả lời về đề nghị của bà Lâm vội, ông chỉ nói nhỏ nhẹ, và hứa một lời rất bâng quơ:
- Tôi về nghe chị. Sẽ trở lại thăm chị khi nào trí óc sáng suốt thêm một chút.
Lan tiễn bác Thành ra chỗ đậu xe. Cô ở trong buồng ngủ, sát vách, nên đã nghe hết lời của mẹ kể. Hai bác cháu yên lặng đi bên nhau không nói năng gì. Ông Thành đã ngồi vào xe, trước khi mở máy, ông quay kính xuống nói như tâm sự với Lan:
_ Chắc bác cần đi khám lại cái đầu của mình. Những điều mẹ con nói hôm nay, bác không làm sao hình dung ra được một dĩ vãng vừa thơ mộng, lãng mạn, vừa tội lỗi của tuổi trẻ. Bác có mất trí nhớ tồi tệ đến thế không?
Bác nhớ là cả ba con và bác cùng lớn lên ở Đà Lạt. Những kỷ niệm của bốn người: Lâm, Liên, Thành,Tuyết có với nhau hồi đó là: Cà phê Tùng, Nhà thờ con gà, Đồi Cù, trường Võ Bị Đà Lạt, và những trại mận. Rồi ngày ba mẹ con đám cưới, bác đang tu nghiệp võ bị ở Mỹ, làm sao bác phù rể được nhỉ?
Ông nói xong, ngẩn người ra như không tin những điều mình nhớ, ông đợi Lan trả lời câu hỏi của mình.
Lan cho hẳn đầu cô vào trong cửa xe, gục đầu lên vai bác Thành, cô ngửi được mùi già nua trên cổ bác phả ra, mùi của ba cô ngày trước, làm cô khóc nức lên:
- Bác ơi! Không phải bác mất trí nhớ đâu. Mẹ con đấy, mẹ con bị Alzheimer nặng lắm rồi. Mẹ con quên hết dĩ vãng thật của mình, và ngày nào cũng vẽ ra một câu chuyện mẹ con tin là đã xẩy ra trong đời mình.
Tối hôm đó, Ông Thành trằn trọc trên giường, không sao ngủ được. Ông cứ nhớ mãi câu nói của cháu Lan. “Mẹ con vẽ ra một câu chuyện, mẹ con tin là đã xẩy ra trong đời mình.”
Ông bâng khuâng: Liên mất trí thật, hay Liên yêu mình từ trẻ mà mình không biết?
Một vườn măng cụt đổ ập xuống giấc mơ của ông trong đêm.
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
|
 Gởi ngày: 29/Aug/2012 lúc 6:49am |
NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆC CHO ĐÉN CHẾT
Tràm Cà Mau
Như con ngựa kéo xe, quen nhọc nhằn hàng ngày, nếu được thả rong trên đồi cỏ, thì không chịu nỗi, nhớ cái càng xe, nhớ đến những ngày nặng nhọc, chạy cho ói cỏ, chạy sùi bọt mép ra.
 |
Nghe tôi quyết định về hưu cho khỏe cái thân già, ông John lững thững đến gặp tôi, và nói: “Về hưu làm chi? Phải làm việc cho đến khi chết. Một đời đẹp nhất, có ý nghĩa nhất, đáng sống và ích lợi nhất là làm việc cho đến chết. Có việc làm đều đều, hàng ngày bận rộn, sẽ kéo dài tuổi thọ. Anh cứ xem, chiếc xe mà chạy đều đều, thì không có gì xẩy ra, cứ để nó nằm yên vài ba tháng, thì bình điện hết, máy trục trặc, chạy cà rịch, cà tang, và chết máy mãi. Về hưu, là tự ký cho mình bản án tử hình, mà chưa hành quyết. Bởi thế nên ông David Brown ở tuổi 70, làm việc bận trộn hơn hồi 35 tuổi, bấy giờ, trong cùng một lúc, ông lo sản xuất bốn cuốn phim, vài chương trình truyền hình, ba vở kịch ở Broadway và Luân Đôn, lại phải đi đây đi đó trên thế giới, bận lu bù. Ông nầy viết sách, hô hào làm việc cho đến chết.”
Tôi cười trả lời: “Tội nghiệp ông già. Chắc ông ta nợ nần ngập đầu, phải làm việc lu bù ở tuổi 70 để trả nợ cho kịp trước khi chết chăng? Ông có theo dạo Phật không? Có tin nợ kiếp nầy chưa trả hết, thì phải đầu thai để kiếp sau trả lại? Ở Mỹ, nợ ngập đầu, cứ khai phá sản cái rụp, là không còn nợ ai đồng nào, khỏe ru. ” “Ông nầy là đa triệu phú, không nợ nần ai xu teng nào cả. “ “Giàu thế thì tội chi mà làm việc cho hao tâm tổn sức . Mai mốt chết, để tiền lại cho các ông chủ tịch hội từ thiện tiêu xài hoang phí. Các ông ấy tự trả lương bạc triệu cho chính các ông, ở khách sạn cả mấy ngàn đồng mỗi đêm, tiệc tùng xa xỉ, như báo đã phanh phui mấy năm trước. Ông John ơi, ngay cả chính ông, thâm niên trên 45 năm, hưu được 100% tiền lương rồi, sao còn nấn ná chi đây? Chờ chi nữa? Mỗi ngày phải dậy sớm đi làm, chiều ra về trong guồng xe mắc cửi, nối đuôi sốt ruột. Vào sở để tụi con nít nó hỗn hào, nói nặng lời, đôi khi còn hoạnh họe lên mặt, dạy đời.”
Ông Ken ngồi bên cạnh cười và chen vào câu chuyện của chúng tôi: “Anh biết tại sao ông Tom không dám về hưu? Ở nhà mệt hơn đi làm. Đi làm thì lao động trí óc, có chuyên môn, chứ về nhà, vợ sai làm lao động chân tay. Cứ cưng làm việc nầy, cưng làm việc kia, suốt ngày. (honey do this, honey do that..) không kịp thở. Nào là nhổ cỏ, cắt cây, hốt rác, bứng cây nầy, trồng cây kia, hút bụi thảm, sửa ống khóa, sơn hàng rào, ôi thôi đủ thứ cực nhọc. Thế thì thà chi vào sở trốn việc nhà, là an toàn và hợp lý nhất. Khà, khà, khà”
Chúng tôi cười theo. Ông John nói rằng: “ Việc nhà thì dễ lắm. Bỏ ra mấy chục đồng, thuê người ta đến chăm sóc, là xong ngay. Vấn đề là, nếu không đi làm việc, thì hôm nay sẽ nói chuyện vui đùa với ai, ai rảnh rổi nghe mình nói, và giờ xả hơi có ai cùng đi bộ, trưa nay đi ăn với ai, quán nào. Hay là khi ở nhà, thì làm biếng rồi nằm dài cho thân thể nó oải ra, không muốn động đậy? Chết sớm lắm. Nghỉ việc, về hưu là chính mình đục lỗ, cho thuyền mình chìm sớm”
Ông Ken lại chêm lời vào: “ Anh chưa biết đó, có nhiều vợ chồng già, ở nhà không có việc chi làm, vào ra đụng mặt nhau mãi, phát bực, đâm ra gầm gừ, gây gổ nhau. Bỡi vậy, anh đừng ngạc nhiên khi nghe tin những cặp vợ chồng già cóc đế, sắp được diêm vương gởi giấy mời rồi, cũng đem nhau ra tòa li dị ào ào. Không có gì lạ cả.”
Ông John lắc dầu nói: “Nếu mỗi ngày thức dậy, mà biết mình không có việc chi để làm, không còn ích lợi cho xã hội nữa, thì thà chết đi còn hơn. Tôi thấy nhiều ông già ngồi phơi nắng trước sân hàng giờ mỗi ngày như con chó già, ruồi đậu cũng không thèm đuổi, kẻ lạ đến không thèm sủa. Sống như vậy thì có ích gì? Mấy ông nầy, mà đứng dậy, đi kiếm việc làm, thì sẽ thấy khỏe, trẻ ra, nhanh nhẹn trở lại, và có thể sống lâu hơn cả vài chục năm. Làm việc, là một phương thuốc hữu hiệu nhất để chữa bệnh uể oải, mệt nhọc, và chán nản, quẩn trí trong tuổi già.”
Tôi hỏi: “Thế thì các cụ già không đau lưng, nhức xương, mệt mỏi sao? Có được bao nhiêu người không bị bệnh trong tuổi già để theo đuổi công việc như ông nói?” “ Đương nhiên, già thì nhức lưng, mỏi xương. Nhưng nếu còn làm việc, các thứ bệnh đó tự dưng không phát tác hoành hành. Tôi đọc báo, thấy miền nam nước Nam Hàn, có vùng, rất nhiều cụ già trên dưới chín mươi tuổi, còn cuốc đất, lao động đồng áng mỗi ngày. Nhờ làm việc mà các cụ khỏe mạnh và sống lâu.”
Tôi thở dài, thật dài cho ông John nghe: “ Cực thế, thì sống lâu làm chi? Tôi thà sống ít năm mà sung sướng, còn hơn sống cực khổ vất vả cho đến trăm tuổi.”
Ông John nói tiếp: “ Không phải sống già để chịu cực. Trong công việc, tìm ra nguồn vui. Những người tiếp tục làm việc, không cần biết đến tuổi già, thì họ sẽ được trẻ mãi. Trẻ từ thể chất đến tinh thần. Anh có thấy các ông bà ca sĩ, nghệ sĩ không? Trông họ như không bao giờ già, không biết già là gì. Họ vẫn say sưa đánh đàn, say sưa ca hát, tiếp tục vui cười, làm tiền, mua vui cho thiên hạ. Có những người sáu bảy chục tuồi, mà tâm hồn, thể xác của họ trông như ba bốn mươi thôi. Những người nầy, cuộc sống hứa hẹn đến trên chín mươi tuổi trong khang kiện. Nầy, anh có biết ông George Burns không? Ông nầy hứa hẹn sẽ trình diễn, đóng phim cho đến trăm tuổi đó. Gần trăm tuổi, ông vẫn đi tán tỉnh các cụ già, vẫn thích chuyện gối chăn. Ông ấy tự thấy ông như ở tuổi ba bốn mươi.”
Tôi định nói cho ông Jonh nghe rằng, bên xứ tôi, già mà dê như vậy, thì thiên hạ sẽ gọi là ông “gìa dịch”. Nhưng tôi không biết chữ nào trong tiếng Anh, dịch cho thật sát nghĩa với chữ “già dịch”, nên chỉ nói: “Ông John ơi, nếu tôi không lầm, thì giấc mơ của người Mỹ là được về hưu sớm. Họ chuẩn bị cho đời sống hưu trí ngay từ khi mới bắt đầu đi làm việc, ở tuổi trên hai mươi. Nhiều luật lệ, nhiều cơ chế tài chánh khuyến khích họ chuẩn bị cho ngày về hưu được sớm hơn, vững vàng hơn?”
“ Hừ, về hưu là một ác mộng mà người ta không biết. Đang mạnh khỏe đi làm, thì mong về hưu. Cho rằng về hưu sẽ được sung sướng, hạnh phúc. Chưa có kinh nghiệm về hưu sao họ biết về hưu là sung sướng? Tất cả đều là tưởng tượng, mơ mộng, mong mỏi mà thôi. Rõ là đứng núi nầy trông núi kia. Chưa về hưu thì mong về hưu. Chưa có vợ thì mong có vợ, có rồi mới phờ người ra, vợ nó đì cho hộc mật. Chưa có con, thì mong . Có thì cũng vui thật, nhưng từ đó thì lu bù công việc, nuôi con, dạy con, đón đưa đi học, giải trí, thỏa mãn đòi hỏi, chi phí đại học, mọi việc đều hướng về con cái, mà cha mẹ thì phải hy sinh tất cả . Không còn biết đến mình nữa. Nếu đứa con nên người, thì may mắn, nếu nó hư hỏng, thì còn khổ dài dài. Anh phải biết, thống kê ghi rõ ràng, trên 61% người đã về hưu, trở lại làm việc khác sau sáu tháng nhàm chán, nghỉ ngơi. Nhàn rỗi quá, dễ sinh ra rượu chè be bét, dễ bài bạc bê tha, và cũng dễ quẩn trí mà tự tử nữa. Đó, trường hợp ông Frank, mới vê hưu hơn một năm, đã đút súng vào mồm mà bóp cò. Nếu cứ đi làm việc, thì bây giờ ông ta cũng đang vui vẻ, đùa nghịch với các ông bạn già ở đây. Rõ ràng đấy nhé, tuần trước báo đăng, đa số các ông về hưu, đều bị nhồi máu cơ tim sau một năm nghỉ làm việc.”
Tôi hỏi ông John: “ Thế ông có ý niệm chi về chữ nhàn của đông phương không? Nhàn là một trạng thái tâm linh an bình, hạnh phúc, gạt bỏ ra ngoài các lo âu cơm áo bình thường, thảnh thơi vui thú .” “Nhàn, tôi nghi ngờ lắm. Cứ bảy ngày trong tuần xem truyền hình cho bét con mắt ra, đọc sách cho nhức con ngươi, thân thể thì uể oải, mỏi mệt, rã rời. Không ích lợi cho ai cả. Đất nước nầy không khá vì những công việc như vậy. Tôi nghĩ lại, có lần thất nghiệp, buổi sáng tôi ngồi bên cửa nhìn sinh hoạt của thiên hạ mà lòng muốn điên lên. Người ta thì vội vàng lái xe đi làm việc rần rần, xếp hàng chờ lên xe buýt, xe điện, ai cũng có một nơi để mà tới, một công việc mà làm hôm nay, để hy vọng lảnh lương vào cuối tuần, cuối tháng. Mình không có chi làm cả, cũng không có hy vọng, cũng không có vui vẻ. Nếu phải bỏ ra 15 năm, 25 năm về hưu, không làm gì cả, thì thật là kinh khủng. Mấy ông già suy nhược tinh thần sớm, cũng vì cái trống rỗng, cái chán chường ngày tháng ám ảnh. Anh nói rằng nhàn, tôi dã từng đi trên du thuyền nhiều lần, trông mấy ông già bà già, họ làm cho họ chậm chạp thêm. Giống như họ đã chết rồi mà chưa chôn cất, họ lờ đờ, chậm chạp, như không còn tha thiết gì nửa với cõi sống nầy, sức lực họ tiêu tán đâu cả. Họ bị ám ảnh bởi cái ý niệm hưu trí, tuổi tác, họ đóng kịch già. Họ cố làm cho họ già thêm. Thử so sánh với mấy ông già, tuổi tác cao hơn, làm cho mấy hãng truyền hình, những ông già còn hoạt động, còn làm việc, trông nhanh nhẹn, sâu sắc, ý tưởng tích cực.”
Tôi cười, và nghĩ rằng, còn được đi làm việc, thì cũng vui, cũng tốt, nhưng nếu được về hưu, thì vui hơn, tốt hơn, tôi sẽ chọn con đường vể hưu. Sống để làm việc, góp chút công ích cho xã hội, thì cũng tốt. Tôi đã đóng góp mấy chục năm, lâu rồi, thì thời gian còn lại dành riêng cho tôi, cũng không ai chê trách gì. Tôi chỉ cười mà đáp lại lòng tốt của ông John dành cho. Nói cho tôi biết mặt khác của vấn đề.
Mấy anh bạn trẻ nghe tôi về hưu, có anh đến hỏi: “Thích thú quá, khi về hưu, anh định có mở hãng kỹ sư tư vụ cố vấn không ? Với mấy mươi năm kinh nghiệm trong nghề, anh được làm chủ, và hốt tiền thiên hạ. Khi nào có công việc gì, chúng tôi có thể làm được, thì anh chúng kêu tôi với.”
Tôi cười mà nói: “Đã về hưu rồi, thì phủi tay luôn. Làm thêm chi cho mệt nhọc, thêm lo lắng. Muốn kiếm thêm tiền ư? Sao không cứ ngồi lại đây, mỗi tháng lảnh lương, công việc nhàn nhã, khỏe khoắn, chung quanh lại có bạn bè quen biết lâu ngày, thì có hơn không. Các anh tưởng ra mở hãng kỹ sư cố vấn khỏe lắm sao? Bắt cho được khế ước là một vấn đề lớn. Công việc lại bị thúc hối như chạy giặc, lại bị hoạnh họe đủ thứ. Tội chi chui đầu vào cái rắc rối, khó khăn?” “Thế thì anh không dự định kinh doanh nào khác sau khi về hưu sao? Uổng quá.” “Kinh doanh cái gì? Thống kê cho biết cứ một trăm người ra kinh doanh thương mãi, thì chỉ có chừng năm người thành công, còn chín mươi lăm người phá sản, mất hết cả vốn lẫn lời. Người làm kinh doanh, phải làm việc từ mười hai, đến mười lăm tiếng mỗi ngày, cực hơn đi cày ruộng. Tôi đâu có ngu dại gì. Mà tôi hỏi các anh, kiếm thêm tiền làm chi? Nếu mình đã đủ sống, thong dong, không túng thiếu, không nợ nần, không lo lắng đến vần đề tài chánh.”
Nhiều người trong sở, nói với tôi rằng: “Về hưu làm chi? Sau khi về hưu, rất dễ chết. Cứ nhìn gương các ông Xoài, ông Ổi, ông Cam, ông Bưởi, và nhiều ông khác nữa, chỉ về hưu chưa đầy năm, là chết, có ông chỉ sống ngắn ngủi thêm mấy tháng thôi.” Họ không biết là các ông ấy bệnh hoạn, sức cùng lực kiệt rồi, không lết đến sở được nữa, mới đâm đơn về hưu. Đâu phải vì về hưu mà chết sớm. Các ông ấy, mà còn đi làm, thì chết mau hơn.
Mấy ông bạn văn nghệ nghe tôi về hưu, họ mừng và nói: “Bây giờ thì tha hồ mà viết văn làm thơ nhé. Có thì giờ, viết cho được vài ba tác phẩm để đời.” Nghe mà tôi chỉ cười, bởi họ nói không đúng ý tôi. Vì sau khi về hưu, thì tôi sẽ không dùng thì giờ mà viết truyện, làm thơ cho mệt. Nghỉ ngơi, tà tà cho sướng. Viết cho được tác phẩm để đời, đâu phải là dễ, mà có làm được cũng không nên làm, mà phí phạm ngày tháng ngắn ngủi của tuổi già. Một ông bạn tôi tìm ra cái chân lý thật giản dị: Đọc khỏe hơn viết, đọc thú hơn viết, để người khác viết cho mình đọc, tội chi ngồi viết mệt nhọc, mà người khác có khi còn chê bai, ghét bỏ. Viết lách, thường được ví như con tằm nhả tơ. Tội chi mà nhả tơ cho hao mòn thân xác, làm con ve, con bướm nhởn nhơ bay lượn, ca hát thì có thích hơn là cúi đầu trên trang giấy không? Khi nào hứng lắm, thì mới viết cho vui, chứ không phải viết để làm văn chương.
Có mấy ông bạn quý, nói vói giọng trang trọng: “Sau khi về hưu, cởi bỏ được gánh nặng cơm áo, ràng buộc, thì sẽ có thời giờ thực hiện được những mộng lớn, mộng bé hằng ôm ấp. Thật sung sướng.”
Tôi trả lời thẳng rằng: “Không mộng lớn, không mộng nhỏ chi cả. Đã gần cuối đời rồi, thì giờ còn bao nhiêu nữa mà chạy theo ảo vọng? Uổng khoảng thời gian ngắn ngủi quý báu còn lại. Những cái mộng lớn mộng bé kia, nếu có thành, thì e cũng chỉ là hư không, vô nghĩa mà thôi. Sống sao cho tự cảm thấy mình sung sướng, nhàn nhã, thảnh thơi. Khi còn trẻ, còn nhiều năng lực, còn nhiều thì giờ, mà không thực hiện được điều mình muốn, thì mong chi làm được trong thời tuổi già sức yếu?”
Có người e ngại rằng, sau khi về hưu thì tài chánh eo hẹp, sẽ chật vật, phải ăn tiêu dè xẻn, phải tính từng đồng, từng xu, mệt lắm. Tôi cứ nhìn vào ông hàng xóm của tôi mà suy ra cho người khác. Sau khi về hưu, ông đi chơi đây đó. Hơn năm mươi phần trăm thời gian của ông là vắng nhà. Ông mua đủ thứ máy móc tân tiến, đời mới nhất, năm cái computer, nhiều máy thu, máy phát, đủ các thứ dĩa ca nhạc, phim truyện. Cái mối lo âu lớn nhất của ông, là làm sao tiêu cho hết tiền trong tháng, gắng tiêu cho hết sạch, bởi tháng sau sẽ có tiền khác đến, không tiêu hết, nó tích tụ lại, thêm mệt, thêm rộn trí.
Thực sự, về tiền bạc, thì không chừng, có nhiều bao nhiêu cũng thiếu, mà có ít bao nhiêu cũng thừa. Thiếu hay thừa, nằm trong tâm mỗi người, không phải nằm ở con số. Biết đủ là đủ. Biết thong thả là thong thả. Đừng có túng thiếu, đừng có thèm thuồng mà không được, thì là đủ và vui. Ăn uống có là bao nhiêu trong tuổi già, có khi muốn ăn, mà không ăn được nữa mà.
Một anh bạn cứ thắc mắc hỏi, sau khi về hưu làm chi cho hết thì giờ. Tôi thấy mấy ông bạn tôi, ông nào còn đi làm việc, thì còn có thì giờ để sinh hoạt với bạn bè, làm việc nầy việc kia cho các hội đoàn, cho các nhóm, mà ông nào đã về hưu, thì cũng than là bận rộn lắm, không có thì giờ để viết bài cho các tập san ái hữu. Khó hiểu, nhưng nghe nhiều người bảo thế, thì tôi cũng cứ tin đi cho khỏe. Nghe về hưu còn bận rộn hơn khi di làm, tôi cũng hơi e ngại với quyết định về hưu. Bận rộn hơn đi làm, thì tội chi về hưu cho mệt? Năm ngoái, có ông bạn gởi cho tôi một nghiên cứu và thống kê, với lời kết luận khác với thống kê của nhà nước Mỹ. Lại thống kê. Như có kẻ bảo rằng, thống kê là phản bội, thiếu khoa học. Thiếu khoa học sao người ta cứ dùng mãi, phản bội sao lại phản ánh được khá nhiều sự thực? Thống kê đó, dựa vào tuổi về hưu và tuổi chết của nhân viên các công ty lớn tịa Mỹ như Boeing, Lockheed, AT&T, Lucent vân vân, và đưa ra một bảng số kết quả, làm nhiều người giật mình. Đại khái, như sau:
Về hưu lúc 50 tuổi, sẽ chết lúc 86 tuổi. Về hưu lúc 55 tuổi, sẽ chết lúc 83 tuổi Về hưu lúc 60 tuổi, sẽ chết lúc 75 tuổi Về hưu lúc 65 tuổi, sê chết lúc 67 tuổi.
Đó là thống kê nêu số trung bình, nếu dựa theo các con số đó, thì rất nhiều ông cụ trong sở tôi, đáng ra đã chết từ năm bảy năm trước rồi. Thế mà các cụ vẫn khỏe mạnh, ung dung, yêu đời, và còn khuyên người khác hãy làm việc cho đến chết. Hoặc cho đến khi chết gục trên bàn làm việc. Trong sở tôi, cũng có nhiều ông chết gục trên bàn, chết quỵ trong thang máy, mà mấy ông chết gục nầy, tuổi tác thường dưới năm mươi lăm. Những người chủ trương làm việc cho đến khi chết, cũng đúng. Đúng theo quan niệm của họ. Họ có hoàn cảnh riêng, ý thích riêng. Tôi chủ trương rằng, đi làm để kiếm sống, khi đã có đủ sống, thì tội chi mà đi làm.
Còn có việc làm cũng sướng, được nghỉ ngơi, đi chơi thì sướng hơn. Nếu phải chọn lựa, thì cứ chọn cái hơn, tội chi ! Một ông bạn, suốt đời chăm chỉ làm việc, không đi chơi đâu, không phí thì giờ họp mặt bạn bè bù khú, nói chuyện vô bổ, tào lao. Sau khi bệnh, được thay gan thay thận, dù rất yếu đuối, và thỉnh thoảng còn lên cơn sốt hâm hấp, bất cứ, ai mời đi đâu cũng đi, xa mấy cũng lấy máy bay đến cho được. Họp mặt, ăn cưới, ông đến từ đầu và ngồi lại cho đến những phút cuối cùng.
Về hưu, làm gì, đi đâu, cả đời làm việc quen rồi, nếu ở không đi chơi, không có việc làm, thì chịu chi cho thấu. Như con ngựa kéo xe, quen nhọc nhằn hàng ngày, nếu được thả rong trên đồi cỏ, thì không chịu nỗi, nhớ cái càng xe, nhớ đến những ngày nặng nhọc, chạy cho ói cỏ, chạy sùi bọt mép ra. Có phải nhiều người, sợ về hưu, sẽ lâm vào hoàn cảnh con ngựa nhớ cái càng xe nhọc nhằn trên cổ chăng?
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
|
 Gởi ngày: 01/Sep/2012 lúc 7:29am |
Tác Giả: Bồ Tùng Ma |
Thứ Năm, 30 Tháng 8 Năm 2012 06:01 |
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60, cựu sĩ quan hải quân, cư dân Glendale, CA. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận các giải bán kêt 2001 và giải Việt Bút 2008, hiện là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Thưởng Việt Báo. Bài mới “góp vui” của ông là một truyện hiếm có mở đầu cho mùa Mothers Day đang tới.

Tú đậu xe vào lề đường, ngay trước công viên Alpine, đem chiếc xe lăn xuống rồi dìu bà nội ngồi vào. -Tú đưa bà đến Chay-na-tao đi con! Tú biết "Chay-na-tao" mà bà Phùng nói là Chinatown (Phố Tàu) nhưng chỉ là đoạn đường Bunker Hill trong khu Phố Tàu. Trên đoạn đường này, sâu vào bên trong có căn nhà của gia đình thuê khi bà Phùng mới từ Việt Nam sang. Số là lúc mới qua Mỹ có lần bà Phùng bị lạc đường, phải nhờ cảnh sát đưa về. Cảnh sát đọc địa chỉ trên mảnh giấy bà đưa ra rồi nói "Chay-na-tao". Từ đó bà đoạn đường North Bunker Hill là Chinatown. Tú nhớ rất lờ mờ về căn nhà ở đây, nhưng mọi người trong gia đình thường hay nhắc đến, nói cặn kẽ những sinh hoạt nơi đây nên Tú tưởng như chính mình đã nhớ từng sinh hoạt, rất chi tiết. Bà Phùng thích đến đây, đến để nhớ lại những ngày bà mới chân ướt chân ráo đến Mỹ. Ngày đó Tú mới 2 tuổi. Đã nhiều lần bà bế Tú bỏ vào chiếc xe stroller và đẩy Tú đi chơi, như Tú đã làm vậy đối với bà bây giờ. Cái xe đẩy và cái xe lăn, cái trước bắt đầu một cuộc đời, cái sau chấm dứt một cuộc đời. Có cái trước mới có cái sau, và có thể có cái sau mới có cái trước được.
Bà Phùng góa chồng năm 60 tuổi, sống với đứa cháu gọi bà bằng dì tại Cái-Răng, Cần Thơ. Người con duy nhất của bà, Thành, đang định cư ở Mỹ. Bà được vợ chồng Thành bảo lãnh qua đây để...giữ cháu nội.Thật vậy, trước khi bà lên máy bay Thành gọi điện thoại cho bà: -Con bỏ làm hơn sáu tháng rồi, để giữ thằng cu cho mẹ nó đi làm. Gởi nó cho người ta giữ cũng trả tiền gần bằng số tiền con làm ra. Mẹ qua đây giữ cháu để con đi làm, con trả mẹ mỗi tháng 600 đô. Ăn ở miễn phí. Khi mẹ được lãnh tiền già con cũng vẫn trả như vậy.
Bà không biết tiền già sẽ là bao nhiêu nhưng nếu thêm vào số tiền 600 cũng quá nhiều đối với bà. Bà định sẽ gởi về Việt Nam cho đứa cháu mỗi tháng vài trăm. Bà nghe Thành nói, rất vui nhưng cũng thấy anh con trai sòng phẳng và thực tế quá: -Con làm như mẹ đi ở đợ. Cháu mẹ, mẹ giữ, tiền nong cái gì! -Mỹ mà mẹ! Cái gì ra cái đó. Nó đâu phải chỉ là con của con. Nó là con của vợ con nữa mà. Vợ con trả tiền công cho mẹ đó. Anh con trai bà vừa nói vừa cười. Bà cũng cười. Tháng 3 năm 1990 bà rời phi trường Tân Sơn Nhất sang Mỹ. Đây là lần đầu tiên bà đi máy bay. Bà có máu Kim Chánh Nhật, rất sợ đi máy bay. Nếu có phương tiện đường thủy và đường bộ như xe đò, và ngay cả xe ôm từ Việt Nam qua Mỹ, bà cũng không ngại. Nhưng rất tiếc chỉ có phương tiện hàng không. Chỗ ngồi của bà ở tận phía sau đuôi, cạnh một ông Việt Nam rất vui tánh khoảng 75, cỡ tuổi bà. Nói chuyện một lát hai người trở nên thân nhau, nhưng cả hai không biết gì nhiều về nhau, ngay cả cái tên. Họ cho nhau số điện thoại. -Con anh làm gì bên Mỹ?-Bà Phùng hỏi. -Thằng con tôi là luật sư, có văn phòng ở Phố Tàu. Con chị làm gì ở Phố Tàu?
Bà Phùng làm bộ như không nghe rõ, để có thời gian tìm câu trả lời: -Anh nói gì? -Con chị làm gì ở Phố Tàu? -À, nó... là chủ tiệm ăn. -Chủ tiệm ăn ở Mỹ giàu lắm đó. Có tiếng chuông lanh canh trong máy bay, rồi tiếng thông báo cài giây an toàn. Một lát sau máy bay chao qua chao lại, nhào lên nhào xuống. Bà Phùng xanh mặt, co chân, tay níu ghế. Cô tiếp viên đi ngang nhìn bà ngạc nhiên. Bà Phùng hổn hển hỏi: -Này cháu! Mấy lần trước máy bay có như vậy không cháu? Cô tiếp viên ngạc nhiên: -Excuse me? Ông ngồi bên cạnh cười: -Nó đâu phải người Việt. -Ủa, sao cổ giống người Việt vậy. Tui tưởng cổ là Việt Kiều. Bây giờ nhớ lại bà còn thấy quê. Việc đầu tiên sau khi bà đến đây là "thụ huấn" khóa tiếng Anh do Thành dạy. Chay-na-tao: Phố Tàu, rét-rum: nhà vệ sinh, gút-mo-nin: chào (buổi sáng), áp-tơ-nun: chào (buổi chiều), ếch-sờ-say: tập thể dục, no-en-gờ-lít: không nói tiếng Anh được, bay: tạm biệt v.v…Tất cả chỉ chừng 10 chữ để…phòng thân. Thành còn nói thêm, nếu bà đi lạc thì đưa mảnh giấy ghi địa chỉ cho cảnh sát, nhờ họ chở về. Nếu quên mang mảnh giấy theo thì cứ nói nhà ở Chay-na-tao. Thành bảo mẹ nên tập nói tiếng Anh cho quen, càng nói nhiều càng tốt. Lúc đầu bà chỉ nhớ được có vài ba chữ vì nó dễ nhớ. Phòng vệ sinh rét run, tập thể dục ếch sờ say.
Ngoài vợ chồng Thành và Tú, bà chỉ có hai "người quen thân" ở trong nhà: Cái điện thoại và thùng thư. Người gọi điện thoại thường chỉ nói tiếng Mỹ hay thứ tiếng gì đó bà không hiểu được. Những lúc như vậy bà trả lời theo chỉ dẫn của Thành: "No En-gờ-lít". Nhưng cái điện thoại rất lì lợm, vẫn cứ nói. Dù sao bà Phùng cũng cần nó để gọi cho một vài người bạn. Cái thùng thư là nhip cầu liên lạc giữa bà với bạn bè, bà con ở xa như Việt Nam. Hồi năm 1990 gọi điện thoại đường dài là cả một sự phí phạm.
Có tiếng Tú gọi bà từ phòng ngủ. Bà vội đi vào: -Cháu bà thức dậy rồi hả? Vậy là bà có người nói chuyện rồi. Bà mặc tã cho Tú, đặt nó vào xe, đẩy nó đi chơi. Thật ra nó không cần mặc tã, nhưng cô con dâu không muốn làm phiền bà: -Con cứ mặc tã, mắc đái thì đái trong tã. Bà nội lau và vất tã đi là xong. Bà nội khỏi tìm cầu tiêu cho con. Với lại cầu tiêu ở công viên dơ lắm. Tú gật đầu dù không thích mặc tã. Ở công viên, mỗi khi đái, nó vào bụi rậm vén ta lên như vén quần. Nó muốn làm người lớn. Bà cũng muốn vậy. Mỗi lần vất cái ta bà tiếc quá, nhiều lần định giặt để xài lại. Còn xe, Tú cũng không cần lắm, thường chỉ để chứa đồ chơi, đồ ăn v.v... Khi mỏi chân Tú mới ngồi xe.
Con đường trước nhà đầy rác, thỉnh thoảng có những dĩa đồ ăn bày cúng dưới đất, bốc mùi hôi, ruồi nhặng bay vo vo chung quanh. Bà đẩy nhanh xe, tránh những chỗ ấy. Đây là khu người Tàu. Phần nhiều cư dân đến từ Trung Hoa Đại Lục -Người Tàu Hồng Kông ở đây gọi họ là bọn Đại Lục. Gặp bà họ đưa mắt nhìn như muốn tìm hiểu bà ở tỉnh nào trên đất nước mênh mông của họ, mà có cái nón lá đẹp đội trên đầu như vậy. Bà Phùng đi đâu cũng đội nón, không phải bà sợ nắng ăn da mặt, mà sợ chói mắt. Quen rồi, không nắng bà cũng đội nón. Có nhiều người gặp bà, xổ ra một tràng tiếng mà bà đoán là tiếng Tàu. Bà không hiểu gì cả, nên chỉ "Gút-mo-nin", dù sáng hay chiều. Ở đây chỉ có một gia đình Việt Nam duy nhất, gia đình ông ông Tâm. Ông gọi đùa bà Phùng là Mẹ Việt Nam vì bà là người đàn bà Việt Nam lớn tuổi nhất ở đây.
Bà Phùng đẩy xe chở Tú về phía đường Alpine để ra công viên, ngang qua một ngôi nhà lớn, nhưng phía trước phơi đầy quần áo. Trên khung cửa ra vào dán những lá bùa màu đỏ, màu vàng. Mấy người Mễ đi ngang qua đây, nhìn ngôi nhà này một cách e dè.Đi khỏi "căn nhà có dán bùa", quẹo trái qua đường Alpine xuống một cái dốc, bà ngạc nhiên thấy một ông đầu tóc bạc phơ, đang túm áo một thằng bé chừng 7 tuổi lôi đi. Bà định dừng lại xem thì Tú reo lên: -Gần tới rồi nội ơi! Nơi đây đường đi tương đối sạch sẽ.Từ đây đi bộ ra trung tâm phố Tàu chỉ chừng 5 phút.Ở phố Tàu người đi bộ có thể vừa ngắm hàng quán hai bên đường,vừa ăn food to go, không thấy mỏi chân.Ít khi bà Phùng đem Tú ra trung tâm phố Tàu, thường chỉ đến công viên Alpine. Hôm nay trời không có nắng.Bãi cỏ bên cạnh sân bóng rổ xanh rì, trông mát rợi. Đây đó trẻ con chơi đùa hiền hòa bên người lớn.Những hoa màu đỏ, cánh lớn rụng đầy dưới gốc. Chim chóc chẳng sợ người, chúng nhảy nhót chung quanh hai bà cháu rồi bay tới mổ mổ những cánh hoa. Có con còn đem hoa bay lên cành cây như muốn trả hoa về chỗ cũ.Bà Phùng nhặt hoa rải trên sân cỏ dưới một tàn cây cành lá sum sê, làm thành một vòng tròn lớn, lấy đồ chơi bỏ vào đó. Bà dắt Tú vào trong vòng tròn: -Tú chơi ở trong này thôi nghe. Không được ra ngoài vòng tròn. Tú mà ra khỏi vòng tròn, bà không đem Tú đi chơi nữa. -Dạ. Bà Phùng trải tấm ny lông cạnh đó nằm nghỉ. Một lát sau bà thiếp đi, rồi nhìn ra chỗ vòng tròn làm bằng những cánh hoa rụng, bà không thấy Tú đâu cả. Bà hốt hoảng cố mở mắt nhìn, thấy có con chim rất lớn ngậm một cánh hoa, bay là là trên những món đồ chơi.Bà cố mở mắt thêm nữa, thấy Tú đang dang tay lên cao, đưa hoa cho con chim. Chim bay lên, hoa và Tú cũng bay lên.Bà giật mình tỉnh giấc. -Nội thức rồi hả?-Tú nằm bên cạnh bà, hỏi. -Con làm bà hết hồn. -Con làm gì đâu -Thôi, mình về. Bà bế Tú bỏ vào xe đẩy đi, tim vẫn còn đập thình thịch. -Nội đẩy chậm quá. Coi xe hơi chạy kìa. -Bà nội làm sao đẩy mau bằng xe hơi. Mà không ai đẩy mau bằng xe hơi đâu. -Để con đẩy bà nội đi-Tú cười. -Một ngày nào đó chắc bà phải nhờ con đẩy bà. Tú reo lên: -Con thích lắm. Đi ngang qua một ngôi nhà có khu vườn phía trước trồng đầy hoa, Tú hỏi: -Bông gì vậy bà? -Bông lớn như mặt trời có cục tròn tròn ở giữa là hướng dương; bông vàng nhỏ hơn ở bên cạnh là cúc; bông đỏ là hồng. -Bông gì ở bên đường vậy? -Giống bông dâm bụt nhưng to, màu cũng hơi khác, không biết bông gì; còn bông màu vàng lợt là bông gì bà không biết. Buổi tối hai vợ chồng người con trai về. Bà kể về giấc mơ, rồi kể về thằng nhỏ bị tóm cổ áo: -Mới tí tuổi đã ăn cắp, cứ tưởng ở Mỹ không có ăn cắp.
Cô con dâu cười: -Không phải đâu mẹ, ông Hia đó!Gần 70 tuổi tuổi ông Hia mới về đại lục cưới vợ đem qua. Vợ ông Hia thua ổng đến 40 tuổi, bỏ đi năm ngoái, để lại thằng con. Ổng "bảo vệ" thằng con lắm.Ổng đón nó đi học về đó. Ổng sợ nó lạc nên tóm cổ áo nó cho chắc ăn. Nó hay chạy linh tinh. -Mẹ thấy có một bà cũng dắt đứa con đi bằng sợi giây như dắt chó. Hay tụi bay sắm cho mẹ một sợi giây để mẹ dắt thằng cu Tú. Tú nghe nói, khóc: -Con không chịu đâu -Bà nội nói giỡn đó. Vậy là một ngày lại trôi qua. Nếu không có đứa cháu nội, thật là một ngày buồn nản. Hôm sau một ngày như mọi ngày lại bắt đầu. Tú ngủ chưa dậy. Bà định ra cổng nhìn con đường phía trước một chút cho đỡ buồn thì nghe tiếng chuông điện thoại reo. Bà hồi họp lẩm bẩm như cầu kinh: "No En-gờ-lít, No En-gờ-lít". Nhưng nó vẫn En-gờ-lit như thường. Bà bật TV lên xem. Cảnh một phi trường nào đó, tiếp theo là cảnh hành khách lên máy bay. Bà chợt nhớ đến cái ông vui tánh quen trên máy bay. Bà vào tìm quyển sổ ghi số điện thoại. Đây rồi, 213 628 .... Bà quay số.
Bên kia đầu giây có tiếng hỏi: -Xin lỗi, ai đó? -Tui, Phùng đây. anh khỏe không? -Phùng nào hả? -Tui đây. Gặp trên máy bay đó -À, à. Tui nhớ rồi. Tui có gọi chị cách đây chừng một tuần, lúc 5 giờ chiều, nhưng lại nghe chị trả lời "No En-gờ-lít". Tui tưởng gọi nhầm. -Ủa? Anh gọi bằng tiếng gì? -Tiếng Việt. -Lạ thiệt. Nghe ai nói tiếng Việt là tui trả lời ngay. -Rõ ràng có tiếng đàn bà trả lời "No En-gờ-lít" -Chỉ có tui với lại dâu tui là đàn bà ở nhà này, nhưng giờ đó dâu tui đi làm chưa về. Mà anh tên gì tui quên mất. -Có hỏi tên đâu mà quên. Dũng. -Tui là Phùng -Biết rồi. Khỏi nhắc. Bây giờ tui có việc phải đi. Chị cho địa chỉ, tui đến thăm. Bà Phùng giật mình. Không ổn rồi. Căn nhà xập xệ thuê rẻ tiền chỉ có một phòng. Phòng khách, phòng ăn dính liền nhau, trông gần như một. Bộ sô-pha "đa dụng", vừa là bàn ăn, vừa là giường ngủ. Cầu tiêu ngay ở sau bếp. Tất cả là một sắp xếp gượng gạo và nghèo nàn. Hình như đây là cái nhà xe sửa lại. Nhà như thế này mà là của ông chủ tiệm ăn sao. -Thôi, để hôm khác gặp cũng được. Tôi tới thăm anh- Bà Phùng nói. -Chị biết lái xe không mà tới thăm tui? Chị tưởng phố Tàu nhỏ lắm sao. Nó mênh mông chi địa. -Bộ anh biết lái xe sao mà nói vậy? -Biết chớ sao không. -Thiệt hả? Mới qua Mỹ mà giỏi thiệt. Thôi, như vầy nè. Sáng mai tôi đem đứa cháu nội ra công viên Alpine. Anh tới đó. -OK. Chị nhớ ngồi chỗ nào cho dễ tìm nghe. -Công viên này nhỏ mà. Tú vừa thức dậy. Nó lững thững đến bên bà. Có tiếng điện thoại reo. Tú nhấc ống nghe lên: -No En-gờ-lít. -Tú, con nói gì vậy? -No En-gờ-lit. Con sợ họ làm phiền bà nội. Bà bật cười thành tiếng: -Thì ra thủ phạm là con. Thằng cha mầy!
Sáng hôm sau bà Phùng chải chuốt hình dung của mình và của cả thằng Tú nữa, cho được đẹp đẽ tươm tất. Bà đẩy xe chở Tú đi, trong lòng cảm thấy vui vui. Vừa qua khỏi một khúc đường quanh, bà thấy có chiếc xe hơi chạy kè kè bên tay trái. -Chị Phùng! Lên xe đi! -Tiếng nói từ trong xe. -Ủa, anh Dũng. -Tui đi ngang công viên, thấy vắng teo, chạy một vòng, may gặp chị. Lên xe đi. Tui chở đến nhà chơi. -Nhưng không có ghế an toàn cho thằng Tú. -Khỏi. Nhà gần đây thôi. Chịu khó để thằng Tú ngồi thấp xuống, cảnh sát không thấy đâu.
Bà bảo ông Dũng mở cóp xe cho bà để cái stroller, xong cùng Tú lên xe. Ông Dũng lái vòng vòng trong khu Phố Tàu rồi vào Freeway 5. -Ủa? Nhà gần sao đi freeway? -Đi một vòng chơi. Bà im lặng, hơi run, một phần vì Tú không có ghế an toàn, một phần vì ông Dũng lái bạo quá. Cho xe chạy đến 70 mile, đổi lane, qua mặt xe khác... Bà biết ông Dũng muốn dợt le, nhưng cũng không khỏi có mặc cảm. Ông Dũng hơn bà nhiều quá. Trong khi ông ấy điều khiển chiếc xe hơi thành thạo thì bà chỉ là "tài xế stroller". Đến nhà con của ông, bà càng thấy mình thua kém hơn. Đó là một biệt thự mới toanh, có vườn rộng chung quanh, lại có thêm con chó to tướng đang ngồi trước hiên. Vào trong biệt thự càng thấy "khiếp". Bàn ghế sáng loáng, TV kiểu mới, phía cửa sổ đặt một đàn dương cầm. Đúng là nhà của một "đại gia." Con trai ông Dũng đã đi làm nên cả ba người rất tự nhiên. Hai bà cháu ở chơi, ăn uống, nói chuyện, xem TV cho đến xế chiều. -Để tui đưa hai người về. Chị chỉ đường nghe. -Đưa đến công viên được rồi. Bà Phùng không muốn ông Dũng thấy căn nhà thuê xập xệ của "ông chủ tiệm ăn" -Thôi, cũng được. Ông Dũng nói vậy nhưng khi đến công viên lại muốn đưa hai bà cháu về tận nhà: -Để tui đưa đến nhà luôn. -Thôi, phiền. Phải đi lên cái dốc mệt lắm. -Chị đẩy cháu lên dốc không mệt, mà xe hơi lên dốc mệt. -Tôi ...ếch-sờ-say mà. Ông Dũng cười: -Chị nghỉ tập thể dục một bữa cũng được mà. Cực chẳng đả bà Phùng mới gật đầu. Nhưng bà không bảo ông Dũng lái xe đến nhà bà, mà bảo ông ta lái xe lên dốc đường College, dừng ngay trước bệnh viện tâm thần Kaiser.
-Chị ở đây hả? -Cũng gần đây thôi. -Đi quanh queo vậy chớ nhà tui cũng ở khu này. Chờ chiếc xe ông Dũng đi khuất bà mới định hướng trở về nhà. Bà nghĩ trong đầu: Chỉ đi ngược lại một khoảng đường bằng khoảng đường từ bến bắc Cần Thơ đến ngã tư Bến Xe Mới, gặp một ngã tư quẹo phải sẽ đến công viên, rồi từ công viên về nhà. Nghĩ xong bà đẩy xe đi ngay. -Nội đi đâu vậy nội? -Bà ếch-sờ-say một chút cho giãn gân cốt -Dạ Rõ ràng bà làm y như đã nghĩ nhưng không thấy công viên đâu cả, mà chỉ thấy một ngã tư, có cái dốc trước mặt. Bà đẩy xe lên đốc, đến gặp một người đàn bà Tàu, sau lưng "cột" đứa con như mang ba-lô: -Gút-mo-nin!
Bà chỉ thằng Tú rồi chỉ vào một cái nhà, ý nói đã đẩy Tú một quãng đường dài, mệt, muốn về nhà sớm. Người đàn bà lắc đầu, có lẽ lầm tưởng bà nhờ bồng thằng Tú vào nhà. Bà lại đẩy xe đi lui vì phía trước là một ngõ cụt. Tú hỏi: -Nội ếch-sờ-say xong chưa nội? -Chưa Bà vừa đẩy xe vừa chửi thề, chửi con mẹ Tàu ngu, chửi ông Dũng đã quá tận tâm. Chừng 10 phút sau bà gặp một anh Mỹ đen vác cái radio to tướng, miệng lảm nhảm theo tiếng nhạc phát ra từ radio, hai chân nhảy nhót, một tay múa. Bà định tránh xa nhưng thấy anh ta nhìn bà cười có vẻ thân thiện, nên đến gần: -Gút-mo-nin! -Hi! -Chay-na-tao?? Anh Mỹ đen chỉ tay xuống đất. Bà thất vọng đẩy xe đi tiếp. Lát sau một cơn gió khá mạnh thổi đến, lá và rác bay tơi tã. Một mùi hôi xông vào mũi bà. Bà hỏi Tú: -Con có ngửi thấy mùi gì không? Tú xuống xe, hít hít mấy hơi rồi trả lời: -Nội ơi! Mùi nhà mình Bà Phùng reo lên: -Phải rồi "mùi nhà mình" Tú chạy về phía trước; bà Phùng đẩy xe theo. Con đường dốc Bunker Hill đã ở ngay bên cạnh.
Hai mươi năm qua rồi. Vợ chồng Thành đã làm chủ một tiệm ăn đắt khách nhất phố Tàu; Tú đang theo học Y khoa. Cả gia đình đã dọn sang nhà mới sau khi đã ở nhiều nhà thuê. Trước khi mua nhà, vợ chồng Thành hỏi bà: -Mẹ muốn mua nhà ở đâu? Bà Phùng không ngần ngại chỉ tay về phía con đường dốc mà trước đây ông Dũng chở bà đến để bà "ếch-sờ-say". Vợ chồng Thành chiều ý bà, mua một ngôi nhà khang trang trong khu này. Ở đây một thời gian bà thấy hẻo lánh, buồn bã quá, nhưng không nói ra sợ các con buồn.
Bà Phùng năm nay đã 95 tuổi. Bà vẫn khỏe, nhưng hai chân yếu, chỉ lui tới được trong nhà. Tú gần gũi bà nội hơn gần gũi cha mẹ, được bà trực tiếp săn sóc nên rất thương bà. Những khi rảnh rỗi cậu thường chở bà đi chơi, đem theo chiếc xe lăn để đẩy bà đi đây đi đó, thường là công viên, nhưng bà vẫn thích đến "Chay-na-tao". Nơi đây đã thay đổi nhiều, nhưng có những cái không hề thay đổi: Con đường dốc; dãy đồi trông rất gần ở phía bên kia; những làn gió mát mùa hè; và bầu trời như nghiêng về một phía. Chỉ chừng đó thôi cũng đủ làm bà nhớ lại lúc ngỡ ngàng đến đây với gia đình con trai và con dâu hiếu thảo, với đứa cháu nhỏ dại, có ông Dũng vui tánh, có ông Tâm hay gọi đùa bà là Mẹ Việt Nam, có mùi hôi từ đồ dâng cúng để thiu thối bên đường… Những cái ấy nay không còn nữa, nhưng dường như "linh hồn" vẫn còn, vẫn phảng phất đâu đây. Chính những cái nghèo nàn trên đoạn đường này làm bà gần gũi, yêu mến nó. |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Sep/2012 lúc 7:30am
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
|
 Gởi ngày: 27/Sep/2012 lúc 6:45am |
HÃY ĐỂ BỐ
Đêm bệnh-viện, sầu tơi trên tóc trắng,
Người già nằm, bóng hạc lắng chiều sương, Mắt ngu ngơ như nắng lỡ độ đường, Nhìn con gái dựa bên giường gà gật. Đầu ngật ngầy váng vất, Thương con mình tất bật ngược xuôi, Mấy ngày qua luôn túc-trực không rời, Đến tối mịt mới về nơi tổ ấm. Bàn tay già chầm chậm, Thờ thẩn nắm tay con. Từ rãnh mắt xoáy mòn, Giọt thương cảm lăn tròn theo vết cũ. *** Khuya rồi đó, sao con chưa về ngủ, Chuyện tuổi già, con ủ-rũ làm chi. Chín mươi rồi, Bố chưa bị cất đi, Mình may mắn, có gì mà áo-não. Hãy để Bố vào ở nhà dưỡng lão, Như mọi người vừa khuyên bảo sáng nay, Vì một mai khi rời khỏi nơi đây, Khó khăn sẽ theo tháng ngày dai dẳng. Bố không muốn mình trở thành gánh nặng, Để cho con phải lo lắng miệt mài Đời con còn nhiều trách-nhiệm trên vai, Đâu có thể chực-chầu hoài sớm tối. Thân gầy còm yếu đuối, Sao kham nổi đường xa. Thêm việc sở, việc nhà, Chuyện con cái, dễ gì mà vất bỏ. Người già thường cau-có Nằm liệt giường, càng khó tính gấp trăm. Dù cho con chẳng quản ngại nhọc nhằn, Nhưng chịu đựng tháng năm dài sao thấu. Bố vẫn muốn sống đời bên con cháu, Dẫu cơ-hàn, mà rau cháo có nhau. Bao năm qua mất Mẹ , bấy năm sầu, Bố gượng sống với niềm đau-lẻ-bạn. Buồn nhớ lại ngày vượt biên hoạn-nạn, Bỏ quê nhà, chấp-nhận vạn gian-truân, Chết trong tay đã nắm chặt chin phần. Mạng sống chỉ ngàn cân treo sợi nhỏ.
Con thuyền khốn khổ, Sóng gió tả-tơi, Phút chót đã kề nơi, Lối định-mệnh, ai người sống sót. Tưởng chỉ được nhìn Mẹ, con lần chót, Nhưng Trời thương cho trót-lọt qua đây, Trong khi bao người biển cả vùi thây, Giờ sao nữa, chẳng mảy-may tiếc rẻ. Bố chỉ hận mình không còn sức khỏe, Đở đần con việc lẻ-tẻ hôm mai, Để chiều về, con bớt phải loay-hoay, Được yên nghỉ sau ngày dài kiệt sức. Khi bị đẩy vào trong phòng hồi-lực, Bố biết mình gần tới lúc xuôi tay. Dù thoát nạn hôm nay, Đời cũng phải rẽ ngay vào lối ngoặc. Bố tự biết như ngọn đèn sắp tắt, Nên cố tình bẳn gắt mấy ngày qua. Nếu chẳng may phải theo gót ông bà, Con cũng đở xót xa giờ đưa tiễn. Mai kia rời bệnh-viện, Con đừng bịn-rịn xót xa, Hãy nghe lời y-tá dặn ngày qua, Mà đưa Bố thẳng ra nhà dưỡng lão. Cuộc sống mới dù là mưa hay bão, Bố không buồn,tự bảo vẫn còn may, Vì biết rằng, chỉ quanh-quẩn đâu đây, Con cháu Bố đang vui vầy hạnh-phúc. Rồi sẽ có những buổi chiều hun-hút, Bố nặn dần từng phút ngóng người thân. Nhưng rủi con chẳng tới được một lần, Bố cũng hiểu, đừng bận tâm ray-rứt. Bố không ngại chặng cuối đời khổ cực, Nhìn thấy con hạnh-phúc, Bố vui lòng. Tuổi đã nhiều, phận Bố thế là xong, Con phải sống cho chồng, cho con cái. Hứa với Bố, con sẽ không buồn mãi, Nếu mai này, khi Bố phải ra đi, Mà con không kịp đến lúc phân-kỳ, Nói cùng Bố lời chia-ly vĩnh-viễn. *** Đêm trơn giấc, người con rời bệnh-viện, Đôi mắt già quyến-luyến vọng đưa chân. Trong ký-ức phai dần,  Khuôn mặt những người thân vùng hiển-hiện. Lòng chợt thoáng bùi-ngùi khi nghĩ đến Phút lên đường, theo ước-nguyện ba-sinh, Chân bơ-vơ trong tăm tối một mình, Mò mẫm lối hành-trình về thiên-cổ. TRẦN VĂN LƯƠNG
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
|
 Gởi ngày: 13/Oct/2012 lúc 6:39am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
|
 Gởi ngày: 07/Nov/2012 lúc 3:28pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
|
 Gởi ngày: 13/Nov/2012 lúc 9:06am |
Những người làm việc cho đến chết

Nghe tôi quyết định về hưu cho khỏe cái thân già, ông John lững thững đến gặp tôi, và nói: “Về
hưu làm chi? Phải làm việc cho đến khi chết. Một đời đẹp nhất, có ý
nghĩa nhất, đáng sống và ích lợi nhất là làm việc cho đến chết. Có việc
làm đều đều, hàng ngày bận rộn, sẽ kéo dài tuổi thọ. Anh cứ xem, chiếc
xe mà chạy đều đều, thì không có gì xẩy ra, cứ để nó nằm yên vài ba
tháng, thì bình điện hết, máy trục trặc, chạy cà rịch, cà tang, và chết
máy mãi. Về hưu, là tự ký cho mình bản án tử hình, mà chưa hành quyết.
Bởi thế nên ông David by Text-Enhance">Brown
ở tuổi 70, làm việc bận trộn hơn hồi 35 tuổi, bấy giờ, trong cùng một
lúc, ông lo sản xuất bốn cuốn phim, vài chương trình truyền hình, ba vở
kịch ở Broadway và Luân Đôn, lại phải đi đây đi đó trên thế giới, bận lu
bù. Ông nầy viết sách, hô hào làm việc cho đến chết.”
Tôi cười trả lời: “Tội
nghiệp ông già. Chắc ông ta nợ nần ngập đầu, phải làm việc lu bù ở tuổi
70 để trả nợ cho kịp trước khi chết chăng? Ông có theo dạo Phật không?
Có tin nợ kiếp nầy chưa trả hết, thì phải đầu thai để kiếp sau trả lại? Ở
Mỹ, nợ ngập đầu, cứ khai phá sản cái rụp, là không còn nợ ai đồng nào,
khỏe ru. ”
“Ông nầy là đa triệu phú, không nợ nần ai xu teng nào cả."
“Giàu
thế thì tội chi mà làm việc cho hao tâm tổn sức. Mai mốt chết, để tiền
lại cho các ông chủ tịch hội từ thiện tiêu xài hoang phí. Các ông ấy tự
trả lương bạc triệu cho chính các ông, ở khách sạn cả mấy ngàn đồng mỗi
đêm, tiệc tùng xa xỉ, như báo đã phanh phui mấy năm trước. Ông John ơi,
ngay cả chính ông, thâm niên trên 45 năm, hưu được 100% tiền lương rồi,
sao còn nấn ná chi đây? Chờ chi nữa? Mỗi ngày phải dậy sớm đi làm, chiều
ra về trong guồng xe mắc cửi, nối đuôi sốt ruột. Vào sở để tụi con nít
nó hỗn hào, nói nặng lời, đôi khi còn hoạnh họe lên mặt, dạy đời.”
Ông Ken ngồi bên cạnh cười và chen vào câu chuyện của chúng tôi: “Anh
biết tại sao ông Tom không dám về hưu? Ở nhà mệt hơn đi làm. Đi làm thì
lao động trí óc, có chuyên môn, chứ về nhà, vợ sai làm lao động chân
tay. Cứ cưng làm việc nầy, cưng làm việc by Text-Enhance">kia,
suốt ngày. (honey do this, honey do that...) không kịp thở. Nào là nhổ
cỏ, cắt cây, hốt rác, bứng cây nầy, trồng cây kia, hút bụi thảm, sửa ống
khóa, sơn hàng rào, ôi thôi đủ thứ cực nhọc. Thế thì thà chi vào sở
trốn việc nhà, là an toàn và hợp lý nhất. Khà, khà, khà”
Chúng tôi cười theo. Ông John nói rằng: “Việc
nhà thì dễ lắm. Bỏ ra mấy chục đồng, thuê người ta đến chăm sóc, là
xong ngay. Vấn đề là, nếu không đi làm việc, thì hôm nay sẽ nói chuyện
vui đùa với ai, ai rảnh rỗi nghe mình nói, và giờ xả hơi có ai cùng đi
bộ, trưa nay đi ăn với ai, quán nào. Hay là khi ở nhà, thì làm biếng rồi
nằm dài cho thân thể nó oải ra, không muốn động đậy? Chết sớm lắm. Nghỉ
việc, về hưu là chính mình đục lỗ, cho thuyền mình chìm sớm”
Ông Ken lại chêm lời vào: “Anh
chưa biết đó, có nhiều vợ chồng già, ở nhà không có việc chi làm, vào
ra đụng mặt nhau mãi, phát bực, đâm ra gầm gừ, gây gổ nhau. Bởi vậy, anh
đừng ngạc nhiên khi nghe tin những cặp vợ chồng già cóc đế, sắp được
diêm vương gởi giấy mời rồi, cũng đem nhau ra tòa li dị ào ào. Không có
gì lạ cả.”
Ông John lắc dầu nói: “Nếu mỗi ngày thức dậy, mà
biết mình không có việc chi để làm, không còn ích lợi cho xã hội nữa,
thì thà chết đi còn hơn. Tôi thấy nhiều ông già ngồi phơi nắng trước sân
hàng giờ mỗi ngày như con chó già, ruồi đậu cũng không thèm đuổi, kẻ lạ
đến không thèm sủa. Sống như vậy thì có ích gì? Mấy ông nầy, mà đứng
dậy, đi kiếm việc làm, thì sẽ thấy khỏe, trẻ ra, nhanh nhẹn trở lại, và
có thể sống lâu hơn cả vài chục năm. Làm việc, là một phương thuốc hữu
hiệu nhất để chữa bệnh uể oải, mệt nhọc, và chán nản, quẩn trí trong
tuổi già.”
Tôi hỏi: “Thế thì các cụ già không đau lưng, nhức
xương, mệt mỏi sao? Có được bao nhiêu người không bị bệnh trong tuổi già
để theo đuổi công việc như ông nói?”
“ Đương nhiên, già thì nhức
lưng, mỏi xương. Nhưng nếu còn làm việc, các thứ bệnh đó tự dưng không
phát tác hoành hành. Tôi đọc báo, thấy miền nam nước Nam Hàn, có vùng,
rất nhiều cụ già trên dưới chín mươi tuổi, còn cuốc đất, lao động đồng
áng mỗi ngày. Nhờ làm việc mà các cụ khỏe mạnh và sống lâu.”
Tôi thở dài, thật dài cho ông John nghe: “Cực thế, thì sống lâu làm chi? Tôi thà sống ít năm mà sung sướng, còn hơn sống cực khổ vất vả cho đến trăm tuổi.”
Ông John nói tiếp: “Không
phải sống già để chịu cực. Trong công việc, tìm ra nguồn vui. Những
người tiếp tục làm việc, không cần biết đến tuổi già, thì họ sẽ được trẻ
mãi. Trẻ từ thể chất đến tinh thần. Anh có thấy các ông bà ca sĩ, nghệ
sĩ không? Trông họ như không bao giờ già, không biết già là gì. Họ vẫn
say sưa đánh đàn, say sưa ca hát, tiếp tục vui cười, làm tiền, mua vui
cho thiên hạ. Có những người sáu bảy chục tuồi, mà tâm hồn, thể xác của
họ trông như ba bốn mươi thôi. Những người nầy, cuộc sống hứa hẹn đến
trên chín mươi tuổi trong khang kiện. Nầy, anh có biết ông George Burns
không? Ông nầy hứa hẹn sẽ trình diễn, đóng phim cho đến trăm tuổi đó.
Gần trăm tuổi, ông vẫn đi tán tỉnh các cụ già, vẫn thích chuyện gối
chăn. Ông ấy tự thấy ông như ở tuổi ba bốn mươi.”
Tôi định nói
cho ông Jonh nghe rằng, bên xứ tôi, già mà dê như vậy, thì thiên hạ sẽ
gọi là ông “già dịch”. Nhưng tôi không biết chữ nào trong tiếng Anh,
dịch cho thật sát nghĩa với chữ “già dịch”, nên chỉ nói: “Ông John
ơi, nếu tôi không lầm, thì giấc mơ của người Mỹ là được về hưu sớm. Họ
chuẩn bị cho đời sống hưu trí ngay từ khi mới bắt đầu đi làm việc, ở
tuổi trên hai mươi. Nhiều luật lệ, nhiều cơ chế tài chánh khuyến khích
họ chuẩn bị cho ngày về hưu được sớm hơn, vững vàng hơn?”
“Hừ, về
hưu là một ác mộng mà người ta không biết. Đang mạnh khỏe đi làm, thì
mong về hưu. Cho rằng về hưu sẽ được sung sướng, hạnh phúc. Chưa có kinh
nghiệm về hưu sao họ biết về hưu là sung sướng? Tất cả đều là tưởng
tượng, mơ mộng, mong mỏi mà thôi. Rõ là đứng núi nầy trông núi kia. Chưa
về hưu thì mong về hưu. Chưa có vợ thì mong có vợ, có rồi mới phờ người
ra, vợ nó đì cho hộc mật. Chưa có con, thì mong . Có thì cũng vui thật,
nhưng từ đó thì lu bù công việc, nuôi con, dạy con, đón đưa đi học,
giải trí, thỏa mãn đòi hỏi, chi phí đại học, mọi việc đều hướng về con
cái, mà cha mẹ thì phải hy sinh tất cả . Không còn biết đến mình nữa.
Nếu đứa con nên người, thì may mắn, nếu nó hư hỏng, thì còn khổ dài dài.
Anh phải biết, thống kê ghi rõ ràng, trên 61% người đã về hưu, trở lại
làm việc khác sau sáu tháng nhàm chán, nghỉ ngơi. Nhàn rỗi quá, dễ sinh
ra rượu chè be bét, dễ bài bạc bê tha, và cũng dễ quẩn trí mà tự tử nữa.
Đó, trường hợp ông Frank, mới về hưu hơn một năm, đã đút súng vào mồm
mà bóp cò. Nếu cứ đi làm việc, thì bây giờ ông ta cũng đang vui vẻ, đùa
nghịch với các ông bạn già ở đây. Rõ ràng đấy nhé, tuần trước báo đăng,
đa số các ông về hưu, đều bị nhồi máu cơ tim sau một năm nghỉ làm việc.”
Tôi hỏi ông John: “
Thế ông có ý niệm chi về chữ nhàn của đông phương không? Nhàn là một
trạng thái tâm linh an bình, hạnh phúc, gạt bỏ ra ngoài các lo âu cơm áo
bình thường, thảnh thơi vui thú .”
“Nhàn, tôi nghi ngờ lắm. Cứ
bảy ngày trong tuần xem truyền hình cho bét con mắt ra, đọc sách cho
nhức con ngươi, thân thể thì uể oải, mỏi mệt, rã rời. Không ích lợi cho
ai cả. Đất nước nầy không khá vì những công việc như vậy. Tôi nghĩ lại,
có lần thất nghiệp, buổi sáng tôi ngồi bên cửa nhìn sinh hoạt của thiên
hạ mà lòng muốn điên lên. Người ta thì vội vàng lái xe đi làm việc rần
rần, xếp hàng chờ lên xe buýt, xe điện, ai cũng có một nơi để mà tới,
một công việc mà làm hôm nay, để hy vọng lảnh lương vào cuối tuần, cuối
tháng. Mình không có chi làm cả, cũng không có hy vọng, cũng không có
vui vẻ. Nếu phải bỏ ra 15 năm, 25 năm về hưu, không làm gì cả, thì thật
là kinh khủng. Mấy ông già suy nhược tinh thần sớm, cũng vì cái trống
rỗng, cái chán chường ngày tháng ám ảnh. Anh nói rằng nhàn, tôi dã từng
đi trên du thuyền nhiều lần, trông mấy ông già bà già, họ làm cho họ
chậm chạp thêm. Giống như họ đã chết rồi mà chưa chôn cất, họ lờ đờ,
chậm chạp, như không còn tha thiết gì nửa với cõi sống nầy, sức lực họ
tiêu tán đâu cả. Họ bị ám ảnh bởi cái ý niệm hưu trí, tuổi tác, họ đóng
kịch già. Họ cố làm cho họ già thêm. Thử so sánh với mấy ông già, tuổi
tác cao hơn, làm cho mấy hãng truyền hình, những ông già còn hoạt động,
còn làm việc, trông nhanh nhẹn, sâu sắc, ý tưởng tích cực.”
Tôi
cười, và nghĩ rằng, còn được đi làm việc, thì cũng vui, cũng tốt, nhưng
nếu được về hưu, thì vui hơn, tốt hơn, tôi sẽ chọn con đường vể hưu.
Sống để làm việc, góp chút công ích cho xã hội, thì cũng tốt. Tôi đã
đóng góp mấy chục năm, lâu rồi, thì thời gian còn lại dành riêng cho
tôi, cũng không ai chê trách gì. Tôi chỉ cười mà đáp lại lòng tốt của
ông John dành cho. Nói cho tôi biết mặt khác của vấn đề.
Mấy anh bạn trẻ nghe tôi về hưu, có anh đến hỏi: “Thích
thú quá, khi về hưu, anh định có mở hãng kỹ sư tư vụ cố vấn không ? Với
mấy mươi năm kinh nghiệm trong nghề, anh được làm chủ, và hốt tiền
thiên hạ. Khi nào có công việc gì, chúng tôi có thể làm được, thì anh
chúng kêu tôi với.”
Tôi cười mà nói: “Đã về hưu rồi, thì phủi
tay luôn. Làm thêm chi cho mệt nhọc, thêm lo lắng. Muốn kiếm thêm tiền
ư? Sao không cứ ngồi lại đây, mỗi tháng lãnh lương, công việc nhàn nhã,
khỏe khoắn, chung quanh lại có bạn bè quen biết lâu ngày, thì có hơn
không. Các anh tưởng ra mở hãng kỹ sư cố vấn khỏe lắm sao? Bắt cho được
khế ước là một vấn đề lớn. Công việc lại bị thúc hối như chạy giặc, lại
bị hoạnh họe đủ thứ. Tội chi chui đầu vào cái rắc rối, khó khăn?”
“Thế thì anh không dự định kinh doanh nào khác sau khi về hưu sao? Uổng quá.”
“Kinh
doanh cái gì? Thống kê cho biết cứ một trăm người ra kinh doanh thương
mãi, thì chỉ có chừng năm người thành công, còn chín mươi lăm người phá
sản, mất hết cả vốn lẫn lời. Người làm kinh doanh, phải làm việc từ mười
hai, đến mười lăm tiếng mỗi ngày, cực hơn đi cày ruộng. Tôi đâu có ngu
dại gì. Mà tôi hỏi các anh, kiếm thêm tiền làm chi? Nếu mình đã đủ sống,
thong dong, không túng thiếu, không nợ nần, không lo lắng đến vần đề
tài chánh.”
Nhiều người trong sở, nói với tôi rằng: “Về hưu
làm chi? Sau khi về hưu, rất dễ chết. Cứ nhìn gương các ông Xoài, ông
Ổi, ông Cam, ông Bưởi, và nhiều ông khác nữa, chỉ về hưu chưa đầy năm,
là chết, có ông chỉ sống ngắn ngủi thêm mấy tháng thôi.”
Họ không
biết là các ông ấy bệnh hoạn, sức cùng lực kiệt rồi, không lết đến sở
được nữa, mới đâm đơn về hưu. Đâu phải vì về hưu mà chết sớm. Các ông
ấy, mà còn đi làm, thì chết mau hơn.
Mấy ông bạn văn nghệ nghe tôi về hưu, họ mừng và nói: “Bây giờ thì tha hồ mà viết văn làm thơ nhé. Có thì giờ, viết cho được vài ba tác phẩm để đời.”
Nghe
mà tôi chỉ cười, bởi họ nói không đúng ý tôi. Vì sau khi về hưu, thì
tôi sẽ không dùng thì giờ mà viết truyện, làm thơ cho mệt. Nghỉ ngơi, tà
tà cho sướng. Viết cho được tác phẩm để đời, đâu phải là dễ, mà có làm
được cũng không nên làm, mà phí phạm ngày tháng ngắn ngủi của tuổi già.
Một ông bạn tôi tìm ra cái chân lý thật giản dị: Đọc khỏe hơn viết, đọc
thú hơn viết, để người khác viết cho mình đọc, tội chi ngồi viết mệt
nhọc, mà người khác có khi còn chê bai, ghét bỏ. Viết lách, thường được
ví như con tằm nhả tơ. Tội chi mà nhả tơ cho hao mòn thân xác, làm con
ve, con bướm nhởn nhơ bay lượn, ca hát thì có thích hơn là cúi đầu trên
trang giấy không? Khi nào hứng lắm, thì mới viết cho vui, chứ không phải
viết để làm văn chương. Có mấy ông bạn quý, nói vói giọng trang trọng: “Sau
khi về hưu, cởi bỏ được gánh nặng cơm áo, ràng buộc, thì sẽ có thời giờ
thực hiện được những mộng lớn, mộng bé hằng ôm ấp. Thật sung sướng.”
Tôi trả lời thẳng rằng: “Không
mộng lớn, không mộng nhỏ chi cả. Đã gần cuối đời rồi, thì giờ còn bao
nhiêu nữa mà chạy theo ảo vọng? Uổng khoảng thời gian ngắn ngủi quý báu
còn lại. Những cái mộng lớn mộng bé kia, nếu có thành, thì e cũng chỉ là
hư không, vô nghĩa mà thôi. Sống sao cho tự cảm thấy mình sung sướng,
nhàn nhã, thảnh thơi. Khi còn trẻ, còn nhiều năng lực, còn nhiều thì
giờ, mà không thực hiện được điều mình muốn, thì mong chi làm được trong
thời tuổi già sức yếu?”
Có người e ngại rằng, sau khi về hưu thì
tài chánh eo hẹp, sẽ chật vật, phải ăn tiêu dè xẻn, phải tính từng
đồng, từng xu, mệt lắm. Tôi cứ nhìn vào ông hàng xóm của tôi mà suy ra
cho người khác. Sau khi về hưu, ông đi chơi đây đó. Hơn năm mươi phần
trăm thời gian của ông là vắng nhà. Ông mua đủ thứ máy móc tân tiến, đời
mới nhất, năm cái computer, nhiều máy thu, máy phát, đủ các thứ dĩa ca
nhạc, phim truyện. Cái mối lo âu lớn nhất của ông, là làm sao tiêu cho
hết tiền trong tháng, gắng tiêu cho hết sạch, bởi tháng sau sẽ có tiền
khác đến, không tiêu hết, nó tích tụ lại, thêm mệt, thêm rộn trí.
Thực
sự, về tiền bạc, thì không chừng, có nhiều bao nhiêu cũng thiếu, mà có
ít bao nhiêu cũng thừa. Thiếu hay thừa, nằm trong tâm mỗi người, không
phải nằm ở con số. Biết đủ là đủ. Biết thong thả là thong thả. Đừng có
túng thiếu, đừng có thèm thuồng mà không được, thì là đủ và vui. Ăn uống
có là bao nhiêu trong tuổi già, có khi muốn ăn, mà không ăn được nữa
mà.
Một anh bạn cứ thắc mắc hỏi, sau khi về hưu làm chi cho hết
thì giờ. Tôi thấy mấy ông bạn tôi, ông nào còn đi làm việc, thì còn có
thì giờ để sinh hoạt với bạn bè, làm việc nầy việc kia cho các hội đoàn,
cho các nhóm, mà ông nào đã về hưu, thì cũng than là bận rộn lắm, không
có thì giờ để viết bài cho các tập san ái hữu. Khó hiểu, nhưng nghe
nhiều người bảo thế, thì tôi cũng cứ tin đi cho khỏe. Nghe về hưu còn
bận rộn hơn khi di làm, tôi cũng hơi e ngại với quyết định về hưu. Bận
rộn hơn đi làm, thì tội chi về hưu cho mệt?
Năm ngoái, có ông bạn
gởi cho tôi một nghiên cứu và thống kê, với lời kết luận khác với thống
kê của nhà nước Mỹ. Lại thống kê. Như có kẻ bảo rằng, thống kê là phản
bội, thiếu khoa học. Thiếu khoa học sao người ta cứ dùng mãi, phản bội
sao lại phản ánh được khá nhiều sự thực? Thống kê đó, dựa vào tuổi về
hưu và tuổi chết của nhân viên các công ty lớn tịa Mỹ như Boeing,
Lockheed, AT&T, Lucent vân vân, và đưa ra một bảng số kết quả, làm
nhiều người giật mình. Đại khái, như sau: Về hưu lúc 50 tuổi, sẽ chết lúc 86 tuổi. Về hưu lúc 55 tuổi, sẽ chết lúc 83 tuổi Về hưu lúc 60 tuổi, sẽ chết lúc 75 tuổi Về hưu lúc 65 tuổi, sê chết lúc 67 tuổi.
Đó
là thống kê nêu số trung bình, nếu dựa theo các con số đó, thì rất
nhiều ông cụ trong sở tôi, đáng ra đã chết từ năm bảy năm trước rồi. Thế
mà các cụ vẫn khỏe mạnh, ung dung, yêu đời, và còn khuyên người khác
hãy làm việc cho đến chết. Hoặc cho đến khi chết gục trên bàn làm việc.
Trong sở tôi, cũng có nhiều ông chết gục trên bàn, chết quỵ trong thang
máy, mà mấy ông chết gục nầy, tuổi tác thường dưới năm mươi lăm.
Những
người chủ trương làm việc cho đến khi chết, cũng đúng. Đúng theo quan
niệm của họ. Họ có hoàn cảnh riêng, ý thích riêng. Tôi chủ trương rằng,
đi làm để kiếm sống, khi đã có đủ sống, thì tội chi mà đi làm.
Còn
có việc làm cũng sướng, được nghỉ ngơi, đi chơi thì sướng hơn. Nếu phải
chọn lựa, thì cứ chọn cái hơn, tội chi! Một ông bạn, suốt đời chăm chỉ
làm việc, không đi chơi đâu, không phí thì giờ họp mặt bạn bè bù khú,
nói chuyện vô bổ, tào lao. Sau khi bệnh, được thay gan thay thận, dù rất
yếu đuối, và thỉnh thoảng còn lên cơn sốt hâm hấp, bất cứ, ai mời đi
đâu cũng đi, xa mấy cũng lấy máy bay đến cho được. Họp mặt, ăn cưới, ông
đến từ đầu và ngồi lại cho đến những phút cuối cùng.
Về hưu, làm
gì, đi đâu, cả đời làm việc quen rồi, nếu ở không đi chơi, không có
việc làm, thì chịu chi cho thấu. Như con ngựa kéo xe, quen nhọc nhằn
hàng ngày, nếu được thả rong trên đồi cỏ, thì không chịu nổi, nhớ cái
càng xe, nhớ đến những ngày nặng nhọc, chạy cho ói cỏ, chạy sùi bọt mép
ra. Có phải nhiều người, sợ về hưu, sẽ lâm vào hoàn cảnh con ngựa nhớ
cái càng xe nhọc nhằn trên cổ chăng?
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Nov/2012 lúc 9:22am
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
|
 Gởi ngày: 20/Nov/2012 lúc 9:52am |
THIÊN TÌNH SỬ THẬT CẢM ĐỘNG
của cặp đôi già Trung Quốc

(Zing) Được giới truyền thông đặt
tên là “Những bậc thang tình yêu”, chuyện tình cảm động của một cặp đôi
Trung Quốc ở những thế hệ trước đủ sức làm lay động trái tim của những
người đang yêu. Cặp
vợ chồng già Liu ( trái) và Xu (phải) - những nhân vật chính trong
thiên tình sử "Những bậc thang tình yêu". Ảnh chụp vào ngày 28/12/2006
tại "tổ ấm" của họ ở nơi thâm sơn cùng cốc.
 “Những bậc
thang tình yêu” là câu chuyện có thật về một chàng thanh niên chưa vợ
và một người phụ nữ lớn hơn mình cả chục tuổi trong thời kỳ mà xã hội
Trung Quốc còn mang nặng tư tưởng phong kiến cũng như các tập tục rất
khắt khe trong chuyện tình yêu và hôn nhân.
Ở
thời ấy, chuyện tình lệch tuổi của họ bị ngăn cấm dữ dội từ phía gia
đình và người thân; hứng chịu không ít lời chê cười, chế giễu và miệt
thị từ hàng xóm láng giềng đến nỗi tưởng chừng không còn đường sống.
Ở
hoàn cảnh ấy, nhiều đôi tình nhân dù có vững dạ đến mấy cũng chỉ còn
cách hoặc là chia tay trong đau khổ hoặc chọn biện pháp quyên sinh để
bảo vệ tình yêu và thoát khỏi miệng lưỡi độc ác của dư luận.
Thế nhưng cặp tình nhân lệch tuổi Liu – Xu đã không chọn cả hai cách ấy.
Hơn
50 năm về trước, khi ông lão Liu còn là một chàng thanh niên vạm vỡ, 19
tuổi, chưa vợ, ông yêu say đắm một phụ nữ góa chồng 29 tuổi tên là Xu.
Tại thời điểm đó, đương nhiên, tình yêu của họ không được gia đình và xã
hội chấp nhận. Không chịu đựng nổi sóng gió dư luận đồng thời, để bảo
vệ tình yêu đích thực của cuộc đời mình, cặp đôi Liu – Xu quyết định rời
bỏ quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, thậm chí, bỏ trốn khỏi xã hội để
vào trong thâm sơn cùng cốc, ở trong một by Text-Enhance">hang động thuộc địa bàn huyện Jiangjin, miền Nam tỉnh Trùng Khánh. Cuộc
sống ở nơi rừng thiêng nước độc đương nhiên nguy hiểm và thiếu thốn
trăm bề. Chạy trốn với hai bàn tay trắng, những ngày đầu, Liu và Xu
không có thực phẩm và để tiếp tục tồn tại, họ phải ngậm ngùi ăn cỏ và rễ
cây tìm được trong núi. Tài sản quý giá nhất của cặp tình nhân là cây
đèn dầu để thắp sáng chốn hang sâu. Bắt
đầu từ năm thứ hai sống trên núi, Liu bắt đầu đục những bậc thang đầu
tiên bằng chính đôi tay trần, hình thành con đường xuống núi an toàn cho
vợ mình, bà Xu. Cứ như vậy, trong suốt hơn 50 năm qua, ông Liu, bằng
tình yêu vô bờ bến đối với người vợ của mình, ngày ngày cần mẫn và kiên
trì tự tay đục các bậc thang tiếp theo. Tính
đến thời điểm được phát hiện năm 2001, con đường dẫn xuống núi từ nơi ở
của cặp vợ chồng nay đã già có cả thảy hơn 6.000 bậc thang và trong đó
đặc biệt là, mỗi bậc thang đều thấm đượm tình yêu bao la, vô bờ bến của
ông lão Liu dành cho bà cụ Xu.
 Con
đường xuống núi mang tên "Những bậc thang tình yêu". Trong mỗi bậc thang
của con đường hơn 6.0000 bậc này đều thấm đượm tình yêu bao la mà ông
lão Liu dành cho người vợ của mình là bà cụ Xu.
Cuộc sống
của cặp đôi già ở chốn thâm sơn cùng cốc bắt đầu được khám phá vào năm
2001 khi một nhóm các nhà thám hiểm khám phá tận chốn rừng sâu. Họ đã
rất ngạc nhiên khi bắt gặp đôi vợ chồng già ở đây cũng như con đường dẫn
lên núi bao gồm hơn 6.000 bậc thang mà ông lão Liu tự tay khắc trong cả
cuộc đời.
Từng ngày
lặng lẽ trôi qua, cặp đôi già đã sống hạnh phúc và yên ổn như vậy cho
đến khi ông Liu đột ngột qua đời sau khi trở về nhà từ công việc đồng
áng năm 2007.
Bà
cụ Xu một mình sống cô quạnh từ đó. Rồi ngày 30/10 vừa qua, nữ nhân vật
chính của câu chuyện tình lãng mạn và hết sức cảm động “Những bậc thang
tình yêu” qua đời ở tuổi 87.
Ngưỡng mộ trước thiên tình sử của cặp đôi già, một
đoàn 200 người từ khắp mọi miền trên đất nước Trung Quốc, trong đó bao
gồm nhiều phóng viên nhà báo đã tới dự tang lễ của bà cụ Xu được tổ chức
tại quê nhà ở huyện miền núi Jiangjin, Trùng Khánh vào ngày 4/11.
\Đoàn người từ xa lặn lội đến vùng thâm sơn cùng cốc, viếng tang nhân vật chính trong câu chuyện tình lãng mạn và tìm đến con đường mang tên “Những bậc thang tình yêu”để được tận mắt chứng kiến chứng tích tình yêu của cặp đôi Liu – Xu.
 Nhiều
người, trong đó có nhiều cặp tình nhân trẻ dìu nhau lên núi thông qua
con đường mang tên "Những bậc thang tình yêu", tỏ lòng ngưỡng mộ đối với
thiên tình sử của cặp đôi Liu - Xu.
“Cha và mẹ tôi cuối cùng cũng có thể đoàn tụ ở trên trời. Khi cha tôi qua đời, mẹ luôn miệng than rằng, việc cha tôi ra đi
 đồng nghĩa
với việc mẹ tôi cũng mất đi tất cả mọi thứ trong cuộc đời và cuộc sống
của mẹ gần như không còn ý nghĩa nữa”, ông Liu Mingsheng, một người con
trai của cặp vợ chồng Liu – Xu ngậm ngùi cho biết.

Trong lễ
tang bà cụ Xu, hoa hồng trắng được rải kín con đường xuống núi mang tên
"Những bậc thang tình yêu" mà ông Liu dành cả đời để làm cho vợ mình.
Một hình trái tim bằng hoa hồng trắng để tưởng niệm và tỏ lòng ngưỡng mộ
đối với chuyện tình cảm động của họ. st.
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
|
 Gởi ngày: 30/Nov/2012 lúc 6:01am |
Em Hai ơi!

Cách
đây hơn 20 năm, một bản tin ngắn trên báo làm xôn xao dư luận, có ý chế
diễu:“Bà già hơn 60 tuổi bỏ nhà đi theo ông già 70 khi chồng vừa mới
chết, chỉ vì hôm đám tang chồng bà, ông già (góa vợ từ lâu) đến chia
buồn, gọi bà là “Em Hai...!"
Con
cháu hai bên quyết liệt phản đối, hai người vẫn quyết liệt chung sống
bên nhau, dù đó là những ngày cuối đời. Tôi cảm phục người phụ nữ miền
quê nhưng can đảm, dám bước qua dư luận, bước qua tập tục khắt khe để
dành quyền sống cho mình.
Nhà thơ PHAN KHÔI sống lại, dám sáng tác thêm bài TÌNH GIÀ cảm động khác.
&
Xóm Nghĩa địa ở bên rìa thành phố, gần một huyện ngoại thành.
Cái
tên nghe rờn rợn, nhưng người ở xóm hiền khô, toàn ông già bà già từ
U70 trở lên với đám nhóc tì 5 tuổi trở xuống thì dữ dằn với ai. Đám tuổi
teen với tuổi sồn sồn, còn đủ sức đạp xe ba bánh, xe xích lô, xe thồ
thuộc cánh đàn ông, hay buôn gánh bán bưng, làm ôsin thuộc giới chị em,
đám choai choai của đội quân lượm rác, bán vé số... đều từ giã xóm ra đi
từ lâu. Bám trụ ở đây chỉ có cạp đất mà ăn, còn uống thì có “con kinh
ta đào chưa có nước chảy qua...” chờ cơn mưa xẹt qua, con kinh thành
nguồn nước suối Vĩnh Hảo cho thần dân cả xóm.
Ở
đó Tư Râu làm tổ trưởng dân phố, do dân bầu lên, chứ không phải do
chính quyền chỉ định. Chẳng qua nhờ ông biết đọc, biết viết kha khá, có
thời gian tự nguyện làm thầy giáo kiêm trưởng ban xóa mù chữ. Lớp học
hồi mới chiêu sinh đông hết biết, đi học phải xách theo ghế từ nhà đến
lớp vì không đủ ghế cho học sinh, hôm nào cúp điện thì xách theo đèn
dầu, không khí rộn ràng, vui nhộn, đám trẻ gào lên bài hát: “Hôm nay em
học vần a, là mờ a ma sắc má...” Được nửa năm, lũ trẻ học thêm bài hát
ruột của ông Tư:“Khi thầy giảng bài bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi
trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy...”
Giấc
mơ hồi nhỏ của ông là làm thầy giáo, nhưng mới đậu vô lớp đệ thất
trường công, lần lượt cha mẹ qua đời, ông phải bỏ học lao vào đời kiếm
cơm, chữ nghĩa rụng rơi theo năm tháng.
Từng
đứa học trò ở lớp xóa mù chữ theo nhau biến mất vì tiếng gọi của bao
tử, cha mẹ lên thành phố kiếm ăn, kéo theo đàn con làm phụ tá. Khi lớp
xóa mù chữ chỉ còn mình Tư Râu thì đành dẹp tiệm, nhưng lối xóm vẫn gọi
“thầy Tư”. Ông tiếp tục nghề đánh xe thổ mộ đưa khách từ ngoài đường cái
đi thăm mộ ở các khu nghĩa địa sâu trong xóm. Hồi mới đổi đời, xóm
nghèo đến mức không có xe lam chạy qua, nhà nào khá giả có cái xe đạp,
phần đông dân trong xóm đều lội bộ, ai có chuyện gấp mới leo lên xe ngựa
của ông Tư, có khi quá giang suông, khỏi phải trả tiền.
- Sớm mai thầy Tư qua xóm Bông chở hàng giùm nghe!
Ông đang đứng ngoài sân, phì phèo điếu thuốc tự vấn bằng giấy báo, bà Năm Chòi ghé qua dặn.
- Xong ngay, hàng nhiều hông, mấy người?
- Mấy gánh bông vạn thọ, bông cúc, thêm mấy bà bán xôi, bán bún nữa, không sợ ít khách đâu ông Tư.
- Bên đó có Tư Hăng-rết đánh xe ngựa sao không kêu?
-
Giả bỏ nghề theo sấp nhỏ lên Saigon rồi, nghe đâu tụi nó mở quán cơm
bụi, làm ăn khấm khá, nên kéo ổng đi theo phụ việc. Báo hại tụi tui ở
đây tờ mờ sáng phải gánh hàng từ trong xóm lội bộ ra đường cái, cực quá
đi ông Tư!
Tư
Râu có thêm nhiều mối khách ở xóm Bông, tiền bạc có phần rủng rỉnh, dư
giả mua thuốc lá, bữa cơm có thêm xị rượu đưa mồi. Bà Tư qui tiên gần
chục năm nay, đàn con 8 đứa lập gia đình ra riêng hết, ông ra vô căn nhà
như cái bóng, tự nấu ăn, giặt giũ một mình, bạn đời chung thủy còn lại
là con ngựa già. Thú tiêu khiển độc nhất của ông là cái Radio transistor
cũ, bằng nửa tuổi đời ông, rè rè như dế kêu, đủ cho ông nắm bắt “tình
hình thời sự trong ngày” và lai rai thưởng thức “chương trình vọng cổ
theo yêu cầu bạn nghe Đài.”
Hồi bà Tư vừa mất, ông mới sấp sỉ 60, có người nói giỡn chơi ông:
-
Sống mình ên không buồn hả thầy Tư? Rủi khi đêm hôm mưa gió trở trời,
không có con cháu kề bên thì làm sao? Đi bước nữa đi cho có bầu có bạn.
Không biết học ở đâu mà ông thuộc thơ, vừa cười vừa nói:
- Sự đời đã tắt lửa lòng, còn chen vào chốn hồng trần làm chi.
Ông
thanh thản sống, tự coi như mình đã xong nợ đời, chừng nào trời kêu thì
dạ, mọi sự ở đời có đó rồi mất đó, có chi mà sợ chết, mà nuối tiếc cuộc
sống.
&
Vợ chồng Năm Nhỏ đứng ngoài sân sỉa sói:
-
Già rồi mà hổng nên nết, còn rù quến má tui, vậy mà thiên hạ cứ kêu
thầy Tư. Đẹp mặt thầy giáo dữ, giáo mác mẹ gì, giáo gian thì có.
Trong nhà, Hai Trang, con gái lớn ông Tư không chịu thua, hai tay chống nạnh, lớn tiếng trả đũa:
-
Ai rù quến ai, ăn nói phải biết khôn chút chứ. Má mấy người khi không
xách đồ theo ba tui, chứ ổng có bỏ bùa ai đâu. Mấy người có má mà không
biết dạy biểu má mình, oán trách gì ba tui?
Câu nói như đổ dầu vô lửa, Bảy Hơn chạy tới đập cửa rầm rầm:
-
Tụi tui qua đây muốn nói phải trái, kêu má tui dìa, chị nói vậy mà nghe
được sao chớ? Khi không ông già tui mới chết, bả bỏ nhà đi biệt, tìm tở
mở không thấy, tưởng bả đau buồn sinh ra tâm thần đi lạc. Hỏi miết, mới
truy ra là bả qua sống với Tư Râu bên này, nhục nhã không? Mà bả cũng
bạc đầu rồi, có của cải tiền bạc gì đâu, ổng dụ dỗ má tui chi vậy?
Sáu Sậu có hơi rượu trong người, nổ thêm:
- Phen này mà bả cứ đeo dính cha Tư, không chịu dìa nhà, tui đốt nhà Tư Râu cho coi.
Hai
tuần nay chiến cuộc giữa xóm Nghĩa địa với xóm Bông bùng nổ, lối xóm
rần rần kéo nhau đi coi, y như có đoàn cải lương ở thành phố xuống.
Người trong xóm chia thành hai phe, hằn học lôi những chuyện hiềm khích
từ thuở xa xưa ra chửi bới lẫn nhau. Bên xóm Bông kết tội Tư Râu “gần kề
miệng lỗ còn rù quến gái già mới goá chồng”.
Xóm Nghĩa địa mỉa mai:
- Cỏ trên mộ chồng chưa khô đã chạy theo tiếng gọi ái tình. Chắc mới biết yêu lần đầu!?
Ông già Hai Trầu cười cười, phụ đề:
- Biết yêu lần đầu mà kể cũng như lần cuối luôn! Hai đứa mình yêu nhau xong rủ nhau xuống hố một lượt luôn, sướng hết biết!
Ở
đây ai cũng rành ngõ ngách đời nhau, bà Hai chưa bao giờ bị tai tiếng
là đàn bà lang chạ. Làm vợ Hai Sự từ lúc 17 tuổi đến giờ, bà chỉ biết
mỗi mặt chồng. Ngày rằm, mồng một, vẫn dong xe thổ mộ của Tư Râu đem
bông ra chợ bán. Chuyến xe nào cũng chật ních người, đố ai thấy hai mái
đầu bạc liếc mắt đưa tình hay cười mím chi với nhau?
Tự dưng vừa xong 49 ngày giỗ chồng thì bà Hai xách gói quần áo bỏ nhà theo trai...đầu bạc. Nghe như tiếng sét giữa trời.
Biến cố khuấy động sự bình yên cả hai xóm khởi đầu từ đám ma Hai Sự ba tháng trước.
Tối
hôm cúp điện, ông lò dò ra sân đi tiểu, té quị ở đường mương. Khá lâu
không thấy ông trở vô nhà, bà Hai cầm đèn pin đi tìm, phát hiện ông nằm
bất tỉnh dưới cơn mưa. Vừa kêu khóc, bà vừa cố sức đỡ ông dậy nhưng
không nổi. Đúng lúc Tư Râu đi qua, nghe tiếng khóc, ngưng xe, lập tức
đưa ông Hai đi trạm y tế cấp cứu. Đến nơi thì ông tắt thở do đứt mạch
máu não. Bà Hai té xỉu trước cái chết đột ngột của chồng. Lúc đó đám con
cháu nhà Hai Sự ở xa chưa biết tin.
Cũng
chính Tư Râu đưa xác ông Hai về nhà, tự tay khiêng ổng lên giường, đắp
tấm vải trắng lên người ông, đặt hai đồng tiền lên đôi mắt từ nay mãi
mãi khép kín.
Đám tang ông Hai Sự tụ tập đông người ở cả hai xóm. Bà Hai khóc mùi mẫn, khóc thảm thiết đau thương bên xác chồng:
- Ông ơi, sao ông chết đau chết đớn, chết không kịp trối, không kịp nhìn mặt vợ con vậy ông?
Ông
Tư nghe tiếng khóc mủi lòng, thương người goá phụ mà cũng thương thân
mình quạnh quẽ, giờ đây cả hai cùng phận đơn côi. Nước mắt rưng rưng, tự
nhiên ông đặt tay lên lưng bà Hai vỗ nhè nhẹ, khuyên lơn:
-
Kiếp người có số hết, ảnh đi như vậy cũng nhẹ nhàng, em khóc nhiều làm
linh hồn ảnh khó siêu thoát. Thôi đừng khóc nữa, em Hai ơi!
Vậy mà bà nín khóc, đăm đăm nhìn ông một cách khó hiểu.
&
Đám con nít bám đuôi xe thổ mộ chạy theo reo hò:
- Ông Tư Râu qua xóm Bông tụi bây ơi, nổ lớn nghe!
Người
lớn tụ tập đến đầy sân trước. Tư Râu quần tây, sơ-mi trắng thẳng nếp,
bước lên thềm nhà. Dì Ba Bảnh, tổ trưởng tổ phụ nữ theo sau. Đám con
cháu Hai Sự đứng lố nhố đầy nhà, mặt căng thẳng.
-
Tui qua đây không phải để gây sự, tui muốn nói sự thật là...tui thương
dì Hai bên đây thiệt tình. Tui với dì Hai nếu về với nhau thì cũng là
đôi bạn già sớm tối chăm sóc cho nhau, có gì là xấu, là tội lỗi đâu mà
mấy con ngăn cản.
Giọng nói ông Tư đĩnh đạc, dáng ông chững chạc đường hoàng quá, làm tụi trẻ cứng họng, không biết trả lời làm sao.
Dì Ba Bảnh bấy giờ mới ra tiếng:
-
Mấy con nên suy nghĩ lại, đời bây giờ không phải thế kỷ xưa, bắt đàn bà
phải ở giá thờ chồng suốt đời. Má bây trước nay đã làm đủ bổn phận với
chồng, với con, với cháu nữa. Tụi bây cứ bỏ đi làm ăn xa, đẻ con ra lại
thẩy sấp nhỏ cho bả chăn hoài, hết đứa này đến đứa khác. Đám già tụi tao
sống ở đây như người giữ trẻ cho con tụi bây vậy. Không lẽ tụi bây bắt
má mình phải làm đầy tớ cho bây suốt đời. Bả cũng có cuộc đời của bả
chứ!
Bà
Hai từ nhà trong bước ra trong tấm áo dài bông màu xanh đậm, cái quần
satin đen mới tinh, chân đi đôi dép lưới, hàng hiệu Thái lan. Mọi người ồ
lên ngạc nhiên. Chưa bao giờ đám con với bà con hàng xóm thấy bà diện
đẹp mà sang như vậy. Trông bà trẻ ra đến 10 tuổi, mặt tươi tắn nhưng
nước mắt rưng rưng:
-
Bộ quần áo này là thầy Tư sắm cho má đây. Má sống với cha con hơn 50
năm, một đời cực khổ không dám lên tiếng than, có khi dành dụm dư ra
chút tiền mà chưa bao giờ ổng may cái áo dài nào cho má. Hồi theo ổng
làm vợ, nhà nghèo quá, ổng chỉ mua cho má cái áo bà ba mới. Mấy chục năm
sống bên nhau chưa bao giờ ổng kêu má bằng tiếng “em” cho dịu dàng,
tình cảm như thầy Tư vậy. Cuộc đời của má với ông Tư đâu còn có bao lâu,
mấy con ráng hiểu giùm cho má.
Đám
con của hai người lặng thinh. Mấy bà già đứng ngoài cửa kéo khăn chậm
nước mắt. Mấy ông ngậm ngùi quay đi, không dám ngó mặt vợ mình. Mọi
người dãn ra, tránh đường cho ông Tư nắm tay bà đưa ra xe, ông đỡ bà lên
ngồi xe ngựa, phía trước với ông.
Bà Năm Chòi chạy tới đặt luôn chậu bông cúc đại đóa màu trắng thiệt đẹp lên xe ngựa:
- Thôi, tui hổng có gì để chúc mừng, biếu anh chị Tư chậu bông này nghe.
Đám
con nít vỗ tay rần rần, người lớn cười theo. Mấy bà hàng bông bắt chước
bà Năm, chất thêm mấy chậu bông lên xe ngựa, lát sau thành cái xe hoa
bất đắc dĩ. Đứa nhỏ nào lí lắc cột sau đuôi xe ngựa sợi dây kết chùm lon
không. Xe chạy, mớ lon va chạm nhau kêu leng keng.
Già gân Hai Trầu phá ra cười:
- Cha mẹ ơi, từ thuở sanh ra tới giờ, tao mới thấy rước dâu bằng xe thổ mộ lần thứ nhứt !
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|