Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 158 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Mar/2020 lúc 11:01am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2020 lúc 11:59am

Nếu có một ngày

Image%20result%20for%20xe%20do%20sai%20gon


“Nếu có một ngày ta xa nhau có vầng trăng làm chứng ….. “

   Tiếng hát của ca sỹ Đức Huy vang lên trong cái loa trên chiếc xe đò liên tỉnh , ông tài xế già vừa cầm lái vậy mà ông cũng lắc lư theo điệu nhạc, anh lơ xe đứng cạnh cánh cửa xe chân nhịp nhịp và miệng hát khe khẻ theo chàng ca sỹ này, bản nhạc  ” Người tình trăm năm” Hoàng nghe không biết bao lần mỗi khi có Show tại California nơi chàng trú ngụ, vậy mà hôm nay trên chuyến xe đò này bản nhạc đã làm Hoàng phấn khích vô cùng vì nó hợp với tâm trạng của mình .

   Vừa bước xuống chiếc xe chạy suốt từ Sài gòn về đến bến xe  của tỉnh nọ ở miền Tây, đang loay hoay với cái valy hành lý cùng cái ba lô đeo trên lưng bổng Hoàng nghe tiếng gọi :

  – Anh Hoàng phải không? Em là thằng Tám em của chị Hai Lành  nè, anh đưa đồ đây em chất lên xe rồi em đưa anh về nhà.


Image%20result%20for%20xe%20đạp%20lôi

   Nhìn chàng thanh niên chạy xe đạp lôi người đen nhánh, rắn rỏi khỏe mạnh, Hoàng cũng nhận ra nên vui vẻ lên tiếng :

  – Trời ! Tám hả em , bây giờ lớn bộn nghe bây, mần ăn lúc này ra sao, chạy xe có khá không?mà vợ con gì chưa Tám.

  Vừa chất cái valy lên thùng xe đạp lôi  Tám vừa trả lời:

  – Chèn ơi  Lúc này làm ăn bết lắm anh Hoàng ơi, em mới lấy vợ năm rồi,  Út đẹt vợ em hồi nhỏ nó thường chơi lò cò trước sân nhà của ba anh với mấy đứa trong xóm anh nhớ không?

  Nghe thằng Tám nói vậy Hoàng liền lục tung lại kỷ niệm ngày xưa vẫn còn ghi dấu trong đầu, Út Đẹt  con nhỏ đen đúa ốm nhom thường hay xin Hoàng cho leo lên cây mận trước nhà để hái mấy trái mận chín đỏ trên cành , Hoàng nhớ nhất là con bé này nó có biệt tài bơi lội, đám trai gái trong xóm hay gọi nó là ” Út rái cá”, nhưng do Út nhỏ con nên về sau bọn nhóc lại cãi danh nó thành “Út đẹt”  kêu riết thành quen chết danh cho đến giờ.

  Hoàng lên tiếng đáp lại:

-Ai chứ Út đẹt có lạ gì với anh đâu, con nhỏ đó tuy nó hơn đen đúa một chút nhưng anh thấy nó ăn nói lễ phép và có duyên lắm đó .

  Nghe Hoàng khen vợ mình khiến thằng Tám khoái chí nó gò lưng nhấn bàn đạp đưa chiếc xe lôi lao vút trên đường, xe lên khỏi cái dốc thằng Tám đưa tay quẹt mồ hôi trên trán vừa hỏi:

-Ủa mà anh Hoàng lúc này làm gì và ở đâu, anh đi biền biệt chẳng tin tức gì làm cái đám con nít tụi em nhớ lắm .

Không trả lời câu hỏi của thằng Tám, Hoàng lái câu chuyện sang hướng khác:

  – Chú Thím bên nhà khỏe hết hả Tám, lâu rồi không gặp có khi bây giờ anh nhìn không ra, à còn chị Hai của Tám bây giờ ra sao? Chị Hai có ….

Hoàng bỏ dở câu hỏi giữa chừng khiến thằng Tám thắc mắc hỏi vặn lại:

  -Chị Hai có gì là có gì, sao anh không nói cho rõ em mới biết đường trả lời chứ.

Hoàng chưa kịp nói, Tám đã nhanh nhẩu nói:

  -Em hiểu rồi, anh muốn hỏi chị Hai đã lập gia đình chưa chứ gì ?

  -Buồn lắm anh Hai ơi, ý em lộn vì em coi anh Hoàng  như anh Hai của em lâu  rồi, chị Hai nhất quyết ở vậy chứ không thiết tha gì chuyện chồng con.

  Nghe thằng em rể hụt cho biết sự tình trên, bổng dưng Hoàng thấy bồn chồn trong lòng, một lúc sau Hoàng mới lên tiếng :

-Sao kỳ vậy Tám .

  Nghe câu hỏi của Hoàng, Tám ngoái lại nhìn anh rồi đáp:

  – Chuyện khá dài lắm anh, thôi hẳn còn sớm, em ghé cái quán phía trước anh em mình lai rai ba sợi rồi em sẽ kể cho anh nghe.



Image%20result%20for%20quán%20nhậu%20bình%20dân

Quán đang vắng khách, thấy thằng Tám và người khách lạ bước vào thì bà chủ chạy ra đon đả mời chào:

– Dạ mời hai chú vô quán tui nghỉ chân, quán tui đủ món nhậu ngon lắm nhe hai chú.

Chừng nhìn kỹ lại thấy khách quen, bà Năm Hợi chủ quán bèn nói tiếp:

– Chèn ơi, thằng Tám hả bây, nãy giờ bà tưởng ai không hà, dô nhậu đi con, Năm cho con “Gô sĩ” ý tao nói lộn, nói láy cà rỡn riết nó quen cái tật luôn, ý là cho bây ghi sổ nợ bữa nào có tiền ghé trả.

  Rồi bà thấy ông khách theo thằng Tám vô quán bà Năm hỏi:

-Chẳng biết chú Hai này ở đâu, sao tui thấy chú quen quen đó nghe, chà lúc này già rồi đầu óc nhớ trước quên sau, à tui nhớ ra rồi , thằng Hoàng con anh Chị Bảy nhà phía cầu Rạch lá phải không?

  Lúc này Hoàng mới lên tiếng :

  -Ai nói bà Năm già đâu, bà Năm nhớ còn hơn ông Nguyễn Bĩnh Khiêm ngày xưa nữa đó , cũng gần  chục năm rồi con mới về đây, bà năm Mạnh giỏi hả.

  Sau màn chào hỏi , bà Năm chỉ tay về phía bên hông quán bà nói:

  -Tám con , bây dẫn anh Hoàng bây qua đó ngồi đi rồi ăn uống gì Năm làm cho:

Hai anh em lựa cái bàn thấp lè tè  chổ bà tám mới nói, có lẽ thằng Tám chọn chổ này vì nó nằm dưới tàn cây rậm rạp mát rượi, hơn nữa lại nằm sát trên bờ con rạch chảy ngang qua nên là nơi lý tưởng để hai anh em lâu ngày có dịp hàn huyên tâm sự, thấy tấm cạc tông có ghi chữ gì đó đễ trên bàn , Tám cầm lên khẻ đọc:

Menu ( Thực đơn)
– Bò xào củ hành .
– Cá lóc nướng trui
– Le le nướng ngũ vị
– Ốc len xào dừa
– Ốc gạo, nước mắm chanh.

-Cha lúc rày bà Năm tiến bộ dữ à nghe quán có tờ ( Mơ nu) song ngữ nữa hả, bộ mấy ông khách ngoại quốc hay vô quán năm lắm phải hông, hèn chi cho “gô sĩ” thoải mái là con biết gồi.

Nghe thằng Tám nói vậy bà Năm cười khanh khách, bà nói :

  – Cái khỉ khô họ, năm thuở mười thì mới có một ” Con Nhạn là đà” đáp dô chứ có ai đâu, nói nào ngay cũng nhờ đám bạn chạy xe đò chung với cha nội “Ba cà giật” tới ủng hộ thường xuyên nên Năm cũng có dư chút đỉnh, Năm biết bây cũng khoái nhậu mà túi thì xẹp lép nên Năm chiếu cố đó thôi, chứ người khác thì ” hổng dám đâu”, bán chịu cho họ cụt vốn như chơi con ơi.


Image%20result%20for%20xị%20rượu%20đếImage%20result%20for%20xị%20rượu%20đế

Gọi vài món cùng xị rượu đế, Hòang và Tám vừa uống vừa trò chuyện:

– Sao rồi, Tám kể anh nghe vụ chị Hai cho anh nghe đi.

Thấy Hoàng nôn nóng muốn biết hoàn cảnh của chị mình, trong đầu nó tự hỏi :

  ” Anh Hoàng có khi nào ổng còn thương chị Hai hông dậy cà, thử “Phổi” ổng một chuyến mới được.

-Từ lúc anh trốn nhà ra đi đến giờ, anh không thư từ nhắn nhủ gì cho chị Hai, thời gian đầu chị nhớ anh đến bỏ ăn bỏ ngủ, tía em phải nhờ bà thầy thuốc nam bổ cho mấy thang thuốc uống cho lại sức, trời cũng còn thương vì sau cơn bạo bệnh chị lấy lại tinh thần nên chị quen với anh Giáo dạy học ở xóm bên kia sông, tình cảm cũng khắng khít lắm anh ạ, ác một cái tuổi của hai người không hạp lắm, bà thầy bói trên chợ nói hai người mà  lấy nhau thì khó bề ăn đời ở kiếp.

  Nói đến đây Tám tự rót cho mình ly rượu , nó nốc một cái ngon ơ vào bụng rồi làm bộ lờ đờ đôi mắt nhìn để dò xét thái độ của Hoàng .

  Công nhận thằng Tám học hành không cao, nhưng nhờ nó lăn lộn trên  trường đời có kinh nghiệm sống nên nó rành tâm lí của người đối diện, nó bắt đúng mạch ông anh rể hụt của mình  khiến cho Hoàng bẽ bàng sau câu chuyện nó vừa kể ra, thấy Hoàng xụi lơ như “Cua mất càng”, Tám liền tố thêm:

  -Anh biết sao không, rốt cuộc “Trời cao có mắt” , má em thấy chị Hai buồn cho số phận tình duyên mình hẩm hiu, vì chị nói với má chị xuống tóc lên núi Tà lơn theo thầy nương theo cửa Phật, má em an ủi chị và nhờ ông thầy khác cao tay ấn hơn để hóa giải sung khắc tuổi của chị với anh Giáo , năm sau chừng ra giêng họ sẽ mần đám cưới.

  Liếc nhìn gương mặt của Hoàng như những người vừa bị “giật hụi” thằng Tám nó hả hê và thật mắc cười, nó cắn môi lại cố kiềm chặt lại, chút xíu nữa thôi là trò diễn của nó sẽ bại lộ thì coi như ” Dã tràng xe cát biển đông”.

  Hoàng bưng ly rượu lên, anh ta uống trong đau khổ vô cùng , cũng rượu trong chai rót ra mới vừa lúc nãy sao nó “ngọt ngào” vô cùng vì đã lâu cái cay nồng của rượu nàng hương chánh gốc làm anh ấm lòng sau bao ngày xa quê hương, giờ đây sau khi nghe thằng Tám kể lại sự tình thì cũng rượu kia sao tự dưng hóa thành ” chén đắng”.

  Ngà ngà men rượu, Hoàng bắt đầu tâm sự nỗi lòng bấy lâu nay cho thằng Tám nghe, đại ý là trước đây khi biết anh yêu cô Hai Lành chị của Tám, ba má Hoàng không ưng, họ buộc anh phải cưới cô Liễu xóm đò ngang vì hai gia đình hứa hôn từ lâu, cô Liễu cũng đẹp người đẹp nết , nhưng Hoàng đã đem lòng thương yêu Lành, hai người thề non hẹn biển nếu vì lẽ gì mà không cùng nhau đi đến cuối cuộc đời thì hai người nguyện cùng nhau ở vậy cho đến ngày nói lời từ biệt trần gian, Anh nói với thằng Tám :

-Anh vẫn một lòng với chị em, nơi anh ở bên kia cũng vài người mối lái cho anh vài cô nhưng anh nặng lòng với Lành anh không màng đến họ , có bà ác miệng nói anh là Gay, em biết mấy bả ám chỉ anh là gì không, nói theo ngôn ngữ bình dân họ cho anh là Pê đê tức là bà bóng đó Tám ơi, ai đời con gái trẻ đẹp hơ hớ vậy mà không muốn thì Pê đê là cái chắc, anh mặc cho họ đàm tiếu, anh chờ đến hôm nay , vậy mà…vậy mà ..

  Nốc thêm ly nữa vào miệng, nồng độ của đế Gò đen bắt đầu phà huy tác dụng, Hoành xây xẩm mặt với gương mặt đỏ như gấc, ngồi lâu sợ Hoàng lật gọng tại chổ nên Tám lật đật kêu bà Tám ra tính tiền:

  -Hết thảy hai trăm ba chục ngàn, ủa không thiếu hả con, hôm nay bây dô mánh phải không? Thôi dậy cũng mừng cho bây , thời buổi này khó khăn lắm kiếm ra đồng tiền cũng “Trần ai khoai củ” chứ chẳng chơi, dìa cho bà Năm gửi lời thăm tía má bây mạnh giỏi nghe.

  Định móc bóp ra lấy tiền, Tám bị Hoàng cản lại rồi anh đưa bà Năm  ba mươi đô la và nói :

– Cái này dư chút đỉnh con gửi bà Năm luôn nghe, khỏi thối lại con.

  Bà Năm cằm tiền đút vào túi áo bà ba rồi bà nói :

  -Nãy giờ Năm nghe hết câu chuyện hai đứa bây kể, con Hai Lành con đó tao chấm nó lâu rồi, đứa nào mà rước nó về là phước ba đời, thôi Năm khuyên thằng Hoàng nè , bây nhờ Tám  nó dìa dọ ý coi con Hai nó còn nhớ bây không , biết đâu duyên số bây phải hưởng chứ chẳng phải thằng Giáo, nếu không phải nhân duyên trời định thì hai đứa nó ráp đại dô rồi làm gì chờ đến bây giờ con ơi.

  Nghe thấy tiếng gợi ý của Bà Năm “vẽ đường cho Hươu chạy” thật có lý , tự dưng Hoàng lấy lại tinh thần không còn ủ rũ như khi nãy, Hoàng cảm ơn và từ giả bà Năm rồi hai anh em khập khiễng dìu nhau ra xe để về
***
-Cái thằng này ngộ ghê nha, mới xuống xe nhậu quắc cần câu rồi.

  Tiếng bà Bảy má của Hoàng càm ràm như vậy, dù hơi phật ý nhưng bà cũng gọi người giúp việc pha trà nóng và nước chanh cho Hoàng uống để tĩnh rượu…

  Cơm nước chiều xong, Hoàng xin phép gia đình đi lòng vòng trong xóm để ôn lại những kỷ niệm thời thơ ấu, bà Bảy kêu người nhà đi theo để  có chuyện gì thì giúp Hoàng, bà sợ con bà  lâu ngày lạ nước lạ cái thì khó cho nhiều việc, Hoàng gạt phăng ý đó  anh ta nói:

– Má ơi con nửa đời người rồi, đâu còn nhỏ như hồi đó đâu mà má cứ cho người theo giữ chằng chằng, cứ để con thoải mái đi má

  Nghe Hoàng nói cứng bà Bảy cũng đành xiêu lòng, vì trong mắt  bà, thằng Hoàng con mình nó vẫn còn thơ dại như trong ý nghỉ của bà .
* * *
Bầu trời đêm nay thật lý tưởng, ngày vừa khuất thì trăng vàng đã mọc sau lũy tre làng, lững thững thả bộ đến cây cầu bắt ngang kênh , ngày xưa là cây cầu ván ọp ẹp, nơi Hoàng và Hai Lành thường hò hẹn với nhau, cây cầu nay đã được xây thành cầu đúc bê tông, nước sơn trắng của thành cầu như rực sáng trong đêm, thằng Tám khi đưa Hoàng về nhà, trên đường nó dặn Hoàng đêm nay đến nơi hẹn năm xưa để gặp lại người thương một lần trước khi chia tay về lại xứ người.

   Bước lên cầu Hoàng tựa lưng vào lan can nhìn xuống dòng sông bên kia chàng thấy xa xa những chiếc thuyền chài đi chài lưới đặt lờ trong đêm, ánh đèn leo loét trên thuyền phản chiếu khiến Hoàng liên tưởng những vì tinh tú xa ngút ngàn đang lập lòe chiếu sáng trong đêm trường, tiếng ghe đuôi tôm chạy xình xịch dưới kênh họ đang chuyên chở những sản vật ra chợ Huyện chợ tỉnh để kịp đưa về Sài gòn trước khi trời sáng, không khí về đêm thật trong lành, Hoàng hít thật mạnh căng đầy buồng phổi như cố giữ lấy hương vị ngọt ngào của quê mẹ mà lâu lắm rồi chàng mới có được, đang tận Hưởng cái không khí yên bình chợt bên kia cầu có dáng người mảnh mai đang đi đến, bằng trực giác , bằng thị giác , bằng tất cả những kỷ niệm xưa ùa về Hoàng nhận ngay Hai Lành bằng xương bằng thịt đang đến gần, cái cảm xúc hồi hộp y như mươi năm trước nó khiến cho tim Hoàng đập loạn xa , ngây ngất trước vẻ đẹp thánh thiện của người xưa anh đến bên và nắm lấy tay Lành rồi bất chợt ôm nàng vào lòng với tất cả niềm thương mến, Hai Lành nhanh chóng gục đỗ trên vai anh, cả hai không ai nói một lời , họ quấn lấy nhau mặc cho thỉnh thoảng có những chiếc xe chở hàng hóa chạy vụt qua nhanh …
***


Bà Bảy nằm lắc lư  trên võng , tay vân vê miếng trầu trong miệng, bà vặn hỏi:

  -Bây giờ tính sao đây Hoàng, bây làm má muối mặt với nhà con Liễu một cái quá mạng, bây trốn biệt từ đó đến giờ có ma nào dám hỏi cưới gì con nhỏ đâu, tội nghiệp hết sức, đầu trên xóm dưới họ biết tỏng tòng tong nhà mình với nhà nó hứa hôn nhau, vậy mà bây làm bể bạc hết ráo.

-Thôi má ơi! Chuyện cả chục năm rồi má nhắc hoài con rêm mình luôn, hồi đó con với Hai Lành thương nhau thật lòng  vậy mà ba má cấm cản, còn cô Liễu con chưa một lần nói chuyện mà bắt con ưng làm sao cho được, má à thôi chuyện lỡ làng hết rồi, nếu cần con qua tạ tội với gia đình cô Liễu cho.

  Ông Bảy đang nghe radio nhưng cũng chú ý đến đối đáp của hai mẹ con Hoàng, chừng đến hồi bất phân thắng bại giữa hai bên ông liền chen vô:

  -Thôi bà ơi, chuyện đã vậy rồi cố ép cũng không nên cơm nên cháo gì đâu, cái thời của mình khác, thời đám trẻ bây giờ khác, ngày xưa ông bà mình nói “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” , giờ thì tụi nó ” ưng đâu cha mẹ phải theo” , tui thấy cứ để cho con cái tự quyết định chuyện lứa đôi tụi nó là hay nhất, mình xía vô sau này cắn đắng với nhau nó đỗ thừa mình hết bà ơi.

  Bà Bảy quay ngang phang cho ông Bảy một câu:

  – Cũng ông không chứ ai, giỗ quải ăn nhậu được rồi, rượu vào lời ra hứng chí hứa hẹn nhau cho đã giờ thì ” lòi chành té bứa” ra chưa biết tội nữa.

-Thôi bà , vậy được rồi đó làm hoài coi lố lắm nghe.
* * *


Image%20result%20for%20ao%20ba%20ba%20tim

Mới tờ mờ sáng, Lành đã thức dậy lo mọi chuyện cho gia đình xong nàng vào phòng riêng lo trang điểm, lấy trong tủ từng chiếc áo tuy cũ nhưng thẳng nếp và thơm tho, ướm thử đôi ba chiếc áo cuối cùng Lành chọn áo bà ba màu tím mặc cùng cái quần lảnh màu đen trông thật thùy mị và kín đáo, hôm nay Lành sẽ chính thức ra mắt ba má chồng hụt của năm nào khiến Lành có đôi chút bồn chồn sợ sệt, chẳng phải nàng sợ ông bà Bảy thêm lần nữa không chấp nhận mình là con dâu, nếu điều đó có xảy ra thì với nàng đó là sự lập lại cái tôi của ba má Hoàng thôi, Lành sợ Hoàng lại bị hụt hẫng lần nữa thì nàng không cam tâm, sau khi Hoàng thổ lộ hết nguồn cơn sự vắng mặt khá lâu của mình. Giờ chàng xin nối lại cung đàn lỗi nhịp khi xưa, nhận ra chân tình của Hoàng Lành đánh liều sẽ cùng xin ông bà Bảy tác hợp cho họ.

  Vừa đến ngỏ nhà Hoàng , Lành Thấy ông bà Bảy ăn mặc chỉnh chu đợi sẳn, thấy Lành cùng sánh bước vô nhà, bà Bảy đến gần rồi nắm tay Lành bà nói:

  -Tới rồi, vô đây con gái, má mong con đừng buồn, hôm rồi má có gặp bà Năm quán nhậu bả nói cho má nghe hết mọi chuyện, cái thằng Tám xe lôi nó kể mọi sự tình cho bà Năm nghe  về tình yêu hai đứa dành cho nhau, má với tía  nghĩ lại và thương con quá, thôi mọi chuyện qua rồi gương vỡ lại lành, để má bàn với anh chị sui tìm ngày lành tháng tốt cho hai con thành chồng vợ.

Nghe xong câu nói của bà Bảy, Hoàng quay sang ôm ngang lưng Hai lành và đặt nụ hôn thật sâu lên môi nàng.

  Chừng nghe tiếng Tám xe lôi vang lên thì hai người mới bừng tĩnh bẻn lẻn nhìn nhau :

-Hahaha. Anh Hai bị thằng Tám này “Thuốc” mà vẫn bình yên hay thật ta.

Hoàng giơ nắm tay lên hướng về Tám xe lôi rồi nói:

– Nhờ “Thuốc” của chú em anh và chị mới đoàn tụ hôm nay, xong vụ này cho chú số vốn nho nhỏ mở đại lý thức ăn gia súc buôn bán cho khỏe khỏi đạp xe chi cho cực.

  Bà Bảy vỗ tay rồi nói :

-Bây tính dậy được đó , má ủng hộ

Rồi bà Bảy quay sang hỏi chồng:

– Ý ông làm sao .

– Bà nói gì ” áo ông làm si”  hả , bà sao tui dậy bà ơi , đồng dợ đồng chồng tác biển đông cũng cạn mà bà.

Hai Hùng SG



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Mar/2020 lúc 12:57pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Mar/2020 lúc 4:51am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Mar/2020 lúc 9:41am
Mang Sáo Sang Sông

Miên%20man%20chim%20sáo%20-%20Báo%20Gia%20Lai%20điện%20tử%20-%20Tin%20nhanh%20-%20Chính%20xác


Anh làm công nhân ở thành phố, về gặp ba mẹ Xoan, xin cho cô đi cùng anh.

Đắn đo, ba mẹ Xoan cũng bằng lòng, dầu gì hai người quen nhau cũng lâu, nay mai về thành người một nhà, lên thành phố kiếm thêm tí đỉnh cho sau này, nhân tiện trông coi nhau cũng tốt.
Anh làm thợ bảo trì trong công ty may, xin cho cô vào làm cùng anh. Nhà trọ, cơm công nghiệp nhưng vui, ngày ngày thấy nhau. Chủ nhật cùng nhau nấu mấy món quê cho đỡ nhớ nhà. Anh ngồi ôm đàn, tựa lưng vào bức tường lám nhám:
- Anh tính rồi, cứ vầy, tết về mình thưa ba mẹ xin cưới.
- Cái rồi ở trên này luôn đi, về quê buồn chết, lại nghèo nữa.

Xoan bẻ ngọn rau muống bung búng, anh quăng cây đàn tới phụ, mới có mấy tháng mà cô nông dân đen nhẻm gầy gò đã như khoác áo mới. Xoan mập ra, vẫn còn đen nhưng da dẻ căng mịn, bớt mụn. Ở quê suốt ngày ngoài đồng ngoài ruộng, da nào chịu nổi ánh mặt trời.
Lương hai đứa cộng lại, dành ra chút ít mua mắm muối, xà phòng, còn lại cất lo cho sau này. Tết này về cưới, không chừng sang năm có em bé, một nhà ba người khối chuyện cần lo, Xoan nghe anh nói về kế hoạch, cười hiền :
- Làm sao làm, đừng nghèo là được.

Là thợ bảo trì, anh đi khắp xưởng, ngõ ngách nào cũng biết. Anh thường đi ngang góc kẹt phía trái xưởng, nhà vệ sinh nữ hướng ấy, ra vào phải đi qua cái cột bêtông to, không nhìn thấy được người đứng phía sau. Nơi ấy là nơi thằng chuyên gia hay lôi mấy đứa con gái vào làm trò mèo. Chỉ là giỡn hớt, là đụng chạm.
Thằng chuyên gia này rất biết “mềm nắn rắn buông”, đứa con gái nào hiền hiền, sợ sệt là nó làm hoài. Cũng có mấy đứa con gái táo tợn, xoay ngược lại sàm sỡ nó, nó xanh mặt. Đàn bà con gái một khi đã nổi xung lên thì khó lường.
Anh nghe tiếng con gái nho nhỏ:
- Đừng, kỳ quá!
Tiếng nói quen quen, anh hít giọng đằng hắng, thấy Xoan từ phía sau chạy ù qua, mặt mũi còn đỏ lựng. Xoan còn không nhận ra anh. Anh nhìn theo dáng Xoan thấy mái tóc cô rôi rối, không biết ánh mắt thằng chuyên gia đang hậm hực nhìn mình.
- Em không biết thằng ấy trong người toàn máu “dê” hả?
Xoan ấm ứ, lát sau mới nói:
- Người ta có làm gì đâu.
Anh hậm hực:
- Em còn đợi nó làm hay sao? Em đi hỏi khắp xưởng coi có ai mà nó không nham nhở? Đến bà bầu nó còn chẳng tha nữa là.
Xoan không nói gì, trưa cũng không nấu cơm. Lần đầu tiên anh với Xoan giận nhau, chủ nhật đầu tiên anh không có cơ hội nói về kế hoạch nay mai của mình.

Xoan cắt phăng mái tóc dài óng ả, thay vào đó là tóc ngắn hơi xoăn có màu ánh vàng. Xoan nói da cô hơi ngăm nên phải nhuộm tóc sang vàng cho da sáng hơn. Anh không quen mái tóc ngắn, lại không dám nói gì.
Những cô gái trong xưởng, trong xóm trọ hầu như cô nào cũng có chút sửa soạn, không thể bắt Xoan quê mùa mãi được. Mới hơn nửa năm mà cô đã dần lột bỏ lớp áo nhà quê, cách nói chuyện cũng khác. Có lần nào đó, cô còn nhắc đến đám cưới nhưng với giọng chán chường:
- Làm hoài, ngày nào cũng tăng ca đến chín mười giờ mà có thấy đồng tiền nào. Mai này cưới rồi, có con, chắc chết.
Anh bảo làm sao mà chết, ba mẹ mình ở quê còn khổ hơn, thế mà vẫn con vẫn cái, vẫn vui vẫn vẻ, có chết đâu.
'Xoan vặc lại:
- Nhưng sống lắt lay, sống mòn sống chán thì nói làm gì?
- Sao mà lắt lay?
Xoan im lặng, sáng sáng cô không hấp cơm nguội rủ anh sang ăn nữa. Bữa sáng thay bằng khoai lang, bánh mì, xôi đậu đen đậu phộng. Chủ nhật Xoan theo bạn đi chơi, đi siêu thị. Cô nói cô phải sống hết khoảng thời gian còn độc thân. Mai kia chồng con vào rồi như trâu buộc dây, bò rọ mõm, có muốn cũng chẳng chơi được. Anh ở nhà, đi chợ nấu ăn rồi chờ Xoan, cuối cùng một mình ăn bữa cơm nguội lạnh.

Trong xưởng có tin đồn thằng chuyên gia đã chài được một em. Tối hôm trước còn thấy nó chở em gái kia đi chơi. Người ta không biết tên, chỉ tả như ấy, như vậy. Họ còn cá xem em này “trụ” được mấy ngày.
Anh hỏi Xoan, cô chối:
- Đâu phải mình em tóc ngắn.
- Tối đó không tăng ca, em nói đi chợ đêm với bạn, nhưng cô bạn em lại về nhà.
- Anh theo dõi em à? - Xoan vặc lại - Anh với em chưa ràng chưa buộc, em đi đâu là quyền của em.
Anh im, ngay cả khi đã ràng đã buộc, mà lòng người ta đã gửi nơi khác cũng đành thua nữa là.
Anh gọi điện về cho ba mẹ Xoan, ông ba Xoan nói làm anh sững hồn:
- Vợ mày, mày không quản được, méc tao chi?

Xoan tránh mặt anh, hai đứa ở cùng khu nhà trọ mà cứ như đứa bên này đứa bên kia địa cầu.
Có máy bị sự cố, sếp réo qua bộ đàm kêu tổ bảo trì đến gấp. Anh đang ở sau xưởng, chạy tắt qua bãi cỏ, nơi đổ vải vụn. Chợt anh sững người, cạnh đống vải cao, Xoan và thằng chuyên gia say sưa, hổn hển. Đang giờ làm, thế mà hai người họ vẫn tìm được thời gian và không gian riêng.
Xoan giật mình chui ra khỏi vòng tay thằng chuyên gia, vội vàng chạy vào xưởng. Thằng chuyên gia nhìn anh nhâng nháo, sẵn cái cờ lê, anh vung tay..

Thằng chuyên gia nằm viện nửa tháng, Xoan ngày đêm túc trực. Anh bị đuổi việc vì dám hành hung chuyên gia, tiền hai đứa dành dụm Xoan nói phải lo thuốc men cho người ta. Anh thần người, tiếc tiền một phần, còn người là còn của, nhưng người cũng còn đâu? Nghe nói nếu không nhờ Xoan nói đỡ thì anh đã phải ngồi tù.
Sắp hết năm, kế hoạch của anh tưởng gần mà xa tít tắp. Trong kế hoạch, không có chi tiết anh thất nghiệp và Xoan cặp kè với thằng chuyên gia. Chiều qua còn thấy Xoan mặc áo hai dây màu hường ngồi sau xe thằng chuyên gia, da Xoan ngăm, mặc màu hường nhìn chói mắt gì đâu.

Sáo đã sang sông rồi...

Hòa Nguyên
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 30/Mar/2020 lúc 8:12am

Ông Hải Quân

 

ong%20hai%20quan%20vuot%20bienChiếc ghe nhỏ cũ và xấu có mái che lụp xụp đang lướt đi tới một khúc sông vắng, trên đường cũng vắng hoe cô quạnh chẳng thấy bóng người qua lại, xung quanh chiếc ghe toàn là cây bần, cây dừa nước và vô số các loài cây hoang dại um tùm làm hẹp và tối cả khúc sông, những loài cây dại mà Thư không biết tên dù Thư đã có thời học đại học khoa học môn thực vật Thư đã đi tới vùng Biên Hoàđể tìm hiểu về nhiều loại cây.
Trên bờ và dưới sông đều hoang vu im ắng như nhau, có lẽ nơi này hiếm khi ai qua lại.
Anh chèo ghe là dân địa phương đã rành rẽ chọn chỗ vắng vẻ nhất để cho chiếc ghe neo lại tạm trú, chiếc ghe nằm lọt trong bụi cây dại âm u.
Anh ta nói nhỏ dặn dò Thư:
- Anh nằm trong ghe đừng ló mặt ra ngoài nghen, đợi chiều tối chúng ta ra ghe lớn.
Thư vừa đùa vừa thật:
- Anh cứ nói to lên, dưới sông trên bờ chỉ có anh và tôi với ruồi muỗi chứ có ai nữa đâu mà phải thì thầm…
Anh chèo ghe cười lỏn lẻn:
- Cẩn thận cho chắc ăn mà anh Hai.
Thế rồi anh chèo ghe ngồi ở cuối ghe còn Thư nằm trong lòng ghe.
Thời gian chờ đợi cho chuyến vượt biên căng thẳng hồi hộp làm sao và thời gian trôi chậm làm sao.!.
Gía mà lúc này Thư có nổi hứng thay đổi ý định muốn trở vềnhà cũng không được nữa, vì Thư chẳng biết đường nào mà về, đường sông đường bộ đều hoang vu như nơi này đã bị cuộc đời lãng quên hoặc vô danh vô thừa nhận trong bản đồ đất nước Việt Nam và nhất là anh chèo ghe rõ ràng đang canh chừng Thư như canh chừng một tên tù binh...
Thư sẽ là hoa tiêu, là nhân vật cần thiết cho chuyến vượt biên này, người ta đã ưu ái cho Thư nên canh chừng Thư là đúng rồi. Tới giờ phút này Thư mà bỏ cuộc thì người ta cũng …dí dao bắt Thư lên ghe lên tàu cho bằng được, vì tổ chức một chuyến vượt biên mất bao công phu, bao sự sắp xếp mới đến ngày ra khơi...
Đánh đổi việc Thư làm hoa tiêu,Thư không phải trả tiền mà còn có thể mang theo một hai người thân nếu muốn, Thư định dắt đứa em gái đi nhưng bố đã ngậm ngùi cản lại:
- Tuy là người ta cho đi không, nhưng chuyện vượt biên bao nhiêu rủi ro, biết được hay thua mà vơ vào, thôi thì cứ lo cho thân con sống chết cũng đành.
Bố nói đúng, mạng Thư là “mạng cùi” thì sẵn sàng thí mạng.
Thư đến thành phố Mỹ Tho được chủ ghe sắp xếp cho ở nhà một người thân của họ, chủ nhà đưa Thư ít tiền tiêu vặt.
Hôm sau Thư ăn mặc nhưdân miệt vườn với bộ đồ cũ và đầu đội chiếc mũ tai bèo “thanh niên xung phong”cũng đã cũ bèo nhèo. Thư ra chợ Vòng Nhỏ ăn tô hủ tiếu Mỹ Tho rồi đi chuyến xe lôi ra bến phà Rạch Miểu, qua bên kia sông Thư như người khách đường xa vào ngồi quán nước để chờ người ra đón.
Người này đưa Thư xuống một chiếc ghe nhỏ chèo tay và đưa Thư đến đây. Bây giờ khoảng 2 giờ trưa, như vậy là Thư sẽ nằm chèo queo trong lòng ghe chật hẹp này thêm mấy tiếng đồng hồ nữa chờ đêm tối đến..
Thư gối tay lên đầu, mái tóc mới cắt ngắn. Chiều hôm trước ngày Thư đi Mỹ Tho chị Thái của Thư đã cắt tóc cho Thư.
Cửa tiệm cắt tóc và uốn tóc của chị Thái mở ra trước cửa nhàế ẩm khách vì chị mới đi học nghề và ra cửa tiệm nên bị hàng xóm chê tay nghề còn non. Sau 1975 chồng đi tù cải tạo chị lo học nghề may, rồi học nghề uốn tóc mà chẳng sống được với nghề nào.
Thư nghĩ nếu đi chuyến vượt biên này thành công thì sẽ giúp đỡgia đình để chị Thái đỡ vất vả hơn. Mẹ mất mấy chị em sống quây quần với nhau cùng với bố.
Chỉ trong một thời gian ngắn vài ba năm mà cuộc đời Thư đã qua bao thay đổi. Thư tốt nghiệp đại học sư phạm Sài Gòn và được bổ nhiệm về dạy học tại trường Phan Thanh Giản Cần Thơ năm 1974, sau 1975 trường đổi tên An Cư.
Năm 1979 Thư bị ép phải “tình nguyện” đi bộ đội. Những buổi họp tại trường người ta luôn hô hào khẩu hiệu: “Sẵn sàng đi bộ đội khi cần thiết”và gọi đích danh một số giáo viên để khuyến khích họ tình nguyện trong đó có Thư.
Các học sinh đoàn viên của trường cũng được phát động chiến dịch tình nguyện đi bộ đội.
Tình hình chiến sự đang gay gắt, quân Trung Quốc gây hấn ởmiền Bắc. Trong miền Nam thì bộ đội sang Campuchia để “giúp đỡ” quân sự cho người dân Campuchia thoát khỏi Khờ Me Đỏ.
Hôm trường An Cư tổ chức liên hoan mừng thày trò của trường tình nguyện đi bộ đội vượt chỉ tiêu, có một nam sinh lớp 11 trong số các em học sinh đoàn viên tình nguyện đi bộ đội đợt này đã hiên ngang ra hát giúp vui văn nghệ với bài “Hãy yên lòng mẹ ơi”. với điệu nhạc câu hát tưng bừng thúc giục như: “ …Ai…như giục lòng ta, mẹ ơi có nghe, núi sông vang dậy…”
Hát xong nó hân hoan cúi chào khán gỉa giữa tiếng vỗ tay cổvũ thì mẹ nó cầm chổi chà đứng chờ sẵn phía sau sân khấu, thằng con vừa vào là bà mẹ túm áo nó lại quật cho nó một trận chổi chà tơi bời:
- Mẹ ơi hãy yên lòng . Nè, nè…nè….
Mỗi tiếng “nè” là bà quật chổi vào người thằng con tới tấp hơn. Bà rít lên::
- Thằng con khờ ơi, ai biểu mày tình nguyện đi bộ đội hả?hả? Mày muốn phơi thây ở Campuchia hả? hả?.Hay mày muốn chết mất xác ở ngoài Bắc vì bọn Trung Quốc hả? hả??.
Thế mà chẳng hiểu bằng cách nào hôm thày trò lên đường đến trại huấn luyện quân sự ở Trà Bay huyệnThốt Nốt thằng nhỏ cũng hớn hở có mặt.
Còn Thư thì lòng dạ não nề.
Chị Thái từ Sài Gòn đến Trà Bay thăm Thư, chị buồn đau thương cho thằng em phải gĩa từ phấn bảng, giã từ lũ học trò. Hai chị em cùng toan tính nếu học xong khóa huấn luyện quân sự ở Trà Bay họ đưa Thư ra miền Bắc thì chưa biết tính sao, nếu sang Campuchia thì Thư sẽ tìm đường vượt biên bằng đường bộ đến Thái Lan., may ra tìm được bến bờ tự do còn hơn là vào sinh ra tử cho một chủ nghĩa mà Thư cũng như những người dân miền Nam Việt Nam đều chán ghét..
Tội nghiệp chị Thái một chuyến đi buồn mà còn gặp nạn, chịmua vé xe đò từ SàiGòn đến Cần Thơ gía chợ đen gấp đôi gấp ba gía chính thức, thằng cò mồi vé dẫn chị lên xe đò và đòi tiền ngay tại chỗ thay vì chị sẽ trảcho anh lơ xe đò khi xe chạy. Thế nên chị phải trả tiền đến 2 lần cho cái vé chợ đen
May mắn cho Thư, sau khoá huấn luyện quân sự ở Trà Bay trường An Cư đã gọi Thư về dạy học lại vì thiếu giáo viên. Thư không biết đâu là sự thật? hay là họ đã thử lòng Thư? Sau đó một thời gian trường đã đề nghị cho Thư làm hiệu trưởng một trường trung học ở Long Tuyền, cách thành phố Cần Thơ khoảng 12 km, không biết vì “thành tích” tình nguyện đi bộ đội của Thư hay vì Thư đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi của tỉnh Hậu Giang?…
Thư không muốn nhận chức vụ này vì càng lớn chức càng nhiều ràng buộc và trách nhiệm mà mục đích của Thư là đang tìm đường vượt biên, luôn chờ thời đi vượt biên.
Thư có một bạn cùng chí hướng tên Tuấn tốt nghiệp cùng khóa đại học sư phạm, nhưng Tuấn bỏ dạy học làm nghề tự do cũng vì mục đích vượt biên. Tuấn là dân bản xứ Mỹ Tho đã đứng ra tổ chức chuyến vượt biên như rủ thêm một số bạnđồng hành, mua ghe thuyền cho đến máy móc. Toàn là “cây nhà lá vườn” kể cà tài công và hoa tiêu nên không tốn kém tiền bạc nhiều.
Thư là hoa tiêu dù nghiệp dư nhưng Tuấn tin cậy vào khả năng thông minh nhạy bén của bạn,. Thư học lóm “nghề” hoa tiêu từ một anh bạn là sĩquan hải quân đi tù cải tạo về, anh hải quân còn đưa cho Thư một cuốn sách bằng Anh Ngữ anh mang về sau chuyến sang Mỹ tu nghiệp. Với khả năng tiếng Anh Thư đã học xong ở Hội Việt Mỹ đường Mạc Đỉnh Chi Sài Gòn và nếu cần thì tra thêm tự điển thì đọc và hiểu cuốn sách này rành rọt không mấy khó khăn.
Để chắc ăn thêm Thư đã vào thư viện quốc gia ở đường Nguyễn Du Sài Gòn tìm đọc thêm những sách liên quan đến đi biển.
Thế là Thư tự tin đảm lãnh trách nhiệm làm hoa tiêu cho chuyến vượt biên “nhà nghèo” tự biên tự diễn này..
Từ Cần Thơ mỗi lần nghỉ dạy là Thư về Sài Gòn la cà ra khu chợ trời để tìm kiếm mua la bàn và bản đồ đường biển.
Dân chợ trời khôn khéo lắm, để không bị công an nghi vấn hay chất vấn họ chỉ bày bán những la bàn bộ binh, hướng đạo sinh đi trong rừng. Thưcũng phải khôn khéo và kín đáo hỏi họ về la bàn đi biển. Thế là cả người bán lẫn người mua đều biết tâm ý của nhau tuy không ai nói ra..
Dân chợ trời sau 1975 đủ mọi thành phần thượng vàng hạ cám, người bán đã dắt Thư về nhà đưa ra những la bàn Hải quân và bản đồ đi biển. Anh ta trình độ và sành sõi hỏi Thư đi biển đường nào thì sẽ bán bản đồ vùng ấy, vì biển mênh mông có nhiều hướng đi.rồi
bán cho Thư la bàn, bản đồ tốt đúng như Thư đang tìm kiếm.dĩ nhiên với gía rất đắt
Chuyến vượt biên này vào năm 1981 đã thất bại khi chưa ra tới cửa biển, cả đám vào tù ở huyện Long Đất Vũng Tàu, trong 8 tháng tù giam Thư đã quen thân với một anh tài công trẻ tuổi tên Đực nhà quê và thật thà. Đực là dân lái ghe mướn từthời mới lớn và được một chủ ghe trọng dụng làm tài công lái chuyến ghe đi vượt biên không may thất bại.
Từ trại giam ở Long Đất ra Thư thành kẻ tay trắng, không chỗdạy học, không hộ khẩu. Thư về Sài Gòn sống với gia đình, cha và các chị em cưu mang Thư, những ngày này thật hoang mang vô định và đôi khi tuyệt vọng.
Tuấn được gia đình lo cho ra tù sớm và sau đó lấy vợ, thừa hưởng nhiều tài sản ruộng vườn nhà vợ ở Mỹ Tho và không hào hứng chuyện vượt biên như lúc còn độc thân nữa..
Lúc này qua một bạn giáo viên quen thân dạy ở Cần Thơ Thư được biết thằng học trò tình nguyện cùng đi bộ đội với Thư, cái thằng bị mẹ cầm chổi chà đánh tơi tả sau hậu trường sân khấu hôm nhà trường ăn mừng đoàn quân tình nguyện vượt chỉ tiêu đã bỏ đơn vị, đảo ngũ trốn về nhà. Chắc nó đã thức tỉnh, đã ân hận không nghe theo lời mẹ.
Thằng học trò dĩ nhiên là bị mất hộ khẩu, bị lý lịch xấu chẳng khác gì Thư. Gia đình sẽ xoay sở ra sao cho nó? lấy lại cái hộ khẩu đã khó nói làm gì tẩy xóa được cái vết đen trong bản lý lịch đời nó.
Thày và trò đều lêu bêu như nhau, tương lai đen tối nhưnhau.
Con đường sống duy nhất của Thư là Thư tiếp tục vượt biên.
Biết Thư là hoa tiêu Đực đã giới thiệu cho Thư chuyến đi này với Đực và Đực vẫn là tài công. Hai anh em sẽ cùng một chuyến tàu định mệnh, sống chết có nhau như những ngày tháng trong tù chia sẻ từng miếng cơm khô, từng con cá mặn, từng buồn vui vặt vãnh chuyện đời.
****************
Khoảng 7-8 giờ tối thì tay chèo ghe bò đến chỗ Thư, lại thì thầm:
- Ta đi nghen anh Hai.
Lần này Thư thấy hồi hộp không đùa với anh ta được nữa.
Chiếc ghe lặng lẽ tách bến sông vắng để đến điểm hẹn gặp ghe lớn.
Trên ghe lớn đã có sẵn hơn 40 “hành khách” không biết họ đã đón lên từ nơi nào, từ lúc nào..
Khi Thư vừa bước lên ghe có một bà cất tiếng hỏi ngay với lòng tin tưởng và ngưỡng mộ:
- Ông là sĩ quan hải quân hả?
Thư đành …gật đầu vì chẳng có thì giờ đâu mà giải thích mà kểlể.trong phút giây căng thẳng và quan trọng này, mà nếu nói ra Thư là một thày giáo chắc không riêng chị đàn bà tò mò này mà biết đâu cả ghe đều hốt hoảng kinh sợ vì mạng sống của họ sẽ giao phó cho một người chỉ đứng trên bục giảng chưa hề đi biển lần nào ngoài chuyến vượt biên mới ra biển một chút đã bị tóm vào tù vừa rồi..
Anh Tình chủ ghe đến bên Thư dặn dò và một hai đều gọi Thư là“ông hải quân”. đầy tin cậy y như chị đàn bà kia.
Ghe rời sông ra cửa biển Bình Đại vào lúc 3 giờ sáng, tuy trời còn tối không nhìn thấy màu nước nhưng Thư biết vùng nước lợ chuyển tiếp giữa sông và biển nửa đục nửa trong, càng đi xa bờ nước càng xanh đậm.
Đến khi trời sáng rõ thì nhiều người trên ghe bỗng phát hiện ra có tàu đang đuổi theo, không biết đó là tàu của lính biên phòng hay tàu đánh cá của tư nhân? Nhưng dù tàu nào thì cũng là mối đe dọa nguy hiểm. Anh Tình đến bên Thư lo lắng giục gĩa:
- Ông hải Quân, có tàu đang đuổi theo mình, cho ghe vọt nhanh đi.
Thư nhìn ra sau thấy chiếc tàu lạ càng hiện rõ nên sau một thoáng suy nghĩ bèn quyết định:
- Anh Tình, không kịp đâu. Anh xem trên ghe mình có mang theo bất cứ cây gậy nào thì tận dụng hết chỉa ra sau ghe gỉa làm súng ống hù dọa chúng xem? rồi tới đâu mình tính tới đó.
Tình làm y lời, và còn kêu mấy thanh niên đứng trên khoang ra vẻ thách thức, ra vẻ như phe ta rất“ngầu”, đang có vũ khí và sẵn sàng chiến đấu.
Thế mà chiếc tàu kia rút lui thật, nó không tăng tốc độ đuổi theo nữa và khoảng cách càng lúc càng xa. Đúng là trời thương trời cứu..
Mọi người thở phào nhẹ nhỏm và suy đoán chắc chiếc tàu kia chẳng dám dấn thân vào nguy hiểm để lập công làm gì, mà bắt người vượt biên nhưbắt cóc bỏ dĩa, thua chuyến này thì họ lại đi những chuyến sau, cho tới khi nào không còn khả năng đi nữa thì mới chịu thôi.
Chiếc ghe lại tự tin vượt sóng, như một thủy thủ chuyên nghiệp Thư ghi nhật ký hải hành để theo dõi chuyến đi, Thư tính hướng cho Đực lái tàu đến Mã Lai, địa điểm càng gần thì càng rút ngắn sự hiểm nguy.
Chiếc ghe dài 12 mét, Thư đã vo tròn mớ giấy báo cho người đứngờ đầu ghe ném ra xa xa theo chiều ngang song song với mũi ghe và Thư theo dõi đồng hồ mất 8 giây rưỡi khi đuôi ghe gặp mớ giấy báo vo tròn đang trôi nổi bập bềnh ấy.. Thế là tốc độ ghe đi.12 mét mất 8 giây rưỡi.và Thư có thể tính ra tốc độ mỗi giờ bằng bài toán quy tắc tam xuất đơn giản..
Ban đêm biển mênh mông đen tối thăm thẳm đến rợn người, tầm nhìn bị hạn chế Thư đã ngắm một ánh sao chênh chếch với mũi ghe khoảng 45 độ và nói Đực cứ nhắm cái hướng khỏang 45 độ ấy mà đi với tốc độ chậm hơn ban ngày đểnếu có lạc đường thì cũng không lạc qúa xa rồi sáng mai sẽ chỉnh lại hướng đi chính xác..
Thư cho cột cái giẻ dướiđuôi ghe coi hướng gió, giẻ bay ngược chiều hay xuôi chiều, và mục đích ghe đi ngược hay xuôi chiều gió thì cứ lấy cái giẻ bay đó làm chuẩn..
Những điều này Thư đã đọc trong cuốn sách mang từ Mỹ về của anh hải quân cho, tất cả đều được Thư mang ra tận dụng thật hữu ích.
Sau 2 ngày trên biển thì gặp một tàu Thái Lan, họ chặn lại và từ tàu lớn họ xuống ghe uy hiếp mọi người lấy hết vàng bạc nữ trang nhưng không giết hay đánh đập ai. Có lẽ đây là một thương thuyền thấy ghe nhỏ vượt biên nên nổi lòng tham xông vào kiếm chác thêm. Một ông ra dáng chủ tàu lại biết nói bập bõm tiếng Anh thấy đám vượt biên nhớn nhác sợ hãi và có kẻ khóc lóc van xin đã thương cảm sao đó cho cả đám vượt biên lên tàu lớn ăn cơm với cá no nê xong mới trở lại ghe mình. Coi như mất của để “mua” được một bữa ăn no và ngon lành.
Thư đưa ông ta xem cuốn nhật ký hải hành, ông ta khen Thư đãđi đúng hướng và chúc tiếp tục đi đến Mã Lai thành công.
Sự may mắn này hi hữu hơn cả lúc chiếc ghe chỉa cây chỉa gậy làm súng gỉa và thoát nạn lúc ở cửa biển Bình Đại Mỹ Tho.
Hai ngày sau thì ghe đến bờ biển Mã Lai vào lúc tờ mờ sáng. Mọi người trên ghe la hét reo hò mừng rỡ
Thư ra lệnh cho Đực lái tà tà dọc bờ biển và nói mọi người cứyên tâm thong thả ngắm cảnh biển đẹp, cảnh thanh bình của Mã Lai đợi tới sáng sẽlên bờ để khỏi làm phiền chủ nhà.
Sau mấy ngày đêm mệt nhoài vì ít ngủ trên ghe, giờ phút này Thư bỗng cảm thấy khỏe hẳn lên, sức mạnh tinh thần thật là mãnh liệt. Thư vui thích ngắm những hàng dừa, hàng phi lao trên bãi biễn rồi lại nhìn những đợt sóng biển đang xô lên bờ trong buổi sáng vắng người êm ả.
Cũng là sóng, cũng là biển mà Thư từng thấy như biển Vũng Tàuở Việt Nam sao hôm nay biển Mã Lai lại đẹp đến thế, lạ lùng đến thế !
Cũng là bình minh trên biển sao bình minh nơi đây lại rực rỡvà tươi vui đến thế !.
Thư mừng vui thế nhưng khi nhìn ra biển xa chẳng biết chân trời nào là hướng quê nhà Thư bỗng ngậm ngùi. Thư chỉ muốn rời bỏ chế độ chứ không muốn rời bỏ quê hương Giờ này ở nhà chắc cha Thư, các chị em Thư đang nóng lòng lo lắng cho Thư lắm.
Thư thấy tiếc đã không có đứa em gái đi theo.
Khi trời sáng tỏ thì Đực phóng cho ghe vào sát bờ tối đa, người ta có thể cảm thấy đáy ghe đi lướt trên cát và khựng lại, mọi người rối rít lên bờ, có người sung sướng qùy xuống hôn lên mặt đất, có người quay ra biển khơi vái lậy cám ơn biển đã yên bình đưa đoàn người đến bến bờ tự do.
Thật vậy, có trải qua mấy ngày đêm trên biển khơi bao la, trên chiếc ghe nhỏ đơn sơ mới biết cái chết và sự sống gần kề mong manh thế nào.
Anh Tình đã mang theo một cái đục lớn, khi mọi người lên bờ xong anh đục cho chiếc ghe thủng đáy thủng vách vài chỗ để phòng hờ có những dân bản xứ không muốn người vượt biên đến đất nước họ đã đuổi mọi người xuống ghe ra biển trở lại đi đâu thì đi, như những tin đồn tin kể của những người vượt biên trước. Khi ghe hư hỏng không thể xử dụng được nữa thì họ phải chấp nhận dung chứa người vượt biên ở lại.
Chủ ghe Tình thật chu đáo.
Người ta xúm vào cám ơn tài công và hoa tiêu:
- Cám ơn anh Đực nhé, anh lái ghe suốt 5 ngày đêm trên biển thật khỏe thật tài.
- Anh Đực là tài công chuyên nghiệp có khác, nghe chủ ghe nói anh lái ghe từ hồi mười mấy tuổi phải không?
Bà đầu tiên gặp Thư bước xuống ghe đã hỏi “Ông là sĩ quan hải quân hả” . Bây giờ cũng là bà, lần này thì bà thoải mái hỏi dài dòng ::
- Cám ơn ông hải quân thật nhiều nghe, ông cũng chuyên nghiệp không thua gì anh tài công, chỉ đường ghe đi đúng y boong. Hồi đó ông đi hải quân được mấy năm? rồi ông đi tù cải tạo mấy năm? vợ con gì chưa? Sao không thấy mang theo?...
Một người phải ngắt lời bà:
- Bà hỏi cả chục thứ ông hải quân nghe điếc tai luôn biếtđâu mà trả lời.
Mấy người khác nhao nhao lên:
- Phải rồi, công ông hải quân lớn lắm đó, nếu hoa tiêu dởchỉ lầm đường thì tài công cũng chịu thua thôi, xăng dầu đâu mà đi tiếp? chưa kểsóng gió bão bùng.
- Bà nói lạ chưa? Ông ấy là dân hải quân thì phải rành đường biển chứ.
Anh Tình ra bắt tay tài công Đực xong liền bắt tay Thư với vẻ mặt tươi rói và trân trọng:
- Cám ơn ông hải quân.
Cho tới giờ này chủ ghe cũng không nhớ tên Thư, mà chỉ gọi Thư là “ông hải quân”
Thư thấy lúc này thuận tiện và thoải mái nhất để lên tiếng cải chính, nói lên sự thật:
- Anh Tình và bà con cô bác ơi, tôi không phải là hải quân.
Mọi người không tin:
- Ông hải quân giỡn hoài, tài đi biển rành rành mà.
- Ông hải quân.vui tính qúa trời.
Thư nghiêm trang và rành rọt tựkhai:
- Tôi nói thật tình một lần nữa tôi không phải lính hải quân. Tôi là nhà giáo, dạy học ở trường Phan Thanh Giản tức trường An Cư thành phố Cần Thơ..
- Nhưng trước khi vào nghề giáo chắc ông có đi lính hải quân ?
- Không hề, tôi chưa là lính tráng hải quân ngày nào cả.
Mọi người bật kêu lên:
- Úy trời, thày giáo mà dám chỉ đườngđi biển hả? Thày thiệt liều mạng …
- Trời thần thiên địa ơi, nếu tôi biết ông hoa tiêu là nhà giáo thì không dám đi chuyến vượt biên này rồi.
- Nghĩa là ông thày giáo chưa từngđi biển lần nào hả ??
Thư thành thật kể:
- Tôi chỉ đọc sách của một người bạn hải quân và đọc tài liệu đi biển trong thư viện. Thật ra tôi cũng có làm hoa tiêu một lần trong chuyến vượt biên nhưng ghe vừa khởi hành chưa ra tới biển thì bị bắt rồi.
Một bà giọng Bắc kỳ 54:
- Ối giiời ôi, thế ra chuyến đi vượt biên này mới là “thửnghiệm” đầu tay của ông đấy hả ? Gan ông to như cái đình.
Thư cũng ví von đáp lại bà Bắc kỳ54:
- Vâng, “cũng liều nhắm mắt đưa chân”, chuyến đầu tiên tôi thực sự thử tay nghề hoa tiêu từ A đến Z đấy bác ạ.
Một người khác hào hứng:
- Biết đâu nhờ vía của ông nhà giáo hiền lành mà ghe mình gặp hên 2 lần đó, súng giả mà hù được người ta, rồi bị cướp mà còn được cướp mời lên tàu cho ăn cơm với cá..
- Hèn gì trông tướng tá ông …hơi yếu, không có vẻ con nhà lính là bao, tôi cứ tưởng tại ông đi tù cải tạo về nên ốm o gầy mòn đi chứ.
Anh Tình gạt đi:
- Bà con cô bác ơi, chính tôi cũng không ngờ, nghe Đực giới thiệu hoa tiêu là tôi tin cậy ngay…mà thôi dù là ông thày giáo thì tài hoa tiêu của thày giáo cũng tuyệt vời, đã đưa chúng ta tới bến Mã Lai đúng như dự tính.
- Hoan hô ông hải quân…À quên hoan hô ông thày giáo hoa tiêu
Thư rủ vài người đàn ông khác đi quanh bờ biển để tìm gặp người bản xứ Mã Lai nhờ họ báo tin cho cảnh sát.. Một bà hỏi:
- Thày giáo ơi, gặp cảnh sát làm chi?
- Để khai báo với họ sự hiện diện của chúng ta trên đất nước họ rồi mới được đưa tới trại tị nạn nào đó. Tất cả bà con cứ tập hợp một chỗ đừngđi đâu xa nhé.
Trên tàu họ đã răm rắp tin cậy ông hải quân thì bây giờ trên bờ biển Mã Lai họ cũng tin cậy vào ông thày giáo trẻtuổi .
Đực cũng đi theo Thư, anh chàng nói với Thư:
- Thày giáo à, nếu khai báo gì thày khai cho em ở gần thày nhé, kể cả sau này đi định cư nước nào cho em theo thày luôn.
Mới ngày nào Đực và Thư là đôi bạn trong tù mù mịt tương lai, nay là đôi bạn trên xứ người tự do thoải mái, tương lai rộng mở phía trước. Chỉ một chuyến vượt biên có thể thay đổi cả cuộc đời.
Họ đi dọc theo bờ biển về phía vài người bản xứphía xa…
Biển bên cạnh họ, hiền hoà và thân thiện cùng với chân trời rạng ánh bình minh trên biển khơi lấp lánh tươi vui như đang chào đón họ, những người đi tìm tự do may mắn.



*Ghi thêm: Đây là câu truyện thật không chút hư cấu. Hi vọng những ai đi chung chuyến tàu vượt biên may mắn này đọc được bài này để nhớ lại kỷ niệm.
Nhân vật Thư trong thời gian tị nạn trên đảo Pulau Bidong đã dạy Anh Văn cho người tị nạn, vốn dĩ là nhà giáo tốt nghiệp đại học sư phạm nên thày giáo đã dạy học có phương pháp và hiệu qủa, lớp học luôn đông người. Khi Thư chuyển trại lên thủ đô Kuala Lumpur đợi chuyến bayđi Mỹ, ở đây 2 tháng Thư cũng dạy Anh Văn
Nhiều “học trò” không nhớ tên thày giáo đã thân mật gọi là “ông thày tóc quăn”
Cũng hi vọng những ai tị nạn trên đảo Bidong và Kuala Lumpur năm 1982 sẽ nhớ ra ông thày Anh Văn “tóc quăn” này
Còn anh tài công Đực sau đó đi Uc vì anh “rớt” phỏng vấn vào Mỹ.
Nhân vật “Ông Hải Quân” này là em của tác gỉa.
Thanh chia sẻ câu truyện này và cám ơn các bạn đã đọc.


Nguyễn Thị Thanh Dương

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2020 lúc 1:33pm

Bờ Kinh Ngày Cũ.


 

 

Từ hành quân tôi về thăm bạn cũ
Một trưa hè im vắng gió thoảng đưa
Bụi tre già kẽo kẹt tiếng rít thưa
Gốc bần cỗi trong lòng kinh lặng lẽ

Ra đón tôi bạn mỉm cười nhè nhẹ
Tia mắt kia lóng lánh nét mừng vui
Ra vườn sau hai đứa cùng bùi ngùi
Nhìn nước chảy nhớ dòng sông tuổi nhỏ


Vài con khô và một bình rượu đế
Chúng tôi ngồi im lặng uống thời gian
Lòng xót xa tôi bỗng nhớ đến nàng
Còn đâu nữa ôi những ngày thơ mộng



Bỗng một tiếng ầm vang như đất động
Thân bạn rơi ngã xuống phủ lên tôi
Cối 82 banh nát ruột gan lòi
Bạn vĩnh viễn ra đi không từ giã...



Nhiều năm qua... một trưa vàng nắng hạ
Tôi về thăm người bạn cũ không còn
"Má" đón tôi dáng còm cõi héo hon
 Chiếc lưng nhỏ nay gầy còng hơn trước

Trước bàn thờ tôi thắp hương châm nước
Mắt bạn sâu trong di ảnh nhìn tôi
Lặng lẽ mang khung hình bạn tôi ngồi
Bờ kinh cũ của một ngày tang tóc

Cứ uống mãi mềm môi lòng tôi khóc
Bụi tre già kẽo kẹt tiếng đong đưa
Bạn và tôi vẫn im lặng như xưa
Gốc bần cỗi giờ đây cằn hơn trước

Rồi tôi đi lúc chiều tà chậm bước
Bỏ bạn tôi ở lại bên kia kinh
Cũng là nơi người yêu dấu gửi mình
Má dõi mắt nhìn theo tôi lặng lẽ....

phamphanlang
viết theo câu chuyện của người bạn


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Apr/2020 lúc 1:35pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2020 lúc 10:33am

Cái Ôm

Rơi%20nước%20mắt%20khi%20đọc%20“con%20muốn%20về%20nhà...”%20ngày%20cận%20Tết

1

Mẹ ngồi xem lại những tấm hình, những đoạn phim quay lúc đi chơi. Mẹ cười thích thú.

“Chỗ này vui quá! Đông người, nghẹt thở luôn, nhưng mà Mẹ thích lắm! Mai mốt cho Mẹ đi lại chỗ này đi con!”

“Dạ.”


An cười, nhưng chợt khựng lại với ý nghĩ không biết bao giờ mới có thể cùng Mẹ đến những chỗ đông vui như vậy. Hơn hai tuần lễ thực hiện điều “ở yên trong nhà” mà thấy lâu như cả năm. Mặc dù An đã kéo hết công việc về làm tại nhà, không phải đi đến sở, An thấy vẫn còn nhiều thì giờ trống. Chính là những lúc trước đây dành cho việc chạy bộ tập thể dục, là những lúc đẩy xe cho Mẹ đi dạo để hít thở chút khí trời trong lành, là những buổi họp mặt bạn bè, đàn ca hát xướng cho vui… Nhiều lắm! Khi bình thường không ai để ý những điều đó, đến khi phải sống trong một bầu không khí mới, sẽ thấy có sự khác biệt rõ ràng.

An có giải thích cho Mẹ, nhưng chỉ đơn giản, ngắn gọn thôi, không muốn khiến Mẹ lo lắng. Rằng lúc này mình không nên đi ra đường nhiều, nhất là người có tuổi như Mẹ, để tránh bị mắc bệnh. Rằng cái con virus này mới toanh, chưa có thuốc chữa, cũng chưa có thuốc ngừa. Rằng con virus này có thể truyền bệnh từ người sang người, do những giọt li ti bắn ra khi người ta ho hay hắt hơi. Rằng ngay cả thở vào nhau cũng có thể truyền những con virus này. Thế thôi! Nói như vậy chỉ để Mẹ yên tâm mà ở trong nhà, không bị buồn.

Mẹ nói Mẹ cũng có đầy kinh nghiệm về những con vật tí hon dễ sợ như thế. Mẹ nói sợ nhất là con vi trùng thương hàn. Mẹ nhắc về ngày xưa, khi Mẹ ở tuổi mới lớn, mắc bệnh thương hàn, nặng đến nỗi tóc tai rụng hết, mình mẩy trơ xương. Mẹ nhắc về những con virus làm cháu của Mẹ bị bệnh sốt xuất huyết, bị sốt bại liệt… Mẹ sợ đến nỗi ngày đêm cầu Trời khấn Phật cứu giùm các cháu.

Từ ngày Mẹ yếu đến nỗi di chuyển trong nhà cần có người theo một bên, phải dùng đến cái walker, Mẹ ít khi phải nghe những chuyện bệnh tật. Đó là vì không ai muốn Mẹ phải nghe. Tránh được thì tránh, không thì phải thật đơn giản, càng ít càng tốt.

“An này! Hai tuần nay không thấy anh chị đưa các cháu đến chơi.”

“Dạ, Mẹ, mình đang phải theo lệnh ở yên trong nhà.”

Mẹ thở dài:

“Ừ há! Mẹ quên. Vậy bao giờ Mẹ mới gặp tụi nhỏ?”

“Chắc cũng không lâu đâu Mẹ! Mình ráng chờ.”

An biết cho đến khi nào có vaccine để ngừa bệnh thì lúc đó mới thật sự yên tâm. Trong nhiều ngày nữa chưa chắc Mẹ sẽ được gặp các cháu. Mọi người dùng điện thoại để liên lạc. May mà có phương tiện này!

“Mẹ ơi, lúc này mình ít ra ngoài, Mẹ gọi điện thoại thăm mấy cô bác đi! Chắc họ cũng thích trò chuyện lắm đó!”

“Ừ nhỉ! Chắc họ cũng buồn vì không được đi đâu cả.”

Thế là Mẹ bắt điện thoại gọi cho mấy bà bạn. Những câu chuyện vui khiến Mẹ cười khanh khách. Nhưng cũng có lúc nét mặt của Mẹ trầm tư, Mẹ ngồi lặng yên không nói. Đến tối, khi thấy An hết việc rồi, Mẹ kể:

“Bác Hai, bác ấy nói là thấy buồn lắm, vì anh của bác ấy vào bệnh viện, mà người nhà không ai được vào theo, không được thăm, chỉ có thể nói chuyện qua điện thoại. Anh của bác ấy sắp mất rồi, mà bác ấy không làm gì được. Rồi thì như nhiều người khác, ông anh sẽ chết cô đơn trong bệnh viện.”

An dọn cơm ra chiếc bàn thấp cho Mẹ. Mẹ vẫn ngồi trên giường, xoay người ra để ăn cơm. An chạy ra khá xa, vừa dọn dẹp vừa nói chuyện với Mẹ. Mẹ hỏi:

“Sao con không ăn cơm luôn?”

“Mẹ ăn trước đi, con làm chút chuyện rồi ăn.”

Mẹ có vẻ không vui. Thường ngày hai mẹ con cùng ăn cơm với nhau, hôm nay Mẹ lại phải ăn một mình. Thấy Mẹ giằm giằm cái muỗng trong chén, An bật cười, giải thích:

“Mẹ à, từ nay con phải đứng xa Mẹ một chút, vì con là người chăm sóc Mẹ, mà con lại còn phải ra đường đi mua thức ăn và các thứ cần thiết. Con có thể đang mang mầm bệnh mà không hay, lỡ con lây cho Mẹ thì khổ. Nhưng ngoài con ra thì không ai có thể thay con ở bên cạnh Mẹ. Vậy Mẹ chịu khó…”

“Mẹ hiểu rồi! Con nói phải. Mẹ hiểu mà!”

Ban đêm, Mẹ ngủ ngon, nhưng An lại trằn trọc. Những lúc ngủ không được, An thường chạy vào giường Mẹ, chui tọt vào chăn, ôm lấy Mẹ và ngủ được ngay. Nay thì không. Hai mẹ con hứa với nhau “giữ khoảng cách an toàn” như mọi người. Được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Và giữ như vậy sẽ giúp Mẹ “làm quen” với kiểu cách mới này, sẽ không trách móc khi mấy đứa cháu đến nhà mà không ôm hôn bà như trước.



2

Buổi sáng, Mẹ ở trong phòng tắm rất lâu. An rón rén đi vào, thấy Mẹ đang rửa tay. Mẹ nói:

“Bạn của Mẹ bảo phải rửa tay cho đúng cách, ít nhất 20 giây con ạ!”

An phì cười:

“Dạ phải. Con cũng định nói với Mẹ như vậy.”

“Ừ, có như vậy mình mới không bị bệnh. Mẹ sợ bị bệnh lắm!”

Mẹ tự đi ra với cái walker, không cho An giúp. Mẹ nói:

“Con cứ ở cách xa Mẹ sáu feet, để khỏi bị bệnh.”

An trố mắt:

“Mẹ biết chuyện này nữa?”

“Mẹ biết chứ! Coi TV thì biết. Mà bạn của Mẹ cũng nói vậy.”

“Dạ. Mẹ thật cẩn thận!”

An dọn bữa ăn sáng cho Mẹ. Mẹ nhìn các thứ trên bàn, lắc đầu:

“Thời buổi này mua sắm khó khăn, mình ăn tiện tặn lại con à!”

“Dạ. Thế này là quá tiện tặn rồi đó Mẹ!”

“Ừ… Con này! Tự nhiên Mẹ nhớ lại cái thời người ta phải dè sẻn mọi thứ. Gạo không có mà ăn, phải ăn độn. Rồi thì ai đến chơi nhà bạn hay nhà bà con, muốn ở lại ăn cơm thì phải đem theo phần gạo cho chính mình, nghĩ mà thương. Bây giờ không phải là không có tiền, mà là có tiền nhưng không mua được đầy đủ như ý mình muốn… Rồi thì… ở yên trong nhà, nhà ai nấy ở, cái gì mà “cách ly”, giống như giới nghiêm vậy, thật không khác gì thời chiến tranh. Nhưng mà… lại không giống. Thời chiến tranh, người ta còn tới nhà nhau, thăm nhau được. Bây giờ không ai tới nhà ai. Gặp nhau, lại phải đứng cách nhau 6 feet. Lạ quá!”

Mẹ nói từ từ, từ từ, nói xong thì cũng vừa hết phần ăn sáng. Mẹ nhìn ra cửa. An biết Mẹ đang nhớ giờ ra đường. Mẹ vốn yếu ớt nên mấy hôm nay An không muốn cho Mẹ ra ngoài. An mở máy cho Mẹ tập theo bài thể dục nhẹ nhàng. Xem ra Mẹ cũng muốn tập dần với những điều khác thường nhưng đang trở thành bình thường. Nhà một mẹ một con, An cũng nhắc mình phải tập dần. Dù muốn hay không, cũng phải công nhận rằng mình đang sống trong cái thế giới “ảo” nhiều hơn thật. Làm việc online, đặt hàng online, gặp nhau online… Đôi khi, anh chị ghé nhà An cho chút quà, hoặc đi chợ mua lặt vặt giùm An, chỉ đến trước cửa đặt giỏ xuống, có thấy nhau thì cũng phải đứng xa nhau 6 feet, chào nhau rồi đi. Cứ như là ai cũng sợ rằng chỉ cần tỏ tình thương mến qua những câu nói dông dài sẽ đủ khiến cả nhà con virus bay theo hơi thở mà vào mũi người kia. Nghe có vẻ như đùa mà dễ thành sự thật lắm, cho nên ai cũng tuân thủ nguyên tắc “social distancing.”

Mở những trang tin, những email các nơi gửi về, tràn ngập biết bao điều chia sẻ. Một bạn kể rằng ngay cả người trong cùng một nhà cũng giữ khoảng cách an toàn. Giờ cơm, mỗi người tự bới cơm, ngồi ăn ở các góc xa nhau. Hơi tếu một chút, chị nói hai vợ chồng chị lo sợ quá nhưng không muốn ngủ riêng, sợ bị buồn, nên thỏa thuận nằm ngược đầu nhau. Hai vợ chồng cuối cùng tự thấy mình vô lý, cùng cười xòa công nhận với nhau: nằm ngược đầu vô ích, trừ khi ai cũng có chiều cao 6 feet.

Một bạn tâm sự về nỗi khó khăn của mình khi đối diện với những câu hỏi của đứa con năm tuổi: “Vậy con không được cho ai ôm nữa sao?” Bé nói mà ánh mắt rưng rưng. Cha mẹ của bé phải giải thích một hồi, và cuối cùng lại ôm bé vào lòng để bé thôi tỉ tê.

Một ông anh, suốt mấy năm trời hàng ngày nấu thức ăn Việt mang vào nursing home cho vợ, nay không được cho vào. Anh vẫn mỗi ngày đội giá rét đến trước cổng nursing home, nhìn vào, rồi ra về.

Một bạn khác nói về nỗi ray rứt của mình khi nhớ cha mẹ già ở Việt Nam, biết bao giờ mới được bay về thăm cha mẹ?

Một bạn nữa nói rằng có người thân qua đời nhưng không thể đến dự đám tang, đành chia buồn với nhau trên internet.

An não lòng khi nghe một người quen của mình chào vĩnh biệt người nhà qua facetime, một người bạn đi sinh con một mình vì ngay cả chồng của chị cũng không được theo cùng. Và ngay lúc này, hiện ra trên màn hình computer, là câu chuyện một bà mẹ vội vàng trùm hết cả người cô con gái y tá một tấm trải giường, chỉ để ôm lấy con trong phút giây ngắn ngủi cô ghé nhà rồi lại đi tới tuyến đầu chống bệnh.

Khi càng ngày tin tức về những vùng dịch trầm trọng càng đến dồn dập, An tự nhắc mình đừng bao giờ đứng về một thái cực nào. Không sợ hãi hoảng hốt, mà cũng không thờ ơ lạc quan giả tạo. Dịch bệnh đang hoành hành, bao nhiêu mạng sống đã mất đi, bao nhiêu người đang hy sinh ở tuyến đầu, đó là sự thật. Con virus này không chừa một ai, từ ông thủ tướng, ông nghị sĩ, đến người bác sĩ, y tá, cảnh sát, quân nhân, người buôn bán, học sinh sinh viên… Con virus này không phân biệt tuổi tác, nam nữ, giàu nghèo, tôn giáo, màu da. Sức mạnh của nó còn hơn cả thiên tai, hơn cả chiến tranh!



3

Lần xong chuỗi hạt, Mẹ nhắc An:

“Con đi ngủ đi! Con làm việc nhiều quá!”

“Dạ, Mẹ ngủ trước đi! Con sắp xong rồi.”

 “Con đừng để bị bệnh nghen!”

An giật mình. Trước giờ Mẹ vẫn coi An là một người trẻ trung khỏe mạnh.

“Dạ không, con không dễ bị bệnh đâu!”

“Con đừng tự tin quá! Chưa có vaccine ngừa cái con virus này đâu con!”

“Dạ con biết. Bao giờ có, mình sẽ thật sự an tâm ha Mẹ!”

An lắc đầu, tắc lưỡi. Phục Mẹ quá! Mẹ bây giờ quan tâm đến nhiều thứ hơn mình tưởng. Rất may là Mẹ có cái thế giới bạn bè của Mẹ, chuyện trò với nhau qua điện thoại mỗi ngày. Như vậy cũng hay, mình không phải giải thích nhiều. Thật ra có nhiều bậc cao niên rất cần sự giải thích của con cháu, vì họ sẽ rất ngỡ ngàng khi gặp những điều bất thường trong sinh hoạt hàng ngày. Không được giải thích, họ sẽ tưởng con cháu không thương họ hoặc xa lánh họ. Họ cũng rất mỏng manh và nhạy cảm như những em bé.

Mẹ ngủ được một lát rồi bắt đầu rục rịch. An nghĩ có lẽ ánh đèn bên ngoài hắt vào khiến Mẹ khó ngủ. Vậy mình cũng nên tắt đèn đi ngủ thôi! An nằm ở phòng sách, kế phòng Mẹ. Nằm một lát thì chính An bắt đầu rục rịch. Cảm giác gì lạ mà quen quá! À, hóa ra là thấy thiếu thiếu một cái gì. Trước đây, khi chưa có dịch bệnh này, mỗi đêm An thường ôm Mẹ, hôn hai bên má của Mẹ, rồi Mẹ hôn lại. Hai mẹ con chúc nhau ngủ ngon. Nửa đêm, những khi ngủ không được, An thường chạy vào giường Mẹ, chui tọt vào chăn, ôm lấy Mẹ và ngủ được ngay.

An đứng lên, ngần ngại. Nhưng rồi An kéo hộc tủ lấy ra một chiếc mask. An mỉm cười. Cái này được gọi là chiếc “khẩu trang” đây! An mang “khẩu trang” vào, và rón rén đi vào phòng Mẹ. Mẹ nói khẽ:

“Con lại đây!”

“Dạ.”

An ngồi lên giường của Mẹ, cảm thấy khao khát muốn chui vào tấm chăn của Mẹ. Cái mà hai mẹ con đang cần bây giờ là cái ôm thân quen mỗi ngày. Mẹ lấy từ trong chiếc túi ở đầu giường một cái mask khác. Mẹ nói:

“Chờ Mẹ một chút.”

Mẹ mang mask vào, nhanh nhẹn như một cô y tá. Mẹ cười:

“Con thấy Mẹ giỏi không?”

“Mẹ là giỏi nhất!”

An ôm lấy Mẹ, ôm lấy thân hình gầy gò của Mẹ, nhưng hồ như cảm nhận được dòng sữa chảy dạt dào từ thân Mẹ truyền qua cho mình, ấm, rất ấm…

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Mùa Phục Sinh 2020
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/May/2020 lúc 7:39am

Giá Như
 

GIF%20roses%20-%20animated%20GIF%20on%20GIFER


Ba mất khi tôi còn rất nhỏ. Mình mẹ tảo tần nuôi anh em chúng tôi lớn khôn... 

Mẹ có mái tóc mây rất dầy và đẹp. Cũng là nơi anh em chúng tôi thường giành nhau rúc vào đó mà hít hà mỗi khi sà vào lòng mẹ. 

Chúng tôi cũng biết mẹ đã đi qua không ít lần những người đàn ông tử tế tìm đến, những mong được chia sẻ cùng mẹ gian nan trong cuộc sống. Biết thế nhưng mẹ chỉ mỉm cười bước qua mà nhìn anh em chúng tôi khôn lớn bằng ánh mắt mênh mang hơn... 

Rồi anh Hai vào Đại Học, chị Ba bước lên những năm cuối cấp, tôi tập tễnh vào cấp 2. Mắt mẹ trũng sâu hơn, tóc mẹ dường như rụng nhiều hơn sau mỗi lần gội đầu, hong tóc bên hiên. 

Năm tháng nhọc nhằn vì con thơ đã lấy đi rất nhiều sức khỏe của mẹ. Mẹ ốm một trận thật nặng. Chúng tôi xúm xít quanh mẹ với tất cả những gì có thể làm được. Anh Hai vụng về đút cho mẹ từng muỗng cháo mà thương. Chị Ba giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa tươm tất mà nước mắt như mưa. Riêng tôi là em út lại ốm yếu nhất nhà nên được giao nhiệm vụ túc trực bên cạnh mẹ. 

Có lẽ trời còn thương anh em chúng tôi nên mẹ cũng bình phục thật nhanh như nghị lực của mẹ. Những ngày mẹ nằm viện, thỉnh thoảng chúng tôi gặp một người đàn ông lạ tới thăm mẹ, nghe nói là bạn học cũ của mẹ, chú ấy góa vợ đã lâu và đang nuôi con một mình… 

Mẹ về nhà, chú cũng có ghé thăm. Lâu lắm rồi chúng tôi mới thấy lại nụ cười của mẹ khi rót trà mời khách. 

Mắt anh Hai tối lại, dù vẫn khoanh tay chào lễ phép rồi chuẩn bị lên lại Thành Phố vào trường. Chị Ba thì lạnh lùng và nhát gừng trước những câu thăm hỏi ân cần của chú. Còn tôi, vờ cắm cúi soạn tập vở sau mấy ngày ở bệnh viện với mẹ, nhưng lòng rưng rưng một dự cảm mơ hồ không muốn có ... 

Mẹ hiểu và rất thương chúng tôi qua tiếng thở dài nhẹ nhàng, lạnh lùng bước qua hạnh phúc, tiếp tục tiếp bước cho anh em chúng tôi vào đời. 

Rồi anh Hai ra trường, đi làm, cưới chị dâu, mở công ty riêng. Chị Ba vào Đại Học, mẹ bớt những nhọc nhằn hơn vì anh Hai đã có thể thay mẹ làm việc. Chị Ba cũng lập gia đình với người cùng ngành nghề. Con đường đến với tương lai của tôi ngày một thênh thang hơn... 

Ngày tôi đưa người yêu về ra mắt mẹ, khỏi nói thì mẹ cũng vui biết dường nào khi thấy chúng tôi trưởng thành. Anh em chúng tôi ai cũng muốn đưa mẹ lên Thành Phố để tiện bề chăm sóc, nhưng mẹ lắc đầu, lặng lẽ lau chùi bàn thờ của ba vốn đã lúc nào cũng sáng loáng, sạch bóng. 

Mái tóc mây năm xưa của mẹ giờ đã bạc trắng, được mẹ bới rất gọn gàng sau gáy, để lộ vùng da cổ đã in hắn ngang dọc vết thời gian. Bước chân mẹ cũng không còn lanh lẹ như ngày xưa, mặc dù mẹ vẫn có thể tự tay chăm lo nhà cửa và chăm sóc bản thân . Lúc này đây, tôi mới chợt thấy dáng mẹ ngày một cô đơn hơn khi chiều muộn... 

Rồi ngày cưới của tôi cận kề. Cũng là dịp anh em chúng tôi sum họp. Nhìn mẹ run run ôm các cháu nội, ngoại vào lòng như báu vật mà cả chị dâu, anh rể đều rớt nước mắt. 

Ngồi tâm sự với nhau, chúng tôi mới ray rứt thương mẹ biết bao. Khi đã cầm hạnh phúc trong tay, anh chị em tôi mới ngộ ra sự ích kỷ trẻ con năm xưa của mình. 

Gíá như thời gian có thể quay ngược lại!

Tương Giang



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/May/2020 lúc 7:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/May/2020 lúc 9:14am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23614
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/May/2020 lúc 9:13am

Hoa Gạo Năm Nay



Tôi về thăm thân nhân ở Việt Nam và đến Hà Giang vào đầu tháng ba.
Chị Hảo là chị họ của tôi từng là dân Hà Giang, chị đưa tôi trở lại nơi này khi biết tôi muốn thăm những phong cảnh núi đồi vùng đông bắc.

Chúng tôi thuê khách sạn ở huyện Mèo Vạc. Chuyến viếng thăm đầu tiên chúng tôi về một thôn xã cách huyện cả giờ đồng hồ đi xe gắn máy và đi bộ
Năm nay hoa đào nở muộn, hoa đào rừng phơn phớt hồng cùng với hoa Gạo đỏ đầu mùa đang tưng bừng khoe sắc trên các lối đi, trên vách đá, trên những rẻo núi cao..

Tôi theo chân chị Hảo trèo ngược con đường dốc càng lên cao càng nhỏ hẹp gồ ghề và ngoằn ngoèo, trời khô nên đường còn dễ đi, chị bảo nếu ngày mưa thì con đường đất này sẽ nhão nhẹt bùn sình làm người ta chùn chân khi muốn bước tới con đường dẫn lên chốn thiên thai mây núi chập chùng, hoa bay trong gió….
Chị Hảo cũng mơ màng:
- Mưa ướt đường, bẩn đường, nhưng nhìn màn mưa xuân mờ non cao, mờ cả rừng hoa đào, mờ hàng cây hoa gạo lại thấy lòng thổn thức thương mưa và …cứ mong mưa mãi.

Hai bên con đường dốc lên thôn là những cây xoan trồng thưa, là hoa dại và vách đá xám đen pha sắc trắng, những tảng đá to xù xì và tảng đá nhỏ chen nhau lởm chởm, tạo thành những hình thù kỳ dị. Xa xa thấp thoáng vài căn nhà cũng một màu tối xám của vách tường của mái nhà và hàng rào đá xung quanh nhà.

Lên tới một thôn xã trên ngọn núi tôi đã phải năm lần bảy lượt dừng chân ngồi nghỉ rồi mới đi tiếp. Tôi say sưa ngắm cảnh núi mây hùng vĩ , núi xa mây xa phủ lớp sương mờ như chiêm bao, như ảo ảnh. Thấp lưng chừng núi là những thửa ruộng bậc thang chưa được cầy xới vào mùa trồng trọt vì nông dân còn đợi mưa về cho ướt đất, là màu xanh biếc thăm thẳm của một khúc sông Nho Quế dịu dàng uốn lượn giữa hai khe núi cao ngất ngưỡng.

Chị Hảo và tôi đến trước ngõ dốc dẫn lên một căn nhà. Tôi chợt rộn ràng với sắc đỏ rực rỡ, thân cây gầy gò chìa ra những cành mảnh khảnh nhỏ bé mang trên mình những chùm hoa xinh đẹp, sừng sững nhô lên khỏi mái hiên nơi đầu nhà. Màu hoa đỏ làm tươi sáng cả một góc trời. 

Tôi thốt reo lên:
- Hoa Đào đẹp quá.

Chị Hảo nói:
- Không, hoa Gạo đấy em. Hà Giang tháng ba có hoa Gạo

Tôi hào hứng vì hoa Gạo và muốn dừng chân ở đây lâu hơn. Đó là một căn nhà nhỏ bằng gỗ khá khang trang. Trước sân có một phụ nữ trẻ đang vừa địu con vừa khuân những ôm củi trước cửa vào trong nhà. Chị Hảo kể:
- Chị có chút quen biết với nhà này. Chị cùng một nhóm bạn làm từ thiện đã đến nhà họ cách đây hai năm, giúp đỡ tiền bạc và quần áo đồ dùng cho những gia đình nghèo vùng cao. Cặp vợ chồng này còn rất trẻ, họ lấy nhau khi cô vợ tuổi 15 và chồng 18. Em đừng ngạc nhiên, phong tục họ là thế người kinh chúng ta không dễ dàng hay nhanh chóng thay đổi được họ.

Tôi tò mò:
- Mình ghé vào nhà được không chị?
- Chị dẫn em đến đây cũng là muốn ghé vào thăm họ xem cuộc sống hiện nay thế nào. Mình vào đi em.

Cả hai vợ chồng trẻ đều ở nhà, họ là người H’mong, anh Phừa biết nói tiếng kinh nên chị Hảo không cần phải bập bẹ nói vài tiếng dân tộc với họ.
Vợ chồng anh Phừa rất đẹp đôi, anh đẹp trai, cô xinh gái rực rỡ như những hoa Gạo đỏ ngoài sân. Anh Phừa thật diễm phúc, có đóa hoa Gạo trong nhà luôn tươi thắm và thêm cây hoa Gạo ngoài sân mỗi tháng ba mùa xuân về cũng rất thắm tươi. 
Anh Phừa mời chúng tôi ở lại ăn cơm, anh sẽ thịt một con gà xào măng đãi khách. Hôm qua vợ anh đã xuống núi đi chợ thị xã mua muối, dầu ăn, bột nêm và mấy khúc măng tươi để sẵn trong nhà.

Chúng tôi từ chối ăn cơm vì không muốn làm mất thì giờ của vợ chồng anh, người H’mong thật hiếu khách, anh Phừa nhiệt tình lấy bánh dày ra nướng trên bếp đang đỏ lửa để mời chúng tôi cho bằng được, chiếc bánh dày màu trắng, nướng hơi vàng cả hai mặt bánh, mùi nếp thơm mùi than lửa ăn thật ngon miệng.

Anh nói bánh dày do anh làm bằng nếp nương. Từ khâu nấu nếp giã nếp và làm bánh anh đều học được khi ở nhà với cha mẹ.
Anh Phừa ra dáng là một người đàn ông trụ cột trong gia đình. Anh yêu cô vợ trẻ bé bỏng nên muốn làm tất cả những gì anh có thể, dù anh cũng trẻ chẳng già dặn hơn vợ bao nhiêu, nhưng anh là một người đàn ông mạnh mẽ cho vợ con nương tựa.
Qua những câu chuyện trò thăm hỏi của chị Hảo và anh, tôi đã nhanh chóng hiểu anh Phừa giỏi giang biết làm đủ thứ. Anh biết sửa nhà, làm nhà, anh biết cày cấy, làm nương và anh cũng biết nấu cơm làm bếp….

Trước kia vợ chồng anh ở trong một căn lều nát tồi tàn, nay được các nhà hảo tâm giúp đỡ tiền bạc làm nhà mới. Anh đã phá giỡ căn lều bằng tre mái phủ tấm bạt nhựa để dựng nên căn nhà vách gỗ lợp mái fibro xi măng vững vàng khang trang với sự chung tay giúp đỡ của hàng xóm. 
Vợ chồng anh Phừa nghèo, không có ruộng có đất, Anh theo bạn bè làm nghề thợ xây, khi không có việc anh ra đồng cày cấy và lên núi làm rẫy trồng ngô khoai luân phiên hay ăn công với cộng đồng trong thôn xã. Hai vợ chồng cùng chăm chỉ làm kiếm cái ăn và đồng tiền chi tiêu cho cuộc sống. 

Tôi đã hình dung ra anh Phừa, chàng trai H’mong đeo dao quắm bên hông, chàng trai của núi cao, của nương rẫy, người chồng của cô vợ trẻ, đã đi bộ cả giờ từ nhà để lên núi làm rẫy. Anh đi qua những bờ bụi, những vách đá màu trắng, màu xám màu đen bí hiểm cheo leo, chọn chỗ đất phẳng nhất, rộng nhất khi cắm những gốc khoai mì. Anh len lỏi cuốc xới đất hiếm hoi giữa từng khe đá để gieo hạt ngô giống và rải phân bón. Màu xanh sẽ vươn lên trên triền núi khô, củ khoai sẽ lớn dần dưới lòng đất cứng…

Đến khi thu hoạch cũng chính anh với đôi tay mạnh mẽ nhổ cây khoai mì lên, anh rút con dao quắm sắc bén chặt củ khoai lìa thân lìa gốc và chất khoai thành đống. Vợ anh vai địu con, cùng chồng sẽ cho khoai mì vào bao và chuyển dần xuống núi để bán. 
Những đứa trẻ con H’mong nằm trong địu theo cha mẹ ra đồng lên nương từ khi còn bé, chúng đã quen với mưa rừng gió núi, quen với mồ hôi vất vả mẹ cha và chúng cũng sớm học hỏi những công việc lao động khó nhọc bằng tiềm thức vô hình từ lúc còn ngoẹo đầu ngoẹo cổ thức ngủ trên lưng cha lưng mẹ.

Thu hoạch ngô cũng thế, cả nhà anh Phừa cùng làm việc. Những quả ngô bẻ ra chất thành đống, cho vào bao mang về nhà phơi khô để dành làm lương thực.

Hiện giờ vợ chồng anh đang ước mơ để dành đủ tiền mua hai con lợn về nuôi.

Tôi cảm kích trước tình yêu và hạnh phúc của hai vợ chồng trẻ.

Trước khi từ giã họ tôi tặng vợ chồng anh Phừa hai trăm đô la để mua lợn và chúc họ sẽ đạt được ước mơ, hai con lợn sẽ đẻ ra thành một đàn lợn và vợ chồng anh sẽ đẻ thêm đứa con nữa. Vợ chồng con cái anh sẽ xum vầy hạnh phúc trong căn nhà này. Ước mơ đang ở trong tầm tay họ.

*** 


Tháng ba năm nay tôi lại về Việt Nam và muốn đến Hà Giang. Tôi nhớ cây hoa Gạo đỏ trước nhà anh Phừa và nhớ đôi vợ chồng trẻ. Không hiểu sao một cây hoa Gạo đỏ rực lẻ loi giữa những gam màu xám tối của căn nhà ấy lại làm tôi cảm xúc đến thế.

Đã hai năm rồi chắc vợ chồng anh Phừa đã bán được mấy lứa heo con, và chắc cô vợ đã đẻ thêm đứa nữa, đứa lớn đã gần 3 tuổi, đứa nhỏ lại địu trên lưng. Họ vẫn còn quá trẻ, anh năm nay 23, cô vợ mới vừa tròn 20 tuổi xuân xanh

Tôi và chị Hảo lại đi bộ ngược con đường dốc lên cổng trời, tôi háo hức bước vội khi nhìn thấy cây hoa Gạo đỏ nhà anh Phừa xa xa, dường như nó biết tôi yêu nó nên nở nhiều hoa đẹp chào đón tôi về ngắm nghía.

Tôi đứng dưới gốc cây hoa Gạo. Gió từ những đỉnh núi cao, gió từ chân mây hay từ mênh mông thung lũng thấp lồng lộng thổi về làm một vài cánh hoa Gạo rơi xuống, đủ lãng mạn khi tôi đứng làm kiểu cho chị Hảo chụp vài tấm hình.

Lần này không thấy bóng cô vợ địu con đứng trước sân. Chúng tôi bước vào nhà, cảnh nhà một thoáng lạnh vắng khi bếp không đỏ lửa, chỉ có anh Phừa và thằng con trai quần áo bẩn thỉu nhếch nhác, mũi dãi quệt nhoèn ra hai bên má, đứng nép vào lòng bố khi thấy có người lạ. Chắc cô vợ đi chợ xa ngoài thị xã chưa về?
Anh Phừa thì tiều tụy trông thấy, khi anh đứng dậy chúng tôi mới biết anh bị thương tật ở chân trái. 
Anh bị tai nạn khi đang làm xây cất.

Bức tường đã xây cao hơn đầu người, thợ xây phải đứng trên giàn giáo kê sơ xài bằng hai khúc cây thông để xây tiếp. Anh đã bị trượt chân ngã xuống đất, may mà không chấn thương đến cột sống hay động đến não, anh chỉ bị thương ở chân trái cấp độ 6/10
Lợn lớn lợn nhỏ đều bán hết trong khi anh nằm bệnh viện giải phẫu chân.
Anh không thể tiếp tục làm nghề thợ xây được nữa, dù anh vẫn cố lê bước lên nương làm rẫy ngô khoai nhưng không đủ nuôi ba miệng ăn dù là rau cháo.
Cô vợ trẻ nghe theo lời người ta sang Trung Quốc xin việc làm để kiếm thêm thu nhập. Chẳng biết cô làm công việc gì mà vài tháng đầu còn mang tiền về nhà với chồng con. Sau đó cô bặt tin cho đến bây giờ.

Hàng xóm cùng sang làm bên Trung Quốc đồn nhau rằng cô đã …lấy một người đàn ông Trung Quốc và ở lại với nó.
Anh Phừa đã mỏi mòn trông mong tin vợ, đã có lần anh cõng thằng con nhỏ vượt sang biên giới Trung Quốc tìm kiếm vợ nhưng hỏi ra chẳng ai biết. Bố lại cõng con về.
Anh kể đôi mắt buồn rưng rưng. Tôi tưởng như đằng sau đôi mắt ấy là một vực sầu nước mắt sẵn sàng tuôn rơi.
Tôi xin phép anh khi đi ra bếp mở chiếc vung nồi nguội lạnh, bên trong còn lưng nồi mèn mén đã khô, có thể anh nấu từ chiều qua và để hôm nay ăn tiếp.

Tôi bước ra cửa sau để nhìn chuồng lợn, trống không hoang phế. Cái chuồng do chính anh Phừa làm nên, những lá khô và rác từ đâu bay về nằm vướng quanh chuồng thành một lớp lá khô mục vì đã lâu không ai bén mảng đến và không ai quét dọn..
Bên trong chuồng vẫn còn chiếc máng lợn bằng gỗ mà anh Phừa đã nâng niu đóng khi bắt lợn về chuồng. Bên ngoài hai chiếc xô nhựa cũ rách mẻ miệng vẫn thường dùng để múc cám cho lợn ăn nằm lăn lóc tự bao giờ. 
Chỉ vì vắng đi một người phụ nữ. Chỉ vì không còn một người thương.
Cuộc sống của cha con anh chênh vênh và buồn bã.

Tôi và chị Hảo lựa lời an ủi và khích lệ anh cố gắng làm lụng nuôi con. Anh khẳng định dù thế nào anh vẫn tin và đợi vợ trở về vì không ai có thể yêu cô bằng anh đã yêu. Cô đã từng yêu anh và thương thằng con lắm. Nhất định một ngày nào đó vợ anh sẽ trở về.
Tội nghiệp đứa bé thiếu mẹ. Tôi nghiệp người chồng trẻ chung tình. Tôi cũng cầu mong cô vợ sẽ trở về 
Tôi tặng anh Phừa 200 đô trước khi từ giã.

Bước ra khỏi cửa, đi xuống con ngõ dốc nhà anh Phừa tôi chạnh lòng quay đầu nhìn lại. Cây hoa Gạo khẳng khiu vươn mình trong gió khoe sắc đỏ rực rỡ giữa mây núi lửng lơ, giữa trời xanh bao la như cách đây hai năm lần đầu tiên tôi đến. Nhưng năm nay trong sắc hoa Gạo đỏ ấy tôi thấy có cả nỗi mong chờ và nỗi buồn rưng rưng như đôi mắt anh Phừa lúc nãy..

Nguyễn Thị Thanh Dương.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 158 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.539 seconds.